Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
MỤC LỤC
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1 : Mô hình tổ chức công ty Cổ phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Á
Error: Reference source not found
Hình 2 : Doanh thu Công ty Cổ phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Á các
năm 2007 - 2010 Error: Reference source not found
Hình 3 : Sơ đồ Chu trình nhận đặt hàng và phân phối hàng hoá của Công ty:
Error: Reference source not found
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Mỗi một Doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường được ví như một
hệ thống bao gồm nhiều phân hệ và chức năng. Để tồn tại và phát triển, hoạt động
tiêu thụ hàng hoá của Doanh nghiệp phải được diễn ra một cách thường xuyên,
mang lại doanh thu cao với khoản chi phí thấp nhất có thể. Tiêu thụ đóng vai trò
mang tính chất sống còn với từng Doanh nghiệp. Có tiêu thụ thì Doanh nghiệp mới
thu hồi lại được giá trị ban đầu đã bỏ ra. Khi sản phẩm tiêu thụ được nghĩa là Doanh
nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường. Hoạt động tiêu thụ được tiến hành thông qua
hệ thống kênh phân phối của từng Doanh nghiệp. Hệ thống kênh này là cầu nối
quan trọng giữa Doanh nghiệp với khách hàng. Quản trị hệ thống kênh phân phối
hiệu quả sẽ giúp Doanh nghiệp có thể tăng sản lượng tiêu thụ của mình, nâng cao
khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường và tăng trưởng một cách vững mạnh.
Với những Doanh nghiệp ngành Thép, hoạt động tiêu thụ dường như phụ
thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đó là bởi Thép là loại nguyên
liệu cốt lõi cho toàn ngành Công nghiệp. Thép xuất hiện trong những công trình xây
dựng, công nghiệp đóng tàu, phương tiện vận chuyển và làm nguyên liệu chế tạo
những máy móc thiết bị phục vụ trong các ngành công nghiệp khác. Như vậy, vai
trò của ngành Thép trong nền kinh tế là vô cùng quan trọng. Cũng vì lẽ đó mà
ngành Thép đã được coi là ngành công nghiệp xương sống, được hưởng nhiều chính
sách ưu đãi của Nhà Nước ta. Tuy nhiên, thị trường Thép Việt Nam hiện nay còn
chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường Thép Thế giới, đặc biệt là về mặt giá cả. Vì vậy
công tác tiêu thụ trong ngành Thép đòi hỏi các Công ty phải có khả năng dự báo thị
trường và trình độ lập kế hoạch tương đối chính xác cùng khả năng ứng biến kịp
thời với biến động thị trường chung.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tế của công tác quản trị
hệ thống kênh phân phối tại Công ty Cổ phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Á, em
đã đưa ra được những nhận định ban đầu và một số giải pháp giúp công tác quản trị
hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Á đạt
hiệu quả hơn. Cấu trúc của Chuyên đề tốt nghiệp này gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Á
Chương 2: Thực trạng hoạt động của hệ thống kênh phân phối.
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh công tác quản trị hệ thống kênh phân
phối tại Công ty Cổ phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Á
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
1
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG TOÀN Á
1.1. Thông tin cơ bản về Công ty.
Tên Công ty: Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Á
Trụ sở chính: 322A Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
Chi Nhánh Số 20 Trần Hưng Đạo, p.Thanh Bình, Tp.Hưng Yên,
Hưng Yên.
Điện thoại : 84.321.38521115
Fax : 84.321.38523851
Email :
Mã số thuế : 0100100368
Số đăng kí kinh doanh : 0103010369
Hình thức pháp lý : Công ty cổ phần
Vốn điều lệ Công ty Cổ phần: 115.000.000.000 đồng ( Một trăm mười lăm tỷ đồng)
Mệnh giá Cổ phần : 10.000 đồng / cổ phần
Tổng số lượng Cổ phần : 11.500.000 cổ phần
Số lượng Cổ phần chào bán: 4.881.000 cổ phần. ( Bốn triệu tám trăm tám mươi
mốt nghìn cổ phần)
Trong số lượng cổ phần chào bán trên thị trường, tổng số cổ phần bán đấu gía
cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 30% vốn điều lệ tương đương với 3.450.000 cổ
phần. Loại cổ phần chào bán là cổ phần phổ thông. Hình thức phát hành: Bán cổ
phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp Nhà Nước cổ phần hoá thông qua hình
thức đấu giá cạnh tranh. Giới hạn khối lượng đăng ký: Mỗi nhà đầu tư được mua
với khối lượng tối thiểu là 100 cổ phần và tối đa là tổng số lượng cổ phần chào bán.
Giá khởi điểm bán đấu giá là: 10.050 đồng / cổ phần ( Mười nghìn không trăm năm
mươi đồng một cổ phần).
Giấy Chứng nhận đăng kí kinh doanh của Công ty Cổ phần Công Nghệ Môi
Trường Toàn Á do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày
21/12/2005. Đăng kí thay đổi lần đầu tiên ngày 13/6/2007.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
1.2.1. Sự hình thành và quá trình phát triển Công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
2
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
Ngày 01/07/1960 Công ty Cổ phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Á được
thành lập và lấy tên ban đầu là Chi cục Kim khí trực thuộc cục Kim khí Thiết bị
thuộc Tổng cục Đầu tư. Chi cục thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh kim khí
từ các nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu, khai thác nguồn tồn kho xã hội;
cung cấp vật tư cho các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng như sản xuất quốc phòng.
Năm 1970, Chi cục Kim khí Hưng Yên đã được sát nhập với một vài đơn vị
khác để thành lập công ty Công Nghệ Môi Trường Toàn Á thuộc Tổng công ty Kim
Khí theo quyết định số 379 – KK. Từ năm 1980 tới năm 1982 là Công ty Công
Nghệ Môi Trường Toàn Á thuộc Liên hiệp cung ứng vật tư khu vực I. Đến năm
1983, công ty đổi tên thành Công ty Kim Khí trực thuộc Liên hiệp Xuất Nhập Khẩu
Vật tư. Giai đoạn từ 1985 đến 1992 lấy tên là công ty Kim Khí Hà Nội trực thuộc
Tổng công ty Kim Khí thuộc Bộ Vật Tư. Tiếp đó, Công ty Kim Khí Hà Nội được
thành lập lại theo quyết định số 559 vào ngày 28/5/1993 của bộ Thương Mại và Du
lịch và công ty trực thuộc Tổng công ty Kim Khí.
Ngày 12/11/1993, Tổng công ty Kim khí sát nhập với Tổng công ty Thép lấy
tên là Tổng công ty Thép Việt Nam theo quyết định số 182/2003/QĐ-BCN của Bộ
trưởng Bộ Công Nghiệp. Sau đó, vào năm 1995, Công ty Kim Khí Hà Nội trở thành
đơn vị trực thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam và giữ nguyên tên gọi cũ là Công ty
Kim Khí Hà Nội.
