Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Nghiên Cứu Các Giải Pháp Chuẩn Bị Kỹ Thuật Với Việc Phòng Tránh Thiên Tai Lũ Lụt Cho Thành Phố Kratie, Tỉnh Kratie

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.01 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------

VANN RYKA

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT VỚI
VIỆC PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI LŨ LỤT CHO THÀNH PHỐ
KRATIE – TỈNH KRATIE

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

HÀ NỘI – 2011


MỞ ĐẦU
1. Lý do và sự cần thiết.
Thiên tai bão lũ, trong đó có hiện tượng ngập lụt do lũ sông đã gây ra
những thiệt hại to lớn về người và của cho các đô thị vùng ven sông. Trước
những diễn biến ngày càng phức tạp của thời tiết do tác động của biến đổi khí
hậu, bão và lũ ngày càng khốc liệt kéo theo sức tàn phá vô cùng nặng nề. Chính
vì vậy việc dự báo các hiện tượng bất thường của thời tiết cùng với việc chủ động
phòng tránh thiên tai ngày càng trở nên cấp thiết, nó đòi hỏi phải có sự tham gia
của các ngành các cấp trong xã hội. Các công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên
tai cho các đô thị, đặc biệt cần được nghiên cứu kỹ ngay từ quy hoạch xây dựng
đô thị mà trong đó công tác chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng đô thị đóng một
vai trò quan trọng. Những biện pháp chuẩn bị kỹ thuật được tiến hành nhằm khai
thác khả năng thuận lợi khắc phục khó khăn, của thiên nhiên để đáp ứng yêu cầu


xây dựng và phát triển đô thị an toàn bền vững.
Trong những năm gần đây ở Campuchia chịu nhiều ảnh hưởng của thiên
tai gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, đặc biêt là Thành phố Kratie – tỉnh
Kratie. Lũ lụt hàng năm đã khiến hàng trăm hộ dân phải di dời, gây sạt lở và làm
hư hại hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các công trình như hồ điều hòa, đê ngăn
lũ chưa đóng vai trò hiệu quả trong việc phòng chống lũ lụt. Do đó, cần thiết phải
nghiên cứu giải pháp phòng tránh thiên tai để bảo vệ có hiệu quả thành phố Kratie
đảm bảo cho thành phố phát triển mở rộng lâu dài và bền vững trong hiện tại
cũng như trong tương lai.
Trong khuôn khổ của luận văn tác giả chỉ tập trung vào vấn đề “ Nghiên
cứu các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật với việc phòng tránh thiên tai lũ lụt cho
Thành phố Kratie – tỉnh Kratie ” Đây là vấn đề thực sự cần thiết và có ý nghĩa
thực tiễn rất lớn.
2. Mục tiêu nghiên cứu.


- Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng công tác chuẩn bị kỹ thuật với việc
phòng chống thiên tai lũ lụt cho thành phố Kratie.
- Nghiên cứu các tác động của thiên tai gây lũ lụt ảnh hưởng đến Thành
phố Kratie.
- Đề xuất các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật phòng chống thiên tai lũ lụt cho
TP Kratie.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật với
việc phòng chống thiên tai lũ lụt .
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi Thành phố Kratie có liên
kết với các đặc điểm sông và khu vực xung quanh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng, thu thập tài liệu.
- Phương pháp phân tích , đánh giá.

- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp kế thừa.
5. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Với các nội dung nghiên cứu như trên , kết quả nghiên cứu đề xuất các giải
pháp chuẩn bị kỹ thuật phòng chống thiên tai lũ lụt tới Thành phố Kratie , góp
phần bảo tồn di sản văn hóa và phát triển đô thị bền vững , xây dựng Thành phố
Kratie trở thành một đô thị “ Văn hóa - Du lịch – Sinh Thái ” phát triển năng
động , giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và bền vững.
6. Cấu trúc của luận văn gồm có :


Ngoài mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Nội dung chính của luận văn có 3 chương :
+ Chương 1: Thực trạng công tác chuẩn bị kỹ thuật với việc phòng tránh
thiên tai lũ lụt tại thành phố Kratie tỉnh Kratie.
+ Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu các giải pháp chuẩn bị
kỹ thuật phòng tránh thiên taicho thành phố Kratie – tỉnh Kratie.
+ Chương 3: Đề xuất các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật phòng tránh thiên tai
lũ lụt cho Thành phố Kratie.


CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KỸ THUẬT VỚI VIỆC PHÒNG
TRÁNH THIÊN TAI LŨ LỤT TẠI THÀNH PHỐ KRATIE TỈNH KRATIE.
1.1. Các khái niệm cơ bản.
1.1.1. Thiên tai, lũ lụt.
a. Thiên tai. [5]
- Theo định nghĩa chung: Thiên tai là những tai họa tự nhiên xảy ra bất
ngờ, gây thiệt hại cho con người, môi trường và hệ sinh thái.
- Theo wikipedia: Thiên tai là hiệu ứng của một tai biến tự nhiên (lũ lụt,
bão, phun trào núi lửa, sóng thần, động đất, lở đất,...) có thể ảnh hưởng tới môi

trường và dẫn tới những thiệt hại về tài chính hay con người (phụ thuộc vào khả
năng chống đỡ và phục hồi của con người đối với thảm họa).
- Theo từ điển Việt Nam: Thiên tai là hiện tượng tự nhiên (bão, lũ lụt, hạn
hán, giá rét, lốc xoáy, động đất,...) gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống hoặc
tài sản, tính mạng của con người và tổn hại hệ sinh thái.
b.Đặc điểm chung của thiên tai.
Thiên tai thường xảy ra bất ngờ, nhanh, trong thời gian ngắn và có sức tàn
phá gây thiệt hại về tài sản, tính mạng của con người, tổn hại hệ sinh thái, làm
thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho cảnh quan môi trường của khu vực.

c. Các loại thiên tai.
Thiên tai bao gồm các loại:


- Bão, tố và lốc xoáy.
- Lũ, lũ quét, ngập lụt, hạn hán, thủy triều và nhiễm mặn.
- Động đất.
d.Thiên tai lũ lụt.[4]
+ Lũ là một dạng sóng thủy lực truyền trong mạng lưới sông ngòi trong đó
lưu lượng và mực nước tăng lên gấp nhiều lần so với điều kiện dòng chảy bình
thường . Chủ yếu do mưa trên lưu vực nhưng cũng có thể do vỡ đê , vỡ đập hoặc
ách tắc dòng chảy.
+ Những đặc trưng chính của lũ : Lưu lượng , mực nước cao nhất tổng
lượng lũ , thời gian duy trì dòng chảy lũ , tốc độ và thời gian truyền sóng lũ về hạ
du.
+ Các đặc trưng cơ bản của lũ :
- Mùa lũ trên các lưu vực sông : là khoảng thời gian bắt đầu từ tháng có
nước sông dâng lên liên tục và kết thúc cuối cùng có lượng nước sông lượng
nước trung bình nhiều năm tương ứng với tần suất lũ P 50% .( P xác suất xuất
hiện trị số lưu lượng tháng trị số lưu lượng TB nhiều năm.)

- Mưa lũ : mưa lớn vượt mức thấm , tạo nên lũ ở các sông suối .
- Mực nước lũ là độ cao của mặt nước trong sông tính từ 1 độ cao chuẩn
nào đó.
- Mực báo động mực nước lũ.
- Lưu lượng lũ là lượng nước chảy qua một mặt cắt trong 1 đơn vị thời
gian được tính m3/ (Q).
- Đỉnh lũ : là mực nước hay lưu lượng nước cao nhất trong 1 trận lũ.
- Chân lũ lên là lũ bắt đầu lên ( mực nước bắt đầu dâng cao ).


- Chân lũ xuống là lũ rút xuống thấp nhất, xấp xỉ bằng lúc lũ bắt đầu lên.
- Thời gian lũ lên là khoảng thời gian từ chân lũ lên đến đỉnh lũ ( t1).
- Thời gian lũ xuống là khoảng thời gian từ dỉnh lũ đến chân lũ xuống
(t2)
- Thời gian trận lũ là khoảng thời gian từ chân lũ lên đến chân lux xuống (
t ).
t = t1 + t

2

- Biên độ mực nước lũ lên là chênh lệnh mực nước giữa mực nước đỉnh lũ
và mực nước chân lũ lên ( ∆H1 )
1.1.2. Công tác chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng.
Trong thực tế khi xây dựng rất khó tìm được một địa điểm có sẵn hoàn hảo
về điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện khác, đáp ứng ngay yêu cầu quy
hoạch xây dựng đô thị . Vì vậy người ta phải tiến hành những biện pháp kỹ thuật
cần thiết kế để cải tạo điều kiện tự nhiên của khu đất nhằm thỏa mãn yêu cầu quy
hoạch xây dựng đô thị. Những biện pháp kỹ thuật về sử dụng và cải tạo điều kiện
tự nhiên vào mục đích quy hoạch, xây dựng và hoàn thiện kỹ thuật cho đô thị
được gọi là chuẩn bị kỹ thuật cho khu đất xây dựng đô thị.

Những biện pháp chủ yếu của công tác chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng
đô thị bao gồm:
- Đánh giá đất đai, lựa chọn đất xây dựng đô thị
- Quy hoạch chiều cao
- Thoát nước mặt
- Hạ mực nước ngầm


- Bảo vệ khu vực xây dựng khỏi bị ngập lụt
- Gia cố, hoàn thiện dải bờ sông, bờ hồ và các mái dốc.
Ngoài ra còn có một số biện pháp chuẩn bị kỹ thuật đặc biệt khác như :
phòng chống trượt lở, mương xói, hạ ngầm, dòng biền đá, lũ quét....
1.2. Giới thiệu khái quát về Campuchia.
1.2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên.
a/ Vị trí địa lý.
- Campuchia là một trong những nước Đông Nam Á ; nằm giữa 10 và 15
độ vĩ Bắc và 102 và 108 độ kinh độ với diện tích 181.035 km 2 , dân số theo điều
tra năm 2008 là 13.388.910 người, mật độ la 74 người/ km2


