BỘ TƯ PHÁP
VỤ PHỔ BIÊN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU
LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2003
I. SỰ CẦN THIẾT SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 1993
Luật đất đai năm 1993 (bao gồm cả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật đất đai năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sưng một số điều của Luật đất đai năm
2001) là một trong những đạo luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng
và Nhà nước ta. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật đất đai năm 1993
là tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị - xã hội.
Qua mười năm thực hiện Luật đất đai năm 1993, pháp luật về đất đai đã trở
thành một trong những động lực chủ yếu để đưa nước ta vào nhóm những nước hàng
đầu thế giới về xuất khẩu nông sản và thuỷ sản. Kinh tê nông nghiệp đã thoát khỏi
tình trạng tự cấp, tự túc và chuyển sang sản xuất hàng hoá; bộ mặt kinh tế- xã hội
nông thôn được cải thiện. Diện tích đất có rừng che phủ từ chỗ bị suy giảm mạnh,
gần đây đã được khôi phục và tăng nhanh. Cơ cấu sử dựng đất được chuyển đổi
cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Diện tích đất dành cho phát triển công
nghiệp, dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng đô thị tăng nhanh, đáp ứng
phần lớn nhu cầu sử dụng đất của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Người sử dụng đất gắn bó hơn với đất đai, quyền sử đụng đất đã trở thành
nguồn vốn lớn để người sử dụng đất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Thị
trường bất động sản bao gồm quyền sử dụng đất tuy còn sơ khai nhưng đã thu hút
một lượng vốn đáng kể vào đáu tư hạ tầng, chỉnh trang và phát triển đô thị, cải thiện
dần về điều kiện nhà ở của nhân dân.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, hệ
thống quản lý nhà nước vê đất đai được tăng cường, từng bước phân cấp và pháp
huy tính tự chủ của địa phương.
Tuy nhiên, trước tình hình phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, pháp
luật về đất đai đã bộc lộ rõ những hạn chế, đó là:
- Pháp luật về đất đai chưa xác định rõ nội dung cốt lõi của chế độ sở hữu toàn
dân về đất đai do Nhà nước thống nhất quản lý. Vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân
về đất đai của Nhà nước chưa được xác định trong luật.
- Pháp luật về đất đai chưa đủ tầm giải quyết một cách có hiệu quả những vấn
đề về đất đai để đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước trong thời kỳ mới.
- Pháp luật về đất đai chưa thực sư theo kịp với tiến trình chuyển đội nền kinh
tế thị, trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tê có
hiệu quả. Luật đất đại quy định tương đối tập trung vào biện pháp quản lý hành
chính và vẫn còn mang nặng tính bao cấp, trong khi các mối quan hệ về kinh tế
được đề cập, điều chỉnh còn ít. Chưa có đủ các chế định cần thiết về định giá đất, về
điều tiết địa tô chênh lệch, về điêu tiết lợi nhuận qua chuyển nhượng quyền sử đụng
đất, về bồi thường khi thu hồi đất, về đấu thầu đấu giá quyền sử đụng đất.
- Pháp luật về đất đai chưa giải quyết được những tồn tại lịch sử trước đây về
đất đai, cũng như những vấn đề mới nảy sinh. Trong thực tế, vấn đề đòi lại nhà, đất
vẫn tiếp tục xảy ra và còn có ý kiến khác nhau trong xử lý. Tình trang vi phạm pháp
luật, tranh chấp, khiếu nại về đất, đai vẫn tiếp tục là vấn đề bức xúc trong khi các
quy định và chế tài giải quyết còn thiếu hoặc ít mang tính. khả thi
- Nhiều nội đung của pháp luật về đất đai mới dừng ở mức độ quy định
nguyên tắc, quan điểm mà thiếu các văn bản quy định cụ thể nên việc hiểu pháp luật
và thực thi pháp luật còn khác nhau giữa các ngành, các cấp. Pháp luật về đất đai
hiện hành vừa cồng kềnh vừa kém hiệu lực.
Để khắc phục những thiếu sót nêu trên, thực hiện Nghị quyết số 12/2001-
QH11 về chương trình xây dựng luật, phập lệnh của Quốc hội khoá XI (2002
-2007), tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khoá XI đã thông qua Luật đất đai mới - Luật đất
đai năm 2003 thay thế Luật đất đai năm 1993.
II. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG LUẬT ĐẤT
ĐAI NĂM 2003
1. Bảo đảm phù hợp với nguyên tắc cơ bản mà Hiến pháp đã quy định - đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, đồng thời thể chế hoá
các quan điểm đã được xác định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá IX về 'Tiếp tục .đổi mới chính sách, phápluật về đất
đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoạ đất nước ''
Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của hệ thống pháp luật. Mọi văn
bản quy phạm pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp, ''Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý'' là nguyên tắc được quy định tại Điều
17 và Điều 18 của Hiến pháp, quy định này đã được cụ thể hoá bằng Điều 5 Luật đất
đai năm 2003.
