Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn Vườn Quốc gia Cúc Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.29 MB, 140 trang )

MỤC LỤC
Lời cảm ơn iii
Lời cam đoan iv
Danh mục các từ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
Mở đầu 1
Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
Mục tiêu nghiên cứu 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
Tình hình nghiên cứu đề tài 2
Kết cấu luận văn 2
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 3
1.1 Khái niệm 3
1.1.1 Khái niệm về cộng đồng 3
1.1.2 Khái niệm về cộng đồng tham gia quản lý rừng 3
1.2 Trên thế giới 6
1.3 Trong nước 8
1.3.1. Cơ sở pháp lý 8
1.3.2. Quản lý lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam 10
1.3.3. Lịch sử hình thành Vườn Quốc Gia Cúc Phương 13
Chương 2: Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu 17
2.1 Địa điểm nghiên cứu 17
2.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới 17
2.1.2 Địa hình địa thế 18
2.1.3 Khí hậu thuỷ văn 19
2.1.4 Địa chất, thổ nhưỡng 19
2.1.5 Tài nguyên rừng 20
2.2 Thời gian nghiên cứu 23
2.3 Phương pháp nghiên cứu 23





ii
2.3.1 Phương pháp kế thừa tài liệu 23
2.3.2 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)
24
Chương 3: Kết quả và thảo luận 25
3.1 Hiện trạng sử dụng tài nguyên ở VQG Cúc Phương 25
3.1.1 Nhóm đất nông nghiệp 27
3.1.2 Nhóm đất phi nông nghiệp 30
3.1.3 Nhóm đất chưa sử dụng 31
3.2 Hoạt động quản lý bảo vệ TNR của Ban quản lý Vườn Quốc Gia Cúc
Phương 31
3.2.1 Quản lý tài nguyên rừng của các xã vùng đệm 31
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của vườn Quốc Gia Cúc Phương 31
3.2.3 Các hoạt động quản lý, bảo tồn và nghiên cứu khoa học 38
3.2.4 Mối quan hệ giữa chính quyền địa phương đối với VQG 45
3.3 Cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm 46
3.3.1 Cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm 46
3.3.2 Những khó khăn và thách thức chủ yếu từ vùng đệm đối với VQG 59
3.3.3 Các hình thức tham gia quản lý của cộng đồng tại Vườn 60
3.3.4 Nhận thức của người dân về vấn đề bảo tồn 69
3.4 Đề xuất các giải pháp thu hút cộng đồng cùng tham gia bảo vệ TNR và
ĐDSH ở VQG Cúc Phương 75
3.4.1 Hoàn chỉnh các chính sách liên quan đến hệ thống VQG 75
3.4.2 Chính sách đối với cộng đồng 75
3.4.3 Chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đệm VQG 76
3.4.4 Hoạt động của VQG 77
Kết luận và kiến nghị 78

Kết luận 78
Kiến nghị 76
Tài liệu tham khảo 80
Tài liệu trong nước 80
Tài liệu nước ngoài 81




v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQL
Ban quản lý
BQLVQG
Ban quản lý vườn Quốc Gia
BVR
Bảo vệ rừng

Cộng đồng
CHXHCN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
ĐDSH
ĐA DẠNG SINH HỌC
GKĐR
Giao khoán đất rừng
KBT
Khu bảo tồn
LN
Lâm nghiệp

LNCĐ
Lâm nghiệp cộng đồng
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PCCCR
Phòng cháy chữa cháy rừng
QLBV
QUẢN LÝ BẢO VỆ
QLTNR
Quản lý tài nguyên rừng
UBND
Uỷ ban nhân dân
VQG
Vườn Quốc Gia
VQGCP
Vườn Quốc gia Cúc Phương





vi
DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
1.1
Đặc điểm chủ yếu các hình thức lâm nghiệp cộng đồng
11
2.1

Diện tích các phân khu chức năng của vùng nghiên cứu
18
2.2
Thống kế số lượng Taxon trong các ngành thực vật ở Cúc
Phương
22
2.3
Tổng hợp hiện trạng đa dạng sinh học
22
3.1
Hiện trạng sử dụng đất các xã vùng đệm
25
3.2
Thống kê diện tích rừng và đất rừng khu vực vùng đệm
27
3.3
Tổng hợp kết quả điều tra về rừng phục hồi
28
3.4
Các chỉ tiêu bình quân đối với các loại cây trồng rừng
29
3.5
Số cán bộ công nhân viên của VQG
35
3.6
Thực hiện các chính sách và quy định về HĐLN và bảo tồn
ĐDSH
37
3.7
Các loài Linh trưởng được bảo tồn tại Cúc Phương

41
3.8
Danh sách các loài Rùa nước ngọt được bảo tồn tại Cúc Phương
42
3.9
Sự tham gia của các bên đối với các hoạt động bảo tồn
44
3.10
Hiện trạng dân số và lao động trong khu vực vùng đệm
45
3.11
Phân loại theo mức sống các hộ gia đình các xã vùng đệm
47
3.12
Tình hình giáo dục các xã vùng đệm VQG Cúc Phương năm học
2005-2006
48
3.13
Tình hình y tế các xã vùng đệm
50
3.14
Hiện trạng hệ thống giao thông trong khu vực vùng đệm
51
3.15
Cơ cấu thu nhập cuả các xã vùng đệm
52
3.16
Hoạt động khai thác lâm sản của người dân địa phương
53
3.17

Vai trò của các lâm sản đối với người dân sống ở vùng đệm
54
3.18
Tình hình khai thác lâm sản trong VQG của các xã vùng đệm
55
3.19
Đánh giá các hình thức quản lý rừng đối với vấn đề bảo tồn
64
3.20
Nhận thức của người dân về Vườn Quốc Gia
67




vii
3.21
Kết quả phỏng vấn các hộ dân về các giải pháp
để bảo vệ VQG được tốt hơn






73
DANH MỤC CÁC HÌNH




Trang
Hình 2.1
Bản đồ Qui hoạch Vườn Quốc Gia Cúc Phương
17
Hình 2.2
Bản đồ các Vườn Quốc Gia Việt Nam
19
Hình 3.1
Rừng tràm trắng Vườn Quốc Gia Cúc Phương
29
Hình 3.2
Sơ đồ Phân loại rừng và giao đất lâm nghiệp ở Vườn Quốc
Gia Cúc Phương
32
Hình 3.3
Hình ảnh Lan Hài Vườn Quốc gia Cúc Phương
39
Hình 3.4
Hình ảnh Voọc đuôi dài Vườn Quốc Gia Cúc Phương
40
Hình 3.5
Biểu đồ phân loại theo mức sống hộ gia đình các xã Vùng
đệm Vườn Quốc Gia Cúc Phương
46
Hình 3.6
Biểu đồ tỷ lệ học sinh các cấp đến trường các xã Vùng đệm
49
Hình 3.7
Biều đồ cơ cấu thu nhập của các xã vùng đệm
53











