Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giải trí du lịch của du khách đối với Nha Trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.98 MB, 89 trang )



i

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
















ii

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực hiện đề tài cùng với những nỗ lực của bản thân và em đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình quý báu từ phía các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Nhân đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Hồng Mạnh –
người đã tận tình hướng dẫn, giúp em trong suốt quá trình thực tập, đặc biệt là trong
thời gian thực tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Sở Du lịch – Thương mại Khánh Hoà đã giúp
đỡ em hoàn thành quá trình thực tập của mình.


Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo và gia đình đã dạy
dỗ, dìu dắt và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cảm ơn bạn bè đã cho tôi nhiều ý kiến, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Huệ










iii

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Cơ sở hình thành đề tài 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3. Mục tiêu nghiên cứu 2
3.1. Mục tiêu tổng quát: 2
3.2. Mục tiêu cụ thể: 2
4. Ý nghĩa của đề tài 2
4.1 . Ý nghĩa về mặt khoa học. 2
4.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn. 3
5. Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1
1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẦU 5
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 7
1.2.1. Tài liệu ngoài nước 7
1.2.2. Tài liệu trong nước 7
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
1.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu 8
1.3.1.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 8
1.3.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa. 8
1.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi 8
1.3.2.1. Cấu trúc bảng câu hỏi: 9
1.3.2.2. Kích thước mẫu thu thập: 12
1.3.2.3. Phương pháp thu thập mẫu 13
1.3.2.4. Xử lý thông tin thu thập được - Quy trình xử lý dữ liệu 13
1.4. Mô hình nghiên cứu 15
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ NHA TRANG 1
2.1. Điều kiện tự nhiên 18
2.1.1. Vị trí địa lý 18
2.1.2. Thời tiết, khí hậu 18
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của Nha Trang – Khánh Hoà 19
2.2.1. Dân số 19
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 19
2.1.3. Tình hình giáo dục 20


iv

2.1.4. Cơ sở hạ tầng 20
2.1.4.1. Cảng biển 20

2.1.4.2. Sân bay 21
2.1.4.3. Đường sắt 21
2.1.4.4. Đường bộ 21
2.1.4.5. Bưu chính viễn thông 21
2.1.4.6. Cấp điện: 21
2.1.4.7. Hệ thống cấp nước: 22
2.1.4.8. Ngân hàng, bảo hiểm: 22
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH ƯỞNG ĐẾN CẦU DU LỊCH
CỦA THÀNH PHỐ NHA TRANG 1
3.1. Tổng quan về ngành du lịch Khánh Hoà 24
3.1.1. Tổ chức bộ máy 24
3.1.2. Cơ sở hạ tầng du lịch 24
3.1.3. Tình hình lao động trong ngành du lịch 30
3.1.4. Các loại hình du lich. 31
3.1.5. Tình hình du khách đến Nha Trang – Khánh Hoà. 37
3.1.6. Doanh thu hàng năm từ hoạt động du lịch. 41
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch của Nha Trang 43
3.2.1. Tổng quan về mẫu nghiên cứu : 43
3.2.2. Kết quả nghiên cứu 44
3.2.2.1. Chi phí du hành 44
3.2.2.2. Thu nhập 46
3.2.2.3. Chi tiêu nếu đi du lịch nơi khác 47
3.2.2.4. Giới tính 49
3.2.2.5. Tuổi 50
3.2.2.6. Tình trạng hôn nhân 51
3.2.2.7. Trình độ giáo dục 53
3.2.2.8. Nghề nghiệp 54
3.2.3. Kiểm định mối tương quan hồi quy giữa một số biến độc lập 56
3.2.3.1. Mối tương quan giữa tuổi và thu nhập 56
3.2.3.2. Mối tương quan giữa giới tính và thu nhập hàng tháng 57

3.2.3.3. Mối tương quan giữa chi phí du hành và thu nhập 60
3.2.3.4. Mối tương quan giữa nghề nghiệp và giới tính 61
3.3. Mô hình nghiên cứu 62
3.3.1. Mô hình xét với số lần du khách đến Nha Trang 62


v

3.3.1.1. Với biến giả là giới tính 64
3.3.1.2. Với biến giả là trình độ học vấn 64
3.3.2. Mô hình với Ln (Số lần đến Nha Trang của du khách) 65
3.3.2.1. Biến giả là giới tính 66
3.3.2.2. Biến giả là trình độ học vấn 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH 68
4.1. Kết luận 68
4.2. Kiến nghị và đề xuất chính sách 69
4.2.1. Một số gợi ý chính sách: 69
4.2.2. Kiến nghị 69
4.2.3. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương: 70
4.2.4. Đối với chính quyền địa phương: 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73





vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI.


