Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.23 KB, 60 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NVL Nguyên vật liệu
GTGT Giá trị gia tăng
SXKD Sản xuất kinh doanh
DN Doanh nghiệp
CCDN Công cụ dụng cụ
CPNVLTT Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC Chi phí sản xuất chung
TSCĐ Tài sản cố định
BTTL Bảng thanh toán lương
BPBTL&BHXH Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
KÝ HIỆU TÊN BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Hóa đơn giá trị gia tăng
Bảng 2.2 Biên bản kiểm nghiệm
Bảng 2.3 Phiếu nhập kho
Bảng 2.4 Kế hoạch sản xuất
Bảng 2.5 Bảng định mức
Bảng 2.6 Phiếu xuất kho
Bảng 2.7 Thẻ kho
Bảng 2.8 Sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ


Bảng 2.9 Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu
Bảng 2.10 Bảng kê nhập nguyên vật liệu
Bảng 2.11 Phiếu chi
Bảng 2.12 Nhật ký chứng từ số 1
Bảng 2.13 Sổ chi tiết thanh toán với người bán
Bảng 2.14 Nhật ký chứng từ số 5
Bảng 2.15 Bảng kê xuất nguyên vật liệu
Bảng 2.16 Bảng kê số 3
Bảng 2.17 Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Bảng 2.18 Sổ Cái tài khoản nguyên vật liệu
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế đổi mới của cả nước từ nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà
nước, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt của
cơ chế thị trường, các Doanh nghiệp cần phải xác định các yếu tố đầu vào hợp
lý sao cho đạt kết quả cao nhất. Doanh nghiệp nào đáp ứng ứng được nhu cầu
của thị trường, sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ thì Doanh nghiệp đó
đứng vững được. Để đạt được mục tiêu cuối cùng của sản xuất kinh doanh là
lợi nhuận, Doanh nghiệp sản xuất phải quan tâm đế tất cả các khâu của quá
trình sản xuất, phải chọn phương án tối ưu sao cho chi phí bỏ ra ít nhất, lợi
nhuận thu lại cao nhất.
Vì vậy các Doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất đều phải quan tâm
tới các yếu tố đầu vào là tư liệu lao động, đối tượng lao động và các yếu tố
đầu ra là khâu tiêu thụ sản phẩm. Một Doanh nghiệp sản xuất nhất thiết phải
có nguyên vật liệu, chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong
giá thành sản phẩm(70%-80%). Giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá
trình sản xuất là cơ sở để tăng thêm sản phẩm cho xã hội.
Do đó một trong những mối quan tâm của Doanh nghiệp sản xuất là

công tác tổ chức ghi chép, phản ánh chi tiết, tổng hợp số liệu về tình hình thu
mua, vận chuyển, nhập, xuất và tồn kho nguyên vật liệu, tính toán giá thành
thực tế của vật liệu thu mua tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng vật liệu cả
về số lượng, chất lượng về mặt hàng. Mặt khác, nguyên vật liệu quyết định
gần như tuyệt đối số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
Công ty cổ phần Đồng tháp đặc thù là Doanh nghiệp sản xuất cơ khí
chế tạo sản phẩm, sản phẩm sản xuất chính là các máy chế biến gỗ, máy mộc,
moay ơ xe máy…Vì vậy nguyên vật liệu của Công ty có tính chất phức tạp
đòi hỏi kế toán nguyên vật liệu phải thường xuyên giám sát chặt chẽ, và cải
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
tiến trong phương pháp quản lý dựa trên chế độ kế toán hiện hành, kế toán
nguyên vật liệu nhằm cung cấp thông tin một cách khoa học cho công tác
quản lý nguyên vật liệu tránh thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình sản
xuất dựa trên các bảng định mức do phòng kỹ thuật đề ra.
Xuất phát từ những lý do trên và trong thời gian thực tập tại Công ty
cổ phần Đồng tháp, với những kiến thức đã được học tại nhà trường cùng với
sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo – Tiến Sỹ: Phạm Thành Long và ban
lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên phòng kế toán Công ty em đã mạnh dạn
chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Đồng
tháp” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm các phần sau:
Lời mở đầu
Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty
cổ phần Đồng tháp.
Chương II: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Đồng tháp.
Chương III: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Đồng tháp.

