BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THỊ MAI PHƯƠNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.TRẦN TUẤN LỘ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2006
Lời cám ơn
Xin trân trọng cám ơn Ban lãnh đạo Đại học Mở
Bán công Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện
tốt đẹp để tôi hoàn tất khóa học này;
Xin trân trọng cám ơn Ban lãnh đạo, quý Thầy,
Cô trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã
dày công truyền đạt kiến thức cũng như giúp đỡ tôi trong
suốt khóa học tại trường;
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cám ơn Thầy Phó
giáo sư, Tiến só Trần Tuấn Lộ, người đã có nhiều công
sức, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn này./.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2006
DƯƠNG THỊ MAI PHƯƠNG
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 2
4. Phạm vi nghiên cứu. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3
6. Các phương pháp nghiên cứu. 4
7. Tổ chức nghiên cứu. 5
7.1. Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu. 5
7.2. Chọn mẫu nghiên cứu. 7
7.3. Tổ chức nghiên cứu. 7
8. Đóng góp của đề tài. 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÀO TẠO TỪ XA. 10
1.1. Tổng quan về lòch sử nghiên cứu vấn đề. 10
1.1.1. Sự hình thành và phát triển đào tạo từ xa trên thế giới. 10
1.1.2. Xu thế phát triển đào tạo từ xa trên thế giới. 11
1.1.3. Tổng quan về đào tạo từ xa ở Việt Nam. 13
1.2. Một số khái niệm công cụ cơ bản trong việc nghiên cứu đề tài. 17
1.2.1. Khái niệm về quản lý. 12
1.2.2. Khái niệm về hiệu quả quản lý. 20
1.2.3. Khái niệm về chất lượng. 20
1.2.4. Khái niệm về quản lý đào tạo. 21
1.2.5. Chức năng của quản lý đào tạo. 22
1.2.5.1. Kế hoạch hóa. 22
1.2.5.2. Tổ chức. 23
1.2.5.3. Điều khiển. 23
1.2.5.4. Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh. 25
1.2.5.5. Tổng kết. 26
1.2.6. Khái niệm về đào tạo từ xa. 26
1.2.7. Quản lý đào tạo từ xa. 28
1.2.8. Sự khác biệt giữa đào tạo theo hình thức đào tạo đại học từ xa
và đào tạo theo hình thức đào tạo đại học tập trung. 28
1.2.9. Khái niệm quá trình đào tạo từ xa. 30
1.2.9.1. Khái niệm. 30
1.2.9.2. Nội dung quá trình đào tạo từ xa. 30
1.2.9.2.1. Mục tiêu đào tạo từ xa. 30
1.2.9.2.2. Xác đònh đầu vào theo mục tiêu. 31
1.2.9.2.3. Xác đònh nội dung chương trình đào tạo. 31
1.2.9.2.4. Xác đònh các quá trình dạy-học theo mục tiêu. 31
1.2.9.2.5. Xác đònh quá trình kiểm tra-thi cử theo mục tiêu. 32
1.2.9.2.6. Xác đònh phương tiện phục vụ cho công tác đào tạo
theo mục tiêu. 32
1.2.9.2.7. Xác đònh học liệu phục vụ cho công tác đào tạo theo
mục tiêu. 33
1.2.9.2.8. Xác đònh công tác chính trò, tư tưởng của đội ngũ
giảng viên, quản lý và học viên từ xa. 33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TỪ
XA TẠI ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH. 34
2.1. Vài nét về Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh và
Trung tâm Đào tạo từ xa. 34
2.1.1 Một vài nét về Đại học Mở (Open university). 34
2.1.2 S khác biệt giữa các Đại học Mở và Đại học truyền thống. 35
2.1.3 Vài nét về Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh
và Trung tâm đào tạo từ xa. 39
2.1.3.1 Khái quát đặc điểm, nhiệm vụ của Đại học Mở Bán
công Thành phố Hồ Chí Minh. 39
2.1.3.2 Mục tiêu đào tạo của Đại học Mở Bán công Thành phố
Hồ Chí Minh. 40
2.1.3.3 Phương thức, bậc học và ngành đào tạo tại Đại học Mở
Bán công Thành phố Hồ Chí Minh. 41
2.1.3.4 Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên. 41
2.1.3.5 Tổng quan đào tạo theo hình đào tạo từ xa của Đại học
Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh. 43
2.1.3.6 Vài nét về Trung tâm đào tạo từ xa. 44
2.2. Thực trạng một số công tác quản lý đào tạo của Trung tâm Đào tạo
từ xa – Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh trong những
năm gần đây (từ 2000-2004): 46
2.2.1. Quản lý chương trình đào tạo và Số giờ tập trung. 47
2.2.2. Quản lý quá trình dạy – học. 54
2.2.3. Quản lý quá trình kiểm tra-thi cử. 69
2.2.4. Quản lý phương tiện và học liệu phục vụ cho công tác đào
tạo từ xa. 73
2.2.5. Quản lý công tác chính trò, tư tưởng của giảng viên, quản
lý và học viên. 82
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI
ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2005-2010. 92
3.1. Đổi mới chương trình đào tạo. 93
3.2. Đổi mới công nghệ đào tạo. 97
3.2.1. Đổi mới học liệu. 97
3.2.1.1. Tài liệu in ấn. 100
