Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Kế toán nguyên vật liệu tại Khách Sạn Mường Thanh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.48 KB, 55 trang )

Chuyên đề thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
MỤC LỤC
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH 21.21
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh Tế Quốc Dân
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, chúng ta đang được chứng kiến sự chuyển mình
đi lên của nền kinh tế thế giới, và thực tế cho thấy một xu thế khách quan đang diễn
ra mang tính chất toàn cầu mà không một quốc gia, một tập đoàn, một công ty nào
không tính đến chiến lược kinh doanh của mình. Đó là xu thế quốc tế hoá nền kinh
tế thế giới, một xu thế đem lại sức mạnh về tài chính; tận dụng công nghệ nhằm làm
giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm cho tất cả những doanh nghiệp tham gia
vào guồng máy đó.
Việt Nam cũng không ngừng đổi mới để hoà nhập với nền kinh tế thế giới, có
rất nhiều những doanh nghiệp đã ra đời và không ngừng lớn mạnh. Nhưng để có tồn
tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt của thị trường các doanh
nghiệp cần phải hoạt động một cách có hiệu quả, không ngừng nâng cao sức cạnh
tranh để tránh rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ.
Để đạt được mục tiêu trên các nhà quản lý phải sử dụng các công cụ quản lý
khác nhau. Trong doanh nghiệp, hạch toán kế toán là một công cụ quản lý có vai trò đặc
biệt quan trọng. Thông tin do kế toán cung cấp là cơ sở để nhận biết, phân tích và đánh
giá tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, lao động, vật tư, tình hình chi phí và
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu là yếu tố hết sức quan
trọng, là yếu tố cơ bản nhất của quá trình sản xuất để cấu thành nên sản phẩm. Các
loại nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm. Việc cung cấp nguyên liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời thì hoạt động
sản xuất kinh doanh mới diễn ra đều đặn và đạt hiệu quả cao. Do vậy, hạch toán
nguyên vật liệu một cách khoa học và sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý sẽ
góp phần hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm, làm tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Từ thực tiễn trên em đã nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác kế toán


nguyên vật liệu. Trong thời gian thực tập tại Khách sạn Mường Thanh Hà Nội, được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng Tài chính- kế toán Khách sạn và
đặc biệt là sự tận tình hướng dẫn của cô giáo: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, em đã
mạnh dạn lựa chọn “Kế toán nguyên vật liệu tại Khách Sạn Mường Thanh Hà
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH 21.21
1
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Nội” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung bài chuyên đề gồm những phần sau:
Chương I: Đặc điểm nguyên vật liệu tại Khách sạn Mường Thanh Hà Nội
có ảnh hưởng đến kế toán.
Chương II: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Khách sạn Mường Thanh
Hà Nội
Chương III: Nhận xét và đề xuất hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại
Khách sạn Mường Thanh Hà Nội
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH 21.21
2
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh Tế Quốc Dân
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG
THANH HÀ NỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN
1.Đặc điểm chung của Khách sạn Mường Thanh Hà Nội
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Khách sạn Mường Thanh Hà Nội có diện tích 4300 m
2
nằm tại trung tâm khu
CC2 - Bắc Linh Đàm - Quận Hoàng Mai - Hà Nội, cạnh đường vành đai 3 nối
liền thành phố Hà Nội và sân bay quốc tế Nội Bài, thuận tiện di chuyển đến
Trung tâm Hội nghị Quốc gia cách trung tâm thành phố Hà Nội 5km. Khách
sạn có vị trí rất đẹp, khách sạn được thiết kế gần các trung tâm thương mại,

nằm giữa trung tâm của khu vực Bắc Linh Đàm nơi có cảnh quan yên bình và
thoáng đãng, với điểm nhấn là nhiều hồ nước và vườn cây xanh cùng khuôn
viên cây xanh nằm trong Thành phố Hà Nội nhộn nhịp và tràn đầy sức sống.
Khách sạn Mường Thanh Hà Nội được khánh thành vào ngày 10 - 10 -
2009. Ban đầu có tên là Best Western Mường Thanh Hà Nội, Sau đó đổi lại là
Khách sạn Mường Thanh Hà Nội. Khách sạn được Tổng cục Du lịch Việt Nam
công nhận là khách sạn 4 sao Quốc tế với 174 phòng nghỉ hiện đại, phòng hội
nghị - hội thảo, phòng dạ tiệc, khu nhà hàng gồm 3 tầng phục vụ khách Á và
Âu, khu Quầy bar, spa thiết kế độc đáo, ấn tượng. Khi đưa vào hoạt động,
khách hàng chủ yếu là các đoàn khách quốc tế. Khách sạn Mường Thanh Hà
Nội thuộc Chi nhánh Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên. Chủ
đầu tư của tập đoàn là ông Lê Thanh Thản, người Nghệ An. Giám đốc khách
sạn hiện nay là bà Nguyễn Thị Hải Đường -Một giám đốc trẻ nhiệt huyết và
năng động.
Sau hơn 2 năm hoạt động, Khách sạn Mường Thanh Hà Nội đã đạt được
nhiều thành tựu đáng kể, trở thành một trong những khách sạn tầm cỡ quốc gia,
là điểm tin cậy đối với du khách quốc tế. Đặc biệt khách sạn đã được chủ tịch
nước trao bằng khen, vì đã có thành tích xuất sắc trong việc phục vụ ăn nghỉ,
chu đáo cho các đại biểu đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 tại Việt Nam vào
năm 2011.
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH 21.21
3
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Quá trình sản xuất kinh doanh của Khách sạn trong 3 năm gần đây được thể
hiện ở một số chỉ tiêu kinh tế sau:
Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 3 năm gần đây (2009-2011):
ĐVT: 1.000.000vnđ
STT
Năm
Chỉ tiêu

