TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
***
TIỂU LUẬN
MÔN : PHÂN TÍCH VÀ QUẢN TRỊ ĐẦU TƯ
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VINACONEX 25 VÀ RA
QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY
Sinh viên thực hiện:
Lớp:
Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Hồng Nhung
19D-TCNH
PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ
STT: 58
Hà Nội, 06/2014
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
VINACONEX 25 4
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25 4
1. Lịch sử hình thành 4
2. Lĩnh vực kinh doanh 5
3. Vị thế công ty 6
4. Chiến lược phát triển và đầu tư 6
II. MỘT VÀI NÉT VỀ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25 (VCC)
7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN VINACONEX 25 VÀ RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
VÀO CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY 9
I. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 9
1. Chỉ tiêu chung 9
2. Kết quả hoạt động kinh doanh 9
3. Hệ số khả năng thanh toán 9
4. Hệ số khả năng sinh lời 10
5. Hệ số cơ cấu tài chính 11
6. Các chỉ số về cổ phiếu 11
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25
12
1.Báo cáo tài chính 5 Quý gần nhất của Công ty 12
2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty 15
III. RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU VCC 16
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày
càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử thách cho
các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình mỗi doanh nghiệp
cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quả. Để đạt
được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan
hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.
Phân tích tài chính là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đối với các
báo cáo tài chính tổng hợp và mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa ra các dự báo và các kết
luận hữu ích trong hoạt động kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư có thể
đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó
đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm.
Nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự
phát triển của doanh nghiệp và việc ra quyết định của Nhà đầu tư, tôi đã lựa chọn đề tài
nghiên cứu: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Vinaconex 25 và ra
quyết định đầu tư vào cổ phiếu của Công ty”.
Nội dung chính của bài gồm:
- Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Vinaconex 25
- Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Vinaconex 25và ra
quyết định đầu tư vào cổ phiếu của Công ty.
3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
VINACONEX 25
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25
1. Lịch sử hình thành
VINACONEX 25 JSC - VINACONEX 25 JOINT STOCK COMPANY
CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25
89A Phan Đăng Lưu, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Điện thoại: +84-(0)511-3.62.16.32
Fax: +84-(0)511-3.62.16.38
Email:
Website:
Công ty cổ phần Vinaconex 25 được thành lập từ năm 1984, với tên gọi Công ty
xây lắp số 3, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ. Năm 2002 thực hiện Chỉ
thị của Bộ Chính trị về việc xắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, Công ty xây lắp số 3 được
tiếp nhận về làm doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng
Việt Nam (Vinaconex) theo Quyết định số 1584/QĐ-BXD ngày 21/11/2002 của Bộ Xây
dựng và đổi tên thành Công ty xây lắp Vinaconex 25. Công ty xây lắp Vinaconex 25
chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần theo quyết định số
1786/QĐ-BXD ngày 17/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Qua quá trình phát triển, Vinaconex 25 hiện nay là một trong những đơn vị mạnh
của Tổng công ty VINACONEX. Công ty đã xác lập chỗ đứng vững chắc và khẳng định
thương hiệu của mình tại khu vực miền Trung và miền Nam với các tỉnh, thành phố:
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu và
thành phố Hồ Chí Minh.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyện môn và tay nghề, cùng
trang thiết bị được đầu tư tốt, Công ty Cổ phần Vinaconex 25 có đủ năng lực thi công
đồng thời nhiều công trình có quy mô lớn. Trong nhiều năm qua, Công ty đã thi công rất
nhiều công trình thuộc các lĩnh vực khác nhau: công trình khách sạn, khu du lịch, Resort
cao cấp, Văn phòng cho thuê; công trình văn hóa, trường học; công trình thể thao, triển
lãm; công trình nhà máy sản xuất công nghiệp, công trình đường giao thông; hạ tầng khu
công nghiệp, khu đô thị; cấp thoát nước, và đã được trao nhiều huy chương vàng chất
lượng cao ngành xây dựng như: Khách Sạn Bến Thành - Non Nước Đà Nẵng, Khách sạn