Kết luận
Chuyên đề của em được hoàn thành trong thời gian ngắn với những
kiến thức còn hạn, nên bài chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót.
Em rất mong được sự giúp đỡ, góp ý, bổ sung của các Thầy giáo, Cô giáo và
các thành viên trong Công ty cổ phần Đồng tháp.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG 1
ĐĂC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG THÁP
1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Đồng tháp
1.1.1 Khái niệm
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được sử dụng trong quá trình
hoạt động của Doanh nghiệp khi sử dụng hình thái vật chất của nguyên vật
liệu thay đổi toàn bộ, giá trị chuyển hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong
kỳ tùy theo mục đích sử dụng.
1.1.2 Đặc điểm và phân loại
Trong Doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất đều phải có ba yếu tố cơ
bản là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Nguyên vật liệu
nào cũng là đối tượng lao động nhưng không phải bất cứ đối tượng lao động
nào cũng là nguyên vật liệu, chỉ khi đối tượng lao động đó thay đổi do lao
động thì nó mới là nguyên vật liệu. Ví dụ như gỗ ở trên rừng không phải là
nguyên vật liệu, nhưng nếu chúng được dùng để cung cấp cho công nghiệp
chế biến thì lại là nguyên vật liệu bởi gỗ đó được lao động của con người tác
động vào.
Do đó, nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã được thay đổi do lao
động có ích của con người tác động vào. Nguyên vật liệu là một trong ba yếu
tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất – kinh doanh ở các doanh nghiệp.

Song song với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày
càng tăng, chủng loại hàng hóa phong phú và đa dạng thì vai trò của nguyên
vật liệu là rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường. Quản lý chặt chẽ, sử
dụng hợp lý, tiết kiệm vật liệu trên cơ sở các định mức và dự toán chi phí là
căn cứ đề ra các biện pháp giảm chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành sản
phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất của Doanh nghiệp.
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
Như vây, nguyên vật liệu có vị trí đặc biệt quan trọng mà không thể
phủ nhận được trong quá trình sản xuất.
Hiện nay Công ty sản xuất sản phẩm chính phục vụ cho ngành kinh tế
quốc dân bao gồm các thiết bị máy chế biễn gỗ, moay ơ xe máy, với nhiều
chủng loại đa dạng và phong phú với sản lượng cung cấp cho thị trường hàng
năm là rất lớn. Ngoài các sản phẩm chính Công ty còn sản xuất các phụ tùng,
linh kiện và sản phẩm phụ khác, đảm bảo trang thiết bị đồng bộ và phục vụ
thay thế sửa chữa. Để đáp ứng cho số lượng sản phẩm lớn hiện nay thì khối
lượng nguyên vật liệu cần để sản xuất là rất lớn và chủng loại nguyên vật liệu
đa dạng, nhiều nhóm khác nhau. Mỗi chủng loại có vai trò công dụng khác
nhau, muốn quản lý tốt được vật liệu và hạch toán chính xác vật liệu thì phải
tiến hành phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học và hợp lý. Nếu các
nguyên vật liệu trên không được bảo quản tốt, kho tàng không tốt thì sẽ làm
cho vật liệu trên han, gỉ gây khó khăn trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Ở Công ty cổ phần Đồng tháp hiện nay toàn bộ nguyên vật liệu sử dụng
trong Công ty được chia thành 10 nhóm.
+ Kim loại: Thép, sắt, đồng, nhôm, gang…
+ Vật liệu phụ: sơn, dầu mỡ, nhãn mác, phụ tùng thay thế.
+ Dây đai động cơ các loại
+ Vật liệu điện: cầu dao, bóng đèn, dây điện.
+ Nhiên liệu: oxy, C02, đất đèn, than

