Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 136 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
– & —



ĐINH THỊ THU HOÀI



THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH NGHỆ AN
ĐẾN NĂM 2010






Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Khóa (lớp) : 44QTKD
MSSV : 44D4275


Giáo viên hướng dẫn : PHẠM THỊ THANH BÌNH







Nha Trang, tháng 11 năm 2006

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN














PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG 3
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN 4

1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Nội dung của phát triển kinh tế 4
1.1.3. Quan điểm phát triển bền vững 4
1.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 4
1.2.1. Khái niệm 4
1.2.2. Đặc điểm của ngành thuỷ sản 5
1.2.3. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 6
1.2.4. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 7
1.3. Cơ cấu ngành thuỷ sản 8
1.3.1. Khái niệm 8
1.3.2. Mô hình cơ cấu Ngành thủy sản 8
1.3.3. Ý nghĩa của cơ cấu Ngành thủy sản 9
1.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỦY SẢN 10
1.4.1 Các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế 10
1.4.1.1. Mức độ phát triển bình quân theo thời gian 10
1.4.1.2. Mức độ tăng giảm tuyệt đối 10
1.4.1.3. Tốc độ phát triển 11
1.4.1.4. Tốc độ tăng giảm 11
1.4.2 Trình độ quản lý chất lượng các yếu tố sản xuất 12
1.4.3.Hiệu quả kinh tế - Xã hội 13
1.4.3.1. Doanh lợi trên vốn kinh doanh 13
1.4.3.2. Doanh lợi doanh thu 13
1.4.3.3. Chỉ tiêu đóng góp cho ngân sách nhà nước 13
1.4.3.4. Khả năng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động 13
1.4.3.5. Ý thức và trách nhiệm về môi trường sinh thái 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH NGHỆ AN
TRONG NHỮNG NĂM QUA 15
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNHTHỦY SẢN NGHỆ AN 16
2.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÙNG VỚI
CƠ QUAN CHỦ QUẢN 16

2.1.1.1. Lịch sử phát triển ngành thủy sản nước ta 16
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngành thủy sản Nghệ An cùng với cơ
quan chủ quản 17
2.1.1.3. Cơ cấu Ngành thủy sản tỉnh Nghệ An 20
2.1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỦY
SẢN NGHỆ AN 21
2.1.2.1. Các điều kiện tự nhiên 21
2.1.2.2. Các yếu tố Kinh tế - Xã hội 25
2.1.2.3. Quản lý, tổ chức sản xuất 27
2.1.2.4. Các yếu tố khoa học công nghệ và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào phát triển
thủy sản 27
2.1.3 CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ CỦA NGÀNH THỦY SẢN TỈNH NGHỆ AN 28
2.1.3.1. Các chức năng quản lí của Ngành thủy sản tỉnh Nghệ An 28
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy tổ chức Sở Thủy Sản Nghệ An 30
2.1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 35
2.1.4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN TRONG
NHỮNG NĂM QUA 37
2.1.4.1. Tốc độ tăng trưởng 37
2.1.4.2. Qui mô và trình độ trang bị kỹ thuật của ngành 39
2.1.4.3. Hiệu quả kinh tế - Xã hội 40
2.1.4.3.1. Tình hình giải quyết việc làm và thu nhập người lao động 40
2.1.4.3.2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước 42
2.1.5. THUẬN LỢi, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH
THỦY SẢN NGHỆ AN 42
2.1.5.1. Thuận lợi 42
2.1.5.2. Khó khăn 43
2.1.5.3. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản trong giai đoạn 2002 -
2010. 43

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN TRONG NHỮNG
NĂM QUA 45
2.2.1. THỰC TRẠNG NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN 45
2.2.1.1. Năng lực sản xuất 45
2.2.1.1.1. Trữ lượng và khả năng khai thác thủy sản tỉnh Nghệ An 45
2.2.1.1.2. Năng lực tàu thuyền khai thác thủy sản 47
2.2.1.1.3. Hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ và ven bờ 48
2.2.1.1.4. Trang thiết bị hàng hải phục vụ cho đánh bắt của đội tàu 49
2.2.1.1.5. Công nghệ khai thác 49
2.2.1.1.6. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác 49
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

2.2.1.1.7. Nguồn lao động và chất lượng lao động 50
2.2.1.2. Tình hình khai thác thủy sản tại tỉnh Nghệ An trong những năm qua 51
2.2.1.2.1. Sản lượng khai thác thủy sản 51
2.2.1.2.2. Chi phí sản xuất và hiệu quả khai thác 52
2.2.1.2.3. Thị trường tiêu thụ 52
2.2.1.2.4. Thu nhập và đời sống của ngư dân 53
2.2.1.2.5. Tình hình vi phạm luật thủy sản và các qui định của Nhà nước 53
2.2.2 THỰC TRẠNG NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 53
2.2.2.1. Tiềm năng và lợi thế nuôi trồng thủy sản 53
2.2.2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu 53
2.2.2.1.2. Tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản 54
2.2.2.2. Thực trạng nuôi trồng thủy sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2005 56
2.2.2.2.1. Diện tích, hình thức và đối tượng nuôi trồng thủy sản 56
2.2.2.2.2. Sản lượng nuôi trồng thủy sản 59
2.2.2.2.3. Năng suất nuôi trồng thủy sản 61
2.2.2.2.4. Tình hình sản xuất giống thủy sản 62
2.2.2.2.5. Tình hình nuôi thủy sản lồng bè 66
2.2.2.2.6. Tình hình số hộ nuôi trồng thủy sản và thu nhập bình quân của các hộ qua

