Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Kinh tế xã hội tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 167 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------




Phạm Thị Tuyết Nga




KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH AN GIANG
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005





Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60 22 54



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ VĂN ĐẠT







Thành phố Hồ Chí Minh - 2009

LỜI CÁM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh, phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, quý thầy cô khoa sử đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn TS. Lê Văn Đạt, thầy đã tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu và các đồng
nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi
hoàn thành việc học tập và nghiên cứu.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến các Ban Ngành tỉnh An Giang, Thư viện tỉnh An Giang, biết ơn
đối với gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn này.


Trân trọng biết ơn!



Tác giả luận văn





Phạm Thị Tuyết Nga
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
An Giang - một tỉnh đồng bằng phía Tây nam
của tổ quốc - mảnh đất giàu truyền thống lịch
sử - văn hóa, có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều thế kỷ trôi qua, vùng đất và con người
An Giang đã góp công to lớn vào những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam không chỉ trong
chiến đấu chống giặc ngoại xâm mà còn cả trong lao động sản xuất.
Sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng (30/04/1975), nhân dân An Giang với đức
tính cần cù, chịu t
hương chịu khó và tinh thần cách mạng kiên cường đã nhanh chóng bắt tay vào
công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua 10 năm khôi phục và
phát triển kinh tế - xã hội (1975 – 1985), bằng sự nổ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân,
tỉnh An Giang đã thu dược những thắng lợi cơ bản, đời sống vật chất – tinh thần của nhân dân
được cải thiện đáng kể so với trước giải phóng. Tuy vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
An Giang giai đoạn này cũng tồn tại những hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương.
Đại hội Đảng toàn quốc lần t
hứ VI (12/1986) với đường lối đổi mới đúng đắn đã tạo động
lực cho sự phát t
riển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Vận dụng
sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng phù hợp với thực tế địa phương, trong những năm 1986 –
2005, kinh tế - xã hội An Giang đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày càng
được nâng cao rõ rệt. Mặc dù vậy, quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang trong giai
đoạn đầu thực hiện công cuộc đổi mới cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định.
Chính vì vậy, việc dựng lại bức tranh chân thực và sinh động quá trình phát triển kinh tế - xã
hội từ sau ngày giải phóng đến năm

2005 đặc biệt để thấy được thành tựu, sự chuyển biến mạnh
mẽ về kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2005) ở tỉnh An Giang là một vấn đề mới, có

ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Trước hết, nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta có cách nhìn toàn diện, hệ thống, đánh giá
khách quan những thành tựu và hạn chế trong công cuộc đổi mới đất nước nói chung, của một tỉnh
đồng bằng Nam bộ nói riêng mà An Giang là một trong những điển hình.
Đó cũng là căn cứ khoa
học giúp cho các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp,
từ đó tạo động lực cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở An Giang đạt được những thành
tựu to lớn hơn nữa.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về: “Kinh tế - xã hội tỉnh An Giang từ 1986 đến 2005” có ý
nghĩa quan trọng trong việc tì
m hiểu, giảng dạy lịch sử địa phương, giúp cho thế hệ trẻ có những
hiểu biết bổ ích về truyền thống hào hùng của quê hương, về công cuộc đổi mới của Đảng và nhà
nước, qua đó thấy được trách
nhiệm của mình đóng góp vào sự nghiệp xây dựng quê hương, Tổ
quốc ngày càng giàu mạnh.
Đồng thời, quá trình hoàn thành đề tài này còn giúp tôi rèn luyện công tác nghiên cứu khoa
học, vận dụng vào công tác giảng dạy của m
ình, đặc biệt phần lịch sử địa phương thời kỳ đổi mới.
Với những ý nghĩa như vậy, tôi quyết định chọn vấn đề: “Kinh tế - xã hội tỉnh An Giang từ
năm
1986 đến năm 2005” làm đề tài luận văn Thạc sỹ sử học của mình.

2. Lịch sử vần đề
Nghiên cứu về kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới của đất nước nói chung và ở các vùng nông
thôn nói ri
êng là một vấn đề cấp thiết được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu ở các Trung
ương và địa phương quan tâm

.
Trước hết phải kể đến các bài v
iết của những nhà lãnh đạo Đảng, nhà nước ta như: “Đổi mới
để tiến lên” của đồng chí Nguyễn Văn Linh, “Sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội” của đồng chí
Đỗ Mười, hay “Đổi mới - bước phát triển tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của đồng
chí Nguyễn Khánh,... Nhìn chung, các tác phẩm
này tập trung tìm hiểu những vấn đề kinh tế - xã
hội có tính khái quát trên cả nước, qua đó khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới, đồng
thời cũng rút ra những kinh nghiệm, đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, góp phần làm cho chủ trương và đường lối đổi mới của Đảng nhanh chóng phát huy
tác dụng trong cuộc sống.
Các cuốn sách: “Đổi mới kinh tế và phát triển” của tác giả Đoà
n Thị Thu Hà, nhà xuất bản
Khoa học xã hội 1995; “Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận cấp
bách” của Trần Xuân Tường, nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1996; “Đổi mới chính sách xã hội:
Luận cứ và giải pháp” của tác giả Phạm Xuân Nam, xuất bản 1997; “Đổi mới để phát triển”, nhà
xuất bản Chính trị quốc gia 2002,... đã đề cập, nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội của nước
ta trong thời kỳ đổi mới mang tính khái quát cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Một số công trình khác nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới như: “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, thành tựu và triển vọng” của tác giả Nguyễn Văn
Bích, nhà xuất bản Hà Nội 1994; “Đổi mới và phát triển nông nghiệp nông thôn”, nhà xuất bản
Nông nghiệp 1998; “Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã nông nghiệp nông thôn” của
Lương Xuân Quý, nhà xuất bản Hà Nội 1999; “Đổi mới nông nghiệp và nông t
hôn dưới góc độ thể
chế”, Trường Đại học kinh tế quốc dân xuất bản năm 2000; “Chính sách phát triển nông nghiệp và
nông thôn sau Nghị quyết 10”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2000,... Trong mức độ nhất định,
các công trình này đã cung cấp cách nhìn, đánh giá công cuộc đổi mới trên lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn.
Thời kỳ 1954 – 1975 có nhiều công trì
nh nghiên cứu về Nam Bộ, vùng đất An Giang hoặc

có đề cập đến kinh tế - xã hội An Giang được công bố.
Dưới chính quyền Sài Gòn, Ban nghiên cứu Tòa Hành chính An Giang còn cho biên soạn
các quyển địa phương chí như: Địa phương chí tỉnh Long xuyên 1956, Địa phương chí tỉnh Châu
Đốc 1956,
Địa phương chí An Giang 1959, Địa phương chí An Giang 1961, Địa phương chí An
Giang 1963, Địa phương chí tỉnh An Giang 1967, Địa phương chí tỉnh Châu Đốc 1968, Địa
phương chí tỉnh An Giang 1973,… đã đề cập một cách tổng quát về lịch sử, điều kiện tự nhiên,
hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, dan
h lam thắng cảnh của tỉnh.
Thoại Ngọc Hầu và công cuộc khẩn hoang vùng Hậu Giang của Nguyễn Văn Hầu được
xuất bản năm 1973. Tác giả viết về công trình đào kênh, mở đường khẩn hoang lập làng ở An
Giang của Thoại Ngọc Hầu giai đoạn cuối thời vua Gia Long đầu thời vua Minh Mạng.
Lịch Sử khẩn hoang miền Nam của Sơn Nam xuất bản năm
1973, cũng đã cung cấp những
tư liệu về cuộc khẩn hoang lập làng ở vùng đất Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng vào thế kỷ
XVIII – XIX.
Tác phẩm Gia Định xưa, nhà văn Sơn Nam đã đề cập đến vấn đề đất đai, thiên nhiên, phong
thổ, phong tục, tạp quán của vùng đất Nam bộ và công cuộc khẩn hoang vùng biên giới Tây Nam.
Từ sau năm 1975, có nhiều công trình nghiên cứu về đồng bằng sông Cửu Long và An
Giang, với những vấn đề sâu hơn.
Tác phẩm Lịch sử khai phá vùng đất Nam
Bộ do Huỳnh Lứa chủ biên, đã góp phần tìm hiểu
sâu hơn về quá trình khai phá vùng đất Nam bộ, trong đó có An Giang. Tác giả đã khái quát quá
trình di chuyển dân cư, khai hoang lập đồn điền, tổ chức sản xuất nông nghiệp, những biến đổi về
mặt xã hội.
Quyển Những trang về An Giang của Trần Thanh Phương xuất bản năm 1984. Đây là quyển
sách địa chí, đã đề cập đến thiên nhiên, con người, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế An Giang trong
các thế kỷ XVIII – XX.
Trong Lịch sử An Giang của Sơn Nam được xuất bản vào năm 1988, tác giả đã đề cập đến
những biến đổi về mọi mặt của vùng đất An Giang từ khi hòa hợp vào lãnh thổ nước ta đến thời

