Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện võ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 27 trang )



1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Hiện nay ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung đang
phải đối mặt với mâu thuẫn gay gắt là đáp ứng nhu cầu về lương thực - thực
phẩm cho người dân miền núi đồng thời phải giữ gìn môi trường đảm bảo tính
bền vững ổn định sản xuất. Phương thức canh tác Nông lâm kết hợp (NLKH) là
một hướng giải quyết hiệu quả mâu thuẫn trên, đảm bảo an ninh lương thực
miền núi đồng thời sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Võ Nhai là một huyện vùng núi cao của tỉnh Thái Nguyên có địa hình phức
tạp chủ yếu là núi đá vôi, núi đất và thung lũng đan xen nhau, thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên sản xuất (SX) theo phương thức
nNLKH trên địa bàn huyện hiện vẫn còn manh mún, vì vậy mà năng suất cây
trồng, vật nuôi nhìn chung còn thấp nên hiờu quả kinh tế chưa cao.
Để giúp người dân địa phương có những giải pháp phát triển SX Nông lâm
nghiệp nói chung và NLKH nói riêng theo hướng sử dụng tài nguyên lâu bền và
hiệu quả chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp tại huyện Võ
Nhai tỉnh Thái Nguyên".
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống NLKH điển hình, góp phần phát
triển canh tác NLKH bền vững trên đất dốc, nâng cao đời sống người dân và bảo
vệ môi trường sinh thái vùng trung du, miền núi nói chung và huyện Võ Nhai -
Thái Nguyên nói riêng.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đối tượng nghiên cứu là các hệ thống NLKH chính, các phương thức sản
xuất NLKH phổ biến đang được người dân địa phương huyện Võ Nhai tỉnh Thái


Nguyên áp dụng.
4. Ý NGHĨA VÀ ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
*Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung cơ sở cho việc qui hoạch phát
triển kinh tế vùng trung du Bắc bộ nói chung và Huyện Võ Nhai nói riêng.
- Làm phong phú thêm những kiến thức về các hệ thống sử dụng đất đồi núi
theo hướng NLKH đối với phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn miền núi.


2

*Ý nghĩa thực tiễn
Các giải pháp mà đề tài đưa ra sẽ được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất để
góp phần phát triển các hệ thống NLKH theo hướng sử dụng đất bền vững, cho
hiệu quả kinh tế cao, ổn định đời sống người dân vùng nông thôn miền núi.
* Điểm mới của đề tài
- Là công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ, hệ thống về NLKH cho một
huyện cụ thể.
- Định lượng được giá trị hiệu quả của 6 hệ thống (HT) NLKH điển hình
cho 3 vùng sinh thái của huyện Võ Nhai mà trước đây trong vùng nghiên cứu
chưa có: hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
- Đề xuất được một số HT NLKH phù hợp với địa bàn nghiên cứu.
5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận ra thì luận án gồm 3 chương, tổng 110 trang,
32 bảng, 8 hình. Tham khảo 132 tài liệu trong và ngoài nước.
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NÔNG LÂM KẾT HỢP TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về Nông- Lâm kết hợp trên Thế giới
Đi sâu tìm hiểu cội nguồn lịch sử của NLKH King (1987) khẳng định rằng ở
Châu Âu thời kỳ Trung cổ người ta phát quang rừng, đốt cành nhánh và canh tác cây

lương thực mục đích là để tận dụng dinh dưỡng của đất rừng. Tuy nhiên kiểu canh tác
này không phổ biến và tồn tại lâu dài, nhưng ở Phần Lan và Đức kiểu canh tác này
tồn tại đến mãi những năm 1920. Sau du canh sự ra đời của phương thức Taungya ở
vùng nhiệt đới được xem như là một sự báo trước cho phương thức NLKH sau này.
Theo Blanford (1858) nguồn gốc của phương thức này là từ ngôn ngữ địa phương của
Myanma: Taung nghĩa là canh tác, ya là đồi núi, Taungya là phương thức canh tác
trên đất đồi núi. Sau đó HT Taungya được đưa vào sử dụng rất sớm ở Ấn Độ và được
truyền bá qua Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh.
Nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học đã được đề xuất vào thập niên
1960 bởi King (1969). Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau được phát
triển để diễn tả, hiểu biết rõ hơn về NLKH. Sau đây là một số khái niệm về
NLKH khác nhau được phát triển cho đến ngày nay.
Ngày nay NLKH được định nghĩa như là một HT quản lý tài nguyên đặt
cơ sở trên đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm
vào nông trại để làm đa dạng và bền vững SX cho gia tăng các lợi ích về xã hội,
kinh tế và môi trường của các mức độ nông trại khác nhau từ kinh tế hộ nhỏ đến
"kinh tế trang trại" (ICRAF, 1997).


3

Như vậy NLKH chính là một phương thức sử dụng đất dốc để SX nông
nghiệp theo hướng tận dụng đất đai, hạn chế suy thoái tài nguyên, môi trường,
góp phần sử dụng đất bền vững.
1.1.2. Phân loại hệ thống NLKH trên Thế giới.
Những tiêu chuẩn phân loại HT NLKH thường được áp dụng dựa vào các cơ
sở: Cấu trúc, chức năng, tương quan kinh tế - xã hội, trình độ quản lý và ảnh
hưởng sinh thái học của HT, các nhà nghiên cứu về NLKH trên thế giới đã chia ra
thành một số kiểu HT chính:
HT nông - lâm: cây trồng gồm cả cây gỗ, cây bụi và các cây thân thảo; HT

lâm - súc: Cây gỗ, đồng cỏ và chăn thả gia súc dưới tán các cây gỗ; HT nông -
lâm - súc: Gồm cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, kết hợp với đồng cỏ chăn nuôi
gia súc.
Các HT NLKH đặc biệt: Nuôi ong với cây rừng kết hợp với cây ăn quả,
nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng ngập mặn
Từ những kiểu HT NLKH chính này mà hình thành nên nhiều kiểu NLKH
khác nhau (Nair, 1985; MacDicken và Cs, 1990).
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NLKH Ở VIỆT NAM
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu về NLKH ở Việt Nam
Nghiên cứu về NLKH ở nước ta mới bắt đầu phát triển từ những năm 1960 trở lại
đây. Theo Nguyễn Trọng Hà (1966) các công trình nghiên cứu đầu tiên về NLKH là
của Nguyễn Ngọc Bình, Nguyễn Quí Khải, Cao Văn Minh, Nguyễn Xuân Quát, Bùi
Nghạnh 1964 đã xây dựng các thí nghiệm chống xói mòn ở Cầu Hai - Phú Thọ. Tôn
Gia Huyên, Bùi Quang Toản (1965) đặt thí nghiệm và xây dựng mô hình chống xói
mòn tại đồi ấp Bắc nông trường Quốc doanh Sông Cầu - Bắc Thái đã cho những kết
quả khả quan.
Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1986) tổng kết kết quả nghiên cứu "Trong 5
năm của chương trình nhà nước giai đoạn 1980 - 1985" về “Áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong công tác khai hoang và chống xói mòn đất mới khai
hoang” đã tập hợp các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất đỏ vàng, khai
hoang, phục hoá trên địa bàn đất dốc toàn quốc. Nhiều mô hình bảo vệ đất chống
xói mòn trên các loại đất với cơ cấu cây trồng chính được thực hiện và áp dụng
trong SX.
Các tác giả Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Hữu Hồng, Đặng Văn Minh (1999)
cho rằng: NLKH là thuật ngữ dùng để chỉ các HT sử dụng đất, ở đó có các cây,
con nông nghiệp (cây trồng, cây cỏ, vật nuôi ) được bố trí kết hợp với các cây
lâm nghiệp theo không gian hoặc luôn canh và có sự tương tác giữa cây, con
nông và lâm nghiệp về cả mặt sinh thái và kinh tế.



4

1.2.2. Phân loại hệ thống NLKH ở Việt Nam
Ở Việt Nam trên cơ sở kết quả hoạt động nghiên cứu vờ NLKH các tác giả
Hoàng Hoè, Nguyễn Đình Hưởng, Nguyễn Ngọc Bình đã phân hệ canh tác NLKH
ở nước ta thành 8 HT chính gọi là "hệ canh tác" là đơn vị cao nhất, dưới hệ canh
tác là các "phương thức" hay "kiểu" canh tác.
Theo nguyên tắc phân loại này hệ canh tác NLKH ở Việt Nam được chia
thành 8 hệ:
Hệ nông - lâm; Hệ lâm -súc; Hệ nông - lâm- súc; Hệ cây gỗ đa tác dụng; Hệ
lâm- ngư; Hệ nông - lâm - ngư; Hệ ong - cây lấy gỗ; Hệ nông - lâm - ngư - súc.
(Phạm Đức Tuấn và Cs, 1992; Phạm Xuân Hoàn, 2001). Các hệ này được lại
được chia thành 27 kiểu canh tác khác nhau tuỳ theo từng vùng sinh thái. Cuối
cùng là “mô hình” NLKH hộ gia đình.
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Mô tả điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu.
2. Thực trạng phát triển NLKH tại địa bàn nghiên cứu.
3. Đánh giá hiệu quả: Hiệu quả về kinh tế, hiệu quả môi trường, hiệu quả về
mặt xã hội của một số hệ thống NLKH điển hình.
4. Biện pháp cải tiến, thử nghiệm và đề xuất một số giải pháp góp phần phát
triển NLKH tại địa phương.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên nghành sau:
(1) Kế thừa có chọn lọc (khảo cứu tài liệu kết hợp với tham vấn)
(2) RRA và PRA (Điều tra, đánh giá nông thôn có sự tham gia)
(3) Điều tra, khảo sát thực tế
(4) Nghiên cứu thực nghiệm (bố trí thí nghiệm)
(5) Xử lý số liệu với sự trợ giúp của các phần mềm trên máy vi tính
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÕ NHAI
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Võ Nhai là một huyện vùng núi cao nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái
Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 37 km về phía Tây, nằm trên trục đường
Thái Nguyên - Lạng Sơn.
Vị trí địa lý, địa hình: Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn và huyện Hữu Lũng
tỉnh Lạng Sơn; Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên; Phía Nam giáp
huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang; Phía Bắc giáp huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn. Võ


