Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Báo cáo báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty CP may Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 38 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
LỜI MỞ ĐẦU
Sản xuất ngành may mang tính phức tạp cao. Tính chất như vậy có thể
thấy ở bất cứ khâu nào của sản xuất ngành may, khiến độ phức tạp trong
thiết kế, tổ chức, quản lý về năng suất, chất lượng và thời gian hoàn thành
công việc của các khâu càng về sau càng lớn. Do đó, việc điều hành một
công ty may nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao là vấn đề không hề
đơn giản, đặc biệt đối với những công ty may gia công.
Trong đợt thực tập tốt nghiệp này, em đã được công ty May Thăng Long
tạo điều kiện để tìm hiểu thực tế các công việc phân tích kỹ thuật sản phẩm,
xây dựng tài liệu kỹ thuật công nghệ chuẩn bị sản xuất và sản xuất, tổ chức
bố trí dây chuyền và mặt bằng sản xuất,
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
MỤC LỤC
Phần I: Tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất may công nghiệp
1. Tìm hiểu công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu
1.1 Phương pháp, thủ tục giao nhận vật tư
1.2 Kiểm tra, phân loại, cất giữ vật tư
1.3 Yêu cầu chất lượng đối với nguyên phụ liều
1.4 Thiết bị, phương tiện áp dụng
2. Tìm hiểu quá trình cắt
2.1 Yêu cầu kỹ thuật công đoạn trải vải, công đoạn cắt
2.2 Các thiết bị, phương tiện sử dụng để trải vải và cắt
2.3 Tổ chức tác nghiệp công đoạn trải vải và cắt
2.4 Yêu cầu và phương pháp đánh số, kiểm tra đồng bộ bán sản phẩm sau


khi cắt
3. Tìm hiểu quá trình may
3.1 Quá trình tổ chức sản xuất trên dây chuyền may
3.2 Công tác quản lý chất lượng may
3.3 Thiết bị may sử dụng trong công ty
3.4 Quá trình và thiết bị hoàn tất ( yêu cầu hoàn tất sản phẩm và các chế độ
công nghệ xử lý hoàn tất)
Phần II: Tìm hiểu và thực hành nghiệp vụ kỹ thuật ở xí nghiệp
Phần III: Tìm hiểu chung công tác quản lý và kinh doanh của công
ty
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
Phần I: TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆP
SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP
I. Tìm hiểu công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu
1. Phương pháp, thủ tục giao nhận vật tư:
• Xuất, nhập nguyên phụ liệu:
Khi nhận được chứng từ trên phòng Kế hoạch Xuất Nhập khẩu của công
ty. Công ty cử cán bộ xuống làm thủ tục nhận hàng và thuê container để vận
chuyển hàng về công ty.
Nhập hàng căn cứ vào phiếu kế hoạch nguyên phụ liệu của mã hàng. Thủ
kho lập thẻ kho. Căn cứ vào số lượng thực tế, tiến hành lập báo cáo thực
nhận nguyên phụ liệu.
Khi nhận được bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu từ phòng kỹ
thuật và lệnh sản xuất, thủ kho thống kê tình hình nguyên phụ liệu của mã
hàng kịp thời với tiến độ sản xuất và phát nguyên phụ liệu cho tổ cắt, tổ

may, tổ hoàn thành.
Thủ kho viết phiếu nhập kho, xuất kho. Trên phiếu xuất, nhập kho phải
được ghi rõ số nhập, số xuất, tên hàng hoá vật tư, sử dụng cho mã hàng hay
bộ phận nào trong ngày.
Có sự giao nhận giữa thủ kho và người nhận hàng, xuất đến đâu viết
phiếu xuất kho đến đó.
• Xuất, nhập thành phẩm:
Nhập thành phẩm:
- căn cứ vào kế hoạch chi tiết các mã hàng và thông báo ( nếu có)
- trước khi nhập phải kiểm tra tính hợp lệ của các loại chứng từ liên quan
- đối chiếu số lượng sản phẩm thực tế với số lượng ghi trên phiếu xuất nhập
- xếp hàng lên kệ và có nhãn vật tư
Xuất thành phẩm:
- căn cứ vào kế hoạch sản xuất và thông báo giao hàng
- nhập hàng sang kho có bảng biểu theo dõi sản phẩm nhập kho của công
ty.
Thường xuyên đối chiếu giữa nhập, xuất, tồn, chứng từ và thực tế.
2. Kiểm tra, phân loại, cất giữ vật tư:
2.1. Đối với nguyên phụ liệu
a) Kiểm tra:
Tiến hành kiểm tra số lượng và chất lượng nguyên phụ liệu. Báo cáo tình
hình nguyên phụ liệu cho phòng kế hoạch trước khi đưa vào sản xuất.
Nguyên phụ liệu sau khi được kiểm tra, so sánh, đối chiếu sẽ được kế
toán vật tư ghi sổ theo dõi cho từng loại ( kèm theo cả phụ liệu đồng bộ).
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang

Tất cả các nguyên phụ liệu trước khi nhập kho đều phải được kiểm tra về
các thông số:
- chiều dài ( của vải, khoá,…)
- số lượng ( cúc, nhãn, khoá,…)
- chất lượng nguyên phụ liệu ( chú ý các lỗi vải)
- màu sắc (vải, chỉ, khoá…)
- ngày giờ giao nhận vật tư
Giấy tờ :
- kế hoạch kiểm tra nguyên phụ liệu
- bản báo cáo kiểm tra nguyên phụ liệu
• Nguyên liệu:
Tiến hành cắt mẫu hàng hoá và yêu cầu kỹ thuật công ty xác nhận chất
lượng.
Đối với vải đóng kiện kiểu tấm thì tiến hành bật một đầu kiện. Lấy phiếu
ghi số lượng của cuộn vải đó đối chiếu với số tấm trong kiện, số mét vải
trong từng tấm đã được ghi trong lý lịch cuộn vải. Nếu số đã khớp thì tiến
hành dỡ kiện thứ 2, phải ghi rõ để riêng từng kiện. Nếu không thì để nguyên
kiện hàng và báo cho phòng kế hoạch vật tư để giải quyết.
Kiểm tra khổ vải: đối với vải dệt thoi thì kiểm tra trên máy kiểm tra vải.
Còn vải dệt kim kiểm tra số mét trong một cây là dùng phương pháp cân
hoặc đo trực tiếp trên bàn cắt. Bởi vải dệt kim có tính chất bai giãn.
Báo cáo vào phiếu đo vải.
Kiểm tra lỗi vải: trên máy kiểm tra vải. Đối với hàng dệt kim, cách kiểm
tra lỗi như hàng dệt thoi: cùng cho vải chạy trên máy và dùng mắt để quan
sát lỗi.
Sau đó điền vào biểu mẫu kiểm tra vải.
Tiến hành lập biểu mẫu tổng hợp kiểm tra vải.
• Phụ liệu:
Tiến hành kiểm tra 100% số lượng hàng nhập.
Kiểm tra chất lượng : đối chiếu với hàng mẫu. Nếu vượt quá 20% hàng

không đạt yêu cầu thì báo cáo với phòng kỹ thuật và kế hoạch để tiến hành
đàm phán với khách hàng.
Với những đơn hàng quá nhỏ, nếu phụ liệu chuyển về không đạt yêu cầu
thì tiến hành lấy phụ liệu tương tự từ hàng tồn kho để kịp tiến độ sản xuất,
đồng thời thông qua phòng kỹ thuật để đàm phán với khách hàng.
Lập biểu mẫu Kiểm tra chất lượng phụ liệu
Sản phẩm đạt yêu cầu mới được nhập kho. Sau đó thủ kho tiến hành viết
phiếu nhập kho và yêu cầu người giao hàng ký vào phiếu nhập kho.
Thường xuyên đối chiếu giữa nhập,xuất, tồn, chứng từ và thực tế.
b) Phân loại và bảo quản:
- Nguyên phụ liệu nhập về được đưa vào kho cất giữ, bảo quản và cấp phát
khi có lệnh sản xuất.
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
- Nguyên phụ liệu thường được được để trên giá, kệ, được phân chia riêng
biệt để đảm bảo khi cấp phát cho sản xuất không bị nhầm lẫn (có thẻ kho
cho từng chủng loại). Thông thường, mỗi kệ hay giá là để nguyên phụ liệu
của một khách hàng, trong đó, lại được sắp xếp theo từng lô, từng mã, từng
chủng loại…để đảm bảo nguyên tắc dễ lấy, dễ tìm.
- Nguyên phụ liệu được xếp cách ly với mặt đất, tường từ 0,5-0,7m tránh ẩm
mốc, mối mọt; cách trần 1,5m.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phát tới các công đoạn sau thì
nguyên phụ liệu cấp phát trước để phía ngoài, cấp phát sau để phía trong.
Ảnh kho nguyên liệu, phụ liệu
Ảnh kho phụ liệu
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên


Lớp: K11_CNDMTT
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
Ảnh thẻ nguyên liệu
Ảnh phòng nguyên liệu
2.2. Đối với thành phẩm:
Được bảo quản trong kho thành phẩm. Hàng được chuyển xuống kho
thành phẩm ở dạng đã được đóng thùng carton và có phiếu đầy đủ (phiếu
dán trên thùng).
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
Sau đó hàng được kiểm tra lại sơ bộ khối lượng (kiểm tra xác suất). Việc
làm này là để phục vụ cho việc vận chuyển xuất hàng bằng container.
Có khu vực bộ phận làm giấy tờ xuất, nhập và vận chuyển thành phẩm.
Ảnh kho thành phẩm
3. Yêu cầu chất lượng đối với nguyên phụ liệu, thiết bị và phương tiện
áp dụng:
- Tiêu chuẩn chất lượng nguyên phụ liệu phòng kỹ thuật công ty xây
dựng và bổ sung dựa trên những yêu cầu chất lượng của khách hàng.
- Công tác xây dựng và áp dụng các thủ tục về xếp dỡ, lưu kho, bao gối và
giao nhận nhằm phòng ngừa các sản phẩm lưu trong thời gian dài bị hư
hỏng và suy giảm chất lượng, số lượng.
- Các sản phẩm trong kho được lưu giữ trong điều kiện thích hợp tránh bị
hư hỏng, mất mát, nhầm lẫn trong quá trình bảo quản và giao nhận.

- Chỉ những sản phẩm qua kiểm tra xác nhận đạt yêu cầu mới làm thủ tục
nhập kho, với hàng không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì có kế hoạch đàm
phán với nhà cung cấp.
- Chất lượng phụ liệu được đối chiếu trực tiếp với mẫu do phòng kỹ thuật
chuyển xuống.
- Nguyên phụ liệu từ khi tạm nhập đến khi kiểm tra và đo đếm xong thì
luôn được để ở các giá hàng, theo từng khu vực riêng và được phân loại
theo khách hàng.
Phương tiện, thiết bị:
- Cân

- Bàn kiểm tra lỗi vải
- Máy nâng hạ
Máy nâng hạ đẩy tay (được sử dụng để bốc dỡ trong kho)
Máy nâng hạ cơ giới

Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
- Sử dụng thang máy để vận chuyển nguyên phụ liệu giữa các tầng.
Nhận xét:
- Kho của công ty được bố trí gần cửa chính của công ty để công việc
nhập hàng được dễ dàng, thuận lợi. Nhưng đường tới các xí nghiệp thì
mất nhiều thời gian và nhân công vận chuyển.
- Vì công đoạn cắt may và hoàn tất bố trí trên tầng II của mặt bằng công ty
nên việc vận chuyển nguyên phụ liệu không thể chỉ dùng xe đẩy, mà đòi
hỏi phải có công nhân bốc xếp.