Pháp thuộc.
Quyển Văn hóa và cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long của Ngu
yễn Công Bình, Lê
Xuân Diệm, Mạc Đường xuất bản năm 1990 đã nghiên cứu về các tộc người đang sinh sống trên
mảnh đất đồng bằng sông Cửu Long. Các tác giả đã đề cập đến mọi mặt trong si
nh hoạt về mặt
kinh tế - xã hội của cư dân đã từng sinh sống ở vùng đất này.
Tác phẩm Về dân tộc ở vùng đồng bằng sông cửu Long xuất bản năm 1991 đã đề cập khá
chi tiết về sinh hoạt kinh tế của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa đang sinh sống ở Đồng bằng sông
Cửu Long nói chung, vùng đất An Giang nói riêng.
Quyển Góp phần tì
m hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX của Huỳnh Lứa
xuất bản năm 2000. Tác giả có đề cập đến quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ, khai hoang lập ấp,
công cuộc đào kênh, các hoạt động kinh tế ở An Giang trong hai thế kỷ XVIII – XIX.
Bên cạnh đó còn có các tác phẩm Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu và phát triển do
Nguyễn Công Bình chủ biên, Nghề nông Nam Bộ của Trần Xuân Kiêm biên soạn năm
1992, Lược
sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam của Vũ Minh Giang chủ biên.
Ngoài ra, các bài viết trong các kỷ yếu hội thảo khoa học như Nam Bộ và Nam Trung Bộ
những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII – XIX do Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ
chức, Lịch sử phát triển kinh Vĩnh Tế, Lịch sử hình thành vùng đất An Giang do Ủy ban nhân dân
tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang và Sở Khoa học Công nghệ Môi trường tỉnh An
Giang đã phối hợp với Viện khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, …; các bài viết
trên các b
áo chuyên ngành được công bố thường xuyên có liên quan đến kinh tế - xã hội An
Giang.
Kinh tế - xã hội tỉnh An Giang thời kỳ đổi mới được Đảng bộ, các cấp chính quyền tỉnh An
Giang đặc biệt quan tâm
.
Quyển An Giang 25 năm xây dựng và phát triển của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xuất

bản 2000 đã đề cập đến những vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang trong giai đoạn sau năm
1975 – 2000.
Quyển An Giang 30 năm xây dựng và phát triển của Tỉnh ủy An Giang xuất bản năm
2005
viết về những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội của tỉnh trong 30 năm qua.
Quyển Những bước đột phá của An Giang trên chặng đường đổi mới kinh tế của Đỗ Hoài

Nam và Đặng Phong chủ biên xuất bản 2006. Đây là sách viết về bối cảnh lịch sử An Giang trước
giải phóng, những ngày sau giải phóng, An Giang cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực
hiện những mũi đột phá trên nhiều lĩnh vực khác nhau, để từ đó đi đến đổi mới toàn diện nền kinh
tế của tỉnh.
Mặc dù bước đầu nêu một số thành tựu trên lĩnh vực kinh tế - xã hội tỉnh An Giang nhưng là

tài liệu quý giá giúp chúng tôi trong việc tiếp cận vấn đề, hoàn thành luận văn.
Như vậy, tất cả các công trì
nh nêu trên mới đề cập những vấn đề chung mang tính lý luận và
thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước, hoặc chỉ dừng lại ở những báo cáo, thống kê về kinh tế -
xã hội tỉnh An Giang trong thời kỳ đổi mới. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách đầy đủ, trình bà
y có hệ thống riêng về vấn đề kinh tế - xã hội tỉnh An Giang từ 1986 đến năm
2005.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng
Đề tài luận văn tập t
rung tìm hiểu và làm rõ tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang trong
thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2005.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, đề tài tìm hiểu về An Giang một tỉnh đồng bằng ở phía Tây Nam tổ quốc.
Về thời gian, đề tà
i chủ yếu tìm hiểu kinh tế - xã hội tỉnh An Giang giai đoạn từ 1986 đến

2005.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài luận văn tập trung nghiê
n cứu quá trình xây dựng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An
Giang từ 1986 đến 2005. Trên cơ sở đó dựng lại bức tranh kinh tế - xã hội tỉnh An Giang trong 20
năm đổi mới (1986 – 2005).
Từ thực tiễn sinh động của quá trình phát triển cũng như những thành tựu kinh tế - xã hội
tỉnh An Giang đạt được, đề tài rút ra những đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội tỉnh An Giang trong
thời kỳ đổi mới, những bài học kinh nghiệm của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh An Giang.
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho tỉnh An G
iang trong quá trình xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay.

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiê
n cứu
4.1. Ng
uồn tư liệu
Để nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi dựa vào các ng
uồn tư liệu sau:
Các t
ác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin bàn về kinh tế - xã hội, các văn kiện,
nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể tỉnh An
Giang về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới.
Những công t
rình nghiên cứu về kinh tế - xã hội các vùng nông thôn An Giang, các niên
giám thống kê lưu trữ tại cục thống kê An Giang.
Nguồn tư liệu gốc viết về tỉnh An Giang như: Các báo cáo ch
ính trị tại những lần Đại hội
Đảng bộ tỉnh từ 1975 đến 2005, Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 5 năm,

Báo cáo tổng kết và phương hướng hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh, Số liệu thống kê lưu giữ
ở các Sở, Ban, Ngàn
h tỉnh An Giang.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tư liệu điền dã thông qua những lần thực tế tại một số di tích
lịch sử, đơn vị kinh tế, xã hội trên địa bàn An Gian
g, các tư liệu trên báo chí, mạng Internet... để
làm phong phú và sáng tỏ nội dung của đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực h
iện đề tài, phương pháp lịch sử và phương pháp logic được xác định là những
phương pháp cơ bản để tiến hành nghiên cứu.
Hỗ trợ cho phương pháp lịch sử và phương pháp logic là phương pháp thống kê nhằm hệ
thống các số liệu, dữ kiện làm cơ sở để kết hợp đồng thời với phương pháp tổng hợp rút ra những
kết quả tổng hợp, đáp ứng yêu cầu của một đề tài lịch sử kinh tế - xã hội.
Ngoài ra phương pháp so sánh cũng được vận dụng để giúp là
m sáng tỏ những hoạt động và
chuyển biến của kinh tế - xã hội tỉnh An Giang so với các thời kỳ trước và sau đó.
Phương pháp khảo sát điền dã: Tác giả luận văn đã tiếp xúc với những người trồng lúa ở
huyện Châu Phú, nghề sản xuất gạch ở huyện châu Thành, làm mắm ở Châu Đốc,… Các cán bộ
như: Sở y tế, Sở Văn hóa Thông tin, Ban dân tộc, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn… Đồng
thời còn thu thập tài liệu điền dã để có thêm cơ sở nhận định về kinh tế - xã hội tỉnh An Giang
trong 20 năm đổi mới.
5. Đóng góp của luận văn
Dựng lại bức tranh toàn cảnh về sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh An Giang trong gần 20
năm đổi mới (1986 – 2005).
Nêu bật n
hững thành tựu, đặc điểm, bài học kinh nghiệm trong xây dựng, phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh An Giang thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2005.
Đề xuất một số giải pháp cho tỉnh An Giang trong công cuộc xây dựng,
phát triển kinh tế -

xã hội giai đoạn hiện nay.
Có thể dùng luận văn làm
tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy lịch sử địa phương, giáo
dục thế hệ trẻ, đặc biệt đối với tỉnh An Giang.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết
cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về vùng đất, con người, tình hình ki
nh tế - xã hội tỉnh An Giang trước
năm 1986.
Chương 2: Kinh tế tỉnh An Giang từ năm
1986 đến năm 2005.
Chương 3: Xã hội tỉnh An Gian
g từ năm 1986 đến năm 2005.