các năm. 66
2.2.2.2.7. Về thị trường tiêu thụ 67
2.2.2.2.8. Công tác khuyến ngư, thú y và bảo vệ nguồn lợi 67
2.2.2.2.9. Về khoa học công nghệ 68
2.2.2.2.10. Công tác quản lý Nhà nước 68
2.2.3. THỰC TRẠNG NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN 69
2.2.3.1. Giới thiệu về các Doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thủy sản tỉnh Nghệ An 69
2.2.3.2. Tình hình cung cấp nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu hiện nay 70
2.2.3.2.1. Tình hình cung cấp nguyên liệu từ khai thác thủy sản 70
2.2.3.2.2. Tình hình cung cấp nguyên liệu từ nuôi trồng thủy sản 71
2.2.3.2.3. Cơ cấu nguyên liệu nội tỉnh cung cấp cho công nghiệp chế biến thủy sản 72
2.2.3.2.4. Bảo quản trên tàu sau thu hoạch 75
2.2.3.3. Tình hình năng lực thiết bị công nghệ của các DN chế biến thủy sản 76
2.2.3.4. Tình hình chế biến, xuất khẩu thủy sản của các Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh
Nghệ An. 77
2.2.3.4.1. Tình hình chế biến nội địa của các Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh 77
2.2.3.4.2 Tình hình chế biến xuất khẩu của các Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh 79
2.2.3.5. Tình hình tiêu thụ 86
2.2.3.5.1. Thị trường nội địa 86
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

2.2.3.5.2. Thị trường xuất khẩu 86
2.2.4. THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ 90
2.2.4.1. Hệ thống cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ cho ngành khai thác thủy sản 91
2.2.4.1.1. Hệ thống các cảng cá, bến cá và làng cá 91
2.2.4.1.2 Tình hình đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền 94
2.2.4.1.3. Cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản 95
2.2.4.3. Cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu 95
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG 96
2.3.1. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN

TRONG NHỮNG NĂM QUA 96
2.3.2. NHỮNG TỒN TẠI CỦA NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN TRONG NHỮNG
NĂM QUA 100
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGHÀNH THỦY SẢN TỈNH NGHỆ AN 103
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN 104
3.1.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NÓI CHUNG 104
3.1.1.1.Quan điểm 104
3.1.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển Ngành thủy sản Nghệ An đến năm 2010 104
3.2. MỘT SỐ GIẢi PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN
NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010 105
3.2.1. Giải pháp phát triển khai thác thủy sản 105
3.2.1.1. Phân bố cơ cấu loại tàu thuyền khai thác phù hợp với từng vùng và nhóm
công suất. 105
3.2.1.2. Tăng cường công tác điều tra, khảo sát và bảo vệ nguồn lợi thủy sản 106
3.2.1.3. Nâng cao trình độ cho ngư dân 107
3.2.1.5. Nguồn vốn thực hiện 107
3.2.2. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản 108
3.2.2.1. Về mở rộng nâng cao hiệu quả diện tích nuôi trồng thủy sản 108
3.2.2.2. Về vấn đề cung cấp giống cho nuôi trồng thủy sản 108
3.2.2.3. Về khoa học công nghệ 109
3.2.2.4. Về nguồn vốn đầu tư 110
3.2.2.5. Vấn đề phòng chống, kiểm soát dịch bệnh 110
3.2.3. Giải pháp phát triển chế biến và xuất khẩu thủy sản 111
3.2.3.1. Giải pháp về việc tạo nguồn nguyên liệu 111
3.2.3.2. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng lực
chế biến thủy sản 112
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

3.2.3.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo đảm an toàn vệ sinh thực

phẩm. 114
3.2.3.4. Giải pháp về thị trường 115
3.2.4. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá 117
3.2.4.1. Cơ sở hạ tầng dịch vụ khai thác hải sản 117
3.2.4.2. Cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản 120
3.2.4.3. Cơ sở hạ tầng chế biến thủy sản 121
KIẾN NGHỊ 122
1. Về khai thác thủy sản 122
2. Về nuôi trồng thủy sản 122
3. Về chế biến thủy sản 123
4. Về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản 123
KẾT LUẬN 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1: Thành phần các chất dinh dưỡng của một số thực phẩm thủy sản và thực
phẩm khác 7
Bảng 2: Một số đặc trưng khí hậu ở Nghệ An 21
Bảng 3: Biên độ thuỷ triều, nhiệt độ, độ mặn nước biển 22
Bảng 4: Tài nguyên sinh vật phù du ở các cửa lạch vùng ven biển Nghệ An 24
Bảng 5: Tổng số lao động trong Ngành thủy sản Tỉnh Nghệ An 26
Bảng 6: Danh mục các dự án đầu tư trong giai đoạn 2006 – 2010 36
Bảng 7: Các chỉ tiêu thể hiện tốc độ tăng trưởng của Ngành thủy sản 38
Bảng 8: Lực lượng lao động và thu nhập bình quân đầu người trên các lĩnh vực 40
Bảng 9: Tình hình nộp ngân sách nhà nước 42
Bảng 10: Các chỉ tiêu kế hoạch đề ra của Nghành thủy sản 44
Bảng 11:Trữ lượng và khả năng khai thác cá biển Nghệ An 46
Bảng 12: Trữ lượng và khả năng khai thác tôm ở Nghệ An 46