Hình 1.1. vị trí của Campuchia
(Nguồn: Bộ xây dựng Campuchia)
- Có 800 km biên giới với Thái Lan về phía Bắc và phía Tây.
- Có 541km biên giới với Lào về phía Đông Bắc.
- Có 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía Đông và Đông Nam .
- Vương quốc Campuchia có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan.
b/ Đặc điểm tự nhiên.
Đặc điểm địa hình nổi bật là hồ lớn Tonle Sap nằm giữa vùng đồng bằng
của Campuchia. Diện tích chứa nước của hồ thay đổi theo mùa. Mùa khô có diện
tích khoảng 2.590 km2. Mùa mưa có diện tích khoảng 24.605 km 2. Đây là một

đồng bằng đông dân , phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm
Campuchia . Phần lớn ( khoảng 75% ) diện tích đất nước của Campuchia nằm ở
cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển , ngoại trừ dãy núi Cardamon ( điểm
cao nhất là 1.771 m ), phần kéo dài theo hướng Bắc Nam về phía Đông của nó là
dãy Voi ( cao độ 500 – 1.000 m ) và dốc đá thuộc dãy núi Dảngek ( cao độ trung
binh 500 m ) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan.[15]
Nhiệt độ dao động trong năm khoảng 10 – 38 0C. Campuchia có các mùa
mưa nhiệt đới , gió tây nam từ Vịnh Thái Lan/ Ẩn Độ Dương đi vào đất liền theo
hướng đông bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mua từ tháng 5 đến tháng
10 , trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10 ; gió đông bắc
thổi theo hướng tây nam về phía biển trong mùa khô tháng 11 đến tháng 3 , với
thời kỳ ít mưa nhất là thang 1 và tháng 2.


Campuchia cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới
sinh sống , nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng
trước hiểm hoạ diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.[3]
1.2.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội :[1]
a/ Đặc điểm kinh tế.
Sự phát triển của nền kinh tế Campuchia bị chậm lại một cách đáng kể
trong thời kỳ 1997 – 1998 vì khủng hoảng kinh tế trong khu vực, bạo lực và xung
đột chính trị. Đầu tư nước ngoài và du lịch giảm mạnh . Trong năm 1999 năm đầu
tiên có được hòa bình thực sự trong vòng 30 năm , đã có những biến đổi trong cải
cách kinh tế và tăng trưởng đạt được mức 5%. Mặc dù bị ngập lụt tràn lan, GDP
tăng trưởng ở mức 5.0 % trong năm 2000, 6.3% trong năm 2001 và 5.2 % trong
năm 2002. Du lịch là ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh nhất của Campuchia,
với số du khách tăng 34% trong năm 2000 và 40% trong năm 2001 trước sự kiện
khủng bố 11 tháng 9 năm 2001tại Mỹ . Mặc dù đạt được sự tăng trưởng như vậy
nhưng sự phát triển dài hạn của nền kinh tế sau hàng chục năm chiến tranh vẫn là
một thách thức to lớn. Dân cư thất học và thiếu các kỹ năng nghề nghiệp , đặc

biệt là ở vùng nông thôn nghèo đói gần như chưa có các điều kiện cần thiết của
cơ sở hạ tầng . Sự lo ngại về không ổn định chính trị và tệ nạn tham những trong
một bộ phận chính quyền làm chán nản các nhà đầu từ nước ngoài và làm chậm
trễ các khoản trợ giúp quốc tế. Chính quyền đang phải giải quyết các vấn đề này
với sự hỗ trợ của các tổ chức song phương và đa phương.
Campuchia đã gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới từ ngày 13 tháng 10
năm 2004.
Đầu năm 2007, nhiều nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới
, Đại học Harvard và nhiều tổ chức uy tín khác trên thế giới được công bố cho
rằng Campuchia có trữ lượng dầu mỏ lớn có thể lên đến 2 tỉ thùng dầu và 10.000
tỉ mét khối khí đốt . [ 1]


b. Dân cư :[6]
Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư hơn 90% dân số là người
Khmer và ngôn ngữ chính thức là tiếng Khmer . Các dân tộc thiểu số chiếm
khoảng 3% dân số. Dân tộc Chăm, theo đạo Hồi nhóm sắc tộc thiểu số lơn nhất .
Ngoài ra các nhóm sắc tộc thiểu số khác sống tại các khu vực miền núi và cao
nguyên. Ở đây còn rất nhiều cư dân người Việt khoảng 7 % .
Phật giáo Tiểu thừa bị khmer đỏ huỷ diệt đã được phục hồi là tôn giáo
chính thức. Các tôn giao khác như Thiên chúa giao đang được du nhập vào.
Tiếng Pháp và Tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là
ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ
thông và đại học. Phần lớn trí thức mới của Campuchia được đào tạo tại Việt
Nam là thuận lợi cho quan hệ kinh tế, văn hóa ba nước Đông Dương.
c. Quan hệ vùng du lịch:
Về du lịch , Siêm Reap trong đó bao gồm tất cả các tháp trong khu
ANGKOR được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của nhân loại, là nơi hấp
dẫn nhất đối với khách du lịch trong và ngoài nước, gắn liên với Biển Hồ ( Baeng
Tonle Sap ) cách xa TP khoảng 40 km về phía tây. Du khách sẽ được gặp một