+ Dụng cụ cắt gọt: doa tay, doa máy, dao, dũa, mũi khoan
+ Hóa chất: gồm các loại sơn
+ Vòng bi các loại
+ Bu lông, vòng đệm, đai ốc
+ Các vật liệu khác: giẻ lau, bảo hộ lao động…
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
Để phục vụ cho yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết vật liệu thì trong
từng loại vật liệu lại được phân loại chi tiết hơn thành từng thứ vật liệu khác
nhau.
Ví dụ: Trong nhóm kim loại có vật liệu thép, trong vật liệu thép lại
được chia thành nhiều thứ khác nhau như: thép tròn, thép L, thép U, thép dẹt,
thép ống, thép lá, thép tấm…tuy nhiên Công ty chỉ sử dụng TK 152 để hạch
toán chung cho tất cả cá loại vật liệu.
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty cổ
phần Đồng tháp
Với số lượng sản phẩm đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại
khác nhau thì Công ty cần sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau.
Nguyên vật liệu chủ yếu được nhập từ các Công ty ở trong nước không
phải nhập khẩu
Với những khách hàng thường xuyên có ký các hợp đồng mua bán,
Công ty chủ yếu áp dụng theo phương thức mua hàng trả chậm đôi khi theo
phương thức trả tiền ngay.
Phương thức mua hàng trả chậm: Áp dụng với những Công ty cung
ứng lượng hàng hóa lớn, thường xuyên và theo các hợp đồng đã ký giữa Công
ty và nhà cung cấp với hình thức thanh toán chậm.
Phương thức mua hàng trả tiền ngay: Áp dụng với những Công ty cung
cấp nguyên vật liệu với số lượng ít, các Công ty có quan hệ mua bán lần đầu
hoặc theo hợp đồng ký kết giữa nhà cung cấp và Công ty về hình thức mua

hàng trả tiền ngay.
Theo quy định của Công ty khi mua nguyên vật liệu yêu cầu phải có
hóa đơn giá trị gia tăng( Mẫu số 01 GTKT -3LL), Hóa đơn Bán hàng thông
thường (Mẫu số 02 GTTT-3LL)do bộ tài chính phát hành, trong ít trường hợp
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
mua hàng của cá nhân không có hóa đơn đỏ thì người bán phải viết giấy biên
nhận ghi rõ nguyên vật liệu mua về: số lượng, giá cả, thành tiền.
Trước khi nguyên vật liệu nhập kho phải qua khâu kiểm tra đầu vào của
KCS, nếu nguyên vật liệu kiểm tra đạt tiêu chuẩn về chất lượng như đã thỏa
thuận trong hợp đồng giữa hai bên thì nguyên vật liệu mới được làm thủ tục
nhập kho.
Mỗi loại vật liệu đều được sắp xếp một cách khoa học, hợp lý giờ lấy
nguyên vật liệu được quy định rõ ràng( sang từ 7.30’ đến 8.30’, chiều từ
12.30’ đến 13.30’). Ngoài giờ trên thì thủ kho không giải quyết.
1.3. Đặc điểm tổ chức nguyên vật liệu của Công ty cổ phần
Đồng tháp
1.3.1.Công tác thu mua nguyên vật liệu
Ở Công ty kế hoạch thu mua nguyên vật liệu được xây dựng dựa trên
kế hoạch sản xuất( do phòng kế hoạch thương mại lập) đồng thời dựa trên
định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm( do phòng kỹ thuật
công nghệ lập). Do vậy hàng tháng, hàng quý căn cứ vào khả năng sản xuất
của Công ty, khả năng cung ứng của các nguồn cung ứng nguyên vật liệu,
nhân viên vật tư tiến hành cân đối thu mua nguyên vật liệu phục vụ kịp thời
cho sản xuất.
1.3.2.Nguồn cung cấp vật tư
Nơi thu mua sẽ ảnh hưởng đến giá cả thu mua nguyên vật liệu từ đó sẽ
ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành, thu nhập, lợi nhuận. Những ảnh
hưởng trên có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, nếu nơi cung cấp nguyên vật

