Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp hệ thống kế toán tại Công ty TNHH Hàn Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.94 KB, 48 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
MỤC LỤC
?
??
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỒI MỞ ĐẦU 1
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức sản xuất của Công ty 6
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ .27
Sơ đồ 2.4: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ thu tiền mặt 29
Sơ đồ 2.5: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ chi tiền mặt 30
Sơ đồ 2.6: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ thu tiền gửi ngân hàng 30
Sơ đồ 2.7: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ chi tiền gửi ngân hàng 31
Sơ đồ 2.8: Phương pháp hạch toán tiền mặt 32
Sơ đồ 2.9: Phương pháp hạch toán tiền gưỉ ngân hàng 33
Sơ đồ 2.10 : Quy trình lập và luân chuyển chứng từ nhập kho 34
Sơ đồ 2.11 : Quy trình lập và luân chuyển chứng từ xuất kho 35
Sơ đồ 2.12 : Phương pháp hạch toán NVL, CCDC 36
Sơ đồ 2.13 : Quy trình lập và luân chuyển chứng từ tiền lương 37
Sơ đồ 2.14 : Phương pháp hạch toán tiền lương 38
Sơ đồ 2.15 : Phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương 38
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Đánh giá một số chỉ tiêu qua báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm gần đây.
Error: Reference source not found
Bảng 1.2: Tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm 15


Bảng 1.3: Phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tài chính Error: Reference source
not found
Bảng 2.1: Hệ thống chứng từ kế toán 20
Bảng 2.2: Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng tại Công ty. 23
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BTC : Bộ Tài chính
CCDC : Công cụ dụng cụ
CCDV : Cung cấp dịch vụ
CNV : Công nhân viên
CP : Chi phí
CPSX : Chi phí sản xuất
DTT : Doanh thu thuần
ĐVT : Đơn vị tính
GBC : Giấy báo có
GBN : Giấy báo nợ
GTGT : Giá trị gia tăng
KD : Kinh doanh
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
LNG : Lợi nhuận gộp
LNKT : Lợi nhuận kế toán
LNT : Lợi nhuận thuần
NVL : Nguyên vật liệu
NVBH : Nhân viên bán hàng
NVPX : Nhân viên phân xưởng
NVQLDN : Nhân viên quản lý doanh nghiệp

TGNH : Tiền gửi ngân hàng
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ : Tài sản cố định
VNĐ : Việt Nam đồng
XDCB : Xây dựng cơ bản
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã đánh dấu một bước ngoặt
quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Nó tạo cho các doanh nghiệp nước ta
nhiều thuận lợi nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn và thử thách. Để đứng vững trên
thị trường đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con
người, của xã hội. Mặt khác, để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi các
nhà quản lý phải có các cơ chế, chính sách, chế độ tài chính thích hợp và một công
cụ không thể thiếu để quyết định sự phát triển của nền kinh tế đó là công tác hạch
toán kế toán.
Xuất phát từ thực tế trên và nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế
toán nên trong thời gian đầu thực tập tại Công ty TNHH Hàn Việt em đã tìm hiểu
đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên các mặt: hoạt động sản xuất
gắn với quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Công ty, tổ chức bộ máy
quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh; tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công
tác hạch toán kế toán tại Công ty.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Hàn Việt, em được tiếp xúc với
thực tế và tìm hiểu công tác kế toán, đồng thời với sự chỉ bảo tận tình của cô giáo
hướng dẫn: Thạc Sỹ Bùi Thị Minh Hải và các anh chị trong Phòng Kế toán của
Công ty. Hơn nữa nhằm củng cố những kiến thức đã học trên ghế nhà trường vận
dụng lý thuyết vào thực hành em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo gồm 3 phần chính:
- Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lý

hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hàn Việt.
- Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty TNHH
Hàn Việt.
- Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty
TNHH Hàn Việt.
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
1
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Trong quá trình hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp, mặc dù đã có sự cố
gắng nỗ lực nhưng do kinh nghiệm còn hạn chế nên báo cáo này khó tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong cô giáo hướng dẫn, các thầy cô bộ môn Khoa
Kế toán góp ý cho em để báo cáo này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Thị Tú Anh
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
2
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
Công ty TNHH Hàn Việt (HANVICO) được thành lập theo Quyết định 4804
GP/TLDN do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp ngày 25/11/1999 và Giấy
phép kinh doanh số 073339 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày
30/11/1999.
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT. Tên giao dịch: HANVIET
CO.,LTD.Tên viết tắt: HANVICO. Thương hiệu: HANVICO- Ấm áp như lòng mẹ.
Trụ sở chính: Km 14- Quốc lộ 1A- Thanh Trì- Hà Nội.

