Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo ốc hương (Babylonia areolata Link, 1807) tại Trung tâm tư vẫn sản xuất và dịch vụ KHCN thủy sản - Viện Nghiên cứu thủy sản III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 63 trang )

1





LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô, cán bộ thuộc bộ môn Hải
Sản, khoa Nuôi Trồng Thủy Sản, trường Đại Học Nha Trang & Viện Nghiên Cứu
Nuôi Trồng Thủy Sản III. Đặc biệt là cán bộ hướng dẫn tôi thực tập là thạc sĩ Lê
Thị Hồng Mơ và thạc sĩ Hoàng Văn Duật, cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên trại
sản xuất giống ốc Hương thuộc Trung tâm Tư vấn sản xuất và dịch vụ Khoa học
Công nghệ Thuỷ sản Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản III; gia đình, bạn bè
và mọi người thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt kỳ thực tập
và luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên : Nguyễn Văn Phương















2

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1

1.

TỔNG LUẬN 3

1.1.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ỐC HƯƠNG 3

1.1.1.

Hệ thống phân loại 3

1.1.2.

Đặc điểm hình thái & cấu tạo 3

1.1.3.

Đặc điểm phân bố sinh thái 5

1.1.4.

Đặc điểm dinh dưỡng 8


1.1.5.

Đặc điểm sinh trưởng 10

1.1.6.

Đặc điểm sinh sản vòng đời 10

1.2.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ỐC HƯƠNG 14

1.3.

TRIỂN VỌNG CỦA NGHỀ NUÔI ỐC HƯƠNG Ở VIỆT NAM 19

1.3.1.

Thuận lợi 19

1.3.2.

Khó khăn 19

2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1.


ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM & THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 20

2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu 20

2.1.2.

Địa điểm, thời gian nghiên cứu 20

2.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.2.1.

Sơ đồ nghiên cứu của đề tài 20

2.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin 21

2.2.3.

Phương pháp xác định các chỉ tiêu môi trường 21

2.2.4.

Kỹ thuật nuôi 21


2.2.5.

Phương pháp tính toán & xử lý số liệu 26

3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Ở NƠI TRẠI GIỐNG 28

3.1.1.

Địa danh và vị trí địa lý 28

3.1.2.

Khí hậu thời tiết và chế độ thủy triều 28

3.2.

CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TRẠI GIỐNG 30

3.2.1.

Địa điểm xây dựng trại 30

3

3.2.2.


Thiết kế xây dựng công trình & trang thiết bị 30

3.3.

KỸ THUẬT TUYỂN CHỌN VÀ NUÔI VỖ ỐC BỐ MẸ 33

3.3.1.

Tuyển chọn ốc bố mẹ 33

3.3.2.

Nuôi vỗ thành thục ốc Hương bố mẹ 34

3.3.3.

Kết quả nuôi vỗ thành thục ốc bố mẹ 36

3.4.

KỸ THUẬT THU VÀ ẤP TRỨNG 36

3.4.1.

Kỹ thuật thu trứng 36

3.4.2.

Chuẩn bị bể ấp & kỹ thuật ấp trứng nở 37


3.5.

KỸ THUẬT ƯƠNG ẤU TRÙNG 39

3.5.1.

Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng Veliger 39

3.5.2.

Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng bò lê 44

3.6.

KỸ THUẬT ƯƠNG ỐC GIỐNG 49

3.6.1.

Chuẩn bị bể ương ốc giống 49

3.6.2.

Mật độ ương ốc giống 49

3.6.3.

Thức ăn và chế độ cho ăn của ốc giống 49

3.6.4.


Quản lý và chăm sóc 50

3.6.5.

Bệnh và biện pháp phòng trị bệnh 52

3.6.6.

Thu hoạch & vận chuyển 52

3.7.

HIỆU QUẢ KINH TẾ: 53

4.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

4.1.

Kết luận 54

4.2.

Kiến nghị 55














4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1: Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ốc Hương 6
Bảng 2: Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu trùng ốc Hương 7
Bảng 3: Khả năng tiêu thụ thức ăn của ốc Hương (cỡ 10 – 19.9 mm)
đối với các loại thức ăn (thời gian thí nghiệm 10 ngày) 9
Bảng 4: Thời gian, tỷ lệ sống của giai đoạn ấu trùng và ốc giống 9
Bảng 5: Số vòng xoắn liên quan đến kích thước 10
Bảng 6: Tình hình nuôi ốc Hương ở các tỉnh miền Trung 17
Bảng 7: Các thông số kỹ thuật nuôi vỗ thành thục ốc bố mẹ 22
Bảng 8: Các thông số kỹ thuật trong ương nuôi ấu trùng Veliger 24
Bảng 9: Các thông số kỹ thuật ương ấu trùng bò lê 24
Bảng 10: Các thông số kỹ thuật ương nuôi ốc giống 25
Bảng 11: Kết quả tuyển chọn ốc Hương bố mẹ 33
Bảng 12: Các thông số kỹ thuật trong nuôi vỗ thành thục ốc bố mẹ 35
Bảng 13: Các yếu tố môi trường bể nuôi ốc bố mẹ 35
Bảng 14: Kết quả nuôi vỗ ốc Hương bố mẹ 36
Bảng 15: Các yếu tố môi trường nước trong bể ấp trứng 38
Bảng 16: Kết quả theo dõi quá trình ấp trứng 38

Bảng 17: Lượng thức ăn tiêu thụ của bể ấu trùng (khoảng 70 vạn ấu trùng) 40
Bảng 18: Môi trường bể ương nuôi của ấu trùng Veliger 41
Bảng 19: Kết quả ương nuôi ấu trùng Veliger trong bể (5 m
3
/bể) 42
Bảng 20: Tăng trưởng về chiều dài, rộng (µm) của ấu trùng Veliger ốc Hương 44
Bảng 21: Các thông số kỹ thuật trong ương nuôi ấu trùng bò lê 45
Bảng 22: Môi trường bể ương nuôi của ấu trùng bò lê 46
Bảng 23: Kết quả ương nuôi ấu trùng bò lê trong bể (5 m
3
/bể) 47
Bảng 24: Tăng trưởng về chiều dài, rộng (µm) của ấu trùng bò lê ốc Hương 48
Bảng 25: Các thông số kỹ thuật trong ương nuôi ốc giống 49
Bảng 26: Các yếu tố môi trường bể ương nuôi ốc giống 50
Bảng 27: Tăng trưởng chiều cao, rộng (mm) của ốc giống 51
Bảng 28: Tỷ lệ sống của ốc giống quá trình ương nuôi 52
Bảng 29: Bảng hạch toán kinh tế của 1 đợt sản xuất (67.01 vạn giống) 53


5

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Trang
Hình 1: Hình thái cấu tạo ngoài của ốc Hương 3
Hình 2: Cấu tạo của cơ quan nội tạng ốc đực và cái 5
Hình 3: Bọc trứng ốc Hương 12
Hình 4: Sơ đồ vòng đời ốc Hương (Babylonia areolata Link,1807) 13
Hình 5 : Tăng trưởng sản lượng giống & nuôi thương phẩm ốc Hương 18
Hình 6: Xác định chiều cao và chiều rộng của ốc Hương bố mẹ 21