3.2.1.2. Tài liệu nghe nhìn. 103
3.2.1.3. Thư viện điện tử. 103
3.2.1.4. Truyền thanh và truyền hình. 104
3.2.2. Đổi mới phương pháp dạy-học. 105
3.2.2.1. Dạy học qua sóng truyền thanh, truyền hình. 105
3.2.2.2. Dạy học qua hệ thống mạng internet tốc độ cao. 105
3.2.2.3. Diễn đàn dạy học trực tuyến. 107
3.2.3. Đổi mới công nghệ đánh giá môn học 110
3.3. Trang bò cơ sở vật chất. 113
3.4. Tổ chức bộ máy quản lý. 114
3.5. Đội ngũ giảng viên. 115
3.6. Huấn luyện – Đào tạo. 116
3.7. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. 117
3.8. Công tác chính trò-tư tưởng học viên, giảng viên, nhân viên. 118
3.9. Một số đề xuất đối với Chính phủ và Bộ đào tạo và Đào tạo. 118
KẾT LUẬN 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tăng qui mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu về nhân lực của sự phát triển
kinh tế xã hội là một chủ trương kiên đònh của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều
năm nay. Nhu cầu nhân lực trình độ cao theo đà phát triển của kinh tế-xã hội
nước ta ngày càng khẳng đònh sự đúng đắn của chủ trương đó. Mặc khác, nhu cầu
được học của phần đông dân chúng trong hoàn cảnh sinh hoạt và cuộc sống
không có điều kiện theo học tại các trường đại học truyền thống đã hình thành
hình thức đào tạo từ xa.
“Đa dạng hóa các loại hình đào tạo để tạo điều kiện cho người dân được
học hành” là một trong các nội dung của xã hội hóa giáo dục của Đảng ta. Việc
ra đời của Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHMBCTP.HCM),
tháng 7 năm 1993 theo quyết đònh của Thủ Tướng Chính phủ (trên cơ sở Viện
Đào tạo Mở rộng II Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập tháng 6 năm 1990) là
một quyết đònh đúng đắn nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của
Đảng.
ĐHMBCTP.HCM là đơn vò đầu tiên trong cả nước áp dụng đào tạo bậc
đại học theo hình thức đào tạo từ xa. Đào tạo theo hình thức đào tạo từ xa là đặc
trưng cơ bản của Đại học Mở, là hình thức đào tạo chủ yếu để thực hiện chính
sách mở trong giáo dục, là phương tiện để tiến hành dân chủ hóa, xã hội hóa giáo
dục, thực hiện bình đẳng trong giáo dục. Đây là nhiệm vụ trung tâm mà Nhà
nước giao cho ĐHMBCTP.HCM, được ghi rõ trong điều 2 quyết đònh số 389/TTg
của Chính phủ ký ngày 26/7/1993.
Đào tạo từ xa là phương thức đã được các nước trên thế giới áp dụng từ
nhiều năm nay. Tại Việt Nam, vào thập niên sáu mươi, vấn đề này đã được các
chun gia giáo d
ục đưa ra bàn luận. Năm 1992, với đề tài cấp Bộ đã được nghiệm
thu năm 1998, mã số B94-40-04 có tên “Nghiên cứu triển khai chương trình đào
tạo từ xa bậc đại học trong điều kiện Việt Nam” chủ nhiệm đề tài là Tiến só Cao
Văn Phường, nguyên Hiệu trưởng đầu tiên của ĐHMBCTP.HCM đã thành công
trong việc triển khai hình thức đào tạo từ xa tại Việt Nam. Đến nay đã có rất
nhiều trường đại học triển khai đào tạo theo hình thức đào tạo từ xa, nhưng tất cả
vẫn còn trong những bước đi đầu tiên nên trong công tác quản lý đào tạo khó có
thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
ĐHMBCTP.HCM mới thành lập hơn 10 năm, nên bên cạnh những thành
quả đạt được, trường cũng còn gặp nhiều bất cập trong hoạt động quản lý đào tạo
từ xa nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra. Mặc khác, vì là hình thức đào tạo mới,
nên việc quản lý đào tạo từ xa tại ĐHMBCTP.HCM từ trước đến nay chỉ dựa vào
kinh nghiệm quản lý đào tạo theo hình thức tập trung mà chưa có một công trình
nghiên cứu nào quan tâm đến vấn đề này. Đây chính là tính cấp thiết của đề tài
và đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu này.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý đào tạo từ xa, làm rõ thực trạng
của sự quản lý này tại ĐHMBCTP.HCM và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả của sự quản lý đó.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu.
- Khách thể nghiên cứu là hoạt động quản lý đào tạo từ xa của
ĐHMBCTP.HCM, cụ thể là hoạt động quản lý của Trung tâm đào tạo từ xa.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa của
Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Quản lý của một trường đại học là rất rộng lớn bao gồm nhiều lónh vực
như quản lý đào tạo, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý cơ sở hạ tầng…
Trong đó, chất lượng đào tạo là vấn đề sống còn của mọi cơ sở đào tạo. Vấn đề
này hiện đang gây nhiều bức xúc cho toàn xã hội. Quản lý đào tạo tốt tất yếu
dẫn đến chất lượng đào tạo cao.