Tel:0438617978. Fax:0438618040. Email:
Website:www.hanvico.com.vn
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công
ty có tư cách pháp nhân và chủ sỡ hữu Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với
kết quả kinh doanh của Công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty.
Quy mô doanh nghiệp: doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khi mới thành lập quy mô của Công ty còn nhỏ với số vốn ban đầu là 2 tỷ
đồng nhưng do nhu cầu thị trường ngày càng cao nên quy mô sản xuất liên tục được
mở rộng, đến năm 2011 tổng nguồn vốn của Công ty đã lên đến 95 tỷ đồng.
Sản phẩm chủ yếu: chăn, ga, gối, đệm…phục vụ gia đình, khách sạn, bệnh
viện, trường học.
Mặc dù mới thành lập và đi vào sản xuất được hơn 10 năm nhưng hiện nay
Công ty đã xây dựng được 2 nhà máy. Nhà máy 1 với diện tích là 15.000m
2
và nhà
máy 2 với diện tích 20.000m
2
với hơn 700 công nhân lành nghề và đội ngũ kỹ sư đã
được Công ty tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng tay nghề tại Công ty hoặc tại Hàn
Quốc. Công ty đã xây dựng hệ thống bán hàng từ Bắc vào Nam với hơn 500 đại lý
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
3
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
và 25 cửa hàng trên toàn quốc cùng 7 chi nhánh ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Công ty đã cung cấp cho
hơn 500 khách sạn từ 3-5 sao trong cả nước. Mặt hàng của Công ty ngày càng được
khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, sản phẩm của Công ty đã có chỗ đứng
vững chắc trên thị trường và ngày càng được mở rộng.
Ngày 17/11/1999, Công ty TNHH Hàn Việt chính thức được thành lập và đi
vào hoạt động với trụ sở giao dịch và địa điểm sản xuất tại Km9- Quốc lộ 1A-

Thanh Trì- Hà Nội. Lúc đó, cơ sở vật chất ban đầu còn thiếu thốn như diện tích chỉ
vào khoảng 50m
2
, máy móc thiết bị chỉ có gần 20 chiếc, đội ngũ công nhân chỉ gần
40 người cho nên năng lực sản xuất thấp, sản phẩm làm ra ít.
Đầu năm 2002, Công ty TNHH Hàn Việt đã chuyển cơ sở sản xuất cũ về địa
điểm sản xuất mới tại Km14- Quốc lộ 1A- Thanh Trì- Hà Nội nhằm đáp ứng những
yêu cầu về quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tháng 4 năm 2002, Công ty TNHH Hàn Việt được UBND Thành phố Hà Nội
ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất chăn, ga, gối, đệm
cao cấp tại Km14- Quốc lộ 1A- Thanh Trì- Hà Nội với tổng diện tích mặt bằng
được phê duyệt cho thuê là 12.000m
2
và chỉ trong vòng 8 tháng Công ty đã xây
dựng được 1 nhà máy sản xuất 4.000m
2
với tổng giá trị xây lắp, san lấp mặt bằng và
đền bù gần 3 tỷ đồng.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng
cao của thị trường, Công ty luôn đổi mới thiết bị, công nghệ và nâng cao năng suất,
chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất, từng bước nâng cao uy tín và mở
rộng thị trường. Đến nay Công ty đã có các khách hàng lớn trên cả nước và các đối
tác nước ngoài tín nhiệm. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng
phát triển với tốc độ năm sau cao hơn năm trước, quy mô sản xuất ngày càng được
mở rộng, điều kiện của người lao động ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Với hoạt động của mình, Công ty đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn
600 lao động, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương và đất nước. Hàng
năm, lãnh đạo Công ty đều tổ chức đi thăm và tặng quà cho các thương binh nặng,
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
4

Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
các gia đình chính sách, các bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Không ngừng vươn lên tập thể cán bộ, công nhân viên của Hanvico đã tự hào
là lá cờ đầu của ngành công nghiệp Hà Nội trong hoạt động kinh doanh và đóng góp
phúc lợi xã hội. Bằng sự cố gắng nỗ lực cuả Ban Lãnh đạo và của cán bộ, nhân viên
Công ty đã nhận được nhiều bằng khen của các ban, ngành, tổ chức như: Cúp vàng
Topten thương hiệu Việt; Quả cầu vàng; Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội.
Năm 2008 Công ty được Thủ tướng chính phủ trao tặng bằng khen. Năm 2009 được
Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động cho tổ chức và cá nhân của Công ty.
Ngoài ra Công ty còn được Tổng cục Thuế khen thưởng về thành tích hoàn
thành xuất sắc nghĩa vụ nộp thuế. Đây chính là điều khích lệ rất lớn để Công ty
TNHH Hàn Việt tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành công hơn nữa.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA
CÔNG TY.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
*) Chức năng
Công ty TNHH Hàn Việt có chức năng sản xuất các sản phẩm: Chăn, ga, gối,
đệm và các sản phẩm khác sản xuất từ vải phục vụ gia đình, khách sạn, bệnh viện
và trường học.
*) Nhiệm vụ:
- Tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
- Xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với mục tiêu của Công ty.
- Chủ động tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng, ký hợp đồng kinh
doanh. Tiến hành xây dựng các kế hoạch sản xuất kỹ thuật dài hạn, trung hạn, ngắn
hạn và các kế hoạch tác nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước.
- Không ngừng chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ
công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức.
- Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn sản xuất.

SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
5
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty TNHH Hàn Việt.
*) Ngành nghề sản xuất kinh doanh: chuyên sản xuất chăn, ga, gối, đệm phục
vụ cho nhu cầu của khách sạn, gia đình, bệnh viện…
*) Sản phẩm: Công ty sản xuất ra các sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu của
khách hàng bao gồm:
- Sản phẩm dành cho khách sạn: Chăn, ga, gối, đệm, khăn vải, khăn bàn, váy
ghế, tấm trang trí, kệ giường, đầu giường, khăn tắm, áo tắm, thảm chân…Đặc biệt
Công ty Hanvico còn cung cấp các sản phẩm chăn, đệm và gối làm bằng chất liệu
lông cho các khách sạn 5 sao khi có yêu cầu.
- Sản phẩm dành cho gia đình: Chăn, ga, gối, đệm.
- Sản phẩm dành cho nhà hàng: Khăn mặt, khăn bàn, váy ghế, tấm trang trí.
*) Năng lực sản xuất:
Đến nay Công ty đã có hơn 600 công nhân lành nghề với các dây chuyền sản
xuất ở 2 nhà xưởng. Mô hình tổ chức sản xuất ở Công ty được khái quát bằng mô
hình sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức sản xuất của Công ty
Mô hình tổ chức sản xuất bao gồm 2 nhà xưởng: nhà xưởng 1 và nhà xưởng 2.
Trong mỗi nhà xưởng lại chia thành các xưởng. Đứng đầu mỗi xưởng là các quản
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Công ty
Nhà xưởng 2
Xưởng
sản
xuất
Chăn,
Ga,
Gối

Xưởng
sản
xuất
Đệm
bông
PE
Xưởng
sản
xuất
Túi
Xưởng
sản
xuất
Đệm
lò xo
PE
Xưởng
sản
xuất
Kệ
giường
Kho
chứa
NVL

sản
phẩm
Nhà xưởng 1
6
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân

đốc quản lí hoạt động của xưởng. Trong mỗi xưởng lại được chia thành các tổ đội,
các phân xưởng khác nhau để chuyên môn hóa công việc. Đứng đầu mỗi phân
xưởng là các tổ trưởng có nhiệm vụ nhận kế hoạch sản xuất từ giám đốc sản xuất
sau đó lập kế hoạch cụ thể cho phân xưởng của mình.
Nhà xưởng 1: Với diện tích là 3.500 m
2
xưởng này có chức năng và nhiệm vụ
chính là chuyên sản xuất chăn, ga, gối và đệm bông. Bao gồm các xưởng nhỏ:
- Xưởng sản xuất Chăn, Ga, Gối: xưởng này làm việc theo một dây chuyền liên
tục, mỗi bán sản phẩm của phân xưởng này là đầu vào của phân xưởng khác. Xưởng này
bao gồm: phân xưởng Cắt, phân xưởng May, phân xưởng Chần Thêu, phân xưởng sản
xuất Mền chăn tự động, phân xưởng Kiểm tra và Đóng gói sản phẩm.
+ Phân xưởng Cắt: gồm 30 người, có chức năng chính là lấy vải từ kho rồi sử
dụng máy cắt và kéo để cắt vỏ chăn, ga, gối, đệm theo kích thước qui định trong kế
hoạch sản xuất.
+ Phân xưởng May: 130 người, có chức năng may và viền các sản phẩm chăn,
ga, gối, đệm.
+ Phân xưởng Chần Thêu: 40 người, gồm 5 máy chần tự động khổ 3,2m, 1
máy chần cơ, 3 máy thêu 20 đầu. Chức năng chính của phân xưởng này là điều
khiển và vận hành hệ thống máy móc để chần, thêu các vân hoa, logo lên các sản
phẩm của Công ty.
+ Phân xưởng sản xuất Mền chăn tự động: gồm có 15 công nhân, quản lí và sử
dụng các máy móc hiện đại như máy cân trộn xơ, máy trải xơ làm bông chăn hè, chăn
đông, máy lồng bông chăn hè, chăn đông với cỏ… để sản xuất ruột chăn.
+ Phân xưởng Kiểm tra và Đóng gói (KCS): 41 người có chức năng kiểm
định lại chất lượng sản phẩm, vệ sinh công nghiệp và đóng gói.
- Xưởng sản xuất Đệm bông PE: gồm có 45 người,có chức năng chính là sản
xuất ruột đệm bông với kích thước 5cm, 7cm, 9cm, 14cm và sản xuất theo yêu cầu
của khách hàng.
- Xưởng sản xuất Túi: gồm có 40 người, 15 máy khâu công nghiệp, 2 máy cắt