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ
HỘI TỈNH AN GIANG TRƯỚC NĂM 1986

1.1. Khái quát về vùng đất, con người An Giang
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
An Giang là tỉnh t
huộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa vĩ tuyến 10
0
và 11
0
Bắc, giữa
kinh tuyến 104,71
0
và 105,5

0
Đông, ở phía Tây Nam của nước Việt Nam. Phía Đông và Đông Bắc
giáp tỉnh Đồng Tháp; phía tây Bắc giáp vương quốc Campuchia với đường biên giới dài gần 96,6
km; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh kiên Giang; phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.406 km
2
, bằng 1,03% diện tích cả nước và đứng thứ 4
so với 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: thành
phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện là Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh
Biên, Chợ mới, Phú Tân, Tân Châu và An Phú với 150 xã, phường, thị trấn. Hai Huyện Tịnh Biên
và Tri Tôn được chính phủ công nhận là huyện miền núi.
Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống giao thông thủy, bộ rất thuận tiện. Giao
thông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và
quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương – Tân Châu và Long Bình – An Phú. Đó là
lợi thế cho quá trình mở cửa, p
hát triển và hội nhập kinh tế An Giang với các tỉnh trong khu vực,
ngoài nước, nhất là khu vực Đông Nam Á.
An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm
khoảng 27
0
C; lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm, có năm lên tới 1.700 – 1.800 mm, độ
ẩm trung bình 80% - 85% và có sự dao động chế độ mưa theo mùa. Khí hậu cơ bản thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp.
An Giang có nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Sông Tiền và sông Hậu chảy song
song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, lưu lượng trung bình
năm 13.800 m
3
/s. Bên cạnh đó có 280 tuyến sông, rạch và kênh lớn, nhỏ, mật độ 0,72 km/km
2

.
Chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước của sông Mê Kông, hàng năm có
gần 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ, thời gian ngập lũ từ 3 – 4 tháng, vừa đem lại lợi ích to lớn –
đưa lượng phù sa, vệ sinh đồng ruộng... nhưng cũng đã gây ra những tác hại nghiêm trọng. Trong
30 năm qua đã có đến 5 lần ngập cao làm thiệt hại tính mạng, mùa màng, cơ sở hạ tầng, nhà ở của
cư dân... làm cho suất đầu tư của tỉnh thường ở mức cao nhưng hiệu quả m
ang lại bị hạn chế.
Về đất đai và thổ nhưỡng, An Giang có 6 nhóm chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa
151.600 ha chiếm 44,5% diện tích đất tự nhiên; nhóm đất phù sa có phèn 93.800 ha chiếm 27,5%;
nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ 24.700 ha chiếm 7,3%; còn lại là đất phèn và các
nhóm khác.
Hệ thống sông rạch tỉnh An Giang đã góp phần hình thành 72% diện tích đất phù sa hoặc
có nguồn gốc phù sa do bù đắp hàng năm. Địa hình bằng phẳng, độ thích nghi đối với các loại cây
trồng khá rộng. Diện tích đất nông nghiệp từ 289.316 ha năm
1976, bình quân khoảng 0,212
ha/người, đến năm 2005 dự kiến đất nông nghiệp còn 258.523 ha, bình quân khoảng 0,117
ha/người, thấp hơn nhiều tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.
An giang có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với
154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ. Sau 1975 một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm
đầu của thập niên 90 trở đi tỉnh đã chú ý nhiều tới việc g
ây lại vốn rừng. Năm 2000 đất rừng
12.443 ha và với 30.500 ha diện tích cây phân tán, đến năm 2005 đất rừng 15.755 ha và với 50.000
ha cây phân tán, độ che phủ khoảng 19%. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có loài
quý hiếm. Rừng tập trung chủ yếu ở vùng Bảy núi tạo nên nhiều phong cảnh đẹp cùng với những
di tích văn hóa – lịch sử, góp phần phát triển kinh tế địa phương tương đối đa dạng.
Nguồn lợi thủy sản trên hai con sông T
iền sông Hậu không nhỏ, và cùng với hệ thống
kênh, rạch, ao, hồ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi cá bè, ao hầm,
tôm trên chân ruộng mà từ lâu nó đã trở thành nghề truyền thống của nhân dân địa phương – đây
cũng là thế mạnh đặc trưng ở An Giang.

So với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, An Giang có tài nguyên khoáng sản
khá phong phú, với trữ lượng: đá granít trên 7 tỷ m3; đá cát kết 400 triệu m
3
; sét gạch ngói 40 triệu
m
3
; cao lanh 2,5 triệu tấn; than bùn 16,4 triệu tấn; vỏ sò 30 – 40 triệu m
3
; ngoài ra còn các loại
puzolan; penspat, bentonite, cát, sỏi ...
Tài nguyên khoáng sản là lợi thế của tỉnh so với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu
Long, nhất là đá, cát, đất sét ... là nguyên liệu cho việc sản xuất vật liệu phục vụ cho nhu cầu xây
dựng trong tỉnh, vùng.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.1.2
.1. Đặc điểm kinh tế
Từ xưa, cư dân An Giang sống bằng nghề làm ruộng, đánh bắt cá, tô
m… và một số nghề
thủ công như dệt, mộc đan lát
, nắn nồi, chạm khắc đá,..
Ở vùng cù lao đất giồng, nước ngập không đáng kể, việc canh tác tương đối dễ dàng. Từ
cây lúa, con cá, cư dân tiến dần qua trồng t
rọt hoa màu, cây ăn trái,… và phát triển các ngành nghề
thủ công cổ truyền của dân tộc.
Nghề trồng dâu, nuôi tằm,
ươm tơ, dệt lụa khá phổ biến, tập trung nhiều nhất ở vùng Tân
Châu, Chợ Mới. Cho đến đầu thế kỷ XX, lụa Tân Châu đã nổi tiếng một thời vừa bền, vừa đẹp. Ở
Bảy Núi, Châu Giang (Châu Đốc), đồng bào Khơmer, Chăm đã cần cù dệt nên những chiếc “Xà
Rong”, khăn đội đầu, khăn choàng tắm, áo,… nhiều m
àu sặc sở.

Nghề mộc cũng sớm
phát triển trên đất Chợ Mới. Ở An Giang và cả Miền Tây đều biết đến
những người thợ miệt Chợ Thủ (Chợ Mới) qua những sản phẩm t
hủ công tinh xảo có tính nghệ
thuật cao, từ đơn giản đến cầu kỳ, phức tạp.
Ở núi Sam, núi Sập do nhu cầu tiêu dùng của xã hội, dần dần hình thành tầng lớp “thợ”
chuyên khai thác đá. Ngoài đá xây dựng ra, họ còn làm ra những đồ dùng như cối giã gạo, chày
đâm tiêu, cối xay bột, mặt bàn… và cả đồ trang sức bằng đá quý.
Nghề đan bàng, đưng tập trung ở vùng Tịnh Biên, Tri Tôn. Với bàn tay khéo léo của người
nông dân, từ những cây cỏ ngoài đồng sâu đã biến thành những vật dụng cần thiết cho gia đình
như mái
nhà, đệm, giỏ xách… Đặc biệt là cây bàng đã tạo ra chiếc nón kỳ diệu để sau này cùng
với cây tầm vông đi vào lịch sử đấu tranh oai hùng của dân tộc, in đậm trong ký ức của người dân
vùng đồng bằng châu thổ.
Tuy nghề thủ công c
ó phát triển, nhưng cơ nghiệp của người dân An Giang dựng lên được
hàng trăm năm nay chủ yếu là bắt nguồn từ cây lúa. Những người dân An Giang đầu tiên cũng chỉ
biết làm ruộng cấy ở vùng Cù lao, Bảy Núi, còn ở vùng ngập nước thì đánh bắt cá, tôm hoặc trồng
hoa màu phụ sinh sống qua ngày. Cảnh “phá sơn lâm, đâm hà bá” ngày càng không phù hợp với
sự gia tăng dân số. Bản thân cây lúa cũng bị hạn chế về diện
tích gieo trồng, không đối đầu được
với mùa nước nổi hàng năm. Người dân An Giang trong quá trình lao động cần cù sau này đã tìm
cho mình cây lúa nổi đủ sức vươn mình và tồn tại lên trên mặt nước mênh mông. Cây lúa nổi đối
với cư dân An Giang là một biểu tượng tuyệt vời về sức sống mãnh liệt trong quá trình mở đất và
giữ đất.
Nhìn chung, tiềm năng kinh tế của tỉnh An Giang là khá đa dạng, nhân dân An Giang lại
cần cù, khéo tay và năng động. Đây là cơ sở quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An
Giang ra sức x
ây dựng và bảo vệ quê hương trong thời kỳ mới.
1.1.2.2. Đặc điểm xã hội

