TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
o0o
TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH VÀ QUẢN TRỊ ĐẦU TƯ
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU SCJ
Giáo viên : GS TS. Nguyễn Đình Thọ
Học viên
:
Phan Văn Nam
STT
:
53
Lớp
:
19D - Cao học Tài chính Ngân hàng
Hà Nội, Tháng 06 – 2014
Tiểu luận Môn Phân tích đầu tư
I. Giới thiệu chung về công ty cổ phần xi măng Sài Sơn
1. Lịch sử công ty:
Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn tiền thân là Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn được
thành lập từ ngày 28/11/1958 dưới sự quản lý của Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân
Việt Nam. Đây là cơ sở sản xuất xi măng lò đứng đầu tiên của Việt Nam và là cơ sở sản
xuất xi măng thứ hai của Việt Nam sau xi măng Hải Phòng.
Năm 1964, Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn được chuyển sang khối kinh tế được sự quản
lý của Ty Kiến trúc tỉnh.
Tháng 12/1996, Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn được đổi tên thành Công ty Xi măng Sài
Sơn.
Tháng 11/1998, Công ty Xi măng Sài Sơn đã đầu tư xong dây chuyền sản xuất xi
măng lò đứng cơ giới hoá của Trung Quốc với công suất thiết kế 60.000 tấn xi măng/năm
tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Tây. Ngay từ năm đầu tiên vận hành dây chuyền sản
xuất mới, Công ty đã đạt được 70.000 tấn/năm vượt công suất thiết kế. Cùng với hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, chất lượng sản phẩm được ổn định
và nâng cao, có uy tín trên thị trường và được người sử dụng tin dùng, nhu cầu đối với
sản phẩm của Công ty ngày một tăng.
Từ năm 2002 - 2003, Công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất đồng bộ, nâng
tổng công suất thiết kế của hai dây chuyền lên 120.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư của dây
chuyền thứ hai bằng 1/3 vốn đầu tư dây chuyền thứ nhất. Do đó, chi phí quản lý doanh
nghiệp, quản lý phân xưởng và chi phí nhân công/tấn sản phẩm giảm so với dây chuyền
thứ nhất, ví dụ tiêu hao điện/tấn sản phẩm giảm 25% dẫn đến giá thành sản phẩm giảm.
Năm 2005, Công ty sản xuất và tiêu thụ 205.000 tấn.
Tháng 4/2006, Công ty đã thuê trạm nghiền công suất 150.000 tấn/năm ở Xuân Mai –
Chương Mỹ – Hà Tây và thành lập Chi nhánh Chương Mỹ. Chi nhánh sản xuất xi măng
hiệu Xi măng Sài Sơn PCB 30 và Xi măng Nam Sơn PCB 40. Năm 2006, Công ty sản
xuất và tiêu thụ 257.000 tấn xi măng. Năm 2007, Công ty dự kiến sản xuất và tiêu thụ
Phan Văn Nam – Lop 19D – Cao hoc TCNH Page 2
Tiểu luận Môn Phân tích đầu tư
trên 300.000 tấn xi măng các loại cung cấp chủ yếu cho thị trường Hà Tây, Hà Nội và các
vùng lân cận.
Tháng 9/2010 do tình hình lạm phát tăng cao các nguyên nhiện vật liệu đều tăng đặc
biệt là than và điện. Ban lãnh đạo công ty đã thay đổi mô hình sản xuất. Đóng cửa hai hệ
thống lò nung công nghệ lò đứng, chuyển toàn bộ hệ thống máy nghiền liệu thành máy
nghiền than nâng công suất sản xuất xi măng tại Sài sơn lên 400.000 tấn/năm, tiết kiệm
chi phí đồng thời với việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Công ty cũng đã có ý định
chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích 6,3 ha đất tại xã Sài sơn sang mục đích sử dụng
khác khi điều kiện thích hợp.
