Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu nguồn lợi và một số đặc điểm sinh học của loài trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa lamarck, 1819) tại Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Nam Yết, Phú Quốc ở biển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 87 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





NGUYỄN QUANG ĐÔNG




NGHIÊN CỨU NGUỒN LỢI VÀ MỘT SỐ ĐẶC
ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI TRAI TAI TƯỢNG
VẨY (TRIDACNA SQUAMOSA LAMARCK,1819)
TẠI CÙ LAO CHÀM, VỊNH NHA TRANG, NAM
YẾT, PHÚ QUỐC Ở BIỂN VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ





KHÁNH HÒA - 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG






NGUYỄN QUANG ĐÔNG



NGHIÊN CỨU NGUỒN LỢI VÀ MỘT SỐ ĐẶC
ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI TRAI TAI TƯỢNG
VẨY (TRIDACNA SQUAMOSA LAMARCK,1819)
TẠI CÙ LAO CHÀM, VỊNH NHA TRANG, NAM
YẾT, PHÚ QUỐC Ở BIỂN VIỆT NAM


Chuyên ngành: Nuôi trồng thuỷ sản
Mã số: 60 62 70


LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN QUANG HÙNG





KHÁNH HÒA - 2013
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực.Các số liệu tham khảo khác sử dụng trong nghiên cứu này thuộc về bản quyền
của các tác giả và được trích dẫn một cách rõ ràng minh bạch.

Người cam đoan


Nguyễn Quang Đông

ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản này được hoàn thành tại
Hội đồng đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Nha Trang. Hoàn thành luận văn này,
trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn TS. Nguyễn Quang
Hùng, đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, Trường Đại
học Nha Trang, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi
trong thời gian thực hiện đề tài luận văn này.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ chuyên môn thuộc
Phòng Nghiên cứu Bảo tồn biển, Viện Nghiên cứu Hải sản nơi tôi công tác, Trung tâm
nhiệt đới Việt- Nga đặc biệt là TS. Nguyễn Quang Hùng và PGS. TS. Đỗ Văn Khương
đã tạo điều kiện và cho phép tôi được sử dụng tư liệu để hoàn thành luận văn. Xin
chân thành cảm ơn các thầy, cô, Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản - Trường đại học Nha
Trang đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá học này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân và các bạn, đồng
nghiệp đã quan tâm sâu sắc, chia sẻ khó khăn và động viên để tôi hoàn thành luậ

n văn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hải Phòng, tháng 9 năm 2013
Học viên



Nguyễn Quang Đông


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 4
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. 4
1.1.1. Điều kiện môi trường sống của Trai tai tượng vẩy 4
1.1.2. Nghiên cứu liên quan đến phân bố nguồn lợi trai tai tượng vẩy 4
1.1.3. Tình hình khai thác và thương mại Trai tai tượng vẩy 5
1.1.4. Vị trí phân loại của trai tai tượng (Tridacna squamosa) 7
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 13
1.2.1. Đặc điểm phân bố nguồn lợi trai tai tượng vẩy. 13
1.2.2. Tình hình khai thác và tiêu thụ trai tai tượng vẩy 14

1.3. Vài nét khát quát về địa điểm thu mẫu nghiên cứu. 16
1.3.1. Địa lý 16
1.3.2. Một số yếu tố thủy lý thủy hóa. 19
1.3.3. Đặc điểm cấu trúc hình thái rạn san hô tại 4 đảo nghiên cứu 23
1.3.4. Một số yếu tố thủy sinh vật 25
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU 29
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu. 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1. Thiết kế điều tra, nghiên cứu 31
2.2.2. Phương pháp Manta tow tổng quan và xác định diện tích rạn 32
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố nguồn lợi, mật độ và kích thước 33
2.2.4. Phương pháp phân loại 34
2.2.5. Phương pháp cố định và bảo quản mẫu 34
2.3. Phương pháp ước tính trữ lượng và khả năng khai thác bền vững 35
iv

2.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh học 36
2.5. Phân tích và xử lý số liệu 42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
3.1. Một số đặc điểm sinh học của loài trai tai tượng vảy (T. squamosa) 43
3.1.1. Hình thái cấu tạo của trai tai tượng (Tridacna squamosa) 43
3.1.2. Đặc điểm dinh dưỡng 45
3.1.3. Thành phần thức ăn trong dạ dày 46
3.1.4. Đặc điểm sinh thái 46
3.1.5. Đặc điểm sinh học sinh sản 47
3.1.6. Chu kỳ sinh dục và mùa vụ sinh sản 50
3.2. Hiện trạng phân bố nguồn lợi trai tai tượng vẩy 53
3.2.1. Phân bố nguồn lợi loài trai tai tượng theo vùng địa lý 53
3.2.2. Phân bố nguồn lợi loài trai tai tượng trên nền đáy rạn và địa hình đới rạn 54
3.2.3. Phân bố nguồn lợi theo độ sâu. 56

3.2.4. Hiện trạng nguồn lợi loài trai tai tượng vẩy tại 4 đảo nghiên cứu 57
3.2.4.1. Sinh khối 57
3.2.4.2. Trữ lượng tức thời. 58
3.2.4.3. Sự biến động nguồn lợi loài T.squamosa tại 4 vùng đảo nghiên cứu
dưới các mối tác động. 59
3.3. Các giải pháp khai thác hợp lý, bảo vệ và quản lý bền vững nguồn lợi trai
tai tượng vẩy 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 73




v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
TTT Trai tai tượng
TVPD Thực vật phù du
NTTS Nuôi trồng thủy sản
ĐVTM Động vật thân mềm
GPS Máy định vị vệ tinh
SCUBA-Diving Thiết bị lặn sâu
FAO
Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (Food and Agricultu re
Organization oj the United Nations)
NTU Độ đục
GHCP Giới hạn cho phép
QCVN Quy chuẩn Việt Nam



vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Sản lượng xuất khẩu trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa) của một
số nước/lãnh thổ trên thế giới (1994-2003) 6
Bảng 1.2. Mùa vụ sinh sản của các loài trai tai tượng 12
Bảng 1.3. Thông số môi trường cơ bản trong nước tại tại 04 vùng đảo nghiên cứu 20
Bảng 1.4 . Hàm lượng muối dinh dưỡng trong nước tại 04 vùng đảo nghiên cứu 21
Bảng 1.5. Hàm lượng xyanua và hàm lượng dầu hòa tan trong nước tại 04 vùng
đảo nghiên cứu 22
Bảng 1.6. Đặc điểm kiểu rạn, phân đới cấu trúc và các dạng sống ưu thế của
quần xã san hô tại 2 khu vực biển nghiên cứu 24
Bảng 2.1. Bảng toạ độ các điểm khảo sát trai tai tượng vẩy tại 4 vùng nghiên cứu 29
Bảng 2.2. Số lượng mặt cắt thu mẫu trên các khu vực khảo sát 32
Bảng 2.3. Phân chia giai đoạn phát triển theo nhóm kích thước chiều dài cơ thể
T. squamosa 39
Bảng 3.1 . Kích cỡ lớn nhất của loàiTridacna squamosa tại 4 đảo nghiên cứu 44
Bảng 3.2. Tương quan thành thục sinh dục theo nhóm kích thước 50
Bảng 3.3. Sức sinh sản tuyệt đối, tương đối củatrai tai tượng vẩy theo nhóm kích thước. 52
Bảng 3.4. Trữ lượng tức thời loài trai tai tượng Tridacna squamosa tại 4 vùng
nghiên cứu 59




vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Loài trai tai tượng T. squamosa 9
Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo nội quan liên và hoạt động của tảo Zooxanthellaetrên
cơ thể của T. squamosa 11
Hình 2.1. Vị trí địa lý tự nhiên tại 4 khu vực nghiên cứu Trai tai tượng vẩy 31
Hình 2.2. Khảo sát tổng quan bằng phương pháp Manta tow 32
Hình 2.3. Phương pháp lặn SCUBA điều tra, nghiên cứu Trai tai tượng vẩy 34
Hình 2.4. Một số đặc điểm hình thái ngoài để nhận dạng các loàitrai tai tượng vẩy 37
Hình 2.5. Phương pháp đo và xác định các chỉ tiêu hình thái ngoài 37
Hình 2.6. Một số đặc điểm cấu tạo trong của trai tai tượng 38
Hình 2.7. Xử lý mẫu bằng máy xử lýmô tự động 40
Hình 2.8. Máy đúc mẫu Thermo shadon Histocentre 2 40
Hình 2.9. Quy trình cắt lát, làm nhãn và sấy khô mẫu 42
Hình 2.10. Buồng chứa các bể hóa chất nhuộm mẫu 42
Hình 3.1. Một số đặc điểm hình thái phân loại của loài trai tai tượng vẩy 43
Hình 3.2. Cơ thể trai tai tượng nhìn từ bên ngoài 45
Hình 3.3. Các giai đoạn phát triển của buồng trứng ( Độ phóng đại 40X ) 49
Hình 3.4. Phân bố mật độ cá thể loài Tridacna squamosa tại 4 đảo nghiên cứu 54
Hình 3.5. Đặc điểm phân bố loài Tridacna squamosa thường bám nhẹ và nổi
cả cơ thể trên mặt nền đáy 55
Hình 3.6. Phân bố loài T. squamosa 56
Hình 3.7. Dải độ sâu phân bố củaloài trai tai tượng vẩy trên 4 đảo nghiên cứu 57
Hình 3.8. Sinh khối trung bình (kg/500m
2
) trai tai tượng Tridacna squamosa
tại 4 đảo nghiên cứu năm 2011 57
Hình 3.9. So sánh sinh khối trai tai tượng Tridacna squamosa 4 vùng đảo với
các đảo phía Nam khác ở Việt Nam 58






1

MỞ ĐẦU
Trong sản lượng khai thác thủy sản hàng năm trên thế giới thì động vật thân
mềm (Mollusca) đóng vai trò khá quan trọng. Năm 2000, động vật nhuyễn thể chiếm
11% tổng sản lượng thủy sản trên thế giới, trong đó sản lượng nuôi chiếm 30% tổng
sản lượng NTTS thế giới. Sản lượng nhuyễn thể (đánh bắt + NTTS) tăng nhanh chóng
trong 5 thập kỷ qua, từ 1,1 triệu tấn năm 1959 đến 14,9 triệu tấn năm 2000. Sự tăng
trưởng này chủ yếu là do tăng sản lượng NTTS và đặc biệt rất nhanh từ thập kỷ 90.
Sản lượng nuôi nhuyễn thể tăng từ 3,6 triệu tấn năm 1990 lên 10,7 triệu tấn năm 2000,
nuôi nhuyễn thể chiếm 71,9% tổng sản lượng nhuyễn thể trên thế giới [18].
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn lợi Trai tai
tượng vẩy (T. squamosa), phân bố nguồn lợi, bước đầu nghiên cứu sản xuất giống và
đã triển khai một số hoạt động liên quan đến phục hồi, tái tạo nguồn lợi tự nhiên ở
nhiều nơi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mặc dù đã có một số ít công trình nghiên cứu/bài
báo công bố có liên quan đến nguồn lợi Trai tai tượng vảy (họ Tridacnidae). Nhưng
chúng ta cũng cần nhìn nhận thực tế, khách quan về một số vấn đề còn tồn tại và hạn
chế như sau:
• Từ trước đến nay, hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào về hiện trạng
nguồn lợi, đặc điểm sinh học Trai tai tượng vẩy (T. squamosa) được thực hiện một
cách đầy đủ và đồng bộ ở biển Việt Nam. Một số ít thông tin liên quan đến thành phần
loài, phân bố nguồn lợi loài Trai tai tượng vảy thuộc họ Tridacnidae mới chủ yếu thu
thập được từ các chương trình điều tra cơ bản về nguồn lợi động vật đáy nói chung,
nhưng cũng chưa được đầy đủ và chưa phản ánh đúng được hiện trạng nguồn lợi Trai
tai tượng vảy ở biển Việt Nam.
• Các nghiên cứu liên quan đến nguồn lợi Trai tai tượng vảy như: đặc điểm sinh
học, sinh thái, phân bố mật độ, của loài Trai tai tượng vảy T. squamosa ở biển Việt
Nam hầu như chưa có.