2009 2010 2011
1 Tổng doanh thu 11.200 15.000 20.000
2 Nộp ngân sách 600 730 1.100
3 Công suất phòng bình quân 79 82 85
4 Thu nhập bình quân/lao động 28 34 38
- So với năm 2009 và 2010 thì năm 2011 đã có những bước tiến đáng kể về
nhiều mặt của khách sạn, doanh thu tăng lên lãi thuần tăng, năng suất lao động tăng
cao, quỹ lương tăng và tạo thu nhập bình quân của nhân viên cũng được cải hiện
hơn.
Cơ cấu doanh thu của khách sạn.
Đơn vị: 1.000.000đ
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Doanh thu lưu trú 5.200 46,44 9.500 66,34 11.000 55
Doanh thu ăn uống 3.000 26,78 2.800 18,66 5.000 25
Doanh thu dịch vụ bổ
sung
3.000 26,78 2.700 18 4.000 20
Tổng doanh thu 11.200 100 15.000 100 20.000 100
Nhận xét:
Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 có sự tăng lên nhưng doanh thu bổ sung

giảm sút do sự giảm sút so với năm 2009. Điều này cho thấy các ngành dịch vụ bổ
sung của năm 2010 chưa đạt mức yêu cầu của khách sạn đề ra.
Còn doanh thu năm 2011 có tăng lên so với năm 2009, 2010 do sự tăng doanh
thu của dịch vụ ăn uống và dịch vụ lưu trú. Dịch vụ bổ sung có tăng so với năm
2010 nhưng không đáng kể so với năm 2009.
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH 21.21
4
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Qua tình hình doanh thu, ta thấy khách sạn cần chú trọng nhiều đến tình hình
kinh doanh của dịch vụ bổ sung, phát huy sự tăng trưởng của dịch vụ lưu trú và ăn
uống.
1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Khách sạn
1.2.1 Đặc điểm bộ máy quản lý
Trong một tổ chức doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức lao động phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: Đặc điểm lao động, mục tiêu kinh doanh, đặc điểm của thị trường
mục tiêu của doanh nghiệp. Trong đó, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý góp phần quan
trọng vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp
phải xây dựng được cho mình bộ máy quản lý chặt chẽ và có khoa học.
Qua hơn 3 năm hình thành và phát triển, bộ máy tổ chức quản lý của khách
sạn đã có những thay đổi phù hợp với mục tiêu kinh doanh, tình hình kinh doanh của
khách sạn. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong khách sạn được tổ chức theo mô
hình quản lý trực tuyến chức năng, nhằm mục tiêu chuyên môn hoá bộ phận, các bộ
phận không chồng chéo mà có mối quan hệ qua lại hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt được
mục tiêu cuối cùng của khách sạn.
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH 21.21
5
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Khách sạn Mường Thanh Hà Nội
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Bộ phận lễ tân (tiền sảnh): Tiếp đón khách khi khách đến khách sạn, làm thủ

tục đăng ký nhận phòng và trả phòng. Trực tiếp nhận các thông tin của khách yêu
cầu và báo cho các bộ phận liên quan.
Bộ phận buồng: Có trách nhiệm làm vệ sinh phòng khách,các khu vực hành
lang,cầu thang và tiền sảnh của Khách sạn. Theo dõi tình hình sử dụng các trang
thiết bị trong phòng ngủ. Báo cáo tình hình phòng của Khách sạn cho Lễ tân hàng
ngày.
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH 21.21
6
Giám đốc
P.Giám đốc
Bộ phận nhân sự
Bộ phận kế toán
Bộ phận kinh doanh
Bộ phận lễ tân
Bộ phận nhà hàng
Bộ phận Housekeeping
Bộ phận spa và chăm sóc sức khoẻ
Bộ phận bếp
Bộ phận an ninh
Bộ phận kĩ thuật
Khối VP
Khối phục vụ
trực tiếp
Khối hỗ trợ
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Bộ phận kỹ thuật: Phụ trách việc vận hành và bảo vệ toàn bộ cơ sở vật chất
của khách sạn, thực hiện công việc sửa chữa và tu bổ trang thiết bị.
Bộ phận kế toán: Quyết định các chiến lược về tài chính, tìm kiếm vốn và
nguồn vốn cho khách sạn. Tổng hợp các loại chi phí phục vụ kinh doanh và tính
toán riêng cho từng loại dịch vụ nhằm xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận

và toàn khách sạn. Lập báo cáo tài chính, cân đối tài sản theo từng tháng, quý, năm.
Phân tích sự biến động của tài sản để báo cáo lên ban Giám đốc.Thực hiện công việc
liên quan đến thu, chi của khách sạn, trả lương cho nhân viên, giao dịch với ngân
hàng, kiểm soát các hoạt động tài chính trong khách sạn.
Bộ phận nhà hàng: Tổ chức phục vụ khách ăn, uống trong nhà hàng,phòng
tiệc, hội nghị. Tổ chức sắp xếp bàn ghế và phối hợp với phòng kỹ thuật để chuẩn bị
cho các hội trường hoặc phòng họp đã ký kết.
Bộ phận bếp: Chịu trách nhiệm chế biến các món ăn theo thực đơn do khách
yêu cầu hoặc theo thực đơn của nhà hàng đưa xuống, thực hiện các tiêu chuẩn về vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Bộ phận kinh doanh: Là bộ phận quan hệ với khách hàng, có nhiệm vụ đưa
khách về khách sạn, khách sạn có đông khách hay không phụ thuộc rất lớn vào bộ
phận này.
Bộ phận nhân sự: Thực hiện nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ, ban hành
các thể chế quản lý, điều hành quy chế làm việc, kỷ luật. Bộ phận nhân sự chịu trách
nhiệm quản lý lực lượng lao động trong Khách sạn, tuyển dụng lao động khi các bộ
phận trong khách sạn có nhu cầu bổ sung thêm nguồn nhân lực.
Bộ phận Spa và chăm sóc sức khỏe: Làm đẹp và phục vụ các nhu cầu giải trí
của khách hàng.
10 bộ phận trong Khách sạn Mường Thanh Hà Nội tuy có những chức năng
riêng nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau, có 1 nhiệm vụ chính đó là phục vụ
nhu cầu của khách đảm bảo tốt các dịch vụ trong khách sạn. Tạo được sự hài lòng
của khách hàng.
1.3 Tổ chức bộ máy kế toán của Khách sạn
1.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Sơ đồ mô hình bộ máy kế toán của Khách sạn Mường Thanh Hà Nội
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH 21.21
7
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh Tế Quốc Dân
1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán

* Kế toán trưởng: Phụ trách chung, tham mưu với lãnh đạo về kế hoạch tổ chức
lao động tiền lương, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, nâng cao nguồn thu. Lập kế
hoạch tài chính, rà soát việc thực hiện chế độ chính sách theo lĩnh vực chuyên môn.
Phân công vác kiểm tra hướng dẫn các phần hạch toán kế toán trong thanh toán với
khách hàng, quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chính
về số liệu kế toán thống kê của toàn cơ quan, tham mưu cho Lãnh đạo về ký kết,
thanh lý các hợp đồng kinh tế, giao dịch, đối ngoại, trao đổi thường xuyên với các
bộ phận để đưa công tác quản lý vào nề nếp.
* Kế toán thanh toán: Khâu nối kế toán chi tiết các bộ phận (thu ngân tại Lễ
Tân, Bàn, Bếp, Buồng, Dịch vụ… và một số bộ phận khác) trong việc thanh toán các
hợp đồng kinh tế, các dịch vụ phục vụ. Trên cơ sở bản lương chi tiết của các bộ phận
kế toán thanh toán đối chiếu, rà soát vào các bảng tổng hợp thanh lý hợp đồng, quyết
toán dịch vụ, lên chi tiết tài khoản thanh toán, công nợ, các báo biểu quyết toán
tháng, quý, năm theo quy định.
* Kế toán ngân hàng, vật liệu, tài sản, công cụ dụng cụ: Theo dõi các khoản
qua Ngân hàng, kho bạc, các nguồn vốn cấp của đơn vị cấp trên, theo dõi tình hình
tăng giảm, trích khấu hao, tài sản cố định, theo dõi công cụ, dụng cụ, lập bảng phân
bổ công cụ dụng cụ xuất hàng. Theo dõi nhập, xuất, tồn vật liệu, hàng hoá hàng
tháng, quý, năm để đối chiếu với ngân hàng, kho bạc, các khoản được trên cấp phát,
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH 21.21
8
Kế toán lao
động tiền
lương và
XDCB
Kế toán ngân
hàng, tài sản
CCDC
Thủ khoThủ qũyKế toán thanh
toán