Ngày 31/12/2004, Theo quyết định số 3566/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công
Nghiệp, Công ty Kim Khí Hà Nội đã chuyển thành Công ty Cổ phần Công Nghệ
Môi Trường Toàn Á, cụ thể như sau:
* Giá trị thực thế của Doanh nghiệp tại thời điểm ngày 31/3/2005 để tiến hành
cổ phần hoá là : 30.711.452.376 đồng.
* Giá trị thực tế phần vốn Nhà Nước tại Doanh nghiệp là: 11.735.577.035 đồng.
Đến ngày 10/11/2005, Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp đã kí quyết định số
3702/QĐ-BCN sửa đổi bổ sung một số điều vào quyết định số 2840/QĐ-TCCB ra
ngày 07/09/2005 và phê duyệt phương án để chuyển Công ty Kim Khí Hà Nội
thành Công ty Cổ phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Á.
1.2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
3
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
1.2.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty.
Hình 1 : Mô hình tổ chức công ty Cổ phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Á
1.2.2.2. Các phòng ban chức năng và đơn vị trực thuộc của Công ty.
1.2.2.2.1 Phòng Kinh Doanh:
• Chức năng của Phòng Kinh doanh là:
Tham mưu giúp Tổng Giám đốc Công ty quản lý điều hành lĩnh vực kinh
doanh và tổ chức thực hiện kế hoạch, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
Hội Đồng Quản Trị
Ban Tổng Giám Đốc
Ban Kiểm Soát
Các Phòng Nghiệp vụ
Các Đơn vị Trực thuộc của Công ty
Phòng Kinh Doanh
Phòng Tài Chính - Kế Toán
Phòng Tổ Chức - Nhân Sự
Phòng Thị Trường
4
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
Công ty theo Luật Doanh Nghiệp 2005 và các văn bản pháp quy khác của Nhà
Nước cũng như các quy định của Công ty.
• Nhiệm vụ của Phòng Kinh doanh là:
Xây dựng cơ chế quản lý kinh doanh hàng năm, chủ trì phối hợp với phòng Tài
chính - Kế toán trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh và xuất nhập khẩu của
Công ty; Thẩm định, phê duyệt các phương án kinh doanh, phối hợp huy động vốn,
mở L/C và quyết toán các chi phí kinh doanh, thanh toán các khoản thu chi liên
quan tới các hợp đồng Thương mại. Phối hợp với phòng Tổ chức – Nhân sự trong
việc hệ thống mạng lưới kinh doanh ở các đơn vị.
Trực tiếp đàm phán, giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước; giúp Tổng
Giám đốc Công ty kí kết hợp đồng thương mại, các thoả thuận liên doanh khác đối
với các đối tác kinh doanh; tiến hành kinh doanh các mặt hàng theo kế hoạch của
Công ty. Đảm bảo hiệu quả, đảm bảo cơ bản chi phí hoạt động cho văn phòng Công
ty, phù hợp với Pháp luật. Xây dựng, quản lý giá mua bán hàng hoá. Đề xuất với
Tổng Giám đốc Công ty chính sách giá cả hợp lý với từng thời điểm và những biện
pháp cần thiết theo sự chỉ đạo của Hội đồng Quản trị Công ty.
1.2.2.2.2 Phòng Tài chính - Kế toán :
• Chức năng của phòng Tài chính - Kế toán là:
Tham mưu giúp Tổng Giám đốc Công ty quản lý điều hành lĩnh vực tài chính -
kế toán như: tiền vốn, công tác tổ chức và hạch toán kế toán, phục vụ kịp thời cho
công tác sản xuất kinh doanh và khai thác hiệu quả các nguồn vốn, trang thiết bị và
tài sản theo đúng chế độ quy định của pháp luật và của Công ty.
• Nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế toán là:
Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công ty xây dựng kế hoạch, tổng
hợp kế hoạch tài chính hàng năm của Công ty giúp Tổng Giám đốc đệ trình lên Hội
đồng Quản trị phê duyệt. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty thực
hiện kế hoạch đã đề ra.
Ghi chép, phản ánh những nghiệp cụ kinh tế phát sinh tại Công ty, bao gồm:
Các nghiệp vụ phục vụ cho phần kinh doanh của văn phòng Công ty; sự tăng giảm
tài sản cố định, nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng … Lập kế hoạch và tổ
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
5
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
chức việc thực hiện kế hoạch tài chính, quản lý việc hình thành và sử dụng các quỹ
của Công ty theo quy định cuả Nhà nước.
Thường xuyên kiểm tra theo dõi tình hình diễn biến công nợ trong Công ty và
đề xuất biện pháp giải quyết, báo cáo với Tổng Giám đốc để có quyết định xử lý kịp
thời. Tổ chức việc huy động đảm bảo đủ các nguồn vốn để thực hiện nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh và các dự án đầu tư của Công ty. Theo dõi, kiểm tra và giám sát
các nguồn vốn được huy động.
1.2.2.2.3 Phòng Tổ chức - Nhân sự :
• Chức năng của phòng Tổ chức Nhân sự là:
Tham mưu giúp Tổng Giám đốc Công ty quản lý điều hành lĩnh vực sắp xếp tổ
chức bộ máy sản xuất kinh doanh, công tác cán bộ và bố trí sắp xếp tuyển dụng lao
động; đổi mới và phát triển Công ty. Thực hiện các chính sách đối với người lao
động, khen thưởng, kỷ luật, thanh tra, quản lý cơ sở vật chất tại văn phòng Công ty,
công tác hành chính, quản trị …
• Nhiệm vụ của phòng Tổ chức Nhân sự là:
Chủ trì xây dựng giúp Tổng Giám đốc trình Hội đồng Quản trị ban hành chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế các phòng nghiệp vụ và các đơn vị
trực thuộc Công ty; giúp phê duyệt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ viên chức
trong toàn Công ty. Lập kế hoạch tổng biên chế lao động hàng năm và từng thời kỳ.
Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ và bản tài liệu gốc tại Công
ty theo quy định của Công ty và Pháp luật (bảo vệ bí mật công tác kinh doanh và
các thông tin kinh tế nội bộ trong toàn Công ty).
Làm đầu mối giúp Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc phối hợp với các cơ
quan thông tin đại chúng tuyên truyền, quảng cáo về hoạt động của Công ty. Căn cứ
vào chiến lược và quy hoạch phát triển tổng thể của Công ty, nghiên cứu đề xuất
các dự án đầu tư và làm thủ tục xin phê duyệt chủ trương đầu tư.
1.2.2.2.4 Phòng Thị trường :
• Chức năng:
Tham mưu về nghiệp vụ giúp Tổng Giám đốc điều hành, quản lý và kinh
doanh ngoài những mặt hàng hiện Công ty đang kinh doanh, cụ thể: kinh doanh
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
6
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
nguyên liệu phục vụ sản xuất của ngành thép, kinh doanh các mặt hàng ngoài thép,
kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết; tổ chức nghiên cứu thị trường phục vụ yêu
cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
• Nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch, xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu
trong và ngoài nước để triển khai kế hoạch kinh doanh. Nghiên cứu, hướng dẫn nghiệp
vụ cho các đơn vị mở rộng mặt hàng kinh doanh: vật liệu xây dựng, đồ nội thất, các
mặt hàng dân dụng … Nghiên cứu khả năng tham gia xuất khẩu thép, các sản phẩm từ
thép và một số mặt hàng thuộc diện được Nhà nước khuyến khích xuất khẩu.