Hình 7: Sơ đồ trại giống ốc Hương 29
Hình 8: Phân biệt giới tính ốc Hương 33
Hình 9: Bể nuôi vỗ & cho đẻ ốc Hương bố mẹ 34
Hình 10: Thu trứng ốc Hương 36
Hình 11: Bể ấp trứng 37
Hình 12: Tăng trưởng chiều dài, rộng (µm) của ấu trùng Veliger ốc Hương 44
Hình 13: Tăng trưởng theo chiều dài, rộng (µm) của ấu trùng bò lê ốc Hương 48
Hình 14: Tăng trưởng chiều cao (rộng) mm của ốc Hương giống 51
Hình 15: Đóng bao vận chuyển ốc đi xa 53
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


ppt : phần ngàn kg :kilôgam
% : phần trăm ppm : phần triệu
Cm : centimet
o
C : đơn vị đo nhiệt
m : mét NTTS :Nuôi trồng thủy sản
dm : đềcimét KHCNTS: Khoa học Công nghệ Thủy
sản
mm : minimét ha : hécta
µm : micrômét m
3
: mét khối
mL : miliLít L :Lít
m
2
: mét vuông g :gam
1



MỞ ĐẦU
Ốc Hương (Babylonia areolata Link, 1807) có giá trị dinh dưỡng cao, thịt
thơm ngon nên được nhiều người ưa thích sử dụng như một loại thực phẩm cao cấp;
nó còn dùng làm hàng mỹ nghệ (vỏ ốc) và làm nguyên liệu chế biến mỹ phẩm (nắp
vỏ ốc). Vì thế giá ốc Hương cao, ốc Hương tươi sống được phục vụ ở các nhà hàng
đặc sản cao cấp giá từ 1000 – 5000 đ/con. Giá thu mua ở Việt Nam 120.000 –
220.000 đ/kg, giá xuất khẩu từ 10 – 15 USD/kg (Nguyễn Thị Xuân Thu et al. 2004)
[13]; nhu cầu tiêu thụ trên thị trường lớn nên đã dẫn đến việc khai thác tự nhiên quá
mức làm cho nguồn lợi ốc hương tự nhiên giảm sút nhanh chóng. Ở Việt Nam, ốc
Hương phân bố rải rác dọc ven biển từ Bắc vào Nam, trong đó khu vực phân bố chính
thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình
Thuận và Vũng Tàu. Sản lượng ốc Hương khai thác năm 1994 trong cả nước đạt
3000 – 4000 tấn. Bình thuận là tỉnh có sản lượng ốc Hương khai thác nhiều nhất cả
nước, bình quân khoảng 1000 tấn/năm. Năm 1998 sản lượng khai thác khoảng 300
tấn, năm 2000 chỉ còn dưới 100 tấn và sản lượng tiếp tục giảm trong những năm tiếp
theo (Nguyễn Thị Xuân Thu et al. 2004) [13].
Từ năm 2000, sau thành công trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc
Hương ở điều kiện nhân tạo của các công trình nghiên cứu do Viện nghiên cứu nuôi
trồng thuỷ sản III chủ trì, ốc Hương đã trở thành đối tượng nuôi xuất khẩu phổ biến ở các
tỉnh miền Trung như Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Nghề nuôi ốc Hương đã giúp cho nhiều địa phương trong việc chuyển đổi đa dạng đối
tượng nuôi trồng thuỷ sản, khai thác có hiệu quả diện tích đất đai mặt nước, góp phần
tăng giá trị xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cư dân địa
phương. Bên cạnh đó nghề nuôi ốc Hương phát triển còn góp phần hạn chế khai thác
nguồn lợi tự nhiên đối với loài hải sản quí này. Phong trào nuôi ốc Hương phát triển
nhanh chóng, hình thức nuôi ngày càng đa dạng như nuôi ao, nuôi chắn đăng, nuôi lồng,
nuôi trong bể ximăng. Sản lượng ốc nuôi thương phẩm cũng tăng lên rất nhanh (từ 3 tấn
năm 2000 lên hơn 400 tấn năm 2005) (Nguyễn Thị Xuân Thu et al. 2006).


2

Vì vậy nhu cầu con giống rất cao. Mặc dù sản xuất giống đã thành công từ đề
tài nghiên cứu quy trình sản xuất giống ốc Hương của Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng
Thuỷ Sản III, nhưng trong thực tế nuôi thương phẩm và sản xuất giống ốc Hương
vẫn còn gặp nhiều khó khăn như thức ăn nhân tạo cần phải được nghiên cứu để cung
cấp cho các giai đoạn phát triển của ốc Hương phát triển tốt, tỷ lệ sống của ấu trùng
Veliger khi xuống đáy còn thấp, dịch bệnh trong quá trình ương nuôi…. Được sự
giúp đỡ của bộ môn Hải Sản, khoa Nuôi Trồng Thuỷ Sản, trường Đại Học Nha Trang
và Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản III giao cho tôi thực hiện đề tài: “Tìm
hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo ốc Hương (Babylonia areolata Link,
1807) tại Trung tâm Tư vấn sản xuất & dịch vụ KHCNTS - Viện Nghiên Cứu
NTTS III”, đề tài gồm các nội dung sau:
1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và công trình sản xuất giống ốc Hương.
2. Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống ốc Hương:
- Nguồn gốc & kỹ thuật nuôi vỗ ốc bố mẹ
- Cho đẻ thu trứng & ấp trứng
- Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng
- Kỹ thuật ương nuôi ốc giống
- Thu hoạch.
Thực hiện đề tài là cách tốt nhất để tôi làm quen với phương pháp nghiên cứu
khoa học, hiểu biết hơn về kỹ thuật sản xuất giống ốc Hương và áp dụng được những
kiến thức vào thực tế sản xuất. Đề tài tôi sẽ đưa ra những nhận xét, đề xuất ý kiến về
kỹ thuật sản xuất giống ốc Hương của trại để góp phần hoàn thiện hơn nữa quy trình
kỹ thuật sản xuất giống.
Với sự nỗ lực của bản thân cùng sự hướng dẫn tận tình của cán bộ hướng dẫn,
tôi đã hoàn thành đợt thực tập. Mặc dù tôi đã rất cố gắng nhưng vốn kiến thức và thời
gian có hạn, bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học nên luận văn không tránh
khỏi thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, cán bộ
kỹ thuật cùng bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

Nha Trang, tháng 11/2007
SVTH: Nguyễn Văn Phương

1. TỔNG LUẬN
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ỐC HƯƠNG
1.1.1.
Hệ thống phân loại

Ngành: Mollusca.
Lớp: Gastropoda.
Lớp phụ: Prosobranchia
Bộ: Neogastropoda.
Họ: Buccinidae.
Giống: Babylonia Schluter, 1838.
Loài: Babylonia areolata (Link, 1807).
Nguồn: ( search.php/65046).