Bảng 13: Năng lực tàu thuyền toàn tỉnh đến năm 2005 47
Bảng 14:Tình hình hoạt động đánh bắt ven bờ và xa bờ trong những năm qua 48
Bảng 15: Các loại nghề khai thác thủy sản toàn Tỉnh năm 2005 50
Bảng 16: Sản lượng khai thác thủy sản trong 6 năm (2000-2005) 51
Bảng 17: Tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Nghệ An 54
Bảng 18: Diện tích nuôi trồng thủy sản qua các năm 56
Bảng 19: Tình hình sản lượng nuôi trồng thủy sản qua các năm 59
Bảng 20: Năng suất nuôi trồng thủy sản qua các năm 61
Bảng 21: Tình hình sản xuất giống thủy sản qua các năm 63
Bảng 22: Tình hình nuôi thủy sản lồng bè ở tỉnh Nghệ An qua 3 năm 2003 - 2005 66
Bảng 23: Tình hình số hộ và thu nhập bình quân mỗi hộ qua các năm 66
Bảng 24: Giới thiệu chung về các Doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Nghệ An 70
Bảng 25: Cơ cấu nguyên liệu nội tỉnh cung cấp cho công nghiệp chế biến thủy sản 73
Bảng 26: Tình hình chế biến thủy sản nội địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An 78
Bảng 27: Các mặt hàng chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn Tỉnh Nghệ An 80
Bảng 28: Tình hình xuất khẩu của các Doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh
Nghệ An 84
Bảng 27: Thị trường xuất khẩu của các Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Nghệ
An 87
Bảng 28 :Dự kiến khối lượng công trình phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá Nghệ An.118

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Biểu đồ 1: Năng lực tàu thuyền tỉnh Nghệ An từ năm 2000 – 2005 48
Biểu đồ 2: Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Nghệ An từ năm 2000 – 2005 58
Biểu đồ 3: Sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Nghệ An từ năm 2000 – 2005 61
Biểu đồ 4: Sản lượng nguyên liệu thủy sản cung cấp cho chế biến từ khai thác và
nuôi trồng qua các năm (2000 – 2005 ) 74
Biểu đồ 5: Các mặt hàng chế biến thủy sản nội địa trên địa bàn Tỉnh Nghệ An 78
Biểu đồ 6: Các mặt hàng chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An 81

Biểu đồ 7: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản qua các thị trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An 88


Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu Ngành thủy sản 8
Sơ đồ 2: Mô hình cơ cấu Ngành thủy sản Nghệ An 20
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Sở Thủy sản Nghệ An 30

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. DNNN : Doanh nghiệp nhà nước.
2. DN : Doanh nghiệp.
3. DA : Dự án.
4. XK : Xuất khẩu.
5. UBND : Uỷ Ban Nhân Dân .
6. NTTS : Nuôi trồng thủy sản.
7. XD : Xây dựng.
8. CSHT : Cơ sở hạ tầng.
9. CTCP : Công ty cổ phần.
10. HTX : Hợp tác xã.
11. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
12. CBTS : Chế biến thủy sản.
13. KNXK : Kim ngạch xuất khẩu.
14. NSNN : Ngân sách nhà nước.
15. CP XNK : Cổ phần xuất nhập khẩu.
16. NL : Nguyên liệu.
17. CB : Chế biến.
18. VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm.
19. SL : Sản lượng.

20. DNTN : Doanh nghiệp tư nhân.
21. KNXKTT : Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp













PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
-1-
LỜI NÓI ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Nghệ An là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên khoảng 16487
km
2
với dân số trên 2.9 triệu người, trong đó có 1.4 triệu người ở độ tuổi lao động. Với
bờ biển dài 92 km và hàng chục ngàn ha mặt nước, đầm phá, hồ chứa, trong những
năm qua Ngành thủy sản Nghệ An đã có những bước chuyển biến tích cực và ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và tăng
trưởng nền kinh tế tỉnh nhà, gíp phần xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho
hàng ngàn lao động và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế xã hội cũng như các gia đình
làm nghề cá.

Bên cạnh những kết quả và tiến bộ nêu trên, Ngành thủy sản Nghệ An còn nhiều
tồn tại, yếu kém, chưa tương xứng với tiềm năng, mức phát triển thấp hơn so với các
tỉnh trong khu vực. Nghề đành bắt thủy sản chậm được đổi mới, công nghệ lạc hậu,
công suất tàu thuyền nhỏ, sản lượng đánh băt thấp, hiệu quả đánh bắt vùng khơi kém;
Nuôi trồng thủy sản tuy có bước phát triển mới nhưng qui mô nhỏ. Nuôi trồng thủy
sản nước ngọt phát triển nhanh nhưng phân tán, chưa tạo được nguồn nguyên liệu lớn
với chất lượng cạo; Chế biến thủy sản phát triển chậm, mặt hàng đơn giản, công nghệ
lạc hậu nhất là khu vực dân doanh. Chế biến thủy sản chủ yếu dựa vào nguồn nguyên
liệu khai thác tự nhiên vì vậy kim ngạch xuất khẩu thấp. Đây là trở ngại rất lớn đề chế
biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh phát triển tương xứng với nguồn nguyên liệu hiện có;
Môi trường và các nguồn lợi thủy sản bị huỷ hoại nặng, hiện tượng đánh bát thủy sản
bằng chất nổ, xung điện vẫn tiếp diễn, chưa có biện pháp ngăn chặn; Kết cấu hạ tầng
và các dịch vụ trực tiếp cho Ngành thủy sản như cảng cá, chợ cá, dịch vụ giống, công
tác khuyến ngư…còn yếu kém.
Trước những tồn tại, thách thức đó đòi hỏi Ngành thủy sản Nghệ An phải tìm ra
cho mình một hướng đi đúng để ngày càng phát triển phù hợp với đường lối và định
hướng phát triển của Ngành thủy sản cả nước. Từ nhận thức trên, em đã quyết định
chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp phát triển Ngành thủy sản tỉnh Nghệ
An đến năm 2010” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Với đề tài này, em hy vọng sẽ
phản ánh được phần nào về thực trạng Ngành thủy sản tỉnh Nghệ An, đồng thời có một
số giải pháp hữu ích góp phần phát triển Ngành thủy sản Nghệ An.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
-2-
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy
sản, chế biến thủy sản xuất khẩu, cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Số liệu thu thập từ năm 2000 đến năm 2005 tại Sở Thủy Sản Nghệ An, Sở
Thương Mại Nghệ An, Trung tâm an toàn vệ sinh - thú y, Đài khí tượng thủy văn Bắc
Trung Bộ, Cục thống kê tỉnh Nghệ An, Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng và một số

