Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trong quản lý rác thải tại xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 97 trang )



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: Tổng quan các vấn đề về quản lý rác thải cấp xã vùng
đồng bằng sông hồng
5
1.1 Hiện trạng quản lý rác thải ở nông thôn Việt Nam
5
1.1.1 Khối lượng và thành phần rác thải ở nông thôn Việt Nam
5
1.1.2 Chính sách đối với vấn đề quản lý rác thải nông thôn
6
1.2 Khái quát chung vùng Đồng bằng sông Hồng
13
1.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
13
1.2.2 Nguồn phát sinh rác thải quy mô cấp xã
14
1.3 Hiện trạng quản lý rác thải quy mô cấp xã đồng bằng sông Hồng
16
1.3.1 Bộ máy quản lý môi trường vùng nông thôn
16
1.3.2 Công tác thu gom, vận chuyển rác thải quy mô cấp xã
17
1.3.3 Các giải pháp công nghệ trong xử lý rác thải nông thôn
19
1.4 Đánh giá tác động giữa chính sách hiện hành và hệ thống quản
lý môi trường ở vùng nông thôn
21


1.4.1 Đánh giá chung
21
1.4.2 Đánh giá về hiện trạng quản lý rác thải ở vùng nông thôn cấp xã
vùng ĐBSH
24
1.5 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý, thu gom và
xử lý rác thải
25
1.5.1 Công tác triển khai các văn bản qui phạm pháp luật nhằm huy
động cộng đồng tham gia thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn
25


1.5.2 Một số điển hình của cộng đồng tham gia thu gom, xử lý rác thải ở
nông thôn
26
1.5.3 Đánh giá những mặt tích cực, những tồn tại trong công tác huy
động cộng đồng tham gia thu gom, xử lý rác thải
29
Chương 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI XÃ AN MỸ,
HUYỆN MỸ ĐỨC, TỈNH HÀ TÂY
31
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
31
2.1.1 Vị trí địa lý
31
2.1.2 Dân số và phân bố dân cư
31
2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã
32

2.1.4 Hiện trạng môi trường
33
2.2 Hiện trạng quản lý rác thải xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà
Tây
38
2.2.1 Thành phần, khối lượng rác thải xã An Mỹ
38
2.2.2 Các biện pháp thu gom, xử lý rác thải tại xã An Mỹ
44
2.2.3 Tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn thị trấn
47
2.2.4 Hiện trạng bãi rác thải của xã An Mỹ
48
2.2.5 Phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải
51
2.2.6 Cơ chế, chính sách đã áp dụng trong thu gom, xử lý rác thải
52
Chương 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TRONG
QUẢN LÝ RÁC THẢI CHO XÃ AN MỸ, HUYỆN MỸ ĐỨC,
TỈNH HÀ TÂY
56
3.1 Cơ sở pháp lý của giải pháp huy động cộng đồng
56


3.1.1 Các văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước về thu gom, xử lý
rác thải khu vực nông thôn
56
3.1.2 Các văn bản qui phạm pháp luật của tỉnh Hà Tây
57

3.2 Cơ sở lý luận để thực hiện huy động cộng đồng trong việc ban
hành chính sách
59
3.2.1 Về chính sách huy động bắt buộc
58
3.2.2 Về chính sách huy động tự nguyện
59
3.3 Cơ sở lý luận để thực hiện huy động cộng đồng trong công tác
thu gom, và xử lý rác thải nông thôn
60
3.3.1 Các điều kiện cần thiết để thực hiện huy động cộng đồng
60
3.3.2 Sơ đồ quản lý rác thải xã An Mỹ
61
3.3.3 Tổ chức dịch vụ môi trường
62
3.4. Các biện pháp thực hiện huy động cộng đồng
64
3.4.1 Xây dựng các quy định về quản lý rác thải
64
3.4.2 Đào tạo, tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng
65
3.4.3 Tổ chức thực hiện
66
Chương 4: KIẾN NGHỊ ÁP DỤNG GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CỘNG
ĐỒNG VÀO QUẢN LÝ RÁC THẢI NÔNG THÔN QUY MÔ CẤP XÃ
75
4.1. Chính sách huy động cộng đồng
75
4.1.1 Về chính sách huy động bắt buộc

76
4.1.2 Về chính sách huy động tự nguyện
77
4.2 Nội dung hướng dẫn huy động cộng đồng trong quản lý rác thải
nông thôn cấp xã
77