5

Nhai có độ cao so với mặt biển từ 100 - 800m, nhìn chung địa hình của huyện dốc
và bị chia cắt bởi 2 dãy núi cao là dãy Ngân Sơn và dãy Bắc Sơn nên gây khó
khăn trở ngại lớn cho việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khó
khăn cho việc phát triển SX nông - lâm nghiệp.
Khí hậu: Huyện Võ nhai mang đầy đủ tích chất khí hậu nhiệt đới gió mùa của
miền Bắc nước ta, có phân mùa rõ rệt là; Mùa khô và mùa mưa.
Cơ cấu sử dụng đất của huyện
Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Võ Nhai năm 2007
Loại hình sử dụng Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%) TT
Tổng diện tích tự nhiên 84.510,41

100
I Nhóm đất nông nghiệp 61.719,41

73,12


1.1 Đất trồng cây nông nghiệp 6.325,0

7,48

+ Cây hàng năm 5.364,0


- Lúa 3.152,0


- Màu và cây công nghiệp 2.072


- Rau, Đậu 140,0


+ Cây lâu năm 812,0


- Chè 255,0


- Cây ăn quả 557,0


+ Đất mặt nước 149


1.2 Đất trồng cây lâm nghiệp 55.469,41


65,64

II Nhóm đất phi nông nghiệp 932,0

1,10

2.1 Đất chuyên dùng 492,0

0,58

2.2 Đất khu dân cư 440,0

0,52

III Đất chưa sử dụng 21.784,0

25,78


Như vậy tiềm năng đất đai của huyện Võ Nhai là rất lớn. Diện tích đất tự
nhiên là 84.510,41 ha trong trong nhóm đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệp là
55.469,41 ha chiếm tỷ lệ 65,64%, đất nông nghiệp chỉ có 6.325 ha với tỷ lệ
7,48%. Đất đai trong huyện phần lớn là đất dốc, độ dốc từ 15 - 45
0
gồm một số
loại đất sau: Đất Feralit màu nâu vàng phát triển trên đá sỏi kết; Đất phát triển
trên đá vôi, tầng mỏng; Đất dốc tụ; Đất phù sa bồi tụ. Điều này cũng cho thấy
phát triển kinh tế vườn đồi theo hướng NLKH là hướng phát huy được tiềm năng
của huyện.
Tình hình SX nông – lâm nghiệp

Theo số liệu thống kê của phòng NN huyện Võ Nhai, năm 2006 thì trong
tổng số 10.406,5 ha đất trồng cây nông nghiệp của huyện, diện tích cây lương


6

thực chiếm tỷ lệ lớn 73,4% (7.633,5 ha). Chủ yếu vẫn là cây Lúa với diện tích
4.442,0 ha. Cây Ngô có diện tích gieo trồng đứng thứ 2 sau cây Lúa rồi đến Sắn.
Diện tích cây công nghiệp (Chè, Thuốc lá, Mía, lạc, đậu tương, đậu xanh) của
huyện còn ít (chiếm 20,3%). Cây ăn quả chỉ chiếm 5,30% diện tích.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện cơ sở hạ tầng
* Giao thông: Huyện có tuyến đường Quốc lộ 1B Thái Nguyên - Lạng Sơn
qua huyện là 37 km, đây là tuyến chính của huyện. Các tuyến đường dân cư liên
xã hiện nay đang được mở rộng và nâng cấp nhưng các tuyến liên thôn trong các
xã đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội của huyện.
* Thuỷ lợi: Được sự hỗ trợ của Nhà nước hiện nay Võ Nhai đã xây dựng được
11 hồ chứa, 50 phai đập kiên cố, 12 trạm bơm lớn nhỏ, 132km kênh mương, phai
đập nhưng chưa đáp ứng đủ tưới tiêu trong mùa khô.
* Điện: Hiện nay Võ Nhai đã có đường dây 35KV và 10KV chạy theo Quốc
lộ 1B và từ Thị trấn Đình Cả đến xã Tràng Xá nên một số xã thôn ở dọc trục
đường chính đã có điện lưới phục vụ SX và sinh hoạt.
Đặc điểm dân số, dân tộc, lao động
Tổng dân số toàn huyện là 62.612 người với 13.676 hộ trong đó lao động
chính là 35.596 người (chiếm 56,85% dân số toàn huyện). Mật độ dân số là 74
người/km
2
, có 9 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó: Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao
nhất (37%), Tày (22%), Nùng (20%), Dao (13%). Còn lại là các dân tộc khác

(Phòng NN huyện Võ Nhai, 2006). Với các điều kiện về địa hình và sinh thái, địa
bàn huyện Võ Nhai chia thành 3 khu vực với những đặc điểm đặc trưng sau:
Khu vực 1 (KVI): gồm các xã nằm ven đường quốc lộ số 1B. Khu vực này
với địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồi núi thấp, điều kiện giao thông
đi lại khá thuận tiện. Cư dân ở đây chủ yếu là người Tày, Nùng và người Kinh,
nguồn thu nhập chủ yếu là từ SX Lúa nước. Trình độ canh tác của người dân cao
hơn cả so với toàn huyện. Trong khu vực này chúng tôi chọn 2 xã đại diện là xã
La Hiên và xã Lâu Thượng.
Khu vực 2 (KV2): Gồm các xã phía Bắc của huyện. Địa hình của khu vực
này chủ yếu là núi đá vôi xen với thung lũng và núi thấp. Cư dân phần lớn là
người Tày và người Dao, Hmông, sống bằng nông nghiệp, giao thông đi lại của
vùng này còn rất nhiều khó khăn. Vùng này chúng tôi chọn điều tra 2 xã là Cúc
Đường và Vũ Chấn.
Khu vực 3 (KV 3): Gồm các xã phía Nam của huyện, địa hình của vùng này
chủ yếu là đồi núi đất độ dốc lớn. Vùng này chủ yếu là người Kinh, Tày, Nùng,


7

ngoài ra còn một số dân tộc khác như Dao, Cao Lan. Ở khu vực này chúng tôi
điều tra bốn xã là Liên Minh, Tràng Xá, Dân Tiến và Bình Long.
Tóm lại: Với đặc điểm của điều kiện tự nhiên của huyện Võ Nhai như trên nhìn
chung đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển SX nông nghiệp,
trồng rừng nói chung và sản suất NLKH nói riêng.
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NLKH TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Kết quả thống kê, phân loại các hệ thống NLKH huyện Võ Nhai dựa vào
thành phần cấu trúc chính của hệ thống
Bảng 3.2. Kết quả thống kê, phân loại các HT NLKH
Đơn vị tính: mô hình, tỷ lệ %
KV1 KV2 KV3

Cả 3 khu
vực TT


HT
LH

LT CĐ

VC

LM

TX

DT

BL cộng

%
1 RVACRg 5 4 5 6 7 4 5 5 41 12,43

2 RVAC 5 7 10 11 5 7 6 6 57 17,70

3 VAC 9 10 6 7 10 8 8 11 69 21,43

4 RChe Rg 11 10 4 2 8 9 6 7 57 17,70

5 RRg 3 4 9 8 5 7 6 5 47 1,60
6 RVCRg 4 5 9 7 6 7 7 6 51 15,84



Tổng 37 40 43 41 41 42 38 40 322 100,0

Ghi chú: Ký hiệu các xã theo từng khu vực
LH: La Hiên ; LT: Lâu Thượng; CĐ: Cúc Đường; VC: Vũ Chấn; LM: Liên
Minh; TX: Tràng Xá; DT: Dân tiến; BL: Bình Long

Từ kết quả ở bảng 3.2 cho thấy trên địa bàn huyện võ Nhai hiện có nhiều hệ
thống NLKH khác nhau, song chủ yếu tập trung có 6 hệ thống đang được người dân địa
phương áp dụng phổ biến là: VACRg (vườn, ao, chuồng, ruộng), RVAC (rừng,
vườn, ao, chuồng), VAC (vườn, ao, chuồng), RChèRg (rừng, Chè, ruộng), RRg
(rừng, ruộng), RVCRg (rừng, vườn, chuồng, ruộng). Hầu hết đều có thành phần
cây lâm nghiệp (rừng).
Dưới đây là một số mô hình HT điển hình trong huyện Võ Nhai