Phạm vi luận văn này chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng hoạt động quản
lý đào tạo từ xa tại ĐHMBCTP.HCM trong những năm gần đây, cụ thể là hoạt
động quản lý của Trung tâm đào tạo từ xa. Qua đó, đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện hơn hoạt động quản lý đào tạo từ xa tại ĐHMBCTP.HCM từ
nay đến năm 2010.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động quản lý đào tạo từ xa.
- Khái niệm về quản lý.
- Khái niệm về đào tạo từ xa.
- Khái niệm và lý luận về quản lý đào tạo từ xa.
5.2. Tìm hiểu một số thực trạng hoạt động quản lý đào tạo từ xa tại
ĐHMBCTP.HCM trong những năm gần đây
. Cụ thể:
- Quản lý chương trình đào tạo từ xa theo phương thức từ xa.
- Quản lý quá trình dạy – học theo phương thức từ xa.
- Quản lý quá trình kiểm tra – thi cử theo phương thức từ xa.
- Quản lý phương tiện đào tạo từ xa.
- Quản lý học liệu phục vụ đào tạo từ xa.
- Quản lý công tác chính trò, tư tưởng của đội ngũ giảng viên, quản lý và
học viên từ xa.
5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐHMBC
TP.HCM trong giai đoạn 2005-2010.
- Đổi mới chương trình đào tạo từ xa.
- Đổi mới công nghệ đào tạo từ xa.
- Trang bò cơ sở vật chất – kỹ thuật cho phục vụ đào tạo từ xa.
- Tổ chức bộ máy quản lý phục vụ đào tạo từ xa.
- Huấn luyện – Đào tạo cho đội ngũ giảng viên, quản lý đào tạo từ xa.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Công tác chính trò-tư tưởng của giảng viên, quản lý và học viên từ xa.
6. Các phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Tổng hợp các công trình nghiên cứu, nêu các quan điểm, đường lối giáo
dục của Đảng và Nhà nước, các phạm trù, các khái niệm v.v… liên quan
đến quản lý đào tạo từ xa.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: sử dụng các tài liệu, số liệu
có liên quan, đặc biệt là các tài liệu, số liệu của ngành chủ quản và của
trường còn lưu giữ.
- Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu câu thăm dò: Tìm hiểu thực
trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa.
- Phương pháp trò chuyện.
6.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả điều tra
được.
7. Tổ chức nghiên cứu.
7.1. Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu.
Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã
xây dựng bộ công cụ nghiên cứu là câu hỏi điều tra bằng phiếu nhằm làm rõ thực
trạng và một số giải pháp công tác quản lý đào tạo từ xa tại trường
ĐHMBCTP.HCM về các mặt cơ bản sau:
- Quản lý chương trình đào tạo.
- Quản lý quá trình dạy – học, kiểm tra-thi cử.
- Quản lý phương tiện, học liệu phục vụ cho công tác đào tạo.
- Quản lý nghiên cứu khoa học.
- Quản lý công tác chính trò, tư tưởng.
Bộ phiếu xây dựng gồm 32 câu điều tra thực trạng và giải pháp cho khách
thể nghiên cứu là giảng viên (GV) và cán bộ quản lý (QL) (nhóm đối tượng 1);
gồm 33 câu điều tra thực trạng và giải pháp cho khách thể nghiên cứu là học viên
(HV), học viên năm cuối (HVNC) và cựu học viên (CHV) (nhóm đối tượng 2). Bộ
phiếu được phân chia cụ thể như sau: (Xem phụ lục 1a và 1b)
7.1.1. Khảo sát thực trạng: gồm các nội dung chính sau:
Bảng 1: Các nội dung khảo sát thực trạng.
ĐỐI TƯNG KHẢO SÁT
STT NỘI DUNG KHẢO SÁT
GV QL HV HVNC CHV
1 Thực trạng chương trình đào tạo. x x - x
2
Hỗ trợ về mặt chuyên môn của chương
trình đào tạo cho công việc đang làm.
- - - x x
3
Thực trạng Số giờ tập trung và hình thức tổ
chức học tập trung
x x - - -
4
Thực trạng giảng dạy theo đề cương chung
và ra đề thi chung.
x x - - -
5
Thực trạng mức độ nhiệt tình, sự tận tâm,
trình độ chuyên môn, phương pháp sư
phạm của giảng viên.
- - x x
6
Thực trạng mong muốn của học viên khi
tham gia học đại học theo phương thức đào
tạo từ xa.
- - x x
7
Thực trạng nguyên nhân gây trở ngại trong
học tập từ xa.
x x x x
8 Thực trạng hình thức ra đề thi. x x - - -
9
Thực trạng thực hiện kế hoạch kiểm tra,
thi cử.
- - x x
10
Thực trạng thời gian thông báo kết quả thi
cử.