nilon chuyên sản xuất túi nilon đựng các sản phẩm của Công ty.
Nhà xưởng 2: với diện tích là 3.000m
2
chuyên sản xuất đệm lò xo và kệ giường.
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
7
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Xưởng sản xuất Đệm lò xo- PE: gồm 28 người với năng suất 110 chiếc/ 1 ngày.
- Xưởng sản xuất Kệ giường: gồm 18 người, sản xuất ra các kệ giường phục
vụ nhu cầu chủ yếu cho các khách sạn.
- Kho chứa nguyên vật liệu và sản phẩm: có nhiệm vụ dự trữ và cung cấp
nguyên vật liệu cho các xưởng sản xuất, chứa các thành phẩm nhập kho của các
phân xưởng hoàn thành.
Để quá trình sản xuất diễn ra liên tục 2 nhà xưởng này được bố trí tương đối
gần nhau. Đặc biệt, những phân xưởng mà sản phẩm của phân xưởng này là đầu
vào của phân xưởng khác thì được bố trí ngay trong cùng một nhà xưởng. Công tác
quản lý chặt chẽ, việc lập kế hoạch sản xuất, theo dõi tiến độ và chấm công rất khoa
học.
*) Thị trường tiêu thụ và khách hàng của Công ty:
Công ty cung cấp các sản phẩm dành cho gia đình với các hệ thống cửa hàng,
đại lý rộng khắp trên toàn quốc. Sản phẩm của Công ty chủ yếu cung cấp cho các
khách sạn từ 3- 5 sao. Hiện nay đã có trên 500 khách sạn sử dụng sản phẩm của
Công ty.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty.
*) Quy trình sản xuất chăn.
+) Vỏ chăn đông
Sơ đồ 1.2 : Quy trình sản xuất vỏ chăn đông.
- Từ nguyên liệu ban đầu là vải chuyển sang phân xưởng Cắt sau đó chuyển
sang phân xưởng May để may thành các vỏ chăn đông. Cuối cùng chuyển sang
phân xưởng Kiểm tra và Đóng gói để đóng gói và nhập vào kho thành phẩm.

+) Ruột chăn đông
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Vải Cắt May
Vỏ chăn
đông
8
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Sơ đồ 1.3 : Quy trình sản xuất ruột chăn đông
- Bông được đưa vào máy đánh bông để đánh tơi bông sau đó được trải ra dải
truyền của máy trộn. Với một áp suất lớn máy trộn đánh tan từng sợi bông, sau đó
hệ thống tự động sẽ đẩy bông sang máy cán bông, tại đây bông được đan lại và
chuyển ra ngoài, độ dày của bông được điều chỉnh tại đầu ra của máy cán. Khi độ
dày đã thích hợp, bông được chụp vào túi sau đó chuyển qua may xung quanh và may
ô vuông để cố định các bông trong túi. ruột chăn có thể được chần hoa văn hoặc không
tuỳ theo nhu cầu của khách hàng cũng như tuỳ loại chăn.
*) Quy trình sản xuất ga
Sơ đồ 1.4: Quy trình sản xuất ga.
- Vải từ kho được chuyển đến phân xưởng Cắt để cắt theo số lượng như kế
hoạch đã lập, cắt xong chuyển vải sang phân xưởng Chần Thêu để cho vào máy
chần nhằm mục đích chần các loại hoa văn theo mẫu sau đó lại chuyển về phân
xưởng Cắt để cắt thành các loại ga theo kích thước quy định. Sau khi cắt xong lại
chuyển sang phân xưởng May để may thành các ga phủ giường.
*) Quy trình sản xuất gối
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Bông Đánh
bông
Máy
trộn
Máy
cán

Máy
trải
Chụp
túi
MayRuột chăn
đông
Chần Cắt
May
Ga
9
Vải Cắt
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Sơ đồ 1.5: Quy trình sản xuất gối
- Vải được chuyển đến phân xưởng Cắt để cắt thành các loại gối với các kích
thước khác nhau như 40cm *65 cm, 60cm * 85cm. Sau đó vải được chuyển đến
phân xưởng May. Ở phân xưởng May kết hợp với các loại phụ liệu như khóa, dây
khóa, mác, chỉ…để may thành vỏ gối.
*) Quy trình sản xuất đệm bông PE
+) Đệm bông PE
- Vỏ đệm
Sơ đồ 1.6: Quy trình sản xuất vỏ đệm.
Vải được chuyển đến phân xưởng Cắt để cắt thành các vỏ đệm với các kích
thước khác nhau theo quy định. Sau đó chuyển sang tổ Là để là thành các nếp gấp,
sau đó lại chuyển sang phân xưởng May để may thành các vỏ đệm.
- Ruột đệm
Sơ đồ 1.7: Quy trình sản xuất ruột đệm.