Công ty chế biến xuất khẩu thủy sản trong tỉnh.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp phân tích.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp dự báo thống kê.
4. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, đồ án tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung.
Chương II: Thực trạng phát triển Ngành thủy sản tỉnh Nghệ An trong những
năm qua.
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp phát triển Ngành thủy
sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010.
Do bước đầu tiếp cận với thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, thời gian và năng lực của bản
thân còn hạn chế nên đồ án tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự góp ý của quí thầy, cô cũng như các cô, chú làm việc tại
Sở Thủy Sản Nghệ An để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, ngày 25 tháng 11 năm 2006.
Sinh viên thực hiện:
Đinh Thị Thu Hoài.




PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
-3-
















CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG




















PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
-4-

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN
1.1.1. Khái niệm
Phát triển kinh tế là quá trình chuyển biến tích cực về mọi mặt của nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô, sản lượng
và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí.
1.1.2. Nội dung của phát triển kinh tế
Sự tăng lên về qui mô sản xuất, làm tăng giá trị sản lượng của cải vật chất, dịch
vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí có khả
năng khai thác các nguồn lực trong và ngoài nước.
Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện đời
sống dân cư.
Sự phát triển là qui luật tiến hoá song nó chịu tác động của nhiều nhân tố, trong
đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bên ngoài có vai
trò quan trọng. Phát triển kinh tế phản ánh sự vận động của nền kinh tế từ trình độ thấp
lên trình độ cao.
1.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Bên cạnh lợi ích mang lại thì tăng trưởng kinh tế cũng làm cạn kiệt dần nguồn
tài nguyên có hạn, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, ảnh hưởng xấu đến các điều kiện
sống của các thế hệ mai sau.
Phát triển bền vững đòi hỏi phải giải quyết từng bước quan hệ giữa tăng trưởng
với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái
Vậy phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao liên tục

trong thời gian dài. Sự phát triển đó dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi truờng sinh thái.
1.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
1.2.1. Khái niệm
Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất nhằm lợi dụng những khả năng tiềm
tàng về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho
nhu cầu đời sống con người.
Ngành thủy sản nước ta là một ngành sản xuất quan trọng trong tổng thể nền kinh
tế nước ta. Nó tập hợp và lôi kéo hàng triệu lao động vào hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả kinh tế cao nhất các tiềm năng kinh tế.
Đội ngũ lao động của ngành thủy sản nước ta hình thành từ một bộ phận dân cư của xã
hội với truyền thống sản xuất lâu đời giàu kinh nghiệm và đang ngày càng phát triển
rộng lớn, tích luỹ các điều kiện và cơ sở vất chất kỹ thuật khẳng định vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
-5-
1.2.2. Đặc điểm của ngành thuỷ sản
a) Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất độc lập
Về mặt lí luận một ngành sản xuất vật chất được coi là độc lập khi có các điều
kiện sau:
§ Có đối tượng lao động riêng.
§ Có công cụ và phương pháp lao động riêng.
§ Có lực lượng lao động chuyên môn hoá thể hiện đó là một nghề nhất định.
Sản xuất thủy sản nước ta đã có từ lâu đời. Nó tồn tại song song với quá trình
tồn tại và phát triển của con người, thông qua sức lao động của mình kết hợp với
những công cụ lao động thích hợp, con người đã khai thác và nuôi dưỡng các sinh vật,
các nguồn lợi phong phú đa dạng sống trong môi trường để chế biến thành thực phẩm
và cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của đối
tượng lao động là khả năng tái sinh tự nhiên, tính mùa vụ mà sản xuất thủy sản có

nhiều nét giống với ngành nông nghiệp. Trải qua thời kì phát triển lâu dài cùng với sự
tác động của phân công lao động xã hội, ngành thủy sản đã tách ra khỏi nông nghiệp
dưới hình thức là nghề nhiệp truyền thống của từng vùng, từng địa phương. Cho đền
nay, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các công cụ lao động,
các kỹ thuật sản xuất tiên tiến ngày càng được áp dụng rộng rãi vào sản xuất thay thế
cho sản xuất nhỏ, thủ công. Từ đó, đưa ngành thủy sản phát triển ngày một vững
mạnh, dần dần trở thành một ngành sản xuất vật chất độc lập và quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất độc lập hoàn toàn
không có nghĩa là tách rời hệ thống kinh tế thủy sản với các ngành khác trong nền kinh
tế quốc dân. Tính độc lập ở đây là độc lập tương đối xét dưới góc độ của hệ thống lớn
( kinh tế quốc dân ), bao gồm nhiều phân hệ ( trong đó có ngành thủy sản ) gắn bó chặt
chẽ với nhau. Sự phát triển của ngành thủy sản chịu ảnh hưởng lớn bởi sự phát triển
của các ngành khác và nền kinh tế. Ngược lại, ngành thủy sản có sự tác động quan
trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và các ngành kinh tế khác.
b) Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất hỗn hợp, phức tạp và
mang tính mùa vụ
Ø Hỗn hợp: Do đối tượng lao động của Ngành thủy sản là cá và các sinh vật sống
dưới nước có khản năng tái sinh tự nhiên nên đi đôi với việc khai thác các nguồn lợi tự
nhiên cần phải nghiên cứu và thực hiện việc bảo vệ, duy trì và tía tạo nguồn lợi. Tiến
hành nuôn trồng và phát triển các sinh vật đó để phục vụ cho nhu cầu sản xuất lâu dài.
Công việc này phụ thuộc lớn vào các điều kiện tự nhiên. Do đó, xét về mặt sản xuất thì
Ngành thủy sản vừa mang tính chất của sản xuất công nghiệp vừa mang tính chất của
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
-6-
sản xuất nông nghiệp. Từ đó, việc quản lý sản xuất trong Ngành thủy sản mang tính
chất hỗn hợp.
Ø Phức tạp: Cũng do đối tượng lao động là các sinh vật sống dưới nước trữ lượng
khó xác định một cách chính xác, đồng thời các sinh vật lại có thể di chuyển tự do theo
ngư truờng không bị ràng buộc sự phân chia giữa các địa giới hành chính. Bên cạnh đó