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX Đảng ta đã vạch ra những hạn chế của pháp luật về đất đai trong thời gian
qua, đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục. Các
quan điểm của Đảng trong Nghị quyết nói trên đã được thể chế hoá khá đầy đủ và cụ
thể trong Luật đất đai năm 2003: Ví dụ: một trong những biện pháp quan trọng mà
Đảng thấy cần phải thực hiện là: ''Đổi mới chính sách, pháp luật vềđất đai phù hợp
với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ
động phát triển vững chắc thị trường bất động sản (trọng tâm là tại các đô thị) có
sự quản lý về điều tiết của Nhá nước, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; không tách rời thị trường quyền sử
dụng đất về các tài sản gắn liền với đất; chống đầu cơ đất đai. '' Quan điểm nói trên
của Đảng ta về thị trường bất động sản đã được thể chế hoá bằng quy định tại các
điều 61,62,63 của Luật
2. Kế thừa những nội đung còn phù hợp của Luật đất đai hiện hành, luật hoá
một số quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai đã được cuộc sống
chấp nhận, đồng thời đưa vào Luật những nội dung mới cần sửa đổi, bổ sung nhằm
tạo lập một hệ thống pháp luật, đáp ứng cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Những thành quả về kinh tế - xã hội đã đạt được trong thời gian qua nhờ thực
hiện pháp luật về đất đai cho thấy nhiều quy định của Luật đất đai năm 1993 nói
riêng, pháp luật về đất đai hiện hành nói chung là phù hợp và được cuộc sống chấp
nhận, các quy định đó cần phải được tiếp tục khẳng định. Quan điểm này của Đảng
đã được quán triệt sâu sắc trong Luật đất đai năm 2003, rất nhiều quy định của Luật
là sự kế thừa nội dung pháp luật về đất đai hiện hành.
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cùng
những thay đổi khác về kinh tế - xã hội đòi hỏi pháp luật về đất đai phải được điều
chỉnh để đáp ứng yêu cầu của thực tế cuộc sống. Quan điểm của Đảng:"đưa vào
Luật những nội dung mới cần .sửa đổi, bổ sung ,nhằm tạo lập một hệ thống pháp
luật đáp ứng cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" đã
được thực hiện trong Luật đất đai năm 2003 bằng rất nhiều sửa đổi, bổ sung so với
pháp luật về đất đai hiện hành (sẽ nói kỹ ở phần sau).
3. Gắn việc sửa đổi Luật đất đai với yêu cầu đổi mới việc ban hành văn bản
quy phạm pháp luật và cải cách nền hành chính Nhà nước.
Cải cách thể chế hành chính là một nội dung quan trọng của cải cách hành
chính nhà nước. Một số thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp gây khó khăn cho
người dân cần nhanh chóng gỡ bỏ. Quy định về thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất
trước đây là một ví dụ tiêu biểu của những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp cần
được gỡ bỏ đó. Luật đất đai năm 2003 quy định việc đăng ký quyền sử dụng đất
được thực hiên tại " Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ". Có thể nói, quy định
này là minh hoạ tiêu biểu cho việc thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về cải cách thủ tuc hành chính theo cơ chế ''một cửa'' trong
Luật đất đai nam 2003.
III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2003
Luật đất đai năm 2003 gồm 7 chương, 146 điều. Được bố cục cụ thể như sau::
- Chương I: Những quy định chung, gồm 15 điều từ Điều 1 đến Điều15).
- Chương II: Quyền của Nhà nước đối với đất đai và quản lý nhà nước về đất
đai, gồm 50 điều (từ Điều 16 đến Điều 65).
- Chương III: Chế độ sử dụng các loại đất, gồm 39 điều (từ Điều 66 đến Điều
104).
- Chương IV: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, gồm 17 điều (từ Điều
105 đến Điều 121).
- Chương V: Thủ tục hành chành về quản lý và sử dựng đất đai, gồm l0 điều
(từ Điều 122 đến Điều 131).
- Chương VI: Thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý
viphạm pháp luật về đất đai, gồm 13 điều (từ Điều 132 đến Điều 144).
- Chương VII: Điều khoản thi hành, gồm 2 điều (Điều 145 và Điều 146).
Như vậy, về hình thức Luật đất đai năm 2003 không có đoạn mở đầu như Luật
đất đai năm 1993, số chương vẫn được giữ nguyên (7 chương) còn số điều
tăng thêm là 57 điều. Về tên của các chương, có 4 chương vẫn giữ nguyên tên
gọi như trong Luật đất đai năm 1993, đó là: Chương I. Những quy định chung;
Chương III. Chế độ sử đụng các loại đất; Chương IV. Quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất và Chương VII. Điều khoản thi hành. Tên của Chương II không còn đơn
thuần là ''Quản lý nhà nước về đất đai'' như trong Luật đất đai năm 1993 nữa, mà đã
được bổ sung thành ''Quyền của Nhà nước đối với đất đai và quản lý nhà nước về
đất đai''. Tên của Chương VI Luật đất đai năm 2003 không còn là ''Xử lý vi phạm''
như trong Luật đất đai năm 1993, mà là ''Thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai''. Luật đất đai năm 2003 không có
chương quy định riêng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài (các quy định về vấn đề
này được bố trí chung vào các điều áp dụng cả cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
trong nước), thay thế vào chương này là một Chương hoàn toàn mới: Chương V.
Thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất đai.
