Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty vật tư chế biến cung ứng cafe xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.28 KB, 114 trang )


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

































Nha Trang, tháng 11 năm 2007
Sinh Viên thực hiện
Hồ Thị Cẩm Thơ

LỜI CẢM ƠN

Sau ba tháng thực tập, với sự nổ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ nhiệt
tình của thầy cô, cô, chú anh chị trong công ty, cùng với sự động viên của gia đình
tôi đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp được giao.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà trường, ban chủ nhiệm khoa kinh
tế cung các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương
trình học tập và thực hiện công tác tốt nghiệp tốt.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn Phan Thị Xuân
Hương đã định hướng và tận tình chỉ bảo cho tôi trong quá trình hoàn thành hoàn
thành đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các cô, chú, anh chị trong công ty Vật Ty Chế Biến Cung Ứng
Cà Phê Xuất Khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến tất cả những người
thân trong gia đình, bạn bè đã hết lòng giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học
tập, cũng như hoàn thành đề tài này.





i


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ: Bình quân
CSH: Chủ sở hữu
DT: Doanh thu
ĐTNH: Đầu tư ngắn hạn
GT: Giá trị
GVHB: Giá vốn hàng bán
KNXK: Kim ngạch xuất khẩu
LNST: Lợi nhuận sau thuế
LNTT: Lợi nhuận trước thuê
SL: Sản lượng
TGNH: Tiền gửu ngân hàng
TP: Thành phố
TSCĐ: Tài sản cố định
TSLĐ: Tài sản lưu động
VCĐ: Vốn cố định
VLĐ: Vốn lưu động
XK: Xuất khẩu
XNK: Xuất nhập khẩu








ii
MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT i

MỤC LỤC ii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Nội dung kết cấu của đề tài 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG 5
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu 5
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 5
1.1.2.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân 5
1.1.2.2 Vai trò của hoạt đông xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp 5
1.1.3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 6
1.1.3.1. Công tác chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng xuất khẩu 6
1.1.3.2 Đàm phán ký kết hợp đồng 7
1.1.3.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 9
1.1.4. Hình thức xuất khẩu 11
1.1.4.1 Xuất nhập khẩu trực tiếp 12
1.1.4.2 Xuất khẩu ủy thác 12
1.1.4.3.Tái xuất khẩu 13
1.1.4.4. Gia công quốc tế 13
1.1.5. Một số quy định của nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu 13
1.1.5.1. Chế độ quản lý xuất nhập khẩu của nhà nước 13
1.1.5.2. Chính sách hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và khuyến khích hàng hóa
xuất khẩu. 14


iii

1.1.5.3. Chế độ kinh doanh xuất nhập khẩu của nhà nước 15
1.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA NƯỚC TA TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 16
1.2.1. Sản lượng, đơn giá và kim ngạch xuất khẩu 16
1.2.2. Thị trường xuất khẩu 20
1.3. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU CÀ PHÊ NƯỚC TA 20
1.3.1. Những thành tựu 20
1.3.2. Tồn tại 21
1.4. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU 22
1.4.1. Chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế trên giá vốn hàng bán 22
1.4.2. Chỉ tiêu KNXK/VKDbq 22
1.4.3. Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu xuất khẩu. 23
1.4.4. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân. 23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 25
2.1.1. Giới thiệu về công ty 25
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 25
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty 27
2.1.3.1. Chức năng 27
2.1.3.2. Nhiệm vụ 27
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
CỦA CÔNG TY 28
2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý 28
2.21.1. Mô hình tổ chức quản lý 28

2.2.1.2. Chức năng của các phòng ban 29
2.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất 31
2.2.2.1 Mô hình tổ chức sản xuất 31



iv

2.2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 31
2.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2003-2006 32
2.3.1. Tình hình thu mua nguyên liệu 32
2.3.1.1. Phương thức thu mua nguyên liệu 32

2.3.1.2 Tình hình thu mua của công ty 32
2.3.2. Tình hình tiêu thụ của công ty 36
2.3.3. Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 38
2.3.3.1 Tình hình tài chính của công ty 38
2.3.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua 41
2.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 50
2.4.1 Nhân tố nguyên vật liệu 51
2.4.2. Nguồn lực về vốn 52
2.4.3. Nguồn lực về lao động. 57
2.4.4. Nhân tố tỷ giá hối đoái 59
2.4.5 Nhân tố về trình độ công nghệ 60
2.4.6. Chính sách của nhà nước 62