Tổ chức, thiết lập hệ thống cung cấp, cập nhật, xử lý thông tin, dự đoán, dự
báo diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, nghiên cứu cung cầu giá cả đối với
hàng hoá dịch vụ, giúp Tổng Giám đốc đưa ra những quyết sách kịp thời có hiệu
quả. Xây dựng hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng. Xây dựng kế hoạch kinh
doanh dịch vụ (chú trọng kinh doanh dịch vụ kho bãi).
1.2.2.2.5 Các đơn vị trực thuộc.
Công ty có 11 xí nghiệp tại Hà Nội và 2 chi nhánh ở Hưng Yên và Hải phòng.
Các đơn vị trực thuộc Công ty đều có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước và
hạch toán báo sổ về Công ty.
Các đơn vị trực thuộc được tự do mua bán, quyết định giá bán hàng hoá trên
cơ sở được Tổng Giám đốc phê duyệt trước. Các đơn vị trực thuộc bán hàng do
Công ty điều phối theo giá chỉ đạo chung và chỉ tiêu sản lượng Công ty đã giao theo
từng thời kỳ. Công ty giao vốn cho các đơn vị trực thuộc bằng hàng hoá.
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc
trong việc quản lý bán hàng, thu hồi tiền bán hàng nộp lại cho Công ty đúng thời
hạn. Các đơn vị phải tổ chức hạch toán đầy đủ theo hình thức báo sổ và hàng tháng
nộp bảng kê bán lẻ và báo cáo lên Công ty.
Các Chi nhánh và Xí nghiệp Địa Chỉ
* Xí nghiệp kinh doanh kim khí và dịch vụ số 1. Km8 – Phan Trọng Tuệ -
Hà Nội,
* Xí nghiệp kinh doanh kim khí và dịch vụ số 2. 10/15 Tây Sơn – Đống Đa –
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
7
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
Hà Nội.
* Xí nghiệp kinh doanh kim khí và dịch vụ số 3. Km 2 - Phan Trọng Tuệ -
Hà Nội.
* Xí nghiệp kinh doanh kim khí và dịch vụ số 4. 109/ 53 - Đức Giang - Hà
Nội.
* Xí nghiệp kinh doanh kim khí và dịch vụ số 5. 75 - Nguyễn Tam Trinh -
Hà Nội.
* Xí nghiệp kinh doanh thép hình. 53 - Đức Giang - Long Biên
- Hà Nội.
* Xí nghiệp kinh doanh thép tấm lá. 53 - Đức Giang - Long Biên
- Hà Nội.
* Xí nghiệp kinh doanh phụ tùng thiết bị 658 - Trương Định - Hoàng
Mai - Hà Nội.
* Xí nghiệp kinh doanh kim khí và vật tư chuyên
dùng.
Km 3 - Phan Trọng Tuệ -
Hà Nội
* Xí nghiệp kinh doanh kim khí và vòng bi. Số 9 - Tràng Tiền - Hoàn
Kiếm - Hà Nội.
* Xí nghiệp kinh doanh thép xây dựng. 461 - Nguyễn Trãi - Thanh
Xuân - Hà Nội.
*Xí nghiệp kinh doanh thép xoắn. Số 20 Trần Hưng Đạo,
p.Thanh Bình, Tp.Hưng
Yên, Hưng Yên.
* Chi nhánh Công ty tại TP Hải Phòng 67 Ngô Quyền - Hải phòng.
1.2.2.3. Nhiệm vụ và chức năng của Công ty.
a) Nhiệm vụ của Công ty.
Với cương vị là một Doanh Nghiệp Nhà Nước trực thuộc Tổng công ty Thép
Việt Nam, theo phân cấp thì Công ty có các nhiệm vụ sau:
Hàng năm, Công ty phải tổ chức triển khai các biện pháp sản xuất kinh doanh,
phấn đấu hoàn thành một cách hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh do Công
ty xây dựng và Tổng công ty Thép phê duyệt.
Công ty phải thường xuyên xem xét và đánh gía khả năng kinh doanh của
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
8
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
mình so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường; nắm bắt được nhu cầu tiêu
dùng của thị trường một cách nhanh nhậy. Từ đó, đưa ra các kế hoạch nhằm cải tiến
bộ máy quản lý cũng như quá trình sản xuất kinh doanh, giúp đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của khách hàng và tối đa hoá lợi nhuận cho Công ty.
Công ty trực thuộc Tổng Công Ty Thép Việt Nam nên sẽ được cấp vốn từ trên
để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo được
đủ nguồn vốn yêu cầu thì Công ty có nhiệm vụ phải huy động thêm vốn từ các
nguồn khác nhau, việc sử dụng vốn phải được đảm bảo trên nguyên tắc đúng với
chủ chương chế độ của Nhà Nước và của Tổng Công ty Thép Việt Nam.
Công ty phải tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
công nhân viên của mình nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu kinh doanh và quản lý phù
hợp với yêu cầu thực tế. Công ty phải chấp hành và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc
pháp luật về hoạt động kinh doanh cũng như nghĩa vụ đối với Nhà Nước.
b) Chức năng của Công ty.
Công ty Cổ phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Á có chức năng chủ yếu của
mình là:
Kinh doanh, xuất nhập khẩu Kim khí, nguyên vật liệu phục vụ ngành thép,
máy móc thiết bị phụ tùng, ô tô, xe máy, phương tiện bốc xếp, san ủi, kinh doanh
vòng bi, vật liệu điện, dụng cụ cơ khí, các loại vật tư tổng hợp, thiết bị viễn thông,
điện tử, điện lạnh, máy vi tính và các thiết bị ngoại vi khác.
Kinh doanh các dịch vụ giao nhận, vận chuyển, kho bãi, khai thuê Hải quan,
kinh doanh bất động sản, khách sạn, nhà ở; cho thuê văn phòng và dịch vụ siêu thị,
kinh doanh dịch vụ thể thao, ăn uống, du lịch.
Sản xuất gia công chế biến các sản phẩm kim loại, sản xuất kinh doanh vật liệu
xây dựng; gia công, lắp ráp đóng mới các loại xe và dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ô
tô, xe máy. Tổ chức hệ thống đại lý mua bán, kí gửi các mặt hàng thuộc phạm vi
kinh doanh của Công ty.
1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật.
1.3.1. Sản phẩm.
Là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam, Công ty có nhiều hoạt
động sản xuất kinh doanh liên quan tới sản phẩm Thép - một sản phẩm thiết yếu đối
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
9
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
với bất cứ nền kinh tế nào. Thép là loại vật liệu xuất hiện trong nhiều công trình xây
dựng, cầu đường, giao thông, đóng tàu, nhà cửa … Không chỉ là vật tư cần thiết cho
những lĩnh vực nói trên, Thép còn là một nguyên liệu quan trọng giúp sản xuất máy
móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh cho nhiều ngành Công nghiệp khác trong
nền kinh tế.
