Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành Công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.27 KB, 53 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
MỤC LỤC
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCNV Cán bộ công nhân viên
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
PGD Phòng giao dịch
TMCP Thương mại cổ phần
TW Trung ương
USD Đôla Mỹ
VND Việt Nam đồng
XNK Xuất nhập khẩu
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
DANH MỤC SƠ ĐÔ, BẢNG BIỂU
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi
nhánh Thành Công Error: Reference source not found
Biểu đồ 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam chi nhánh Thành Công giai đoạn 2008 – 2011 Error: Reference
source not found
Biểu đồ 3: Cơ cầu nguồn vốn huy động theo loại tiền giai đoạn 2008-2011Error:
Reference source not found


Biểu đồ 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ tổ chức, cá nhân giai đoạn 2008-2011
Error: Reference source not found
Biểu đồ 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kì hạn giai đoạn 2008-2011 Error:
Reference source not found
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ,
nhiệm vụ thường xuyên và chủ yếu là huy động vốn, cho vay và cung cấp các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng.
Đối với hoạt động ngân hàng thì vốn là yếu tố quyết định mọi hoạt động
kinh doanh. Thực tế tại các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay vốn tự có chỉ
chiếm một tỉ lệ nhỏ còn lại là vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác.Trong dó
vốn huy động luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất và ổn định nhất. Do vậy có thể khẳng
định vốn huy động hay công tác huy động vốn có vai trò to lớn quyết định đến
khả năng hoạt động và phát triển của ngân hàng.
Tại Việt Nam việc huy động vốn (khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi
trong công chúng hộ gia đình, của các tổ chức kinh tế xã hội hay các tổ chức tín
dụng khác) của ngân hàng thương mại còn nhiều bất hợp lý. Điều này dẫn tới chi
phí vốn cao,quy mô không ổn định,việc tài trợ cho các danh mục tài sản không
còn phù hợp với quy mô, kết cấu từ đó làm hạn chế khả năng sinh lời, buộc ngân
hàng phải đối mặt với các rủi ro…Do đó,việc tăng cường huy động vốn với chi
phí hợp lý và sự ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan
trọng.
Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí và vai
trò của các ngân hàng thương mại, với những nghiệp vụ không ngừng được cải
thiện và mở rộng cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và cung cấp các dịch
vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư. Việc làm này của các ngân hàng thương
mại đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư sản

xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, góp
phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cũng như góp phần tích
cực thực hiện đường nối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Để có thể thực hiện
được tất cả các nhiệm vụ trên, ngân hàng cần phải có nguồn vốn. Vốn hoạt động
trở thành nguồn vốn chủ yếu cung cấp nguồn vốn cho toàn bộ nền kinh tế. Nhất
là trong giai đoạn hiện nay khi mà mở cửa,hội nhập là điều kiện tất yếu của bất kì
quốc gia nào muốn phát triển. Sự hội nhập sẽ làm phân bổ nguồn vốn trong xã
hội một cách hợp lý. Với sụ xuất hiện của các tổ chức tài chính nước ngoài, các
tổ chức tài chính mới trong nước, nguồn vốn chảy vào các ngân hàng thương mại
sẽ theo dó mà giảm dần. Chính vì thế muốn tồn tại và đứng vững trong môi
trường mới, các ngân hàng luôn luôn cần có nguồn vốn dồi dào. Khi đó huy động
vốn trở thành một biện pháp hữu hiệu cho các ngân hàng thương mại thực hiện
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
các chiến lược của mình.
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành
Công là chi nhánh thành lập chưa lâu thuộc ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam. Qua hơn mười năm hoạt động với tất cả những gì Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Thành Công đã trải
qua và đạt được, ngân hàng có quyền tự hào và tin tưởng vào sự phát triển của
mình trong tương lai. Trong định hướng phát triển,tăng cường huy động vốn vẫn
là ưu tiên hàng đầu. Đó cũng là một hoạt động vô cùng cấp thiết góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh trong diều kiện hội nhập quốc tế, để đảm bảo đáp ứng đủ
nhu cầu hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.
Chính vì những lý do trên em đã chọn đề tài “Giải pháp tăng cường huy
động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh
Thành Công” làm chuyên đề thực tập của mình.
Kết cấu của chuyên đề gồm có 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Thành Công.
Chương 2: Thực trạng huy động vốn của ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam chi nhánh Thành Công giai đoạn 2008-2011.
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Thành Công.
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH CÔNG
1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Chi thánh Thành Công
1.1.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày
01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ
lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008
sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ
phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng
khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những
đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy
tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển
kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng
tài chính khu vực và toàn cầu. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế
đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động

đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu
trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh
doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân
hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân
hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét
trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân
hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao.
Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber
Bill Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện
lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền
mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng.
Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
12.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại
diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở
Giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty
con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại
Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết.
Trong năm 2001, để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng, Vietcombank đã
xây dựng thêm chi nhánh Vietcombank Thành Công. Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Thành Công là chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và đi vào
hoạt động từ năm 2002. Từ ngày 1/1/2007 Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh
Thành Công chính thức trở thành ngân hàng cấp I.
Thông tin về chi nhánh:
-Tên ngân hàng: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh

Thành Công.
-Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh
Thành Công.
-Tên viết tắt: Vietcombank Thành Công.
-Trụ sở chính của ngân hàng: Lô 3, ô 4.1 CC, đường Hoàng Đạo Thúy,
phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
-Điện thoai: 04 37764362.
-Fax: 04 37761747.
1.1.2 Hình thức pháp lý
Vietcombank chi nhánh Thành Công được thành lập theo quyết định
914/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT của chủ tịch HĐQT Vietcombank.
Người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng: Nguyễn Minh Hiền
Chức danh: Giám đốc.
1.1.3 Chức năng,nhiệm vụ
1.1.3.1. Chức năng
Chi nhánh thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn quản lý theo sự
phân cấp của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam .
Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo sự uỷ quyền của
Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Thực hiện các chức năng nghiệp vụ khác được giao phó.
1.1.3.2. Nhiệm vụ
Chi nhánh Thành Công thực hiện các chức năng chính là huy động tiền gửi:
Huy động tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn…tiền gửi thanh toán của các
tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước theo các quy
định chung của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ: Cho vay

thông thường, cho vay tài trợ theo dự án, cho vay đồng tài trợ, cho vay tài trợ
xuất nhập khẩu, chiết khấu các giấy tờ có giá, các chứng từ có giá…
Bảo lãnh bằng VND và Ngoại tệ mạnh dưới nhiều hình thức khác nhau ở
trong và ngoài nước.
Thanh toán bằng VND và Ngoại tệ gồm các dịch vụ: thanh toán chuyển tiền
điện tử trong cả nước, thanh toán biên giới, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT,
TELEX…
Thực hiện mua bán giao ngay, có kì hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh
với các thủ tục đơn giản nhanh gọn nhẹ, tỷ giá phù hợp.
Thực hiện làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức tài chính tín dụng
các cá nhân trong và ngoài nước như: Tiếp nhận và triển khai các dự án uỷ thác
vốn, dịch vụ giải ngân cho các dự án đầu tư, dự án uỷ nhiệm, thanh toán thẻ tín
dụng, séc du lịch…
Đầu tư dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh liên kết, mua cổ phần, mua
tài sản, các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp và tổ chức tài chính tín
dụng trong nước và quốc tế.
Cung ứng các dịch vụ như: cho thuê két sắt, cất trữ, chi trả lương tại doanh
nghiệp, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, thu tiền tại gia, chuyển tiền nhanh…
1.1.4 Quá trình thay đổi và phát triển
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành Công là chi
nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank), được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2002. Từ ngày
1/1/2007 Ngân hàng Ngoại thương chi nhánhThành Công chính thức trở thành
ngân hàng cấp I.
Đến tháng 06 năm 2008, với quá trình chuyển đổi mô hình họat động của
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Ngân hàng Ngoại thương Việt nam theo mô hình công ty cổ phần, chi nhánh

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Thành Công đã đổi tên thành Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công.
1.2. Đánh giá các kết quả hoạt động của Chi nhánh Thành Công giai đoạn
2008-2011
1.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Qua gần 10 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh Thành Công đã có
những bước phát triển vững chắc và trở thành một địa chỉ tin cậy về hoạt động tài
chính cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Với mục tiêu kinh
doanh an toàn, tuân thủ, tiệm cận với thông lệ quốc tế về hoạt động tái chính
ngân hàng đã tạo ra cho Chi nhánh sự ổn định, minh bạch, hiệu quả và liên tục
tăng trưởng.Trong giai đoạn 2008-2011, mặc dù chịu tác động tiêu cực của cuộc
khủng hoảng kinh tế, nhưng kết quả kinh doanh của chi nhánh vẫn đạt nhiều kết
quả khả quan. Lợi nhuận sau thuế của chi nhánh tăng mạnh từ gần 40 tỷ VNĐ
năm 2008 lên đến hơn 83 tỷ đồng năm 2011, tăng 107,5%.Tổng thu năm 2008
đạt gần 315 tỷ VNĐ lên đến gần 479 tỷ VNĐ năm, tăng 52,06%.Tổng chi năm
2008 xấp xỉ 275 tỷ VNĐ, tổng chi năm 2011 xấp xỉ 396 tỷ VNĐ, tăng 44%.
1.2.1.1 Hoạt động huy động vốn
Quán triệt chỉ đạo của Hội sở chính Vietcombank, Chi nhánh luôn xác định
công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Chi nhánh luôn tăng
cường củng cố và duy trì các mối quan hệ với khách hàng truyền thống và khách
hàng lớn; chủ động tích cực tìm kiếm và tiếp cận khách hàng có tiềm năng; chú
trọng và quan tâm tới phát triển mảng khách hàng SME và cá nhân. Đặc biệt vào
thời điểm cuối năm 2010 khi thị trường vốn trở nên căng thẳng và sôi động, Chi
nhánh cũng áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt như chủ động đàm phán lãi suất
tới từng khách hàng, bao gồm cả tổ chức và cá nhân có số dư tiền gửi lớn đồng
thời thỏa thuận lãi suất nhận gửi với Hội sở chính để đảm bảo cân đối nguồn vốn
và lợi nhuận cho Chi nhánh.
Công tác huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn 2008-2012 vẫn đạt
được nhiều kết quả khả quan dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới.Tốc độ gia tăng về lượng huy động vốn trong các năm 2008 đến 2011 là