Kế toán trưởng
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh Tế Quốc Dân
thanh toán tháng, quý, năm.
* Kế toán lao động tiền lương kiêm theo dõi XDCB: nghiên cứu chế độ lao
động, tiền lương, BHXH… phối hợp với Hành chính - Tổ chức đề xuất, bố trí lao
động hợp lý trên cơ sở bảng chấm công, làm thêm giờ, tính thanh toán các khoản
lương và phụ cấp cho CBCNV, theo dõi chi tiết việc thực hiện sửa chữa lớn mua
sắm tài sản từ quỹ đầu tư phát triển của đơn vị và nguồn vốn đầu tư XDCB cho
NSNN cấp.
Để quản lý tốt các hoạt động phục vụ và kinh doanh có hiệu quả nhất, khách
sạn đã áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức này
toàn bộ công tác kế toán tổng hợp được thực hiện tại phòng Kế toán từ ghi sổ kế
toán, lập báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết đến việc phân tích kiểm tra kế toán. Còn
các bộ phận Lễ tân, Bàn - bếp, Buồng, Bảo vệ có các nhân viên thu ngân riêng chịu
trách nhiệm tập hợp số liệu, chứng từ, xác nhận của khách gửi về bộ phận kế toán để
nộp, thanh toán hoặc theo dõi nợ. Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung ở
khách sạn đảm bảo nguyên tắc tập hợp được số liệu chính xác, tạo điều kiện cho bộ
phận kế toán tập hợp được số liệu kịp thời phục vụ cho công tác quản lý cũng như
các nhiệm vụ của khách sạn. Cuối mỗi tháng thực hiện kiểm kê kho, qũy, xác định
tiền mặt, hàng hoá tồn kho, đối chiếu với ngân hàng để xác định số dư tài khoản,
tiền gửi, đối chiếu xác định công nợ với các tổ và khách hàng thực hiện quyết toán
theo từng tháng.
2. Đặc điểm tổ chức sổ kế toán của Khách sạn Mường Thanh Hà Nội
2.1 Hình thức sổ kế toán đang áp dụng
Hiện nay Khách sạn đang áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”. Bao
gồm các loại sổ như sau:
* Chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ được mở cho từng loại chứng từ gốc.
* Định kỳ lập chứng từ ghi sổ vào cuối tháng.
* Sổ cái tài khoản: Định kỳ ghi sổ vào cuối tháng.
* Các sổ thẻ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ chi tiết mua hàng,

sổ chi tiết bán hàng.
* Báo cáo kế toán: Hàng quý phòng kế toán có nhiệm vụ tổng kết tình hình
hoạt động kinh doanh và lập ra các báo cáo tài chính để phản ánh tình hình kết quả
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH 21.21
9
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh Tế Quốc Dân
kinh doanh trong khách sạn.
Đặc điểm cơ bản của hình thức kế toán này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại theo nội dung kinh tế phát sinh
sau đó lập Chứng từ ghi sổ. Với các chứng từ cần được hạch toán chi tiết được ghi
vào sổ kế toán chi tiết các chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt được ghi vào sổ
quỹ.
- Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ đã lập kế toán ghi vào sổ cái tài khoản.
- Cuối tháng căn cứ vào Sổ Cái kế toán chi tiết lập Bảng tổng hợp số liệu chi
tiết căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh.
- Sau khi kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa Sổ Cái với Bảng tổng hợp chi tiết kế
toán lập Báo cáo kế toán theo quy định.
2.2 Các chính sách kế toán áp dụng
* Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành
theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC, ngày 20 tháng 03 năm 2006.
* Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
* Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).
* Kỳ hạch toán của công ty là một tháng.
* Hệ thống tài khoản: sử dụng hệ thống tài khoản phù hợp với đặc điểm sản
xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, quy mô của công ty và phù hợp với chế độ chính
sách, văn bản pháp quy về kế toán của Nhà nước ban hành theo quyết định 15.
* Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:
- Tuân thủ theo quy định tại chuẩn mực số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.
- Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế
toán: Quy đổi các đồng tiền khác ra đồng Việt Nam căn cứ vào tỷ giá thực tế của

ngày giao dịch theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
* Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
- Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc (Theo chuẩn mực kế toán số 02-
Hàng tồn kho).
- Phương pháp tính giá trị hàng xuất kho: Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp giá thực tế đích
danh.
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH 21.21
10
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh Tế Quốc Dân
* Khách sạn thực hiện tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
* Nguyên tắc ghi nhận và tính khấu hao Tài sản cố định:
- Nguyên tắc ghi nhận Tài sản cố định (Hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Ghi
nhận Tài sản cố định theo Nguyên giá. Trong bảng cân đối kế toán phản ánh 3 chỉ
tiêu: Nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
- Phương pháp khấu hao Tài sản cố định (Hữu hình, vô hình, thuê tài chính):
Theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
3. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Khách sạn Mường Thanh Hà Nội
3.1 Đặc điểm nguyên vật liệu
Như chúng ta đã biết, hoạt động kinh doanh của Khách sạn là hoạt động kinh
doanh dịch vụ. Do đó nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong Khách sạn đều là các
nguyên vật liệu mua ngoài, không do tự chế, sử dụng cho khâu bán hàng, cung cấp
các dịch vụ cho khách hàng đến khách sạn, ngoài ra còn dùng cho quản lý
Do đặc thù của nguyên vật liệu dễ bị hỏng nếu để lâu nên đòi hỏi Khách sạn
cần đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên, vật liệu cho sản xuất, vừa tránh tình trạng
mua nhiều làm ứ đọng trong kho, gây thiệt hại đến giá trị sản phẩm khi cung cấp cho
khách hàng và tránh được tình trạng thiếu vật liệu gây gián đoạn cho quá trình sản
xuất. Đồng thời, Khách sạn phải có kho bảo quản đủ tiêu chuẩn quy định, không
gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào đòi hỏi phải đúng khối lượng và chất

