Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và đề xuất hướng sản xuất thức ăn nuôi ghẹ xanh (Portunus pelagicus) thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.32 KB, 70 trang )

1
MỞ ĐẦU
Ghẹ xanh là loại thuỷ sản có giá trị kinh kế v à giá trị dinh dưỡng cao, cơ thịt
giàu protein và khoáng ch ất. Trong những năm gần đây, sản l ượng ghẹ khai thác tự
nhiên ngày càng gi ảm nhanh. Trong khi nhu cầu ghẹ tr ên thị trường trong nước
cũng như trên thế giới ngày càng tăng .
Trước tình hình đó, Bộ Thuỷ sản trước đây (nay là Bộ Nông nghiệp v à Phát
triển Nông thôn) đã có chương trình phát triển việc nuôi ghẹ xanh xuất khẩu. Do
vậy nhiều địa phương có biển đã triển khia nghiên cứu nuôi ghẹ xanh. H iện tại ghẹ
xanh được nuôi ở khu vực Hạ Long, Cát B à, Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thu ận, và
một số huyện đảo v ùng khơi xa, những nơi có nhiều vũng vịnh, nguồn giống tự
nhiên dễ kiếm. Hiện nay người ta đã sản xuất thành công ghẹ giống nhân tạo đây
chính là một điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi ghẹ phát triển.
Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa có một loại thức ăn công nghiệp nào được
sử dụng cho nuôi trồng ghẹ xanh. Việc sử dụng ph ương pháp nuôi truy ền thống
nuôi ghẹ bằng các loại cá tạp đem tới rât nhiều nguy c ơ lâu dài cho s ự phát triển bền
vững của nghề nuôi ghẹ như sự ô nhiễm môi tr ường nuôi, sự nhiễm bệnh từ thức ăn
tươi có chất lượng không kiểm soát đ ược, tỉ lệ sống sót của ghẹ trong quá tr ình nuôi
thấp…
Từ những yêu cầu cấp thiết đó, đề t ài đặt vấn đề: “Nghiên cứu đặc điểm dinh
dưỡng và đề xuất hướng sản xuất thức ăn nuôi ghẹ xanh (Portunus pelagicus)
thương phẩm”
Nội dung của đề tài:
1. Tìm hiểu tình hình nuôi ghẹ xanh tại tỉnh Khánh Ho à.
2. Nghiên cứu đặc điểm dinh d ưỡng của ghẹ xanh: tính bắt mồi, loại thức ăn
ưa thích.
3. Nghiên cứu kích cỡ, độ bền của thức ăn ph ù hợp cho ghẹ nuôi th ương
phẩm.
4. Đề xuất quy trình sản xuất thức ăn nuôi ghẹ xanh th ương phẩm.
Mục đích của đề tài:
Đề xuất hướng sản xuất thức ăn công nghiệp có m ùi vị, kích thước phù hợp


với đặc tính sinh học của ghẹ xanh , làm cơ sở cho việc sản xuất thức ăn nuôi ghẹ
xanh thương phẩm.
2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH NUÔI GH Ẹ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI KHÁNH HO À
Trên thế giới ghẹ xanh ( Blue crabs) là đối tượng thuỷ sản được khai thác từ
lâu đời và hơi khác với các loại ghẹ xanh (Swimming crabs) ở nước ta về đặc điểm
hình thái cũng như môi trường sống. Từ vài năm trở lại đây do sản l ượng khai thác
ghẹ trên thế gới giảm mạnh, trong khi nhu cầu tiêu dùng lại tăng nhanh. Tại một số
nước như Singapo, Trung Qu ốc, Nhật Bản…ghẹ đ ược nuôi tròng từ hàng cục năm
trước; hình thức nuôi chủ yếu l à nuôi quảng canh cải tiến, nuôi lồng b è, nuôi xen
với các đối tượng thuỷ sản khác. T hức ăn sử dụng là thức ăn tươi mà chủ yếu là các
loài thuỷ sản có giá trị kinh tế thấp.
Ghẹ xanh (Portunus pelagius ) là một đối tượng xuất khẩu có giá trị cao ở
nước ta. Ghẹ phân bố khắp các vùng biển miền Bắc, miền Trung, miền Nam v à
chiếm tỉ lệ khoảng 30 – 35% tổng sản lượng xuất khẩu hàng năm ở hầu hết các xí
nghiệp xuất - nhập khẩu thuỷ sản trong cả nước. Các mặt hàng thuỷ sản chế biến từ
nguyên liệu ghẹ xanh ngày càng phong phú như th ịt ghẹ đóng lon, thịt ghẹ nhồi
mai, ghẹ nguyên con cấp đông, thịt càng ghẹ đóng hộp, ghẹ nguy ên con chiên dòn,
nem ghẹ,… Nhu cầu về các sản phẩm chế biến từ ghẹ ở các nước Châu Á, Châu Âu
và trong nước ngày càng tăng - đây chính là một trong những động lực thúc đẩy
nghề nuôi ghẹ xanh ở n ước ta phát triển [6]. Trong khi nhu cầu xuất khẩu ghẹ có xu
hướng tăng lên nhưng sản lượng ghẹ khai thác đang có xu h ướng giảm dần. Sản
lượng ghẹ khai thác tự nhi ên mới chỉ đáp ứng đ ược khoảng 60 - 65% nhu cầu. Theo
số liệu thống k ê của một số Xí nghiệp xuất khẩu thuỷ sản miền Trung, năm 2000
nhu cầu ghẹ nguyên liệu khoảng 300 – 400 tấn/ngày, hiện nay đã tăng lên 1000 -
1300 tấn/ngày. Vì vậy việc phát triển nuôi ghẹ thương phẩm là một định hướng
đúng đắn đáp ứng nhu cầu hiện nay.
Tại miền Bắc nước ta, ghẹ xanh đ ược nuôi ở 2 vùng là vịnh Hạ Long và đảo
Cát Bà. Hình thức nuôi chủ yếu l à nuôi lồng bè, nuôi ghép với các đối tượng thuỷ

sản khác. Sản lượng thu hoạch từ các mô h ình nuôi này không nhi ều khoảng 20
nghìn tấn/ năm, so với nhu cầu l à không đáng kể. Thức ăn chủ yếu sử dụng các loại
cá tạp, nhuyễn thể chân đầu nhỏ, phế phẩm trong các x ưởng chế biến thuỷ sản. Đặc
3
điểm của hình thức nuôi trồng này là phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên 1 năm ở
miền Bắc chỉ nuôi được một vụ vào mùa hè, vào mùa đông do nhi ệt độ quá thấp ghẹ
không sinh trưởng được. Mặt khác, vấn đề con giống cũng l à một khó khăn cho
nghề nuôi ghẹ ở miền Bắc do ch ưa chủ động được nguồn cung cấp con giống.
Ở khu vực miền Trung, Khánh Hoà là một vùng có nhiều lợi thế để phát triển
nghề nuôi ghẹ xanh. Thứ nhất đây một địa phương có nhiều diện tích vũng, vịnh,
đầm nước lợ, đảo, các khu vực n ước có chất lượng tốt còn chưa khai thác và sử
dụng. Thứ hai, người dân Khánh Hoà có kinh nghiệm nhiều năm về nuôi các sản
phẩm thuỷ sản nước mặn, đó là một nhân tố rất quan trọng để phát triển ng ành nuôi
ghẹ. Thứ ba, trong vài năm gần đây việc nuôi tôm sú v à tôm hùm liên ti ếp gặp
nhiều khó khăn do môi trường nuôi tôm lâu năm đ ã chứa nhiều mầm bệnh bị bỏ
hoang, nếu tận dụng những đầm, ao nuôi đó để nuôi ghẹ sẽ tiết kiệm đ ược chi phí
đầu tư ban đầu. Thứ tư, từ năm 1998 Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản
III (nay là Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III) đã nghiên cứu thành công đề
tài “ Sản xuất giống và nuôi ghẹ xanh (Portunus pelagicus )” nên có thể chủ động
hoàn toàn về nguồn giống cũng nh ư kĩ thuật nuôi.
Trong thời gian qua nghề nuôi ghẹ xanh ở Khánh Ho à chưa phát tri ển tương
xứng với tiềm năng vốn có của vùng đất này cũng như cũng như chưa đáp ứng được
nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và cho xuất khẩu. Ghẹ đ ược nuôi rải rác
ở một vài nơi trong toàn t ỉnh, số lượng không nhiều , không ổn định. Một năm chỉ
nuôi được 7 tháng mùa khô, mùa mưa không th ể nuôi được do ghẹ không thích ứng
được với điều kiện thời tiểt thay đổi nhất l à môi trường nước không đảm bảo. Năm
2006 sản lượng ghẹ xuất khẩu toàn tỉnh là 600 nghìn tấn (Báo cáo Tổng kết xuất
khẩu thuỷ sản của tỉnh năm 2006) đạt hơn 3 triệu USD. Mặc dù yêu cầu cho xuất
khẩu còn cao hơn nhiều so với con số đ ã đạt được. Để đáp ứng nhu cầu tăng đột
biến đó không thể trông đợi v ào những cách nuôi trồng tự phát v à nhỏ lẻ như vậy