39,34% ; 26,46% ; 12,31% ;11,5% .Lượng vốn huy động từ 3.617 tỷ VNĐ năm
2008 lên đến 5.735 tỷ VNĐ, tăng gần 160%.Lượng huy động và tốc độ tăng
trưởng huy động vốn luôn vượt kế hoạch đề ra của các năm .
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2008-2011
(đơn vị: tỷ VNĐ)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Lượng huy động 3.617 4.574 5.144 5.735
Tốc độ tăng 39,34 % 26,46 % 12,31 % 11,5 %
(Nguồn: báo cáo của Chi nhánh các năm)
Trong thời điểm thị trường có nhiều biến động phức tạp, Chi nhánh vẫn
đảm bảo quản trị thanh khoản và lãi suất một cách an toàn và hiệu quả. Vốn còn
lại được điều chuyển nội bộ vừa đảm bảo hiệu quả về lãi suất , đáp ứng nhu cầu
cung ứng vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh vừa tăng năng lực nguồn vốn
cho toàn hệ thống.
1.2.1.2 Kinh doanh ngoại tệ
Chi nhánh luôn bảo đảm hoạt động kinh doanh ngoại tệ được thực hiện theo
đúng quy chế quản lý ngoại hối của Nhà nước và của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam. Trong năm 2008 tỷ giá USD/VND liên tục biến động, tình hình lượng
USD trong ngân hàng lúc dư thừa lúc thiếu hụt nhiều dẫn đến việc kinh doanh
ngoại tệ rất khó khăn để vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa đảm
bảo có hiệu quả và an toàn cho chi nhánh. Còn năm 2009 chứng kiến tình trạng
căng thẳng cung – cầu ngoại tệ kéo dài. Tình trạng khan hiếm nguồn cung ngoại tệ
USD để thanh toán diễn ra ở hầu hết các ngân hàng. Mãi đến đầu năm 2011 nhờ sự
can thiệp mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước như: áp dụng các biện pháp thắt chặt
cho vay ngoại tệ (thông tư 07), thực hiện việc kết hối ngoại tệ đối với các tổng
công ty và tập đoàn (thông tư 13…) tình hình ngoại tệ đã bớt căng thẳng .

Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2008 đạt 319,532 triệu USD tăng 38 % so
với cùng kỳ năm 2007. Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ đạt 6,449 tỷ đồng tăng
350% so với 2007. Năm 2009 đạt 260,40 triệu USD, chỉ bằng 81,49% doanh số
mua bán ngoại tệ năm 2008 (319,53 triệu USD). Lợi nhuận đạt 3,16 tỷ đồng,
bằng 49,38% so với năm 2008. Đến 2011 do tình hình đã bớt khó khăn, doanh số
mua bán ngoại tệ đạt 269,7 triệu USD, tăng 22,8% so với doanh số mua bán
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
ngoại tệ năm 2010 (219,14 triệu USD). Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ đạt 3,1
tỷ đồng.
Bảng 2: Doanh số kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh giai đoạn 2008-2011
(đơn vị: triệu USD)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Doanh số 319,53 260,40 219,14 269,70
Tốc độ tăng 38 % (18,51 %) (15,84 %) 22,8 %
(Nguồn: báo cáo của Chi nhánh các năm)
1.2.1.3 Hoạt động thanh toán Xuất nhập khẩu
Hoạt động thanh toán Xuất nhập khẩu (XNK) năm 2008 đạt kết quả tốt với
tổng kim ngạch thanh toán XNK của Chi nhánh đạt 219,535 triệu USD tăng
50,92% so với năm 2007 và vượt 15,85% so với kế hoạch. Trong đó doanh số
thanh toán nhập khẩu đạt 109,521 triệu USD, tăng 23,27% so với năm 2007 vượt
2,8% kế hoạch năm 2008. Thanh toán xuất khẩu đạt 110,014 triệu USD, tăng
94,26% so với năm 2007 vượt 57,67% kế hoạch năm. Tuy nhiên, doanh số thanh
toán xuất khẩu năm 2009 giảm mạnh do chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng
hoảng kinh tế từ cuối năm 2008, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường truyền thống như Hàn
Quốc, Hồng Kông…bị suy giảm nên hoạt động xuất khẩu gặp rất nhiều khó
khăn. Tính đến 31/12/2009, doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 83.07 triệu USD

bằng 45.60% so với năm 2008, doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 134,65 triệu
USD tăng thêm 26,33% so với năm 2008. Tổng doanh số thanh toán xuất nhập
khẩu năm 2009 được 217,73 triệu USD, đạt 94.82% kế hoạch .
Bảng 3: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu giai đoạn 2008-2011
(đơn vị: triệu USD)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Doanh số 219,535 217,73 299,67 262,50
(Nguồn: báo cáo của Chi nhánh các năm)
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Tình hình năm 2010 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi , doanh số đạt 138.14
triệu USD, tăng 66,57% so với thực hiện năm 2009, doanh số thanh toán nhập
khẩu năm 2010 đạt 161.52 triệu USD, tăng 21,38% so với thực hiện năm 2009.
Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2010 đạt 299.67 triệu USD, vượt
16.60% kế hoạch được giao. Thị trường trong nước và quốc tế mặc dù có khởi
sắc hơn năm 2010 nhưng diễn biến hoạt động mua bán ngoại thương năm 2011
vẫn chưa thật sự sôi động, số hợp đồng ký kết chưa nhiều, ảnh hưởng không tốt
đến toàn bộ nghiệp vụ thanh toán XNK. Tổng doanh số thanh toán XNK của Chi
nhánh đạt 262,5 triệu USD, trong đó doanh số nhập khẩu đạt 135,3 triệu USD,
doanh số xuất khẩu đạt 127,2 triệu USD. Như vậy, doanh số thanh toán XNK
năm 2011 chỉ đạt 86,6% so với năm 2010 và đạt 77,2% so với kế hoạch năm
2011 (340 triệu USD).
1.2.1.4 Công tác hành chính nhân sự
Chi nhánh luôn thực hiện mô hình bộ máy tổ chức gọn nhẹ, cán bộ có trình
độ kiến thức cần thiết và phù hợp để đảm bảo công tác chuyên môn. Năm
2009,chi nhánh gồm 13 phòng và 02 tổ, trong đó, mới thành lập thêm Phòng
khách hàng,tổng cộng có 142 cán bộ, tăng 12 cán bộ so với năm 2008, đúng chỉ
tiêu được giao. Cuối năm 2010, Chi nhánh mở 02 Phòng giao dịch có quy mô

