Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.56 KB, 59 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
MỤC LỤC
inh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
i
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
KÝ HIỆU VIẾT
TẮT
TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT
TSCĐ Tài sản cố định
TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình
TSCĐVH Tài sản cố định vô hình
Công ty Thiên Phú Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú
inh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
ii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2-1: Quy trình ghi sổ Tài sản cố định Error: Reference source not
found
inh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
iii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
LỜI NÓI ĐẦU
Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú là doanh nghiệp đi
tiên phong trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện tại Việt Nam với bề dày
kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh trên 10 năm.
Công ty đã được khách hàng từ Bắc vào Nam và các công trình, dự án tin
tưởng và sử dụng sản phẩm . Đây là thành công của Công ty Thiên Phú. Hơn
nữa, Công ty đang nỗ lực hết mình bằng kinh nghiệm, sức trẻ của đội ngũ
nhân viên cùng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, Công ty đã và
đang cố gắng không ngừng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng về số


lượng và chất lượng. Công ty Thiên Phú luôn luôn đặt tiêu chí Khách hàng
lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của mình.
Cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác, Công ty Thiên Phú rất
chú trọng đến việc đầu tư, quản lý Tài sản cố định. Bởi TSCĐ là điều kiện
cần thiết để tăng năng suất, hiệu quả lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ
thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc
phát triển sản xuất, kinh doanh. Khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nên số lượng cũng như
giá trị TSCĐ của Công ty là chiếm tỷ trọng lớn. Do đó, công tác quản lý
TSCĐ luôn được Công ty Thiên phú coi trọng. Phân tích tình hình sử dụng
TSCĐ là một trong những phần rất quan trọng trong quản trị doanh nghiệp,
tất cả các hoạt động kinh doanh cũng như việc thay đổi nhân sự đều có ảnh
hưởng đến tình hình tăng, giảm TSCĐ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong
công tác kế toán TSCĐ của Công ty vẫn còn những tồn tại trong cách quản lý
TSCĐ, cách tính toán phân bổ khấu hao và cách lập báo cáo cho TSCĐ. Do
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
đó, Ban Giám Đốc Công ty cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng, đảm bảo quản lý tốt TSCĐ của Công ty. Trên cơ sở đó, các
nhà quản trị có thể xác định được nguyên nhân cũng như đưa ra các giải pháp
cho việc mua sắm cũng như điều chỉnh khấu hao máy móc, thiết bị, hoạt
động… của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý, hạch toán TSCĐ, trong
thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú,
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của CÔ GIÁO – PGS.TS NGUYỄN
MINH PHƯƠNG cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phòng Tài
chính - Kế toán của Công ty, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tài

sản cố định tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú” làm
chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện báo cáo nhưng do thời
gian nghiên cứu còn ít và trình độ cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn
chế nên bản báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính
mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô để bài chuyên đề của em
được hoàn thiện hơn.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh, chị trong
phòng Tài chính - Kế toán Công ty và sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo
tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt bài chuyên đề này.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Sinh viên
Tô Thị Thanh Huyền
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THIÊN PHÚ
1.1. Đặc điểm Tài sản cố định tại Công ty Thiên Phú
Tại Công ty Thiên Phú, một tài sản được gọi là TSCĐ cũng phải đảm bảo
đủ 4 tiêu chuẩn theo chế độ tài chính hiện hành (Quyết định số 206/2003/QĐ-
BTC), đó là:
- Tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
- Có thời gian hữu dụng từ 1 năm trở lên.
- Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy .
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó.
Căn cứ vào đặc điểm của TSCĐ, tùy theo quy mô giá trị tài sản và thời gian
dự tính đem lại lợi ích, Công ty Thiên Phú đã tiến hành phân loại TSCĐ để

thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ.
1.1.1. Phân loại tài sản cố định
Công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ theo tiêu thức hình thái biểu hiện
của tài sản. Với tiêu thức này, TSCĐ của Công ty được chia thành:
 Nhà cửa, vật kiến trúc: được hình thành sau quá trình thi công xây
dựng như: Hệ thống nhà xưởng 1,2,3.
 Máy móc thiết bị
Là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động kinh doanh
của Công ty, gồm: Tháp giả nhiệt, Máy kéo, máy đo đường kính dây Laze,
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
máy in phun, máy nén khí, hệ thống máy tạo nhựa, máy bện, máy biến áp,
máy in phun, máy in nhãn, nồi hơi, máy kẹp kéo băng tải, hộp sang số, máy
thu, máy nhả…
 Phương tiện vận tải
Gồm các loại xe ô tô: FordExcape, Misubishi 8 chỗ, Xe Toyota, xe tải
Huyndai, xe Luxus, ô tô 29 chỗ, xe Corola Atis.
 Thiết bị, dụng cụ quản lý
Gồm những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh
doanh của Doanh nghiệp như: máy vi tính, laptop, hệ thống server, mạng net,
máy điều hòa, tivi, máy photocopy, máy in…
Bảng 1-1
Bảng phân loại TSCĐ HH của Công ty theo kết cấu năm 2011
Chỉ tiêu Nguyên Giá Cơ cấu (%)
1.Nhà cửa, Vật, kiến trúc 42,116,169,801 36
2. Máy móc, thiết bị 67,674,315,841 58
3. Phương tiện vận tải 5,942,992,053 5
4. Thiết bị quản lý 1,811,348,164 2
Tổng cộng

117,544,825,85
9 100
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Qua bảng trên ta thấy Tổng giá trị TSCĐHH tại Công ty Thiên Phú là:
117.544.825.859 đồng, trong đó máy móc, thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất
58%, tương ứng 67.674.315.841 đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với một
doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động SXKD như Công ty Thiên Phú.
1.1.2. Danh mục Tài sản cố định
Công ty Thiên Phú là Công ty chuyên sản xuất và làm thương mại sản
phẩm dây và cáp điện.
Do đó, danh mục TSCĐ hữu hình của Công ty bao gồm các loại tài sản
chủ yếu liên quan đến:
- Nhà xưởng.
- Máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất
- Máy tính, máy in cho cán bộ công nhân viên
- Ôtô để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Danh mục TSCĐ vô hình gồm có: Quyền sử dụng đất, phần mềm kế
toán, cài đặt và chuyển giao phần mềm.
1.1.3. Mã hóa các tài sản cố định
Toàn bộ các TSCĐ của Công ty được mã hóa theo thứ tự và có hệ thống
và được đánh số:
010101, 010102….Lần lượt các TSCĐ thuộc nhóm nhà xưởng, vật kiến
trúc.
010201, 010202… Thuộc nhóm máy móc, thiết bị
010301, 010302…. Thuộc nhóm phương tiện vận chuyển.
010401, 010402…. Thuộc nhóm thiết bị quản lý
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
5

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Ví dụ : 1 số TSCĐ trong bảng dưới đây:
B ảng 1-2
Danh mục phân loại một số tài sản cố định
STT TÊN TÀI SẢN MÃ TSCD

Nhà xưởng, vật kiến trúc
1
Tháp giải nhiệt 010103
2
Nhà xưởng 1 010104


Máy móc thiết bị
1
Máy bọc dây điện Đài Loan 020201
2
Máy se dây điện Đài Loan 020202


Phương tiện vận tải
1
Xe ô tô FordEscape 010301
2
Xe ô tô MISUBISHI – 8 chỗ 010302
……………………. …
Thiết bị quản lý
1
Máy tính văn phòng 010402
2

Máy tính xách tay- Toshiba 010403
… ……………………. …
1.2. Tình hình tăng, giảm TSCĐ của Cty Thiên Phú năm 2011
Trong năm 2011, việc tăng, giảm các TSCĐ chủ yếu diễn ra khi có việc
đầu tư thêm trang thiết bị, dây truyền máy móc, hoặc đầu tư thêm dụng cụ,
thiết bị làm việc cho nhân viên mới phục vụ cho quá trình mở rộng hoạt động
sản xuất, kinh doanh của Công ty và việc TSCĐ hết khấu hao được tiến hành
thanh lý.
1.2.1. Tăng tài sản cố định
Việc tăng TSCĐ trong năm 2011 là do:
- Nhân viên mới được tuyển dụng, Công ty phải trang bị mua mới máy
tính, máy in cũng như các thiết bị chuyên dùng khác
- Công ty đầu tư mua thêm thiết bị dây truyền nhằm gia tăng sản xuất, trị
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
giá: 13.700.328.578 đồng
- Trong năm, Công ty Thiên Phú đầu tư thêm 01 xe Inova, trị giá:
581,818,182 đồng
1.2.2. Giảm tài sản cố định
- Việc giảm TSCĐ xảy ra khi TSCĐ đó đã khấu hao hết hoặc TSCĐ
không còn đủ tiêu chí gọi là TSCĐ và được chuyển sang Công cụ
dụng cụ.
- Trong năm 2011 Công ty bán thanh lý 01 xe ô tô Inova có tổng giá trị
là 264,202,636 đồng cho nhân viên. Việc này đã làm cho TSCĐ
giảm trong kỳ.
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
1.2.3. Tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ của Công ty năm 2011