Một thay đổi đáng chú ý là từng điều của Luật đất đai năm 2003 đều đã được
đặt tên, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật lập pháp cao, tạo thuận lợi cho việc tìm hiểu, tra
cứu và áp dụng.
1. Chương I - Những quy định chung
Chương này gồm 15 điều, tăng 3 điều so với Chương I Luật đất đai năm 1993.
Ngoài việc tiếp tục khẳng 'định những quy định đã có trong Luật đất đai năm 1993
như các quy định về sở hữu đất đai, về quyền hạn và trách nhiệm của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên và cống dân, về phân loại đất Chương này
được bổ sung thêm một số quy định mang tính định hướng quan trọng như: phạm vi
điều chỉnh, đối tượng. áp dụng, những hành vi bị nghiêm cấm
Về phạm vi điều chỉnh: Theo Điều 1, Luật đất đai năm 2003 điều chỉnh 3
nhóm quan hệ về đất đai, đó là quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước; chế.độ
quản lý và sử đụng đất đai; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Về đối tượng áp dụng: Luật được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước thực
hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn đần về đất đai,thực hiện
nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai; với người sử đụng đất và với các
đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất (Điều 2).
Về trật tự áp dụng pháp luật: Theo Điều 3, các quy định của Luật này được
ưu tiên áp dụng đối với các quan hệ về quản lý và sử dụng đất đai, chỉ trong trường
hợp Luật này không quy định thì mới áp dựng các quy định của pháp luật có liên
quan. Riêng trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật này thì áp đụng quy
định của điều ước quốc tế đó.
Điều 4 được dành riêng để giải thích một số từ ngữ trong Luật này. Đây 1à
việc làm cần thiết nhằm thống nhất cách hiểu về các từ ngữ được giải thích, tránh
hiểu sai lệch dẫn tới việc thực hiện không đúng Luật.
Điều 9 liệt kê các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được gọi
chung là ''người sử dựng đất".
Điều 11 quy định về ''Nguyên tắc sử đụng đất đai", theo đó việc sử đụng đất
phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Đúng quy hoạch, kế hoạch và mục đích sử dựng đất;
- Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không lám tổn hại đến lợi ích
chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;
- Trong thời hạn sử dụng, người sử dựng đất phải thực hiện các quyền, nghĩa
vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Điều 15 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm, trong đó /bệt kê các hành
vi vi phạm pháp luật về đất đai của người sử dụng đất cũng như của người có thẩm
quyền quản lý đất đai.
Ngoài những quy định mới được bổ sưng nói trên, một số quy định đã có
trong Luật đất đai năm 1993 cũng đã được sửa đổi, bổ sung. Ví dụ: Ngoài việc tiếp
tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân như trong Luật đất đai năm 1993, Luật
quy định Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước giữ quyền định
đoạt cao nhất đối với đất đai bằng việc thực hiện những quyền năng cụ thể như:
quyết đính mục đích sử dụng đất (thông qua việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất), quy đinh thời hạn sử dụng đất giao đất, cho thuê đâ't, thu hồi đất, định giá đất.
Trên cơ sở đó Luật đất đai đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
của từng cơ quan nhà nước và của từng cấp chính quyền trong việc thực hiện nhiệm
vụ của người đại diện.
Nhà nước có quyền hưởng lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về
đất đai như: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập
từ chuyển quyền sử đựng đất; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ' đất mà không do
đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
Nhà nước trao quyền .sử dựng đất cho người sử dựng đất thông qua hình thức
giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất
ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Với việc làm rõ vai trò của Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về
đất đai, Luật đất đai đã phân định rõ ranh giới giữa quyền của chủ sở hữu đất đai với
quyền của người sử dụng đất, nâng cao nhận thức của người sử dụng đất về nghĩa vụ
của họ đối với chủ sở hữu đất đai. Ngoài việc tiếp tục quy định về trách nhiệm cấp
giấy chứng nhấn quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, không thừa nhận việc
đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất
đai của Nhà nước cách mạng qua các thời kỳ, tạo điều kiện cho người tiếp tục sản
xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp có đất sản xuất như trong Điều 2
của Luật đất đai năm 1993, Điều 10 Luật đất đai năm 2003 còn quy định Nhà nước
có chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạo nghề, phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho
người lao động nông thôn phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Luật đất đai năm 1993 phân đất ra thành 6 loại (đất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng):
Việc phân loại đất vừa theo tiêu chí mục đích sử chủ yếu vừa theo tiêu chí không
gian dẫn đến sự đan xen, chồng chéo giữa các loại đất, gây khó khăn cho việc quản
lý, sử dụng đất đai. Để tạo điều kiện cho việc quản lý vĩ mô của Nhà nước, phù hợp
với tiến trình công nghiệp hoa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời tạo thuận lợi cho
người sử dụng đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển địch cơ cấu kinh tế, Luật đất
đai năm 2003 phân chia đất thành 3 nhóm theo tiêu chí mục đích sử dụng, đồng thời
quy định căn cứ để xác định từng loại đất. Cụ thể như sau:
- Nhóm đất nông nghiệp, bao gồng các loại đất:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ đùng vào chăn nuôi,
đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đắc dụng;
e) Đất nuôi trồng thuỷ sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ,
- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đơ th/;
b) Đạt xây dựng trụ sở cơ quan xây dựng công trình sự nghiệp;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đạt sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công
nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho
hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
đ) Đất sử đụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây
dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ
lợi ích công cộng; đất có đi tích lịch sử - văn hoá, danh lang thắng cảnh; đất
xây
dựng các công trình 'công cộng khác theo quy định của Chính phủ; .
e) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng; .
g) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác theo quy đinh của Chính phủ.