liệu của Công ty ở xa ngoài những chi phí chung như khà kho, bến bãi Công
ty còn phải trả khoản chi phí vận chuyển. Nếu ở gần thì chí phí vận chuyển
thấp, giá thành của sản phẩm thấp, sản phẩm bán được nhiều thì lợi nhuận và
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
thu nhập đầu người cao tạo nhiều công ăn việc làm cho cán bộ công nhân
viên.
Còn nếu chi phí vận chuyển cộng các chi phí liên quan cao thì sẽ đội
giá thành của sản phẩm lên, sản phẩm không đủ sức cạnh tranh với thị trường
về giá cả, dẫn đến tình trạng sản phẩm của Công ty sản xuất ra không được
khách hàng tin dùng, lợi nhuận giảm và thu nhập của người lao động cũng
giảm. Do đó vấn đề mua sản phẩm ở đâu và như thế nào đó cũng là vấn đề
quan tâm của Công ty cổ phần Đồng tháp.
1.3.3. Tổ chức hệ thống kho tàng
Nếu như khâu thu mua ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm được sản
xuất ra, nguồn cung cấp vật tư ảnh hưởng đến giá thành, lợi nhuận thì nhân tố
kho tàng cũng tác động đến chất lượng của sản phẩm được sản xuất ra. Chính
vì vậy, tổ chức hệ thống kho tàng để bảo quản vật tư là điều kiện cần thiết và
không thể thiếu ở bất kỳ Doanh nghiệp nào.
Để bảo quản tốt nguyên vật liệu dự trữ, giảm thiểu hư hao, mất mát,
Doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi đầy đủ tiêu chuẩn ký
thuật, bố trí nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên
môn để quản lý nguyên vật liệu tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ nhập xuất
kho, tránh việc bố trí kiêm nhiệm chức năng thủ kho với tiếp liệu và kế toán
vật tư.
Công ty cổ phần Đồng tháp có ba kho phục vụ trực tiếp cho sản xuất là:
+ Kho thương phẩm, sắt thép : bu lông, ốc vít, sắt thép
+ Kho bán thành phẩm: nhôm, sắt thép sau khi được chế biến thành các
chi tiết chuẩn bị cho lắp ráp

+ Kho thành phẩm: sau khi xong mọi công đoạn thì sản phẩm được lắp
thành máy, thành bộ và chuyển về kho thành phẩm.
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
1.3.4. Hệ thống định mức
Để quá trình sản xuất kinh doanh liên tục và sử dụng vốn tiết kiệm thì
Doanh nghiệp phải dự trữ nguyên vật liệu ở một mức độ hợp lý. Do đó Doanh
nghiệp phải xây dựng định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh
điểm nguyên vật liệu, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loại nguyên
vật liệu nào đó.
Để đạt được mục tiêu chi phí đầu vào là thấp nhất cho sản phẩm thì
công tác quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ có hiệu quả là rất cần thiết đối với
các Doanh nghiệp. Ở từng Công ty thì công tác quản lý là khác nhau còn đối
với Công ty cổ phần Đồng tháp thì Phòng kỹ thuật công nghệ có nhiệm vụ
nghiên cứu và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại máy.
Với máy CD7, CD7M, CD8 … cần những nguyên vật liệu gì.
1.3.5. Công tác kiểm kê nguyên vật liệu
Hàng tháng kế toán vật tư cùng với nhân viên vật tư( phòng kế hoạch),
nhân viên thủ kho tiến hành kiểm kê, cân, đo, đong, đếm số lượng nguyên vật
liệu còn tồn trong kho đối chiếu với sổ sách kế toán xem lượng thừa thiếu tìm
nguyên nhân. Cân đối số lượng chủng loại nguyên vật liệu cần cho tháng sau.
1.3.6. Trách nhiệm đối với người quản lý và sử dụng
Nói đến công tác quản lý vật tư thì không thể không nói đến vai trò của
thủ kho. Bởi thủ kho ngoài nhiệm vụ quản lý và bảo quản tốt nguyên vật liệu
có trong kho, còn phải cập nhật sổ sách hàng ngày, theo dõi số hiện có và tình
nhập xuất nguyên vật liệu ở trong kho về mặt số lượng, hàng ngày ghi vào thẻ
kho(Mẫu số S12-DN). Trong điều kiện nào đó, thủ kho còn có trách nhiệm
phát hiện trường hợp vật liệu tồn động lâu trong kho gây ra tình trạng ứ động
vốn của Công ty. Trường hợp thủ kho ghi thiếu so với kiểm kê thì phải ghi bổ