Từ các loại bông, xơ cho vào máy trộn để trộn bông và xơ với nhau sau đó cho
vào máy cán để cán theo kích thước của ruột đệm và tiếp tục cho vào máy trải để
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải

Vải Cắt May Vỏ gối
Vải Cắt
Là May Vỏ
đệm
10
Bông,

Máy trộn Máy cán Máy trải
Lò ép nhiệtLàm nguộiCắt
Ruột
đệm
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
trải bông ra trước khi cho vào lò ép nhiệt. Tiếp theo là quá trình làm nguội để đưa
đệm ép về nhiệt độ bình thường,sau khi làm nguội thì cắt thành ruột đệm theo kích
thước 5cm, 7cm, 9cm và 14cm.
+) Đệm lò xo PE
Sơ đồ 1.8:Quy trình sản xuất đệm lò xo PE
Dây thép được đưa vào máy quấn lò xo tự động, đầu ra của máy quấn lò xo là
các lò xo chưa hoàn thiện. Máy dập giúp hoàn thiện lò xo bằng cách dập các đầu dây lò
xo và tạo mặt bằng hai đầu. Tiếp đó, lò xo đã hoàn thiện được đưa vào lò ủ. Tại đây, độ
đàn hồi của lò xo đạt mức độ như mong muốn. Bước tiếp theo của quy trình, các lò xo
rời rạc được đan lại với nhau thành các dải dài, rồi các dải lại được đan lại với nhau
thành phần lõi của đệm. Khung lò xo được làm bằng thép φ10, được uốn theo kích
thước mong muốn của đệm. Khung không chỉ giúp cố định phần lò xo (lõi của đệm)
mà cũng chính khung lò xo tạo thành khung của đệm nhờ sự giúp sức của giá xung
quanh. Toàn bộ hệ thống lò xo được bắn bao quanh bởi một lớp bông PE dày 0,5cm.
Tiếp đó đệm lò xo PE được chuyển qua bàn bắn vải. Vải phủ là một tấm trải bao gồm
một lớp vải ngăn cách ở trong cùng, một lớp bông,một lớp mút 1cm, một lớp mếch và
một lớp vải gấm đã được chần và chuyển đến may. Tại đây, đệm được may viền xung
quanh cũng như may nhãn mác.

1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT.
Dựa vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, chức năng nhiệm vụ của mình,
cùng với đặc điểm là Công ty TNHH một thành viên cho nên bộ máy quản lí của Công ty
TNHH Hàn Việt được xây dựng theo mô hình tập trung.
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Dây
thép
Máy quấn lò
xo tự động
Máy
dập
Lò ủ Đan
lò xo
Bắn
khung
Bắn bông
PE
Bắn
vải
May
Đệm lò xo
PE
11
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Sơ đồ 1.9: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của Công ty TNHH Hàn Việt.
- Tổng Giám đốc: là người có quyền hạn cao nhất trong tổ chức bộ máy của
Công ty, phụ trách về mọi mặt và chịu trách nhiệm trước Công ty về hoạt động sản
xuất kinh doanh, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức và tài chính của Công ty.
- Giám đốc khối văn phòng: là người có nhiệm vụ hoàn thành công việc do

Tổng Giám đốc giao, chịu trách nhiệm về đời sống cho toàn Công ty.
- Giám đốc khối sản xuất: là người giúp việc cho Tổng Giám đốc, chịu trách
nhiệm về mảng kỹ thuật, về chất lượng sản phẩm, tổ chức sản xuất, kiểm tra, giám
sát hoạt động sản xuất của Công ty.
- Giám đốc khối kinh doanh: là người có chức vụ tương đương với Giám đốc
sản xuất và Giám đốc văn phòng, chịu trách nhiệm trong lĩnh vực tìm hiểu thị
trường, chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế
được giao.
- Các Phòng quản lý và nhà xưởng sản xuất: các Phòng quản lý làm chức năng
tham mưu cho giám đốc chuyên trách bộ phận trong công tác quản lý được Tổng
Giám đốc giao, cụ thể:
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Tổng Giám
đốc
Giám đốc khối
văn phòng
Giám đốc khối
sản xuất
Giám đốc khối
kinh doanh
Phòng
Kế
toán
Nhà
xưởng
1
Phòng
Kế
hoạch
Vật tư

Nhà
xưởng
2
Phòng
Market
ing
Phòng
Thiết
kế
12
Phòng
Tổ
chức
Hành
chính
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
+ Phòng Tổ chức Hành chính: có nhiệm vụ lập kế hoạch lao động cho Công
ty, theo dõi quản lý, cân đối, tuyển dụng, giải quyết các thủ tục hành chính của
Công ty, tổ chức các buổi họp.
+ Phòng Kế toán: bao gồm 1 Kế toán trưởng, 1 thủ quỹ và 7 nhân viên kế
toán. Nhiệm vụ của các kế toán là ghi chép, xử lý, phân tích các số liệu về hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty, tính ra số tiền lương phải trả cán bộ công
nhân viên, tính ra số thuế phải nộp nhà nước…
+ Phòng Kế hoạch Vật tư: gồm có 7 người, nhiệm vụ của họ là lập kế hoạch
cho sản xuất của doanh nghiệp và của từng phân xưởng dựa vào những hợp đồng đã
ký với khách hàng và khả năng đáp ứng nhu cầu của các phân xưởng, cân đối
nguyên vật liệu, đôn đốc kiểm tra quá trình sản xuất, xây dựng định hướng chiến
lược sản xuất kinh doanh, đề nghị các chương trình kế hoạch đối với giám đốc.
+ Phòng Thiết kế: gồm có 8 người, có nhiệm vụ tạo ra các mẫu mới, tiếp nhận
các mẫu làm thử, làm định mức phụ liệu. Bao gồm thiết kế mẫu dành cho khách

