Tải bản đầy đủ (.doc) (179 trang)

Chính sách hỗ trợ nông dân thực thi tại tỉnh Nam Định trong điều kiện thực hiện cam kết của WTO về nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 179 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
GDP Tổng thu nhập quốc dân
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
XK Xuất khẩu
CSHTND Chính sách hỗ trợ nông dân
CNXH CHủ nghĩa xã hội
NSNN Ngân sách Nhà nước
EU Cộng đồng châu Âu
ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
BẢNG
Bảng 2.1: Tài sản hiện có của hộ nông dân Error: Reference source not
found
Bảng 2.2: Những nguồn thu nhập chính của hộ nông dân Error: Reference
source not found
Bảng 2.3 Số nhân khẩu, số lao động, số mảnh ruộng và diện tích đất canh
tác bình quân Error: Reference source not found
Bảng 2.4: Các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi diện tích của hộ nông dân
Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Chính sách thu hồi đất của Nhà nước chưa thỏa đáng Vì những
nguyên nhân Error: Reference source not found
Bảng 2.6: Ý kiến về quy định mức hạn điền trong sử dụng đất nông nghiệp
Error: Reference source not found
Bảng 2.7: Lĩnh vực hộ dự định đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh Error:
Reference source not found
Bảng 2.8: Kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân


Error: Reference source not found
Bảng 2.9: Các nguồn thông tin về khuyến nông mà hộ tiếp cận được Error:
Reference source not found
Bảng 2.10: Địa điểm tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của hộ nông dân Error:
Reference source not found
Bảng 2.11: Các đối tượng mua sản phẩm sau thu hoạch của nông dân Error:
Reference source not found
Bảng 2.12: Ý kiến của hộ nông dân về những khó khăn khi tiếp cận thị
trường đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Error: Reference source
not found
Bảng 2.13: Ý kiến của hộ nông dân về những khó khăn chủ yếu sau thu hoạch
Error: Reference source not found
iii
Bng 2.14: Ngun vay vn sn xut kinh doanh ch yu ca h nụng dõn
Error: Reference source not found
Bng 2.15: Nguyờn nhõn ca nhng ri ro m h nụng dõn thng gp. Error:
Reference source not found
Bng 2.16: Cỏc bin phỏp h nụng dõn thng s dng gii quyt nhng ri ro
Error: Reference source not found
Bng 2.17: Nhng ý kin v i mi chớnh sỏch sn xut nụng nghip cú
hiu qu Error: Reference source not found
Bng 2.18: ỏnh giỏ ca nụng dõn v nng sut lỳa so vi 3 nm trc.Error:
Reference source not found
Bng 2.19: Hn mc giao t theo quy nh ca Lut t aiError: Reference
source not found
Bng 2.20: ỏnh giỏ v chớnh sỏch thu hi t xõy dng cỏc khu,cm
cụng nghip, ụ th Error: Reference source not found
Bng 2.21: Chớnh sỏch thu hi t ca Nh nc cha tha ỏng vỡ nhng
nguyờn nhõn Error: Reference source not found
Bảng 2.22: Đánh giá của hộ nông dân về chính sách đầu t của Nhà nớc cho

nông dân, nông thôn Error: Reference source not found
Bảng 2.23: Nhận xét về chính sách đầu t cho nông nghiệp, nông thôn và nông
dân thời gian qua của cán bộ quản lý. .Error: Reference source not
found
Bng 2.24: í kin v nhng khú khn khi nụng dõn tip cn vi ngun vn
ca cỏc t chc tớn dng Error: Reference source not found
Bng 2.25: ỏnh giỏ ca chớnh sỏch u t khoa hc cụng ngh i vi s
phỏt trin nụng nghip, nụng thụn v nõng cao i sng nụng dõn
Error: Reference source not found
Bng 2.26: ỏnh giỏ tỏc ng ca chớnh sỏch o to ngun nhõn lc i vi s
phỏt trin nụng nghip, nụng thụn v nõng cao i sng nụng dõn
Error: Reference source not found
iv
Bảng 2.27: Nhận xét chung của cán bộ quản lý về những cơ chế, chính sách
của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân Error:
Reference source not found
Bảng 2.28: Nhận xét chung của hộ nông dân về những cơ chế, chính sách của
Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân Error:
Reference source not found
Bảng 2.29: Cán bộ tự đánh giá mức độ hiểu biết của bản thân về WTO Error:
Reference source not found
Bảng 2.30: Nông dân tự đánh giá mức độ hiểu biết của bản thân về WTO
Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Tài sản hiện có của hộ nông dân 34
Thu nhËp cña nhãm hé 34
Biểu đồ 2.1: Tài sản hiện có của hộ nông dân 34
Bảng 2.2: Những nguồn thu nhập chính của hộ nông dân 36
Biểu đồ 2.2: Những nguồn thu nhập chính của hộ nông dân 36
Bảng 2.3 Số nhân khẩu, số lao động, số mảnh ruộng và diện tích 37

đất canh tác bình quân 37
Bảng 2.4: Các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi diện tích của hộ nông dân 37
Thu nhËp cña hé 38
Biểu đồ 2.3: Các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi diện tích của hộ nông dân 38
Bảng 2.5: Chính sách thu hồi đất của Nhà nước chưa thỏa đáng 38
Vì những nguyên nhân 38
Thu nhËp cña hé 38
Biểu đồ 2.4: Nguyên nhân chính sách thu hồi đất của Nhà nước chưa thỏa đáng 39
Bảng 2.6: Ý kiến về quy định mức hạn điền trong sử dụng đất nông nghiệp 39
Biểu đồ 2.5: Ý kiến về quy định mức hạn điền trong sử dụng đất nông nghiệp 40
Bảng 2.7: Lĩnh vực hộ dự định đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh 40
Biểu đồ 2.6: Lĩnh vực hộ dự định đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh 41
Bảng 2.8: Kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân 42
Biểu đồ 2.7: Kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân 42
42
Bảng 2.9: Các nguồn thông tin về khuyến nông mà hộ tiếp cận được 43
Biểu đồ 2.8: Các nguồn thông tin về khuyến nông mà hộ tiếp cận được 43
Bảng 2.10: Địa điểm tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của hộ nông dân 44
Biểu đồ 2.9: Địa điểm tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của hộ nông dân 45
45
Bảng 2.11: Các đối tượng mua sản phẩm sau thu hoạch của nông dân 45
Biểu đồ 2.10: Các đối tượng mua sản phẩm sau thu hoạch của nông dân 45
Bảng 2.12: Ý kiến của hộ nông dân về những khó khăn khi tiếp cận thị trường đầu vào cho sản
xuất nông nghiệp 46
Biểu đồ 2.11: Ý kiến của hộ nông dân về những khó khăn khi tiếp cận thị trường đầu vào cho
sản xuất nông nghiệp 46
Bảng 2.13: Ý kiến của hộ nông dân về những khó khăn chủ yếu sau thu hoạch 47
Biểu đồ 2.12: Ý kiến của hộ nông dân về những khó khăn chủ yếu sau thu hoạch 48
Bảng 2.14: Nguồn vay vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu của hộ nông dân 48
Biểu đồ 2.13: Nguồn vay vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu của hộ nông dân 49