- - x x
11 Thực trạng phương tiện giảng dạy x x - - -
12
Thực trạng hiểu bài của học viên khi tự
đọc giáo trình, tài liệu.
x x x x
13
Thực trạng mức độ thỏa mãn số lượng học
liệu.
x x - - -
14
Thực trạng công tác tổ chức, quản lý giảng
dạy và học tập, sự nhiệt tình của các bộ
phận hỗ trợ cho học viên, giảng viên.
x x - - x
15
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo từ xa.
x x - - -
7.1.2. Khảo sát giải pháp:
Bảng 2: Các nội dung khảo sát giải pháp.
ĐỐI TƯNG KHẢO SÁT
STT NỘI DUNG KHẢO SÁT
GV QL HV HVNC CHV
1 Đề xuất hướng đổi mới chương trình đào tạo. x x - x x
2 Đề xuất giải pháp đầu tư đổi mới học liệu. - - x x
3 Đề xuất hướng biên soạn học liệu từ xa. x x - - -
4 Đề xuất việc tổ chức các diễn đàn dạy học. - - x x
5 Đề xuất hình thức thi cuối khóa. x x - - -
7.2. Chọn mẫu nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu chủ yếu tại trường ĐHMBCTP.HCM:
- Giảng viên Khoa Ngoại ngữ, Tin học, Kỹ thuật-Công nghệ, Quản trò kinh
doanh, Xã hội học (100 phiếu);
- Cán bộ quản lý các phòng, ban, khoa, cơ sở liên kết đào tạo (50 phiếu);
- Học viên đang theo học từ xa tại Trung tâm đào tạo từ xa (200 phiếu);
- Cựu học viên (100 phiếu).
7.3. Tổ chức nghiên cứu.
7.3.1.
Bước 1
: Thu thập tài liệu, thông tin, báo cáo, quy chế, quy đònh của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, quản lý và đào tạo từ xa ở nước ngoài.
7.3.2.
Bước 2
: Tiến hành nghiên cứu tại chỗ tại trường ĐHMBCTP.HCM, cụ
thể:
• Phát và thu hồi phiếu điều tra:
- Phát phiếu câu hỏi cho các đối tượng trên thông qua các Phòng, Ban,
Khoa, Trung tâm Đào tạo từ xa, đơn vò liên kết đào tạo tại các tỉnh
sau khi thông qua Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo.
- Thu hồi phiếu nhờ sự hỗ trợ của các đơn vò trên.
Kết quả số phiếu phát ra và số phiếu thu về:
Khách thể Phát Thu Cộng
1. Giảng viên
2. Quản lý
100
50
67
34
101
3. Học viên
4. Cựu học viên
200
100
173
61
234
CỘNG:
450 335 335
• Sau khi kiểm tra, chúng tôi sắp xếp, phân loại các câu hỏi theo mục đích
và nội dung nghiên cứu từng phần theo 2 nhóm đối tượng:
- Nhóm đối tượng 1: Giảng viên và cán bộ quản lý.
- Nhóm đối tượng 2: Học viên và cựu học viên.
• Dùng phần mềm xử lý dữ liệu Access để thống kê, tính điểm trung bình
cộng và độ lệch chuẩn hoặc tính tỉ lệ phần trăm của từng câu hỏi. Sau đó
tổng hợp số liệu và biểu diễn bằng đồ thò.
Tùy theo mẫu điều tra và mục đích phân tích, chúng tôi tiến hành xử lý
số liệu theo các thông số sau:
+ Tính điểm trung bình cộng bằng công thức sau:
n
xi
M
∑
=
với: M là điểm trung bình cộng
x
i
là điểm số của từng phiếu hỏi.
N là số phiếu câu hỏi.
Tìm Minimum viết tắt min là điểm thấp nhất.
Tìm Maximum viết tắt max là điểm cao nhất.
+ Tính độ lệch chuẩn Standard deviation viết tắt SD. Độ lệch chuẩn là số đo lường
cho biết các điểm số trong một phân bố đã đi lệch so với trung bình là bao nhiêu.
Công thức:
( )
()
1
2
2
−
−
=
∑∑
nn
xxn
SD
Nếu SD nhỏ, thể hiện các điểm số tập trung quanh trung bình. Ở đây cho
biết đánh giá của các thành viên là tương đối đồng đều.
Nếu SD lớn, thể hiện các điểm số lệch xa điểm trung bình. Chứng tỏ, ý
kiến đánh giá của các thành viên là không thống nhất, có sự chênh lệch nhau.
+ Tính tỉ lệ phần trăm (%):
với P là tỉ lệ phần trăm.
x
i
là số mẫu.
n là tổng số mẫu.
P= x 100%
x
i
n
8. Đóng góp của đề tài.
Nếu đề tài thành công thì các giải pháp quản lý mới của đề tài sẽ giúp
cho hoạt động quản lý đào tạo từ xa đạt hiệu quả hơn tại ĐHMBCTP.HCM nói
riêng và của các trường đại học có áp dụng hình thức đào tạo này nói chung.
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÀO TẠO TỪ XA.
1.1. Tổng quan về lòch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1.1. Sự hình thành và phát triển đào tạo từ xa trên thế giới.
Sự hình thành và phát triển đào tạo từ xa (ĐTTXa) trên thế giới chòu tác
động mạnh mẽ của hai nhân tố: 1) tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ
thông tin, 2) nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu ngày càng tăng của dân
chúng đối với giáo dục – đào tạo.
