Tên đề tài: Một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học
Lịch sử ở Trường THCS Ninh Điền.
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị
quyết Trung ương 4 khóa VII (01/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII
(12/1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009, được cụ thể
hóa trong các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010, điều 28.2, đã nêu rõ: “Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú, học tập cho học sinh”. Có thể
nói, cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học
môn lịch sử nói riêng là hướng hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, chống lại
lối dạy đọc chép, thói quen học tập thụ động.
Như chúng ta đã biết môn Lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với
việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền
thống dân tộc, tự hào với thành tựu giành nước và giữ nước của tổ tiên, xác định
nhiệm vụ trong hiện tại có thái độ đúng với sự phát triển hợp quy luật của tương
lai.
Nhưng những nhận thức, quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của khoa
học Lịch sử và môn lịch sử trong đời sống xã hội, trong giáo dục đã dẫn tới
phương pháp nghiên cứu, học tập không đúng làm giảm sút chất lượng của bộ
môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ
bản, nhớ sai hoăc nhầm lẫn kiến thức là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường
học.
Trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích
cực của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng . Vì vậy việc khơi dậy, phát triển ý
thức, ý chí, năng lực, bối dưỡng, rèn luyện, phương pháp tự học là con đường
phát triển tối ưu của giáo dục.
Qua nhiều năm giảng dạy môn Lịch sử lớp 9 ở Trường Trung học cơ sở
Ninh Điền, đặc biệt là từ khi thực hiện thay sách giáo khoa và đổi mới phương
pháp dạy học, tôi nhận thấy đây là một vấn đề bổ ích về lý luận cũng như thực
tiễn. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn, bởi vì đối
tượng là học sinh lớp 9 thì về mặt thể chất cũng như tinh thần, sự nhận thức,
năng lực tư duy của các em đã phát triển ở mức độ cao hơn các em ở khối dưới.
Nhờ được khơi dậy đúng mức tính tích cực, chủ động trong học tập cũng như
các hoạt động khác không những làm cho các em thu nhận được một lượng tri
thức tốt nhất cho bản thân mà còn là cơ sở vững chắc để các em bước vào bậc
Trung học phổ thông, nơi mà các em sẽ phải có năng lực tư duy và ý thức tự học
cao hơn. Do đó tôi đã mạnh dạn chọn đế tài: “Một số biện pháp để phát huy
tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học Lịch sử ở Trường Trung học cơ
sở Ninh Điền”
Người thực hiện: Lê Thị Huyền Năm học: 2010-2011
1
Tên đề tài: Một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học
Lịch sử ở Trường THCS Ninh Điền.
Với mục đích là góp một phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn
Lịch sử nói chung và môn Lịch sử lớp 9 nói riêng ở Trường THCS, nơi tôi đang
giảng dạy, đồng thời cũng là để trao đổi, học tập kinh nghiệm của các thầy cô
giáo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phương pháp dạy học
2. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở Ninh Điền
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đế tài xoay quanh việc nghiên cứu: “Một số biện pháp để phát huy tính
tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở
Ninh Điền”
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thực hành, thực nghiệm
Người thực hiện: Lê Thị Huyền Năm học: 2010-2011
2
Tên đề tài: Một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học
Lịch sử ở Trường THCS Ninh Điền.
II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Hiện nay có nhiều quan niệm ý kiến khác nhau về vấn đề phát huy tính
tích cực của học sinh trong dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng. Việc
xây dựng cơ sở lý luận là điều quan trọng trong thực tiễn dạy học bộ môn.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đối với học sinh lớp 9 là lớp cuối cấp, vì
vậy mục tiêu giáo dục đặt ra ở đây là các em phải nắm được những kiến thức cơ
bản nhất về Lịch sử dân tộc cũng như Lịch sử Thế giới được xuyên suốt từ lớp 6
đến lớp 9, các em phải được rèn luyện ở mức độ cao hơn khả năng tự học, tự
nhận thức và hành động cũng như có những tìm tòi trong tư duy sáng tạo.
