Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất đồi núi cho phát triển cây hồng không hạt và cây hồi của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 114 trang )


106
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA
HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1 QUAN ĐIỂM VỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT 4
1.1.1 CÁC KHÁI NIỆM CÓ QUAN HỆ ĐẾN BỀN VỮNG 4
1.1.2 NHỮNG TIÊU CHÍ VÀ CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐỂ ĐÁNH GIÁ
TÍNH BỀN VỮNG CỦA HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở NƢỚC TA 8
1.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐỒI NÚI 10
1.2.1 THẾ GIỚI 10
1.2.2 VIỆT NAM 11
1.2.3 LẠNG SƠN 14
1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÂY HỒNG KHÔNG HẠT 15
1.3.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ CỦA CÂY HỒNG KHÔNG HẠT15
1.3.2. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÂY HỒNG KHÔNG HẠT 15
1.3.3. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY HỒNG 16
1.4 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÂY HỒI 19
1.4.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ CỦA CÂY HỒI 19
1.4.2. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÂY HỒI 20
1.4.3. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY HỒI 21
CHƢƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 25
2.1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 25
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.3.1. PHƢƠNG PHÁP KẾ THỪA TÀI LIỆU 26
2.3.2. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT 26


2.3.3. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA NHANH NÔNG THÔN 27
2.3.4. PHƢƠNG PHÁP VIẾN THÁM VÀ GIS 27
2.3.5. PHƢƠNG PHÁP TỔNG KẾT MÔ HÌNH KẾT HỢP CHUYÊN
GIA 27
2.3.6. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐẤT: 27

107
CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU 28
3.1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CÓ QUAN HỆ ĐẾN SỬ DỤNG HỢP LÝ
ĐẤT ĐỒI NÚI 28
3.1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI CÓ QUAN HỆ ĐẾN SỬ DỤNG
HỢP LÝ ĐẤT ĐỒI NÚI 44
3.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐỒI NÚI TRONG MỐI QUAN HỆ
VỚI SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ 48
3.2.1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 48
3.2.2 HIỆN TRẠNG TRỒNG HỒNG KHÔNG HẠT VÀ TRỒNG HỒI 53
3.3 ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐỒI NÚI CHO PHÁT
TRIỂN CÂY HỒNG KHÔNG HẠT VÀ CÂY HỒI 58
3.3.1 CĂN CỨ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐỒI NÚI CHO
TRỒNG HỒNG KHÔNG HẠT VÀ HỒI 58
3.3.2 ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐỒI NÚI CỦA HUYỆN
VĂN LÃNG 86
3.3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐỒI
NÚI CHO PHÁT TRIỂN CÂY HỒNG KHÔNG HẠT VÀ CÂY HỒI 92
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 96
A. KẾT LUẬN 96
B. ĐỀ NGHỊ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHẦN PHỤ LỤC 105






1
MỞ ĐẦU
A. Đặt vấn đề
Hiện nay, sử dụng hợp lý tài nguyên đất đƣợc coi là một bộ phận hợp thành
chiến lƣợc phát triển nông nghiệp bền vững nói riêng và phát triển bền vững nói
chung. Đối với đất đồi núi, khu vực chiếm tới 3/4 lãnh thổ Việt Nam, việc sử
dụng hợp lý luôn là vấn đề cấp thiết nhằm duy trì lâu bền nguồn tài nguyên này
cho thế hệ hiện tại và tƣơng lai. Bởi vì, đặc điểm của tài nguyên đất đồi núi là
đƣợc hình thành và ổn định khi có lớp phủ thực vật tƣơng ứng với độ dốc địa
hình trong cùng một điều kiện khí hậu, địa chất. Với những phƣơng thức sử dụng
đất không hợp lý, lớp phủ thực vật thay đổi cùng với các quá trình thổ nhƣỡng
đặc trƣng nhƣ xói mòn, rửa trôi do tác động của các yếu tố môi trƣờng sẽ làm
cho đất bị mất dinh dƣỡng và suy thoái. Điều này có nghĩa là việc sử dụng đất
phải phù hợp với điều kiện sinh thái của khu vực và để hạn chế những tác động
suy thoái của các yếu tố môi trƣờng. Do đó, việc chọn và trồng những cây bản
địa – những cây trồng đã rất phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phƣơng-
cũng là một hƣớng nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất đồi núi của Việt Nam
nói chung và của tỉnh Lạng Sơn nói riêng.
Trên thực tế, việc khai thác sử dụng tài nguyên đất đồi núi ở Việt Nam nói
chung và các huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn nói riêng luôn chịu ảnh hƣởng
do những biến động về kinh tế xã hội. Trƣớc đây, do hậu quả chiến tranh, sự
thiếu lƣơng thực trong thời gian dài đã buộc ngƣời dân phải khai thác hệ sinh
thái rừng và chuyển một phần của hệ sinh thái này sang trồng cây hàng năm.
Vào thời kỳ đổi mới, sự chuyển đổi nền kinh tế theo hƣớng thị trƣờng đã tạo ra
nhiều vùng chuyên canh những cây có giá trị hàng hoá nhƣng cũng làm giảm

diện tích rừng hiện có. Hậu quả là ở nhiều vùng độ che phủ rừng giảm xuống, tài
nguyên đất bị khai thác quá mức làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên, gây suy thoái
môi trƣờng. Điều đó có nghĩa đến lúc chúng ta phải cân nhắc, tính toán kỹ với

2
mỗi vùng tỷ lệ cơ cấu cây trồng thế nào mà không phá vỡ cân bằng của hệ sinh
thái và duy trì độ phì của đất thì sản xuất của con ngƣời có hiệu quả và bền
vững. Trong xu hƣớng phát triển nền nông nghiệp bền vững của các huyện miền
núi tỉnh Lạng Sơn, việc tính toán để có tỷ lệ cơ cấu cây trồng phù hợp quỹ tài
nguyên đất sẽ góp phần đảm bảo lƣơng thực, thực phẩm cho nhân dân trong
huyện, đồng thời phát triển cây trồng có giá trị hàng hoá để nâng cao mức sống
của nhân dân, đƣa nền kinh tế miền núi phát triển tƣơng xứng với tiềm năng vốn
có .
Văn Lãng là một huyện miền núi thuộc tỉnh Lạng Sơn có diện tích tự nhiên
khá lớn với 56.092 ha, trong đó diện tích đất đồi núi chiếm tới 98% diện tích tự
nhiên. Bên cạnh đó, Văn Lãng còn là một huyện biên giới, đời sống ngƣời dân
trong huyện chủ yếu là canh tác nông lâm nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù trong những năm qua, sản xuất nông lâm nghiệp của huyện đã đạt đƣợc
những thành tựu nổi bật. Nhiều tiến bộ kỹ thuật nhƣ đổi mới giống, bón phân cân
đối đƣợc áp dụng. Do vậy, năng suất và sản lƣợng cây trồng đều tăng. Nhƣng
hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất còn thấp, chƣa tƣơng xứng với
tiềm năng của huyện miền núi. Điều này do nhiều nguyên nhân mà trƣớc hết là
chƣa xác định đƣợc các hệ thống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái. Mặt
khác, tỷ trọng cây ngắn ngày trên đất đồi núi chiếm tỷ lệ khá lớn với hơn 87%
diện tích đất nông nghiệp. Điều đó cho thấy sự phát triển cây hàng năm quá lớn;
trong khi những cây này có độ che phủ thấp cùng với điều kiện lƣợng mƣa lớn
dẫn đến đất sẽ bị xói mòn mạnh và suy giảm nguồn dinh dƣỡng trong đất. Hậu
quả là đất trên địa bàn huyện bị suy thoái và mất khả năng sản xuất. Thực trạng
này cho thấy việc sử dụng đất nói chung và đất đồi núi nói riêng ở đây chƣa hợp
lý. Trong khi đây là vùng có điều kiện sinh thái hợp với cây hồng không hạt và

cây hồi – các loại cây đƣợc coi là cây đặc sản trong vùng. Do đó, trong định
hƣớng phát triển cây ăn quả và các loại cây lâu năm khác của tỉnh Lạng Sơn,
phát triển cây hồng không hạt và cây hồi ở huyện Văn Lãng là một trong những
nhiệm vụ ƣu tiên và cũng là một trong những định hƣớng sử dụng hợp lý tài

3
nguyên đất. Song phát triển các loại cây này nhƣ thế nào, ở đâu và diện tích là
bao nhiêu thì đòi hỏi phải có những nghiên cứu toàn diện trên cơ sở đánh giá
tổng hợp điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện.
Do những vấn đề bức xúc nêu trên nên việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu
sử dụng hợp lý đất đồi núi cho phát triển cây hồng không hạt và cây hồi của
huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn” đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết.