sạn, mẫu dành cho gia đình, mẫu dành cho bệnh viện và trường học.
+ Phòng Marketing: bao gồm 4 người, có nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu thị
trường, lập các kế hoạch marketing và tổ chức thực hiện chúng.
- Các nhà xưởng: có nhiệm vụ điều hành sản xuất các phân xưởng, tiếp nhận
và thực hiện kế hoạch sản xuất để đáp ứng kịp tiến độ theo đơn đặt hàng.
Tuy có sự phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng nhưng giữa các bộ phận luôn
luôn có sự liên hệ chặt chẽ, có sự bàn bạc, trao đổi nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh của Công ty cũng như chất lượng cuộc sống của cán bộ công nhân viên.
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
13
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY.
1.4.1. Kết quả kinh doanh của Công ty trong một số năm gần đây
Bảng 1.1: Đánh giá một số chỉ tiêu qua báo cáo Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây.
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. DTT về bán hàng và CCDV 178.124.950.347 210.298.397.776 255.805.510.931
2. Giá vốn hàng bán 140.509.948.251 163.322.427.239 205.725.651.353
3. LNG về bán hàng và CCDV 37.615.002.096 46.975.970.537 50.079.859.578
4. LNT từ hoạt động kinh doanh 22.115.639.924 27.845.954.139 28.856.390.208
5.Tổng LNKT trước thuế 22.466.048.512 27.090.385.993 28.856.390.208
6.Chi phí thuế TNDN 5.616.512.128 6.772.596.498 7.214.097.552
7. Lợi nhuận sau thuế TNDN 16.850.536.384 20.317.789.495 21.642.292.656
8. Số lao động bình quân 500 570 630
9.Thu nhập bình quân/ người/ tháng 3.000.000 3.300.000 3.550.000
(Nguồn: Trích báo cáo Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2009, 2010, 2011)
Qua bảng báo cáo Kết quả kinh doanh trên ta thấy tình hình kinh doanh của
Công ty ngày càng phát triển cụ thể:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng dần qua các năm cụ

thể: năm 2009 doanh thu thuần đạt 178.124.950.347 đồng, năm 2010 là
210.298.397.776 đồng tăng so với năm 2011 là 18,06%, còn năm 2011 là
255.805.510.931 đồng tăng 21,64%. Doanh thu tăng chứng tỏ hoạt động kinh doanh
của Công ty ngày càng đi lên. Giá vốn hàng bán năm 2009 đạt 140.509.948.251
đồng, năm 2010 đạt 163.322.427.239 đồng tăng so với năm 2009 là 16,2%, còn
năm 2011 tăng 25,96% so với năm 2010. Năm 2011 giá vốn tăng cao do giá nguyên
vật liệu mua vào cao làm cho lợi nhuận gộp năm 2011 tăng ít hơn so với năm 2010.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 tăng ít hơn so với năm 2010 do
nền kinh tế yếu kém, các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất của Công ty tăng
lên. Số lao động bình quân năm 2009 là 500 công nhân, năm 2010 là 570 công nhân
tăng 14%, năm 2011 là 630 công nhân tăng 10,52%. Thu nhập bình quân/ người/
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
14
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
tháng năm 2009 đạt 3 triệu đồng, năm 2010 đạt 3.300.000 đồng tăng 10% so với
năm 2009, còn năm 2011 đạt 3.550.000 đồng tăng 7,57%. Như vậy số lao động bình
quân năm 2011 tăng ít hơn so với năm 2010 và thu nhập bình quân/ người/ tháng
năm 2011 cũng tăng ít hơn so với năm 2010.
Mặc dù doanh thu bán hàng năm 2011 tăng cao hơn so với năm 2010 nhưng tỷ
lệ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn so với tỷ lệ tăng của doanh thu làm cho lợi
nhuận gộp năm 2011 tăng ít hơn so với năm 2010. Các chi phí liên quan đến hoạt
động sản xuất cũng tăng lên như: chi phí nguyên vật liệu mua vào,chi phí bán hàng,
…Nền kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn nên việc tuyển dụng thêm công nhân cũng
ít hơn so với năm trước, thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng ít hơn so
với các năm trước.
- Tình hình tài chính của Công ty 3 năm gần đây.
Bảng 1.2: Tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 40.915.625.152 41.125.852.122 44.228.573.821