So sánh kiểu dạy học truyền thống và phương pháp dạy học nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh chúng ta thấy rõ những điều khác biệt cơ bản. Xin
trích dẫn một vài ví dụ của Giáo sư Phan Ngọc Liên để thấy rõ sự khác biệt đó:
Kiểu dạy học truyền thống Phương pháp dạy học phát huy tính
tích cực
1. Cung cấp nhiều sự kiện được xem 1. Cung cấp những kiến thức cơ bản
là tiêu chí cho chất lượng giáo dục đước lựa chọn phù hợp với yêu cầu
học sinh nhớ tốt, thuộc lòng trình độ của nhằm vào mục tiêu đào tạo
2. Giáo viên là nguồn kiến thức duy 2. Ngoài lời giảng của giáo viên trên
nhất, phần lớn thời gian trên lớp lớp, học được tiếp xúc với nhiều nguồn
dùng cho giáo viên giảng học sinh kiến thức khác: vốn kiến thức đã học,
chỉ lắng nghe giảng và ghi lại lời kiến thức của bạn bè, Trong sách giáo
giáo viên khoa, tài liệu tham khảo, đồ dùng trực
quan, thực tế cuốc sống.
Học sinh chăm chú nghe giảng, nhận
thức và ghi những điều mình tiếp nhận
(Kiến thức mới, vấn đề được đặt ra,
phương pháp)
3. Học sinh chí làm việc một mình 3. Học sinh ngoài việc tự làm việc còn
trên lớp, ở nhà hoặc với giáo viên trao đổi, thảo luận với các bạn trong tổ,
khi kiểm tra trên lớp, ngoài giờ học hoặc đề xuất ý
kiến thắc mắc trao đổi với giáo viên
4. Việc ghi chép được đơn giản 4. Các vấn đề thu nhận ngoài ghi chép
hóa làm sao cho dễ nhớ còn được thể hiện ở các bảng biểu, mô
hình, các phương tiện trực quan, quy
ước, giúp cho học sinh trên cơ sở nhớ,
biết để hiểu sâu sắc và do đó nhớ kỹ
hiểu sâu, nắm chắc các vấn đề.
Người thực hiện: Lê Thị Huyền Năm học: 2010-2011
3
Tên đề tài: Một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học
Lịch sử ở Trường THCS Ninh Điền.
5. Các môn học chỉ dừng lại ở câu 5. Ngoài câu hỏi kiểm tra, bài tập thực
hỏi, bài tập thực hành một cách thụ hành học sinh được tự đặt vấn đề, câu
động. Việc đánh giá kết quả học tập hỏi để trình bày, trao đổi, được nêu ý
được đo bằng trí nhớ kiến của riêng mình. Sự đánh giá kết
quả học tập căn cứ vào trình độ hiểu
biết của học sinh, đòi hỏi học sinh
phải lập luận
6. Việc học lý thuyết không gắn 6. Việc dạy lý thuyết để nâng cao
với thực hành, nhất là các môn trình độ nhận thức của học sinh, làm
thuộc Khoa học xã hội và Nhân cơ sở để vận dụng những kiến thức
văn đã học vào thực hành bộ môn và
trong cuộc sống. Qua đó củng cố
làm phong phú kiến thức đã học
7. Nguồn kiến thức thu nhận của 7. Nguồn kiến thức của học sinh rất
học sinh rất hạn hẹp, thường giới phong phú, đa dạng lời nói, tài liệu
hạn ở bài giảng của giáo viên, viết, đồ dùng trực quan, thực tế cuộc
sách giáo khoa, phòng thí nghiệm, sống. Các nguồn kiến thức được sử
tài liệu tham khảo dụng phù hợp với mục đích, yêu cầu,
trình độ học tập.