Chữ viết tắt Nghĩa giải thích
THPT
THCS
THCN
BTVH
CBCC
Tx
TBXH
ATTT-VSMT

TM-DL
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
Trung học chuyên nghiệp
Bổ túc văn hoá
Cán bộ công nhân
thị xã
Thương binh xã hội
An toàn trật tự - Vệ sinh môi trường

Thương mại – Du lịch


















vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH.
Trang
Sơ đồ1: Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch Nha Trang. 16
H ình 1: Bản đồ hành chính Nha Trang 18
Hình 2: Biển Nha Trang 31
Hình3: Bãi biển Nha Trang 36
Bảng 3.1: Số lượng cơ sở lưu trú và số phòng phục vụ du khách qua các năm
2004 – 2006 26
Bảng 3.2: Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Khánh Hoà 28
Bảng 3.3: Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch Khánh Hoà đến năm 2020 29
Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Khánh Hoà 30
Bảng 3.5: Số lượng du khách đến Nha Trang qua các năm 2004 – 2006 38
Bảng 3.6: Dự báo khách du lịch đến Khánh Hoà 40
Bảng 3.7: Doanh thu của ngành du lịch Nha Trang qua các năm 2004 – 2006 42
Bảng 3.8 : Dự báo thu nhập du lịch của Khánh Hoà 43
Bảng 3.9: Thống kê chi phí du hành 44
Bảng 3.10: Chi phí du hành 45
Bảng 3.11: Thu nhập 46
Bảng 3.12: Thống kê Chi phí thay thế 47
Bảng 3.13: Chi phí thay thế 48

Bảng 3.14: Thống kê Giới tính 49
Bảng 3.15: Giới tính 49
Bảng 3.16: Thống kê tuổi 50
Bảng 3.17: Tuổi 50
Bảng 3.18: Thống kê tình trạng hôn nhân 51
Bảng 3.19: Tình trạng hôn nhân 52
Bảng 3.20: Thống kê trình độ giáo dục 53


viii

Bảng 3.21: Trình độ giáo dục 53
Bảng 3.22: Thống kê nghề nghiệp 54
Bảng 3.23: Nghề nghiệp 55
Bảng 3.24: Mối tương quan giữa tuổi và thu nhập 56
Bảng 3.25: Kiểm định mối quan hệ giữa tuổi và thu nhập 57
Bảng 3.26: Mối quan hệ giữa giới tính và thu nhập 58
Bảng 3.27: Kiểm định mối quan hệ giữa thu nhập và giới tính 59
Bảng 3.28: Mối quan hệ giữa chi phí du hành và thu nhập 60
Bảng 3.29: Kiểm định mối quan hệ giữa hai biến thu nhập và chi phí du hành 60
Bảng 3.30: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và giới tính 61
Bảng 3.31: Kiểm định mối quan hệ giữa nghề nghiệp và giới tính 62
Bảng 3.32: Tóm tắt mô hình SL 63
Bảng 3.33: Bảng hệ số của mô hình SL 63
Bảng 3.34: Tóm tắt mô hình Ln(N) 65
Bảng 3.35: Hệ số của mô hình Ln(N) 65
Biểu đồ 1: Chi phí du hành 45
Biểu đồ 2: Thu nhập 47
Biểu đồ 3: Chi phí đến điểm thay thế 48
Biểu đồ 4: Tuổi 49

Biểu đồ 5: Trình độ học vấn 51
Biểu đồ 6: Giới tính 52
Biểu đồ 7: Tình trạng hôn nhân 54
Biểu đồ 8: Đặc điểm nghề nghiệp 55



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Cơ sở hình thành đề tài.
Khi đất nước mở cửa thực hiện cơ chế phát triển kinh tế thị trường, nhất là
trong những năm gần đây ngành du lịch ngày càng phát triển. Đảng và nhà nước coi
việc phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Du khách vào Việt Nam ngày một
nhiều, sự tăng trưởng kinh tế hàng năm đều tăng cao. Các điểm du lịch ngày càng
được khai thác và mở rộng. Sự phối kết hợp giữa các ngành hữu quan ngày càng được
quan tâm chặt chẽ. Sự chỉ đạo vĩ mô quản lý nhà nước về du lịch của tổng cục du lịch
ngày càng sâu sát. Một đất nước có chiều dài hơn 3000 Km bờ biển với nhiều cảnh
quan, nhiều lễ hội cổ truyền, nhiều danh lam thắng cảnh cộng với sự ổn định, an toàn
và thân thiện đã thực sự làm hài lòng du khách. Tuy du khách vào Việt Nam ngày một
nhiều nhưng việc du khách quay trở lại Việt Nam còn ít, tại sao như vậy?
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ và thị trường khách là yếu tố quan trọng
hàng đầu để tồn tại, phát triển. Khách du lịch có những điểm đến khác nhau tuỳ thuộc
vào mục đích sở thích, tâm lý, thị hiếu của họ và sức hấp dẫn của điểm đến…Hay có
thể hiểu thị trường khách du lịch của một điểm đến là tập hợp của những nhóm khách
hàng có nhu cầu và khả năng sử dụng sản phẩm dịch vụ của điểm đến, bao gồm cả
khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
Có thể khẳng định với một nguồn lực có giới hạn, hoạt động trong một môi
trường nhất định, một điểm đến không có khả năng tạo ra tất cả sản phẩm du lịch để
thoả mãn toàn bộ nhu cầu của du khách trên thị trường tổng thể. Sẽ có những nhóm