1
MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
VQG Cúc Phương được thành lập theo Quyết định số 72/TTg ngày 7 tháng 7
năm 1962 của Thủ tướng Chính Phủ là phân khu bảo vệ đầu tiên ở Việt Nam. Ngày
8 tháng 11 năm 1966 chuyển hạng lâm trường Cúc phương thành Vườn Quốc Gia
Cúc Phương theo quyết định số 18/QĐ-LN với diện tích là 20.000ha.
VQG Cúc Phương là khu vực có tính ĐDSH cao, với nhiều hệ sinh thái, đặc
biệt là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi điển hình của vùng Đông bắc Việt nam, với
nhiều loài động vật, thực vật quí hiếm được nhiều nhà khoa học trong và ngoài
nước quan tâm. Tuy nhiên, công tác quản lý bảo vệ và phát triển của khu bảo tồn
này còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà quan trọng nhất là ảnh
hưởng của cộng đồng người dân địa phương đối với tài nguyên rừng. Quản lý và
bảo tồn ĐDSH có sự tham gia của cộng đồng là một cách tiếp cận mới đã được một
số nước trên thế giới áp dụng và có kết quả. Các giải pháp thực hiện được dựa trên
mối quan hệ qua lại giữa các hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái xã hội.
Để góp phần tạo ra cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp
quản lý và bảo tồn ở VQG Cúc Phương, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài ― Đánh
giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn tại Vườn Quốc Gia

Cúc Phương‖ với mục đích là thông qua việc nghiên cứu đánh giá để biết thực
trạng quản lý của Vườn Quốc Gia hiện nay cũng như vai trò của cộng đồng và đề
xuất các giải pháp để thu hút cộng đồng tham gia vào việc quản lý tài nguyên đa
dạng sinh học trong hệ thống rừng đặc dụng Việt nam
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: Đây là cơ sở khoa học có thể áp dụng được cho việc
nghiên cứu xây dựng các mô hình quản lý rừng cộng đồng ở VQG Cúc Phương.
Cung cấp phương pháp phân tích, lựa chọn, tìm kiếm những giải pháp thích hợp để
nâng cao vai trò của người dân cùng kết hợp với Ban quản lý VQG thực hiện tốt
hơn trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.




2
Về mặt thực tiễn: Đánh giá được hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên
trong khu vực nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của người
dân trong công tác quản lý và bảo vệ rừng ở VGQ Cúc Phương.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Tìm hiểu thực trạng sử dụng tài nguyên của cộng đồng ở Vườn Quốc Gia Cúc
Phương
2. Đánh giá vai trò của cộng đồng và ban quản lý trong công tác quản lý, bảo tồn và
phát triển tài nguyên rừng ở VQG Cúc phương
3. Đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo
tồn và phát triển rừng ở VQG Cúc Phương
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là các hộ gia đình tại vùng đệm và Ban Quản lý
vườn Quốc Gia Cúc Phương
Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu tiến hành nghiên cứu ở vùng đệm VQG Cúc
Phương, song do hạn chế về nguồn lực và thời gian do vậy đề tài này chỉ tiến hành

nghiên cứu ở 4 xã (Kỳ Phú, Văn Phương, Cúc Phương và Yên Quang) vùng đệm
thuộc phần quản lý hành chính của huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa tài liệu
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài này lần đầu tiên được nghiên cứu tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương
Kết cấu luận văn
Phần mở đầu
Chương I: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương II: Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu
Chương III: Kết quả và thảo luận
Kết luận và kiến nghị




3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm
1.1.1 Khái niệm về cộng đồng.
Ở Việt nam, khái niệm về ―cộng đồng‖ được dùng trong lĩnh vực quản lý tài
nguyên rừng có thể khái quát thành 2 quan điểm chính sau đây:
(1) Cộng đồng là tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành xã hội nhỏ có
những điểm tương đồng về mặt văn hoá, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục, tập
quán, có quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và có ranh giới không
gian trong một thôn bản. Theo quan niệm này, ―cộng đồng‖ chính là ―cộng đồng
dân cư thôn bản‖ (sau đây ―thôn bản‖ được gọi chung là ―thôn‖ cho phù hợp với
Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004)[1].

(2) “Cộng đồng” được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến các nhóm người
có mối quan hệ gắn bó với nhau trong sản xuất và đời sống. Như vậy theo quan
niệm này ―cộng đồng‖ không phải chỉ là cộng đồng dân cư toàn thôn mà còn bao
gồm cả cộng đồng sắc tộc trong thôn; cộng đồng các dòng họ hoặc các nhóm hộ
trong thôn[1].
Có những quan niệm khác nhau về cộng đồng, nhưng phần lớn các ý kiến
đều cho rằng ―cộng đồng‖ được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến cộng
đồng dân cư thôn. Tại điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã định nghĩa
― Cộng đồng dân cư thôn là tập hợp toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong
cùng một thôn, làng, ấp, buôn,phum, sóc hoặc đơn vị tương đương‖. Như vậy, trong
luận văn này ―Cộng đồng‖ được dùng là khái niệm được quy định tại Luật Bảo vệ
và phát triển rừng năm 2004[1].
1.1.2 Khái niệm về cộng đồng tham gia quản lý rừng
Cộng đồng tham gia quản lý rừng cũng có thể thay thế bằng một từ chung
nhất là lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ).
Theo FAO. LNCĐ là thuật ngữ bao trùm diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn
con người với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản
phẩm này