Bảng 2.15: Nguyên nhân của những rủi ro mà hộ nông dân thường gặp 51
Biểu đồ 2.14: Nguyên nhân của những rủi ro mà hộ nông dân thường gặp 51
Bảng 2.16: Các biện pháp hộ nông dân thường sử dụng 51
để giải quyết những rủi ro 52
v
Bng 2.17: Nhng ý kin v i mi chớnh sỏch sn xut nụng nghip 52
cú hiu qu 52
Biu 2.15: Nhng ý kin v i mi chớnh sỏch sn xut NN cú hiu qu 53
Bng 2.18: ỏnh giỏ ca nụng dõn v nng sut lỳa so vi 3 nm trc 56
Biu 2.16: ỏnh giỏ ca nụng dõn v nng sut lỳa so vi 3 nm trc 56
Bng 2.19: Hn mc giao t theo quy nh ca Lut t ai 64
Biu ũ 2.17: ỏnh giỏ chớnh sỏch thu hi t xõy dng cỏc Khu cụng nghip, Cm cụng
nghip, ụ th i vi ngi dõn 72
72
Bng 2.20: ỏnh giỏ v chớnh sỏch thu hi t xõy dng cỏc khu, 72
cm cụng nghip, ụ th 72
Bng 2.21: Chớnh sỏch thu hi t ca Nh nc cha tha ỏng 73
vỡ nhng nguyờn nhõn 73
Biu 2.18: Chớnh sỏch thu hi t ca Nh nc cha tha ỏng 73
vỡ nhng nguyờn nhõn 73
Bảng 2.22: Đánh giá của hộ nông dân về chính sách đầu t của Nhà nớc 77
cho nông dân, nông thôn 77
Biu 2.19: Đánh giá của hộ nông dân về chính sách đầu t của Nhà nớc 77
cho nông dân, nông thôn 77
78
Bảng 2.23: Nhận xét về chính sách đầu t cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân thời
gian qua của cán bộ quản lý 78
Biu 2.20: Nhận xét về chính sách đầu t cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân thời
gian qua của cán bộ quản lý 78
Bng 2.24: í kin v nhng khú khn khi nụng dõn tip cn vi 84

ngun vn ca cỏc t chc tớn dng 84
Bng 2.25: ỏnh giỏ ca chớnh sỏch u t khoa hc cụng ngh i vi s phỏt trin nụng
nghip, nụng thụn v nõng cao i sng nụng dõn 92
Biu 2.21: ỏnh giỏ ca chớnh sỏch u t khoa hc cụng ngh i vi s phỏt trin nụng
nghip, nụng thụn v nõng cao i sng nụng dõn 92
Bng 2.26: ỏnh giỏ tỏc ng ca chớnh sỏch o to ngun nhõn lc i vi s phỏt trin nụng
nghip, nụng thụn v nõng cao i sng nụng dõn 105
Biu 2.22: ỏnh giỏ tỏc ng ca chớnh sỏch o to ngun nhõn lc i vi s phỏt trin
nụng nghip, nụng thụn v nõng cao i sng nụng dõn 106
Bng 2.27: Nhn xột chung ca cỏn b qun lý v nhng c ch, chớnh sỏch ca Nh nc i
vi nụng nghip, nụng thụn, nụng dõn 122
Biu 2.23: Nhn xột chung ca cỏn b qun lý v nhng c ch, chớnh sỏch ca Nh nc i
vi nụng nghip, nụng thụn, nụng dõn 122
Bng 2.28: Nhn xột chung ca h nụng dõn v nhng c ch, chớnh sỏch ca Nh nc i vi
nụng nghip, nụng thụn, nụng dõn 123
Biu 2.24: Nhn xột chung ca h nụng dõn v nhng c ch, chớnh sỏch ca Nh nc i
vi nụng nghip, nụng thụn, nụng dõn 123
Bng 2.29: Cỏn b t ỏnh giỏ mc hiu bit ca bn thõn v WTO 131
Biu 2.25: Cỏn b t ỏnh giỏ mc hiu bit ca bn thõn v WTO 132
132
Bng 2.30: Nụng dõn t ỏnh giỏ mc hiu bit ca bn thõn v WTO 132
Biu 2.26: Nụng dõn t ỏnh giỏ mc hiu bit ca bn thõn v WTO 132

vi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông dân nước ta chiếm phần lớn trong cơ cấu dân cư và là lực lượng đóng
góp nhiều nhất cho công cuộc kháng chiến, kiến thiết đất nước. Trong sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, tỷ trọng trong
đóng góp của nông nghiệp trong GDP sẽ không ngừng giảm đi, số người lao động

rút ra khỏi ngành nông nghiệp cũng nhiều hơn, tương quan so sánh lực lượng giữa
nông dân và các giai cấp, tầng lớp khác sẽ thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng giai
cấp nông dân, nhưng nông nghiệp, nông dân vẫn là lực lượng đảm bảo sự ổn định
xã hội và tăng trưởng bền vững. Chính vì thế sự nghiệp CNH, HĐH không thể
không có sự tham gia của nông nghiệp và nông dân. Thành quả của sự nghiệp đổi
mới và phát triển phải chuyển giao đến người nông dân một cách công bằng, bình
đẳng. Nông nghiệp và nông dân phải trở thành khu vực sản xuất hiện đại. Quan
điểm đó đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: "Nông nghiệp, nông dân, nông
thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững
ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc
và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước".
Thực hiện quan điểm đó, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực thi các
chính sách hỗ trợ nông nghiệp và nông dân trong phát triển kinh tế, trong ổn định
cuộc sống. Nhờ các chính sách hỗ trợ đó, nông nghiệp nước ta đã có sự phát triển
đáng kể, không những cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong
nước mà còn cung cấp nhiều nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất
khẩu. Đời sống của nông dân cũng đã được ổn định và được cải thiện lên một bước.
Nếu như vào đầu thế kỷ 80 của thế kỷ thứ XX, Việt Nam còn phải nhập khẩu lương
thực cứu đói (năm 1988 Việt Nam còn phải nhập khẩu 60 vạn tấn lương thực), thì
từ năm 1989 nước ta liên tục xuất khẩu không chỉ lúa gạo (năm 1989 Việt Nam
xuất khẩu 1.2 triệu tấn gạo, năm 2010 xuất khẩu 6,7 triệu tấn), mà còn nhiều nông
sản khác. Thu nhập bình quân đầu người một tháng ở nông thôn năm 2010 đã tăng
1
2.98 lần so với năm 1999 (762.000 đồng so với 255.000 đồng).
Nam Định là tỉnh trọng điểm nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng, có diện
tích đất tự nhiên 163.740,3 ha, đất nông nghiệp 115.174,2 ha, dân số trên 1,8 triệu
người, trong đó 81% là nông nghiệp với tổng nguồn lao động chiếm trên 51% dân
số. Là một tỉnh đồng bằng nằm giữa hai con sông lớn của đồng bằng Bắc bộ là
sông Hồng và sông Đáy, có lợi thế về nước tưới và hàng năm phù sa được bồi đắp