đối tượng khách hàng này có nhu cầu sử dụng điểm đến này hơn là điểm đến khác.
Đồng thời có những nhóm khách hàng sẽ quan tâm đến sản phẩm của điểm đến này
hơn các sản phẩm của điểm đến khác. Như vậy sử dụng nguồn nhân lực một cách có
hiệu quả, một điểm đến hay một đơn vị kinh doanh du lịch phải có khả năng chỉ ra
được những đối tượng khách hàng hay thị trường khách mà có khả năng khai thác và
phục vụ một cách tốt nhất đó là thị trường mục tiêu của điểm đến đó.
Khánh Hoà không chỉ có bờ biển dài 200km và hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ
với bốn vịnh lớn: Vịnh Vân Phong, Vịnh Nha Trang, Vịnh Nha Phú, và Vịnh Cam
Ranh. Đặc biệt là Vịnh Nha Trang nói riêng và thành phố Nha Trang nói chung đã
đóng góp to lớn cho sự phát triển của tỉnh Khánh Hoà. Đặc biệt là hoạt động du lịch.
Từ khi Nha Trang được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới năm 2004,
tiềm năng về du lịch ở đây ngày càng được khẳng định. Và khi cáp treo ở Nha Trang
được xây dựng đưa khách du lịch ra Hòn Ngọc Việt một cách nhanh chóng thì tỷ lệ


2

khách du lịch đến đây ngày càng tăng lên. Đây là nơi có nhiều tiềm năng tài nguyên to
lớn và có nhiều hệ sinh thái khác nhau. Việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến
cầu du lịch là việc làm quan trọng và cần thiết giúp các nhà hoạch định chính sách có
những thông tin quan trọng về đối tượng du khách cũng như những đặc điểm kinh tế
xã hội của bản thân du khách làm cơ sở cho việc tiếp cận và hoạch định những chính
sách để thu hút được nhiều đối tượng du khách khác nhau trong điều kiện Nha Trang
đang xây dựng trở thành một điểm du lịch biển dành cho những người có thu nhập
cao.
Với những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến cầu giải trí du lịch của du khách đối với Nha Trang” để làm đồ án tốt nghiệp
cho mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là du khách khi thực hiện du lịch đến Nha

Trang – Khánh Hòa.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến cầu
du lịch của du khách đối với Nha Trang.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
 Xác định được những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cầu du lịch của du khách
đối với Nha Trang.
 Phân tích những tố ảnh hưởng tới cầu du lịch của du khách khi thực hiện du lịch
đến Nha Trang.
 Đề xuất những chính sách nhằm kích cầu du lịch của du khách đối với Nha
Trang.
4. Ý nghĩa của đề tài.
4.1 . Ý nghĩa về mặt khoa học.
Đề tài nhằm khái quát lại lý thuyết về giá trị giải trí tài nguyên thiên nhiên và
những nhân tố ảnh hưởng tới cầu giải trí tại một địa điểm giải trí cụ thể.




3


4.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn.
Qua những phân tích các nhân tố một phần nào đó giúp cho ngành du lịch tìm
ra được những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới du lịch Nha Trang từ đó đưa ra các
biện pháp nhằm kích cầu du lịch Nha Trang ngày càng phát triển mạnh lên
Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch Nha Trang hi vọng
phần nào sẽ được sử dụng để cải thiện những vấn đề còn hạn chế trong ngành du lịch
Nha Trang, nhằm tăng thêm số lượng du khách đến nơi đây du lịch, nhằm đưa ngành

du lịch ngày càng phát triển và phát triển một cách bền vững.
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Lời mở đầu:
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Ý nghĩa của đề tài
4. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Tổng quan về tài liệu và phương pháp nghiên cứu
1.1. Cở l ý thuyết v ề cầu
1.2.Tổng quan về tài liệu.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Mô hình nghiên cứu.
Chương 2: Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của Nha Trang - Khánh Hoà.
2.1. Điều kiện tự nhiên.
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của Nha Trang – Khánh Hoà.
Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch Nha Trang – Khánh Hoà.
3.1. Tổng quan về ngành du lịch Khánh Hoà.
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch của Nha Trang – Khánh
Hoà
3.3. Mô hình nghiên cứu.
Kết luận và đề xuất chính sách
4.1. Kết luận


4

4.2. Đề xuất chính sách





















CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



5


1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẦU.
Cầu trong kinh tế học thường được hiểu là nhu cầu có khả năng thanh toán, là
sự cần thiết của một cá nhân về một hàng hoá hay dịch vụ nào đó. Khi cầu của toàn thể

các cá nhân đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại, ta có cầu thị trường.
Khi cầu của toàn thể các cá nhân đối với tất cả các mặt hàng gộp lại, ta có tổng cầu.
Lượng cầu, lượng một mặt hàng nào đó mà một cá nhân có cầu, khi có đủ ngân
sách để mua tại một thời điểm nhất định với mức giá cả xác định của nó và mức giá cả
xác định của các hàng hóa khác gọi là lượng cầu.
Q
D
= f( p, y, p
s
, …)
Với p: Giá cả hàng hoá
Y: thu nhập
P
s
: giá cả hàng hoá thay thế.
Như vậy, có thể thấy lượng cầu một mặt hàng phụ thuộc vào giá cả thị trường
của chính nó, mức thu nhập của mỗi cá nhân, và vào giá cả của các mặt hàng khác
(nhất là các mặt hàng thay thế hoặc bổ sung cho nó), cạnh tranh, sở thích thị hiếu, quy
mô tiêu thụ của thị trường, thậm chí vào cả thời điểm và thời tiết.
Quan hệ giữa lượng cầu và thu nhập của người tiêu dùng

Nếu mặt hàng mà người mua có cầu là hàng hóa thông thường hoặc hàng hóa
xa xỉ hay hàng hóa cao cấp, thì khi thu nhập của anh ta tăng, lượng cầu mặt hàng này
cũng tăng.
Mức độ nhạy cảm của thay đổi về lượng cầu của một mặt hàng khi thu nhập của
người mua thay đổi gọi là độ co dãn của cầu theo thu nhập.
Quan hệ giữa lượng cầu hàng hóa này với giá cả hàng hóa khác
Lượng cầu một mặt hàng không chỉ chịu tác động từ giá cả của chính nó, mà còn từ
giá cả của các mặt hàng khác. Giả định các yếu tố khác không thay đổi.