biển hồ nước mặt rộng lớn có hàng triệu loại cá đang sinh sống và còn rất nhiều
loại động vật khác mà trên thế giới không còn nữa. Ở đó là nơi có nhiều cá nước
mặt nhất nhi trên thế giới cũng là nơi mà khách có thể thường thức những món ăn
đặc sản của Campuchia, khách có thể tới thăm trại nuôi các xấu nằm khắp nơi
trên mảnh đất Siem Reap, Làng văn hoá cũng là nơi cho khách tìm hiểu về nét
truyền thống của tất cả các dân tộc trong đất nước Campuchia. Siêm Reap đến
nay rất nổi tiếng cả trong và ngoài nước và được coi là điểm đến không thể thiếu
của các tỏu du lịch với các công trình như sau:
- Tháp ANGKOR WAT
- Tháp BAYON


- Tháp BAPUON
- Tháp BANTEAY SREY
- Tháp PHIMEAN AKAS
- Tháp BANTEAY KNEA
- Tháp BANTEAY SAMRE
- Tháp TA PROM
- Làng Văn Hoá…

Hình1.2. ANGKOR WAT
( Ngu ồn: Bộ xây dựng Campuchia)
d. Văn hóa và Nghệ thuật:
Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế
kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ . Nền văn hóa Campuchia cũng gây ảnh
hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại. Trong lịch sử Campuchia tôn giáo
có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa. Trải qua gần 2000 năm , người dân
Campuchia đã phát triển một tín ngưỡng Khmer độc đáo với các tín ngưỡng hỗn
hợp gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa và các tôn giáo Ấn Độ như Phật giáo



và Hindu giáo. Nền văn hóa và văn minh Ấn Độ bao gồm cả nghệ thuật và ngôn
ngữ đã vươn đến lục địa Đông Nam Á khoảng vào thế kỷ thứ nhất trước Công
nguyên. Đa số dân Campuchia ( gần 90% ) là người Khmer và một tỷ lệ lớn hơn
có nói tiếng Khmer. Các ngôn ngữ khác được sử dụng ở Campuchia có : Tiếng
Pháp , Tiếng Trung Quốc, Tiếng Việt và Tiếng Anh ( đang ngày càng trở nên
phổ biến ). Campuchia có 90% dân số theo Phật giáo Thượng toạ bộ và phần đa
số còn lại theo Hồi giáo thuyết vô thần hoặc thuyết vật linh.
Kiến trúc của Campuchia phần lớn được biết đến nhờ vào những công trình
được xây dựng từ thời người Khmer cổ đại cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13. Đạo
phật và tư duy huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các công
trình kiến trúc vĩ đại này. Đặc trưng cơ bản của kiến trúc giai đoạn này là được
xây dựng từ vật liệu gỗ, tre nứa hoặc rơm ra và đá. Những gì còn lại ngày nay
người ta có thế chiêm ngưỡng là các công trình bằng đá tảng như các bức tường
thành, đường sá và các ngôi đền hoặc các con đường có những bao lơn tạc hình
con rắn chin đầu , vươn cao 2 – 3 m, xòe rộng phủ bong xuống mặt đường. Còn
hình thức chung của các ngôi đền là có đỉnh chóp nhọn, bốn mắt đền được chạm
trổ các bức phù điêu miêu tả cuộc sống con người ở thế giới bên kia, hoặc cuộc
sống hiện tại của người dân Campuchia bấy giờ, hay cuộc chiến với nước láng
giềng vũ nữ dân gian (Apsara) với thân hành mềm mại cân đối đang múa khá
uyển chuyển và sự tham gia của những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya
của Ấn Độ.
Bên cạnh đó hình thức khắc những ký tự hay con số cũng rất phổ biến ở
công trình. Các ngôi đền thường có 1 cửa còn ở ba phía còn lại của đền cũng có
cửa nhưng chỉ là giả, để tạo cảm giác đối xứng cho ngôi đền. Công trình nổi tiếng
nhất ở đây là ngôi đền Bayon với 200 gương mặt của thần Avalokitesvarak.
Chiêm ngưỡng những công trình này, ta không thể không khâm phục sức mạnh
phi thường và bàn tay tài ba của những người dân khmer cổ đại. Kiến trúc của
Campuchia cũng có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc của Thái Lan và người Chăm
của Việt Nam.