xung thẻ kho, còn trường hợp thủ kho không đảm bảo số lượng nguyên vật
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
liệu khi kiểm kê mà có thể bị mất hoặc thất lạc thì phải chịu bồi thương vật
chất tùy theo mức độ.
Đối với người công nhân:
+ Khi nhận chi tiết thành phẩm hoặc bán thành phẩm để lắp ráp hoặc
gia công sửa chữa phải sơ bộ kiểm tra chất lượng, số lượng, quy cách…( nứt
vỡ, không đạt yêu cầu kỹ thuật). Sau khi nhận xong phải có trách nhiệm bảo
quản giữ gìn, nếu xẩy ra mất mát hư hỏng ở khâu nào thì khâu đó chịu trách
nhiệm.
+ Sản phẩm làm xong phải đưa vào nơi quy định, cuối ca làm việc
không để chi tiết bừa bãi mà phải xếp lại gọn gàng hoặc gửi vào trong kho.


SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG THÁP
2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công
ty cổ phần Đồng tháp
Công ty cổ phần Đồng tháp là Doanh nghiệp sản xuất với quy mô
rộng nên việc nhập, xuất nguyên vật liệu diễn ra một cách thường xuyên
liên tục đối với từng thứ, từng loại. Nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu
là mua ngoài, kế toán của Công ty đã sử dụng giá thực tế để hạch toán
chi tiết và tổng hợp tình hình nhập – xuất kho nguyên vật liệu.
Hiện nay Công ty đang áp dụng Phương pháp kế toán chi tiêt hàng

tồn kho theo phương pháp thẻ song song.
Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu

SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
Bảng 2.1: Hóa đơn giá trị gia tăng
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
11
HÓA ĐƠN Mẫu số:01 GTKT – 3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: QU/2008B
Liên 2( giao cho khách hàng) Số: 51520
Ngày 8 tháng 1 năm 2009
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH TM Đức Mậu
Địa chỉ: Tam trinh – Hà nội
Số tài khoản:………………
Điện thoại:……… Mã số thuế: 0100643618
Họ tên người mua hàng:
Đơn vị: Công ty cổ phần Đồng tháp:
Địa chỉ: 129D Trương định- Hai Bà Trưng – Hà nội
Số tài khoản:………………….
Hình thức thanh toán: TM Mã số thuế: 0100100223
STT Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số lượng Giá cả Thành tiền
A B C 1 2 3=1x2
1
Thép ống
kg

565 16.500 9.322.500
2
Thép tròn
kg
504 14.450 7.282.800
Cộng tiền hàng 16.605.300
Thuế suất GTGT: 5% Thuế GTGT 830.265
Tổng cộng tiền thanh toán 17.436.165
Số tiền bằng chữ: Mười bảy triệu, bốn trăm ba mươi sáu ngàn, một trăm sáu mươi
lăm đồng/
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
Nhân viên cung ứng vật tư( phòng kế hoạch) dựa trên hóa đơn giá trị
gia tăng( Mẫu số 01 GTKT -3LL),Hóa đơn Bán hàng thông thường (Mẫu số
02 GTTT-3LL) của đơn vị cung cấp so sánh với đơn đặt hàng và hợp đồng đã
được hai bên ký kết từ trước, nếu đủ tiêu chuẩn thì số hàng đó sẽ được bộ
phận KCS ở Công ty tiến hành kiểm tra( về chủng loại, chất lượng, quy
cách…) xem có phù hợp với nội dung ghi trên hóa đơn và biên bản kiểm
nghiệm không, sau khi có chữ ký của bộ phận KCS vào biên bản kiểm
nghiệm thì số nguyên vật liệu đó sẽ được chuyển cho thủ kho kiểm tra số
lượng trên hóa đơn với số lượng thực tế.
* Thủ tục nhập kho
Theo chế độ kế toán hiện hành, nguyên vật liệu nhập từ bất kỳ nguồn nào
khi về đến Công ty đều phải tiến hành kiểm nhận, làm thủ tục nhập kho, tại
Công ty cổ phần Đồng tháp chỉ xảy ra trường hợp nguyên vật liệu nhập kho do
mua ngoài. Nguyên vật liệu chuyển về phải kèm theo hóa đơn mua hàng.
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân

Bảng 2.2: Biên bản kiểm nghiệm
Đơn vị: Công ty cổ phần Đồng tháp Mẫu số: 03- VT
Địa chỉ: 129D Trương Định – HBT-HN ( Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa
Ngày 08 tháng 01 năm 2009
Số: 0002
- Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 51520 ngày 8/1/2009 của Công ty TNHH TM
Đức Mậu
- Ban kiểm nghiệm gồm:
Ông: Nguyễn Đức Dũng – Trưởng ban
Ông: Nguyễn Mạnh Huân – Đại diện KCS
Bà: Phạm thị Lý – Thủ kho
Đã cùng nhau kiểm nghiệm loại nguyên vật liệu
ST
T
Tên, nhãn
hiệu, quy
cách phẩm
chất vật tư

số
Phương
thức
Đơn
vị
tính
Số
lượng

theo
chứn
g từ
Kết quả kiểm nghiệm Ghi
chú
Số lượng
đúng quy
cách phẩm
chất
Số lượng
không đúng
quy cách
1 Thép ống 003 Cân Kg 565 565
2 Thép tròn 002 Cân Kg 504 504
Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Thép ống, thép tròn trên đủ tiêu chuẩn nhập kho
Đại diện KCS Thủ kho Trưởng ban
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
Sau khi thủ kho ký xác nhận đủ số lượng hàng, hóa đơn đó sẽ được
chuyển cho nhân viên viết phiếu nhập kho.
Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên
Liên 1: Lưu tại phòng kế hoạch vật tư( liên gốc) làm căn cứ đối chiếu
kiểm tra giữa các bộ phận.
Liên 2: Giao cho thủ kho để ghi số lượng thực tế nhập vào thẻ kho
Liên 3: Giao cho phòng kế toán, kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào
phiếu nhập kho và hóa đơn làm căn cứ ghi sổ chi tiết.
Thủ kho có trách nhiệm sắp xếp các loại vật liệu có ở trong kho một
cách hợp lý, bảo quản từng thứ, từng loại nguyên vật liệu thuận tiện cho việc

theo dõi số liệu hiện có và công tác nhập – xuất nguyên vật liệu.
Việc phản ánh chính xác kịp thời tình hình nhập - xuất – tồn kho
nguyên vật liệu là công việc rất quan trọng đòi hỏi người thủ kho phải cẩn
thận, chính xác để không làm ngừng trệ sản xuất vì thiếu nguyên vật liệu.
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
Bảng 2.3: Phiếu Nhập Kho
Đơn vị:Công ty cổ phần Đồng tháp Mẫu số: 01- VT
Địa chỉ: 129D Trương Định – HBT-HN ( Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 08 tháng 01 năm 2009 Nợ TK152,TK1331
Số: 0005 Có TK 111
- Họ tên người giao hàng: A.Nam
- Theo: Hóa đơn số 51520 ngày 08 tháng 01 năm 2009 của Công ty
TNHH TM Đức Mậu
- Nhập tại kho: Nguyên vật liệu
STT Tên, nhãn hiệu, quy
cách phẩm chất vật
tư, dụng cụ, sản
phẩm, hàng hóa

số
Đơn
vị
tính
Số lượng Đơn
giá
Thành tiền

Theo
chứng
từ
Thực
nhập
A B C D 1 2 3 4
1
Thép ống
00
3
kg
565 565
16.50
0
9.322.500
2
Thép tròn
00
2
kg
504 504
14.45
0
7.282.800
Cộng 16.605.300
Thuế GTGT5% 830.265
Tổng cộng 17.436.165
- Tổng số tiền( viết bằng chữ): Mười bảy triệu,bốn trăm ba sáu ngàn, một
trăm sáu mươi lăm đồng
- Số chứng từ gốc kèm theo: 02 chứng từ