6

Lượng cầu một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những mặt hàng thay thế cho nó hạ
xuống. Ví dụ, lượng cầu về rượu có thể giảm, nếu giá bia hạ xuống.
Lượng cầu một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những mặt hàng bổ sung cho
nó tăng lên. Ví dụ, lượng cầu về máy in có thể giảm, nếu giá mực in, giấy in, v.v
tăng lên.
Mức độ nhạy cảm trong thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá cả các mặt hàng
khác thay đổi, gọi là độ co dãn chéo của nhu cầu theo giá cả.
Quan hệ giữa lượng cầu với sở thích của người tiêu dùng
Giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi người tiêu dùng thay đổi sở thích
của mình đối với mặt hàng nào đó, thì lượng cung của hàng hóa đó sẽ thay đổi theo. Ví
dụ, nếu anh ta trở nên không thích đồ uống có ga, và giả định các yếu tố khác trong đó
có giá cả mặt hàng này không đổi, thì lượng cầu về đồ uống có ga sẽ giảm đi
Đối với hàng hoá môi trường: Trên thị trường mỗi cá nhân đều có những
thông tin khá rõ ràng, để dùng làm cơ sở cho sự đánh giá và lựa chọn của họ. Mỗi cá
nhân, trên cơ sở các thông tin có sẵn, sẽ cân nhắc đánh giá số lượng, chất lượng và giá
cả của sản phẩm được bán. Nhưng hàng hoá môi trường không có giá và khó lòng xác
định rõ giá trị đích thực và tầm quan trọng của chúng. Nhiều tài sản môi trường là tài
sản công cộng và đây là một đặc tính gây khó khăn cho việc vận dụng thị trường để
đánh giá tài sản đó. Cầu về hàng hoá môi trường phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà ta rất
khó xác định được. Việc xác định giá trị kinh tế của các tài sản môi trường có thể gần
như không hoàn hảo đối với một tài sản nhất định cùng với bối cảnh đánh giá và môi
trường của nó.
Theo kinh tế học môi trường và OECD các yếu tố ảnh hưởng tới cầu giải trí của
một địa điểm du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập, giới tính, độ tuổi…. Do
vậy, trong mô hình nghiên cứu của mình thì cầu về cầu du lịch của Nha Trang được
xác định phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm: Thu nhập, chi phí du hành, chi phí đến
điểm thay thế, giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, trình độ giáo dục.

Q = f(Y, TC, P
s
, MA, EDU, JOB, MAR, AGE)
Với Y: Thu nhập
TC: Chi phí du hành
P
s
: Chi phí đến điểm thay thế
MA: Giới tính


7

EDU: Trình độ giáo dục
JOB: Nghề nghiệp
MAR: Tình trạng hôn nhân
AGE: Tuổi
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.
1.2.1. Tài liệu ngoài nước
Trong đề tài nghiên cứu: Public Park Valuation Using Travel Cost Method của
tác giả: Iamtralul, Teknomo, Hokao thuộc trường đại học Saga của Nhật. Đã đưa ra
phương trình hồi quy về đánh giá giá trị giải trí công viên công cộng như sau:
B = 168,893 + 1,287chi phí du hành + 0,373 chi phí thời gian
Với R
2
= 0,866 và Adjusted R
2
= 0,865 với độ tin cậy 95%.
Từ đề tài nghiên cứu đã đưa ra khi chi phí du hành tăng lên 1 yên Nhật thì giá
trị giải trí tăng lên 1,287, khi chi phí thời gian tăng lên 1 giờ thì giá trị giải trí tăng lên

0,373. Mô hình nghiên cứu này khảo sát với độ tin cậy là 95% và R
2
= 0,866 như vậy
mô hình này khá phù hợp.
Hay đề tài nghiên cứu: Cost Assessent of Environmental Degradation Beirut,
Lebanon/ august 4 – 8, 2003. S5 – Travel Cost Method của tác giả Dr. Marwan
Owaygen của trường đại học Balamand đưa ra mô hình hồi quy đánh giá chi phí suy
giảm môi trường của Beirut:
F = 1,258 – 0,109 chi phí du hành – 0,475 tuổi + 0,172 trình độ giáo dục +
0,113 thu nhập + 0,857 lần đến đầu tiên.
Mô hình đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí suy giảm môi trường ở
Beirut phụ thuộc vào chi phí du hành, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, lần đến đầu
tiên của những người đến thăm.
1.2.2. Tài liệu trong nước
Trong đề tài: Phân tích giá trị giải trí tại cụm đảo san hô Hòn Mun – Nha Trang,
tác giả Trần Võ Hùng Sơn và Phạm Khánh Nam đã cho thấy mô hình hồi quy:
Mô hình nghiên cứu được đưa ra:
Ln(sokhách) = 3,408 – 0,01Chi phí + 0,001 thu nhập + 0,002 chi phí thay thế (1)