mà cần phải có một định hướng đầu tư, có kế hoạch cụ thể, c ó hướng dẫn chỉ đạo từ
những người có trách nhiệm [6]. Hiện nay khoảng 2/3 sản l ượng ghẹ trong tỉnh l à
khai thác từ ngoài khơi, trong đó, ngh ề nuôi chỉ đóng góp 1/3 tổng sản l ượng ghẹ
trong xuất khẩu. Hình thức nuôi gồm, thâm canh (20%), quảng canh cải tiế n (15%),
nuôi lồng bè (10%), nuôi xen v ới các loài thuỷ sản khác (55%).
4
Nguồn giống chủ yếu khai thác từ tự nhi ên theo hình thức bẫy, dùng vó, kéo
lưới, mò… nên không th ể đáp ứng đủ cho nhu cầu nuôi nhất l à vào khoảng tháng 2
đến tháng 6 vì tháng 7-8 mới là mùa sinh sản của ghẹ. Thức ăn sử dụng l à cá tạp rẻ
tiền, được thu mua của các thuyền đánh cá hay tại các v ùng kéo lưới nên không đảm
bảo chất lượng, tỉ lệ ghẹ nuôi lồng b è bị chết từ khi nuôi tới khi thu hoạch l à khoảng
60%, nguyên nhân ch ủ yếu là thức ăn không bảo đảm và chất lượng con giống.
Để phát triển bền vững v à chủ động nghề nuôi ghẹ y êu cầu cấp thiểt phải có
một loại thức ăn chuy ên biệt phù hợp với đặc điểm riêng của ghẹ, thích hợp với
từng giai đoạn phát triển trong từng thời k ì sinh trưởng nhất định.
1.2 VỊ TRÍ PHÂN LOẠI V À VÒNG ĐỜI CỦA GHẸ XANH
Ghẹ xanh thuộc ngành chân đốt Arthopoda, Lớp giáp xác Crustacea, Bộ mười
chân Decapoda, phân bộ Pleocymata, Họ cua bơi Portunidae, Giống Portunus,
Loài Portunus pelagicus (Linnaeus, 1766). Ghẹ xanh có màu sắc cơ thể giống như
tên gọi của chúng. Giai đoạn nhỏ con đực v à con cái khó phân bi ệt bằng màu sắc,
chúng đều có màu xanh nhạt (Hình 1.1). Khi trưởng thành màu sắc con đực thay
đổi, chúng thường có nhiều đốm trắng tr ên khắp cơ thể, các đôi chân b ò có màu tím
xanh. Đối với con cái to àn bộ cơ thể có màu xanh vàng và c ũng có các chấm trắng
trên cơ thể nhưng không sặc sỡ như con đực.
Hình 1.1. Ghẹ xanh (Portunus pelagicus )
5
Giống như cua, ghẹ xanh có thân h ình dẹp theo hướng lưng bụng. Toàn bộ cơ
thể được bao bọc trong lớp vỏ kitin dầy v à được chia thành 2 phần:
+ Phần đầu ngực: là sự liên hợp của 5 đốt đầu v à 8 đốt ngực nằm phía d ưới
mai. Do ranh giới giữa các đốt không r õ ràng nên việc phân biệt các đốt có thể dựa

vào số phụ bộ trên các đốt: đầu gồm có mắt, anten, và phần phụ miệng. Mai ghẹ to
phía trước có nhiều răng. Tr ước mai có hai hốc mắt có cuống, với hai cặp râu nhỏ
và râu lớn. Trên mai chia thành nhi ều vùng bằng những rãnh trung gian, m ỗi vùng
là vị trí của mỗi cơ quan. Mặt bụng của phần đầu ngực có các tấm bụng và làm
thành vùng lõm ở giữa để chứa phần bụng gập v ào. Ghẹ đực có 2 lỗ sinh dục nằm ở
gốc của đôi chân b ò thứ 5 và dính vào đó một dương vật ngắn. Ghẹ cái có 2 lỗ sinh
dục nằm ở gốc đôi chân b ò thứ 3.
+ Phần bụng: Phần bụng của ghẹ g ấp lại phía dưới phần đầu ngực v à phần
bụng phân đốt và tuỳ từng gới tính, h ình dạng và sự phân đốt cũng không giống
nhau. Cón cái trư ớc thời kì thành thục sinh dục yếm có h ình hơi vuông. Khi thành
thục, yếm trở nên phình rộng với 6 đốt bình thường.Con đực có yếm hẹp hình chữ
V, chỉ có các đốt 1, 2 v à 6 thấy rõ còn các đốt 3, 4, 5, liên kết với nhau. Đuôi có một
đốt nhỏ nằm ở tận cúng của phần bụng với một lỗ l à đầu sau của ống tiêu hoá. Bụng
ghẹ dính vào phần đầu ngực bằng 2 khuy l õm ở mặt trong của đốt 1, móc vào 2 nút
lồi bằng chitin nằm tr ên ức ghẹ [2].
Đặc điểm dinh d ưỡng.
Tập tính ăn mồi của ghẹ biến đổi theo từng giai đoạn phát triển. Trong giai
đoạn ấu trùng ghẹ con ăn động vật ph ù du. Ghẹ con chuyển dần sang ăn tạp nh ư
rong, tảo, giáp xác, nhuyễn th ể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Ghẹ con 2 – 7 cm
chủ yếu ăn giáp xác nhỏ. Ghẹ tiền tr ưởng thành từ 7 – 13 cm (CW) thư ờng ăn nhiều
các động vật hai mảnh vỏ v à phúc túc (động vật chân bụng). Trong khi đó ghẹ lớn
hơn thường ăn cua con, ghẹ con v à cá.
Khả năng sử dụng phổ thức ăn rộng của cua, ghẹ tr ưởng thành là một yếu tố
chính làm cho chúng có th ể phân bố rộng khắp v ùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Tập tính dinh dưỡng và sự khéo léo của phần miệng l àm cho ghẹ có thể ăn nhiều
loại nhuyễn thể vỏ cứng v à giáp xác. Tuy nhiên gh ẹ không thích nghi tốt với việc
6
bắt con mồi di động. H ơn nữa, tập tính kiếm ăn của chúng thay đổi theo tuổi. Ghẹ
có tập tính trú ẩn ban ng ày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu c ầu thức ăn của chúng
cũng khá lớn nhưng chúng cũng có khả năng nhịn đói từ 10 – 15 ngày.