4
Hiện nay ở Việt nam có những quan niệm khác nhau về LNCĐ và chưa có
một định nghĩa chính thức nào được công nhận. Tuy nhiên, qua các cuộc hội thảo
mọi người đều thống nhất ở Việt nam có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng phù
hợp với định nghĩa của FAO:
(1) Quản lý rừng cộng đồng.
Đây là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn
chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở

hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng.
Rừng của cộng đồng là rừng của thôn đã được quản lý theo truyền thống
trước đây (quản lý theo các luật tục truyền thống), rừng trồng của các hợp tác xã
trước đây mà sau khi chuyển đổi hoặc giải thể, hợp tác xã đã giao lại cho các xã
hoặc các thôn quản lý. Những diện tích rừng này có thể do nhà nước chưa cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã công nhận quyền sử dụng đất của cộng
đồng, song trên thực tế cộng đồng đang tự tổ chức quản lý sử dụng và hưởng lợi từ
những khu rừng đó.
Như vậy thực chất của ―quản lý rừng cộng đồng‖ là cộng đồng dân cư thôn
quản lý rừng thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng,
được hình thành chủ yếu thông qua chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng
dân cư thôn[1]
(2) Quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
Đây là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc
quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng của
các thành phần kinh tế khác nhưng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến việc làm,
thu hoạch sản phẩm, thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng (thuỷ lợi nhỏ,
nước sinh hoạt )
Hình thức này có thể chia thành hai đối tượng:
- Rừng của hộ ra đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng. Cộng đồng
tham gia quản lý với tích chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau
trên cơ sở tự nguyện (tạo thêm sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công cho
nhau trong các hoạt động lâm nghiệp )




5
- Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nước (ban
quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các lâm trường, công ty lâm nghiệp nhà

nước, các trang trại ) các tổ chức tư nhân khác. Cộng đồng tham gia các hoạt động
lâm nghiệp như bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng rừng
với tư cách người làm thuê thông qua các hợp đồng khoán và hưởng lợi theo cam
kết trong hợp đồng.
Như vậy, LNCĐ bao gồm cả quản lý rừng công đồng (cộng đồng quản lý
rừng của cộng đồng) và quản lý rừng dựa vào cộng đồng (cộng đồng quản lý rừng
của các chủ rừng khác).
Khái niệm này phù hợp với định nghĩa của FAO vừa phát huy được nhiều
hơn sự đóng góp của cộng đồng vảo quản lý, bảo vệ và xây dựng phát triển rừng
1.1.3 Lâm nghiệp cộng đồng
Định nghĩa tổng quát do Arnold đưa ra (1992): Lâm nghiệp cộng đồng là
một thuật ngữ bao trùm hàng loạt các hoạt động gắn kết người dân nông thôn với
cây và rừng cũng như các sản phẩm và lợi ích từ cây và rừng
Các ngành khác nhau như lâm nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn
đều tham gia vào các khía cạnh của lâm nghiệp cộng đồng
Lâm nghiệp cộng đồng đề cập tới việc xác định nhu cầu địa phương, với việc
cải thiện mức sống của người dân đia phương và tăng cường tự quản lý, thường sử
dụng các phương pháp có người dân tham gia, đưa người dân địa phương vào quá
trình lập kế hoạch và thực thi các hoạt động[1].
Lâm nghiệp cộng đồng có thể thực hiện trên đất lâm nghiệp và đất nông
nghiệp.
1.1.4 Khái niệm khu bảo tồn
Năm 1994, IUCN đã đưa ra khái niệm về khu bảo tồn như sau:
Khu bảo tồn là vùng đất hay biển được chọn để sử dụng đặc biệt cho bảo vệ,
lưu giữ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa có liên quan và
được quản lý bằng pháp luật và các biện pháp hữu hiệu khác[8].
1.1.5 Khái niệm vùng đệm





6
Theo luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam thông qua ngày 03/12/2004 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 11 đã quy định:
Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới
khu rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm hại khu rừng đặc
dụng. Đối với vùng đệm của khu rừng đặc dụng, UBND cấp có thẩm quyền giao
rừng, cho thuê rừng của của vùng đệm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng
theo quy chế quản lý rừng, ổn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc
dụng và vùng đệm của các khu rừng đặc dụng[8].
1.2 Trên thế giới
Ở Nepan, LNCĐ mới xuất hiện nổi bật là sự tham gia của người dân vào
quản lý rừng. Ngày nay LNCĐ trở thành nguồn thu nhập và cơ hội tạo việc làm, cải
thiện đời sống của các cộng đồng nông thôn. Với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của
nhiều tổ chức phi chính phủ và tổ chức tài trợ quốc tế, chương trình này đã được
thực thi ở toàn quốc và phần lớn chương trình đã thành công trong giai đoạn này
(Paudel, 2000)
Ở Ấn Độ, hình thức ―quản lý rừng cộng đồng‖ đang được mở rộng nhanh
chóng bởi cải cách thể chế trong chính sách về rừng đang được thực thi với dấu hiệu
rõ nhất là phi tập trung hoá và dân chủ hoá quản lý nguồn tài nguyên. D’Silva
(1997) tin rằng chương trình ―đồng quản lý rừng‖ tuy còn ở giai đoạn đầu-giai đoạn
chuyển việc bảo vệ rừng từ sự kiểm soát của Nhà nước sang việc kiểm soát của
cộng đồng. ấn Độ đang thực hiện bước cải cách thể chế tổ chức mặc dù các vấn đề
đặt ra cho việc cải cách thì còn rất xa mới đạt tới.
Ở Bănglađét, vấn đề xây dựng chiến lược, thể chế với sự trợ giúp của lâm
nghiệp xã hội đã nổi lên từ những năm 1967. Sự phản ứng rất hạn chế của Chính
phủ về việc xác định quyền sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên, cái chính là
không an toàn một cách phổ biến, đã làm suy yếu quản lý lâm nghiệp cộng đồng.
Những vấn đề pháp lý không tìm ra được câu trả lời như quyền chiếm hữu không
chắc chắn và mâu thuẫn giữa tư nhân và sở hữu công về rừng, đất rừng, quyền quản

lý đất đai theo truyền thống xảy ra bởi sự kiện những người sống phụ thuộc vào tài
nguyên đất, những người thiếu đất và việc dân chủ hoá là nguyên nhân chính của