Để nâng cao năng lực sản xuẩt, Công ty đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy xi
măng Nam Sơn công suất 1.000 tấn clinker/ngày tại xã Nam Phương Tiến – Huyện
Chương Mỹ – Tỉnh Hà Tây. Dự án đã được UBND tỉnh Hà Tây cấp giấy chứng nhận đầu
tư số 02121000002 ngày15/11/2006. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã giao 163.156 m2
đất tại xã Nam Phương Tiến cho công ty để thực hiện dự án theo quyết định số 11/QĐ-
UBND ngày 3/1/2007.
Hiện nay dự án đã hoàn thành việc chạy thử toàn bộ dây chuyền và đưa vào sản xuất
từ tháng 11 năm 2011 đem lại doanh thu cho toàn công ty.
Năm 2012 dự kiến nhà máy xi măng Nam sơn thuộc công ty cổ phần xi măng Sài sơn
sẽ sảm xuất 335.000 tấn clinker vượt công suất thiết kế 315.000 tấn clinker/năm và hứa
hẹn sẽ đem lại lợi nhuận cho công ty
- Các danh hiệu Công ty đã đạt được:
2 Giải bạc chất lượng Việt Nam (1996, 2004)
2 Giải vàng chất lượng Việt Nam (1999-2002)
5 huân chương lao động hạng ba
2 huân chương lao động hạng nhì
1 huân chương lao động hạng nhất (2003)
Đạt danh hiệu đơn vị anh hùng lao động năm 2000
Văn phòng chính của Công ty
- Trụ sở chính của công ty:
Phan Văn Nam – Lop 19D – Cao hoc TCNH Page 3
Tiểu luận Môn Phân tích đầu tư
Địa chỉ: Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP Hà nội
Điện thoại: (84-4) 33679 378, 33679 375, 33679 377 Fax: (84-4)33679 379
Các văn phòng đại diện
- Văn phòng Hà Đông:
Địa chỉ: 430 Vạn Phúc thành phố Hà Đông tỉnh Hà tây
Điện thoại:(04) 33226427
- Văn Phòng Đan Phượng:
Địa chỉ: 126 Nguyễn Thái Học Thị trấn Đan Phượng, huyện Đan Phượng, tỉnh
Hà Tây
Điện thoại: (04)33 885261
- Văn Phòng Sơn Tây:
Địa chỉ: 496 Phố Chùa Thông, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây
Điện thoại: (04) 33834594
- Văn Phòng Hà Nội
Địa chỉ: Nhà số 5 Đường Vườn Cam, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: (04) 37851890
Chi nhánh Chương Mỹ
Địa chỉ: Xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây
Số điện thoại: (84-4) 33840 914, 33226 417 Fax: (84-4) 33840914
Nhà máy xi măng Nam sơn
Địa chỉ: Xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà nội
Số điện thoại: (84-4) 23487178, 33132527 Fax: (84-4) 33840914
2. Ngành nghề kinh doanh chính
- Sản xuất và kinh doanh xi măng, clinker, vật liệu xây dựng;
- Xây lắp các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi;
- San lấp mặt bằng
3. V thế công ty
- Theo đánh giá của Hiệp hội xi măng lò đứng thì Xi măng Sài Sơn là một trong
những đơn vị kinh doanh có hiệu quả nhất, có môi trường làm việc tốt nhất trong toàn bộ
58 nhà máy xi măng đứng lò trên toàn quốc.
Phan Văn Nam – Lop 19D – Cao hoc TCNH Page 4
Tiểu luận Môn Phân tích đầu tư
- Trong những năm gần đây, Công ty hợp tác chặt chẽ với tổ chức năng suất
châu Á (APO), thông qua Trung tâm năng suất Việt Nam thuộc Tổng cục đo lường và
chất lượng Việt Nam, để cải tiến nâng cao năng suất máy móc thiết bị, hoàn thiện công
nghệ sản xuất đồng thời duy trì môi trường “sản xuất xanh” nhằm tiết kiệm nguyên vật
liệu, năng lượng là cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Sản phẩm của Công ty được sử dụng rộng rãi tại Hà Tây và các tỉnh lân cận. Hà
Tây hiện có 2 nhà máy sản xuất xi măng là Nhà máy xi măng Sài Sơn (của Công ty cổ
phần Xi măng Sài Sơn) với công suất 220.000 tấn xi măng/năm, nhà máy xi măng Tiên
Sơn có công suất từ 120.000 tấn đến 150.000 tấn xi măng/năm và 03 trạm nghiền
khoảng 250.000 tấn xi măng/năm (Trong đó có 1 trạm nghiền của Công ty thuê của Công
ty Bê tông Xuân Mai là 150.000 tấn/năm).