B. Mục tiêu nghiên cứu
1. Mục tiêu
 Xác định căn cứ khoa học và thực tiễn sử dụng hợp lý đất đồi núi cho
phát triển cây hồng không hạt và cây hồi.
 Đề xuất quy mô phát triển cây hồng không hạt và cây hồi gắn với giải
pháp phát triển bền vững.
2. Ý nghĩa
a. Ý nghĩa khoa học
 Góp phần bổ sung vào lý luận sử dụng hợp lý tài nguyên và làm sáng tỏ
hơn nội dung phƣơng pháp đánh giá phân hạng đất đai ( phân hạng thích
nghi cây trồng theo đặc điểm sinh thái) trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000.
 Cung cấp cơ sở khoa học cho cho việc định hƣớng sử dụng bền vững tài
nguyên đất.
b. Ý nghĩa thực tiễn
 Nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, cải thiện đời sống
của ngƣời dân trong vùng và góp phần xoá đói, giảm nghèo.


4
CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Quan điểm về sử dụng hợp lý tài nguyên đất
1.1.1 Các khái niệm có quan hệ đến bền vững
a.Phát triển bền vững
Sử dụng hợp lý tài nguyên đất bao gồm việc sắp sếp, bố trí các loại hình sử
dụng đất phù hợp với điều kiện tự nhiên hay điều kiện sinh thái. Để có căn cứ
lựa chọn loại hình sử dụng đất bền vững cần làm rõ khái niệm sử dụng đất bền
vững, theo đó mới có thể xem xét và lựa chọn đƣợc các loại hình sử dụng phù
hợp. Cho đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu về phát triển bền vững, theo Tổ
chức ủy ban Thế giới về môi trƣờng và phát triển của Liên hợp quốc
(WCED)[69] “ Phát triển bền vững là phát triển để đáp ứng đƣợc nhu cầu của
đời này nhƣng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu của đời
sau”. Theo Jaroen jan den Bergh, việc áp dụng phƣơng pháp tiếp cận mới vào
thực tiễn về phát triển bền vững đã có một số tiến bộ. Một số tổ chức tài chính
quốc tế đã phát triển vấn đề trên theo hƣớng xây dựng chỉ tiêu và chỉ số để đánh
giá sự bền vững. Theo Ngân hàng thế giới(WB), phát triển bền vững phải thể
hiện đƣợc cả ba mặt:kinh tế, môi trƣờng, xã hội và phải đƣợc định lƣợng hoá
bằng các chỉ số. Nhiều khái niệm “ Tam giác bền vững” và sau này đổi thành “
Ma trận bền vững” là những đóng góp về phƣơng pháp luận của WB cho phát
triển bền vững. Những chỉ tiêu bền vững về sinh thái có thể kể đến là tính toàn
vẹn của hệ sinh thái, khả năng chuyển tải và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bền
vững về mặt xã hội. Tuy các chỉ tiêu này còn nghèo về định lƣợng đặc biệt là chỉ
tiêu về mặt xã hội nhƣng đã giúp đánh giá nhiều mặt của phát triển bền vững.
Gần đây nhất một khái niệm rất lý thú đang đƣợc WB khai thác đánh giá tính

5
bền vững và sự giàu có của một quốc gia “ bền vững là cơ bản phát triển”. Theo

khái niệm này thì dự trữ tƣ bản quốc gia(tài sản quốc gia) chứ không phải theo
thu nhập đƣợc dùng là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trƣờng. Tài
sản quốc gia bao gồm tài sản do con ngƣời làm ra, tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên con ngƣời, tài nguyên xã hội. Bốn dạng thức của cải này đƣợc liên kết
với nhau ở mức độ cao, chúng bổ sung, đôi khi tăng cƣờng cho nhau đóng góp
vào hoạt động kinh tế. Nhƣ vậy sự thay đổi về dự trữ tƣ bản sẽ dẫn đến thay đổi
về các cơ hội kinh tế và không kinh tế hiện có cho con ngƣời hiện tại và các thế
hệ tƣơng lai. Với ý nghĩa trên, khái niệm” sự bền vững là cơ hội phát triển” đƣợc
định nghĩa nhƣ sau: “ Sự bền vững là để lại cho các thế hệ tƣơng lai, nếu không
đƣợc nhiều hơn cũng bằng những cơ hội chúng ta đã có cho chính chúng ta ngày
hôm nay. Các tiếp cận này mang tính thực tiễn và tích cực hơn các nhìn nhận về
tính bền vững của WCED nêu trên. Cách tiếp cận mới nhìn nhận việc sử dụng
hợp lý các nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế, điều này chứng tỏ dự trữ tƣ
bản đƣợc xác định dƣới 4 dạng thức nhƣ tài sản ở trên đƣợc bảo đảm từ điểm
xuất phát và trong quá trình phát triển ít nhất là nhƣ nhau nếu không nói là tốt
hơn.
Nhƣ vậy, phát triển bền vững đƣợc đặt ra nhƣ là một đòi hỏi cấp bách của
chính sự tồn vong con ngƣời hôm nay và của các thế hệ con cháu chúng ta trong
tƣơng lai. Hiện nay phát triển bền vững đƣợc sử dụng nhƣ là điểm xuất phát để
xem xét một cách sâu rộng hơn, toàn diện hơn các vấn đề kinh tế học, môi
trƣờng và xã hội. Cách tiếp cận bền vững ngày càng đƣợc phát triển và đƣợc mở
rộng cho nhiều ngành trong đó có vấn đề về phát triển nông nghiệp bền vững.
b. Phát triển nông nghiệp bền vững
Sự phát triển bền vững nông nghiệp ở các nƣớc đang phát triển đƣợc coi là
thành công của sự phát triển bền vững, đây cũng là ngành khai thác sử dụng hai
nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng bậc nhất đối với sự tồn vong của con