2.5. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 65
2.5.1
Mặt hàng cà phê 65

2.5.1.1. Mặt hàng cà phê 65
2.5.1.2. Mặt hàng tiêu xuất khẩu 70

2.5.2 Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu 71
2.5.2.1. Sản lượng và kim ngạch các mặt hàng cà phê xuất khẩu 71
2.5.3. Thị trường xuất khẩu. 75
2.5.3.1. Thị trường Mỹ 80
2.5.3.2. Thị trường Anh 81
2.5.3.3. Thị trường Đức 83
2.5.3.4. Thị trường Tây Ban Nha. 84


v

2.5.3.5. Thị trường Pháp 84
2.5.3.6. Thị trường Thụy Sỹ. 85
2.5.3.7. Thị trường khác. 86

2.5.4. Tình hình xuất khẩu cà phê của công ty trong 6 tháng đầu năm 2007…….87
2.5.5. Hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu………………………………… 89
2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY. 91
2.6.1 Thành tựu 91
2.6.2. Tồn tại và nguyên nhân cơ bản 92
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY
1.NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 96
1.1. Mục tiêu 96
1.2. Thị trường tiêu thụ 96
1.3 Phương hướng cụ thể đẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong thời gian tới ở
Việt Nam 96
Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. 97
Biện pháp 2: Quản lý tốt nhân sự. 99

Biện pháp 3: Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu 101
Biện pháp 4: Xây dựng chiến lược kinh doanh thương mại của công ty phù
hợp với xu thế phát triển chung của thị trường. 102
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng1.1:Thể hiện sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của nước ta từ năm 2000-
2006 16
Bảng 1.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê của nước ta niên vụ 2002- 2003 20
Bảng 2.1: Tình hình thu mua nguyên liệu của công ty trong giai đoạn 2003- 2006 33
Bảng 2.2: Tình hình thu mua nguyên liệu tại các chi nhánh giai đoạn 2003- 2006 .35
Bảng2.3: Các mặt hàng tiêu thụ của công ty giai đoạn 2003- 2006 37
Bảng2.4: thể hiện tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2003- 2006 39
Bảng 2.5: Tình hình hoạt động của công ty trong 4 năm qua: 42
Bảng 2.6: Khả năng hoạt động của công ty 45
Bảng2.7: Phản ánh khả năng sinh lời của công ty 47
Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn của công ty giai đoạn 2003 – 2006. 49
Bảng 2.9: Diện tích và sản lượng cà phê qua các niên vụ. 51
Bảng 2.10: Tình hình tài sản của công ty trong giai đoạn 2003- 2006 54
Bảng 2.11: Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2003- 2006 56
Bảng2.12: Cơ cấu lao đọng của công ty theo trình độ 58
Bảng 2.13: Thể hiện các tiêu chuẩn về chất lương sản phẩm cà phê Robusta 60
Bảng 2.14: Thể hiện các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của cà phê Arabica 61

Bảng 2.15: Mặt hàng xuất khẩu 66
Bảng 2.16: Chênh lệch về sản lượng các mặt hàng xuất khẩu 66
Bảng 2.17: biểu hiện chênh lệch về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty.
66
Bảng 2.18: Sản lượng cà phê xuất khẩu 72
Bảng 2.19: Kim ngạch cà phê xuất khẩu 72
Bảng 2.20 : Chênh lệch về sản lượng các mặt hàng cà phê xuất khẩu giai đoạn
2003- 2006 73
Bảng 2.21 : Chênh lệch về kim ngạch các mặt hàng cà phê xuất khẩu giai đoạn
2003- 2006 74


vii
Bảng 2.22: Sản lượng theo cơ cấu thị trường xuất khẩu 76
Bảng2.23: Kim ngạch theo cơ cấu thị trường xuất khẩu 78
Bảng 2.24: Kết quả hoạt động của thị trường Futures. 82
Bảng 2.25: Tình hình xuất khẩu cà phê trong 6 tháng đầu năm 2007. 87
Bảng 2.26: Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty 89


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Biểu đồ 1.1 17
Biểu đồ 1. 2: Giá cà phê năm 2006 (USD/tấn) 18
Biểu đồ 1.3: Giá cà phê trong nước năm 1996-2006 (đ/kg) 18
Biểu đồ 2.1: Sản lượng cà phê xuất khẩu sang một số nước lớn. 77
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch cà phê xuất khẩu theo một số nước lớn. 79




