Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến bảo quản tinh trùng cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttaus Forskal, 1775) trong tủ lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 69 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG






ĐẶNG HOÀNG TRƯỜNG


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
YẾU TỐ ĐẾN BẢO QUẢN TINH TRÙNG CÁ
MÚ CỌP (Epinephelus fuscoguttaus Forskal, 1775)
TRONG TỦ LẠNH




LUẬN VĂN THẠC SĨ






Khánh Hòa – 2014




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG






ĐẶNG HOÀNG TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
YẾU TỐ ĐẾN BẢO QUẢN TINH TRÙNG CÁ
MÚ CỌP (Epinephelus fuscoguttaus Forskal, 1775)
TRONG TỦ LẠNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã số: 60620301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ MINH HOÀNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC



Nha Trang – 2014

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu. Các tài liệu trích dẫn theo
nguồn công bố. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác

Học viên thực hiện



Đặng Hoàng Trường


















ii


LỜI CẢM ƠN

Nhân đây, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Minh Hoàng, người
đã hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện rất thuận lợi cho tôi hoàn thành đợt thực tập tốt
nghiệp của mình.
Xin trân trọng cảm ơn đến quý Thầy – Cô Viện Nuôi trồng thủy sản, cùng các
Thầy – Cô giảng dạy đã truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi
trong suốt quá trình học tập.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sự ủng hộ, động viên của gia đình và
bạn bè trong thời gian tôi thực hiện luận văn này.

Học viên thực hiện



Đặng Hoàng Trường











iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá mú cọp 4

1.1.1. Vị trí phân loại 4

1.1.2. Đặc điểm hình thái 4

1.1.3. Sinh thái và phân bố 5

1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 6

1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 6

1.1.6. Đặc điểm sinh sản 6

1.2. Một số đặc điểm của tinh trùng cá 6


1.2.1. Quá trình sinh tinh trùng 6

1.2.2. Đặc điểm cấu tạo của tinh trùng 7

1.2.3. Kích thước và số lượng 9

1.3. Đặc tính lý, hóa học của tinh trùng 9

1.3.1. Đặc tính lý học của tinh trùng 9

1.3.2. Đặc điểm vận động của tinh trùng 10

1.3.3. Kích hoạt vận động của tinh trùng 11

1.3.4 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng sống và hoạt động
của tinh trùng 12
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt lực của tinh trùng 13

1.4.1. Các yếu tố bên trong 13

1.4.2. Các yếu tố bên ngoài 14

1.5. Tình hình nghiên cứu bảo quản, lưu giữ tinh trùng cá trên thế giới và Việt Nam 19
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 19

1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 22

iv
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24


2.1. Địa điểm thực hiện: 24

2.2. Thời gian nghiên cứu: 24

2.3. Đối tượng nghiên cứu: 24

2.4. Phương pháp nghiên cứu: 24

2.4.1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 24

2.4.2. Một số đặc điểm tinh dịch cá đưa vào nghiên cứu: 27

2.4.3. Thí nghiệm xác định chất bảo quản tốt nhất từ 4 chất khác cho bảo
quản tinh trùng cá trong tủ lạnh 27

2.4.4. Nghiên cứu xác định tỷ lệ pha loãng tốt nhất cho bảo quản lạnh tinh cá 28

2.4.5. Nghiên cứu xác định mức nhiệt độ tốt nhất với các thang nhiệt độ 0ºC,
2ºC, 4ºC 28

2.4.6. Nghiên cứu xác định loại liều lượng kháng sinh tốt nhất từ 3 loại
kháng sinh khác nhau: Neomycin, Gentamycin, Pinicillin+Treptomycin với các
liều lượng 200ppm, 400ppm, 600ppm 28

2.5. Phương pháp xử lý số liệu: 28

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

3.1. Xác định chất bảo quản tốt nhất cho chất bảo quản tinh trùng cá trong tủ lạnh 29


3.2. Nghiên cứu xác định tỷ lệ pha loãng tốt nhất cho bảo quản lạnh tinh cá 30

3.3. Nghiên cứu xác định thang nhiệt độ tốt nhất với các thang nhiệt độ 0ºC, 2ºC, 4ºC 32

3.4. Nghiên cứu xác định loại và liều lượng kháng sinh tốt nhất từ 3 loại kháng
sinh khác nhau 33

3.4.1. Hoạt lực (%) vận tốc của tinh trùng (m/s) ở tỷ lệ pha loãng 1:3, thang
nhiệt độ 4ºC trong ASP có bổ sung Neomycin với các liều lượng khác nhau 33

3.4.2. Hoạt lực (%) vận tốc của tinh trùng (m/s) ở tỷ lệ pha loãng 1:3, thang
nhiệt độ 4ºC trong ASP có bổ sung Gentamycin với các liều lượng khác nhau 34

3.4.3. Hoạt lực (%) vận tốc của tinh trùng (m/s) ở tỷ lệ pha loãng 1:3,
thang nhiệt độ 4ºC trong ASP có bổ sung Penicillin+Streptomycin với các liều
lượng khác nhau 35

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 37

4.1. Kết luận: 37

4.2. Đề xuất ý kiến: 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

PHỤ LỤC

v



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASTT : Áp suất thẩm thấu
ĐD : Đại Dương
ĐTD : Đại Tây Dương
Extender : Chất bảo quản
M : mol
mM : mmol
ppm : Parts per million.
TBD : Thái Bình Dương
TLTK : Tài liệu tham khảo
TT : Thứ tự
S : Giây
µg : Microgam




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các loại Extender sử dụng bảo quản tinh một số loài cá biển 13

Bảng 1.2: Thành phần tinh dịch của một số loài cá nước ngọt 17

Bảng 2.1: Thành phần của các chất bảo quản trong 100ml nước cất 27

Bảng 3.1: Chiều dài và khối lượng của cá mú cọp đực được đưa vào thí nghiệm 29
























vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Hình dạng ngoài của cá mú cọp Epinephelus fuscoguttatus (Forsskal, 1775) 4
Hình 1.2: Phân bố của cá mú cọp trên thế giới 5
Hình 1.3: Cấu tạo của tinh trùng 8