7
việc phá hoại nguồn tài nguyên rừng và mất đa dạng sinh học. Sự thiếu tin tưởng
giữa người dân địa phương với cơ quan lâm nghiệp, thiếu chính sách minh bạch để
thực thi quản lý xã hội và quản lý rừng có người dân tham gia cũng chính là nguyên
nhân dẫn đến mất rừng (Poffenberger, 2000 và Thakur, 2001).
Tại Srilanka, từ năm 1982 đến 1988 pha 1 của dự án LNCĐ do ADB tài
trợ của Cục Lâm nghiệp Srilanka đã tạo ra cơ hội tiếp cận kinh nghiệm có người
dân tham gia trong quản lý rừng. Quá trình này được thực thi không đem lại lợi ích
nào về kiến thức địa phương và sự phản ứng hạn chế tới nguồn tài nguyên địa
phương, nhận biết nhu cầu và các ưu tiên. Sự thiếu vắng tổ chức cộng đồng được uỷ
quyền để quyết định việc giao đất rừng cho trồng trọt và với một số lượng rất hạn
chế của cán Bộ Lâm nghiệp đã dẫn đến việc kiểm soát lỏng lẻo chuyển đổi đất rừng
sang đất nông nghiệp trong toàn quốc. Năm 1995, chính phủ Srilanka đã đưa ra một
kế hoạch tổng quan lâm nghiệp mới, trong đó đề ra tăng độ che phủ rừng, tăng năng
suất nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai, nâng cao mức sống, kinh tế
của người dân địa phương cũng như toàn dân tộc. Rừng thuộc sở hữu nhà nước phải
quản lý theo nguyên tắc bền vững về sinh thái. Ngày nay các chương trình đồng
quản lý rừng thông qua sự tham gia của người dân đang thực thi (Poffengerg, 2000,
Thajksur, 2000)
Tại Philipin, việc chuyển đổi lâm nghiệp cộng đồng của Philipin có thể
chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là khai phá (1971-1980); giai đoạn thứ 2
là giai đoạn củng cố và hợp nhất (1982-1989) và giai đoạn thứ 3 là mở rộng và thể
chế hoá. Trong giai đoạn khai phá về quản lý lâm nghiệp cộng đồng, trồng rừng và
trồng cây công cộng là khuynh hướng chính của lâm nghiệp cộng đồng thông qua

sự tham gia của người dân địa phương. Việc hợp nhất chương trình lâm nghiệp xã
hội và lâm nghiệp cộng đồng là chương trình chủ yếu của giai đoạn thứ 2 và tăng
trưởng rừng cộng đồng trong giai đoạn thứ 3. Người dân trở thành đối tác, người
quản lý và người chủ của các nguồn tài nguyên rừng. Quản lý rừng trên cơ sở cộng
đồng là thông qua hợp đồng thuê quyền sử dụng bằng việc tăng cường bảo vệ, quản
lý, phục hồi và phát triển rừng. Các tổ chức của người dân đang làm việc trên diện
tích này với quyền sử dụng an toàn trong 25 năm. Quyền 25 năm với rừng tạo ra cơ




8
hội để bảo vệ, quản lý và bán các sản phẩm rừng ở các rừng cộng đồng của họ
(Bhumihar, 1998 và Thakur, 2001)
Ở Thái lan, Wasi (1997) cho rằng lâm nghiệp cộng đồng là một nhân tố trợ
giúp cho việc phát triển xã hội dân sự ở Thái lan. Các cộng đồng có đòi hỏi rất lớn
được tham gia vào quản lý các nguồn tài nguyên địa phương của họ do một diện
tích rừng lớn đã bị mất bởi việc khai thác gỗ hợp pháp trong những thập kỷ trước
đây. Vandergeets (1996) nhận thấy rằng khai thác rừng ở Thái lan đã bị cấm từ năm
1989, Cục Lâm nghiệp Hoàng gia Thái lan đã chuyển các mục tiêu từ quản lý khai
thác gỗ sang mở rộng bảo tồn rừng. Quyền của các cộng đồng địa phương quản lý
các nguồn tài nguyên của họ trở thành mục tiêu chính của nhiều tổ chức phi chính
phủ và cơ quan nghiên cứu. Gymour và Fisher (1997) nhận xét rằng các hoạt động
quản lý rừng cộng đồng có liên quan đến việc mở rộng trồng rừng trên diện tích
rừng đã mất, ở mức độ nào đó khá hơn là việc phối hợp quản lý hoặc chuyển giao
việc kiểm soát cho các cộng đồng
Tóm lại qua những tài liệu điển hình trên đây đã cho chúng ta một cái nhìn
tổng quát về lâm nghiệp cộng đồng ở một số nước trên thế giới đồng thời cũng cho
thấy vẫn còn tồn tại những mẫu thuẫn giữa việc khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng
cũng như sự phân chia lợi sản phẩm từ rừng giữa cộng đồng và cơ quan quản lý. Để

làm tốt công tác này các tài liệu cũng đã chỉ ra đó là giải quyết hợp lý giữa việc khai
thác và bảo tồn tài nguyên rừng thông qua việc gắn kết rừng với cộng đồng. Điều
này đòi hỏi phải có những cách tiếp cận khoa học, cụ thể đối với từng cộng đồng đề
từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhất cho từng cộng đồng tham gia quản lý
bảo vệ rừng.
1.3 Trong nƣớc
1.3.1. Cơ sở pháp lý
Chỉ thị 38/2005/CT-TTg, ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng
Chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn thông qua luật
đất đai năm 2003.




9
Công văn số 843/BNN-KL của Bộ NN&PTNT về việc rà soát quy hoạch
rừng đặc dụng.
Luật đất đai của nước Cộng hoà XHCNVN được Quốc hội thông qua ngày
26/11/2003 tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XI
Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua tại kì họp thứ 8 ngày
29/11/2005 Quốc hội khoá XI
Ngày 3 tháng 12 năm 2004, Luật Bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội
thông qua, đã chính công nhận Cộng đồng là một chủ thể được giao rừng và các
quyền và nghĩa vụ quy định cụ thể tại các điều 29 và 30
Nghị định 01/CP về chính sách giao khoán rừng và đất rừng của Chính
phủ đã ban hành ngày 4/1/1995
Qui hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010 của Chính phủ trình
quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 ngày 10 tháng 3 năm 1997
Quyết đinh 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về

việc ban hành quy chế quản lý Rừng đặc dụng, Rừng phòng hộ và Rừng sản xuất là
rừng tự nhiên.
Quyết định 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống khu Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam
đến năm 2010.
Quyết định 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT về việc ban hành bản quy định về tiêu chuẩn Rừng đặc dụng.
Quyết định số 139/CT ngày 09/05/1988 của Hội đồng bộ trưởng phê duyệt
luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng VQG Cúc Phương.
Quyết định số 72-TTg ngày 7/7/1962 của Thủ tướng Chính phủ về khu
rừng Cúc Phương.
Quyết định 178/TTg, và Thông tư liên tịch 80 hướng dẫn thực hiện chính
sách hưởng lợi từ rừng.Quyết định của thủ tướng Chính phủ số 192/2003/QĐ-TTg
ban hành ngày 7/9/2003 về việc ― Phê duyệt chiến lƣợc quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên Việt nam đến năm 2010 "