Bảng 1-3
Báo cáo tổng hợp tình hình tăng, giảm TSCĐ Năm 2011
ĐVT: VND
Năm 2011 Nhà cửa,
vật kiến trúc
Máy móc,
thiết bị
Phương tiện vận
tải Dụng cụ quản lý
Tổng
Nguyên giá

Số dư tại 01/01
33,780,626,705 77,368,022,483 5,175,280,475 1,220,896,196 117,544,825,859
Tăng trong năm
- 5,799,131,320 581,818,182 417,837,742 6,798,787,244
Mua trong năm
- 5,799,131,320 581,818,182 417,837,742 6,798,787,244
Đầu tư XDCB hoàn thành
- - - - -
Giảm trong năm
- - 869,293,090 - 869,293,090
Góp vốn vào công ty con
- - - - -
Thanh lý, nhượng bán
- - 869,293,090 - 869,293,090
Giảm khác
-
Số dư tại 30/06
33,780,626,705 83,167,153,803 4,887,805,567 1,638,733,938 123,474,320,013

Giá trị hao mòn lũy kế

Số dư tại 01/01
2,864,126,197 33,132,263,436 3,053,733,661 705,099,295 39,755,222,589
Tăng trong năm
240,928,836 5,094,695,617 689,332,590 192,368,900 6,217,325,943
Khấu hao trong năm
240,928,836 5,094,695,617 689,332,590 192,368,900 6,217,325,943
Giảm trong năm
- - - - -
Số dư tại 30/06
3,105,055,033 38,226,959,053 3,743,066,251 897,468,195 45,972,548,532
Giá trị còn lại

Tại 01/01
30,916,500,508 44,235,759,047 2,121,546,814 515,796,901 77,789,603,270
Tại 31/12
30,675,571,672 44,940,194,750 1,144,739,316 741,265,743 77,501,771,481

Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
1.3. Tổ chức quản lý tài sản cố định tại Công ty Thiên Phú
1.3.1. Nguyên tắc quản lý chung về tài sản cố định
Đối với mỗi doanh nghiệp thì TSCĐ thể hiện năng lực, trình độ công nghệ, cơ
sở vật chất, kỹ thuật cũng như thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản
xuất, nó là điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động, nâng cao hiệu quả sản
xuất của doanh nghiệp.
Công ty Thiên Phú cũng vậy, xét trên góc độ kế toán: việc phân loại, cung cấp
thông tin đầy đủ về TSCĐ (Nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại, nguồn vốn hình

thành, thời gian sử dụng, phương pháp tính khấu hao, phương pháp phân bổ, bộ
phận sử dụng TSCĐ đó) là rất quan trọng cho Ban Giám Đốc công ty. Nó tạo tiền
đề để Công ty tiền hành sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Với ý nghĩa quan trọng
đó, công tác quản lý TSCĐ của Công ty CP Tập Đoàn Công nghiệp Thiên Phú
được thực hiện dựa trên các nguyên tắc quản lý chung về TSCĐ như:
- Mỗi TSCĐ của Công ty đều có bộ hồ sơ để theo dõi riêng.
- Mỗi TSCĐ của Công ty đều được theo dõi, quản lý theo 3 chỉ tiêu giá trị là :
nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại;
- Việc phân công, phân nhiệm đối với công tác quản lý, bảo quản, sử dụng
TSCĐ cũng được Công ty Thiên Phú quy định rõ ràng đối với từng cá nhân, bộ
phận;
- Công tác kiểm kê TSCĐ của Công ty được thực hiện định kỳ vào cuối mỗi
năm.
 Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ của bộ phận kế toán Công ty
Để đảm bảo thực hiện các nguyên tắc quản lý trên, Kế toán TSCĐ của Công
ty có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu sau:
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện
có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của TSCĐ trong phạm vi toàn Công ty cũng
như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra,
giám sát thường xuyên việc bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và lập kế hoạch cho việc
đầu tư mới TSCĐ.
- Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất,
kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ tài chính quy định.
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, tập hợp
chính xác và phân bổ hợp lý chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận đối với các nghiệp
vụ liên quan đến TSCĐ

