Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

TÀI LIỆU Cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử ELearning

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.41 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO










TÀI LIỆU

Cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử E-Learning”























Bắc Giang, tháng 12 năm 2009
(TH www.bacgiang.edu.vn)

MỤC LỤC

1 Cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử E-Learning”
2
Giới thiệu cuộc thi
3 Đối tượng tham gia cuộc thi
4 Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức và Ban giám khảo chấm thi
5
Quy định và hướng dẫn
6 Cơ cấu giải thưởng
7 Các mốc thời gian
8
Thi thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-learning







Cuộcthi“ThiếtkếbàigiảngđiệntửELearning”
Ngày 18-12-2009, Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng và Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng

Lawrence S.Ting sẽ tổ chức tại Thủ đô Hà Nội Lễ Công bố cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện
tử E-Learning”. Đây là nội dung giai đoạn 3 trong Chương trình “Tiến bước cùng IT”.
Giai đoạn 3 Chương trình “Tiến bước cùng IT” sẽ đi vào chiều sâu sử dụng phòng máy vi tính phục
vụ cho công tác giảng dạy một cách hiệu quả hơn trong đó vai trò của nhà trường và giáo viên là
chủ yếu. Giáo viên sẽ trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy của mình và những thông tin
có được trên mạng internet, tham gia viết những bài giáo án điện tử để giao lưu với các giáo viên tại
địa phương và các trường có nhận sự tài trợ của Quỹ trong 64 tỉnh thành vừa qua. Các bài soạn nếu
có giá trị sử dụng tốt cho công tác giảng dạy sẽ có những phần thưởng xứng đáng của Quỹ và các
tác phẩm đó sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào kho học liệu trên mạng để mọi người cùng
tham khảo sử dụng.
Để triển khai thực hiện tốt chương trình giai đoạn 3, tại buổi lễ công bố cuộc thi “Thiết kế bài giảng
điện tử E-Learning” của Chương trình “Tiến bước cùng IT”, ông Phan Chánh Dưỡng, Giám đốc
Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S.Ting đã phát biểu: “Để phát huy hết công năng của phòng máy
trong thời gian qua Quỹ cũng đã phối hợp với các trường mở lớp đào tạo hướng dẫn cho giáo viên
sử dụng máy vi tính và máy chiếu vào giảng dạy các bộ môn khác. Để cho việc ứng dụng máy tính
vào công tác dạy và học một cách hữu hiệu hơn, Quỹ với sự hướng dẫn chỉ đạo của Bộ cùng với
Cục Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Sư phạm TPHCM xây dựng “Chương trình Tiến bước
cùng IT giai đoạn 3” và nội dung cụ thể là cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-Learning”.
Cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-Learning” dành cho 6 môn học gồm Toán, Lý, Hóa,
Sinh, Tiếng Anh, Tin học. Bên cạnh đó, cuộc thi còn có nội dung thi chung gồm: website E-
Learning theo các chủ đề môn học; sách giáo khoa điện tử; các thí nghiệm ảo; các bài trình chiếu hỗ
trợ giảng dạy cho 6 môn học trên. Đối tượng tham dự cuộc thi chủ yếu sẽ là các thầy cô (nhóm hoặc
cá nhân) thuộc các trường THPT trên toàn quốc.


Bà Ting Fei Tsong Ching – Chủ tịch UB điều hành Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S. Ting
tại Lễ trao tặng phòng máy vi tính giai đoạn 1 tại Trường THCS Nguyễn Thị Thập (TPHCM) ngày 22-11-2006
Có thể nói, được sự khuyến khích, quan tâm và chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ cuối tháng
7-2006 Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng và Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S.Ting bắt
đầu triển khai chương trình tài trợ phòng máy vi tính với tên gọi “Tiến bước cùng công nghệ thông