Với những vai trò quan trọng của mình, Thép đã được coi là loại nguyên vật
liệu cốt lõi cho toàn ngành Công nghiệp nước nhà. Tuy nhiên, sản lượng thép sản
xuất hiện nay trong nước còn thấp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Nhất là với ngành
đóng tàu và quốc phòng là 2 lĩnh vực gần như phải nhập khẩu 100% thép nguyên
liệu từ nước ngoài do trình độ kỹ thuật sản xuất thép nội địa chưa phát triển. Với
phôi thép, nguyên liệu chính để sản xuất Thép, hiện nay 60% loại sản phẩm này
được nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ sản xuất trong nước. Trong khi đó, giá
phôi thép Thế giới lại thường xuyên biến động thất thường, phụ thuộc nhiều vào thị
trường Thép Trung quốc - một nền kinh tế phát triển nóng những năm gần đây. Đây
sẽ là một điều bất lợi, chứa đựng nhiều rủi ro với việc định giá cho sản phẩm Thép
kinh doanh trong nước.
Đối với Công ty thì sản phẩm chính được chú trọng kinh doanh và phát triển là
mặt hàng Thép. Ngành hàng này của Công ty có thể chia thành 3 nhóm chính bao
gồm: Thép Nhập khẩu, Thép sản xuất trong nước (còn gọi là thép nội) và Thép khai
thác xã hội.
Nhóm hàng Thép khai thác xã hội bao gồm: Thép lá (cuộn cán nóng, cuộn cán
nguội, kiện cán nóng, kiện cán nguội); Thép tấm (tấm CT3, tấm mắt võng); Thép
hình (hình U,L,I ); Thép chế tạo; Thép ống; Thép hộp; Thép xây dựng; phụ tùng;
vật liệu điện; Vòng bi; Phôi thép.
Nhóm hàng Thép sản xuất trong nước bao gồm: Thép VSC – Posco; Thép
Thái nguyên; Thép Miền Nam.
Nhóm hàng Thép nhập khẩu bao gồm: Thép lá (kiện cán nguội, kiện cán nóng,
cuộn cán nguội, cuộn cán nóng); Thép hình (I,L,U); Thép chế tạo; Thép tấm (tấm
CT3, tấm mắt võng); Thép ống; Thép ray; Phôi thép.
Có thể nói, sản phẩm Thép là một sản phẩm khá đặc thù của một nền kinh tế,
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
10
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
nhất là nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay. Nó đa dạng về hình thức
sản phẩm, phong phú về chủng loại, kích cỡ và khối lượng tuỳ theo nhu cầu của thị
trường. Đây là đặc điểm về sản phẩm mà Công ty cần quan tâm khi xây dựng hệ
thống kho bãi và cửa hàng của mình. Hệ thống kho bãi sẽ cần đầy đủ tiêu chuẩn và
diện tích giúp hoạt động lưu kho và phân phối được diễn ra một cách thuận lợi. Đối
với những cửa hàng của Công ty thì yêu cầu việc bố trí, thiết kế trưng bày sản phẩm
sao cho thật hiệu quả: đầy đủ chủng loại - mặt hàng, thuận tiện cho khách hàng tiếp
xúc và chọn lựa hàng hoá theo nguyên tắc 4 Đúng: Đúng sản phẩm – Đúng cách –
Đúng nơi – Đúng lúc. Như vậy, diện tích kho bãi và cửa hàng của Công ty cần phải
rộng rãi, đặt gần những đầu mối giao thông để thuận tiện chuyên chở sản phẩm.
Hiện nay, quỹ đất của Công ty gần 300.000 mét vuông, đây đều là những khu đất
lớn, hỗ trợ làm kho bãi hay trưng bày sản phẩm đều rất thuận tiện, có giá trị cao để
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho Công ty.
Như vậy, với sự đa dạng về chủng loại và tính năng sử dụng trong nhiều lĩnh
vực khác nhau của Thép, việc tiêu thụ sản phẩm này trên thị trường cần áp dụng cả
2 hình thức: bán buôn và bán lẻ. Tuỳ theo đối tượng khách hàng, mục đích sử dụng
của từng loại Thép, ta sẽ chia thành các nhóm hàng được tiến hành phân phối theo
hình thức bán buôn hay bán lẻ.
1.3.2. Thị trường.
1.3.2.1. Tổng quan về môi trường kinh doanh.
Bất cứ một Doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều cần quan tâm tới
những ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Đó là bởi: tuy các nhân tố bên trong Công ty mới đóng vai trò quyết định
nhưng những nhân tố từ môi trường bên ngoài lại có tác động ảnh hưởng không nhỏ
tới kết quả mà Công ty đạt được sau mỗi kỳ kinh doanh. Như vậy, một môi trường
kinh doanh có nhiều thuận lợi sẽ hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
của Doanh nghiệp trở nên nhanh chóng, đạt kết quả cao hơn. Ngược lại, một môi
trường kinh doanh có nhiều biến động, tồn tại nhiều khiếm khuyết sẽ là vật cản
không nhỏ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty đang tồn tại trong
đó. Sau đây, ta sẽ tìm hiểu những nét tiêu biểu của môi trường kinh doanh Thép tại
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
11
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
Việt Nam
1.3.2.1.1. Môi trường chính trị .
Trong khi nhiều nước trên Thế giới hay thuộc khu vực Đông Nam Á hiện nay
có những bất ổn lớn về mặt chính trị thì Đất nước ta vẫn đang giữ vững được một
nền an ninh, chính trị ổn định. Đây là một yếu tố khá thuận lợi cho các Doanh
nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình mà không sợ bị gián đoạn vì bạo động hay những rủi ro bất ổn
chính trị.
Cùng với đó, Luật Doanh nghiệp ban hành từ năm 2005 đã giúp thiết lập môi
trường kinh doanh trong nước tương đối công bằng, thúc đẩy sự phát triển của
nhiều thành phần kinh tế cũng như ngành nghề Công nghiệp khác nhau. Từ đó, sự
phát triển của ngành Thép cũng trở nên mạnh mẽ hơn.
Với vai trò chủ đạo trong nền Công nghiệp nước nhà, ngành Thép đã được
Chính phủ quan tâm hỗ trợ bằng nhiều biện pháp, trong đó phải kể đến Chính sách
bảo hộ ngành Thép mặc dù Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO
từ năm 2007. Điều này đã tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành thép Việt nam với lợi thế
sân nhà. Nhưng sức mạnh của tấm rào chắn bảo vệ này tới đâu còn phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng xây dựng chính sách bảo hộ của Chính phủ Việt Nam chặt chẽ
tới đâu.