Hình 2.1: Sơ đồ khối mô tả các nội dung nghiên cứu 25
Hình 2.2: Vuốt tinh cá mú cọp 26
Hình 3.1: Hoạt lực (%) và vận tốc (m/s) của tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong
BSA, 0.3 M GLUCOSE, MPRS, ASP ở tủ lạnh 29
Hình 3.2: Hoạt lực (%) và vận tốc của tinh trùng (m/s) cá mú cọp với các tỷ lệ pha
loãng khác nhau trong ASP bảo quản trong tủ lạnh 31
Hình 3.3: Hoạt lực (%) và vận tốc của tinh trùng (m/s) với tỷ lệ pha loãng 1:3, ở
thang nhiệt độ 0ºC, 2ºC, 4ºC trong ASP 32
Hình 3.4: Hoạt lực (%) và vận tốc của tinh trùng (m/s) ở tỷ lệ pha loãng 1:3, thang
nhiệt độ 4ºC trong ASP có bổ sung Neomycin với các liều lượng khác nhau. 33
Hình 3.5: Hoạt lực (%) và vận tốc của tinh trùng (m/s) ở tỷ lệ pha loãng 1:3, thang nhiệt độ
4ºC trong ASP có bổ sung Gentamycine với các liều lượng khác nhau 34
Hình 3.6: Hoạt lực (%) và vận tốc của tinh trùng (m/s) ở tỷ lệ pha loãng 1:3, thang
nhiệt độ 4ºC trong ASP bổ sung Penicillin+Streptomycin với các liều lượng khác
nhau 35













1


MỞ ĐẦU
Việc nghiên cứu bảo quản tinh trùng của động vật trên cạn đã được thực hiện từ
lâu. Đến nay, các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào sản xuất và đã mang lại
nhiều lợi ích kinh tế cho ngành chăn nuôi gia súc, có ý nghĩa lớn trong việc lai, chọn
giống, lưu giữ nguồn gen [8].
Một trong những phương pháp giúp lưu giữ dòng thuần cá nói riêng và các loài
động vật thuỷ sản nói chung đó là bảo quản lạnh tinh trùng. Trong quá trình sản xuất
giống [40, 41]trong việc vận chuyển cá bố mẹ từ nơi này đến nơi khác, phục vụ lai tạo
giống mới, khắc phục khó khăn trong sản xuất nhân tạo một số loài cá do sự lệch pha
giữa cá đực và cá cái đồng thời bảo vệ được nguồn gen. Ngoài ra, bảo quản lạnh tinh
trùng còn có vai trò quan trọng trong việc hạn chế tối đa việc lưu giữ cá đực, bảo tồn
dòng thuần, hạn chế suy giảm do cận huyết trong quần đàn [82].
Bảo quản lạnh tinh trùng cá là một kỹ thuật đơn giản cho phép tinh trùng luôn có sẵn
tại các thời điểm khác nhau để tiến hành thụ tinh với trứng bằng cách tiêm hormon cho
con cái, làm tăng năng suất sinh sản [72]. Bảo quản lạnh làm giảm hoạt động trao đổi chất
của các tế bào tinh trùng và kéo dài thời gian sống của chúng [62].
Trên thế giới các công trình nghiên cứu bảo quản tinh cá đã được triển khai cách
đây 50 năm về trước. Bắt đầu năm 1953, Blaxter đã sử dụng tinh cá đông lạnh thụ tinh
cho cá trích, và kỹ thuật bảo quản tinh cá bắt đầu được quan tâm, phát triển nhanh và
đạt thành tựu đáng kể [88, 89]. Nhưng việc lưu trữ tinh ban đầu chỉ là cất giữ trong
điều kiện nhiệt độ thấp như: đá khô, tủ lạnh. Trong đó cá nước ngọt được nghiên cứu
nhiều nhất.
Ở Việt Nam, nghiên cứu bảo quản tinh cá mới bắt đầu nghiên cứu vào những
năm gần đây. Với ý nghĩa khoa học và khả thi trong sản xuất nên đã và đang thu hút
được nhiều sự quan tâm.
Mặt khác, xây dựng quy trình kỹ thuật bảo quản và lưu giữ tinh của cá cho phép
chủ động trong sản xuất giống, lai chọn giống, nhất là các loài có sự chệch lệch pha về
thời điểm thành thục sinh dục, các loài trong vòng đời có sự chuyển đổi giới tính, loài
khó thành thục trong điều kiện nuôi vỗ.
Bảo quản và lưu giữ tinh trùng cá trong tủ lạnh là biện pháp hữu hiệu để lưu giữ

nguồn gen nguyên liệu di truyền của cá bố mẹ, loài cá có giá trị kinh tế, loài có nguy
cơ tuyệt chủng, loài cá bản địa, giảm chi phí và các rủi ro gây thất thoát cá bố mẹ.
2
Cá mú cọp Epinephelus fuscoguttatus (Forsskal, 1775) là loài cá biển có giá trị
kinh tế cao, đã được liệt kê vào danh mục các loài cá biển có giá trị kinh tế. Chúng
phân bố rộng trên vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, loài cá này phân
bố từ bắc đến nam, tập trung ở các vùng biển có độ mặn cao [7, 9]. Do cá mú cọp là
loài có tốc độ tăng trưởng nhanh, kỹ thuật nuôi thương phẩm đơn giản, giá trị kinh tế
cao và đặc biệt ít bệnh do cá có khả năng kháng bệnh tốt nên chúng đang được nuôi ở
rất nhiều nơi, đặc biệt là ở khu vực châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,
Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Brunei Ở Việt Nam, chúng đang được
nuôi ở một số tỉnh như Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa và Bà Rịa – Vũng Tàu [1, 7,
10, 12, 15].
Nghề nuôi cá mú ở châu Á đã xuất hiện khá lâu, nhưng nguồn giống hoàn toàn dựa
vào tự nhiên. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá mú đã bắt đầu ở Nhật Bản vào thập
niên 60, các nước Đông Nam Á vào cuối thập niên 70. Đến nay, hơn 10 loài cá mú đã
được nuôi và sản xuất giống nhân tạo trong đó có cá mú cọp Epinephelus fuscoguttatus
[2, 15].
Cá mú cọp là loài chuyển đổi giới tính, từ lúc nhỏ cho đến lúc thành thục là con
cái sau đó thì chuyển thành con đực. Chiều dài thành thục lần đầu đạt 50 cm. Chiều dài
tối đa đối với cá thể đực có thể đạt 120 cm. Cá mú cọp có thể đạt được đến tuổi là 40
và khối lượng 11 kg [95].
Do kích thước cá đực lớn nên trong thực tế tự nhiên số lượng cá đực thường
rất ít, nguồn cá đực phục vụ trong sinh sản nhân tạo bị hạn chế [1, 4]. Vì vậy, việc
nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá mú cọp là rất cần thiết để làm giảm tối đa việc lưu
giữ cá đực bố mẹ, giảm stress ở cá đực do có tần số vuốt tinh ít hơn, tạo điều kiện
thuận lợi cho thụ tinh nhân tạo khi nguồn trứng sẵn có và thúc đẩy nghiên cứu di
truyền và sinh sản [35]. Bước đi quan trọng đầu tiên để thực hiện thành công vấn đề
này và để đánh giá đúng chất lượng tinh dịch chính là phải hiểu được đặc tính lý, hóa
của tinh trùng cá.