là các điều kiện khí hậu, thời tiết, dòng chảy, địa hình, thuỷ văn…tạo nên tính mùa vụ
phức tạp cả về không gian và thời gian. Từ đó dẫn đến Ngành thủy sản hình thành
nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau. Đối tượng sau khi khai thác được lại có tính chất
mau hư hỏng và ươn thối, dẫn đến sản xuất thủy sản phải được tiến hành liên hoàn,
khép kín từ khâu đầu vào cho đến khâu đầu ra hay từ khai thác, nuôi trồng cho đến
việc chế biến kinh doanh tiêu thụ sản phẩm và đầu tư tái tạo nguồn lợi. Do đó, việc tổ
chức và quản lí Ngành thủy sản mang tính chất đa dạng và phức tạp nhằm phù hợp với
phương hướng chung trong việc phát triển ngành, đó là khép kín các khâu chuyên môn
hoá kết hợp với kinh doanh tổng hợp theo cơ chế “tự cân đối, tự trang trải”.
Ø Tính mùa vụ: Sản xuất thuỷ sản mang tính mùa vụ do sự tác động của điều kiện
tự nhiên, môi trường sống và tập tính sống của các đối tượng, các chủng loại động
thực vật làm cho các yếu tố sản xuất trong Ngành thủy sản không sử dụng hết thời gian
trong năm. Vì vậy, công tác tổ chức cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau về kinh tế
và tổ chức kỹ thuật để giảm bớt tính bất lợi này.
1.2.3. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân
Ngành thuỷ sản có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tái sản xuất, mở
rộng nền kinh tế quốc dân. Vai trò của Ngành thuỷ sản được thể hiện qua các mặt sau:
· Ngành thủy sản là một ngành sản xuất quan trọng cung cấp thực phẩm cho
nhu cầu đời sống của con người:
Lương thực thực phẩm nói chung và thực phẩm thủy sản nói riêng là điều
kiện thiết yếu để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống con người. Cho nên phát
triển ngành lương thực- thực phẩm và Ngành thủy sản sẽ cho phép bảo đảm sức khỏe
cho con người, từ đó nâng cao năng suất lao động. Ngoài những đặc điểm chung thì nó
còn có những đặc điểm riêng thể hiện ưu thế của ngành đó là: sản phẩm thủy sản có
khẩu vị ngon, dễ chế biến, thành phần chất đạm cao, ít mỡ, giàu chất khoáng, dễ tiêu
hoá nên xu hướng chung là các mặt hàng thủy sản ngày càng được ưa chuộng. So với
một số sản phẩm khác như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, trứng…thì sản phẩm thủy sản nhìn
chung là có ưu thế hơn về phẩm chất và ngày càng trở thành loại thực phẩm có nhu
cầu cao trên toàn thế giới.




PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
-7-

Bảng 1: Thành phần các chất dinh dưỡng của một số thực phẩm thủy sản và
thực phẩm khác.

Thành phần hoá học ( % ) Tên thực phẩm
Nước Đạm Mỡ Chất khoáng
Cá thu 80.8 17.6 0.4 1.2
Cá mối 78.8 16.4 1.6 – 2.3 1.2
Cá gúng 80.9 17.5 0.3 1.3
Cá trích 62.7 17.7 18.5 1.9
Cá hồng 74.9 17.8 5.9 1.4
Cá vược 78.9 19.0 0.8 1.3
Thịt bò 55 - 69 16.2 - 19.5 11 - 28 0.8 - 1.0
Thịt heo 49 - 58 13.5 - 16.4 25 - 37 0.7 - 0.9
Thịt cừu 48 - 65 17.7 18.5 1.8

· Ngành thủy sản còn là một ngành cung cấp thức ăn gia súc quan trọng
Bột cá và thức ăn gia súc phục vụ chăn nuôi lấy từ phế liệu, phế phẩm trong
các ngành sản xuất thủy sản, đây là nguồn thức ăn giàu chất đạm làm cho gia súc tăng
trưởng nhanh, sinh sản nhiều, tạo điều kiện để phát triển các ngành sản xuất thực phẩm khác.
Ở nước ta hiện nay, hàng năm các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc sản xuất
khoảng trên 40 000 tấn bột cá.
· Ngành thủy sản còn là một ngành cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác
Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con người và thức ăn cho gia súc thì các
nguyên liệu thủy sản, trong đó có nhiều loại: giáp xác, nhuyễn thể, rong câu…cung
cấp nguyên liệu cho các ngành khác như dược phẩm ( Algenat, Chitozan ), hoá chất,

