Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Sử dụng Domperidon thông qua thức ăn trong nuôi vỗ cá chẽm mõm nhọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.82 MB, 75 trang )




i

LỜI CẢM ƠN
Đề tài được thực hiện với rất nhiều sự giúp đỡ, với tư cách là người thực
hiện đề tài, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nha Trang.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản.
ThS. Phạm Quốc Hùng, người trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này, cho phép tôi được bày tỏ lời
cảm ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ quý báu đó.
Toàn thể quý Thầy cô Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản đã tận tình giảng dạy,
chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, lời cảm ơn xin được gửi tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học đại học.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện

Phạm Hồng Quân


















ii

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các bảng iv
Danh mục các hình v
Chú thích thuật ngữ và chữ viết tắt vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tầm quan trọng của nghề nuôi cá biển ở Việt Nam 3
1.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu cá biển ở Việt Nam 5
1.3. Đặc điểm sinh học của cá Chẽm mõm nhọn 6
1.3.1. Vị trí phân loại 6
1.3.2. Đặc điểm hình thái và phân bố 7
1.3.3. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng 9
1.3.4. Đặc điểm sinh sản của cá Chẽm mõm nhọn ngoài tự nhiên 10
1.3.5. Sự phát triển 12
1.3.6. Nguyên lý cơ bản về quá trình sinh sản của cá trong điều kiện tự nhiên 19
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 27

3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 27
3.2. Nuôi vỗ cá bố mẹ 27
3.2.1. Tạo đàn cá bố mẹ 28
3.2.2. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ 28
3.3. Phương pháp nghiên cứu 30
3.3.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 30
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 33
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Chiều dài và trọng lượng đàn cá thí nghiệm 37
3.2. Sự phát triển tuyến sinh dục 38
3.3. Kết quả cho cá Chẽm mõm nhọn đẻ 42



iii

3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của DOM trong nuôi vỗ lên
chất lượng trứng 44
3. 5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của DOM trong nuôi vỗ đến
chất lượng cá bột 45
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
4.1 Kết luận 53
4.2. Kiến nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC


































iv


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1: Tóm tắt các giai đoạn phát triển phôi của cá Chẽm mõm nhọn (P.
waigiensis) trong điều kiện: Nhiệt độ 28,5 - 29,0
o
C, độ mặn: 33 - 35 ppt,
pH: 7,6 - 7,8 (Nguyễn Trọng Nho, 2003) 17
Bảng 1.2: Liều lượng HCG và Não thùy sử dụng trong sinh sản
một số loài cá Trung Quốc 24
Bảng 1.3: LRHa và liều lượng sử dụng trong sinh sản một số loài cá Trung Quốc 25
Bảng 1.4: Liều lượng hormone sử dụng trong sinh sản nhân tạo
một số loài cá Mú 26
Bảng 1.5: Liều lượng hormone sử dụng trong sinh sản nhân tạo cá Chẽm mõm
nhọn (Nguyễn Trọng Nho, 2003) 26
Bảng 3.1: Chiều dài và trọng lượng đàn cá thí nghiệm 37
Bảng 3.2: Hệ số thành thục của cá trong thời gian thu mẫu 38
Bảng 3.2 : Hệ số gan của cá giữa các nghiệm thức 40
Bảng 3.3: Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá Chẽm mõm nhọn 41
Bảng 3.4: Kết quả cho cá Chẽm mõm nhọn đẻ 43
Bảng 3.5: Kích thước trứng của cá Chẽm mõm nhọn 44
Bảng 3.6: Chiều dài cá bột cá Chẽm mõm nhọn 1, 2 và 3 ngày tuổi 46
Bảng 3.7: Kích thước khối noãn hoàng cá Chẽm mõm nhọn
1, 2 và 3 ngày tuổi 46
Bảng 3.8: Mức độ tiêu biến noãn hoàng của cá bột cá Chẽm mõm nhọn 47
Bảng 3.9: Tỷ lệ sống cá bột cá Chẽm mõm nhọn ở các thang độ mặn
5, 10, 15 ppt. 50
Bảng 3.10: Tỷ lệ sống cá bột cá Chẽm mõm nhọn tại 30 ppt 50
Bảng 3.11: Tỷ lệ sống của cá bột 3 ngày tuổi sốc formol 200 ppm 51










v

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1: Sơ đồ hoạt động nội tiết của cá 19
Hình 2.1: Cá Chẽm mõm nhọn và DOM sử dụng trong thí nghiệm 27
Hình 2.2: Lồng nuôi cá ngoài ao tại công ty và bể nuôi vỗ cá trong thí nghiệm 29
Hình 2.3: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 30
Hình 2.4: Bể đẻ (hình trái) và bố trí thí nghiệm ấp trứng (hình phải) 35
Hình 3.1: Tương quan giữa trọng lượng và chiều dài đàn cá nghiên cứu 38
Hình 3.2: Tiêu bản buồng trứng cá Chẽm mõm nhọn ở các nghiệm thức 39
Hình 3.3: Buồng trứng và gan cá Chẽm mõm nhọn 41
Hình 3.4: Mức độ tiêu biến noãn hoàng của cá bột cá Chẽm mõm nhọn 48
Hình 3.5: Trứng và cá bột cá Chẽm mõm nhọn 49






























vi

CHÚ THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

LH: Luteinizing Hormone
FSH: Follicle Stimulating Hormone
FB: Feedback

GnRH: Gonadotropin Releasing Hormone (yếu tố phóng thích hormone)
GRIF: Gonadotropin Release Inhibitory Hormone (yếu tố ức chế phóng thích
hormone)
Vg: Vitellogenin (chất noãn hoàng)
DOCA: Deoxycorticosteron acetat
GTH: Gonadotropin Hormone
E2: Estradiol 17β
GSI: Gonad Somatic Index (hệ số thành thục)
HSI: Hepatic Somatic Index (hệ số gan)
AF: Absolute Fecundity (sức sinh sản tuyệt đối)
RF: Relative Fecundity (sức sinh sản tương đối)
PPM: Part Per Million (phần triệu)
PPT: Part Per Thousand (phần ngàn)
SUL: Sulpiride
MET: Metoclopramide
HA: hecta
CPE: Carp Pituitary Extract
CPG: Carp pituitary Gland
HCG: Human Chorionic Gonadotropin
LRHa: Lutenizing Releasing Hormone