1

LỜI MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài.
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp bước sang
nền kinh tế thị trường có sự điều tiết, quản lý của nhà nước, cùng với sự hội nhập
quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư, kỷ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý mới,
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Mỗi một quốc gia cũng như cá nhân không thể sống một cách riêng rẽ mà đầy
đủ, phát triển, phồn vinh được. Người tiêu dùng trong một nước không thể thỏa mãn
được nhu cầu khi chỉ tiêu cùng hàng hóa trong nước, một nước không thể phát triển
được khi chỉ bó hẹp trong khuôn khổ của mình, doanh nghiệp không thể phát triển
đa dạng được khi không có sự cạnh tranh thúc đẩy của hàng ngoại nhập. Do đó
trong mối quan hệ tổng thể thì mối quan hệ với bên ngoài là rất quan trọng, nó
nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn.
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, nước ta đã là một nước nằm trong hiệp
hội WTO nên sự cạnh tranh về nền kinh tế ngày càng gay gắt hơn, nền kinh tế nước
ta lại trong tình trạng đang phát triển vì vậy mà ngoại thương đóng vai trò rất quan
trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, thúc đẩy nhanh chóng quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.Trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển ngoại
thương thì việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng, nó làm
tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu.
Việt Nam là một nước đang phát triển và nguồn xuất khẩu chủ yếu là gạo, cà phê,
dầu mỏ… Cà phê Việt Nam là một trong những mặt hàng có uy tín trên thị trường
thế giới, tuy mới phát triển trong những năm gần đây nhưng cho đến nay thì cà phê
là một mặt hàng chủ lực trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và loại cà phê
Robusta là mặt hàng mà có sản lượng xuất khẩu đứng đầu thế giới.
Cùng với sự phát triển trên thì công ty Vật Tư Chế Biến Cung Ứng cà phê xuất
khẩu luôn phát triển sản xuất kinh doanh và đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu cà phê.

Công ty luôn nắm vững thị trường và nắm bắt cơ hội kinh doanh quốc tế. Trong
mấy năm gần đây tình hình xuất khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn do nhiều


2

nhân tố bên trong và bên ngoài thị trường cà phê thế giới tác động, do đó cần có giải
pháp để nhằm kịp thời khắc phục tình trạng trên.
Để góp phần vào việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường cho
công ty trong thời gian tới nên em lựa chọn đề tài: “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC
ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY VẬT TƯ CHẾ BIẾN CUNG
ỨNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU “.
2. Mục đích của đề tài
Lựa chọn đề tài nhằm mục đích sau:
− Cũng cố và bổ sung kiến thức đã được học, hệ thống, khái quát lý luận
chung về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
− Tập trung kiến thức đã được học trong nhà trường vào giải quyết những vấn
đề thực tiễn.
− Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của công ty trong những năm qua.
Từ đó đưa ra những mặt đạt được và còn hạn chế để rút ra nguyên nhân gây nên hạn
chế đó.
− Trên cơ sở lý luận, thực tiễn cũng như vận dụng lý thuyết để đưa ra giải pháp
góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty Vật Tư Chế Biến Cung Ứng cà
phê xuất khẩu trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của công ty Vật Tư Chế Biến
Cung Ứng cà phê xuất khẩu
− Phạm vi: Đi sâu nghiên cứu hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty từ đó
đưa ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
4. Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện đề tài em đã sử dụng phương pháp
− Phương pháp so sánh
− Phương pháp chỉ số
− Phương pháp phân tích kinh tế và xã hội
− Phương pháp thống kê


3

− Phương pháp hệ thống
5. Nội dung kết cấu của đề tài
Tên đề tài: Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Hoạt Động Xuất Khẩu Tại Công Ty
Vật Tư Chế Biến Cung Ứng Cà Phê Xuất Khẩu.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài
gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty Vật Tư
Chế Biến Cung Ứng Cà Phê Xuất Khẩu.
Trong quá trình thực tập em đã cố gắng tìm tòi, học hỏi cũng như được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty với sự chỉ bảo tận tình của cô
giáo hướng dẫn Phan Thị Xuân Hương nhưng do nhận thức còn hạn chế, chưa có
kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được sự
góp ý và chỉ bảo tận tình của các thầy cô, cô chú, anh chị.
Em xin chân thành cảm ơn!