- Cùng với sự phát triển và lớn mạnh của Tổng công ty Sông Đà, Công ty đã tạo
được chỗ đứng vững chắc trong ngành sản xuất Vật liệu xây dựng và xây lắp, được các
đối tác trong và ngoài ngành tín nhiệm, tin tưởng
4. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
- Sản phẩm chính của công ty là xi măng Poocland hỗn hợp PCB 30 Sài Sơn và
PCB 40 Nam Sơn theo TCVN 6260-1997
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là địa bàn tỉnh Hà Tây, Hà
Nội và các tỉnh lân cận. Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ qua các nhóm khách
hàng như cơ sở sản xuất, các đại lý lớn, các đại lý nhỏ và người tiêu dùng.
5. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
- Sản phẩm truyền thống của Công ty là xi măng Poocland hỗn hợp PCB 30 Sài
Sơn được sản xuất ngay từ thời gian đầu công ty thành lập 1958 với nhãn hiệu nhà Thủy
Đình – Chùa Thầy đã được sử dụng rộng rãi trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Công ty vẫn
tiếp tục duy trì và phát triển sản phẩm truyền thống là PCB30.
Bên cạnh đó, phát huy lợi thế của sản phẩm truyền thống PCB 30, tháng 6/2006,
Công ty đã thuê trạm nghiền tại Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Tây để sản xuất sản phẩm
mới là xi măng Nam Sơn PCB 40, đáp ứng nhu cầu hiện tại của thị trường và làm tiền
đề cho sự phát triển của nhà máy mới sau này.
Phan Văn Nam – Lop 19D – Cao hoc TCNH Page 5
Tiểu luận Môn Phân tích đầu tư
II. Phân tích môi trường kinh doanh
1. Môi trường kinh tế vĩ mô
1. 1 Nhân tố luật pháp và chính trị
- Môi trường chính trị ổn định, tạo điều kiện an toàn cho các doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Việc thực thi pháp luật chưa cao, luật và bộ luật còn chồng
chéo nhau tạo kẽ hở cho các vi phạm nhãn mác sản phẩm.
- Chính phủ Việt Nam đã và đang tích cực mở cửa thị trường, giao lưu hợp tác với
các nước và gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế.
- Đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực khai thác nguyên vật liệu cho sản xuất
xi măng còn hạn chế do thời gian và thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản đối với các
dự án còn khó khăn.
- Giá xi măng hiện tại thuộc danh sách các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá. Vì
thế, các doanh nghiệp xi măng muốn tăng giá thì phải đệ trình và được phép của cơ quan
chức năng.
- Trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), thuế nhập khẩu xi
măng giảm, xi măng nước ngoài có điều kiện tràn vào Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ
gặp phải cạnh tranh gay gắt về giá và chất lượng với xi măng nhập khẩu.
- Hà Nội và Hà Tây đang chuẩn bị được sáp nhập. Cơ chế chính sách về ưu tiên,
quản lý doanh nghiệp của cơ quan chức năng chưa hình thành có thể gây khó khăn về các
thủ tục hành chính cho Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2. Nhân tố kinh tế
- Việt Nam đang được coi là một trong những nước có tiềm năng phát triển nhất và
là địa điểm đầu tư hấp dẫn của các tổ chức cũng như nhà đầu tư cá nhân nước ngoài.
- Tình trạng lạm phát gia tăng đẩy giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao do chi phí
vận chuyển tăng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp nói chung và Công ty nói riêng.
- Trong năm 2008, lãi suất ngân hàng liên tục tăng nhanh gây khó khăn nghiêm
trọng cho các doanh nghiệp vì tỷ lệ vốn vay thường rất cao trong các doanh nghiệp sản
xuất xi măng.