1.3. Giới thiệu về thành phố Kratie – tỉnh Kratie.
1.3.1. Vị trí địa lý.
Tỉnh Kratie là trong một

khu

vực miền núi ở phía đông bắc

của

Campuchia. Có thể đến bằng

tàu

thủy và đường bộ. Đó là
khoảng 217 km tư thành phố
Phnom Penh nếu đi du lich

bằng

thuyền dọc theo sông Cửu Long

.

Ngoài ra, các tỉnh có thể đến

bằng


Quốc lộ số 6A qua cầu Kigona



tiếp tục về bằng đường số 7.

Tại

341 km , cách này dài hơn đi
tuyến đường sông . Tỉnh Kratie
diện tích



Hình 1.3 : Bản đồ vị trí tỉnh Kratie

11.094km2 , chia ra 5 huyện, 46 xã và 250 làng, có dân số 297.317 người, 58.852
hộ gia dình.[15]
Phía bắc giáp với tỉnh Stung Treng.
- Phía đông giáp với tỉnh Mondulkiri.
- Phía nam giáp với tỉnh Kampong Cham và Việt Nam.
- Phía tây giáp với tỉnh Kampong Thom.
Thành phố Kratie có dân số 86.674 người, có 16.978 hộ gia đình, có diện
tích 3.543 km2.[9]


Hình 1.4 : Vị trí thành phố Kratie.
( Nguồn: Bộ xây dựng campuchia)
1.3.2. Điều kiện tự nhiên.[11]
Sông Mekong chảy từ phía nam của tỉnh , khoảng 140 km chiều dài của

sông nằm ở Kratie . Con sông này là nhà của cá heo Irrawaddy , cá , các loài chim
. Các dòng chảy của sông Mekong tại Kratie khác nhau rất nhiều . Có hàng trăm
hòn đảo theo mùa ngập lụt trên sông . Đến năm 2007 chính phủ Campuchia có kế
hoạch để xây dựng một đập trên sông Mekong gần TP Kratie. Tỉnh này cũng có
nhiều rừng , các Phnom Pram Poan dãy núi . Phnom Prech và đồn điền cao su.
Đông Kratie là một khu vực gia cầm quan trọng.
Tỉnh này chủ yếu được bảo vệ trong rừng rậm . Hố thiên thạch từ hoạt
động vụ đánh bom trong chiến tranh Việt Nam , một số trong đó chứa đầy nước
vẫn còn nhìn thấy được ở nông thôn . Một số đất đai ở Kratie được sử dụng cho
nông nghiệp , mặc dù một tỷ lệ nhỏ hơn so với các nơi khác ở Campuchia.
Tỉnh này có khí hậu gió mùa với mùa mát từ tháng mười một đến tháng
ba , mùa nóng từ tháng ba đến tháng năm và một mùa mưa từ tháng năm đến
tháng mười . Lũ lụt là thường xuyên ở Kratie sông Cửu Long có thể bị tràn khi
mùa nước lớn hơn 4 m . Kratie được biết đến với những phong cảnh vên sông hấp
dẫn của nó và các làng xanh và cánh đồng của mình.


Nguồn thủy sản của Kratie là một phần của Khu sông Cứu Long thượng
mà quan trọng là hỗ trợ cho các loài cá di cư và sinh hoạt nhưng không đóng vai
trò quan trọng trong đánh bắt cá thương mại. Rừng ở Kratie có xu hướng mở và
nhẹ hơn các nơi khác ở Campuchia, chúng thường được tạo thành từ các cây rụng
lá làm mất lá của họ trong mùa khô.
+ Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ ở tỉnh Kratie không thay đổi nhiều lắm về ban ngày và ban đêm.
Nhiệt độ cao nhất trong tháng 4 gần 39 0c .
Nhiệt độ thấp nhất trong tháng 12 xuống gần 15 0c.
Nhiệt độ trung bình 25 0c.
+ Chế độ mưa:
Độ ẩm trung bình là 80%.
Lượng nước mưa lớn nhất ở trong tháng 8 là 392.0mm.

Lượng nước mưa thấp nhất ở trong tháng 12 là 0 mm.
Lượng nước mưa trong cả năm là 1910.6 mm.
1.3.3. Điều kiện kinh tế – xã hội.
+ Hầu hết cư dân Kratie là nông dân hoặc ngư dân, 78% người dân làm
nghề nông nghiệp , 30 % hộ gia đình Kratie sống dưới mức 1 USD/ ngày , tỷ lệ
hộ nghèo của tỉnh là 32 % ( thấp hơn so với trung bình toàn quốc là 39%). Một
số địa điểm khai thác vàng xảy ra tại Kratie hầu hết đất ở Kratie là người nghèo,
tỉnh chủ yếu phát triển cây công nghiệp lâu năm như cao su, trong tỉnh vẫn còn
tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp luồn cần sự giám sát của cán bộ tỉnh. Kratie
có tiềm năng để trở thành một điểm đến du lịch sinh thái .