• Các thông tin liên quan đến hiện trạng khai thác (bao gồm: ngư cụ khai thác,
mùa vụ và địa điểm khai thác…) Từ lâu, trên thế giới đã nhận thấy được vai trò sinh
thái và giá trị kinh tế của Trai tai tượng vảy, nên từ những năm 1980 nhiều nước đã
tiến hành triển khai các hoạt động quản lý, nuôi phục hồi, tái tạo nguồn lợi Trai tai
tượng vảy (họ Tridacnidae) và đã đạt được những thành công nhất định
2

Tại Việt Nam tới nay chưa có nghiên cứu, điều tra tổng thể về trai tai tượng
vẩy, do đó thông tin về loài này rất hạn chế. Theo các nghiên cứu bước đầu của Viện
nghiên cứu Hải sản và một số tổ chức khác, trai tai tượng vẩy ngoài tự nhiên của Việt
Nam ngày càng cạn kiệt. Do vậy Trai tai tượng vẩy nói riêng và nguồn lợi động vật
thân mềm nói chung là đối tượng kinh tế lớn của Việt Nam nên chúng được chú ý
nghiên cứu trong các năm gần đây.
Các công trình nghiên cứu về Trai tai tượng và nguồn lợi thân mềm như:
- Nghiên cứu phục hồi và phát triển nguồn lợi Trai tai tượng (họ Tridacnidae) ở
biển Việt Nam. Của Nguyễn Quang Hùng năm 2009-2011.
- Điều tra tổng thể hiện trạng đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rạn san hô và
vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững của Đỗ Văn Khương
năm 2010-2015.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của các đề tài mà tôi trực tiếp tham gia, tôi được
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường đại học Nha Trang, Viên nghiên cứu Hải sản, chủ
nhiệm đề tài và các thành viên tham gia đề tài tạo điều kiện cho tôi viết luận văn thạc
sỹ “Nghiên cứu nguồn lợi và một số đặc điểm sinh học của loài trai tai tượng vảy
(Tridacna squamosa, Lamarck, 1819) tại Cù Lao Chàm, Vinh Nha Trang, Nam Yết,
Phú Quốc ở biển Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng nguồn lợi phân bố và một số đặc điểm sinh học của loài
trai tai tượng vảy (T. squamosa).
- Đề xuất được giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi trai tai tượng vảy
(T. squamosa).

3. Các nội dung nghiên cứu
- Một số đặc điểm sinh học của loài trai tai tượng vảy (T. squamosa).
- Hiện trạng phân bố nguồn lợi trai tai tượng vẩy ở 4 đảo (Cù Lao Chàm, Vinh
Nha Trang, Nam Yết, Phú Quốc ).
- Các giải pháp khai thác hợp lý, bảo vệ và quản lý bền vững nguồn lợi trai tai
tượng vẩy.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài làm đầy đủ thêm các nghiên
cứu về đặc điểm sinh học của loài trai tai tượng vảy, nguồn lợi trai tai tượng vảy. Bên
3

cạnh đó kết quả của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả về khai thác hợp lý nguồn lợi
trai tại tượng vẩy ở 4 đảo ven biển Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở ứng dụng thực tiễn
cho việc qui hoạch, quản lý, khai thác trai tai tượng vảy ở 4 đảo. Đồng thời định hướng
cho việc phát triển nghề nuôi trai tai tượng vảy, tạo thêm nghề nuôi mới, góp phần phát
triển kinh tế-xã hội tại các huyện đảo.
 Những điểm mới của luận văn.
- Đánh giá được nguồn lợi phân bố theo vùng địa lý tại 4 đảo của Việt Nam.
- Đề tài bổ sung và làm đầy đủ thêm những hiểu biết về đối tượng loài trai tai
tượng vẩy (T. squamosa), từ đặc điểm sinh học sinh sản.

4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
1.1.1. Điều kiện môi trường sống của Trai tai tượng vẩy
Kết quả nghiên cứu, thống kê trên thế giới cho thấy, các loài thuộc họ Trai tai
tượng (Tridacnidae) nói chung và loài T. squamosa nói riêng chỉ phân bố trong các rạn
san hô ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

[77], [85].
Trai tai tượng T. squamosa cư trú trong hệ sinh thái rạn san hô có mối quan hệ
mật thiết với quần xã sinh vật và các điều kiện sinh thái trong hệ sinh thái rạn san hô.
Những thay đổi của hệ sinh thái rạn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các
loài Trai tai tượng [51].
Nhiệt độ: Tất cả các loài Trai tai tượng nói chung và loài Trai tai tượng vảy (T.
squamosa) nói riêng đều yêu cầu sống trong môi trường nước đại dương sạch, nhiệt độ
nước tối ưu được xác định trong khoảng từ 23-31
0
C [67].
Độ muối: Trai tai tượng được tìm thấy trong nước biển với mức độ muối
khoảng 35‰. Mức độ muối tối thiểu mà Trai tai tượng có thể sinh sống chưa được biết
đến nhưng nó có liên quan với các loài san hô tạo rạn. Các loài san hô vùng nhiệt đới
đã được ghi nhận có thể thích nghi khi độ muối trong môi trường sống của chúng giảm
đi tới 20% [67].
Độ trong: Các loài trai tai tượng vảy (T. squamosa) thường sống trong môi
trường nước trong sạch, là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền ánh sáng đến
những loài tảo cộng sinh với chúng.
1.1.2. Nghiên cứu liên quan đến phân bố nguồn lợi trai tai tượng vẩy.
Họ Trai tai tượng (Tridacnidae) thuộc lớp động vật thân mềm (ĐVTM) hai
mảnh vỏ (Bivalvia), lớp phụ Heterodonta, Bộ Veneroida. Kết quả nghiên cứu, thống
kê trên thế giới cho thấy, các loài thuộc họ trai tai tượng (Tridacnidae) nói chung và
loài trai tai tượng vẩy nói riêng chỉ phân bố trong các rạn san hô ở vùng biển nhiệt đới
và cận nhiệt đới thuộc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương [77],[85]. Trong đó, loài trai
tai tượng vẩy có kích thước của vỏ có thể đạt tới khoảng 40cm .
Trong các công trình nghiên cứu của Rosewater (1965, 1982) và Lucas (1988)
đã mô tả khá chi tiết về phân bố địa lý và khóa phân loại của loài trai tai tượng vẩy
5