tin” hay gọi tắt là “Tiến bước cùng IT”. Mục đích của Chương trình “Tiến bước cùng IT” là hỗ trợ
trang thiết bị tin học cho ngành giáo dục Việt Nam, cụ thể là trang bị 64 phòng máy vi tính cho 64
trường học thuộc 64 tỉnh, thành trên cả nước. Mỗi phòng máy vi tính được trang bị gồm từ 20-25
máy vi tính cá nhân (PC), 1 máy chủ (server), 1 máy in, 1 máy chiếu (projector), 1 màn hình, 1 ổn
áp, các thiết bị nối mạng và các phần mềm Microsoft có bản quyền. Phòng máy vi tính được tài trợ
nhằm giúp cho các trường có thêm phương tiện dạy và học môn Tin học theo chương trình của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Tính đến nay sau hơn 2 năm thực hiện chương trình “Tiến bước cùng IT”, Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng
Lawrence S. Ting và Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng đã hoàn thành công tác giai đoạn 1 và 2
hoàn tất việc lắp đặt 112 phòng máy tính cho 89 trường tại 64 tỉnh thành trên cả nước với tổng số
2.682 máy vi tính và các trang thiết bị đồng bộ để giúp cho các trường được nhận phòng máy vi tính
có thêm phương tiện dạy và học môn Tin học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo để
nâng cao hiệu quả dạy học cho các trường, với tổng giá trị tài trợ là 33 tỷ đồng.
Mong muốn lớn nhất của Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S.Ting và Công ty Liên doanh Phú Mỹ
Hưng khi quyết định triển khai thực hiện Chương trình “Tiến bước cùng IT” là nhằm hỗ trợ các em
học sinh và thầy cô giáo có thêm phương tiện để nâng cao hiệu quả việc học tập và giảng dạy môn
Tin học. Thông qua các máy vi tính đã được nối mạng Internet, các em học sinh, các thầy cô giáo
có phương tiện để dạy và học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời có thể cập
nhật, chọn lọc nhanh nhất những thông tin cần thiết, bổ sung, nâng cao công việc dạy và học theo
bước tiến của thời đại.
Giớithiệucuộcthi
Tên cuộc thi: Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-Learning. Đơn vị tổ chức: Bộ Giáo dục và Đào
tạo chủ trì, Cục Công nghệ Thông tin chủ trì tổ chức triển khai.
Đồng tổ chức và tài trợ chính: Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S. Ting.

Kinh phí
Giải thưởng và hoạt động được hỗ trợ bởi Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S. Ting;
Ngân sách chi một số hoạt động.

Các nhà tài trợ và phối hợp

 Tổng công ty truyền thông Viettel: Đường truyền Internet;
 Đài truyền hình VTV2 (thông tin tuyên truyền);
Căn cứ pháp lí của đề án
1. Chỉ thị 55/2008/CT–BGDĐT ngày 30/09/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng
dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008–2012;
2. Quyết định 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng CP Phê duyệt Kế hoạch tổng thể
phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
3. Văn bản số 9886/BGDDT-CNTT ngày 11 tháng 11 năm 2009 về Hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2009 – 2010;
4. Bản thỏa thuận hợp tác triển khai cuộc thi giữa Cục CNTT, Bộ GD&ĐT với Quỹ Hỗ trợ
Cộng đồng Lawrence S. Ting, kí ngày 12 tháng 12 năm 2008.
Mục tiêu và lợi ích tổ chức cuộc thi
1. Đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy
một cách sáng tạo, hiện đại;
2. Định hướng tiếp cận công nghệ hiện đại là e-Learning, tiến tới M-Learning;
3. Tạo nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER: Open Education Resource);
4. Chia sẻ kinh nghiệm và cộng tác trong cộng đồng giáo dục;
5. Tôn vinh trí tuệ, công sức của các giáo viên;
6. Tiến tới mô hình trường học điện tử.
Phạm vi áp dụng
1. Cuộc thi được tổ chức trên phạm
vi cả nước;
2. Cho tất cả các trường THPT, (cả hệ THPT-GDTX);
3. Bước đầu cho 6 môn học:
1. Toán,
2. Vật lý,
3. Hóa học,
4. Sinh Học,
5. Tiếng Anh,
6. Tin học.

4. Ngoài ra, cuộc thi còn nội dung thi chung gồm: website e-Learning theo các chủ đề môn
học; sách giáo khoa điện tử; các thí nghiệm ảo; các bài trình chiếu hỗ trợ giảng dạy cho 6
môn học trên.
Đốitượngthamgiacuộcthi
Đối tượng tham gia cuộc thi là tất cả giáo viên thuộc khối THPT, GDTX cả nước, được tổ
chức theo hình thức cá nhân hoặc nhóm (một nhóm có thể là nhóm giáo viên hoặc nhóm giáo
viên và học sinh), gọi chung là “NHÓM”.
Các nhóm có thể mời chuyên gia tư vấn. Chuyên gia tư vấn này không thuộc thành phần của nhóm
tham gia cuộc thi. Số lượng thành viên trong nhóm không hạn chế.