1) Vai trò của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin trong việc hình
thành và phát triển ĐTTXa:
Đào tạo từ xa được hình thành từ cuối thế kỷ 19 tại các nước Tây u và
Bắc Mỹ. Phương tiện chuyển tãi thông tin cho ĐTTXa lúc đó chủ yếu dựa vào tài
liệu in ấn và hệ thống bưu điện. Đến đầu thế kỷ 20, do có những tiến bộ mới của
khoa học và công nghệ thông tin, ĐTTXa được tiến thêm một bước. Năm 1927,
Đài BBC (Luân Đôn) lần đầu tiên phát sóng các chương trình ĐTTXa. Giữa thế
kỷ 20, khi công nghệ truyền hình phát triển, các chương trình ĐTTXa được phát
trên sóng truyền hình sinh động, lớp học hiện ra trước mắt học viên qua màn ảnh
nhỏ. Những thập niên cuối thế kỷ 20, máy vi tính đã tạo cho ĐTTXa có một bước
tiến nhảy vọt. Đặc biệt, hệ thống vi tính nối mạng, kỹ thuật số và truyền tin viễn
thông qua vệ tinh cho phép chuyển tải thông tin hai chiều một cách nhanh nhạy và
chính xác, đã tác động đến mọi mặt của ĐTTXa và đã tạo cho ĐTTXa có một ưu
thế mới. Các chương trình ĐTTXa được thiết kế và tiến hành bằng công nghệ
thông tin hiện đại thậm chí đã làm thay đổi hẳn cách dạy-học trong hệ thống đào
tạo truyềøn thống (mặt giáp mặt).
(2) Nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, giáo dục suốt đời và ĐTTXa:
Qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, ĐTTXa đã góp phần phát
triển kinh tế – xã hội và đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân. Thời kỳ
từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, ĐTTXa chủ yếu đáp ứng nhu cầu học
tập của dân chúng, những người không có điều kiện theo học các trường truyền
thống vì lý do kinh tế hoặc do vò trí đòa lý. Đến nửa cuối thế kỷ XX, xuất hiện
nhu cầu bức thiết hơn, đó là nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Sau Đại chiến
Thếù giới lần thứ II, thế giới lao vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế;
khoa học và công nghệ có những bước tiến nhảy vọt; giáo dục và đào tạo được
coi là then chốt trong cuộc đại cách mạng đó. Các nước đã trở thành những “con
rồng” của thế giới là những nước đã nắm bắt được xu thế của lòch sử: nền kinh tế
có tri thức. Xu thế đó vẫn còn là mục tiêu của nhiều nước trong thiên niên kỷ
mới. Các học giả trên thế giới đã nhận đònh rằng: nếu như thời kỳ Phong kiến do
quyền lực và đất đai ngự trò, thời đại Công nghiệp bò vật chất tư bản chi phối, thì
ở thế kỷ XXI sự quyết đònh tối cao thuộc về nền Kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri
thức lấy giáo dục – đào tạo làm đòn bẩy; trong đó, ĐTTXa phải được ưu tiên
hàng đầu, vì nó tạo ra được những đột phá mới, nhờ có tiến bộ của công nghệ
thông tin hiện đại. Hơn nữa, giáo dục thế kỷ XXI phải tiến đến mọi người, mọi
nhà, để mọi người dân được vươn lên trong cuộc sống và lao động. Mặt khác,
giáo dục phải tạo ra cho được những công dân có trách nhiệm và có ý nghóa đối
với xã hội; người dân phải được quyền lựa chọn tối đa để đạt tri thức và phương
pháp hành động. Vì vậy, ĐTTXa sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
hình thành và phát triển hệ thống giáo dục suốt đời và nền kinh tế tri thức.
1.1.2. Xu thế phát triển đào tạo từ xa trên thế giới.
Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang xây dựng hệ thống giáo dục-
đào tạo theo hình thức học từ xa song hành và bổ trợ cho hệ thống giáo dục-đào
tạo truyền thống. Mỗi hình thức đào tạo đều có những thế mạnh riêng và là thành
phần cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân.
Để tổ chức và thực hiện các chương trình ĐTTXa, nhiều nước đã thành lập
các trường đại học chuyên đào tạo từ xa như các trường Đại học Mở ở Anh, Thái
Lan, Singapore, Philippin, Indonesia, n Độ, v.v.. hoặc các trường đại học hàm
thụ ở Pháp, Bungari, Trường đại học Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc,
Trường Đại học Không trung ở Nhật Bản, Triều Tiên, v.v…
Để tổ chức, liên kết hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong lónh vực ĐTTXa,
hiện nay trên thế giới đã hình thành nhiều tổ chức như Hội đồng Quốc tế về
ĐTTXa (International Council for Distance Education), Hội đồng Quốc tế đại học
không tường (Universities Without Walls International Council), Hiệp hội các
trường Đại học Mở Châu Á (Asian Association of the Open Universities –
AAOU), v.v…
Sở dó hầu hết các nước phát triển cũng như đang phát triển trong những thập
kỷ cuối thế kỷ XX đã triển khai ĐTTXa nhanh chóng như vậy vì những lý do sau:
- Trước hết, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, yêu cầu
phát triển của nền kinh tế quốc dân mà lực lượng lao động luôn có nhu cầu
được bổ sung kiến thức và kỹ năng để theo kòp với sự phát triển của khoa học,
công nghệ và đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất. Khoa học – công nghệ phát
triển càng nhanh thì nhu cầu đào tạo lại nguồn nhân lực càng lớn. Chính vì
vậy, Singapore, Hồng Kông, v.v.. tuy đất không rộng, dân không đông, nhưng
do nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đã thành lập trường Đại học Mở và tiến
hành ĐTTXa. Các nước phát triển ở trình độ cao như Mỹ, Anh, Australia,
Pháp, Tây Ban Nha, v.v… đã có hệ thống ĐTTXa hiện đại và hữu hiệu. Tại
Mỹ, năm 2000 đã có 1.363.670 người theo học các chương trình ĐTTXa trong
tổng số 14,4 triệu sinh viên đại học của cả nước [2].
