Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.95 KB, 6 trang )

Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ở
Việt Nam
3.1. Đánh giá kế toán thuế TNDN hiện hành ở VN:
Các quy định về Thuế TNDN ở VN hiện nay đã được chỉnh sửa nhiều so
với trước đây để phù hợp với thực tiễn. Những quy định,các phương pháp tính toán
cũng được ghi rõ ràng trong các Văn bản về thuế TNDN,chuẩn mực thuế TNDN.
Điều này tạo cho kế toán của các DN dễ dàng hơn trong việc tính toán.
Các thủ tục hành chính về thuế TNDN trước kia thì khá phức tạp,và hiện nay thì
điều này cũng đã được khắc phục.
Tuy nhiên,bên cạnh những sửa đổi, bổ sung mang tính tích cực, thì vẫn
còn tồn tại những vấn đề còn hạn chế. Chỳng ta cú thể nhận thấy rằng tiền thuế
thu là thu nhập của nhà nước nhưng lại là chi phớ của doanh nghiệp. Vì
vậy,mà hiện nay các DN thường ghi tăng chi phí,giảm doanh thu, để làm
giảm thu nhập chịu thuế. Điều này tạo ra bởi sự không rõ ràng trong các quy
định về tính toán chi phí hợp lý, do sự khác biệt giữa chính sách thuế và chế
độ kế toán, dẫn tới những chênh lệch, mà những chênh lệch này được chia
làm 2 loại: chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn.
Chênh lệch vĩnh viễn là các khoản chênh lệch phát sinh khi thực hiện
quyết toán thuế, cơ quan thuế loại hoàn toàn ra khỏi doanh thu/chi phí khi
xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ căn cứ theo luật và các chính sách thuế
hiện hành. Ví dụ Chênh lệch vĩnh viễn do: Khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị
vượt mức khống chế 10% tổng chi phí trong kỳ; Khoản chi phí không có hoá
đơn, chứng từ hợp lệ chứng minh; Các khoản tổn thất tài sản; … Các khoản
chênh lệch vĩnh viễn không thuộc đối tượng điều chỉnh của VAS 17.
Chªnh lÖch t¹m thêi là các khoản chênh lệch phát sinh do cơ quan
thuế chưa chấp nhận ngay trong kỳ/năm các khoản doanh thu/chi phí đã ghi
nhận theo chuẩn mực và chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng. Các
khoản chênh lệch này sẽ được khấu trừ hoặc tính thuế thu nhập trong các
kỳ/năm tiếp theo. Các khoản chênh lệch tạm thời thường bao gồm các khoản
chênh lệch mang tính thời điểm hay còn gọi là chênh lệch theo thời gian; và
các khoản ưu đãi thuế có thể thực hiện. Ví dụ: Chênh lệch về chi phí khấu


hao do chính sách khấu hao nhanh của doanh nghiệp không phù hợp với quy
định về khấu hao theo chính sách thuế; Chênh lệch phát sinh do chính sách
ghi nhận doanh thu nhận trước của doanh nghiệp với quy định của chính
sách thuế; Chênh lệch do các khoản chi phí chưa thực hiện như trích trước
chi phí bảo hành nhưng chưa thực chi, trích trước tiền lương nghỉ phép
nhưng chưa thực chi; … Các khoản chênh lệch tạm thời là đối tượng điều
chỉnh của VAS 17.
Trước khi ban hành VAS 17, các khoản chênh lệch vĩnh viễn và
chênh lệch tạm thời, khi phát sinh, được ghi nhận giảm/tăng lợi nhuận chưa
phân phối và ghi tăng /giảm thuế thu nhập phải nộp một cách tương ứng. Như
vậy, trong kỳ kế toán các chênh lệch tạm thời được đánh đồng với các chênh
lệch vĩnh viễn, điều này chưa phản ánh đúng bản chất của các khoản chênh
lệch và làm sai lệch tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của
doanh nghiệp.
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán thuế TNDN ở VN:
Rõ ràng là bên cạnh những tiến bộ,phát triển của kế toán thuế TNDN của
nước ta,thì vẫn còn tồn tại những điểm còn hạn chế. Và để giảm bớt những hạn chế
đó,thì các phương pháp để khắc phục, hoàn thiện là hoàn toàn cần thiết. Bởi vì như
đã nói ở trên, thì thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước,tạo ra nguồn thu căn
bản cho ngân sách nhà nước,đặc biệt là thuế TNDN. Như vậy, Nhà nước muốn ổn
định ngân sách của mình thì cần phải có những biện pháp để tránh thất thu
thuế,nhưng đồng thời cũng cần tạo điều kiện để DN có thể phát triển bền vững. Để
làm được điều này, nhà nước cần xem xét lại những gì còn chưa đúng,phải cân
nhắc kĩ lưỡng trước khi sửa đổi quyết định,sao cho hợp lí nhất,hoàn thiện và thống
nhất giữa chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán thuế TNDN.
Hơn nữa, sau khi chính thức gia nhập tổ chức thương mại TG WTO vào
ngày 11/01/2007 vừa qua,đánh dấu bước ngoặt lớn trong nền KT, nước ta thật sự
trở thành tâm điểm chú ý đầu tư của các DN nước ngoài. Và để thu hút sự đầu tư
đó, thì hệ thống luật pháp nói chung, cũng như là luật thuế TNDN nói riêng cần
phải có những biện pháp hoàn thiện sao cho phù hợp với thực tiễn ở nước ta,