Có hai nhóm đối tượng sau đây:

1. Đối tượng chỉ định
1. 09 trường THPT đã được tài trợ phòng máy vi tính trong Giai đoạn 2008-2009 thuộc
“Chương trình Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Giáo dục” do Cục Công nghệ
thông tin – Bộ GD&ĐT kết hợp với Công ty Intel Semiconductor Ltd tài trợ.
2. 79 trường THPT thuộc 63 tỉnh thành đã được tài trợ phòng máy vi tính trong Giai đoạn 1 và
2 chương trình Tiến bước cùng IT của Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S. Ting.
3. Các trường chỉ định khác: Trường Phổ thông Năng khiếu (thuộc Đại học Quốc gia
TP.HCM), Trường Trung học Thực hành (thuộc Đại học Sư phạm TP.HCM), Trường Trung
học Đinh Thiện Lý (thuộc công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng).
Mỗi trường cử ít nhất một nhóm cho mỗi một môn học. Như vậy, tổng số nhóm chỉ định: 546
nhóm/6 môn (91 nhóm/1 môn).

2. Đối tượng được các Sở giới thiệu
Ngoài các nhóm thuộc 91 trường nêu trên, các Sở GD&ĐT thuộc 63 tỉnh thành sẽ giới thiệu thêm
các nhóm của các trường THPT khác thuộc Sở tham gia cuộc thi.

Số lượng giới thiệu không hạn chế, tuy nhiên khuyến khích tối thiểu như sau: Sở GD&ĐT TP. Hồ
Chí Minh và Sở GD&ĐT Hà Nội (kể cả tỉnh Hà Tây cũ): mỗi Sở cử 8 nhóm/môn (nghĩa là 48

nhóm/6 môn).

Banchỉđạo,BanTổchứcvàBangiámkhảochấmthi
Là những người có kinh nghiệm trong ngành giáo dục đào tạo
Ban chỉ đạo
1. Trưởng ban chỉ đạo: Lãnh đạo Bộ GD&DT.
2. Phó Trưởng ban chỉ đạo: Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT.
3. Phó trưởng ban Ô. Phan Chánh Dưỡng, GĐ Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S. Ting.
Ban Tổ chức cuộc thi
1. Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT - Trưởng ban.
2. Ông Phan Chánh Dưỡng, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S.Ting - Phó ban
thường trực;
3. Ông Lê Xuân Bình, Cục CNTT, Bộ GD&ĐT -Phó ban;
4. Ông Bạch Văn Hợp, Hiệu trưởng Trường ĐHSP.TP.HCM - Ủy viên;
5. Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ GDPT, Bộ GD&ĐT- Ủy viên;
6. Ông Nguyễn Công Hinh, Vụ trưởng Vụ GDTX, Uỷ viên;
7. Ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng phòng Thi đua - Khen thưởng, Ủy viên;
8. Ông Bùi Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH LD Phú Mỹ Hưng, Ủy viên Ủy
ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S. Ting - Ủy viên;
9. Bà Hsieh Chiung Ching, Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S.Ting - Ủy viên;
10. Ông Lê Văn Tiến, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM - Ủy viên;
11. Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT, Ủy viên;
12. Ông Nguyễn Hoài Nam, Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT, Ủy viên;
13. Ông Ngô Đăng Tiến, Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT, Ủy viên thường trực, thư ký;
14. Ông Nguyễn Thành Tâm, Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S. Ting - Ủy viên thường trực.
15. Lãnh đạo của một số Sở GD&ĐT: Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.
16. Ông Đào Hồng Thái, Giám đốc Trung tâm, Công ty Viễn thông Quân đội Viettel;
17. Ông Mai Trí Dũng, Trung tâm Viễn thông Viettel;
18. Đại diện VTV2.
Ban giám khảo chấm thi