Hình 1: Hình thái cấu tạo ngoài của ốc Hương [1]
1.1.2. Đặc điểm hình thái & cấu tạo




Đặc điểm hình thái
Ốc Hương (Babylonia areolata) có vỏ khá mỏng nhưng chắc chắn dạng bậc
thang, tháp vỏ bằng ½ chiều dài vỏ, da vỏ có màu trắng, có điểm những hàng phiến
vân tím, nâu đậm, hình chữ nhật, hình thoi. Trên thân có 3 hàng phiến vân màu, mỗi

vòng xoắn ở tháp vỏ chỉ có 1 hàng, miệng vỏ hình bán nguyệt, mặt trong vỏ có màu
trắng sứ, lỗ trục thân rõ ràng (Nguyễn Chính 1996) [1].




Đặc điểm cấu tạo
Cơ thể ốc Hương chia làm 3 phần: Đầu, chân, nội tạng. Đầu phát triển, có một
đôi xúc tu, có mắt ở gốc, giữa 2 xúc tu là miệng. Chân nằm dưới đầu, khá phát triển
và đối xứng 2 bên. Bàn chân rộng, hình khiên, chiều dài bằng 1.5 chiều dài vỏ. Và
nội tạng, gồm các cơ quan chức năng sau (Nguyễn Thị Xuân Thu et al. 2002) [10]
- Cơ quan hô hấp: Mang là cơ quan hô hấp chính nằm trong màng áo. Mang nằm
trước tâm nhĩ và chỉ còn bên trái, bên phải đã thoái hoá. Phần mép màng áo phía
trước cuộn lại tạo ống siphon hút nước vào mang, nước sau đó ra ngoài qua màng
áo. Chính đặc điểm này giúp ốc vùi sâu xuống đáy cát.
- Cơ quan bài tiết là một hậu đơn thận ở bên trái, hậu đơn thận có ống thông với
xoang bao tim và sản phẩm bài tiết được thải ra ở xoang màng áo.
- Hệ thần kinh và cơ quan cảm giác: Hệ thần kinh gồm vòng thần kinh hầu, vòng
thần kinh não, đôi dây thần kinh chân và đôi dây thần kinh bên với đôi hạch
(gồm 1 đôi hạch miệng, 1 đôi hạch não, 1 đôi hạch chân, 1 đôi hạch sườn, 1 đôi
hạch bên và 1 đôi hạch nội tạng). Cơ quan cảm giác gồm có 1 đôi mắt ở gốc xúc
tu, 1 thể nhận mùi rất phát triển, 1 đôi xúc tu ở đầu làm nhiệm vụ xúc giác, 1 túi
thăng bằng, ngoài ra vòi siphon cũng có tác dụng xúc giác và vị giác.
- Hệ tuần hoàn: Gồm tim nằm trong xoang bao tim, có hai ngăn, một tâm thất và
một tâm nhĩ nằm trước mang. Hệ thống máu bắt đầu tâm thất, có 2 động mạch
lớn dẫn máu đến đầu, chân và một đường đến nội quan. Máu sau khi đi nuôi cơ
thể được tập về thận rồi theo một đường đến mang, cuối cùng về lại tâm nhĩ.
- Hệ tiêu hoá: Cơ quan tiêu hoá gồm môi phát triển, miệng được nối với thực quản
bằng vòi dài, có hệ cơ co giãn phát triển. Xoang miệng có tuyến độc, lưỡi sừng
hẹp, có ít răng, răng nhọn và sắc. Thực quản bên trong có nhiều nếp nhăn. Dạ

dày có phiến manh nang và phiến dạ dày. Ruột ngắn, trực tràng thẳng và hậu
môn đổ ra phía trước đầu. Tuyến tiêu hoá khá phát triển, có ống đổ vào dạ dày.
- Cơ quan sinh dục gồm tuyến sinh dục, ống dẫn sinh dục và các sản phẩm sinh
dục. Ốc Hương là loài phân tính, con cái có noãn sào, có túi chứa tinh và lỗ sinh
dục dưới bàn chân. Con đực có tinh sào, gai giao cấu ở gốc xúc tu phải.
- Hệ cơ: đặc biệt phát triển ở chân, màng áo và miệng.







Hình 2: Cấu tạo của cơ quan nội tạng ốc đực và cái
I. Ốc đực ; II. Ốc cái
a. Ống dẫn sinh dục; b. Gai dao cấu; c. Sản phẩm sinh dục đực (túi tinh)
i. Ống dẫn trứng; ii. Buồng thụ tinh; iii. Sản phẩm sinh dục cái (trứng)
1. Tuyến tiêu hoá; 2.Mép màng áo; 3. Mang; 4. Ruột ngắn; 5. Máng áo;
6. Ống siphon; 7. Xúc tu; 8. Chân; 9. Nắp vỏ
1.1.3. Đặc điểm phân bố sinh thái


 Phân bố
Trên thế giới ốc Hương phân bố chủ yếu ở biển nhiệt đới ẤN ĐỘ - THÁI
BÌNH DƯƠNG. Loài Babylonia spirata tập trung nhiều ở biển Porto Novo
(11
o
29’N – 79
o
47’E), Ấn Độ. Riêng vùng biển ẤN ĐỘ có loài B. spirata và B.

zeylonica phân bố ở độ sâu 5 – 20 m nước, chất đáy cát bùn hoặc bùn cát pha lẫn vỏ
động vật thân mềm. Chúng còn phân bố nhiều nơi ở Indianan Peninsula như:
Manar, Poompuhar, Nagapattinam, Madas vùng ven đảo Adaman và Nicobar
(Ayykannu et al. 1994) [17]. Ở vịnh Thái Lan loài B. areolata phân bố ở độ sâu 5 –
15 m, chất đáy cát bùn (T. Poomtong et al. 1996) [19], nó còn phân bố ở một số
vùng biển Xrilanca, Trung Quốc và Nhật Bản (Nguyễn Chính 1996) [1].
Còn ở Việt Nam ốc Hương phân bố dọc bờ biển gồm ở Quảng Ninh, từ Thanh
Hoá đến Quảng Ngãi, từ Bình Thuận đến Vũng Tàu và ở Kiên Giang. Loài này
thường sống ở vùng biển khơi, cách bờ khoảng 2 – 3 km, độ sâu từ 8 – 12 m nước,
chất đáy là cát hoặc cát pha lẫn mùn bã Hữu cơ. Các yếu tố môi trường mà ốc phân
bố là: Độ mặn 34 ppt, nhiệt độ từ 26 – 28
o
C, pH từ 7,5 – 8,0 và oxy hoà tan 6,2 –
8,5 mgO
2
/L (Nguyễn Hữu Phụng et al. 1994) [9].