Trong tự nhiên tỉ lệ tử vong của ghẹ rất cao v à xảy ra trong suốt chu k ì sống,
cũng giống như các loài động vật thuỷ sản có ấu tr ùng sống trôi nổi khác. Bên cạnh
kẻ thù, ghẹ còn ăn nhau cũng là một nguyên nhân quan trọng làm giảm đáng kể tỉ lệ
sống của quần đàn, nhất là trong điều kiện nuôi [10].
Phân bố trong tự nhiên
Ghẹ xanh phân bố khắp các v ùng biển Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình
Dương. Ở Việt Nam. Ở Việt Nam, ghẹ xanh phân bố khắp các vùng biển, hải đảo từ
miền Bắc, miền Trung, mi ền Nam.
Vùng phân bố của ghẹ xanh tr ưởng thành thường có độ sâu giao động 10 -
30m nước, nền đáy là cát hoặc cát – bùn và san hô ch ết, độ muối khoảng 30 - 35‰.
Ở mỗi giai đoạn phát triển, độ sâu phân bố của ghẹ xanh có sự thay đổi khá r õ rệt.
Thời kì ấu trùng chúng sống trôi nổi, đến giai đoạn ghẹ bột chúng sống định c ư ở
biển nông ven bờ của đầm, vịnh, vũng, hoặc ven bờ hải đảo. Khi đ ã trưởng thành,
chúng di chuyển ra các vùng biển sâu xa bờ, rồi cặp đôi, thụ tinh, đẻ trứng. Ấu tr ùng
phát triển, biến thái qu a các giai đoạn Zoae – Megalopae - ghẹ bột trong khoảng 17
đến 22 ngày, sau đó ghẹ con lại trở về sống tại các v ùng biển nông [6].
Vòng đời và sinh trưởng
Ghẹ xanh phải trải qua lột vỏ để tăng l ên về kích thước và trọng lượng cá thể.
Chu kì lột xác thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu tr ùng thời gian
lột xác từ 2 – 4 ngày, khi trư ớng thành thời gian giữa hai lần lột xác c àng kéo dài.
Ở kích cỡ 25 – 30 mm chiều rộng giáp đầu ngực, chu k ì lột xác khoảng 7 – 8
ngày, nhưng ở cỡ 65 – 70 mm, chu kì này là 30 – 37 ngày. Trong m ột chu kì lột xác
ghẹ thường trải qua 5 trạng thái: Vỏ cứng, trước lột vỏ, lột vỏ, vỏ mềm, sau lột vỏ.
Mỗi trạng thái này sẽ tương ứng với một giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có một
đặc điểm đặc trưng và được tóm tắt như sau: vỏ rất chắc và bền, phát triển lớp vỏ
mới, vừa mới lột, vỏ rất mềm, vỏ ngo ài dai, không b ị nứt khi uốn cong, vỏ ngo ài
dòn, dễ gãy, bị nứt khi uốn cong [2].
7
Ghẹ giống hiện nay có thể đ ược sản xuất theo qui tr ình sau:
Nước biển

Ghẹ ôm trứng
x ử lý chlorin 30 ppm
Bể ương
Ấu trùng ghẹ
Ghẹ bột
Ghẹ giống
1.3. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GIÁP XÁC [2]
Để động vật nuôi tăng tr ưởng nhanh thì ngoài việc đảm bảo các yếu tố môi
trường (nhiệt độ nước nuôi, pH, S‰, ) việc sử dụng thức ăn cần đảm bảo đầy đủ
các thành phần quan trọng như: Protein, Glucid, Lipid và các chất khác cần thiết
cho sự phát triển và sinh trưởng của cơ thể như vitamin, khoáng ch ất.
Nhu cầu Protein
Trong thành ph ần thức ăn nuôi thủy sản, chất đạm đ ược chú ý nhiều nhất v ì đó
là những chất quan trọng v à đắt tiền nhất trong bất cứ tổ hợp thứ c ăn nào. Động vật
nuôi trong tình tr ạng thiếu protein sẽ dễ nhạy cảm với các bệnh đ ường ruột, bệnh
đường hô hấp, cơ thể chậm lớn do đó hiệu quả kinh tế không cao [7].
Trong tình trạng thiếu dinh d ưỡng, đặc biệt thiếu protein kéo dài s ẽ kéo theo
các triệu chứng thiếu các chất dinh d ưỡng khác gọi là triệu chứng loạn din h dưỡng.
Thiếu protein kéo dài ảnh hưởng đến tình trạng phát triển c ơ thể của giáp xác m à
dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất l à cơ thể vật nuôi chậm lớn, có thể xảy ra các
rối loạn chức năng và sinh ra bệnh tật.
Theo Kanazawa và Dall Etal thì nhu c ầu Protein của vật nuôi tương đối rộng
từ 15 ÷ 62% tuỳ theo giai đoạn phát triển của nó. Đối với giáp xác ở giai đoạn
thương phẩm thì hàm lượng protein thức ăn khoảng từ 30 ÷ 40 %. Thức ăn trong
giai đoạn này nên sử dụng đạm từ nhiều nguồn gốc khác nhau.
8
Enzyme protease c ủa hệ tiêu hoá của giáp xác chủ yếu ở l à Trypsin và
chymotrypsin, không có pepsin. Việc bổ sung các e nzyme đầy đủ trong thức ăn là
không cần thiết vì giáp xác có kh ả năng tiêu hoá các mảnh vụn hữu cơ do trong ruột
tồn tại hệ vi sinh vật cộng sinh có vai tr ò tiêu hoá.

Nhu cầu acid amin
Giá trị dinh dưỡng của mỗi loại protein khác nhau ph ụ thuộc vào số lượng và
thành phần các acid amin. Quá trình tiêu hóa, các enzyme tiêu hoá s ẽ thuỷ phân
Protein thành các Acid amin, các Acid amin này thấm qua thành ruột chuyển tới các
tổ chức trong cơ thể, tại đây Acid amin được sử dụng để tổng hợp Protein đặc hiệu
của cơ thể đó. Có 22 Acid amin thường gặp nhất trong thức ăn cho giáp xác. Nhu
cầu Acid amin cụ thể của giáp xác hiện nay vẫn c òn đang được nghiên cứu.
Acid amin thiết yếu
Đây là các Acid amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp đ ược nên cần được bổ
sung từ thức ăn bên ngoài, nếu thiếu một trong các acid amin này thì vật nuôi sẽ
chậm lớn mặc dù các thành phần khác đầy đủ. Các acid amin không thay th ế đối với
động vật thuỷ sản l à: Lysine, Methionine, Valin, Isoleucine, Phenylalani ne,
Threonin, Tryptophan, Leuc ine, Arginine và Histidine. Có nhiều ý kiến khác nhau
về hàm lượng acid amin, theo Barbi To ef thì hàm lượng acid amin trong th ức ăn
công nghiệp sử dụng trong nuôi trồng nh ư sau:
Bảng 1.1. Hàm lượng Acid amin không thay th ế (% trong thức ăn công nghiệp)
Acid amin
Tỷ lệ trong thức ăn với loại thức ăn
có hàm lượng Protein là 40%
Argirnine
Histidine
Isoleucine
Leucine
Methionie
Phenylalanine
Valine
Tryptophan
Threonine
Lysine
2.32

0.84
1.40
2.16
1.96
1.60
1.60
0.32
1.44
2.12
9
Trong các acid amin không thay th ế thì hàm lượng Lys và Met mà giáp xác
đòi hỏi khá cao. Trong khi các Acid amin này có rất ít trong các nguy ên liệu dùng
để sản xuất thức ăn chăn nuôi. V ì vậy cần phải bổ sung th êm các acid amin này khi
sản xuất thức ăn. Có thể sử dụng các chế phẩm Ly s và Met công nghi ệp với tỉ lệ bổ
sung hợp lí.
Acid amin không thi ết yếu
Là các acid amin có thể được tổng hợp trong c ơ thể do đó khi thiếu chúng
trong thức ăn cơ thể có thể tự tổng hợp để b ù trừ cho sự thiếu hụt n ày nhưng quá
trình đó chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu . Một số acid amin không thi ết yếu như là Gly,
Glu, Ala, Ser, Asp. Riêng có Cys và T yr có thể tái tạo từ Phe gọi l à acid amin bán
thiết yếu. Các acid amin không thiết yếu thường chiếm một tỉ lệ cao trong th ành
phần đạm của thức ăn. Vì vậy nếu trong thức ăn có nhiều loại Protein cùng được sử
dụng một lúc thì chúng có thể bù trừ bổ trợ cho nhau về các thành phần Acid amin.
Nhu cầu Lipid và acid béo
Chất béo là thành phần cung cấp năng l ượng quan trọng c ùng với carbohydrat.
Nếu năng lượng thức ăn quá thấp vật nuôi sẽ sử dụng Protein l àm nguồn cung cấp
năng lượng để thoả mãn nhu cầu. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn năng l ượng từ
Protein này sẽ làm cho giá thành th ức ăn tăng cao,do đó cần xem xét kĩ về tỉ lệ giữa
Protein và Lipid. Nhưng n ếu năng lượng trong thức ăn quá cao sẽ l àm cản trở sự
hấp thụ thức ăn của giáp xác v à đó là nguyên nhân khi ến cho chất đạm không được