Nha Trang, tháng 11 năm 2007
Sinh viên
Hồ Thị Cẩm Thơ


4


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
































5

1.1.KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là chìa khóa mở cửa ra cho các giao dịch
quốc tế cho một quốc gia. Như vậy xuất khẩu là:
Hoạt động thương mại quốc tế, là một hoạt động kinh tế trong đó chủ thể kinh
doanh của các nước bán hoặc mua sản phẩm cho một hoặc nhiều chủ thể kinh doanh
khác ở nước ngoài trong điều kiện nhất định.
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu

1.1.2.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân
− Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa.
Để công nghiệp hóa trong thời gian ngắn đòi hỏi phải có một số lượng vốn lớn để
nhập khẩu máy móc thiết bị, kỷ thuật công nghệ tiên tiến.Nguồn vốn này chủ yếu
huy động từ kim ngạch xuất khẩu
− Xuất nhập khẩu đóng vai trò vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển.
− Xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận
lợi.
− Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất
phát triển ổn định.
− Xuất khẩu tạo cho nguồn hàng trong nước ngày càng phong phú và đa dạng
hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh nhau thúc đẩy nhau cùng phát
triển.
− Xuất khẩu tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống xã hội.
Tóm lại việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu là vấn đề có ý
nghĩa quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tạo nhiều mối quan hệ kinh tế.
1.1.2.2 Vai trò của hoạt đông xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp
− Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và
tích lũy phát triển sản xuất của mọi doanh nghiệp.


6

− Hoạt động xuất khẩu có thể cho ta mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành
nghề mới. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thúc đẩy nhau cùng phát triển.
− Xuất khẩu kích thích đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất
− Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao, làm
cho thu nhập của công nhân viên được cải thiện.
− Hoạt động xuất khẩu có hiệu quả sẽ mạng lại cho doanh nghiệp lợi thế về uy

tín của doanh nghiệp trên thế giới.
− Xuất khẩu làm tăng nguồn ngoại tệ cho ngân sách nhà nước.
1.1.3 Nội dung của hoạt động xuất khẩu
1.1.3.1. Công tác chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng xuất khẩu
Trước khi đàm phán ký kết hợp đồng cần nghiên cứu thị trường, tìm đối tác.
a. Nghiên cứu về hàng hóa:
− Đặc điểm chung của hàng hóa: Nghiên cứu quy cách phẩm chất, công dụng
của hàng hóa, bao bì, nhãn hiệu, ý nghĩa kinh tế của hàng hóa.
− Tính chất của hàng hóa: Bao gồm hàng hóa hữu cơ (có nguồn gốc từ động
vật) hàng hóa vô cơ (khoáng sản, hàng công nghiệp).
− Ý nghĩa kinh tế của hàng hóa:
+ Tỷ trọng hàng hóa đó trong cơ cấu xuất nhập khẩu của thị trường xuất hay nhập.
+ Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đó chiếm trong kết cấu các nguồn
thu chi ngân sách của nước xuất hay nhập.
+ Vị trí của hàng hóa đó với nhu cầu đời sống sinh hoạt hay sản xuất của nước xuất
hay nhập.
− Chu kỳ sống của hàng hóa.
− Khả năng cạnh tranh của hàng hóa về giá cả, chất lượng mẫu mã, dịch vụ hậu
bán hàng, uy tín, phương thức thanh toán.
b. Nghiên cứu giá cả:
Việc định giá có thể là định giá theo chi phí, theo nhu cầu, theo đối thủ cạnh
tranh… Nhưng phải chú ý dến các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả như:


7

− Sự biến động của nền kinh tế: Khi nền kinh tế bị khủng hoảng thì giá cả có
xu hướng giảm và ngược lại.
− Nhân tố thời vụ.
− Nhân tố cung cầu.