10
1.3.2 Phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở Việt nam
Quản lý lâm nghiệp cộng đồng ở Việt nam đã có lịch sử hình thành và phát
triển từ lâu tại một số cộng đồng các dân tộc có đời sống sinh hoạt liên quan chặt
chẽ với môi trường thiên nhiên như các vùng đất ngập nước, các khu rừng tự
nhiên… Hình thức quản lý này thường gắn với các luật tục tại các cộng đồng. Đây
là một hình thức của tri thức bản địa liên quan đến cộng đồng buôn làng. Các cộng
đồng đã có nhiều kinh nghiệm và truyền thống quản lý tài nguyên rừng theo hướng
sử dụng tài nguyên thiên nhiên ổn định và bền vững. trong thời gian dài tại nhiều
vùng khác nhau, quản lý rừng và môi trường của cộng đồng đã đóng một vai trò rất
quan trọng và mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân về các mặt:

- Bảo vệ và quản lý việc khai thác nguồn tài nguyên rừng và môi trường sinh thái
- Xác định các quan hệ sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường
- Củng cố mối quan hệ xã hội trong cộng đồng các dân tộc .
Trong thời gian dài do biến động về chính trị, kinh tế và xã hội quản lý
rừng cộng đồng cũng có sự phát triển ở các mức độ khác nhau. Trước những năm
1960 quản lý rừng cộng đồng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc quản
lý tài nguyên rừng. Sau năm 1960, khi có chính sách quản lý của nhà nước về tài
nguyên thiên nhiên, thông qua tập thể hoá, hợp tác xã và hệ thống các lâm trường đã
thay thế, vai trò của cộng đồng trong quản lý rừng đã thay đổi. Tuy một số nơi vẫn
duy trì hình thức quản lý rừng cộng đồng nhưng trên diện tích nhỏ và phân tán như
tại một số bản của các xã Phúc Sen, Tự Do, Đoài khôi, Chí Thảo vvv của huyện
Quảng Hoà tỉnh Cao bằng [8].
Từ khi Việt nam thực hiện chính sách đổi mới, các chính sách về sử dụng
đất đai cũng thay đổi. Từ những năm 1991-1993 nhà nước đã đẩy mạnh giao đất
giao rừng của các lâm trường cho người dân quản lý. Giai đoạn này quản lý rừng đã
bắt đầu được chú ý nghiên cứu và có những chính sách để phát triển
Theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến tháng
6 năm 2001, cả nước có 24 tỉnh, 146 huyện và 1.023 xã có hình thức quản lý cộng
đồng với rừng và đất rừng với diện tích khoảng 2.348.295 ha (Khuôn khổ chính
sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng ở Việt nam-2001). Trong đó đất và rừng giao




11
cho cộng đồng quản lý kiểu mới là 1.197.961 ha, nhận khoán quản lý bảo vệ
936.328 ha quản lý rừng theo kiểu truyền thống[8].
Thực tế hiện nay và một số nghiên cứu về lâm nghiệp cộng đồng cũng cho
thấy có hai mô hình lâm nghiệp cộng đồng truyền thống và lâm nghiệp cộng đồng
kiểu mới. Lâm nghiệp cộng đồng truyền thống là hoạt động được người dân nông

thôn thực hiện từ lâu mà không có sự khuyến khích hay chỉ dẫn của các tổ chức hay
cá nhân bên ngoài cộng đồng.
Mô hình kiểu mới là loại lâm nghiệp cộng đồng được các tác nhân bên
ngoài (như cán bộ khuyến lâm vv.) đưa vào như là một biện pháp giải quyết các vấn
đề kinh tế xã hội và môi trường tại địa phương[8].
Các nghiên cứu tại vùng Tây Bắc (Stewards of Vietnam’s Upland Forest –
Nguyễn Huy Dũng, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Huy Phồn, Mark Poffenberger - 1998),
Tại vùng Cao Bằng v.v. cho thấy các hình thức quản lý rừng cộng đồng cũ và mới
có những đặc điểm cơ bản như sau:
Bảng 1.1: Đặc điểm chủ yếu các hình thức lâm nghiệp cộng đồng
TT
Đặc điểm chủ yếu
Hình thức lâm nghiệp cộng đồng
Truyền thống
Hiện đại
1.
Hình thức sở hữu
Cộng đồng
Nhà nước
2.
Hình thức quản lý
Cộng đồng
Cộng đồng + Nhà nước
3.
Hình thức tổ chức
Thôn, bản, nhóm, dòng họ
Thôn, bản, nhóm, dòng họ
4.
Cơ sở để quản lý
Hương ước của cộng đồng

Luật của nhà nước + Qui
ước của cộng đồng
5.
Lợi ích đối với CĐ
Nhiều
Trung bình
6.
Lợi ích của người dân
Nhiều
Trung bình
7.
Quan hệ trong CĐ
Chặt
Không chặt
8.
ảnh hưởng của luật pháp
ít
Nhiều
9.
Hiệu quả quản lý đối với
tài nguyên
Tốt
Trung bình
10.
Chi phí quản lý
Thấp
Thấp