Từ thời Gia Long trở về sau, công cuộc khẩn hoang càng được đẩy mạnh. Từ biên giới
xuống cái Tàu Thượng (Hội An,Chợ Mới) lần hồi lập được tổng Vĩnh Trinh với 29 thôn…
Đến năm 1975, An Giang có khoảng 1.360.000 dân. Năm 1989, dân số của tỉnh tăng lên
1.773.666 người và đến năm
2005 tăng lên 2.200.000 (tăng 62%). Có 4 dân tộc chủ yếu, người
Kinh đông nhất chiếm khoảng 91% dân số toàn tỉnh, người Hoa chiếm khoảng 4-5%, Khơmer
chiếm 4,3% và người Chăm khoảng 0,6%.
Từ chỗ cùng nhau khai khẩn đất hoang dựng lên làng mạc, cư dân An giang (gồm người
Việt, Khmer, Hoa, Chăm…) sống chan hòa trong sự hòa hợp giữa các nền văn hóa, hình thành tính
cách thói ăn, nết ở.
Những người Việt đến đây thì đa số là những người không c
hịu được áp bức, bóc lột, yêu
tự do, giàu lòng nhân ái, đùm bọc lẫn nhau khai hoang lập ấp.
Người Khmer cần cù lao động, quây quần bám đất, kính Phật, thật thà, chất phác. Người
Hoa chịu cực, chịu khó giúp đỡ lẫn nhau, chuyên mua bán, dễ dàng hòa hợp. Người chăm ươm tơ
dệt vải, chài lưới mua bán đổi chác đều thành thạo.
Sự giao hòa dân tộc, văn hóa để lại những dấu ấn trong đời sống tinh thần, ngôn ngữ, nghệ
thuật,... phong phú hài hòa. Tiếng hò m
an mác trên sông nước mênh mông, các điệu lý, điệu hoài
lang gợi cảm; điệu múa “lâm thôn”, làng điệu dân ca “Ayay”, tiếng trống “xay ăm” rộn ràng... hòa
lẫn với những giọt mồ hôi, những giọt máu đã đổ xuống cho những mảnh đất hoang vu này ngày
càng thêm xanh tươi, trù phú.
Từ sau ngày miền Nam giải phóng đến nay, người việt và các dân tộc anh em vẫn luôn
đoàn kết, gắn bó trong công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương An Giang ngày càng giàu đẹp.
Cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, do những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử
nên An Giang có nhiều tôn giáo. Những đạo mà đến nay vẫn còn khá đông tín đồ là: Đạo Phật, đạo
Thiên Chúa, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu nghĩa… .
Phật giáo Hòa Hảo khai sinh năm 1939, có tín đồ đông nhất ở An Giang hiện nay.
Trong suốt quá trình định cư, lập nghiệp hàng trăm năm, người dân An Giang đã để lại
dưới chân núi Sam, trên vùng Bảy Núi, ở đất Cù lao... nhiều công trình kiến trúc có tính lịch sử và

nghệ thuật cao như Lăng Thoại Ngọc Hầu (1829), chùa Tây An (1847), nhà thờ Cù lao Giêng

(Chợ Mới), chùa Giồng Thành (Phú Tân), chùa Linh Sơn (Thoại Sơn), chùa Xà Tón (Tri Tôn),
chùa Ông Bắc (Long Xuyên)... và hàng trăm ngôi đình, chùa, miếu... mang sắc thái riêng của từng
dân tộc, từng tôn giáo.
An Giang tuy là một trong những vùng đất được mở mang sau cùng trên bước đường Nam
tiến của các chúa Nguyễn. Nhưng ngày nay, vùng đất này đã trở thành nơi “đất lành chim
đậu”.
Quá trình lao động sáng tạo và ý chí đấu tranh kiên cường hằng trăm năm nay đã khẳng định được
khả năng của bàn tay, khối óc và cả trái tim của những con người nơi đây.
Đất An Giang vẫn mãi mãi in dấu của đoàn quân Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đi mở
đất phương Nam năm 1699. Dù rừng thiêng nước độc đã sớm cướp đi cuộc đời của người đi mở
cõi, nhưng tên gọi Cù lao Ông Chưởng vẫn đời đời gợi nhớ đến một vị công thần khai quốc.
Thoại Ngọc Hầu với dòng kênh Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế đã mang dòng nước mát, mang

ấm no đến cho biết bao người. Công lao của Thoại Ngọc Hầu mãi mãi được nhân dân An Giang
ghi nhớ.
Trong đấu tranh giành độc lập, Tôn Đức Thắng – người con ưu tú của An Giang và biết
bao vị anh hùng cách mạng đã hiến dâng cuộc đời m
ình cho lịch sử, để khẳng định truyền thống
yêu nước là dòng chảy không ngừng dẫn tới chiến thắng lịch sử của quân và dân An Giang, góp
phần cùng cả nước giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc.
Từ những điều kiện đặc thù của nền kinh tế, văn hóa, xã hội ở An Giang. Để giữ gìn mảnh
đất này, bảo vệ những giá trị tin
h thần, vật chất mới xây dựng, người dân An Giang đã không tiếc
xương máu trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược qua các thời kỳ, nhằm bảo vệ biên cương tổ
quốc.
1.1.3. Truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân An Giang qua các thời kỳ lịch
sử
Suốt trong thời kỳ dài, từ cuối thế kỷ XVIII đến năm 1846, nhân dân vùng Châu Đốc vùng

Châu Đốc, Hà Tiên, Sa Đéc đã nhiều lần phải chiến đấu chống lại quân xâm lược Xiêm. Thà chết,
một tấc đất của biên thùy, nhân dân An Giang cũng không để rơi vào tay giặc.
Ngày 22/6/1867, đạo quân Pháp do tên đô đốc La -
Gờ -răng-đe, đem quân đánh chiếm toàn
tỉnh An Giang từ đó an giang trở thành thuộc địa của Pháp.
Nhân dân An Giang cùng nhân dân cả nước nối tiếp truyền thống cha ông đứng l
ên đánh
Pháp. Các phong trào chống Pháp từ hưởng ứng hịch Cần Vương, rồi theo cờ Thiên Hộ Dương,
Nguyễn Trung Trực, Quản cơ Trần Văn Thành (Bảy Thưa - Châu Phú), diễn ra liên tục và mạnh
mẽ…
Từ năm
1880-1886, vùng Bảy Núi, đặc biệt là khu vực núi Tượng là nơi đón nhận nhiều
nghĩa quân từ khắp Lục tỉnh tựu về. Đây là những người từng tham
gia phong trào Trương Định,
Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Quân, một số đông muốn chờ cơ hội để hoạt
động, tạm thời sống tiêu cực. Số khác thì chủ trương bạo động, hướng về phong trào Cần Vương
ủng hộ vua Hàm Nghi.
Năm
1916, tại Núi Cấm có một cuộc khởi nghĩa chống Pháp đã nổ ra. Linh hồn của cuộc
khởi nghĩa năm
1916 là “ông thầy Núi Cấm” (với nhiều tên: Mã Văn, Bảy Đỏ, Tư Khánh, Lê Văn
Khánh, Cao Văn Long) đã làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ.
Năm
1927, chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đầu tiên được thành lập ở
xã Long Điền gồn ba đồng chí: Châu Văn Liêm, Lâm Văm Cẩn và Bùi Trung Phẩm, do đồng chí
Châu Văn Liêm làm bí thư. Sau đó tổ chức này phát triển rất nhanh ở huyện Chợ Mới, các xã ở cù
lao Tây, Châu Thành, Tân Châu, Châu Đốc... Đây là đốm lửa nhỏ, nhưng sức mạnh bùng cháy của
nó rất lớn trong những năn sau này. Tháng 8/1927, hai thanh niên có nhiều hành động chống thực
dân Pháp l
úc còn học sinh là đồng chí Nguyễn Văn Cưng và đồng chí Trần Văn Thạnh cùng với