6
ngƣời là đất và nƣớc mà sự thoái hoá đất do sản xuất nông nghiệp có đến 28%.
Do vậy, vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững đƣợc nhiều nhà khoa học trên

thế giới cũng nhƣ các tổ chức quốc tế quan tâm.
Theo Julian Dumasky, “ Nền tảng của một nền nông nghiệp bền vững là
duy trì tiềm năng sản xuất sinh học, đặc biệt là duy trì chất lƣợng đất, nƣớc và
tính đa dạng gen” và “nền nông nghiệp bền vững” phải đảm bảo đƣợc 3 yêu
cầu:”(1) Quản lý đất bền vững;(2) Công nghệ đƣợc cải tiến;(3) Hiệu quả kinh tế
phải đƣợc nâng cao, trong đó quản lý đất bền vững đƣợc đặt ra hàng đầu”. Cũng
theo Julian Dumasky(1997), “ Nông nghiệp giữ vai trò động lực cho phát triển
kinh tế hầu hết các nƣớc đang phát triển. Một nền nông nghiệp bền vững hơn rất
cần thiết để tạo ra những lợi ích lâu dài, góp phần vào phát triển bền vững và xoá
đói giảm nghèo”.
Theo Suyth và Dumasky(1993), “ Mục tiêu của quản lý đất bền vững là
điều hoà các mục tiêu và tạo cơ hội để bảo vệ môi trƣờng, kinh tế, xã hội, vì lợi
ích của con ngƣời không chỉ cho các thế hệ hôm nay mà còn cho các thế hệ mai
sau”. Các tác giả cũng cho biết “ Cộng đồng khoa học thế giới, đứng đầu là Hội
Khoa học đất Quốc tế, Uỷ ban về nghiên cứu đất, FAO, WB, Trung tâm phát
triển phân bón quốc tế, Tổ chức Rockefeler và nhiều cơ quan khác đang phối
hợp với nhau để xây dựng một khung quốc tế cho việc đánh giá quản lý đất bền
vững.
Nông nghiệp bền vững phải nằm trong giới hạn tự nhiên làm không chống
lại chúng, điều này cũng có nghĩa là việc sử dụng đất phải phù hợp với điều kiện
sinh thái và những hạn chế của môi trƣờng. Kế hoạch sản xuất không vƣợt quá
khả năng hấp thụ và thải lọc của môi trƣờng. Nhƣ vậy, sử dụng đất hợp lý là một
bộ phận hợp thành chiến lƣợc phát triển nông nghiệp bền vững. Những phƣơng
thức sử dụng đất không hợp lý cùng với quá trình thổ nhƣỡng đặc trƣng do tác
động của các yếu tố khí hậu khắc nghiệt đã làm cho đất đã và đang trong quá

7
trình thoái hoá. Vì vậy, muốn tạo lập một nền nông nghiệp bền vững phải nhận
thức và tổ chức thực hiện có kết quả các phƣơng thức sử dụng đất hợp lý gắn với
bảo vệ và bồi dƣỡng đất, coi đó là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lƣợc

sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Điều này cũng phù
hợp với khái niệm về sử dụng hợp lý đất của một số tác giả nhƣ Cao Liêm và
cộng sự: để sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất cần phải sử dụng đất tổng
hợp theo hƣớng sinh thái mà nội dung chủ yếu của nó bao hàm các yếu tố sau
đây: (1) Chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với đất: đây đƣợc coi là giải pháp tốt
nhất và cần thiết nhất trƣớc khi tính đến biện pháp cải tạo đất;(2) Hạn chế và né
tránh những trở ngại của đất hoặc các điều kiện tự nhiên khác bằng điều chỉnh
mùa vụ : chẳng hạn né tránh sự khô hạn của những tháng mùa khô, thiếu nƣớc để
trồng cây ngắn ngày bằng việc xác định mùa vụ thích hợp;(3) Vừa sử dụng đất
vừa cải tạo đất và thông qua sử dụng để cải tạo đất: quá trình sử dụng đất thực
chất là quá trình tiếp cận giữa sử dụng và cải tạo đất kết hợp hài hoà với nhau để
đạt đƣợc một kết quả khai thác tốt nhất vạt đất hiện có ;(4) Sử dụng thuỷ lợi và
phân bón để cải tạo đất : nƣớc và phân bón là 2 yếu tố quan trọng nhất đối với
cây trồng và cần phải sử dụng chúng một cách tiết kiệm nhất nhƣng có hiệu quả
cao nhất. Nhƣ vậy sử dụng bền vững đất cũng đồng nghĩa với sử dụng hợp lý.
c. Khung đánh giá sử dụng đất bền vững
Một khuôn khổ để đánh giá các giải pháp quản lý bảo vệ đất dốc nối riêng
và đất nói chung có 3 mặt bao gồm:(i) lợi ích , đây là giải pháp quản lý đất có
đáp ứng đƣợc yêu cầu bảo vệ môi trƣờng, đem lại lợi ích bao nhiêu cho con
ngƣời; (ii) thời hạn, đây là giải pháp có thể thực hiện đƣợc trong khuôn khổ tổ
chức và chính sách, đây là giải pháp có thể thực hiện đƣợc không và (iii) hỗ trợ
chính sách, đây là giải pháp có thể thực hiện đƣợc trong khuôn khổ tổ chức và
chính sách quốc gia hay không. Theo đó khung đánh giá quản lý đất dốc bền
vững đã đƣợc đề xuất từ năm 1991, trong đó 5 thuộc tính của khái niệm bền
vững đƣợc xem xét là : tính sản xuất hiệu quả , tính an toàn, tính bảo vệ, tính lâu

8
bền và tính chấp nhận. Nhóm công tác về khung đánh giá quản lý đất dốc bền
vững(Narobi, 1991) đã đƣa ra định nghĩa” Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ
hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh

tế, xã hội với các quan tâm về môi trƣờng để đồng thời duy trì hoặc nâng cao sản
lƣợng( hiệu quả sản xuất), giảm rủi ro trong sản xuất( an toàn), bảo vệ tiềm năng
và ngăn ngừa thoái hoá đất và nƣớc (bảo vệ) và đƣợc xã hội chấp nhận(tính chấp
nhận)”. Tính bền vững và tính thích hợp có quan hệ với nhau, tính bền vững có
thể đƣợc coi là tính thích hợp.
1.1.2 Những tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tính bền vững của hệ
thống sử dụng đất ở nƣớc ta
Ở Việt Nam, một loại sử đất đƣợc coi là bền vững phải đạt đƣợc 3 yêu cầu:
(1) Bền vững về mặt môi trƣờng nghĩa là loại sử dụng đó phải bảo vệ đƣợc đất
đai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, không làm tổn hại đến môi trƣờng tự nhiên.(2)
Bền vững về mặt kinh tế : cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, đƣợc thị trƣờng
chấp nhận và cuối cùng(3) Bền vững về mặt xã hội : thu hút đƣợc lao động, bảo
đảm đời sống, xã hội đƣợc phát triển. Riêng vấn đề thu hút lao động phải đƣợc
coi là đặc thù riêng biệt của nƣớc ta vì trong bối cảnh hiện nay khi mà dân số
trong nông nghiệp chiếm trên 76%, lực lƣợng lao động nông nghiệp khá lớn,
công nghiệp chƣa phát triển thì vấn đề thu hút lao động phải đƣợc coi là chỉ tiêu
quan trọng trong đánh giá về mức độ bền vững của một loại hình sử dụng đất.
Điều này cũng có nghĩa là bền vững của một loại hình sử dụng đất. Điều này
cũng có nghĩa là bền vững phải đƣợc coi là khái niệm động, bền vững ở nơi này
có thể không bền vững ở nơi khác, bền vững ở thời điểm này không bền vững ở
thời điểm khác. Do vậy, mặc dù đo lƣờng trực tiếp tính bền vững là một khó
khăn, nhƣng sự đánh giá nó hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc dựa vào những biểu
hiện và các quá trình chi phối chức năng của một hệ nhất định tại một địa
phƣơng nhất định tại một địa phƣơng cụ thể nào đó. Điều này đòi hỏi ngày càng
phải cụ thể hoá, định lƣợng hoá sự bền vững và không bền vững. Trong một số

9
trƣờng hợp cụ thể ngƣời ta đo lƣờng mặt không bền vững của vấn đề, chẳng hạn
xác định lƣợng mất đất, năng suất giảm. Dƣới đây xin trình bày tiêu chí đánh giá
mức độ bền vững của đất thông qua lựa chọn loại hình sử dụng đất bền vững .