Tinh trùng của hầu hết các loài cá bất hoạt trong buồng sẹ và dịch tương. Hoạt
động của chúng xảy ra ngay sau khi phóng thích ra ngoài môi trường nước (sinh sản tự
nhiên) hoặc trong môi trường thích hợp (quá trình sinh sản nhân tạo).
Bảo quản và lưu giữ thành công tinh cá mú cọp trong tủ lạnh sẽ góp phần xây
dựng quy trình lưu giữ tinh cá mú cọp, làm cơ sở cho nghiên cứu áp dụng và xây dựng
phương pháp bảo quản tinh các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế khác.
3
Có rất nhiều công trình nghiên cứu bảo quản lạnh tinh trùng của một số loài cá đã
được công bố như cá hồi [87], cá tra,[39] cá tầm ,[78] cá đù vàng [60]. Xuất phát từ
ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, đề tài: “Nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá mú
cọp Epinephelus fuscoguttatus (Forsskal, 1775) trong tủ lạnh” thuộc đề tài “Nghiên
cứu một số đặc tính lý hóa học và bảo quản tinh trùng cá mú cọp Epinephelus
fuscoguttatus (Forsskal, 1775)” do Quỹ phát triển khoa học công nghệ Quốc gia tài
trợ được tiến hành.
Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu của đề tài này là xác định điều kiện tối ưu cho bảo quản tinh trùng cá
mú cọp Epinephelus fuscoguttatus (Forsskal, 1775) trong tủ lạnh.
Ý nghĩa khoa học:
Bảo quản lạnh tinh trùng cá là một công nghệ có giá trị lớn để hỗ trợ cải thiện
nguồn gen cho thế hệ sau.
Ý nghĩa thực tiễn:
Cung cấp nguồn tinh trùng sẵn có chất lượng tốt cho sinh sản nhân tạo, đồng thời
giải quyết phần nào giảm thiểu nguồn kinh phí mua cá đực
Nội dung thực hiện:
 Nghiên cứu xác định chất bảo quản tốt nhất cho bảo quản tinh trùng cá mú
cọp trong tủ lạnh
 Nghiên cứu xác định tỷ lệ pha loãng tốt nhất cho bảo quản tinh trùng cá
mú cọp trong tủ lạnh.
 Nghiên cứu xác định thang nhiệt độ tốt nhất cho bảo quản tinh trùng cá
mú cọp trong tủ lạnh.

 Nghiên cứu xác định loại và liều lượng kháng sinh tốt nhất cho bảo quản
tinh trùng cá mú cọp trong tủ lạnh
Do thời gian nghiên cứu ngắn, và kiến thức về lĩnh vực này còn hạn chế nên luận
văn tốt nghiệp không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất kính mong quý thầy cô và bạn đọc
đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn!

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá mú cọp
1.1.1. Vị trí phân loại
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Serranidae
Giống: Epinephelus
Loài: Epinephelus fuscoguttatus Forsskal, 1775
Tên tiếng Anh: Tiger grouper
Tên tiếng Việt: cá mú cọp, cá mú hoa nâu, cá mú chấm nâu, cá song hoa
nâu, cá song dây.

Hình 1.1: Hình dạng ngoài của cá mú cọp Epinephelus fuscoguttatus (Forsskal, 1775)
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Thân hình thoi dẹt bên, phủ vảy tròn (ở cá nhỏ phủ vảy lược). Chiều dài thân
bằng 2,6 – 2,9 lần chiều cao thân. Hốc mắt phẳng hoặc hơi lõm; ở cá mú cọp trưởng
thành phần đầu tiếp giáp với lưng bị lõm xuống ở hai bên, kéo dài từ mắt đến gần gốc
vây lưng. Vây đuôi lồi tròn. Thân màu nâu – vàng nhạt, có các vết lớn không đều màu
nâu ở đầu và thân, các vết đen nhạt dài ở lưng. Có một vết đen hình yên ngựa trên bắp
đuôi. Đầu, thân và các vây có nhiều chấm nâu – đen nhỏ phân bố rất thưa [4, 6, 7].
Xương nắp mang trước hình răng cưa có góc lượn tròn. Rìa trên của nắp mang
sau cong lên và nhô về phía sau, còn phần cuối đi xuống gần như thẳng đứng, xương

nắp mang chính có 2 gai gẹt chìm dưới da. Lược mang ngắn và chắc với số lượng từ
5
28 đến 31 lược mang, phía trên có từ 10 đến 12 lược mang, phía dưới có 18 đến 21
lược mang. Cạnh xương phía trước ổ mắt lõm sâu hơn hốc mũi; hốc mũi hình tam
giác, phần sau lớn hơn phần trước từ 4 đến 7 lần; hàm trên phát triển kéo dài tới mắt,
răng hình dùi mọc thành đai trên hai hàm, phần giữa hàm dưới có 3 hay 4 hàng răng,
hàng răng trong dài hơn hàng răng ngoài, răng nanh không rõ ràng. Vây lưng có 11 gai
cứng và 13 đến 15 tia vây mềm (thường là 14 tia), gai số 3 hoặc số 4 thường là gai dài
nhất và bằng 2,9 đến 3,5 lần chiều dài đầu, nhưng ngắn hơn các tia vây lưng mềm dài
nhất. Giữa các gai cứng là những màng mỏng có chấm hoa văn [4, 6, 7].
1.1.3. Sinh thái và phân bố
Trên thế giới: cá mú cọp phân bố chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới Ấn Độ - Thái
Bình Dương, từ vĩ tuyến 35
o
Bắc đến 27
o
Nam và kinh tuyến 39
o
Đông đến 171
o
Tây,
từ biển Đỏ và dọc theo ven bờ phía đông của châu Phi, về phía đông đến Samoa và
đảo Phoenix, về phía bắc đến Nhật Bản và phía nam đến Australia (Fishbase.org).
Chúng ta có thể nhìn thấy bản đồ phân bố của cá mú cọp trên thế giới (Hình 1.2).

Hình 1.2: Phân bố của cá mú cọp trên thế giới (Nguồn: www.aquamaps.org,
version of Aug. 2010. Web. Accessed 9 Mar. 2013)

Việt Nam: loài cá này phân bố từ bắc đến nam, chúng tập trung ở vùng biển miền
trung và nam bộ, chủ yếu ở các vùng biển Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận. Cá nhỏ

sống ở vùng nước cạn, cá lớn sống ở vùng nước sâu, thường gặp ở các vùng cửa sông
và các rạn san hô có độ trong cao. Hiện nay, chúng đang được nuôi ở một số tỉnh như
Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa và Bà Rịa – Vũng Tàu [1, 4, 7, 9].