Đặc điểm sinh thái
Việc nắm vững đặc điểm sinh thái ốc Hương là vấn đề rất quan trọng, giúp
cho người nuôi biết lựa chọn địa điểm nuôi thích hợp hoặc dùng biện pháp kỹ thuật
tác động đến môi trường nuôi nhằm tạo ra điều kiện môi trường phù hợp cho đối
tượng nuôi (Tăng Trung Dũng 2005) [2].
 Chất đáy
Ở vùng biển Novo của Thái Lan, ốc Hương thường sống ở độ sâu 5 – 20 m,
chất đáy cát hoặc bùn cát có pha vỏ động vật thân mềm (K. Ayyakkannu 1994; T.
Pootong et al. 1996) [17;19]. Ốc Hương con thường bắt gặp ở vùng đáy cát có lớp
bùn mềm trên bề mặt ở độ sâu thấp hơn so với ốc trưởng thành. Ốc thường sống vùi

tập trung thành đám hoặc phân bố rải rác dưới lớp cát bề mặt (Nguyễn Thị Xuân
Thu et al. 2002) [10].
 Độ mặn
Độ mặn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại cũng như khả năng sinh
trưởng và phát triển của ốc Hương. Theo nghiên cứu J.K. Patterson Edward et al.
1994 [24] về sự ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống các giai đoạn phát triển của
ốc Hương. Thí nghiệm trên 2 loài Babylonia areolata và Babylonia spirata cho kết
quả được trình bày ở bảng 1 như sau:
Bảng 1: Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ốc Hương
Babylonia areolata Babylonia spirata
Khả năng chịu
độ mặn của ốc
Ốc con
Ốc trưởng
thành
Ốc con
Ốc trưởng
thành
Sống được 17 – 47 ppt 25 – 45 ppt 21 – 35 ppt 29 – 35 ppt
Sống bình
thường
27 – 37 ppt 30 – 35 ppt 29 – 35 ppt 31 – 35 ppt
Chết 100%
15 ppt
(sau 13 ngày)
15 ppt – 60 ppt

(sau 3 ngày)
13 ppt
(sau 1 ngày)


17 ppt
(sau 14 ngày)


Các thí nghiệm về khả năng thích nghi với độ mặn cho thấy trứng ốc Hương
chỉ có thể thụ tinh và phát triển bình thường đến giai đoạn Veliger ở độ mặn 30 – 35
ppt. Ở độ mặn thấp hơn 20 ppt trứng không phân cắt được, độ mặn 25 ppt trứng
phát triển đến giai đoạn phôi vị, độ mặn trên 40 ppt trứng có thể phát triển thành ấu
trùng nhưng đa số đều bị dị hình. Ấu trùng bơi Veliger thích nghi độ mặn từ 20 – 40
ppt, trong đó độ mặn thích hợp nhất là từ 30 – 35 ppt. Ấu trùng bò, con non và con
trưởng thành có khả năng thích nghi với độ mặn từ 15 – 45 ppt nếu được thuần hoá
dần dần. Việc tăng hoặc giảm độ mặn đột ngột đều gây chết cho ốc do bị sốc. Độ
mặn thích hợp nhất cho phát triển của ốc Hương là từ 30 – 35 ppt (Nguyễn Thị
Xuân Thu et al. 2002) [10].

Bảng 2: Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu trùng ốc Hương
Tỷ lệ sống (%)
Ngày Giai đoạn
25 ppt 30 ppt 35 ppt 40 ppt
A 94 96 99 95
3
B 83 95 96 92
A 89 91 95 89
5
B 71 90 89 84
A 83 89 91 84
7
B 67 73 79 71
A 70 77 81 72

9
B 56 62 73 69
A 64 71 73 65
11
B 45 58 69 64
15 B 36 42 57 52

Ghi chú, A: Giai đoạn ấu trùng Veliger.
B: Giai đoạn sống đáy

 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sống của ốc Hương.
Ốc Hương có khả năng chịu đựng nhiệt độ từ 12 – 35
o
C. Khả năng thích ứng với
nhiệt độ thấp của ốc Hương tốt hơn với nhiệt độ cao. Nhiệt độ trên 35
o
C đã bắt đầu
gây chết ốc Hương nếu kéo dài trong khoảng 24
h
. Nhiệt độ 10
o
C và 38
o
C là ngưỡng
gây chết đối với ốc Hương con và ốc trưởng thành. Nhiệt độ thích hợp cho ốc
Hương sinh trưởng và phát triển là 26 – 28
o
C. (Nguyễn Thị Xuân Thu 2003) [11].


 pH
pH không ảnh hưởng nhiều đến ốc Hương giai đoạn sống đáy, con non, con trưởng
thành nhưng có tác động nhất định đến ấu trùng ở giai đoạn bơi. Nếu pH < 4 hoặc pH >
11 ấu trùng sẽ chết do hàm lượng acid hoặc kiềm trong nước quá cao, pH từ 6 – 9 là tốt
nhất cho sự tăng trưởng ấu trùng ốc Hương (Nguyễn Thị Xuân Thu 2003) [11].
 Hàm lượng oxy hoà tan
Ốc Hương là loài động vật sống vùi trong đáy nên ngưỡng oxy thường thấp.
Trong điều kiện nuôi đăng lồng ở biển, mật độ nuôi ốc Hương có thể nuôi từ 2000 –
3000 con/m
2
đáy (cỡ ốc Hương thương phẩm). Hàm lượng oxy cần duy trì từ 4 – 6
mg0
2
/L trong điều kiện nuôi (Nguyễn Thị Xuân Thu 2003) [11].
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Ayyakkannu (1994) [17], ốc Hương là loài ăn thịt.Theo C.Raghunathan
et al. (1995) [21] nghiên cứu về khả năng bắt mồi của ốc khi tiếp xúc với môi
trường các chất khác nhau. Kết quả cho thấy, phản ứng tìm mồi của ốc đối với chiết
xuất; thứ tự như sau: Hầu > Tôm > Nghêu > Mực > Cá > Ghẹ. Đối với chất hữu cơ:
Glycogen > Saccaroza > Lactoza > Mantoza > Glucoza > Tinh bột. Các chất vô cơ
gây hiện tượng lẩn trốn của ốc. Các muối MnCl
2
, KCl cho phản ứng bắt mồi, các
muối khác (KBr, KI, NaNO
3
, CuSO
4
, NH
4
Cl, CaCl

2
) không có tác dụng hoặc không
có phản ứng rõ rệt.
Dinh dưỡng của ốc thay đổi theo giai đoạn phát triển: Giai đoạn phát triển
trong bọc trứng ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Ấu trùng nở ra cơ quan tiêu
hoá bắt đầu hoạt động, ấu trùng ăn lọc các loài tảo đơn bào có kích thước nhỏ như:
Nanochloropsis, Oculata, Cholorella sp…. Giai đoạn ấu trùng bò lê sống đáy ốc
Hương có khả năng ăn mồi động vật như thịt tôm, cá, cua, ghẹ, hầu… ốc Hương có
khả năng tấn công con mồi nhưng đặc biệt chúng không ăn lẫn nhau khi còn sống.
Lượng thức ăn tiêu thụ của ốc Hương tuỳ thuộc vào loại thức ăn, điều kiện môi
trường nuôi, giai đoạn và sức khoẻ của chúng. Lượng thức ăn trong ngày cao hơn
nếu cho ăn xen kẽ (Nguyễn Thị Xuân Thu et al. 2004) [13].
Bảng 3: Khả năng tiêu thụ thức ăn của ốc Hương (cỡ 10 – 19.9 mm) đối
với các loại thức ăn (thời gian thí nghiệm 10 ngày)