Sự bền vững phải đảm bảo đƣợc các tiêu chí sau đây:
a. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của một đơn vị diện tích là thƣớc đo sự bền vững về mặt kinh
tế, nó phụ thuộc vào thị trƣờng tiêu thụ và sự ổn định của giá nông sản. Tiêu chí
để đánh giá hiệu quả kinh tế của một loại sử dụng đất đƣợc xác định dựa trên 4
chỉ tiêu: đầu tƣ hàng năm, tổng thu nhập, lãi và tỷ xuất lợi nhuận. Các chỉ tiêu
này đƣợc phân thành 5 cấp : rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp. Tuy nhiên,
chỉ tiêu này rất biến động và cần đƣợc thay đổi theo từng vùng.
b. Bền vững về mặt xã hội
Tiêu chí để đánh giá bền vững về mặt xã hội là tạo đƣợc việc làm, thu hút
đƣợc nhiều lao động động với trên 300công/ha/năm trở lên hoặc tạo đƣợc thu
nhập cao nuôi sống đƣợc cƣ dân trong vùng.
c. Bền vững về mặt môi trường
Giảm thiểu xói mòn, thoái hoá đến mức chấp nhận đƣợc, xói mòn cho phép
và duy trì đƣợc độ phì nhiêu hoặc tăng hàm lƣợng hữu cơ. Đối với địa bàn
nghiên cứu là đất đồi núi thuộc huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn, ngoài tiêu chí
trình bày ở trên, nghiên cứu còn có tham khảo hệ số chống xói của cây trồng ( áp
dụng trong chƣơng trình mất đất phổ dụng). Kết quả cho thấy việc ƣu tiên phát
triển cây hồng và cây hồi trên địa bàn vùng nghiên cứu là lựa chọn hợp lý. Vì
đây là những cây lâu năm có tán lá rộng, độ che phủ mặt đất lớn sẽ thay thế cho
những cây hàng năm nhƣ sắn, khoai lang đang đƣợc trồng trên đất dốc. Ngoài
ra, các cây hàng năm thì đƣợc ƣu tiên phát triển những cây có khả năng cố định
đạm , thân lá có khả năng làm phân bón nhƣ đậu tƣơng, đậu xanh.

10
1.2 Kết quả nghiên cứu về sử dụng đất đồi núi
1.2.1 Thế giới
Theo tài liệu nghiên cứu của FAO [65], hiện nay toàn thế giới có khoảng 1 tỷ
476 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó đất đồi núi chiếm khoảng 65,9% và có
khoảng 544 triệu ha đất canh tác mất khả năng sản xuất do sử dụng đất không

đúng cách. Để bảo đảm nhu cầu về nông sản cho con ngƣời trên trái đất, ngoài
việc nghiên cứu hƣớng thâm canh, tăng vụ trên cơ sở bố trí các hệ thống cây
trồng tối ƣu ở các vùng đất bằng, xu hƣớng hiện nay trên thế giới là tập trung
nghiên cứu, khai thác đất nông nghiệp ở vùng đồi núi theo hƣớng đa dạng hóa
cây trồng và bảo vệ đất canh tác trên đất dốc để phát triển bền vững.
Các vùng đồi núi trên thế giới có độ dốc đất trên 10
0
chiếm từ 50-60% diện
tích đất nông nghiệp. Do đó, nghiên cứu khai thác đất nông nghiệp ở miền đồi
núi thực chất là vấn đề nghiên cứu canh tác trên đất dốc hay canh tác trên nƣơng
rẫy, nghiên cứu quan hệ giữa hệ thống cây trồng trên đất dốc với vấn đề rửa trôi
và xói mòn đất, nghiên cứu ứng dụng hệ thống canh tác nông lâm kết hợp trên
đất dốc.
Các nghiên cứu về tình hình và nguyên nhân đất bị xói mòn, thoái hóa; mối
liên hệ kiểu sử dụng đất và xói mòn ở một số nƣớc châu Á, trong hội thảo tại
Nepal [68] cho rằng: Hệ canh tác truyền thống trên đất dốc theo kiểu du canh
gây xói mòn nghiêm trọng, rửa trôi từ 100-120 tấn đất/năm; đồng thời khẳng
định hệ canh tác ruộng bậc thang và trồng cây theo băng có tác dụng giảm xói
mòn rõ rệt, lƣợng đất bị rửa trôi chỉ còn khoảng 2-16 tấn/năm. Các kết quả
nghiên cứu cũng đã đƣa ra bốn nguyên nhân làm thoái hóa đất: Nhân tố tự nhiên
(khí hậu, độ dốc); quản lý kém (khai thác rừng bừa bãi); gây cháy rừng và chính
sách vĩ mô (quyền sở hữu đất đai, thiếu sự hƣớng dẫn).
Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác trên đất dốc theo mô hình SALT lần đầu tiên
áp dụng ở Philippin đã mang lại những kết quả khả quan, thực tế thu nhập bình

11
quân hàng năm trên một mô hình SALT cao gấp bốn lần so với hệ thống độc
canh cổ truyền.
Theo Krantz [27], nếu sử dụng đất dốc vào mục tiêu sản xuất lƣơng thực thì
nên trồng các loại cây có củ nhƣ sắn, khoai lang, dong riềng, củ mỡ, khoai sọ…

Các loại cây này không đòi hỏi phải đầu tƣ cao và phần lớn trƣờng hợp có thể
chịu đƣợc xói mòn, hạn hán và cỏ dại so với cây ngũ cốc .
Khi nghiên cứu nông nghiệp vùng nhiệt đới Kiill H.E và Bosshart P.P [27],
cho rằng cây lâu năm là những cây trồng tốt nhất có khả năng sản xuất lâu bền ở
đây, vì chúng hầu nhƣ có hệ sinh thái giống rừng .
Theo Hoey. M (1994) [66], việc làm đƣờng đồng mức, trồng cỏ thành băng
và biện pháp làm đất tối thiểu trên đất có độ dốc dƣới 20
0
đã góp phần đáng kể
trong việc ổn định và phát triển nền nông nghiệp ở Bắc Thái Lan.
 Nhận xét chung về nghiên cứu sử đất đồi núi ở nƣớc ngoài:
Như vậy, ở nước ngoài, các nghiên cứu về sử dụng đất bền vững ở những
vùng đồi núi, đất dốc, cần phải bảo vệ đất, chống xói mòn cùng với việc đa dạng
hoá cây trồng, áp dụng kỹ thuật trồng cây theo băng cùng biện pháp làm đất tối
thiểu, phát triển hệ thống cây trồng lâu năm với cây lâm nghiệp nhằm đạt hiệu
quả cao nhất.
1.2.2 Việt Nam
Theo Tôn Thất Chiểu và Lê Thái Bạt (1995), đất đồi núi ở Việt Nam chiếm
khoảng 24 triệu ha. Vùng đồi núi là nơi sinh sống của trên 1/3 dân số cả nƣớc, là
quê hƣơng của 52 dân tộc ít ngƣời với phong tục tập quán về sản xuất, đời sống
tạo thành các bản sác văn hoá truyền thống phong phú (Cao Liêm,Trần Đức
Viên(1990)[18]; Lê Trọng Cúc (1990)[7] ). Theo Cao Liêm, Trần Đức Viên
(1990)[18], đất nông nghiệp ở vùng đồi núi chiếm trên 38% quỹ đất nông nghiệp
cả nƣớc . Đây cũng là khu vực có tiềm năng cho phát triển những vùng chuyên
canh cây trồng mang tính hàng hoá cao.

