Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu bảo tồn loài nấm phễu lông Panus Tenebrosus mới tìm thấy ở vườn Quốc gia Cát Tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.66 MB, 59 trang )

i
LỜI CẢM ƠN

Sau hơn 4 năm học tập và 3 tháng thực tập tốt nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh
nay tôi đã hoàn thành khóa học của mình và thực hiện đề tài này. Để đề tài này
được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn phải kể đến sự giúp đỡ nhiệt tình
về vật chất và tinh thần của các tổ chức và cá nhân liên quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Khoa
Chế biến, bộ môn Công nghệ Sinh học, cùng các thầy cô giáo đã tạo đã tạo những
điều kiện tốt nhất, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi theo học tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Xuân Thám – PGĐ Trung tâm Hạt
nhân Tp. Hồ Chí Minh và TS. Nguyễn Thị Nga – Đại học Nha Trang đã trực tiếp
hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, giúp tôi hoàn thành
đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn bà Trần Lê Thu Thảo – Giám đốc công ty THHH
TM&SX Dona – Củ Chi – Tp Hồ Chí Minh và các cô chú nhân viên trong công ty.
Xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc, các cô chú, anh chị nhân viên trong
Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ, anh chị và các bạn của tôi,
những người luôn bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi vượt qua mọi khó khăn
để tôi có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn và xin kính chúc mọi người sức khỏe và hạnh phúc.

Nha Trang, tháng 11 năm 2007
Sinh viên


Đỗ Đăng Công


ii


MỤC LỤC

Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các hình v
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giới thiệu chung về chi Panus Fr. 4
1.1.1. Hệ thống phân loại 4
1.1.2. Đặc điểm cơ bản 6
1.1.3. Ứng dụng của các loài nấm phễu lông 7
1.2. Các loài nấm phễu lông thường gặp 7
1.2.1. Panus rudis Fr. (1838) 7
1.2.2. Panus torulosus (Pers.: Fr.) Fr., Epicrisis: 397 (1838) 9
1.2.3. Panus fulvus (Berk.) Pegler & Rayner; Kew Bull. 23: 385 (1969) 11
1.3. Phân lập và giữ giống nấm ăn, nấm dược liệu 13
1.3.1. Công thức chế tạo một số loại môi trường thường dùng để phân lập và giữ
giống các loại nấm nuôi trồng 13
1.3.2. Cách làm môi trường thạch đĩa, thạch nghiêng 15
1.3.3. Cách phân lập giống từ quả thể nấm hay từ cơ chất 16
1.4. Nhân giống cấp 2 các loại nấm trồng 17
Phần 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.2. Vật liệu, hóa chất và thiết bị 21
2.2.1. Vật liệu 21
2.2.2. Thiết bị và dụng cụ 21
2.3. Thời gian và địa điểm 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu 22
2.4.1. Tách phân lập giống nguyên chủng 22
iii

2.4.2. Thuần khiết giống bảo tồn và khảo sát tốc độ lan tơ, đặc điểm của tơ nấm
trên môi trường thạch 23
2.4.2.1. Thuần khiết giống bảo tồn 23
2.4.2.2. Khảo sát tốc độ lan tơ, đặc điểm của tơ nấm trên môi trường thạch 23
2.4.3. Nhân giống cho nuôi trồng thử nghiệm và khảo sát tốc độ lan tơ nấm trên
môi trường hạt 24
2.4.3.1. Nhân giống cho nuôi trồng thử nghiệm 24
2.4.3.2. Khảo sát tốc độ lan tơ của nấm trên môi trường giống hạt 24
2.4.4. Nuôi trồng thử nghiệm 24
2.4.4.1. Chuẩn bị nguyên liệu 25
2.4.4.2. Cấy giống và nuôi ủ 25
2.4.4.3. Tưới đón nấm 25
2.5. Phương pháp thu nhận kết quả 25
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 25
Phần 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
3.1. Mô tả các loài đã phát hiện tại rừng Quốc gia Cát Tiên 27
3.1.1. Panus rudis Fr. (1838) 27
3.1.2. Panus torulosus (Pers.: Fr.) Fr., Epicrisis: 397 (1838) 29
3.1.3. Panus fulvus var. fulvus 31
3.1.4. Panus fulvus var. similis 32
3.1.5. Panus fulvus var. nudicolum 34
3.1.6. Panus tenebrosus Corner 36
3.2. Kết quả phân lập giống và nuôi trồng 38
3.2.1. Kết quả phân lập giống bằng phương pháp tách mô vô trùng 38
3.2.2. Khảo sát tốc độ lan tơ trên môi trường thạch 39
3.2.3. Khảo sát tốc độ lan tơ trên môi trường hạt 41
3.2.4. Kết quả nuôi trồng thử nghiệm 44
3.2.4.1. Khảo sát sự phát triển của tơ nấm trên môi trường cơ chất mùn cưa cao
su 44
iv

3.2.4.2. Qúa trình chăm sóc và đặc điểm của quả thể nuôi trồng 46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




































v
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1. Quan hệ chủng loại phát sinh giữa Panus và các nhóm gần gũi 6
Hình 1.2. Nấm cách nhĩ 7
Hình 1.3. Nấm cách nhĩ tím 9
Hình 1.4. Quy trình tạo giống nấm từ quả thể 17
Hình 3.1. Panus rudis 28
Hình 3.2. Panus torulosus 30
Hình 3.3. Panus fulvus var. fulvus 31
Hình 3.4. Panus fulvus var. similis 33
Hình 3.5. Panus fulvus var. nudicollum 35
Hình 3.6. Panus tenebrosus Corner 37
Hình 3.7. Giống Panus tenebrosus thuần khiết 39
Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn tốc độ phát triển của hệ sợi nấm trên môi trường PGA
40
Hình 3.9. Sự phát triển của tơ nấm Panus tenebrosus trong môi trường thạch 40
Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn tốc độ lan tơ của nấm Panus tenebrosus trên môi
trường hạt 42
Hình 3.11. Sự phát triển của sợi nấm Panus tenebrosus trên môi trường hạt lúa 43

Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn tốc độ lan tơ nấm Panus tenebrosus trên môi trường
mùn cưa cao su
Hình 3.13. Nấm Panus tenebrosus phát triển trên môi trường cơ chất tổng hợp mùn
cưa cao su 45
Hình 3.14. Quả thể nấm P. tenebrosus hình thành trên môi trường cọng 47
Hình 3.15. Các giai đoạn hình thành quả thể nấm Panus tenebrosus trên môi trường
hạt 48
1

LỜI MỞ ĐẦU

Từ thời xa xưa, nấm đã được ưa chuộng sử dụng rộng rãi, chúng có rất sẵn
trong tự nhiên. Tuy nhiên, bên cạnh các nấm có giá trị dinh dưỡng cao, có hương vị
thơm ngon hoặc có giá trị chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, trong tự nhiên còn có không
ít các loài nấm độc chết người. Chính vì vậy từ lâu trên thế giới các nhà khoa học đã
phải bắt tay vào nghiên cứu để phân biệt được các loài nấm độc và không độc từ đó
có những phương pháp thích hợp để bảo tồn nguồn gen của các loài nấm quý hiếm
trên thế giới và đưa những loài nấm có giá trị dinh dưỡng cao, có giá trị về dược
liệu vào sản xuất ở quy mô công nghiệp góp phần tăng năng suất lao động, tăng giá
trị kinh tế, cải thiện đời sống xã hội.
Hiện nay trên thế giới đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất rất nhiều loại nấm
có giá trị thực phẩm và dược liệu cao như nấm rơm, nấm bào ngư, nấm hương, nấm
mỡ, nấm mèo, nấm đầu rồng, nấm kim châm, nấm linh chi, nấm vân chi Tuy
nhiên, cũng còn rất nhiều những loài nấm chưa được biết đến và nghiên cứu như
các loài thuộc chi Panus. Trên thế giới cũng chưa có nhiều nghiên cứu về chi nấm
này, ở Việt Nam mới được ghi nhận cho đến nay 2 loài: Panus rudis Fr. và Panus
torulosus (Pers.: Fr.) Fr. [= Panus conchatus (Bull.: Fr.) Fr.] (Trịnh Tam Kiệt, 2001;
Ngô Anh, 2004), tuy nhiên mới có mô tả cho loài đầu (Trịnh Tam Kiệt, 1981). Chi
Panus Fr. khá rộng, gồm nhiều loài. Quan niệm về giới hạn chi Panus cũng khá
khác biệt giữa các tác giả, rất khó tách riêng khỏi chi Lentinus, đặc biệt là cách tiếp

cận xác định của Pegler (1983): nhập chung Lentinus với Panus (chỉ coi là các phân
chi) và Corner (1981): phân ra các chi riêng biệt. Giới hạn giữa chúng còn nhiều
tranh biện (Kuhner, 1980, Singer, 1986, Hibbett & Vilgalys, 1993).
Được sự phân công của Ban chủ nhiệm Khoa Chế Biến - Trường Đại học
Nha Trang nay tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo tồn loài nấm phễu lông
Panus tenebrosus mới tìm thấy ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên” dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Lê Xuân Thám và TS. Nguyễn Thị Nga.
2

Mục đích của đề tài: - Bổ sung dẫn liệu về các loài nấm phễu lông: chi
Panus phát hiện ở rừng Quốc Gia Cát Tiên.
- Bảo tồn nguồn gen nấm Panus tenebrosus
Nội dung của đề tài: - Mô tả các loài thường gặp trong chi Panus được phát
hiện ở Việt Nam.
- Khảo sát tốc độ lan tơ của loài nấm Panus tenebrosus
trên môi trường PGA, môi trường hạt, môi trường cọng và môi trường cơ chất tổng
hợp mùn cưa cao su.
- Tạo giống thuần khiết để bảo tồn nguồn gen nấm
Panus tenebrosus và bước đầu nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm loài nấm này để
phục vụ cho những nghiên cứu sau này.
Ý nghĩa khoa học của đề tài: Qua đề tài chúng tôi cũng phần nào nêu được
sự đa dạng về nguồn tài nguyên nấm nói chung và chi Panus nói riêng. Đồng thời,
đề tài cũng góp phần bổ sung thêm dẫn liệu vốn dĩ rất ít về chi nấm thú vị này; bổ
sung vào danh lục nấm Việt Nam một loài nấm mới - Panus tenebrosus mà đã được
bảo tồn nguồn gen để phục vụ cho những nghiên cứu về sau.














3


Phần 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU














4

1.1. Giới thiệu chung về chi Panus

1.1.1. Hệ thống phân loại
Nấm phễu lông có tên khoa học là Panus, vị trí phân loại của chi nấm này
như sau:
Giới nấm: Mycetalia
Ngành phụ nấm đảm: Basidiomycetes
Bộ: Agaricales
Họ: Pleurotaceae
Chi: Panus