Theo Mai Duy Minh 2003 [7], kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của các loại thức
ăn lên thời gian biến thái, tỷ lệ sống của ấu trùng, ốc giống của ốc Hương là:
- Tảo đơn bào tươi sống (TT): Hỗn hợp gồm 50% Nanochloropsis sp và 50% Platymonas sp.
- Thức ăn công nghiệp (CN): Hỗn hợp 50% tảo khô, 25% Fripack, 25% Lansy về khối lượng.
- Tảo tươi kết hợp với thức ăn công nghiệp (TCN): Tảo tươi được bổ sung thêm
0.1 – 0.2 gam CN mỗi ngày.
- Tảo được bảo quản đông lạnh (TĐL): Loại thức ăn tảo ở thể lỏng siêu đặc, được
làm từ tảo tươi sống, y như tảo tươi nuôi sinh khối, nhưng không có nước trong
đó và không còn sống. Được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thấp 4
o
C.
Bảng 4: Thời gian, tỷ lệ sống của giai đoạn ấu trùng và ốc giống

Tỷ lệ sống (%)


Lô thí
nghiệm
Khẩu
phần
ăn
Số lần
thí
nghiệm
Thời gian
sống nổi
(ngày)
Ấu trùng bò lê 3
ngày tuổi
Giống 45 ngày
tuổi
1 TT 5
30.18.18
±

30.18.21
±

48.220.10
±

2 TCN 5
89.14.18
±

92.22.24

±

50.340.15
±

3 CN 5
09.28.22
±

14.26.15
±

83.180.7
±

4 TĐL 5
14.24.21
±

12.22.7
±

14.212.1
±


Từ bảng 4 cho kết quả ở thức ăn TCN cho tỷ lệ sống cao nhất
50.340.15
±
, ở

loại thức ăn TĐL cho tỷ lệ sống thấp nhất
14.212.1
±
.
Lượng thức ăn tiêu thụ/cá thể/ngày(g/con/ngày)
Sự thay đổi thức ăn

cá Nhuyễn thể 2 vỏ mực tôm
Không thay đổi 0.04 0.06 0.05 0.05
Xen kẽ thức ăn 0.05 0.07 0.06 0.07
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Ốc Hương trong 10 tháng đầu, tốc độ tăng trưởng về chiều dài của ốc con từ
2.98 – 3.8 cm chiều rộng từ 1.99 – 2.25 cm, khối lượng tăng từ 7.2 – 13.6 g. Ở 60
ngày đầu, lượng thức ăn tiêu thụ là Nghêu 0.51 g/ngày và tăng lên 1.93 g/ngày. Tốc
độ tăng trưởng về chiều cao, chiều rộng, khối lượng cao nhất là giai đoạn từ ngày
thứ 240 và thấp nhất từ ngày 60 đến ngày 120 (C.Raghunathan et al. 1994) [20].
Đối với sự sinh trưởng của ấu trùng bơi thì sự tăng trưởng tuyệt đối và tỷ lệ
tăng trưởng bình quân ngày của ấu trùng giai đoạn trôi nổi được xác định là 26.5
µm/ngày và 3.89%/ngày. Sau 19 ngày, ấu trùng biến thái chuyển sang giai đoạn
sống bò lê, vỏ mỏng, hình thành sắc tố ngoài mặt vỏ và số vòng xoắn tăng lên
(Nguyễn Thị Xuân Thu et al. 2002) [10].
Bảng 5: Số vòng xoắn liên quan đến kích thước.
Chiều Cao Vỏ
(mm)
Số Vòng Xoắn
1.0 – 1.6 2
1.7 – 3.0 3
3.0 – 7.0 4
>7 4


Tốc độ tăng trưởng của ốc Hương con rất nhanh, đặc biệt là sau 10 ngày đầu
chuyển giai đoạn biến thái. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân ngày giảm dần ở những
ngày sau. Tốc độ tăng trưởng của ốc khác nhau ở các nhóm kích thước khác nhau.
Ốc có kích thước càng nhỏ thì tốc độ tăng trưởng càng cao, nhanh nhất là nhóm
kích thước 1 – 10 mm và 10 – 20 mm, chậm nhất và hầu như không đáng kể là
nhóm kích cỡ trên 40 mm. Sự lớn lên của ốc Hương phụ thuộc vào giai đoạn phát
triển, sức khoẻ, điều kiện sống (độ mặn, pH, t
o
…), thức ăn….
1.1.6. Đặc điểm sinh sản vòng đời
Ở Ấn Độ theo T.Shamugaraj et al. (1997) [23], mùa sinh sản của B.spirata kéo
dài từ tháng 1 đến tháng 8, rộ nhất vào tháng 4 và tháng 8. Giai đoạn phôi trong bọc
trứng từ 6 – 8 ngày. Sau khi nở 16 – 19 ngày ấu trùng bắt đầu sống đáy. Theo
T.Shamugaraj et al. (1994) [22], hình thức phát triển của các loài nhiệt đới thuộc họ
Buccinidae đặc trưng bởi số lượng trứng đẻ ra nhiều, kích thước trứng và ấu trùng
nhỏ, thời gian biến thái thành ấu trùng bò lê ngắn. Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản
của loài B.spirata trong điều kiện thí nghiệm cho thấy ốc đẻ trứng trong bọc. Bọc
trứng trong suốt đứng riêng lẻ và dính vào đáy bằng một cuống dài dài và hẹp với
đế bán nhỏ hình đĩa. Mỗi bọc trứng cao từ 24 – 37 mm, nơi rộng nhất của bọc trứng
từ 4 – 10 mm. Mỗi bọc trứng có từ 611 – 900 trứng, mỗi con cái đẻ từ 15 – 65 bọc.
Sau 6 – 10 ngày từ khi đẻ, ấu trùng nở và bắt đầu bơi nội tự do trong nước. Số
lượng ấu trùng nở tỷ lệ với chiều dài bọc trứng, trung bình bọc trứng dài 34 – 35
mm nở 685 ấu trùng. Nếu bọc trứng dài 24 – 32 mm cho ra 345 ấu trùng.
Ở Thái Lan, theo T. Poomtong et al. (1996) nghiên cứu về đặc điểm sinh sản
và kỹ thuật ương nuôi ấu trùng loài B. areolata ở tiến. Hoạt động đẻ trứng phát
triển phôi, hình thành ấu trùng tương tự như ở loài B. spirata. Ốc thành thục chiều
cao vỏ từ 40 – 55,8 mm, đẻ trứng từ tháng 10, rộ vào khoảng tháng 3 đến tháng 7 và
lớn nhất tháng 4. Trung bình 25 bọc trứng/lần đẻ/con cái, mổi bọc có khoảng 400
trứng, đường kính trứng 286 µm. Kích cỡ và lượng trứng đẻ trong một lần không bị
ảnh hưởng bởi chu kỳ triều và tuần trăng. Còn ở Việt Nam theo Nguyễn Thị Xuân