- Nhóm đất chưa sử đụng bao gồm các loài đất chưa xác định mục đích sử
dụng đất.
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai: Trong Luật đất đai năm 1993, nội
dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 13, Chương II. Trong
Luật này ''Nội dung quản lý nhà nước về đất đai'' được quy định tại Điều 6,
Chương I. Nội dung quản lý nhà. nước về đất đai được bổ sung đầy đủ và hoàn
chỉnh hơn. Một số nội dung mới được bổ 'sung như: thống kê, kiểm kê đất đai đặc
biệt là quản lý tài chính về đất đai, quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
2. Chương II- Quyền của Nhà nước dối với đất dai và quản lý nhà nước về
đất đai
Chương này gồm 50 điều (tăng 21 điều so với Chương II Luật đất đai năm
1993) quy định về quyền của Nhà nước đối với đất đai và quan lý nhà nước về đất
đai, Chương có 8 mục.
2.l. Mục l: gồm 5 điều (từ Điều 6 đến Điều 20) quy định về việc lập và quản lý
hồ sơ địa giới hành chính, các loại bản đồ về đất đai. Thẩm quyền của các cơ quan
nhà nước về địa giới hành chính được quy định tại Điều 16, về bản đồ hành chính
được quy định tại Điều 18, về bản đồ địa chính được quy định lại Điều 19. Điều 20
quy định về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các cấp trong
việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Bản đồ
hiện trạng sử dụng đất được lập năm năm một lần, còn bản đồ quy hoạch sử dụng
đất được lập mười năm một lần.
2.2. Mục 2: gồm 10 điều (từ Điều 21 đến Điều 30) quy định khá chi tiết về các
vấn đề liên quan tới việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất như Luật đất đai năm 1993 không phù hợp với việc quản lý
đất tại đô thị. Để bảo đảm sự phù hợp với việc quản lý đất đai tại đô thị và tính
thống nhất trong sử dụng đất phát triển đô thị, Luật đất đai không giao cho phường,
thị trấn, các xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị lập quy hoạch sử dụng đất
mà do Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp lập quy hoạch, kế hoạch sử đung đất,
đồng thời để tránh tình trạng quy hoạch ''treo'' như hiện nay, Luật quy định: Diện
tích đất ghi trong kế hoạch sẽ dụng đất đã được công bố phải thu hồi để thực hiện
dự án, công trình hoặc phải chuyển. mục đích sử dụng đất mà sau ba năm không
được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà.nước có thẩm quyền xét duyệt kế
hoạch sử dụng đất phái điều chỉnh hoặc huỷ bỏ. Điều 28 quy định cụ thể về việc
công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Theo đó, trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ nhiệm công bố công khai quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương tại trụ sở UBND. Cơ quan
quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của địa phương tại trụ sở cơ quan và trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Việc công bố phải được thực hiện trong suốt thời gian của kỳ quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất có hiệu lực. Quy định này nhằm chấm dứt việc người dân không
được biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dẫn tới tình trạng vi phạm nghiêm
trọng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như hiện nay.
2.3. Mục 3: gồm 8 điều (từ Điều 31 đến Điều 37) quy định về giao đất, cho
thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất. So với các quy định của Luật đất đai năm
1993, quy định của Luật này về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất được sửa đổi, bổ
sung theo hướng tiếp tục phân cấp cho địa phương và thực hiện cải cách hành chính
trong lĩnh vực đất đai. Mọi việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất đều được phân cấp cho chính quyền địa phương nhằm giảm bớt những
công việc có tính chất sự vụ của Chính phủ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho
địa phương trong việc thu hút các dự án đầu tư, nâng cao trách nhiệm của địa
phương trong, việc quản lý, sử dụng đất đai. Thẩm quyền cụ thể được quy định như
sau:
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối
với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước
ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao
đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá
nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.
- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp
sử dụng đất vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
2.4. Mục 4: gồm 8 điều (từ Điều 38 đến Điều 45) quy định về thu hồi đất. Luật
đất đai năm 1993 quy định chỉ thu hôi đất khi đã có dự án đầu tư cụ thể, nay Luật
đất đai nam 2003 quy định Nhà nước thực hiện việc thu hổi đất, bồi thường, giải
phóng mặt, bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dựng đất được công bố hoặc khi dự
án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, nhằm để chủ động quỹ đất cho đầu tư
phát triển. Đồng thời, Luật đất đai năm 2003 quy định Nhà nước giao cho lổ chức
phát triển quỹ đất (do Uỷ ban ngân .dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành
lập) để thực hiện việc thu hồi đất, bồi ,thường, giải phóng mặt bằng và trực tiếp
quản lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dựng
đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư. Luật đất đai năm 2003 quy định Nhà
nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong
trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các
dự án của Chính phủ. Đối với các trường hợp khác mà việc quy hoạch thì nhà đầu tư
được nhận chuyến nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử
dụng đất, không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất. Quy định như vậy là nhằm giảm
sự can thiệp bằng biện pháp hành chính và
khuyến khích sự thoả thuận giữa người có nhu cầu sử dụng đất và người có
quyền sử dụng đất.