Ngày 08 tháng 01 năm 2009
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
* Thủ tục xuất kho
- Quy định về việc xuất kho
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất do phòng kế hoạch thương mại gửi
xuống, quản đốc phân xưởng lên kế hoạch sản xuất và giao việc cho từng bộ
phận trực thuộc như tổ: đúc, gò, rèn, hàn, tiện, sơn, lắp ráp… để tiến hành sản
xuất cho đúng tiến độ.
Hàng tháng nhân viên viết phiếu xuất kho căn cứ vào kế hoạch sản xuất
do phòng kế hoạch thương mại đề ra viết phiếu chuyển cho thủ kho. Thủ kho
căn cứ vào phiếu xuất kho đó làm căn cứ xuất hàng cho sản xuất
Ví dụ: Kế hoạch sản xuất của Công ty là 5 máy CD7, 4 máy CD7M, 3
máy CD8, 02 máy CL800
Dựa vào bảng định mức do phòng kỹ thuật đề ra, nhân viên viết phiếu
xuất kho( thép tròn 450kg, thép ống 300 kg)
Sau khi viết phiếu xuất kho xong, phiếu đó sẽ được chuyển cho thủ kho
và thủ kho căn cứ vào phiếu đó để xuất hàng, các tổ trưởng và người phụ
trách bộ phận sử dụng sau khi đã nhận đủ hàng sẽ ký vào phiếu xuất kho đó
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
Bảng 2.4: Kế hoạch sản xuất
Đơn vị:Công ty cổ phần Đồng tháp
Địa chỉ: 129D Trương Định – HBT-HN
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
THÁNG 1 NĂM 2009

STT Chủng loại máy Đơn vị tính Số lượng Ghi chú
1 Máy cưa vòng đẩy CD7 Cái 05
2 Máy cưa vòng đẩy CD7M Cái 04
3 Máy cưa vòng đẩy CD8 Cái 03
4 Máy cưa vòng lượn 800 Cái 02
Người lập biểu Phòng kế hoạch Tổng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 2.5: Bảng định mức
Đơn vị: Công ty cổ phần Đồng tháp
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
Phòng: Kỹ thuật công nghệ
BẢNG ĐỊNH MỨC MÁY CD7
STT Chủng loại Đơn
vị tính
Kích thước Số
lượng
Trọng
lượng(kg)
1 Ống cột máy Mm
Φ89 x 7x 1.500
4 85
2 Ống ba sau Mm
Φ76 x 4x 1.650
1 12
3 Ống ba trước Mm
Φ76 x 6 x 2.150
2 52
4 Ba con Mm

Φ70 x 700
2 40
5 Trục vô lăng Mm
Φ65 x 300
2 15
6 Trục vít me Mm
Φ45 x 1200
2 32
…… …. … … ….
… … … … …
… …. …. …. …. …
( Bảng định mức này đã cớ chỉnh sửa và bổ sung)
Hà nội, ngày 01 tháng 01 năm 2009
Người lập biểu Phòng kỹ thuật Tổng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 2.6:Phiếu Xuất Kho
Đơn vị:Công ty cổ phần Đồng tháp Mẫu số: 02- VT
Địa chỉ: 129D Trương Định – HBT-HN ( Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 12 tháng 01 năm 2009 Nợ TK 621
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
Số: 0032 Có TK152
- Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Ngọc Chiến
- Lý do xuất kho: xuất làm 05 máy CD7, 04 máy CD7M
- Xuất tại kho: Nguyên vật liệu
STT Tên, nhãn hiệu, quy
cách phẩm chất vật

tư, dụng cụ, sản
phẩm, hàng hóa

số
Đơn
vị
tính
Số lượng Đơn
giá
Thành
tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
1
Thép ống
00
3
kg
525 525
2
Thép tròn
00
2
kg
452 452
Cộng
- Tổng số tiền( viết bằng chữ):