II. Tìm hiểu quá trình cắt
Nhiệm vụ của phân xưởng cắt :
- Nhận các tài liệu kỹ thuật do phòng kỹ thuật chuyển tới cùng với nguyên
liệu từ kho nguyên liệu.
- Tiến hành cắt cung cấp bán thành phẩm cho công đoạn may.
1. Qui trình:
- Nhận nguyên liệu
- Chuẩn bị bàn cắt
- Trải vải
- Sao sơ đồ
- Cắt
- Đánh số
- Ép mex ( nếu có)
- Phối kiện bó buộc
- Xuất bán thành phẩm
1.1 Nhận nguyên liệu
- Khi nhận được lệnh sản xuất của phòng kế hoạch sản xuất và bảng
hướng dẫn nguyên phụ liệu, tổ trưởng liên hệ với kho nguyên liệu để tiến
hành nhận nguyên liệu của mã hàng như : vải, mex, dựng, vải lót …
- Kiểm tra lại khổ vải, đối chiếu phiếu báo khổ
- Căn cứ vào bảng hướng dẫn sử dụng NPL để đối chiếu màu vải, chất liệu
của nguyện liệu thuộc mẫu sơ đồ cắt
1.2 Chuẩn bị bàn cắt
- Đây là khâu quyết định đến định mức vải, do đó việc ktra kỹ thuật diễn
ra thường xuyên kết hợp với sơ đồ cắt.
- Cần chuẩn bị dụng cụ, thiết, bàn cắt phù hợp với sơ đồ giác
- Tiến hành kiểm tra mẫu sơ đồ bằng cách đo và đối chiếu kích thước của
mẫu, đối chiếu lại với các dữ liệu ghi trên mẫu
- Bàn cắt phải lau sạch sẽ. Trước khi trải vải thì phải trải 1 lượt giấy để
tránh bẩn nguyên liệu và để vải trong quá trình cắt ko bị xô lệch.

- Đặt sơ đồ cắt và đánh dấu chiều dài cần trải
1.3 Trải vải
Tạo ra bàn vải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đúng chiều dài, chiều rộng khớp
với sơ đồ mẫu thì cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
Phương pháp trải vải
Theo sự chỉ đạo của tổ trưởng, công nhân trải vải, tháo dỡ vải ra khỏi cuộn
tiến hành trải vải theo hướng dẫn;
- Trải mặt phải lên
- Khi trải vải nếu có hiện tượng co văng thì bấm văng hoặc dọc văng
- Ở bảng màu từng cây vải, nếu bị loang màu thì dừng lại báo bộ phận kỹ
thuật xử lý.
Trong công tác trải vải, tuỳ từng chất liệu mà để độ thừa đầu bàn (thường là
2cm). Những chất liệu co bai để đầu bàn là 4cm. Số lớp vải trên bàn cắt
được quy định theo độ dày bàn vải.
1.4 Sao sơ đồ:
Sao chép lại các sơ đồ mẫu gốc do tổ kỹ thuật xây dựng để chuẩn bị cắt theo
sơ đồ sao lại
Quá trình thực hiện: Kiểm tra lại chi tiết trên sơ đồ gốc, sao bằng giấy than.
Trong quá trình làm, dùng kẹp sắt kẹp chặt các lớp giấy xuống bàn từng
đoạn một khoảng 60cm. Dùng bút, thước thẳng, dưỡng để sao lại một cách
chính xác.
Số lượng sơ đồ sao phụ thuộc vào số bàn vải cần cắt, mỗi bàn vải cần một
sơ đồ sao.
1.5 Cắt:

Sử dụng máy cắt di động cắt bỏ các biên vải mép không bằng trước để
xem má nào hụt thì kéo cho bằng. Sau đó tiến hành cắt các chi tiết phụ trước
rồi đến chi tiết chính, chi tiết phụ ở phía tay nào thì cắt các chi tiết ở phía
tay đó trước.
Dùng máy cắt phá cắt từng mảng chi tiết, các chi tiết cần cắt gọt được
chuyển sang máy cắt gọt. Khi gọt các chi tiết nhỏ cần phải chủ ý : phân biệt
để riêng từng cỡ tránh tình trạng nhầm lẫn chi tiết nhỏ giữa các cỡ gây nên
thừa thiếu hoặc bẩn bán thành phẩm.
Đối với các chi tiết có điểm bấm (điểm tay, miệng túi, nắp túi…), đối với
những mã hàng mà thân áo có 2 chi tiết trên thân thì khi cắt cần bấm dấu sâu
0,5cm.
Yêu cầu kỹ thuật: các chi tiết cắt xong phải chính xác theo sơ đồ, đường
cắt nhẵn, không gồ ghề. Cắt xong phải kiểm tra các tập bán thành phẩm, nếu
chi tiết nào có lỗi thì bỏ ra ngoài để cắt bù và phải ghi lại các chi tiết lỗi.
Tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi việc cắt bán thành phẩm và ghi vào biểu
theo dõi cắt bán thành phẩm. Sau khi cắt xong bó gọn các thành phẩm rồi
chuyển sang bàn đánh số.
1.6 Đánh số, đồng bộ:
Việc đánh số được tiến hành sau khi kiểm tra các chi tiết của sản phẩm
về số lượng, độ chính xác cắt ra theo qui trình và tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm
mục đích tránh sai màu của chi tiết cùng số. Vị trí đánh số được qui định
theo tiêu chuẩn của từng mã hàng.
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
Yêu cầu đánh số: rõ ràng, lần lượt chính xác , cao số là 0,4cm, đánh sát
mép. Nếu một bàn vải có nhiều màu sắc khác nhau thì đánh số từ lá đầu bàn