8











Hình: 3.1
Hình: 3.2 Hình: 3.3








Hình: 3.4 Hình: 3.5








Chú thích: Hình 3.1: HT Rừng-Vườn- Chuồng- Ruộng; Hình 3.2: HT trồng cây
che bóng cho Chè; Hình 3.3: HT rừng-Chè- vườn (cây ăn quả) phối hợp theo mô
hình SALT. Hình 3.4: Hệ thống có sự phối hợp theo kiểu Taungya; Hình 3.5: HT
Rừng- Chè - ruộng.
3.3. HIỆU QUẢ CỦA CÁC DẠNG HỆ THỐNG NLKH
3.3.1. Hiệu quả kinh tế
3.3.1.1. Hiệu quả kinh tế của các HT điều tra theo mức thu nhập/ha/năm
Để so sánh hiệu quả kinh tế giữa các HT chúng tôi căn cứ vào chỉ tiêu tổng

thu nhập (triệu đồng/năm/ha). Kết quả điều tra cho thấy: Trong 322 mô hình
NLKH được điều tra trong toàn huyện Võ Nhai thì phần lớn có mức thu


9

nhập/năm/ha nằm tập trung trong khoảng từ > 4 - 8 triệu là 166 mô hình (chiếm
tỷ lệ 51,56%) đây là mức phổ biến. Còn số mô hình có mức thu nhập/ha/năm dưới
2 - 4 triệu với 84 (chiếm tỷ lệ 21,57%). Số mô hình có mức thu trên 8 - >10
triệu/ha/năm là 72 (chiếm tỷ lệ 22,36%). Như vậy ở thời điểm điều tra thì hiệu
quả kinh tế của các hệ thống NLKH trong huyện Võ Nhai là chưa cao.
3.3.1.2. Hiệu quả kinh tế của HT theo các công thức SX
* Hiệu quả kinh tế của HT RVACRg theo các công thức SX
Một số công thức canh tác phổ biến như sau:
Công thức 1: (RTN, Vải, Nhãn, cá, lợn, Lúa); Công thức 2: (Bạch đàn, CAQ,
cá, Vịt, Lúa, màu); Công thức 3: (Mỡ, Na, cá, bò, Lúa, Thuốc lá); Công thức
4: (Keo, Dứa, cá, gà, Lúa, màu)
Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế cho thấy: Công thức 3 cho hiệu quả thu
nhập cao nhất đạt 8.862.000 đ/ha/năm. Công thức 1 cho hiệu quả thu nhập thấp
nhất đạt 7.069.000 đ/ha/năm. Đây là hệ thống có mức thu nhập trung bình ở các
công thức so với các hệ thống khác trong toàn khu vực, vì thu từ nhiều thành
phần. trong đó có cả chăn nuôi.
* Hiệu quả kinh tế của HT RVAC theo các công thức
Một số công thức canh tác phổ biến của HT RVAC
Công thức 1: (Bạch đàn, Dứa, màu, cá, bò); Công thức 2: (RTN, CAQ, màu,
cá, Vịt (gà)); Công thức 3: (Keo, Vải, Nhãn, cá, lợn); Công thức 4: (Mỡ, Na,
màu, cá, dê)
Qua tính toán hiệu quả kinh tế cho thấy tổng thu nhập ở các công thức HT RVAC
(Rừng - vườn - ao - chuồng) như sau: Công thức 4 cho hiệu quả thu nhập cao
nhất đạt 13.339.000 đ/ha/năm. Công thức 3 cho hiệu quả thu nhập thấp nhất đạt

8.682.000 đ/ha/năm. Đây là HT có mức thu nhập tương đối cao ở các công thức
so với các HT khác trong toàn khu vực, vì thu từ nhiều thành phần trong đó có cả
chăn nuôi và ao cá.
* Hiệu quả kinh tế của HT VAC theo các công thức
Một số công thức canh tác điển hình của HT VAC
Công thức 1:(CAQ, màu, cá, Vịt, gà; Công thức 2:(Vải, Nhãn, cá, lợn)
Công thức 3:(Na, màu, cỏ, cá, dê); Công thức 4:(Dứa, màu, cỏ, cá, bò)
Qua tính toán hiệu quả kinh tế của các công thức HT VAC cho thấy tổng thu
nhập ở các công như sau: Công thức 3 cho hiệu quả thu nhập cao nhất đạt
14.910.000 đ/ha/năm. Công thức 2 cho hiệu quả thu nhập thấp nhất đạt
10.710.000 đ/ha/năm. Do trong công thức này cây Vải Nhãn trong vài năm qua
quả bị mất giá, Lợn cho hiệu quả kinh tế thấp hơn các thành phần ở các công
thức khác.


10

* Hiệu quả kinh tế của HT RChèRg theo các công thức
Một số công thức canh tác của HT RChèRg:
Công thức 1: (RTN, Chè, Lúa, Ngô); Công thức 2: (Keo, Chè, Lúa) Công thức
3:(Luồng, Chè, Lúa);Công thức 4:(Mỡ, Chè, Lúa,Thuốc lá)
Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của các công thức HT RChèRg (Rừng -
Chè - ruộng) cho thấy tổng thu nhập ở các công thức như sau: Công thức 4 cho
hiệu quả thu nhập cao nhất đạt 15.390.000 đ/ha/năm. Công thức 1 cho hiệu quả
thu nhập thấp nhất đạt 12.107.000 đ/ha/năm. Đây là HT có mức thu nhập cao
nhất ở các công thức so với các HT khác trong toàn khu vực, vì thu từ cây Chè
là chính, mà hiện tại Chè đang được giá, song HT này chi phí lớn hơn các HT
khác và tốn nhiều công để chăm sóc, thu hái Chè vì vậy mà phải là những hộ có
vốn và đủ lao động.
* Hiệu quả kinh tế của HT RRg (Rừng - ruộng) theo các công thức

Một số công thức canh tác phổ biến như sau:
Công thức 1: (Mỡ, Lúa, Ngô); Công thức 2: (RTN, Lúa, Thuốc lá); Công thức
3:(Keo, Lúa); Công thức 4:(Bạch đàn, luồng, Lúa, Thuốc lá
Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế cho thấy thu nhập ở các công thức HT
RRg (Rừng - ruộng) như sau: Công thức 4 cho hiệu quả tổng thu nhập cao nhất
đạt 6.525.000 đ/ha/năm. Công thức 3 cho hiệu quả thu nhập thấp nhất chỉ đạt
3.434.000 đ/ha. Đây là HT có mức thu nhập thấp nhất ở các công thức so với các
HT khác trong toàn khu vực, vì thu từ cây rừng và cây Lúa, Ngô đều là những
cây cho thu nhập thấp trong SX nông lâm nghiệp từ trước tới nay.
* Hiệu quả kinh tế của HT RVCRg theo các công thức SX
Một số công thức canh tác phổ biến như sau:
Công thức 1: (RTN, Vải, Nhãn, lợn, Lúa); Công thức 2: (Keo, CAQ, Vịt, Lúa,
Ngô); Công thức 3: (RTN, Mỡ, Na, dê, Lúa); Công thức 4: (Luồng, Dứa, gà,
Lúa, Ngô).
Qua tính toán hiệu quả kinh tế của các công thức SX trong HT RVCRg
chúng tôi thấy: Công thức 3 cho hiệu quả tổng thu nhập cao nhất đạt 9.780.000
đ/ha/năm. Tiếp đến là công thức 4 cũng cho hiệu quả tổng thu nhập khá cao, đạt
8.726.000 đ/ha/năm. Thấp nhất là công thức 1 tổng thu nhập chỉ đạt 6.874.000
đ/ha/năm. Đây là HT cũng có mức thu nhập khá cao so với các HT khác trong
huyện vì thu từ nhiều thành phần và trong đó có cả chăn nuôi, song vốn đầu tư
ban đầu cũng ở mức tương đối.
3.3.1.3. Tổng hợp hiệu quả kinh tế trung bình của các công thức sản suất theo
từng HT NLKH
Để dễnhận thấy hiệu quả kinh tế trung bình của các HT trong huyện chúng
tôi tổng hợp qua bảng 3.3.