1.3.Nhân tố xã hội
- Kinh tế phát triển, tốc độ đô thị hóa được đẩy nhanh dẫn đến bùng nổ về xây
dựng nhà ở, nhà xưởng khiến nhu cầu xi măng trong xây dựng tăng cao.
Phan Văn Nam – Lop 19D – Cao hoc TCNH Page 6
Tiểu luận Môn Phân tích đầu tư
- Môi trường làm việc ngành xi măng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
Có thể sẽ có sự chuyển dịch lao động từ ngành này sang ngành khác gây khó khăn cho
các doanh nghiệp trong ngành đối với việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh và
mở rộng sản xuất
1.4. Nhân tố công nghệ
- Công nghệ sản xuất xi măng lò quay hiện đại đang được sử dụng nhiều sẽ dần
thay thế xi măng lò đứng, buộc Công ty phải có những sự đầu tư cải tiến về công
nghệ để tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hoạt động.
- Internet trở thành công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường
xuất khẩu tiềm năng và là công cụ để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của
mình.
- Công nghệ hiện đại đã bắt đầu được áp dụng trong quy trình sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp trong ngành.
Các yếu tố rủi ro
Rủi ro kinh tế
- Thực trạng thời gian gần đây cho thấy, sau thời gian phát triển nóng nền kinh tế
Việt Nam có dấu hiệu chững lại, cùng với đó là tình trạng thị trường bất động sản đóng
băng đã ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu xây dựng. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ xi măng có xu
hướng giảm.
- Hội nhập kinh tế quốc tế và sự gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam
đã phần nào dỡ bỏ các rào càn thương mại, các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong hợp tác
phát triển kinh doanh, xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước sẽ phải chịu
cạnh tranh khắc nghiệt hơn và có nguy cơ mất thị phần về các doanh nghiệp nước ngoài.
- Lãi suất ngân hàng tăng chóng mặt gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc huy
động vốn vay và chi phí lãi vay rất lớn, ảnh hưởng đến sự sụt giảm về lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Rủi ro về luật pháp
- Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa đồng bộ, đang trong quá trình hoàn thiện, việc
thực thi chưa đạt hiệu quả cao nên khả năng chính sách nhà nước sẽ ảnh hưởng ít nhiều
đến hoạt động kinh doanh của các Công ty.
- Luật và các quy định để bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam
còn lỏng lẻo, các doanh nghiệp có nguy cơ bị xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa cao.
Rủi ro về thị trường
Phan Văn Nam – Lop 19D – Cao hoc TCNH Page 7
Tiểu luận Môn Phân tích đầu tư
- Thị trường xi măng trong nước đang dự báo sẽ bão hoà, sản lượng xi măng trong
nước sẽ vượt nhu cầu sử dụng, do đó có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong
ngành trong việc duy trì và mở rộng phát triển hoạt động.
- Nhiều dự án thành lập các doanh nghiệp xi măng mới đã được phê duyệt sẽ
làm gia tăng áp lực cạnh tranh trong ngành.
Rủi ro tỷ giá hối đoái
- Sự không ổn định về tỉ giá hối đoái gây ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh doanh
của các doanh nghiệp. Giá trị VND yếu đi đã khiến các doanh nghiệp phải trả nhiều hơn
trong việc nhập khẩu nguyên, nhiên liệu đầu vào và ảnh hưởng đến doanh thu của doanh
nghiệp.
Rủi ro về nguyên vật liệu
- Quá trình khai thác than của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam ngày càng
khó khăn, do chi phí đầu vào tăng, điều kiện và tài nguyên khai thác giảm nên việc
cung ứng than cho các doanh nghiệp ngành xi măng đảm bảo hoạt động sản xuất
kinh doanh ngày càng khó khăn hơn.
- Ngành xi măng Việt Nam không chủ động được nguyên liệu thạch cao do trong
nước hiện tại chưa có mỏ khai thác thạch cao. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới
không ổn định, khó khăn về công tác vận chuyển, ngành xi măng Việt Nam sẽ khó
khăn nhiều trong việc đảm bảo đủ nguồn thạch cao cho quá trình sản xuất xi măng.