Các TSCĐ của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất đều bị hao
mòn sẽ đến thời điểm các TSCĐ đó không còn giá trị sử dụng hoặc có thể do nhiều
nguyên nhân khác mà Doanh nghiệp cần thiết phải đổi mới hoặc thay thế cho phù
hợp với tình hình, nhu cầu sản xuất của đơn vị.
Doanh nghiệp thường tính toán một số chỉ tiêu để xem xét tình hình sử dụng
TSCĐ của doanh nghiệp kết hợp với việc phân tích nhu cầu cần thiết đối với từng
loại TSCĐ để lên kế hoạch đầu tư TSCĐ.
Việc đầu tư vào TSCĐ của Công ty bao gồm các quyết định mua sắm, xây
dựng, sửa chữa, nâng cấp. Với mỗi quyết định đầu tư TSCĐ sẽ ảnh hưởng đến tình
hình hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều khía cạnh mà tổng quan nhất đó là
chi phí bỏ ra hiện tại và lợi ích mà doanh nghiệp thu được trong tương lai.
Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, việc Công ty đầu
tư mua mới TSCĐ luôn luôn được cân nhắc, thẩm định, so sánh giữa chi phí bỏ ra
và lợi ích mang lại. Do vậy, Ban Giám Đốc công ty thường tính toán một số chỉ
tiêu như NPV, IRR…để lựa chọn phương án tối ưu. Việc quyết định đầu tư đúng
đắn sẽ mang lại hiệu quả lâu dài cho Công ty.
* Thực tế quá trình đầu tư mới TSCĐ tại Công ty Thiên Phú được diễn ra như sau:
- Đối với toàn bộ các TSCĐ thuộc nhóm Thiết bị, dụng cụ quản lý (máy tính,
máy in, máy chiếu, máy scan…), Ban giám đốc Công ty (cụ thể là Phó Tổng Giám
Đốc) căn cứ vào đề xuất mua TSCĐ của từng bộ phận liên quan duyệt đề xuất
mua, sau đó phòng Mua hàng căn cứ vào quyết định phê duyệt đó tiến hành mua.
- Đối với các TSCĐ có giá trị lớn trên 1 tỷ đồng, Tổng giám đốc Công ty làm
tờ trình gửi Hội đồng quản trị Công ty có ý kiến, sau đó Chủ tịch Hội đồng quản trị
Công ty phê duyệt, Tổng giám đốc Công ty căn cứ vào quyết định đó giao cho bộ
phận mua hàng tiến hành mua.
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
1.4. Tổ chức kế toán TSCĐ tại Công ty Thiên Phú
Với số lượng TSCĐ lớn, Công ty Thiên Phú phải xây dựng cách quản lý phù hợp