12
Theo Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999)[39], ở vùng trung du và đồi núi đã
có 18 vùng chuyên canh cây cao su, 13 vùng chuyên canh cà phê, 16 vùng
chuyên canh cây ăn quả, 11 vùng chuyên canh cây đặc sản nhƣ vùng chè Mộc

Châu, cà phê Tây Nguyên, vùng cao su Đông Nam Bộ, vùng quế Yên Bái.
Những cây trồng này cho thu nhập cao hơn hẳn so với cây nông nghiệp và mở ra
nhiều ngành sản xuất nhƣ chế biến nông sản, dịch vụ tạo theo nhiều việc cho
ngƣời lao động, làm thay đổi bộ mặt kinh tế miền núi.
Nhiều công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp trên đất dốc đã đƣợc
tiến hành và kết quả thu đựơc đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh
tế vùng đồi núi của Việt Nam. Trần An Phong (1993), [20] cho rằng: Các hệ
thống sử dụng đất và hệ thống cây trồng đƣợc lựa chọn phải phù hợp với điều
kiện sinh thái, vừa có giá trị sản lƣợng, thu nhập cao, nâng cao độ phì nhiêu của
đất vừa tạo nhiều việc làm cho các nông hộ theo hƣớng đa dạng hoá cây trồng.
Qua nghiên cứu kỹ thuật canh tác trên đất dốc của các dân tộc miền núi Lê
Duy Thƣớc (1997)[27] cho rằng để phát triển nông nghiệp bền vững, các mô
hình canh tác trên đất dốc cần có sự kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống với
các kỹ thuật tiến bộ mới theo mô hình nông lâm kết hợp .
Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (1999)[39] khi phân tích các nguyên nhân
dẫn đến sự thoái hóa của đất dốc cho rằng để bảo vệ và tăng cƣờng độ phì nhiêu
của đất nên thay thế độc canh bằng một hệ thống cây trồng đa dạng, theo phƣơng
thức nông lâm kết hợp.
Lê Trọng Cúc (1990) [7], khi nghiên cứu về hệ sinh thái nông nghiệp Trung
du miền núi Việt Nam đã cho rằng việc trồng xen cây lƣơng thực và cây họ đậu
vừa cho hiệu quả kinh tế cao hơn lại vừa cải tạo đƣợc đất, giảm bớt lƣợng đất bị
mất đi. Nếu trồng sắn thuần ở vùng này, lƣợng đất tổn thất là 120 tấn/ha/năm.
Nhƣng nếu trồng xen sắn với lạc, thì năng suất lạc đạt 500 - 820 kg/ha, năng suất
sắn đạt 15 - 16 tấn/ha, mà lƣợng đất tổn thất chỉ là 20 tấn/ha/năm.

13
Theo Nguyễn Văn Trƣơng (1985) [38] thì trong hệ sinh thái đồi núi, các loại
cây ngắn ngày thƣờng đƣợc trồng giữa 2 hàng cây lâu năm chƣa khép tán hoặc
trồng thành đồi nƣơng ẩn náu dƣới tán rừng. Tác giả cũng đƣa ra mô hình vƣờn
rừng có kiến tạo địa hình với hệ thống cây trồng gồm cây lớn (cây ăn quả) chiếm

20% diện tích, cây nhỏ (cam, quít, hồng) 10% diện tích, chè xanh 10% diện tích,
dứa 10 - 15 % diện tích, các loại cây lƣơng thực (cây có củ hoặc cây có hạt) 40 -
45% diện tích.
Bùi Quang Toản (1993) [28] đã đề xuất một số cây trồng ở vùng trung du
miền núi nhƣ sau: ở đất dốc < 15
0
xây dựng ruộng bậc thang dần bằng các đai
mây, keo dậu, cây ăn quả để trồng cây lƣơng thực, thực phẩm và cây công
nghiệp. Vùng đất có độ dốc từ 20 - 30
0
xây dựng các khu sản xuất nông lâm kết
hợp nhƣ trồng rừng ở chỏm đồi và các đai rừng theo đƣờng đồng mức thành
băng, trên đất còn lại trồng chè, cà phê, cây ăn quả.
Đối với những nghiên cứu về trồng cây lâu năm trên đất đồi núi, Trần Văn
Diễn (1994) [9] cho rằng: Phát triển cây ăn quả là một hƣớng góp phần chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn và về lâu dài sản xuất cây ăn quả phải trở
thành sản xuất chính. Theo Phạm Văn Côn (2002) [5] khi nghiên cứu mô hình
trồng cây ăn quả trên đất dốc ở xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cho
thấy đang phát triển và mở rộng mô hình trồng cây ăn quả trên đất nƣơng rẫy có
độ dốc 20 - 30
0
: lê - đu đủ - vải- na - hồng xen các hàng cây cốt khí để chống xói
mòn. Do dạng mô hình này có điều kiện trồng tập trung, dễ đầu tƣ tiến bộ kỹ
thuật, lại tạo ra sản phẩm hàng hoá .
Nghiên cứu về phát triển sử dụng đất vùng Đông bắc Bắc bộ, Nguyễn Văn
Thuận(1994) [26] đã nhận xét rằng hệ thống cây ăn quả đã kiến tạo một hệ sinh
thái kiểu rừng nên rất bền vững, có hiệu quả kinh tế cao và tạo ra sản phẩm hàng
hóa.

14

 Nhận xét chung về nghiên cứu sử dụng bền vững đất đồi núi ở trong
nƣớc:
Các nghiên cứu về sử dụng đất bền vững ở các vùng đồi núi Việt Nam
cho thấy: việc bố trí cây trồng theo kiểu nông-lâm kết hợp vừa tiết kiệm diện
tích đất, tận dụng tối đa năng lượng mặt trời (do trồng xen theo tầng), đem
lại hiệu quả kinh tế, lại vừa có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất.
Trên đất dốc, để hạn chế quá trình rửa trôi, thường trồng cây theo
đường đồng mức kết hợp các băng đai xanh chống xói mòn, xây dựng ruộng
bậc thang để trồng cây lương thực, thực phẩm và cây lâu năm. Ở các vùng
đất bạc màu, cây họ đậu đã được bố trí trồng xen để vừa cải tạo đất, vừa
tăng thêm thu nhập.
Phát triển cây ăn quả đã tạo ra một hệ thống cây trồng bền vững, có
hiệu quả kinh tế cao và là một hướng góp phần chuyển dịch cơ cấu nông
thôn.
1.2.3 Lạng Sơn
Ngay từ những năm 1970, cùng với các tỉnh miền núi phía Bắc, công tác
điều tra – phân loại và lập bản đồ đất cấp tỉnh đã đƣợc thực hiện. Từ năm 1978,
nhiều huyện cũng đã tiến hành điều tra lập bản đồ đất phục vụ công tác quy
hoạch tổng thể của huyện. Trong những năm 80, đoàn khảo sát quy hoạch nông
nghiệp tiến hành nghiên cứu về đất, điều tra lập bản đồ thổ nhƣỡng ở cấp tỉnh,
cấp huyện và một số xã.
Năm 2004, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp tiến hành đề tài:
“Điều tra xây dựng bản đồ đất và bản đồ đề xuất sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ
1/100.000 theo hệ thống phân loại đất của FAO – UNESCO” (Nguyễn Văn
Toàn, (2004) [26]). Theo đó đã thống kê, xác định số lƣợng, chất lƣợng các
nhóm đất, loại đất trên địa bàn và nghiên cứu đánh giá mức độ thích hợp của đất
đai trên quy mô toàn tỉnh đối với một số cây lƣơng thực nhƣ lúa, màu, đậu

15
tƣơng, ngô và cây lâu năm nhƣ chè, quít, vải. Kết quả nghiên cứu đã xác định

đƣợc diện tích đất đồi núi của tỉnh Lạng Sơn có 755.460,31 ha (kể cả đất xói
mòn trơ sỏi đá) chiếm 98,7% diện tích toàn tỉnh. Trong đó đất phân bố dƣới độ
dốc 15
0
có 141.267,01 ha., trong số này có 107.707 ha có tầng dày trên 70 cm,
đủ tiêu chuẩn để phát triển cây lâu năm. Diện tích độ dốc từ 15-25
0