12

Qua bảng 1.1 cho thấy hình thức quản lý rừng cộng đồng kiểu truyền
thống có tính độc lập tương đối cao so với pháp luật, tính chủ động và quyền quyết
định của cộng đồng cao hơn. Các quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng đối
với tài nguyên rừng, cũng như các quan hệ xã hội khác đều do hương ước của cộng
đồng điều chỉnh và được thực hiện chặt chẽ. Do vậy hiệu quả quản lý rừng rất cao,
chi phí quản lý rừng thấp[8].
Theo Nguyễn Duy Chuyên và các cộng sự (2002) nghiên cứu quản lý rừng
cộng đồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy chính quyền địa phương đã
thực hiện việc giao đất và giao rừng cho cộng đồng các thôn bản, hầu hết các dân
tộc đều có truyền thống lâu đời về quản lý các khu rừng cộng đồng, tuy nhiên Luật
pháp và thể chế của nhà nước chưa công nhận quyền sử dụng đất đai và tư cách
pháp nhân của cộng đồng. Các hình thức khoán cho cộng đồng và liên kết các thành
viên trong cộng đồng để quản lý bảo vệ rừng ít được áp dụng. Vai trò của cộng
đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng còn rất hạn chế[4].
Theo Nguyễn Huy Dũng và Hồ Mạnh Tường (2006) cho thấy công tác
quản lý các KBT đang còn nhiều bất cập, chưa thật sự thu hút được cộng đồng dân
cư trong vùng cùng tham gia vào quản lý và bảo vệ các KBT. Kết quả nghiên cứu
trong 10 KBT cho thấy số hộ giầu chỉ chiếm 9,6%, hộ có mức sống khá chiếm
16,0%; hộ có mức sống trung bình chiếm tỉ lệ 52,5%; hộ nghèo chiếm 21,9%. Vì
vậy nhà nước cần sớm có các văn bản quy định sự tham gia quản lý KBT của người
dân. Đồng thời cũng chú ý đến lợi ích của người dân để đảm bảo cho họ có thể phát
triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, cần phải phối hợp chặt chẽ với chính
quyền địa phương trong việc quản lý KBT, nhất là thực hiện vai trò tuyên truyền,
giáo dục, nâng cao nhận thức và giải quyết các vi phạm tại KBT[9].
Kết quả Dự án PARC/UNDP (2006) cho thấy Việt nam đã có một hệ
thống các KBT, song trong những KBT này còn tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập và
cần phải đổi mới, trong đó cần phải ưu tiên cho 5 vấn đề chính là: (1) Quản lý cảnh

quan, (2) Sự tham gia cộng đồng của địa phương, (3) Phát triển hợp lý kết cấu hạ
tầng, (4) Đổi mới tài chính, (5) Cải cách thể chế[12].




13
Theo Chương trình EC/UNDP(2007) đã thực hiện trên 23 dự án về mô
hình quản lý rừng cộng đồng kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù Luật đã công
nhận quyền được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng một cách
lâu dài, ổn định tuy nhiên luật cũng hạn chế một số quyền với cộng đồng được giao
rừng như không được quyền phân chia lại cho thành viên, chuyển đổi, chuyển
nhượng, tặng, cho, thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng quyền sử
dụng rừng. Song trong thực tê muốn thực hiện được quyền và nghĩa vụ của cộng
đồng dân cư thôn khi được giao rừng (kèm theo đất) có hiệu quả phải tiến hành các
mô hình thử nghiệm đủ lớn, đủ bao quát sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh
tế, xã hội, truyền thống, tập quán cho các loại cộng đồng dân cư[12]
Theo Nguyễn Thuỷ (2007) cho thấy qua việc đánh giá tài nguyên rừng có
sự tham gia của cộng cộng đồng của thôn Nà Sắn xã Bản Sen huyện Vân Đồn tỉnh
Quảng Ninh còn gặp nhiều khó khăn mặc dù tài liệu hướng dẫn đã cải tiến ở mức độ
đơn giản, dễ áp dụng cho cộng đồng nhưng do trình độ văn hoá của người dân
không cao nên cần có nhiều thời gian giới thiệu lý thuyết và kết hợp thực hành ở
hiện trường cho người dân đồng thời chính quyền và các cơ quan chuyên môn có sự
hỗ trợ cán bộ kỹ thuật nhiều hơn cho cộng đồng[16]
Theo Vũ Văn Cần và nnk (2007) cho biết việc xây dựng kế hoạch quản lý,
phát triển rừng phải dựa vào chính nguồn lực của cộng đồng và phải phù hợp với
điều kiện tự nhiên của địa phương có như vậy người dân địa phương mới thấy kế
hoạch đặt ra là vì lợi ích của cộng đồng vì vậy họ mới tích cực tham gia. Cần phải
có sự lồng ghép giữa các chương trình trên địa bàn và tạo nguồn thu cho quỹ phát
triển rừng thôn bản[2].

1.3.3 Lịch sử hình thành Vườn Quốc Gia Cúc Phương
Ngày 07 tháng 7 năm 1962 Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định 72/TTg về
việc quản lý, xây dựng khu rừng Cúc Phương trở thành cơ sở nghiên cứu khoa học
về động vật, thực vật và lâm học nhiệt đới.
Để thực hiện Quyết định của Thủ tướng chính phủ, Tổng cục Lâm nghiệp
phối hợp với Tổng cục hậu cần quân đội nhân dân Việt nam điều trên 800 cán bộ
chiến sĩ trong quân đội chuyển nghành đến xây dựng rừng Cúc Phương.




14
Sau 3 năm đã xây dựng được con đường dài 38km từ Phố rịa đến xóm
Bống (Trung tâm của rừng Cúc Phương) và một số cơ sở hạ tầng phục vụ
cho nghiên cứu khoa học, đón tiếp khách, nơi ăn nghỉ cho cán bộ công nhân
viên cũng được triển khai.
Ngoài giai đoạn chuẩn bị xây dựng trên thì có thể phân thành 3 giai đoạn cho việc
xây dựng phát triển Vườn quốc gia Cúc Phương như sau:
Giai đoạn từ năm 1962-1975.
Ngày 07/7/1962 Căn cứ Quyết định số 72/TTg của Thủ tướng Chính phủ về
khu rừng Cúc Phương, Tổng cục Lâm nghiệp đã ra Quyết định số 18/QĐLN ngày
08/01/1966 về việc thành lập Ban quản lý và xây dựng Vườn quốc gia Cúc Phương
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp về mọi mặt.
Các nhiệm vụ chủ yếu của Vườn là:
- Tiến hành công tác quản lý và bảo vệ 25.000ha.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học về thực vật, động vật và lâm học nhiệt đới. Tổ
chức dịch vụ tham quan du lịch, nghỉ ngơi và học tập.
- Trồng rừng và tổ chức sản xuất lương thực, chăn nuôi để tự giải quyết các nhu
cầu cho khách đến tham quan du lịch, nghỉ ngơi học tập và cho cán bộ công nhân
viên công tác ở khu rừng này.