Đất của tỉnh Kratie thường bao gồm đất thuộc sở hữu hoặc sử dụng phong
tục của người dân ở tỉnh Kratie, trong năm 2004 cộng đồng tổ chức đất bị đe dọa
bởi quân đội sau khi họ bị tịch thu cưa được sử dụng cho khai thác gỗ bất hợp
pháp, một số người dân bản địa của tổ chức đang hoạt động trong tỉnh Kratie.
Dịch vụ du lịch: Kratie có khu du lịch sinh thái và khu văn hóa 13 chỗ trên
cả tỉnh, trong thành phố có khu văn hóa cổ là chua ROKAKANDAL có tuổi hơn
100 năm tuổi,đang là khu dịch vụ tốt đáp ứng chỗ ở cho du khách với gia rẻ và
thuận lợi cho các chuyến đi du lịch.[10]
Bảng 1.1. Các dịch vụ du lịch:[10]
Dịch vụ du lịch Thành phố Kratie
Loại dịch vụ Số lượng
Khách sạn

7

Nhà nghỉ
Nhà hàng


15
23

Tổng cộng

45

Số

1.470.000

Số nhân viên
Nam Nữ
37
20

134

489.000
534.000

33
89

23
68

363

2.493.000


159

111

phòng
229

Số tiền đầu tư (USD)

+ Công nghiệp: Chưa có công nghiệp loại to cái mà đã thấy ở thành phố
Kratie có công nghệ 25 loại bằng 133 chỗ và tiền đầu tư là 202.850 USD đã thu
hút 324 công nhân trong đó phụ nữ 27,16%.
Bảng 1.2: Thống kê nông nghiệp.[9]
SôT.T

Công suất công nghiệp dịch vụ nhỏ và công nghẹ
Loại
Số lượng
%
Tiền
đầu Số công nhân
Nữ
Tổng
tư(USD)

1
2
3
4

5
6
7

Máy lúa
Sản xuất rượu
Sửa chữa xe
Bàn , tủ ,kính
Đá lạnh
Bánh mi
Xe đạp

47
22
13
4
2
2
1

35,34%
16,54%
9,77%
3,01%
1,50%
1,50%
0,75%

68.630
14,100

11,800
4,450
1,100
3,400
1,600

39
17
3
0
4
3
1

117
45
9
10
8
7
2


8
9
10
11
Tổng

Nước cất

Nước nắm
Kẹo
Loại khác

1
1
1
39
133

0,75%
0,75%
0,75%
29,32%
100%

15,000
800
800
81,170
202,850

3
1
1
16
88

7
3

3
113
324

1.3.4.Cở sở hạ tầng.
a/ Hạ tầng xã hội :[9]
Tại thành phố Kratie các công trình hạ tầng xã hội tuy đã được chú trọng
đầu tư xây dựng, song chưa nhiều và chất lượng công trình cũng như chất lượng
phục vụ chưa tốt.
+ Nhà ở: Hiện trạng nhà ở khu vực nội thị chủ yếu là nhà kiên cố. Tổng
diện tích và mật độ xây dựng tương đối cao, tổng diện tích nhà ở là 293.28 ha.
Nhà ở khu vực các xã chủ yếu là nhà thấp tầng và nhà sàn.

Hình 1.5 : Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và đất dự trữ phát triển.
(Nguồn:Bộ Xây Dựng Campuchia)


+ Công trình công cộng :
Giáo dục đào tạo:
Năm 2007 đến năm 2008 Thành phố Kratie có 424 giáo viên từ trường mẫu
giáo đến trường PTTH. Các phường xã đều có các trường PTCS và trường tiểu
học. Toàn Thành phố có 23 trường học trong đó có : 05 trường PTTH , 11 trường
THCS và 7 trường tiểu học.
Hiện nay vẫn có một số trẻ em chưa được vào học trường PTCS trong đó
số em gái chiếm 45,54 % .
Công trình y tế:
Trên địa bàn Thành phố Kratie có 01 bệnh viện và 02 trạm y tế cơ sở .
Bệnh viện có 8 khối nhà với 150 giường bệnh. Tổng số cán bộ y tế là 63
người. Ngành y tế đã có nhiều cố gắng để chăm lo , khám chữa và phòng bệnh
cho nhân dân , truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình.

Thể dục thể thao:
Thành phố có 2 trung tâm văn hóa thể thao, trong đó có 1 trung tâm dành
cho thiếu nhi và 1 trung tâm dành cho luyện tập và thi đấu gồm có các công trình
như sân vận động: thi đấu bóng đá, nhà thi đấu: bóng bàn, cầu lông,…
b/ Hạ tầng kỹ thuật:
+ Giao thông:
Giao thông đối ngoại: Giao thông chủ yếu là tuyến đường quốc gia số7 mới
dọc theo sông Mêkong khoảng 220 km và Quốc lộ 7A. Bến xe ô tô có diện tích
600 m2 nằm trên đường quốc lộ số 7 cũ đi qua trung tâm của Thành phố; tại Thành
phố Kratie hiện nay có bến tàu thủy để phục vụ cho khu vực Thành phố và vùng
lân cận. Thành phố Kratie không có tuyến đường sắt chạy qua.