Chi Panus Fr. khá rộng, gồm nhiều loài, ở Việt Nam mới được ghi nhận cho
đến nay 2 loài: Panus rudis Fr. và Panus torulosus (Pers.: Fr.) Fr. [= Panus
conchatus (Bull.: Fr.) Fr.] (Trịnh Tam Kiệt, 2001; Ngô Anh, 2004), tuy nhiên mới
có mô tả cho loài đầu (Trịnh Tam Kiệt, 1981). Mới đây chúng tôi đã khảo sát rừng
Quốc gia Cát Tiên sưu tập được 4 loài, trong đó ngoài 2 loài đã biết trên còn phát
hiện thêm 2 loài mới ở Việt Nam: Panus fulvus (Berk.) Pegler & Rayner và Panus
tenebrosus Corner.
Quan niệm về giới hạn chi Panus cũng khá khác biệt giữa các tác giả, rất khó
tách riêng khỏi chi Lentinus, đặc biệt là cách tiếp cận xác định của Pegler (1983):
nhập chung Lentinus với Panus (chỉ coi là các phân chi – subgenus) và Corner
(1981): phân ra các chi riêng biệt. Giới hạn giữa chúng còn nhiều tranh biện
(Kuhner, 1980, Singer, 1986, Hibbett & Vilgalys, 1993).
Năm 1985, Redhead & Ginns đã phân tách các loài gây mục nâu (chủ yếu
chỉ phân hủy cellulose, hầu như không phân hủy lignin) của chi Panus và Lentinus
thành Neolentinus Redhead & Ginns và Heliocybe Redhead & Ginns, tương ứng với
các phần của chi Lentinus, phân chi Panus sensu Pegler, Panus sensu Corner và
Lentinus sensu Singer và Kuhner.
Gần đây, các đặc trưng genes đã được áp dụng cho hệ thống học của Panus
và Lentinus (Hibbett & Vilgalys, 1991, 1993), chủ yếu tập trung phân tích DNA
5


ribosome. Kết quả chứng tỏ tính thuần nhất chủng loại phát sinh của Lentinus sensu
Corner (1981), của Neolentinus (phần lớn), và một phạm trù chặt chẽ về Panus.
Trong khảo cứu phân lớp các dẫn liệu giải trình tự DNA ribosome, Panus s.str.
được thể hiện rõ ở Panus conchatus (Bull.: Fr.) Fr. – đây chính là loài chuẩn (type
species) của Panus (Corner, 1981; Pegler, 1983), Panus rudis Fr. và Panus fulvus
(Berk.) Pegler & Rayner., Panus tenebrosus. Thật thú vị khi ngay ở rừng Quốc gia
Cát Tiên chúng tôi đã tìm thấy cả 4 loài đó và lần đầu tiên mô tả minh họa chi tiết
trong bài báo cáo này.
Tính tương đồng trong giải phẫu dễ thấy ở các nhóm nấm nhiều lỗ
(polypore). Do vậy một số tác giả lại xếp Panus và Lentinus trong họ polyporaceae,
bất chấp việc Panus và Lentinus là các nấm có tán (gilled fungi), chẳng hạn như
Singer (1986). Chính các dẫn liệu DNA ribosome xác nhận quan điểm rằng
Lentinus s.str. phát sinh từ Polyporus Fr., song lại không chứng tỏ Panus phát sinh
từ nấm nhiều lỗ (Polypore). Điều này chứng tỏ rằng cấu trúc phiến (lamellae) của
Panus và Lentinus là không tương đồng với nhau, mà đúng hơn chúng là kết quả
của quá trình tiến hóa phân ly, được Hibbett et al. (1993) chỉ ra khi nghiên cứu phát
sinh cá thể (nuôi trồng trên cơ chất) thể mang bào tử (sporophore) – thể quả của 3
loài Panus s.str. nêu trên.
Do vậy chúng tôi cũng theo Corner (1981), Hibbett (1993) và các tác giả
đồng quan điểm để xác định các loài Panus và tách biệt với Lentinus ở Việt Nam.
Điều này có ý nghĩa rằng quan hệ chủng loại phát sinh của các nhóm Panus,
Pleurotus, Lentinus, Lentinula, Neolentinus là rất gần nhau, và kể cả với Polyporus
nữa (Hibbett & Vilgalys, 1993, Neda & Nakai, 1995). Tuy nhiên, theo đó chúng ta
cũng nhận thấy các loài Panus tập trung hội tụ thành một nhóm nhỏ. Quan hệ giữa
chúng được thể hiện qua sơ đồ (hình 1.1).

6


Hình 1.1. Quan hệ chủng loại phát sinh giữa Panus và các nhóm gần gũi

(Dẫn liệu 18S rDNA sequence: Neda & Nakai, 1995)

1.1.2. Đặc điểm cơ bản
Là loài nấm đảm phá gỗ. Mọc trên thân cây chết, rễ cây mục, ở những nơi
ẩm ướt có nhiệt độ thấp khoảng 19 – 25
0
C. Chúng phân bố rất rộng, đã có sự ghi
nhận sự có mặt của chúng ở Australia, Châu Phi, Mỹ, Trung Quốc, Malaysia… và
nay được tìm thấy ở Việt Nam.
Hình dáng quả thể rất đặc trưng, có hình phễu và được phủ một lớp lông từ
trên tán dọc xuống đến hết thân nấm. Tuy nhiên cũng có sự biến đổi tùy theo vùng
địa lý hoặc điều kiện tự nhiên khác nhau, có thể là thân nấm ngắn hay dài hơn, tán
nấm lớn hơn hay nhỏ, phễu sâu hay nông, lông dày cứng hay mềm mịn…
7

1.1.3. Ứng dụng của các loài nấm phễu lông
Cho đến nay trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu về chi nấm này cho nên
đa số các loài này đều chưa xác định chính xác được giá trị ứng dụng của nó. Hơn
nữa chúng đều được phủ một lớp lông rất dày và cứng, thịt nấm dai, đàn hồi do đó
không được ưa chuộng sử dụng làm thực phẩm. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào
khẳng định các loài nấm này có chứa độc tố và khi còn non thì lông mềm mịn, thịt
nấm cũng rất mềm nên cũng có thể sử dụng làm thực phẩm. Những người thổ dân ở
Châu Phi đã sử dụng chúng để làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh nhưng chưa có
dẫn liệu khoa học chính xác nên chưa được sử dụng rộng rãi. Trong chi nấm này
duy nhất chỉ có loài Panus torulosus là đã được sử dụng làm thực phẩm rộng rãi
trên thế giới, loài nấm này có lông mịn, mềm, thịt nấm dày và mềm.
1.2. Các loài nấm phễu lông thường gặp
1.2.1. Panus rudis Fr. (1838)
Nấm Panus rudis Fr. hay còn gọi là nấm cách nhĩ, nấm tai da