lượng đảm bảo cho sản phẩm đầu ra tới tay người tiêu dùng đảm bảo quy định về
chất lượng.
Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu là phải tổ chức ghi chép phản ánh
chính xác trung thực tình hình nhập- xuất- tồn kho nguyên vật liệu. Kiểm tra việc
thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ nguyên vật liệu. Lập báo cáo kế toán về
tình hình sử dụng nguyên vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý điều hành,
phân tích kinh tế.
3.2 Phân loại nguyên vật liệu
Trong doanh nghiệp, nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại có vai trò, công dụng,
tính chất lý – hóa khác nhau và biến động thường xuyên, liên tục. Mặt khác, chi phí
về các loại nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí hoạt
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH 21.21
11
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh Tế Quốc Dân
động kinh doanh. Do vậy mà việc quản lý chặt chẽ vật liệu trong quá trình thu mua,
dự trữ, bảo quản và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết
kiệm chi phí, tiết kiệm được vốn.
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, nội dung kinh tế, vai trò, tác dụng của từng loại
nguyên, vật liệu trong Khách sạn được chia thành các loại sau:
* Vật liệu: Như giấy ăn, giấy vệ sinh, nước rửa bát, bột giặt, đường trắng,
đường vàng, bia, bóng điện
* Vật liệu tươi sống: Cá, mực, tôm, cua, gà,…phục vụ trực tiếp để chế biến các
món ăn trong nhà hàng.
* Nhiên liệu: Gas, cồn, điện, nước
* Văn phòng phẩm: Bút bi, sổ ghi chép, bao đựng chìa khoá, thực đơn nhà
hàng, giấy in, mực in, băng dính các loại
Công cụ dụng cụ các loại:
* Đồ inox: Bộ đồ ăn như: xoong nồi, chảo, phích nước, dĩa ăn, chậu rửa inox,
xẻng xúc bánh, máy pha cafe
* Đồ bách hoá: quạt điện, bếp gas, bình nước…

* Đồ vải: Chăn màn, vỏ gối, khăn trải bàn, rèm cửa, quần áo bảo vệ
* Đồ sứ: Đĩa ăn,bát ăn, tách cà phê, tách trà
* Đồ thuỷ tinh: Ly, cốc, khay hoa quả
* Đồ gỗ, mây: Ghế, bàn, khay mây, làn mây
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH 21.21
12
Chuyên đề thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
SỔ TỔNG HỢP VẬT TƯ
Năm 2011
STT Mã số Tên vật tư
Đơn
vị tính
Dư đầu kỳ Nhập Xuất Tồn
S.L Đ.Giá S.L Đ.Giá S.L Đ.Giá S.L Đ.Giá
1 ĐT Đường trắng Gói 3.255 249,61 5.500 410 6.738 340 2.017 383,32
2 AB11 Bột năng Kg 2,5 11.932,4 43 10.846,67 45,5 10.923,34
3 AB17 Bột canh Gói 17 3.000,35 156 2.768,05 150 2.709,8 23 2.028,35
4 AD02 Hoising Sauce Lọ 19 32.473,68 14 32.482,93 5 32.447,8
5 AD8 Dầu ăn Lít 201 16.790 2.420 16.344,85 2.526 16.333,45 95 17.591,81
6 AG10 Gạo thơm Kg 52 12.467,71 6.050 12.168,10 6.009 12.158,03 93 12.968,01
7 AG12 Gas du lịch Bình 14 16.119,36 20 13.636,35 22 14.764,95 12 14.464,08
8 AG13
Gas công
nghiệp
Bình 4 679.176,5 126 778.571,42 127,3 771.951,08 2,7 943.456,67
9 CGA1 Giấy ăn Lố 159 4.334,75 151,2 4.545,46 159,5 4.517,36 76 4.694,26
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH 21.21
13
Chuyên đề thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
3.3 Đánh giá nguyên vật liệu