Cá mú cọp phân bố
6
Cá mú cọp là một trong những loài cá ăn thịt lớn nhất rạng san hô. Đây không
phải là loài cá phổ biến và rất khó để tiếp cận được chúng dưới nước. Cá mú cọp thích
sống ở các hốc đá, vùng ven bờ quanh các đảo có đá san hô, nơi có độ sâu từ 1 – 60m,
thường từ 10 – 30m. Cá thích hợp ở nhiệt độ từ 22 – 28
o
C, ở 18
o
C cá bắt đầu bỏ ăn, ở
15
o
C cá hầu như ngưng hoạt động. Cá mú cọp chịu được độ mặn trong giới hạn 11 –
41‰ [2, 7].
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá mú cọp thuộc nhóm cá dữ, thức ăn thiên về động vật, có tập tính rình bắt mồi
ở nơi yên tĩnh. Cá mú cọp có tính tranh giành thức ăn dữ dội, khi thiếu thức ăn chúng
có thể ăn thịt lẫn nhau. Cá con mới nở ăn động vật phù du; khi lớn lên cá ăn các loại cá
con, tôm, mực,…Cá thích ăn mồi sống, không ăn mồi chết và thức ăn chìm ở đáy.
Trong môi trường nuôi nhốt, thường cho cá ăn thức ăn tự chế biến từ các nguồn
nguyên liệu sẵn có ở địa phương như cá tạp, cua, ốc, các phụ phế phẩm [2, 4].
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá mú cọp là loài tăng trưởng nhanh, trong 3 năm đầu có thể đạt 50 – 70cm chiều
dài và khối lượng 4 – 7kg. Trong tự nhiên, cá có thể đạt kích thước 120cm và >11kg.
Trong nuôi thương phẩm, với cá giống cỡ 30 – 50g khi nuôi từ 6 – 8 tháng sẽ đạt khối
lượng từ 0,5 – 1kg/con [2, 4].

1.1.6. Đặc điểm sinh sản
Cá mú cọp là loài chuyển đổi giới tính, từ lúc nhỏ cho đến lúc thành thục là con
cái sau đó thì chuyển thành con đực. Chiều dài thành thục lần đầu đạt 50 cm. Chiều dài
tối đa đối với cá thể đực có thể đạt 120 cm. Mùa vụ sinh sản tùy thuộc vào từng vùng
địa lý. Ở phía bắc nước ta, cá sinh sản vào tháng 5 đến tháng 7, ở miền trung và nam,
mùa sinh sản từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau [1, 2, 4].
1.2. Một số đặc điểm của tinh trùng cá
1.2.1. Quá trình sinh tinh trùng
Tinh trùng trước khi thành thục trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cuối
cùng mới phân hóa cao độ hình thành tế bào sinh dục đực hoàn thiện có năng lực thụ
tinh. Quá trình tạo tinh trùng của cá diễn ra trong tinh sào [3] bắt đầu từ tế bào sinh
dục nguyên thủy và trải qua các thời kì sau:
Thời kì tăng sinh: Từ tế bào sinh dục nguyên thủy phân chia nguyên nhiễm
nhiều lần tạo thành các tinh nguyên bào. Tinh nguyên bào có một nhân to, chất nguyên
7
sinh trong nhân phân bố đều; đường kính của tinh nguyên bào dao động từ 9 – 16 µm
[3, 5, 8].
Thời kì sinh trưởng: Ở giai đoạn này, chất dinh dưỡng do tinh nguyên bào hấp
thụ được đồng hóa và chuyển thành nguyên sinh chất của tế bào. Do đó tế bào sinh
trưởng mãnh liệt, thể tích tăng lên và hình thành tinh bào sơ cấp (tinh bào cấp 1).
Nguyên sinh chất trong nhân tế bào từ dạng hạt đã biến thành thể nhiễm sắc sợi mảnh
hoặc thô chuẩn bị cho giai đoạn phân chia tiếp theo. Những thay đổi về nhân này làm
cho các tinh bào cấp 1 có hình dạng đặc biệt để phân biệt chúng với các loại tinh bào
đang ở thời kỳ khác [3, 5, 8].
Thời kì thành thục: Tinh bào sơ cấp trải qua 2 lần phân chia liên tục. Lần phân
chia 1: tinh nguyên bào sơ cấp phân chia giảm nhiễm hình thành 2 tế bào thứ cấp. Số
lượng nhiễm sắc thể trong nhân giảm đi một nửa (thể đơn bội kép). Lần phân chia 2:
tinh bào thứ cấp phân chia nguyên nhiễm tạo nên 2 tinh tử có bộ nhiễm sắc thể 1n. Như
vậy, từ 1 tế bào sinh dục nguyên thủy sẽ tạo thành 4 tinh tử có bộ nhiễm sắc thể 1n. Tinh
tử trải qua các quá trình biến thái đặc biệt để hình thành nên tinh trùng như: nhân dồn

về phía đầu, thể golgi biến thành thể đỉnh, phần dưới kéo dài thành đuôi, bên trong có
các bó sợi trục do trung tử đuôi biến thành [3, 5, 8].
Thời kì trưởng thành: Các tinh tử biến thái thành các tinh trùng hoàn thiện.
Trong các bào nang chứa các tế bào tinh cùng giai đoạn. Tinh trùng cá đường kính
phần đầu 1,5 - 5µm, dài 15µm [3, 5, 8].
1.2.2. Đặc điểm cấu tạo của tinh trùng
Tinh trùng ở các lớp động vật khác nhau thì khác nhau về hình thái. Ở những cá
thụ tinh ngoài, trứng và tinh trùng được đổ vào trong môi trường nước nên tinh trùng
thường nhiều với hình thái đơn giản, kích thước ngắn và khoảng thời gian vận động
ngắn. Ngược lại, ở những loài cá thụ tinh trong, tinh trùng được đưa vào đường sinh
dục cái, số lượng tinh trùng ít hơn nhưng có hình thái phức tạp hơn, kích thước dài hơn
và có năng lượng dự trữ lớn hơn để cho phép khoảng thời gian vận động dài hơn [21,
41, 58, 65]. Nhưng nhìn chung, tinh trùng đều có cấu tạo chung gồm 3 phần: phần đầu,
phần cổ và phần đuôi
8
(Hình 1.3)













Hình 1.3: Cấu tạo của tinh trùng [58]