Đà Nẵng, Trung tâm điều hành Công ty vận đa phương thức tại Đà Nẵng, Nhà công vụ
T26 Trung Ương tại Đà Nẵng, Nhà văn hoá tỉnh Quảng Bình, Nhà Văn hoá tỉnh Quảng
Nam, Nhà máy hoá chất Mapei, Khách sạn Bến Thành Phú Xuân - Huế, Khách sạn Sky
4
Garden - Huế, Trung tâm hội nghị dịch vụ Quảng Trị, Khách sạn Đông Trường Sơn
Quảng Trị, Bưu Điện Quảng Ngãi, Trường cao đẳng Tài chính Kế toán 3 Quảng Ngãi,
Kho bạc nhà nước Quảng Ngãi, Công ty đường Quảng Ngãi, Hệ thống đường bao, đường
nội bộ Khu Công nghiệp Bắc Chu Lai, Đường vào ga hàng không Chu Lai, Trung tâm
chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng
2. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty cổ phần Vinaconex 25 hoạt động trong các lĩnh vực chính sau đây:
♦ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, sân bay, bến
cảng, thuỷ điện, đường dây và trạm biến thế điện đến 500KV, cấp thoát nước, các
công trình kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, công trình công ích, nhận
thầu thi công các công trình ở nước ngoài;
♦ Hoàn thiện công trình xây dựng, lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nước, điều hòa
không khí;
♦ Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá
♦ Sản xuất đồ gỗ xây dựng
♦ Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
♦ Sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng, điều hòa không khí và sản xuất nước đá
♦ Sản xuất, truyền tải và phân phối điện
♦ Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
♦ Cho thuê thiết bị, máy móc xây dựng
♦ Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan
♦ Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc
đi thuê
♦ Thoát nước và xử lý nước thải
♦ Lắp đặt hệ thống báo cháy, phòng cháy, chữa cháy, thang máy;
♦ Tư vấn đầu tư xây dựng, lập thẩm định dự án thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, tư
vấn đầu thầu, khảo sát địa hình, địa chất, thí nghiệm, tư vấn giám sát, quản lý dự
án;
♦ Bán buôn máy móc, thiết bị xây dựng
♦ Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
♦ Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao
♦ Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét
5
♦ Phá dỡ
♦ Chuẩn bị mặt bằng
♦ Sản xuất các cấu kiện kim loại
♦ Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
♦ Bốc xếp hàng hóa
♦ Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
3. Vị thế công ty
Trong quá trình xây dựng và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
cổ phần VINACONEX 25 luôn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định. Cùng với sự nổ lực
của Lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, trong những năm qua Công ty
luôn đứng đầu trong các phong trào phát động thi đua của Ngành, của Tổng Công ty và đã
đạt được nhiều thành tích khá ấn tượng.
Công ty thực hiện đầu tư hệ thống máy móc thiết bị thi công đồng bộ từ máy xúc,
máy ủi, xe ôtô vận chuyển đến cần trục tháp, máy phát điện, vận thăng lồng chở hàng, chở
người, cốt pha, giáo chống chịu lực, giáo hoàn thiện đồng bộ đến các thiết bị dụng cụ,
thiết bị kiểm tra, hoàn thiện đồng bộ khác… để đáp ứng nhu cầu thi công từ xây lắp, sản
xuất công nghiệp. Các thiết bị đều được đầu tư mới, chủ yếu từ năm 2005.
Vinaconex 25 đã học hỏi cũng như tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
công nghệ thi công cũng như trình độ quản lý điều hành tiên tiến của các đơn vị bạn.
Vinaconex 25 thường xuyên cập nhật các công nghệ thi công mới nhất, cử các cán bộ
công nhân viên đi học các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ mới, các lớp tư vấn giám sát,
quản lý và đầu tư, khuyến khích cán bộ kỹ thuật đi học cao học nâng cao trình độ.
Công ty cổ phần Vinaconex 25 xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001: 2000.
4. Chiến lược phát triển và đầu tư
Công ty Cổ phần Vinaconex 25 với sức mạnh là doanh nghiệp xây dựng có qui mô
lớn nhất tại khu vực miền Trung, với địa bàn hoạt động trải dài từ Quảng Bình vào tới
Nam Trung bộ và khu vực Tây Nguyên đã được biết đến như là một doanh nghiệp hoạt
động hiệu quả và bền vững nhất trong ngành xây dựng tại địa phương. Chinh phủ đã có
chủ trương đầu tư và phát triển khu vực Miền Trung, Tây Nguyên để khơi dậy tiềm năng
của khu vực. Nắm bắt được nhu cầu và sự phát triển của đất nước, cũng như để khẳng
định vị thế đứng đầu trong khu vực của mình, Công ty Cổ phần Vinaconex 25 đã có định
hướng và chiến lược phát triển như sau:
6
- Xây dựng và phát triển Công ty trở thành doanh nghiệp có tài chính lành mạnh,
phát triển đa dạng, ổn định và bền vững. Đặc biệt sẽ định hướng phát triển Công ty
chuyển đổi dần tỷ trọng xây lắp truyền thống từ 90%-95% xuồng còn 80 - 85%, tập trung
vào sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị và đầu tư dự án, phấn đấu giá trị sản
lượng năm 2015 đạt 1000 tỷ đồng.