Giao thông nội thị: Thành phố Kratie có mạng lưới đường nhỏ , hẹp hệ ô
bàn cờ theo hướng Đông Nam và Tây Nam - Đông Bắc . Tổng chiều dài mạng
lưới đường là 85,63 km, mật độ mạng lưới 3,5 km/km 2 , chiều rộng lòng đường
trung bình là 6 - 7 m, chiều rộng hè trung bình là 2 - 2.5 m, chiều rộng đường đỏ
là 8 – 13 m.
+ Cấp nước:
Hiện nay thành phố đang sử dụng hệ thống khai thác nước ngầm để cung
cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ thành phố. Tuy nhiên do nước ngầm không cung
cấp đủ lưu lượng cũng như chất lượg nên Thành phố Kratie có dự án khai thác
nguồn nước mặt lấy từ sông Mêkong cách nhà máy nước 8 km . Xây dựng một
cửa lấy nước và một trạm bơm . Hiện nay đang triển khai gần xong , sau này Nhà
nước sẽ đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước công suất lớn . Lượng
nước nhà máy nước Thành phố chỉ đủ cung cấp cho 60% dân số , còn các khu
vực khác dùng nước giếng đóng hoặc giếng khơi. Đường ống cấp nước đang
xuống cấp , nhà máy nước đang từng bước khắc phục và cải tạo.
+ Cấp điện:
Thành phố Kratie được cung cấp điện từ tỉnh Bình Phước của Việt Nam 35

KV và mua từ Lào là 115 KV có dung lượng 2x5600KVA đủ khả năng cung cấp
điện cho Thành phố Kratie.
Chiếu sáng đường phố : Đèn chiếu sáng bằng sợi đốt dùng để chiếu sáng .
Một số điểm nút giao thông quan trọng và trục đường giao thông lớn được sử
dụng đèn thủy ngân cao áp loại 250 W/ 1 cái tổng cộng là 70 cái trong Thành
phố Kratie.
+ Thoát nước – Vệ sinh môi trường:
-Hiện trạng thoát nước bẩn:Hiện nay tất cả nước thải và nước mưa


được thu gom chung bởi hệ thống mương thu gom nước mưa và đổ vào
sông Mêkong.

Hình 1.6: Hệ thống thoát nước của thành phố Kratie.( Nguồn: Tác giả chụp)
+ Đặc điểm vệ sinh môi trường của Thành phố là các loại , kiểu xí tự thấm
và xí hai ngăn , làm ô nhiễm nguồn nước giếng mạnh . Kết quả khảo sát các giếng
nằm trong khu phố cho thấy độ nhiễm bẩn hữu cơ môi trường a xít .
+ Nước thải của bệnh viện Thành phố được xử lý cục bộ bằng 2 bể tự hoại
rồi xả trực tiếp ra tuyến mương trên đường QL7A mới.
+ Các loại nước thải khác , trong đó có nước thải từ các cơ sở tiểu thủ công
nghiệp , chế biến cá cũng không xử lý triệt để trước khi xả ra sông Mêkong.
+ Nước thải các loại chưa được xử lý triệt để , chất thải rắn đổ tùy tiện là
các nghuyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Hiện trạng thu gom rác thải:
Thành phố Kratie có hệ thống thu gom chất thải rắn từ các hộ dân , các khu
thương mại, khu công nghiệp và bệnh viện... đã thu gom ở trong khu trung tâm
vận chuyển 2 – 3 m3/tuần. Khối lượng CTR thu gom được khoảng 10 tấn/ngày,
đạt trung bình 45- 50 % lượng CTR phát sinh. Trọng lượng riêng chất thải rắn
trung bình 250kg/m3 .



+ Rác thải bệnh viện : Thành phố Kratie có bệnh viện 150 giường và một
số trạm y tế. Lượng chất thải rắn thu gom được khoảng 150kg/ngày; đổ chung với
chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại bãi rác ở ngoài trung tâm thành phố, riêng CTR
Ytế nguy hại được đốt trong lò đốt của bệnh viện.
+ Bãi rác hiện trạng : Bãi rác đặt tại ngoài trung tâm, cách Thành phố 5km ,
cách đường QL 7A mới 600m, đó là khu vực gần đồng ruộng. Diện tích bãi hiện
nay là 2,0ha ( 200m x 100m. Hiện nay rác đã được đổ đầy do công ty Môi trường
Sin Try quản lý. Nhà nước đã đầu tư ( đang xây dựng ) nhà máy xử lý chất thải
rắn sinh hoạt ngay cạnh bãi rác.
+ Nghĩa trang: Hiện nay , tổng diện tích đất nghĩa trang của Thành phố là
khoảng 5 ha nằm ở phía ngoài Thành phố chiếm 0.2%

Hình 1.7:bản đồ hiện trạng thành phố Kratie- tỉnh Kratie.