Hình 1.2. Nấm cách nhĩ

8

Tên khoa học: Panus rudis Fr.
Tên tiếng Anh: Ruddy Panus
Thuộc họ: Pleurotaceae
Đường kính mũ nấm: 2 – 9 cm
Kích thước cuống nấm: 0,5 – 2 x 0,2 – 1 cm
Kích thước bào tử: 23,4 – 56 x 7,2 – 14 m
Agaricus strigosus Schwein. in Schr. Naturf. Ges. Leipzig 1: 63 (1822).
A. crinitus Schwein., loc. cit., non A. crinitus Linn.: Fr. (1821).
L. lecomtei Fr., Syst. Orb. Veg.: 77 (1825).
A. strigopus Pers. apud Gaudichaud in Freycinet,
Voyage Uran. & Physic.: 167, pl. 1/6 (1827)
A. hirtus Secr., Mycogr. Suisse 2: 452 (1833), non A. hirtus Fr. (1830).
L. strigosus (Pers.) Fr., Syn. Gen. Lent.: 6 (1836),
non L. strigosus (Schwein.) Fr. (1825).

A. macrosporus Mont. in Ann. Sci. Nat. Bot. sér. 2,8: 370 (1837).
L. capronatus Fr., Epicrisis: 389 (1838), non Berk. (1843).
Panus rudis Fr., loc. cit.: 398. Đây chính là tên gốc cần được ưu tiên sử
dụng.
A. sainsonii Lév. in Demid., Voy. Russ. mér. 2: 85, pl. 1/5 (1842).
L. chaetophorus Lév. in Ann. Sci. Nat. Bot. sér. 3,2: 177 (1844).
P. lamyanus Mont., Syll. gen. spec. cryptog.: 147 (1856).
P. sainsonii (Lév.) Heuffler in Verh. zool bot. Ges. Wien 17: 731 (1861).
P. hoffmani Fr. in Hoffm., Tab. anal. Fung. 4: 94, pl. 22/1 (1865).
L. sparcibarbis Berk. & Curt. in Journ. Linn. Soc., Bot. 10: 301 (1868).
Pocillaria rudis (Fr.) O. Kuntze, Rev. Gen. Pl. 3: 506 (1898).
L. rudis (Fr.) P. Henn., apud Engl. & Prantl, Nat. Pfl fam. 1, 1**: 224
(1900)
L. lamyanus (Mont.) P. Henn., loc. cit.
L. substrigosus P. Henn. & Shirae in Engl., Bot. Jarhb. 28: 270 (1900).
9

L. paolii Baccarini apud Chiovenda,
Res. Sci. Miss. Stefan Paoli Somal. Ital., Bot.: 190 (1916).
L. metatensis Baccarini in Annali Bot. 14: 119 (1917).
L. ochraceus Lloyd, Mycol. Writ. 6: 1008, pl. 170/1855 (1920),
non Panus ochraceus Massee (1906).
Pleurotus rudis (Fr.) Pilát apud Kavina & Pilát, atl. Champ. Eur. 2: 162
(1935).
Panus semirudis Singer in Beih. Bot. Centralb. 56B: 142 (1936).
Panus rudis var. semirudis (Singer) Singer in Lilloa 22: 275 (1951, as
subrudis).
Panus fragilis O.K. Miller in Mycologia 57: 943 (1965).
Panus lecomtei (Fr.) Corner in Beih. Nova Hedw. 69: 90, fig. 24 (1981).
Theo Pegler, xác định của Fries ngay từ 1825 là đúng đắn:

Lentinus strigosus (Schwein.) Fr., Syst. Orb. Veg.: 77 (1825),
non Panus strigosus Berk. & Curt. (1859).
Có lẽ đây là loài được xác định phức tạp nhất : có tới 28 lần định danh và
hiệu chỉnh (từ lần đầu tiên đặt tên năm 1822 bởi Lewis (Ludwig) David von
Schweinitz đến gần đây nhất là bởi E.J.H. Corner năm 1981.
1.2.2. Panus torulosus (Pers.: Fr.) Fr., Epicrisis: 397 (1838)
Nấm Panus torulosus (Pers.: Fr.) Fr. hay còn gọi là nấm cách nhĩ tím, nấm
tai da tím.







Hình 1.3. Nấm cách nhĩ tím

10

Tên khoa học: Panus torulosus (Pers.: Fr.) Fr.
Tên tiếng Anh: Violet Panus
Thuộc họ: Pleurotaceae
Đường kính mũ nấm: 4 – 13 cm
Kích thước cuống nấm: 1 – 4 x 0,5 – 2 cm
Kích thước bào tử: 6 – 7 x 3 m

Agaricus flabelliformis Schaeffer, Fung. Bav. Palat., Regensb.1:20, pl. 43-44
(1762),
non A. flabelliformis Bolt.: Fr. (1821).
A. carneotomentosus Batsch, Elench. Fung.: 90, pl. 8/33 (1783).

