Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Phân tích tình hình tài chính của Tập Đoàn Xăng Dầu Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.39 KB, 58 trang )

MỤC LỤC
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ 17
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 17
Hệ thống công ty con, công ty chuyên doanh và công ty cổ phần 18
2.1.5.2. Chủng loại sản phẩm và quy trình công nghệ 19
2.1.6.1. Thị trường tiêu thụ 20
2.1.6.3. Đối thủ cạnh tranh 20
3.1.1Định hướng- tầm nhìn đến 2015 của Petrolimex 44
3.1.2. Mục tiêu phát triển của Petrolimex đến năm 2015 45
DANH MỤC BẢNG
Hệ thống công ty con, công ty chuyên doanh và công ty cổ phần 18
Hệ thống công ty con, công ty chuyên doanh và công ty cổ phần 18
2.1.5.2. Chủng loại sản phẩm và quy trình công nghệ 19
2.1.5.2. Chủng loại sản phẩm và quy trình công nghệ 19
2.1.6.1. Thị trường tiêu thụ 20
2.1.6.1. Thị trường tiêu thụ 20
2.1.6.3. Đối thủ cạnh tranh 20
2.1.6.3. Đối thủ cạnh tranh 20
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN
XĂNG DẦU VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, nhất là
từ khi nước ta ra nhập WTO để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp
phải có lãi. Để đạt được mục tiêu này nhà quản trị phải lựa chọn và đưa ra các
quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đặt mục
tiêu là tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong hoạt động sản xuất
cũng như kinh doanh, có rất nhiều vấn đề nảy sinh mà phần lớn là các vấn đề
về tài chính. Do đó, cơ sở của hầu hết mọi quyết định quản trị đều dựa trên
những kết luận rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong hoạt động của
doanh nghiệp và bằng các công cụ khác nhau.


Phân tích báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý
của mỗi doanh nghiệp nhằm đánh giá hoạt động tài chính, hiệu quả hoạt động
kinh doanh. Để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện tình hình
tài chính cũng như nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó việc phân tích báo cáo tàichính luôn thu hút sự quan tâm của các nhà
quản trị doanh nghiệp cũng như của các đối tượng bên ngoài.
Nhận thức được tầm quan trọng của viêc lập báo cáo tài chính cũng
giống như việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, nên qua quá
trình thực tập tại Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam Petrolimex, em đã lựa chọn
đề tài :”Phân tích tình hình tài chính của Tập Đoàn Xăng Dầu Việt “
Đề tài gồm 3 chương :
Chương I: Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng tình hình tài chính của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
Chương III: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của tập đoàn
xăng dầu Việt Nam
1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về tình hình phân tích tài chính của doanh nghiệp
1.1.1. Hoạt động tài chính là một nội dung cơ bản thuộc hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế
phát sinh trong quá trình kinh doanh, được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ để
thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá
giá trị doanh nghiệp. Hoạt động tài chính giữ vị trí và vai trò quan trọng trong
sự phát triển của doanh nghiệp nên việc tổng kết, phân tích và đánh giá tình
hình tài chính là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
1.1.2. Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối
chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành với quá khứ thông
qua hệ thống các phương pháp và công cụ khác nhau nhằm đánh giá tiềm
năng, hiệu quả cũng như những rủi ro và triển vọng của doanh nghiệp trong

tương lai
Một doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế luôn làđối tượng của nhiều
nhóm người khác. Để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động
kinh doanh của mình, nhằm đem lại tối đa lượng tài sản cho bản thân thì họ
luôn đặt ra nhu cầu hiểu biết về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà cụ
thể là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo kế toán rất hữu ích đối
với việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính cơ bản
đối với người ngoài doanh nghiệp. Do đó, sự phân tích tài chính trước hết tập
trung vào các số liệu được cung cấp trong các báo cáo kế toán kết hợp thông
tin bổ sung của các bộ phận quản lý. Đáp ứng nhu cầu của các chủ thể sử
dụng kết quả của việc phân tích tài chính doanh nghiệp, bản thân phân tích chỉ
ra những thay đổi chủ yếu và những chuyển biến theo xu hướng trong những
mối quan hệ kinh tế xuất phát từ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
2
Như vậy, từ các thông tin tài chính chi tiết hay những con số thống kê,
phân tích thực sự là “việc làm cho các con số biết nói” để có thể quyết định
một cách trực tiếp và hiệu quả. Chính vì thế, phân tích báo cáo tài chính của
doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như ban
giám đốc, các nhàđầu tư, cổđông, các chủ nợ, khách hàng, các nhà cho vay tín
dụng, nhân viên ngân hàng, các cấp quản lý, bảo hiểm Mỗi nhóm người này
có nhu cầu thông tin khác nhau do vậy, mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào
các khía cạnh khác nhau trong bức tranh tài chính của đơn vị. Mặc dù mục
đích của họ là khác nhau nhưng thường liên quan đến nhau và do vậy các
công cụ và kỹ thuật phân tích cơ bản mà họ sử dụng để phân tích tình hình tài
chính là giống nhau.
1.1. 3. Báo cáo tài chính
1.1.3.1. Báo cáo tài chính là những bản báo cáo được lập dựa vào
phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu
tài chính phát sinh tại những thời điểm nhất định. Các báo cáo tài chính phản