để dễ dàng cho việc theo dõi và kiểm soát, cụ thể như sau:
1.4.1. Tổ chức hệ thống Tài khoản
Công ty áp dụng theo hệ thống Tài khoản của kế toán Việt Nam. Công ty
cũng phân thành Tài khoản cấp 1, Tài khoản cấp 2, cấp 3 tùy theo từng nhóm tài
sản.
- TK chủ yếu : TK 211 : TSCĐHH– phản ánh giá trị hiện có, tình hình tăng ,
giảm của TSCĐ theo nguyên giá.
- TK 214 : Hao mòn TSCĐ
- Bên cạnh hệ thống TK chính còn có các TK cấp 2 : 2111, 2112, 2113 ;
TK 2141, 2142, 2143
1.4.2. Tổ chức hệ thống sổ sách
Công ty Thiên Phú đang áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh được phản ánh theo trình tự thời gian.
+ Nhật ký chung: Số liệu từ NKC được chuyển tiếp vào sổ cái TK liên quan.
+ Sổ cái TK 211, 214. Cở sở để ghi sổ cái là thông tin đã ghi trên NKC
+ Sổ chi tiết TK 211, 214
1.4.3 Tổ chức hệ thống chứng từ
Gồm có các loại sau:
- Chứng từ tăng TSCĐ, gồm:
+ Đề xuất được Ban Giám Đốc ký duyệt
+ Hợp đồng mua bán TSCĐ
+ Hóa đơn bán hàng (hóa đơn GTGT)- nơi bán hàng cung cấp.
+ Biên bản bàn giao TSCĐ và nghiệm thu
- Chứng từ giảm TSCĐ, gồm :
+ Quyết định của Ban Giám Đốc về việc đánh giá lại TSCĐ
+ Bản yêu cầu thanh lý, sửa chữa TSCĐ do các phòng ban sử dụng đề xuất
+ Những quy định của Công ty liên quan đến việc thành lập hội đồng
thanh lý.
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
11

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
+ Biên bản và hợp đồng thanh lý TSCĐ.
- Chứng từ liên quan đến Khấu hao TSCĐ :
Báo cáo tính khấu hao TSCĐ do kế toán TSCĐ lập vào cuối năm. Báo cáo
này là cơ sở để Ban Giám Đốc đánh giá lại TSCĐ của Công ty.
- Chứng từ theo dõi TSCĐ :
Thẻ TSCĐ : Đây là chứng từ quan trọng, theo dõi chi tiết và trực tiếp từng
tài sản.
1.4.4.Tổ chức hệ thống báo cáo về TSCĐ
Gồm :
- Bảng tính khấu hao tháng
- Báo cáo tổng hợp tình hình tăng, giảm TSCĐ năm.
- Bảng tính, trích khấu hao năm
- Bảng phân bổ khấu hao năm.
- Bảng tổng hợp trích khấu hao năm
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THIÊN PHÚ
2.1. Kế toán chi tiết tài sản cố định tại Công ty Thiên Phú
2.1.1. Thủ tục, chứng từ
2.1.1.1.Trường hợp tăng tài sản cố định
a. Thủ tục mua sắm mới tài sản cố định
Các phòng, ban Công ty căn cứ vào nhu cầu về TSCĐ của cán bộ công
nhân viên phòng mình từ đó làm tờ trình xin mua mới TSCĐ, sau đó Ban giám đốc
Công ty căn cứ vào nhu cầu thực tế thấy cần thiết sẽ ký duyệt, tiếp theo tờ trình sẽ
được chuyển cho phòng Mua hàng của Công ty lên kế hoạch và tiến hành mua.
b. Chứng từ mua mới tài sản cố định
Bộ chứng từ mua mới TSCĐ bao gồm:
- Tờ trình xin mua mới TSCĐ đã được Ban Giám Đốc Công ty (Phó Tổng Giám
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21

12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Đốc) phê duyệt.
- 03 báo giá của ba nhà cung cấp khác nhau, sau đó bộ phận Mua hàng sẽ tiến
hành phân tích đánh giá, trình Ban giám đốc Công ty phê duyệt 01 nhà cung cấp có
giá thấp nhất, chất lượng sản phẩm tốt nhất, thời hạn giao hàng nhanh nhất và quy
trình bảo hành sản phẩm theo đúng quy định chức năng từng sản phẩm.
- Sau khi phân tích phương án lựa chọn nhà cung cấp được phê duyệt, bộ
phận Mua hàng sẽ trình Ban giám đốc Công ty tiến hành ký kết hợp đồng Mua bán
TSCĐ.
- Nhà cung cấp sẽ bàn giao TSCĐ thông qua Biên bản bàn giao và nghiệm thu
TSCĐ. Đồng thời Nhà cung cấp đưa kèm hóa đơn bán hàng (Hóa đơn GTGT),
giấy bảo hành sản phẩm của Nhà cung cấp hoặc C/O, C/Q (đối với TSCĐ nhập
khẩu )
- Biên bản chạy thử sau khi lắp đặt (nếu có).
- Hai bên thực hiện thanh lý hợp đồng sau khi bộ phận kế toán đã làm thủ tục
thanh toán đầy đủ theo các điều khoản trong hợp đồng kinh tế.
 Ví dụ: Phòng Kinh doanh cần mua 01 máy Photocopy để phục vụ cho
công việc. Để mua được TSCĐ đó, P.KD phải thực hiện các bước sau:
• Bước 1 : Làm Phiếu đề xuất mua TSCĐ.
Công ty CP Tập Đoàn CN
Thiên Phú
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc
Số: 02/TP1 Hà Nội, ngày 05 tháng 1 năm 2011
ĐỀ XUẤT MUA HÀNG
Tên tôi là: Bùi Phương Anh Phòng: Kinh doanh
Xin đề xuất với Ban Giám Đốc mua trang thiết bị sau:
STT Nội dung yêu cầu ĐVT Số Đơn giá Ghi
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21