 Có 7 tiểu ban giám khảo phụ trách 7 tiểu ban, ứng với 6 môn thi và phần nội dung thi chung
(website e-Learning, thí nghiệm ảo, SGK điện tử, bài trình chiếu).
 Thành phần Ban giám khảo: Một tiểu ban có 8-10 người bao gồm đại diện của:
o Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT;
o Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT;
o Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT;
o Giảng viên các trường Đại học Sư phạm;
o Giáo viên các trường THPT;
o Chuyên gia CNTT.
 Thành viên của Ban giám khảo các tiểu ban là những người đảm bảo các tiêu chí sau:
o Am hiểu chương trình, nội dung và thực tế dạy học bộ môn ở trường THPT;
o Có hiểu biết tốt về CNTT, có kinh nghiệm khai thác ứng dụng CNTT vào dạy học;
có hiểu biết về e-Learning;
o Hiểu biết sâu về lí luận và phương pháp dạy học ở trường THPT.
Sau khi hoàn tất việc đăng kí dự thi của các trường THPT, thành lập Ban giám khảo các tiểu ban.
Thành viên của BGK của các tiểu ban nếu là giáo viên trường THPT sẽ không được tham dự cuộc
thi và không được phép chấm các bài dự thi của trường mình.
 Tham khảo ý kiến bình chọn, đánh giá của học sinh – đối tượng thụ hưởng
Quyđịnhvàhướngdẫn
Sản phẩm dự thi đoạt giải hay không đoạt giải đều được sử dụng cho mục đích chia sẻ, dùng
chung và không lợi nhuận
Tóm tắt thuật ngữ mô tả hệ thống e-Learning
1. Đặc điểm bài giảng e-Learning
o Online và offline
 Hệ thống online học trực tuyến, qua việc truy cập Internet vào website.
 Hệ thống offline học ngoại tuyến. Bài giảng có thể chứa trong đĩa CD, USB,
ổ cứng … và người học không cần truy cập Internet.
o Đồng bộ và không đồng bộ
 Đồng bộ hay thời gian thực: Người học và người giảng tương tác trực tiếp,
trao đổi tức thì, thời gian thực (real time), có độ trễ tương tác gần như bằng 0.

 Trao đổi không đồng bộ là trao đổi không xẩy ra ngay lập tức, không phải
thời gian thực, có độ trễ lớn và không xác định. Thí dụ trao đổi qua e-mail là
dạng không đồng bộ.
o Mục đích chính của e-Learning là giúp người học tự học là chính, có thể học ở mọi
nơi (any where), mọi lúc (any time)…
o Bài giảng có thể chứa bài trình chiếu, tuy nhiên còn tích hợp đa phương tiện như âm
thanh, tiếng nói giảng bài, video, hình ảnh, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng,
bảng trắng …
o Hoạt động giảng dạy có cả phần thuyết trình bài giảng, phần kiểm tra đánh giá trắc
nghiệm (với nhiều kiểu trắc nghiệm khác nhau như chọn một ô đúng multi choice,
điền khuyết, ghép đôi, đúng sai, nghe hiểu…), phần hỏi đáp giữa học viên và người
hướng dẫn, giáo viên…
2. Công cụ tạo bài giảng (Authoring tools): Là các công cụ giúp giáo viên soạn bài giảng
một cách thuận tiện, nhanh chóng.
3. Hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System): Là hệ thống quản lý
quá trình học tập của người học, nguồn tài nguyên học tập.
4. Lớp học ảo: Virtual classroom
, là một môi trường web, một trang web trong đó người giảng
giảng bài và người học có thể tham dự, trao đổi trực tuyến.
5. Giáo án (Lesson plan): là kế hoạch, tiến trìn lên lớp giảng bài của giáo viên. Cần tránh
nhầm lẫn với khái niệm bài trình chiếu là các slide của powerpoint. Mẫu giáo án m
ang tính
gợi ý được để trên website
Sản phẩm dự thi và một số yêu cầu
1. Yêu cầu chung
 Các sản phẩm dự thi được đóng gói vào đĩa CD có nhãn đĩa ghi rõ thông tin của sản
phẩm dự thi (xem phần hướng dẫn tham gia cuộc thi).
 Tất cả các sản phẩm đều hướng tới phục vụ người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc
bằng cách tự học;
 Tất cả các sản phẩm dự thi đều phải rõ nguồn gốc và cung cấp các thông tin về

