Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

quy hoạch hệ thống bãi chôn lấp rác thải dành cho khu vực huyện thanh ba, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.27 KB, 19 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thanh ba là một huyện thuộc tỉnh Phú Thọ, nằm tại khu vực trung du và miền núi
Bắc Bộ, giống như bao huyện khác như Cẩm Khê, Yên Lập, Đoan Hùng,… Thanh Ba đang
ngày càng đổi mới và trên đà phát triển về kinh tế. Thị trấn Thanh Ba nằm tại trung tâm
của huyện, là trung tâm kinh tế của địa phương, cũng là nơi tập trung đông dân cư và địa
phận của các nhà máy như: nhà máy xi măng Lâm Thao, nhà máy chè liên doanh Phú Bền,
và rất nhiều các công ty, phân xưởng sản xuất, may mặc…nơi đây tuy nhỏ nhưng lại diễn
ra rát nhiều các hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân vì vậy lượng rác
thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp được đưa ra ngoài môi trường hàng ngày là rất
nhiều.
Chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều giải phát như xây dựng lò thiêu đốt quy
mô nhỏ, tập trung chon lấp rác thải theo khu vực,… nhưng tình trang môi trường ở đây
vẫn rất nguy nan. Rác thải tồn tại quá nhiều và gấy mất mĩ quan cũng như gây ảnh hưởng
đến môi trường rất lớn. Vấn đề rác thải tại khu vực huyện Thanh Ba giờ đây đã trở thành
điểm nóng và cần xử lý gấp của các cơ quan quản lý môi trường của tính. Hiện trang ô
nhiễm môi trường do rác thải đòi hỏi cần một kế hoạch và phương án giải quyết cụ thể và
có hiệu quả để tiến hành. Dưới đây là bản quy hoạch hệ thống bãi chôn lấp rác thải dành
cho khu vực huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, với mong muốn góp phần xây dựng kế hoạch
xử lý vấn đề rác thải để bảo vệ môi trường cho địa phương.
CHƯƠNG I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN THANH BA
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của khu vực
Thanh Ba là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, nằm tiếp giáp với các huyện
Đoan Hùng, Phù Ninh và Cẩm Khê.
Bảo gồm các xã: thị trấn Thanh Ba , Đồng Xuân, Lương Loss, Hanh Cù, Yên Khê, Vũ
Yên, Phương Lĩnh, người đàn ông Lan, Hoàng Cương, Thanh Xá, Chí Tiên, Sơn Cương, Đỗ
Sơn, Thanh Hà, Đông Thành, Khải Xuân, Võ Lao , Quảng Load, Ninh Dân, Yên Nội, Thái
Ninh, Đông Lĩnh, Đại An, Yên Nẵng, Đỗ Xuyên, Thanh Vân, Vân Lĩnh.
Thanh Ba có điều kiện tự nhiên đặc trưng cho thời tiết khí hậu của trung du và
miền núi bắc bộ, mang các đặc điểm tiêu biểu của toàn tỉnh Phú Thọ. Thanh Ba nằm trong
vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có một mùa đông khô và lạnh. Nhìn chung khí hậu của nơi


đây thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.
• Lượng mưa trung bình hàng năm trên toàn tỉnh là 1600 – 1800 mm/năm
• Nhiệt độ trung bình các ngày trong năm là 23,4 °C
• Số giờ nắng trong năm: 3000 - 3200 giờ
• Độ ẩm tương đối trung bình hàng ngày là 85%
1.1. Tài nguyên khoáng sản
Thanh Ba có một lượng lớn các loại quặng đá có thể khai thác và xử dụng làm xi
măng và một số vật liệu xây dưng( nguồn nguyên liệu của nhà máy xi măng Lâm Thao,
Phú Thọ).
Ngoài ra đây là huyện có khá nhiều diện tích đồi chè và các loại rừng tự nhiên cũng
như nhân tạo của tỉnh. Mức độ đa dạng sinh học về thực vật cũng như động vật là rất
phong phú và cần được bảo vệ nghiên ngặt.
1.2. Điều kiện kinh tế khu vực
Huyện có diện tích 194 km ²
Đến năm 2003 toàn huyện có dân số 109.806.
Kinh tế của Thanh Ba phát triển khá cao và bắt kịp với cả phát triển mạnh của cả
tỉnh. Năm 2009, thu nhập bình quân GDP/người đạt 1321USD/người, và số hộ nghèo, khó
khăn cũng thuyên giảm đáng kể.
Thị trấn Thanh Ba là trung tâm chưa rất nhiều các xưởng nhà máy sản xuất thực
phẩm , đồ ăn lạnh hay các công ty hóa chất, phân đạm, chế biến và xuất khẩu chè khô.
Lượng dân số ở đây cũng tập trung khá cao và đời sống ổn định.
Người dân ở đây sống bằng hoạt động nông lâm nghiệp, cây lúa là nguồn sống chủ
yếu của 1/3 dân số ở đây. Còn lại là công nhân hoạt đông và trồng trọt các loài cây công
nghiêp: như chè, sắn, mía… để cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy tại địa
phương. Khoảng 12% dân số ở đây( chủ yếu là tập trung tại khu vực thị trấn Thanh Ba) là
viên chức nhà nước hoặc giáo viên, hay cán bộ của quân đội.
CHƯƠNG II
CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG DO RÁC THẢI RẮN CỦA KHU VỰC GÂY RA
2.1. Hiện trạng về vấn đề môi trường tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Hiện nay tình trạng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi đang là vấn đề nhức nhối của