1

MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Dopamine (DA) là chất dẫn truyền thần kinh, ức chế quá trình phóng thích
hormone của tuyến yên. Trong não bộ cá xương, các yếu tố thần kinh được
phóng thích và vận chuyển đến thùy trước của tuyến yên, kích thích tuyến yên

tiết chế hormone sinh dục thông qua hoạt động điều hòa trục não bộ - tuyến yên -
tuyến sinh dục (Finn-Arne Weltzien et al., 2005). Trong điều kiện tự nhiên, cơ
chế feedback làm ức chế quá trình tiết kích dục tố của tuyến yên. Cơ chế này sử
dụng DA, là chất ức chế hoạt động của hormone phóng thích kích dục tố
(GnRH). Domperidone (DOM) là chất đối kháng của DA, kìm hãm hoạt động
của DA. Trong sinh sản nhân tạo, việc sử dụng GnRH kết hợp với DOM làm
tăng hiệu quả sinh sản trên đa số các loài cá xương (Jeff Mittelmark et al., 2006).
Ở nước ta, ngoài các loài cá nước ngọt, một số loài cá biển có thể cho sinh
sản nhân tạo bằng cách kích thích các yếu tố sinh thái hoặc tiêm hormone kết hợp
với DOM (Nguyễn Tường Anh, 2006). DOM đã được sử dụng khá phổ biến
trong sinh sản nhân tạo và cho thấy chúng có hiệu ứng tốt hơn so với các chất
antidopamine khác như Sulpiride (SUL) và Metoclopramide (MET) trên đa số
các loài cá trong điều kiện nuôi nhốt (Naruepon Sukumasavin et al. 2000).
Cá Chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis) là loài cá biển nhiệt đới
phân bố ở các vùng biển nước ấm châu Á như Việt Nam, Indonesia, Singapore,
Thailand và Australia (Tamaki Shimose et al., 2006). Ở Việt Nam, việc sinh sản
nhân tạo loài cá này bằng phương pháp kích thích sinh thái và tiêm hormone đã
thu được những kết quả bước đầu. Để sản xuất đại trà, hạn chế đẻ rải rác và nâng
cao sức sinh sản thực tế thì cần tiêm hormone kết hợp với DOM tốt hơn kích
thích sinh thái (Nguyễn Trọng Nho và CTV, 2003). Tuy nhiên, việc tiêm hormone
nhiều lần trên cơ thể có thể gây stress cho cá, ảnh hưởng đến sức khoẻ và về lâu
dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng trứng và cá bột sau này (Kjørsvik et al.,
1990). Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu DOM có khả năng ức chế được DA thông
qua đường tiêu hóa?



2

Từ những lý do nêu trên, được sự đồng ý của Bộ môn Cơ sở sinh học nghề

cá - Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản - Đại học Nha Trang, tôi thực hiện đề tài: “Sử
dụng Domperidone thông qua thức ăn trong nuôi vỗ cá Chẽm mõm nhọn
(Psammoperca waigiensis Cuvier & Valencienes, 1828) có ảnh hưởng đến sự
thành thục, đẻ trứng, chất lượng trứng và cá bột không?”
Nội dung đề tài
1. Đánh giá ảnh hưởng của DOM thông qua thức ăn lên sự thành thục và
đẻ trứng trên cá chẽm mõm nhọn.
2. Ảnh hưởng của DOM thông qua thức ăn trong quá trình nuôi vỗ thành
thục lên chất lượng trứng.
3. Ảnh hưởng của DOM thông qua thức ăn trong quá trình nuôi vỗ thành
thành thục lên chất lượng cá bột.
Ý nghĩa đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm thu được các dẫn liệu ban đầu về ảnh hưởng
của DOM lên quá trình thành thục, chất lượng trứng và cá bột, cho phép mở ra
hướng mới trong việc nuôi vỗ sản xuất giống loài cá này. Đồng thời tìm ra biện
pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sinh sản và chất lượng sản phẩm sinh
dục cá cái. Kết quả nghiên cứu có thể chỉ ra các hướng khác nhau trong việc cải
tiến và hoàn thiện qui trình sản xuất giống loài cá này. Ngoài ra, kết quả có thể
áp dụng cho các loài cá biển khác trong việc cải tiến quy trình sản xuất giống
nhân tạo cá biển.
Đồ án này là một phần nội dung trong đề tài nghiên cứu sinh của thầy
Phạm Quốc Hùng. Mặc dù, đồ án được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và
sự hướng dẫn tận tình của ThS. PHẠM QUỐC HÙNG, song do thời gian và trình
độ làm khoa học còn hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý
Thầy cô cùng đồng nghiệp.




3


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tầm quan trọng của nghề nuôi cá biển ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực có nền kinh tế năng động Đông
Nam Á, với bờ biển dài hơn 3.260 km, hơn 1 triệu km
2
vùng biển đặc quyền kinh
tế, hàng nghìn ha vùng vịnh, đầm phá ven biển, gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ, hơn
112 cửa sông thuộc 12 hệ thống sông, hơn 300.000 ha vùng triều, trong đó có
khoảng 170.000 ha mặt nước có khả năng phát triển nuôi lồng bè là điều kiện vô
cùng thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá lồng.
So với nghề nuôi nước ngọt và nuôi nước lợ, nghề nuôi trồng nước mặn
còn rất mới. Tuy nhiên sản lượng của một số loài rong tảo, thân mền, cá… đóng
vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu và các mặt hàng có giá trị cho
thị trường nội địa và xuất khẩu. Nghề nuôi lồng trên biển ở Việt Nam thực sự
phát triển vào đầu những năm 90 của thập kỷ trước. Những đối tượng nuôi chủ
yếu như: cá Mú (Epinephelus spp), cá Chẽm (L. calcarifer), cá Cam (Seriola
dumerili), cá Giò (Rachycentron canadum), cá Măng biển (Chanos chanos), cá
Hồng (Lutijanus erythropterus), cá Ngựa (Hippocampus spp), Ngọc trai và các
loài cá cảnh.
Hiện nay, sản lượng khai thác hải sản vẫn chiếm ưu thế, song với khả năng
có hạn của nguồn lợi tự nhiên, trong những năm tới sản lượng nuôi trồng hải sản
có khả năng tăng lên gấp đôi nhờ vào sự phát triển của nghề nuôi lồng. Khu vực
nuôi chủ yếu tập trung ở Vịnh Hạ Long và dọc theo bờ biển các tỉnh Miền trung từ
Đà Nẵng đến Ninh Thuận. Theo Nguyễn Trọng Nho & ctv (2000, trích), từ năm
1995 - 1998 số lồng nuôi trên biển tăng gần 10 lần, năm 1998 có trên 10.000 lồng
được sử dụng, trong đó tập trung chủ yếu ở ven biển Nha Trang và Vịnh Hạ Long
với 6.000 lồng.
Năm 1990, tổng sản lượng thủy sản đạt 1.019.000 tấn, trong đó sản lượng
khai thác hải sản là 709.000 tấn, sản lượng nuôi thủy sản là 310.000 tấn. Tuy

nhiên, đến năm 2006 với tổng sản lượng thủy sản là 3.432.800 tấn, sản lượng
nuôi thủy sản đạt 1.694.271 tấn rút ngắn khoảng cách so với khai thác hải sản là