- Các nước đang phát triển muốn rút ngắn khoảng cách trong quá trình đuổi kòp
các nước phát triển, tránh nguy cơ bò tụt hậu, đã coi giáo dục là quốc sách
hàng đầu và lấy ĐTTXa làm phương tiện hữu hiệu để đào tạo và tái tạo
nguồn nhân lực, thích ứng với yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Các nước
nghèo còn tiến hành ĐTTXa để khắc phục khó khăn, thiếu thốn về đội ngũ
cán bộ, giáo viên, v.v… Đào tạo từ xa có nhiều ưu điểm nổi bật, xét cả về
phương diện sư phạm, tổ chức đào tạo và hiệu quả kinh tế đối với người học
cũng nhu cơ sở đào tạo.
1.1.3. Tổng quan về đào tạo từ xa ở Việt Nam.
Đào tạo từ xa xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu của thập niên 60
dưới hình thức dạy học hàm thụ, tài liệu in ấn được phân phối phát tới học viên
qua hệ thống bưu điện. Trong những năm của Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
(1961-1965), phương thức dạy-học hàm thụ đã đóng góp đáng kể cho công tác
đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội. Khi Đế
quốc Mỹ gây chiến tranh bắn phá Miền Bắc bằng không quân, các trường phải đi
sơ tán và hình thức ĐTTXa này bò đứt quãng.
Trong những năm chiến tranh và những năm sau đó, ĐTTXa ở Việt Nam
hầu như không được tiến hành. Sau khi Đảng và Nhà nước có chủ trương đổi mới
và chính sách mở cửa, ĐTTXa được khôi phục và phát triển. Những thành tựu
bước đầu có thể tóm lược như sau:
- ĐHMBCTP.HCM được thành lập theo Quyết đònh số 389/TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 26/7/1993, với chức năng và nhiệm vụ “là cơ sở đào tạo từ xa,
đào tạo tại chỗ, đào tạo tại các điểm vệ tinh… nhằm đáp ứng nhu cầu học tập
đa dạng của xã hội, góp phần tăng cường đội ngũ khoa học-kỹ thuật cho đất
nước”. Đến nay, ĐHMBCTP.HCM đã xây dựng được hệ thống chương trình
đào tạo cho nhiều ngành học theo phương thức ĐTTXa. Trường đã hợp tác với
Đài Phát thanh Thành phố Hồ Chí Minh để phát những chương trình ĐTTXa.
Kể từ năm 1993 đến nay Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam đã tiến hành hơn
10.000 buổi phát sóng về ĐTTXa. Những chương trình đó không những bổ ích
đối với hàng ngàn học viên đang theo học mà còn có tác dụng đối với hàng
triệu người dân. Hiện nay, ĐHMBCTP.HCM đã có mạng lưới gồm 19 Trung
tâm ĐTTXa vệ tinh tại các tỉnh và thành phố phía Nam.
- Viện đại học Mở Hà Nội được thành lập theo Quyết đònh của Thủ tướng
Chính phủ ngày 3/11/1993, với chức năng và nhiệm vụ “đào tạo đại học và
nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu
cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng thêm tiềm lực cán bộ khoa
học, kỹ thuật cho đất nước”. Viện đã hợp tác với Đài Phát thanh tiếng nói
Việt nam và Đài truyền hình Trung ương (kênh VTV2) để phát những chương
trình ĐTTXa. Chỉ tính riêng từ năm 1995 đến 2001 Đài phát thanh tiếng nói
Việt Nam đã tiến hành hơn 5500 buổi phát sóng về ĐTTXa cho hơn 8000 học
viên đang theo học đào tạo từ xa. Hiện nay, riêng hệ ĐTTXa tại Viện Đại học
Mở Hà Nội có hơn 20.000 học viên theo học.
- Trung tâm đào tạo từ xa – thuộc Đại học Huế đã và đang đào tạo theo chương
trình Dự án Việt-Bỉ, bồi dưỡng giáo viên phổ thông trung học cơ sở theo
phương thức ĐTTXa.
- Trung tâm đào tạo từ xa thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội, được thành lập ngày
18/11/1994 đến năm 2004, Trung tâm đã mở rộng được 12 ngành học ở gần 30
tỉnh thành trong cả nước với hơn 30.000 học viên.