huyện Thanh Ba. Hầu như trong buổi họp tiếp xúc cử tri nào ở cơ sở người dân cũng đề
cập đến vấn đề này. Với dân số trên 100 nghìn người, 27 xã, thị trấn, hơn 140 đầu mối đơn
vị, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhưng trên địa bàn huyện chưa đơn vị nào tổ chức thu
gom xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt một cách bài bản. Tình trạng xả rác, vứt rác tràn
lan ngày càng nhiều, đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường
sống và sức khỏe của chính người dân.
Rác thải rắn vứt bãi
Đi trên các tuyến đường tỉnh 314, 320 chạy qua địa bàn huyện Thanh Ba và một số tuyến
đường do huyện quản lý, đường giao thông nông thôn, ở đâu chúng tôi cũng bắt gặp hình
ảnh những túi ni lon, những bao tải chứa rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi hai bên lề đường,
ném quanh các bụi rậm, ven các kênh mương tưới tiêu. Cùng với rác thải sinh hoạt còn có
cả vỏ thuốc bảo vệ thực vật, chai lọ, chất thải xây dựng. Có chỗ cắm biển “Cấm vứt rác” hẳn
hoi nhưng rác vẫn vứt đầy. Các hộ dân ở đây đã phải cắm biển cấm vứt rác nhưng tình
hình vẫn chưa được cải thiện là mấy, rác vẫn vứt bừa bãi, có lúc có người còn chở cả bao
tải rác hất xuống ven đường rồi phóng xe đi. Không chỉ những bãi rác lộ thiên trên địa
bàn các xã ngày một nhiều mà ngay cả thị trấn Thanh Ba- rác thải vẫn vứt bừa bãi dưới
chân cầu Đồng Đáng thuộc địa bàn khu 4 giáp ranh với xã Đồng Xuân. Bãi rác thải tự phát
này đang lấp mất ¾ dòng chảy của con suối gây nên mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng trực
tiếp đến môi trường sống và sức khỏe của người dân xung quanh. Ông Nguyễn Xuân Mai ở
ngay gần cầu Đồng Đáng bức xúc nói: “Người ta chở cả xe cải tiến, xe bò rác đến đây đổ
trộm, đây là khu vực giáp ranh, dân cư đông nên rất phức tạp, khó kiểm soát, phát hiện
được trường hợp nào đổ rác trộm chúng tôi đều nhắc nhở nhưng chưa hiệu quả.
2.2. Nguyên nhân
Tình trạng người dân đổ các loại rác thải (bao ni lông, chai nhựa, chai thủy tinh…)
và vứt xác gia súc, gia cầm chết trực tiếp ra môi trường đang diễn ra phổ biến ở Thanh Ba.
Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là bởi một bộ phận người dân không ý thức được tác hại của
việc đổ rác thải, vứt xác súc vật bừa bãi ra môi trường, không phân loại rác để xử lý. Việc
sử dụng tùy tiện túi ni lon, rồi ngay sau đó tùy tiện vứt bỏ ra môi trường của đại bộ phận
người dân đã kéo theo những hệ lụy tất yếu đối với môi trường sống, trong khi rác thải
sinh hoạt hiện nay phần lớn là khó tiêu hủy, cần phải được phân loại xử lý đúng quy trình.