Tại Khách sạn Mường Thanh, kế toán sử dụng giá thực tế của vật liệu để
hạch toán chi tiết hàng ngày tình hình Nhập - Xuất - Tồn kho nguyên vật liệu.
3.3.1 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
Nguyên vật liệu nhập kho được tính theo giá thực tế. Giá thực tế mua ngoài
nhập kho là phải đánh giá giá mua trên hoá đơn và chi phí vận chuyển bốc dỡ (Giá
chưa bao gồm thuế VAT).
Giá thực tế của nguyên
vật liệu nhập kho
=
Giá mua ghi trên hoá
đơn (Không VAT )
+
Chi phí
thu mua
-
Chiết khấu TM, giảm
giá hàng mua
Trong đó:
* Chi phí thu mua: Bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định
mức.
Xét ví dụ: Công ty mua ngoài, nhập kho 1000 chai bia Heneiken (24 chai/ 1 két),
đơn giá 11.000 VNĐ, thành tiền là 11.000.000 VNĐ. Công ty chưa thanh toán cho
người bán. Cước vận chuyển về kho công ty là: 50.000 VNĐ. Chi phí nhân công bốc
dỡ: 100.000VNĐ.
Như vậy giá tiền thực tế công ty phải trả để mua 1000 chai bia lúc này là:
11.000.000 + 50.000 + 100.000 = 11.150.000 VNĐ.
3.3.2 Tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Tại Khách sạn Mường Thanh Hà Nội, nguyên vật liệu xuất kho được tính
theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ. Nên việc tính trị giá vốn thực tế của
vật liệu xuất kho trở nên đơn giản, số lượng công việc tính toán, ghi chép giảm

nhiều. Song phương pháp này cũng có hạn chế đó là vì sử dụng giá trị thực tế nên
dồn công việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho đến cuối tháng, do đó không đảm
bảo được tính kịp thời của kế toán, ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán
khác.
Đơn giá BQ cả
kỳ dự trữ
=
(Trị giá vật liệu tồn đầu kỳ+Trị giá vật liệu nhập trong kỳ)
(Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ+Số lượng vật liệu nhập trong kỳ)
Xét ví dụ: Trong tháng 12/2009 có số liệu về xà phòng bột OMO như sau:
* Tồn kho đầu tháng:
+ Số lượng: 120 Kg.
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH21.21
14
Chuyên đề thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
+ Đơn giá : 23.000 VNĐ/Kg.
+ Thành tiền : 2.760.000 VNĐ.
* Nhập kho trong tháng:
+ Số lượng: 350 Kg.
+ Đơn giá : 23.500 VNĐ/Kg.
+ Thành tiền : 8.225.000 VNĐ.
* Xuất kho trong tháng:
+ Số lượng: 430 Kg.
+ Đơn giá bình quân = (2.760.000 + 8.225.000)/ (120+ 350) = 23.372 VNĐ/Kg.
+ Giá thực tế xuất kho: 10.049.960 VNĐ.
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH21.21
15
Chuyên đề thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI

KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH HÀ NỘI
1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
1.1 Chứng từ kế toán sử dụng
Để có thể tổ chức được toàn bộ công tác vật liệu nói chung và kế toán chi tiết
vật liệu nói riêng, trước hết phải bằng phương pháp chứng từ kế toán để phản ánh
toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến tình hình nhập, xuất vật liệu.
Nhằm tiến hành công tác ghi sổ (Thẻ) kế toán đơn giản, rõ ràng, dễ đối chiếu,
kiểm tra số liệu trong việc ghi chép và quản lý vật liệu tại Khách sạn. Hiện nay
Khách sạn đang sử dụng phương pháp kế toán chi tiết thẻ song song để hạch toán
chi tiết vật liệu. Phương pháp thẻ song song là phương pháp kế toán chi tiết
nguyên vật liệu mà ở kho vật tư và bộ phận kế toán vật tư đều sử dụng thẻ, ở kho
sử dụng thẻ kho, còn ở bộ phận kế toán vật tư sử dụng thẻ kế toán chi tiết vật tư.
- Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để phản ánh tình hình ghi chép hàng
ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ, loại vật liệu theo chỉ tiêu số
lượng. Mỗi loại vật liệu được theo dõi trên một thẻ kho để tiện cho việc ghi chép,
kiểm tra, đối chiếu số liệu và quản lý được thuận lợi. Mẫu thẻ kho như sau:
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH21.21
16
Chuyên đề thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Khách sạn Mường Thanh Hà Nội
Lô CC2-Bắc Linh Đàm-Đại Kim- Hoàng Mai- HN
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: ……….
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: ………
Đơn vị tính: ………
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Ký xác nhận
của KT

SH Ngày Nhập Xuất Tồn
Tồn đầu tháng
Nhập kho vật tư
Xuất kho vật tư
Cộng phát sinh
Tồn kho cuối tháng
Người lập Thủ kho Phụ trách kế toán
- Tại phòng kế toán: Định kỳ, kế toán nguyên vật liệu đem các chứng từ nhập,
xuất kho do thủ kho chuyển tới để kiểm tra, đối chiếu với thẻ kho và ký xác nhận
vào thẻ kho.
Đồng thời, kế toán sau khi nhận được các chứng từ phải kiểm tra tính hợp lý,
hợp lệ của chứng từ rồi ghi vào sổ chi tiết vật tư theo cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá
trị.
Chỉ tiêu giá trị của vật liệu nhập trong tháng ở sổ chi tiết của từng loại vật
liệu được tính bằng giá mua cộng chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã được phân bổ.
Chỉ tiêu giá trị của vật liệu xuất trong tháng ở sổ chi tiết vật liệu được xác
định theo đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ.
1.2Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu
Sơ đồ chu trình luân chuyển chứng từ tại Khách sạn Mường Thanh Hà Nội
Người giao Ban Cán bộ Phụ trách Thủ
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH21.21
17
Chuyên đề thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
vật tư, kiểm phòng phòng kho
hàng hoá nghiệm cung ứng kinh doanh
Nhiệm vụ
Nhập kho
Đề nghị Lập Lập phiếu Ký phiếu Kiểm
nhập biên bản nhập kho nhập kho nghiệm
kiểm vật tư,