ánh một hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả
hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong thời hạn nhất định.
Đồng thời được giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính
nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị
để ra quyết định phù hợp.
1.1.3.2. Tác dụng và ý nghĩa của báo cáo tài chính
°Trong nền kinh tế thị trường, đối tượng sử dụng các thông tin kinh tế rất
rộng rãi: Các nhà quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, cổ đông chủ đầu
tư, chủ tài trợ. Vì vậy, báo cáo tài chính có vai trò quan trọng mà cụ thể là:
•Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết, giúp kiểm tra phân
tích một cách tổng hợp toàn diện, có hệ thóng tình hình sản xuất kinh doanh,
tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp.
•Cung cấp nhưng thông tin số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch
toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chếđộ kinh tế - tài chính của doanh
nghiệp.
•Cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phân tích đánh giá
3
những khả năng và tiềm năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp, giúp cho
công tác dự báo và lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh
nghiệp.
Ngoài các vai trò trên báo cáo kế toán tài chính còn có nhiều tác dụng
đối với người sử dụng các thông tin tài chính.
• Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: dựa vào các báo cáo kế toán tài
chính để nhận biết và đánh giá khả năng, tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình
vốn công nợ, thu chi tài chính để ra các quyết định cần thiết, thực hiện có hiệu
quả các mục tiêu của doanh nghiệp.
• Đối với các tổ chức cá nhân ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư,
chủ nợ, ngân hàng các đối tác kinh doanh Dựa vào các báo cáo kế toán tài
chính để doanh nghiệp để phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh và tài
chính của doanh nghiệp, để quyết định phương hướng và quy mô đầu tư, khả

năng hiệp tác, liên doanh cho vay.
•Đối với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước dựa vào các
báo cáo kế toán tài chính doanh nghiệp để kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh
doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có đúng chính sách, chế
độ và pháp luật không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực
hiện nghiệp vụ với Nhà nước và khách hàng.
1.1.3.3. Yêu cầu và trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
Theo quyết định 167/ Bộ Tài Chính tất cả các doanh nghiệp phải lập và
gửi các báo cáo tài chính theo đúng quy định của chế độ kế toán doanh
nghiệp. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa quy định là báo cáo
bắt buộc phải lập và gửi nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử
dụng các báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
•Yêu cầu đối với báo cáo tài chính
 Báo cáo tài chính phải được lập đúng mẫu theo quy định của Bộ tài
chính đã ban hành như các bảng CĐKT, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết
minh báo cáo tài chính.
 Báo cáo tài chính phải đảm bảo độ chính xác nghĩa là các thông tin số
4
liệu trên báo cáo phải phản ánh đúng thực trạng tài sản, nguồn vốn cũng như
tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
 Báo cáo tài chính phải đảm bảo tính khách quan đó là việc báo cáo tài
chính được công khai cho các cơ quan chức năng, các nhàđầu tư…
 Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu đảm
bảo cho quá trình kiểm tra, đối chiếu được thuận lợi.
• Thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính doanh nghiệp:
Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phải lập và gửi vào cuối quý,
cuối năm tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước và cho các doanh
nghiệp cấp trên theo quy định. Trường hợp có công ty con (công ty trực
thuộc) thì phải gửi kèm bản sao báo cáo tài chính cùng quý, cùng năm của
công ty con.

 Đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp hạch toán độc
lập và hạch toán phụ thuộc Tổng công ty, và các doanh nghiệp hạch toán độc
lập không nằm trong các Tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm
chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đối với Tổng công
ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc
năm tài chính.
 Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, thời hạn gửi
báo cáo tài chính chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
 Đối với các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài và các loại hình hợp tác xã, thời hạn gửi báo cáo tài chính
chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
 Đối với các doanh nghiệp có năm tài chính kết thúc không vào
ngày 31/12 hàng năm thì phải gửi báo cáo tài chính quý IV (quý kết thúc)
vào ngày 31/12 và có số luỹ kế từđầu năm tài chính đến hết ngày 31/12
1.1.3.4. Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính
- Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp bao gồm 4 biểu mẫu
sau:
• Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
5
quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình
thành tài sản tại một thời điểm nhất định, là tài liệu quan trọng để phân tích
đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng
vốn và triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
• Báo cáo hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh
nghiệp chi tiết theo từng hoạt dộng kinh doanh chính và các hoạt động kinh
doanh khác, tình hình thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các
khoản phải nộp khác.
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cung cấp những thông tin về biến động
tài chính trong doanh nghiệp, giúp cho việc phân tích các hoạt động đầu tư tài

chính kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đánh giá khả năng tạo ra nguồn
tiền và khoản tương đương tiền trong tương lai, cũng như việc sử dụng các
nguồn tiền này cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính của doanh
nghiệp.
• Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết minh và giải
trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể
hiện trên các báo cáo tài chính trên. Bản thuyết minh này cung cấp thông tin
bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
trong năm được chính xác.
1.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một
cách tổng quát nhất tình hình trong kinh doanh của doanh nghiệp là khả quan
hay không. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá
trình sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay chiều
hướng suy thoái của doanh nghiệp. Qua đó, có những giải pháp hợp lý để
quản lý.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
• Hệ số tài trợ : Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo
đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.
6
Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn
chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng
tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của
doanh nghiệp càng tăng và ngược lại. Hệ số tài trợ được xác định theo công
thức:
Hệ số tài trợ =
VCSH
Tổng nguồn vốn
• Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (hay hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản

dài hạn) là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ
sở hữu. Nếu trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, số vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp càng có thừa khả năng để trang trải tài sản dài hạn và do vậy,
doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ dài hạn đến
hạn:
Hệ số tự tài trợ
=
VCSH
TSDH TSDH
Hệ số tự tài trợ
=
VCSH
TSCĐ TSCĐ
• Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: là chỉ tiêu phản ánh khả năng
thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết:
với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các
khoản nợ phải trả hay không. Nếu trị số này luôn ≥ 1, doanh nghiệp bảo đảm
được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại; trị số này < 1, doanh nghiệp
không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ. Trị số của “Hệ số khả
năng thanh toán tổng quát” càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả
năng thanh toán:
Hệ số thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Nợ phải trả
7
• Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: là chỉ tiêu cho thấy khả
năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu
trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan.
Ngược lại, nếu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” < 1, doanh nghiệp

không bảo đảm đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này
càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng
thấp.
Hệ số thanh toán
=
TSNH
nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn
• Hệ số khả năng thanh toán nhanh: là chỉ tiêu được dùng để đánh giá
khả năng thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và
các khoản tương đương tiền. Một điều có thể khẳng định chắc chắn rằng: nếu
trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” quá nhỏ, doanh nghiệp
có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ - nhất là nợ đến hạn. Khi
trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” lớn hơn hoặc bằng 1,
mặc dầu doanh nghiệp bảo đảm thừa khả năng thanh toán nhanh song do
lượng tiền và tương đương tiền quá nhiều nên sẽ phần nào làm giảm hiệu quả
sử dụng vốn; từ đó, làm giảm hiệu quả kinh doanh:
Hệ số thanh toán
=
Tiền và tương đương tiền
Nhanh Nợ ngắn hạn
• Hệ số chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn với dòng tiền thuần
tạo ra từ các hoạt động của mình trong kỳ, doanh nghiệp có đủ khả năng bảo
đảm được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không
Hệ số chuyển đổi thành
=
Tiền và tương đương tiền
tiền của TSNH TSNH
• Vốn lưu động thuần là chỉ số liên quan mật thiết đến lượng tìền một
8