- Với phương châm đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, Công ty luôn xác định
không ngừng vươn lên và chấp nhận cạnh tranh, sẵn sàng hợp tác với các đối tác trong và
ngoài nước trên cơ sở bình đẳng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho mỗi bên tham gia hợp
tác phát triển.
- Lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm mục tiêu hàng đầu, không ngừng nâng cao
uy tín và năng lực cạnh tranh của Công ty, luôn quan tâm đến chế độ đãi ngộ CBCNV-
NLĐ, có chương trình đào tạo, đào tạo lại cho CBCNV trong toàn Công ty, cải tiến công
tác thi đua khen thưởng để xây dựng một đội ngũ nhân viên năng động, có trình độ và gắn
bó lâu dài với Công ty nhằm phát huy tối đa năng lực và khả năng sáng tạo của từng cá nhân.
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành các dự án: Trạm trộn bê tông
thương phẩm tại Đà Nẵng, Dự án khu đô thị số 3, đô thị mới Điện Nam Điện Ngọc.
- Mở rộng tìm kiếm thị trường và triển khai thêm một số dự án đầu tư trong khu vực
Miền Trung và Tây Nguyên
II. MỘT VÀI NÉT VỀ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25
(VCC)
Tháng 2/2009 cổ phiếu của công ty niêm yết tại HaSTC. VĐL hiện tại của công ty
là 40 tỷ đồng. Ngày giao dịch đầu tiên của công ty được thực hiện như sau:
Ngày GD đầu tiên 05/11/2009
KLNY đầu tiên 4,000,000
Giá niêm yết 25
Tổng Khối lượng niêm yết 8,000,000
Cổ Phiếu Quỹ 205,900
Khối lượng đang lưu hành 7,794,100
Nước ngoài được phép mua
3,819,109
(49%)
Nước ngoài sở hữu
160,509
(2.06%)
Từ khi thực hiện giao dịch cổ phiếu tại HaSTC, hoạt động giao dịch cổ phiếu của
Công ty có một vài nét chính sau:
7
Loai Sự Kiện
Ngày
GDKHQ
Ngày Thực
Hiện
Tỉ lệ Ghi Chú
1/
Cổ tức bằng tiền 13/08/2013 18/09/2013 11%
1100 đồng/cổ
phiếu
2/
Cổ tức bằng tiền 13/06/2012 12/07/2012 20%
2000 đồng/cổ
phiếu
3/
Mua cổ phiếu quỹ 08/09/2011 08/09/2011
Khối lượng
mua: 86,200
4/
Cổ tức bằng tiền 27/05/2011 16/06/2011 15%
1500 đồng/cổ
phiếu
5/
Mua cổ phiếu quỹ 26/05/2011 26/05/2011
Khối lượng
mua: 119,700
6/
Cổ tức bằng tiền 26/10/2010 22/11/2010 10%
1000 đồng/cổ
phiếu
7/
Phát hành hiện hữu 26/07/2010 27/10/2010 4/3(giá: 11,000)
Phát
hành: 3,000,00
0
Phát hành khác 26/07/2010 27/10/2010
Phát
hành: 1,000,00
0
Tổng cổ phiếu phát hành:
4,000,000
8/
Cổ tức bằng tiền 08/06/2010 25/06/2010 15%
1500 đồng/cổ
phiếu
9/
Cổ tức bằng tiền 09/12/2009 25/12/2009 15%
1500 đồng/cổ
phiếu
8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN VINACONEX 25 VÀ RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
VÀO CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY
I. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1. Chỉ tiêu chung
- Vốn điều lệ: là số vốn do tất cả các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ của
công ty.
- Cổ phiếu đang lưu hành: là số lượng cổ phiếu của công ty hiện đang lưu hành
trên thị trường.
- Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã phát hành và được mua, bán lại trên thị trường bởi
chính tổ chức phát hành.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh
- Tổng tài sản: là tổng giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của công ty tính đến thời
điểm lập báo cáo.
- Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn thuộc sở hữu của công ty, vốn chủ sở hữu thường
bao gồm: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới, các quỹ của
công ty.
- Doanh thu thuần: là tổng số doanh thu bán hàng (trừ đi các khoản giảm trừ) công
ty đạt được trong năm.
- Lợi nhuận sau thuế: Là tổng số tiền thực lãi (lợi nhuận trước thuế – thuế thu nhập
doanh nghiệp) công ty thu về trong năm.
3. Hệ số khả năng thanh toán
3.1.Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn =(Tổng tài sản lưu động)/(Tổng nợ ngắn hạn)
- Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, nó cho biết tỷ lệ
các khoản nợ ngắn hạn của công ty được trả bằng các tài sản tương đương với thời hạn
của các khoản nợ đó.
- Hệ số này của từng công ty thường được so sánh với hệ số trung bình của ngành,
tuy nhiên mỗi ngành sẽ có một hệ số trung bình khác nhau.
3.2. Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh =(Tổng tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/(Tổng nợ ngắn hạn)
9
- Hệ số này nói lên việc công ty có nhiều khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn
hạn vì công ty dễ dàng chuyển từ tài sản lưu động khác về tiền mặt.
- Hệ số này cũng thường được so sánh với hệ số trung bình của ngành, thông thường
khả năng thanh toán của công ty được đánh giá an toàn khi hệ số này > 0,5 lần vì công ty
có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến các nguồn thu hay doanh số
bán
4. Hệ số khả năng sinh lời
4.1. Hệ số tổng lợi nhuận
Hệ số tổng lợi nhuận = (Doanh số – Trị giá hàng đã bán theo giá mua)/(Doanh số bán)
- Hệ số này cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao
động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
- Trong thực tế khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không là đem so sánh
hệ số tổng số lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty cùng ngành, nếu hệ số
tổng lợi nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì công ty cần có giải pháp tốt
hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào.
4.2. Hệ số lợi nhuận ròng
Hệ số lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận sau thuế)/(Doanh thu thuần)
- Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một
công ty so với doanh thu của nó. Hệ số này càng cao thì càng tốt vì nó phản ánh hiệu quả
hoạt động của công ty.
- Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân
một ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi
nhuận cao hơn. Đây là một trong các biện pháp quan trọng đo lường khả năng tạo lợi
nhuận của công ty năm nay so với các năm khác.
4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA = (Lợi nhuận sau thuế)/ (Tổng tài sản)
- ROA là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một
đồng vốn đầu tư. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận và ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty.
- Hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn hơn vì hệ số này cho thấy khả
năng sinh lợi từ chính nguồn tài sản hoạt động của công ty.
4.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE)
ROE = ( Lợi nhuận sau thuế)/Vốn chủ sở hữu
10
ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng
cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty càng hấp dẫn,
vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty, hơn nữa tăng
mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý
tài chính của công ty.
5. Hệ số cơ cấu tài chính
5.1. Hệ số nợ
Hệ số nợ = (Nợ phải trả)/ (Tổng tài sản)
- Hệ số này cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản
nợ là bao nhiêu.
- Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao
thể hiện gánh nặng về nợ lớn, như vậy 1 hệ số nợ/ tổng tài sản là hợp lý sẽ tuỳ thuộc vào
nhu cầu và khả năng tự tài trợ của công ty.
5.2. Hệ số cơ cấu nguồn vốn
Hệ số cơ cấu nguồn vốn = (Lợi nhuận sau thuế)/ Vốn chủ sở hữu)
- Hệ số này phản ánh tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của công
ty.
- Để xác định mức độ phù hợp về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của
công ty sẽ phụ thuộc rất lớn vào hoạt động và chính sách của từng công ty cũng như của
từng ngành.
6. Các chỉ số về cổ phiếu
6.1. Cổ tức
- Là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty để trả cho mỗi cổ phiếu mà
cổ đông nắm giữ.
6.2. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS )
EPS = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức ưu đãi)/( Số lượng cổ phiếu phổ thông)
- EPS cho biết nhà đầu tư được hưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phần họ đang nắm giữ
hàng năm là bao nhiêu. Chỉ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt vì khi đó khoản
thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cao hơn.