Như vậy qua so sánh hai kiểu dạy học trên thì ta thấy phương pháp phát
huy tính tích cực của học sinh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên nó đòi hỏi
giáo viên và học sinh phải được “tích cực hóa” trong quá trình dạy – học phải
chủ động sáng tạo. cần phải tiếp thu những điểm cơ bản có tính nguyên tắc của
cách dạy truyền thống song phải luôn luôn đổi mới, làm một cuộc cách mạng
trong người dạy và người học để khắc phục sự bảo thủ, thụ động như: giáo viên
chuẩn bị giảng những điều học sinh dễ nhớ, học sinh chỉ chú trọng ghi lời giảng
của giáo viên và kiến thức trong sách để trình bày lại khi kiểm tra.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong vài năm gần đây, bộ môn Lịch sử nói chung và môn Lịch sử lớp 9
nói riêng trong trường THCS đã được chú trọng hơn trước. Điều đó được thể
hiện ở chỗ môn Lịch sử được xếp ngang hàng với các môn khác. Được tổ chức
thi tuyển học sinh giỏi các cấp, được cung cấp thêm các trang thiết bị và tài liệu
tham khảo phục vụ cho việc dạy và học.
Tuy nhiên gần 10 năm giảng dạy bộ môn này tôi thấy rằng việc dạy học
môn Lịch sử hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhất là việc phát huy
tính tích cực của học sinh tuy đã được phổ biến, học tập bồi dưỡng thường
xuyên theo chu kỳ nhưng kết quả đã đạt được không đáng là bao. Điều đó đã
dẫn đến chất lượng bộ môn đối với học sinh lớp 9 khi ra trường là không cao,
chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục và mục tiêu đào tạo đặt ra.
Thực trạng của vấn đề có thể được giải thích ở những nguyên nhân cơ bản
sau đây:
Người thực hiện: Lê Thị Huyền Năm học: 2010-2011
4
Tên đề tài: Một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học
Lịch sử ở Trường THCS Ninh Điền.
Một là: vẫn tồn tại một quan niệm cố hữu cho rằng bộ môn Lịch sử là
môn phụ.
Hai là: về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập tuy đã được đầu tư
nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu giáo dục hiện nay. Trong suốt quá trình dạy
và học bộ môn Lịch sử từ lớp 6 đến lớp 9 cả thầy và trò chưa bao giờ có điều
kiện tham quan một di tích Lịch sử vì không có kinh phí. Điều đó làm cho vốn
kiến thức của các em chỉ bó gọn trong sách vở và bài giảng.
Ba là: việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh lớp 9 trong học tập
bộ môn Lịch sử còn nhiều hạn chế. Trong những năm trở lại đây môn Lịch sử
được quan tâm nhiều hơn, đồ dùng, tài liệu học tập được cung cấp đầy đủ hơn
nhưng do nhu cầu của xã hội nên học sinh ít thích học môn Lịch sử.
Trên cơ sở thực tế Trường THCS NinhĐiền tôi đã thấy được các mặt tích
cực và hạn chế của giáo viên và học sinh trong việc dạy và học.
2.1. Tích cực:
* Về phía giáo viên:
Đại đa số giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của
mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp
dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, phương
pháp tổng hợp (phương pháp tình huống), phương pháp vấn đáp thông qua sự
trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể
chuyện, hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử…
Giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến
thức cho nhau và thông qua hoạt động này những bạn yếu kém được hoạt động
một cách tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên và các bạn học sinh khá giỏi
và học sinh nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện
tượng lịch sử…
Trong quá trình giảng dạy đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học,
khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh,
bản đồ, sa bàn, mô hình, phim đèn chiếu, phim video.. và từng bước ứng dụng
công nghệ thông tin phù hợp trong dạy học Lịch sử…
* Về phía học sinh:
Đa số học sinh chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà
giáo viên đặt ra, các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối mục
trong bài cho nên khi học các em tiếp thu bài nhanh và nắm vững nội dung bài
học.
Đa số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đưa lại hiệu quả cao
trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
Học sinh yếu kém đã nhiều cố gắng trong học và tích cực tham gia các
hoạt động như thảo luận nhóm, đọc sách giáo khoa… các em đã mạnh dạn khi
trả lời các câu hỏi hay ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, một quá trình cách mạng
trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình.
2.2: Hạn chế:
* Về phía giáo viên:
Người thực hiện: Lê Thị Huyền Năm học: 2010-2011
5