13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
lượng (dự tính) chú
1 Mua Máy Photocopy cho phòng kinh
doanh, Kèm:
- Cụm trống
- Mực
- Chân kê gỗ
Chiếc 01 75.000.000

TỔNG CỘNG (bao gồm VAT) 1 75.000.000
Ban Giám Đốc phê duyệt Giám Đốc bộ phận Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Sau khi được Ban Giám Đốc đồng ý ký duyệt cho mua máy Photocopy được
chuyển đến bộ phận Mua hàng.
•Bước 2 : Bộ phận Mua hàng liên lạc với các Nhà cung cấp với 3 báo giá khác
nhau, sau đó tiến hành phân tích các báo giá trên từ đó chọn ra nhà cung cấp tốt
nhất (giá cả, chất lượng, dịch vụ ). Sau khi lựa chọn được nhà cung cấp tốt nhất
bộ phân mua hàng sẽ lập Phiếu đề xuất gửi cho Ban Giám Đố
( thường thì các Phó Tổng Giám Đốc được phân quyền ký các giấy tờ này).
•Bước 3 : Ban giám đốc phê duyệt và tiến hành ký kết Hợp đồng mua bán với
nhà cung cấp được chọn.
(Xem chi tiết tại: Phụ lục 2.1: Hợp đồng mua bán, số ST2011/0119/P2
HĐMB)
•Bước 4: Nhà cung cấp giao hàng kèm theo Hóa đơn GTGT (Phụ lục 2.2),
giấy bảo hành sản phẩm cũng như giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của nhà
sản xuất. Sau khi giao hàng theo đúng hợp đồng đã ký kết xong, hai bên tiến hành
lập Biên bản giao nhận hàng hóa và nghiệm thu(phụ lục 2.3).
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21

14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BM.11.KD.05
BIÊN BẢN BÀN GIAO VÀ NGHIỆM THU
HÌNH THỨC DỊCH VỤ: Máy nhận lại:
Máy bán: Máy cho thuê: Thời
hạn: ngày
(tháng)
Máy cho
mượn:
Thời
hạn: ngày
Từ
ngày / /20
đến
ngày / /20
.
Vào hồi, 14h20 ngày 19/1/2011, hai bên gồm có:

Bên A (Bên mua): CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THIÊN PHÚ
Địa chỉ : Tầng 6, 25-Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại : 04-33 765888 Fax: 04-33 765 999
Đại diện : Ông Nguyễn Tất Thắng; Chức vụ: Nhân viên IT
Bên B (Bên bán): CÔNG TY CP SIÊU THANH HÀ NỘI
Địa chỉ : 32 Phố Huế, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại : 04 8 223888; Fax: 04 9 422125
Đại diện : Bà Nguyễn Thị Thu Hà Chức vụ: NV Kinh Doanh
Đại diện : Ông Vũ Ngọc Đức Chức vụ: NV kỹ thuật

Hai bên cùng ký kết biên bản bàn giao và nghiệm thu máy với nội dung sau:
Bên B đã bàn giao thiết bị cho bên A theo danh mục ghi dưới đây, tại địa chỉ: Tầng
6-25 Lê Đại Hành, HBT, HN.
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
TT CHỦNG LOẠI
MÁY
SL SỐ
SERI
MÁY
SỐ
ĐẾM
BẢN