4

2.001.656 tấn, giá trị xuất khẩu đạt hơn 3,3 tỷ đôla so với năm 1990 là 205.000
triệu đôla. Trong đó, mặt hàng tôm và cá đông lạnh là chủ yếu, thị trường xuất
khẩu rộng lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, …().
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 1990 là 491.723 ha tăng lên
1.050.000 ha năm 2006 (). Điều đó cho thấy nuôi trồng
thủy sản đang từng bước phát triển mạnh mẽ. Ngoài diện tích mặt nước sử dụng
trong nuôi trồng thủy sản tăng lên, số lao động nghề cá cũng từ đó tăng theo. Năm
1990, có khoảng 1.860.000 lao động, con số này đến năm 2000 đã là 3.400.000 lao
động (số liệu các năm về sau chưa xác định). Từ đó cho thấy, nuôi trồng thủy sản
phát triển là tất yếu đã tạo ra việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cải thiện
đời sống cho nhân dân, đặc biệt là cộng đồng dân cư ven biển, góp phần xóa đói
giảm nghèo. Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc
gia, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Bộ Kinh tế biển ra đời đã khẳng định vai trò
quan trọng của nghề nuôi biển, đồng thời tạo ra cho nghề nuôi biển những hướng
mở rất lớn.
Tuy nhiên, nghề nuôi cá biển mới chỉ đóng góp một phần nhỏ so với tổng
giá trị kim ngạch xuất khẩu của nghề cá nói chung. Nguyên nhân chủ yếu là
chúng ta chưa có sự đầu tư thích đáng cho khoa học trong việc nghiên cứu đặc
điểm sinh học sinh sản cũng như qui trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm
các đối tượng nước mặn trong việc đa dạng hóa đối tượng nuôi, giảm áp lực lên
nguồn lợi tự nhiên.
Nghề nuôi cá biển ở nước ta trong giai đoạn hiện nay mang tính chất thu
gom và giữ sống trong lồng nhằm nâng cao chất lượng để xuất khẩu. Các loài cá

kinh tế đã và đang được nuôi hiện nay chủ yếu lấy nguồn giống từ tự nhiên với số
lượng và chất lượng không ổn định, chưa có qui trình nuôi cho từng loài. Trước
hiện trạng đó, trong những năm gần đây chính phủ rất quan tâm và có những chính
sách thích hợp nhằm khuyến khích ngành thủy sản phát triển, đặc biệt là sự ưu tiên
lớn cho nghiên cứu biển trong “Chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản giai
đoạn 2000 - 2010” của bộ thủy sản đã mở ra một triển vọng lớn cho nghề nuôi
biển nước ta.



5

1.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu cá biển ở Việt Nam
Nghề nuôi cá biển ở nước ta thực sự phát triển vào đầu những năm 90 của
thập kỷ trước, cho đến nay nó đã đóng vai trò quan trọng trong tổng sản lượng
thủy sản của quốc gia. Tuy nhiên, các nghiên cứu về các loài cá biển còn ít.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của chính phủ và nhiều nhà khoa
học, việc nghiên cứu các loài cá biển đã phát triển hơn cả về số loài và qui mô
nghiên cứu, sau đây là một số nghiên cứu về các đối tượng cá biển có giá trị kinh
tế ở Việt Nam.
Năm 1994, Viện Hải Dương học Nha Trang đã sản xuất thành công giống
nhân tạo hai loài cá Ngựa Hippocampus trimaculatus và Hippocampus histrix.
Kết quả sau 8 tháng ương nuôi cá có thể đạt chiều dài 132 - 156 mm, tương ứng
với khối lượng 12 - 15 g/con.
Năm 1994 - 1995, Viện nghiên cứu Hải Phòng đã sản xuất thành công
giống cá Mú mỡ (Epinephelus tauvina), cá Mú đen (Epinephelus malabaricus)
tại Vịnh Hạ Long. Kết quả sau 3 tháng ương nuôi, cá đạt chiều dài 13,0 cm tương
ứng với trọng lượng 30 g/con.
Năm 1995, Võ Ngọc Thám nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học sinh
sản của cá Chẽm (Lates calcarifer, Bloch 1790) ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa.

Tác giả bước đầu đã xác định được mùa vụ sinh sản (tháng 2 đến tháng 9), cỡ cá
thành thục và vị trí bãi đẻ tự nhiên của cá (độ sâu: 5 - 6 m, độ mặn 30 - 33 ppt,
nhiệt độ 28 - 30
o
C).
Năm 1998, ở Huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu sản xuất
được cá Chẽm bột (L. calcarifer) bằng phương pháp sử dụng kích dục tố kích thích
sinh sản cá. Tuy nhiên, số lượng cá giống thu được chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi.
Năm 1999, Lương Công Trung tiến hành thử nghiệm sản xuất nhân tạo cá
Chẽm (L. calcarifer) từ nguồn cá bố mẹ thành thục ngoài tự nhiên với kết quả
tương đối khả quan (tỷ lệ thụ tinh 45,5 - 60,4%, tỷ lệ nở đạt 50,4 - 85%) từ đó tác
giả khẳng định: có thể sử dụng đàn cá thành thục ngoài tự nhiên cho sinh sản
nhân tạo.



6

Năm 2000, Nguyễn Duy Hoan & Võ Ngọc Thám đã thử nghiệm thành
công đề tài “Nghiên cứu sản xuất thử giống cá Chẽm (L. calcarifer) tại Khánh
Hòa”. Các tác giả đã đưa ra qui trình sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi cá
Chẽm giai đoạn từ bột lên hương. Đến năm 2004, Trại thực nghiệm Kỹ thuật
nuôi Hải sản trường Đại học Thủy sản đã cho sản xuất giống cá Chẽm (L.
calcarifer) thành công, cung cấp một lượng lớn con giống cho nhu cầu nuôi
thương phẩm.
Năm 2001, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã nghiên cứu cho
sinh sản nhân tạo thành công loài cá Giò (Rachycentron canadum). Cùng năm
này, Nguyễn Hữu Hùng đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá
Chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis) tại Khánh Hòa.
Đến năm 2003, với sự hỗ trợ của dự án SUMA, Nguyễn Trọng Nho & ctv

đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo, ương giống và nuôi thương phẩm thành công
loài cá Chẽm mõm nhọn. Kết quả thu được rất khả quan, tuy nhiên việc sản xuất
giống vẫn gặp khó khăn khi đưa ra đại trà.
Ngoài ra, một số loài cá có giá trị kinh tế như cá Cam (Seriola dumerili),
cá Hồng (Lutijanus erythropterus), cá Mú đỏ (E. akanra), cá Mú nghệ (E.
Lanceolatus),… đã có những nghiên cứu bước đầu song đến nay chưa có kết quả.
Những dẫn liệu trên cho thấy, nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và ương
nuôi cá biển ở nước ta còn rất ít, chỉ mới nghiên cứu vài đối tượng phổ biến và
dừng lại ở mức độ thử nghiệm, chưa được ứng dụng vào sản xuất giống đại trà để
có thể đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi.
1.3. Đặc điểm sinh học của cá Chẽm Mõm Nhọn
1.3.1. Vị trí phân loại
Cá Chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis Cuvier & Valencienes,
1828) đã được nhiều tác giả mô tả về phân loại (M. Weber & L. F. de Beaufort,
1929; K. Matsubara, 1955; I. S. R. Munno, 1961; Cheng X. T., 1962; R. H.
Carcasson, 1977; H. Masuda, K. Amaoka, C. Araga, T. uyeno & T. Yoshino,



7

1984; J. E. Raudall, 1990; Lee S. C. at al., 1993; Nguyễn Hữu Phụng & Đỗ Thị
Như Nhung, 1995; FAO, 1996) và đã thống nhất vị trí phân loại (trích Nguyễn
Trọng Nho, 2003).
Giới (Kingdom) Động vật (Animalia)
Ngành (Phylum) Dây sống (Chordata)
Ngành phụ (Subphylum) Động vật có xương sống (Vertabrata)
Liên lớp (Superclass) Cá xương (Osteichthyes)
Lớp (Class) Actinopterygii
Lớp phụ (Subclass) Neopterygii

Lớp phụ dưới (Infraclass) Teleostei
Liên bộ (Superorder) Acanthopterygii
Bộ (Order) Cá Vược (Perciformes)
Bộ phụ (Suborder) Percoidei
Họ (Family) Cá Sơn biển (Centropomidae)
Họ phụ (Subfamily) Latinae
Giống (Genus) Cá Vược (Psammoperca Richardson, 1848 )
Loài (Species) Cá Chẽm mõm nhọn (Psammoperca
waigiensis Cuvier & Valencienes, 1828)
Tên tiếng Việt: Cá chẽm mõm nhọn
Cá vược mõm nhọn
Cá thầy bói
Cá vược cát
Tên tiếng Anh: Sand bass
Glass eyed perch
Sand perch
Waigieu sea perch
1.3.2. Đặc điểm hình thái và phân bố
 Đặc điểm hình thái
Đặc điểm hình thái nhận dạng của cá Chẽm mõm nhọn ở Việt Nam đã
được Nguyễn Nhật Thi (1991); Nguyễn Hữu Phụng & Đỗ Thị Như Nhung
(1995); gần đây là Nguyễn Hữu Hùng (2001) và Nguyễn Trọng Nho (2003) mô
tả khá chi tiết.



8

Thân hình thon dài, dẹt bên, đầu thót nhọn, chiều dài bằng 2,6 - 3,3 lần
chiều cao, bằng 2,7 - 3,3 lần chiều dài đầu. Đầu to vừa, mõm nhọn, chiều dài đầu

bằng 3,5 - 3,8 lần chiều dài mõm, bằng 5,0 - 5,6 lần đường kính mắt. Miệng rất
lớn, chiều dài hàm trên kéo đến ngang rìa sau của con ngươi mắt và phần sau
phình rộng, bằng 2,4 - 2,9 lần chiều dài đầu, hàm dưới ngắn hơn hàm trên. Trên
hai hàm, xương khẩu cái và trên lưỡi đều có răng nhỏ dạng lông nhung. Trên nắp
mang có phủ vẩy, rìa dưới của xương nắp trước nhẵn trơn, rìa sau có gai răng
cưa, phía dưới góc có một gai lớn dẹp. Lỗ mũi mỗi bên có hai cái cách xa nhau,
lỗ trước nhỏ hơn, hình ống ở gần mép hàm trên, lỗ mũi sau to, hình tam giác ở sát
viền trước mắt.
Vây lưng có hai cái, vây lưng thứ nhất có 7 gai cứng khỏe, gai thứ 3 dài
nhất, vây lưng thứ hai có một gai cứng và 12 - 13 tia mềm. Gốc vây hậu môn ngắn,
khởi điểm ở ngang dưới gốc tia mềm thứ 3 của vây lưng, có 3 gai cứng và 8 tia
mềm, gai thứ 2 to và khỏe. Tuy nhiên, một số sai khác có thể hình thành trong điều
kiện sống và vị trí địa lí khác nhau. Theo M. Weber; L. F. de Beaufort (1929) thì
vây ngực có 14 - 15 tia vây mềm; K. Matsubara (1955) là 16 - 17; I. S. R. Munro
(1961) 15 - 16; Nguyễn Nhật Thi (1991) 15 - 16; còn Nguyễn Hữu Hùng (2001) và
Nguyễn Trọng Nho (2003) khi nghiên cứu đặc điểm hình thái cá Chẽm mõm nhọn
tại Khánh Hòa lại chỉ ra vây ngực chỉ có 13 - 14 tia mềm. Rìa sau của vây đuôi
tròn và có 17 tia mềm.
Vẩy lược mỏng, to vừa, các vẩy ở ức và ở nắp mang nhỏ, gốc vây lưng và
vây hậu môn có bao vẩy. Đường bên hoàn chỉnh, rõ chạy dọc giữa hai bên thân,
kéo đến tận gốc vây đuôi, ở phần trước đoạn trên vây ngực uốn cong lên, công
thức của vẩy đường bên 45 - 50 5 - 6/9 - 10.
Thân màu nâu sáng, ở phía lưng màu nâu sẫm, phía bên và phía bụng có
màu xám bạc. Khi ở dưới nước, cá có màu nâu sáng nhưng khi đưa cá ra khỏi
nước cá chuyển thành màu nâu sẫm. Mắt to, tròn màu đỏ tươi và hơi lồi ra ngoài.
Ngoài tự nhiên, về đặc điểm hình thái loài cá này rất giống với cá Chẽm
trắng (L. calcarifer), vì vậy cần chú ý là ở cá Chẽm trắng hàm trên kéo quá rìa
sau ổ mắt, rìa dưới xương nắp mang trước có gai răng cưa, trên lưỡi không có