- Số chứng từ gốc kèm theo: 01 chứng từ
Ngày12 tháng 01 năm 2009
Người lập Người nhận Thủ kho Bộ phận Tổng Giám
phiếu hàng sử dụng đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.1.1. Kế toán chi tiết tình hình nhập – xuất kho nguyên vật liệu
2.1.1.1 Tại kho
Với số lượng nguyên vật liệu nhập – xuất hàng ngày là rất lớn, do đó
không thể chờ đến cuối tháng thủ kho mới ghi vào thẻ kho mà phải ghi hàng
ngày để biết số lượng nguyên vật liệu tồn cuối ngày là bao nhiêu.
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
Thủ kho sử dụng thẻ kho theo mẫu số S12-DN để ghi chép tình hình
nhập xuất tồn hàng ngày, với mỗi loại nguyên vật liệu thì có thẻ kho riêng,
trong từng nhóm vật liệu lại có những vật liệu chi tiết và tất cả những vật liệu
chi tiết đó đều được ghi ở từng thẻ kho, sau đó mới được tập hợp thành một
nhóm.
Cách ghi thẻ kho: kho có chứng từ nhập- xuất nguyên vật liệu, thủ kho
kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ xem có đủ chữ ký của những người có liên
quan chưa … sau khi những chứng từ này được coi là hợp lệ chúng sẽ được
thủ kho tập hợp vào thẻ kho. Thẻ kho ghi tình hình nhập - xuất nguyên vật
liệu theo trình tự thời gian, sau mỗi nghiệp vụ thủ kho tính số tồn ngay trên
thẻ kho. Thủ kho phải thường xuyên kiểm tra số lượng thực tế ở trong kho để
dễ dàng phát hiện ra những sai sót.
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
Bảng 2.7: Thẻ kho
Đơn vị:Công ty cổ phần Đồng tháp Mẫu số: S12- DN

Địa chỉ: 129D Trương Định – HBT-HN ( Ban hành theo QĐ số:186-TC/CĐKT
ngày 14-3-1995 của Bộ Tài Chính)
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: tháng 1 năm 2009
Tờ số: 01
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Thép ống
Đơn vị tính: Kg
Mã số: 003
ST
T
Ngày
tháng
Số hiệu
chứng từ
Diễn giải Số lượng Ký xác
nhận của
kế toán
Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn
Tồn đầu tháng 285
8/1 0005 A.Nam- nhập 565 850
12/1 0032 A.Chiến- xuất làm
CD7, CD7M
525 325
14/1 0040 A. Hoàng – xuất
làm CD8
255 70
22/1 0008 A.Nam – nhập 730 800
25/1 0065 A.Chiến – xuất làm
máy CD8,CL800
425 375

Cộng phát sinh 1295 1205
Tồn cuối tháng 375
Ngày 31 tháng 1 năm 2009
Thủ kho Kế toán trưởng Tổng giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu)
2.1.1.2. Tại phòng kế toán
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho: Công ty cổ phần Đồng tháp
thường xuyên mua nguyên vật liệu với số lượng lớn, mà Công ty lại không có
đội xe vận chuyển nên khi nguyên vật liệu được mua về nhập kho Công ty
không phải trả thêm khoản chi phí vận chuyển bởi vậy giá ghi trên hóa đơn
của người bán đã bao gồm cả chi phí vận chuyển.
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần Đồng tháp sử dụng
phương pháp thẻ song song, để việc kiểm tra đối chiếu giữa nhân viên kế toán
và thủ kho được dễ dàng, thuận tiện.
Giá NVL nhập kho = Giá ghi trên hóa đơn
Ví dụ: ngày 8/1/2009 Công ty mua thép ống của Công ty TNHH TM
Đức Mậu, giá ghi trên hóa đơn 16.500 VNĐ/Kg chưa bao gồm thuế GTGT
5%
Giá nhập kho 1Kg thép ống là = 16.500 VNĐ
Giá nguyên vật liệu xuất kho: được tính theo phương pháp bình quân
gia quyền.
Giá thực tế của NVL = Giá đơn vị bình x Lượng vật liệu
xuất kho quân gia quyền xuất kho
Giá đơn vị
bình quân
gia quyền
=

Giá thực tế NVL
tồn đầu kỳ
+
Giá thực tế NVL
nhập trong kỳ
Số lượng thực tế NVL
tồn đầu kỳ
+
Số lượng thực tế NVL
nhập trong kỳ
Ví dụ: Thép ống đầu kỳ là 285 kg, đơn giá 15.500 đ/kg, tổng giá trị
4.417.500 đ.
- Tổng số lượng thép ống nhập trong tháng là 1.295kg, tổng giá trị là
21.148.500 VNĐ.
- Tổng số lượng nguyên vật liệu xuất trong tháng là 1.205 kg
SV: Trần Thị Thương –KT1-K10
22

×