− Nhân tố cạnh tranh.
− Các nhân tố khác: Lạm phát, tỷ giá, phương thức thanh toán, thị hiếu người
tiêu dùng.
c. Nghiên cứu về thị trường
− Các thông tin đại cương về đất nước, con người, tình hình chính trị, xã hội,
dân số, ngôn ngữ, địa lý, khí hậu, chế độ chính trị, hiến pháp chính sách kinh tế xã
hội.
− Những thông tin kinh tế cơ bản: Tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, tập quán
tiêu dùng, thu nhập bình quân đầu người.
− Tìm hiểu chính sách ngoại thương: Chế độ hạn ngạch xuất nhập khẩu, hàng
rào thuế quan, các chế độ ưu đãi đặc biệt, tìm hiểu về hệ thống ngân hàng tín dụng.
1.1.3.2 Đàm phán ký kết hợp đồng
Đàm phán là một quá trình trong đó hai hay nhiều bên tiến hành thương lượng
về các mối quan tâm chung và những điểm còn bất đồng để đi tới một thỏa thuận
mà các bên cùng có lợi. Có hai hình thức đàm phán là: Đàm phán qua thư và đàm
phán trực tiếp.
Sau khi giao dịch đàm phán, nếu thống nhất các bên sẽ soạn thảo hợp đồng và
ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.
Hợp đồng xuất nhập khẩu là hợp đồng mua bán quốc tế, là sự thỏa thuận giữa
các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp
hàng hóa, chuyển giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng
hóa, bên mua phải thanh toán tiền và nhận hàng.
Ký kết hợp đồng các bên phải chú ý một số đặc điểm sau:


8

− Cần có sự thỏa thuận thống nhất với nhau tất cả các điều khoản cần thiết
trước khi ký kết hợp đồng, một khi đã ký kết rồi thì việc thay đổi một điều nào đó sẽ
rất khó khăn và bất lợi.

− Văn bản hợp đồng thường do một bên soạn thảo. trước khi ký kết bên kia cần
phải xem xét kỹ lưỡng, cẩn thận đối chiếu với những thỏa thuận đã đạt được trong
đàm phán, tránh việc đối phương có thể thêm vào hoặc thay đổi một số điều khoản
gây bất lợi cho mình.
− Hợp đồng nên đề cập đến mọi vấn đề tránh phải áp dụng những tập quán để
giải quyết những điểm hai bên không đề cập đến.
− Những điều khoản trong hợp đồng phải xuất phát từ những đặc điểm của
hàng hóa cần mua bán, từ những điều kiện hoàn cảnh tự nhiên, xã hội của nước
người bán, người mua từ đặc điểm và quan hệ giữa hai bên.
Trong hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật lệ hiện hành
của nước người bán hoặc nước người mua.
− Người đứng ra ký kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền.
− Ngôn ngữ dùng để ký kết hợp đồng là ngôn ngữ mà cả hai bên cùng thông
thạo Đối với các hợp đồng xuất nhập khẩu của nước ta chủ yếu sử dụng ngôn ngữ
tiếng anh.
Một hợp đồng mua bán ngoại thương bao gồm những nội dung:
+ Số hợp đồng
+ Ngày và nơi ký hợp đồng
+ Tên và địa chỉ các bên ký kết
− Các điều kiện của hợp đồng
+ Tên hàng, quy cách, phẩm chất, sản lượng, bao bì, ký mã hiệu
+ Giá cả, đơn giá
+ Tổng giá (tổng giá trị của hợp đồng)
+ Thời hạn và địa điểm giao hàng
+ Điều kiện giao nhận
+ Điều kiện thanh toán


9


+ Điều kiện khiếu nại, trọng tài
+ Điều kiện bất khả kháng
+ Chữ ký của các bên
Với các hợp đồng phức tạp, nhiều mặt hàng thì có thêm phụ lục về các phụ
kiện là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng.
1.1.3.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sau khi hợp đồng ngoại thương được ký kết, đơn vị kinh doanh xuất nhập
khẩu với tư cách là một bên ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng như đã ký kết.
Đó là một công việc khá phức tạp và chúng ta cần tìm hiểu lộ trình của thực hiện
hợp đồng.
a.Xin giấy phép xuất khẩu do bộ thương mại hoặc cơ quan quản lý ngành đối
với mặt hàng xuất khẩu khẩn cấp
Theo nghị định chính phủ ban hành ngày 31/07/1998 quy định về chức năng
xuất khẩu của doanh nghiệp kể từ ngày 01/09/1998. Theo nghị định này thì tất cả
các doanh nghiệp đều có quyền xuất khẩu trực tiếp theo ngành hàng đã đăng ký
kinh doanh và những ngành hàng chuyên ngành, trước khi tiến hành kinh doanh
xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp phải đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại
cục hải quan tỉnh hay thành phố tùy theo địa điểm của doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu gửi về vụ quản lý xuất nhập khẩu
thuộc bộ thương mại bao gồm:
+ Đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu (theo mẫu)
+ Giấy phép thành lập doanh nghiệp (bản sao có công chứng)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng)
b. Thực hiện bước đầu của công việc thanh toán
Nhà xuất khẩu cần biết khâu thanh toán có đảm bảo hay không trước khi tiến
hành giao hàng. Các phương thức thanh toán thường sử dụng:
+ Thanh toán bằng tín dụng chứng từ (L/C): Nhà xuất khẩu cần nhắc nhở người
mua mở L/C đúng yêu cầu, có thể điều chỉnh nếu cần.
+ Thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền (CAD)