doanh nghiệp cần để duy trì hoạt động thường xuyên, hay nói một cách khác
vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh
nghiệp: Vốn lưu động thuần = TSNH - Nợ ngắn hạn
1.2.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh
Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình
thành tài sản của doanh nghiệp. Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính
của doanh nghiệp.
• Hệ số tài trợ thường xuyên: Chỉ tiêu này cho biết so với tổng nguồn
tài trợ của doanh nghiệp, nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần. Trị số
của chỉ tiêu này càng lớn thì tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh
nghiệp càng cao và ngược lại.
Hệ số tài trợ thường xuyên =
Nguồn vốn thường xuyên
Tổng nguồn tài trợ
• Hệ số tài trợ tạm thời: Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ
tài sản của doanh nghiệp, nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Trị số của
chỉ tiêu này càng nhỏ, tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp
càng cao và ngược lại.
• Vốn
hoạt động
thuần của
doanh nghiệp < 0 thì khi đó nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp
không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn
Vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp > 0 thì khi đó nguồn tài trợ
thường xuyên của doanh nghiệp không những được dùng để tài trợ cho tài sản
dài hạn mà còn tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
Vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp = 0 thì khi đó nguồn tài trợ
thường xuyên của doanh nghiệp vừa đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn.

Hệ số tài trợ tạm thời =
Nguồn vốn tạm thời
Tổng nguồn tài trợ
9
Vốn hoạt động thuần = TSNH - Nguồn vốn tạm thời
1.2.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét
chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt sản xuất ít công nợ,
khả năng thanh toán dồi dào ít đi chiếm dụng vốn cũng như ít bị chiếm dụng
vốn và ngược lại.
1.2.3.1. Phân tích tình hình thanh toán
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa các khoản phải thu so với nợ
phải trả của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh
doanh, ngành nghề kinh doanh, hình thức vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp.Chỉ tiêu này lớn hơn 100%, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm
dụng nhiều và ngược lại
Tỷ lệ nợ phải thu khách hàng
so với nợ phải trả người bán
=
Nợ phải thu khách hàng
Nợ phải trả người bán
Chỉ tiêu này quá cao hoặc quá thấp đều không tốt, ảnh hưởng đến chất
lượng tài chính của doanh nghiệp. Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến
ngành nghề kinh doanh, đặc điểm kinh doanh sẽ dẫn đến mức độ chiếm dụng
và bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.
Số vòng luân chuyển Doanh thu thuần
các khoản phải thu =
Bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết trong kì phân tích các khoản phải thu quay được
bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi hàng kịp

Tỷ lệ nợ phải thu so với
=
Nợ phải thu
nợ phải trả Nợ phải trả
10
thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao sẽ dẫn đến tình
hình thanh toán của doanh nghiệp quá chặt chẽ, khi đó sẽ ảnh hưởng đến hàng
tiêu thụ.
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của từng mặt hàng cụ thể của doanh
nghiệp trên thị trường.
Thời gian khoản phải
=
360
thu quay 1 vòng Số vòng quay khoản phải thu
Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng của doanh
nghiệp càng nhanh ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại.
Số vòng luân chuyển Doanh thu thuần
các khoản phải trả =
Bình quân các khoản phải trả
Là chỉ tiêu phản ánh trong phân tích các khoản phải trả quay được bao
nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng
kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn, uy tín của doanh nghiệp được nâng cao và
ngược lại.
Thời gian khoản phải
=
360
trả quay 1 vòng Số vòng quay khoản phải trả
Chỉ tiêu này cho biết thời gian vòng quay nợ phải trả chứng tỏ tốc độ
thanh toán tiền hàng càng nhanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp dồi
dào. Nếu chỉ tiêu này quá cao chứng tỏ doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn

nhiều, ảnh hưởng tới chất lượng tài chính và uy tín của doanh nghiệp.
1.2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh
=
Tổng khả năng thanh toán
toán tổng quát Tổng nhu cầu thanh toán
Hệ số khả năng thanh = Khả năng thanh toán ngắn hạn
11
toán ngắn hạn Nhu cầu thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết tổng khả năng thanh toán ngắn hạn hiện có của doanh
nghiệp, có đảm bảo được nhu cầu thanh toán ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn càng tốt và ngược lại.
Hệ số khả năng thanh
=
Khả năng thanh toán dài hạn
toán dài hạn Nhu cầu thanh toán dài hạn
Chỉ tiêu này cho biết tổng khả năng thanh toán dài hạn hiện có của doanh
nghiệp có đảm bảo nhu cầu thanh toán dài hạn hay không. Chỉ tiêu này càng
cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt sẽ góp phần ổn định
tài chính và ngược lại.
Hệ số khả năng
=
Tiền và tương đương tiền
thanh toán nhanh Nhu cầu thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết nhu cầu thanh toán ngắn hạn với các khoản tiền và
tương đương tiền. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của
doanh nghiệp dồi dào. Chỉ tiêu cao quá sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Chỉ
tiêu này thấp quá thì sẽ dẫn đến doanh nghiệp không có đủ khả năng chi trả
các khoản nợ.
Hệ số khả năng chuyển