thêm đất đai, nhất là các huyện phía Nam tỉnh. Thực hiện công cuộc đổi mới của
Đảng và Nhà nước 25 năm qua, đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, cùng với các yếu
tố khí hậu, thời tiết thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí cao, cần cù,
sáng tạo trong truyền thống thâm canh. Tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kỹ
thuật về giống cây, giống con, đổi mới cơ cấu mùa vụ và cơ cấu giống, là tỉnh có
phong trào sản xuất lúa lai, lúa thuần sớm và mạnh nhất các tỉnh phía Bắc đã vươn
lên tự sản xuất hạt lúa lai F1 và sản xuất thành công lúa bố, mẹ.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển và so với mức sống chung của dân cư,
nhất là so với thành thị, nông nghiệp, nông thôn vẫn là khu vực lạc hậu nhất trong
nền kinh tế về các phương diện năng suất lao động, ứng dụng thành tựu khoa học -
công nghệ vào sản xuất, mức sống và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Hiện nay thu
thập bình quân đầu người của dân cư nông thôn thấp hơn 2 lần so với thu nhập bình
quân đầu người của dân cư thành thị.
Hơn nữa, trong điều kiện đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là
trong bối cảnh thực hiện thương mại theo quy định của WTO, nông nghiệp và nông
dân gặp rất nhiều khó khăn mà nếu không có sự trợ giúp từ phía Nhà nước, nông
dân không thể vượt qua.
Muốn thực hiện mục tiêu "Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng,… nông dân được đào tạo có trình độ
sản xuất ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị đóng
vai trò làm chủ nông thôn mới… Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh
công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính
trị vững chắc cho sự nghiệp CNH, HĐH, thì Nhà nước phải hỗ trợ nông dân vượt
qua khó khăn, phát huy tiềm năng lao động, vốn và tài nguyên để vươn lên vừa cải
2
thiện chất lượng sống và sức mạnh chính trị - xã hội của mình, vừa góp phần vào
sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Chính vì thế, thiết kế hệ chính sách hỗ trợ nông dân phù hợp với điều kiện
hiện tại và tương thích với các quy định của WTO là việc làm cần thiết và cấp
bách. Để góp phần vào quá trình thiết kế chính sách đó, cần nhìn nhận lại một cách

khách quan hệ thống chính sách đã có đối với nông dân, đánh giá mức độ tác động
của các chính sách đó và đề xuất các chính sách bổ sung để giúp nông dân vững
vàng bước chân vào thị trường thế giới. Đó cũng chính là lý do đề tài "Chính sách
hỗ trợ nông dân thực thi tại tỉnh Nam Định trong điều kiện thực hiện cam kết
của WTO về nông nghiệp" được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài:
- Làm rõ luận cứ khoa học về chính sách của nhà nước đối với nông dân.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tế chính sách hỗ trợ nông dân thực thi
tại tỉnh Nam Định, kinh nghiệm một nước châu á đã trải qua đề xuất những giải
pháp hoàn thiện chính sách của Nhà nước hỗ trợ nông dân
Mục tiêu cụ thể:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với
nông dân trong việc thực hiện các cam kết của WTO.
- Phân tích thực trạng chính sách Nhà nước đối với nông dân trong giai đoạn
hiện nay nói chung và sự tác động của nó đối với nông dân trên địa bàn tỉnh Nam
Định
- Kinh nghiệm một số nước thế giới về chính sách của nhà nước đối với nông
dân trong điều kiện thực hiện các cam kết WTO và một số bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam nói chung, tỉnh Nam Định nói riêng
- Kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách của Nhà nước đối với nông dân trong
việc thực hiện các cam kết của WTO.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách của Nhà nước hỗ trợ nông dân trong việc
thực hiện các cam kết của WTO
Phạm vi nghiên cứu:
3
- Về không gian: Chính sách của Nhà nước thực hiện trên địa bàn Nam Định.
- Về thời gian: Từ khi gia nhập WTO đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm những
phương pháp sau:
- Phân tích tài liệu sẵn có:
- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung
- Tham vấn chuyên gia
- Kỹ thuật đánh giá nhanh về chính sách có sự tham gia của người dân nhằm
trực tiếp lắng nghe những đánh giá khác nhau của họ về từng chủ đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu tình huống (case study)
- Điều tra chọn mẫu bằng các câu hỏi được chuẩn bị sẵn dành cho đối tượng
là: cán bộ lãnh đạo quản lý các địa phương; đại diện các chủ trang trại và nông dân
tại các địa phương.
- Xử lý thông tin sau điều tra
5. Nội dung thực hiện
- Nhóm nghiên cứu đã thu thập, tổng hợp tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận và
thực tiễn cho nội dung nghiên cứu;
- Xây dựng 02 mẫu phiếu điều tra và tiến hành điều tra khảo sát tại hai huyện
Hải Hậu, Mỹ Lộc và các xã ngoại thành tỉnh Nam Định
* Mẫu 1. Điều tra đối tượng là các cán bộ quản lý từ cấp xã đến cấp tỉnh, tổng
số 100 phiếu.
* Mẫu 2. Điều tra đối tượng là các hộ nông dân và chủ các trang trại với tổng
số 400 phiếu.
- Tổ chức 02 hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia và các cấp các ngành về nội
dung thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách đối với nông dân nhằm đáp ứng
yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
- Phân công, giao nhiệm vụ cho các thành viên tham gia viết các báo cáo
chuyên đề làm căn cứ cơ sở khoa học phục vụ cho đề tài.
6. Kết quả của đề tài
4
- Xây dựng 16 báo cáo chuyên đề:
+ Chuyên đề 1: Vấn đề phát triển các hình thức kinh doanh của nông dân: môi

trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp nông thôn, hợp đồng nông sản và
chuỗi giá trị.
+ Chuyên đề 2: Định chế cơ bản của tổ chức thương mại thế giới (WTO), kết
quả các vòng đàm phán và những tiêu chuẩn về nông nghiệp đặt ra đối với các
nước gia nhập.
+ Chuyên đề 3: Chính sách của nhà nước đối với nông dân trong điều kiện
thực hiện các cam kết của WTO về nông nghiệp.
+ Chuyên đề 4: Kinh nghiệm quốc tế và Bài học cho Việt Nam nói chung,
tỉnh Nam Định nói riêng trong việc hỗ trợ nông dân trong điều kiện thực hiện các
cam kết WTO.
+ Chuyên đề 5: Những kết quả đạt được và hạn chế từ chính sách ruộng đất
đối với nông dân và nguyên nhân
+ Chuyên đề 6: Những kết quả đạt được và hạn chế từ chính sách đầu tư cho
nông nghiệp và nông thôn và nông dân
+ Chuyên đề 7: Những kết quả đạt được và hạn chế từ chính sách tín dụng đối
với nông dân
+ Chuyên đề 8: Những kết quả đạt và hạn chế được từ chính sách quản lý thị
trường nông sản
+ Chuyên đề 9: Chính sách xuất khẩu nông sản tác động tích cực và những
vấn đề đặt ra
+ Chuyên đề 10: Những kết quả đạt được và hạn chế từ chính sách chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cho nông dân
+ Chuyên đề 11: Những kết quả đạt được và hạn chế từ chính sách khuyến nông.
+ Chuyên đề 12: Những kết quả đạt được và hạn chế từ chính sách thuế đối
với nông dân
+ Chuyên đề 13: Những kết quả đạt được và hạn chế từ chính sách phát triển
kết cấu hạ tầng nông thôn
+ Chuyên đề 14: Những kết quả đạt được và hạn chế chính sách việc làm và đào
5
tạo cho nông dân

