Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại tại Công ty xây dựng Sông Đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.62 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦu
Việt Nam đang trên đà đổi mới toàn diện, hội nhập ngày càng sâu rộng
vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, thể hiện ở việc VN đã và đang là thành viên
của các tổ chức kinh tế - thương mại thế giới như WTO, APEC, AFTA,… tạo ra
nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển,
khuyến khích đầu tư ra nước ngoài và thu hút đầu tư từ nước ngoài vào VN.
DN là tế bào của nền kinh tế đất nước, có tính chất quyết định đến nguồn
ngân sách nhà nước (NSNN), trong đó thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu thụ
đặc biệt (TTĐB) và thuế thu nhập doanh nghiệp( TNDN) trở thành nguồn thu
chính của NSNN. Trước tình hình đó DN VN phải hoàn thiện toàn diện, đặc
biệt là kế toàn thuế TNDN bởi thuế TNDN là một chi phí không nhỏ cho doanh
nghiệp,ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế của DN. Trong đó, hệ thống
chính sách thuế được coi là một trong những công cụ quản lí kinh tế vĩ mô quan
trọng của Nhà nước nhằm điều tiết hoạt động KT-XH, tái phân phối thu nhập,
đảm bảo công bằng xã hội.
Để bắt kịp với tình hình kinh tế phát triển, xu thế hội nhập Kinh tê quốc
tế, NN đã kịp thời ban hành các chính sách, chuẩn mực,chế độ về thuế TNDN
nhằm tạo khuôn khổ, hành lang pháp lí tốt, phù hợp, tương thích với chính sách,
chế độ quốc tế. Hoàn thiện kế toán thuế TNDN là góp phần hoàn thiện hệ thống
kế toán Việt Nam để hướng tới một thị trường tài chính toàn cầu và là cơ sở để
các doanh nghiệp hiểu và ứng xử phù hợp nhất đối với các chênh lệch phát sinh
giữa số liệu ghi nhận theo chính sách kế toán do doanh nghiệp lựa chọn và số
liệu theo quy định của các chính sách thuế hiện hành. Đó là lý do tôi chọn đề tài
"Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp” làm đề tài nghiên cứu với nền tảng là
Chuẩn mực kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp số 17 (VAS17) và các luật
thuế TNDN của Chính Phủ.
Nội dung của đề án gồm 3 phần:
*Phần I: Tổng quan về kế toán thuế TNDN
*Phần II: Kế toán thuế TNDN hoãn lại tại Công ty xây dựng Sông Đà.
*Phần III: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán thuế TNDN
tại Việt Nam.


1
NỘI DUNG
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN THUẾ TNDN
TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
I/ NhỮng vẤn ĐỀ chung vỀ thuẾ TNDN.
1/ Khái niệm, bản chất và vai trò của thuế TNDN.
1.1/ Khái niệm.
- Thuế TNDN là loại thuế trực thu, thu trên kết quả kinh doanh cuối cùng
( tức là tổng số lợi nhuận từ các hoạt động KD) của DN.
1.2/ Bản chất thuế TNDN.
- Là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của DN
SXKD
- Là 1 khoản chi phí, có tác động sản lượng,giá cả, tiền lương, đến cổ
đông,công nhân sản xuất, người tiêu dùng,…và phân phối thu nhập.
1.3/ Vai trò.
- Là nguồn thu quan trọng của NSNN
- Là công cụ quản lí,điều tiết hoạt động SX-KD, khuyến khích đầu tư, SX
theo hướng kế hoạch,chiến lược,phát triển toàn diện của NN.
- Là công cụ quan trọng để NN tái phân phối thu nhập,đảm bảo công
bằng xã hội.
2/ Đối tượng nộp thuế.
Theo luật thuế TNDN hiện hành, đối tượng nộp thuế là tổ chức hoạt động
SX-KD hàng hóa,dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định.
3/ Phương pháp tính thuế TNDN.
Căn cứ để tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế và thuế suất.
Thuế TNDN
phải nộp
=
Thu nhập chịu
thuế trong kì tính