4.2.1 Nội dung Huy động bắt buộc
77
4.2.2 Huy động tự nguyện
78
4.3 Chính sách khuyến khích nhằm huy động cộng đồng
79
4.4 Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc
huy động cộng đồng
80
4.5 Các biện pháp tổ chức cho cộng đồng tham gia thu gom, xử lý
rác thải
82




CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trường
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
HĐCĐ : Huy động cộng đồng
HTX : Hợp tác xã

KHCN : Khoa học công nghệ
MT : Môi trường
ONMT : Ô nhiễm môi trường
QLRT : Quản lý rác thải
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND : Uỷ ban nhân dân
VSMT : Vệ sinh môi trường
XDCB : Xây dựng cơ bản



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần và khối lượng rác thải ở Việt Nam
6
Bảng 1.2: Loại văn bản của công tác bảo vệ môi trường áp dụng ở các
cấp
26
Bảng 2.1: Cơ cấu các ngành kinh tế xã An Mỹ và định hướng
phát triển giai đoạn 2006- 2010
33
Bảng 2.2: Các loại hình cấp nước sinh hoạt tại xã An Mỹ
34
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng nước giếng xã An Mỹ- tháng
1/2006
35
Bảng 2.4: Tình hình công trình vệ sinh hộ gia đình xã An Mỹ
36
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng chất thải hộ gia đình xã An Mỹ
37
Bảng 2.6: Khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày (kg/ngày)

41
Bảng 2.7: Thành phần rác thải xã An Mỹ
43
Bảng 2.8: Các biện pháp thu gom, xử lý rác thải tại xã An Mỹ
44
Bảng 2.9: Khoảng cách vận chuyển rác thải ở các thôn xóm
48
Bảng 2.10: Kết quả phân tích nước rích bãi rác xã An Mỹ
(tháng 12/2005)
50
Bảng 3.1: Quy hoạch mạng lưới tuyến thu gom rác thải xã An Mỹ
71



DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1: Một góc của Bãi rác thải An Mỹ
48
Hình 2.2: Xe công nông thu gom rác thải tại xã An Mỹ
52
Hình 3.1: Sơ đồ quản lý rác thải tại xã An Mỹ
61
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức thu gom quản lý rác thải xã An Mỹ
62
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức đội thu gom xã An Mỹ
64
Hình 3.4: Dụng cụ lưu chứa rác tại các gia đình
68

Hình 3.5: thiết bị lưu chứa rác tại cơ quan và khu công cộng
69
Hình 3.6: Thiết bị lưu chứa rác tại các trạm trung chuyển
69
Hình 3.7: Xe thu gom kéo tay dung tích 0,6- 0,8 m3
70
Hình 3.8: Cấu tạo hố ủ rác hữu cơ theo phương pháp yếm khí
72
Hình 3.9: Sơ đồ công nghệ xử lý nước rác
73



1
MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rác thải làm gây ô nhiễm môi trường đang là vấn đề ngày càng bức
xúc không chỉ ở các đô thị, thành phố lớn mà ngay cả đối với các vùng nông
thôn. Trong những năm qua việc thu gom, xử lý rác thải mới chỉ được triển
khai ở các thành phố lớn, các khu đô thị, thị xã.
Khu vực nông thôn có diện tích đất chiếm trên 92% diện tích lãnh thổ
Việt Nam, hiện nay có khoảng 75% dân cư đang sinh sống, nhưng có sự phân
bố không đều. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn thấp hơn người
dân thành phố. Thành phần rác thải của khu vực nông thôn chủ yếu là rác thải
sinh hoạt, phát sinh từ các hộ gia đình.
Công tác thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn còn mang tính tự phát,
chưa được các ngành, các cấp quan tâm nên ô nhiễm môi trường do rác thải
nhiều nơi đã ở mức báo động. Đồng thời, các cấp cơ sở chưa thực hiện tốt
việc huy động cộng đồng trong quản lý rác thải. Đó cũng là một trong các

nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng ô nhiễm do rác thải ở khu vực
nông thôn ngày càng gia tăng
Huy động cộng đồng trong quản lý rác thải là một công tác rất phù hợp
với điều kiện của khu vực nông thôn, đặc biệt là với quy mô cấp xã. Các
hương ước, quy ước của thôn, xã là một trong những công cụ đắc lực cho các
cuộc vận động, duy trì an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, giải quyết các
tranh chấp, vi phạm nhỏ trong nhân dân.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu giải
pháp huy động cộng đồng trong quản lý rác thải sinh hoạt nông thôn tại xã An