9

răng và kích thước lớn hơn nhiều so với các Chẽm mõm nhọn. Kích thước
thường gặp của cá Chẽm mõm nhọn từ 320 - 340, lớn nhất là 470 mm (Nguyễn
Hữu Hùng, 2001).
 Đặc điểm phân bố
Phân bố địa lí
Theo Nguyễn Hữu Hùng (2001) và Nguyễn Trọng Nho (2003) cá Chẽm
mõm nhọn (P. waigiesis) là loài cá phân bố tương đối rộng. Trên thế giới, cá Chẽm
mõm nhọn phân bố dọc theo bờ biển các nước như: Ấn Độ, Srilanka, Vịnh Bergal,
Bắc Australia, New Guinea, Indonesia, Malaysia, Philippine, Nhật Bản, Trung
Quốc, Đài Loan. Ở Việt Nam, cá Chẽm mõm nhọn phân bố dọc theo bờ biển cá
tỉnh như: Quảng Ninh - Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình
Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Vũng Tàu, Nam Bộ và quần đảo Trường Sa.
Phân bố sinh thái
Theo M. Weber & L. F. de Beaufort (1929); K. Matsubara (1995); Nguyễn
Hữu Phụng & Đỗ Thị Như Nhung (1995) cá Chẽm mõm nhọn là loài cá sống ở
đáy biển và vùng cửa sông. Thường gặp ở hang hốc đá và kẽ nứt của rạn, gần đáy
cát trong vịnh, trong các rạn san hô nơi có nhiều thực vật lớn như rong và cỏ biển.
Ban ngày thường ẩn mình trong các bụi rong hoặc hang đá, cá thường hoạt động
nhiều về đêm, là loài cá ăn thịt, tính hung dữ, thức ăn chủ yếu là cá và giáp xác.
1.3.3. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Chẽm mõm nhọn là loài cá dữ ăn thịt. Ngoài tự nhiên, cá hoạt động bắt
mồi nhiều về đêm, thức ăn chủ yếu là cá và giáp xác (Nguyễn Hữu Phụng & Đỗ
Thị Như Nhung, 1995). Trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm, thức ăn của
cá Chẽm mõm nhọn thay đổi theo giai đoạn phát triển.
Cá mới nở đến 3 ngày tuổi, dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Tuy nhiên, theo
Nguyễn Trọng Nho (2003) cá bột 2 ngày tuổi miệng cá mở rộng có thể sử dụng

thức ăn bên ngoài, do đó có thể cung cấp Rotifer (Brachionus plicatilis) mật độ 3



10

con/mL và tảo Nannochloropsis occulata khi cá đạt 1,5 ngày tuổi. Cá bột 3 ngày
tuổi khối lượng noãn hoàng tiêu biến gần hết, cá sử dụng thức ăn ngoài nhiều
hơn, bổ sung thêm Rotifer mật độ 5 con/mL; Từ khi cá ăn thức ăn ngoài đến cỡ 5
cm, cho ăn Rotifer, Nauplii Artemia, Copepoda, Artemia trưởng thành, … và cá
tạp xay nhỏ; Từ cỡ 5 - 15 cm, cho ăn cá tạp băm nhỏ, trong nuôi thương phẩm cho ăn
cá Trích, cá Cơm, cá Mối, cá Liệt. Trong nuôi vỗ cá bố mẹ cho ăn thêm mực và tôm.
Đặc điểm sinh trưởng
Cá Chẽm mõm nhọn có tốc độ sinh trưởng chậm (Nguyễn Hữu Hùng,
2001). Trong điều kiện tự nhiên, cá tuổi 1
+
có chiều dài 215,8 mm, trọng lượng
tương ứng 136,7 g; cá tuổi 2
+
dài 256,2 mm, trọng lượng 233,4 g; tuổi 3
+
dài
276,9 mm, trọng lượng 311,8 g; cá tuổi 4
+
dài 314,4 mm nặng 466 g; cá tuổi 5
+

403,3 mm nặng 876,7 g; cá tuổi 6
+
dài 430 mm nặng 1300 g.

Trong điều kiện nuôi, cá 1 ngày tuổi dài 2,74 mm; 3 ngày tuổi dài 2,9 mm;
8 ngày tuổi dài 4,5 mm; 12 ngày tuổi dài 6,7 mm; 30 ngày tuổi dài 15,7 mm, cá
có thể vượt đàn dài 35 mm; sau 3 tháng nuôi đạt cỡ giống 60 - 80 mm; thời gian
nuôi từ khi cá mới nở đến cỡ thương phẩm 200 - 500 g là khoảng 16 - 18 tháng.
1.3.4. Đặc điểm sinh sản của cá Chẽm mõm nhọn ngoài tự nhiên
 Thành phần nhóm tuổi và tỷ lệ đực cái của cá Chẽm mõm nhọn
Theo Nguyễn Trọng Nho (2003) cá Chẽm mõm nhọn khai thác ngoài tự
nhiên có tuổi thọ cao (6
+
). Trong đó, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao từ 2
+
đến 4
+
,
nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ cá đực càng thấp, ở 5
+
đến 6
+
tuổi hầu như không bắt
gặp con đực nào. Tỷ lệ đực : cái cũng có sự chênh lệch lớn, tỷ lệ cá đực cao hơn
nhiều so với cá cái tương ứng là 60,9% và 39,1%, nhưng trọng lượng và tuổi lại
thấp hơn cá cái.
 Tuổi và kích thước thành thục lần đầu
Tuổi và kích thước thành thục lần đầu là đặc tính của mỗi loài, phụ thuộc
vào điều kiện môi trường sống liên quan chủ yếu là nhiệt độ và chế độ dinh
dưỡng. Ở các nước nhiệt đới cá thành thục sớm, trong khi đó ở các nước ôn đới



11


cá thành thục muộn hơn. Theo Nguyễn Trọng Nho (2003) tuổi thành thục lần đầu
của cá Chẽm mõm nhọn là 2
+
, với kích thước trung bình đạt 256,2 ± 6,9 mm.
Tuổi tham gia sinh sản lần đầu của cá đực và cá cái là như nhau.
 Hệ số thành thục
Khối lượng tuyến sinh dục là một trong những điều kiện thiết yếu để giải
thích mức độ chín muồi của các sản phẩm sinh dục. Hệ số thành thục ngày càng
được sử dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu hiện nay. Hệ số thành thục
là tỷ lệ phần trăm của khối lượng tuyến sinh dục trên khối lượng thân cá. Tuy
nhiên, hệ số thành thục không phản ánh đầy đủ trạng thái thực của sản phẩm sinh
dục, song nó là một phần bổ sung quan trọng cho sơ đồ chín muồi tuyến sinh dục
(I. F. pravdin, 1963 trích Nguyễn Trọng Nho, 2003).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nho (2003) cho thấy hệ số thành
thục của cá Chẽm mõm nhọn thấp: đối với cá đực từ 1,00% đến 4,28%, trung
bình là 2,30 ± 1,06%. Ở giai đoạn này, ống sinh tinh căng phồng chứa đầy tinh
dịch màu trắng sữa, khi vuốt nhẹ lườn bụng có tinh dịch chảy ra. Đối với cá cái,
hệ số thành thục ở giai đọan II từ 0,62 - 0,71 %, trung bình là 0,66 ± 0,03%, ở
giai đoạn III hệ số thành thục tăng lên gấp đôi, dao động từ 1,14 - 1,48%, trung
bình là 1,28 ± 0,12%. Ở giai đoạn IV hệ số thành thục tăng lên rõ rệt, dao động
từ 3,18 - 6,30%, trung bình đạt 4,00 ± 0,97%. Như vậy tuyến sinh dục của cá
Chẽm mõm nhọn tăng dần theo quá trình phát dục của cá. Sự tăng trọng của
buồng trứng chủ yếu là tăng về số lượng và trọng lượng của tế bào trứng, kích
thước trứng giai đoạn này đạt trung bình 0,37 ± 0,07 mm.
 Mùa vụ sinh sản
Thành thục sinh dục của các loài cá biển nói chung và cá Chẽm mõm
nhọn nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường sống như: nhiệt độ,
độ mặn, chế độ dinh dưỡng, dòng chảy. Tổng hợp các yếu tố sinh thái tác động
làm thay đổi hoạt động sinh lý của cá. Hoạt động sinh sản thường diễn ra vào