tiêu hoá, vật nuôi cũng phát triển không tốt. Trái ngược với các loại cá, giáp xác
không có khả năng chịu được hàm lượng Lipid cao trong thức ăn. Enzym e Lipase
trong ống tiêu hoá giáp xác th ể hiện hoạt tính trong một giới hạn nhất định. Nhiều
nghiên cứu cho thấy nếu trong thức ăn t ôm có 10% lipit; trong đó có 1/3 là m ỡ bò,
1/3 là dầu ngũ cốc, 1/3 dầu cá m òi sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng của tôm giảm đi
đáng kể, tỉ lệ sống sót cũng thấp. Một số thí nghiệm tr ên tôm cho thấy nếu tăng hàm
lượng dầu gan cá trong thức ăn lớn h ơn 50% thì gây bất lợi cho tôm nuôi v à làm
tôm chậm lớn. Theo các nhà nghiên c ứu thì nhu cầu Lipid trong thức ăn ở vật nuôi
ở mỗi độ tuổi khác nhau l à khác nhau. Nhu c ầu Lipid trong thức ăn đối với tôm ở
giai đoạn thương phẩm là 6 ÷ 7%. Về phương diện dinh dưỡng thì Lipid thuộc
nhóm chất chính quan trọng, nó cung cấp năng l ượng gấp 2.25 lần so với Glu cid
10
hay Protein. Kh ả năng sinh nhiệt cao của Lipid l à do hàm lượng oxy trong phân tử
chất béo ở mức oxy hoá thấp.
Chất béo ngoài ra còn là dung môi t ốt cho các loại Vitamin ho à tan trong dầu
như: Vitamin A, D, E,… và các phosphatit đặc biệt là Lecithine, các acid béo chưa
no thiết yếu khác nh ư Linoleic, Arachidonic và nhi ều chất khác có hoạt tính sinh
học chẳng hạn tocophero l.
Chất béo tạo hương vị hấp dẫn cho thức ăn nuôi trồng, thức ăn phối trộn bằng
những nguyên liệu thông thường đã đảm bảo cho khoảng h ơn một nửa chất béo của
khẩu phần, phần c òn lại được cung cấp trực tiếp từ các nguy ên liệu giàu chất béo
như dầu mỡ…
Loại Lipid cũng có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hấp thụ của giáp xác,
những loại Lipid có tác d ụng tốt nhất là các loại Lipid có nguồn gốc từ động vật
thuỷ sản như dầu gan cá, dầu gan mực. Một số dầu mỡ có nguồn gốc từ thực vật
như dầu đậu nành, dầu lạc thường nghèo Lecithine là một trong những phospholipid
rất cần thiết cho sự phát triển của giáp xác. Vì vậy thức ăn cho giáp xác rất cần thiết
phải bổ sung thêm Lecithine.
Acid béo
Acid béo chiếm tới hơn 90% khối lượng chất béo. Trong các chất béo tự nhi ên

có hơn 60 Acid béo khác nhau g ồm Acid béo no và các Acid béo không no.
Các Acid béo no thường có mặt trong mỡ động vật tr ên cạn như Trâu, Bò,
Heo…, còn các Acid béo không no có ngu ồn gốc từ thực vật hay động vật biển.
Trong phân tử Acid béo không no có th ể có từ 1, 2 tới 3 nối đôi… Những
Acid béo không no có ho ạt tính sinh học cao th ường là những Acid béo không no
trong phân tử có từ 2 nối đôi trở n ên. Trong mỡ cá và động vật sống dưới biển
thường giàu các Acid béo không no như: Linoleic acid (2 nối đôi), Acid Linolenic(3
nối đôi), Acid Arachidonic (4 nối đôi). Vào trong cơ th ể thì Acid Arachidonic có
hoạt tính sinh học cao nhất. Dầu gan cá hoặc gan mực rất gi àu acid Arachidonic.
Tuy nhiên ngoài m ỡ cá ra, dầu thực vật ho àn toàn không có Acid Arachidonic, còn
trong mỡ động vật thì có nhưng với lượng rất ít. Vì vậy trong chế biến thức ăn cho
giáp xác ở từng giai đoạn phải bổ sung th êm dầu gan cá hoặc gan mực nhằm cung
11
cấp nguồn Acid Arachidonic. Đối với thuỷ sản nuôi th ương phẩm thì lượng Acid
Arachidonic bổ sung khoản từ 1.2 đến 1.5% l à tốt nhất. Trong sản xuất thức ăn
người ta thường sử dụng dầu mỡ động vật thuỷ sản thay cho dầu mỡ của động vật
trên cạn. Nhu cầu Acid béo thiết yếu đối với động vật biển cao h ơn động vật trên
cạn đang trong giai đoạn tr ưởng thành, cho nên việc bổ sung mỡ cá hay dầu gan cá
vào thức ăn cho giáp xác ở các giai đoạn l à rất cần thiết.
Hoạt tính sinh học của mỡ cá đặc biệt cao, không loại n ào sánh bằng. Hàm
lượng Acid Arachidonic trong mô các t ổ chức của cá là 5%, còn trong dầu gan cá là
25% hoặc hơn thế nữa. Nhu cầu các Acid béo thiết yếu đối với động vật thuỷ sản
nói chung khoảng 2% khi nhỏ v à 1% khi đã lớn, tính theo tổng số năng l ượng trong
khẩu phần. Tăng liều l ượng Vitamin B1 trong khẩu phần sẽ giúp cho c ơ thể giáp
xác tổng hợp được một phần Acid béo chưa no thiết yếu. Nhu cầu về Acid béo đối
với giáp xác là rất lớn cho nên sản xuất thức ăn cho giáp xác cần đảm bảo tính cân
đối của Acid béo. Tỉ lệ trong đó là: 10% Acid béo chưa no chứa nhiều nối đôi, 30%
là các Acid béo no và còn 60% là Acid Oleic.
Phospholipid
Là chất rất cần thiết trong th ành phần thức ăn của vật nuôi thuỷ sản, nó ảnh

hưởng tích cực tới c ơ thể và sự chuyển hoá chất béo, đẩy mạnh sự tăng tr ưởng của
thuỷ sản nuôi từ khi c òn non tới khi thành thục. Lecithine là một phospholipid đã
được nghiên cứu và sử dụng rộng r ãi trong thành ph ần thức ăn nuôi trồng thuỷ sản.
Hàm lượng Lecithine khuyên dùng cho th ức ăn nuôi giáp xác tuỳ theo h àm lượng
chất béo có trong công thức thức ăn v à giai đoạn trưởng thành của đối tượng nuôi
tính theo tỉ lệ hàm lượng chất béo nh ư sau: 2/3 hàm lư ợng chất béo khi c òn nhỏ, 5/3
khi tăng trưởng và 1/3 khi hết tăng trưởng. Ở giai đoạn đầu của nuôi th ương phẩm
thì hàm lượng khoảng 2% l à tốt nhất.
Cholesterol
Là một trong những th ành phần cấu trúc quan trọng trong cơ thịt giáp xác, các
kích thích tố điều khiển quá tr ình sinh sản và lột xác đều là những dẫn xuất của
Choleslerol. Nhi ều loài sinh vật có thể tự tổng hợp Cholesterol cần thiết từ Acid béo
có trong khẩu phần của thức ăn. Thiếu các th ành phần này trong thức ăn có thể gây
12
ra tình trạng ăn thịt đồng loại v à tỉ lệ sống thấp, hệ số tăng tr ưởng kém ở giáp xác.
Dùng cholesterol cho hi ệu quả sinh học cao h ơn so với các sterol khác v ì trong cơ
thể giáp xác không cần qua những biến đổi sinh học. Các chuyên gia nuôi tr ồng
khuyên nên sử dụng cho tôm với h àm lượng là 1% cho giai đoạn ấu trùng, trong
giai đoạn sau nuôi thương phẩm thuỷ sản nước mặn thì từ 0.5 ÷ 3%.
Sẽ không xảy ra hiện t ượng thiếu hụt Cholesterol trong thức ăn hỗn hợp nếu
thức ăn công nghi ệp có sử dụng th ành phần bột cá. Cần l ưu ý không để cho
Cholesterol lớn hơn giới hạn cho phép.
Có thể sử dụng thức ăn gi àu Sterol để kích thích sự phát triển tuyến sinh dục
và tăng tốc độ sinh trưởng. Những thức ăn từ trai, hầu, hến, giáp xác rất gi àu
Cholesterol và đây là thành ph ần quan trọng đối với thuỷ sản nuôi th ương phẩm.
Nhu cầu Carbohydrate.
Một số Enzym ti êu hoá thức ăn Carbohydrat tồn tại trong giáp xác l à Amylase,
Maltase, Sucrase, Chitinase, Cellulase.
Carbohydrat cùng Lipid hình thành ngu ồn năng lượng dự trữ quan trọng trong
cơ thể dưới dạng glycogen và là một thành phần quan trọng để tổng hợp chất chitin,