thuế
x Thuế suất]
2
3.1/ Thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế trong kì tính thuế được xác định theo công thức:
Thu nhập chịu
thuế
= [ Doanh thu - Chi phí được trừ ] +
Các khoản
thu nhập
khác
3.1.1/ Doanh thu:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền
gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà
doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được
tiền. Các doanh nghiệp có thể nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoặc
phương pháp trực tiếp.
3.1.2/ Chi phí được trừ và không được trừ.
3.1.3/ Các khoản thu nhập khác : Là khoản chênh lệch giữa số tiền thực thu
và chi phí của HĐTC và HĐ bất thường khác.
3.2/ Thuế suất :
-Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở KD là 25%,
-Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác
dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án,
từng cơ sở kinh doanh.
-Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động KD sổ số kiến thiết là 28%.
4/ Ưu đãi thuế TNDN: Căn cứ theo luật thuế TNDN quốc hội khóa XII kỳ họp
thứ 3, số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008
4.1/ Ưu đãi về thuế suất.
4.2/ Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế.

4.3/. Các trường hợp giảm thuế khác.
5/ Phương pháp kế toán thuế TNDN
5.1/ TK sử dụng:
- TK 334: “thuế TNDN”
- TK 243: “ tài sản thuế TN hoãn lại”
- TK 347: “thuế thu nhập hoãn lại phải trả”
3
- TK 421: “ lợi nhuận chưa phân phối”
- TK 347: “thuế thu nhập hoãn lại phải trả”
- TK 821: “ chi phí thuế TNDN”
+TK 8211: “chi phí thuế TNDN hiện hành”
+TK 8212: “ chi phí thuế TN hoãn lại phải trả”
5.2/Phương pháp hạch toán.
5.2.1/ Kế toán thuế TNDN hiện hành:
* Hàng tháng(quý) khi xác định số thuế TNDN tạm phải nộp cho NSNN,
kế toán ghi:
Nợ TK 821( 8211)
Có TK 3334
* Khi nộp thuế TNDN, kt’ ghi:
Nợ TK 3334
Có TK Lien quan (111,112,311, )
*Cuối năm khi xác định số thuế TNDN phải nộp của năm tài chính
-Nếu số thuế phải nộp > số thuế đã tạm nộp, kt’ phản ánh số thuế
phải nộp bổ sung
Nợ TK 821( 8211)
Có TK 3334
-Nếu số thuế phải nộp < số thuế đã tạm nộp, kt’ phản ánh số thuế
chênh lệch nộp thừa, và chuyển nộp bù cho năm sau:
Nợ TK 3334
Có TK 821( 8211)

* Trường hợp DN được miễn giảm thuế TNDN, kt’ ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 421 (4211)
5.2.2/ Kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả:
* Ghi nhận số thuế TN hoãn lại phải trả trong năm là số chênh lệch giữa
thuế TN hoãn lại phải trả Ps trong năm > số thuế TN hoãn lại phải trả trong năm
Nợ TK 8212
4
Có TK 347
* Ghi giảm chi phí thuế TN hoãn lại là số chênh lệch giữa thuế TN hoãn
lại phải trả Ps trong năm < số thuế TN hoãn lại phải trả trong năm
Nợ TK 347
Có TK 8212
5.2.3/ Kế toán tái sản thuế thu nhập hoãn lại:
* Hoàn nhập TS thuế TN hoãn lại : ( là số chênh lệch giữa thuế TN hoãn
lại phải trả Ps trong năm > số thuế TN hoãn lại phải
Nợ TK 8212
Có TK 243
* Ghi giảm CP thuế TN hoãn lại: là số chênh lệch giữa thuế TN hoãn lại
phải trả Ps trong năm < số thuế TN hoãn lại phải trả trong năm)
Nợ TK 243
Có TK 8212
* Cuối kì, kết chuyển số chênh lệch Ps Nợ, Ps Có của TK 821 sang TK
911 để XĐ KQ
- Nếu Ps Nợ > Ps Có:
Nợ TK 911
Có TK 821
-Nếu Ps Nợ < Ps Có:
Nợ TK 821
Có TK 911