nguồn gốc của tư liệu tham khảo, đường link tới nguồn tham khảo; (Khi cần Ban tổ
chức có thể hỗ trợ mua bản quyền khai thác và sử dụng);
 Sản phẩm dự thi đoạt giải hay không đoạt giải đều được sử dụng cho mục đích chia
sẻ, dùng chung và không lợi nhuận;
 Khuyến khích sử dụng mã nguồn mở;
 Tài liệu được soạn thảo với phần mềm OpenOffice writer hoặc MS word, phông chữ
Times New Romans, cỡ chữ 14.
Các loại sản phẩm dự thi bao gồm các thành phần sau:
1. Bài giảng e-Learning: Bài giảng e-Learning, được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng
(Authoring tool), tuân thủ chuẩn SCORM, AICC như phần mềm tạo bài giảng điện tử e-
Learning LectureMAKER (Cục CNTT cấp), phần mềm PowerPoint kết hợp với Presenter,
PPT2flash, Articulate và các phần mềm khác như Adobe Connect, Adobe Captivate,
Adobe Authorware, MS Producer (phiên bản beta 2010) Thuyết m
inh cần ghi rõ tên công
cụ soạn bài giảng là gì?
o Giáo án đi kèm.
o Bài giảng được xây dựng theo chương, theo bài, theo cả chương trình môn học hoặc
theo mô đun, không nhất thiết là cả một chương trình hoàn chỉnh theo khối lớp;
o Thành phần thí nghiệm ảo: Là các phần mềm hoặc mô đun phần mềm mô phỏng
hoạt động của thí nghiệm thật. Thí dụ: các mô đun Java applet, interactive flash
video.
o Dạng xuất bản và công bố bài giảng: có thể xuất ra các dạng: CD (offline), web
(online), pdf (textbook);
o Câu hỏi trắc nghiệm tương tác để củng cố kiến thức.
2. Website e-Learning
o Website e-Learning thể hiện môi trường trực tuyến tổng hợp chứa các bài giảng điện
tử e-Learning nói trên; nên có chứa hệ thống quản lý học tập LMS như Moodle
(phần mềm mã nguồn mở);
o Website chứa phòng học ảo như Adobe Connect;
o Giới thiệu tóm tắt mục đích và nội dung trên website;

o Đường link đến website;
o Website trên localhost, copy vào đĩa CD để test.
3. Bài trình chiếu MS powerpoint hoặc OOO Impress hỗ trợ giảng dạy
o Bài trình chiếu hỗ trợ giảng dạy 6 môn học (Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng
Anh và Tin học);
o Giáo án;
o Phần thuyết minh bài giảng cùng các tư liệu hỗ trợ. Nếu sử dụng phần mềm đặc
biệt, thì phải gửi kèm đường link đến địa chỉ download phần mềm hoặc gửi đĩa cài
đặt chương trình.
4. Sách giáo khoa điện tử thể hiện qua công cụ wikipedia hoặc PDF có chỉ mục;
Quy định sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm dự thi
1. Quy định sản phẩm dự thi
o Sản phẩm dự thi cần ghi rõ trong bản thuyết minh là đã đoạt giải cuộc thi nào, giải
cấp nào, thời gian đoạt giải. Song bài giảng trong cuộc thi này cần là bài làm mới,
theo công nghệ mới.
o Sản phẩm phải kèm theo đủ các phần mềm hỗ trợ để có thể tương thích và chạy bình
thường trên môi trường của hệ điều hành
hiện có. Phông chữ Unicode, Times New
Roman, cỡ chữ 14.
2. Yêu cầu với sản phẩm bài giảng điện tử e-Learning
o Sản phẩm là bài giảng e-Learning phải được xây dựng trên các công cụ hỗ trợ đóng
gói sản phẩm theo chuẩn SCORM hoặc AICC;
o Nội dung và kiến thức bài giảng: kiến thức cơ bản, trọng tâm, nội dung chính xác, ví
dụ phong phú;
o Sản phẩm đảm bảo phải đầy đủ nội dung mà ban tổ chức yêu cầu như bài giảng e-
Learning, giáo án, thuyết minh bài giảng;
o Kế hoạch bài giảng: thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, tiến trình bài giảng các hoạt
động thầy và trò, thể hiện mối liên kết nội dung giữa các bài học mới cũ;
o Tích hợp CNTT: các tư liệu hỗ trợ bài giảng, kết hợp tương tác giữa thầy và trò qua
CNTT, sử dụng các phần mềm khác hỗ trợ, đảm bảo tính thẩm mỹ và sư phạm;