nhiều đồng chí thanh niên ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sang Quảng Châu (Trung Quốc)
học khóa 3 trường Tổng bộ. Tại đây các đồng chí ấy được học những bài lý luận cách mạng đầu
tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc biên soạn. Học xong các đồng chí được kết nạp vào Hội Việt
Nam cách mạng tha
nh niên và tuyên thệ tước mồ Liệt sĩ Phạm Hồng Thái, rồi trở về nước hoạt
động.
Tháng 2/1928, tại Long Xuyên tỉnh bộ Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập do đồng
chí Châu Văn Liêm làm
bí thư.
Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong
lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây Long Xuyên và Châu Đốc đã có một Đảng của giai cấp công
nhân trực tiếp lãnh đạo.
Tháng 5/1930 lần đầu tiên cờ đỏ búa liềm được treo trên cột dây thép xã Long Điền, truyền
đơn rải dán khắp nơi, cả trong văn phòng làm việc của địch, nhằm cổ vũ cho các cuộc đấu tranh
của nông dân, của thợ dệt diễn ra khắp nơi trong tỉnh.
Ngày 23/11/1940, cả vùng nông thôn Nam Kỳ rung chuyển trước sức nổi dậy của quần
chúng. Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong các cuộc biểu tình t
hị uy. Long xuyên – Châu
Đốc nhận lệnh khởi nghĩa chậm 7 ngày, khi các nơi khác nổ ra cao trào, nhưng quần chúng tham
gia khởi nghĩa rất dũng cảm. Thực dân Pháp và bọn tay sai Việt gian, Miên gian đàn áp quần
chúng khởi nghĩa, chúng bắn xả vào đoàn biểu tình t
ay không, đốt nhà, xé xác trẻ em ném vào lửa,
nhiều đồng chí, đồng bào yêu nước bị bắt, bị tù đày, bị xử tử. Theo Báo cáo chính trị tháng
12/1940 của thống đốc Nam Kỳ, gởi toàn quyền Đông Dương, riêng ở liên tỉnh Long Xuyên chúng
bắt 315 vụ. Ngoài số đồng chí bị đem đi xử tử ở Cần Thơ, bọn thực dân đã xử bắn 3 đảng viên ưu
tú của tỉnh ở đầu bờ Núi Sam (
Vĩnh Tế - Châu Đốc).
Ngày 25/8/1945, cùng với Sài Gòn – Gia Định và các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long,
nhân dân các xã, huyện kéo vào thị xã Long Xuyên, Châu Đốc giành toàn bộ chính quyền. Sau
cách mạng tháng Tám, các lực lượng vũ trang cách mạng ở An Giang lần lượt ra đời và không

ngừng lớn mạnh. Ở Tân Châu, Tịnh Biên, Hồng Ngự (thuộc tỉnh Châu Đốc lúc bấy giờ)... đều có
trung đội Quốc gia tự vệ. Tháng 6/1946, Quân khu 9 chi viện cho Châu Đốc một đại đội… tiếp
theo đó nhân dân An Giang thắng lợi ở nhiều nơi, đến tháng 4/1949, bộ đội An Giang phục kích
đánh chìm tàu Pháp trên sông Tiền. Tháng 10/1950, nhân dân An Giang mở chiến dịch “Long
Châu Hà 1
”, đánh vào vùng Vĩnh Thông, Vĩnh Điều, Vĩnh Gia …, mở đường tiến về Bảy Núi và
thị xã Châu Đốc.
Từ ngày 10/2/1951 đến 15/3/1951 nhân dân An Giang mở chiến dịch “Long Châu Hà 2”,
tiêu diệt 300 tên và thu nhiều khí giới khác, phá hủy lô cốt và nhiều tháp canh làm cho pháp và
ngụy hoang mang. Đảng bộ An Giang thì gây dựng được nhiều cơ sở ở Long Xuyên, Châu Đốc.
Đến năm 1953, đồng chí Lê Đức Thọ, đồng chí Phạm Hùng cùng Trung ương cục miền
Nam đã q
uyết định “chuẩn bị đón lấy thời cơ mới”. Trung ương cục chủ trương đẩy mạnh cuộc tấn
công về quân sự, chính trị, kết hợp với “chiến dịch địch, ngụy vận” để phối hợp với chiến trường
chính. Vì vậy, ở Mỹ Tho, Long Châu Sa, phong trào rã ngũ lan rộng trong binh lính Hòa Hảo, Cao
Đài.
Tháng 5/1954 quân dân ta giành thắng lợi ở mặt trận Điện Biên Phủ. Ngày 21/7/1954 Hiệp
định Giơ- ne - vơ được ký kết. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi.
Thực dân Pháp bại trận đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam thay chân Pháp, đặt ách thống trị
thực dân mới ở miền Nam. Từ năm 1955-1956 thực hiện sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của
Đảng, tỉnh Đảng bộ Long Xuyên và Châu Đốc được thành lập.
Tháng 6/1956, Bộ chính trị Trung ương Đảng ta ra nghị quyết nêu rõ: Tuy tình hình đấu
tranh của t
a trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị nhưng như thế không có nghĩa là không
dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định. Bộ chính trị còn nhấn mạnh: Phải cũng cố
lực lượng vũ trang, nửa vũ trang hiện có, xây dựng cá căn cứ làm
chỗ dựa đồng thời xây dựng các
cơ sở quần chúng vững mạnh là điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang.
Tháng 8/1956, đồng chí Lê Duẩn, Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng, lúc này phụ
trách đảng bộ miền Nam, đã viết tài liệu Đường lối cách mạng miền Nam, vạch rõ con đường giải

phóng miền Nam là con đường cách mạng. Đồng bào và chiến sĩ Long Xuyên, châu Đốc chiến đấu
theo hướng đó. Ở Bảy Núi, hàng ngàn đồng bào K
hmer kéo tới dinh quận trưởng đấu tranh, vạch
trần Mỹ là xâm lược, ngụy là tay sai bán nước. Phong trào đấu tranh ngày càng lên cao trong nhân
dân. Cơ sở cách mạng ngày càng nhiều và vững chắc.
Năm 1957, ta hợp nhất hai tỉnh lại thành tỉnh An Giang, theo đơn vị hành chính của địch
để tiện việc bám sát tình hình địch và bố trí lực lượng đấu tranh của ta. Từ lực lượng tự vệ, tỉnh đã
xây dựng thành lực lượng vũ t
rang do đồng chí Nguyễn Khắc Sương làm tiểu đoàn trưởng tiểu
đoàn 364 và đồng chí Nguyễn Sên (nay là đồng chí Nguyễn Văn Hơn) làm chính trị viên.
Sau đó, các lực lượng vũ trang liên tiếp đánh địch ở nhiều nơi, ghi nhiều chiến công. Tại
Bảy Núi, tiểu đoàn 512 được thành lập. Những tháng đầu năm 1960 An Giang đã có nhiều trận
tiến công địch, như ở xã Vọng Thê, ta diệt gọn 3 đồn giặc, thu hơn 50 súng các loại, phá tan khu
trù mật. Ở Tân Châu đồng bào đấu tranh với chính quyền địch đòi
bồi thường thiệt hại cho 400 gia
đình bị chính quyền Ngô Đình Diệm đốt phá nhà cửa để dồn họ vào trại tập trung; Thới sơn là xã
thí điểm đồng khởi của tỉnh...
Lực lượng kháng chiến của ta ngày càng mạnh, kẻ thù càng hoảng sợ, điên cuồng,
gây ra
biết bao tội ác. Nhân trận lụt năm 1961 Mỹ - Diệm thừa dịp thiên tai dùng máy bay, đại bác tàn sát
đồng bào vùng lũ. Những năm tiếp theo nhiều cuộc dấu tranh chính trị nổ ra và giành thắng lợi tiêu
biểu là cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Trong những ngày chiến đấu sôi nổi
này, quân và dân An Giang đã loại khỏi vòng chiến đấu 8.500 tên địch, có 71 tên Mỹ, 10 sĩ quan
ngụy, góp phần vào thắng lợi chung của cả nước.
Ngày 3/5/1970 quân và dân An Giang kại cùng lúc tiến công gần 20 vị trí đồn bót, căn cứ
quân sự địch ở huyện Tri Tôn, Tịnh Biên tiêu diệt hơn 500 tên, diệt gọn và đánh thiệt hại nặng một
ban chỉ huy tiểu đoàn và bốn đại đội ngụy, bắn rơi 4 m
áy bay, phá hủy 4 súng lớn, đốt cháy một
kho xăng lớn..
Năm 1971 – 1972, tại Cô Tô – Tức Dụp diễn ra một cuộc đọ sức giữa ta và địch, tại đây hố