A. torulosus Pers.: Fr., Syst. Mycol. 1: 181 (1821);
Pers., Syn. Meth. Fung.: 475 (1801).
A. inconstans Pers.: Fr., loc. cit.; Pers., loc. cit.
A. conchatus Bull.: Fr., loc. cit.; Bull., Herb. Fr.: pl. 298 (1786).
Lentinus inconstans (Pers.: Fr.) Fr., Syn. Gen. Lent.: 12 (1836).
Panus torulosus (Pers.: Fr.) Fr., Epicrisis: 397 (1838).
Panus conchatus (Bull.: Fr.) Fr., loc. cit.; Bull., Herb. Fr.: pl. 298 (1786).
P. monticola Berk. in Hooker Journ. Bot. & Kew Misc. 3: 46 (1851).
P. vaporarius Baglietto in Comm. Soc. Critt. Ital. 2: 264 (1865).
Lentinus percomis Berk. & Br. in Journ. Linn. Soc. Bot. 14: 42 (1873).
L. divisus Schultzer in Verh. zool bot. Gesell. Wien 28: 426 (1879).
L. bresadolae Schultzer in Hedwigia 24: 141 (1885).
P. flabelliformis [Schaeffer] Quél. Fl. Mycol.: 325 (1888).
L. carneotomentosus [Batsch] Schroet. apud Cohn, Pilze Schles. 1: 554
(1889).
L. conchatus (Bull.: Fr.) Schroet., loc. cit.: 555.
L. vaporarius (Baglietto) P. Henn. apud Engl. & Prantl,
11

Nat. Pflz fam. 1, 1**: 224
(1900).
L. obconicus Peck in Bull. Torrey Bot. Cl. 33: 215 (1906).
P. carneotomentosus (Batsch) Ricken, Blatterpilze: 88 (1915).
P. torulosus var. conchatus (Bull.: Fr.) Kauffm., Agar. Mich.: 47 (1918).
Pleurotus conchatus (Bull.: Fr.) Pilát apud Kavina & Pilát,
Atl. Champ. Eur. 2: 159 (1935).
Pleurotus torulosus (Pers.: Fr.) Pilát, loc. cit.
Lentinopanus conchatus (Bull.: Fr.) Pilát in Ann. Mycol. 39: 73 (1941).

Theo Pegler, chỉnh lý của Lloyd hợp lý hơn:

Lentinus torulosus (Pers.: Fr.) Loyd; Mycol. Writ. 4, Lett. 47: 13 (1913).
Tuy nhiên nếu xét đến công trình của Bulliard (1786) công bố Agaricus
conchatus thì đề nghị chỉnh lý của Fries (1838) là Panus conchatus (Bull.: Fr.) Fr.
[Bull., Herb. Fr.: pl. 298 (1786)] hợp lý hơn cả (ưu tiên dùng tính ngữ loài
conchatus).
Đây là loài chuẩn, được điều chỉnh định danh tới 24 lần. Được đặt tên từ rất
sớm (ngay từ năm 1762 bởi Schaeffer, tuy nhiên do công bố không chuẩn nên tính
ngữ flabelliformis không được ưu tiên.
1.2.3. Panus fulvus (Berk.) Pegler & Rayner; Kew Bull. 23: 385 (1969)
Lentinus velutinus Fr., Linnaea 5 (1830): 510; Pegler, Fl. III. Champ. Afr.
Centr. Fasc. 1 (1972) II: non Panus velutinus Fr. (1838).
L. coelopus Lév. in Ann. Sci. Nat. Bot. Sér. 3, 5: 116 (1846).
L. nepalensis Berk. in Hooker Journ. Bot. & Kew Misc. 6: 131 (1854).
L. blepharodes Berk. & Curt. in Journ. Linn. Soc. Bot. 10: 301 (1868).
L. fastuosus Kalchbr. & Mac Owan in Grevillea 9: 135 (1881).
L. fallax Speg. in An. Soc. Cient. Argent. 16: 274 (1883).
Pocillaria fallax (Speg.) O. Kuntze, Rev. Gen. Pl. 2: 865 (1891).
L. castaneus Ellis & Macbr. in Bull. Lab. Nat. Hist., Iowa 3: 194 (1896).
12

L. holumbrinus De Seynes, Rech. Champ. Congo Fr. 1: 24 (1897).
L. fissus P. Henn. in Engl., Bot. Jahrb. 23: 547 (1897).
L. natalensis Van der Byl. in Ann. Univ. Stellenb. 2: 4, fig. 4 (1924).
L. thomensis Coutinho in Anais Inst. Sup. Agron., Coimbra 2: 18, pl. 2C-D
(1925).
Panus velutinus (Fr.) Overh. in Journ. Dept. Agric. Porto Rico 14: 353
(1930)–
non Panus velutinus (Fr.) Fr., Epicrisis: 398 (1838).
L. velutinus var. blepharodes (Berk. & Curt.) Pilát in Ann. Mycol. 34: 116
(1936).

L. crinitus (Linn.: Fr.) Fr. var. subcrinitus Pilát in Ann. Mycol. 39: 80
(1941).
L. campinensis Teixeira in Bragantia 6: 170, pl. 3 (1946).
L. pseudociliatus Raithelhuber, Hong. Argent. 1: 146 (1974).

Pegler đề nghị lấy danh pháp do Berkley xác lập:
Lentinus fulvus Berk., Ann. Mag. Nat. Hist. 10 (1842): 396.
Thật đáng ngạc nhiên loài này được định danh và điều chỉnh tới 18 lần. Đây
là loài mới phát hiện lần đầu ở nước ta: Cát Tiên, Nam Việt Nam. Đặc trưng bởi
cuống nấm khá dài >10 cm, tán nấm lớn 9 – 18 cm.
Loài này phân hóa mạnh. Do vậy, Corner (1981) đã xác định nhiều biến thể
đặc sắc, phân loại theo các khóa sau:
* Tán nấm có phủ lông nhung, lông dày hoặc lông cứng. Phiến nấm ít nhiều ken
dày.
2. Lông dày hoặc cứng kéo dài, dao động 0.5 – 2 mm.
- Panus fulvus var. fulvus
2. Lông dày hoặc cứng kéo dài, dao động 0.1 – 0.3 mm.
- Panus fulvus var. similis
13