Thực tế toàn huyện hiện mới có 3 HTX dịch vụ môi trường hoạt động ở các xã: Ninh Dân,
Võ Lao, thị trấn Thanh Ba, 1 tổ dịch vụ môi trường ở xã Yển Khê, hoạt động tự phát nên
chưa đáp ứng được nhu cầu về thu gom, xử lý, cũng như tính hiệu quả trong hoạt động.
Các đơn vị này mới chỉ thu gom rác trên phạm vi địa bàn hẹp, dựa vào sự đóng góp của
một số hộ dân, phương tiện thiết bị hoạt động thô sơ, rác thải sau thu gom đưa về điểm tập
kết nhưng không được xử lý triệt để theo đúng quy trình, do vậy về lâu dài sẽ gây ra nhiều
hệ lụy tới môi trường. Theo ước tính, trung bình mỗi ngày trên địa bàn huyện có hàng
chục tấn rác thải sinh hoạt, nhưng tỷ lệ chất thải được thu gom chiếm tỷ lệ rất thấp
(khoảng 5%), trong đó riêng thị trấn Thanh Ba khoảng 3-5 tấn rác thải/ngày (nhưng cũng
chỉ 1/3 số rác được thu gom chở đi xử lý), đại đa số vẫn bị vứt bừa bãi ngay bên lề đường,
đầu cầu, bụi rậm, kênh mương, chợ…
Rác thải vứt bừa bãi dưới chân cầu Đồng Đáng khu 4 thị trấn
Thanh Ba đang lấp mất 3/4 dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường.
2.3. Giải pháp khắc phục tạm thời
Những năm qua các cấp chính quyền huyện Thanh Ba đã có nhiều trăn trở tìm
biện pháp giải quyết, tháo gỡ để đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững. Huyện đã chỉ
đạo các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân đối với công
tác bảo vệ môi trường, không vứt rác thải bừa bãi với sự tham gia tích cực của các tổ chức
đoàn thể ở cơ sở: Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên hướng dẫn các hộ dân
thực hiện cách phân loại rác ngay tại nhà”. Bước đầu ở một số xã đã cho xây dựng thí điểm
các lò đốt rác mini như ở Vân Lĩnh, Thái Ninh để xử lý đốt rác ni lon, vỏ bao thuốc trừ sâu;
một số xã khuyến khích tạo điều kiện cho các HTX dịch vụ môi trường hoạt động, quy
hoạch các điểm tập kết rác tập trung, xử lý theo hình thức chôn lấp. Cùng với việc tuyên
truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, thị trấn đã quy hoạch điểm tập kết rác tại địa
bàn khu 2, diện tích khoảng 0,3 ha, cách xa khu dân cư sinh sống khoảng 500 m, bước đầu
thực hiện xử lý bằng chôn lấp, mỗi năm phun khử trùng tiêu độc 2 lần”. Tuy nhiên, đến thời
điểm này, bãi chứa rác ở thị trấn đã quá tải và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống
xung quanh như bốc mùi khó chịu, làm ô nhiễm mạch nước ngầm, ảnh hưởng đến năng
suất lúa của các chân ruộng xung quanh
CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN PHÙ HỢP
3.1. Giải pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải rắn của khu vực
Trước mắt các phương pháp khắc phục hậu quả do rác thải xả ra gây ô nhiễm môi
trường đó là: thu gom, chôn lấp chia nhỏ hay đốt trong các lò đốt nhỏ tại địa phương vấn
được thực hiện. Về lâu dài, để giải bài toán bảo vệ môi trường sống, khắc phục ô nhiễm do
rác thải sinh hoạt huyện Thanh Ba đã và đang xúc tiến việc quy hoạch Khu xử lý rác thải
sinh hoạt tập trung tại xã Vân Lĩnh, Đông Lĩnh quy mô giai đoạn 1: 4,5 ha; xây dựng lò đốt
rác tại thị trấn Thanh Ba công suất 10 tấn/ngày đêm với tổng mức đầu tư 4,7 tỷ đồng.
Đồng thời nghiên cứu xây dựng mạng lưới thu gom xử lý rác thải theo cụm. Nhưng khó
khăn nhất hiện nay chính là nguồn lực đầu tư, bởi theo tính toán của cơ quan chuyên môn
của huyện thì kinh phí đầu tư sẽ phải lên tới hàng chục tỷ đồng trong khi nguồn ngân sách
địa phương có hạn, xã hội hóa đầu tư không đơn giản do đầu tư vào lĩnh vực xử lý rác thải
lợi nhuận rất thấp, ít doanh nghiệp tham gia. Cũng vì lý do này mà Dự án lò đốt rác bằng
khí tự nhiên công suất 10 tấn/ngày đêm đặt tại khu vực thị trấn vẫn đang trong giai đoạn
san lấp mặt bằng. Trong khi chờ huy động nguồn lực đầu tư hợp lý thiết nghĩ trước mắt
huyện Thanh Ba cần tiếp tục nhân rộng các mô hình HTX, tổ thu gom xử lý rác tại các xã;
nhân rộng các tuyến đường xanh - sạch - đẹp do phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh khu
dân cư tự quản. Với thuận lợi trong thời điểm nhà nhà, người người thi đua thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương, các tổ chức đoàn thể nhân dân
trong huyện cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để thay đổi tập quán, thói quen
xả rác thải, chất thải tùy tiện của các hộ dân; hướng dẫn người dân tận dụng môi trường
vườn, ruộng để xử lý rác thải hữu cơ… bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thực hiện tốt tiêu chí
môi trường trong nông thôn mới.
Thứ hai lên một bản quy hoạch chi tiết và tiến hành đầu tư xây dựng bãi chon lấp
rác thải cho khu vực huyện tại một vị trí phù hợp. Rác thải sẽ được thu gom và chon lấp có
quy mô và tính toán một cách kĩ càng và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng đến nguồn nước cũng như mĩ quan hay sức khỏe của người dân. Việc xây dựng bãi
chon lấp cũng không tốn quá nhiều tiền đầu tư và mặt bằng quan trong như kế hoạch xây
dựng lo đốt rác thải như ban đầu mà địa phương vấn đang thực hiện và chưa có hiệu quả.
3.2.Các phương pháp xử lý chất thải rắn và lựa chọn phương án và đề xuất chương