2
Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Kết quả của đề tài là cơ sở để kiến nghị
biện pháp huy động cộng đồng trong QLRT ở nông thôn cấp xã vùng ĐBSH.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải nông thôn cấp xã vùng
đồng bằng sông Hồng
+ Kết quả đã đạt được
+ Những tồn tại và hạn chế cần phải khắc phục
Nhằm rút ra được những vấn đề tồn tại trong quản lý rác thải ở nông
thôn
2. Đề xuất các giải pháp huy động cộng đồng: Xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức
tỉnh Hà Tây, làm cơ sở để đề xuất giải pháp huy động cộng đồng trong
quản lý rác thải nông thôn cấp xã vùng đồng bằng sông Hồng
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá hiện trạng các vấn đề về quản lý rác thải ở nông thôn cấp xã
vùng đồng bằng sông Hồng
2. Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải ở xã An Mỹ, huỵên Mỹ Đức, tỉnh
Hà Tây
3. Đề xuất giải pháp huy động cộng đồng trong quản lý rác thải tại xã An

Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây
4. Kiến nghị giải pháp huy động cộng đồng trong quản lý rác thải quy mô
cấp xã
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU
1. Phương pháp lấy mẫu, thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu
(i) Phương pháp điều tra thực địa


3
- Điều tra, thu thập các nguồn tài liệu về dân sinh, kinh tế, định hướng
phát triển kinh tế, xã hội, hiện trạng tổ chức thu gom, xử lý rác thải,
định hướng của địa phương trong công tác thu gom, xử lý rác thải.
- Thu thập số liệu về khối lượng, thành phần đối với rác thải của từng
khu vực: Hộ gia đình, hộ kinh doanh sản xuất, cơ quan, trường học,
cơ sở sản xuất, cơ sở y tế.
(ii) Phương pháp thống kê
Các số liệu thu thập, điều tra thực địa được xử lý và lập bảng thống
kê để đánh giá theo từng nội dung.
(iii) Sử dụng phương pháp phân tích SWOT:
Để xác định được các yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt là đối
với việc phân loại rác
Với các số liệu đã có ta có thể nắm được nhận thức của người dân về
tình hình phân loại rác và sự sẵn sàng tham gia của người dân trong việc
phân loại rác tại nguồn. Từ đó đưa ra các hình thức quản lý rác thải, đặc
biệt là khâu phân loại rác tại nguồn từ ngay nơi phát sinh dựa vào ý thức
của người dân địa phương
2. Phân tích các số liệu đã thu thập được theo các bước:
- Xếp loại các số liệu theo các chủ đề (Chính sách/Tổ chức bộ máy
quản lý/ Các áp dụng khoa học công nghệ).
- Đưa những vấn đề đã được giải quyết và những vấn đề còn tồn tại.

- Đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của các giải pháp đã áp dụng.
V. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Mở đầu


4
Chương 1: Tổng quan các vấn đề về quản lý rác thải ở nông thôn cấp
xã vùng đồng bằng sông Hồng
Chương 2: Hiện trạng công tác quản lý rác thải ở xã An Mỹ, huyện Mỹ
Đức, tỉnh Hà Tây
Chương 3: Giải pháp huy động cộng đồng trong quản lý rác thải tại xã
An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây
Chương 4: Kiến nghị các giải pháp huy động cộng đồng trong quản lý
rác thải nông thôn quy mô cấp xã.




5
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI CẤP XÃ
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1.1. Hiện trạng quản lý rác thải nông thôn ở Việt Nam
1.1.1 Khối lượng và thành phần rác thải
 Khối lượng rác thải
Mỗi năm Việt Nam có hơn 15 triệu tấn rác thải phát sinh từ nhiều
nguồn khác nhau. Khoảng hơn 80% (tương đương 12,8 triệu tấn/năm) là rác
thải sinh hoạt. Tổng lượng rác thải công nghiệp khoảng 2,6 triệu tấn/năm
(chiếm 17%). Khoảng 160.000 tấn/năm (chiếm 1%) lượng rác thải phát sinh ở
Việt Nam được coi là chất thải nguy hại.