Vào thời kỳ này do cuộc chiến tranh ngày càng ác liệt, hàng trăm cán bộ
công nhân viên đã lên đường nhập ngũ, hoặc chuyển đi làm nhiệm vụ khác còn lại
chỉ gần 300 người đảm nhận toàn bộ nhiệm vụ được giao và đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ.
Giai đoạn từ năm 1976 - 1986.
Đây là thời kỳ khó khăn và phức tạp vì dân số tăng nhanh chỉ riêng 6 xóm
nằm trong trung tâm vườn của xã Cúc Phương năm 1962 có 30 người, năm 1986 đã
lên tới gần 1.000 người, nên việc chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy là những hoạt
động tất yếu để đảm bảo cuộc sống bình thường của họ. Trung bình hàng năm có từ
5 - 7 ha rừng nguyên sinh biến thành nương rẫy[18]. Nạn săn bắn động vật rừng vẫn
diễn thường xuyên. Trong thời kỳ này những khu rừng xanh tốt ở vùng đệm quanh
vườn đã biến thành đồi trọc.




15
Vườn đã đề ra một số biện pháp quản lý có tính toàn diện để tăng cường cho
công tác bảo vệ vườn như:
Tăng cường lực lượng Kiểm lâm. Đồng thời trang bị thêm phương tiện, vũ
khí quân dụng, công cụ hỗ trợ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Song song với việc xây dựng lực lượng thì công tác tuyên truyền, giáo dục
nhân dân bảo vệ rừng cũng được đẩy mạnh.
Vườn đã phối hợp với chính quyền địa phương xét xử một số vụ vi phạm
điển hình về lâm luật.
Từ những cố gắng trên nên cuối giai đoạn này tình trạng xâm phạm tài
nguyên rừng đã có phần giảm hơn trước.
Giai đoạn từ 1986 đến nay.
Ngày 09/5/1988, Luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tiên cho một VQG ở Việt
Nam được phê duyệt theo Quyết định số 139-CT của Hội đồng Bộ trưởng. Theo

luận chứng này thì diện tích vườn được điều chỉnh còn lại 22.200ha [18].
Giai đoạn này trong ranh giới của vườn còn có trên 4.000 đồng bào dân tộc
sinh sống, trong đó có trên 2.000 người cư trú trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
Việc chặt phá rừng làm nương rẫy, săn bắt chim thú rừng là điều không thể tránh
khỏi và rất khó kiểm soát. Trước tình hình đó, Vườn đã lập phương án điều chỉnh
lại dân cư trong các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
Năm 1986 Quyết định số 251/CT của Hội đồng bộ trưởng về việc chuyển
dân 6 xóm ở trung tâm vườn đã được thực hiện. Đến tháng 12 năm 1990 việc
chuyển dân đã thành công tốt đẹp.
Từ kinh nghiệm của việc chuyển dân 6 xóm trên, năm 1993 lại tiếp tục di
chuyển 72 hộ đồng bào dân tộc Mường của huyện Lạc Sơn - Hoà Bình. Đến năm
1995 việc di chuyển đã hoàn thành [18].
Trong suốt 10 năm Vườn đã di chuyển được 185 hộ gồm 1043 nhân khẩu từ
các khu bảo vệ nghiêm ngặt ra ngoài ranh giới vườn Quốc Gia[18].
Đồng thời dưới sự chỉ đạo của Chính Phủ và bộ Lâm Nghiệp (nay là bộ
NN&PTNT) trong giai đoạn này BQL Vườn đã thực hiện chính sách giao đất, giao
rừng cho cộng đồng, nhiều chương trình trồng rừng xuất hiện như chương trình




16
PAM, chương trình 327, chương trình 661. Tuy nhiên do quản lý lỏng lẻo, thiếu giải
pháp quản lý bảo vệ phù hợp, cũng như các cơ chế chính sách phân chia sản phẩm
rừng của chưa khuyến khích được cộng đồng dân cư vùng đệm sống vì rừng nên
hiện tượng khai thác lâm sản rừng vẫn còn xảy ra, chất lượng rừng thấp còn thấp.
Tóm lại
Qua tìm hiểu các tài liệu trên cho thấy hình thức quản lý rừng có sự tham
gia của cộng đồng hiện nay đang chứng tỏ có hiệu quả, công tác bảo vệ rừng được
tốt hơn. Nhiều nơi người dân đã được hỗ trợ vốn từ các dự án nên đã giúp cho việc

tăng thu nhập và cải thiện đời sống của họ. ở những nơi có các dự án đã áp dụng
những phương pháp mới trong cả quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý
vốn…có sự tham gia của người dân, gắn với việc xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ
rừng của cộng đồng một cách dân chủ công khai, họ rất phấn khởi và tích cực bảo
vệ rừng.
Tuy nhiên đến nay cho thấy hình thức quản lý rừng có sự tham gia của
cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn về chính sách giao đất, giao rừng, về chế độ
nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng.
Cũng giống như ở nhiều VQG khác, Việc nhận khoán bảo vệ, và khoanh
nuôi tái sinh, trồng mới rừng ở VQG Cúc phương vẫn còn nhiều bất cập. Cộng đồng
thực chất chỉ là người làm thuê cho chủ rừng, ngoài những công việc thực hiện theo
thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng nhận khoán, cộng đồng không có quyền lợi
và nghĩa vụ gì khác. Mặc dù cộng đồng nhận khoản tiền khoán hàng năm, nhưng
với mức quá thấp (50.000đ/ha/năm) chưa đủ cải thiện đời sống của người dân, chưa
tạo được sức hấp dẫn nên việc tổ chức bảo vệ cũng chỉ là hình thức và nguy cơ rừng
bị tàn phá vẫn còn xảy ra. Để việc quản lý và phát triển rừng có hiệu quả chúng ta
cần phải gắn kết vai trò và lợi ích của cộng đồng vào công tác quản lý và bảo tồn
rừng ở VQG Cúc phương nói riêng và các KBT nói chung.








17











CHƢƠNG 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới
Phạm vi vùng đệm nằm trong toạ độ địa lý:
Từ 20
0
17’21‖ đến 20
0
25’45‖ vĩ độ Bắc.
Từ 105
0
47’42‖ đến 105
0
56’2‖ kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính: Vùng đệm vườn Quốc Gia Cúc phương thuộc địa
phận 3 tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá gồm có:
- Phía Bắc giáp: các xã Vũ Lâm, Bình Chân (H. Lạc Sơn); xã Văn Phong
(H.Nho Quan); xã Đa Phúc, xã Bảo Hiệu, xã Hữu Lợi , xã Đoàn Kết (H.Yên
Thuỷ).
- Phía Nam giáp: các xã Văn Phú, xã Phú Long (H. Nho Quan); huyện Thạch Thành
- Phía Đông giáp: các xã Thượng Hoà, Đồng Phong, Văn Phú, Phú Lộc và Văn
Phong (H. Nho Quan); xã Đoàn Kết (H.Yên Thuỷ).