thủ công mỹ nghệ…
· Ngành thủy sản là ngành giữ vị trí quan trọng trong ngoại thương, góp phần
tích luỹ của cải để nước ta thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất
khẩu thủy sản của nước ta từ năm 1980 trở đi có những bước tiến đáng kể. Mỗi năm
mang lại khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đứng thứ 3 trong tất
cả các ngành xuất khẩu sau dệt may và dầu khí. Xuất khẩu thủy sản nước ta hiện nay
nằm trong số 15 nước xuất khẩu thủy sản chủ yếu của thế giới, sản phẩm thủy sản của
nước ta đã có mặt trên 50 nước.
1.2.4. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân
ü Ngành thủy sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển
nền kinh tế đất nước, là phương tiện có hiệu quả để tích luỹ vốn.
- Về phương diện cơ cấu kinh tế thì ở nhiều địa phương thủy sản được coi là
ngành kinh tế chủ lực.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
-8-
- Về phương diện kinh tế xã hội, Ngành thủy sản còn có vị trí quan trọng
trong việc phát triển tổng thể kinh tế miền biển cũng như các miền khác của đất nước
trong việc góp phần phát triển mở rộng thị trường nông thôn, gắn nghề cá nói riêng và
nông lâm ngư nghiệp nói chung với công nghiệp và giao thông vận tải hình thành một
cơ cầu kinh tế thống nhất.
ü Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc
làm, nâng cao thu nhập cho ngư dân và cộng đồng dân cư sống ven biển nói riêng và
người lao động nói chung. Ngành thủy sản đã thu hút một lực lượng lao động khá lớn
trong ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ gián tiếp khác của hoạt động
thủy sản.
ü Cùng với các ngành khác Ngành thủy sản đã có những đóng góp to lơná vào
nguồn ngân sách nhà nước góp phần thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước và các mục tiêu kinh tế, xã hội khác của nước ta.
ü Góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển.
ü Góp phần quan trọng vào việc bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của

đất nước.
ü Cung cấp thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của con người, bảo đảm hàng hoá
cho tiêu dùng và cho xuất khẩu, tăng thu nhập ngoại tệ.
1.3. Cơ cấu ngành thuỷ sản
1.3.1. Khái niệm
Cơ cấu Ngành thủy sản là tổng hợp các bộ phận hợp thành hệ thống sản xuất
kinh doanh thủy sản và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận đó trong quá trình
phát triển.
1.3.2. Mô hình cơ cấu Ngành thủy sản
Cơ cấu Ngành thủy sản được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của
sự phân công lao động xã hội.Kết quả của sự phân công lao động xã hội trong Ngành
thủy sản chia làm 2 bộ phận: Ngành nuôi trồng thủy sản và Ngành công nghiệp thủy
sản.
1.2.1.1.1.1 Ngành nuôi trồng thủy sản có nhiệm vụ duy trì, bổ sung, sáng
tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản để cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng, xuất khẩu và
nguyên liệu cho công nghiệp thủy sản.
1.2.1.1.1.2 Ngành công nghiệp thủy sản gồm ngành khai thác thủy sản và
ngành chế biến thuỷ sản nhiệm vụ của ngành là khai thác các nguồn lợi tự nhiên động
thực vật sống trong môi trường nước, từ đó chế biến chúng thành các sản phẩm phục
vụ cho nhu cầu đời sống của xã hội.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
-9-
1.2.1.1.1.3 Bên cạnh đó để phục vụ sản xuất kinh doanh, thủy sản còn có
các ngành phụ trợ và phục vụ khác như: Ngành đóng sửa tàu thuyền, Ngành sản xuất
nước đá, Ngành sản xuất bao bì, phụ tùng và ngư lưới cụ.
Tất cả các bộ phận này có quan hệ chặt chẽ với nhau, hợp thành cơ cấu Ngành
thủy sản. Mô hình cơ cấu Ngành thủy sản được thể hiện như sau:






















Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu Ngành thủy sản
1.3.3. Ý nghĩa của cơ cấu Ngành thủy sản
Cơ cấu Ngành thuỷ sản thể hiện:
1.2.1.1.1.4 Mức độ hoàn chỉnh và độc lập của Ngành thủy sản trong nền
kinh tế.
1.2.1.1.1.5 Trình độ phát triển sản xuất của Ngành thủy sản trong từng thời
kỳ.
Việc nghiên cứu cơ cấu Nghành thủy sản là cơ sở thực hiện các vấn đề có tính
chất chiến lược lâu dài trong việc xây dựng và phát triển ngành, chẳng hạn nhu các vấn
đề đầu tư vốn, đào tạo đội ngũ lao động, hợp tác quốc tế, qui định tốc độ phát triển
từng ngành chuyên môn hoá.
Ngành nuôi trồng thủy sản


Ngành Thủy Sản
Ngành công nghiệp thủy sản
-Nuôi tôm,
cá.
-Nuôi trồng
các loại
thủy sản
khác.
-Sản xuất
giống
Khai thác
thủy sản:
- Đánh cá.
- Khai thác
hải sản khác.
Chế biến
thủy sản:
-Đông. lạnh
-Đồ hộp.
-Nước mắm

Các ngành phụ
trợ và phục vụ:
-Đóng sửa tàu
thuyền
-Sản xuất ng
ư
lưới cụ.
-Vận tải.

-Hệ thống cảng,
kho lạnh.
-Sản xuất nước đá.