Từ thực trạng phôi thép sản xuất trong nước chỉ đạt gần 40% nhu cầu thực tế,
giá phôi thép Thế giới lại thường xuyên biến động thất thường, việc tìm nguồn thép
nguyên liệu mới - rẻ trở nên cấp thiết với các Doanh nghiệp Thép Việt Nam. Một
phương thức được nhiều Công ty Thép Việt Nam áp dụng gần đây là tái chế nguồn
thép phế liệu từ nước ngoài. Tuy nhiên, với chính sách bảo vệ môi trường của Việt
Nam, những nguồn thép phế liệu này đã trở thành nguy cơ gây ô nhiễm và ảnh
hưởng xấu tới môi trường sống của người dân. Vì lẽ đó, hoạt động nhập khẩu thép
phế liệu đã bị hạn chế, điều này gây khó khăn không nhỏ cho nhiều Công ty Thép
của ta, nhất là trong tình trạng thiếu thép nguyên liệu hiện nay.
1.3.2.1.2. Môi trường kinh tế .
Xét về lâu dài thì khả năng tăng trưởng kinh tế của Việt nam có thể đạt tốc
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
12
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
tương đối cao so với nhiều nước trên Thế giới. Nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài
đổ vào Việt Nam sẽ tăng lên thời gian tới, tạo điều kiện thúc đẩy nhiều ngành nghề
sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế tăng trưởng theo. Từ đó, nhu cầu thép phục
vụ các công trình xây dựng, cầu đường, nhà cửa, các dự án … cũng sẽ tăng lên. Đây
là một thuận lợi giúp ngành thép tăng trưởng trong thời gian tới. Tuy nhiên, dòng
vốn FDI đầu tư vào ngành thép đang không ngừng tăng, các công ty Thép nước
ngoài đang dần thâm nhập thị trường, một nguy cơ khủng hoảng thừa của ngành
Thép Việt Nam hiện đã trở thành bài toán hóc búa cho bất cứ Công ty Thép nào khi
xây dựng chiến lược phát triển của mình trong thời gian tới.
Cùng với đó, cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới cuối năm 2008 đã ảnh hưởng
tới Việt Nam, Chính phủ phải ban hành nhiều biện pháp nhằm giảm mức lạm phát
đã lên tới 2 con số của Việt Nam thời điểm đấy. Hậu quả từ chính sách thắt chặt tiền
tệ này của Chính phủ là mức lãi vay Ngân hàng tăng cao, nhiều Doanh nghiệp gặp
khó khăn trong việc huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó,
nhiều công trình, dự án phải giãn tiến độ hay ngừng thi công. Điều này khiến cho
nhu cầu Thép trong nước giảm sụt mạnh trong khi giá Thép Thế giới lại tăng cao.
Có thể nói năm 2008 và nửa đầu năm 2009 là quãng thời gian khó khăn của nhiều
Công ty Thép nước nhà. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu vượt qua
khủng hoảng, nhiều công trình xây dựng và dự án đã tiếp tục thi công nhưng sức
tăng nhu cầu thép của thị trường là chưa mạnh, các Công ty trong ngành Thép vẫn
còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ.
Việc tăng lãi suất vay Ngân hàng trước tác động của chính sách thắt chặt tiền
tệ nhằm kiềm chế lạm phát còn khiến chi phí cho việc sử dụng vốn của các Công ty
tăng lên. Từ đó lợi nhuận sau thuế của nhiều Doanh nghiệp ngành Thép đã giảm sút
đáng kể và nhiều Công ty đã bị lỗ trong năm 2010 vừa qua.
Con số 60% phôi thép Việt Nam (nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm
thép) là hàng nhập khẩu đã cho thấy sự phụ thuộc của giá thép vào tỷ giá hối đoái
đồng Việt Nam với những ngoại tệ mạnh trên Thế giới. Trong tình hình hậu khủng
hoảng kinh tế Thế giới như hiện nay thì sự biến động thất thường của giá thép Thế
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
13
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
giới cũng như tỷ giá hối đoái là không thể tránh khỏi. Nhân tố này có tác động
không nhỏ tới chính sách giá cả cũng như quyết định dự trữ của các Công ty ngành
Thép; nó đòi hỏi các Công ty phải thường xuyên nắm bắt và có những điều chỉnh
kịp thời. Nhất là khi các Công ty Việt Nam chưa có thói quen quản trị rủi ro hay sử
dụng những công cụ ngăn ngừa rủi ro về mặt tỷ giá. Điều này dẫn tới những gián
đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khi tỷ giá hối đoái trên thị
trường có những biến động tiêu cực.
1.3.2.1.3. Môi trường công nghệ .
Cùng sự phát triển của Khoa học kỹ thuật, sự tự động hoá trong sản xuất hàng
hoá nói chung và sản phẩm Thép nói riêng đang ngày càng trở nên phổ biến. Điều
này mang lại nhiều ưu thế như chất lượng thép sản xuất ra sẽ đạt tiêu chuẩn cao và
ít bị lỗi hỏng, nguyên vật liệu sản xuất được sử dụng một cách tiết kiệm hơn, chi phí
nhân công thừa sẽ giảm đi. Đây đều là những vấn đề mà các Công ty cần quan tâm
để đạt được mục tiêu tăng lợi nhuận thu về hàng năm của mình.
Trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu Công ty, sự phát triển mới của nhiều
kênh truyền thông hiện đại đã giúp tăng tốc độ, trữ lượng cũng như chất lượng
truyền tải thông tin quảng cáo tới nhiều đối tượng hơn. Đây là một cơ hội tốt cho
các Công ty đẩy mạnh quảng bá hình ảnh bản thân cũng như mở rộng thêm thị
trường của mình.
1.3.2.1.4. Môi trường xã hội .
Với một kết cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng dân số nhanh, Việt Nam đang là
một quốc gia có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào – nhân công giá rẻ, tạo điều kiện
tăng lợi thế cạnh tranh về gía cho các Công ty nội địa. Tuy nhiên, vấn đề đạo tạo tay
nghề và xây dựng tác phong Công nghiệp cho công nhân Việt Nam còn chưa được
chú trọng. Đây là một điểm đáng quan tâm, cần tháo gỡ để thực sự tận dụng tối đa
ưu thế này.
Bên cạnh đó, kết cấu dân số trẻ còn đồng nghĩa với sự tăng lên về nhu cầu nhà
ở và các Công trình công cộng trong tương lai. Cùng với đó, tốc độ đô thị hoá cao
và nền kinh tế phát triển nhanh của Việt Nam đang thu hút khá nhiều dự án đầu tư,
dẫn tới sự tăng lên về nhu cầu xây dựng đô thị và nhà xưởng sản xuất, kinh doanh.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
14
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
Đây đang là cơ hội khiến nhu cầu sử dụng thép và vật tư xây dựng sẽ tăng lên trong
thời gian tới, tạo điều kiện các Công ty ngành Thép Việt Nam có thể tăng trưởng tốt
những năm tới đây.
Nói tóm lại, Môi trường kinh doanh cùa ngành Thép Việt Nam hiện nay là
tương đối thuận lợi. Các Công ty Thép nội địa cần cố gắng tận dụng những lợi thế
sẵn có của quốc gia; kết hợp với những biện pháp cải thiện, phòng tránh một vài
khó khăn từ thị trường. Từ đó, có thể phát triển thị trường Công ty, tăng trưởng một
cách nhanh chóng trong thời gian tới.