trình quy quản lý quy hoạch xử lý rác thải khu vực huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Các phương pháp xử lý chất thải rắn
3.2.1.1. Xử lý CTR bằng phương pháp ủ sinh học.
Ủ sinh học có thể coi là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để
thành các chất mùn. Quá trình ủ thực hiện theo hai phương pháp:
- Phương pháp ủ yếm khí
- Phương pháp ủ hiếu khí (thổi khí cưỡng bức)
Việc ủ chất thải với thành phần của chất thải chủ yếu là các chất hữucơ có
thể phân hủy được.Công nghệ ủ chất thải là một quá trình phân giải phức tạp các
gluxit,lipit và protein do hàng loạt các vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí đảm nhiệm.
Công nghệ ủ sinh học có thể là ủ đống tĩnh thoáng khí cưỡng bức, ủ luống có đảo
định kỳ hoặc vửa thổi khí vừa đảo.
Phương pháp này rất phù hợp cho việc xử lí chất thải rắn sinh hoạt, phương pháp
này được áp dụng rất có hiệu quả như ở Cầu Diễn, Hà Nội (công nghệ ủ hiếu
khí(compostry) – công nghệ Tây Ban Nha với công suất 50.000 tấn rác/năm – SP 13200
tấn/năm, công nghệ Pháp – TBN ủ sinh học chất thải hữu cơ áp dụng tại Nam Định với
công suất thiết kế 78.000 tấn rác/năm ). Ở thành phố Việt Trì với công suất thiết kế 30.000
tấn rác/năm
3.2.1.2. Xử lý CTR bằng phương pháp đốt.
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định
không thể xử lý bằng biện pháp khác. Đây là giai đoạn oxy óa ở nhiệt độ cao với sự có mặt
của oxy không khí, trong đó các rác thải được chuyển háo thành khí và các chất thải ắn
không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không
khí. Chất thải ắn được chôn lấp
3.2.1.3 Xử lý CTR bằng phương pháp chôn lấp
Trong các phương pháp xử lý và tiêu hủy CTR, chôn lấp là phương pháp phổ
biến và đơn giản nhất. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới.
Thực chất,, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một bãi và có phủ đất lên
trên.
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy CTR khi chúng

được chôn nén và phủ lớp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan vữa nhờ các
quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh
dưỡng như acid hữu cơ, nito, các hợp chất amon và một số chất khí nhưu CH4, CO2. Như
vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học vừa là biện
pháp kiếm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải
khi chôn lấp.
Các kiểu phân loại bãi chôn lấp:
- BCL khô: là BCL các chất thải thông thường (rác sinh hoạt, rác đường phố và rác
công nghiệp).
- BCL ướt: là BCL dùng để chôn lấp chất thải dưới dạng bùn nhão.
- BCL hỗn hợp khô, ướt: là nơi dùng để chôn lấp chất thải thông thường và cả bùn
nhão. Đối với các ô dành để chôn lấp ướt và hỗn hợp bắt buộc phải tăng khả năng hấp thụ
nước rác của hệ thống thu nước rác, không để cho nước rác thấm đến nước ngầm.
- BCL nổi: là BCL xây nổi trên mặt đất ở những nơi có địa hình bằng phẳng, hoặc
không dốc lắm (vùng đồi gò). Chất thải được chất thành đống cao đến 15m. Trong trường
hợp này xung quanh bãi phải có các đê và đê phải không thấm để ngăn chặn quan hệ nước
rác với nước mặt xung quanh.
- BCL chìm: là loại bãi chìm dưới mặt đất hoặc tận dụng các hồ tự nhiên, moong
khai thác cũ, hào, mương, rãnh
- BCL kết hợp chìm nổi: là loại bãi xây dựng nửa chìm, nửa nổi. Chất thải không chỉ
được chôn lấp đầy hố mà sau đó tiếp tục được chất đống lên trên.
- BCL ở các khe núi: là loại bãi được hình thành bằng cách tận dụng khe núi ở các
vùng núi, đồi cao.
3.2.1.4. Các kỹ thuật khác
Ép ở áp lực cao các thành phần vô cơ, chất dẻo để tạo ra các sản phẩm như tấm
tường, trần nhà, tủ, bàn ghế,
3.2.2. Lựa chọn phương án xử lý rác thải tại khu vực
Mỗi phương án đều có những ưu nhược điểm và tính an toàn khác nhau.
Bảng 1: các ưu nhược điểm của các phương án xử lý rác thải cho khu vực
Phương án, công

nghệ xử lý
Ưu điểm chính Nhược điểm chính Tính phù hợp
Chôn lấp hợp vệ
sinh
Chi phí đầu tư và
vận hành thấp
Đòi hỏi diện tích mặt
bằng lớn
Phù hợp với điều kiện
Huyện Chương Mỹ,
hạn hẹp về vốn đầu