mùa có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trứng và cá con sau khi nở ra.



12

Theo Nguyễn Trọng Nho & ctv (2003) cá Chẽm mõm nhọn là loài cá đẻ
theo đợt, rải rác nhiều lần trong năm, mùa vụ sinh sản có thể kéo dài quanh năm.
Cá Chẽm mõm nhọn rất nhạy cảm với các yếu tố sinh thái, từ tháng 5 đến tháng 7
chỉ cần kích thích sinh thái bằng cách thay nước (tạo dòng chảy và thay đổi độ
mặn) cá vẫn đẻ tốt.
 Sức sinh sản
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nho & ctv (2003) cho thấy sức
sinh sản của cá Chẽm mõm nhọn tương đối lớn, sức sinh sản tuyệt đối dao động
từ 140.000 - 327.600 trứng/cá cái, trung bình đạt 234.016 ± 71598 trứng/cá cái.
Sức sinh sản tương đối dao động từ 636 - 819 trứng/ g cá cái, trung bình đạt 714
± 72,7 trứng/g cá cái. Sức sinh sản càng cao khi hệ số thành thục càng lớn.
Cá Chẽm mõm nhọn là loài có kích thước bé, nhưng sức sinh sản tương
đối lớn có thể giải thích như sau: kích thước trứng nhỏ, đường kính trung bình
đạt 0,37 ± 0,007 mm (Nguyễn Trọng Nho, 2003). Là loài cá đẻ trứng trôi nổi,
không có sự chăm sóc của cá bố mẹ nên tỷ lệ hao hụt của trứng và cá con rất lớn
trong điều kiện tự nhiên. Sức sinh sản lớn cũng là một trong những đặc điểm thích
nghi với điều kiện khắc nghiệt của môi trường để đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của quần đàn.
1.3.5. Sự phát triển
 Các giai đoạn phát triển của buồng trứng
Cấu tạo của buồng trứng
Buồng trứng của cá Chẽm mõm nhọn có hai thùy kích thước gần bằng
nhau, hình túi bầu dục nằm hai bên xoang bụng được treo lên vách xoang cơ thể
nhờ màng treo của buồng trứng. Ở giai đoạn IV, buồng trứng có một mạch máu

chính chạy dọc ở giữa và rất nhiều mạch máu phân nhánh ôm lấy buồng trứng.
Buồng trứng kéo dài từ đầu bóng hơi đến lỗ sinh dục. Phần sau của buồng trứng
là ống dẫn trứng ngăn thông với bên ngoài qua lỗ sinh dục. Ở giai đoạn này, kích
thước buồng trứng đạt tới hạn, căng tròn, mềm.
Kích thước của buồng trứng không những phụ thuộc vào mức độ và hệ số
thành thục mà còn phụ thuộc vào kích thước cá. Buồng trứng được xem như một chỉ



13

tiêu quan trọng để đánh giá mức độ thành thục của cá. Tuy nhiên, trọng lượng buồng
trứng chưa phải là chỉ số tốt nhất, cần phải căn cứ vào đặc điểm hình thái của trứng,
đường kính hạt trứng và hệ số thành thục để xác định một cách chính xác.
Các giai đoạn phát triển của buồng trứng
Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh sản trên
nhiều đối tượng khác nhau. Bậc thang xác định mức độ chín muồi sinh dục cũng
được nhiều tác giả đưa ra áp dụng cho từng loài cá riêng biệt. Trong nghiên cứu
của Nguyễn Trọng Nho (2003) áp dụng bậc thang tổng hợp của giáo sư G. V.
Nikolxki (1944) làm chuẩn. Các giai đoạn phát triển của buồng trứng cá cái cá
Chẽm mõm nhọn như sau (trích Nguyễn Trọng Nho, 2003).
Giai đoạn I
Đây là giai đoạn cá thể còn non chưa chín muồi tuyến sinh dục, tuyến sinh
dục chưa phát triển nằm sát vào phía trong vách của cơ thể và là những sợi dây
dài, hẹp, mắt thường không thể phân biệt được đực cái. Ở giai đoạn này, tế bào
sinh dục là những noãn nguyên bào đang lớn lên.
Giai đoạn II
Tuyến sinh dục tiếp tục phát triển dày thêm ra, hạt trứng nhỏ mắt thường
không thể nhìn thấy. Ở giai đoạn này có thể phân biệt được đực cái. Kích thước
tuyến sinh dục bé, chiếm một phần rất nhỏ trong cơ thể. Quan sát trên tiêu bản tổ

chức học, thấy đa số các noãn bào ở pha 2 và pha 3 là giai đoạn đặc trưng cho sự
sinh trưởng của tế bào chất. Tế bào chất ưu kiềm bắt màu tím bao quanh nhân.
Nhân tròn, kích thước lớn, nằm ở giữa chiếm hầu hết noãn bào. Nhiều tiểu hạch
có hình dạng khác nhau, phân bố vùng ngoại biên của nhân tạo thành vòng tròn
xung quanh màng nhân. Giai đoạn này chưa hình thành noãn hoàng và không
bào. Noãn bào có hình góc cạnh.