+ Lượng rác thải sinh hoạt: 6.400.000 tấn/năm, chiếm 50% lượng rác thải
sinh hoạt toàn quốc.
+ Chất thải công nghiệp nguy hại: 2.400 tấn, chiếm 1,87% lượng chất thải
công nghiệp nguy hại trên toàn quốc.
+ Chất thải rắn phi nông nghiệp: 7.172.000 tấn, chiếm 46,39% lượng chất
thải phi nông nghiệp
 Thành phần rác thải
Thành phần rác thải sinh hoạt phần lớn là chất hữu cơ dễ phân huỷ (tỷ
lệ rác thải hữu cơ dễ phân huỷ chiếm 99% trong chất thải nông nghiệp và
65% trong rác thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn).


6
Bảng 1.1: Thành phần và khối lượng rác thải ở Việt Nam
Phân loại
Nguồn
Thành
phần
Lượng phát sinh (tấn/năm)
Đô thị
Nông
thôn
Tổng
cộng
Chất thải
sinh hoạt
Các khu
thương mại
gần khu dân


Thức ăn,
Nhựa,
Giấy,
Thuỷ tinh

6.400.000

6.400.000

12.800.000
Chất thải công
nghiệp nguy
hại
Các cơ sở
công nghiệp
Xăng, dầu,
Bùn thải. Các
chất hữu cơ

126.000

2.400

128.400
Các chất y tế
nguy hại
Bệnh viện
Mô, mẫu
máu, xi lanh



21.500
Chất thải phi nông nghiệp
8.266.000
7.172.000
15.459.900
Nguồn: Dự án “Tổng hợp, xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác thải cho
các thị trấn, thị tứ, cấp huyện cấp xã”, 2006-2008
1.1.2 Chính sách đối với vấn đề quản lý rác thải nông thôn
Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam coi công tác BVMT phải
được xã hội hoá sâu rộng và là nội dung cơ bản không thể tách rời trong qui
hoạch xây dựng phát triển và quản lý đối với các đô thị, các khu công nghiệp
và đặc biệt là sự phát triển ở các vùng nông thôn ở Việt Nam.
Các điều luật và các chính sách pháp lý liên quan đến quản lý rác thải
a/ Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11
Luật BVMT ban hành năm 1993, đến năm 2005 đã được Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi và thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2005, chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2006. Luật gồm
có 15 chương gồm 136 điều. Các nội dung trong luật liên quan đến chính sách


7
về hệ thống thống tổ chức quản lý Nhà nước về thu gom, xử lý rác thải và
khuyến khích các thành phần tham gia được quy định trong các điều khoản
sau:
 Điều 54 - Chương VI: Tổ chức tự quản về BVMT
Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư thành lập tổ chức tự quản về
BVMT nơi mình sinh sống nhằm thực hiện các nhiệm vụ: i) Tổ chức thu
gom, tập kết và xử lý rác thải, chất thải; ii) Giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ
xóm, khu phố, nơi công cộng; iii) Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước

về BVMT, tuyên truyền, vận động nhân dân xoá bỏ các hủ tục, thói quen mất
vệ sinh, có hại cho môi trường.
Tổ chức tự quản về BVMT được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên
tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm và tuân theo quy định của pháp luật.
UBND cấp xã có trách nhiệm quy định về hoạt động và tạo điều kiện để
tổ chức tự quản về BVMT hoạt động có hiệu quả.
 Điều 61 - Phát triển dịch vụ môi trường: Trong đó đề cấp đến việc
mọi tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sẽ được Chính phủ tạo điều kiện để
tham gia dịch vụ môi trường
 Điều 64 - Thẩm quyền và trách nhiệm bảo vệ môi trường của hội
đồng nhân dân, ủy ban nhân dân: Đề cập đến các công tác ban hành, chỉ
đạo, tổ chức thực hiện, quản lý, thanh tra, xử lý các kiến nghị về môi trường
theo qui định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật liên quan của
Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân.
 Điều 65 - Thẩm quyền và trách nhiệm bảo vệ môi trường của Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể và cộng đồng khu dân cư: Đề cập đến quyền và
trách nhiệm của các tổ chức trên để tham gia bảo vệ môi trường và giám sát
việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường


8
 Điều 66 - Cơ quan chuyên môn, trách nhiệm quản lý về bảo vệ môi
trường: Quy định trách nhiệm quản lý bảo vệ môi trường của tỉnh, xã,
phường, công ty, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất.
 Điều 122 - Chương XIII: Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp: Quy định trách nhiệm trong việc
ban hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tuyên truyền, giáo dục, thanh tra, xử lý
vi phạm của Uỷ ban nhân dân các cấp về bảo vệ môi trường hoạch về bảo vệ
môi trường;
Trong Luật BVMT, vấn đề thu gom, xử lý rác thải đã được qui định cụ thể

cho các cấp chính quyền, các cơ quan đơn vị từ trung ương tới địa phương và
đến hộ gia đình.
b/ Các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến hệ thống tổ chức quản lý
Nhà nước và dịch vụ thu gom, xử lý rác thải
 Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003: về việc phê duyệt
kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trong các giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch có đề cập đến hệ thống
quản lý quản lý Nhà nước về môi trường như: Tăng cường năng lực quản lý
của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa
phương, đặc biệt trong việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, đôn đốc việc thực
hiện kế hoạch.
 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có quy
định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch ủy ban nhân dân
các cấp.


9
 Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về Quản lý
chất thải rắn trong đó có qui định nội dung quản lý Nhà nước về chất thải rắn
bao gồm:
+ Ban hành các chính sách về hoạt động quản lý chất thải rắn.
+ Ban hành qui chuẩn về tiêu chuẩn ký thuật áp dụng cho hoạt động quản lý
chất thải rắn.
+ Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố qui hoạch quản lý chất
thải rắn.
+ Quản lý quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng và xử lý chất
thải rắn.
+ Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt
động quản lý chất thải rắn.

c/ Các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến huy động cộng đồng
tham gia quản lý rác thải
Trong số các văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước đã ban hành về
quản lý chất thải rắn, có 7 văn bản có liên quan đến huy động cộng đồng
trong thu gom, xử lý rác thải, trong đó: Có đến 2/7 văn bản qui định cho đô
thị và khu công nghiệp, 1/7 văn bản về khuyến khích đầu tư, 4/7 văn bản về
định hướng chung và chưa có văn bản nào qui định cụ thể cho khu vực nông
thôn.
 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ qui
định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Việc huy
động cộng đồng tham gia vào quản lý chất thải được thông qua các chính sách
ưu đãi cho các doanh nghiệp, tư nhân có các hoạt động “đầu tư cải thiện môi
trường sinh thái”, các hoạt động nghiên cứu ứng dụng liên quan đến “xử lý
chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường, tái chế phế liệu, phế thải” và các hoạt


10
động “đầu tư công trình xử lý chất thải để bảo vệ môi trường, thu gom rác
thải”.
Ngoài các văn bản pháp quy đã nêu trên, còn một số các văn bản pháp
quy của bộ ngành và các tỉnh các tỉnh cũng ban hành một số các văn bản có
liên quan đến huy động cộng đồng trong quản lý chất thải rắn như:
 Công văn số 582 CV/BNN ngày 10/4/2003 của Bộ NN&PTNT hướng
dẫn các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hưởng ứng tuần
lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường (29/04-06/05), ngày kỷ niệm
môi trường thế giới (05/06).
Ngoài nội dung tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng, công
văn còn thể hiện việc huy động cộng đồng trong quản lý chất thải rắn bằng
các biện pháp cụ thể như:
+ Huy động lực lượng thanh thiếu niên, các tổ chức hội phụ nữ, hội nông dân

tập thể, hội cựu chiến binh v.v. tham gia giải toả các tụ điểm tồn đọng rác
thải sinh hoạt vận chuyển đến nơi xử lý.
+ Đưa các nội dung giữ gìn, bảo vệ và cải thiện môi trường trở thành tiêu chí
xét công nhận đơn vị, thôn, làng văn hoá hàng năm.
 Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 20-12-2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong đó, nội dung về nâng cao
năng lực và hiệu quả trong hoạt động quản lý chất thải:
+ Về quan điểm: Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp,
các ngành, các tổ chức, cộng đồng và mọi người dân; bảo vệ môi trường
mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát
huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế.
+ Về các giải pháp thực hiện liên quan đến việc huy động cộng đồng:


11
- Phát động trên toàn quốc phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, xây
dựng xã, phường đạt chuẩn môi trường. Giải pháp này bao gồm huy
động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường; duy trì, phát triển phong
trào, hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm cho các
năm sau.
- Ban hành tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn, hộ gia đình xanh, sạch và lồng
ghép các tiêu chuẩn này trong hoạt động của phong trào toàn dân bảo vệ
môi trường.
- Tăng cường pháp chế về môi trường bao gồm các nội dung hoàn thiện
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo h-
ướng quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ
chức, cá nhân, các chế tài cụ thể cho trường hợp vi phạm; xây dựng đội
ngũ cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra; triển khai thường
xuyên, định kỳ, đột xuất các đợt thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các

trường hợp vi phạm nhằm bảo đảm Luật Bảo vệ môi trường được thực
hiện nghiêm chỉnh.
- Đẩy mạnh Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường: Huy động ở mức cao
nhất sự tham gia của xã hội vào công tác bảo vệ môi trường. Đề cao vai
trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã
hội trong công tác bảo vệ môi trường, giám sát việc bảo vệ môi trường.
Đưa bảo vệ môi trường vào nội dung hoạt động của các khu dân cư,
cộng đồng dân cư và phát huy vai trò của các tổ chức này trong công tác
bảo vệ môi trường.
+ Về tổ chức thực hiện: Chương trình nâng cao năng lực và hoạt động quản lý
chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp do Bộ Xây dựng chủ trì. Đối
với khu vực nông thôn chưa có qui định cụ thể về đơn vị củ trì.


12
 Nghị quyết 41 – NQ/TW, ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nghị quyết đề cập đến bảo vệ môi trường nói chung, nhưng đã thể hiện được
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực huy động cộng đồng. Thể
hiện ở các mặt sau:
+ Về quan điểm: Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ
chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá,
đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền
thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của cha ông ta.
+ Giải pháp bảo vệ môi trường: gồm 7 giải pháp, trong đó có 3 giải pháp liên
quan đến lĩnh vực huy động cộng đồng trong lĩnh vực BVMT nói chung:
- Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường: Xác định rõ trách
nhiệm bảo vệ môi trường của Nhà nước, cá nhân, tổ chức và cộng đồng,
đặc biệt đề cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất và dịch vụ. Chú trọng
xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ môi

trường và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư.
Phát triển các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. Đề
cao trách nhiệm, tăng cường sự tham gia có hiệu quả của Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các phương tiện
truyền thông trong hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường, trong đó có:
Khuyến khích các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư
bảo vệ môi trường, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho
bảo vệ môi trường; tăng tỷ lệ đầu tư cho bảo vệ môi trường trong nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trường.


13
 Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg, ngày 22/02/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Trong chương trình hành động của chính phủ, liên quan đến việc huy
động cộng đồng được thể hiện ở việc Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo
vệ môi trường, như:
- Thể chế hoá các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của các
tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư, cá nhân tham gia công tác bảo vệ
môi trường, đặc biệt trong quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện các
quyết định có liên quan về bảo vệ môi trường.
- Đa dạng hoá các loại hình hoạt động bảo vệ môi trường, khuyến khích
sự tham gia của khu vực tư nhân, có cơ chế khuyến khích các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện các dịch vụ bảo vệ môi
trường; khuyến khích thành lập các tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định,
công nhận, chứng nhận về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, xây dựng và phát

triển các điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường.
- Chú trọng xây dựng và thực hiện hương ước, quy định, cam kết bảo vệ
môi trường; phát triển các mô hình cộng đồng dân cư tự quản trong hoạt
động bảo vệ môi trường.
Đánh giá chung về các về các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước
về bảo vệ môi trường.
Các văn bản đều đã đề cập đến việc nâng cao năng lực của các tổ chức
quản lý Nhà nước về môi trường và khuyến khích các thành phần kinh tế, các
tổ chức tư nhân tham gia các hoạt động dịch vụ môi trường. Hầu hết các xã
tiếp cận được một số các văn bản liên quan về thu gom, xử lý rác thải. Các xã