Ủ sinh học
Compost
Tận dụng được
nguồn rác thải để sản
xuất ra phân bón
phục vụ nông nghiệp
Đòi hỏi phân loại rác
triệt để, chi phí đầu
tư ban đầu, vận hành
cao, yêu cầu kĩ thuật
phức tạp, lượng rác
vào phải ổn định
Phù hợp với rác thải
nhiều thành phần
hữu cơ
Cho phép xử lý đồng
thời nhiều lạo rác có
Chi phí đầu tư và vận

hành cao, hạn chế
Phù hợp với rác thải
y tế, rác thải công
Lò đốt rác
nguồn gốc khác nhau trong việc kiểm soát
các khí thải có chứa
dioxin, ít phù hợp với
rác có thành phần
hữu cơ chủ yếu, độ
ẩm cao
nghiệ, rác thải chứ
nhiều thành phần
nguy hại.
Các kí thuật
khác (ép, nén )
Tận dụng
được rác thải để tái
chế ra các sản phẩm
phục vụ và đem lại
lợi ích kinh tế cho con
người
Đòi hỏi công
nghệ, chi phí vận
hành cao
Phù hợp với
những nơi có điều
kiện kinh tế phát
triển tốt
Bảng 2: tính an toàn của các phương pháp xử lý chất thải đối với môi trường
S

TT
Chỉ số đánh giá Chôn
lấp
Compos
t
Lò đốt
1 Độ an toàn về cháy
nổ
TB TB TB
2 Liên quan đến mầm
bệnh
TB TB Cao
3 Ô nhiễm nước mặt Thấp TB Cao
4 Ô nhiễm nước
ngầm
Thấp TB Cao
5 Mùi hôi Thấp TB Cao
6 Cặn bùn phát sinh
do xử lý nước rác
Thấp TB Cao
7 Phát thải các chất
khí ô nhiễm
TB Cao Cao
Nguồn: Đánh giá, đề suất phương pháp xứ lý CTR tỉnh Tiền Giang
Sở TNMT tỉnh TiềnGiang
Xét trên tình trạng thực tế về lượng rác thải cũng như điều kiện kinh tế và đầu tư
có thể thấy phương án xử lý chất thải rắn bằng biện pháp chon lấp là hợp lý và có hiệu quả
hơn cả.Tuy nhiên cần phải tính toán kỹ càng và đòi hỏi phải có kế hoạch thật cụ thể và
những dự trù cho kinh phí, cho các bản quy hoạch liên quan đến dự án xây dựng.
Bãi chôn lấp phải đảm bảo các yêu cầu: phục vụ đủ nhu cầu xử lý rác của

khu vực và cũng đảm bảo các chỉ tiêu an toàn của quy định QCVN 25: 2009/BTNMT về
nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn và TCVN 6696-2000 Về bãi chon lấp hợp vệ sinh….
CHƯƠNG IV
ĐỀ XUẤT THIẾT KẾ
4.1. Hiện trạng thu gom rác thải
Là một huyện miền núi và thuộc vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, việc thu gom rác
tại địa phương chủ yếu mới chỉ diễn ra tại một số xã đông dân và có các nhà máy hay
lượng người tập trung vào các hoạt đông sản xuất hàng hóa hay thương mại và khu vực
thị trấn Thanh Ba. Hiện tại công ty môi trường đô thị Thanh Ba vấn hoạt động đều và
hang ngày đi thu gom rác thải tại các khu dân cư trên địa bàn thị trấn và các xã lân cận thị
trấn như Thái Ninh, Đồng Xuân, Ninh Dân. Lượng rác thải sau thu gom được vận chuyển
về các hố chon lấp tạm tại từng khu. Tuy nhiên các hố chon lấp này có quy mô nhỏ và cũng
khá sát với khu dân cư nên gây mất mĩ quan và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi
trường và cuộc sống của dân xung quanh. Theo tìm hiểu thì, lượng rác thải sinh hoạt hàng
ngày thải ra môi trường trên địa bàn huyện khoảng 100 tấn/ngày (tương đương 3000
tấn/tháng).
4.2 Dự đoán khối lượng CTR sinh hoạt Huyện Thanh Ba đến năm 2025
Những năm gần đây tình hình kinh tế khu vực Thanh Ba cũng như toàn tỉnh
Phú Thọ đang đi lên một cách rõ rệt, dân số tăng lên, hoạt đông sản xuất và dịch vụ cũng
tăng cao nên kéo theo lượng rác thải cần xử lý và chon lấp cũng sẽ tăng lên. Để dự đóan
lượng rác thải phát sinh trong tương lai, ta dự đoán gián tiếp thông qua tỷ lệ gia tăng dân
số.
4.2.1. Dự đoán tốc độ gia tăng dân số
Dựa vào số dân và tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm của địa phương tính
lượng rác thải sinh hoạt hiện tại và ước tính khối lượng phát sinh đến năm 2030.
Công thức tính (theo mô hình Euler cải tiến): N*i+1=Ni + r.Ni.∆t (1)
Trong đó:
Ni: Số dân ban đầu (người) N*
i+1: Số dân sau một năm (người)
r : Tốc độ tăng trưởng (%/năm)