-
S
ản xuất bao b
ì.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
-10-
Việc xây dựng cơ cấu Ngành thủy sản một cách hợp lý cho phép đáp ứng được
nhu cầu nền kinh tế với hao phí sức lao động thấp nhất trên cơ sở nguồn lực về lao
động, tự nhiên, vốn trong từng thời kỳ. Cơ cấu ngành thủy sản cũng như cơ cấu nền
kinh tế nói chung, nó luôn luôn vận động và phát triển cùng với sự phát triển của phân
công lao động xã hội và việc hình thành các ngành mới hoăc do tốc độ phát triển
không giống nhau giữa các bộ phận hợp thành.
Cơ cấu Ngành thủy sản tồn tại gắn liền với cơ cấu các thành phần kinh tế trong
Ngành thủy sản. Do đó, bên cạnh cơ cấu thủy sản theo ngành như trên người ta còn
nghiên cứu các thành phần kinh tế trong Ngành thủy sản.
1.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỦY
SẢN
1.4.1 Các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế
1.4.1.1. Mức độ phát triển bình quân theo thời gian
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện của hiện tượng nghiên cứu trong dãy số
thời gian.
Công thức tính:
Y =
n
y

n
yyy
im
å
=
+++
21

Trong đó:
1.2.1.1.1.6 y: Các mức độ trong dãy ( i= 1,2,3,…,n)
1.2.1.1.1.7 Y: Mức độ phát triển bình quân theo thời gian
1.2.1.1.1.8 n : Số lượng các mức độ trong dãy
1.4.1.2. Mức độ tăng giảm tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng phát triển (Mức độ giảm sút) tuyệt
đối về một chỉ tiêu nào đó của hiện tượng kinh tế qua thời gian nghiên cứu.
a) Mức độ tăng giảm tuyệt đối liên hoàn
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng phát triển (Mức độ giảm sút) tuyệt
đối về một chỉ tiêu nào đó của hiện tượng nghiên cứu trong 2 thời kỳ liền kề nhau.
Công thức:
1-
-=D
iiilh
yyY
Trong đó:
1.2.1.1.1.9 y
i
: Mức độ của thời kỳ nghiên cứu
1.2.1.1.1.10 y
i-1
: Mức độ nghiên cứu của thời kỳ nghiên cứu

trước đó.

b) Mức độ tăng giảm tuyệt đối định gốc
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng phát triển ( Mức độ giảm sút ) tuyệt
đối về một chỉ tiêu nào đó của hiện tượng nghiên cứu trong những khoảng thời gian dài.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
-11-
Công thức tính:
1
yyy
iidg
-=D
Trong đó:
- y
i
: Mức độ của thời kỳ nghiên cứu
- y
1
: Mức độ của kỳ được chọn làm gốc cố định cho một lần so sánh.

c) Mức độ tăng giảm tuyệt đối bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng phát triển (Mức độ giảm sút) tuyệt
đối đại diện về mức độ phát triển của hiện tượng nghiên cứu trong thời kỳ dài.
Công thức:

1
1
-
-
=

-

=D
n
yy
n
y
y
lnilh
i

1.4.1.3. Tốc độ phát triển
Là số tương đối động thái phản ánh xu hướng về trình độ phát triển của một chỉ
tiêu nào đó của hiện tượng nghiên cứu qua từng thời kỳ nhất định với cường độ cụ
thể như thế nào.
a) Tốc độ phát triển liên hoàn
Chỉ tiêu này phản ánh nhịp độ phát triển đại diện chung nhất về một chỉ tiêu
nào đó của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời kỳ nghiên cứu gắn liền nhau.
Công thức:
T
ilh
= *
1-i
i
y
y
100%
b) Tốc độ phát triển định gốc
Chỉ tiêu này phản ánh nhịp độ phát triển đại diện chung nhất về một chỉ tiêu
nào đó của hiện tượng nghiên cứu trong một thời kỳ nghiên cứu dài.

Công thức:
T
idg
= *
l
i
y
y
100%
c) Tốc độ phát triển bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh nhịp độ phát triển chung nhất về một chỉ tiêu nào đó của
hiện tượng nghiên cứu trong một thời kỳ nghiên cứu dài.
Công thức:
n
ilhibq
TT
p
=D

Hoặc:
1-
=D
n
l
n
ibq
Y
Y
T


1.4.1.4. Tốc độ tăng giảm
a) Tốc độ tăng giảm liên hoàn
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
-12-
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng (giảm sút) về chỉ tiêu nào đó của hiện
tượng nghiên cứu giữa hai thời kỳ gắn liền nhau.
Công thức:
*
1
1
-
-
-
=D
i
ii
ilh
y
yy
T 100%
b) Tốc độ tăng giảm định gốc
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng (giảm sút) điển hình về chỉ tiêu nào đó
của hiện tượng nghiên cứu qua một thời kỳ dài.

Công thức:
*
l
li
idg
y

yy
T
-
=D 100%
c) Tốc độ tăng giảm bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng (giảm sút) điển hình, đại biểu về chỉ
tiêu nào đó của hiện tượng nghiên cứu qua một thời kỳ dài.
Công thức:
%100(%) -D=D
ibqbq
TT
1.4.2 Trình độ quản lý chất lượng các yếu tố sản xuất
Chất lượng của sản phẩm thủy sản xuất khẩu là tập hợp các đặc tính của nó như:
hàm lượng dinh dưỡng, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, kiểm dịch vi sinh, bao bì, mẫu
mã, kích cỡ…thoã mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu là những hoạt động chức năng
quản lý chung, xác định chính sách chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất
lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng. Hiện nay, hệ thống
quản lý chất lượng được áp dụng cho các mặt hàng thực phẩm thủy sản như: HACCP,
ISO.
Trình độ quản lý chất lượng được thể hiện qua các chỉ tiêu về trình độ kỹ thuật
sản phẩm, bao gồm:
1.4.2.1.1.1 Tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu (C
xk
%): chỉ tiêu này được tính bằng
cả tiêu thức giá trị và sản lượng.
C
xk
= %100*
S