+ Chuyên đề 15: Tiềm năng lợi thế của nông nghiệp Việt Nam và triển vọng
phát triển.
+ Chuyên đề 16: Chuỗi giá trị, lợi thế so sánh do hội nhập và tăng năng lực
cạnh tranh của nông nghiệp.
- Xây dựng báo cáo tổng hợp đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những luận chứng khoa học và
thực tiễn để hoạch định chính sách phát triển nông thôn của Nhà nước theo hướng
bền vững ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh
đó đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị về việc thực thi các chính sách đối với nông
dân trên địa bàn tỉnh Nam Định.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÔNG DÂN CỦA
NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO VÀ KINH
NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.1. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÔNG DÂN
1.1.1. Khái niệm chính sách hỗ trợ nông dân
Thuật ngữ chính sách và việc hoạch định, triển khai thực hiện chính sách đã
hiện hữu từ khá lâu ở Việt Nam. Tuy nhiên khoa học nghiên cứu về chính sách còn
chưa đạt được sự phát triển tương xứng. Do đó khái niệm chính sách còn được hiểu
theo nhiều cách khác nhau ở nước ta.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì chính sách được hiểu là "những chuẩn
tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và
phương hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính
trị, kinh tế, văn hoá…"
Theo TS. Lê Chi Mai "chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo
hay nhà quản lý đề ra giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của họ"…
TS.Lê Vinh Danh định nghĩa một cách vắn tắt "chính sách công là những gì
mà chính quyền thi hành đến dân" với sự lý giải rằng chính sách công được hoạch

định và thực thi bởi các cơ quan nhà nước và có tác động thực tế đến đời sống, hoạt
động của dân cư.
Trên thế giới, các nhà nghiên cứu chính sách cũng chưa tìm thấy sự nhất trí
với nhau về định nghĩa chính sách. Theo James Anderson "chính sách là một quá
trình hành động có mục đích được theo đuổi bởi một hay nhiều chủ thể trong việc
giải quyết vấn đề mà họ quan tâm". William N. Dunm lại cho rằng "chính sách
công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan đến nhau, bao gồm cả
các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà
nước đề ra".
7
Do còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về chính sách công, nên trước khi đi
vào trình bày khái niệm chính sách hỗ trợ nông dân của Nhà nước, cần thiết làm rõ
quan điểm của nhóm nghiên cứu về chính sách và chính sách công. Chúng tôi cho
rằng, chính sách là một khái niệm vừa mang tính khoa học cơ bản vừa mang tính
ứng dụng, nhất là tính chỉ đạo thực tiễn của những chủ thể quản lý nhất định. Trên
thực tế sẽ luôn tồn tại những định nghĩa chính sách khác nhau. Nhưng đã là một
chính sách thì nội hàm của nó phải bao gồm các yếu tố cấu thành sau đây:
- Chủ thể đề ra và triển khai thực hiện chính sách là chủ thể quản lý của hệ
thống quản lý, trong đó chính sách được đề ra và tổ chức thực hiện. Tuỳ theo các
hệ thống quản lý khác nhau có chính sách khác nhau như chính sách của một cơ
quan, doanh nghiệp, ngành, quốc gia, quốc tế…, trong đó bộ máy quản lý tương
ứng của cơ quan, doanh nghiệp, ngành, quốc gia, tổ chức quốc tế… là chủ thể của
chính sách. Không có khái niệm chính sách mà không gắn với một chủ thể nào đó.
- Chính sách luôn gắn với những mục tiêu cụ thể. Mục tiêu của chính sách có
thể được hiểu theo nghĩa rộng, có nghĩa là đạt tới trạng thái mong đợi của hệ thống
quản lý, cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp, tức giải quyết một nhu cầu, một vấn
đề mới xuất hiện của hệ thống quản lý. Mục tiêu của chính sách có thể xét trên giác
độ tổng thể hệ thống, do đó mang tính toàn diện như mục tiêu tăng trưởng, mục
tiêu phát triển…, cũng có thể xét trên một mặt nào đó của hệ thống như mục tiêu
thu nhập, mục tiêu mở rộng quy mô, mục tiêu cải cách cơ cấu… Mục tiêu khác

nhau quy định chính sách khác nhau. Nhưng không có khái niệm chính sách mà
không gắn với mục tiêu và nỗ lực đạt được mục tiêu của cơ quan thực hiện chính
sách.
- Chính sách còn bao hàm trong nó cả cách thức mà chủ thể cần hành động để
đạt tới mục tiêu mong muốn. Cách thức hành động ở đây bao hàm nhiều nội dung
từ hệ quan điểm chỉ đạo hành động của chủ thể chính sách đến phương hướng,
phương án, phương tiện, công cụ và nguồn lực thực thi chính sách trong thực tiễn,
kể cả các tiêu chí đánh giá chính sách. Phương thức hành động có thể bao hàm cả
sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn trong bộ máy quản lý của hệ thống nếu mục
tiêu của chính sách đòi hỏi một sự cơ cấu lại.
8
Nói tóm lại, theo quan điểm của chúng tôi, chính sách là một khái niệm phức
tạp, bao hàm trong nó cả giác độ nhận thức (hệ quan điểm lý thuyết làm cơ sở cho
hoạch định chính sách), cả giác độ hành động thực tế (mục tiêu, phương tiện,
phương pháp, thái độ thực thi chính sách); cả giác độ kinh tế (so sánh lợi ích và
chi phí khi hoạch định và thực hiện), cả giác độ khoa học kỹ thuật (phương tiện,
phương án thực thi chính sách phải có căn cứ khoa học thuyết phục), cả giác độ xã
hội (tác động của chính sách tới các nhóm dân cư và môi trường)…Do đó, tuỳ theo
mục đích xem xét của các nhà nghiên cứu và các hoạch định chính sách mà khái
niệm chính sách được xác định khác nhau.
Trên cơ sở quan niệm như vậy, nhóm nghiên cứu đề tài đưa ra định nghĩa của
mình về chính sách hỗ trợ nông dân (CSHTND) của Nhà nước như sau: chính
sách hỗ trợ nông dân của Nhà nước là tổng thể các quan điểm, chủ trương,
đường lối, phương pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động vào lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm thực hiện các mục tiêu mà Nhà
nước mong muốn ở nông dân. Với cách định nghĩa như vậy, nhóm nghiên cứu
muốn nhấn mạnh một số điểm sau đây khi đề cập đến CSHTND:
Thứ nhất, chủ thể của CSHTND được đề cập trong đề tài này là Nhà nước,
mà cụ thể, cũng như CSHTND của các chủ thể kinh tế chỉ được xem xét trong
chừng mực làm rõ CSHTND của Nhà nước Trung ương. Hơn nữa, chủ thể Nhà