1.3.2.2. Thị trường chính của Công ty.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình (từ năm 1960 tới nay), mặt hàng sản
xuất và kinh doanh chính của Công ty Cổ phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Á là
sản phẩm Thép các loại. Với kinh nghiệm và năng lực sẵn có, Công ty đã chiếm
lĩnh thị trường Hưng Yên và 1 thị phần lớn tại địa bàn Hà Nội trong lĩnh vực cung
cấp sắt thép, vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình, nhà dân sinh …
Từ bảng số liệu 1, ta có thể nhận thấy Doanh thu từ việc kinh doanh Thép - sản
phẩm chính của Công ty, chủ yếu thực hiện có hiệu quả trên thị trường Hà Nội, một
thị trường truyền thống với nhiều đơn vị trực thuộc Công ty nằm trải khắp địa bàn
này. Lượng tiêu thụ Thép của Công ty tại thị trường Hà Nội so với tổng lượng Thép
tiêu thụ toàn Công ty đã chiếm 100% năm 2008, tiếp theo là 75,44% (2009 và giữ
vững ở 65,19% (2010).
Bảng 1 : Số liệu tiêu thụ mặt hàng Thép tại các thị trường của Công ty
qua các năm 2008 – 2010
Năm 2008 2009 2010
Đơn vị
Lượng
(Tấn)
Doanh số
(Triệu
đồng)
Lượng
(Tấn)
Doanh số
(Triệu
đồng)
Lượng
(Tấn)
Doanh số
(Triệu
đồng)
Toàn
Công ty
4.575 10.023 115.357 1.263.114 91.077 1.320.191
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
15
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
Hưng Yên _ _ 28.331 275.915 31.371 435.160
Hải
Phòng
_ _ _ _ 330 4.247
Hà Nội 4.575 10.023 87.026 987.199 59.376 880.784
Nguồn: Phòng Kinh Doanh.
Năm 2007, khi tiến hành chuyển đổi hình thức hoạt động sang Công ty Cổ
phần, Công ty Cổ phần đã tiến hành mở thêm chi nhánh ở Hưng Yên và Hải Phòng.
Tuy nhiên, do còn nhiều vướng mắc trong khâu ổn định tổ chức nên trong năm
2008, 2 Chi nhánh này của Công ty chưa thực sự hoạt động hiệu quả, vì lẽ đó hoạt
động tiêu thụ Thép tại đây cũng chưa diễn ra như dự kiến. Cuối năm 2008, Công ty
đã ổn định được mặt tổ chức cũng như bước đầu đưa ra phương hướng hoạt động
trong thời gian sắp tới, nhờ đó, hoạt động tiêu thụ Thép tại thị trường Hưng Yên đã
diễn ra khá tốt. Lượng tiêu thụ năm đầu tiên (2009) đạt 28.331 tấn, chiếm 24,6%
lượng thép tiêu thụ toàn Công ty và 31.371 tấn năm 2010, chiếm 34,44% tổng
lượng thép tiêu thụ toàn Công ty. Đây cũng là Chi nhánh có tỷ trọng kinh doanh
thép nội cao nhất so với các đơn vị trực thuộc khác. Nhờ mối liên hệ tương đối tốt
với các đơn vị khách hàng và các nhà máy Thép trong hệ thống Tổng Công ty Thép
Việt Nam cũng như với Công ty Cổ phần Kim khí TP Hưng Yên, Chi nhánh đã tiến
hành mua bán nhiều lô hàng hiệu quả cao.
Trong khi đó, Chi nhánh Công ty tại Hải phòng vẫn chưa hoạt động đúng theo
kế hoạch, chủ yếu nhận gia công cho những đơn vị khác và cho thuê kho, do vậy
cuối năm 2009, chi nhánh lỗ 169 triệu đồng. Trước tình hình đó, Công ty đưa ra một
số biện pháp như tăng cường cán bộ, hỗ trợ về chi phí và khuyến khích mở rộng
kinh doanh thép cũng như kinh doanh dịch vụ kho bãi nhằm tăng doanh thu cho Chi
nhánh Hải phòng. Nhờ những biện pháp kịp thời này, cuối năm 2010 chi nhánh đã
tăng mức tiêu thụ của mình lên 330 tấn, tương đương 4.247 triệu đồng, thoát khỏi
tình trạng làm ăn thua lỗ.
1.3.2.3. Cơ hội và thách thức thời gian tới.
1.3.2.3.1. Cơ hội:
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang đứng trước khá nhiều cơ hội thuận lợi để
phát triển. Riêng với ngành Thép nước ta, có thể tổng kết lại một số cơ hội như:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
16
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
Với chỉ số tốc độ tăng trưởng GDP cao, nhất là trong năm 2009, khi nhiều
nước do khủng hoảng kinh tế Thế giới dẫn tới GDP đạt con số âm, nước ta vẫn tự
hào đạt chỉ số tăng trưởng dương, Việt Nam đang là quốc gia nhận được nhiều sự
quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam
vẫn tiếp tục tăng. Năm 2010 lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 21,48 tỷ USD;
tuy chỉ bằng 30% năm 2009 nhưng như vậy vẫn là khá cao. Dự kiến trong năm
2011, lượng FDI đầu tư cho Việt Nam có thể đạt 85,4 tỷ USD. Đây là những yếu tố
giúp thúc đẩy nhu cầu sử dụng và lượng tiêu dùng sản phẩm Thép tăng cao.
Bên cạnh đó, những dự án đầu tư nước ngoài vào ngành Thép sẽ tạo điều kiện
cho các Doanh nghiệp Việt Nam học hỏi, trao đổi trình độ khoa học kỹ thuật, cách
thức quản trị từ phía đối tác nước ngoài. Từ đó, nâng cao khả năng của các Công ty
Việt Nam trong việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, áp dụng công nghệ mới hiện
đại và quản trị Doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Cùng với đó, các ngành Công nghiệp phụ trợ nước nhà đang ngày càng được
chú trọng phát triển; nhu cầu về Thép chất lượng cao để phục vụ ngành cơ khí, mạ,
rèn, sản xuất phụ tùng … đang tăng lên. Các Công ty Thép Việt Nam nếu biết nắm
bắt nhu cầu và cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm Thép có thể chiếm
lĩnh thị trường nội địa một cách dễ dàng bằng ưu thế sân nhà.
1.3.2.3.2. Thách Thức.
Với tình hình kinh tế Thế giới cũng như Việt Nam mới dần hồi phục sau
khủng hoảng, nhu cầu thép của thị trường hiện nay còn thấp và sức tăng chưa mạnh
do có nhiều công trình, dự án các ngành khác còn bị thu hẹp và giãn tiến độ. Cùng
với đó là nguy cơ khủng hoảng thừa của ngành Thép trong thời gian tới.