14

Giai đoạn III
Tuyến sinh dục phát triển mạnh, chiếm từ 1/3 đến 1/2 xoang bụng, các hạt
trứng nhỏ mắt thường có thể nhìn thấy được. Giai đoạn III bắt đầu và kết thúc
cùng với quá trình tạo noãn hoàng hay được gọi là sự lớn lên về chất dinh dưỡng.
Nang trứng được hình thành xung quanh noãn bào làm nhiệm vụ nội tiết và vận
chuyển chất noãn hoàng. Kích thước noãn bào tăng nhanh với sự gia tăng thể tích
và số lượng các hạt noãn hoàng.
Quan sát trên tiêu bản tổ chức học, các hạt noãn hoàng nhỏ được hình
thành ở vùng giáp nhân sau đó phát triển treo hướng ly tâm. Nhân lớn vẫn còn
nằm ở giữa noãn bào và có nhiều hạch nhân với kích thước và hình dạng khác
nhau phân bố xung quanh màng nhân. Các không bào xuất hiện xen lẫn với các
hạt noãn hoàng hay còn gọi là quá trình không bào hóa.
Giai đoạn IV
Giai đoạn IV bắt đầu khi quá trình tạo noãn hoàng kết thúc, kích thước
noãn bào đạt tới hạn. Giai đoạn này kéo dài trong suốt quá trình di chuyển của túi
mầm từ trung tâm ra ngoại biên, tạo lên sự phân cực của noãn bào. Quan sát trên
tiêu bản tổ chức học thấy các hạt noãn hoàng rất rõ, noãn bào hình tròn, nhân

lệch tâm. Vào cuối giai đoạn IV, buồng trứng đạt cực đại, căng tròn chiếm 2/3
xoang cơ thể. Hạt trứng đều màu vàng sáng, có 70 - 80% số trứng đạt kích thước
từ 0,40 - 0,42 mm. Trong buồng trứng có xuất hiện noãn bào ở giai đoạn II và
giai đoạn III.
Nghiên cứu tổ chức học là phương pháp xác định chính xác nhất các giai
đoạn phát triển tuyến sinh dục. Kết quả phân tích cho thấy, sự phát triển tuyến sinh
dục của cá Chẽm mõm nhọn tuân theo quy luật chung của cá xương. Quan sát trên
tiêu bản tuyến sinh dục giai đoạn IV, ngoài các noãn bào giai đoạn IV chiếm đa số,
còn có các noãn bào ở gai đoạn II và giai đoạn III. Vì vậy, cá Chẽm mõm nhọn là
loài cá đẻ theo đợt, rải rác quanh năm, điều này đã được ghi nhận trong thực tế
nghiên cứu.



15

 Các giai đoạn phát triển của phôi
Sự phát triển của phôi bắt đầu từ lúc trứng thụ tinh, trải qua nhiều giai đoạn
phát triển kế tiếp nhau để cuối cùng tạo ra một cá thể hoàn chỉnh. Nghiên cứu các
giai đoạn phát triển của phôi cá Chẽm mõm nhọn, trong nghiên cứu của Nguyễn
Trọng Nho (2003), ông lấy mẫu theo từng giai đoạn phát triển, trứng sau đó có thể
được cố định trong formol 5% hoặc chụp trực tiếp trên kích hiển vi soi nổi PM 30.
Giai đoạn I (giai đoạn trương nước)
Vào thời điểm cá bắt đầu đẻ trứng cá cái bơi lượn xung quanh thành bể ở
tầng mặt, bám sát phía sau có rất nhiều cá đực và chúng thương tập trung ở vùng có
nước chảy hay sục khí mạnh. Trước khi đẻ trứng cá cái quẫy mạnh và trứng được
phun ra thành từng dòng, ngay lúc đó cá đực cũng xuất tinh để tiến hành thụ tinh.
Ngay khi rơi vào môi trường nước, quá trình hoạt hóa bắt đầu, đó là sự hình
thành màng thụ tinh bằng cách làm dày màng noãn hoàng ngoài cùng bởi chất từ
nang vỏ. Trong noãn bào có các không bào chứa một số chất đặc biệt sau khi thụ

tinh các chất này được tiết ra thúc đẩy sự hút nước làm trứng trương lên (A. I.
Zotin, 1961 trích Nguyễn Trọng Nho, 2003). Sự tăng kích thước sau khi thụ tinh
được nhiều tác giả cho là có lợi vì nó tạo ra khoảng không gian rộng cho phôi phát
triển, giúp cho phôi cử động một cách tự do, tăng cường sự xáo trộn chất dịch
quanh noãn hoàng và cải thiện quá trình trao đổi khí trong quá trình phát triển.
Kích tước trứng sau khi thụ tinh tương đối đồng đều, đường kính trung
bình đạt 0,82 ± 0,03 mm, bên trong có giọt dầu to có đường kính 0,24 ± 0,02
mm, giúp cho trứng nổi trên mặt nước. màng trứng căng tròn và trong suốt, có
thể nhìn thấy các bộ phận bên trong.
Giai đoạn II (giai đoạn phân cắt tế bào)
Quá trình phân cắt tế bào của trứng cá cá Chẽm mõm nhọn theo quy luật
chung như ở các loài cá xương, đó là kiểu phân cắt đoạn noãn hoàng hay còn gọi là
phân cắt không hoàn toàn. Ngay sau khi kết thúc quá trình hoạt hóa trứng, tế bào
chất chỉ là một khối nhỏ ở cực động vật. Sau đó tế bào chất từ các khu vực khác



16

nhau của cực thực vật dần dần di chuyển về cực động vật. Sự tập trung tế bào chất
ở cực thực vật hình thành lên đĩa phôi. Lúc đầu đĩa phôi còn mỏng, sau một thời
gian lượng tế bào chất tập trung càng nhiều và từ từ nhô lên hình thành phôi bào.
Ở điều kiện nhiệt độ 28,5 - 29
o
C, độ mặn 33 - 35 ppt, pH 7,6 - 7,8 sau khi
trứng thụ tinh khoảng 15 phút xuất hiện một rãnh phân cắt thứ nhất chia phôi bào
thành 2 tế bào. Khoảng 25 phút sau, xuất hiện rãnh phân cắt thức 2 vuông góc
với rãnh phân cắt thứ nhất để tạo thành 4 tế bào. Sau khoảng 35 phút xuất hiện
đường phân cắt thứ 3 và thứ 4 cho ra 8 tế bào.
Quá trình phân cắt tiếp tục diễn ra và trải qua các giai đoạn 16, 32, 64, 128,