thuộc họ Tridacnidae trên thế giới. Một trong những đặc điểm phân loại chủ yếu và

khác biệt với các loài ĐVTM hai mảnh vỏ khác là loài Trai tai tượng vẩy có vỏ rất
dày, dạng vảy và là những loài ĐVTM hai mảnh vỏ duy nhất có màng áo với nhiều
màu sắc sặc sỡ do có sự cộng sinh với tảo ở mô màng áo, vì vậy màu sắc của màng áo
phụ thuộc rất lớn vào màu sắc của loài tảo cộng sinh [74].
* Phân bố theo chiều ngang: Phân bố theo chiều ngang được chi phối bởi yếu
tố nhiệt độ. Mặc dù trai tai tượng nói chung phân bố rất rộng trên thế giới nhưng mỗi
loài trai trai tai tượng lại phân bố ở những vùng nhất định, trong đó trai tai tượng vẩy
lại phân bố ở những vùng nhất định, chỉ xuất hiện tại bờ biển Saya de Malha thuộc Ấn
Độ Dương. Loài T. squamosa phân bố kéo dài từ Biển Đỏ và bờ biển Đông Phi phía
Ấn Độ -Thái Bình Dương cho tới các đảo Pitcairn, sau đó chúng được du nhập vào
Hawaii [69]
* Phân bố theo phương thẳng đứng: Phân bố theo chiều thẳng đứng được
quyết định bởi yếu tố nhu cầu về cường độ ánh sáng và độ sâu. Vì trai tai tượng vẩy
sống cộng sinh với tảo, nên ánh sáng có vai trò quan trọng trong phân bố của đa số
chúng. Tùy loài trai tai tượng mà nhu cầu ánh sáng có khác nhau, chúng được biểu
hiện qua phân bố theo độ sâu và thường phân bố gắn liền với các rạn san hô. Loài T.
squamosa thường tìm thấy xung quanh những cây san hô sống [44]. Chúng thường có
thể sống ở độ sâu đến khoảng 15m nước với độ trong nước rất lớn [46].
1.1.3. Tình hình khai thác và thương mại Trai tai tượng vẩy
Tình hình khai thác: Từ những năm 1960, nguồn lợi Trai tai tượng nói chung
và trai tai tượng vẩy nói riêng đã được phát hiện thấy phân bố ở khu vực Thái Bình
Dương và bị khai thác bởi những tàu cá của Đài Loan. Do nhu cầu ngày càng gia tăng
trong giai đoạn này nên từ những năm 1970 đến những năm 1980 nguồn lợi Trai tai
tượng ở khu vực Thái Bình Dương đã có hiện tượng bị giảm sút dần do bị khai thác
quá mức [82],[68],[48]. Đến nay, việc khai thác Trai tai tượng ở Đài Loan đã được
quản lý khá chặt chẽ, tuy nhiên ở những vùng biển trung gian giữa Đài Loan, Australia
và các nước khác thì nguồn lợi Trai tai tượng vẫn đang có dấu hiệu bị giảm sút [69].
Ngoài ra, nguồn lợi loài Trai tai tượng ở các khu vực Solomon, Papua New Guinea và
ở các vùng rạn hô ngầm của Australia còn đang bị đe dọa cạn kiệt [69]. Thương mại
Tridacna squamosa: Trong giai đoạn 1994 - 2003, thông tin về xuất khẩu loài Trai tai

tượng vảy (T. squamosa) được thu thập ở 34 nước và lãnh thổ, tuy nhiên số liệu thống
6

kê chi tiết chỉ thu thập được ở khoảng 20 nước và vùng lãnh thổ. Các số liệu tập trung
chủ yếu vào một số nước/lãnh thổ như: Fiji, MINC (Marshall Islands New Caledonia),
Tonga, Vanuatu và Việt Nam.
Bảng 1.1. Sản lượng xuất khẩu trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa) của một
số nước/lãnh thổ trên thế giới (1994-2003)
Dạng
sản
phẩm

Đơn vị

Nguồn

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000


2001

2002

2003

Tổng

Fiji
Sống

Cá thể

C - - 38 227

22 550

184

76 - -
1.097

Vỏ Kg C - - - - - - 100

- - -
100
Sống

Cá thể


F - - - - - - - - 162

-
162
Sống

Cá thể

W 280

49 137

1040

156

305

127

160

597

-
2.851

Vỏ Kg W - - - - 2 - - 42 - 101

145

Marshall Isl.
Sống

Cá thể

C 125

10 175

330

235

1341

2612

2107

6.935

Sống

Cá thể

F - - - - - - - - - 1011

1.011

Sống


Cá thể

R - - - - - - 135

106

51 -
292
Sống

Cá thể

W 50 253

65 270

381

403

1435

2212

8
5.077

Vỏ Kg W - - - - - - 49 3 50 -
102

Vỏ Kg W - - - - - - - 140

- -
140
New Caledonia
Vỏ kg W - - - - 218

211

269

258

318

265

1.539

Philippines
Sống

Cá thể

C - 6 15 - - - - - - 900

921
Chạm
khắc


kg W - - - 1 113

- - - 4 1
119
Sống

Cá thể

W 5 - 2 - - - - - - -
7
Vỏ kg W 12 14 - 14 3 2 2 1 24 15
87
Vỏ kg W - - - - 5 - - - 5 -
10
Quần đảo Solomon
Sống