Phần đầu: Đầu tinh trùng là phần có khả năng kích thích trứng và chuyển vật
chất di truyền vào trong trứng. Hình thái của đầu tinh trùng khác nhau tùy loài, có thể
là hình đa giác, hình xoắn (ở cá sụn) hay hình ovan, ở cá xương đầu tinh trùng có cấu
tạo đơn giản gần như hình tròn. Đầu tinh trùng thường rất to so với phần cổ và đuôi.
Trên cùng của đầu, nằm ngang dưới màng là thể đỉnh. Thể đỉnh có hình như chiếc mũ
trùm xuống phía dưới, trong nó chứa enzyme Hialuronidaza có tác dụng hòa tan màng
tế bào trứng mở đường cho tinh trùng xâm nhập vào khi thụ tinh; thể đỉnh do bộ máy
Golgi tạo thành. Nhân tinh trùng nằm dưới thể đỉnh, rất to và đông dặc, chứa nguyên liệu
di truyền của giao tử đực. Bao quanh nhân và thể đỉnh là một lớp tế bào chất mỏng [3].
Phần cổ: Phần cổ tinh trùng tương đối ngắn, cách đầu bằng một lớp màng mỏng.
Trong cổ chứa trung tử đầu và trung tử đuôi nằm vuông góc với nhau. Từ trung tử đuôi
phát ra các sợi trục của tinh trùng. Trung tử đầu đóng vai trò quan trọng trong quá
trình phân chia trứng đã được thụ tinh [3].
Phần đuôi: Đuôi tinh trùng cá là cơ quan hoạt lực dài và mảnh tùy theo loài.
Phần đầu của đuôi tinh trùng là vòng xoắn ty thể. Ty thể là bào quan mang các enzyme
oxy hóa và enzyme oxyphotphorin hóa do vậy nó có liên quan đến quá trình hoạt động
và chuyển hóa năng lượng của tinh trùng. Phần cuối của đuôi gồm 10 đôi sợi trục, 1

9
đôi phân bố ở giữa và 9 đôi ở ngoại vi. Đuôi đảm bảo cho tinh trùng hoạt động. Sự di
chuyển được thực hiện bằng cách chuyển động co duỗi lượn sóng và chuyển động đập
của đuôi [3].
1.2.3. Kích thước và số lượng
Kích thước của tinh trùng thường rất bé so với tế bào trứng của cùng 1 loài. Ví
dụ: người từ 50 – 70µm, hầu: 75µm, tôm he: 10µm, bào ngư: 58µm.[3, 8] cá rô 20
µm [2], ngược lại, số lượng tinh trùng của chúng lại rất lớn.
Theo Le và ctv [49, 50] mật độ là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá
chất lượng tinh dịch. Mật độ trung bình ở một số loài cá nước ngọt như sau: cá trắm
đen là 26,6×10
9

tb/mL, cá trắm cỏ là 36,5×10
9
tb/mL, cá mè hoa là 33,9×10
9
tb/mL,
cá mè trắng là 34,4×10
9
tb/mL, cá chép là 39,4×10
9
tb/mL, cá trê 39,7×10
9
tb/mL
.[18] Đối với một số loài cá biển mật độ tinh trùng như sau: cá ngừ đại dương là 30 –
50×10
9
tb/mL, cá chẽm là 60×10
9
tb/mL, cá tuyết là 4,5 – 8,7×10
9
tb/mL [32, 33].
1.3. Đặc tính lý, hóa học của tinh trùng
Tinh dịch có chứa tinh trùng và dịch tương là nơi trung gian của các chức năng
hóa học để xuất tinh. Trong dịch tương có một số thành phần hỗ trợ tinh trùng trong
khi các thành phần khác phản ánh chức năng của hệ thống sinh sản và tinh trùng [14].
Các nghiên cứu về tính chất tinh dịch giúp chúng ta hiểu được quá trình sinh hóa cơ
bản xảy ra trong hoạt động của tinh trùng và trong quá trình thụ tinh, [40] đánh giá khả
năng sinh sản của tinh trùng của một số loài cá và phát triển các phương pháp để lưu
trữ ngắn hạn và dài hạn tinh dịch cá [14, 65].
1.3.1. Đặc tính lý học của tinh trùng
Đặc tính lý học của tinh trùng được thể hiện ở mật độ và hoạt lực của tinh trùng:

Mật độ tinh trùng:
Mật độ tinh trùng thường được sử dụng để đánh giá chất lượng tinh dịch cá và
khả năng thụ tinh [65, 68, 71]. Có 3 phương pháp chủ yếu được sử dụng để xác định
mật độ tinh trùng: (1) sử dụng buồng đếm hồng cầu để đếm số lượng tinh trùng; (2)
phương pháp đo lường bằng cách sử dụng máy li tâm để xác định độ quánh của tinh
dịch (tỉ lệ thể tích dịch tương thu được với tổng thể tích của tinh dịch đem đo x 100);
(3) sử dụng máy quang phổ để xác định mật độ quang của tinh trùng [36, 42, 65, 72].
Mật độ tinh trùng và độ quánh của tinh dịch cũng khác nhau giữa các con đực trong
cùng một loài, giữa các loài và trong mùa sinh sản. Trước mùa sinh sản thì mật độ tinh
trùng cá hồi vân

Oncorhynchus
mykiss
, cá chép

Cyprinus

carpio và độ quánh của cá
tầm
Acipenser
fluvescens giảm từ năm này qua năm khác [16, 20, 22, 65].
10
Hoạt lực tinh trùng
Năng lượng cung cấp cho sự hoạt lực của tinh trùng chủ yếu dựa vào sự phân
giải glucid, năng lượng dự trữ của tinh trùng. Sự hoạt lực là tiêu chuẩn quan trọng nhất
để xác định sức sống của tinh trùng cá. Cá đực thành thục tốt thì tinh trùng khỏe mạnh
và tuổi thọ kéo dài hơn so với cá đực chưa thành thục [8].
Suquet và ctv [72] cũng chia ra 6 mức để đánh giá hoạt động của tinh trùng dựa
vào phần trăm tinh trùng hoạt lực:
Mức 0: 0% tinh trùng hoạt lực.