Thu et al. (2002) [10], loài ốc Hương (Babylonia areolata) có những đặc điểm sinh
sản và vòng đời sau:
 Đặc điểm giới tính
Ốc Hương (Babylonia areolata) là loài có giới tính phân biệt thụ tinh trong.
Quan sát bên vỏ ngoài không thể phân biệt con đực con và con cái qua màu sắc và
hình dạng vỏ. Đặc điểm khác nhau chính phân biệt giữa con đực và con cái như sau:
Cơ quan Ốc đực Ốc cái
Cơ quan sinh dục Gai giao cấu Lỗ sinh dục
Tuyến sinh dục Tuyến tinh màu vàng cam Buồng trứng màu nâu tối
Sản phẩm sinh dục Tinh trùng Trứng
Tuyến Albumin Không có có
Tuyến sinh bọc trứng không có có
Ống dẫn tinh có không
Buồng thụ tinh không có
Trong đó có 2 đặc điểm dễ quan sát nhất để phân biệt đực cái qua hình thái ngoài là:
- Con đực có gai giao cấu ở gốc xúc tu phải, đó là một nếp thịt có thể co giãn, nối
với một ống nhỏ dẫn nhỏ đi từ tuyến sinh dục.
- Con cái có lỗ sinh dục ở mặt dưới bàn chân, cách ¼ chiều dài bàn chân.
 Kích thước sinh sản lần đầu
Kích thước sinh sản lần đầu của ốc Hương (Babylonia areolata) tự nhiên được
xác định trong khoảng từ 40 – 50 mm chiều cao vỏ và không khác nhau nhiều về
kích thước giữa con đực và con cái. Còn ốc Hương nuôi trong bể xi măng từ con
giống nhân tạo đẻ trứng lần đầu sau 7 tháng tính từ khi mới nở ở kích thước từ 40 –
51 mm (trung bình 43.9 mm) đối với con cái và 37 – 49 mm (trung bình 43.9 mm)
đối với con đực. Bọc trứng của lần đầu tiên nhỏ (trung bình 12.1
×
4.3 mm) và chứa
ít trứng (80 – 169 trứng/bọc).
 Tập tính sinh sản
Trong mùa sinh sản, ốc thường kết cặp vào chiều tối và ban đêm trước khi đẻ

trứng. Tinh trùng con đực theo ống dẫn tinh qua gai giao cấu chuyển sang cơ thể
con cái và giữ lại trong buồng thụ tinh. Ốc đẻ lần lượt từng bọc trứng, bọc trứng đẻ
ra dính vào đáy cát tạo thành những dải bọc trứng liên tiếp. Ốc đẻ trứng vào ban
đêm, có khi bắt đầu vào buổi chiều tối và kết thúc vào buổi sáng sớm hôm sau. Bọc
trứng của ốc Hương là một bọc trong suốt có hình tam giác ngược, bên trong chứa
đầy trứng và dung dịch keo Albumin keo nhầy. Phần cuối của túi trứng dính vào
một cuống nhỏ và bám vào đáy bể bằng một đế bám.







Hình 3: Bọc trứng ốc Hương

 Mùa vụ sinh sản
Ốc Hương có khả năng thành thục quanh năm. Tỷ lệ thành thục cao nhất đạt
được từ tháng 3 – 10 (60 – 90%). Tháng 11 & 12 tuy vẫn bắt gặp các cá thể thành
thục nhưng tỷ lệ thấp, không đáng kể. Ốc thường đẻ nhiều nhất vào những đêm
thuộc kỳ cường.
 Sức sinh sản
Ốc Hương cái mỗi lần đẻ khoảng từ 18 – 75 (trung bình 38) bọc trứng. Mỗi
bọc trứng chứa 168 – 1849 trứng (trung bình 743 trứng). Sức sinh sản tính trung
bình cho một con cái thành thục trong điều kiện tự nhiên là 56424 trứng/lần đẻ. Sức
sinh sản trung bình cho một con cái thành thục trong bể nuôi nhân tạo là 38677
trứng/lần đẻ.
 Các giai đoạn phát triển phôi và ấu trùng
Trứng thụ tinh có hình cầu, đường kính trung bình khoảng 242
m

µ
. Phân cắt tế bào
và phôi kéo dài trong 48 giờ. Phôi vị dạng khối hơi dài kích thước tế bào 355
255
×
m
µ
.















13
-
18h

Phôi tang

2 ngày

Phôi vị
5-6 ngày
Veliger

18-20 ngày

Ấu trùng bò lê

23-25 ngày

Ốc bố mẹ
A: Ốc đực B: Ốc cái
A
B
7 tháng
0h
Trứng thụ tinh

8-12h
Phân c
ắt 4
t
ế
bào

Con non

Hình 4:
Sơ đ
ồ v

ò
ng đ
ời ốc H
ương (
Babylonia areolata
Link,
1807)

Sau 60
h
phôi chuyển sang giai đoạn ấu trùng quay (Trochophora). Ấu trùng dài
có vỏ đối xứng hai bên, đĩa tiêm mao 2 bên đầu dày. Về sau vỏ hình thành rõ hơn,
tiêm mao lớn dần mỏng như 2 cánh bướm hoạt động liên tục quay nhanh.
Ở điều kiện nhiệt độ nước 26 – 27
o
C, độ mặn 33- 35 ppt sau 6 ngày ấu trùng
thoát ra khỏi bọc trứng và phát triển tự do trong môi trường nước. Ấu trùng lần lượt
ra khỏi buồng trứng ra ngoài thông qua lỗ thoát.
Ấu trùng khi ra ngoài trải qua 2 giai đoạn:
- Giai sông trôi nổi (Ấu trùng Veliger): khi mới nở có chiều dài 435 – 440
m
µ

sống phù du, có tính hướng quang, ăn lọc tảo đơn bào. Ngày thứ 11 bắt đầu quá
trình biến thái. Sau khoảng 18 – 20 ngày sống phù du ấu trùng biến thái thành ấu
trùng bò lê có chiều dài vỏ khoảng 1349
m
µ
.
- Giai đoạn sống đáy (Ấu trùng bò lê): Ấu trùng bắt đầu sống đáy bằng sự thay đổi