Về bồi thường khi thu hồi đất, cùng vời việc quy định rõ những trường hợp
được bồi thường về đất (những người có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy
định) Luật đất đai năm 2003 còn quy định rõ những trường hợp thu hồi đất mà
không được bồi thường tại Điều 43: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương phải thực hiện các dự án tái đính cư trước khi thu hồi đất. Khu tái định
cư phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi cũ. Quy định này nhằm góp
phần tháo gỡ những vướng mắc trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay.
.
2.5. Mục 5: gồm 8 điều (từ Điều 46 đến Điều 53) quy định về đăng ký quyền
sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
thống kê, kiểm kê đất đai.
Về đăng ký đất đai, Luật đất đai năm 1993 qui định việc đăng ký quyền sử đất
thực hiện tại UBND xã, phường, thị trấn, còn Điều 46 Luật đất đai năm 2003 quy
định việc đăng ký quyền sử dụng đất. được thực hiện tại “văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất''. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công có
chức năng quan lý hồ sợ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ
người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ. Với quy định này, quan điểm,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính theo
cơ chế “một cửa” đã được Luật đất đai năm 2003 thể chế hóa cụ thể, rõ ràng và dứt
khoát.
Điều 49 liệt kê đầy đủ các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Điều 50 quy định chi tiết về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất, trong đó khoản 1 quy
định về những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không
phải nộp tiền sử dụng đất.
Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Luật đất đai năm 2003
quy định cấp nào có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất chuyển mục đích sử dụng
đất, thu hồi đất thì cấp đó có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy vậy, để phù hợp với tiến trình cải cách hành chính, tùy theo điều kiện cụ thể của
địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể ủy quyền
cho cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.6. Mục 6: gồm 7 điều (từ Điều 54 đến Điều 60) quy định về giá đất và tài
chính về đất đai. So với Luật đất đai năm 1993, nhiều nội dung mới đã luật hóa
tương đối chi tiết.
Về các khoản thu từ đất: quy định rõ có 7 nguồn thu từ đất đai, trong đó thuế
chuyển quyền sử dụng đất được thay bằng thu thuế thu nhập từ chuyển quyền sử
dụng đất.
Về nguyên tắc định giá đất: phải bảo đảm sát với giá chuyển nhượng quyền sử
dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; khi có chênh lệch lớn
so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì phải điều
chỉnh cho phù hợp.
Về thẩm quyền xác định giá đất: Chính phủ quy định phương pháp xác định giá
đất cho từng vùng, theo từng thời gian; trường hợp phải điều chỉnh giá đất và việc
xử lý chênh lệch giá đất liền kề giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Giá
đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định được công
bố vào ngày 01/01 hàng năm để người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính
về đất đai trong năm đó.
Luật cho phép tổ chức có điều kiện, năng lực chuyên môn làm dịch vụ tư vấn
về giá đất để thuận lợi trong giao dịch quyền sử dụng đất.
Luật đất đai năm 2003 còn bổ sung quy định về đấu giá quyền sử dụng đất và
đấu thầu dự án trong đó có quyền sử dụng đất nhằm khắc phục những tiêu cực trong
cơ chế xin - cho quyền sử dụng đất và để tăng thu cho ngân sách nhà nước.
2.7. Mục 7: gồm 3 Điều (từ Điều 61 đến Điều 63) quy định về quyền sử dụng
đất trong thị trường bất động sản.
Lần đầu tiên, Luật đất đai qui định quyền sử dụng đất được tham gia thị trường
bất động sản. Bước đầu, để đặt nền móng cho việc quản lý chặt chẽ thị trường bất
động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, Luật đất đai năm 2003 quy định cụ thể
những đất được tham gia thị trường bất động sản, các điều kiện để đất tham gia th!
trường bất động sản (Điều 61).
Luật cũng quy định Nhà nước quản lý đất đai trong việc phát triển thị trường
bất động sản bằng các biện pháp như tổ chức đăng ký hoạt động giao dịch về quyền
sử đụng đất; tổ chức đăng ký hoạt động phát triển quỹ đất, đầu tư xây dựng kinh
doanh bất động sản; tổ chức đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho thị
trường bất động sản; bảo vệ quyền lọi hợp pháp của người tham gia giao địch về
quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản và thực hiện các biện pháp bình ổn
giá đất, chống đầu cơ đất đai (Điều 63).
2.8. Mục 8: gồm 2 điều ( Điều 64 và Điều 65) quy định về hệ thống tổ chức cơ
quan quản lý nhà nước về đất đai. Theo đó, llệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà
nước về đất đai được thành lập thống nhất từ trung ương (Bộ Tài nguyên và Môi
trường) đến cơ sở (mỗi xã, phường, thị trấn đều có cán bộ địa chính). Cùng với các
cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương có các văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất - cơ quan dịch vụ công có chức năng quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh
lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sử dựng đất thực hiện các quyền và
nghĩa vụ.