Mức 1: > 0 – 20% tinh trùng hoạt lực.
Mức 2: > 20 – 40% tinh trùng hoạt lực.
Mức 3: > 40 – 60% tinh trùng hoạt lực.
Mức 4: > 60 – 80% tinh trùng hoạt lực.
Mức 5: > 80 – 100% tinh trùng hoạt lực.
Một số phương pháp khác để đánh giá khả năng vận động của tổng số tinh trùng
là đánh giá tốc độ vận động của tinh trùng: bất hoạt (vận tốc 5 < µm/s); vận động cục
bộ (vận tốc 5 – 20 µm/s) và hoàn toàn có thể cử động dễ dàng (vận tốc > 20 µm/s)
[46]. Hoặc dựa trên hoạt động bơi lội của chúng như: tuyến tính (chỉ số tuyến tính >
0,9), phi tuyến tính (chỉ số tuyến tính ≤ 0,9) và vòng tròn (bán kính vòng tròn tối đa =
20 µm) [13].
Kỹ thuật phân tích hoạt lực ngày càng được nâng cấp và cập nhật. Một số nhà
nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài đa phần dựa theo cảm quan để phân tích hoạt
lực. Tiếp đến là dùng video để phân tích nhưng ngày nay các nhà nghiên cứu đã ứng
dụng phần mềm cho phân tích hoạt lực tinh trùng. Phần mềm đó là CASA (Computer
aided for sperm analysis) [17, 18, 36, 41, 51]. Phần mềm này có thể giúp chúng ta
phân tích một cách chuẩn xác các thông số cần thiết cho nghiên cứu đánh giá khả năng
hoạt lực của tinh trùng. Các thông số này đó là: vận tốc của tinh trùng, phần trăm hoạt
lực và thời gian hoạt lực của tinh trùng. Các thông số này được ứng dụng đưa vào
phân tích trong nghiên cứu đánh giá hoạt lực của tinh trùng cá mú cọp.
1.3.2. Đặc điểm vận động của tinh trùng
* Đặc điểm vận động:
Khi còn ở trong tuyến sinh dục, tinh trùng không vận động nhưng khi rơi vào nước
nó vận động mạnh. Ở cá nước ngọt, tinh trùng lao đầu về phía trước sau 1-2 phút chuyển
11
động chậm dần và sau đó chuyển sang chuyển động dao động. Khoảng 2-3 phút lượng
tinh trùng chuyển động còn rất ít và cuối cùng toàn bộ ngừng hoạt động [2].
Vận động của tinh trùng phụ thuộc vào đặc điểm của loài, mức độ thành thục của
nó và điều kiện môi trường mà nó đang sống. Sự chuyển động và thời gian vận động
của tinh trùng có thể giúp đánh giá được chất lượng tinh trùng. Tinh trùng có khả năng

vận động độc lập do sự co duỗi của phần đuôi. Vận động của tinh trùng trong nước
thường có hai giai đoạn, thoạt tiên là vận động tiến về phía trước, tiếp theo là vận động
yếu dần theo hình thức dao động quả lắc. Năng lực, tốc độ và thời gian vận động của
tinh trùng phụ thuộc vào mức độ thành thục và điều kiện môi trường sống của chúng.
Năng lượng cung cấp cho tinh trùng vận động chủ yếu dựa vào sự phân giải
gluxit_năng lượng dự trữ của tinh trùng. Sự vận động là tiêu chuẩn quan trọng nhất để
xác định sức sống của tinh trùng cá. Thời gian vận động ở trong nước của tinh trùng
các loài cá rất khác nhau và đều rất ngắn [14]. Persov, 1941 đã đề nghị một bảng để
đánh giá mức độ (5 mức) chuyển động của tinh trùng sau khi cho vào dung dịch kích
hoạt [79].
Cụ thể là:
Mức 5: Tất cả tinh trùng đều chuyển động tiến thẳng,
Mức 4: Đa số tinh trùng chuyển động tiến trong hiển vi thường thấy chỉ có một
số ít tinh trùng dao động,
Mức 3: Số tinh trùng chuyển động ít hơn số tinh trùng dao động, đã có một số
tinh trùng bất hoạt,
Mức 2: Rất ít tinh trùng chuyển động tiến, một số ít chuyển động dao động, ¾ số
tinh không chuyển động,
Mức 1: Tất cả tinh trùng không chuyển động.
Cá đực thành thục tốt thì tinh trùng khỏe mạnh và tuổi thọ kéo dài hơn so với cá
đực chưa thành thục.
1.3.3. Kích hoạt vận động của tinh trùng
Tinh trùng của cả cá nước ngọt và cá biển thì không hoạt động trong buồng sẹ và
dịch tương. Hoạt động của chúng xảy ra sau khi phóng thích ra ngoài môi trường nước
chúng đang sống trong quá trình sinh sản tự nhiên hoặc trong môi trường thích hợp
trong quá trình sinh sản nhân tạo [14, 20, 52, 58, 65].
Hoạt lực của tinh trùng là một trong những thông số cơ bản để đánh giá chất
lượng tinh dịch và khả năng thụ tinh của cá, trong đó tốc độ vận động của tinh trùng là
12
một yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng vận động của tổng số tinh trùng và thời

gian vận động của tinh trùng cho biết khoảng thời gian có thể để thụ tinh [19, 44, 46,
49, 51, 52, 54]. Khả năng vận động của tinh trùng cũng được sử dụng để đánh giá ảnh
hưởng của các yếu tố bên ngoài như stress, dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc và các yếu
tố môi trường giúp cải thiện chất lượng cá bố mẹ [14, 35, 54, 58].
Khi kích hoạt vận động của tinh trùng, một trong những yếu tố quan trọng để
đánh giá chính xác cần pha loãng tinh trùng ở một tỉ lệ thích hợp; dung dịch này cho
phép tất cả tinh trùng được kích hoạt cùng một lúc. Việc đầu tiên cần thực hiện là pha
loãng trong một dung dịch không kích hoạt để tránh sự vận động tự phát ban đầu của
tinh trùng trong thời gian vuốt tinh. Dung dịch không kích hoạt thường giống với
thành phần của dịch tương. Phải chú ý đến áp suất thẩm thấu, độ pH và nồng độ các
ion để tránh điều kiện kích hoạt vận động của tinh trùng trong dung dịch; với cá biển
thường sử dụng dung dịch NaCl với áp suất thẩm thấu ở nồng độ khoảng 300
mOsm/kg (tương tự nồng độ của dịch tương). Sau đó, sử dụng nước ngọt đối với cá
nước ngọt và sử dụng nước biển đối với cá biển để pha loãng tinh trùng khi kích hoạt
[44, 52]. Tinh trùng của cá nước ngọt được kích hoạt trong môi trường nhược trương
khi chuyển từ tinh dịch ra môi trường nước ngọt có áp suất thẩm thấu thấp hơn và
ngược lại đối với các loài cá biển là môi trường ưu trương khi chuyển từ tinh dịch ra
môi trường nước mặn có áp suất thẩm thấu cao hơn [58].
Ở hầu hết cá loài cá nước ngọt, thời gian hoạt lực của tinh trùng ngắn, ví dụ ở cá
chép Cyprinus carpio thời gian hoạt lực chỉ 30-40 giây [42]. Thời gian hoạt lực của
tinh trùng cá biển dài hơn như ở Cá thu ngựa Địa Trung Hải Trachurus mediterraneus
là 60 giây và cá phèn Mullus barbatus là 125 giây [38, 43, 58]. Đồng thời, khi kích
hoạt vận động của tinh trùng cá biển trong nước biển, tinh trùng bơi rất nhanh, tốc độ
ban đầu từ 150 – 300 µm/s và tần số nhịp roi cao 50 – 70 Hz tùy thuộc vào loài [30].
1.3.4 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng sống và hoạt động của tinh trùng
Dung dịch bảo quản:
Dung dịch bảo quản còn được các nhà nghiên cứu gọi là Extender, có tác dụng
duy trì trạng thái vô hoạt, không làm tinh trùng chuyển động trước khi sử dụng, kéo
dài thời gian sống tiềm sinh của tinh trùng [21]. Việc tìm được Extender thích hợp là
bước đầu tiên của quá trình bảo quản tinh và Extender được định nghĩa như sau:

“Extender là một dung dịch của muối vô cơ hoặc hữu cơ, có tác dụng bảo vệ sự sống
của tế bào tinh trùng trong thời gian bảo quản”. Extender thường bao gồm hỗn hợp các
13
chất vô cơ và hữu cơ giống như tinh dịch hoặc tế bào chất của tinh dịch. Thành phần
các chất trong môi trường pha loãng hạn chế nhân tố gây hại đối với tinh trùng đồng
thời thỏa mãn các điều kiện sống của tinh trùng ngoài cơ thể, ngoài đảm bảo chất dinh
dưỡng giống tinh tươi của cá cần đặc biệt chú ý tới các yếu tố pH, áp suất thẩm thấu,
tỷ trọng, độ nhớt, nhiệt độ, tỷ lệ các chất điện giải và không điện giải [49].
Qua nghiên cứu trên các đối tượng cá biển một số tác giả đã tìm ra các loại
Extender phù hợp để bảo quản tinh của một số loài cá biển như sau:
Bảng 1.1: Các loại Extender sử dụng bảo quản tinh một số loài cá biển
Loài cá Thành phần hoá học của Extender Tác giả
Cá Hồi ĐTD NaCl, glucose or sucrose [51]
Cá Bơn ĐTD NaCl, glycine, NaHCO
3
[30]
Cá Song điểm gai

NaCl [50]
Cá Tuyết Sucrose, reduced glutathione, KHCO
3
[75]
Cá Song NaCl, NaHCO
3
, fructose, lecithin, mannitol [95]
Cá Đối Ringer solution for marine fish [37]
Cá Nheo ĐD Medium mimicking seminal filuid [96]
Cá Trích TBD Ringer for marine fish [80]
Cá Bơn Sao NaCl [81]
Cá Tráp NaCl [20]

Cá Bơn Sucrose, reduced glutathione, KHCO
3
[44]
ĐTD: Đại Tây Dương
TBD: Thái Bình Dương
ĐD: Đại Dương
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt lực của tinh trùng
1.4.1. Các yếu tố bên trong
Chất lượng cá bố mẹ
Người ta đã chứng minh được rằng chất lượng cá bố mẹ có ảnh hưởng lớn đến
hoạt lực và khả năng thụ tinh của tinh trùng. Cá đực thành thục tốt cho tinh trùng có
chất lượng tốt hơn những con thành thục chưa tốt. Quản lý tốt chất lượng cá bố mẹ là
yếu tố quan trọng để cho tinh trùng có chất lượng cao, và nó liên quan đến các yếu tố
môi trường trong điều kiện nuôi dưỡng như nhiệt độ, oxy, độ mặn,… Ở cá bơn, thể
tích tinh trùng giảm khi nhiệt độ nước trong bể nuôi giữ cá bố mẹ tăng. Trong cá hồi,
chất lượng tinh trùng bảo quản lạnh được tăng lên khi quản lý tốt nhiệt độ nước trong
quá trình nuôi cá bố mẹ. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng khi nuôi cá bố mẹ cũng ảnh
14
hưởng rất lớn đến chất lượng tinh trùng. Các chất như gossypol có trong thức ăn viên
sẽ làm giảm khả năng hoạt lực của tinh trùng; nếu nguồn thức ăn cung cấp cho cá bố
mẹ thiếu hụt vitamin C sẽ gây thiếu hụt vitamin C trong huyết tương, từ đó làm giảm
mật độ, khả năng vận động và khả năng thụ tinh của tinh trùng [18, 23, 42, 52, 64, 65].
Kỹ thuật chọn cá bố mẹ
Chọn cá bố mẹ trước khi thu mẫu là khâu quan trọng đầu tiên, vì chất lượng tinh
và trứng của cá bố mẹ có tốt hay không còn phụ thuộc vào mức độ thành thục của nó
và điều kiện mà nó đang sống. Khả năng vận động của những tinh trùng đang ở giai
đoạn IV hoặc cuối giai đoạn V đều kém so với tinh trùng đầu và giữa giai đoạn V.
Trong quá trình bảo quản tinh nhằm mục đích lưu giữ nguồn gen phục vụ chương trình
chọn giống đòi hỏi tinh phải có chất lượng tốt tức là phải chọn cá bố mẹ có chất lượng
tốt (những con cá đực bị bệnh không được dùng để bảo quản tinh). Hơn nữa, việc dùng

kích dục tố cũng ảnh hưởng tới chất lượng tinh.
Chất lượng tinh dịch
Tinh dịch tốt là tinh dịch có màu trắng sữa hoặc trắng đục, đặc sệt và không lẫn
tạp chất như phân, nước tiểu, nhớt cá, nước. Tinh dịch tốt thì hoạt lực của tinh trùng
mãnh liệt hơn, sống lâu hơn và khả năng chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường tốt
hơn [10, 34].
Chất lượng tinh dịch thay đổi trong mùa sinh sản, ở cá chẽm châu Âu
Dicentrarchus labrax, mật độ tinh trùng giảm sau 2 tuần khi bắt đầu mùa sinh sản
[17]; tinh trùng cá tuyết Đại tây dương Gadus morhua [23] , cá bơn Scophthalmus
maximus [68, 70, 72], cá bơn Hippoglossus sp [75] có dấu hiệu lão hóa vào cuối mùa
sinh sản với những thay đổi về hình thái học, mất roi và suy giảm khả năng vận động.
1.4.2. Các yếu tố bên ngoài
Thao tác thu mẫu
Trước khi thu mẫu, dụng cụ phải được khử trùng và để nơi thoáng mát, cá bố mẹ
phải kiểm tra lại. Khi thu mẫu phải hết sức cẩn thận, tránh không để phân và nước cá
hoặc máu chảy vào tinh dịch nếu không thì tinh trùng dễ bị kích thích bởi các tạp chất
đó và thời gian cất giữ ngắn. Thường vào mùa cá thành thục nhiệt độ ngày càng tăng
cao, tốt nhất là lấy tinh vào lúc sáng sớm, khi đó nhiệt độ không khí tương đối thấp,
tinh dịch vuốt ra khó biến chất. Không nên lấy tinh dưới ánh sáng mặt trời vì tia tử
ngoại có tác hại sát thương tinh trùng. Trong quá trình thu tinh, những dụng cụ đựng
tinh dịch cần để ở những nơi thoáng mát, không nên nắm dụng cụ trong tay bởi nhiệt độ
15
tay cao có thể làm giảm tuổi thọ của tinh trùng và ảnh hưởng tới thời gian bảo quản.
Tinh dịch thu xong nên chuyển nhanh về phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra và xử
lý mẫu.
Ngoài các yếu tố trên để đánh giá đúng kết quả cần tiến hành gieo tinh theo tỷ lệ
hợp lý giữa số lượng trứng và tinh, lượng tinh nhiều hoặc ít đều ảnh hưởng không tốt.
Chất lượng trứng cũng như kỹ thuật thụ tinh, điều kiện môi trường trong quá trình ương
ấp cũng là nhân tố ảnh hưởng đến kết quả. Tóm lại, để có được một quy trình chuẩn có
thể áp dụng cho tất cả các loài cá là rất khó, vì mỗi loài có đặc điểm sinh học và sống