hình thức vận động. Chân phát triển dài ra, tiêm mao tiêu biến dần, chuyển dần
từ ăn động vật, sống vùi mình trong nền đáy cát.
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ỐC HƯƠNG
Ở Ấn Độ, thí nghiệm nuôi ốc Hương trong đăng lưới được tiến hành tại cửa
sông Vellar trong 3 tháng trước mùa mưa. Ốc giống tự nhiên có chiều dài vỏ trung
bình 27.5 mm, trọng lượng trung bình 6.42 g, được thả nuôi với mật độ 38 con/m
2
.
Bãi nuôi được đóng cọc, vây lưới lynon có kích thước mắt lưới 2.5 cm; chất đáy
gồm 75% cát, 19% bùn và 6% sét. Các yếu tố thuỷ lý thuỷ hoá: nhiệt độ nước từ 29
– 33
o
C, độ mặn từ 30 – 36.3 ppt, pH từ 7 – 8.1, oxi hoà tan từ 3.7 – 5.9 mg/L, độ
sâu mực nước từ 10 – 114 cm. Thức ăn cho ốc là nghêu (Meretrix meretrix) cho ăn
7% trọng lượng. Kết quả sau 3 tháng nuôi tăng trưởng chiều dài là 3.2 mm, trọng
lượng là 4.03 g. Tỷ lệ sống giảm dần và chết hoàn toàn sau 105 ngày nuôi. Nguyên
nhân chính là do: Ốc chưa thích nghi với điều kiện mới vào những ngày đầu; ốc
thoát ra khỏi đăng nhốt, nước bị ô nhiễm, không thông thoáng do sinh vật bám trên
lưới; gió mạnh gây đục nước và sự lắng đọng của cát đã gây ra sự ngột ngạt ở bãi
nuôi; sự hình thành H
2
S, độ mặn và thất thoát do địch hại (cua, cá dữ) (J.K.
Partterson Edward et al. 1995) [18].
Nghiên cứu tốc độ tăng trưởng và tiêu thụ thức ăn của loài Babylonia spirata
trong 10 tháng. Mười hai cá thể ốc con được lựa chọn cho thích nghi trong điều kiện
thí nghiệm 15 ngày, sau đó nuôi riêng trong các bình tròn thể tích 8 L. Môi trường
nước trong sạch và duy trì các yếu tố trong khoảng sau: nhiệt độ nước 21
±
1
o

C, độ
mặn 34
±
1 ppt, oxy 4.5
±
0.5 mg/L và pH 8.1
±
0.1, Lượng thịt nghêu tươi (Meretrix
meretrix) tiêu thụ được tính toán hàng ngày. Sau 10 tháng nuôi, chiều dài trung bình
của ốc taăg lên 8.2 mm, chiều rộng tăng lên 5.6 mm, trọng lượng tăng lên 6.4 g. Thức
ăn tiêu thụ tăng từ 1.51 g/ngày lên 1.93 g/ngày. Tác giả cho biết sự tăng trưởng nói
trên thấp hơn so với một số loài chân bụng khác (C.Raghunathan et al. 1994) [20].
Ở Thái Lan, sản xuất giống nhân tạo là loài B. areolata mặc dù thực hiện
thành công từ năm 1996 nhưng chủ yếu phục vụ cho việc bảo vệ nguồn lợi (thả
giống ra biển). Nuôi ốc Hương thương mại bắt đầu từ năm 2002 ở quy mô thử
nghiệm do hiệu quả hoạt động này không cao. Tuy nhiên, 2 năm gần đây Thái Lan
bắt đầu phát triển nghề nuôi ốc Hương trong ao và bể xi măng. Cơ sở nuôi ốc
Hương tư nhân đầu tiên ở Thái Lan có tên “Sunset Farm” thuộc tỉnh Chonburi có
công suất trại giống và bể nuôi thương phẩm khoảng 500 m
2
. Mật độ thả giống 300
con/m
2
. Thời gian nuôi 9 tháng đạt tỷ sống 80 – 90%. Chi phí sản xuất 248.000
bath/vụ. Lợi nhuận thu được là 200.500 bath/vụ (tháng). Hiệu quả đầu tư đạt
81%/tháng và 108%/năm. Cơ sở dự kiến mở rộng để sản xuất được 1 tấn ốc Hương
thương phẩm/tháng vào năm 2005. 70 – 80% sản phẩm ốc Hương được xuất khẩu
sang Trung Quốc với giá 320 bath/kg tương đương 7.6USD/kg (41 – 42 bath = 1
USD) (tài liệu tập huấn của SEAFDEC 2004). Trạm nghiên cứu thuỷ sản Trad, tỉnh
Chonburi thiết lập hệ thống nuôi ốc Hương tuần hoàn ở quy mô thí nghiệm, có thể

vận hành liên tục trong suốt vụ nuôi. Mô hình này đã được ứng dụng vào cơ sở nuôi
ốc Hương công nghiệp Sunset ở Chobunri (Tawar Sriweerachai 2004). Nghiên cứu
của Chaitanawisuti et al (2004) nuôi kết hợp ốc Hương với cá chẽm đạt tỷ sống trên
95% và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cho cả 2 đối tượng.
Trung Quốc bắt đầu quan tâm phát triển nuôi ốc Hương do nhu cầu tiêu thụ ốc
Hương ngày càng lớn mà nguồn lợi đánh bắt tự nhiên giảm sút mạnh. Tại Phúc
Kiến, nuôi ốc Hương loài B. lutosa được tiến hành trong đăng ở biển với tổng diện
tích nuôi khoảng vài chục hecta. Sản lượng nuôi cung cấp cho thị trường khoảng
200 kg/ngày. Nói chung sản lượng nuôi còn rất nhỏ so với nhu cầu tiêu thụ nội địa
và cũng mới chỉ bắt đầu năm 2002. Ngoài ra, ốc Hương còn được nuôi trong bể xi
măng ở các trại nuôi tôm, mật độ nuôi từ 300 – 500 con/m
2
. Thời gian nuôi 8 – 10
tháng. Tỷ lệ sống đạt >80%. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng là trở ngại chính trong phát
triển nghề nuôi ốc Hương ở Trung Quốc. Các bệnh thường gặp là ốc chui ra khỏi vỏ
hoặc sưng vòi, sưng chân (thông tin từ chuyến khảo sát Trung Quốc 3/2004).
Ở Việt Nam, nghiên cứu về ốc Hương bắt đầu từ năm 1998. Trước đó Nguyễn
Văn Chính (1996) trong cuốn sách “Một số loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế ở biển
Việt Nam” đã mô tả hệ thống phân loại, hình thái bên ngoài của ốc Hương loài B.
areolata ở biển Việt Nam (Nguyễn Thị Xuân Thu et al. 2006) [13

]. Và nghề nuôi
ốc Hương hình thành trên cơ sở thành công của đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh
học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc Hương” do Viện Nghiên Cứu
Nuôi Trồng Thuỷ Sản III chủ trì. Từ hoạt động nghiên cứu sản xuất giống và nuôi
thương phẩm ốc Hương của đề tài, sản phẩm ốc Hương thu được:
- Năm 1998, thu được 50 kg ốc Hương nuôi thương phẩm trong bể xi măng ở Viện
Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản III.
- Năm 1999, thu được 25 trong ao nuôi ở Cam Ranh và 150 kg ở Vũng Tàu.
- Năm 2000, đề tài mở rộng nuôi ốc Hương ở các khu vực:

∗ Nuôi đăng/lồng ở Vạn Ninh, Nha Trang (Khánh Hoà) và Vũng Rô (Phú Yên)
∗ Nuôi ao ở Cam Ranh, Vạn Ninh (Khánh Hoà), Phan Rang (Ninh Thuận), sông Cầu (Phú Yên).