tương đối lớn với số lượng cán bộ là 36 người. Việc tăng cường nhân sự cho 02
Phòng giao dịch lớn của Chi nhánh đã làm xáo trộn và ảnh hưởng nhiều đến tổ
chức và công tác nhân sự của Chi nhánh. Hiện tại, Trụ sở chính và tất cả các
Phòng giao dịch của Chi nhánh đều trong tình trạng thiếu cán bộ. Hiện nay, tổ
chức bộ máy của Chi nhánh gồm 15 phòng (trong đó có 08 PGD) và 01 tổ. Chi
nhánh hiện có 158 cán bộ (không tính 01 cán bộ tạm đình chỉ công tác), tăng 16
cán bộ so với năm 2009, thực hiện đúng chỉ tiêu TW giao.
Bảng 4: Số lượng cán bộ của chi nhánh giai đoan 2008-2011
(đơn vị: người)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Số cán bộ 130 142 151 158
1.2.1.5 Hoạt động mở rộng mạng lưới
Từ năm 2008 đến 2010,thực hiện chủ trương mở rộng mạng lưới phòng
giao dịch của Hội Sở Chính giao, Chi nhánh đã khẩn trương, tích cực khảo sát
địa bàn tìm kiếm địa điểm tại những nơi đông dân cư và có tiềm năng cho hoạt
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
động của ngân hàng để mở phòng giao dịch. Đầu nắm 2008 Chi nhánh mới chỉ
có 2 PGD nhưng đến cuối năm 2010 tổng số PGD của Chi nhánh đã lên tới 8
PGD, góp phần nâng cao khà năng huy động vốn và cho vay của Chi nhánh
1.2.1.6 Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra giám sát được thực hiện trên tất cả các mảng nghiệp vụ.
Cụ thể, Chi nhánh đã tập trung kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến
hoạt động ngân hàng bán buôn, bán lẻ như: nghiệp vụ cấp tín dụng đối với khách
hàng thể nhân và tổ chức, hoạt động phát hành và thanh toán L/C trả chậm, hoạt
động kinh doanh ngoại tệ, công tác ngân quỹ, nghiệp vụ kế toán chi tiêu, hoạt
động thu phí thường niên thẻ ghi nợ quốc tế, công tác quản lý quỹ tiền mặt ATM,
nghiệp vụ bảo lãnh, hoạt động nghiệp vụ tại các phòng giao dịch, việc cấp và sử

dụng mã truy cập tại Chi nhánh. Qua kiểm tra, Chi nhánh đã yêu cầu các phòng,
tổ nghiêm túc thực hiện chấn chỉnh giúp cho hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh
đạt hiệu quả cao và đảm bảo tính an toàn.
Song song với việc kiểm tra định kỳ theo chương trình công tác, Chi nhánh
đã tăng cường kiểm tra đột xuất hoạt động ngân quỹ và hoạt động tiếp quỹ máy
ATM tại tất cả các Phòng giao dịch, phòng Kinh doanh dịch vụ, nhằm đảm bảo
hoạt động ngân quỹ tại Chi nhánh an toàn.
Bên cạnh việc kiểm tra hoạt động nghiệp vụ, Chi nhánh cũng rất chú trọng
đến công tác rà soát các qui định nội bộ như qui định hạn mức tiếp quỹ, tồn quỹ
của giao dịch viên, thủ quỹ giao dịch, thủ quỹ phòng nghiệp vụ, các văn bản phân
công phân nhiệm ký kết hợp đồng dân sự của Chi nhánh… Công tác rà soát
quyền truy cập của các cán bộ được tiến hành thường xuyên nhằm giảm thiểu rủi
ro tác nghiệp tại Chi nhánh.
1.2.2 Các hoạt động khác
Nhận thức sâu sắc trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn, Chi nhánh
thường xuyên quan tâm đến công tác an sinh xã hội và tham gia tích cực các hoạt
động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn do Hội sở tổ chức cũng
như của Chi nhánh phát động.Với những chương trình ý nghĩa, có quy mô và tầm
ảnh hưởng sâu rộng như “Nghĩa tình Trường Sơn”, “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi
Việt Nam”, “Nối vòng tay lớn”, “Ngày vì người nghèo”, trang bị xuồng Hải
quân CQ - 01 tặng cán bộ, chiến sỹ Quần đảo Trường Sa, ủng hộ các nạn nhân
động đất và sóng thần tại Nhật Bản… Trong năm 2011, toàn thể hệ thống của
Vietcombank đã dành hơn 100 tỷ đồng cho các chương trình an sinh xã hội.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Thành Công
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
1.3.1 Cơ cấu tổ chức
•Ban giám đốc:

+ Giám đốc.
+ Phó giám đốc.
•Các phòng nghiệp vụ:
+ Phòng tín dụng.
+ Phòng kế toán - ngân quỹ.
+ Phòng Kinh Doanh Dịch vụ.
+ Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ.
+ Phòng nguồn vốn – kế hoạch tổng hợp.
+ Phòng thẻ và phát triển các sản phẩm dịch vụ.
+ Phòng hành chính nhân sự.
•Các phòng giao dịch: Hiện tại Chi nhánh có 8 phòng giao dịch.
Biểu dồ 1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi
nhánh Thành Công
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
11
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
kế
toán
ngân
quỹ
Phòn
g
kiểm
tra
kiểm
toán
nôi bộ

Phòng
tín
dụng
Phòn
gkinh
doanh
dịch
vụ
Phòn
g
nguồn
vốn
kế
hoạch
tổng
hợp
Phòng
thẻ và
phát
triển
sản
phẩm
dịch vụ
Phòn
g
hành
chính
nhân
sự
PGD

Số01-
Thái

PGDĐ
ồngT
âm
PGD
Tôn
Đức
Thắng
PGD
Cát
Linh
PGD
Vạn
Phúc
PGD
Trung
Hòa
Nhân
Chính

Triệu
PGD
Mỹ
Đình
PGD
Láng
Hạ
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

1.3. 2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Mô hình Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Thành Công là mô hình được
áp dụng theo mô hình quản lý chức năng. Ban giám đốc của ngân hàng quản lý
các hoạt động kinh doanh của đơn vị thông qua việc quản lý tất cả các phòng
ban. Theo mô hình này thì người quản lý cao nhất của ngân hàng là giám đốc.
Giám đốc là người tổ chức, sử dụng hợp lý các nguồn lực, giao quyền hạn trách
nhiệm cụ thể cho từng cán bộ công nhân viên, đảm bảo yêu cầu của tổ chức là tối
ưu, linh hoạt và có độ tin cậy cao.
Các phòng ban có mỗi quan hệ tương hỗ, hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành
tốt các công việc được giao và cùng nhau phát triển. Các trưởng phòng chịu trách
nhiệm chung trong phạm vi quản lý của mình. Các phòng ban trực tiếp kinh
doanh, đồng thời thực hiện các chức năng quản lý điều hành, tham mưu với ban
giám đốc về các hoạt động kinh của ngân hàng, cập nhật mọi số liệu tin tức giúp
cho việc kiểm soát hoạt động của chi nhánh sao cho tốt nhất.
•Giám đốc:
Giám đốc thực hiện các các chức năng, nhiệm vụ sau:
Tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động chung trong chi nhánh, hoạch định
chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh của chi nhánh. Đảm bảo hoàn thành
chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.
Phân công nhiệm vụ, đôn đốc thực hiện, tổ chức phối hợp giữa các phó giám
đốc. Quyết định những vấn đề khi các phó giám đốc còn có những ý kiến khác nhau.
Trực tiếp phụ trách một số chuyên đề nghiệp vụ. Trong trường hợp cần thiết
Giám đốc có thể trực tiếp giải quyết một số công việc cụ thể thuộc các lĩnh vực
đã phân công, ủy quyền giữa các Phó giám đốc.
•Phó giám đốc:
Trong phạm vi được phân công, ủy quyền, phó giám đốc có quyền nhân
danh Giám đốc thực hiện:
Chỉ đạo phân tích kinh tế, phân tích nghiệp vụ kinh doanh, tổng kết, sơ kết,
hướng dẫn chuyên đề.
Xây dựng chương trình công tác tuần, tháng, quý, năm của cá nhân và thực

hiện theo chương trình đã được giám đốc duyệt.
Phê duyệt, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình công tác tuần,
tháng của các chuyên đề nghiệp vụ đã được phân công, ủy quyền.
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Chủ động phối hợp với các thành viên trong ban giám đốc cùng giải quyết
những vấn đề phát sinh có liên quan đến chuyên đề được phân công.
Trường hợp giám đốc đi vắng, một phó giám đốc được ủy quyền được điểu
hành hoạt động chung của chi nhánh .
Thường xuyên báo cáo kết quả triển khai công việc được phân công, ủy
quyền với Giám đốc.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Giám đốc giao.
1.3. 2 .1. Phòng tín dụng
•Chức năng:
Tham mưu cho ban giám đốc trong chỉ đạo, kiểm tra chuyên đề toàn Chi
nhánh và trực tiếp thực hiện tại Hội sở các hoạt động tín dụng, bảo lãnh, mở rộng
thị trường, nghiên cứu cải tiến thủ tục cho vay tạo thuận lợi cho khách hàng với
mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả.
•Nhiệm vụ:
Xây dựng đề án phát triển tín dụng, tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo tổ
chức triển khai thực hiện các mục tiêu tín dụng tại hội sở và toàn chi nhánh.
Xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng. Đề xuất chính sách
và cơ chế ưu đãi nhằm thu hút khách hàng về quan hệ vay vốn. Mở rộng khách
hàng, thị trường và thị phần tín dụng.
Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh doanh, lựa chọn đối tượng và hình
thức, biện pháp cho vay đạt hiệu quả cao.
Nghiên cứu, đề xuất, triển khai áp dụng các dịch vụ, sản phẩm mới trong
hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Chỉ đạo, kiểm tra, phân tích hoạt động tín dụng, phân loại nợ, phân tích nợ
quá hạn để tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục, phân tích hiệu quả vốn đầu
tư của Hội sở và các đơn vị trực thuộc.
Thực hiện kế hoạch đào tạo, tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên đề tín dụng.
1.3. 2 .2. Phòng Kế toán – Ngân quỹ
•Chức năng:
Tham mưu cho ban giám đốc về vấn đề quản lý tài chính, thực hiện các
quyết định tài chính của cấp trên đưa ra sao cho hiệu quả, đúng quy định.
•Nhiệm vụ:
Phòng kế toán ngân quỹ được tổ chức thành các bộ phận giao dịch với
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
khách hàng như: bộ phận kế toán tổng hợp, bộ phận thông tin điện toán, bộ phân
ngân quỹ, bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng.
Tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán, tài chính, hoạch toán kế toán theo
nguyên tắc chung và theo quy định cùa ngành ngân hàng.
Tổ chức hạch toán, phân tích tổng hợp các loại tài khoản như: tài khoản
nguồn vốn, tài khoản sử dụng vốn, tài khoản thanh toán… hạch toán theo chế độ
báo cáo sổ sách, theo dõi tiền gửi, tiền vay của khách hàng, thu phí các dịch vụ…
Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định.
Thực hiện các nghiệp vụ chi tiêu tiền mặt, vận chuyển tiền và quản lý an toàn
kho quỹ, định mức tồn quỹ theo quy định của hệ thống ngân hàng và quy định của
pháp luật.
1. 3. 2 .3. Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
Tiến hành các công tác điều hành của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc
chi nhánh theo nghị quyết của Hội đồng quản trị và chỉ đạo của Tổng giám đốc
Vietcombank chi nhánh Thành Công.
Kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà Nước

về đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động tiền tệ, hoạt động tín dụng, các dịch vụ
khác của ngân hàng.
Giám sát kiểm tra việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy
định của pháp luật, Vietcombank chi nhánh Thành Công, Ngân hàng Nhà nước.
Kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán,
việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách, quy định kế toán theo quy
định của Nhà nước và Ngân hàng. Giải quyết các đơn thư, khiếu nại liên quan
đến hoạt động của Chi nhánh trực thuộc, các phòng giao dịch trong phạm vi
quyền hạn của mình theo sự phân cấp của Tổng giám đốc Ngân hàng.
1.3 .2 .4. Phòng Kinh Doanh Dịch vụ
•Chức năng:
Sử dụng nguồn vốn của Chi nhánh để cho vay và thu hồi vốn và lãi đúng hạn.
•Nhiệm vụ:
Tìm kiếm và phát triển khách hàng.
Thực hiện cho vay theo thể lệ và quy trình tín dụng của Vietcombank và
Vietcombank chi nhánh Thành Công
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế theo quy định của
Vietcombank.
Tổ chức, quản lý, lưu trữ hồ sơ có liên quan đến nghiệp vụ của phòng.
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hoạt động cho vay, hoạt động bảo
lãnh và thanh toán quốc tế theo quy định của NHNN và Vietcombank
Kiểm soát về những khoản cho vay theo quy chế cho vay của Ngân hàng
Nhà nước và ngân hàng ngoại thương.
Theo dõi nợ vay, đôn đốc thu hồi nợ, có biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp
thời.
Phụ trách việc thẩm định, tiếp thị, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của

khách hàng. Ký kiểm soát các khoản vay, thanh toán, bảo lãnh.
Duy trì mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống Vietcombank
chi nhánh Thành Công và Vietcombank Việt Nam để tìm hiểu nhu cầu của khách
hàng, mở rộng và khai thác nguồn khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng.
Tham gia việc khởi kiện với các khoản tín dụng có tranh chấp mà không thể
hoà giải.
Phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương
trình marketing các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
1.3. 2 .5. Phòng Nguồn vốn - Kế hoạch tổng hợp
Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng Kế hoạch kinh doanh theo
định hướng của Vietcombank Việt Nam và tổ chức thực hiện trong phạm vi Chi
nhánh Vietcombank Thành Công.
Xây dựng Kế hoạch kinh doanh hàng năm, quý trình Vietcombank Việt
Nam phê duyệt, phân bổ chỉ tiêu cho các chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương
cấp 2 trực thuộc và tổ chức thực hiện.
Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh của các đơn vị trực thuộc
trên cơ sở thông báo chỉ tiêu Kế hoạch Kinh doanh đã được Giám đốc Chi nhánh
phê duyệt. Điều chỉnh kế hoạch kinh doanh trên cơ sở tình hình thực tế hoạt động
kinh doanh của toàn chi nhánh với Vietcombank.
Phối hợp với các phòng (tổ) nghiệp vụ liên quan tính toán kết quả kinh
doanh tháng, quý, năm của toàn chi nhánh cũng như các chi nhánh Vietcombank
cấp II.
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
1.3. 2 .6. Phòng thẻ và phát triển sản phẩm dịch vụ
Thực hiên nghiên cứu thị trường, tìm ra những loại hình sản phẩm thẻ mới,
phục vụ nhu cầu khách hàng.Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình diễn biến