=
Tiền và tương đương tiền
đổi thành tiền của TSNH Khả năng thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ luân chuyển thành tiền của tài sản
ngắn hạn, chứng khoán dễ thanh toán càng nhanh.
1.2.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất cho quá
trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.
1.2.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định
12
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng chịu ảnh hưởng bởi tình hình trang bị
tài sản cố định trong doanh nghiệp. Trong điều kiện doanh nghiệp trang bị hiện
đại, đúng mục đích sử dụng sẽ thúc đẩy các chỉ tiêu kết quả kinh doanh
Sức sản xuất
=
Tổng doanh thu thuần
của TSCĐ TSCĐ bình quân
Sức sinh lời
=
Lợi nhuận kế toán trước thuế
của TSCĐ TSCĐ bình quân
Suất hao phí của TSCĐ so
=
TSCĐ bình quân
với doanh thu thuần Tổng doanh thu thuần
Suất hao phí của TSCĐ so
=
TSCĐ bình quân
với lợi nhuận trước thuế Tổng doanh thu thuần

1.2.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng của VCSH
Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn ta thường phân tích các chỉ tiêu sau:
Sức sản xuất
=
Tổng doanh thu thuần
của VCSH VCSH bình quân
Sức sinh lời
=
Lợi nhuận kế toán trước thuế
của VCSH VCSH bình quân
Suất hao phí của VCSH so
với doanh thu thuần
=
VCSH bình quân
Tổng doanh thu bình quân
Suất hao phí của VCSH so
=
VCSH bình quân
với lợi nhuận trước thuế Tổng doanh thu thuần
13
14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP
ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT
NAM
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển Tập Đoàn
Xăng Dầu Việt Nam
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tiền thân là Tổng Công ty
Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của
Bộ Thương nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg ngày

17/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tập đoàn Xăng dầu Vệt Nam có 41
Công ty thành viên, 34 Chi nhánh và Xí nghiệp trực thuộc các Công ty thành
viên 100% vốn Nhà nước, có 23 Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của
Tập đoàn, có 3 Công ty Liên doanh với nước ngoài và có 1 Chi nhánh tại
Singapore
Là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô
toàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước, Petrolimex luôn phát huy
vai trò chủ lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản
phẩm hoá dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp
phát triển kinh tế của đất nước và bảo đảm an ninh quốc phòng
Chặng đường 55 năm xây dựng và phát triển của Tập đoàn Xăng dầu Việt
Nam luôn gắn liền với các sự kiện lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nước:
Giai đoạn 1956 - 1975: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có nhiệm vụ đảm
bảo nhu cầu xăng dầu cho sự nghiệp khôi phục, phát triển kinh tế để xây dựng
CNXH và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc; Cung cấp
đầy đủ, kịp thời xăng dầu cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống
nhất Tổ quốc. Với thành tích xuất sắc trong giai đoạn này, đến nay Nhà nước
đã phong tặng 8 đơn vị thành viên của Tập đoàn danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân, một cá nhân Anh hùng lao động và công nhận 31
15
CBCNV là liệt sỹ trong khi làm nhiệm vụ.
Giai đoạn 1976 - 1986: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam bắt tay khôi phục
các cơ sở xăng dầu bị tàn phá ở miền Bắc, tiếp quản các cơ sở xăng dầu và tổ
chức mạng lưới cung ứng xăng dầu ở các tỉnh phía Nam, thực hiện cung cấp
đầy đủ, kịp thời nhu cầu xăng dầu cho sản xuất, quốc phòng và đời sống nhân
dân đáp ứng yêu cầu hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng CNXH trên
phạm vi cả nước. Trong giai đoạn này Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương
độc lập hạng nhì cho Tập đoàn, phong tặng một cá nhân danh hiệu Anh hùng
lao động và nhiều huân chương lao động cho các tập thể, cá nhân.