nghiệm hàng hoá
Kế toán Lưu bảo
hàng tồn kho quản
Ghi sổ
Người được Khách sạn giao đi mua vật tư, hàng hóa có thể là người trong nội
bộ Khách sạn hoặc người bên ngoài, có trách nhiệm mang hoá đơn về trình phòng kế
toán để làm thủ tục thanh toán với người bán.

Mẫu số: 01 GTKT3/001
HÓA ĐƠN MT/11P
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH21.21
18
Chuyên đề thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
GIÁ TRỊ GIA TĂNG 0055702
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 10 tháng 9 năm 2011
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ Hoàng Long.
Địa chỉ: Số 25 Tạ Hiền, P. Hàng Buồm, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Mã số thuế: 0102052159
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thị Linh
Tên đơn vị: Khách sạn Mường Thanh Hà Nội.
Địa chỉ: CC2-Bắc Linh Đàm- Đại Kim- Hoàng Mai-HN.
Hình thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt.
Mã số thuế: 5600128057 - 009
STT Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền

1 Mứt trái cây Thùng 40 237.000 9.480.000
2 Xì dầu chinsu
Chai 192 5.500 1.056.000
3 Bột mì pha trộn
Kg 80 22.000 1.760.000
4 Dầu ăn
Lít 350 16.000 5.600.000
Cộng tiền hàng 17.896.000
Thuế giá trị gia tăng(10%) 1.789.600
Cộng tiền thanh toán 19.685.600
Số tiền viết bằng chữ: Mười chín triệu, sáu trăm tám lăm nghìn, sáu trăm đồng.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Khi nguyên vật liệu về đến kho công ty, trước khi cho nhập kho thì căn cứ
vào hợp đồng mua bán hàng hóa bên mua đã ký với nhà cung cấp, ban kiểm nghiệm
tổ chức kiểm nghiệm vật tư mua về và lập biên bản theo mẫu sau:
Khách sạn Mường Thanh Hà Nội
Lô CC2-Bắc Linh Đàm-Đại Kim- Hoàng Mai- HN Mẫu số 05-
VT

SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH21.21
19
Chuyên đề thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
(Vật tư, hàng hoá )
Ngày 10 tháng 9 năm 2011.
Căn cứ hoá đơn số 0055702 ngày 10 tháng 9 năm 2011.
Ban kiểm nghiệm gồm:
Ông: Phan Trung Dũng- Phòng kế hoạch - Trưởng ban kiểm nghiệm.
Bà: Lê Quỳnh Chi - Uỷ viên

Bà: Nguyễn Thị Thanh Bình - Thủ kho.
Đã kiểm nghiệm các loại vật tư dưới đây:
STT Tên vật tư

số
Đơn vị
tính
Phương thức
kiểm nghiệm
Số lượng
theo
chứng từ
Kết quả kiểm
nghiệm
Đúng Sai
1 Mứt trái cây Thùng
Đếm 40 40 0
2 Xì dầu chinsu Chai
Đếm 192 192 0
3 Bột mì pha trộn Kg
Cân 80 80 0
4 Dầu ăn Lít
Đếm 350 350 0
Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Vật tư đã nhận đủ cả về số lượng và đảm bảo chất
lượng quy định.
Người mua hàng Người lập hoá đơn Thủ trưởng đơn vị
Sau khi nguyên vật liệu đã được ban kiểm nghiệm chấp nhận cho nhập kho
thì phòng kế hoạch lập phiếu nhập kho nguyên vật liệu theo mẫu sau:
Khách sạn Mường Thanh Hà Nội
Lô CC2-Bắc Linh Đàm-Đại Kim- Hoàng Mai- HN Mẫu số 01-VT

(Theo QĐ 15/2006/ QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006)
PHIẾU NHẬP KHO
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH21.21
20
Chuyên đề thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Ngày 10 tháng 9 năm 2011
Số 20
Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Kiên.
Theo hoá đơn số: 0055702 ngày 10 tháng 9 năm 2011.
Nhập tại kho: Vật tư.
STT Tên quy cách Mã Đơn Số lượng
Theo
chứng
từ
Thực
nhập
A B C D 1 2 3 4
1 Mứt trái cây
Thùn
g
40 40 237.000 9.480.000
2 Xì dầu chinsu Chai
192 192 5.500 1.056.000
3
Bột mì pha trộn
Kg
80 80 22.000 1.760.000
4 Dầu ăn Lít
350 350 16.000 5.600.000