nhưng cũng đồng thời làm giảm sự khác biệt của hệ thống chuẩn mực kế toán VN
so với chuẩn mực kế toán quốc tế. Điều này sẽ giảm bớt khó khăn khi DN nước
ngoài muốn đầu tư vào VN, thu hút họ đầu tư vào VN hơn nữa,giúp nền KT nứoc
ta ngày càng phát triển vững mạnh.
Vì mục đích phát triển KT, nước ta cần phải quan tâm đến sự phát triển
chung của các DN trong nước,thu hút đầu tư nước ngoài, và để làm đựoc điều này
thì việc hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán thuế TNDN là hoàn toàn cần thiết.
3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán thuế TNDN ở VN
Như đã trình bày ở trên, thuế TNDN thực chất lại là chi phí của DN, vì
vậy, trên thực tế thì DN luôn luôn tìm cách làm tăng chi phí, giảm doanh thu, mục
đích là làm giảm thuế TNDN phải nộp. Vì vậy, nhà nước cần có những quy định rõ
ràng hơn nữa, chi tiết hơn nữa về khoản chi phí,tránh những chênh lệch giữa cơ
quan thuế và kế toán viên, giúp giảm thiểu thời gian, và hoàn thành công việc một
cách hiệu quả.
Mặt khác, hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay chịu ảnh bởi nhiều
quy định khác nhau, trong đó, nổi bật nhất là việc bẳt buộc các doanh nghiệp
áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo mẫu thống nhất. Việc chuẩn hoá hệ
thống kế toán quốc gia bằng hệ thống tài khoản và báo cáo thông nhất đã
được nhiều quốc gia áp dụng như nhóm Châu Âu lục địa. Nhờ các hệ thống
tài khoản và bảng biểu thống nhất, người ta có thể dễ dàng truy cập các
thông tin cần thiết để quản lý vĩ mô. Do vậy, việc tiếp tục chuẩn hoá hệ thống
kế toán và cho phép vận dụng hệ thống tài khoản một cách linh hoạt hơn là
một bước đi đúng không chỉ góp phần hoàn thiện công tác kế toán nói chung
mà con giúp doanh nghiệp có thể hoàn thiện công tác kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp nói riêng.Đặc biệt là cho phép bổ sung các tài khoản để tránh
phát sinh các chênh lệch thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế. Khoản chi
phí quảng cáo, tiếp thị vượt mức khống chế 10% tổng chi phí trong kỳ;
Khoản chi phí không có hoá đơn, chứng từ hợp lệ chứng minh; Các khoản
tổn thất tài sản; … Các khoản chênh lệch vĩnh viễn không thuộc đối tượng
điều chỉnh của VAS 17.

Một vấn đề nữa mà em muốn đề xuất là vấn đề về thuế suất thuế TNDN.
Hiện nay, thuế suất thuế TNDN là 28%,so với các nước đã phát triển, và các nước
trong khu vực thì mức thuế suất trên là cao hơn. Để tạo điều kiện hơn nữa cho các
DN trong nước phát triển cũng như thu hút sự đầu tư của các DN nước ngoài thì
nhà nước nên giảm mức thuế suất xuống còn khoảng từ 20-25%, bằng với mặt
bằng thuế suất chung của các nước trên TG. Vấn đề này cũng đã được đề nghị lên
CP xem xét, nhưng nếu được phê duyệt, và đi vào hiệu lực càng sớm thì càng có
lợi cho nền KT phát triển.
Kết luận
Trên con đường hội nhập và phát triển, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia
nhập WTO những cơ hội mới đang mở ra và thách thức cũng chờ đợi chúng
ta ở phía trước. Để nắm bắt được cơ hội, để không bị tụt hậu, Việt Nam cần
phải tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lí, xây dựng môi trường kinh doanh
lành mạnh; một chế độ kế toán phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế để tất

×