trên thị trường để xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh mới của khách hàng.
Tuân thủ tuyệt đối các quy định của Vietcombank vàVietcombank chi
nhánh Thành Công về quản lý, phát hành và hướng đẫn khách hàng sử dụng thẻ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban gíam đốc giao phó.
1. 3. 2 .7. Phòng hành chính nhân sự
Đảm nhận các nhiệm vụ hành chính và các nhiệm vụ tổ chức tuyển dụng,
đào tạo cán bộ công nhân viên cho chi nhánh đáp ứng các nhu cầu về nhân lực.
Các nhiệm vụ hành chính bao gồm: Xây dựng công tác tháng, quý, năm;
lưu trữ các văn bản pháp luật, văn bản định chế liên quan đến ngân hàng, trực
tiếp quản lý các con dấu, thực hiện các công tác hành chính, vă thư, lưu trữ, lễ
tân… chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, nhiệm vụ
tổ chức, đào tạo, xây dựng chiến lược tuyển dụng nhân viên…
Thực hiện các báo cáo chuyên đề định kỳ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh ngân hàng giao cho.
1.3. 2 .8. Phòng giao dịch
Nhận tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế, tổ
chức, cá nhân.
Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ đối với các thành phần kinh tế,
cho vay ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, kinh doanh, xuất nhập khẩu.
Cho vay phục vụ đời sống đối với cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định.
Cho vay thông qua hình thức cầm cố trái phiếu kho bạc, kỳ phiếu, sổ tiết
kiệm có kỳ hạn.
1.4. Các đặc điểm chính ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành Công
1.4.1 Các yếu tố khách quan
1.4.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn, thế giới vẫn
chưa phục hồi và thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hàng loạt các
công ty, doanh nghiệp vừa, nhỏ ,thậm chí cả những doanh nghiệp lớn, doanh
SV: Lương Minh Đức

QTKD Tổng hợp 50A
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
nghiệp nhà nước đã phá sản hoặc đối mặt với nguy cơ phá sản, gặp rất nhiều khó
khăn để duy trì hoạt động. Đời sống mọi tầng lớp người dân đều bị ảnh hưởng,
gặp nhiều khó khăn, nhiều người đã mất việc làm hoặc phải chấp nhận cắt giảm
lương thưởng để duy trì công việc. Không những vậy, lạm phát tăng cao ,giá cả
nhiều mặt hàng thiết yếu như gas, xăng dầu, điện, thực phẩm tăng cao….Những
yếu tố trên đã gây ra tác động tiêu cực, khó khăn cho hoạt động tín dụng, huy
động vốn của chi nhánh.
1.4.1.2 Hành lang pháp lý - Chính sách kinh tế vĩ mô
Các hoạt động của ngân hàng phải chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và
các cơ quan chức năng của chính phủ. Các hoạt động này chịu sự quản lý chặt
chẽ bởi các quy định pháp luật và bị điều chỉnh bởi các chính sách của nhà nước
như: chính sách tiền tệ, tín dụng, tài chính, lãi suất…
Một khi cơ chế, chính sách thay đổi chứa đựng những rủi ro bất khả khảng
không chỉ đối với một ngân hàng mà còn đối với cả khách hàng của ngân hàng.
Điều này đã từng xảy ra và tương lai khó tránh khỏi. Ví dụ như do chính sách của
Chính phủ, của bộ ngành chủ quản yêu cầu sử dụng vốn vào những mục đích có
ý nghĩa kinh tế - xã hội nào đó, buộc các tổ chức có nguồn tiền gửi lớn ở ngân
hàng thương mại phải thực hiện như: mua trái phiếu chính phủ, đầu tư vào các
công trình quốc gia,…
1.4.1.3 Yếu tố chính trị
Đất nước ta có chế độ chính trị ổn định, an ninh thuộc hàng tốt nhất trên thế
giơi. Điều này làm cho người dân yên tâm làm ăn, sinh sống, không cần thiết
phải tích trữ nhiều tiền mặt phòng rủi ro. Do đó, hoạt động huy động vốn có
những thuận lợi hơn. Trái lại, ở một số quốc gia có tình hình chính trị bất ổn như
ở Thái Lan, Campuchia … sẽ gây tâm lý hoang mang lo sợ cho người dân, do
vậy họ sẽ tích trữ nhiều của cải, tiền bạc để phòng trường hợp khi bất trắc nên sẽ
hạn chế việc gửi tiền, từ đó khả năng huy động vốn của NHTM giảm.

1.4.1.4 Tâm lý –thói quen người dân
Với những nền kinh tế chịu tình trạng Đôla hóa cao như Việt Nam thì việc
huy động vốn từ người dân gặp nhiều khó khăn. Do người dân lo sợ sự mất giá
của nội tệ, ưa chuộng cất trữ ngoại tệ nên các NHTM khó khăn hơn trong việc
huy động vốn bằng nội tệ.
Ở các nước phát triển thì tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán chỉ chiếm
khoảng 2% đến 3%, thói quen tiêu dùng chủ yếu của họ thông qua ngân hàng và
hầu hết các khoản tiền của họ đều được ngân hàng quản lý thông qua tài khoản
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
cá nhân. Do đó các NHTM có thể tăng khả năng huy động vốn để đầu tư, sử
dụng…
Nhưng ở các nước đang phát triển như Việt Nam, người dân ta đa phần vẫn
giữ thói quen thanh toán bằng tiền mặt, ít khi thanh toán bằng thẻ tín dụng. Điều
này làm tăng lượng dự trữ tiền mặt trong dân gây khó khăn cho hoạt động huy
động vốn.
1.4.1.5 Yếu tố văn hóa-xã hội-dân cư
Mỗi quốc gia đều có nên văn hóa riêng, văn hóa chính là yêu tố tạo nên bản
sắc của dân tộc như: tập quán, thói quen, tâm lý…Đối với ngân hàng, hoạt động
huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hóa. Ở các
nước phát triển, người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những
tiện ích trong thanh toán, hưởng lãi và trong tiểm thức đối với họ ngân hàng là
một phần không thể thiếu được, là phần tất yếu của nền kinh tế. Do vậy ngân
hàng sẽ không mấy khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư và các
tổ chức kinh tế. Ngược lại ở các nước đang phát triển như Việt Nam, người dân
chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng nên việc huy động vốn sẽ gặp
nhiều khó khăn. Mặt khác ngân hàng chưa thực sự tạo được lòng tin đối với
người dân sau nhiều sự kiện xảy ra như: đổi tiền năm 1985-1986, tỷ lệ lạm phát