11

Bảng 3.3: Tổng hợp hiệu quả kinh tế bình quân /ha/năm của các công thức

SX theo từng HT (ĐV: 1000 đồng)
Chỉ tiêu

HT
RVA
CRg
RVAC

VAC
RChè
Rg
RRg
RVC
Rg
1. Giá trị SX
Đ. vị


Giá trị SX/ ha 1000đ

10.659

13.968

16.259

18.393

6.399 11.26
Giá trị SX/ chi phí SX lần 3,40 3,69 4,22 3,42 3,26 3,23

Giá trị SX/ngày người LĐ 1000đ

33,74 37,94 43,37 38,88 28,07 38,01
2. Chi phí SX

Tổng chi phí SX/ha 1000đ

3.122 3.781 3.884 5.385 1.962 3.477
Chi phí biến đổi/ha 1000đ

2.525 2.920 3.185 4.502 1.495 2.906
Chi phí cố định/ ha 1000đ

597 860 699 884 467 776
3.Tổng thu nhập

Tổng thu nhập/ ha 1000đ

7.884 11.297

13.074

13.892

4.882 8.560
Tổng thu nhập/ chi phí SX lần 2,48 2,99 3,39 2,58 2,47 2,45
Tổng thu nhập/ ngày người LĐ

1000đ


25,80 29,94 38,00 29,37 21,47 31,12
4.Thu nhập thuần

Thu nhập thuần/ha 1000đ

7.530 10.855

12.375

13.008

4.437 7.784
Thu nhập thuần/ chi phí SX lần 2,36 2,69 3,14 2,42 2.23 2,38
Thu nhập thuần/ ngày người LĐ

1000đ

23,79 27,63 36,16 27,48 19,38 25,90
5.Tổng công LĐ
ngày
314 368 338 472 222 299

Kết quả tổng hợp ở bảng trên cho thấy hiệu quả kinh tế trung bình của các
HT có sự khác nhau khá rõ.
HT cho hiệu quả kinh tế cao nhất là: RcheRg cho tổng thu nhập trung bình
đạt 13.892.000 đ/ha/năm. Tiếp đến là HT VAC cũng cho thu hiệu quả kinh tế
khá cao. Tổng thu nhập đạt 13.074.000 đ/ha/năm gần tương đương với tổng thu
nhập của HT RcheRg. Tiếp theo là HT RVAC cũng cho thu hiệu quả kinh tế
tương đối cao. Tổng thu nhập đạt 11.297.000 đ/ha/năm. 2 HT RVCRg và
RVACRg cho thu hiệu quả kinh tế ở mức trung bình. Tổng thu nhập đạt

8.560.000 đ/ha/năm và 7.884.000 đ/ha/năm. Cuối cùng là HT RRg cho hiệu quả
kinh tế thấp nhất. Tổng thu nhập chỉ đạt 4.482.000 đ/ha/năm. Do trong HT này
thu nhập chỉ có 2 thành phần là rừng và Lúa, Ngô hoặc cây màu.
Như vậy hiệu quả kinh tế của các HT phụ thuộc chặt chẽ vào thành phần
cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể áp dụng
HT có hiệu quả kinh tế cao vào SX NLKH mà phải tuỳ vào điều kiện cụ thể.


12

3.3.1.4. Hiệu quả kinh tế của một số HT cây trồng nông, lâm nghiệp trong HT
NLKH Huyện Võ Nhai
Bảng 3.4. So sánh hiệu quả kinh tế một số cây trồng trồng độc canh và trồng
xen trong hệ thống NLKH (Đơn vị tính: 1000 đồng/ha/năm)
Tổng chi Tổng thu Lãi
Loài cây
NLKH

Độc
canh
NLKH

Độc
canh
NLKH

Độc
canh
So sánh
Lãi

(Tăng
+, giảm -)

Khu vực 1







Ngô 2 vụ 9.090

9.090

16.800

16.120

7.810

7110

+ 700

Ngô xuân 4.545

4.545

9.474


9.128

4.929

4.583

+ 346

Mía 7.700

7.700

11.035

11.290

3.335

3.590

- 255

Sắn 4.252

4.252

7.792

7.680


3.540

3.428

+ 112

Đậu tương 7.075

7.075

15.095

14.685

8.020

7.610

+ 410

Chè 8.102

8.102

21.132

18.944

13.030


10.842

+ 2.188

Khu vực 2







Ngô 2 vụ 9.090

9.090

16.640

16.050

7.550

6.960

+ 590

Ngô xuân 4.545

4.545


9.278

8.957

4.733

4.407

+ 326

Mía 7.700

7.700

11.038

11.350

3.338

3.650

- 312

Sắn 4.252

4.252

7.721


7.650

3.419

3.398

+ 21

Đậu tương 7.075

7.075

14.750

14.426

7.675

7.351

+ 324

Chè 8.102

8.102

18.500

17.128


10.398

9.026

+ 1.372

Khu vực 3







Ngô 2 vụ 9.090

9.090

16.290

15.820

7.200

6.730

+ 470

Ngô xuân 4.545


4.545

9.082

8.792

4.537

4.247

+ 290

Mía 7.700

7.700

10.836

11.186

3.136

3.486

- 350

Sắn 4.252

4.252


7.430

7.380

3.178

3.128

+ 50

Đậu tương 7.075

7.075

14.472

14.344

7.397

7.269

+ 128

Chè 8.102

8.102

17.600


16.620

9.498

8.518

+ 980


Từ bảng 3.4 cho thấy phần lớn hiệu quả kinh tế của cây nông nghiệp trồng
trong hệ thống NLKH ở cả 3 khu vực đều cao hơn so với cây trồng độc canh.
Trong đó cây Chè cho hiệu quả kinh tế tăng nhiều nhất từ 980.000 – 2.188.000
đồng/ha/năm, cây Ngô và Đậu tương cũng tăng 128.000 – 700.000 đồng/ha/năm.
Cây Sắn thì gần như không có biểu hiện tăng giảm, chỉ tăng rất. Duy chỉ có cây
Mía khi trồng kết hợp trong hệ thống thì hiệu quả kinh tế giảm tương đối rõ nét
(từ 255.000 - 350.000đồng/ha/năm). Rõ ràng NLKH đã không những tận dụng đất
đai mà còn làm tăng năng suất cây trồng nông nghiệp. Vì thực tế khả năng hỗ trợ


13

sinh trưởng và hạn chế xói mòn đất của cây lâm nghiệp trong HT NLKH đã tác
động trực tiếp đến năng xuất của cây nông nghiệp.
Bảng 3.5. So sánh sinh trưởng của một số cây lâm nghiệp giữa trồng xen
trong mô hình NLKH và trồng thuần
Phương thức
trồng
Trồng xen Trồng thuần


Khu
vực

Loài cây, tuổi cây
HVN

(m)
D1.3
(cm)
HVN

(m)
D1.3
(cm)
So sánh
HVN
(m)
NLKH
và trồng

thuần
Tăng (+)

Giảm (-)

So sánh
D1.3(cm)
NLKH
và trồng
thuần

Tăng(+)
Giảm (-)
1
Keo TT tuổi 5 (1) 10,52

14,60

10,57 14,22

+ 0,05 + 0,38
Keo TT tuổi 5 (2) 10,61

14,69

+ 0,04 + 0,47
Keo TT tuổi 5 (3) 10,66

14,84

+ 0,09 + 0,62
B.đàn trắng tuổi 3 (1) 6,80 6,28
6,70 6,14
+ 0,10 + 0,24
B.đàn trắng tuổi 3 (2) 6,81 6,45 + 0,11 + 0,31
B.đàn trắng tuổi 3 (3) 6,86 6,66 + 0,16 + 0,52
2
Keo TT tuổi 5 (1) 10,48

14,38


10,45 14,21

+ 0,03 + 0,17
Keo TT tuổi 5 (2) 10,51

14,64

+ 0,06 + 0,43

Keo TT tuổi 5 (3) 10,57

14,78

+ 0,12 + 0,57
B.đàn trắng tuổi 3 (1) 6,77 6,25
6,65 5,97
+ 0,12 + 0,28
B.đàn trắng tuổi 3 (2) 6,81 6,42 + 0,16 + 0,45
B.đàn trắng tuổi 3 (3) 6,89 6,64 + 0,24 0,67
3
Keo TT tuổi 5 (1) 10,42

14,32

10,39 14,18

+ 0,03 + 0,14
Keo TT tuổi 5 (2) 10,44

14,56


+ 0,05 + 0,38

Keo TT tuổi 5 (3) 10,50

14,69

+ 0,11 + 0,51
B.đàn trắng tuổi 3 (1) 6,73 6,13
6,62 5,91
+ 0,10 + 0,22
B.đàn trắng tuổi 3 (2) 6,74 6,30 + 0,12 + 0,39
B.đàn trắng tuổi 3 (3) 6,82 6,52 + 0,20 + 0,61
Ghi chú: HVN: Chiều cao vút ngọn cuả cây. D1.3: Đường kính cây tại vị trí cách
gốc 1,3m. Mật độ cây rừng trồng xen là 250 - 300 cây/ha. (1): xen Chè; (2): xen
Ngô; (3): xen Đậu tương. Keo tai tượng trồng thuần, Bạch đàn trắng trồng thuần
mật độ 1.660 cây/ha (cây giống cấp theo dự án 661).
Kết quả trên cho thấy cây lâm nghiệp trồng xen trong các hệ thống NLKH
ở cả 3 khu vực đều có sinh trưởng nhanh hơn cây trồng thuần loại. Tuy nhiên sinh
trưởng về chiều cao (HVN) tăng lên không đáng kể, nhưng sinh trưởng về đường
kính thân cây (D1.3) thì tăng lên rõ rệt. Cụ thể Keo tai tượng tuổi 5 trồng xen thì


14

chiều cao tăng từ 0,03- 0,12 m; đường kính tăng từ 0,14- 0,62 cm. Còn đối với
Bạch đàn trắng 3 tuổi thì chiều cao tăng từ 0,10- 0,24 m. Đường kính tăng từ
0,22- 0,61 cm so với trồng thuần loại. Trong đó kết hợp giữa cây lâm nghiệp với
cây Đậu tương cho sinh trưởng cao hơn cả. Theo phân tích của chúng tôi và
người dân địa phương do trồng xen với cây nông nghiệp, cây rừng đồng thời cũng