8

Mô hình đã đưa ra nhân tố chi phí, thu nhập, chi phí thay thế ảnh hưởng đến giá trị giải
trí của cụm đảo Hòn Mun.
R
2
= 0,69 cũng khá lớn nên giải thích được 69% mô hình trong mẫu nghiên cứu.
Khách nước ngoài: Chiphí = 2,381 – 2,737 số khách ( được ước lượng thông qua dữ
kiệnt ừ 2 khu vực châu Á và châu Âu – Bắc Mỹ).
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu.
1.3.1.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Điều tra: là phương pháp sử dụng bảng hỏi gồm nhiều câu hỏi thường dùng để
khảo sát thực địa. Người ta thường áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp trong
điều tra. Ở Việt Nam cũng có thể khảo sát thực địa bằng phỏng vấn qua điện thoại và
điều tra qua thư, nhưng tỉ lệ hồi âm thường thấp. Tương tự, điều tra qua thư điện tử
cũng có tỉ lệ hồi âm thấp, nhưng có thể giúp bạn gửi số lượng thư lớn mà hầu như
không mất tiền.
1.3.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa.
Tiến hành một cuộc khảo sát thực địa phải quyết định chính xác là cần loại
thông tin nào trước khi bạn quyết định để nghiên cứu về chất lượng và số lượng thông
tin.
Khảo sát thực địa thường được tiến hành bằng các bảng câu hỏi điều tra và
phỏng vấn. Sử dụng bảng câu hỏi điều tra là một cách tốt để thu thập thông tin về số
lượng, trong khi các cuộc phỏng vấn đơn giản sẽ rất có hiệu quả trong việc thu thập
thông tin về chất lượng. Phỏng vấn có thể biết được mọi người nghĩ gì về hình ảnh của
Nha Trang, phản ứng của họ đối với chiến lược phát triển ở Nha Trang, và họ muốn
bạn cải thiện sản phẩm như thế nào. Bảng câu hỏi thường được sử dụng để điều tra về
các nhóm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân và mức thu nhập của những người tham
gia điều tra.
1.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi.
Bảng câu hỏi hay phiếu thăm dò ý kiến là một công cụ dùng để thu thập các
thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu. Không có gì là khó khăn đối
với công tác nghiên cứu khoa học bằng việc chọn lọc các câu hỏi và sắp xếp các ngôn
từ cho bảng câu hỏi. Nếu chọn câu hỏi không khái quát hết các mục sẽ đóng góp vào
việc thu thập thông tin cần thiết để có thể xác định được các nhân tố ảnh hưởng hoặc


9


sẽ bỏ sót một sót một số thông tin cực kỳ quan trọng nào đó thì sẽ không giải quyết
được chọn vẹn các vấn đề hoặc trong trường hợp tệ hại điều này sẽ dẫn đến những
thông tin nhầm lẫn hoặc sai lệch.
1.3.2.1. Cấu trúc bảng câu hỏi:
Một bảng câu hỏi gồm 3 thành phần chủ yếu: Phần giới thiệu, phần nội dung
bảng câu hỏi, và phần số liệu cơ bản.
Phần giới thiệu: Phải thoả mãn hai yêu cầu là phải mang tính thuyết phục với
người hỏi và phải xác định được đối tượng là người thuộc đúng mẫu nghiên cứu mà ta
đã chọn.
Phần nội dung bảng câu hỏi: Được cấu thành các câu hỏi bao quát các thông tin
có thể thu thập được dưới nhiều dạng như các câu hỏi về ý kiến hay thái độ, câu hỏi về
tác phong ứng xử trong tương lai có thể có, các câu hỏi về đo lường về động cơ hành
động…
Phần số liệu cơ bản: Ngoài những thông tin đã thu thập được ở phần giới thiệu
nhằm sàng lọc đối tượng nghiên cứu, phần cuối cùng là thu thập những số liệu cơ bản
để biết được thông tin về chi tiêu của du khách khi đến Nha Trang, thu nhập trung bình
hàng tháng của du khách…
Hình thức các câu hỏi: Có hai loại câu hỏi có bản
Câu hỏi đóng: hay câu hỏi có cấu trúc là những loại câu hỏi định sẵn câu trả lời
cho người được hỏi. Chúng được phân thành nhiều dạng
Câu hỏi có hai khả năng trả lời chọn một
Ví dụ: Bạn là
Nam
Nữ
Ưu điểm: Là câu hỏi dẫn nhập tốt để dẫn đến những câu trả lời chi tiết, nhanh
và dễ hỏi, ít gây ra nhiều sai lệch bắt nguồn từ người phỏng vấn, đưa đến những câu
trả lời dễ nhanh chóng cho việc biên tập, lập bảng biểu và phân tích.
Nhược điểm: Không cung cấp được thông tin chi tiết, phải chắc chắn là chỉ có
hai trả lời, khó sắp xếp ngôn từ cho thích đáng, bắt buộc người phỏng vấn phải trả lời
ngay cả khi họ không chắc chắn về một câu trả lời thích hợp, không dùng câu hỏi này

thay cho câu hỏi định lượng.