nước ở đây cũng chỉ giới hạn ở Quốc hội, Chính phủ, các bộ, không đề cập tới
chính sách cụ thể của chính quyền địa phương. Ngoài ra, Nhà nước ta là Nhà nước
XHCN nên các quan điểm làm nền tảng cho CSHTND của Nhà nước ta chính là
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta. Cũng
cần luy ý thêm rằng, do Đảng ta có vai trò lãnh đạo Nhà nước thực hiện đường lối
phát triển kinh tế - xã hội, nên CSHTND của Nhà nước cũng là chính sách của
Đảng, thể hiện quan điểm và triển khai thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.
Chính vì thế, khi trình bày thực trạng CSHTND ở Việt Nam, chúng tôi sẽ đồng
nhất chính sách của Đảng và Nhà nước khi nào có thể.
Thứ hai, mục tiêu của CSHTND bao gồm cả khía cạnh kinh tế, chính trị và xã
hội. Mục tiêu kinh tế là, tạo điều kiện cho nông dân thực thi nền nông nghiệp tiên
9
tiến, hiện đại, trên cơ sở đó có thu nhập và đời sống tốt hơn. Mục tiêu xã hội là góp
phần xoá đói giảm nghèo, giảm độ chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông
thôn, xây dựng đời sống mới ở nông thôn; Mục tiêu chính trị là xây dựng giai cấp
nông dân vững mạnh, chỗ dựa và là hậu thuẫn của Đảng cộng sản, của Nhà nước
XHCN, thắt chặt tình đoàn kết công - nông - trí thức cùng đi lên CNXH. Có thể
thấy mục tiêu của CSHTND rất rộng và phức tạp. Hơn nữa, các mục tiêu đó không
phải lúc nào cũng đồng hướng với nhau, nhất là các cặp mục tiêu hỗ trợ thu nhập
và xây dựng giai cấp nông dân làm ăn hiệu quả, vững vàng trong kinh tế thị trường;
cặp mục tiêu giao đất cho nông dân và tổ chức sản xuất nông nghiệp hợp lý… Đặc
điểm này cho thấy việc hoach định và triển khai CSHTND trong thực tế là việc làm
rất khó khăn.
Thứ ba, mỗi nhà nước có hệ quan điểm riêng và có xuất phát lịch sử riêng
trong đối xử với nông dân, đến lượt nó, hệ quan điểm này lại ảnh hưởng sâu sắc đến
cách thức, phương tiện và công cụ để thực thi CSHTND. Chẳng hạn, các nhà nước tư
bản phát triển hỗ trợ nông nghiệp, do đó hỗ trợ thu nhập được coi trọng. Nhà nước ở
các nước đang pt không có khả năng hỗ trợ thu nhập thường xuyên cho nông dân nên
thiên về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, do đó hỗ trợ thu nhập thường xuyên cho nông
dân nên thiên về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và đầu vào. Nhà nước XHCN vừa chủ

trương hỗ trợ thu nhập, giảm chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, vừa hỗ trợ để
xây dựng nền nông nghiệp hiện đại với quan hệ sản xuất XHCN, vừa hỗ trợ để có
một nông thôn mới tương xứng với cuộc sống của nông dân.
Nói tóm lại, CSHTND là một thể phức hợp gồm quan điểm, chủ trương của
Nhà nước đối với nông dân, nông nghiệp; tiềm lực và hệ thống quyền lực mà Nhà
nước có thể sử dụng để đạt tới các mục tiêu vừa có lợi cho quốc gia, vừa có lợi cho
nông dân; hệ công cụ và bộ máy mà Nhà nước sử dụng để tổ chức thực hiện những
hỗ trợ nhằm đạt tới mục tiêu lựa chọn; các mục tiêu được lựa chọn phù hợp với
thực trạng nông dân, nông nghiệp và chế độ chính trị của từng nước.
1.1.2. Nội dung chính sách hỗ trợ nông dân của Nhà nước
* Nội dung căn bản nhất của CSHTND là xây dựng kết cấu hạ tầng nông
nghiệp, nông thôn. Ở bất cứ nước nào nông dân cũng là giai cấp yếu thế về kinh tế,
10
chính trị, là bộ phận dân cư sở hữu ít nhất nguồn của cải đã được tích luỹ của xh.
Trong khi đó, do đặc tính cư trú gắn liền với không gian sản xuất nông nghiệp nên
cư dân ở nông thôn thường sống phân tán, không những sản xuất nông nghiệp trải
ra trong một không gian rộng, mà nơi sinh sống của nông dân cũng không tập
trung. Vì thế, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn thường vượt quá
khả năng của nông dân, cần Nhà nước hỗ trợ.
Hơn nữa, cây trồng đòi hỏi các công trình cải tạo đất và khắc phục thiên tai
như kênh mương dẫn nước, hồ, đập chứa nước, đê sông, đê đủ lực để trang trải nên
các Nhà nước phải gánh vác công việc này. Kinh nghiệm các nước này cho thấy,
nơi nào có kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật hoàn chỉnh, noi ấy nông nghiệp phát
triển thuận lợi và người nông dân có thu nhập tốt hơn.
* Nội dung thứ hai của CSHTND là tạo điều kiện để nông dân tiếp cận nguồn
lực thuận lợi, an toàn, chi phí thấp.
Một trong những nguồn lực quan trọng nhất của nông nghiệp là đất đai. Đất
đai là tài sản quý giá nhất của nhà nông. Không có đất đai, nông dân không có
nguồn nào để sinh sống. Tuy nhiên, do lịch sử để lại, ở rất nhiều nước, nông dân
hoặc không có đất, hoặc có quá ít đất, thậm chí khó tiếp cận được đất. Chính vì thế,

các Nhà nước phải hỗ trợ để nông dân có thể sử dụng đất một cách thuận lợi với chi
phí thấp. Để làm điều đó, các nước khác nhau có phương thức hành động khác nhau.
Đa số các nước tiến hành cải cách ruộng đất, đua đất trở lại cho nông dân dưới hình
thức sở hữu của gia đình. Tuy nhiên, cũng có nước quốc hữu hoá ruộng đất và chỉ
giao đất cho nông dân sử dụng theo quy hoạch. Một số nước khác vẫn duy trì tình
trạng sở hữu đất của các chủ đất để giao lại cho nông dân thuê… Dù dưới hình thức
nào thì Nhà nước cũng phải tạo điều kiện để người nông dân có thể sử dụng đất cho
mục đích sản xuất nông nghiệp, hơn nữa phải được sử dụng đất với chi phí thoả
đáng, nếu không người nông dân sẽ không còn thu nhập. Trong điều kiện đất đai đã
được giao cho người nông dân sử dụng ổn định, Nhà nước phải cung cấp dịch vụ
quản lý đất để đảm bảo an toàn cho người sử dụng đất nông nghiệp.
Hơn nữa, Nhà nước phải hỗ trợ để thị trường đất nông nghiệp hoạt động hiệu
quả thông qua việc khuyến khích phát triển ở nông thôn các tổ chức dịch vụ và môi
giới ở thị trường bất động sản.
11
Nguồn lực thứ hai nông dân thường khó tiếp cận là vốn. Thị trường tín dụng
khó phát triển ở nông thôn do việc cung cấp tín dụng cho nông dân không hấp dẫn
các ngân hàng thương mại vì tính rủi ro và chi phí lớn. Nếu không có tín dụng,
nông dân không thể tổ chức sản xuất hiệu quả. Rất nhiều Nhà nước, hoặc trực tiếp
hoặc gián tiếp qua các tổ chức tài chính tư nhân đã hỗ trợ nông dân tiếp cận tín
dụng thuận lợi hơn.
Nguồn lực thứ ba vô cùng quan trọng đối với nền nông nghiệp hiện đại và
hiệu quả khoa học, kỹ thuật và kỹ năng lao động. Với đặc điểm sản xuất ở quy mô
nhỏ và phân tán nông dân không thể tự mình tài trợ cho nghiên cứu và chuyển giao.
Thậm chí việc tự tài trợ cho nâng cao kỹ năng lao động cũng rất hạn chế. Vì thế để
giúp nông dân tiếp cận khoa học, kỹ thuật hiện đại, Nhà nước phải trợ giúp nghiên
cứu, trợ giúp chuyển giao cho nông dân và hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho người lao
động nông nghiệp.
Ngoài ra, thị trường máy móc nông nghiệp, thị trường vật tư nông nghiệp
cũng phải được Nhà nước hỗ trợ về phương diện tổ chức, quản lý, tạo dựng cơ sở