tế bào, .v.v. càng về sau số lượng tế bào càng gia tăng và kích thước càng nhỏ lại
để hình thành phôi dâu (Morula). Giai đoạn phôi dâu bắt đầu sau 3 giờ 10 phút.
Giai đoạn III (giai đoạn phôi vị)
Giai đoạn phôi vị bắt đầu sau 4 giờ 20 phút. Ở giai đoạn này đĩa phôi
mỏng dần, mép đĩa phôi bắt đầu trùm xuống khối noãn hoàng. Vòng rìa và các
phần ngoại vi của đĩa phôi bắt đầu hình thành mầm phôi vươn dài về phía cực
động vật. Trong khi đó, vòng rìa từ từ tiến về phía cực thực vật bao trùm toàn bộ
khối noãn hoàng. Kết thúc giai đoạn phôi vị là sự khép kín phôi khẩu và bao bọc
toàn bộ noãn hoàng.
Giai đoạn IV (phôi thần kinh)
Vào cuối giai đoạn phôi vị, tức là sau khoảng 6 giờ 5 phút, tấm thần kinh
bắt đầu hình thành chạy dọc ở giữa là dấu hiệu của giai đoạn phôi thần kinh. Sau
đó, ở giữa tấm thần kinh xuất hiện một hình trụ là mầm dây sống. Phần trước của
tấm thần kinh hơi nhô lên là vị trí đầu của phôi.
Giai đoạn V (giai đoạn hình thành bọc mắt và mầm đuôi)
Sau khoảng 10 giờ 35 phút, đuôi phôi bắt đầu tách khỏi khối noãn hoàng
hình thành bọc mắt và mầm đuôi. Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 giờ, nghĩa là
sau khoảng 12 giờ 10 phút, tim đập nhẹ, phôi bắt đầu cử động, đây là giai đoạn
phôi đã phát triển hoàn chỉnh và bắt đầu nở.



17

Giai đoạn VI (giai đoạn nở)
Trước lúc cá nở, phôi chuyển động mạnh lên, tim cũng đập nhanh và
mạnh hơn, đuôi dài ra do sự hình thành thêm các đốt cơ, cá nở được là do sự vận
động của phôi và tác dụng của men nở (Lưu Thị Dung & Phạm Quốc Hùng,
2005). Thời gian nở của phôi chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ nước, khi nhiệt độ
nước tăng thì thời gian nở nhanh hơn và ngược lại.

Bảng 1.1: Tóm tắt các giai đoạn phát triển phôi của cá Chẽm mõm nhọn
(P. waigiensis) trong điều kiện: Nhiệt độ 28,5 - 29,0
o
C, độ mặn: 33 - 35 ppt, pH:
7,6 - 7,8 (Nguyễn Trọng Nho, 2003).









 Các giai đoạn phát triển của cá bột
Giai đoạn phát triển của cá bột kéo dài từ khi nở ra cho đến giai đoạn
trước cá con, tức là lúc đó các bộ phận của cơ thể đã phát triển đầy đủ. Nguyễn
Trọng Nho & ctv (2003) đã chia các giai đoạn phát triển của cá Chẽm mõm nhọn
bột như sau.
Thời gian sau
thụ tinh
TT Các giai đoạn phát triển
Giờ Phút
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
Trứng thụ tinh
Giai đoạn phân cắt 2 tế bào
Giai đoạn phân cắt 4 tế bào
Giai đoạn phân cắt 8 tế bào
Giai đoạn nhiều tế bào
Giai đoạn phôi dâu ( Morula)
Giai đoạn phôi vị (Gastrula)
Giai đoạn phôi thần kinh
Giai đoạn bọc mắt, mầm đuôi
Hệ mạch máu, tim đập nhẹ
Trứng nở
-
-
-
-
1
3
4
6
10
12
14
5
15
25
35

30
10
20
5
35
10



18

Giai đoạn dinh dưỡng bằng túi noãn hoàng
Giai đoạn túi noãn hoàng là giai đoạn từ lúc nở đến lúc túi noãn hoàng tan
biến. Đặc trưng của giai đoạn này là dinh dưỡng thụ động. Cá bột vừa mới nở,
bơi chậm và thường chìm xuống ở tầng nước giữa. Toàn thân cá trong suốt. Giai
đoạn này phát triển rất nhanh, chỉ sau vài giờ cá có thể bơi nhanh nhẹn theo chiều
hướng thẳng đứng, khi đến mặt nước cá ngừng bơi và bắt đầu rơi tự do xuống
phía dưới, sau đó lại từ từ bơi lên.
Giai đoạn dinh dưỡng bên ngoài
Là giai đoạn noãn hoàng tan biến, cá sử dụng thức ăn hoàn toàn từ bên
ngoài. Vì thế, số lượng và chất lượng thức ăn giai đoạn này đóng vai trò quan
trọng quyết định đến tỷ lệ sống của cá bột. Sự phát triển cá bột tiếp tục trải qua 3
giai đoạn để hình thành đầy đủ các bộ phận của cơ thể: giai đoạn bắt đầu hình
thành vây đuôi. Vây đuôi bắt đầu hình thành khi có sự tập trung chất xung mô
xung quanh đoạn cuối dây sống; giai đoạn cấu tạo vây đuôi đối xứng và hình
thành tất cả các tia vây trong các vây; giai đoạn trước cá con là giai đoạn bắt đầu
hình thành vây và sắc tố.
Từ ngày tuổi thứ 3, noãn hoàng tiêu biến, cá tiếp tục phát triển đến ngày
thứ 15 các bộ phận cơ thể hình thành đầy đủ và sắc tố bắt đầu xuất hiện, cá có
hình dáng như cá trưởng thành.














19

1.3.6. Nguyên lý cơ bản về quá trình sinh sản của cá trong điều kiện tự n hiên

Hình 1.1: Sơ đồ hoạt động nội tiết của cá
Trong quá trình sống sinh vật chịu sự chi phối rất lớn bởi ngoại cảnh. Các
biến đổi sinh lý bên trong cơ thể cá có quan hệ chặt chẽ với sự thay đổi các yếu
tố bên ngoài. Trong quá trình phát dục thành thục, sinh sản cá chịu sự chi phối và
tác dụng trực tiếp hay gián tiếp của các yếu tố môi trường nước: nhiệt độ nước,
dòng chảy, oxy hòa tan, những yếu tố này khi thay đổi chúng tác động lên cơ
quan cảm giác như: da, thị giác, khứu giác, cơ quan đường bên, các cơ quan này
sẽ truyền các xung động về trung khu thần kinh (Hypothalamus), trung khu thần
kinh tổng hợp và phân tích rồi đưa ra các phản ứng tác động lên hệ nội tiết sinh
sản của cá. Hoạt động nội tiết của cá được thực hiện bằng 2 hệ thần kinh là hệ
peptid và adrenalin. Trung khu thần kinh tác động lên tuyến yên (Hypophysis)
thông qua 2 hormone là GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone) hormone
phóng thích kích dục tố và GRIF (Gonadotropin Release Inhibitory Hormone)

yếu tố ức chế sự tiết kích dục tố.
Ngoại cảnh Hypothalamus
Kích dục
tố: LH
Kích dục
tố: FSH
Tuyến thượng
thận
Chất tạo
noãn hoàng
Gan

Hypophysis
Cơ quan
nhận cảm
Nang trứng
Noãn bào
GnRH+ GRIF-
Steroid gây
rụng trứng
FB
-

×