- Giá nhập khẩu thạch cao, clinker liên tục tăng do nhu cầu xây dựng của các nước
trên thế giới tăng cao. Doanh nghiệp ngành xi măng sẽ khó khăn trong công tác hoạch
định nguồn nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất của mình.
2. Môi trường cạnh tranh ngành:
2.1 Đối
thủ
ti ề m ẩ
n:
Rào cản gia nhập ngành cao do:
- Việc thành lập và phát triển một công ty xi măng rất phức tạp đòi hỏi vốn rất lớn
cho dây chuyền công nghệ;
- Kỹ thuật sản xuất phức tạp.
Sức hấp dẫn ra nhập ngành vừa phải do:
- Nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng ngày càng lớn;
- Số lượng doanh nghiệp sản xuất xi măng có thương hiệu đã khá nhiều;
Phan Văn Nam – Lop 19D – Cao hoc TCNH Page 8
Tiểu luận Môn Phân tích đầu tư
- Tỷ lệ sinh lời cao
2.2 Khách hàng:
- Khách hàng hiện nay có nhiều sự lựa chọn giữa nhãn mác sản phẩm trong
nước và sản phẩm nhập ngoại đặc biệt gây ảnh hưởng lớn đến giá cả cạnh tranh vì
giá cả thường quyết định sự chọn lựa sản phẩm xi măng của khách hàng;
- Chuyển đổi giữa nhà cung cấp sản phẩm này sang nhà cung cấp khác không tốn
nhiều thời gian và chi phí; Sự gắn bó của khách hàng đối với thương hiệu sản phẩm
thường không cao.
Các nhà phân phối chuyên nghiệp ngày càng nhiều với sự xuất hiện các siêu
thị vật liệu xây dựng có nhu cầu đặt hàng lớn. Việc phân phối và tìm kiếm khách
hàng nhỏ lẻ không còn là áp lực lớn của công ty.
2.3 Nhà c
ung c
ấ
p
- SCJ không bị gây áp lực nhiều bởi nhà cung cấp máy móc thiết bị do có
nhiều sự lựa chọn và số lượng nhà cung cấp lớn.
- Tuy nhiên SCJ phải chịu nhiều áp lực của các nhà cung cấp nguyên vật liệu
do:
Phụ thuộc vào nguồn thạch cao nhập khẩu;
- Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam độc quyền phân phối than
cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng.
2.4 S ả
n
p h
ẩ m
th a
y t h
ế
Trong xây dựng, việc tìm sản phẩm thay thế cho xi măng là không thể. Chỉ có
những bức tường ngăn đang có xu hướng sử dụng các tấm ghép, tuy nhiên rất khác xa
về chất lượng, nhưng các tấm ghép có giá thành thấp hơn nhiều và được sử dụng nhiều
cho các dự án xây dựng không đòi hỏi độ bền lâu dài như các văn phòng, cửa hàng.
2.5 C ạ
nh
tr a
nh
n ộ
i b
ộ ng à
n h
- Cấu trúc của ngành xi măng là một ngành phân tán. Số lượng các doanh nghiệp
đang tham gia hoạt động sản xuất xi măng rất nhiều là áp lực cạnh tranh lớn đối với SCJ;
- Việc các doanh nghiệp hiện tại trong nội bộ ngành rút lui khỏi ngành là rất ít xảy
ra do chi phí về vốn cho công nghệ và máy móc thường rất lớn. Các doanh nghiệp chỉ có
Phan Văn Nam – Lop 19D – Cao hoc TCNH Page 9
Tiểu luận Môn Phân tích đầu tư
xu hướng mở rộng quy mô và phát triển chuyên nghiệp hơn nữa để tạo ra công suất
lớn, chi phí tiết kiệm gây ra áp lực cạnh tranh không nhỏ cho SCJ.
III. Phân tich SWOT:
Điểm mạnh:
- Là một trong những đơn vị kinh doanh có hiệu quả nhất, lâu đời nhất và có môi
trường làm việc tốt nhất trong toàn bộ hệ thống xi măng lò đứng trên toàn quốc.