14
cũng đã xây dựng hương ước các thôn quy định về việc giữ gìn VSMT và
quét dọn đường làng ngõ xóm theo định kỳ.
Tuy vậy các văn bản qui phạm pháp luật hiện có chủ yếu tập trung cho
khu vực đô thị và khu công nghiệp mà chưa có những hướng dẫn cụ thể về
quản lý Nhà nước về chất thải rắn đối với cấp cơ sở (huyện, xã/ thị trấn) và
thực tế năng lực của hệ thống quản lý môi trường cấp cơ sở còn nhiều yếu
kém, các tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý rác thải còn đang hình thành tự phát.
Đối với việc huy động cộng đồng tham gia quản lý chất thải, Nhà nước ta
mới xây dựng được khung pháp lý thông qua việc xác định vai trò trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với quản lý chất thải trong các quá trình
hoạt động sản xuất; Đưa vào tiêu chí xếp hạng gia đình văn hoá, thôn văn
hoá, xã văn hoá; Luật khuyến khích đầu tư các doanh nghiệp các doanh
nghiệp, tư nhân có các hoạt động “đầu tư cải thiện môi trường sinh thái”, các
hoạt động nghiên cứu ứng dụng liên quan đến “xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm
môi trường, tái chế phế liệu, phế thải” và các hoạt động “đầu tư công trình xử
lý chất thải để bảo vệ môi trường, thu gom rác thải”.
Tóm lại, việc quản lý chất thải rắn cho khu vực nông thôn chưa được các

cấp, các ngành quan tâm thỏa đáng. Sự thiếu hụt này dẫn đến sự thiếu hụt
trong phân công trách nhiệm giữa các cấp trong công tác quản lý chất thải. Sự
phân công chưa cụ thể và rõ ràng này lại được đặt trong bối cảnh bận rộn và
năng lực quản lý ở các cấp có liên quan được thừa nhận là vừa yếu, vừa thiếu
thì tất yếu sẽ làm cho vấn đề quản lý rác thải ở khu vực nông thôn càng ít
được quan tâm và đề cập đến trong các chính sách quản lý mà các Bộ ban
hành. Đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong
công tác quản lý rác thải ở nông thôn hiện nay.
1.2. Khái quát chung vùng Đồng bằng sông Hồng


15
1.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
a/ Điều kiện tự nhiên
Đồng bằng sông Hồng được hình thành và phát triển trong vùng hạ lưu
của hệ thống sông Hồng và sông Thái bình với diện tích đất tự nhiên
1.481.200 ha. Tính đến năm 2006, đồng bằng sông Hồng có 1 thành phố trực
thuộc Trung ương là Hà Nội, 4 thành phố trực thuộc tỉnh, 14 quận, 8 thị xã,
86 huyện, 284 phường, 103 thị trấn và 1.861 xã


16
b/Tình hình kinh tế xã hội
Dân số và phân bố dân cư
Đặc điểm nổi bật của vùng ĐBSH là vùng đất chật người đông, diện tích
tự nhiên nhỏ nhất, 14.862.500 km
2
, nhưng số dân và mật độ dân số lại cao
nhất trong cả nước. Tính đến năm 2006, dân số trong vùng là 18.207.900
người, mật độ dân số trung bình là 1.225 người/km

2
cao gấp 4,85 lần so với
mật độ dân số trung bình trong cả nước.
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá tăng nhanh nhưng dân số
khu vực nông thôn của vùng ĐBSH vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Tính đến năm 2006,
khu vực thành thị là 4.546.800 người, chiếm 25%, khu vực nông thôn là
13.661.000 người, chiếm 75%
Thu nhập bình quân
- Thu nhập bình quân vùng Đồng bằng sông Hồng là 487.200
đ/người/tháng, bình quân lương thực theo đầu người là 395,4 kg/người,
đứng thứ 2 trong cả nước (sau ĐB sông Cửu Long)
- Tỷ lệ số hộ nghèo chung là 21%, thấp hơn trung bình so với cả nước 3%
- Tỷ lệ hộ nghèo lương thực là 4,3%, thấp hơn trung bình trong cả nước 1,8
lần
1.2.2 Khối lượng và thành phần rác thải nông thôn vùng ĐBSH
Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh của người dân ở các vùng nông thôn
vùng ĐBSH trung bình là: 0,3 kg/người/ngày, chưa bằng 1/2 so với khu vực
đô thị (0,7 kg/người/ngày).
Theo quy mô cấp xã, tỷ lệ khối lượng rác thải theo nguồn phát sinh thì
tỷ lệ khối lượng rác thải sinh hoạt là lớn nhất.
- Tỷ lệ rác thải sinh hoạt : 97,53%