được sử dụng chất dinh dưỡng do con người chăm bón cho cây nông nghiệp. Mặt
khác các phụ phẩm như thân, lá, gốc rễ của cây nông nghiệp sau thu hoạch để lại
đã phân huỷ đã làm cho đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng hơn ở nơi trồng thuần cây
rừng. Điều đó thể hiện rõ nét mối quan hệ tương tác hỗ trợ nhau giữa các thành
phần trong hệ thống NLKH.
3.3.2. Đánh giá hiệu quả môi trường của các hệ thống NLKH và hệ thống cây
trồng nông nghiệp
3.3.2.1. Vai trò của thành phần cây trồng trong HT NLKH đến việc hạn chế xói
mòn đất
Khi canh tác trên đất dốc khó khăn gặp phải lớn nhất ảnh hưởng đến môi
trường đất SX là độ dốc, vì vậy vai trò của thành phần cây trồng nông lâm nghiệp
sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ xói mòn đất ở các độ dốc khác nhau.
Bảng 3.6. Lượng đất xói mòn của các HT cây trồng theo độ dốc
(Đơn vị tính: tấn/ha/năm)
Lượng đất xói mòn trên các độ dốc
(tấn/ha/năm)

HT cây trồng
10 -15 >15-20 >20- 25 >25-30 >30
Chè xen cốt khí 16,42 19,24 22,78 26,41 31,52
Ngô 1 vụ
89,44
104,32 116,29 155,27
207,36
Ngô 2 vụ 42,34 56,11 62,27 77,83 82,76
Bạch đàn thuần khép tán 11,98 14,37 17,24 26,31 29,87
Keo thuần khép tán
6,17
6,92 7,27 8,97
10,75

Vải thuần khép tán 12,15 15,81 19,81 27,63 34,45
(NLKH) Keo, Mỡ, tre
Bát
độ, Nhãn, Ngô, đậu
6,08 7,12 8,37 9,21 9,89
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy ảnh hưởng của HT cây trồng theo độ dốc
tới khả năng hạn chế xói mòn đất của các thành phần cây trồng là rất rõ nét, đặc
biệt là ở độ dốc >30
0
. Các loài cây lâu năm như Keo, Bạch đàn, Vải trồng thuần
ở giai đoạn khép tán đều có khả năng hạn chế xói mòn đất cao hơn nhiều so với
các cây nông nghiệp ngắn ngày, lượng đất xói mòn tương ứng là 10,75; 29,87;
34,45 tấn/ha/năm. Độc canh cây Ngô 2 vụ và 1 vụ, lượng đất xói mòn lên tới


15

82,76 và 207,36 tấn/ha/năm. Trong khi đó HT NLKH lượng đất xói mòn ở cùng
độ dốc trên chỉ còn 9,89 tấn/ha/năm.
Để thấy rõ ảnh hưởng của thành phần cây trồng trong việc hạn chế xói mòn
khi canh tác trên đất dốc chúng tôi tiến hành phân tích tương quan giữa lượng đất
bị xói mòn theo độ dốc và thành phần cây trồng.
Bảng 3.7. Tương quan hồi quy giữa độ dốc và lượng đất xói mòn
(tấn/ha/năm) ở các hệ thống cây trồng, hàm hồi quy Y = ax+b
Cây trồng Hàm tương quan hồi
quy
Hệ số tương
quan (r)
Chè
Y = 0,7474x + 6,4575 0,9941

Ngô 1 vụ
Y = 5,7385x + 5,4805 0,95529
Ngô 2 vụ
Y = 2,0512x + 18,11 0,98814
Bạch đàn thuần khép tán
Y = 0,9544x - 1,52 0,9723
Keo thuần khép tán
Y = 0,2242x + 2,9715 0,9630
Vải thuần khép tán
Y = 1,1284x – 3,419 0,9869
Keo, Mỡ, tre Bát độ, Nhãn
,
Ngô, Đậu tương, rau (NLKH)
Y = 0,1942x + 3,7645 0,9939
Ghi chú: Độ dốc (X); lượng đất xói mòn (Y)
Từ kết quả bảng trên cho thấy phương trình tương quan hồi quy giữa lượng
đất xói mòn theo độ dốc và thành phần cây trồng là mối tương quan rất chặt. Hệ
số tương quan (r) luôn > 0,95. Điều đó chứng tỏ thành phần cây cây trồng là yếu
tố quyết định đến tính bền vững của đất đai.
Bảng 3.8. Lượng đất xói mòn của các HT NLKH so với HT thuần nông
(Đơn vị tính: tấn/ha/năm)
Lượng đất xói mòn các tháng mưa
trong năm (tấn/ha)
Cộng

(năm)

HT và thành
phần cây trồng


4 5 6 7 8 9 10
1: (RRg) 1,11 1,34 1,44 2,23 3,12 2,97 2,01
14,22
2:(RVC) 0,52 0,73 0,78 0,80 1,27 1,11 0,75
5,96
3: (RChèRg) 0,84 1,51 0,87 0,93 2,12 1,92 1,31
9,50
4: (R V) 0,72 1,21 1,05 0,74 1,64 1,52 1,10
7,98
5. Thuần nông 2,67 4,56 4,12 2,89 6,45 5,68 1,27
27,64
Ghi chú: Thành phần trong hệ thống: 1- Mỡ, Keo, Ngô, Lúa; 2- Keo, Vải, Hồng,
Chè, cốt khí, cỏ voi, rau, dê; 3- Keo, trám, Chè, rau, Lúa nước; 4- Keo, lát, bạch
đàn trắng, tre Bát độ, Ngô, lạc, Khoai sọ, đậu; 5- Ngô, đậu, rau.


16

Trong các hệ thống trên thì hệ thống 2 có khả năng hạn chế xói mòn cao nhất
tiếp đến hệ thống 4, rồi đến hệ thống 3 sau đó là hệ thống 1, cuối cùng là hệ
thống 5 hệ thống thuần nông. Rõ ràng sản xuất NLKH hạn chế xói mòn đất rất
lớn so với các hệ thống thuần nông.
3.3.2.2. Đánh giá hiệu quả môi trường của các HT NLKH và HT thuần nông
có sự tham gia
Hiệu quả về mặt môi trường còn được đánh giá thông qua những hiểu biết,
nhận thức và kinh nghiệm trong quá trình sản xuất của người dân địa phương.
Bảng 3.9. Người dân đánh giá hiệu quả môi trường của các hệ thống NLKH
và vai trò của cây NN trong HT NLKH
Đơn vị tính: điểm
Tiêu

chí

Loại
hệ thống
Hạn chế
xói mòn
Cải tạo độ
phì đất
Giữ
nước
Tổng
điểm
Xếp hạng

HT NLKH


R-VAC-Rg
8 6 8
22 I
RVAC
8 5 5
18 III
VAC
5 5 4
14 VI
Rche Rg
7 5 5
17 IV
RRg

7 4 5
16 V
RVCRg
8 6 6
20 II
HT CÂY NN


Vải, Nhãn
6 5 6
17 I
Na
4 4 4
12 IV
Dứa
6 2 5
13 III
Chè
5 5 4
14 II
Ngô 2 vụ
3 3 2
9 VII
Ngô 1 vụ
2 2 2
6 IX
Mía 4 3 3 10 VI
Sắn 3 1 4 8 VIII
Đậu tương 3 5 3 11 V
Từ dẫn liệu bảng 3.9 cho thấy 2 hệ thống NLKH có tổng điểm cao nhất (22

và 20 điểm) là RVACRg và RVCRg. Theo người dân thì 2 hệ thống này có khả
năng bảo vệ môi trường tốt nhất sau đó mới đến các hệ thống RVAC, RcheRg. Số
điểm thấp nhất là 2 hệ thống VAC, RRg (14 và 16 điểm). Còn đối với các HT
cây trồng nông nghiệp, HT có khả năng bảo vệ môi trường đất và nước tốt nhất


17

trong HT NLKH là Vải nhăn, xếp thứ 1 với tổng điểm là 17, tiếp theo là HT cây
Chè, cây Dứa, cây Na thấp nhất là Sắn và Ngô 1 vụ với tổng điểm là 8 và 6.
Điều đó cho thấy người dân đánh giá cao những hệ thống có rừng và cây lâu năm
đối với môi trường nhất là trong hạn chế xói mòn và giữ nước.
3.3.3. Một số tác động về mặt xã hội từ các hệ thống NLKH
3.3.3.1. Giải quyết việc làm cho lao động trong các nông hộ
Hiệu quả xã hội rõ nhất mà các hệ thống NLKH mang lại cho người dân
chính là giải quyết việc làm cho lao động trong các gia đình. Qua điều tra thực tế
cho thấy hiệu quả giải quyết công ăn việc làm của các HT là khá lớn, trong đó
riêng số công đầu tư cho thành phần cây nông nghiệp đó chiếm khoảng 50 - 80%.
Số công lao động/ha/năm cho mỗi HT cho thấy: HT RChèRg cao nhất là 475
công; RVAC 370 công; VAC là 340 công; RVCRg là 310 công; RVCRg là 300
công. Cuối cùng là hệ thống RRg là 230 công lao động/ha/năm. Từ kết quả trên
cho thấy khi xây dựng HT NLKH đã tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có của
các gia đình khá triệt để, đặc biệt là các HT đa thành phần đầu tư số công lao
động lớn và người dân có việc làm quanh năm đã giảm bớt được thời nhàn rỗi và
hạn chế được các tệ nạn xã hội.
3.3.1.2. Thúc đẩy phát triển văn hoá, cải thiện đời sống, tăng cường mối
quan hệ cộng đồng và nâng cao trình độ canh tác
Có thể thấy các HT NLKH mới được xây dựng phần lớn từ khoảng 10 năm
trở lại đây, nhưng đã góp phần không nhỏ làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều
gia đình trước đây thuộc diện nghèo thì chỉ dám cho con học hết trung học cơ sở