bom chồng hố bom, có tất cả 18 tiểu đoàn thay nhau đánh, thường xuyên có một trung đoàn
thường trực sẵn sàng chiến đấu với quân giải phóng. Qua chín tháng tám ngày bị ba
o vây, địch vẫn
không chiếm được đồi Tức Dụp mà còn bị tiêu tốn hơn 2 triệu đô la và ngót 4000 sinh mạng binh
sĩ đủ loại, đủ cỡ.
Sau hiệp định Pari, theo yêu cầu củ chiến trường, ta liên tếp tiến công địch: Tiểu đoàn A 12
bám trụ, đánh địch, giải phóng dọc theo tuyến kinh Tân Hội và giải phóng vùng Ba Thê. Tiểu đoà
n
A11 đánh đồn Sóc Xoài, giải phóng xã Mỹ Lâm (huyện Châu Thành). Cả hai tiểu đoàn này bám
trụ, đánh địch suốt 7 ngày đêm. Địch tăng viện hai trung đoàn của sư 9 và sư 21. Ta kiên quyết đáh
trả lại, diệt 252 tên, thu hàng chục tấn vũ khí, bắt tại trận hàng chục tên; các đồn bót địch bị ta san
bằng. Tháng 1/1974, đại đội 4 thuộc thuộc tiểu đoàn A12 tập kích một đại đội địch, diệt 25 tên
,
phá hủy một khẩu pháo 105 ly và một khẩu súng cối 120 ly. Tháng 11/1974, tiểu đoàn A12 đánh
một tiểu đoàn địch ở núi Ba Thê, diệt và làm bị thương hơn 130 tên, bắt tại chỗ hàng chục tên, thu
toàn bộ vũ khí; ta làm chủ trận địa suôt 4 ngày đêm. Tháng 12/1974, tiểu đoàn A11, A12 phối hợp
tác chiến, tiêu diệt hoàn toàn quân địch ở chi khu 11, diệt hơn 200 tên, phá hủy 3 khẩu pháo 105 ly
và 2 khẩu súng cối 120 ly, bắt nhiều tên... Thừa thắng hai tiểu đoàn tập kíc địch ở Ba Hòn (Hòn
Me, Hòn Đất, Hòn Sóc) tiêu diệt hầu hết bọn địch sống ở đây, thu toàn bộ vũ khí, trong đó có 5
khẩu pháo 105 ly, 5 súng cối 120 ly...
Cùng với toàn chiến trường m
iền Nam, cho đến cuối năm 1974, tình hình chống Mỹ cứu
nước ở An Giang có những chuyển biến căn bản. Cùng với khí thế cả nước, tại thị xã Châu Đốc,
tối 30/4/1975 địch ở tiểu khu được lệnh rút về tử thủ ở vùng “Thánh địa Hò
a Hảo”. Trước khi rút
đi, chúng đã đốt kho bạc và tài liệu hồ sơ, nhưng đồng bào đã kịp thời dập tắt ngọn lửa, cứu được
11 thùng bạc và các giấy tờ, hồ sơ cần thiết cho cách mạng. Sau giải phóng Tân Châu, bộ đội địa
phương của tỉnh, tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2 cùn với bộ đội huyện tiến xuống “Thánh địa” theo hai
mũi: bờ sông Tiền và bờ sông Hậu. Khi tiểu đoàn 2 tiến đến gần kinh xáng An Long định vượt qua
cù lao Tây thì bị địch bắn ngăn chặn quyết liệt. Lại không đủ phương tiện sang sông. Đồng bào đã

huy động xuồng ghe cho bộ đội.
Số địch ngoan cố lại trốn về nhập chung với bọn tà
n quân, co cụm lại ngôi chùa cổ - ngôi
chùa Tây An Cổ Tự thuộc quận Chợ Mới, cũng với danh nghĩa là bộ đội Phật giáo Hòa Hảo.
Trước khi giải quyết điểm co cụm này, ta đã giải phóng thị xã Long Xuyên. Ở đây cùng với các
giới đồng, các giáo chức và học sinh trong phong trào nổi dậy chiếm
chính quyền.
Kháng chiến chống Mỹ cứu nước là quá trình gian khổ hy sinh. Quân và dân An Giang đã
chiến đấu kiên cường, giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, trong lúc nhân dân ta đang ra sức
xây dựng, hàn gắn vết thương chiến tranh, bè lũ Pôn pốt – Iêng Xary, gây ra chiến tranh biên giới
phía Tây Nam tổ quốc ta. Trong đó có biên giới An Giang.
Tháng 5/1975, chúng cho quân đổ bộ lên đảo Phú Quốc và đảo Thổ Chu, xâm
phạm lãnh
thổ Việt Nam từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Cuối năm 1975 và đầu năm 1976, chúng lấn chiếm lãnh
thổ Việt Nam thuộc các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc. Từ giữa năm 1976, chúng kích động
trong nhân dân và quân đội của chúng tư tưởng sô vanh, tâm lý chống Việt Nam, coi Việt Nam là
“kẻ thù truyền kiếp”, “kẻ thù số một”. Ngày 30/4/1977, chúng dùng nhiều sư đoàn tiến công trên
toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang nước ta, mở rộng cuộc chiến tranh xung đột vũ trang ở biên
giới hai nước thật sự thành một cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam [81, tr.14-15]
.
Kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng trong hai cuộc kháng chiến, năm 1979, quân
và dân An Giang góp phần cùng nhân dân cả nước bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam của tổ
quốc, làm nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia hồi sinh.
Bước vào giai đoạn mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân An
Giang tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, vượt qua khó khăn, thử thách, tập trung sức vào

công cuộc tái thiết quê hương, từng bước ổn định cuộc sống nhân dân lao động, các hoạt động xây
dựng nếp sống văn hóa mới ở các cơ sở được tiến hành và chú trọng.
Mỗi một năm qua đi từ sau ngày giải phóng, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ

quốc xã hội chủ nghĩa, nhân dân An Giang đã phát huy truyền thống cách mạng trong kháng chiến,
xây dựng An Giang ngày càng giàu đẹp, ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế - xã hội, cùng
các địa phương khác trong cả nước bước vào công cuộc đổi mới: thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cùng
cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1.2. Tình hình k
inh tế - xã hội tỉnh An Giang từ sau ngày giải phóng đến trước đổi mới
(1975 - 1985)
1.2.1. Tình hình k
inh tế
1.2.1.1. Nông nghiệp
An Giang là tỉnh nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, mật độ dân số đông, đất không
rộng, bì
nh quân đầu người là 0,12 ha đất canh tác, nhưng có tiềm năng kinh tế đa dạng và phong
phú. Thời tiết tuy có mặt thuận lợi, nhưng cũng rất khắc nghiệt. “Nửa năm đồng khô nước kiệt,
nửa năm nước lũ dâng cao”, khoảng 5-7 năm có
một trận lụt lớn. Trước giải phóng nạn đói giáp
hạt: “Ngoài đồng vàng mơ, trong nhà mờ con mắt” cứ hàng năm đè nặng lên cuộc sống người lao
động.
Sau 30/4/1975 t
rung ương phải chi viện cứu đói 5000 tấn lương thực cho địa phương. Mặt
khác, khi tiếng súng chiến thắng đế quốc Mỹ và tay sai vừa chấm dứt, cũng là lúc tiếng súng đánh

phá lấn chiếm biên giới Tây Nam Tổ quốc ta của bọn Pônpốt cũng đã bắt đầu. Lợi dụng tình hình
đó, lực lượng phản động trong ngụy quân ngụy quyền, tôn giáo, với

thức phục thù giai cấp cao độ
cũng đấu tranh hoạt động vũ trang chống cách mạng, cài, cấm người vào dân, vào tổ chức cách

mạng, nuôi ảo vọng ngoài đánh vào, trong bạo loạn lật đổ chính quyền cách mạng.
Trước tình hình thực tế ấy, Đảng bộ An Giang đã dứt khoát khẳng định: phải tiếp tục phát

động quần chúng truy quét địch ở nội địa và chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc, nhanh chóng ổn
định trật tự an ninh, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nhân dân, đồng thời phát triển kinh tế -
xã hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhâ
n dân. Trong hai nhiệm vụ cực kỳ quan trọng
ấy, ngay từ đầu An Giang cũng đã nhận rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân
phải được đặt lên hàng đầu, trước hết là ăn, bởi vì có ăn mới đánh thắng được địch, có ăn mới xây

dựng được chủ nghĩa xã hội.
Trên cơ sở tiếp thu, quán triệt nghị quyết 24 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa 3),
vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của An Giang, Tỉnh ủy đã xác định phải đẩy mạnh phát triển cả
công nghiệp và nông nghiệp nhưng phải coi phát triển sản xuất nông nghiệp là hàng đầu, trước hết
là lương thực, thực phẩm.