* Tán nấm thường mịn, có lớp lông vảy nhỏ phân tán thưa thớt, đặc biệt dồn ra phia
mép. Phiến nấm ít nhiều cách biệt nhau.
3. Đỉnh cuống nhẵn trần.
- Panus fulvus var. nudicollum
3. Cuống phủ lông mịn hoặc dây cứng sát tới gốc phiến.
4. Tán nấm có lỗ thủng ở trung tâm.
- Panus fulvus var. fenestratus
4. Tán hoàn chỉnh – nguyên
- Panus fulvus var. glabrior
Theo đó, các dạng thu được ở Cát Tiên chính là 4 thứ: i) Panus fulvus var.

fulvus: mặt trên tán nâu vàng, hiện rõ các phiến bên dưới cách biệt nhau, lông từng
cụm rất thô cứng, cuống dài màu nâu hung đỏ, phủ lớp lông thô, ii) Panus fulvus
var. nudicollum: cuống phủ đầy lông dày, song phần đỉnh (cổ) cuống lại nhẵn như
một vòng đai ngăn cách với gốc phiến, iii) Panus fulvus var. similis và iiii) Panus
tenebrosus.
1.3. Phân lập và giữ giống nấm ăn, nấm dược liệu.
Muốn phân lập nấm đầu tiên phải chế tạo các môi trường đặc. Môi trường
đặc là một dung dịch dinh dưỡng có bổ sung thêm thạch (1,5 – 2,5% tùy chất lượng
thạch). Tiến hành khử trùng cao áp (1at, 121
0
C) trong nồi hấp áp lực (autoclave).
Có loại nồi hấp chạy điện, có loại nồi hấp đun bằng than, củi, khí đốt
1.3.1. Một số môi trường thường dùng để phân lập và giữ giống các loại nấm
nuôi trồng
1- Môi trường thạch – đường – khoai tây (PDA): Khoai tây (đã gọt vỏ, cắt
nhỏ) – 200g; glucose – 20g (có thể thay bằng đường kính hoặc maltose), 20g thạch
và 1 lít nước. Không sử dụng khoai tây mọc mầm hoặc biến màu xanh. Đun sôi đến
chín kỹ khoai tây rồi lọc trong qua vải màn. Sau đó mới thêm thạch, bổ sung nước
cho vừa đủ 1 lít rồi đun sôi cho tan hết thạch. Phân vào các bình tam giác, đậy nút
bông rồi hấp khử trùng 1at trong 20 phút. Khi khử trùng nhớ xì hết không khí trong
nồi ra rồi mới cho tăng áp suất lên 1at. Nếu không làm như vậy thì nhiệt độ không
14

nâng lên đến 120
0
C được dù áp suất đã đạt đến 1at. Môi trường này không cần điều
chỉnh pH.
2- Môi trường thạch – khoai tây – muối khoáng: Tương tự như môi trường
PDA nhưng có bổ sung KH
2

PO
4
– 3g; MgSO
4
.7H
2
O – 1,5g và 2 – 4 viên vitamin B1
(10 – 20mg).
3- Môi trường thạch – bột ngô – pepton: Thành phần môi trường gồm có bột
ngô – 20g; glucose – 20g; KH
2
PO
4
– 1g; MgSO
4
.7H
2
O – 0,5g; pepton – 1g; thạch –
20g; nước – 1 lít; pH tự nhiên không cần điều chỉnh.
4- Rơm rạ (rửa sạch, cắt nhỏ) – 200g; đường kính – 20g; (NH
4
)
2
SO
4
– 3g;
thạch – 20g; nước – 1 lít. Chế tạo tương tự môi trường PDA, pH tự nhiên không cần
điều chỉnh.
5- Môi trường thạch – cao nấm men – cao mạch nha (YMA): Cao mạch nha
(malt extract) – 20g; cao nấm men (yeast extract) – 2g; thạch – 20g; nước – 1 lít; pH

tự nhiên. Môi trường này đắt tiền, chỉ thích hợp trong nghiên cứu.
6- Môi trường thạch – glucose – pepton (DPA): Glucose – 20g; pepton –
20g; thạch – 20g; nước – 1 lít.
7- Môi trường Martin: Glucose –10g; pepton–5g; KH
2
PO
4
–1g; MgSO
4
.7H
2
O
– 0,5g; thạch – 20g; nước – 1 lít (bổ sung Rose bengal và Streptomyxin).
8- Môi trường Hansen: Glucose (hay đường kính) – 50g; pepton – 10g;
KH
2
PO
4
– 3g; MgSO
4
.7H
2
O – 2,5g; cao nấm men – 1g; thạch – 20g; nước – 1 lít.
9- Môi trường Czapek-Dox: Đường kính – 30g; NaNO
3
– 3g; KH
2
PO
4
– 1g;

MgSO
4
.7H
2
O – 0,5g; KCl – 0,5g; FeSO
4
.7H
2
O – 0,01g; thạch – 20g; nước – 1 lít.
10- Môi trường Sabouraud: Glucose – 40g; pepton – 20g; thạch – 20g; nước
– 1 lít.
11- Môi trường giá đậu xanh: Làm như môi trường PDA nhưng thay khoai
tây bằng giá đậu xanh.
Khi phân lập nấm ăn và nấm dược liệu để tránh nhiễm vi khuẩn người ta
thường điều chỉnh pH môi truờng xuống 5,5 – 6,0 hoặc cho thêm kháng sinh vào
(cho bằng thao tác vô trùng sau khi đã khử trùng và để nguội môi trường). Thường
15

sử dụng Streptomyxin với nồng độ 30mg/l. Cũng có thể dùng các loại Tetraxyclin,
Terramyxin, Clortetraxylin với nồng độ 20mg/l. Để ức chế sự phát triển của nấm
men, người ta thường sử dụng natri propionat với nồng độ 10ml dung dịch 1:3000/1
lít môi trường.