422.057,21 ha, trong đó tầng dày trên 70 cm có 184.267,72 ha. Đây cũng là
những diện tích có thể phát triển các loại cây ăn quả, chè, hồi kết hợp với phát
triển cây hàng năm. Diện tích có độ dốc lớn hơn 25
0
có 201.324,2 ha và chỉ có
thể phát triển nghề rừng trên những diện tích này (Đào Tiến Bản (2005)[1]).
Tuy nhiên, cho tới nay tỉnh Lạng Sơn và huyện Văn Lãng vẫn chƣa có công
trình nghiên cứu riêng về sử dụng hợp lý tài nguyên đất phục vụ phát triển cây
hồng và cây hồi. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thực tiễn
hết sức to lớn, góp phần quan trọng cho công tác quy hoạch sử dụng đất, chuyển
dịch cơ cấu cây trồng của huyện trên cơ sở đề xuất các giải pháp theo hƣớng
nông nghiệp bền vững.
1.3 Những nghiên cứu về cây hồng không hạt
1.3.1. Nguồn gốc và phân bố của cây hồng không hạt
Hồng có tên tiếng Latinh là Diospyros, tiếng Anh là Persimmon, thuộc họ
thị (Ebenaceae). Hiện nay, loại hồng đƣợc trồng phổ biến nhất là Diospyros kaki
L., nguồn gốc từ Trung Quốc và đƣợc phân bố chủ yếu ở những nƣớc châu Á
thuộc miền ôn đới nhƣ Trung Quốc, Nhật bản, Triều tiên, Bắc Việt Nam. Giống
hồng không hạt nổi tiếng về chất lƣợng quả có nguồn gốc từ xã Bảo Lâm, huyện
Văn Lãng là giống hồng đƣợc trồng phổ biến trong các huyện thuộc tỉnh Lạng
Sơn, trong đó có huyện Văn Lãng. Ngoài ra, một số giống hồng lai(do chiết ghép
bị thoái hoá giống nên có hạt) cũng đƣợc trồng rải rác với diện tích nhỏ.

1.3.2. Đặc điểm sinh thái của cây hồng không hạt
Theo nghiên cứu của Vũ Công Hậu (1996) [15] và Trần Thế Tục (1998)
[37] cây hồng có một số đặc điểm nhƣ sau:

16
Hồng là loại cây ăn quả lâu năm, lá màu xanh thẫm, mặt trên bóng loáng
nhƣ lá vải nhƣng to hơn. Thân gỗ cứng và khỏe. Cây hồng có thể cao tới 6 - 9 m,
tán lá rộng khoảng 4 - 8 m . Sau khi trồng khoảng 3 - 5 năm, hồng bắt đầu bói
quả và thời gian cho quả khá dài. Hồng là loại cây có bộ rễ ăn sâu, nên thích hợp
ở vùng đồi núi thoát nƣớc, tầng đất dày, còn ở đồng bằng do mực nƣớc ngầm
quá nông nên rễ cũng ăn nông và dễ bị gió bão làm hại. Cây thay lá về mùa
đông, và ra lộc vào khoảng tháng hai. Hoa nở khoảng cuối tháng 3 lúc tiết trời
bắt đầu ấm nên tỷ lệ đậu quả cao, thời kỳ ra hoa kéo dài 20 - 25 ngày.
Theo Phạm Văn Côn (2004) [6], tỷ lệ đậu quả ở hồng không thấp lắm
nhƣng vẫn cần phải chú ý ngăn ngừa rụng quả (97% rụng quả do sinh lý). Thời
gian rụng quả nhiều nhất vào cuối tháng 3, ngay sau khi nở hoa. Đợt hai rụng
quả rải rác. Khoảng tháng 7, 8 (khi gần chín) vẫn còn có thể rụng quả, dẫn đến
giảm năng suất. Các biện pháp chống rụng quả có hiệu lực nhƣ: Thụ phấn bổ
khuyết, phun hoá chất, tỉa bớt quả
Quả hồng chín bắt đầu vào khoảng cuối tháng 7, chín rộ vào tháng 8, 9 và
chậm nhất vào tháng 10,.
1.3.3. Yêu cầu sinh thái của cây hồng
a.Yêu cầu về khí hậu:
Yêu cầu nhiệt độ:
Hồng là loại cây ƣa khí hậu ôn đới, á nhiệt đới, không chịu đƣợc nhiệt
độ quá thấp, càng không chịu đƣợc nhiệt độ quá cao. Trong thời gian nghỉ đông
(tháng 12 đến đầu tháng 2 năm sau), cây cần nhiệt độ tƣơng đối thấp để cho năng
suất cao. Cây hồng có nhu cầu về nhiệt độ thấp, nhƣng nếu quá thấp (dƣới -
20
0

C), cây sẽ bị chết già. Trong thời kỳ sinh trƣởng cần nhiệt độ từ 20 - 30
0
C,
tốt nhất là từ 22 - 26
0
C, nhiệt độ cần để nảy mầm là 13 – 17
0
C, nở hoa 20 –
22
0
C, quả lớn 26 – 27
0
C, khi quả chín cần nhiệt độ thấp hơn. ở nhiệt độ thấp

17
dƣới 20
0
C, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn (15 - 20
0
C), cho chất lƣợng quả tốt và
có mã đẹp. (Viện nghiên cứu rau quả (1997) [46]).
Theo Vũ Công Hậu (1996) [15]: Cây hồng là một cây định kỳ rụng lá
cần có một thời gian "ngủ nghỉ" đi đôi với điều kiện độ nhiệt thấp phù hợp để
phân hóa mầm hoa. Nếu nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trong mùa đông không đạt tới
một mức thấp nhất định, cây hồng không có nghỉ đông, không ra lộc, không ra
hoa đƣợc bình thƣờng sẽ không cho năng suất cao.
Yêu cầu mưa và độ ẩm:
Khả năng chịu hạn của cây hồng tốt hơn nhiều loại cây ăn quả khác
nhƣ nhãn, vải, cam quít , có thể trồng đƣợc ở vùng núi khô hạn. ở vùng có
lƣợng mƣa bình quân năm chỉ 500 mm, mạch nƣớc ngầm sâu 10m, cây hồng vẫn

đảm bảo đƣợc chất lƣợng, tuy sản lƣợng có kém hơn. Hồng có thể trồng đƣợc
trên đất dốc vẫn không bị héo lá khi trời hạn.
Hồng cũng là cây có khả năng chịu nƣớc, có thể bị ngập nƣớc 5 – 7
ngày không chết nhƣng lại sợ nƣớc ngầm cao và cần đất thoáng. Lƣợng mƣa
hàng năm thích hợp từ 1200 – 2100 mm. Tuy nhiên nếu mƣa to hoặc mƣa nhỏ
kéo dài trong thời kỳ ra hoa (tháng 3) thì không tốt.
Yêu cầu ánh sáng:
Hồng là cây ƣa ánh sáng, mặt trên lá xanh thẫm (nhiều diệp lục tố),
mặt dƣới nhạt, bộ lá rậm phủ kín tán cây. Các biện pháp canh tác thích hợp là
phải tăng khả năng quang hợp, sử dụng tối ƣu ánh sáng cho cây bằng cách trồng
hơi thƣa, đốn tỉa cành, trồng ở nơi có nhiều ánh sáng
Gió:

18
Hồng rất sợ gió to, bão. Lá hồng to, nhiều, hứng gió nên giảm sức
chống gió bão. Hồng lại là loại sai quả, quả to, tỷ lệ quả so với thân cành cao nên
khi gặp bão cây dễ đổ. Thời kỳ mƣa bão ở miền Bắc (tháng 7, 8, 9) cũng là lúc
hồng sắp chín, quả nặng nhất nên dễ bị gió làm gãy đổ nhất. Ở vùng đồi núi, rễ
cây ăn sâu, nhƣng ở vùng đồng bằng, mực nƣớc ngầm nông, rễ nông nên dễ bị
gió bão làm hại.
b. Yêu cầu về đất và nước ngầm
Hồng có thể sinh trƣởng tốt ở nhiều loại đất, thoát nƣớc, có tầng dày,
tỷ lệ cát, sét sỏi thô cao. Ƣu điểm nổi bật của hồng là chịu đƣợc đất xấu, đất
nghèo dinh dƣỡng hơn các cây khác. Hồng thích hợp nhất với đất có tầng dày >
70 cm và có phản ứng trung tính pH
KCl
từ 6 – 6,5. Hồng thích hợp vừa với đất có
độ pH
KCl
từ 5 – 6,0. Tuy nhiên nếu đất có pH