nhưng nay đã có tiền để cho con đi học Đại học, đã xây được nhà, mua sắm được
những vật dụng sinh hoạt tiện nghi có giá trị và được xếp vào nhóm hộ khá. Một
số hộ gia đình làm kinh tế giỏi đã được đài truyền hình Võ Nhai về địa phương
phỏng vấn và truyền hình trực tiếp. Trình độ lao động sản xuất đựơc nâng cao,
tạo ra sự thay đổi trong nếp nghĩ và cách làm ăn của người dân góp phần đẩy lùi
cuộc sống thiếu thốn và Lạc hậu đưa cuộc sống người dân vùng đồi núi vốn rất
khó khăn nay từng bước đi lên, các tệ nạn xã hội cũng nhờ đó mà được đẩy lùi.
Vì vậy có thể nói NLKH góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện Võ
Nhai.
3.3.3.4. Sản xuất NLKH làm tăng khả năng phát triển hàng hoá góp phần điều
chỉnh giá cả thị trường
Theo ý kiến của người dân và thực tế trên thị trường cho thấy hầu hết các
sản phẩm của hệ thống NLKH đều có khả năng trở thành hàng hoá trao đổi như
Lúa gạo, đậu đỗ, Ngô, quả Vải, Nhãn, xoài, na, Dứa, chuối, đậu đỗ thực phẩm
như: cá, thịt gà, thịt lợn, thịt bò vì nó là nhu cầu thiết yếu của mọi gia đình.


18

Đặc biệt là sản phẩm Chè khô của Thái Nguyên và Thuốc lá đã và đang trở thành
mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
3.3.4. Đánh giá tính bền vững của các hệ thống NLKH
3.3.4.1. Đánh giá tính bễn vững của các HT NLKH có sự tham gia
Để đánh giá tính bễn vững của các hệ thống NLKH tại địa phương chúng
tôi đã cùng các chủ hệ thống và những hộ làm kinh tế nông lâm nghiệp giỏi tại
một số xã cùng chia sẻ và đă xây dựng được 11 tiêu chí quan trọng (tính theo
thang điểm 10) dùng để đánh giá các loại hệ thống NLKH một cách tương đối
toàn diện, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.10. Đánh giá tính bền vững các HT NLKH có sự tham gia
Đơn vị tính: Điểm

HT
Tiêu chí
RVA
CRg
RVAC

RV
CRg
RChè

Rg
VAC RRg
Dễ áp dụng 6 7 8 8 9 10
Phù hợp điều ki
ện địa
phương
8 8 9 8 7 9
Đầu tư ít 8 7 8 7 6 10
Cải tạo đất, giữ nước 10 9 9 8 5 8
Sản phẩm dễ bán 9 8 9 8 6 6
Hiệu quả kinh tế 8 8 7 9 9 5
Mức độ rủi ro 10 8 9 7 5 6
Thu nhập lâu dài 9 8 10 9 6 7
Tương tác giữa các th
ành
phần
10 9 9 8 7 4
Tận dụng lao động 9 9 9 10 8 6
Tính b
ền vững của HT

NLKH so với SX thuần nông

10 8 9 8 5 7
Tổng điểm 96 89 97 90 73 78
Theo kết quả cho điểm thì hệ thống có tổng số điểm từ cao xuống thấp thì:
hệ thống: RVCRg với 97 điểm; RVACRg với 96 điểm; RChèRg với 90 điểm;
RVAC với 89 điểm; RRg với 78 điểm. Cuối cùng là hệ thống VAC với 73 điểm.
Như vậy dạng HT nào có tổng điểm càng cao thì càng có lợi cho việc phát triển
NLKH theo hướng bền vững.
3.3.4.2. Đánh giá tính bền vững của hệ thống NLKH thông qua sức sản xuất
của đất
Sức sản xuất của đất đai được đánh giá chính xác nhất là thông qua năng


19

suất cây trồng giữa năm hiện tại và các năm trước đó. Để tiếp tục khảng định tính
bền vững của các hệ thống NLKH chúng tôi phỏng vấn từng nhóm hộ và lấy ý
kiến của 322 chủ mô hình trong toàn huyện Võ Nhai. Các ý kiến tập trung vào
các câu hỏi chính, ví dụ: Nếu đầu tư năm nay và các năm trước như nhau thì năng
suất cây trồng tăng hay giảm? Sự tăng hay giảm này nguyên nhân chủ yếu là do
đâu? Do khi đầu tư người dân thường tính theo giá thị trường, mà giá cả biến
đổi thường xuyên nên chúng tôi thống nhất đầu tư ở đây quy ra lượng, chẳng hạn
phân bón mỗi loại là bao nhiêu kg/ha, giống nào, bao nhiêu kg giống/ha Kết
hợp với những số liệu điều tra thực tế trên các ô thí nghiệm qua từng năm chúng
tôi có những nhận định tương đối về tính bền vững của các hệ thống.
Bảng 3.11. Đánh giá sức sản xuất của đất đai trong các hệ thống
NLKH qua 3 năm (2006 so với 2008)
Năm


Tỷ
lệ ý
kiến (%)
Khu vực 1 Khu vực 2

Khu vực 3

HT
+ 0 - + 0 - + 0 -
RVACRg
21,7 75,5 2,8 17,9 81,4 4,7 18,2 76,2 3,6
RVAC
7,2 84,5 8,3 3,6 86,6 9,8 5,2 87,4 7,4
RVCRg
15,7 79,1 5,2 18,7 74,4 6,9 12,8 82,5 4,7
RChèRg
3,8 89,7 6,5 2,7 84,9 12,4 3,2 88,9 7,9
VAC
1,2 77,2 21,6 0,5 80,7 18,8 0,8 87,8 11,4
RRg
2,2 95,4 2,4 0,7 97,4 1,9 1,8 96,7 1,5
Ghi chú: dấu + là Tăng; 0 là Không đổi, - là giảm
Dẫn liệu trên cho thấy phần lớn các ý kiến (từ 74,5 – 96,7%) đều cho rằng khi
sản xuất theo phương thức NLKH thì năng suất cây trồng, vật nuôi không đổi. Trong
đó các hệ thống RVACRg và RVCRg có tỷ lệ được đánh giá tăng nhiều nhất (từ
12,8-21,7%), vì theo người dân phân tích từ thực tế năng xuất thu được hàng năm
cũng như quá trình canh tác họ nhận thấy tính chất lý học của đất có phần cải thiện
nhiều hơn như về độ tơi xốp, ẩm độ đất hệ thống có tỷ lệ ý kiến đánh giá năng xuất
giảm nhiều nhất là VAC từ 11,4- 21,6% do thành phần cây trồng trên vườn của họ
chủ yếu là cây nông nghiệp hàng năm xen cây ăn quả nên mức độ xói mòn đất cao

hơn, dẫn đến năng xuất cây trồng một số hộ bị giảm hẳn.


20

3.4. BIỆN PHÁP CẢI TIẾN, THỬ NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP
PHẦN PHÁT TRIỂN NLKH HUYỆN VÕ NHAI
3.4.1. Những thuận lợi khó khăn, cản trở chính trong phát triển các hệ thống
NLKH tại địa phương.
3.4.1.1. Thuận lợi của từng khu vực sinh thái huyện Võ Nhai
Khu vực 1: Đất đai ít dốc, lao động dồi dào, trình độ thâm canh cao. Phần lớn
các diện tích canh tác chủ động nước. Giao thông thuận tiện, thế mạnh về cây Chè,
Thuốc lá, Ngô, Lúa. Chăn nuôi Lợn, Gà.
Khu vực 2: Lao động dồi dào, trình độ dân trí tương đối cao. Đất ruộng nhiều,
đất đồi rộng. Giao thông tương đối thuận tiện.
Thế mạnh về CAQ, Mía, Ngô, Sắn, Lúa, Chè. Chăn nuôi Lợn, Gà, Dê, Trâu, Bò.
Khu vực 3: Lao động dồi dào, đất đồi rộng. Thế mạnh về cây Ngô, Đậu tương,
Sắn và CAQ và phát triển đàn gia súc: Dê, Trâu, Bò.
3.4.1.2. Khó khăn trở ngại chính của các khu vực sinh thái và của mõi hệ thống
trong huyện
Khu vực 1: Diện tích đất đồi ít, chủ yếu đất ruộng, dịch vụ nông nghiệp chưa
phát triển mạnh, thiếu vốn và kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh, thiếu nươc tưới.
Khu vực 2: Đất đồi bị xói mòn, kỹ thuật thâm canh hạn chế. Thiếu vốn, kỹ thuật
phòng trừ dịch bệnh, hạn hán, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng.
Khu vực 3: Đất đồi bị xói mòn mạnh, thiếu vốn, kỹ thuật thâm canh yếu, hạn
hán vào vụ mùa khô, điều kiện tế, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng.
Đại đa số các HT đều đề cập đến việc: thiếu vốn; đất có độ dốc lớn nên xói mòn
mạnh; kỹ thuật canh tác đất dốc và chăn nuôi còn hạn chế; một số giống cây trồng,
vật nuôi năng suất chưa cao; chưa biết cách cân đối lựa chọn tỷ lệ cây trồng thích hợp
cho mỗi HT; thị trường bấp bênh; là các vấn đề hầu hết các HT đều chỉ ra. Đặc biệt