1.3.2. Cách làm môi trường thạch đĩa, thạch nghiêng
Thạch đĩa dùng khi phân lập nấm từ quả thể còn thạch nghiêng dùng để giữ
giống, nhân giống cấp 1.
Muốn làm thạch đĩa cần đun chảy môi trường đựng trong bình tam giác trên
bếp điện hay nồi cách thủy. Đợi nguội đến khoảng 50
0
C (áp má vào có thể chịu

được) đem đổ vào các hộp lồng đã khử trùng khô (170
0
C /2 giờ). Các hộp lồng này
được gói sẵn trong giấy báo hay đưa vào các hộp chuyên dụng trước khi khử trùng.
Ở nhiều nước người ta sử dụng hộp lồng nhựa (khử trùng bằng chiếu xạ tia gamma).
Nếu để môi trường vào hộp lồng khi đang nóng quá thì nước bay hơi sẽ đọng
lại trên nắp hộp lồng sau đó rơi xuống làm ướt bề mặt thạch. Nếu để môi trường khi
đã nguội thì đang đổ có thể môi trường đã bị đông vón lại.
Để làm môi trường thạch nghiêng, cũng sử dụng môi trường thạch đã đun
chảy cho vào phễu nối với ống cao su có gắn kẹp sắt. Ấn kẹp sắt cho môi trường
chảy vào đáy ống nghiệm (tránh dính vào phần trên của thành ống nghiệm), nên đổ
khoảng 1/5 so với chiều dài của ống nghiệm. Sau đó gói thành từng bó, có che giấy
để tránh ướt nút bông rồi đem khử trùng ở nồi hấp áp lực, khử trùng xong để thẳng
đứng cho hơi nước bay hết, rồi đặt nghiêng, gối đầu ống nghiệm trên một que gỗ.
Tốt nhất là phần trên của môi trường thạch nghiêng tới cữ 1/3 chiều dài ống
nghiệm, còn phần dưới thì sát đáy ống nghiệm. Các ống nghiệm này được nút bằng
nút bông không thấm nước có độ chặt và độ dài vừa phải (nút ngắn và xốp quá dễ
nhiễm khuẩn, chặt quá nấm khó phát triển vì thiếu không khí, dài quá dễ chạm vào
mép thạch). Đợi thạch đông hẳn, bó lại để vào tủ ấm 37
0
C trong 1 ngày, nếu ống
nào bị nhiễm khuẩn phải loại bỏ. Dùng thạch nghiêng để cấy sợi nấm đã phân lập
16

được trên hộp lồng và để cấy truyền giữ giống hoặc để nhân giống cấp 1 cung cấp
cho đơn vị sản xuất.
Khi đã phân lập được rồi chỉ nên sử dụng các môi trường rẻ tiền, nguyên liệu
dễ kiếm.
Để giữ giống đặt ống nghiệm trong tủ lạnh (nhiệt độ 4 – 10
0

C) và mỗi tháng
cấy lại một lần. Ở các cơ quan giữ giống cấp nhà nước các giống nấm phải giữ
trong nitơ lỏng (-195
0
C) hoặc dùng phương pháp đông khô hay các phương pháp
khác để bảo quản lâu dài và giữ ổn định được hoạt tính của từng chủng.

1.3.3. Cách phân lập giống từ quả thể nấm hay từ cơ chất
Cắt một mũ nấm sắp chín cắm lên một đầu dây thép, đầu kia uốn vòng để có
thể đứng được trên hộp lồng đựng 3 – 5ml nước vô trùng. Đậy một chuông thủy
tinh lên trên. Để 1 – 2 ngày khi quả thể chín, bào tử từ các phiến nấm bắn ra và rơi
vào nước. Lấy nước này dùng que cấy gạt trên thạch đĩa để tạo điều kiện tách rời
các bào tử ra. Giữ ở tủ ấm 20 – 25
0
C đợi cho bào tử phát triển thành khuẩn lạc thì
dùng que cấy đầu nhọn cấy chấm ra thạch nghiêng. Cũng có thể cuốn mộc nhĩ, ngân
nhĩ, nấm sò… vào một đầu sợi dây thép, đầu kia gài ở nút bông của một bình tam
giác, bên dưới có đựng một ít nước vô trùng. Bào tử bắn ra sẽ rơi vào nước. Có thể
dùng nước này để cấy gạt theo cách nói trên. Cũng có thể dùng cách đưa cuống dây
thép qua cuống phễu (phía trên có đậy kín) và úp phễu xuống một khay bên trong có
một hộp lồng đựng một ít nước vô trùng. Khi bào tử bắn ra ta sẽ phân lập như cách
nói trên hoặc pha loãng ra trong các ống nước vô trùng rồi lấy 1 giọt cấy gạt bằng
que thủy tinh vô trùng trên mặt môi trường thạch đĩa, hoặc có thể dùng dao vô trùng
và bằng thao tác vô trùng cắt một mẫu nhỏ tổ chức ở mũ nấm rồi dùng que cấy đưa
vào hộp lồng hay ống nghiệm thạch nghiêng. Khi nào thấy sợi nấm mọc ra thì tức
khắc dùng que cấy đầu nhọn, cấy cắm sang ống nghiệm thạch nghiêng khác. Còn có
thể cắt các đoạn gỗ trên đó có mộc nhĩ hay ngân nhĩ mọc, khử trùng mặt ngoài bằng
cách ngâm vào dung dịch HgCl
2
nồng độ 0,1% trong 1 – 2 phút. Rửa lại bằng nước

vô trùng. Dùng dao sắc cắt thành những mẩu gỗ nhỏ, sau đó cấy vào bề mặt thạch
17


đĩa hay thạch nghiêng. Khi có sợi nấm mọc ra, cấy ngay sang ống thạch nghiêng
khác. Khi sợi nấm mọc ra trên ống thạch nghiêng này sau khoảng 5 – 7 ngày lại cấy
tiếp sang ống thạch nghiêng mới.

