II/Kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiêm 1
số nước.
1/ Chuẩn mực kế toán quốc tế
Chuẩn mực kế toán quốc tế (the international accounting standards-IAS)
về thuế TNDN ( income taxes) –IAS 12 được công bố vào tháng 9-1979 và
được sửa đổi vào tháng 10-2006.Mục đích của chuẩn mực này là qui định và
hướng dẫn các phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguyên tắc
cơ bản là kế toán những nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh
nghiệp trong năm hiện hành và năm tương lai của:
5
-Việc thu hồi và thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản
mục tài sản hoặc nợ phải trả đã được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán.
- Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận
trong báo cáo tài chính.
2/ Kinh nghiệm kế toán thuế TNDN ở 1 số nước khác.
* Ở Mỹ
- TK sử dụng: TK “ thuế TNDN phải nộp”
TK này dùng để theo dõi số thuế phải nộp và số thuế đã nộp của DN
- PP hạch toán:
+ Cuối kì,XĐ số thuế tạm nộp và đưa vào CP KD
Nợ Tk “ CP thuế TNDN”
Có TK “ Thuế TNDN phải nộp”
+ Khi nộp thuế, kt’ ghi:
Nợ TK “thuế TNDN pải nộp”
Có TK “ Tiền”
+ Khi XĐ số thuế chính thức phải nộp,nếu phải bổ sung, kt’ ghi:
Nợ TK “ CP thuế TNDN”
Có Tk “ Tiền”
* Ở Pháp: Các khoản thuế TNDN được tính vào Chi phí
- Tk sử dụng:

+ TK 635: “thuế, đảm phụ và các khoản nộp tương tự khác như thuế nghề
nghiệp,thuế doanh thu,…”
+ TK 445: “nhà nước-thuế doanh thu”
+ TK 512: “ Tiền gửi Ngân hàng”
+ TK 531: “ tiền mặt”
- PP hạch toán: Nộp thuế theo định kì.
+ Khi nhận giấy báo có của CQ thuế
Nợ Tk 635
Có Tk 445
+ Từng kì nộp thuế, kt’ ghi:
6
Nợ TK 445
Có TK 512, 531
PHẦN II: KẾ TOÁN THUẾ TNDN HOÃN LẠI TẠI
CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ
Phương pháp tính tổng thu nhập chịu thuế và thuế TNDN
Bước 1: Tính doanh thu thuần. Doanh thu thuần là khoản chênh lệch giữa
tổng doanh thu theo hoá đơn với các khoản giảm trừ như chiết khấu bán hàng,
giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế TTĐB, thuế XK phải nộp. Công
thức tính doanh thu thuần như sau : Doanh thu thuần=Doanh thu hoá đơn-Chiết
khấu bán hàng-Giảm giá hàng bán- Hàng bán bị trả lại-Thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế xuất khẩu (nếu có)
Bước 2: Tính lợi nhuận gộp về bán hàng. Lợi nhuận gộp về bán hàng là
khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn hàng xuất bán và được
xác định bằng công thức dưới đây: Lợi nhuận gộp về bán hàng=Doanh thu
thuần-Trị giá vốn hàng xuất bán
Bước 3 : Tính lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh : Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận gộp về bán hàng
với chi phí bán hàng và chi phí QLDN của số hàng đã bán. Công thức xác
định : Lợi nhuận thuần từ HĐKD=Lợi nhuận gộp về bán hàng-Chi phí bán hàng

của số hàng đã bán-Chi phí QLDN của số hàng đã bán
Bước 4 : Tính lợi nhuận từ các hoạt động khác : Lợi nhuận hoạt động khác
bao gồm lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường.
Công thức xác định các loại lợi nhuận này như sau :
Lợi nhuận hoạt động TC = Thu nhập HĐTC - Chi phí HĐTC
Lợi nhuận bất thường = Thu nhập HĐTC - Chi phí HĐBT
Bước 5 : Tính tổng số lợi nhuận trước thuế (LNTT). Tổng LNTT là tổng số
lợi nhuận mà doanh nghiệp phải chịu thuế thu nhập và được xác định như sau:
7
Tổng LNTT =
LN từ
HĐSX-
KD
+ LN từ HĐTC +
LN bất
thường
PHẦN III: THỰC TRẠNG&GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN KẾ TOÁN THUẾ TNDN TẠI VN
I/ Thực trạng kế toán thuế TNDN tại VN
1/ Thành quả đạt được
-Trong xu thế hội nhập, Nhà nước đã kịp thời ban hành các chính sách,
chế độ phù hợp, tương thích với chính sách, chế độ thế giới.
+Từ 2001 đến nay: ban hành 26 chuẩn mực, thông tư, luật thuế TNDN,
đặc biệt là VAS 17- chuẩn mực kế toán thuế TNDN với quy định rõ ràng, chi
tiết, bám sát thực tế…
+Ban hành chính sách ưu đãi thuế TNDN rất có hiệu quả, khuyến khích
DN phát triển. Thuế suất giảm từ 32% xuống còn 25%
+Hạch toán thuế TNDN thực tế đã đơn giản lí thuyết,khoản chênh lệch
tạm thời thấp…
-Thành quả từ việc các Dn thực hiện các chính sách, chế độ về kê toán