Trong tình hình khó khăn như hiện nay, ngành Thép nước ta chưa đủ khả năng
lập nên những hàng rào kỹ thuật đủ mạnh để ngăn chặn những loại hàng lậu giá rẻ,
không rõ chất lượng đang thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nội địa. Điều đó
khiến cho sự cạnh tranh trong ngành Thép càng trở nên khốc liệt hơn. Sắp tới,
những Doanh nghiệp của Trung Quốc, Ấn Độ với lợi thế về nguồn vốn, tay nghề
lao động, Công nghệ hiện đại sẽ có lợi thế về giá và chất lượng sản phẩm so với
Doanh nghiệp nội địa, từ đó gây khó dễ và nguy cơ mất thị phần là rất cao.
Một điều khó khăn khác, đó là sự không nhất quán của những chính sách đối
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
17
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
với ngành Thép. Mặc dù có nhiều hỗ trợ về vốn cho ngành thép nhưng việc tăng
thuế nhập khẩu phôi thép và hạn chế nhập thép phế liệu vào Việt nam đã ảnh hưởng
tới sự hoạt động liên tục của các Công ty Thép, tạo nguy cơ thiếu hụt phôi thép sản
xuất cho các Doanh nghiệp nước ta.
1.3.3. Áp lực cạnh tranh.
1.3.3.1. Từ các nhà cung cấp.
Với đặc điểm chính của ngành Thép là một sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống
cũng như sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và xã hội nói chung, do đó có rất
nhiều Công ty tham gia vào lĩnh vực sản xuất cũng như cung cấp nguyên vật liệu
đầu vào cho việc sản xuất mặt hàng này. Công nghệ sản xuất Thép hiện nay có thể
tóm lại gồm 2 nhóm chính: Công nghệ luyện và Công nghệ cán. Do chi phí xây
dựng một Nhà máy Luyện Thép sẽ đắt hơn rất nhiều so với việc xây dựng Nhà máy
Cán Thép; thời gian để thu hồi vốn cố định ban đầu của Nhà máy Luyện cũng dài
hơn. Vì vậy, nước ta hiện nay chỉ có 20% là Nhà máy Luyện Thép còn lại chủ yếu
là Nhà máy Cán; điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng Thép nội địa của ta.
Trong tình trạng thiếu Thép chất lượng tốt trên thị trường nội địa như hiện nay thì
việc quan tâm tới các nhà cung cấp sản phẩm Thép từ nước ngoài là khá quan trọng.
Với một lượng lớn các nhà cung cấp phôi thép ở thời điểm hiện tại, những nhà cung
cấp nước ngoài này khó có thể thực hiện việc liên kết để nâng giá mặt hàng phôi
thép (nguyên liệu đầu vào quan trọng của hoạt động sản xuất Thép, chiếm gần 87%
giá thành sản phẩm) đối với các Doanh nghiệp Việt Nam.
Như vậy, mức giá nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất Thép nội địa
dường như ít có khả năng bị đầu cơ tăng giá, gây ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, các nguyên liệu khác phục vụ cho quá trình sản xuất như than đá, xăng
dầu thì lại đang dần cạn kiệt do việc khai thác và sử dụng quá mức của xã hội. Điều
đó dẫn tới sự tăng lên nhanh chóng của giá cả nhóm nguyên liệu này trong thời gian
gần đây. Tác động không nhỏ tới việc quản lý chi phí sản xuất cũng như việc định
giá sản phẩm của các Công ty ngành Thép.
1.3.3.2. Từ phía khách hàng.
Vì thép không phải là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày nên mức độ tập trung
khách hàng không cao; các đại lý dễ liên kết nâng giá bán khi có hiện tượng khan
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
18
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
hàng trên thị trường. Đặc biệt khi chi phí chuyển đổi việc sử dụng sản phẩm thép là
khá thấp. Tuy nhiên, vì Thép là loại sản phẩm thiết yếu giúp phát triển của các
ngành khác nên khi có nhu cầu thì khách hàng sẽ buộc phải tìm mua.
Khách hàng của Công ty Cổ phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Á khá đa
dạng: từ cá nhân, tổ chức tới công ty đối tác. Với nhóm khách hàng là cá nhân thì
họ thường mua hàng với số lượng ít, chủng loại không nhiều, thanh toán chủ yếu
bằng tiền mặt, phụ vụ cho việc xây dựng nhà cửa của khách hàng. Họ sẽ tự vận
chuyển hoặc thuê Công ty với mức chi phí ưu đãi để đưa thép, vật liệu xây dựng đã
mua về chân công trình. Áp lực về chất lượng của nhóm này là tương đối lớn. Với
nhóm khách hàng là những tổ chức, nhóm khách hàng này thường có xu hướng mua
lại để kinh doanh hay phục vụ việc xây dựng những công trình lớn, những dự án
quy mô. Vì thế, đơn hàng của nhóm khách hàng này thường là liên tục và đôi khi
tăng cao vào những dịp mùa xây dựng, chủng loại hàng nhóm khách hàng này yêu
cầu thường khá đa dạng, hầu như toàn bộ mặt hàng của Công ty. Áp lực từ phía
nhóm này lại chủ yếu về mức giá cả. Nhóm khách hàng mà Công ty coi là Đối tác
Chiến Lược bao gồm Công ty thép tấm lá Phú Mỹ và Công ty Gang thép Thái
Nguyên. Đây là hai đối tác thường xuyên cung cấp và thu mua nhiều nhóm hàng,
chủng loại sản phẩm với Công ty, hợp tác chiến lược đôi bên cùng phát triển.
1.3.3.3. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Thép là một ngành có độ phân tán cao, các Doanh nghiệp không có sự liên kết
nên xuất hiện nhiều hoạt động cạnh tranh nội bộ ngành không lành mạnh làm giảm
uy tín; tỷ lệ thị phần của các Doanh nghiệp khác vì thế cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Do Chi phí rút lui khỏi ngành thép là tương đối cao, dẫn tới sự tồn tại khá nhiều
Doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ nhiều năm vẫn còn cố duy trì
hoạt động trong lĩnh vực này. Mặt khác, từ những năm 2000, nhờ Chính sách mở
cửa và hội nhập kinh tế Thế giới, Việt Nam đã thu hút khá nhiều dự án đầu tư từ
nước ngoài. Điều này khiến cho nhu cầu về Thép xây dựng cũng như các loại thép
phục vụ ngành Công nghiệp khác cũng tăng lên đáng kể, theo thống kê thì tỷ lệ tăng
trưởng của ngành thép nước ta những năm vừa qua đều trên 2 con số. Với lộ trình
phát triển ngành thép trong thời gian tới (2007 - 2015), Chính phủ đã tập trung đưa
ra mục tiêu sản xuất 15 - 18 triệu tấn thép vào năm 2015. Cùng với đó, chính sách
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
19
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
thu hút đầu tư nước ngoài đã đem lại cho nước ta một vài dự án liên hợp thép trong
thời gian tới. Hiện nay đã có 2 nhà máy đang được xây dựng là Nhà máy liên hợp
thép Formasa-Sunco tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) công suất dự tính 15 triệu tấn/ năm và
Tycoon-E.United tại Dung Quất (Quảng Ngãi). Vậy là chỉ với 2 nhà máy này đã đủ
khả năng đáp ứng nhu cầu thép trong nước năm 2015, từ đó có thể thấy sự cạnh
tranh trong Ngành Thép thời gian tới là khá khốc liệt.