B- TÀI SẢN DÀI HẠN 45.427.525.651 49.825.128.816 51.125.186.721
TÔNG CỘNG TÀI SẢN 86.343.150.803 90.950.980.938 95.353.760.542
A- NỢ PHẢI TRẢ 34.821.025.128 35.882.021.642 38.512.560.340
B- VỐN CHŨ SỞ HỮU 51.522.125.675 54.968.959.296 56.841.200.202
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 86.343.150.803 90.950.980.938 95.353.760.542
(Nguồn: Trích bảng Cân đối kế toán của Công ty năm 2009, 2010, 2011).
Qua bảng phản ánh tình hình tài chính của Công ty thấy quy mô ngày càng
được mở rộng. Điều này thể hiện rõ qua chỉ tiêu tổng tài sản và tổng nguồn vốn của
Công ty.
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
15
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Đánh giá 1 số chỉ tiêu của Công ty như sau:
Bảng 1.3: Phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tài chính
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Lợi nhuận sau thuế 16.850.536.384 20.317.789.495 21.642.292.656
2.Tài sản bình quân 83.733.746.502 88.647.065.871 94.152.370.740
3. Vốn chủ sở hữu bình quân 49.827.169.936 53.215.542.486 55.905.079.749
4. ROA= 1/2 0.2% 0.23 % 0.23 %
5. ROE=1/3 0.34 % 0.381 % 0.387 %
6. Hệ số khả năng thanh toán
tổng quát = Tổng tài sản/ Nợ
phải trả
2.48% 2.53% 2.48%
( Giả sử tổng tài sản năm 2008 là 81.124.342.200 đồng, vốn chủ sở hữu năm
2008 là 48.132.214.196 đồng. ROA là tỷ suất sinh lời của tài sản; ROE là tỷ suất
sinh lời của vốn chủ sở hữu)
Qua bảng phân tích tình hình tài chính của Công ty ta thấy tỷ suất sinh lời của
tài sản năm 2010 tăng so với năm 2009 cụ thể năm 2009 là 0.2 % còn năm 2010 là

0.226 %. Tỷ suất sinh lời của tài sản cho biết trong năm 2009 thì cứ 100 đồng tài
sản tạo ra 0.2 đồng lợi nhuận, còn năm 2010 thì cứ 100 đồng tài sản tạo ra 0.226
đồng lợi nhuận. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sỡ hữu năm 2010 tăng so với năm
2009 cụ thể tăng 0.041 % (từ 0.34 % lên 0.381 %), còn năm 2011 thì tỷ suất sinh lời
của vốn chủ sở hữu tăng nhẹ so với năm 2010. Như vậy sức sinh lời của tài sản và
nguồn vốn ở các năm đều tăng do lợi nhuận sau thuế ở các năm đều tăng.
Năm 2010 hệ số khả năng thanh toán tổng quát tăng so với năm 2009. Hệ số khả
năng thanh toán tổng quát tăng lên chứng tỏ mức độ tự chủ về tài chính của Công ty
tốt, có khả năng thanh toán được các khoản nợ. Còn năm 2011 hệ số khả năng thanh
toán tổng quát giảm so với năm 2010. Nguyên nhân là do nợ phải trả tăng lên
nhưng không đáng kể trong khi sức sinh lời của vốn chủ sở hữu vẫn tiếp tục tăng
nên lợi nhuận sau thuế tăng nhưng ít hơn so với năm 2010.
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
16
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
PHẦN 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.

Bộ máy kế toán của Công ty gồm có 9 người trong đó có 1 Kế toán trưởng, 1 thủ
quỹ và 7 kế toán viên phụ trách các phần hành kế toán khác nhau. Các cán bộ làm
công tác kế toán tại Công ty đều có trình độ cao đẳng, đại học trở lên và trình độ
của họ được chuyên môn hóa theo các phần hành kế toán. Đồng thời họ luôn có kế
hoạch đối chiếu số liệu lẫn nhau để phát hiện sai sót kịp thời. Chức năng, nhiệm vụ
của từng người trong Phòng Kế toán như sau:
- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ theo dõi, giám sát công việc của kế toán viên,
phụ trách chung mọi hoạt động của phòng và quản lý về tài chính. Đồng thời chịu
trách nhiệm giải thích các báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý cấp trên cùng các

đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính, và có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng
Giám đốc về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của Công ty.
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
Kế toán trưởng
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
tiền
mặt,
tiền
gửi
Kế
toán
NVL

CCDC
Kế
toán
tiền
lương
Kế
toán
TSCĐ
Kế
toán
CPSX
và giá

thành
sản
phẩm
Kế
toán
tiêu
thụ
thành
phẩm
Thủ
quỹ
17
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp các thông tin từ các nhân viên kế
toán phân tích đánh giá tình hình tài chính, xác định kết quả kinh doanh, ghi chép
vào Sổ Cái, lập bảng Cân đối kế toán, Báo cáo tài chính, báo cáo thuế hàng năm.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: theo dõi các khoản phát sinh tăng, giảm
liên quan đến tiền mặt, tiền gửi và các khoản vay ngân hàng.
- Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: có nhiệm vụ theo dõi chi tiết và
tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn theo từng loại vật tư bao gồm: NVL chính, NVL
phụ, phụ tùng thay thế và công cụ lao động.
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ tập
hợp toàn bộ chi phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm. Định kỳ lập báo cáo
chi phí giá thành theo các khoản mục yếu tố.
- Kế toán tài sản cố định: theo dõi phát sinh liên quan đến tình hình tăng, giảm
TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ hàng tháng, lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ…
- Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính lương, thưởng và các chế độ chính sách
cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty dựa trên các quy định của Nhà
nước và doanh nghiệp.