- Sản phẩm có uy tín trên thị trường, được nhiều khách hàng lựa chọn, mức
tăng trưởng của Công ty không ngừng tăng, bình quân từ 25% - 30%.
- Nằm ở vị trí thuận lợi, có tốc độ đầu tư hạ tầng cao và đường giao thông thông
thoáng.
- Hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm tốt, 100% số lượng xi măng xuất
xưởng đạt và vượt TCVN 6260:1997.
- Chú trọng công tác khuếch trương sản phẩm, xây dựng và đăng ký thương hiệu
cho sản phẩm xi măng cũng như xây dựng logo của Công ty .
Điểm yếu:
- Dây chuyền sản xuất xi măng lạc hậu: Công ty vẫn duy trì dây chuyền sản xuất xi
măng bán khô lò đứng cơ giới hóa của Trung Quốc trong khi các doanh nghiệp bạn sử
dụng dây chuyền sản xuất xi măng lò quay được cho là dây chuyền hiện đại.
- Mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng; hiện công ty mới có hai loại sản phẩm là xi
măng Sài Sơn PCB 30 và xi măng Nam Sơn PCB 40.
- Quy mô về vốn nhỏ.
- Chưa có phương án xuất khẩu sản phẩm.
- Chỉ số tài chính tuy ở mức tốt nhưng có xu hướng giảm xuống trong thời gian gần
đây.
Cơ hội:
- Nhu cầu của thị trường xi măng nội địa trong thời gian tới được dự báo là sẽ vẫn
tiếp tục tăng trưởng ổn định do nhu cầu xây dựng tăng cao.
- Dân số Việt Nam trẻ, tốc độ đô thị hóa trong những năm tới tăng cao khiến nhu
cầu về nhà ở tăng, dẫn đến nhu cầu các nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng trong đó
Phan Văn Nam – Lop 19D – Cao hoc TCNH Page 10
Tiểu luận Môn Phân tích đầu tư
có xi măng cũng tăng theo.
- Hà Tây đang phát triển cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, đô thị sẽ được xây
dựng nhiều trong thời gian tới khiến cho nhu cầu về xi măng tăng lên, trong khi sản
lượng xi măng của tỉnh vẫn chưa đáp ứng đủ. Đây là một cơ hội lớn cho Công ty trong
việc mở rộng thị phần
Thách thức:
- Hội nhập kinh tế quốc tế, các rào cản thương mại được xóa bỏ, các doanh
nghiệp nước ngoài có cơ hội tham gia vào thị trường xi măng Việt Nam. Vì thế, Công
ty sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh cao của xi măng nhập khẩu và có thể bị mất
thị phần.
- Do ảnh hưởng của lạm phát, các ngành điện, than đang yêu cầu Chính phủ cho
phép tăng giá bán để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Do chi phí
điện và than trong sản xuất xi măng chiếm tỷ trọng lớn nên việc tăng giá than và điện
(nếu được phép) sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí và lợi nhuận của Công ty.
- Sản lượng của ngành xi măng đến năm 2012 đã đáp ứng và vượt quá nhu cầu của
thị trường trong nước, dẫn đến tình trạng dư thừa xi măng tại thị trường nội địa.