Hình 1.4. Quy trình tạo giống nấm từ quả thể

1.4. Nhân giống cấp 2 các loại nấm trồng
Giống cấp 1 là các ống thạch nghiêng được cấy từ các giống nấm đã phân
lập, thuần khiết, thử hoạt tính và bảo quản tại các cơ quan nghiên cứu có đủ năng
lực. Hiện nay Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật (VTCC – Vietnam National

University) là nơi có đủ điều kiện quản lý và bảo quản lâu dài tất cả các giống nấm
nuôi trồng (nấm ăn và nấm dược liệu).
18

Giống cấp 2 là giống được cấy trong các chai thủy tinh hay các túi chất dẻo
có miệng là ống nhựa có nút bằng nút bông mỡ.
Giống cấp 2 có thể chế tạo bằng nhiều công thức khác nhau. Tất cả đều là
môi trường xốp (solid medium) với nguyên liệu chính là ngũ cốc, cám, mùn cưa.
Việc lựa chọn các nguyên liệu phụ thuộc vào từng hoàn cảnh. Môi trường có
thể dùng cho nhiều nấm khác nhau.
Yêu cầu đặt ra là sợi nấm phải mọc nhanh, sớm phủ trắng kín cả chai (hoặc
bọc màng mỏng).
Trộn môi trường xong cần dựa vào chai hoặc bọc màng mỏng.Khi làm cần
có phễu để tránh nguyên liệu dính vào cổ chai, cổ túi (bịch).
Không đổ nguyên liệu vào đầy bình, phải có một khoảng cách nhất định giữa
môi trường và nút bông. Cần làm một cán gỗ (hay kim loại) có hình nón hay hình
trụ để ấn vào giữa lớp môi trường tạo ra một cái hố. Làm như vậy sợi nấm (khuẩn
ty) sẽ mọc từ trong ra ngoài và choán hết lớp môi trường nhanh hơn rất nhiều so với
việc chỉ cấy ở bên trên làm cho sợi nấm chỉ có thể mọc dần từ trên xuống dưới. Hơn
nữa, nếu không tạo ra hố nhỏ ở giữa thì các lớp phía dưới sẽ rất thiếu oxy làm cho
sợi nấm chậm phát triển hay không phát triển được.
Khi làm nút bông phải hết sức cẩn thận. Nút không được lỏng quá (dễ nhiễm
khuẩn), không được chặt quá (thiếu thoáng khí). Cũng có thể dùng vải bông thay
thế cho nút bông. Phải chọn loại vải bông đủ dày để ngăn cản được bào tử nấm, vi
khuẩn. Cần buộc vải bằng loại cao su, loại không bị đứt khi khử trùng.
Khử trùng là yếu tố hết sức quan trọng. Nếu môi trường không được khử
trùng kỹ sau này giống cấp 2 sẽ bị nhiễm bởi vi khuẩn hay nấm tạp, gây nên tổn thất
nghiêm trọng cho sản xuất.
Cần khử trùng ở nồi áp lực cao (autoclave) trong 1 giờ ở áp lực 1at (121
o

C).
Chỉ đạt được đến nhiệt độ này khi đã loại hết không khí trong nồi hấp. Có hai cách:
một là, mở van từ đầu, khi nào thấy khí xì ra đủ mạnh thì mới đóng lại, hai là đóng
van ngay từ đầu khi thấy đồng hồ áp lực chỉ 0,3at thì mở van ra cho xì hết không
19

khí ra rồi mới đóng lại để tránh áp lực lên quá 1at và để ghi thời gian khi bắt đầu đạt
đến áp lực 1at.
Trong sản xuất lớn có thể sử dụng các lò hấp thủ công. Khi đó hơi nước chỉ
tạo được đến nhiệt độ 100
0
C. Cần kéo dài thời gian khử trùng. Tốt nhất là sử dụng
phương pháp khử trùng Tyndall (Tyndallization). Đó là khử trùng 3 lần, mỗi lần 30
phút và các lần cách nhau 24 giờ. Nguyên tắc của phương pháp này là giữa các lần
khử trùng bào tử nẩy mầm và sẽ bị chết bởi lần khử trùng tiếp theo (dù nhiệt độ chỉ
đạt đến 100
0
C).
Các chai hoặc túi (bịch) cần được bọc nút bông bằng giấy báo (để tránh làm
ướt nút bông). Đầu in chữ trên báo sẽ làm cho giấy báo ngăn cản được hơi nước
thấm qua giấy.
Khử trùng xong nên để qua đêm hãy lấy dụng cụ ra. Các túi bằng màng
mỏng chịu nhiệt để làm túi nhân giống.
Người ta thường dùng các túi màng mỏng có kích thước 25x45 – 50 cm.
Màng mỏng có độ dày khoảng 0,15 – 0,2 mm. Buộc chặt một đầu. Đổ nguyên liệu
môi trường vào, tạo lỗ thủng ở giữa, sau đó luồn phần trên vào một đoạn ống nhựa
(ống dẫn nước cắt ra ) và gấp màng ra ngoài và buộc lại. Tạo một nút bông ở giữa
ống nhựa.
Để phục vụ cho việc bảo tồn giống nấm Panus tenebrosus, trong đề tài này
chúng tôi sử dụng môi trường PGA cải tiến, môi trường hạt lúa và môi trường cọng

sắn. Sở dĩ chúng tôi chọn môi trường này vì những lý do sau:
- Thành phần môi trường dễ kiếm, rẻ tiền, dễ làm, giảm được chi phí (lúa
nước, cây sắn…).
- Sợi nấm phát triển trên môi trường lúa nước, cọng sắn, môi trường này
thuận lợi cho những loài nấm phá gỗ phát triển.
Cách làm những môi trường này sẽ được trình bày trong phần vật liệu và
phương pháp nghiên cứu.


20

Phần 2
ĐỐI TƯỢNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU













×