6.3. Giá trên thu nhập của cổ phiếu ( P/E )
P/E = ( Giá thị trường)/(Thu nhập của mỗi cổ phiếu)
- Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price – P) và thu nhập
của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share – EPS)
11
- P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần,
hay nhà đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn để có được 1 đồng thu nhập.
- Nếu P/E cao điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến công ty đạt tốc độ tăng trưởng
cao trong tương lai. Thông thường cổ phiếu được đánh giá tốt khi tỷ lệ P/E nằm trong
khoảng giá trị 10 lần.
6.4. Cổ tức trên thu nhập (D/E)
D/E = (Cổ tức)/(Thu nhập của mỗi cổ phiếu)
Hệ số này đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng trả cho cổ đông phổ thông dưới
dạng cổ tức. Hệ số này càng cao thì cổ phiếu đó càng nhận được sự quan tâm của các nhà
đầu tư, bởi lẽ họ sẽ được trả mức cổ tức cao cho mỗi cổ phiếu nắm giữ.
6.5. Cổ tức trên thị giá (D/P)
D/E = ( Cổ tức)/(Giá thị trường hiện thời)
Hệ số này phản ánh mức lợi tức mong đợi của nhà đầu tư khi mua một loại cổ phiếu
tại thời điểm hiện tại. Nếu tỷ lệ này càng cao thì cổ phiếu đó càng được các nhà đầu tư ưa
thích vì họ kỳ vọng vào lợi nhuận cao thu về khi đầu tư vào cổ phiếu.
6.6. Giá trị sổ sách của cổ phiếu phổ thông
Giá trị sổ sách= (Tổng tài sản – Tổng số nợ – Cổ phiếu ưu đãi)/(Số cổ phiếu phổ thông)
Chỉ tiêu này được dùng để xác định giá trị của một cổ phiếu theo số liệu trên sổ
sách, một nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này để so sánh với giá trị thị
trường của cổ phiếu, nếu chỉ tiêu này càng thấp hơn so với giá trị thực.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VINACONEX 25
1. Báo cáo tài chính 5 Quý gần nhất của Công ty
12
Kết Quả Kinh Doanh Q1 2014 Q4 2013 Q3 2013 Q2 2013 Q1 2013
Doanh Thu Thuần 178,200 274,034 175,142 166,592 168,250
Giá Vốn Hàng Bán 157,954 237,066 153,903 140,553 152,314
Lợi Nhuận Gộp 20,247 36,968 21,239 26,039 15,936
Chi phí hoạt động
Chi phí tài chính 3,115 5,054 2,987 5,305 3,895
Trong đó: Chi phí lãi vay 3,115 3,906 2,987 3,920 3,866
Chi phí bán hàng 3,967 8,337 5,503 4,340 1,718
Chi phí quản lý doanh nghiệp 8,301 8,566 7,827 8,824 7,106
Tổng Chi phí hoạt động 15,383 21,957 16,317 18,469 12,719
Tổng doanh thu hoạt động tài chính 235 716 457 530 245
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5,098 15,727 5,379 8,099 3,462
Lợi nhuận khác 352 -32 83 589 29
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5,450 15,695 5,462 8,688 3,491
Chi phí lợi nhuận
13
Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,245 10,926 1,407 2,231 835
Chi phí thuế TNDN hoãn lại 8 9 9 18 71
Lợi ích của cổ đông thiểu số 291 742 323 677 16
Tổng Chi phí lợi nhuận 1,544 11,677 1,739 2,926 922
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 3,906 4,018 3,724 5,762 2,569
Khối Lượng 6,000,000 6,000,000 6,000,000 6,000,000 6,000,000
Giá Cuối Kỳ 15.9 11.9 10.7 9.3 9.7
EPS 2,902 2,546 3,072 3,129 2,815
PE 5.5 4.4 3.5 3.0 3.5
Giá Sổ Sách 14.5 16.1 15.5 14.9 15.7
14
2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty
2.1. Tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu tài chính
Tăng trưởng tài chính được tính dựa trên so sánh giữa các quý cùng kỳ và được thể
hiện trong bảng sau:
STT
Q1
2014
2013 2012 2011 2010
Tỷ lệ tài chính
1 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 41% 42% 40% 41% 71%