3. Chương III - Chế độ sử dụng các loại đất
Chương này gồm 39 điều (tăng 8 điều so với Chương III Luật đất đai năm 1993
quy định về chế độ sử dụng các loại đất. Chương có 4 mục.
3.l. Mục l: gồm 4 điều (từ Điều 66 đến Điều 69) quy định về thời hạn sử dụng
đất Luật quy định cụ thể các trường hợp sử dụng đất ổn định lâu dài, các trườnghợp
sử dụng đất có thời hạn trên cơ sở kế thừa các quy định về thời hạn sử đụng đất của
Luật đất đai năm 1993 (đất ở thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài, đất nông
nghiệp trồng cây hàng năm là 20 năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, cây công
nghiệp là 50 năm). Đối với đất thuê thì thời hạn được thực hiện theo hợp đồng thuê
đất. Điều 68 quy định khá chi tiết về thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử
dụng đất.
3.2. Mục 2: gồm 13 điều (từ Điều 70 đến Điều 82) quy định về đất nông
nghiệp.
Về han mức giao đất, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp:
đã có một số sửa đổi so với Luật đất đai năm 1993. Lý do sửa đổi là quy định hạn
mức sử dựng đất nông nghiệp của Luật đất đai năm 1993 có nhiều vướng mắc trong
thực hiện. Để tháo gỡ, Luật đất đai năm 2003 chỉ quy định hạn mức giao đất nông
nghiệp không thu tiền sử dụng đất, nếu vượt hạn mức giao đất phải chuyển sang
thuê đất, trừ diện tích đất thuê, đất nhận chuyển nhượng, đất được thừa kế, tặng cho.
Để bảo đảm công bằng, đồng thời khuyến khích sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi thủy sản, sản xuất muối, Luật đất đai năm 2003 cũng quy định hạn mức
giao đất trong' trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dựng nhiều 1ơại đất (đất trồng
cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất
làm muối).
Luật đất đai năm 2003 giao Chính phủ trình ủy ban thường vụ Quốc hội quy
định hạn mức nhận chuyển quyền sử đụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
nhằm tránh tập trung đất sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn vào một số người,
nhưng phải phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và điều
kiện kinh tế - xã hội của từng vùng.
Về sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức: Luật quy định đối với doanh nghiệp
nhà nước được Nhà nước giao đất không thu. tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục
đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối trước ngày 01
tháng 01 năm 1999 thì nay phải chuyền sang thuê đất hoặc được giao đất có thu tiền
sử dụng đất.
Trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất để sử đụng vào mục đích sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối nhưng không sử dụng, sử
dụng không đúng mục đích hoặc sử dụng không hiệu quả thì Nhà nước thu hồi để
đưa vào sử đụng.
Quy định trên nhằm tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong sử dụng
đất nông nghiệp, bảo đảm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc tình trạng lãng phí
đất đai.
Về đất sử dung cho kinh tế trang trại: mô hình kinh tế trang trại tuy mới được
hình thành nhưng được Nhà nước quan tâm, khuyến khích. Luật quy định chủ trang
trại được chủ động chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất theo phương án sản
xuất đã được Uỷ ban nhân dân cấp huyện xét duyệt, nhằm tạo điều kiện để các chủ
trang trại khai thác có hiệu quả đất đai, mở rộng quy mô sử dụng đất nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hoá.
3.3 Mục 3: gồm 20 điều (từ Điều 83 đến Điều 102) quy định về đất phi nông
nghiệp. .
Về đất ở: Luật đất đai năm 2003 quy định đất ở, vườn, ao trên cùng một thửa
đất thuộc khu dân cư ở nông thôn, phù hợp với quy hoạch xây dựng được xác
định.là đất ở; đất ở, đất trong khuôn viên xung quanh nhà ở thuộc khu dân cư đô thị,
phù hợp với quy hoạch. xây dựng được xác định là đất ở. Bổ sung quy định cụ thể
về xác định diện tích đất ở đối với các trường hợp thửa đất ở mà có vườn, ao (trường
hợp đất ở mà có khuôn viên xung quanh nhà ở được hình thành trước ngày 18 tháng
12 năm 1980
1
và từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày Luật này có hiệu lực
thi hành). Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương khi xác định
đất ở, đất vườn của hộ gia đình, cá nhân trong bồi thường giải phóng mặt bằng, bảo
đảm quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất có vườn, ao.
Về đất khu công nghệ cao, khu kinh tế: Luật đất đai năm 2003 quy định Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trưng ương quyết định giao đất một lần cho Ban
quản lý Khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ban quản lý được giao lại đất, cho thuê đất
1 Ngày Hiến pháp năm 1980 có hiệu lực thi hành
cho người đầu tư vào Khu công nghệ cao, khu kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi,
thu hút đầu tư.
3.4. Mục 4: gồm 2 điều (Điều 103 và Điều 104) quy định về đất chưa sử dụng.
Theo đó UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử
dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính; UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở. Nhà nước
khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận và đầu tư để đưa đất chưa sử dụng
vào sử dụng.