ban đầu để nông dân không quá chịu thiệt thòi trong giao dịch với đối tác cung
ứng.
* Nội dung thứ ba của CSHTND là tạo điều kiện để nông dân có sức mạnh
thoả thuận trên thị trường tiêu thụ nông sản. Ở quy mô hàng triệu nông hộ, mỗi
người nông dân không có vị thế thoả thuận tốt với các tổ chức tiêu thụ đầu ra của
ngành nông nghiệp, do đó được chia xẻ phần giá trị khong đáng kể trong chuỗi giá
trị của ngành. Chính vì thế Nhà nước cần hỗ trợ để nông dân tự liên kết với nhau
theo ngành nghề nhằm tạo sức mạnh và vị thế bán lớn, có sức mạnh trong cạnh
tranh trên thị trường quốc tế, qua đó tự bảo vệ lợi ích của mình. Nhà nước cũng hỗ
trợ nông dân hành động tập thể thông qua việc thành lập các hợp tác xã ở các trình
độ khác nhau. Do Hợp tác xã là tổ chức hỗ trợ nông dân hơn là kinh doanh kiếm
lời, nên nếu không có sự ủng hộ và hỗ trợ của Nhà nước về phương diện tài chính,
đất đai, cán bộ thì các hợp tác xã sẽ khó triển khai hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, hỗ trợ để nông dân có được những thông tin dự báo quan trọng cũng
là hoạt động của Nhà nước nhằm giúp nông dân vừa giảm thiểu tổn thất trong giao
12
dịch mua bán, vừa chủ động thích nghi với biến động thị trường tốt hơn.
Ở nhiều nước, Nhà nước còn tham gia thị trường bảo hiểm nông nghiệp với tư
cách người đóng góp tài chính và cơ quan cung cấp thông tin dự báo.
* Nội dung thứ tư của CSHTND là giúp đỡ ổn định thu nhập khi nông dân
gặp khó khăn. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào biến động của tự nhiên, trong
đó mưa, lũ, bão, giá rét… có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến kết sản xuất của
nông dân. Nhiều tổn thất rất nặng nề và rất khó tránh. Vì thế, khi xảy ra thiên tai,
dịch bệnh, người nông dân không thể tự xoay xoả được nếu không có sự hỗ trợ của
Nhà nước về nhiều phương diện như hỗ trợ phòng dịch, dập dịch, hỗ trợ bù đắp thu
nhập do giá cả và sản lượng giảm, hỗ trợ nông dân nghèo…
* Nội dung thứ năm của CSHTND là hỗ trợ việc làm cho nông dân. Để có thể
tham gia vào sản xuất nông nghiệp hiện đại nông dân cần hai điều kiện:
Một là, những người làm trong ngành nông nghiệp phải có đủ tri thức và kỹ
năng về các mặt kinh tế, luật pháp, khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý. Tuy

nhiên, ở các nước nghèo, nông dân không thể tự trang trải cho việc học hành của
mình. Hơn nữa, do nông nghiệp đem lại nguồn thu nhập thấp nên khi được đào tạo
cơ bản, thanh niên không muốn quay về làm trong nông nghiệp, chính vì thế nông
dân ở các nước nghèo và đang phát triển thường ít được đào tạo nhất. Nếu không
được đào tạo thì người nông dân sẽ bị rơi vào vòng xoáy luẩn quẩn. Nghèo khổ nên
không thể đi học -> lao động với năng suất thấp ->có thu nhập thấp -> con cháu họ
lại không được đi học. Ở đây cần sự hỗ trợ của Nhà nước như cú hích ban đầu
nhằm tạo ra thế hệ nông dân mới có trình độ, có khả năng lao động với năng suất
và hiệu quả cao, từ đó tạo điều kiện nâng cấp các thế hệ tiếp theo.
Hai là, cần chuyển một bộ phận nông dân sang làm những ngành nghề khác
để tái cơ cấu kinh tế nông thôn hướng đến hiệu quả. Tuy nhiên để chuyển nghề,
nông dân phải được đào tạo nghề mới. Bản thân người nông dân cũng khó đảm
đương được việc đào tạo chuyển nghề cho chính mình nếu không có sự hỗ trợ đắc
lực của Nhà nước và các tổ chức xã hỗ khác.
* Nội dung thứ sáu của CSHTND là hỗ trợ xã hội cho nông dân. Kinh doanh
nông nghiệp trong thời hiện đại cũng phức tạp không kém các ngành công nghiệp
13
và dịch vụ khác. Về một số lĩnh vực, thương mại nông sản còn đòi hỏi các yêu cầu
còn phức tạp hơn về an toàn vệ sinh, về kiểm soát dịch bệnh, về bảo vệ môi
trường… Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
của hàng hoá rất phức tạp, luật quốc gia và luật quốc tế thường xuyên thay đổi nên
nông dân rất khó thông thạo luật để thích ứng. Vì thế, Nhà nước cần hình thành
mạng lưới hỗ trợ và tư vấn cho nông dân về mặt pháp lý, kỹ thuật…
Ngoài ra, Nhà nước còn phải cung cấp các hình thức bảo hiểm và phúc lợi xh
cho cư dân nông thôn để đảm bảo công bằng giữa nông thôn và thành thị, nhất là
cung cấp nước sạch, bảo hiểm rủi ro và các loại hình bảo hiểm khác.
Nói tom lại, Nhà nước phải sát cánh cùng nông dân để không những hỗ trợ họ
cuộc sống không quá thấp so với đô thị mà còn giúp họ xây dựng nền nông nghiệp
hiện đại, hiệu quả.
1.1.3. Công cụ và cơ chế tác động của chính sách hỗ trợ nông dân của