o Khuyến khích xây dựng bài giảng có nhiều tương tác, có hình ảnh video, audio đi
kèm, thu hình giáo viên giảng bài trực tiếp.
o Sản phẩm được nộp đúng địa chỉ và trước thời hạn kết thúc;
3. Yêu cầu với sản phẩm là website e-Learning, sách giáo khoa điện tử, thí nghiệm ảo
o Website e-Learning hỗ trợ cập nhật nội dung bài giảng e-learning theo chuẩn
SCORM và ACCI;
o Nội dung cung cấp trên website là các bài giảng theo từng môn học cụ thể như Toán,
Lý, Hóa, Sinh, Anh văn và Tin học;
o Sách giáo khoa điện tử xây dựng trên nền wikipedia hoặc *.pdf (đầy đủ chỉ mục, liên
kết);
o Các thí nghiệm ảo phải đúng với nội dung và kiến thức trong tài liệu;
o Tổng hợp và mô phỏng lịch sử văn hóa địa phương.
4. Yêu cầu với sản phẩm là các bài trình chiếu
o Nội dung và kiến thức: kiến thức cơ bản, trọng tâm, nội dung chính xác, ví dụ phong
phú;
o Sản phẩm đảm bảo phải đầy đủ nội dung mà ban tổ chức yêu cầu như tệp trình chiếu,
giáo án, thuyết minh bài giảng;
o Kế hoạch bài giảng: thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, tiến trình bài giảng các hoạt
động thầy và trò, thể hiện mối liên kết nội dung giữa các bài học mới cũ;
o Tích hợp CNTT: các tư liệu hỗ trợ bài giảng, kết hợp tương tác giữa thầy và trò qua
CNTT, sử dụng các phần mềm khác hỗ trợ, đảm bảo tính thẩm mỹ và sư phạm;
o Khuyến khích xây dựng tệp trình chiếu có tương tác, có hình ảnh video, audio đi
kèm, thu hình giáo viên giảng bài trực tiếp.
Sản phẩm được nộp đúng địa chỉ và trước thời hạn kết thúc.

Địa chỉ nộp sản phẩm dự thi:
Bài dự thi nộp theo các cách sau:
1. Chuyển phát bưu điện. Trên phong bì ghi: “Sản phẩm dự thi Thiết kế hồ sơ bài giảng điện
tử e-Learning” Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Số 30/18 Tạ Quang Bửu,
Hà Nội

2. Qua e-mail: Bài dự thi được nén và gửi theo địa chỉ E-mail cuộc thi: thi-
với chủ đề (subject) thư điện tử là “Sản phẩm dự thi Thiết kế hồ sơ
Bài giảng điện tư e-Learning”;
3. Ban Tổ chức sẽ hướng dẫn thêm qua e-mail.

Cơcấugiảithưởng
Tổng cộng giá trị trao cho các giải là 5.000.000.000 đồng (Năm tỉ đồng)
1. Cơ cấu giải thưởng của cuộc bao gồm:

TT

Giải thưởng

Theo
Môn
học

Sản phẩm
khác

Tổng

Mức thưởng
cho mỗi giải
(đồng)

1

Giải đặc biệt


1




50.000.000

2

Giải xuất sắc

12

4

16


30.000.000

3

Giải A

30

8

38



20.000.000

4

Giải B

48

12

60


15.000.000

5

Giải C

90

16

106


10.000.000

6


Giải khuyến khích

120

40

160


5.000.000

7

Giải đồng đội (cấp trường)

15



15


20.000.000

8

Giải đồng đội (cấp Sở)

5




5


20.000.000

9

Giải thưởng cho sản phẩm là các bài trình chiếu
điện tử

300



300


500.000

10

Quà lưu niệm (cho tất cả các nhóm vào VCK)
như thẻ USB hoặc cặp xách …






2000


200.000



Giải thích:
* Theo Môn học: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh Học, Tiếng Anh và Tin học.
* Sản phẩm khác: Website e-Learning theo các chủ đề môn học; sách giáo khoa điện tử; các thí
nghiệm ảo; các bài trình chiếu hỗ trợ giảng dạy cho 6 môn học trên.
 Giải thưởng có thể là tiền mặt hoặc hiện vật có giá trị tương đương.
 Cơ cấu giải thưởng trên có thể thay đổi dựa theo kết quả và chất lượng của sản phẩm. Ban
Tổ chức có thể điều chuyển vì có thể có môn có nhiều thí sinh xứng đáng được giải, có môn
lại ít.
2. Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ban Tổ chức cuộc thi sẽ trình Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có
sản phẩm đoạt giải.