các HT có chăn nuôi đều nhận thấy dịch bệnh gia súc, gia cầm ngày một nhiều. Trên
đây là các khăn cản trở chính cho việc phát triển các HT NLKH tại địa phương.
3.4.2. Một số giải pháp góp phần phát triển NLKH huyện Võ Nhai
3.4.2.1. Lựa chọn cây trồng, vật nuôi cho các hệ thống NLKH
Đây là một khâu cực kỳ quan trọng nó quyết định đến tính thành bại của HT,
giúp cho gia đình lựa chọn đúng loài cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện đặc
điểm của HT nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Sau khi thống nhất ý kiến cho
thấy đa số bà con lựa chọn cây Lâm nghiệp là cây Mỡ và Keo chủ yếu. Còn các loại
cây: Luồng, Bạch đàn, Bồ đề, Trám, tre Bát độ được lựa chọn ít hơn.
Đối với cây ăn quả thì Nhãn lồng, Hồng, Na dai, Dứa là những loài cây chủ
chốt được người dân đưa vào trồng trong hệ thống. Cây Cam, xoài, Vải lựa chọn ít
hơn, do thị trường tiêu thụ không ổn định, giá quá rẻ, sản phẩm khó bảo quản, khi
vận chuyển dễ bị dập nát. Cây nông nghiệp như: Lúa, Ngô, đậu tương, Khoai thơm,
sắn, Đặc biệt là cây Chè phù hợp các xă phía Nam của huyện nên được người dân
lựa chọn.
Đối với các loài vật nuôi: Các loài Lợn, gà, Vịt, được bà con chọn là vật nuôi
chính, sau đó mới đến Trâu, bò, Dê. Đối với Trâu, bò khi nuôi ngoài hiệu quả kinh tế
còn sử dụng sức kéo và cung cấp phân bón phục vụ cho sản xuất, nhưng đây là các


21

loài vật lớn nên chúng ăn nhiều, vốn đầu tư lớn, rủi ro cao nên không thể nuôi nhiều
con một lúc. Mặt khác bãi chăn thả chưa đủ rộng để nuôi nhiều.
3.4.2.2. Lựa chọn một số biện pháp kỹ thuật cải tiến HT NLKH có sự tham gia.
Người dân dựa vào tiềm năng và hiện trạng của hệ thống lựa chọn 5 biện pháp
phổ biến: Trồng cỏ voi theo băng; trồng xen cốt khí vào rạch Chè hoặc CAQ; trồng
bổ sung tre Bát độ; trồng bổ sung Khoai thơm; cải tạo hệ thống chuồng trại. Với
mong muốn áp dụng các biện pháp kỹ thuật cải tiến HT phù hợp hơn để nâng cao
hiệu quả kinh tế cũng như việc sử dụng đất đai lâu bền. Kết quả thử nghiệm cho thấy

các biện pháp cải tiến đều có hiệu quả về mặt kinh tế và hạn chế xói mòn đất.
Áp dụng một số biện pháp cải tiến hệ thống NLKH: Cụ thể hệ thống 1 (RVAC)
biện pháp cải tiến: ở phần sườn đồi trên diện tích trước đây trồng Cam chua do hiệu
quả kinh tế quá thấp, nay quyết định chặt bớt để thay bằng tre Bát độ thì chênh lệch
(Thu nhập/ha/năm) trước và sau cải tiến hệ thống tăng 2.110.000 đồng/ha/năm do
nguồn thu được bổ sung từ tre Bát độ. Đây là một con số tăng lên không nhỏ so với
thu nhập của nông hộ.
Ở hệ thống 2 (RChèRg) đồng thời thử nghiệm 2 biện pháp cải tiến kỹ thuật: (i)
Biện pháp thứ nhất: Trồng Cốt khí thành hàng kép chạy theo băng Chè (cứ 4 băng
Chè xen 1 băng Cốt khí) ở phần sườn đồi. Khi cắt tỉa Cốt khí thì tủ luôn vào gốc Chè.
(ii) Biện pháp thứ hai: Trồng thêm 1 vụ Khoai thơm vào hệ thống. Chênh lệch (Thu-
chi/ha/năm) trước và sau cải tiến hệ thống tăng 3.210.000 đồng/ha/năm do nguồn thu
được bổ sung từ năng suất Chè tăng lên và bán Khoai thơm.
Ở hệ thống 3 (VAC) biện pháp cải tiến kỹ thuật: Trồng Cỏ voi vào xung quanh
bờ ao và trồng theo dải rộng xen CAQ ở sườn đồi và bao quanh phần chân đồi làm
thức ăn nuôi Dê và Cá Trắm cỏ, đồng thời nuôi bổ sung Dê, Cá Trắm cỏ khi Cỏ voi
nhiều đủ cung cấp. Chênh lệch (Thu nhập/ha/năm) trước và sau cải tiến hệ thống tăng
4.220.000 đồng/ha/năm do nguồn thu được bổ sung từ bán giống Cỏ voi và nuôi thêm
Cá Trắm cỏ, Dê nhưng không phải mua thức ăn. Đây là hệ thống có chênh lệch thu
nhập cao nhất, song vốn đầu tư thêm cũng nhiều hơn.
Cũng trong 3 hệ thống NLKH trên đồng thời theo dõi luôn khả năng bảo vệ đất
trước và sau áp dụng các biện pháp cải tạo trên. Kết quả cho thấy lượng đất xói mòn
của các HT giữa trước và sau cải tạo giảm đáng kể, cụ thể: Ở HT 1 (RVCRg) giảm
2,09 tấn/ha/năm, HT 2 (RChèRg) giảm 1,64 tấn/ha/năm, HT 3 (VAC) giảm 2,60
tấn/ha/năm.
Như vậy ở cả 3 HT áp dụng các biện pháp kỹ thuật cải tiến khác nhau vừa nhằm
mục tiêu tăng hiệu quả kinh tế vừa hạn chế xói mòn đất thì đã đều đạt được. Vì vậy
đây chính là những khuyến cáo để bà con địa phương vận dụng vào mô hình của gia
đình mình góp phần sử dụng đất lâu bền và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
3.4.2.3. Lựa chọn các biện pháp hạn chế xói mòn đất

Để khắc phục hiện tượng xói mòn đất thường xảy ra vào mùa mưa, nông dân ở
các khu vực trong huyện đã lựa chọn các biện pháp như tạo bậc thang, kè đá, trồng
băng cây xanh, đào rãnh và các biện pháp khác.
3.4.2.4. Giải pháp riêng cho từng khu vực sinh thái
+ Giải pháp cho khu vực 1: Trồng giống Ngô mới (CV1, VN1) có năng xuất cao
và chịu hạn. Tập trung phát triển cây trồng thế mạnh trên đất đồi như: Chè cành giống


22

mới LDP1. Đất 1 vụ trồng Thuốc lá. Nên xây dựng các hệ thống RVACRg; RChèRg,
VACRg, VAC.
+ Giải pháp cho khu vực 2: Đưa vào trồng giống Ngô mới (CV1, VN1) có năng
xuất cao và chịu hạn. Tập trung phát triển cây trồng thế mạnh trên đất đồi như: Chè
cành giống mới, Mía. trồng đậu tương năng suất cao như DT84, DT99. Nên xây dựng
các HT RVACRg; RChèRg, RVCRg, RVC. Chăn nuôi Trâu bò, Dê do diện tích đất
đồi lớn.
+ Giải pháp cho khu vực 3: Đưa vào trồng giống Ngô mới (CV1, VN1) có năng
xuất cao và chịu hạn, mở rộng diện tích trồng cỏ voi để làm thức ăn gia súc và hạn
chế xói mòn. Nên xây dựng các hệ thống có rừng RRg, RVCRg; RCRg, RVC vì đất
dốc. Chăn nuôi Trâu bò, Dê.
3.4.2.5. Giải pháp cho mỗi hệ thống
Hướng cải tiến các hệ thống NLKH trong thời gian tới chủ yếu phát triển các
giống cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt phát triển cây ăn quả: Nhãn lồng, Hồng Xuân
Đỉnh, Na dai. Nâng cao hiệu quả kinh tế thành phần rừng bằng trồng bổ sung các loài
cây có giá trị kinh tế cao, bảo vệ môi trường sinh thái như: tre Bát độ, điền trúc, Keo,
Mỡ… phù hợp với mỗi điều kiện cụ thể cho phù hợp với mỗi hệ thống đă lựa chọn.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