Cá thể

C 158

261

531

1 688

262

822


506

314

3.543

7

Vỏ Kg C - - - - - - 15 - - -
15
Sống

Cá thể

F - - - - - - - 200

325

1047

1.572

Chạm
khắc

Kg W 12 - - - - - - - - -
12
Sống


Cá thể

W 859

3478

2837

1326

24 837

140

552

343

417

10.813

Tonga
Sống

Cá thể

C - 279

392


70 - - 158

1300

840

1214

4.253

Sống

Cá thể

C - - - - - - 30 158

- -
188
Vỏ Kg C - - - - - - - - - 200

200
Sống

Cá thể

F - - - - - - - - 147

531


678
Sống

Cá thể

R - - - - - - - 200

- 62
262
Sống

Cá thể

W - 761

1926

254

226

1573

1663

2474

1233

10.110


Sống

Cá thể

W - - - 4 - - 181

261

- -
446
Vỏ kg W - - - - 1 - - - - -
1
Vỏ kg W - - - - - - - 4500

- -
4.500

Nguồn: Thông tin thương mại được cung cấp từ CITES (C) và Trung tâm quan trắc bảo tồn
quốc tế UNEP, Cambridge, Vương quốc Anh (W)
1.1.4. Vị trí phân loại của trai tai tượng (Tridacna squamosa)
T.Squamosa vỏ kích cỡ lớn, gân phóng xạ vồng to nhưng là gân đơn, số lượng
gân biến đổi từ 4-6 gân, có hốc tơ bám.
Giới động vật Animalia
Ngành Mollusca
Lớp Bivalvia
Lớp phụ Heterodonta
Bộ Veneroida
Phân họ Tridacnicea
Họ Tridacnidae

Giống Tridacna
Loài T. squamosa
Tên Việt Nam thường gọi là loài: Trai tai tượng vẩy
 Đặc điểm cấu tạo.
Trai tai tượng vảy- Scaly giant clam: Trên bề mặt vỏ có các vẩy lớn tạo thành
các rãnh sâu có dạng hình máng. Màng áo có các vết chấm lốm đốm màu xanh da trời,
8

màu nâu và màu xanh lá cây. Kích thước của vỏ có thể đạt tới khoảng 40cm, dày chắc,
nặng, hình trứng. Hai vỏ bằng nhau, mép bụng vỏ cong gợn sóng, trước đỉnh vỏ có lỗ
tơ chân dài. Bản lề ngoài dài màu nâu, mặt vỏ màu trắng đục, có 4 – 6 gờ phóng xạ rất
lớn trên đó có nhiều phiến vảy. Mương giữa 2 gờ phóng xạ lớn có nhiều gờ phóng xạ
nhỏ. Mặt trong vỏ màu trắng sứ, mặt khớp dài, vỏ phải có 1 răng giữa và 2 răng bên
phía sau, vỏ trái có 1 răng giữa và 1 răng bên phía sau. Mép lỗ tơ chân có một số gờ
cắt ngang dạng răng cưa. Vỏ cá thể trưởng thành dài trên dưới 200mm, cao 132mm,
rộng 145mm.

















9







(Nguồn ảnh: Đề tài trai tai tượng)
Hình 1.1. Loài trai tai tượng T. squamosa
Có 4-6 gờ
phóng xạ
Phiến phóng
xạ nhô cao,
thưa

Màng áo
thường
có các
đường
vân ch
ạy
song
song
10

 Dinh dưỡng
Nhằm mục đích nắm vững cơ chế dinh dưỡng để chủ động giải quyết vấn đề

thức ăn trong nuôi loài Trai tai tượng, các nghiên cứu về dinh dưỡng của Trai tai tượng
nói riêng và các loài thân mềm hai mảnh vỏ nói chung. Gibert Barnabe, 1994 nghiên
cứu hình thái, tổ chức và tế bào học hệ thống tiêu hóa của ấu trùng, con non và con
trưởng thành các loài thân mềm hai mảnh vỏ. Các tác giả khác như: Ansell, 1962
nghiên cứu về cấu trúc tuyến tiêu hóa ấu trùng loài Venus striatula: Creek, 1960
nghiên cứu loài Cardium edule; Sastry, 1965 nghiên cứu trên Aequipecten irradians;
Hick Mann & Gruffydd, 1970 nghiên cứu trên loài Ostrea edulis; Bayne, 1970 và
Masson, 1975 nghiên cứu trên loài Mytilus edulis. Kết quả chỉ ra rằng sự khác nhau về
cấu trúc tuyến tiêu hóa giữa các loài là rất nhỏ.
Các loài thuộc họ Trai tai tượng Tridacnidae nói chung và Trai tai tượng vẩy
T.squamosa nói riêng có 2 hình thức dinh dưỡng chủ yếu là: Tự dưỡng thông qua ăn
lọc các mảnh vụn hữu cơ ngoài môi trường nước và cộng sinh với một số loài tảo
quang hợp (Symbiodinium microadriaticum) sống bám trên phần màng áo nhô ra
ngoài vỏ để quang hợp lấy nguồn dinh dưỡng nuôi cơ thể [74].
Tảo cộng sinh – zooxanthellae: Tảo đơn bào zooxanthellae được định danh là
loài Symbiodinium micriadriaticum được chứa trong một cấu trúc đặc biệt của trai gọi
là lớp áo (mantle) [89]. Các loài tảo này quang hợp tạo ra đường, axit amin, axit béo
sau đó một phần dinh dưỡng này sẽ được phóng trực tiếp vào mạch máu của Trai tai
tượng và qua màng tế bào của tảo. Chính vì thế Trai tai tượng chỉ cần nuôi trong môi
trường nước sạch và đủ ánh sáng mặt trời là chúng có thể sinh trưởng phát triển bình
thường [75].
Cơ chế hoạt động của tảo cộng sinh - Zooxanthellae: Tảo đơn bào Zooxanthellae
được định danh là loài Symbiodinium micriadriaticum được chứa trong một cấu trúc
đặc biệt của trai gọi là lớp màng áo.