Tổng cộng 17.896.000

Tổng số tiền: Mười bảy triệu, tám trăm chín mươi sáu nghìn đồng chẵn.
Kế toán Phụ trách Thủ trưởng Người giao Thủ kho
trưởng cung tiêu đơn vị hàng
Khách sạn Mường Thanh Hà Nội Mẫu số 02-TT
(Theo QĐ 15/2006/ QĐ-BTC
Địa chỉ: Lô CC2- Bắc Linh Đàm-Đại Kim- Hoàng Mai-HN Ngày 20/3/2006)
PHIẾU CHI
Ngày 10 tháng 9 năm 2011
Họ tên người nhân tiền: Phạm Hoàng Long.
Địa chỉ: Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ Hoàng Long.
Lý do chi: Trả tiền mua vật tư, hàng hóa.
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH21.21
21
Chuyên đề thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Số tiền: 17.896.000
(Viết bằng chữ: Mười bảy triệu, tám trăm chín mươi sáu nghìn đồng chẵn ).
Kèm theo một chứng từ gốc.

Giám Đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền
xxx xxx xxx xxx xxx
1.3Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu
Tại Khách sạn Mường Thanh Hà Nội, nguyên vật liệu được xuất kho ngay
khi có yêu cầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của khách sạn. Căn cứ vào từng
yêu cầu cụ thể mà kế toán nguyên, vật liệu sẽ hạch toán vào từng khoản mục chi phí
cho phù hợp. Giá của nguyên, vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp giá bình
quân cả kỳ dự trữ.
Đơn giá BQ
cả kỳ dự trữ

= Trị giá vật tư tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư nhập trong kỳ
Số lượng vật tư tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư nhập trong kỳ
Giá thực tế từng loại xuất kho
= Số lượng từng loại xuất kho x Giá đơn vị bình quân
Khách sạn Mường Thanh Hà Nội
Lô CC2-Bắc Linh Đàm-Đại Kim- Hoàng Mai- HN Mẫu số 02-VT
(Theo QĐ 15/2006/ QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006)
PHIẾU XUẤT KHO Nợ: 621
. Ngày 15 tháng 9 năm 2011. Có: 152.2
Số 25
Họ tên người nhận: Đinh Thị Kim Cúc.
Địa chỉ (Bộ phận ): Nhà bếp nhà hàng.
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH21.21
22
Chuyên đề thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Lý do xuất kho: Xuất nguyên vật liệu cho chế biến đồ ăn.
Xuất tại kho: Vật tư.
STT
Tên nhãn hiệu
quy cách phẩm

số
Đơn
vị
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực

xuất
1 Dầu ăn Lít 370 370 15.979,5 5.912.415
2 Bột mì pha trộn Kg 92 92 22.111,7 2.034.276,4
3 Xì dầu chinsu Chai 203 203 5.540.7 1.124.762,1
Tổng cộng 9.071.453,5
Cộng thành tiền ( bằng chữ ): Chín triệu, không trăm bảy mươi mốt nghìn đồng, bốn
trăm năm mươi ba phẩy năm đồng.
Thủ trưởng
đơn vị
Phụ trách
cung tiêu
Phụ trách bộ
phận sử dụng
Người nhận
hàng
Thủ kho
Tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự
trữ như sau:
* Dầu ăn
Tồn đầu kỳ: Số lượng: 40 (Lít ).
Đơn giá: 15.800 VNĐ/ Lít
Giá đơn (40x15.800) + (350x16.000)
vị bình = = 15.979,5
quân ( 350+40)
Giá thực tế xuất kho = 15.979,5 x 370 = 5.912.415 (VNĐ).
* Bột mì pha trộn
Tồn đầu kỳ: Số lượng: 23 (Kg).
Đơn giá: 22.500 VNĐ/ Kg.
Giá đơn (23x22.500) + (80x22.000)
vị bình = = 22.111,7

quân (23+80)
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH21.21
23
Chuyên đề thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Giá thực tế xuất kho = 22.111,7 x 92 = 2.034.276,4 (VNĐ).
* Xì dầu chinsu
Tồn đầu kỳ: Số lượng: 17 (Chai).
Đơn giá: 6.000 VNĐ/ Chai.
Giá đơn ( 17x6.000 ) + ( 192x5.500)
vị bình = = 5.540.7
quân (17+192)

Giá thực tế xuất kho = 5.540.7 x 203 = 1.124.762,1 (VNĐ).

Mẫu 01GTKT3/001
HÓA ĐƠN MT/11P
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Số hoá đơn: 0031024
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 12 tháng 10 năm 2011
Đơn vị bán hàng: Đại lý văn phòng phẩm Bích Dung.
Địa chỉ: 89 - Lý Nam Đế - Hà nội
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Duy Đông.
Đơn vị: Khách sạn Mường Thanh Hà Nội
Địa chỉ: Lô CC2- Bắc Linh Đàm- Đại Kim- Hoàng Mai- HN.
Hình thức thanh toán: Trả chậm
Mã số thuế: 5600128057-009
SV: Đoàn Như Quân Lớp: KTTH21.21
24

×