2 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 59% 58% 60% 59% 29%
3 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 75% 75% 76% 65% 51%
4 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 300% 301% 312% 183% 102%
5 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 25% 25% 24% 35% 49%
6 Thanh toán hiện hành 82% 77% 75% 94% 155%
7 Thanh toán nhanh 24% 29% 21% 47% 104%
8 Thanh toán nợ ngắn hạn 12% 19% 9% 22% 69%
9 Vòng quay Tổng tài sản 120% 115% 72% 97% 143%
10 Vòng quay tài sản ngắn hạn 286% 279% 179% 183% 214%
11 Vòng quay vốn chủ sở hữu 476% 466% 249% 237% 303%
12 Vòng quay Hàng tồn kho 390% 359% 238% 371% 407%
13 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 5% 4% 6% 8% 13%
14 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 4% 3% 4% 7% 11%
15
Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản
(ROA)
5% 4% 3% 7% 16%
16
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
(ROE)
18% 15% 10% 17% 34%
Tỷ lệ tăng trưởng tài chính
1 Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 5% 4% 5% 9% 15%
2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 253% 90% 4% 5% 4%
3 Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) 27% 54% -42% -50% 109%
4 Vốn chủ sở hữu -2% 7% -5% 1% 100%
5 Tiền mặt -54% 132% -32% -57% 872%
15
Tỷ lệ Thu Nhập
1 Cổ tức tiền mặt N/A N/A 11% 20% 15%
2 Tăng trưởng giá cổ phiếu 44% 39% 27% -60% 132%
2.2. Tính toán một số chỉ tiêu cụ thể
- EPS (Earning per share/ Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu)
EPS = 2,902 (đồng)
- P/E ( Hệ số giá trên thu nhập ) = Giá_Hiện_Tại / EPS
P/E = 14,000/2,902 = 4.8 (lần)
- Vốn thị trường (Market capital) = Giá_Hiện_Tại x
Khối_Lượng_Niêm_Yết
Vốn Thị Trường = 14,000 x 6,000,000 = 84 (tỷ)
- Cổ phiếu lưu hành = Khối_Lượng_Niêm_Yết - Cổ_Phiếu_Quỹ
Khối lượng lưu hành = 6,000,000 - 0 = 6,000,000 (cổ phiếu)
- Tổng khối lượng cổ phiếu = Khối_Lượng_Niêm_Yết +
Khối_Lượng_Chưa_Niêm_Yết
Tổng khối lượng = 6,000,000 + 0 = 6,000,000 (cổ phiếu)
- Giá sổ sách (Book value) = Vốn_Chủ_Sở_Hữu /
Tổng_Khối_Lượng_Cổ_Phiếu
Giá sổ sách = 87,029,000,000 / 6,000,000 = 14,505 (đồng)
- P/B (Tỷ lệ giá thị trường so với giá sổ sách) = Giá_Hiện_Tại /
Giá_Sổ_Sách
P/B = 14,000 / 14,505 = 1.0 (lần)
- ROA (Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản) =
Tổng_LNST_4_Quý_Gần_Nhất / Tổng_Tài_Sản
ROA = 19,443,000,000 / 587,430,000,000 = 3.3 (%)
- ROE (Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) =
Tổng_LNST_4_Quý_Gần_Nhất / Vốn_Chủ_Sở_Hữu
ROE = 19,443,000,000 / 87,029,000,000 = 22.3 (%)
- Beta (Thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán)
Beta = 0.43
III. RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU VCC
Bảng giá thị trường của cổ phiếu KBC qua các quý của năm 2013
16
Ngày/2013 03/6/2014 31/12/2013 28/12/2012 30/12/2011
Gia trị trường/ Cổ
phiếu KBC
14 12 7 4
Quyết định đầu tư vào cổ phiếu phục thuộc vào mục tiêu của nhà đầu tư. Với
những nhà đầu tư với mục tiêu đầu tư ngắn hạn xác định lợi nhuận dựa mức chênh lệch
giữa mua và bán cổ phiếu. Với những nhà đầu tư dài hạn thì lợi nhuận là mức cổ tức được
chi cả và giá cổ phiếu cuối kỳ.
Dựa vào tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, xu hướng hoạt động kinh
doanh, tốc độ tăng trưởng doanh thu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng
để đưa ra quyết định đầu tư. Căn cứ theo các chỉ tiêu nêu trên có thể đưa ra kết luận: Có
đầu tư vào cổ phiếu VCC.
17