Nhìn chung điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
nguyên tương đối thuận lợi cho phát triển SX theo hướng NLKH
Với địa hình, địa thế đa dạng, với những phong tục tập quán khác nhau nên
trong huyện hình thành 3 khu vực sinh thái có những đặc thù riêng.
1. 2. Thực trạng phát triển NLKH tại địa bàn nghiên cứu
Trong tổng số 322 mô hình NLKH điều tra trên toàn huyện Võ Nhai hiện có,
với nhiều hệ thống NLKH khác nhau, song chủ yếu tập trung có 6 HT là: VACRg,
RVAC, VAC, RChèRg, RRg, RVCRg.
Mỗi khu vực có tỷ lệ các hệ thống khác nhau khá rõ. Ở KV 1 là 77 mô hình,
trong đó: HT RChèRg chiếm tỷ lệ cao nhất (27,27%) tiếp theo là HT VAC (24,68%),
sau đó đến các HT RVAC, RVACRg, RVCRg. Thấp nhất là HT RRg chiếm tỷ lệ
9,09%. Ở KV 2 là 84 mô hình, trong đó: HT RVAC chiếm tỷ lệ cao nhất (25,00%),
tiếp theo là HT RRg và RVCRg chiếm tỷ lệ: 20,24 và 19,05%, sau đó đến HT VAC,
RVACRg. Thấp nhất là HT RChèRg chiếm tỷ lệ 7,14%. Ở KV 3 là 161 mô hình,
trong đó: HT VAC chiếm tỷ lệ cao nhất (22,98%), tiếp theo là HT RChèRg và
RVCRg 18,63 và 16,15%, sau đó đến hệ thống RVAC (14.91%), RRg (14.29%)
RVACRg (13.04%).
1.3. Hiệu quả của các hệ thống NLKH
1.3.1. Hiệu quả kinh tế
+ Hiệu quả kinh tế trung bình của các hệ thống NLKH trong huyện theo chỉ
tiêu tổng thu nhập: Cao nhất là RChèRg đạt 13.892.000 đồng/ha/năm, tiếp theo là HT
VAC đạt 13.074.000 đồng/ha/năm; tiếp đến là HT RVAC đạt11.297.000


23

đồng/ha/năm. Sau đó là 2 HT RVCRg và RVACRg cho thu hiệu quả kinh tế ở mức
trung bình, tổng thu nhập đạt 8.560.000 đ/ha/năm và 7.884.000 đ/ha/năm. Cuối cùng
là HT RRg cho hiệu quả kinh tế thấp nhất, tổng thu nhập chỉ đạt 4.482.000 đ/ha/năm.
1.3.2. Hiệu quả môi trường

Hiệu quả về môi trường của các hệ thống nghiên cứu khả năng hạn chế xói mòn
đất: Thuần nông lượng đất bị xói mòn 27,64 tấn/ha/năm; RRg lượng đất bị xói mòn
14,22 tấn/ha/năm; RChèRg lượng đất bị xói mòn 9,50 tấn/ha/năm; RV lượng đất bị
xói mòn 7,98 tấn/ha/năm; RVC lượng đất bị xói mòn 5,96 tấn/ha/năm.
1.3.3. Tác động về mặt xã hội
Giải quyết công ăn việc làm cho các nông hộ của các hệ thống NLKH từ 230 -
475 công lao động/ha/năm.
1.3.4. Tính bền vững của các hệ thống NLKH
Đánh giá bằng phương pháp cùng tham gia thông qua 11 tiêu chí tổng hợp cho
thấy: HT RVCRg có tính bền vững nhất, sau đó là HT RVACRg, tiếp đến là 2 dạng
HT RChèRg và RVAC. Tiếp theo là HT RRg. Cuối cùng là HT VAC đây là hệ thống
kém bền vững nhất
Phần lớn các ý kiến (từ 74,5 - 96,7%) cho rằng khi sản xuất theo phương thức
NLKH thì năng suất cây trồng, vật nuôi không đổi.
1.4. Biện pháp thử nghiệm và một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển
NLKH huyện Võ Nhai
1.4.1. Những khó khăn trở ngại đối với từng khu vực sinh thái
Khu vực 1: Diện tích đất đồi ít, chủ yếu đất ruộng, dịch vụ nông nghiệp chưa
phát triển mạnh, thiếu vốn, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh, thiếu bãi chăn thả, thiếu
nước tưới, giá nông sản bếp bênh.
Khu vực 2: Đất đồi bị xói mòn do một số nơi độ dốc lớn, trình độ kỹ thuật
thâm canh hạn chế. Thiếu vốn, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh, hạn hán vào vụ mùa
khô, điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng.
Khu vực 3: Đất đồi bị xói mòn mạnh do phần lớn đất độ dốc cao. thiếu vốn, kỹ
thuật thâm canh yếu. Hạn hán vào vụ mùa khô, điều kiện tế, cơ sở hạ tầng chưa đáp
ứng. hệ thống giao thông kém, không thuận tiện.
1.4.2. Lựa chọn cây trồng, vật nuôi và biện pháp cải tiến thử nghiệm
* Lựa chọn cây trồng, vật nuôi
Cây lâm nghiệp: 3 khu vực đều lựa chọn cây Mỡ và cây Keo là chủ yếu. Còn
các loại cây: Luồng, Bạch đàn, Bồ đề, Trám, cây tre Bát độ được bà con áp dụng

trồng ít hơn. Cây ăn quả: Na dai, Nhãn lồng, Dứa, Hồng không hạt là những loài cây
được phần lớn được người dân trong cả 3 khu vực lựa chọn, riêng ở khu vực 3 do có
nhiều núi đá vôi nên họ chọn cây Na dai nhiều hơn khu vực 1 và 2. Cây Cam, Xoài,
Vải lựa chọn ít hơn. Cây Chè là cây chủ lực của khu vực 1 và 2 chọn đưa vào hệ
thống. Các loài vật nuôi: Lợn, Gà, Vịt được bà con chọn là vật nuôi chính ở cả 3 khu
vực, sau đó đến Trâu, Bò, Dê, riêng ở khu vực 3 và 2 do diện tích đất đồi rộng họ
chọn Dê và Trâu Bò được lựa chọn nhiều hơn khu vực 1.


24

* Biện pháp cải tiến, thử ngiệm
Hệ thống RVAC: Sau cải tạo hiệu quả kinh tế tăng 2.100.000 đồng, lượng đất
xói mòn giảm: 2,09 tấn/ha/năm. Hệ thống RChèRg: Sau cải tạo hiệu quả kinh tế tăng
3.210.000 đồng, lượng đất xói mòn giảm: 1,64 tấn/ha/năm. Hệ thống VAC: Sau cải
tạo hiệu quả kinh tế tăng 4.220.000 đồng, lượng đất xói mòn giảm: 2,60 tấn/ha/năm.
1.4.3. Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển NLKH huyện Võ Nhai
Giải pháp cho từng khu vực sinh thái
+ Giải pháp cho khu vực 1: Trồng giống Ngô mới (CV1, VN1) có năng xuất cao
và chịu hạn. Phát triển cây trồng thế mạnh trên đất đồi như: Chè cành giống mới
LDP1, Thuốc lá. Nên xây dựng các hệ thống RVACRg; RChèRg, VACRg, VAC.
Chăn nuôi Lợn, Gà, Vịt.
+ Giải pháp cho khu vực 2: Đưa vào trồng giống Ngô mới (CV1, VN1) có năng
xuất cao và chịu hạn. Đào rãnh, làm băng cây xanh và trồng xen tre Bát độ, Cỏ voi để
làm thức ăn gia súc và hạn chế xói mòn. Phát triển cây trồng thế mạnh trên đất đồi
như: Chè giống mới, Mía, Đậu tương năng suất cao như DT84, DT99. Nên xây dựng
các hệ thống RVACRg; RChèRg, RVCRg, RVC. Chăn nuôi Gà, Vịt, Trâu, Bò, Dê.
+ Giải pháp cho khu vực 3: Đưa vào trồng giống Ngô mới (CV1, VN1) có năng
xuất cao và chịu hạn. Đào rãnh, làm băng cây xanh và trồng xen Tre Bát độ, mở rộng
diện tích trồng Cỏ voi để làm thức ăn gia súc và hạn chế xói mòn. Nên xây dựng các

hệ thống có rừng RRg, RVCRg; RCRg, RVC vì đất dốc, nên chăn nuôi Trâu Bò, Dê.
Các giải pháp cho mỗi hệ thống
Với hướng cải tiến các hệ thống RVACRg; RChèRg, RVCRg, RVC trong thời
gian tới chủ yếu phát triển các giống cây có giá trị kinh tế cao. Cây ăn quả: Nhãn
lồng, Hồng Xuân Đỉnh, Na dai. Nâng cao hiệu quả kinh tế thành phần rừng bằng
trồng bổ sung các loài cây như: tre Bát độ, điền trúc, Keo, Mỡ… Hệ thống RRg thì
phải tăng cường các cây Keo, Mỡ, giữ rừng tự nhiên, thâm canh cây nông nghiệp.
Còn với hệ thống VAC cần tập huấn kỹ thụt phòng trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm.
trồng cây ăn quả lâu năm như Nhãn, Vải, Hồng… để bảo vệ đất đai.
2. Đề nghị
Cần có thời gian nghiên cứu dài hơn mới có thể theo dõi được diễn biến về
mặt sinh thái môi trường một cách toàn diện và biến động hiệu quả kinh tế của các
thành phần trong hệ thống NLKH để đưa ra được những giải pháp sát thực hơn.
Đối với việc đánh giá hiệu quả kinh tế cần có những nghiên cứu về chỉ tiêu
hiệu quả kinh tế theo vốn đầu tư ban đầu khi xây dựng mô hình.


25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN





ĐÀM VĂN VINH






ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG
NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI HUYỆN VÕ NHAI
TỈNH THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 62.62.01.01








TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP













THÁI NGUYÊN - 2011

×