MÁY
KỸ
TÌNH
TRẠNG
VẬT TƯ
Copy Fax Khác
Máy photocopy Fuji Xeror
DocuCentre III-3007DD
11238
2
21383 Cụm
trống,
mực kèm
1 Sách hướng dẫn sử
dụng TV

2 Toner Cartridge
3 Drum Cartridge
4 Chân kê gỗ thấp
5 Dây nguồn
1.Tình trạng máy: 100% mới theo đúng chủng loại, số lượng, chất lượng đã
ghi trong nội dung điều 1 của hợp đồng. Thiết bị đã được hướng dẫn sử dụng đầy
đủ, hoạt động tốt.
2. Hai bên không có kiến nghị gì về tình trạng máy, các vật tư kèm theo. Biên
bản được thông qua với sự đồng ý của hai bên.
3. Biên bản được lập thành 2 bản, bên A giữ 1 bản, bên B giữ 1 bản có giá trị
như nhau.
Đại diện bên A Đại diện bên B
Kỹ thuật viên Đại diện KD
Nguyễn Tất Thắng Vũ Ngọc Đức Ng.Thị Thu Hà
• Bước 5 : Sau khi hoàn tất thủ tục mua sắm TSCĐ bộ phận mua hàng tiến
hành bàn giao cho đơn vị sử dụng thông qua Biên bản bàn giao nội bộ. Còn
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Hóa đơn, chứng từ chuyển cho bộ phận kế toán để kế toán TSCĐ ghi sổ và
theo dõi.
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO NỘI BỘ
Số: 01/BBBG-TP
Hôm nay, ngày 19 tháng 01 năm 2011, tại Công ty CP Tập đoàn CN Thiên

Phú, tầng 6, tòa nhà CDC, 25-Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chúng tôi gồm:
Bên giao : Phòng Mua hàng
Đại diện : Ông Nguyễn Tất Thắng
Chức vụ : Nhân viên
Bên nhận : Phòng Kinh doanh
Đại diện : Ông Vũ Quang Hiền
Chức vụ : Giám Đốc kinh doanh
Hai bên thống nhất bàn giao một số thiết bị cụ thể như sau:
ST
T
TÊN THIẾT
BỊ
THÔNG SỐ KỸ THUẬT ĐVT SL
NĂM
SD
1
Máy photocopy
Fuji Xerox
DocuCentre III-3007 DD
Kèm:
- Sách HD sử dụng
- Toner Cartridge
- Drum Cartridge
- Chân kê gỗ thấp
Chiếc 1 2011
Biên bản này được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01(một) bản.
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
18

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
2.1.1.2. Đối với trường hợp giảm TSCĐ
- Giảm TSCĐ chỉ diễn ra sau khi các bộ phận kiểm kê của Công ty tiến hành
kiểm kê định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính của Công ty.
- Giảm TSCĐ chỉ xảy ra đối với các TSCĐ đã hết khấu hao hoặc có những
TSCĐ đã hỏng hoặc không còn giá trị sử dụng.
• Nghiệp vụ kiểm kê, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa
- Việc kiểm kê, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa sẽ do thẩm quyền của Tổng
giám đốc Công ty hoặc Phó Tổng Giám Đốc được ủy quyền quyết định.
- Tổng giám đốc Công ty căn cứ vào báo cáo của các Bộ phận kiểm kê theo
định kỳ đối với TSCĐ của Công ty được tiến hành vào cuối năm, từ đó sẽ ra quyết
định thanh lý, nhượng bán, sửa chữa, sử dụng, bảo quản đối với các TSCĐ đã hết
khấu hao, TSCĐ đã qua sử dụng nhưng không còn công năng, TSCĐ không còn
giá trị. Sau đó các phòng ban liên quan căn cứ để thực hiện.
- Kết quả của việc kiểm kê TSCĐ định kỳ sẽ được báo cáo thông qua Biên
bản kiểm kê.
• Mẫu Kiểm kê như sau:
Công ty CP Tập đoàn CN
Thiên Phú
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN KIỂM KÊ TSCĐ
Hôm nay, vào 16h ngày 31 tháng 12 năm 2011, Tổ kiểm kê đã thực hiện công
tác kiểm kê định kỳ TSCĐ của Công ty. Thành phẩn Tổ kiểm kê gồm:
- Bà /Ông……………… , Tổ trưởng;
- Bà /Ông ………………., Tổ viên;
- Bà/Ông…………………, Tổ viên.
Kết quả công tác kiểm kê cụ thể như sau:
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21