- Phía Tây giáp: xã Hương Nhượng (H. Lạc Sơn); huyện Bá Thước.
 Hình 2.1: Bản đồ VQG Cúc Phƣơng




18

Hình 2.2: Bản đồ các VQG ở VN

Diện tích
Tổng diện tích tự nhiên của VGQ Cúc Phương là 52.852,26 ha trong đó tổng
diện tích lõi là 22.200,00 tổng diện tích vùng đệm được xác định là 30.652,26 ha,
trong đó tính cả 389 ha đất thổ cư, đất canh tác lúa màu của 7 thôn hiện đang nằm
trong khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương
Bảng 2.1: Diện tích các phân khu chức năng của vùng nghiên cứu
Đơn vị tính: Ha
Hiện trạng
Có rừng
Không rừng
Đất khác
Tổng
PK bảo vệ nghiêm ngặt
15222,5
1864,71
60,78
17.147,95
PK phục hồi sinh thái
2666,03
1330,32

37,23
4.033,58
PK dịch vụ – hành chính & du
lịch
773.77
123.23
52.36
949.36
Tổng
18662,26
3318,26
150,37
22.131,00
Nguồn: Số liệu do phòng tài nguyên các huyện cung cấp, kết hợp kết quả điều tra hiện
trạng rừng và sử dụng đất thực hiện tháng 4/2006.




19
2.1.2 Địa hình địa thế
Vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương là vùng chuyển tiếp giữa các vùng phía
bắc (Việt Bắc và đồng bằng Bắc Bộ). Địa hình chịu ảnh hưởng nhiều của kiến tạo địa
mạo Tây Bắc Việt Nam. Bao gồm các đồi núi kế tiếp nhau, xen kẽ ở giữa là các thung
lũng nhỏ, hẹp. Độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 50 m. Nhìn chung địa
hình khu vực nghiêng dần từ Tây sang Đông và được chia thành 3 dạng chính sau:
Dạng địa hình núi thấp:
Có diện tích 8090.57 ha, chiếm 26,39% diện tích vùng đệm, phân bố ở các
xóm Đại Đồng, Kim Quan, Nghĩa 2, Yên Lương xã Ngọc Lương, với độ dốc hai
bên sườn lớn (> 25

0
).
Dạng địa hình gò đồi
Có diện tích chiếm 68,67% diện tích vùng đệm, phần lớn diện tích có độ dốc
từ 8
0
 15
0
và độ dốc < 8
0
được.
Dạng địa hình thung lũng
Nằm xen kẽ giữa các dãy đồi, chiếm khoảng 4,94% diện tích vùng đệm, phần
lớn diện tích này có độ dốc < 8
0
và là sản phẩm bồi tụ.
2.1.3 Khí hậu thuỷ văn
a) Khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm khá cao (22
0
C  33
0
C). Nhiệt độ thấp nhất có thể
xuống tới (3
0
 5
0
C). Tháng nóng nhất vào tháng 7 ( 30
0
C).

Lượng mưa bình quân năm từ 1.900  2.200 mm phân bố không đều giữa
các mùa.
Lượng bốc hơi bình quân khoảng 800-1000mm/năm. Mùa khô lạnh lượng bốc
hơi thường cao hơn lượng mưa (các tháng 12, tháng 1 lượng bốc hơi thường cao hơn
các tháng trong năm)
Độ ẩm tương đối của không khí khoảng từ 84  85%, chênh lệch độ ẩm giữa
các tháng không nhiều. Tháng có độ ẩm cao nhất là 92% (tháng 2), thấp nhất là 80%
(tháng 10).




20
Trong năm có 02 gió chủ đạo là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 10
mang theo hơi nước từ đại dương. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau mang theo không khí lạnh. Tốc độ gió trung bình: 2,3m/s, tốc độ gió cực đại
xẩy ra khi có bão 45m/s .
b) Thuỷ văn
+ Nguồn nước mặt: Hệ thống sông Bưởi bắt nguồn từ Đà Bắc (Hoà Bình),
chảy qua huyện Tân Lạc, Lạc Sơn rồi đổ ra sông Mã ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá).
Ngoài ra còn nhiều suối nhỏ chảy theo các khe núi đá và hồ đập thuỷ lợi.
+ Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm cách mặt đất từ 7  8m và có khi đến
100m, do thiếu vốn đầu tư nên phần lớn người dân trong vùng hiện đang chủ yếu sử
dụng nước sinh hoạt tự chảy từ các khe núi đá, giếng đào, bể nước mưa…
2.1.4 Địa chất, thổ nhưỡng
a) Địa chất
Được hình thành vào đầu nguyên đại trung sinh kỷ Triat - cách đây hơn 200
triệu năm do ảnh hưởng của chuyển động tạo sơn kỷ Kimeri. Nền địa chất của
các xã vùng đệm hầu hết là do các nhóm đá mẹ tạo đất chủ yếu như Nhóm đá
phiến, cát kết xen đá vôi hệ Đề vôn; Đá vôi thuộc hệ Các bon; Bồi tích sỏi, cát,

sét thuộc hệ Đệ tứ.
b) Thổ nhưỡng
Vùng đệm VQG Cúc Phương có những nhóm đất chính sau đây:
- Đất phù sa cổ (Fo): Có diện tích 363,06 ha, chiếm 1,18% diện tích vùng
đệm, phân bố tập trung ở phía Bắc và phía Tây khu vực (vùng Hoà Bình- Thanh
Hoá).
- Đất vàng đỏ (Fa): Có diện tích 1.170,05 ha, chiếm 3,82% diện tích vùng
đệm. Phân bố tập trung nhiều ở các xã Thành Mỹ, Yên Quang, Thạch Yên và xã
Thạch Lâm.
- Đất vàng nhạt (Fq): Có diện tích 1.959,56 ha, chiếm 6,39% diện tích vùng
đệm. Phân bố tập trung nhiều ở các xã Kỳ Phú, Tân Mỹ, Yên Nghiệp, Cúc Phương.

×