11


1: ống tảo loại 1 2: ống tảo loại 2
3: ống tảo loại 4: màng áo

5: Mang 6: Dạ dày
7: Cơ khép vỏ 8: Thận
9 Màng bao tim
Nguồn: John H. Norton & Gareth W.
Jones (1992)

Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo nội quan liên và hoạt động của tảo Zooxanthellae

trên cơ thể của T. squamosa
Các zooxanthellae cố định trong các ống nhỏ. Các ống này được kéo dài từ dạ
dày tới dìa thịt của Trai tai tượng. Đây là điều khác với các loài san hô, các zooxanthellae cố
định trong các tế bào riêng lẻ. Các loài zooxanthellae qua quá trình quang hợp và cung
cấp cho Trai tai tượng các sản phẩm cũng như san hô đã nhận. Zooxanthellae chuyển
CO
2
và NH
3
thành carbonhydrate và các chất dinh dưỡng khác cho ký chủ của nó. Các
chất dinh dưỡng khác mà Tridacna Squamosa nhận từ zooxanthellae là: cacbon ở dạng
glucose và các amino acid như alamine. Nghiên cứu cho thấy rằng glucose là carbonhydrate
sơ cấp được thải ra bởi zooxanthellae để cung cấp cho nó là oligosaccharide (dạng cơ
bản của glucose), kế đến là glutamats, aspartate. Succinate, alanine và glycerol [72].
Trên thực tế, chúng sản xuất nhiều hơn so với nhu cầu của bản thân và lượng
đường, những chất dinh dưỡng (amino axit, các axit béo) dôi ra sẽ được hấp thu trực
tiếp từ màng tế bào tảo vào hệ thống mạch máu Trai tai tượng. Đây là lý do Trai tai
tượng luôn xuất hiện ở tư thế nằm ngửa thay vì vùi mình trong bùn hay nằm ngang với
một bên vỏ tiếp xúc mặt đáy. Chừng nào mà chúng còn nằm ngửa với các mô áo
hướng lên trên, thì chúng còn có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu dinh dưỡng của
mình thông qua zooxanthellae [72].
Tảo phân bố trên

màng áo c
ủa trai tạo
nên màu sắc cho
màng áo
12

Nếu không có ánh sáng mặt trời thì Trai tai tượng sẽ bị chết rất nhanh kể cả khi
có thức ăn trong nước, từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của Tảo Zooxanthelle tới
sự sống của Trai tai tượng. Trai tai tượng có thể sống được trong môi trường có bùn
lắng nhẹ hay độ đục vừa phải nhưng chúng vẫn ưa môi trường biển nhiệt đới, trong và sạch.
Tảo zooxanthellae bắt đầu vào cơ thể trai từ giai đoạn ấu trùng Veliger, trước
giai đoạn biến thái. Chúng ở trong dạ dày của trai một vài ngày mà không bị tiêu hóa
như các loài sinh vật phù du làm thức ăn khác. Trước giai đoạn biến thái chúng bắt đầu
xâm nhập, cộng sinh gắn với mô màng áo để quang hợp tạo ra nguồn dinh dưỡng [45].
 Sinh sản.
Trai tai tượng là loài lưỡng tính, tính đực chín trước, tính cái chín sau: Đầu tiên,
chúng phát triển như một cá thể đực trong khoảng từ 2-3 năm đầu, sau đó tuyến sinh
dục sẽ phát triển thành 2 hợp phần cả phóng trứng và tinh trùng. Trong giai đoạn đẻ
tinh trùng sẽ được phóng ra trước và trứng được phóng ra sau. Trứng và tinh trùng
được thụ tinh ngoài môi trường nước và nở thành ấu trùng. Kích thước, tuổi chín muồi
sinh dục và mùa vụ sinh sản phụ thuộc vào đặc điểm của từng loài và từng khu vực địa
lý khác nhau . Kích thước thành thục lần đầu và có thể đưa vào cho sinh sản dao động
từ 10-50cm tuỳ từng loài.
Sức sinh sản tuyệt đối của Trai tai tượng có thể dao động từ hàng triệu trứng đối
với loài kích thước nhỏ như loài T. crocea đến hàng trăm triệu trứng đối với các loài
kích thước lớn như loài T. gigas [74].
Mỗi loài trưởng thành ở độ tuổi khác nhau. Mùa vụ sinh sản: Đối với các khu
vực có vĩ độ thấp thì sự sinh sản xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, ở những nơi có vĩ độ
cao hơn, mỗi loài có mùa vụ sinh sản riêng được thể hiện trong Bảng 1.2:
Bảng 1.2: Mùa vụ sinh sản của các loài trai tai tượng

Loài Trai Mùa sinh sản
Hippopus hippopus Mùa Hè
Hippopus porcellanus Không tìm thấy
Tridacna crocea Mùa Hè
Tridacna derasa Mùa Xuân
Tridacna gigas Mùa Thu
Tridacna maxima Mùa Đông
Tridacna squamosa Mùa Đông
Tridacna tevoroa Không có dữ liệu
Tridacna costata Không có dữ liệu
(Nguồn:
13