đến hết màu đó và lại bắt đầu từ số 1 với màu vải khác.
Biên bản yêu cầu đánh số xem phụ lục (Tiêu chuẩn cắt, quy trình cắt)
Đánh số : sử dụng phương pháp in số bằng thiết bị in Great wall Z5208
(Z5210)
Việc kiểm tra bán thành phẩm sau cắt (ví dụ với các cho tiết yêu cầu đối
xứng) được kiểm tra và chỉnh sửa theo đúng yêu cầu trong biên bản hướng
dẫn cắt.
1.7 Ép mex:
Trước khi ép mex phải xác định tính chất của từng loại mex để điều
chỉnh nhiệt độ cũng như lực nén và thời gian cho phù hợp.
Trong khi ép phải thường xuyên kiểm tra sản phẩm, nếu chất lượng sản
phẩm ko đạt yêu cầu thì phải tiến hành ép lại.
Sản phẩm ép xong phải đảm bảo độ dính kết bền chặt không bong rộp
hay biến dạng sản phẩm.
1.8 Phối kiện bó buộc
Sau khi đánh số các chi tiết, công nhân phối kiện đồng bộ các bán thành
phẩm cắt để chuyển cho công đoạn may, đảm bảo đủ chi tiết không lẫn lộn
từ mã này sang mã khác, không rơi vãi trong quá trình vận chuyển.
Yêu cầu: trước khi phối kiện kiểm tra số mặt bàn các chi tiết chính và
phụ có khớp nhau không. Bó buộc phải đúng quy định , tránh rơi vãi mất
mát , đối với những bàn vải có từ 2 cỡ trở lên , khi phối cần chú ý đầu phối
kiện của từng cỡ vào với nhau tránh nhầm lẫn hay thừa thiếu.
1.9 Xuất bán thành phẩm
Khi BTP đã được bó buộc cất giữ, tổ trưởng có trách nhiệm quản lý bảo
quản để cấp phát cho công đoạn may khi có lệnh sản xuất.
Mỗi tổ trưởng fải ghi đầy đủ các thông tin vào phiếu xuất:
Phiếu xuất bán thành phẩm tổ cắt:

hàng
Số

lượng
Tổ sản
xuất
Ngày Màu/C

Vận
chuyển
Công
2. Các thiết bị, phương tiện sử dụng để trải vải và cắt
Công đoạn trải vải được thực hiện thủ công, phương tiện hỗ trợ
gồm bệ tở vải và que gạt.
Bệ tở vải (cấu tạo).
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
Công đoạn cắt thực hiện qua 2 công đoạn, cắt thô bằng máy đẩy
tay sau đó thực hiện cắt tinh bằng máy cắt vòng. Đối với vải dệt thoi
thường được cắt chính xác luôn bằng máy đẩy tay.
Bảng thống kê chủng loại thiết bị tại xưởng cắt
Stt Tên máy/ Thông số kĩ thuật Mô tả
1. Máy cắt đẩy tay: KM Mack
Model : KS-AUV
Motor : 1p 220v 50Hz
Dòng : 3,3 a
2. Máy cắt đẩy tay : Blue streaka
II
Model : 629