Đây là một quyết định hết sức đúng đắn, phù hợp với đường lối, quan điểm tư tưởng của
Đảng, phù hợp với thực tiễn, vừa giải quyết mâu thuẫn trực tiếp trước mắt, vừa đáp ứng yêu cầu cơ
bản lâu dài của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Để giải quyết nhanh vấn đề lương thực,
Tỉnh ủy chỉ đạo tích cực động viên quần chúng, điều chỉnh ruộng đất t
rong nhân dân, làm thủy lợi,
cải tạo đồng ruộng, sử dụng giống mới, ngắn ngày, có năng suất cao, tập trung chuyển vụ đông
xuân và tăng vụ hè thu. Từ hơn 10.000 ha vụ đông xuân 1974 - 1975 (trước khi giải phóng) lên
45.000 đông xuân 1976 – 1977 và tăng vụ hè thu 1977 là 36.000 ha.
Quán triệt đường lối chung và đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn
mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV vạch ra với nội
dung chủ yếu là: “ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ...” và
nghị quyết 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IV về phát triển sản xuất nông nghiệp.
Lãnh đạo tỉnh đã khẳng định rõ phương hướng: tập trung phát triển nông nghiệp mà hàng đầu là

lương thực, thực phẩm,
đồng thời bổ sung chỉ đạo phát triển nông nghiệp với cải tạo quan hệ sản
xuất trong nông nghiệp để từng bước đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời xây dựng quyết tâm, nâng cao trách nhiệm, phát huy cao độ ý thức tự cường, tinh thần
cách mạng tiến công, tập trung lực lượng và đầu tư phấn đấu l
iên tục khắc phục những khó khăn
lớn về thiên tai, địch họa, thời tiết, khí hậu, giải quyết hàng loạt những mâu thuẫn do thực tiễn
cách mạng, thực tiễn chiến đấu, thực tiễn lao động sản xuất và tổ chức cuộc sống.
Chính nhờ những nhận thức trên, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, mặc dù gặp vô vàng
những khó khăn, nhưng địa phương đã giải quyết đúng và kịp t
hời. Hàng loạt biện pháp khoa học
kỹ thuật được triển khai áp dụng. Đó là chuyển vụ, tăng vụ, thâm canh, thủy lợi, đê bao, cống
bửng phục vụ sản xuất và bảo vệ sản xuất, đổi giống mới, dùng phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo
ruộng đất và vệ sinh đồng ruộng...
Cũng từ thực tiễn, tỉnh đã nghiên cứu và đề ra ba vùng sản xuất và 4 công thức cho cây
trồng là một thắng lợi lớn, góp phần đắc lực cho công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. D
o vậy
tỉnh đã phát triển tương đối nhanh toàn diện đúng hướng và khá vững chắc, xóa nhanh sự bóc lột
của địa chủ, phú nông từng bước khắc phục dần cách sản xuất quảng canh và những mất cân đối
trong sản xuất nông nghiệp.
Quá trình sản xuất nông nghiệp cũng là quá trình gắn với đẩy mạnh cải tạo quan hệ sản xuất
trong nông nghiệp. Ngay từ năm đầu An Giang đã cải tạo xong đối tượng địa chủ, phú nông, xóa
bóc lột, vận động điều chỉnh ruộng đất tiến tới xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Mặt
khác chúng ta cũng nắm
và coi trọng những yêu cầu của cải tạo là sản xuất phải không ngừng phát
triển, năng suất lao động ngày càng tăng, sản phẩm ngày càng nhiều, đời sống nông dân không
ngừng được ổn định và cải thiện. Do đó, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp An Giang phát triển
khá nhanh, nhưng từ năm 1977 – 1979 tốc độ chậm lại một phần do ảnh hưởng của chiến tranh
biên giới Tây Nam. Nhưng vấn đề chính vẫn là do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang cố
tìm

ra những hình thức, bước đi, quy mô, biện pháp, nhất là cơ chế quản lý thích hợp để vừa đẩy
mạnh hợp tác hóa nông nghiệp, vừa đảm bảo tốt mục đích yêu cầu chính của cải tạo là phát triển
sản xuất. Từ khi có chỉ thị 100 của Ban bí thư thì
phong trào cải tạo nông nghiệp ở An Giang tiến
lên mạnh mẽ và tương đối vững chắc. Thời gian này, toàn tỉnh có hơn 2.000 tập đoàn sản xuất, 150
liên tập đoàn sản xuất và 7 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, tập thể hóa 62% nhân khẩu và 63%
lao động nông nghiệp. Số còn lại tổ chức hầu hết vào các tổ đoàn kết sản xuất. Riêng vùng lúa
chuyển vụ, tăng vụ đông xuân, hè thu đã tập thể hóa 100% diện tích canh tác. Có 3 huyện, thị v
à
hơn 40 xã, phường đã hoàn thành cơ bản hợp tác hóa nông nghiệp.
Diện tích gieo trồng từ 200 ha/1975 lên 319.000 ha/1984, tăng 42% trong đó diện tích lúa
tăng 24%, riêng lúa tăng vụ tăng 6,5 lần với 100.000 ha đông xuân và 75.000 ha hè thu, hệ số sử
dụng ruộng đất từ 1,1 vòng năn 1975 lên 1,9 vòng năm 1984; năng suất lúa bình quân toàn Tỉnh từ
2 tấn năm 1975 lên 3,1 tấn năm 1984. Bình quân lương thực đầu người 290kg/1975 với 1,32 t
riệu
dân, lên 500kg/1984 với 1,7 triệu dân, đưa tổng sản lượng lương thực từ 385.000 tấn/1975 lên
842.000 tấn/1984. Riêng về cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày: bắp từ 3.000 tấn/năm lên
13.000 tấn/năm, tăng hơn 4 lần; đậu xanh từ 500 tấn / năm lên 5.000 tấn/năm tăng 10 lần; đậu
nành từ 200 tấn/năm lên 3.000 tấn /năm tăng 15 lần, riêng năm 1983 đỉnh cao của sự phát triển là
6.300 tấn/
năm [210, tr.8].
Đi đôi với phát triển trồng trọt, tỉnh cũng chú trọng phát triển chăn nuôi, nuôi trồng khai
thác thủy sản, và trồng rừng. Tuy thiên tai, địch họa ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phát triển. Đàn
heo từ 56,700 con /năm/1975 lên 317.000 con năm 1984; đàn bò tăng 1,3 lần; đàn trâu tăng 1,9
lần; cá nuôi từ 12 triệu con năm 1975 lên 19 triệu con năm 1984 [210,tr.9].
1.2.1.2. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Trên cơ sở phát triển nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng đã khôi phục
và phát triển khá tốt cùng với tập trung sức phát triển nông nghiệp, Lãnh đạo tỉnh đã quan tâm đẩy
mạnh phát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Ngay từ đầu, Tỉnh đã chủ trương khôi phục và phát triển hệ thống công nghiệp cơ khí từ sửa