- Trung tâm Đào tạo từ xa thuộc Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, khóa đầu tiên đã
đào tạo theo chương trình Đại học cho 4.600 học viên. Ngoài ra, Trung tâm đã
hợp tác với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Trung ương, Đài truyền
hình Hà Nội để phát các chương trình bồi dưỡng Tiếng Anh.
- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, từ năm 1995 đã có đề tài “Đònh hướng phát
triển về xây dựng mô hình ĐTTXa ở Hà Nội”. Tiếp đó, Sở đã tiến hành
ĐTTXa cho học viên bổ túc trung học phổ thông [4]
Ngoài ra, tính đến năm 2004, trong cả nước đã có thêm rất nhiều trường tổ
chức đào tạo theo phương thức từ xa là Đại học Đà Nẳng, Đại học Đà Lạt, Đại
học Cần Thơ, Học viện Bưu chính viễn thông và Đại học dân lập Bình Dương.
Hiện có trên 122.000 người đang theo học các chương trình đào tạo đại học và đã
có trên 54.000 người tốt nghiệp qua 10 năm đào tạo [19].
* Nhu cầu phát triển đào tạo từ xa tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
Nước ta còn nghèo, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác cho giáo dục-đào
tạo có hạn, các trường đào tạo theo phương thức truyền thống (dạy-học trực tiếp)
bò quá tải nặng nề, không đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Cho dù
Nhà nước có chi kinh phí để xây dựng thêm nhiều trường (theo mô hình truyền
thống) nữa thì cũng không thể đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của nhân
dân và nhu cầu về nguồn nhân lực có tri thức của nền sản xuất hiện đại. Vấn đề
đặt ra là phải phát huy tới mức cao nhất những nguồn lực sẵn có và sử dụng hiệu
quả nhất nguồn trí tuệ của xã hội để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của đông
đảo nhân dân trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Phương châm “giáo dục cho mọi người”, “giáo dục liên tục”, “học suốt đời” phải
trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục-đào tạo. Vì vậy, giáo dục-đào
tạo cần phải được đổi mới cả về nội dung, phương pháp và hình thức. Trong đó,
đào tạo từ xa phải được ưu tiên thích đáng vì đó là giải pháp hữu hiệu để giải
quyết bài toán về đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân nhất là
những người ở vùng sâu, vùng xa, những người có điều kiện kinh tế khó khăn; là
giải pháp để giải quyết bài toán về kinh phí hạn hẹp chi cho giáo dục - đào tạo vì
ĐTTXa là hướng đầu tư rẻ và hiệu quả.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khẳng đònh rằng trên cơ sở nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng Chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, trong thời gian từ 2001 đến 2020 ra sức phấn đấu
để nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật
hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng,
an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , văn minh.
- Phấn đấu đạt GDP/người là 700 – 800 USD vào năm 2010.
- Năm 2010, nước ta phải đạt 200 sinh viên trên một vạn dân và đến năm
2020, đạt 400 sinh viên trên một vạn dân.
- Nước ta tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa với xuất phát điểm là
một nước nông nghiệp với 76% dân cư sống ở nông thôn (điều tra dân số
1999) và 25,75% thu nhập quốc dân từ nông nghiệp (năm 1998). Trong quá
trình công nghiệp hóa sẽ diễn ra sự dòch chuyển một cách cơ bản cơ cấu
kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ đóng góp của nông lâm
ngư nghiệp trong GDP xuống 17%, tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp
lên 41-43% vào năm 2010. Do đó, giáo dục-đào tạo có nhiệm vụ phải đào
tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
hóa này.
- Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện
nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thò trường. Sự cạnh
tranh kinh tế trở nên rất gắt gao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến động cơ học
tập, đến việc lựa chọn ngành nghề, đến việc đòi hỏi chất lượng giáo dục-
đào tạo của xã hội.
Nhận thức được nhu cầu bức thiết về phát triển giáo dục-đào tạo và vai trò
của ĐTTXa, Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo mang tính đònh hướng cho
sự phát triển ĐTTXa. Nghò quyết Hội nghò lần thứ II của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã chỉ rõ:”Đa dạng hóa các loại hình
giáo dục-đào tạo, tạo cơ hội cho mọi người có thể lựa chọn cách học phù hợp với
nhu cầu và hoàn cảnh của mình… Mở rộng các loại hình đào tạo không tập trung,
đào tạo từ xa, từng bước hiện đại hóa hình thức đào tạo…”
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ:
“Xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực theo phương thức kết hợp học tập trung,
học từ xa, học qua máy tính”; “Từng bước xúc tiến việc nối mạng internet ở
trường học, tạo điều kiện học tập, nghiên cứu trên mạng”. Luật Giáo dục của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam đã khẳng đònh đào tạo từ xa thuộc hệ
thống quốc dân:”Chương trình đào tạo để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục
quốc dân theo hình thức vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn…”
(Luật giáo dục-1998), Mục d, Điều 41) hay “Các hình thức thực hiện chương trình
đào tạo thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Vừa làm vừa học; b) Học từ xa; c) Tự học có hướng dẫn” (Luật giáo dục 2005,
Chương II, Mục 5, Điều 45.2).