Giai đoạn 1986- đến nay: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thực hiện chiến
lược đổi mới và phát triển theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước,
chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế thị trường định hướng
XHCN, từng bước xây dựng Tập đoàn trở thành hãng xăng dầu quốc gia
mạnh và năng động để tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trong giai đoạn này Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất,
Huân chương Chiến công hạng Nhì cho Tập đoàn, phong tặng 02 đơn vị
thành viên danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, 05 chiến sỹ thi đua
toàn quốc và 114 Huân chương Lao động các hạng cho các tập thể, cá nhân.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được hình thành từ việc cổ
phần hóa và cấu trúc lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định số
828/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ:
Tên tiếng việt : Tập Đoàn Xăng dầu Việt Nam
Tên tiếng anh: VIỆT NAM NATIONAL PETROLEUM GROUP
Tên viết tắt : Petrolimex
Trụ sở chính: Địa chỉ: Số 1 Khâm Thiên, Đống Đa , Hà Nội , Việt Nam
Điện thoại : (844)38512603
Fax : (844)38512603
Website :
16
Logo :
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh :
• Xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, vật tư, thiết bị phục vụ
ngành xăng dầu và các ngành khác.
• Kinh doanh vận tải xăng dầu và kho cảng dầu.
• Khảo sát thiết kế, xây lắp công trình xăng dầu và dân dụng.
• Dịch vụ khách sạn và dịch vụ du lịch.
• Mặt hàng khí hóa lỏng, thiết bị vật tư phục vụ ngành gas.
• Dịch vụ công nghệ thông tin, vật tư thiết bị phục vụ ngành tin học và
tự động hóa.

• Cung ứng tàu biển.
• Cung ứng xăng dầu hàng không.
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ
Tập đoàn được Nhà nước giao thực hiện song song 2 nhiệm vụ:
Thứ nhất: Nhiệm vụ chính trị, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Chính
phủ về việc ổn định thị trường xăng dầu, cụ thể là bảo đảm nguồn hàng, ổn
định giá cả, dự trữ chiến lược và điều tiết thị trường xăng dầu.
Thứ Hai: Mục tiêu kinh doanh, kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát
triển vốn Nhà nước giao, được quyền đa dạng hóa ngành hàng kinh doanh để
tìm kiếm lợi nhuận.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam được tổ chức và tuân thủ theo:
• Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày
29/11/2005 và có hiệu lực ngày 01/07/2006.
• Điều lệ tổ chức và hoạt đông Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam do Bộ
17
trưởng Bộ Thương Mại Phê quyết duyệt tại định 1232/2000/QĐ-BTM ngày
01-09-2000.
• Cơ quan văn phòng Tập đoàn
 Hội đồng quản trị
 Bộ máy giúp việc cho HĐQT
 Ban tổng giám đốc
 Các phòng ban giúp việc
 Các công ty xăng dầu chi nhánh, xí nghiệp, tổng kho
 Hệ thống công ty con, công ty chuyên doanh và công ty cổ phần
2.1.5. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tập đoàn
2.1.5.1. Đặc điểm cơ sỏ vật chất kỹ thuật
Trong những năm qua, Tập đoàn đã tập trung mọi nguồn lực để thực
hiện chương trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện đại theo tiêu chuẩn của hãng xăng dầu quốc gia. đại. Trong đó:

• Đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới và đổi mới theo hướng hiện
đại hóa công nghệ hệ thống cầu cảng tiếp nhận xăng dầu, kho xăng dầu, bến
xuất nhập xăng dầu đường bộ, đường thủy, đường sắt tại các trung tâm lớn ở
Quảng Ninh, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy nhơn, Nha Trang, TP Hồ Chí
Minh và Cần Thơ
• Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống các cửa hàng xăng dầu,
trang bị toàn bộ cột bơm hiện đại, có độ chính xác cao của Nhật và Italia thay
thế hầu hết các cột bơm cũ của Tiệp khắc và Liên xô.
• Phát triển đội tàu dầu Petrolimex; từ đội tàu cũ, trọng tải dưới 30.000
tấn, chủ yếu chạy ven biển nay đã trở thành đội tàu dầu lớn nhất Việt nam. Cơ
bản hoàn thành dự án tiền khả thi Nhà máy Lọc dầu Nam Vân Phong…
• Triển khai dự án xây dựng nhiều kho và nhà máy đóng nạp Gas lớn
với công nghệ hiện đại nhất tại TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội, Đà
Nẵng, Cần Thơ
18
2.1.5.2. Chủng loại sản phẩm và quy trình công nghệ
• Petrolimex hiện đang là doanh nghiệp đứng đầu cả nước về kinh
doanh xăng dầu với tổng sản lượng tiêu thụ năm 2008 là hơn 8 triệu m
3
quy
đổi, năm 2009 gần 8,8 triệu m
3
quy đổi và năm 2010 đạt khoảng 8,5 triệu m
3
quy đổi. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Petrolimex hiện có: Xăng các
loại, Dầu Diesel, Dầu hỏa, Nhiên liệu đốt lò FO
2.1.5.3. Tổ chức mạng lưới kinh doanh
Hiện tại Petrolimex phân phối xăng dầu thông qua các kênh chủ yếu sau:
• Xuất bán buôn trực tiếp cho các đơn vị sản xuất ( không thuộc đối
tượng tiếp tục quá trình lưu thông) trong các ngành: điện, than, xi măng, sản