tổng hợp steroit v à Acid béo. Tinh bột, dextrin, và glycogen từ động vật thân mền
đều được tiêu hoá tốt. Nhưng không phải tất cả các Carbohydrat tiêu hoá được đều
có ý nghĩa. Cellulose cũng đ ược tiêu hoá một phần do chúng có enzyme cellulase.
Lượng cellulose chủ yếu đ ược lấy từ nguồn tảo trong nôi tr ường nuôi.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy glycogen l à nguồn thức ăn tốt đối với
giáp xác, ngoài việc cung cấp lượng tinh bột nó còn được sử dụng trong vai tr ò chất
kết dính trong thức ăn công nghiệp d ùng trong nuôi tr ồng thuỷ sản.
Một số nghiên cứu về nhu cầu chất x ơ trong thức ăn giáp xác đ ược tiến hành
với mục đích phục hồi tốc độ tăng tr ưởng gây nên bởi sự dư thừa Protein trong khẩu
phần ăn bằng cách tăng c ường lượng chất xơ trong thức ăn. Tuy nhiên cần lưu ý,
ống tiêu hoá của giáp xác rất ngắn, nếu l ượng chất xơ trong thức ăn cao, thức ăn sẽ
không dủ thời gian để tiêu hoá, do đó làm gi ảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
Glucid theo nhu c ầu của giáp xác nói chung chủ yếu l à tinh bột. Tinh bột là
thành phần dinh dưỡng chủ yếu của các loại ngũ cốc v à đậu. Sự biến đổi của tinh
13
bột trong cơ thể giáp xác cũng không tách dời việc tạo th ành glucoza rồi tạo thành
glucogen là ngu ồn dinh dưỡng cho các cơ quan và hệ thống dưới dạng sinh năng
lượng.
Cellulose là một Glucid thường có mặt bên cạnh tinh bột trong các nguồn
nguyên liệu có chứa tinh bột. C ơ thể giáp xác không sản xuất ra các Enzyme để
phân giải cellulose, nhưng m ột số loại vi khuẩn đ ường ruột của chúng lại có các
Enzyme đó. Vì vậy cellulose ở ruột giáp xác có thể được phân giải, tuy nhi ên lượng
tiêu hoá là không đáng k ể. Đặc biệt là cellulose có ngu ồn gốc từ vỏ của các hạt ngũ
cốc thường không thể tiêu hoá được. Vì vậy trong thức ăn của các loại giáp xác cần
chọn nguồn tinh bột chứa ít chất x ơ.
Nhu cầu Vitamin
Đây là các chất hữu cơ có phân tử lượng thấp, là một thành phần vi lượng
trong các yếu tố dinh dưỡng của động vật thuỷ sản, chúng không c ó khả năng tạo ra
năng lượng cho cơ thể sinh vật như các nhân tố đa lượng nhưng lại có thể đóng vai
trò làm tăng sức sống, tăng khả năng kháng bệnh ở động vật, tăng khả năng chịu

sốc, đặc biệt đối với động vật thuỷ sản. Vitamin trong th ành phần thức ăn chiếm
một tỉ lệ rất nhỏ nh ưng lại ảnh hưởng đến sự biến d ưỡng của các nhân tố đa l ượng
khác như: Protein, glucid, lipid và khoáng. Ngoài ra c òn góp phần làm tăng hệ
thống miễn dịch của c ơ thể. Trong số các Vitamin ảnh h ưởng tới sức đề kháng, nổi
bật nhất là Vitamin C.
Vitamin C là tinh th ể dạng màu trắng, dễ tan trong n ước, dễ hấp thụ qua ni êm
mạc ruột, không tích luỹ trong c ơ thể, thải trừ qua n ước tiểu rất nhanh. Nh ưng
Vitamin C lại tất rễ dàng bị phân huỷ, mất tác dụng d ưới tác động của nhiệt độ, ánh
sáng, độ ẩm, sự oxy hoá. Sự tác động của các yếu tố đó c àng mạnh hơn khi ta trộn
Vitamin C vào th ức ăn cho động vật thuỷ sản. H àm lượng Vitamin C trong thức ăn
viên tổng hợp bị hao hụt rất nhiều khi trải qua quá tr ình nghiền sấy, hấp, đóng gói,
vận chuyển và bảo quản. Khi cho thức ăn n ày vào nước, Vitamin C tan rất mạnh, do
vậy mặc dù công nghệ chế biến thức ăn đ ã rất chú ý tới th ành phần Vitamin C
nhưng thực tế là động vật không hấp thụ đ ược là bao lượng Vitamin C trong thức
ăn. Vitamin C đặc biệt cần thiết đối với động vật thuỷ sinh v ì chúng là một trong số
14
ít động vật không có khả năng tổng hợp Vitamin C từ acid Glucorpic (do không có
enzym Gluconolactone oxydase c ần thiết cho quá tr ình tổng hợp Vitamin C).
Vai trò của Vitamin C tới sức khoẻ của sinh vật đ ã được người ta phát hiện và
chứng minh. Vitamin C có vai tr ò quan trọng trong quá trình biến dưỡng thức ăn: nó
tham gia vào quá trình t ổng hợp nên acid mật, các enzyme và hooc môn quan tr ọng,
từ đó liên quan tới quá trình chuyển hoá lipid, glucid, v à hấp thụ sắt, liên quan tới
quá trình sinh tr ưởng và phát triển của vật nuôi. Vitamin C có vai trò trong vi ệc tăng
hoạt động miễn dịch của sinh vật thông qua chức năng: nâng cao hoạt tính của các
enzyme, bảo vệ các tế bào máu khỏi bị oxy hoá nh ư: các đại thực bào, bạch cầu và
các tế bào máu của giáp xác. Mặt khác, chúng ta cũng đ ã biết bạch cầu và các tế bào
này tham gia vào hệ thống miễn dịch bảo vệ c ơ thể. Người ta đã phát hiện mối
quan hệ có ý nghĩa giữa nồng độ Vitamin C trong máu với khả năng thực b ào của
đại thực bào và khả năng xuất hiện bệnh. Vitamin C có khả năng tham gia v ào quá
trình tạo ra collagen, cấu th ành nên thành mạch máu và các mô liên kết, nhờ đó kích

thích đường dẫn cho sự thẩm thấu qua th ành mạch máu của các kháng thể, bạch cầu
và các thành ph ần của hệ thồng miễn dịch, đến n ơi bị xâm nhập của tác nhân gây
bệnh, để tiêu diệt chúng. Mặt khac C có vai trò tổng hợp lên Corticosteroid, đây là
chất có liên quan tới khả năng chống chịu của thuỷ sinh vật với các tác động của
môi trường, của yếu tố dinh dưỡng và cơ học
Nhu cầu chất khoáng.
Vai trò cuả khoáng chất đối với cá v à giáp xác rất đa dạng, chủ yếu đ ược sử
dụng trong quá tr ình tạo hình đặc biệt là vỏ giáp xác, tham gia v ào quá trình tạo
Protit, hoạt hoá Enzyme, điều ho à chuyển hoá nước, duy trì ổn định môi trường bên
trong cơ thể. Trong điều kiện thức ăn có th ành phần luôn khác nhau, sức chịu đựng
của giáp xác rất kém do đó tỉ lệ chết trong v à sau thời kì lột xác là rất lớn.
Các chất khoáng cần thiết đối với c ơ thể giáp xác có thể kể ra đây gồm: Ca, P,
Na, S, Cl, Mg, Fe, Mn, Cu, Zn, Mo, B, và m ột số khoáng vi l ượng khác.
Lượng chất khoáng chiếm 2 – 4% trọng lượng cơ thể giáp xác, một l ượng
khoáng chất đóng vai trò là yếu tố tạo hình. Chất khoáng tham gia v ào tất cả các
15
phản ứng trong c ơ thể. Hoạt tính sinh học của các khoáng thể hiện chủ yếu d ưới
dạng ion hoá.
Cớ thể giáp xác có thể tự sản xuất ra các chất khoáng cần thiết cho chúng. V ì
vậy tất cả các khoáng chất đó không phải l à thành phần bắt buộc trong thức ăn đối
với giáp xác nuôi. Một phần nhỏ khoáng trong môi trư ờng nước có thể được hấp thụ
trực tiếp qua hệ hô hấp của giáp xác.
Hàm lượng khoáng trong thức ăn công nghiệp để nuôi giáp xác không đ ược
thiếu nhưng cũng không nên vượt quá một ngưỡng nhất định.
Trong số các chất khoáng có mặt trong thức ăn nuôi giáp xác th ì Ca và P
chiếm tỉ lệ cao và quan trọng trong việc tạo th ành lớp vỏ chitin, chuyển hoá các chất
Protit, Lipid, Glucid. Vì v ậy khi sản xuất thức ăn cần phải bổ sung th êm các thành
phần là Ca và P dưới dạng chế phẩm.
I.4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU THỨC ĂN NUÔI GHẸ
XANH THƯƠNG PH ẨM.