Cỡ dao : 6” ,7” , 8”
Motor : 1p 220v
Trọng lượng : 15,4 kg
3. Máy cắt vòng (cắt tinh)
KM Band Knife
Model : KB- 700
Chiều cao tập vải max 180mm
Cỡ bàn : 1200x 1600mm
Dài tay đòn : 700 mm
Tốc độ : Có hệ thống điều chỉnh
Trọng lượng : 198kg
Cỡ dao : 0.45x10x3500mm
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
Motor :
1p 110/220v (3p 220/380v)
4. Máy cắt vòng (cắt tinh)
KM Band Knife
Model : KB- 900
Chiều cao tập vải max 180mm
Cỡ bàn : 1500x 1800mm
Dài tay đòn : 900 mm
Tốc độ : Có hệ thống điều chỉnh
Trọng lượng : 213kg
Cỡ dao : 0.45x10x3860mm
Motor :

1p 110/220v (3p 220/380v)
5. Máy cắt vòng cố định
Kh 01-01-02
Công ty cơ khí may gia lâm
6. Máy cắt vòng cố định
Model : UVI-III (Đức)
XN may số 2
7. Thiết bị khoan dấu Kaixuan
Model : Kx-201
Motor : 1p 220v 1,5a
Tốc độ : 2850/3400 spm
8. Thiết bị khoan dấu : KM
Model : KD-110
Tốc độ : 0~ 2500 rpm
Khả năng khoan : 110m/m
Cỡ kim khoan : 1.0~2.0 m/m
Trọng lượng : 4.2 kg
Cao máy : 500m/m
9. Thiết bị đánh số
Great Wall Z5208
(Z5210)
10. Bàn trải
cỡ : 1.8 x15 m
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
Môđun bàn : 1.8 x 1.1m

11. Máy dập mex KUKDONG
Model : KD-P3
Nguồn : 360v 50hz
Công suất : 3hp 2,2kw
Lực dập : 250 kg/cm
2
3. Tổ chức tác nghiệp công đoạn trải vải và cắt
Tổ cắt bao gồm 23 người
Tổ trưởng : 1
Kỹ thuật : 1
Thủ kho: 1
Trải vải : 6
Cắt phá cắt gọt : 5
Đánh số đồng bộ : 5
Gói vận chuyển bán thành phẩm, nguyên phụ liệu: 2
Đổi bán : 2
Tổ trưởng chỉ đạo tổ chức quản lý nguyên liệu nhận từ kho.
Điều hành công việc trong tổ để các bước công việc nối tiếp nhau một cách
nhịp nhàng, tận dụng hết công suất của thiết bị, không để bàn vải trống,
không để máy cắt ngừng làm việc.
Quản lý và giao nhận bán thành phẩm cắt cho bộ phận ép
Kiểm tra và ra BTP, ra các tổ may, tổ chức thực hiện việc xuất nhập NL tồn
của xí nghiệp. Việc hạch toán bàn cắt và các báo cáo phù hợp với yêu cầu
của xí nhghiệp.
Bố trí lao động trong tổ phù hợp với nhu cầu sản xuất trong từng thời điểm,
đảm bảo cung cấp kịp thời bán thành phẩm phục vụ cho công đoạn may.
III. Tìm hiểu quá trình may
Quá trình may được thực hiện trọng phân xưởng may, trên dây chuyền may.
Nhiệm vụ phân xưởng may: may lắp ráp các chi tiết từ khi nhận bán thành
phẩm cắt tới khi hoàn thành một sản phẩm.