Ngoài ra, còn phải kể tới áp lực từ phía Đối thủ tiềm ẩn và những Sản phẩm
thay thế: Với đặc điểm là chi phí đầu tư dự án ngành thép đòi hỏi lượng vốn lớn cho
Công nghệ đã luôn là rào cản gia nhập ngành với những đối thủ tiềm ẩn. Những
năm gần đây Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi cho các Doanh nghiệp luyện
phôi thép trong nước, điều này giúp giảm bớt tình trạng khan hiếm phôi; bên cạnh
đó việc tiếp cận những nguồn phôi thép của nước ngoài gần đây cũng trở nên dễ
dàng hơn đã là cơ hội tốt cho hoạt động sản xuất thép diễn ra thuận lợi hơn. Tuy
nhiên, vì nhu cầu Thép phụ thuộc khá nhiều vào tình hình kinh tế, khi kinh tế phát
triển chậm lại như hiện nay, nhu cầu thép giảm xuống, hiện tượng dư thừa thép lại
xảy ra (nhất là khi nước ta đang có nhiều nhà đầu tư lớn vào ngành thép với công
nghệ hiện đại, vốn lớn – tình trạng thừa thép là tất yếu). Những nhân tố này tác
động nhiều chiều tới hoạt động của ngành thép và khiến những ai muốn tham gia
vào lĩnh vực này cần cân nhắc kỹ càng.
Còn về Sản phẩm thay thế: có thể là nhựa, gỗ. Tuy nhiên vì thép là sản phẩm
có kết cấu chắc chắn và ngày càng được ưa chuộng nên khả năng thay thế của
chúng là không cao.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
CỦA HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI
2.1. Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty những năm
vừa qua theo các chỉ tiêu tài chính.
2.1.1. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua bảng
Báo cáo kết quả sản xuất - kinh doanh ( Bảng 2 ).
Sau đây là biểu đồ tăng trưởng Doanh thu của Công ty từ năm 2006 tới 2009
dựa trên số liệu của Bảng 3. Dựa vào đó, ta sẽ nhận xét về sự biến động Doanh thu
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
20
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
bán hàng qua các năm của Công ty; kết hợp với Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, sự tăng giảm của chi phí và lợi nhuận Công ty cũng sẽ được xem xét.
Hình 2 : Doanh thu Công ty Cổ phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Á
các năm 2007 - 2010
Bảng 2 : Số liệu doanh thu từ năm 2006 tới năm 2009
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Doanh thu từ kinh doanh
chính (bán hàng)
663,203 1251,040 1636,576 577,846
Doanh thu từ kinh doanh
dịch vụ
18,964 10,942 16,293 15,792
Nguồn: Phòng Kinh Doanh
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
21
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
Bảng 3: Bảng Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh của Công ty Cổ phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Á từ năm 2005 tới 2009
Đơn vị: Nghìn Đồng.
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Doanh thu bán hàng 770.908.810 663.202.621 1.251.040.025 1.636.575.916 577.845.568
2. Khoản giảm trừ 159.592 552.944
3. Giá vốn hàng bán 743.281.096 638.358.367 1.196.859.937 1.560.712.569 548.820.211
4. Lãi gộp 27.468.122 24.844.253 53.627.142 75.863.347 29.025.357
5. Doanh thu hoạt động Tài chính 3.740.247 6.770.769 9.545.836 11.362.984 29.483.656
6. Chi phí cho hoạt động Tài chính
Trong đó Chi phí lãi vay
15.012.480 15.239.939 15.904.680 38.974.997 33.458.113
13.930.300 13.389.477 15.366.486 32.457.691 30.049.371
7. Chi phí bán hàng và quản lý 25.118.892 23.453.059 37.376.440 42.088.126 33.422.998
8. Thu nhập khác 587.143 572.358 957.411 390.038 1.104.893
9. Chi phí khác 1.132.707 4.460 429.853 245.104 227.907
10. Lợi nhuận khác (545.563) 567.897 527.558 144.934 678.986
11. Tổng lợi nhuận trước thuế 9.468.568 (6.510.078) 10.419.415 6.308.142 (7.693.112)
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
22
Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
Thông qua Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Kim khí Hà Nội từ năm 2006 tới năm 2010, ta nhận thấy được sự biến động khá lớn
về Doanh thu bán hàng cũng như Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của
Công ty. Cụ thể tỷ lệ phần trăm tăng Doanh thu bán hàng qua các năm lần lượt là:
Năm 2007:
(663.202.621.000 – 770.908.810.000) *100 / 770.908.810.000 = (-13,97%)
Năm 2008:
(1.251.040.025.000 – 663.202.621.000) *100 / 663.202.621.000 = 88,64%
Năm 2009:
(1.636.575.916.000 – 1.251.040.025.000) *100 / 1.251.040.025.000 = 30,82%
Năm 2010:
(577.845.568.000 – 1.636.575.916.000) *100 / 1.636.575.916.000 = (-64,69%)
Như vậy, vào 2 năm 2007 và 2010, lượng doanh thu bán hàng của Công ty đã
bị giảm sút đáng kể. Điều này xảy ra là do những biến động phức tạp của thị trường
thép trong nước cũng như Thế giới trong khi sản phẩm chính mà Công ty kinh
doanh là mặt hàng thép, một vật liệu xây dựng thiết yếu. Năm 2007 là một năm có
nhiều biến động lớn về giá phôi thép nói riêng và mặt hàng thép nói chung. Giá
phôi thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam tăng 3,2% so với năm 2006. Trong
khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh sắt thép của nước ta vẫn còn đang phụ thuộc,
bị động về nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là chịu sự ảnh hưởng trực tiếp
của thị trường thép Trung Quốc, một quốc gia đang có sự phát triển nóng về kinh tế.
Thời điểm đó, Trung quốc đã thay đổi một vài chính sách phát triển của mình, làm
ảnh hưởng xấu tới tâm lý kinh doanh và tiêu dùng thép, từ đó gây sức ép vào thị
trường Việt Nam. Trong khi giá phôi thép nhập khẩu tăng lên, giá bán thép Tấm lá
trên thị trường nội địa lại giảm mạnh bình quân 7% so với năm 2006. Công ty đứng
trước khó khăn về việc cạnh tranh giá với các sản phẩm thép nhập khẩu từ các nước
ASEAN được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%. Cùng lúc này, Công ty mới chuyển đổi
hình thức hoạt động sang Công ty Cổ phần, cả về mặt tâm lý lẫn phương hướng
hoạt động Công ty đều đang gặp nhiều khó khăn và chưa kịp có sự chuyển đổi thích
hợp nhất. Đầu năm 2006 là khoảng thời gian Công ty đang tập trung ổn định mặt tổ
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp: QTKD 2A1
23