10

Nhiều khả năng trả lời chọn một
Ví dụ: Bậc học cao nhất của bạn:
 Tiểu học
 Trung học cơ sở
 Trung học phổ thông
 Trung học chuyên nghiệp
 Cao đẳng
 Đại học
 Cao học
 Tiến sỹ
Ưu điểm là người phỏng vấn dễ trả lời và trả lời nhanh chóng, dễ xử lý vì đã có
sẵn mã số để xử lý vì đã có sẵn mã số để chuyển vào máy.
Nhược điểm: Khó liệt kê hết các lý do và động cơ của du khách, nếu danh sách
không đầy đủ thì kết quả sẽ sai lệch, nếu liệt kê quá dài thì du khách chỉ chú ý đến các
mục liệt kê bên dưới, do đó cũng làm sai lệch kết quả.
Câu hỏi mở (hay câu hỏi phi cấu trúc): chỉ nêu lên câu hỏi, thường là về lý do
hành động hay phản ứng của du khách rồi để họ tự do trả lời.
Ưu điểm: Dễ trả lời, dễ được nêu ra
Nhược điểm: Có quá nhiều câu trả lời khác nhau nên rất khó phân loại để xử lý
và giải thích. Các câu hỏi này đưa ra có rất ít giá trị.
Xây dựng hay thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi có giá trị là bảng câu hỏi chẳng những làm người được hỏi vui
lòng trả lời mà còn trả lời đúng và chính xác.
Bước 1: Nghiên cứu thăm dò, nhằm đưa ra các giả thuyết cần nghiên cứu
Bước 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng và xác định chủ thể cần nghiên cứu,

trong đó cần xem xét bảng câu hỏi nên thực hiện bằng phương pháp gì. Trong đề tài
này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu phỏng vấn cá nhân trực tiếp.
Bước 3: Xác định mức độ tổng quát của các chủ điểm và tiến hành phân tổ tổng
thể nghiên cứu (Phân thành nam, nữ…) Từ đó lập kế hoạch xử lý số liệu tính toán
bảng biểu.


11

Bước 4: Sắp xếp các chủ điểm, thứ tự cần nghiên cứu, sử dụng các câu hỏi mở
hay đóng, trực tiếp hay gián tiếp và tiến hành mã hoá trước các câu trả lời.
Bước 5: Bố cục bảng câu hỏi xem xét các công cụ hỗ trợ cho việc hỏi như các
thẻ đặc biệt in sẵn câu trả lời để trình bày với những người được hỏi, để họ tự đánh
giá.
Bước 6: Trắc nghiệm bảng câu hỏi giai đoạn này nhằm hoàn thiện về các mặt,
sắp xếp thứ tự các câu hỏi, chuyển các câu hỏi mở thành câu hỏi đóng nếu kết quả trắc
nghiệm cho phép, soạn ra các chỉ dẫn dành cho du khách, đánh giá bảng câu hỏi. Đồng
thời qua thời gian thử nghiệm mà khẳng định được thời gian hỏi và chi phí cho cuộc
phỏng vấn.
Trong khi tiến hành các bước hay các giai đoạn trên đây ta phải tuân thủ các
yêu cầu sau:
Tập trung vào chủ đề và ngắn gọn: Mỗi câu hỏi trong một bảng câu hỏi cần
phải tập trung vào một vấn đề hay một chủ đề duy nhất, mang tính đặc thù. Cách tốt
nhất để chắc chắn là câu hỏi tập trung trực tiếp vào chủ điểm nghiên cứu là tự hỏi
mình một cách chính xác càng tốt về thông tin cần biết. Câu hỏi càng ngắn càng tốt, vì
nhiều lý do. Câu hỏi càng dài càng khó cho người phỏng vấn được trả lời, thứ 2 câu
hỏi càng ngắn ít gây sai lệch về phía người được hỏi cũng như người trả lời. Khi câu
hỏi quá dài, rối rắm thì người được hỏi sẽ quên mất phần đầu vào lúc họ đọc hay nghe
phần cuối của câu hỏi, thứ 3 câu hỏi dài dễ thiếu trọng điểm và không rõ ràng.
Yêu cầu chọn lựa ngôn từ cho câu hỏi:

 Ngôn từ phải đảm bảo tính trong sáng:
Mỗi câu hỏi phải mang tính dễ hiểu đối với tất cả mọi đối tượng được
hỏi trong công trình nghiên cứu. Phải sử dụng ngôn từ phù hợp với trình độ thấp của
người được hỏi.
Mỗi câu hỏi phải được cung cấp một khuôn khổ dễ trả lời, giống như
chiếc neo để người được hỏi bám vào mà trả lời. Do đó câu hỏi không được mơ hồ, vì
phần lớn du khách cố gắng trả lời nhằm dù chỉ để làm vui lòng người hỏi.
 Phải sử dụng ngôn từ chuyên biệt khi hỏi một nhóm chuyên môn
Khi đối tượng điều tra là một nhóm chuyên môn nhất định chẳng hạn
như thợ sửa ô tô hay bác sĩ…bảng câu hỏi nên dùng các từ chuyên môn hoặc tiếng
lóng của nhóm để đỡ tốn thời gian giải thích, cũng như để bắt nhịp cầu cảm thông đối
với người được hỏi


12

 Câu hỏi mang tính trung lập
Cách sắp xếp các câu hỏi và ngay cả các dụng từ cũng có thể gây ảnh
hưởng đến các câu trả lời do đó làm sai lệch kết quả.
Mức độ nặng nhẹ của từ ngữ cũng ảnh hưởng đến câu trả lời
Chú ý các câu hỏi về tác phong ứng xử hay hành vi của khách hàng
Các câu hỏi này mang tính đặc thù không được phép tổng quát hoá vì
phần đông chúng không thể tổng quát được tác phong của họ nên nếu sử dụng câu hỏi
tổng quát hoá sẽ dẫn đến các kết quả nghèo nàn không chính xác.
Câu hỏi mang tính cá nhân hay riêng lẻ
Nói chung câu hỏi mang tính riêng tư của du khách như thu nhập, chi tiêu của
cá nhân… đều nên hỏi trực tiếp theo một lối tự nhiên làm như đấy là một vấn đề dĩ
nhiên trong các vấn đề khác. Để du khách dễ dàng cộng tác với các câu hỏi về thu
nhập, không nên yêu cầu họ đưa ra một con số cụ thể mà chỉ yêu cầu họ ghi vào một
phiếu riêng có phân tổ thu nhập. Chẳng hạn:

□ Dưới 500.000 đồng/ tháng
□ Từ 500.000 – 800.000/ tháng
Yêu cầu sắp xếp thứ tự các câu hỏi: Giúp thu thập câu trả lời một cách chính
xác
Trình tự hợp lý: sự việc diễn tiến hợp lý từ câu hỏi này sang câu hỏi khác, mỗi
câu hỏi phải dẫn tới một câu trả lời kế tiếp theo một dòng tư tưởng liên tục. Tốt nhất là
nên sắp xếp các câu hỏi từ cái chung đến cái riêng, theo lối suy nghĩ thông thường của
phần đông chúng ta. Trình tự này cũng yêu cầu phân chia các vấn đề nhỏ, trong các
thông tin thu thập được sẽ bắt ta một loạt các câu hỏi phân nhánh để sàng lọc
Trình tự tâm lý: Trong quá trình hỏi sẽ đưa ra các câu hỏi có liên quan đến khía
cạnh riêng tư và sĩ diện. Nếu có câu hỏi nào làm cho các du khách cảm thấy “mù tịt”, “
không biết”, “ không hiểu”, hay đe doạ đến lĩnh vực riêng tư thì hàng loạt câu trả lời sẽ
bị cắt ngang đột ngột. Đôi khi các câu hỏi riêng tư sẽ được nêu ra dễ dàng hơn khi đặt
chúng trong bối cảnh của các câu hỏi dễ trả lời khác.
1.3.2.2. Kích thước mẫu thu thập:
Kích thước mẫu là số lượng mẫu cần thu thập để đạt được độ tin cậy nhất định.
Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc trong phân tích dữ liệu thống kê với


13

SPSS thì số mẫu cần thu thập phải gấp 4 hoặc 5 lần số biến cần phân tích. Do thời gian
thực hiện đề tài nên số mẫu điều tra thực là 300 mẫu.
1.3.2.3. Phương pháp thu thập mẫu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu cuả Cục thống kê Khánh Hoà, Sở
Thương mại và du lịch Khánh Hoà, Sở Tài nguyên và môi trường Khánh Hoà, Sở
Thuỷ sản Khánh Hoà.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ quá trình điều tra phỏng vấn bao gồm những
thông tin về khách du lịch và những thông tin kinh tế - xã hội của du khách. Số liệu
này sử dụng phương pháp lấy mẫu hệ thống.

Dữ liệu về đặc điểm kinh tế xã hội của du khách: Những dữ liệu này bao gồm:
điều kiện kinh tế xã hội, tên, thu nhập, trình độ giáo dục, độ tuổi, giới tính Bên cạnh
đó cần những thông tin về mục đích của chuyến viếng thăm có thể là kinh doanh, hội
thảo hay hoạt động giải trí tại Nha Trang…
Đối với khách nước ngoài cần phải có chi phí di chuyển quốc tế từ quốc gia của
họ đến Việt Nam.
Dữ liệu về chi phí du hành: Những câu hỏi trong phần này được thiết kế nhằm
đạt được những thông tin về chi phí du hành. Đầu tiên là chi phí di chuyển đến Nha
Trang như máy bay, tàu hoả, xe đò, xe ca, xe máy hay những phương tiện khác. Đặc
biệt trong phần câu hỏi này cần tập trung về chi phí di chuyển để sử dụng cho việc ước
lượng thời gian và chi phí du hành.
Những thông tin về các hoạt động giải trí tại Nha Trang cũng cần được thu
thập để khám phá chủ yếu những hoạt động chủ yếu mà du khách thích và quan tâm.
1.3.2.4. Xử lý thông tin thu thập được - Quy trình xử lý dữ liệu
Hai công cụ chính để tóm tắt các kết quả nghiên cứu là việc xây dựng các bảng
biểu và xử lý số liệu thống kê. Máy tính và phần mềm thống kê sẽ hỗ trợ đắc lực trong
công tác này.
Tổng quan về dữ liệu đã thu thập
Muốn chuyển các bảng câu hỏi thành bảng biểu, ta cần thực hiện 3 bước:
Biên tập hay chỉnh lý các số liệu
Mã hoá các câu trả lời hoặc các thông tin thu thập được
Đếm tần số