Phan Văn Nam – Lop 19D – Cao hoc TCNH Page 11
Tiểu luận Môn Phân tích đầu tư
IV. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
1. Các chỉ tiêu tài chính qua các năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 TB
Dữ liệu trên mỗi cổ phiếu
Giá cổ phiếu cuối năm 6400 4700 7800 6300
EPS pha loãng 2261,31 -1214,60 774,35 1466,45
EPS cơ bản 2261,31 -1214,60 774,35 1471,97
Doanh thu trên mỗi cổ phiếu 28507 25757 32794 29120,90
Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu 30203,93 27978,51 28729,49 28905,96
Sức mạnh tài chính
Hệ số thanh toán nhanh 1,11 0,71 1,02 1,10
Hệ số thanh toán hiện hành 1,24 0,80 1,22 1,23
Nợ dài hạn/Vốn CSH 0,27 0,30 0,27 0,29
Tổng nợ/Vốn CSH 0,42 0,60 0,51 0,48
Tổng nợ/Tổng tài sản 0,50 0,53 0,50 0,51
Khả năng sinh lợi
Tỷ lệ lãi gộp (%) 15,41 9,94 9,74 13,84
Tỷ lệ lãi từ hoạt động kinh doanh
(%)
9,24 -4,65 1,14 6,01
Tỷ lệ EBIT (%) 11,70 6,47 8,86 11,38
Tỷ lệ lãi ròng (%) 7,93 -4,72 2,36 4,85
Hiệu quả quản lý
Hệ số thu nhập trên tài sản
(ROA) (%)
3,88 -2,02 1,32 2,93
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần
(ROE) (%)
7,68 -4,18 2,73 5,63
Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư
(ROIC) (%)
4,50 2,78 4,64 5,29
Khả năng hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho 16,88 14,02 13,74 16,34
Vòng quay các tài sản phải thu 2,31 1,94 2,61 2,68
Vòng quay tổng tài sản 0,49 0,43 0,56 0,52
Các chỉ số định giá
P/E 5,48 -10,21 16,01
P/B 0,41 0,44 0,43
P/S
Phan Văn Nam – Lop 19D – Cao hoc TCNH Page 12
Tiểu luận Môn Phân tích đầu tư
V. Phân tích định giá cổ phiếu
1. Theo phương pháp chiết khấu cổ tức
Thông tin cổ phiếu quý I ( tính đến ngày 31/3/2014) năm 2014
− Giá đóng cửa:15 500VND
− Cao nhất 52T: 16 495 VND
− Thấp nhất 52T: 5 435 VND
− Khối lượng trung bình 10 ngày: 13 390
Thông tin giá cổ phiếu SCJ ngày 31/12/2013 như sau:
− Giá cổ phiếu: 7800 VND
− ROE: 2,73 %
− Tỷ lệ cổ tức = 10 %
− Cổ tức: 1000 VND/ cổ phiếu
Như vậy lãi suất chiết khấu (tính theo phương pháp Implied) là:
r = 2,73% x (1-0.1) + 1000/7800 = 2,58%
Giá cổ phiếu vào ngày 31/3/2014 là 15 500 VND
Như vậy, giá cổ phiếu (tính theo Q1 năm 2014) = (1000 + 15500) / (1+2,58/4%) = 10
030 VND
Giá hiện tại của cổ phiếu đang giao dịch là 15 500 VND. Các nhà đầu tư nên tiến hành
bán ra.
Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro = Lợi suất kỳ hạn 1 năm vào năm 2014 = 7.2%
Tỷ lệ lãi suất tính theo phương pháp CAPM:
r =7.2% + [0.1 x (0.0273-0.072)] = 0.06753 = 6,753%
Như vậy Giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức:
= (1000 + 15500 / (1+6.753%) = 15 456 VND
Một cổ phiếu SCJ có giá trị nội tại thấp hơn giá trị thị trường vậy có nghĩa là giá
cổ phiếu đang được định giá cao hơn so với giá trị thực của nó. Tuy nhiên chênh lệch này
cũng không quá lớn, nhưng theo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xi
Phan Văn Nam – Lop 19D – Cao hoc TCNH Page 13
Tiểu luận Môn Phân tích đầu tư
măng Sài Sơn trong vài năm trở lại đây thì việc nắm giữ cổ phiếu SCJ là không được
khuyến khích.