Qua các tài liệu nghiên cứu được tổng quan ở trên cho thấy, trên thế giới đã có
khá nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu họ trai tai tượng nói chung và loài trai tai
tượng vẩy nói riêng. Những nghiên cứu đó phần nào giải đáp được các khía cạnh về
đặc điểm sinh học, sinh thái, những ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và khách quan
nguồn lợi loài trai tai tượng vẩy ở mỗi khu vực và vùng địa lý khác nhau. Tuy nhiên,
khi áp dụng kết quả nghiên cứu để đưa ra các giải pháp bảo vệ và tái tạo nguồn lợi,
quản lý sao cho hiệu quả thì cần có sự linh hoạt trong điều kiện của mỗi vùng, mỗi
quốc gia và khu vực.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
Trai tai tượng vẩy là một trong những nguồn lợi hải đặc sản thuộc lớp ĐVTM
hai mảnh vỏ và có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao,
vỏ là hàng mỹ nghệ và có giá trị làm dược liệu. Chúng cung cấp nguồn thức ăn bổ
dưỡng và là nguồn sản phẩm xuất khẩu (dạng tươi sống và vỏ) mang lại nguồn thu
nhập đáng kể cho ngư dân ven biển-đảo [20].
1.2.1. Đặc điểm phân bố nguồn lợi trai tai tượng vẩy.
- Tại Việt Nam tới nay chưa có nghiên cứu, điều tra tổng thể về trai tai tượng,
do đó thông tin về loài này rất hạn chế. Theo một số nghiên cứu ban đầu, trai tai tượng

ngoài tự nhiên của Việt Nam ngày càng cạn kiệt. Việc thử nghiệm nuôi một số loài trai
tai tượng Tridacna spp. đã được tiến hành nhưng chưa có kết quả khả quan. Từ trước
tới nay mặt hàng trai tai tượng xuất khẩu hoàn toàn được đánh bắt, khai thác từ tự
nhiên. Trai tai tượng phân bố chủ yếu ở ven biển miền Trung và ven đảo phía Nam
(Phú Quốc, Phú Quý, Côn Đảo, Vịnh Nha Trang) từ vùng hạ triều đến độ sâu khoảng
20m, trên các nền đáy đá hoặc các rạn san hô. Trước những năm 1990, một số loài
thường gặp có mật độ phân bố cao nhất đạt khoảng 50 - 200 cá thể/ 500m
2
.
 Phân bố
Kết quả thống kê tài liệu cho thấy, cả 5 loài Trai tai tượng ở Việt Nam chỉ thấy
phân bố tập trung từ vùng biển miền Trung trở xuống đến vùng biển phía Nam, vùng
biển phía Bắc không thấy có loài nào phân bố. Phạm vi phân bố từ vùng triều đến vùng
dưới triều trên các vùng rạn đá và rạn san hô [15];[10],[29]
Theo tài liệu trích dẫn trong Sách đỏ Việt Nam (2000), tại Việt Nam 2 loài Trai
tai tượng Tridacna gigas, Hippopus hippopus phân bố chủ yếu ở quần đảo Trường Sa.
Trong đó, loài Trai tai tượng khổng lồ (T. gigas) là loài trai lớn và nặng nhất trong lớp
14

ĐVTM hai mảnh vỏ, mẫu vật thu được tại đảo Sinh Tồn (Trường Sa) có chiều dài
0,95m, rộng 0,51m, vết màng áo 24x26cm, vết cơ khép vỏ có đường kính 10cm. Hiện
nay tại Việt Nam mới chỉ phát hiện thấy loài T. gigas phân bố ở vùng biển Trường Sa.
Đây là loài quí hiếm, có không gian phân bố hẹp, trữ lượng ngoài tự nhiên rất ít, mức
đe doạ bậc R (Sách đỏ Việt Nam, 2000).
Trai tai tượng vẩy T. squamosa được ghi nhận là loài phân bố khá phổ biến ở
biển Việt Nam, phân bố trên các rạn san hô từ Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận cho
đến Trường Sa, Phú Quý và Phú Quốc [29].
Theo báo Tiền Phong (số ra ngày 30/9/2004, trang 2): “Sau gần 2 năm khảo sát
tại vùng biển Cù Lao Chàm - Hội An, các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Khoa học
tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội đã tìm thấy tại đây 56 loài thân mềm có giá trị kinh tế

và quí hiếm. Trong đó có 20 loài thuộc nhóm ốc, 34 loài thuộc lớp 2 mảnh vỏ. Trên
các rạn san hô và khe đá dưới triều, có 5 loài ốc quý hiếm, trong đó có 2 loài thuộc
nhóm ốc nón. Đặc biệt, Trai tai tượng tại Cù Lao Chàm có tới 3 loài trong tổng số 5
loài tìm thấy ở vùng biển Việt Nam”.
Theo nguồn thông tin tổng hợp từ ADB (1999) và BirdLife International (2001)
thì loài Trai tai tượng vẩy Tridacna squamosa phân bố nhiều nhất ở Phú Quốc, tiếp
đến là Hòn Mun – Nha Trang. Tuy nhiên, theo Số liệu thống kê từ Sở Thuỷ sản Kiên
Giang (2007), cho đến nay nguồn lợi Trai tai tượng tại Phú Quốc đã và đang bị suy
giảm nhanh chóng do bị khai thác quá mức liên tục trong những năm gần đây nhằm
đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
1.2.2. Tình hình khai thác và tiêu thụ trai tai tượng vẩy.
Do họ trai tai tượng và loài trai tai tượng vẩy nói chung có giá trị nuôi giải trí,
mỹ nghệ và đặc biệt giá trị về dinh dưỡng lớn. Trai tai tượng chứa đầy đủ các acid
amin có giá trị sinh học cao chống được mỡ hoá gan, giàu nguyên tố vi lượng, hàm
lượng DHA và các thành phần axit béo không no khác chiếm tỷ lệ rất cao nên vấn nạn
khai thác Trai tai tượng để bán cho các nhà hàng, công ty xuất khẩu hay các đầu nậu
diễn ra mạnh mẽ trong nhiều năm qua. Một yếu tố khác góp phần làm cho nhiều người
tham gia vào khai thác trai là vì chi phí khai thác thấp và kỹ thuật đơn giản. Người dân
chỉ cần một chiếc ghe nhỏ có trang bị bình lặn khí là có thể lặn bắt được trai mang đi
bán hay đáp ứng nhu cầu của người đặt hàng.
15