14

Chỉnh lý các số liệu
Biên tập hay chỉnh lý là thẩm tra lại bảng câu hỏi (hoặc các dạng số liệu khác),
để chỉnh lý hoặc sửa chữa các câu trả lời. Người biên tập không phải là người kiểm
duyệt, cắt xén mọi thư trái với ý mình để đưa ra một kết quả định trước. Biên tập ở đây

từ số liệu có sẵn làm bật lên ý nghĩa sâu sắc nhất.
Mục tiêu của biên tập là nhằm loại bỏ hay giảm mức thấp nhất các sai lầm
trong số liệu thô (số liệu chưa xử lý). Có 2 dạng sai lầm: Sai lầm do người phỏng vấn
và sai lầm do người trả lời.
Những người phỏng vấn có thể phạm sai lầm họ có thể đánh nhầm ô trả lời
hoặc họ quên hỏi một câu hỏi nào đó thích hợp.
Những người trả lời có thể phạm sai lầm khi họ không nhất quán trong câu trả
lời trước và sau.
Thông qua việc kiểm tra tính nhất quán trong một bảng câu hỏi công tác biên
tập hay chỉnh lý sẽ giúp nâng cao số liệu thô. Quá trình này được thực hiện dưới 2
dạng hoặc phối kết hợp cả hai: Biên tập do con người hoặc máy tính.
Biên tập do con người: Có 3 bước biên tập người thực hiện phỏng vấn biên tập
sau khi hỏi và trước khi nộp cho tổ trưởng để tổ trưởng biên tập lần hai và bộ phận
nghiên cứu chủ đạo biên tập lần ba.
Biên tập bằng máy tính: Diễn ra song song với thu thập số liệu. Nếu người
phỏng vấn hoặc người trả lời đưa ra câu trả lời mâu thuẫn với câu trước máy tính tự
động dừng lại chờ sửa chữa sai lầm xong mới hiện lên câu trả lời trước.
Mã hoá dữ liệu
Mã hoá là gán một con số hoặc một ký tự (như 1,2,3…hoặc lý tự 1a,1b) tượng
trưng cho một câu trả lời ghi trong bảng câu hỏi hay trong phiếu quan sát. Mã số mà ta
gán cho mỗi câu trả lời như số thẻ chứng minh nhân dân của mỗi người, công tác mã
hoá nhằm chuyển đổi các vật liệu thô (các câu trả lời) thành một dạng đơn giản hơn và
dễ hiểu hơn. Khi ta dùng máy tính xử lý số liệu bắt buộc ta phải mã hoá, vì máy tính
chỉ xử lý số liệu là các con số.
Có 3 dạng mã hoá cần dùng để xứ lý ba loại số liệu thu được từ điều tra: Sử
dụng mã số bằng tên, mã số định lượng và mã số định tính.
+ Mã số định danh hay mã số bằng tên


15


Mã số bằng tên hay mã số định danh áp dụng như: nghề nghiệp…Các tên dùng
trong danh sách hầu như được biết trước và chỉ có hạn, chẳng hạn về nghề nghiệp:
Sinh viên = 1, Nông dân = 2,…Sau khi nhập dữ liệu vào máy tính người nào có nghề
nghiệp là sinh viên thì nhập là 1, là nông dân thì nhập là 2,
Cần lưu ý rằng các con số ở đây chỉ là tượng trưng cho những tên gọi nên chỉ
có thể dùng phép đếm từng số. Ví dụ như có bao nhiêu người có nghề nghiệp là sinh
viên, bao nhiêu người là nông dân… chứ không thực hiện được phép tính khác như
các số định lượng thông thường.
Nhập số liệu vào máy.
Khi đã chỉnh lý và mã hoá xong ta dùng một phần mềm thống kê như SPSS. Để
nhập dữ liệu theo mã số quy định. Có thể sử dụng Excel, nhưng đây là phần mềm
mảng tính, không phải phần mềm chuyên xử lý thống kê nên chỉ sử dụng có giới hạn.
Sau khi nhập liệu xong phải cẩn thận đọc soát lại lần cuối để tránh sai sót khi nhập
liệu, dẫn đến sai lầm trong kết quả xử lý.
1.4. Mô hình nghiên cứu.
Đối với hàng hóa chất lượng môi trường như cảnh quan, vịnh Nha Trang… thì
thường không thể quan sát vào hành vi của người tiêu dùng để nhận biết về nhu cầu
thực sự của du khách Đối với hàng hóa môi trường thì nhu cầu của du khách phụ
thuộc vào khá nhiều yếu tố như thu nhập, hay đặc điểm kinh tế xã hội của du khách…
Đối với cầu du lịch là biểu hiện của cầu về hàng hóa chất lượng môi trường. mà
cụ thể là cầu du lịch về một điểm giải trí nào đó. Việc giải trí của du khách phụ thuộc
khá nhiều vào nguồn lực tự nhiên. Theo OECD (1994) cầu giải trí du lịch của du
khách phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu sau:


16


Sơ đồ1: các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch Nha Trang

Bằng mô hình toán học, cầu du lịch (số lần viếng thăm) của du khách được biểu
diễn bởi mô hình sau:
SL =

 JOBPEDUMAAGEMAYTC
s 87654321
R
Ln(N)=

 JOBPEDUMAAGEMAYTC
s 87654321
R
Trong đó:
- Số lần đến Nha Trang
- Ln(N): logarit của Số lần viếng thăm của du khách đến Nha Trang.
- TC: Chi phí du hành
- Y: Thu nhập
- MA: Giới tính
- AGE: Tuổi
- MAR: Hôn nhân
- EDU: Bậc học
- P
s
: Chi phí đến diểm thay thế
- JOB: Nghề nghiệp
Tuổi Giới tính Chi phí du
hành
Cầu du
lịch NT
Tình trạng

hôn nhân
Trình độ học
vấn
Chi phí thay
th
ế

Thu nhập
Đặc điểm
nghề nghiệp


17





















CHƯƠNG 2:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC ĐẶC
ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH
PHỐ NHA TRANG

×