4. Chương IV: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Chương IV gồm 17 điều (tăng 10 điều so với Chương IV Luật đất đai năm
1993) quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Chương có 4 mục.
4.l. Mục l: gồm 4 điều (từ Điều 105 đến Điều 108) là các quy định chung về
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Về quyền lựa chọn hình thức giao đất, thuê đất: Luật quy định: Tổ chức kinh
tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất. Quy định
này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động trong
sử dụng đất, tăng nguồn thu ngân sách từ quỹ đất và tạo thuận lợi cho phát triển thị
trường bất động sản; xoá dần sự khác biệt về quyền sử dụng đất giữa người Việt
Nam ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, động viên người Việt
Nam định cư ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, tham gia xây dựng đất nước.
4.2: Mục 2: gồm 4 điều (từ Điều 109 đến Điều 112) quy định về quyền và
nghĩa vụ của tổ chức sử dụng đất.
Kế thừa Luật đất đai năm 1993, luật đất đai năm 2003 quy định tổ chức kinh tế
được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, chuyển mục đích sử đụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả không có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước thì cê các quyền chuyển nhượng, cho thuê tặng cho
quyền sử đụng đất, được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Quy
định này nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường bất động sản, tạo thuận
lợi cho các nhà đầu tư có đất để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, không nhất thiết
phải thuê đất của Nhà nước.
4.3. Mục 3: gồm 5 điều (từ Điều 113 đến Điều 1 17) quy định về quyền và
nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng đần cư sử dụng đất.
Về quyền của hô gia đình, cá nhân: ngoài việc kế thừa các quyền theo quy
định của Luật đất đai năm 1993, Luật đã bổ sung quyền tặng cho quyền sử dụng
đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê. Luật đất đai năm
1993 quy định các điều kiện chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất nông
nghiệp, trong thực tế thực hiện có nhiều vướng mắc, dẫn đến tình trạng người sử
dụng đất không làm thủ tục tại cơ quan nhà nước. Luật đã bỏ quy định về các điều
kiện hạn chế khi thực hiện quyền chuyền nhượng và quyền thừa kế quyền sử dụng
đất nông nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện các quyền của người
sử dụng đất, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và tích tụ đất đai theo định
hướng của Nhà nước.
Điều 116 quy định việc giải quyết các trường Nhà nước mượn đất của hộ gia
đình, cá nhân. Trong thực tế, có một số trường hợp cơ quan nhà nước đã mượn đất
của hộ gia đình, cá nhấn. Để bảo đảm lợi ích chính đáng của người sử dụng đất,
Luật đất đai năm 2003 quy định trường hợp hộ gia đình, cá nhân cho mượn đất có
giấy tờ theo quy định của Luật đất đai thì được Nhà nước trả lại quyền sử đụng đất
hoặc trả lại bằng tiền hoặc giao đất mới, chỗ ở mới.
4.4. Mục 4: gồm 4 điều (từ Điều 118 đến Điều 121) quy định về quyền và
nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử
dụng đất tại Việt Nam. Ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất còn
có các quyền tương ứng với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm hay trả tiền một lần
cho cả thời gian thuê. Trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở thì
có quyền bán hoặc cho thuê nhà ở theo quy định của Chính phủ.
5. Chương V- Thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai
Đây là chương mới, gồm 10 điều, quy định về các thủ tục hành chính trong
quản lý và sử dụng đất theo mô hình ''một cửa'', thủ tục hồ sơ đơn giản, thời gian
thực hiện các thủ tục được rút gọn nhằm thống nhất và công khai hoá thủ tục hành
chính trong quản lý đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện
các quyền, đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính.
Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho người được giao đất, thuê đất được quy định tại Điều 122. Trong đó, thời hạn
thực hiện việc giao đất, cho thuê đất đối với đất đã được giải phóng mặt bằng được
quy định cụ thể tại Khoản 2, còn thời hạn thực hiện việc giao đất, cho thuê đất đối
với đất chưa được giải phóng mặt bằng tại Khoản 3.
Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử đụng đất đối với trường hợp
không phải xin phép được quy định tại Điều 124, còn đối với trường hợp phải xin
phép được quy định tại Điều 125.
Trình tự, thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất (như chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp. . . quyền sử dụng đất) được quy định chi tiết tại
các Điều 126, 127, 128, 129, 130 và 131.
6. Chương VI- Thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý
vi phạm pháp luật về đất đai .
Chương VI gồm 13 điều, quy định về thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. Chương có 3 mục.
6.l. Mục 1: gồm 3 điều (từ Điều 132 đến Điều 134) quy định về thanh tra đất
đai.
Thanh tra đất đai là thanh tra chuyên ngành về đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi
trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra đất đai trong cả nước.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra
đất đai tại địa phương. Nội dung thanh tra đất đai bao gồm: thanh tra việc quản lý
nhà nước về đất đai của ỤBND các cấp; thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất
đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác. Điều 133 quy định về
quyền hạn, trách nhiệm của đoàn thanh tra và thanh tra viên đất đai. Điều 134 quy
định về quyền, nghĩa vụ của đối tượng than tra.