KCl
< 5 thì cần phải bón vôi với liều
lƣợng từ 1 đến 3 tấn/ha.
Độ cao của mạch nƣớc ngầm có ảnh hƣởng quan trọng đến sự phát triển
của cây hồng. Cùng một giống hồng nếu trồng ở đất đồi trung bình nhƣng mạch
nƣớc ngầm sâu thì cây mọc cao và tốt, nếu trồng ở đất phù sa sông Hồng là loại
đất tốt nhƣng mạch nƣớc ngầm cao thì bộ rễ phát triển yếu, cây sẽ yếu và đổ. ở
đất tầng mỏng, mạch nƣớc ngầm cao, đến năm thứ 3, thứ 4 là rễ nông sẽ bị thối
và làm cho cây chết.
Chất lƣợng quả cũng bị ảnh hƣởng bởi độ sâu của nƣớc ngầm. Hàm
lƣợng đƣờng của hồng trồng trên đất dốc tới 14,54%, trong khi ở đất đồng bằng
thoát nƣớc là 13,77% và ở đất bằng có mạch nƣớc ngầm cao là 12,50%. Khi
trồng hồng, độ sâu của mạch nƣớc ngầm yêu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 1m.
c. Nghiên cứu về nước tưới và dinh dưỡng
Yêu cầu về nƣớc tƣới của cây hồng thƣờng đƣợc đáp ứng đủ vì ở miền
Bắc, thời gian hồng cần tƣới nƣớc nhất là tháng 5 đến tháng 9 mà đây cũng là
tháng có mƣa nhiều nhất. Tuy nhiên mƣa thƣờng không đều nên vẫn cần biện

19
pháp phòng hạn tốt nhƣ phủ gốc, tƣới, trồng trên ruộng bậc thang có rãnh hứng
nƣớc
Tuy hồng có tính thích nghi rộng nhƣng để cây cho năng suất và chất
lƣợng ổn định, cần cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali, bổ sung thêm phân hữu cơ và
vi lƣợng. Ngoài lƣợng phân chuồng bón lót khi trồng 30 – 50 kg/hốc, hàng năm
vào kỳ nghỉ đông cần bón bổ sung cho cây một lƣợng phân hữu cơ mục. Lƣợng
phân khoáng bổ sung cho 1 ha hồng tuỳ theo độ tuổi sẽ là:
Dƣới 5 tuổi: 35kg N, 20kg P
2
O
5

, 30 kg K
2
O.
Khi hồng đƣợc 6 – 10 tuổi, năng suất 6 – 10 tấn/ha thì bón 100kg N, 60kg
P
2
O
5
, 80 kg K
2
O.
Khi hồng đƣợc 15 tuổi, năng suất 20 tấn/ha thì bón 200kg N, 120kg P
2
O
5,

160 kg K
2
O.
Khi cây 20 tuổi, đạt năng suất tối đa 30 tấn/ha thì bón 265kg N, 160kg
P
2
O
5
, 210 kg K
2
O.
Tóm lại, hồng là loại cây trồng không khó tính, thích hợp với đất
đồi núi, khô hạn, nghèo dinh dƣỡng vẫn cho năng suất cao. Hồng là loại cây
ƣa khí hậu ôn đới, á nhiệt đới, phù hợp với khí hậu ở vùng đồi núi phía Bắc

Việt Nam. Nhiệt độ tối ƣu 20 – 22
0
C. Lƣợng mƣa thích hợp với cây hồng
khoảng 1200 - 2100 mm. Cây hồng phát triển đƣợc trên nhiều loại đất, nhƣng
thích hợp nhất là loại đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất vàng đỏ trên đá
granit với tầng dày lớn (tầng đất mịn tối thiểu

70 cm), thành phần cơ giới
nhẹ nhƣ đất cát pha, thịt nhẹ, chế độ thoát nƣớc tốt. Độ chua pH
KCl
= 6 -6,5 là
phù hợp.
1.4 Những nghiên cứu về cây hồi
1.4.1. Nguồn gốc và phân bố của cây hồi

20
Cây hồi có nguồn gốc ở phía Bắc Việt Nam và phía Nam Trung Quốc. Hiện
nay, cây hồi có ở một số tỉnh phía Nam Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông)
và các tỉnh Đông Bắc, Việt Nam. Ngoài ra hồi còn đƣợc trồng ở Nhật Bản,
Philippin và Gia mai ca. ở nƣớc ta, hồi đƣợc trồng phổ biến ở các huyện phía
Bắc của tỉnh Lạng Sơn, một số nơi ở Cao Bằng và vài nơi khác ở Bắc Kạn,
Quảng Ninh.
1.4.2. Đặc điểm sinh thái của cây hồi
Cây hồi còn có tên Đại Hồi, Hồi tám cánh, Mắc chác, tên khoa học Illicium
verum Hook, là loài cây thân gỗ nhỡ lá rộng, thƣờng xanh. Cây trƣởng thành cao
khoảng 10 - 15 m với đƣờng kính ngang ngực từ 25 - 40 cm. Thân cây thẳng,
tròn, vỏ cây mầu xám sáng. Tán lá hình trụ hơi tròn, hình thân đẹp, cành non có
mầu xanh lá cây. Tất cả các bộ phận của cây đều có mùi thơm dịu của tinh dầu
hồi. Hoa mọc đơn ở nách lá có từ 6-9 cánh hoa màu phấn hồng, hoa lƣỡng tính,
quả phức có hình ngôi sao 5-8 cánh (đôi khi có 11 -13 cánh) ngƣời dân còn gọi

là hoa hồi.
Cây hồi mỗi năm cho hai vụ quả: vụ đầu ra hoa vào tháng 3 – 4, quả chín
vào tháng 8 – 9 gọi là Hồi đại hồng hay Hồi mùa; vụ sau ra hoa vào tháng 9 –
10, quả chín vào tháng 12 – 1 năm sau gọi là Hồi tứ quý hay Hồi chiêm. Quả hồi
vụ mùa thƣờng nặng hơn quả hồi vụ tứ quý khoảng 30%. Tỷ lệ đậu quả của hồi
chỉ khoảng 14-15% tổng số hoa. Thông thƣờng cứ 2-3 năm, hồi sai quả một lần.
Cây hồi trồng 5-6 tuổi là bắt đầu ra hoa nhƣng quả đậu chƣa nhiều. Thông
thƣờng cây hồi ở độ tuổi 20-70 tuổi có sản lƣợng và chất lƣợng tinh dầu cao
nhất. Trong giai đoạn sai quả, ở những rừng hồi đạt năng suất cao có thể thu
đƣợc 10 kg quả khô/cây, năng suất trung bình 5-10 kg quả khô/cây, những rừng
năng suất thấp chỉ thu đƣợc dƣới 5 kg quả khô/cây (tỷ lệ quả khô so với quả tƣơi
là khoảng 1/4). Mật độ cây hồi trong giai đoạn sai quả thƣờng là 250-320 cây/ha.
Do vậy rừng hồi năng suất cao có thể thu hoạch đƣợc trên 3 tấn quả khô/ha/năm,