Khi ta phân tích thành ph ần hoá học cơ bản của thịt ghẹ ng ười ta thấy ghẹ là
đối tượng thuỷ sản giàu dinh dưỡng.
Bảng 1.2. Các thành phần hóa học cơ bản của cơ thịt ghẹ (g/100g )
Nước
Protein
Lipid
Glucid
Tro
75.5
19.9
0.5
2.2
1.9
Bảng 1.3. Thành phần acid amin (% acid amin/protein) c ủa ghẹ
so với các thuỷ sản khác
Tên acid amin
Ghẹ
Tôm

Nghêu
Asp
5.6
5.32
7.3
6.42
Thr
2.26
2.06
1.97
2.74

Ser
2.5
2.04
1.69
3.09
Glu
11.3
12.68
10.2
12.15
Pro
3.3
2.06
1.57
1.9
Gly
11.9
4.52
3.48
10.97
Ala
3.7
4.45
3.94
5.13
16
Cys
0.3
0
0

12.48
Val
2.72
1.98
3.28
2.38
Meth
1.74
1.47
1.13
1.64
Ile
2.31
1.76
1.49
2.09
Leu
4.8
3.71
5.53
4.23
Tys
1.93
1.34
0.99
1.44
Phe
2.89
2.11
1.63

2.16
His
1.75
1.15
3.71
1.21
Lys
6.17
4.74
6.86
4.84
Arg
4.85
2.37
1.71
3.24
Bảng 1.4. Hàm lượng các khoáng trong 100g c ơ thịt ghẹ
Ca
2
mg
104
Fe
2
mg
0.911
Mg
2
mg
33
P

mg
206
K

mg
324
Na

mg
279
Zn
2
mg
4.22
Cu
2
mg
0.645
Mn
2
mg
0.19
Se
2
mcg
40.2
Bảng 1.5. Hàm lượng các Vitamin trong 100g c ơ thịt ghẹ
Vitamin C
mg
3.3

Thiamin
mg
0.1
Riboflavin
mg
0.051
Niacin
mg
3.3
Pantothenic acid
mg
0.43
Vitamin B-6
mg
0.18
Tổng
mcg
50.8
Vitamin B-12
mcg
7.3
Vitamin A
IU
6
Tiền Vitamin A
mcg
2
Vitamin E
mg
1

17
Bảng 1.6. Hàm lượng các Acid béo trong 100g thit gh ẹ
Acid béo bão hoà
g
0.229
14:0
g
0.018
16:0
g
0.144
18:0
g
0.062
Acid béo không no
g
0.28
16:1
g
0.09
18:1
g
0.151
20:1
g
0.038
22:1
g
0
PUFA

g
0.68
18:2
g
0.029
18:3
g
0.022
18:4
g
0.019
20:4
g
0.084
20:5
g
0.244
22:5
g
0.055
22:6
g
0.231
Cholesterol
mg
100
Từ tổng quan các tài liệu trên có thể nhận thấy:
Thành phần cơ thịt ghẹ gần giống với tôm về tỉ lệ protein cũng nh ư tỉ lệ các
acid amin, riêng về khoáng và Vitamin thì c ơ thịt ghẹ có nhiều h ơn hẳn về hàm
lượng. Do vậy sử dụng bột tôm ở tỉ lệ cao trong thức ăn cho ghẹ nuôi th ương phẩm

là rất cần thiết. Tỉ lệ Protein/lipid trong thức ăn phải đạt đ ược từ 3 – 3.5. Hàm lượng
Protein trong thức ăn khoảng 35% l à hợp lí. Khoáng, Vitamin trong c ơ thể ghẹ rất
giàu và đầy đủ do đó thức ăn của chúng phải cung cấp đủ một l ượng lớn hơn nhiều
18
thành phần trong cơ thể chúng. Cần thiết phải sử dụng nguy ên liệu giàu khoáng và
Vitamin hoặc bổ sung vào dưới dạng chế phẩm công nghiệp.
Hàm lượng acid béo không no trong lipid c ủa ghẹ là nguồn chất dinh dưỡng
rất quí cho con ng ười. Vì vậy cần thiết phải bổ sung các chất n ày trong thành phần
của công thức thức ăn.
Cơ sở dinh dưỡng và tiêu hóa[11].
Dinh dưỡng của động vật nhằm cung cấp cho c ơ thể năng lượng để hoạt động
sống và vật liệu để xây dựng chất sống. Dinh d ưỡng được coi là một quá trình từ lúc
tiếp nhận thức ăn, biến đổi v à sử dụng thức ăn.
Sự tiêu hoá của thức ăn
Thức ăn đưa vào cơ thể qua ống tiêu hoá bị hao hụt đi một l ượng lớn, một
phần thức ăn hấp thụ đ ược mới là nguồn nguyên liệu cần thiểt cho c ơ thể, có thể
hiểu quá trình sử dụng thức ăn chia ra nh ư sau: thức ăn phân tán (d), thức ăn rơi vãi
(c), thức ăn đưa vào (A), thức ăn không hấp thụ đ ược (b), thức ăn hấp thụ đ ược (a).
A = a + b + c + d
Khoang miệng chỉ có tác dụng giữ mồi, quá tr ình tiêu hoá chỉ bắt đầu từ ruột
mà thôi. Ở dạ đày pepsinogen đư ợc HCl xúc tác b iến thành pepsin có hoạt tính, HCl
còn làm cho Protein x ốp kém bền vững, sau đó dưới tác dụng của peps in thì Protein
thuỷ phân thành peptid và pept on. Hoạt tính của peps in ở động vật ăn thịt rất cao,
do thích nghi cao v ới đời sống ăn thịt. Trong suốt quá trình tiêu hoá ở dạ dày, dịch
dạ đay được tiết liên tục đảm bảo môi tr ường acid cho pepsin hoạt động.
Quá trình tiêu hoá ở ruột thì tuỵ tạng đóng vai tr ò quan trọng nhất, và ở đó có
các enzyme thuỷ phân Protein, lipid v à glucid. Tác dụng thuỷ phân của tuỵ tạng
cũng giống như ở động vật máu nóng. Đầu ti ên enzyme này chưa ho ạt động , dưới
tác dụng của dịch ruột enzyme đ ược hoạt hoá và thuỷ phân các chuỗi peptit th ành
acid amin. Mỡ được nhũ tương dưới tác dụng của lipase biến th ành glycerin và Acid

béo. Glucid được amilase thuỷ phân thành đường glucose. Quá trình tiêu hoá lipit
thì mật có tác dụng quan trọng . Th ành phần của mật cá cũng t ương tụ như động vật
máu nóng là acid mật có muối mật, không có các enzyme ti êu hoá. Mật có tác dụng
nhũ tương mỡ và hoạt hoá lipase, khích thích ru ột vận động.
Tham gia chủ yếu vào quá trình tiêu hoá hoá h ọc là các tuyến tiêu hoá. Ở cá có
hai tuyến quan trọng nhất l à gan và tuỵ.
19
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tiêu hoá.
Cường độ tiêu hoá của thuỷ sinh vật phụ thuộc v ào hàng loạt các yếu tố nội tại
và sinh thái như:
- Khối lượng thức ăn: kết quả nghi ên cứu của nhiều tác giả cho thấy l à lượng
thức ăn càng nhiều thì sự tiêu hoá càng chậm trễ, mức sử dụng thức ăn c àng thấp.
Lượng thức ăn nhỏ, tốc độ ti êu hoá nhanh hơn, tri ệt để hơn, và enzyme tiêu hoá
ngấm vào thức ăn nhanh hơn.
- Chất lượng thức ăn: chất l ượng thức ăn khác nhau khả năng ti êu hoá thức ăn
giao động từ 70 – 90%.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: nhiệt độ môi tr ường ảnh hưởng rất nhiều đến sự
tiêu hoá thức ăn. Mức độ tiêu hoá ở các nhiệt độ khác nhau là khác nhau.
- Ảnh hưởng của tuổi: trong thời k ì tăng trưởng thì sự tiêu hóa tăng lên ở
mức độ cao, sự ti êu hoá tăng lên theo m ức độ trưởng thành. Sự phụ thuộc của quá
trình tiêu hoá vào tu ổi rất phức tạp do nhiều nguy ên nhân, trước hết là do sự hoàn
thiện cơ quan tiêu hoá và h ệ enzyme tiêu hoá.
- Sự vận động của ruột: sự vận động của ruột có ảnh h ưởng tới sự tiêu hoá
của thức ăn trong ruột. Sự vận động của ruột cũng t ương tự như ở động vật máu
nóng gồm có 3 hình thức : dao động, nh ào trộn và nhu động. Sự vận động của ruột
làm cho thức ăn ngấm đều enzyme ti êu hoá, giúp cho quá trình h ấp thụ chất dinh
dưỡng đưa thức ăn di động trong ống ti êu hoá.
Sự vận động của các đoạn ruột khác nhau l à khác nhau, đo ạn ruột trước vận
động chậm hơn đoạn ruột sau. Do tốc độ di động thức ăn về phía sau của đoạn ruột
trước chậm hơn đoạn sau, nên tác động của enzyme ở đoạn ruột tr ước triệt để hơn,