Bảng 6: Tình hình nuôi ốc Hương ở các tỉnh miền Trung
(theo số liệu thông kê của Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản III từ năm 1998
– 2005) (Nguyễn Thị Xuân Thu et al. 2006) [13

]
Năm 1998

1999 2000

2001 2002 2003 2004 2005
Số cơ sở sản xuất giống
(trại)
1 1 1 2 23 19 38 106
Số lượng giống
(triệu con)
0,01 1 3 9 31 18,85


54,5 146
Số cơ sở nuôi thương
phẩm
1 2 12 82 113 149 190 320
Diện
tích
(ha)
0,28 1,782

9,136 0,93 8,57 14,12
Nuôi đăng lồng

Số
lượng
(cái)
247 1385 1020 315 1184 2281
Diện
tích
(ha)
1,42 0,55 6,1 4,99 2,5 20
Nuôi ao
Số
lượng
(cái)
7 3 14 14 5 65
Diện
tích
(ha)
1,1 1,2
Nuôi bể xi

măng
Số
lượng
(cái)
148 158
Tổng diện tích nuôi (ha) 1,7 2,332

15,236

8,16 11,07

36,12
Từ
giống
nhân
tạo
0,05 0,175

3 35 190 70 253 423
Sản lượng nuôi
(tấn)
Từ
giống
tự
nhiên
60,0 20,0

















Có thể thấy nghề nuôi ốc Hương ở các tỉnh Miền Trung phát triển rất nhanh.
Từ chỗ chỉ có 1 – 2 cơ sở sản xuất giống năm 2000 – 2001 của Viện Nghiên Cứu
Nuôi Trồng Thuỷ Sản III đến nay đã có trên 100 cơ sở, trong đó phần lớn là cơ sở
sản xuất giống tôm sú chuyển đổi sang sản xuất giống ốc Hương. Sản lượng giống
tăng giống tăng rất nhanh từ 3 triệu giống năm 2001 tăng lên 146 triệu giống năm
2005. Nhờ chủ động được con giống mà số cơ sở nuôi và diện tích nuôi thương
phẩm ngày càng mở rộng. Năm 2000 có 12 cơ sở nuôi ốc Hương, tăng lên 190 cơ
sở năm 2004 và 320 cơ sở năm 2005. Sản lượng nuôi tăng từ 8 tấn năm 2000 lên
423 tấn năm 2005. Với mức độ tăng gấp 140 lần trong thời gian 5 năm cho thấy
nghề nuôi ốc Hương đang được rất nhiều người quan tâm và đầu tư phát triển do
mang lại lợi nhuận cao.








năm

t¨ng tr−ëng s¶n l−îng gièng èc h−¬ng
0.01
1
3
9
31
18.8
54.5
146
0
20
40
60
80
100
120
140
160
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
S ¶ n l− î n g giè n g
(tr iÖ u co n )
năm

T¨ng tr−ëng s¶n l−îng nu«i
0.05 0.175
8
35
190

70
253
423
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
S ¶ n l− î n g è c n u « i (tÊ n )
Hình 5 : Tăng trưởng sản lượng giống & nuôi thương phẩm ốc Hương
1.3. TRIỂN VỌNG CỦA NGHỀ NUÔI ỐC HƯƠNG Ở VIỆT NAM
1.3.1. Thuận lợi
Do điều kiện tự nhiên khu vực miền Trung thuận lợi, địa hình có nhiều đầm,
vịnh nên rất phù hợp cho nuôi ốc Hương. Mặt khác, hiệu quả từ nuôi tôm Sú thấp nên
diện tích ao có thể chuyển sang nuôi ốc Hương trong ao đất. Quy trình công nghệ nuôi
ao đất hoàn thiện sẽ tận dụng hệ thống ao nuôi trồng thủy sản có sẵn, góp phần đa dạng
hóa vật nuôi. Hiện nay những nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp đã thành công
ở mức độ thử nghiệm. Nghề nuôi ốc hương, đặc biệt nuôi ốc Hương trong ao sẽ phát
triển mạnh khi có thức ăn công nghiệp thay thế cho thức ăn tươi được phổ biến đại trà.
Người dân đã có kinh nghiệm nuôi thuỷ sản nên việc nuôi một đối tượng mới có
nhiều thuận lợi. Hơn nữa, người dân có tính chịu khó, ham học hỏi. Kỹ thuật nuôi ốc
Hương không yêu cầu quá cao. Chi phí đầu tư và hệ số an toàn tương đối. Vì vậy nghề
nuôi ốc Hương sẽ còn phát triển mạnh trong nhưng năm tới.
1.3.2. Khó khăn

Nghề nuôi ốc Hương chưa thực sự ốn định, tính rủi ro vẫn còn xảy ra. Từ tháng
10/2002 đến nay sự cố ốc Hương chết hàng loạt thường xuyên xảy ra ở vùng nuôi tập
trung nhất là vào thời điểm mùa mưa. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu con giống chất
lượng, thiếu quy hoạch vùng nuôi và các quy tắc về thực hành nuôi tốt vì vậy khả năng
ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh rất nhanh. Việc phát triển tự phát, thiếu quy
quản lý của nhà nước cũng như công tác khuyến ngư, hướng dẫn kỹ thuật cho người
nuôi còn nhiều hạn chế cũng là nguyên nhân làm cho nghề nuôi thiếu tính bền vững
(Nguyễn thị Xuân Thu et al. 2005).
Vấn đề thị trường ốc Hương hiện nay đang còn hạn chế, có nhiều thời điểm cung
vượt cầu nên người nuôi bị ép giá đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Mặt khác xu thế giá
ốc Hương thương phẩm ngày càng giảm (năm 2004 giá bán 180-220 ngàn đồng; năm
2005 là 150 – 170 ngàn đồng và năm 2006 còn 90 - 120 ngàn đồng/kg), xu thế này
cũng hợp với quy luật thị trường, đòi hỏi người nuôi phải tìm mọi biện pháp để làm
giảm giá thành sản phẩm. Thị trường xuất khẩu ốc Hương nước ta chủ yếu là Trung
Quốc và Nhật Bản. Vì vậy việc mở rộng thị trường tiêu thụ ốc Hương cũng là một vấn
đề cấp thiết (Nguyễn Thị Xuân Thu et al. 2004) [13].
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM & THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tên khoa học: Babylonia areolata
- Tên tiếng Anh: Babylon snail
- Tên tiếng Việt: Ốc Hương.
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: tại Cơ sở sản xuất giống ốc Hương thuộc Trung tâm Tư
vấn sản xuất và dịch vụ Khoa học Công nghệ Thuỷ sản - Viện Nghiên Cứu Nuôi
Trồng Thuỷ Sản III.
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 16/08/2007 - 19/11/2007.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu của đề tài

















Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất
giống ốc Hương

Công
trình
sản
xuất
giống
Nguồn
gốc &
kỹ
thuật
nuôi
vỗ ốc
bố mẹ


Cho đẻ,
thu
trứng &
ấp
trứng
Kỹ
thuật
ương
nuôi ấu
trùng
Kỹ
thuật
ương
nuôi ốc
giống
Thu
hoạch
Kết luận & kiến nghị

Điều
kiện
tự
nhiên
Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo ốc
Hương (Babylonia areolata Link, 1807)
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên
& công trình sản xuất giống
ốc Hương

×