600% khiến nhiều người dân mất trắng;Vụ Dệt Nam Đinh, Minh Phụng EPCO…
làm cho các ngân hàng bị thiệt hại lớn.
Người dân còn thiếu hiểu biết về các chính sách của nhà nước cũng như
hoạt động của ngân hàng vì vậy cho đến nay vẫn còn tình trạng có tiền nhưng
không muốn gửi ngân hàng do không biết phải làm những thủ tục nào, người dân
ngại mất thời gian do thủ tục rườm rà…
1.4.1.6 Sự cạnh tranh đến từ các ngân hàng khác
Chi nhánh phải chịu sự cạnh tranh gay gắt đến từ các ngân hàng thương mại
lớn, nhỏ trên địa bàn về lãi suất, sự bùng nổ các chi nhánh và phòng giao dịch
của các ngân hàng thương mại làm chia nhỏ thị trường.Từ cạnh tranh khách hàng
để cho vay là chủ yếu, các ngân hàng thương mại chuyển sang cạnh tranh về
nguồn vốn, với nhiều cách thức quảng cáo tiếp thị tinh vi hơn, quyết liệt hơn, với
biểu hiện rõ nét là chính sách khách hàng cho vay vốn được chú trọng, mạng lưới
huy động vốn được mở rộng khắp nơi, nhất là những khu vực tập trung dân cư có
thu nhập cao.
1.4.2 Các yếu tố chủ quan
Là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với hơn 50 năm hoạt
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
động, uy tín của Vietcombank đã được đông đảo khách hàng biết đến.Vì thế
khách hàng sẽ yên tâm hơn khi đến sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
Tiếp đến là Chi nhánh đã có hệ thống kênh phân phối lớn bằng việc thay
đổi vị trí Trụ sở chính, mở thêm Phòng giao dịch và chuyển một số Phòng giao
dịch đến các vị trí thuận lợi hơn, được trang bị các thiết bị hiện đại hơn, tạo môi
trường làm việc năng động, tăng thêm niềm tin cho khách hàng đến giao dịch gửi
tiền. Hiện nay chi nhánh có 8 phòng giao dịch ở khu vực phía tây Thành phố, đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng trên địa bàn được giao phụ trách.


SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
19
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH
THÀNH CÔNG
2.1. Đánh giá tổng quát tình hình huy động vốn của chi nhánh giai đoạn
2008-2011
2.1.1 Lượng huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản và quan trọng, luôn được chi
nhánh quan tâm triển khai dưới nhiều hình thức như: Tiền gửi của các doanh nghiệp,
tiết kiệm của dân cư, kỳ phiếu đích danh, vô danh của mọi đối tượng và các thành
phần kinh tế, tạo lập thị trường liên ngân hàng nhằm huy động tiền gửi của các ngân
hàng trong và ngoài nước, của các công ty ở nước ngoài với chính sách lãi suất cạnh
tranh, cơ chế dịch vụ đa dạng và hấp dẫn. Ngoài ra Vietcombank đã đổi mới cơ bản
phương pháp quản lý vốn tập trung cho toàn hệ thống thay cho việc phân tán ở các
chi nhánh. Cơ chế quản lý vốn tập trung đã phát huy tốt hiệu quả sử dụng vốn đảm
bảo được khả năng thanh toán của hệ thống.
Trải qua rất nhiều khó khăn và thách thức trong giai đoạn khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, Vietcombank nói chung và chi nhánhVietcombank Thành Công nói
riêng đã và đang duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định và đạt được
hầu hết các mục tiêu kinh doanh đề ra.
Biểu đồ 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam chi nhánh Thành Công giai đoạn 2008 – 2011 (đơn vị: tỷ đồng)
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
20
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

(Nguồn: báo cáo tài chính Chi nhánh Vietcombank các năm)
Từ biểu đồ 2 có thể thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh trong các
năm 2008,2009, 2010, 2011 đã duy trì kết quả tốt:
+Năm 2008, tổng nguồn vố huy động chỉ là 3617 tỷ đồng(vượt 11,47% kế
hoạch TW giao năm 2008).
+Năm 2009 tổng lượng huy động vốn đạt 4574 tỷ đồng(vượt 6,46% kế
hoạch) tăng 26,46% so với năm 2008
+Đến năm 2010 lượng huy động vốn vẫn tiếp tục tăng đều lên đến 5144 tỷ
đồng,tăng 12,31% so với cuối năm 2009.
+Cuối năm 2011 lượng huy động vốn toàn Chi nhánh lên tới 5735 tỷ
đồng(vượt 9,7% kế hoạch được giao) tăng 11,49% so với cuối năm 2010.
Như vậy trong giai đoạn từ 2008 đến 2011, lượng vốn huy động được đã
tăng 58,55% từ 3617 tỷ đồng lên 5735 tỷ đồng.
Bảng 5: Tình hình thu nhập từ lãi của Chi nhánh giai đoạn 2008-2011
(đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: báo cáo Chi nhánh Vietcombank các năm)
2.1.2 Cơ cấu huy động vốn
2.1.2.1 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
SV: Lương Minh Đức
QTKD Tổng hợp 50A
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Thu từ lãi 239,52 312,38 389,18 515,71
Chi trả lãi 198.77 267,86 337,65 438,03
Thu nhập từ lãi 40,75 44,52 51,53 77,68
21

×