xuất thép, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải.
• Xuất bán cho các thương nhân
• Xuất bán lẻ trực tiếp tại hệ thống của hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc
quyền quản lý trực tiếp của Petrolimex
SƠ ĐỒ CHUỖI KINH DOANH PHÂN PHỐI XĂNG DẦU :








19
Tạo nguồn
Nhập kho
Các CT
Khách
hàng
Các CT tuyến sau
Các Đại lý, Tổng đại lý
2.1.6. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Xăng
dầu Việt Nam
2.1.6.1. Thị trường tiêu thụ
Hiện cả nước có 11 đầu mối kinh doanh xăng dầu với 14.000 cửa hàng
bán lẻ xăng dầu, trong đó riêng Petrolimex đã chiếm trên 50% thị phần với
tổng số 6.000 cửa hàng. Tập đoàn phân phối thông qua hai kênh:
• Kênh thứ nhất thông qua hệ thống cửa hàng do Petrolimex nắm 100%
vốn (gồm gần 2000 cửa hàng) đang hoạt động trên toàn quốc.
• Kênh thứ hai bao gồm các cửa hàng bán lẻ của các đại lý và tổng đại

lý mua hàng của Tập đoàn, mạng lưới này gồm 4000 cửa hàng hoạt động trên
toàn quốc.
2.1.6.2. Nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu đầu vào của Tập đoàn là các mặt hàng xăng dầu trong đó
chủ yếu là 4 loại sản phẩm: Xăng (RON 92 & RON 95); Diezen; nhiên liệu
đốt lò FO và dầu hỏa. Chính sách mua hàng của Tập đoàn là đảm bảo nguồn
theo kế hoạch năm, đáp ứng mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu 30 ngày
theo Nghị định 84 hoặc theo chỉ đạo từng thời kỳ cụ thể của Nhà nước.
Các nguồn cung cấp xăng dầu chính là: Singapore, Đài Loan, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Trung Đông, Nga và từ nhà máy lọc dầu Dung Quất
Tập đoàn có trên 50 nhà cung cấp chính trên toàn cầu, trong đó phải kể
đến một số tên tuổi lớn như BP, Shell, SK Energy, Unipec, Vitol
2.1.6.3. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay ngoài Tập đoàn ra còn có khoảng hơn 10 đầu mối thực hiện
nhập khẩu kinh doanh xăng dầu. Các Công ty xăng dầu cạnh tranh gay gắt
trên cùng một địa bàn thông qua các chính sách khác nhau để chiếm lĩnh thị
trường, cụ thể:
- Tập đoàn có quy mô và mạng lưới phân phối là trải rộng và có nhiều
lợi thế so với các doanh nghiệp khác nhưng đối lập lại là chi phí kinh doanh
20
cao hơn các đối thủ khác và phải thực hiện nhiệm vụ chính trị nên giảm sức
cạnh tranh.
- Các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu khác có quy mô nhỏ, bộ máy
gọn nhẹ, không có hệ thống kênh phân phối rộng khắp, quản lý tập trung,
đồng bộ chính sách kinh doanh trong toàn hệ thống nên gia tăng sức cạnh
tranh chiếm lĩnh thị phần của Tập đoàn.
2.2 Phân tích tình hình tài chính của tập đoàn xăng dầu Việt Nam
thông qua hệ thống báo cáo tài chính
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp là việc xem xét,