21
rừng trung bình 1,5-3 tấn và rừng năng suất thấp là dƣới 1,5 tấn quả khô/ha/năm.
Hàm lƣợng tinh dầu hồi trong quả thay đổi theo các địa phƣơng, nhìn chung
trong quả khô biến động từ 10-12%, tỷ lệ tinh dầu trong quả tƣơi khoảng 3%.
Có thể chia quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây hồi thành 4 giai
đoạn nhƣ sau: Giai đoạn từ 0-5 tuổi: là giai đoạn chăm sóc cơ bản, chƣa cho sản
phẩm.
Giai đoạn từ 6-20 tuổi: là giai đoạn hồi đã cho sản phẩm nhƣng chƣa ổn
định, năng suất thấp, chất lƣợng dầu chƣa cao.
Giai đoạn từ 21-60 tuổi: là giai đoạn hồi cho sản lƣợng cao nhất và ổn định.
Giai đoạn trên 60 tuổi: sản lƣợng hoa hồi bắt đầu giảm.
1.4.3. Yêu cầu sinh thái của cây hồi
Hồi là cây gỗ đặc sản có những yêu cầu sinh thái khá khắt khe. Hai yếu tố
sinh thái chính là khí hậu và đất, trong đó yếu tố khí hậu có tính chất quyết định
hơn. Các yếu tố khí hậu có tác động đến sinh trƣởng và phát dục của cây hồi là
nhiệt độ, nƣớc, ánh sáng, gió v.v

a. Khí hậu
Hồi sinh trƣởng và phát triển tốt ở vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm từ
20-25oC, lƣợng mƣa hàng năm từ 1200-1500 mm. Các kết quả nghiên cứu về
cây hồi ở các vùng trồng hồi chính của Việt Nam cho thấy cây hồi thích hợp nhất
với khí hậu á nhiệt đới, cận nhiệt đới với lƣợng mƣa thấp, có mùa đông khô hanh
và ít khi xuất hiện sƣơng muối.
Yêu cầu độ ẩm :
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lƣợng nƣớc trong các bộ phận của cây hồi khá
cao. Cây hồi non dƣới 3 tuổi là loại cây ƣa ẩm, không chịu đƣợc khô hạn.
Bảng 1.1: Ảnh hƣởng của độ ẩm đến sinh trƣởng của hồi con
Độ ẩm đất (% độ ẩm bão hoà)
Sinh trƣởng về chiều cao (m)
40
Cây chết
50
Cây chết
60
5.0 ± 0.38

22
70
7.0 ± 0.35
80
10.0 ± 0.34
100
5.0 ± 0.26
Nguồn : Cây hồi, Nhà Xuất bản Nông nghiệp 2000
Cây hồi con có thể sống đƣợc trong điều kiện độ ẩm của đất bằng 100% độ ẩm
bão hoà, tuy nhiên sẽ sinh trƣởng kém.
Trong giai đoạn trƣởng thành 40-50 tuổi, cây hồi có khả năng chịu hạn

trung bình, có khả năng linh hoạt thích nghi với sự biến động của môi trƣờng
sống về nƣớc.
Yêu cầu ánh sáng :
Giai đoạn còn nhỏ dƣới 3 tuổi, cây hồi rất mẫn cảm với cƣờng độ chiếu
sáng. Theo dõi những cây hồi 3 tuổi trồng trên các đồi trơ trụi, không có cây che
bóng, bị phơi nắng hoàn toàn đều bị vàng lá và một số cây bị chết, chứng tỏ ở
giai đoạn này cây hồi cần đƣợc che bóng ở mức độ nhất định. Những cây hồi 20-
30 tuổi (cũng là giai đoạn cây sai quả) có nhu cầu ánh sáng cao hơn cây non rõ
rệt, tuy nhiên ở các vùng bị chiếu sáng mạnh vẫn có hiện tƣợng diệp lục của lá bị
phân giải vào thời gian các tháng nóng (có cƣờng độ ánh sáng lớn) từ tháng 6
đến tháng 8, điều này thể hiện hồi là cây trung tính thiên về ƣa sáng. Giai đoạn
40-50 tuổi, cây hồi biểu hiện là cây ƣa sáng nhƣng nó cũng không thuộc vào loại
cây ƣa sáng mạnh.
Các kết quả nghiên cứu của Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội (1975)[2,tr.45-
46] cũng cho thấy các cây hồi ở sƣờn Đông (đƣợc hƣởng nhiều ánh sáng hơn) so
với các cây trồng ở sƣờn Tây thƣờng có hàm lƣợng tinh dầu cao hơn.
Hàm lƣợng tinh dầu từ quả của cây hồi trồng ở sƣờn phía Bắc thƣờng thấp hơn
cây trồng ở sƣờn phía Nam. Còn chất lƣợng tinh dầu lại có khuynh hƣớng ngƣợc
lại, ở sƣờn Bắc (khô, hanh) cây hồi cho chất lƣợng tinh dầu cao hơn cây trồng ở
sƣờn phía Nam (phía Bắc độ đông của tinh dầu 18°60, sƣờn Nam là 18°40).
Trồng hồi trong các thung lũng bị che khuất, thiếu ánh sáng, cây hồi cũng ít quả.
b. Đất

23
Hồi là cây lâm nghiệp nên có thể sinh trƣởng và phát triển tốt trên các đồi
có độ dốc 20-25°, độ cao tuyệt đối 300-600 m. Hồi có thể trồng đƣợc trên nhiều
loại đất đồi núi khác nhau và khá thích hợp với đất có phản ứng chua; các loại
đất có phản ứng gần trung tính (đất phù sa) và trung tính (các loại đất phát triển
trên đá vôi) đều tỏ ra không thích hợp. Đất trồng hồi phải có các tính chất vật lý
tốt, độ xốp cao, thấm nƣớc nhanh, khả năng giữ nƣớc tốt, biểu hiện qua các tính

chất vật lý của đất là có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng. Những
đất cơ giới nặng phải có kết cấu viên hạt tơi xốp , không có hoặc có rất ít đá lẫn,
tầng đất dày hoặc rất dày (≥ 120 cm), độ xốp của đất lớn (>50% theo thể tích).
Các nghiên cứu về đất trồng hồi của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông
nghiệp cho thấy [50]: hồi phát triển tốt trên đất phát triển từ đá mẹ riolit và
phiến thạch sét ; tầng đất phải đạt từ 1,2 m trở lên ; đất phải có phản ứng từ chua
đến gần trung tính ( pHKCl từ 4 – 6) ; hàm lƣợng hữu cơ tối thiểu là 2%; những
nơi còn thực bì che phủ có độ cao từ 1,5 m trở lên.
Không trồng hồi ở đất trên nền đá vôi, các khe sâu không đủ ánh sáng và độ
ẩm quá cao, những khu vực có cỏ tranh và các cây bụi chỉ thị đất quá thoái hoá
nhƣ thanh hao, sim mua chiếm ƣu thế.
c. Yêu cầu dinh dưỡng khoáng của cây hồi :
Hàm lƣợng đạm (N) trong đất luôn có mối quan hệ chặt chẽ và tỷ lệ thuận
với sinh trƣởng của hồi. Cây hồi tỏ ra là một loài cây có nhu cầu cao về đạm từ
giai đoạn cây còn non đến giai đoạn cây trƣởng thành. Trong nhiều trƣờng hợp,
nếu hàm lƣợng N tổng số ở tầng mặt chỉ đạt ≤ 0,20% thì ở nơi đó N không đáp
ứng nhu cầu của cây hồi, tỷ lệ quả bị rụng rất cao 70 - 80% tổng số quả có trên
cây, rừng hồi nhanh chóng bƣớc sang giai đoạn tàn cỗi ngay khi rừng mới 45
tuổi.
Sau đạm, hàm lƣợng Kali (K) trong đất cũng có mối quan hệ chặt chẽ và tỷ
lệ thuận với sinh trƣởng của hồi. ở những nơi rừng hồi sinh trƣởng tốt, cho năng

×