Nhà nước
Tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử nhất định, Nhà nước huy động các công cụ
khác nhau để thực thi CSHTND. Về cơ bản các Nhà nước có thể sử dụng các công
cụ và cơ chế tác động sau:
* Miễn, giảm thuế và trợ cấp thu nhập trực tiếp. Thuế và trợ cấp thu nhận trực
tiếp là công cụ thường được các Nhà nước sử dụng. Cơ chế tác động của miễn,
giảm thuế và trợ cấp trực tiếp là làm tăng thu nhập của nông dân. Nhà nước thường
dùng các hình thức trợ cấp và miễn, giảm thuế sau:
- Giảm và miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp: vào thời kỳ đầu CNH, thuế sử
dụng đất nông nghiệp là phần thu quan trọng của NSNN, nên nhiều Chính phủ thu
khoản thuế này khá nặng. Khi nền kinh tế đã dựa chủ yếu vào công nghiệp và dịch
vụ, tỷ lệ GDP nông nghiệp và tỷ trọng lao động nông nghiệp trong lực lượng lao
động khá thấp, thuế sử dụng đất nông nghiệp chiếm phần không đáng kể trong thu
NSNN. Vì thế, vào cuối giai đoạn CNH, nhiều Chính phủ tiến hành giảm hoặc
miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân nhằm nâng cao thu nhập và tích
luỹ của hộ nông dân. Tuy nhiên việc miễn và giảm thuế nông nghiệp không đem lại
nhiều lợi ích cho nông dân vì so với thu nhập và đầu tư, chúng chiếm tỷ trọng nhỏ.
- Trợ cấp suy giảm thu nhập do thiên tai, giảm giá trên thị trường nông sản
14
hoặc do nông dân chịu thiệt khi hạn chế mức sản lượng, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi theo yêu cầu của Nhà nước. Các khoản trợ cấp này chiếm phần khá
lớn trong tổng thu nhập của hộ nông dân ở các nước phát triển và là lý do của thu
nhập cao hơn mức trung bình của nông dân các nước này. Chính phủ các nước
thường lựa chọn các hình thức trợ cấp phù hợp với khả năng của Nhà nước cũng
như dễ thích ứng với nông dân.
Mặc dù được sử dụng khá phổ biến, nhưng hai công cụ này gặp phải một số
trở ngại:
Một là, khả năng có hạn của tài chính Nhà nước. Các nước giàu có thể trợ
cấp cho số lượng nhỏ nông dân trong nước một cách dễ dàng, nhưng các nước
nghèo rất khó tìm nguồn tài trợ để bù đắp thâm hụt ngân sách do giảm và miễn thuế

sử dụng đất, càng khó tìm đủ lượng tài chính hỗ trợ số lượng đông nông dân. Mặt
khác, hai công cụ này vô hình chung khuyến khích nông dân ỷ vào Nhà nước nhiều
hơn, giảm động lực tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả, qua đó làm giảm hiệu
năng của nền kinh tế.
Hai là, Nhà nước vấp phải sự phản đối của các nhóm dân cư khác vì họ cho
rằng Nhà nước quá thiên vị nông dân.
* Khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công.
Khuyến khíchnd tổ chức tốt sản xuất nông nghiệp và đời sống ở nông thôn
thông qua các biện pháp chuyển giao kỹ thuật, giống mới và phổ biến kinh nghiệm
tổ chức sản xuất, kinh doanh đến từng hộ nông dân là giải pháp hỗ trợ được tất cả
các phía liên quan ủng hộ và Hiệp định Nông nghiệp của WTO không cấm.
Nhà nước thường tổ chức hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công
ở nông thôn thông qua các tổ chức đặc biệt của mình như tổ chức khuyến nông và
tổ chức khuyến công. Các biện pháp khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công rất đa
dạng. Các tổ chức khuyến nông Nhà nước thường tổ chức các mô hình trình diễn,
các cuộc hội thảo đầu bờ, đào tạo công tác viên khuyến nông để hỗ trợ kỹ thuật trực
tiếp đến nông dân, giới thiệu giống mới, phân phát tài liệu, tổ chức tham quan học
hỏi kinh nghiệm.
Tuy được nông dân và các tổ chức liên quan ủng hộ, nhưng hoạt động khuyến
15
nông, khuyến ngư, khuyến công có thể kém hiệu quả do thiếu kinh phí để theo đuổi
đến cùng một chương trình, do nông dân thiếu nguồn lực để triển khai các ý tưởng
tốt, do thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ ở nông thôn. Do đó hoạt động khuyến
nông, khuyến công phải được lựa chọn cẩn thận sắp xếp các mục tiêu có sự kế thừa
theo thời gian, triển khai hoạt động hợp lý theo không gian để củng cố và bảo tồn
lâu dài các kết quả khuyến nông. Ngoài ra, cần phối hợp nhiều chương trình để có
nguồn tài nguyên chính đủ sức thực hiện các mục tiêu khuyến nông trong từng giai
đoạn cụ thể.
* Đầu tư của Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
Nông nghiệp hàng hoá và công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn chỉ có thể phát

triển thuận lợi, hiệu quả khi có cơ sở hạ tầng đồng bộ, nhất là giao thông, vận tải,
năng lượng, thông tin liên lạc, thị trường…
Với đặc điểm sản xuất phân tán, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cao, nhất là ở
các vùng chuyên canh lúa nước, nông dân không thể tự đầu tư cải tạo, xây dựng
đường xá, bến cảng, cầu, cống, trung tâm thương mại, lưới điện và thông tin liên
lạc như các doanh nghiệp công nghiệp ở thành thị. Chính vì thế Nhà nước phải cấp
vốn để đầu tư ban đầu hoặc hỗ trợ vốn cùng nông dân xây dựng cơ sở hạ tầng ở
nông thôn.
Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn là hướng hỗ trợ được ủng hộ
trong WTO. Tuy nhiên, do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn rất lớn, nguồn
tài chính của Nhà nước thường không thể đáp ứng đủ nhu cầu nên cần hoạch định các
chương trình xây dựng tối ưu, vừa đảm bảo phát huy được ngay các thế mạnh của từng
địa phương, vừa tạo tiền đề cho các bước xây dựng tiếp theo. Việc duy tu, bảo dưỡng
và sử dụng hiệu quả các công trình sau khi xây dựng cũng nên được ưu tiên trong các
chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn của Nhà nước.
* Chính sách đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất và tài sản chủ yếu của người nông dân. Dễ thấy
rằng, mức sống của nông dân và hiệu quả sản xuất nông nghiệp phụ thuộc khá
lớn vào quy mô và chất lượng đất đai nông dân sử dụng. Đất đai cũng là tài
nguyên quan trọng nhất của quốc gia. Vì thế, Nhà nước thường có chế độ quản
16
lý đặc biệt đối với đất đai ngay cả ở những nước duy trì chế độ sở hữu tư nhân
về đất đai. Chính vì thế, chính sách đất đai của Nhà nước có tác động to lớn đến
đời sống nông dân.
Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nông dân chỉ có quyền sử dụng đất
nông nghiệp vào sản xuất nông nghiệp, không được phép chuyển đất nông nghiệp
thành đất phi nông nghiệp. Trên thị trường bất động sản, giá đất phụ thuộc vào nhu
cầu sử dụng đất. Vì nông nghiệp ở nước ta có tỷ suất lợi nhuận thấp nên giá đất
nông nghiệp thường thấp. Xét về mặt giá trị, quyền sử dụng đất nông nghiệp, theo
chính sách quản lý đất của Nhà nước ta hiện nay, không phải là tài sản đáng giá của