19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
ST
TÊN TSCĐ KÍ
ĐƠN
SỐ LƯỢNG
SỔ
SÁCH
THỰC
TẾ
CL
1 Máy Photocopy Cái 1 1 0
2 Xe Inova Chiếc 1 1 0
… … … … … … …
Người lập Tổ Trưởng
 Thủ tục, chứng từ thanh lý tài sản cố định đã hết khấu hao
- Quyết định của Ban Giám Đốc về việc đánh giá lại TSCĐ
-Biên bản kiểm kê đã được Ban Giám Đốc Công ty thông qua
- Biên bản các TSCĐ đã hết khấu hao, đã hỏng hoặc hết giá trị trình Ban
Giám đốc Công ty thông qua và phê duyệt.
- Biên bản họp hội đồng thanh lý tài sản.
- Biên bản xác định giá tài sản đã thanh lý (Theo giá thị trường).
Ví dụ: Năm 2010, Công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ, do nhu cầu của 1 nhân viên
trong Công ty có nguyện vọng xin mua lại chiếc xe ôtô Inova 7 chỗ vì công việc
thường xuyên phải đi công tác nhưng chưa đủ khả năng mua xe mới.
- Thời gian công ty đưa vào sử dụng năm 2005.
- Nguyên giá của ô tô: 660.600.000 đồng
- Thời gian khấu hao: 10 năm
- Giá trị thanh lý đến thời điểm bán là: 396.397.364 đồng
- Giá trị còn lại: 264.202.636 đồng.

Ban Giám Đốc ký duyệt bán cho nhân viên công ty vào ngày 06/1/2011.
Như vậy TSCĐ của Công ty sẽ bị giảm: 264.202.636 đồng
2.1.2. Quy trình ghi sổ
Sơ đồ 2-1
Quy trình ghi sổ Tài sản cố định
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
n
Ví dụ: tiếp trường hợp mua máy photocopy trên, kế toán TSCĐ khi nhận được
chứng từ tiến hành:
- Nhập số liệu vào phần mềm máy tính.
- Mở Thẻ TSCĐ cho máy Photocopy vừa mới mua về cho P.kinh doanh sử
dụng.
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
21
Chứng từ gốc
Nhập số liệu qua hệ
thống phần mềm để
theo dõi khấu hao
Lên Bảng báo cáo
tổng hợp tăng, giảm
TSCĐ trong kỳ
Nhập số liệu qua hệ
thống phần mềm để
theo dõi khấu hao
Nhập số liệu qua hệ
thống phần mềm để
theo dõi khấu hao
Báo cáo tài chính

Lên Bảng báo cáo tổng
hợp tăng, giảm TSCĐ
trong kỳ
Sổ cái TK 211,
214
Vào Sổ chi tiết
TK 211,214
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Công ty CP Tập Đoàn CN
Thiên Phú
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số: 01/TSCĐ
Ngày lập thẻ: 19/01/2011
Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ BM.11.KD.05, ngày 19 tháng 1 năm
2011
Tên, ký hiệu, loại TSCĐ: Máy Photocopy Fuji Xerox DocuCentre III-
3007DD
Số hiệu TSCĐ: 101410
Nước sản xuất: Nhật Bản Năm sản xuất: 2010
Bộ phận quản lý và sử dụng: Phòng kinh doanh
Năm đưa vào sử dung: 2011
Công suất, diện tích thiết kế:
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày tháng năm
Lý do đình chỉ:
Số
chứng
từ
Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày
Diễn

giải
Nguyên giá Năm
Giá trị
hao
mòn
Cộng
dồn
01 19/1/2011 Mua
mới
70.400.000 2011
DỤNG CỤ PHỤ TÙNG KÈM THEO
STT Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng ĐVT SL Giá trị
01 Cụm trống Chiếc 1
02 Mực Chiếc 1
03 Chân kê gỗ Chiếc 1
Ghi giảm TSCĐ số:….ngày….
Lý do giảm:
Ngày …tháng …năm 2011
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Sinh viên: Tô Thị Thanh Huyền Lớp:KTTH 21.21
22

×