S
xk

Trong đó:
1.4.2.1.1.2 S
xk
: Khối lượng hoặc giá trị xuất khẩu
1.4.2.1.1.3 S : Khối lượng hoặc giá trị thực hiện trong năm
1.4.2.1.1.4 Tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng (K
gt
%)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
-13-
Sản phẩm có giá trị gia tăng ở đây được hiểu theo khái niệm mang tính chất
tương đối của Bộ Thủy Sản. Nó còn tuỳ theo đặc điểm phát triển ngành công nghiệp
chế biến thủy sản và năng lực của từng tỉnh.
Công thức tính tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng:
K
gt
= %100*
S
S
gt

Trong đó: - S
gt
: Khối lượng hoặc giá trị sản phẩm
- S : Khối lượng hoặc giá trị sản phẩm xuất khẩu thực hiện trong năm.
1.4.3. Hiệu quả kinh tế - Xã hội
Bất cứ một ngành sản xuất kinh doanh nào nếu đạt cả hiệu quả kinh tế và hiệu

quả xã hội thì mới được xem là một ngành kinh doanh có hiệu quả. Ngành thủy sản
cũng như các ngành kinh tế khác được đánh giá là đạt hiệu quả kinh tế khi nó đạt được
những chỉ tiêu về mặt tài chính như: lợi nhuận dương, bảo đảm được các khả năng
thanh toán, các tỷ suất lợi nhuận đều lớn hơn mức lãi suất tiền gửi ngân hàng, các chỉ
tiêu đó càng cao thì hiệu quả kinh tế của Doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Còn về
mặt hiệu quả xã hội thì đối với mỗi ngành có mỗi tiêu chuẩn đánh giá là đạt hiệu quả
xã hội khi giải quyết tốt công ăn việc làm cho người dân trong phạm vi bố trí của
Doanh nghiệp và hệ thống xử lý rác thải bảo đảm không gây tác hại đối với môi
trường.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội được thể hiện qua cá chỉ tiêu sau:
1.4.3.1. Doanh lợi trên vốn kinh doanh
Tỷ suất LN/VKD = %100*
VKD
LN

Tỷ số này càng lớn càng nói lên sức sinh lời của một đồng vốn trong kinh doanh.
1.4.3.2. Doanh lợi doanh thu
Tỷ suất LN/DT = %100*
DT
LN

Chỉ tiêu này càng lớn càng nói lên sức sinh lời của một đồng doanh thu bán hàng.
1.4.3.3. Chỉ tiêu đóng góp cho ngân sách nhà nước
Chỉ tiêu này thể hiện nghĩa vụ của các đơn vị sản xuất kinh doanh dối với nhà
nước. Nó được xác định bằng khoản đã nộp của các loại thuế có liên quan đến Ngành
thủy sản. Bao gồm: thuế tài nguyên, thuế diện tích mặt đất, mặt nước, thuế thu nhập
doanh nghiệp của các đơn vị chế biến xuất khẩu…
1.4.3.4. Khả năng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
Chỉ tiêu này được xác định bằng số lao động thường xuyên trong ngành. Việc
đánh giá chỉ tiêu này chỉ mang tính chất tương đối vì Ngành thủy sản không giống như

những ngành khác. Đó là Ngành thủy sản mang tính mùa vụ và nguyên liệu không thể
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
-14-
để lâu nên số lượng lao động trong ngành lúc nhiều, lúc ít, khó có thể xác định được số
lao động thường xuyên.
1.4.3.5. Ý thức và trách nhiệm về môi trường sinh thái
Chỉ tiêu này được đánh giá qua việc xử lí nước thải, khả năng làm ô nhiễm môi
trường sinh hoạt của cư dân trong địa bàn bố trí của Doanh nghiệp. Nước thải trong
các Doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu thường có khối lượng lớn từ 10 m
3


500 m
3
một ngày, chất lượng nước thải không đồng đều trong ngày, trong năm và giữa
các nhà máy. Hàm lượng chất thải qua kiểm tra như sau: BOD dao động từ 500 ml-
1000 ml; COD từ 500 ml –2500 ml; Chất lơ lửng từ 100 – 400 (mg/l), nước thải có
màu đen nhất là khi chế biến mực, nước thải chế biến có mùi khó chịu nhất là khi ứ
đọng lâu ngày phân huỷ thành chất độc bay hơi. Căn cứ vào từng loại mặt hàng và đặc
điểm chế biến của nó mà hệ thống xử lí nước thải được xem là phù hợp hay không.
Hiện nay, việc quản lí chất thải của các Doanh nghiệp được các chuyên gia đánh giá là
đạt tiêu chuẩn khi thực hiện được ISO 14000. Để đánh giá chính xác sự phù hợp của
hệ thống xử lí nước thải trong Doanh nghiệp, cần phải căn cứ vào loại hình sản phẩm
mà Doanh nghiệp sản xuất và từ đó đánh giá qui trình xử lí nước thải có phù hợp hay
không.
Ứng dụng các chỉ tiêu trên ta lần lượt tính toán, phân tích tình hình hoạt
động của Ngành thủy sản tỉnh Nghệ An trong cơ cấu Ngành thủy sản (khai thác, nuôi
trồng, chế biến, cơ sở hậu cần, dịch vụ nghề cá).


















PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
-15-
















CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
NGÀNH THỦY SẢN TỈNH NGHỆ AN
TRONG NHỮNG NĂM QUA.















PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×