10

+ Thanh toán bằng thủ tục trả trước
c. Chuẩn bị hàng để xuất khẩu
Nhà xuất khẩu cần thu gom hàng cho đủ số lượng để xuất khẩu, tiến hành
đóng gói bao bì, ký mã hiệu theo quy định của hải quan nước nhập khẩu. Đồng thời
doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra để đảm bảo số lượng, chất lượng, quy cách…
d. Thuê phương tiện vận tải
Nếu theo một trong các điều kiện sau: FOB, CF, CIF… mà hợp đồng quy
định bên bán phải thực hiện.
e. Làm thủ tục hải quan
Theo điều 12 pháp lệnh hải quan quy định thủ tục hải quan bao gồm:
+ Khai báo và nộp tờ khai hải quan
+ Đưa hàng đến địa điểm quy định để kiểm tra.
+ Làm nghĩa vụ nộp thuế nếu có
f. Giao hàng cho người vận tải hoặc lên tàu
− Đối với hàng đủ container FCL ( Full Container Load).
+ Nhận một container rỗng từ bãi container
+ Lập bảng hàng kê sẽ xếp vào container để khai với hải quan và có kế hoạch sắp
xếp hàng vào container.
+ Người bán xếp hàng vào container cùng với hải quan niêm phong kẹp chì rồi đua
tới bãi ngoài cảng.
+ Lấy vận đơn đường biển.
− Hàng không đủ một container.
+ Lập bảng đăng ký hàng chuyên chở để thương lượng với người vận tải để họ xếp
hàng hóa vào cùng một container với hàng của chủ khác.
+ Lấy vận đơn đường biển.
g. Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu (nếu có quy định)
Không bắt buộc mua bảo hiểm, tùy theo từng điều kiện mà nhà xuất khẩu

hay nhà nhập khẩu mua bảo hiểm để tránh rủi ro trong kinh doanh. Tùy theo điều


11

kiện và việc lựa chọn hình thức bảo hiểm khác nhau do tính chất, tuyến đường vận
chuyển.
h. Thông báo cho người mua về kết quả giao hàng
i. Lập bộ chứng từ thanh toán xuất trình cho ngân hàng theo đúng thời hạn
quy định
Tất cả chứng từ phải lập theo đúng yêu cầu L/C vì ngân hàng chỉ dựa vào
L/C để kiểm tra bộ chứng từ sao cho phù hợp với tiến hành thanh toán cho người
bán.
Chứng từ thanh toán bao gồm:
+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Vận đơn đường biển.
+ Chứng từ bảo hiểm.
+ Chứng nhận phẩm chất, số lượng, chất lượng…
+ Chứng nhận xuất xứ, kiểm dịch vệ sinh.
+ Chứng từ kho hàng.
+ Chứng từ hải quan.
j. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp, thanh lý hợp đồng
Trong thực tế sau khi ký kết và việc thực hiện hợp đồng diễn ra có thể có
những tranh chấp xãy ra do việc vi phạm hợp đồng hay do tính không cụ thể, rõ
ràng trong điều khoản hợp đồng. Để tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu không
một trình tự chuẩn mực nào cả, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ điều kiện lựa
chọn FOB, CIF, phụ thuộc hình thức kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hay ủy thác, sự
quản lý của nhà nước, phương thức thanh toán.
1.1.4. Hình thức xuất khẩu
Trong nghiệp vụ xuất khập khẩu việc giao dịch giữa các bên để ký kết hợp

đồng mua bán hàng hóa ngoại thương đều phải tiến hành theo thể thức nhất định.
Các phương thức giao dịch rất đa dạng, mỗi hình thức giao dịch đều có đặc điểm
riêng
Hoạt động xuất khẩu có các hình thức sau:


12

1.1.4.1 Xuất nhập khẩu trực tiếp
Các tổ chức kinh doanh xuất khẩu bán hàng trực tiếp cho các tổ chức nước
ngoài phần lớn hàng hóa ở thị trường thế giới thông qua xuất khẩu trực tiếp.
Hợp đồng quy định rõ bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho
bên mua, bên mua có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng.
Mô hình1: xuất khẩu trực tiếp
Người bán Người mua
1.1.4.2 Xuất khẩu ủy thác
Là hình thức xuất khẩu thông qua trung gian thương mại. Các trung gian
thương mại này trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng giao nhận hàng hóa với bên
đối tác nước ngoài.
Bên tổ chức kinh doanh nhận xuất nhập khẩu ủy thác được nhận một khoản
thù lao gọi là phí ủy thác xuất nhập khẩu
Mô hình2: xuất khẩu ủy thác










Xuất khẩu ủy thác: Là doanh nghiệp kinh doanh có hàng hóa hoặc dịch vụ
nhưng vì doanh nghiệp không đủ điều kiện để xuất khẩu trực tiếp, ủy nhiệm cho
một doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu làm nhiệm vụ xuất khẩu cho
mình. Bên nhận ủy thác sẽ tiến hành ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu với
bên thứ ba. Bên nhận ủy thác sẽ nhận được một khoản phí ủy thác xuất khẩu.
Người bán

Bán buôn

Đại lý

Mô giới

Bán lẽ

Người tiêu dùng



13

Việc xuất khẩu ủy thác được thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế gọi là hợp
đồng xuất khẩu ủy thác, đó là hợp đồng mà các chủ thể hợp đồng trong một nước,
đối tượng của hợp đồng là hàng hóa, dịch vụ sẽ xuất vượt qua biên giới quốc gia
hoặc vượt qua khu vực chế xuất.
1.1.4.3.Tái xuất khẩu
Tái xuất khẩu là xuất khẩu trở lại những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu
chưa qua chế biến ở nước tái xuất.
- Giao dịch tái xuất bao gồm: xuất khẩu và nhập khẩu với mục đích thu về

một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. giao dịch này luôn thu hút ba nước:
Nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu. Vì vậy người ta gọi giao
dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác.
− Tái xuất có thể được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:
+ Tái xuất theo đúng nghĩa của nó trong đó hàng hóa đi từ nước xuất khẩu
sang nước tái xuất rồi được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu.
+ Chuyển khẩu: Trong đó hàng hóa đi từ nước xuất sang nước nhập khẩu.
Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.
1.1.4.3. Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một phương thức kinh doanh trong đó một bên là bên
nhận gia công, nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác gọi là bên
đặt gia công để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhân thù lao
gọi là phí gia công.
1.1.5. Một số quy định của nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu
1.1.5.1. Chế độ quản lý xuất nhập khẩu của nhà nước
a. Nguyên tắc sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu
+ Tuân thủ pháp luật Việt Nam, các chính sách có liên quan (mặt hàng
thuế…)
+ Tôn trọng pháp luật Việt Nam và tập quán thương mại quốc tế, thực hiện
đầy đủ các cam kết với các đối tác nước ngoài.


14

+ Đảm bảo sự tự chủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp trong việc đáp
ứng nhu cầu thị trường.
b. Lĩnh vực hoạt động và tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu.
Xuất nhập khẩu hàng hóa kể cả dịch vụ nước ngoài với khu chế xuất thông
qua thương mại, hợp tác quốc tế, hợp tác đầu tư và viện trợ.
Các hình thức sau đây cũng gọi là xuất nhập khẩu hàng hóa: tạm nhập tái

xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, gia công chế biến hàng hóa và bán thành
phẩm cho nước ngoài hoặc thuê nước ngoài gia công chế biến, ủy thác xuất nhập
khẩu.
Tham gia các hoạt động này là các doanh nghiệp, các tổ chức có giấy phép
kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp.
1.1.5.2. Chính sách hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và khuyến khích hàng hóa
xuất khẩu.
Tất cả các loại hàng hóa đều được tự do xuất nhập khẩu và chịu sự điều tiết
của luật thuế xuất nhập khẩu trừ một số mặt hàng chịu sự quản lý của hành chính
của nhà nước và một số mặt hàng cấm xuất nhập khẩu.
− Danh mục hàng cấm xuất khẩu theo quy định số 864/TTg cấm xuất nhập
khẩu.
− Danh mục hàng chịu sự quản lý của nhà nước.
− Danh mục vật tư chuyên dùng.
− Nhà nước sử dụng có hiệu lực thuế xuất nhập khẩu để điều chỉnh nhu cầu
xuất nhập khẩu của từng mặt hàng trong các giai đoạn. Việc khuyến khích thông
qua chế độ miễn giảm thuế xuất nhập khẩu.
Hiện nay nhà nước khuyến khích kinh doanh xuất khẩu, đổi mới cơ cấu mặt
hàng, nâng cao sức cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới. Trong đó
nâng cao trình độ chế biến hàng nông sản, mở rông gia công hàng nông nghiệp phát
triển các mặt hàng dệt may, điện tử… đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có thị trường
lớn và có ưu thế cạnh tranh như dầu mỏ, cà phê, thủy sản…



15

1.1.5.3. Chế độ kinh doanh xuất nhập khẩu của nhà nước
Chế độ sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu được quy định phù hợp với các
đối tượng: Đơn vị sản xuất, gia công, các tổ chức chuyên ngành xuất nhập khẩu.

Trong đó có những quy chế quản lý cụ thể đối với từng phương thức xuất nhập khẩu
cụ thể.
Một số chế độ quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu:
− Tất cả các doanh nghiệp trong tất cả thành phần kinh tế đều được tự do buôn
bán với nước ngoài theo luật định. Các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất
nhập khẩu chính thức được xuất khẩu và nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng trừ
các mặt hàng có quy định riêng.
− Các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu có quyền tự quyết định giá mua bán
trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu theo chế độ quản lý của
nhà nước.
− Các tổ chức phải thực hiện đúng cam kết về chất lượng và điều kiện về giao
nhận hàng xuất theo các hợp đồng đã ký kết với các đối tác nước ngoài.
− Tất cả các hàng hóa vận chuyển qua biên giới Việt Nam phải làm các thủ tục
hải quan và chịu sự kiểm tra của hải quan cửa khẩu.
− Hiện nay nước ta đã gia nhập WTO các thủ tục về xuất nhập khẩu trở nên dễ
dàng hơn.
− Xóa bỏ những rào cản về xuất nhập khẩu, góp phần từng bước đưa nền ngoại
thương hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước thành một nền ngoại thương do khu
vực tư nhân điều khiển.
− Đảm bảo kinh doanh công bằng và hợp pháp nhằm giảm thiểu xung đột
thương mại cũng như các mâu thuẩn với đối tác kinh doanh.
− Đơn giản hóa và cũng cố lại hệ thống luật giúp mọi người hiểu đúng và áp
dụng trong thương mại một cách dễ dàng.



16

1.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA NƯỚC TA TRONG NHỮNG

NĂM GẦN ĐÂY
1.2.1. Sản lượng, đơn giá và kim ngạch xuất khẩu
Bảng1.1:Thể hiện sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của nước ta từ năm 2000-
2006
chỉ tiêu

Năm
Sản lượng
(Tấn)
Đơn giá
(USD)
KNXK (triệu
USD)
Sự gia tăng
về KN hàng
năm (%)
2000 874.676 436,6 381,88 -
2001 713.753 368,85 263,27 (31,06)
2002 691.421 619,93 428,63 62,81
2003 750.000 666,67 500 16,65
2004 906.000 655,63 594 18,80
2005 803.647 789,15 634,2 6,77
2006 897.000 1.227,42 1.101 73,60
Nguồn: www.Vicofa.com.vn
Như vậy kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta ngày càng tăng cao. Năm
2000 với mức sản lượng là 874.676 tấn, đạt kim ngạch 381,88 triệu USD nhưng đến
năm 2006 mức sản lượng đã tăng lên rất nhiều 897.000 tấn đạt kim ngạch 1.101
triệu USD, và năm 2006 về kim ngạch tăng lên 73,60% so với năm 2005. Điều này
cũng là do giá cà phê ngày càng tăng lên hơn nữa nhu cầu cà phê thế giới cũng ngày
càng tăng cao. Hiện nay cà phê Việt nam là một trong những mặt hàng xuất khẩu

chủ lực (gạo, cà phê, thủy sản, dầu thô…). Đặc biệt là giá cà phê Arabica tăng
mạnh. Còn loại Robusta thì tăng tương đối. Xem tình hình biến đông giá cà phê
Robusta xuất khẩu năm 2004.




×