Theo thông báo của Ban thư ký CITES quốc tế, từ ngày 14-18/07/2008, Ủy ban
thường trực Công ước CITES đã tổ chức họp lần thứ 57 tại Geneva - Thụy Sỹ, trong
đó thảo luận về việc tạm thời cấm xuất khẩu các loài trai tai tượng (Tridacna spp.) từ
Việt Nam và một số quốc gia khác do chưa đáp ứng được các khuyến nghị của Ủy ban
Động vật CITES (CITES, Cục Kiểm lâm, 2008).
- Việt Nam có 4 loài Trai tai tượng thuộc giống Tridacna là: Tridacna crocea,
T. maxima, T. squamosa và T. gigas. Theo Công ước CITES, tất cả các loài trai tai
tượng đều thuộc phụ lục II của Công ước CITES (được phép khai thác, xuất khẩu có

điều kiện). Theo quy định của Việt Nam (nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4/5/2005;
Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/03/2006 và Thông tư số 62/2008/TT-BNN
ngày 20/5/2008), Trong đó đã qui định kích cỡ khai thác cho phép đối với các loài Trai
tai tượng như: được phép khai thác các cá thể có chiều dài vỏ nhỏ nhất 140mm đối với
loài T. crocea; 340 mm đối với loài T. maxima và 350 mm đối với loài T. squamosa;
thời gian cấm khai thác từ 1/4 đến 31/7 hàng năm.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngoài
nước thuộc lĩnh vực của đề tài luận văn cho thấy: Trên thế giới đã có khá nhiều công
trình nghiên cứu liên quan đến nguồn lợi Trai tai tượng (họ Tridacnidae) nói chung và
Trai tai tượng vẩy nói riêng, trong đó đã thống kê được danh mục thành phần loài,
phân bố nguồn lợi, loài trai tai tượng vẩy thuộc họ Trai tai tượng (Tridacnidae), đã
triển khai một số hoạt động liên quan đến phục hồi, tái tạo nguồn lợi tự nhiên ở nhiều
nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mặc dù đã có một số công trình nghiên
cứu/bài báo công bố có liên quan đến nguồn lợi Trai tai tượng vẩy (họ Tridacnidae).
Từ trước đến nay, hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào về đánh giá
nguồn lợi Trai tai tưởng vẩy được thực hiện một cách đầy đủ và đồng bộ ở biển Việt
Nam nói chung và 4 vùng đảo nghiên cứu nói riêng. Một số ít thông tin liên quan đến
đặc điểm sinh học, phân bố nguồn lợi các loài Trai tai tượng vẩy thuộc họ Tridacnidae
mới chủ yếu thu thập được từ các chương trình điều tra cơ bản về nguồn lợi động vật
đáy nói chung, nhưng cũng chưa được đầy đủ và chưa phản ánh đúng được hiện trạng
nguồn lợi Trai tai tượng vẩy ở biển Việt Nam.
Các nghiên cứu liên quan đến nguồn lợi Trai tai tượng vẩy như: đặc điểm sinh
học, sinh thái, phân bố mật độ, khối lượng, kích thước và ước tính trữ lượng của các
loài thuộc họ Trai tai tượng Tridacnidae ở biển Việt Nam hầu như chưa có.
16

Các thông tin liên quan đến hiện trạng khai thác (bao gồm: ngư cụ khai thác,
hình thức khai thác, cường lực và sản lượng khai thác, mùa vụ và địa điểm khai thác ở
Việt Nam hầu như rất ít.
Từ lâu, trên thế giới đã nhận thấy được vai trò sinh thái và giá trị kinh tế của

Trai tai tượng nói chung và loài Trai tai tượng vẩy nói riêng , nên từ những năm 1980
nhiều nước đã tiến hành triển khai các hoạt động quản lý, nuôi phục hồi, tái tạo nguồn
lợi Trai tai tượng vẩy (họ Tridacnidae) và đã đạt được những thành công nhất định.
Tuy nhiên ở Việt Nam, trong nhiều năm gần đây mặc dù nguồn lợi Trai tai tượng vẩy
đã được cảnh báo bị suy giảm nghiêm trọng, một số loài có nguy cơ bị đe doạ tuyệt
chủng và đã được liệt kê vào Danh lục Sách đỏ Việt Nam (năm 2000, 2007) do bị khai
thác quá mức. Nhưng cho đến nay, hầu như chưa có một chương trình nghiên cứu nào
liên quan đến giải pháp quản lý, bảo vệ, phục hồi và tái tạo nguồn lợi Trai tai tượng
vẩy ở biển Việt Nam. Trong đó, về nghiên cứu đặc điểm sinh học, sản xuất giống nhân
tạo nhằm bổ sung nguồn lợi tự nhiên và xây dựng các mô hình nuôi được xem là một
trong những giải pháp có hiệu quả nhằm phục hồi, tái tạo nguồn lợi Trai tai
1.3. Vài nét khát quát về địa điểm thu mẫu nghiên cứu.
1.3.1. Địa lý
 Đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
Cách bờ biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) 15 km, nằm ở 15
0
52

- 10
0
00

vĩ độ
Nam và 108
0
22

– 108
0
44


kinh độ Đông. Phần đảo nổi là 1544ha, Cù Lao Chàm là
một cụm đảo bao gồm 8 đảo theo chiều cánh cung trải rộng trên diện tích biển 15 km
2
,
phần đảo nổi là 1.544ha bao gồm: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Cô
Con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Đảo có độ cao so với mặt nước biển là 517m; độ sâu
10 – 20m, một số vùng tới 30m.
Núi ở đảo có địa hình bóc mòn, thung lũng và các bồn thu nước cổ ở độ cao 40
– 80m, độ dốc 15 - 20
0
. Đảo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có hai
mùa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh ở miền Bắc, mang
đầy đủ tính trội của khí hậu nhiệt đới điển hình của phía Nam.
Lượng mưa trung bình 2.000 – 2.500mm, tuy nhiên phân bố không đều theo
không gian và thời gian; mùa mưa vào tháng 9 đến tháng 12 (chiểm 80% lượng mưa
cả năm), mùa mưa trùng với mùa bão (trung bình 2 – 3 cơn bão/năm).
Độ ẩm ở đây tương đối cao, trung bình 84%.

×