nông dân. Nhưng nếu Nhà nước mở rộng quyền của nông dân trong việc thoả thuận
giá khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và áp dụng cơ chế giá thị trường khi đền
bù đất nông nghiệp cho nông dân thì quyền sử dụng đất nông nghiệp trở nên có giá,
tạo điều kiện cho nông dân có điều kiện tích luỹ tài sản và có tài sản thế chấp khi
vay ở các tổ chức tín dụng.
Ở các nước duy trì chế độ sở hữu tư nhân về mặt đất đai thì chính sách hỗ trợ
của Nhà nước để nông dân nghèo có điều kiện tiếp cận đất đai, có được sự đảm bảo
về pháp lý đối với quyền sở hữu đất đai của họ cũng là một tiền đề quan trọng hỗ
trợ nông dân tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
Nói cách khác, bằng việc cải tiến chế độ quản lý đất nông nghiệp có lợi cho
người nông dân, Nhà nước đã hỗ trợ để nông dân có vị thế tốt hơn trong tham gia
kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, chính sách đất đai là vấn đề chính trị nhạy cảm. Nhà nước không
thể tuỳ ý sửa đổi chính sách đất đai. Nội dung sửa đổi chính sách đất đai còn phụ
thuộc vào tương quan giữa các nhóm lợi ích trong quốc hội, trong Chính phủ và
trong chính quyền địa phương, cũng như phụ thuộc vào chế độ chính trị, quan điểm
của đảng cầm quyền. Đây là nhược điểm lớn nhất cản trở Nhà nước sử dụng công
cụ này để hỗ trợ thích đáng cho nông dân.
* Hỗ trợ xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả ở
nông thôn
Kinh tế tiểu nông có ưu thế về động cơ khuyến khích lao động tận tâm và chi
17
phí quản lý thấp. Khi nông nghiệp còn sản xuất ở quy mô nhỏ, nông cụ chủ yếu là
thủ công, hình thức tổ chức sản xuất ở quy mô gia đình nhỏ lẻ sẽ thắng thế hình
thức tổ chức sản xuất ở quy mô lớn do các tổ chức sản xuất lớn không tận dụng
được ưu thế của phân công chuyên môn hoá, đồng thời gánh chi phí quản lý lớn.
Tuy nhiên, khi nông nghiệp phát triển ở trình độ sản xuất hàng hoá hàng loạt thì
quy mô gia đình thể hiện rõ tính phi hiệu quả của nó do không thể áp dụng cơ giới
hóa, không tạo được sự đồng đều về giống và sản phẩm ở quy mô lớn, chi phí sản
xuất cao, không có sức mạnh thoả thuận trên thị trường…

Sản xuất nông sản hàng hoá trong thị trường WTO không những đòi hỏi
quy mô lớn, đủ sức cạnh tranh về thị phần mà còn phải đảm bảo sự đồng nhất về
quy cách, chất lượng sản phẩm. Chính vì thế, duy trì sản xuất nông sản ở quy
mô gia đình nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết với nhau theo cung cách bán sản phẩm vượt
quá nhu cầu sử dụng của gia đình sẽ, hoặc không thể cạnh tranh được với hàng
nhập khẩu, kết cục nông dân phá sản, hoặc nông dân sẽ được hưởng rất ít giá trị
gia tăng của ngành.
* Hỗ trợ tổ chức hiệp hội ngành nghề và củng cố Hội nông dân.
Hiệp hội ngành nghề có vai trò quan trọng trong hỗ trợ nông dân tham gia
thương mại theo quy định của WTO, nhất là trong việc bảo vệ sức cạnh tranh của
nông sản sản xuất trong nước. Thông thường, Hiệp hội nghề nghiệp là chủ thể đứng
đơn kiện đối tác nhập khẩu bán phá giá, hoặc là tổ chức kêu gọi Chính phủ thực thi
các biện pháp tự vệ khẩn cấp… Hiệp hội ngành nghề cũng là tổ chức có thể giúp
Chính phủ hiệp thương với nông dân trong các chương trình điều tiết sản xuất nông
nghiệp có lợi cho quốc gia và cho nông dân. Không có hiệp hội ngành nghề, Nhà
nước không có thông tin về nhu cầu của nông dân, càng không thể phối hợp nông
dân cùng hành động. Tuy nhiên, nông dân thường ít trưởng thành về chính trị,
không tích cực và không có năng lực tham gia, quản lý các tổ chức chính trị, xã hội
nên Nhà nước cần có chính sách tuyên truyền, hướng dẫn và giúp đỡ nông dân
thành lập hiệp hội và tham gia quản lý hiệu quả các hiệp hội đó. Đây là quá trình
lâu dài, Nhà nước phải kiên trì mới có thể đưa nông dân vào quỹ đạo hoạt động có
tổ chức, có kỷ luật, tự giác, tiến tới có tiếng nói bảo vệ mình trong các tổ chức quản
18
lý đất nước.
* Hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp và giúp nông dân tìm việc làm
Đào tạo nghề cho nông dân là vấn đề khó khăn, đòi hỏi phải có chương trình
dài hạn. Bởi vì nông nghiệp thu hút lượng lao động lớn với rất nhiều ngành nghề
phức tạp, đan xen nhau, khó chuyên môn hoá một cách rạch ròi. Hơn nữa, nông dân
tự học qua thực tiễn thích hợp hơn qua trường lớp. Trong điều kiện tiến bộ khoa
học, công nghệ trong nông nghiệp thay đổi rất nhanh như hiện nay thì việc đào tạo

cơ bản, ban đầu càng có tác dụng hạn chế, đào tạo, bồi dưỡng qua công việc càng
có giá trị lớn hơn.
Song, cần khẳng định vai trò hỗ trợ nông dân học nghề của Nhà nước ở hai
phương diện: đào tạo cơ bản ban đầu do nông dân không có kinh phí ra khỏi nông
nghiệp, tạo điều kiện cho số nông dân còn lại có thể sản xuất, kinh doanh một cách
chuyên nghiệp nhằm có thu nhập cao hơn. Ngoài ra, cần tạo mối quan hệ thông
thương giữa thị trường lao động ở nông thôn và thị trường lao động ở thành thị để
nông dân dễ dàng tìm việc làm và nơi ở mới tại thành thị. Hoạt động này liên quan
đến các thủ tục quản lý hành chính của Nhà nước về hộ khẩu, về chế độ tham gia
học tập, đào tạo, chữa bệnh ở các cơ sở dịch vụ nhận tài chính Nhà nước ở nông
thôn và thành thị…
* Hỗ trợ nghiên cứu và khuyến khích chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật
cho nông dân
Khác với các doanh nghiệp kinh doanh công nghiệp và nông nghiệp, người
nông dân, trong khuôn khổ gia đình, không có khả năng tài trợ cho các nghiên cứu
khoa học phục vụ chính hoạt động sản xuất của mình. Trong khi đó, với quỹ đất
nông nghiệp ngày càng hạn hẹp, với sức ép dân số trên diện tích đất nông nghiệp
ngày càng cao, người nông dân chỉ có thể nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
nông nghiệp khi áp dụng khoa học, kỹ thuật, giống mới vào sản xuất. Chính đây là
điểm mà Chính phủ cần tác động để tháo gỡ khó khăn cho nông dân.
Thông thường, Nhà nước cung cấp tài chính cho các cơ sở nghiên cứu khoa
học chuyên môn hoá như các viện nghiên cứu, các trường đại học. Tuy nhiên,
thường diễn ra tình trạng Nhà nước không nắm bắt được nhu cầu của nông dân và
19

×