thuể TNDN của Nhà nước.
+Dn xác định tầm quan trọng của kế toán thuế TNDN và đổi mới pương
thức HĐ cho phù hợp với xu thế đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.
+Các DN có sự đồng đều, thống nhất về tổ chức công tác kế toán thuế
TNDN
+Sự dụng máy vi tính trong kế toán, nâng cao hiệu quả làm việc….
2/ Khó khăn còn tồn tại
-Nhà nước ban hành hàng loạt các văn bản quy định hướng dẫn, sửa đổi
chồng chéo, đôi khi mâu thuẫn với nhau…
-Thủ tục kê khai còn rườm rà, tốn kém…
-Vấn đề xử lí chênh lệch thuế TNDN theo chế độ kế toán và chế độ thuế.
-Vấn đề thuế thu nhập được miên giảm…
II/Giải pháp hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại Việt Nam.
8
1/ Về chính sách thuế TNDN trong mối quan hệ với chuẩn mực kế toán.
2/Về sự thay đổi của Luật thuế cho phù hợp với thực tiễn tại DN
3/ Về vấn đề hóa đơn,chứng từ trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
4/Ban hành các chính sách ,chế độ kế toán mới
PHẦN KẾT LUẬN
Từ khi đất nước ta thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lí nền kinh tế theo
cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước định hướng XHCN, đã và đang
giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, tạo nền móng
cho việc thực hiện CNH-HĐH đất nước. Hệ thống thuế đã trở thành công cụ
quản lí vĩ mô nền kinh tế của nhà nước, điều tiết hoạt động KT-XH. Trong xu
thế hội nhập quốc tế, đặc biệt sau khi gia nhập WTO, ngày càng nhiều nhà đầu
tư nước ngoài bỏ vồn đầu tư vào Việt nam. Họ mong muốn được một hệ thống
kế toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là kế toán lien quan đến lĩnh
vự thuế- một mối lien hệ quan trọng với Chính phủ.
Trong khuôn khổ đề án va thời gian cho phép, khi thực hiện đề tài: “Kế
toán thuế TNDN” này, Em mong muốn được tìm hiểu kĩ Chuẩn mực kế toán số

17- thuế TNDN, luật thuế và cá quy định của chính phủ. Qua nghien cứu, Em
đã hệ thong cơ sỏ lí luận về thuế TNDN, kế toán thuế TNDN cũng như những
thuận lợi và khó khăn trong thực tế khi áp dụng Chuẩn mực kế toán thuế TNDN
tại việt nam. Từ đó, với phạm vi trình độ có hạn, em xin mạnh dạn đưa a một
số giải pháp hoàn thiện thuế TNDN tại việt nam.
Chúng ta hi vọng rằng trong những năm tới, với những nghiên cứu và sửa
đổi chuẩn mực, luật thuế của chính Phủ, Luật thuế TNDN sẽ càng ngày hoàn
thiện và thể hiện rõ vai trò của một sắc thuế tiến bộ trong kinh tế của nước ta
9
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & QTKD
****************
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Đề tài: KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn PGS-TS NGUYỄN PHÚ
GIANG
Sinh viên thực hiện LÊ THỊ THÙY MẬN
Ngày sinh 05-09-1989
Lớp K16 - KT1
HÀ NỘI - 2010

×