- Kế toán tiêu thụ thành phẩm và thanh toán công nợ với khách hàng: có
nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán với những nhà cung cấp, khách hàng và
ngân hàng.
- Thủ quỹ: được giao nhiệm vụ giữ tiền mặt của Công ty, căn cứ phiếu thu,
phiếu chi để thu, chi theo các chứng từ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty.
Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Hàn Việt (Hanvico) có nhiệm vụ thực
hiện đầy đủ chế độ hạch toán, ghi chép các kết quả của quá trình sản xuất kinh
doanh của Công ty, lập báo cáo tài chính, cung cấp các thông tin kịp thời, đầy đủ,
chính xác cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của Công ty như: Cơ
quan thuế, cơ quan tài chính, các nhà cung cấp, các nhà đầu tư cho vay, … và giúp
Ban Lãnh đạo Công ty ra quyết định đúng đắn. Bộ máy kế toán còn có nhiệm vụ
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
18
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
hướng dẫn hạch toán kinh tế, kiểm tra tính hợp lý và tính đúng các khoản thu nhập,
chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh để đảm bảo cho quá trình hạch
toán kế toán được chính xác, đồng thời thực hiện vai trò của một bộ phận trong hệ
thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý, xuất phát từ cơ
cấu lao động kế toán cũng như trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán, Công ty
TNHH Hàn Việt (HANVICO) áp dụng hình thức kế toán theo kiểu tập trung, đứng
đầu là Kế toán trưởng, chịu sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm
thông báo cho Tổng Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty. Kế toán trưởng
đứng đầu Phòng Kế toán, dưới Kế toán trưởng là một phó phòng và các nhân viên
kế toán. Còn ở dưới phân xưởng không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có các nhân
viên phụ trách phân xưởng ghi chép kết quả lao động, quá trình sản xuất kinh doanh
và chuyển các chứng từ về Phòng Kế toán của Công ty. Tại kho, có các thủ kho
thuộc Phòng Kế hoạch Vật tư phụ trách việc theo dõi hàng tồn kho và định kỳ
chuyển các chứng từ về Phòng Kế toán. Mô hình kế toán tập trung phù hợp với đặc

điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hơn nữa, mô hình này
đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Kế toán trưởng về nhiệm vụ
cũng như đảm bảo được sự chỉ đạo kịp thời của Ban Lãnh đạo Công ty.
2.2.TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY.
2.2.1. Các chính sách kế toán chung.
Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty: Công ty đang áp dụng chế độ kế toán
doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban
hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung hướng dẫn kèm theo.
Đồng tiền sử dụng trong hạch toán là VNĐ.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Kỳ kế toán: 1 năm.
Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty áp dụng phương pháp tính thuế và
hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
19
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng.
Phương pháp kế toán ngoại tệ: hạch toán ngoại tệ được quy đổi ra VNĐ theo
tỷ giá thực tế giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Chế độ chứng từ: Công ty đang áp dụng chế độ chứng từ theo Quyết định
15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các văn bản
pháp luật, các loại chứng từ lưu thông do nhà nước và Bộ Tài chính quy định.
Bảng 2.1: Hệ thống chứng từ kế toán
STT Tên chứng từ Số hiệu
I. LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG
1 Bảng chấm công 01a-LĐTL

2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL
3 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL
4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL
5 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 05-LĐTL
6 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL
7 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL
8 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH 11-LĐTL
II. HÀNG TỒN KHO
1 Phiếu nhập kho (mẫu số ) 01-VT
2 Phiếu xuất kho 02-VT
3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm,
hàng hóa
03-VT
4 Bảng kê mua hàng 06-VT
III. BÁN HÀNG
1 Hóa đơn Giá trị gia tăng 01GTKT-3LL
2 Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi 01-BH
IV. TIỀN TỆ
1 Phiếu thu 01-TT
2 Phiếu chi 02-TT
3 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT
4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT
5 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT
6 Biên lai thu tiền 06-TT
7 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VNĐ) 08a-TT
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
20
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
8 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ) 08b-TT
9 Bảng kê chi tiền 09-TT

V. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ
2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ
3 Biên bản bàn giao TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành 03-TSCĐ
4 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04-TSCĐ
5 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ
6 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh của Công ty đều được lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực, khách
quan vào chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán được lập một lần cho một nghiệp vụ
kinh tế - tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán đầy đủ các chỉ tiêu, số tiền
được viết cả bằng chữ và bằng số. Mọi chứng từ kế toán trong Công ty đều có đủ
chữ ký theo đúng quy định trên chứng từ.
Các chứng từ kế toán do Công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải
tập trung vào bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ đó và chỉ
sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ mới dùng những chứng từ
đó để ghi sổ kế toán.
* Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận và xử lý chứng từ kế toán.
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình giám
đốc ký duyệt.
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán được khái quát bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ kế toán.
SV: Trần Thị Tú Anh GVHD: ThS. Bùi Thị Minh Hải
21

×