chữa đến chế tạo, công nghiệp điện đến công nghiệp xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng và
giao thông vận tải để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Riêng giao thông vận tải có phát triển mạnh
nhưng đáp ứng chưa kịp yêu cầu phục vụ sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, giao lưu hàng hóa
phát triển. Công nghiệp xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng không chỉ phục vụ tốt cho việc xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nền kinh tế quốc dân mà còn phục vụ việc phát triển sự nghiệp văn
hóa, giáo dục, y tế. Đồng thời khôi phục phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ
đời sống nhân dân với những ngành nghề truyền thống như dệt lụa Tân Châu, mộc Chợ Mới...
Trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp m
à khôi phục, xây dựng mới cơ sở chế biến từ những
nguyên liệu do nông nghiệp cung cấp và sản xuất hàng tiêu dùng như xay xát, đường kết tinh, bột
mì, thức ăn cho chăn nuôi, nhựa, thuộc da... đó là những bước đi đúng đắn, gắn nông nghiệp với
công nghiệp ngay từ đầu, thúc đẩy phát triển cả nền kinh tế, từng bước hình thành cơ cấu công -
nông nghiệp Tỉnh và nông - công nghiệp huyện.
Thời gian này, đã xây dựng được 78 cơ sở sản xuất quốc doanh với hơn 1.200 l
ao động,
củng cố và phát triển được 8.637 xí nghiệp công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tư doanh với hơn
3.000 lao động. Nổi bật nhất là vật tư nguyên liệu chủ yếu do Trung ương cấp ngày càng giảm, địa
phương phải tự lực xoay sở bằng cách l
iên kết với thành phố Hồ Chí Minh và các Tỉnh bạn để
phục hồi dần và phát triển sản xuất để vừa trang bị cho mình, vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp,
phục vụ đời sống nhân dân, chế biến nông sản để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Kết quả,
giá trị tổng sản phẩm
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ 30 triệu đồng năm 1976 lên 100 triệu
đồng năm 1984, tăng gấp 3 lần, trong đó quốc doanh từ 5,3 triệu đồng lên 24 triệu đồng, chiếm tỉ
trọng từ 17,3% lên 24,7%. Tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
tăng từ 11,5% năm 1976 lên 21,3% năm 1984 [210, tr.12].
Quá trình phát triển sản xuất, cũng là quá trình gắn với cải tạo quan hệ sản xuất, tổ chức lại
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Do vậy, toàn Tỉnh có 13 hợp tác xã cơ khí hóa chất,

dệt gồm 1.287 lao động, 85 tổ hợp sản xuất với 2.051 lao động; 15% lao động công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp vào làm ăn tập thể, nhà nước quản lý từ 30 – 40% sản phẩm [210, tr.13].
1.2.1.3. Thương mại – dịch vụ, tài chính - tín dụng
Đi đôi với chỉ đạo phát triển sản xuất, Tỉnh coi trọng và đi vào chỉ đạo lĩnh vực phân phối
lưu thông, xây dựng lực lượng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa với gần 750 cán bộ công nhân viên
đứng chân ở 54 điểm sung yếu ở thị xã, thị trấn. Nhưng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa lúc bấy
giờ chủ yếu là làm
nhiệm phục vụ cán bộ, công nhân viên chức và lực lượng vũ trang, doanh số
bán lẻ chiếm tỷ trọng còn thấp so với tổng mức bán lẻ, hàng hóa xã hội. Mặt khác do áp dụng
chính sách giá cả chưa phù hợp với đặc điểm tình hình tồn tại nhiều thành phần kinh tế, không
kiên quyết tổ chức lại và đấu tranh với thị trường tự do với những hình thức thích hợp, lực lượng
thương nghiệp xã hội chủ nghĩa phát triển chậm,
thị trường tự do phát triển lấn áp thị trường có tổ
chức.
Trước tình hình đó, Tỉnh vừa củng cố và tăng cường lực lượng đã có, vừa từng bước xây
dựng thêm lực lượng mới, vừa tổ chức nắm lại thị trường, tổ chức lại các chợ sắp xếp các ngành
hàng để quản lý bằng niêm yết giá
, bắt đầu thu thuế công thương nghiệp...Từ đó mà nắm các mặt
hàng chủ yếu như lương thực, đậu, mè, đường, heo.... cộng với lực lượng hàng hóa của Trung
ương về, tạo được dần lực lượng hàng hóa cho thị trường có tổ chức, kết hợp với biện pháp chính
quyền, tạo ra thế và lực mới cho ngành thương nghiêp xã hội chủ nghĩa trong những năm
1975 đến
năm 1980.
Từ thực tiễn yêu cầu phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân lao động, đầu năm
1980 tỉnh vận dụng trương chủ thực hiện chính sách 2 giá: mua đúng, bán đúng trong thu mua
lương thực và nông sản, đối lưu theo hợp đồng hai chiều với người sản xuất, từ đó nhà nước huy
động lương thực hàng hóa nông sản và hàng công nghiệp chủ yếu ngà
y càng nhiều, thương nghiệp
xã hội chủ nghĩa dần dần phát triển hơn, nhờ vậy mà thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bước ổn
định đời sống nhân dân, trong điều kiện khách quan trong những năm này có rất nhiều khó khăn

như chiến tranh biên giới, lũ lụt...
Cũng từ năm 1980 trở đi, được các nghị quyết Trung ương soi sáng, nền kinh tế có chuyển
biến mới,
sản xuất bung ra, hoạt động thương nghiệp mở rộng, khối lượng hàng hóa tiêu dùng sản
xuất năm 1982 tăng gấp 2 lần năm 1976. Tuy nhiên sự chuyển biến này còn chậm. Điều đáng chú
ý là hợp tác xã mua bán từ năm 1983 trở về trước chưa được coi trọng đúng mức, chế độ tiền cổ
phần và các khoản về mức lời trong điều lệ hợp tác xã mua bán còn nhiều bất hợp lý (như nộp kinh
phí ngành 20% lãi ròng...), vốn cổ phần thì nhỏ mà tỉ lệ lời quá thấp cộng với vốn vay ngân hàng
hạn chế... đã làm ch
o hoạt động hợp tác xã mua bán không mở rộng được [210, tr.15].
Nghị quyết 6 của Trung ương (khóa V) được tỉnh vận dụng cụ thể hóa trong kế hoạch sản
xuất, quy định các chính sách cụ thể về giá, lương, lợi nhuận, tiền thưởng, xác định giá thành sản
phẩm hợp lý hơn, nhằm kích thích tăng năng suất lao động chất lượng sản phẩm
và hiệu quả sản
xuất, giảm bớt hao hụt, lãng phí trong sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn và thực hành chế độ tiết
kiệm... Nên trong 2 năm 1984 – 1985 và nhất là từ quý IV năm 1984, lực lượng thương nghiệp xã
hội chủ nghĩa đã phát triển mạnh cả về tổ chức và doanh số hoạt động. Trong cải tạo, hình thức
phổ biến và chuyển một số cơ sở tư nhân được cải tạo thành hình t
hức quốc doanh, tổ hợp tác
ngành hàng, đại lý cung tiêu. Chọn lọc một số người tốt đưa vào thương nghiệp quốc doanh và
hợp tác xã mua bán, huy động được cơ sở vật chất, vốn và tay nghề của họ. Công tác quản lý thị
trường, sắp xếp trật tự các chợ, cải tiến đăng ký kinh doanh, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết
đi đôi với tăng cường quản l
ý vùng biên giới, chống bọn đầu cơ buôn lậu, chống hoạt động do
thám, gián điệp trong chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch tiến hành có kết quả.
Bên cạnh hoạt động nội thương, tỉnh cũng chú ý đến hoạt động xuất nhập khẩu. Từ năm
1976 kim ngạch xuất khẩu không tới 1 triệu đồng Việt Nam với các mặt hàng gồm bột khoai m
ì,
cá khô. Từ năm 1980 trở đi, khối lượng vật tư nhà nước cung ứng ngày càng giảm. Để đảm bảo
sản xuất, Tỉnh bắt đầu hướng dẫn sản xuất các mặt hàng có giá trị xuất khẩu như đậu, mè, tôm...

Năm 1984 xuất khẩu xuất khẩu đạt 8 triệu đôla. Như vậy, trên thực tế nguồn nông sản chủ lực của
tỉnh là lúa gạo nhưng chưa được xuất khẩu trực tiếp, do tình hình khó khăn chung về lương thực
của cả nước.
Về tiền tệ, từ khi có nghị quyết 6
của Trung ương (khóa V) tỉnh An Giang nhanh chóng cụ
thể hóa thực hiện, nên tài chính và ngân hàng có phục vụ cho kế hoạch sản xuất và kinh doanh,
nhưng chỉ là bước đầu. Từ chỗ thiếu hụt Trung ương phải chi viện đã vươn lên cân đối được ngân
sách cho tỉnh, còn là
m tròn nghĩa vụ với Trung ương và có kết dư. Cụ thể ngay trong chiến tranh
biên giới tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, tiến hành phân cấp quản lý về ngân sách, thương nghiệp, xuất
khẩu, tổ chức cán bộ cho huyện, tiến hành xong quy hoạch tổng thể và quy hoạch ở các huyện

×