1.4. Vấn đề lũ lụt và công tác chuẩn bị kỹ thuật với phòng tránh thiên
tai lũ lụt tại TP Kratie.


1.4.1. Thiên tai lũ lụt tại thành phố Kratie.
Các nguyên nhân chính gây ra lũ lụt ở TP Kratie là do bão, áp thấp nhiệt
đới và mưa lớn. Mưa lũ hàng năm trên lưu vực sông Mêkong kéo dài từ tháng
VI tới tháng X. Nhìn chung mùa lũ chậm hơn mùa mưa 1 tháng, tuy nhiên mùa
lũ ở đây cũng không ổn định, nhiều năm lũ xảy ra từ tháng VI và cũng nhiều năm
sang tháng X và XI vẫn có lũ.
Trong những năm gần đây, lũ lụt xảy ra ngày một thường xuyên hơn với
những trận lũ lụt rất lớn gây nên những hậu quả rất nặng nề, cơn bão lũ đi qua TP
Kratie đã ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, đời sống của người dân, hơn thế
nữa, lũ lụt còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến khu du lich văn hoá và sinh thái, như
trận lũ tháng 9 năm 2000 làm cho TP Kratie ngập sâu trong nước lũ 0,5 – 1.5m

phải sơ tán 3579 người. Sauk hi nước rút chất lượng các công trình đã bị xuống
cấp rất nghiêm trọng. Trận lũ ngày 14 tháng 10 năm 2009 đã làm thiệt hại đến đời
sống của nhân dân và các lĩnh vực khác
như sau:
+ Tình hình lũ lụt: năm 2009 mực nước lũ lên cao 3 lần , lần thứ nhất ngày
06tháng 8 năm 2009 mức nước là 20,45m , lần thứ hai ngày 11 tháng 09 năm
2009 mực nước là 20,24m và lần thứ ba ngày 06 tháng 10 năm 2009 là 21,44 m
làm thiệt hại nhiều về cơ sở hạ tầng của đô thị và nhà dân .


Hình 1.8: trận lũ lụt năm 2000 ở Kratie.
(Nguồn: Bộ Xây Dựng Campuchia)
+ Nông nghiệp: Thiệt hại về lúa là 7971,1 ha , cao su vừa trồng là 81 ha ,
còn cao su đã báo là 15000 cây, con nhiều loại cây trồng khác. [16]
- Thành phố Kratie thiệt hại về lúa là 251 ha.
- Huyện Chattrak Bory là 2420,5 ha
- Huyện Chloung là 994,7 ha
- Huyện Prek Brosap là 1552,9 ha
- Huyện Sambo là 1855 ha
- Huyện Snoul là 903 ha
Tổng số tiền thiệt hại là 2.571.512 USD
+ Thiệt hại về cơ sở hạ tầng:
- Quốc lộ 7 nước chảy qua bị hỏng 60 m
- Quốc lộ 73 ngập nước 2300 m
- Đường số 09 bị hỏng với chiều dài 103,080 m
Tổng số tiền thiệt hại là 3.152.331.5 USD


Như vậy có thể thấy với diễn biến tình hình ngày càng nghiêm trọng của biến đổi
khí hậu , tình trạng lũ lụt xảy ra ngày càng nhiều với mức độ ảnh hưởng lớn dần

đã ảnh hưởng trực tiếp nặng nề đến người dân trong vùng ngập lũ lụt và ảnh
hưởng lớn đến việc bảo vệ khu văn hoá và sự phát triển du lịch của địa phương và
cả nước.
+ Tác động của mưa, lũ lụt:
-Lượng mưa hàng năm phân bố không đều, những tháng đầu năm khô hạn, cuối
năm mưa lụt thường tập trung vào những đợt ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt
đới, gió mùa bắc.
- Hầu hết các triền sông đều bị ảnh hưởng của lũ lụt. Tính hình sạt lở bờ sông
diễn ra khá nghiêm trọng khắp các triền sông, cửa sông. Toàn Thành phố Kratie
có 2 phương chịu ảnh hưởng của sạt lở, đặc biệt là số hộ gia đình sống trên bờ
sông Mêkong đang có xu hướng sạt lở mạnh. Tổng chiều dài sạt lở trên địa bàn
Thành phố Kratie là 2.120m phía dốc theo đoạn cuối của bờ sông.
1.4.2.Thực trạng công tác chuẩn bị kỹ thuật phòng tránh thiên tai lũ lụt
của thành phố Kratie – tỉnh Kratie.
a. Hiện trạng nền xây dựng.[9]
Thành phố Kratie là vùng đồng bằng có độ dốc không nhỏ là 10% , nằm
dọc theo bờ sông Mêkong , Thành phố được hình thành trên giải cồn cát của đoạn
sông có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam.
+ Cao độ nền lớn nhất ở đồng bằng là 18-20.5m ( khu vực dọc đường QL 7
mới và ven đê)
+ Cao độ nền thấp nhất là 11 m ( khu vực đồng ruộng ) chiếm 30%
Nền khu vực dự kiến phát triển chủ yếu về hướng Đông và Đông Bắc, về
hướng Nam có cao độ trung bình là 20 m.


×