1.2. Một số khái niệm công cụ cơ bản trong việc nghiên cứu đề tài.
1.2.1. Khái niệm về quản lý.
Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành nhóm, đã đòi hỏi phải có sự phối
hợp hoạt động của các cá nhân để duy trì sự sống và do đó cần sự quản lý. Vì
thế, ta có thể nói rằng quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính
chất xã hội của lao động. Các-Mác đã viết:”Một người độc tấu vó cầm tự mình
điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.
Quản lý được xem là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Nó tuỳ thuộc vào
trình độ, kinh nghiệm, bản lónh của người ra quyết đònh trong các tình huống ứng
xử. Do tính chất phức tạp của quản lý mà có nhiều quan điểm khác nhau:
+ Theo Henry Fayol: “Quản lý là dự báo-lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển,
phối hợp và kiểm tra”.
+ Theo ISO 9000:2000: “Quản lý là các hoạt động có phối hợp nhằm đònh
hướng và kiểm soát một tổ chức”.
+ Theo giáo trình Khoa học quản lý của Khoa Quản lý kinh tế của Học viện
chính trò quốc gia Hồ Chí Minh: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích
của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
Tuy khái niệm quản lý có phát biểu khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả
đều quan niệm rằng quản lý là một loại hoạt động trong đó chủ thể đề ra những
mục tiêu cần phải đạt và những chủ trương, biện pháp kế hoạch phải thực hiện,
lựa chọn nhân sự, huy động và sử dụng vật lực và tài lực đang có, tổ chức và điều
hành bộ máy nhân lực để thực hiện những chủ trương, biện pháp và kế hoạch nói
trên một cách đúng đắn, có chất lượng và hiệu quả nhằm tạo ra kết quả trong
công việc tốt nhất.
Từ những đònh nghóa nêu trên chúng ta có thể nói rằng quản lý là một quá
trình mang tính xã hội, xuất hiện cùng với sự hợp tác và phân công lao động, bao
trùm tất cả các lónh vực của đời sống xã hội và trong mỗi lónh vực đó còn người
điều chỉnh hoạt động của mình theo một phương thức nhất đònh. Tóm lại:
o Quản lý là tổng thể những biện pháp được phối hợp nhằm đạt mục đích
nhất đònh.
o Quản lý là quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý đó là quan
hệ giữa người quản lý và người bò quản lý. Trong quan hệ sản xuất là mối quan
hệ giữa người lãnh đạo và người thực hiện.
o Quản lý phải bao gồm 2 yếu tố chủ thể và khách thể quản lý.
o Quản lý là thực hiện mục tiêu của tổ chức thông qua việc sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực).
o Quản lý bao giờ cũng là tác động hướng đích, có mục tiêu xác đònh.
o Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy
luật khách quan.
o Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin.
o Quản lý tồn tại với tư cách là một hệ thống.
Như vậy, quản lý là một hệ thống bao gồm 4 yếu tố: chủ thể quản lý, đối
tượng quản lý, mục tiêu quản lý, khách thể quản lý. Các yếu tố này không tách
rời nhau mà chúng có quan hệ tương tác gắn bó với nhau. Chủ thể quản lý tạo ra
những tác nhân tác động lên đối tượng quản lý, nơi tiếp nhận tác động của chủ
thể quản lý và cùng với chủ thể quản lý hoạt động theo một quỹ đạo nhằm cùng
thực hiện mục tiêu của tổ chức. Khách thể quản lý có thể là một hệ thống khác
hoặc các ràng buộc của môi trường. Nó có thể chòu tác động hoặc tác động trở lại
đến hệ thống quản lý. Vấn đề đặt ra đối với chủ thể quản lý là làm thế nào để
cho những tác động từ phía khách thể quản lý đến hệ thống quản lý là tích cực và
cùng nhằm thực hiện mục tiêu chung.
Ta có thể thể hiện sơ đồ cấu trúc của hệ thống quản lý như sau:
1.2.2. Khái niệm về hiệu quả quản lý.
Để đánh giá hiệu quả của việc quản lý ta sẽ đánh giá hai yếu tố:
Chất lượng sản phẩm và chi phí sử dụng tối ưu nguồn lực (nhân lực, vật
lực, tài lực) của nhân dân và Nhà nước. Ta có công thức :
Hiệu quả quản lý = Chất lượng sản phẩm / chi phí quản lý .
Như vậy, cùng đạt một chất lượng sản phẩm như nhau nhưng nếu chi phí
quản lý thấp thì hiệu quả quản lý được đánh giá là cao, nghóa là chi phí chi cho
quá trình quản lý để sản xuất ra sản phẩm được sử dụng tối ưu. Ngược lại, hiệu
quả quản lý thấp khi chi phí cho quá trình quản lý để sản xuất ra sản phẩm là
cao, tức người quản lý sử dụng chi phí không đạt yêu cầu.
1.2.3. Khái niệm về chất lượng.
Chủ
thể
quản
l
ý
Đối
tượng
quản
l
ý
Mục
tiêu
quản
lý
Khách
thể
quản
lý
Tác động mạnh
Tác động yếu
hơn
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cấu trúc hệ thống quản lý