sự hấp thụ dinh d ưỡng được nhiều hơn đoạn ruột sau.
- Tốc độ di chuyển của thức ăn trong ống ti êu hóa: thức ăn vào ống tiêu hoá
nhờ nhu động của ruột m à thức ăn di động từ đoạn ruột tr ước đến đoạn ruột sau.
Tốc độ di chuyển của thức ăn trong ống ti êu hoá phần nào xác định tốc độ tiêu hoá,
nhưng không nói lên đư ợc mức độ sử dụng vật chất dinh g ưỡng bởi vì tốc độ tiêu
hoá còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt tính của enzyme ti êu hoá.
Tốc độ di chuyển của thức ăn trong ống ti êu hóa phụ thuộc vào loại thức ăn và
khối lượng thức ăn. Khối th ưc ăn càng lớn thì thức ăn lưu lai trong ống tiêu hoá
20
càng lâu, tốc độ di chuyển của thức ăn càng chậm. Thức ăn khô tốc độ di chuyển
chậm hơn thức ăn tươi.
Nhiệt độ môi trường cũng ảnh h ưởng mạnh tới tốc độ di chuyển của thức ăn,
trong phạm vi nhiệt độ thích hợp cho từng lo ài, nhiệt độ càng tăng, tốc độ tiêu hoá
thức ăn càng tăng.
Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng
Sự hấp thụ các chất dinh d ưỡng xảy ra chủ yếu ở phần ruột tr ước, các chất
dinh dưỡng được hấp thụ qua các sản phẩm thuỷ phân của nó d ưới tác dụng của các
enzym tiêu hoá. Các s ản phẩm chủ yếu l à: các acid amin, Acid béo, glycerin,
glucose, các muối khoáng, Vitamin, các nguy ên tố vi lượng có trong th ành phần
thức ăn. Thành ruột hấp thụ các chất dinh d ưỡng không chỉ bằng c ơ chế lý hoá
(thẩm thấu và khuyếch tán) đơn giản mà bằng chủ yếu bằng con đ ường vận chuyển
tích cực, có sự tiêu hao năng lượng do ATP cung cấp. Đồng thời với quá tr ình hấp
thụ các đơn phân dinh dư ỡng có quá trình tổng hợp (tái tạo) các chất liệu của c ơ thể,
mà tốc độ của nó tỷ lệ với tốc độ hấp thụ các chất dinh d ưỡng. Sự tái tạo vật chất
cho cơ thể mà trước hết là Protein được điều chỉnh bằng một c ơ chế phối hợp sinh
lý, sinh hoá và di truy ền phức tạp thông qua sự điều khiển của ADN v à ARN.
Sự cân bằng Nit ơ và nhu cầu Protein
Về nguyên tắc khẩu phần nitơ ngày phải có it nhất bằng l ượng nitơ có ích và
lượng nitơ thải ra. Một số acid amin có thể tổng hợp được trong cơ thể, nhưng số
khác nhất thiết phải đự ơc lấy từ ngoài vào. Các acid amin không thay th ể cần được

cung cấp là: arginine, histidie, isoleucine, leucie, lisine, metionie, phenylalanin,
threonin, tryptophan và valin.
Các loại thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản có thể l à con đường đưa các tác
nhân gây bệnh vào trong hệ thống nuôi và qua con đường tiêu hoá xâm nhập vào cơ
thể động vật thuỷ sản. Do vậy cần phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật khác nhau để
ngăn chặn con đường xâm nhập này. Không nên sử dụng thức ăn t ươi trong nuôi
trồng thuỷ sản thâm canh, nhất l à các loại thức ăn như cá tạp, tôm cua nhỏ có chất
lượng kém, vì loại thức ăn này có thể bị cảm nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh
cho đối tượng nuôi, đặc biệt khi cá c thức ăn tươi được bảo quản không tốt, ngo ài ra
loại thức ăn này con gây ô nhi ễm môi trường nghiêm trọng khi động vật nuôi không
sử dụng hết trong một thời gian ngắn. Các loại thức ăn tổng hợp v à tự chế biến cần
được bảo quản tốt, tránh mốc, vón v à nhiễm khuẩn. Nấm mốc trong thức ăn tổng
21
hợp hay trong nguy ên liệu để sản xuất thức ăn tổng hợp có thể sinh ra trong vi ên
thức ăn các loại độc tố (Aflatoxin) gây hoại tử nghi êm trọng gan ở động vật thuỷ
sản nuôi. Theo các nghiên c ứu cho thấy thành phần dinh dưỡng ảnh hưởng rõ rệt tới
sức đề kháng của động vật nuôi, không phải l à các yếu tố đa lượng như: Protein,
Glucid, lipid mà l ại chính là các nhân tố vi lượng như Vitamin, khoáng ch ất. Do vậy
để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi, cần quan tâm tới các th ành phần vi lượng
trong khẩu phần thức ăn h àng ngày, đặc biệt là Vitamin, trong đó quan tâm t ới
Vitamin C, A, B và E. Tác nhân gây b ệnh có thể là sự thiếu hụt một th ành phần
dinh dưỡng nào đó trong khẩu phần thức ăn của động vật thuỷ sản, đặc biệt sự thiếu
hụt này kéo dài liên tục thì kết quả là gây rối lợn hoạt động trao đổi chất của c ơ thể,
hoạt động của hệ Enzyme gặp trở ngại, sự sinh tr ưởng và phát triển không bình
thường, dấu hiệu sinh lý sẽ xuất hiện, bệnh tật sẽ xảy ra.
Hiện nay nguồn giống ghẹ nuôi đ ã có thể chủ động nhờ kĩ thuật sản xuất giống
ghẹ xanh nhân tạo, vấn đề lớn cần quan tâm tiếp theo l à thức ăn phù hợp với ghẹ
xanh nuôi thương ph ẩm để quá trình nuôi đạt được sự khép kín.
Thức ăn khô thường kém hấp dẫn so với thức ăn t ươi, do đó cần nghiên cứu
tạo ra một loại thức ăn ri êng cho ghẹ xanh ở giai đoạn nuôi th ương phẩm, vừa có