nhận định hồ sơ ban đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp
nhà quản lý có được cái nhìn tổng quan nhất về tình hình tài chính của doanh
nghiệp là khả quan hay không. Đánh giá khái quát tình tình tài chính nhằm
xác định được mức độ độc lập về tài chính, tình hình huy động vốn và khả
năng thanh toán của doanh nghiệp cũng như xác định những khó khăn mà
doanh nghiệp đã và đang gặp phải.Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính
doanh nghiệp được phân tích qua một số chỉ tiêu sau đây:
21
Bảng 1: Bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2009/2008 2010/2009
Số tuyệt đối % Số tuyệt đối %
1.Chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn
Tổng nguồn vốn 18,007,16
2
21,606,980 27,177,188 3,599,818 19.99 5,570,208 125.78
Nợ phải trả 13,286,607 15,455,700 21,533,783 2,169,093 116.33 6,078,084 139.33
Vốn chủ sở hữu 4,720,555 5,857,503 5,643,405 1,136,948 124.09 (214,098) 96.34
2.Chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập tài chính - -
Hệ số tài trợ 0.26 0.27 0.21 0.009 03.41 (0.063) 76.60
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn 0.996 0.954 0.742 (0.042) 95.78 (0.212) 77.75
Hệ số tự tài trợ TSCĐ 2.019 1.942 1.642 (0.077) 96.19 (0.300) 84.54
3. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán - -
Hệ số thanh toán tổng quát 1.355 1.398 1.262 0.043 103.15 (0.136) 90.28
Hệ số thanh toán nhanh 0.082 0.263 0.369 0.181 20.73 0.106 140.35
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1.018 1.123 1.006 0.105 110.31 (0.117) 89.55
Hệ số chuyển đổi thành tiền của TSNH 0.080 0.234 0.367 0.154 292.50 0.133 156.86
4.Chỉ tiêu phản ánh khả năng cân bằng tài
chính (Vốn lưu động thuần)

238,146 1,400,244 109,775 1,162,098 587.98 (1,290,469) 7.84
22
Qua bảng 1: đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp ta thấy:
Tổng nguồn vốn doanh nghiệp huy động được trong năm 2009 so với
2008 tăng 3,599,818 (triệu đồng ) tức tăng 119.99%. Đến năm 2010 tổng
nguồn vốn tiếp tục tăng đáng kể cả về tốc độ lẫn quy mô của nguồn vốn. Cụ
thể là năm 2010 tổng nguồn vốn tăng 5,570,208 (triệu đồng) tức tăng 125.78
% so với năm 2009. Sở dĩ có sự gia tăng một cách đáng kể về nguồn vốn như
vậy là do doanh nghiệp đã tiến hành huy động thêm 2 nguồn vốn hiện tại của
doanh nghiệp đó là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Năm 2010, nợ phải trả tăng thêm 6,078,084 (triệu đồng) tức tăng 139.33
% so với năm 2009. Tuy vậy nguồn vốn chủ sở hữu của năm 2010 lại có xu
hướng giảm 214,098 (triệu đồng) tức 96.34 % so với năm 2009. Sự giảm về
nguồn vốn chủ sở hữu này ko đáng kể. Nhìn chung khi xem xét về nguồn vốn
ta thấy đây cũng là một dấu hiệu tốt thể hiện sự khả năng huy động vốn của
doanh nghiệp đang có xu hướng khả quan, hứa hẹn một xu hướng ngày càng
mở rộng phát triển quy mô của doanh nghiệp. Việc tập đoàn ngày càng vay
được nhiều vốn từ các đối tượng bên ngoài khác thể hiện sự uy tín của tập
đoàn với các doanh nghiệp, ngân hàng khác ….
Hệ số tài trợ của tập đoàn trong cả 3 năm đều ko được cao lắm và
biến đổi qua các năm với tốc độ nhịp điệu đồng đều. Hệ số tài trợ năm 2009
tăng 0,009 lần tức tăng 103.41 % so với năm 2008. Nhưng đến năm 2010 hệ
số tài trợ lại giảm 0,063 lần tức 76.60%. Tập đoàn cần xem xét để nâng cao
hệ số tài trợ nhằm đảm bảo an toàn về mức độ tài chính và tạo niềm tin uy tín
hơn với các nhà đầu tư và các doanh nghiệp đối tác làm ăn khác.Tài sản dài
hạn và tài sản cố định cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của tập
đoàn. Do đó để đánh giá được mức độ hoạt động độc lập về tài chính của tập
đoàn ta cần xem xét đến hệ số tài trợ của tài sản dài hạn và tài sản cố định. Ta
thấy hệ số tài trợ của tài sản dài hạn qua 3 năm đều nhỏ hơn 1. Đây là một dấu
hiệu không được tốt lắm cho ta thấy nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không

đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn mà phải vay thêm của các đối tượng bên
ngoài khác để đầu tư cho tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp
chủ yếu cũng là tài sản cố định, hệ số tài trợ của tài sản cố định qua 3 năm
23

×