6.2. Mục 2: gồm 5 điều (từ Điều 135 đến Điều l 39) quy định về giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết
tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải tranh
chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở. Các phương thức giải quyết khác chỉ được
áp dụng khi tranh chấp không thể giải quyết được bằng phương thức hoà giải.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định rõ hơn. Tòa án nhân
dân giải quyết các tranh chấp về đất đai không chỉ đối với người có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất mà cả những người có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì việc
giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của cơ quán hành chính, không khởi kiện ra
tòa án nhân dân vì tòa án nhân dân không có cơ sở giải quyết, cụ thể là:
- Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã thành phố thuộc
tỉnh là cấp giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với
quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên
để giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên là quyết định giải
quyết cuối cùng.
- Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
là cấp giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết
định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết
cuối cùng.
Với quy định như vậy, việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện ở hai
cấp, trong đó cấp thứ hai là cấp giải quyết cuối cùng. Như vậy, một mặt bảo đảm
quyền của công dận, mặt khác xác định rõ phạm vi, chức năng, thẩm quyền giải
quyết tranh chấp đất đai giữa tòa án nhân dân và cơ quan hành chính các cấp tránh
tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan khi giải quyết tranh chấp, không để
kéo dài thời gian giải quyết như hiện nay.
Việc giải quyết khiếu nại về đất đai được thực hiện theo trình tự:
- Người sử dụng đất gửi đơn khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân đã ra quyết định
hành chính hoặc có hành vi hành chính bị khiếu nại, Uỷ ban nhân dân đã ra quyết
định hành chính hoặc có hành vi hành chính bị khiếu nại có trách nhiệm giải quyết
lần đầu;
- Trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có
quyền gửi đơn khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện ra
tòa án nhân dân; quyết định giải quyết khiếu nại của Uỷ ban nhân dân cấp trên trực
tiếp là quyết định giải quyết cuối cùng;
- Trường hợp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cấp
giải quyết khiếu nại lần đầu mà đương sự không đồng ý thì có quyền khởi kiện ra
toà án nhân dân;
Việc giải quyết khiếu nại về đất đai không bao gồm trường hợp khiếu nại về
quyết định hành chính giải quyết tranh chấp đất đai.
Quy định như vậy sẽ dàm rõ thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai, khắc
phục được tình trạng đang từ giải quyết tranh chấp đất đai lại chuyển sang khiếu nại
về quyết định hành chính như hiện nay, tách bạch giữa giải quyết khiếu nại về đất
đai với giải quyết tranh chấp về đất đai.
6.3. Mục 3: Gồm 5 điều (từ Điều 140 đến Điều 144) quy định về xử lý vi phạm
pháp luật vết đất đai.
Để xác định rõ trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc
phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đồng
thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người. dân khi thực hiện các quyền về sử dụng
đất, ngăn chặn và xử lý tình trạng cán bộ quản lý đất đai không thực hiện đứng chức
trách, gây phiên hà, nhũng nhiễu cho người sử dụng đất, Luật đất đai năm 2003 quy
định cụ thể như sau:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử
lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất tại địa phương.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp
thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục. đích sử dụng đất trái
phép, phát hiện và áp đụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời việc xây dựng các công
trình trên đất lấn chiếm, đất sử đụng không đúng mục đích ở đia phương và buộc
người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
- Quy định về giải quyết các trường hợp thủ trưởng, công chức, viên chức
thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính cấp xã vi phạm trình tự
thực hiện các thủ tục hành chính.
7. Điều khoản thi hành
Về hiệu lực thi hành. Để Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền có thời gian
chuẩn bị chu đáo các nội dung triển khai, thi hành Luật đất đai năm 2003 nhằm bảo
đảm sự đồng bộ của pháp luật nói chung và của pháp luật về đất đai nói riêng, Quốc
hội quyết định luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm
2004, cùng với hiệu lực của Luật đất đai năm 2003, các văn bản quy phạm pháp luật
sau hết hiệu lực thi hành:
- Luật đất đai năm 1993;
- Luật sửa.đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai (năm 1993);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai (năm 2001);
- Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê
đất tại Việt Nam năm 1994.
Về hướng dẫn thi hành: Quốc hội giao cho Chính phủ quy định về thời hạn
hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất
trong phạm vi cả nước Quốc hội cũng giao cho Chính phủ quy đinh chị tiết và
hướng dẫn thi hành Luật này.
Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo Nghị
định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003 và Nghị định xử
phạt hành chính các vi phạm pháp luật về đất đai Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
hoàn thành dự thảo các nghị định nói trên. Trong Quý I/2004, Bộ Tài nguyên và Môi
trường sẽ tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các địa phương, bộ, ngành về các dự thảo.
Sau đó Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của các địa
phương, bộ, ngành để chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo và trình Chính phủ xem xét,
thông qua trong Quý II/2004.
Bộ Tài chính cũng đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo một số văn bản quy
phạm pháp luật liên quan tới việc thi hành Luật đất đai năm 2003 để trình cơ quan
có thẩm quyền xem xét, thông qua.