Cácmốcthờigian
Cuộc thi được chính thức phát động vào ngày 18/12/2009 và lễ Tổng kết, trao giải thưởng dự
kiến diễn ra vào ngày 23/9/2010.
Kế hoạch tổ chức cuộc thi
1. Ngày 18/12/2009 tổ chức công bố và phát động cuộc thi, mở trang web chính thức của cuộc
thi.
2. Gửi CV đến các Sở GD&ĐT thông báo và chỉ đạo phát động cuộc thi.
3. Nhận đăng ký tham gia cuộc thi (qua đường công văn, qua đăng ký trực tuyến qua trang web
cuộc thi), hạn nhận đăng ký đến hết ngày 31/1/2010.
4. Tổ chức tập huấn công cụ tạo bài giảng e-Learrning từ 10/2/2010 đến 30/3/2010. Tập huấn

trên 3 vùng miền, mỗi lớp 3 ngày, dự kiến khoảng 60 học viên một lớp. Danh sách mời tập
huấn được Sở GD&ĐT sơ tuyển và cử đi tham dự.
5. Nhận bài dự thi từ ngày phát động cuộc thi đến hết ngày 30/6/2010.
6. Tổ chức chấm từ ngày 5/7/2010 đến hết ngày 30/8/2010.
7. Công bố giải thưởng cuộc thi ngày 15/9/2010.
8. Tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi, dự kiến ngày 23/9/2010.
Lễ trao giải thưởng
1. Mục đích lễ trao giải thưởng:
o Nhằm tôn vinh trí tuệ và công sức của các thí sinh đoạt giải trong cuộc thi “Thiết kế
hồ sơ bài giảng e-Learning”
o Tôn vinh những sản phẩm có tính sáng tạo và trí truệ, công sức, đột phá về đổi mới
phương pháp dạy học đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội nói chung và trong
ngành giáo dục Việt Nam nói riêng.
2. Thời gian dự kiến: tháng 9 năm 2010.
Thithiếtkếhồsơbàigiảngđiệntửelearning
Cục CNTT, Bộ GD-ĐT và Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting hôm nay, 18-12 đã tổ chức
lễ phát động cuộc thi Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-learning. Đây là nội dung giai đoạn 3
trong Chương trình “Tiến bước cùng IT” của Quỹ.
Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD-ĐT cho biết, cuộc thi thiết kế hồ sơ bài
giảng điện tử dành cho 6 môn học gồm
Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Tin học. Bên cạnh đó,
cuộc thi còn có nôi dung thi chung gồm: website e-learning theo các chủ đề môn học, sách giáo
khoa điện tử, các thí nghiệm ảo, các bài trình chiếu hỗ trợ giảng dạy cho 6 môn học trên.


Mục tiêu của cuộc thi là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung và phương pháp giảng
dạy, tiếp cận công nghệ dạy học e-learning, tiến tới M-learning, tạo nguồn tài nguyên giáo dục mở,
tôn vinh trí tuệ công sức của các giáo viên…

Đối tượng tham gia cuộc thi là tất cả giáo viên thuộc khối THPT, giáo dục từ xa cả nước, theo hình

thức cá nhân hoặc nhóm (giáo viên hoặc giáo viên cùng học sinh). Các nhóm có thể mời chuyên gia
tư vấn. Trong số các trường THPT, có 91 trường được chỉ định tham gia, đó là những trường nhận
được tài trợ trang thiết bị của Quỹ Lawrence S.Ting, Viettel và một số tổ chức khác.

Được thành lập 4 năm, Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting là quỹ xã hội hỗ trợ trong lĩnh vực
giáo dục và y tế. Giám đốc Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting Phan Chánh Dưỡng cho biết,
trong giai đoạn 1 và 2 của chương trình “Tiến bước cùng IT” triển khai từ tháng 7-2006 đến nay,
Quỹ đã lắp đặt 112 phòng máy tính cho 89 trường tại 63 tỉnh, thành trên cả nước với tổng số 2.682
máy vi tính và các trang thiết bị đồng bộ để giúp cho các trường có thêm phương tiện dạy và học
môn Tin học theo chương trình của Bộ GD-ĐT. Tổng giá trị là 33 tỷ đồng. Ngoài ra, Quỹ đã trao
gần 27.000 suất học bổng cho HS, SV học giỏi và những HS, SV nghèo, hoàn cảnh khó khăn,
khuyết tật, con em các dân tộc vùng sâu, vùng xa với số tiền 24 tỷ đồng.



×