2. Theo phương pháp chiếu khấu luồng tiền
Ta có bản báo cáo kết quả kinh doanh của công ty như sau:
(đơn vị: 1000 000 VNĐ)
DANH MỤC Q1/2014 Q4/2013 Q3/2013 Q2/2012 Q1/2012
Doanh thu thuần 74,690 103,947 72,591 80,116 63,557
Giá vốn hàng bán 66,993 93,430 66,427 72,853 56,868
Lợi nhuận gộp 7,697 10,518 6,164 7,263 6,689
Chi phí tài chính 4,072 5,011 4,802 5,252 5,753
Trong đó: Chi phí lãi
vay
4,072 5,011 4,802 5,244 5,695
Chi phí bán hàng 1,442 1,134 715 448 856
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
2,145 2,465 1,699 2,290 2,051
Tổng chi phí hoạt động 7,659 8,610 7,216 7,990 8,660
Tổng doanh thu hoạt
động tài chính
746 1,194 1,201 1,461 1,475
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
784 3,101 149 734 -497
Lợi nhuận khác 108 4,038 -104 -316 522
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
892 7,139 44 418 25
Chi phí thuế TNDN
hiện hành
N/A N/A N/A N/A N/A
Chi phí thuế TNDN
hoãn lại
N/A N/A N/A N/A N/A
Lợi ích của cổ đông
thiểu số
N/A N/A N/A N/A N/A
Tổng chi phí lợi nhuận 0 0 0 0 0
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
892 7,139 44 418 25
a. Nếu r = 2,58% ta có lợi suất theo quý là:
r’ = 2,58/4 =0.645 %=0.00645
NPV = 892/ (1 + 0.00645) +7139/ (1 + 0.00645)
2
+ 44/ (1 + 0.00645)
3
+ 418/ (1 +
0.00645)
4
+ 25/ (1 + 0.00645)
5
= 8408 (triệu đồng)
Phan Văn Nam – Lop 19D – Cao hoc TCNH Page 14
Tiểu luận Môn Phân tích đầu tư
Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu = 8408 (triệu đồng) / 9758000(cp) = 861 (đồng/cp)
Vậy giá cổ phiếu: 15500 + 861 = 16 361 ( đồng/ cp)
b. Nếu r = 6.753%:
r’ = 1.69%=0.0169
NPV = 892/ (1 + 0.0169) +7139/ (1 + 0.0169)
2
+ 44/ (1 + 0.0169)
3
+ 418/ (1 + 0.0169)
4
+ 25/ (1 + 0.0169)
5
= 8236 (triệu đồng)
Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu = 8236(triệu đồng) / 9758000 (cp) = 844 (đồng/cp)
Vậy giá cổ phiếu: 15 500 + 844= 16 344 ( đồng/ cp)
Khuyến nghị đầu tư:
− Đối với các nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu OPC: nắm giữ và theo dõi biến động
trên thị trường.
− Đối với các nhà đầu tư chưa sở hữu cổ phiếu OPC: Không nên nắm giữ cổ phiếu
SCJ trong thời điểm hiện tại do kết quả kinh doanh của Công ty này không khả quan
trong thời gian này. Kết quả kinh doanh cũng như giá cổ phiếu SCJ cũng đang đi xuống
trong vài năm trở lại đây.
Phan Văn Nam – Lop 19D – Cao hoc TCNH Page 15
Tiểu luận Môn Phân tích đầu tư
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh chính của Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn là Sản xuất
và kinh doanh xi măng, clinker, vật liệu xây dựng; Xây lắp các công trình xây dựng dân
dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi; San lấp mặt bằng.
Với thị trường xi măng trong những năm gần đây có dấu hiệu bão hòa nên các
công ty không thể thực hiện đầu tư mở rộng sản xuất là nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt
giảm doanh thu cũng như lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh với nền kinh tế
đang suy thoái là sự hoạt động kém hiệu quả đã khiến cho lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp bị giảm mạnh.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, bài luận mới chỉ dừng lại ở việc phân
tích và định giá cổ phiếu của công ty cổ phần Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn dựa
trên hai phương pháp “Chiết khấu cổ tức” và “Chiết khấu luồng tiền”. Nếu có điều kiện
nghiên cứu sâu hơn, bài luận sẽ có ích trong việc áp dụng có hiệu quả các công cụ phân
tích, định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Phan Văn Nam – Lop 19D – Cao hoc TCNH Page 16
Tiểu luận Môn Phân tích đầu tư
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bài giảng Phân tích tài chính của thầy Nguyễn Đình Thọ
2.
3.
Phan Văn Nam – Lop 19D – Cao hoc TCNH Page 17