hàm lượng dinh dưỡng hợp lí, vừa có m ùi vị hấp dẫn, kích th ước viên thức ăn phù
hợp, đảm bảo cho sự sinh tr ưởng, tỉ lệ sử dụng thức ăn l à tốt nhất.
22
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Ghẹ xanh giống
Ghẹ xanh giống được thu mua của từ nguồn giống khai thác từ tự nhi ên trong
khu vực đầm Nha Phu, x ã Phú Hữu, Huyện Ninh Ho à . Ghẹ con sau khai thác đ ược
nuôi sống trong các lồng b è, buộc càng cho ăn cá tươi 2 l ần/ ngày, buổi sáng 6h,
buổi chiều 6h. Chọn con khoẻ, kích thứ ơc đồng đều phù hợp với từng thí nghiệm,
nguyên vẹn, không gãy càng, gãy chân, c ơ thể có màu tự nhiên, không có dấu hiệu
đen mai, màu lợt, vỏ cứng, tỉ lệ đực cái ph ù hợp. Sau khi vớt ra khỏi nước tiến hành
ngâm nước đá trong 30giây nhiệt độ n ước (5– 10 °C) ngâm ng ập mình ghẹ (nước
mặn). Vớt ghẹ ra khỏi n ước đá cho vào thùng xốp để giữ nhiệt ốn định, vận chuyển
khô về khu thí nghiệm ướt tại Viện Nghi ên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III. Thả ghẹ
vào nước biển có sục khí, ghẹ sẽ dần hồi phục lại, để ổn định ghẹ đ ược thả trong bể
nuôi lớn trong 6h.
Ghẹ sau khi nuôi trong bể lớn để trở lại hoạt động b ình thường và dần thích
nghi với môi trường mới sẽ được đo kích cỡ, chọn giống ( đực, cái), cân khối l ượng,
kiểm tra cơ thể (mắt, càng, chân, mai, y ếm) sau đó thả v ào các bể thí nghiệm đ ã
chuẩn bị trước theo thứ tự các lô đ ã đánh số.
Mỗi lô sẽ được theo dõi thêm 2 ngày, không cho ăn, thay nước 100% mỗi
ngày, sục khí liên tục, thay thế những con chết bằng những con khoẻ đảm bảo sự
đồng đều trên các lô trước khi tiến hành thí nghiệm.
2.1.2 Nguyên liệu sản xuất thức ăn .
Nguyên liệu chính sản xuất thức ăn: bột cá, bột ruốc, bột đầu tôm, bột m ì, cám
gạo, bột đậu nành.
Chọn mua các loại nguyên liệu khô có chất l ượng tốt, được bảo quản tốt, có
thành phần dinh dưỡng ổn định, đã được kiểm tra và chứng nhận. .
Bột cá

Sử dụng bột cá của công ty Bột cá Kiên Giang có thành phần chính: protein
60.5%, lipid 8.5%, khoáng 9.82%, xơ 2.72%
Bột cá được dùng trong tất cả các công thức với tỉ lệ phối trộn 25%, là nguồn
cung cấp Protein chủ yếu trong thức ăn nuôi ghẹ xanh th ương phẩm.
23
Bột cá có mùi thơm đặc trưng, màu từ vàng tới vàng nâu, không m ốc, không
có mùi ôi, khét.
Bột ruốc
Nguyên liệu ruốc biển (moi) khô, không mốc, có mùi thơm đặc trưng, hàm
lượng protein 67%, lipid 6.7%, chất khoáng 34.32% . Tỉ lệ phối trộn trong các công
thức sản xuất thức ăn l à 8%.
Bột đầu tôm
Gồm bột đầu tôm được mua từ Công ty TNHH Thuỷ Sản Simmy có th ành
phần chính: protein 37.1%, lipid 5.57%, ch ất xơ 6.53%, chất khoáng 5.84% .
Tỉ lệ phối trộn là 5%.
Bột đậu nành
Là một loại nguyên liệu thực vật giàu protein 37% và lipid 18%, mu ối khoáng
và các vitamin nh ất là các vitamin tan trong d ầu, đây là loại nguyên liệu rẻ tiền và
tốt để sản xuẩt thức ăn cho các đối t ượng nuôi trong ngh ành thuỷ sản. Trong bột đậu
nành giàu protein và các acid amin không thay th ế nhất là Lizin, Tryptophan, là
những acid amin thường thiếu trong thức ăn có nguốn gốc thực vật khác. Tuy ngh èo
các acid amin chứa S như Metionin, systin, protein của đậu nành có giá trị hơn của
những loại hoà thảo khác, và được xem là có giá trị sinh học cao nhất trong số
Protein có nguồn gốc thực vật.
Giá trị sinh học của protein đậu nành tương đương v ới protein của động vật.
Trong đậu nành có chứa lecithine là một loại phospholipid có tác dụng tăng tỉ lệ
sống của thuỷ sản nuôi trồng. Đậu n ành còn giàu các nguyên t ố khác như Mg, Zn,
Mn, Cu.
Cám gạo
Là thành phần phụ của công nghiệp xay xát, th ành phần chính gồm vỏ cám,

phần phôi mầm của hạt, một ít tấm gạo v à trấu. Cám gạo rất gi àu các chất dinh
dưỡng, chứa nhiều Protein, chất khoáng v à Vitamin nhóm B. Ch ất béo trong cám
chứa Lexitin, Vitamin E, K v à khoảng 50% Acid béo chưa no. Tuỳ theo hàm lượng
trấu có trong cám xay m à chia ra loại 1, loại 2 H àm lượng Protein trong cám gạo
khoảng 8 – 13%, chất béo từ 7 – 13%. Chất béo trong cám gạo chủ yếu chứac nhiều
Acid béo không no, ch ủ yếu là oleic, izolinolic nên d ễ bị oxy hoá làm cám gạo bị ôi
khét, ngoài ra cám g ạo còn là môi trường hoạt động của vi sinh vật l àm cho cám dễ
24
bị chua, mốc vón cục trong một thời gian ngắn n ên trong điều kiện độ ẩm khơng khí
cao như ở nước ta cầm phải bảo quản cẩn thận. N ước ta xuất khẩu gạo n ên cám gạo
thường được sử dụng trong thức ăn ni trồng.
Bột mì
Bột mì được sử dụng làm nguồn cung cấp chất bột đ ường cà là chất kết dính
trong thức ăn viên. Trong bột mì có khoảng 14% Protein. Th ành phần chính của
Protein bột mì là gluten. Bột mì thướng sử dụng với h àm lượng từ 10 – 30 % tuỳ
đối tượng ni.
Bảng 2.1. Hàm lượng dinh dưỡng(%) của một số nguy ên liệu khơ sử
dụng trong cơng thức
Ngun liệu phụ bao gồm: dầu gan mực, dầu cá, vi -premix, cholestin,
lecithine chất kết dính, dicalcium phosphate, dùng v ới khối lượng ít nhưng phải u
cầu cao về chất l ượng, sau khi mua về (d ưới dạng chế phẩm) cần chú ý bảo quản
tốt. Các ngun liệu phụ này do Cơng Ty TNHH UNI -PRESIDENR Vi ệt Nam cung
cấp.
Dầu gan mực
Dầu gan mực: Cung cấp các acid béo cần th iết cholesterol v à các vitamin tan
trong dầu rất cần thiết cho động vật thuỷ sinh. Thành phần chính như sau:
Thành phần
Protein
Lipit
m

Khoáng

Bột cá Kiên Giang
60.2
8.5%
7.448
19.82
2.17
Bột đậu nành trích ly
44.45
7.15
10.28
5.84
6.53
Bột cá khô lạt
48.91
4.51
12.5
25.26
Bột ruốc
26.56
2.43
26.86
34.32
Bột đầu tôm
34.1
5.78
10.89
27
11.7

Cám gạo
13.1
11.43
10.21
8.5
7.83
Bột mỳ
11.7
1.2
12
0.4
1.3
25
Bảng 2.2. Thành phần chính của dầu gan mực sử dụng trong CT
THÀNH PHẦN
TỈ LỆ
Docosahexaenoic acid
19.1%
Palmitic acid
14.0%
Oleic acid
11.0%
Eicosapentaenoic acid
10.1%
Myristic acid
3.5%
Eicenoic acid
3.3%
Stearic acid
3.0%

Linoleic acid
2.4%
Linolervia acid
2.1%
Eicosadic acid
1.3%
Pentadekanic acid
0.4%
Margaric aicd
0.4%
Eicosatric acid
0.2%
Sonstige
29.2%
Cholesterol
12.410 mg/ kg
Vitamin A
250.000 UI/kg
Vitamin D3
100.000 UI/kg
Vitamin K3
300 mg/kg
Vi-premix
Là một chế phẩm công nghiệp gồm hỗn hợp cá c Vitamin C, nhóm B, Inositol,
cholin, A, B, E, K và các khoáng vi lư ợng hay bị thiếu trong th ành phần nguyên liệu
dùng sản xuất thức ăn.
Cholestin, lecithine: là chất bổ sung phospholipid v à HUFA
Thành phần chính: phospholipid: 64% , acid béo không no: 28% , cholesterol:
5%, vitamin A: 1%, vitamin D: 1%. Bổ sung chất béo, phospholipid, tạo mùi thơm
hấp dẫn bao bọc viên thức ăn, giảm sự hoà tan chất dinh dưỡng trong nước và kích

thích giáp xác tăng trư ởng tăng trọng, tăng tỉ lệ sống.

×