t : Thời gian (năm).
Bảng 3. Dân số huyện Thanh Ba đến năm 2025 với r= 0.9 - 1%
Năm r(%) Ni Ni+1
2015 0.9 109.806. 119688
2016 0.9 119688 130460
2017 0.9 130460 142201
2018 0.9 142201 155000
2019 0.9 155000 168950
2020 1 168950 186155
2021 1 186155 200729
2022 1 200729 218795
2023 1 218795 238486
2024 1 238486 259950
2025 1 259950 283346
 Ước tính khối lượng CTR sinh hoạt huyện Thanh Ba đến năm 2025.
Với số dân là gần 260 nghìn người người và tổng lượng rác thải trong 1
ngày là 100 tấn, thì tốc độ thải rác trên địa bàn huyện hiện nay là 0.35 kg/người/ngày.
Theo đà phát triển của xã hội, tốc độ thải bình quân theo đầu người sẽ tăng
lên, kết quả dự báo được thể hiện thông qua bảng sau:
Năm Tốc độ xả rác
(kg/người/ngà
y)
Dân số
(người)
Khối lượng rác
thải (tấn/ngày)
Tổng lượng rác
thải (tấn/năm)
2015 0.35 119688 42 15290
2016 0.35 130460 45 16425

2017 0.35 142201 49 18166
2018 0.35 155000 54 19801
2019 0.37 168950 62 22816
2020 0.37 186155 68 25140
2021 0.38 200729 76 27841
2022 0.38 218795 83 30346
2023 0.39 238486 93 33948
2024 0.39 259950 101 36865
2025 0.4 283346 115 42244
Từ bảng trên có thể dự dự đoán tổng lượng rác đem chôn lấp từ năm 2015
đến 2025 là 289486 tấn.
4.3. Tính toán, thực hiện chương trình quản lý quy hoạch.
4.4.1. Lựa chọn địa điểm quy hoạch bãi chôn lấp.
Dựa trên dự báo số dân và lượng rác phát sinh đến năm 2025, có thể lụa chọn quy
hoạch bãi chôn lấp rác thải như sau:
Bãi chôn lấp rác thải được xây dựng trên địa bàn khu 5 xã Đồng Xuân, huyện
Thanh Ba vì điều kiện đất đại và dân cư ở đây thích hợp nhất so với các khu vực khác
trong huyện. Khu vực này dân cư ít, chỉ tập trung ở 1 phía giáp với thị trấn Thanh Ba, có
hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển rác cũng như các điều kiện đại chất
thủy văn.
Về quy mô bãi chôn lấp:
Bảng 3: Lựa chọn quy mô bãi chôn lấp
Loại đô thị, khu
công nghiệp
Dân số
(1000người)
Khối lượng chất
thải
(1000 tấn/năm)
Thời gian sử

dụng (năm)
Quy mô
bãi
Đô thị cấp 4,5, cụm
CN nhỏ
Dưới 100 Dưới 20 Dưới 5 Nhỏ
Đô thị cấp 3, 4, khu
CN, cụm CN vừa
100-500 20-65 Từ 5-10 Vừa
Đô thị cấp 1, 2, 3,
khu CN, khu chế
xuất
500-1000 65-200 Từ 10-15 Lớn
Đô thị cấp 1,2, khu
CN lớn, khu chế
xuất
Trên 1000 Trên 200 Từ 15-30 Rất lớn
Với số dân đến năm 2025 là 283346người, và lượng chất thải phát sinh năm
2025 là 42244 tấn nên bãi chôn lấp được xây dựng có quy mô vừa
4.4.2. Thiết kế, quy hoạch bãi chôn lấp
Khu chôn lấp được chia thành các ô chôn lấp. Quy mô của ô chôn lấp được
xác định theo khối lượng chất thải và mô hình chôn lấp sao cho thời gian vận hành mỗi ô
từ 1 – 3 năm. Với khu xử lý rác thải tại khu 5, xã Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, sẽ tiến hành
quy hoạch xây dựng 5 hố chôn rác.
Với tổng diện tích quy hoạch là 13ha, dự kiến bố trí 5 hố rác với tổng diện
tích sử dụng là 65 000m
2
, phần còn lại đẻ xây dựng các công trình phụ trợ (khu tập kết rác,
khu chứa rác, khu điều hành )
Các hạng mục công trình trong quy hoạch xây dựng bãi chôn lấp là:

Tên hạng mục công trình Diện tích quy hoạch
Khu tiền xử lý: Khu phân loại và chứa chất thải tạm
thời, Khu đóng bánh, làm khô
5000m
2
2. Khu chôn lấp: Ô chôn lấp, Hệ thống thu gom nước 90 000m
2
rác, Hệ thống thu gom và xử lý khí rác, Hệ thống thoát
và ngăn nước mặt, Hệ thống quan trắc nước ngầm,
Đường nội bộ, Hàng rào và cây xanh, Bãi hoặc kho
chứa chất phủ bề mặt, Bãi phân loại chất thải
3. Khu xử lý nước rác: Trạm bơm nước rác, Công trình
xử lý nước rác, Ô chứa bùn
10 000m
2
4. Khu phụ trợ: Nhà điều hành, Nhà nghỉ cho nhân
viên, Trạm phân tích, Trạm cân, Nhà để xe, Trạm rửa
xe, Trạm sửa chữa, bảo dưỡng điện, máy, Kho dụng cụ
và chứa phế liệu, Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
10 000m
2
4.4.2.1 Khu tiền xử lý
Nền khu tiền xử lý phải được đầm nén chặt, bảo đảm khả năng chịu tải và được
cứng hoá bằng bê tông chống thấm.
Khu tiền xử lý phải được lắp đặt mái che, đảm bảo tránh sự xâm nhập của nước
mưa và sự thất thoát chất gây ô nhiễm trong quá trình xử lý trước khi chôn lấp.
Khu tiền xử lý cần có hệ thống rãnh ngăn nước mặt và rãnh thu gom nước rác.
Rãnh ngăn nước mặt được bố trí thành vòng khép kín xung quanh khu tiền xử lý nhằm
ngăn ngừa nước mưa xâm nhập vào rác thải, làm phát sinh nước rác. Rãnh thu gom nước
rác bố trí thành một mạng lưới chung, xung quanh các khu vực chứa rác tạm thời, các khu

vực phát sinh nhiều nước rác để thu gom.
4.4.2.2. Khu chôn lấp
Khu chôn lấp được chia thành các ô chôn lấp. Quy mô của ô chôn lấp được xác định
theo khối lượng chất thải và mô hình chôn lấp sao cho thời gian vận hành mỗi ô từ 1 – 3
năm. Kết
cấu thành, đáy và các vách ngăn các ô chôn lấp khi thiết kế phải đạt các yêu cầu sau:
-
Kết cấu vững chắc, đủ khả năng chịu tải, bảo đảm an toàn, không xảy ra sụt lún và vỡ bờ
trong quá trình vận hành chôn lấp cũng như sau khi đóng bãi.Sức chịu tải của đáy ô chôn
lấp phụ thuộc vào tải trọng máy móc, thiết bị vận hành, tải trọng chất thải trong bãi, tải
trọng các lớp phủ trung gian và lớp phủ bề mặt. Tải trọng yêu cầu của đáy ô chôn lấp
không nhỏ hơn 1 kg/cm2. - Đáy ô chôn lấp
phải thiết kế đảm bảo độ dốc để dễ dàng cho việc thu gom và tiêu thoát nước rác. Độ dốc
đáy ô chôn lấp thiết kế theo độ dốc địa hình nhưng không nhỏ hơn 1%. Khu vực gần ống
thu gom nước rác phải có độ dốc thiết kế tối thiểu 3%.
Hệ thống thu gom nước rác:
Mỗi ô chôn lấp phải có một hệ thống thu gom nước rác riêng. Hệ thống ống thu
gom nước rác của mỗi ô chôn lấp được thiết kế với yêu cầu sau:
• Có 1 hoặc nhiều tuyến chính chạy dọc theo hướng dốc của ô chôn lấp. Các
tuyến nhánh dẫn nước rác về tuyến chính. Tuyến chính dẫn nước rác về hố
thu để bơm hoặc dẫn thẳng vào công trình xử lý nước rác.
• Hố thu nước rác phải có kết cấu vững chắc, có thể sử dụng lâu dài đồng thời
phải bảo đảm khả năng chống thấm nước rác.
Hàng rào cây xanh:
• Bãi chôn lấp nhất thiết phải có hàng rào bảo vệ xung quanh bãi. Tùy theo
khả năng đầu tư có các loại hàng rào sau: Hàng rào bằng dây thép gai kết
hợp với trồng cây (nên trồng các loại cây rễ chùm, cây có gai phát triển
nhanh.
4.4.2.3. Khu phụ trợ
Vị trí khu phụ trợ phải nằm đầu hướng gió chủ đạo của bãi chôn lấp, thuận tiện

trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại và kiểm soát các hoạt động của bãi chôn lấp.
Trạm cân: thiết kế trạm cân xe căn cứ vào tải trọng các loại xe được sử dụng trong
bãi chôn lấp. Vị trí trạm cân đặt gần lối ra vào bãi để thuận tiện cho việc quản lí.
Trạm rửa xe: trạm rửa xe được thiết kế căn cứ vào lưu lượng xe ra vào bãi. Trạm
rửa xe phải có hệ thống bơm áp lực. Nhà để xe,
xưởng sửa chữa, bảo dưỡng, khu dụng cụ: quy mô, diện tích và cấp công trình căn cứ vào
số lượng xe, máy, thiết bị của bãi chôn lấp.
4.4.2.4. Khu xử lý nước
Công trình xử lý nước rác nên bố trí ở khu vực có cao độ thấp hơn khu chôn lấp, lợi
dụng độ dốc địa hình để nước rác từ hệ thống thu gom của bãi chôn lấp có thể tự chảy vào
các công trình xử lý. Khu đất
quy hoạch xây dựng công trình xử lý nước rác phải đảm bảo: - Khả năng xây
dựng theo từng đợt - Khả năng mở rộng công
suất khi lưu lượng nước rác tăng - Thuận lợi cho quản lí và sửa
chữa - Chiều dài mương dẫn, cống dẫn phải
ngắn nhất. Ô chứa bùn phải có kết cấu gạch hoặc bê tông.
Yêu cầu trát, láng đảm bảo không thấm nước ra ngoài.
4.4.3. Quản lý thực hiện quy hoạch.
4.4.3.1. Quản lý các giải pháp hành chính.
- Nâng cao tính khả thi của quy hoạch kế hoạch bằng các biện pháp hành chính.
Quy định về chế độ thông tin, công bố quy hoạch theo tính chất của từng khu, đảm bảo
được tính minh bạch trong việc công khai quy hoạch
- Tăng cường việc kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch, kiểm tra tình hình thi công các
hạng mục.
4.4.3.2. Các giải pháp về kỹ thuật
- Chỉ đạo các ngành, các cấp rà soát danh mục các công trình trong dự án quy
hoạch để tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết và xem xét thực hiện việc khảo sát đo đạc,
cắm mốc và đền bù thu hồi đất theo từng dự án, công trình, nhằm khắc phục tình trạng
triển khai chậm do ách tắc bởi công tác bồi hoàn.
- UBND các huyện, UBND xã, thị trấn, các ban ngành có liên quan rà soát các hạng

mục các công trình.
4.4.3.3. Các giải pháp kinh tế
- Chỉ đạo UBND huyện, thị trấn căn cứ vào các mục tiêu của kế hoạch tiến hành xây
dựng các phương án đầu tư bằng nhiều hình thức để người dân, các doanh nghiệp, các
nhà đầu tư cùng thực hiện.
- Về vốn đầu tư, ngoài nguồn vốn từ ngân sách, Huyện cần tuyên truyền vận động
nhân dân hiến đất để xây dựng các công trình dự án phục vụ cho mục đích quy hoạch của
dự án.

KẾT LUẬN
Bản quy hoạch khu chôn lấp rác thải trên địa bàn khu 5, xã Đồng Xuân, huyện
Thanh Ba là giải pháp trước mắt có hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi
trường do chất thải rắn gây ra tại khu vực này đến năm 2025. Tuy nhiên khi thực hiện xây
dựng cần kiểm soát nghiên ngặt và tuân thủ theo bản kế hoạch, để bãi chon lấp thực sự
đảm bảo đúng quy định và khi đi vào hoạt động có hiệu quả.
Đồng thời với việc thu gom và xử lý rác bằng biện pháp chon lấp, địa phương cần
có những quy định nghiên ngặt đối với những hành động vứt rác bừa bãi, hay cố ý gây ô
nhiễm môi trường. Cùng với nó cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức người dân
cũng như các thế hệ trẻ ý thức về bảo vệ môi trường để trong tương lai không xa sẽ không
còn tình trang ô nhiễm như hiện nay nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />can-giuoc-tinh-long-an-quy-hoach-den-nam-2020-a-91055
2. />hop-ve.html
3. />4. />5. Ngô Xuân Quang, Tính toán thiết kế bãi chôn lấp vệ sinh ở huyện Cần Giuoc
tỉnh Long An đến năm 2020, Đại học KTCN TP.Hồ Chí Minh.

×