17
- Tỷ lệ rác công nghiệp : 2,38%
- Tỷ lệ rác y tế : 0,09%
Nguồn: Dự án “Tổng hợp, xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác thải cho
các thị trấn, thị tứ, cấp huyện cấp xã”, 2006-2008
Với quy mô cấp xã, trong thành phần rác thải, tỷ lệ rác hữu cơ chiếm
cao nhất 53,79%, rác có thể tái chế chiếm 9,72%, rác y tế chỉ chiếm 0,03% và

thành phần tỷ lệ rác còn lại chiếm 36,46%.
1.3 Hiện trạng quản lý rác thải quy mô cấp xã vùng ĐBSH
1.3.1 Bộ máy quản lý môi trường vùng nông thôn từ cấp tỉnh xuống cấp xã
a/Phòng quản lý môi trường thuộc sở Tài nguyên và Môi trường ở tỉnh
Về cơ cấu tổ chức, các sở Tài nguyên và Môi trường đều đã thành lập
phòng Quản lý môi trường với các chức năng quản lý Nhà nước lĩnh vực môi
trường, giúp UBND tỉnh xây dựng qui hoạch, kế hoạch, các chính sách và các
biện pháp về bảo vệ môi trường trong địa bàn tỉnh.
b/Phòng Tài nguyên và Môi trường ở huyện
Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện được thành lập theo nghị
định số 172/2004/NĐ-CP, ngày 29-09-2004, với nhiệm vụ: tham mưu giúp
UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và môi trường. Tại các huyện, cán bộ
thuộc phòng Tài nguyên Môi trường cũng đã được đào tạo cơ bản về môi
trường. Tuy nhiên Phòng này cấp huyện hiện mới thực hiện được chức năng
quản lý về tài nguyên đất.
c/Cán bộ quản lý môi trường ở xã
Về cơ cấu tổ chức, mỗi xã, phường, thị trấn có một cán bộ phụ trách công
tác địa chính và quản lý môi trường. Hiện tại, ở cấp xã, thị trấn đều đã có cán


18
bộ địa chính làm công tác quản lý đất đai nhưng các hoạt động về quản lý môi
trường hầu hết chưa được triển khai do các cán bộ này chưa được đào tạo, tập
huấn về nghiệp vụ chuyên môn cũng như chưa được giao nhiệm vụ cụ thể và
các quyền lợi được hưởng nên công tác quản lý môi trường còn đang bỏ ngỏ.
Đánh giá chung về hoạt động của hệ thống quản lý môi trường cấp cơ sở
- Năng lực quản lý Nhà nước ở lĩnh vực môi trường ở các cấp đều thiếu về
số lượng, yếu kém về chuyên môn, đặc biệt càng xuống các cấp dưới,
huyện, xã các yếu kém nêu trên càng bộc lộ, chưa thực hiện được chức

năng quản lý môi trường trong nhiệm vụ được giao.
- Chưa có sự quan tâm thoả đáng của các địa phương như: Chưa dành ngân
sách cho thu gom, xử lý rác thải. Chưa thực hiện phân công trách nhiệm
giữa các cấp trong QLMT và thu gom rác thải.
- Tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý rác thải ở cấp xã, thị trấn hình thành tự
phát, không có qui hoạch, không có nguồn vốn đầu tư, không có định
hướng trong triển khai thực hiện, dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp và thiếu
bền vững.
1.3.2 Công tác thu gom, vận chuyển rác thải quy mô cấp xã cấp xã
a/Các tổ dịch vụ thu gom cấp xã
Tổ chức dịch vụ thu gom rác thải ở cấp xã chủ yếu hình thành tự phát, do
địa phương có bức xúc về rác thải, các thôn, xóm tự cử ra người làm công tác
thu gom, tự hạch toán kinh phí từ nguồn thu được của dân nên hiệu quả hoạt
động rất thấp và không bền vững. Do hình thành tự phát nên hoạt động của
các tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý rác thải ở cấp xã, thị trấn, thị tứ có sự khác
nhau về qui mô tỏ chức, tỷ lệ rác thải được thu gom, số lần thu gom rác/ tuần,
mức thu nhập của người thu gom…thể hiện ở trình độ quản lý và điều kiện
kinh tế ở mỗi địa phương.

×