trong những điều kiện khác nhau. Song về nguyên lý của một quy trình đều thực hiện
qua các bước sau: (1) Thu mẫu tinh; (2) Đánh giá chất lượng tinh; (3) Lựa chọn dung
dịch bảo quản; (4) Cho dung dịch bảo quản và tinh cá vào eppendof tube 1,5ml đã được
vô trùng và khô; (5) Đưa vào tủ lạnh bảo quản.
Áp suất thẩm thấu
ASTT của môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức sống của tinh trùng. Nếu
tinh trùng được đưa vào môi trường có ASTT cao hơn ASTT của tế bào chất tinh trùng
thì nước từ trong tế bào chất đi ra ngoài, tinh trùng bị mất nước và teo lại, đuôi hoạt
động không linh hoạt nữa, tinh trùng không vận động được và mất khả năng thụ tinh.
Nếu đưa tinh trùng vào môi trường có ASTT thấp hơn ASTT của tế bào chất tinh trùng
thì nước có xu hướng thấm vào tinh trùng làm cho nó bị trương phồng lên dẫn tới vỡ tế
bào. Ở trong môi trường đẳng trương ASTT bên ngoài bằng bên trong, tức là ASTT
của môi trường bằng ASTT trong nguyên tinh dịch thì tinh trùng không phải tiêu hao
năng lượng cho việc điều chỉnh ASTT, vì vậy sẽ kéo dài được tuổi thọ.
Tinh trùng cá xương có thể điều chỉnh ASTT theo một chiều nhất định. Đối với cá
nước ngọt, ASTT của tế bào chất tinh trùng tương đương với dung dịch nước muối NaCl
0,5% và nó có khả năng thích nghi với môi trường nước có ASTT thấp hơn ASTT của tế
bào chất nên nó chống được sự thấm nước từ ngoài vào. Tuy nhiên, tinh trùng cá nước
ngọt lại không có khả năng điều chỉnh ASTT ở môi trường có ASTT cao. Trong môi
trường có ASTT cao hơn, tinh trùng cá nước ngọt sống lâu hơn so với môi trường có
ASTT thấp hơn vì ở đó chúng tiêu tốn ít năng lượng hơn [14].
Đối với cá biển, ASTT của tế bào chất tương đương với dung dịch nước muối
NaCl 0,75%, thấp hơn so với ASTT của nước ngọt. Khi vào nước biển tinh trùng của
cá biển có khả năng điều hòa ASTT để tế bào chất của nó không bị mất nước, nhanh
chóng thích nghi với điều kiện môi trường. Tinh trùng cá biển không có khả năng điều
16
hòa ASTT khi chúng ở môi trường có ASTT nhỏ hơn ASTT của tế bào chất của
chúng, nghĩa là không chống được sự xâm nhập của nước vào tế bào chất [14].
Tóm lại, ASTT của môi trường bằng ASTT trong nguyên tinh dịch là tốt nhất cho
tinh trùng sống và có khả năng thụ tinh bình thường.

Khoảng áp suất thẩm thấu cho sự vận động của tinh trùng phụ thuộc vào loài, ở
đa số cá nước ngọt cho thấy tinh trùng hoạt lực trong môi trường có áp suất thẩm thấu
thấp như ở cá vàng Carassius auratus và cá chép Cyprinus carpio thời gian vận động
dài trong môi trường có áp suất thẩm thấu 100 – 200 mOsm/kg [57, 60], trong khi ở
các loài cá biển khả năng vận động thường bắt đầu trong các dung dịch có áp suất
thẩm thấu cao hơn 300 – 400 mOsm/kg: tinh trùng cá bơn Hippoglossus sp bắt đầu vận
động ở áp suất thẩm thấu trên 300 mOsm/kg [75], ở cá chẽm châu Âu Dicentrarchus
labrax là 400 – 1100 mOsm/kg [17], cá rô phi đen Sarathoredon melanotheron từ 333
– 645 mOsm/kg [58], cá bơn Scophthalmus maximus 350 – 1200 mOsm/kg [68], cá
nóc biển Takifugu niphobles 400 mOsm/kg [68].
Tỉ lệ pha loãng
Pha loãng cho phép tất cả các tinh trùng được kích hoạt cùng một lúc và tránh sai
sót trong trường hợp quan sát với mật độ cao. Điều này đặc biệt quan trọng trong các
loài có mật độ tinh trùng cao và tinh trùng chuyển động nhanh. Pha loãng tinh trùng sẽ
làm giảm mật độ của tinh trùng, nếu mật độ quá dày sẽ ảnh hưởng đến khả năng bơi của
tinh trùng do nó phải cạnh tranh cao trong một không gian hẹp, điều này sẽ khiến cho
tinh trùng tiêu hao năng lượng lớn và nhanh chết hơn. Tuy nhiên, nếu mật độ quá thưa
cũng làm giảm khả năng thụ tinh tinh của tinh trùng do quãng đường chúng phải bơi để
gặp trứng xa hơn. Do đó tỉ lệ pha loãng tối ưu là một yếu tố quan trọng để tinh trùng
hoạt lực tốt [11, 20, 22, 42, 52, 55].
Tỷ lệ pha loãng khác nhau dẫn đến mật độ tinh trùng trong mẫu khác nhau. Tỷ lệ
pha loãng giữa tinh và chất bảo quản ở các loài cá có thể thay đổi từ 1/1 đến 1/20, khi
tỷ lệ này lớn hơn 1/20 thường cho hoạt lực tinh trùng sau giải đông thấp hơn [36, 51].
Tỷ lệ pha loãng giữ tinh và chất bảo quản thích hợp cho cá Chép là 1:3 [72], cá Hồi
chó là 1:3 [63], cá Rô phi là 1:5 [51]. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ pha
loãng là tương đối rộng, việc lựa chọn sao cho phù hợp với từng loài cá là rất cần thiết
[33, 77, 89, 94].
Chất pha loãng
Chất pha loãng là một trong các yếu tố quyết định đến hoạt lực của tinh trùng.
Với mỗi loài cá khác nhau cần một dung dịch pha loãng có thành phần khác nhau.

×