1. Quá trình tổ chức sản xuất trên dây chuyền may
1.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất ( xí nghiệp II)
Trong một phân xưởng: có 4 dây chuyền. Sử dụng kiểu dây chuyền treo.
Mỗi dây chuyền bao gồm:
- Tổ trưởng: 1 người
- Tổ phó kỹ thuật: 1 người
- Thu hoá: 2 người
- Công nhân trong dây chuyền: 36- 45 người
1.2 Quy trình sản xuất
1.2.1 Chuẩn bị mã hàng
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
- Nhận bảng màu, bảng thiết kế dây chuyền may, tiêu chuẩn kỹ thuật của
mã hàng mới.
- Nghiên cứu quy cách kỹ thuật của mã hàng
- Giới thiệu mẫu chuẩn: hình dáng bên ngoài, cấu tạo sản phẩm trước khi
đưa vào sản xuất, phổ biến cho công nhân nắm được tiêu chuẩn của mã
hàng.
- Nghiên cứ bảng thiết kế dây chuyền, cân đối lại lực lượng lao động,
thiết bị để có kế hoạch phân công hoặc bổ sung lao động hợp lý.
- Kiểm tra việc sử dụng vật tư, nguyên phụ liệu, bảng màu có khớp
không. Nếu có nhầm lẫn, sai khác phải báo ngay cho kỹ thuật xí nghiệp
để xử lý.
1.2.2 Giao nhận và kiểm tra bán thành phẩm
- Tổ trưởng nhận kế hoạch sản xuất, bám sát kế hoạch ngày vào chuyền,
ngày ra chuyền để đôn đốc công nhân hoàn thành mã hàng cũ.

- Liên hệ với tổ cắt để kịp thời có bán thành phẩm đưa vào chuyền.
- Nhận bán thành phẩm từ tổ cắt phải ghi vào số theo dõi rõ ràng: số
lượng mẫu mã và các chi tiết can, pha nếu có. Kiểm tra kích thước bán
thành phẩm theo phiếu công nghệ. Phát hiện kịp thời các lỗi ngoại quan
như: loang màu, thủng, rách, ố vàng, bẩn, dính dầu…để báo cáo lại và
khắc phục lỗi sai. Các lỗi bẩn phải đuợc tẩy bằng hoá chất hoặc giặt
bằng nuớc sạch trước khi đưa vào dây chuyền.Ghi rõ các trường hợp cắt
hàng thiếu hoặc thừa, nhầm lẫn của công nhân kỹ thuật cắt.
1.2.3 Rải chuyền
Rải chuyền khi đã được kỹ thuật xí nghiệp nghiên cứu rải một cách tỉ mỉ,
và thống nhất trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.
Trưởng chuyền có trách nhiệm quản lý nhân sự trong chuyền của mình,
giải quyết ách tắc trên chuyền, chịu trách nhiệm về năng suất, chất lượng.
Tổ trưởng đôn đốc công nhân hoàn thành mã hàng cũ đúng kế hoạch, kịp
thời vào chuyền mã hàng mới. Trong thực tế sản xuất của xí nghiệp, để dây
chuyền may được trôi chảy liên tục thì tổ trưởng phải linh hoạt rải chuyền
gối đầu hai mã hàng.
Phổ biến tiêu chuẩn kỹ thuật đến từng công nhân. Hướng dẫn công việc
cho từng công đoạn. Kiểm tra giám sát việc thực hiện của công nhân và yêu
cầu công nhân tự kiểm tra sản phẩm của mình trong quá trình sản xuất, đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật.
Thường xuyên uốn nắn từng thao tác của công nhân, giải đáp kịp thời
các câu hỏi. Kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng kim, chỉ, mật độ mũi may.
Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vật tư nguyên phụ
liệu, bảng màu kịp thời phát hiện những sai khác, nhầm lẫn.
Nghiên cứu những nhận xét của sản phẩm đầu chuyền so với sản phẩm
mẫu để khắc phục những sai hỏng kịp thời, giảm tối đa sản phẩm tái chế.
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT

14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
Nếu xảy ra tình trạng ứ đọng trên chuyền tại một bước công việc, tổ
trưởng phải trực tiếp làm hoặc phân công công nhân hỗ trợ cho những bước
công việc đó.
Nếu có trục trặc về thiết bị thì tổ trưởng có trách nhiệm liên hệ với đội kỹ
thuật thiết bị của công ty để sửa chữa kịp thời đảm bảo tiến độ sản xuất.
Thu hoá có trách nhiệm kiểm tra 100% các sản phẩm cuối chuyền theo
tiêu chuẩn.
Viết phiếu xuất hàng, nhập hàng, phân loại thống kê số lượng hàng hỏng
trong ngày, giao và nhận hàng sửa chữa đối với các tổ may, giao và nhận
sản phẩm với phân xưởng giặt. Ghi đầy đủ chính xác sản lượng làm được
trong ngày.
2. Công tác quản lý chất lượng may
• Thu hoá trực tiếp trên chuyền:
Đối chiếu chất lượng sản phẩm vừa sản xuất với những tiêu chuẩn trong
quy cách kỹ thuật.
+ kiểm tra, đánh dấu và yêu cầu tái chế những sản phẩm không
phù hợp với yêu cầu kỹ thuật: dựa trên những tiêu chuẩn ngoại quan,
kích thước, kỹ thuật may ráp.
+ kiểm tra phụ liệu đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng.
+ kiểm tra ánh màu chỉ so với công đoạn trước
+ kiểm tra sự đồng đều màu của các chi tiết.
Trên chuyền các công nhân tham gia phát hiện sai hỏng (lỗi bề mặt, sai lệch
về dấu, kích thước…) tiến hành kẹp giấy lỗi và kịp thời báo với trưởng
chuyền thông qua bộ phận cắt để đổi bán. Với những lỗi hỏng mang tính hệ
thống (khoan dấu sai vị trí…) yêu cầu báo với bộ phận kỹ thuật để kịp thời
xử lý nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và kịp thời tiến độ sản xuất.
3. Thiết bị may sử dụng trong công ty

Bảng thống kê chủng loại máymay sử dụng trong công ty
Stt Thiết bị Thông số kỹ thuật Mô tả
1 JuKi
MOG-3716
Máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ
Tốc độ máy: Max. 6,000 spm
Dài mũi may: Max. 5mm
Needle Gauge: 4.8mm

Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
2 JuKi
LH-3128
(LH-3128-
7
LH-3188
LH-3178
LH-3168
LH-3168 )
Máy 2 kim đồng trục mũi
xích
Max. Tốc độ máy :
3,000rpm
Max. Dài mũi may : 5mm
Độ nâng chân vịt : Bằng tay:
5.5mm, Bằng gối: 12mm

Thông số kim :DP5(#9)#9
,#14
Bed size : 517mm x 178mm
Trọng lượng đầu máy : 38kg
3 JuKi
DDL-
5550N
(DDL-
5550N -7
DDL-
9000SS
DDL-
5600N)
Máy 1 kim mũi thoi
Kích thước mặt
máy: 517mm x 178mm
Tốc độ max.: 5500 rpm/spm
Dài mũi may max: 5mm
Thông số kim: DB x
1(#14)#9~#18
Độ nâng chân vịt bằng
tay : 5.5 mm
Độ nâng chân vịt bằng
gối: 13 mm
Trọng lượng máy: 75 LBS.
JuKi DDL-5550N
JuKi DDL-5550N - 7
4 JuKi
AMS-210D
Máy chuyên dụng (máy may

hành trình )
Tốc độ tối đa. 2,500 spm
Diện tích may. 60 mm (l) x
130 mm (w)
Dài mũi may max. 12.7 mm
Feeding Frame Lift max. 25
mm
Số mũi max. 20,000
mũi/chương trình con
Số chương trình con max.
691 patterns
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
5 KANSAI
DFB 1404
PMD
6 JuKi
MS-1261
Máy chuyên dụng (may ống)
Tốc độ máy max. 3600
R.P.M.
Needle bar stroke : 33.2mm
Thông số kim : #16,#22
7 JuKi
LK-
1900HS

(LK- 1850
LK- 1900
Máy chuyên dụng (máy thùa)
Tốc độ máy max. 2,700 spm
Dài mũi may max. 10 mm
KHổ hành trình 20 mm (l) x
40 mm (w)
Độ nâng móc max. 17 mm
Số mũi max. 10,000
Mũi/Chương trình
Số chương trình max. 64
Chương trình
LK-1900HS
LK- 1850
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
4500
spm

11~18
34 mm
7~17
titch/in
ch
1;1’/8
;1’/4;
1’/2
Máy chuyên dụng 4kim 8chỉ
mũi xích

17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
8 Juki union
special
35800 pz
(35800DN
9;
35800DZ3
6)
Máy chuyên dụng (máy ống)
3kim 6chỉ mũi xích
Tố độ max. 4500 RPM
Dài mũi: 2.1~3.6mm, set at
3.2mm
Kiểu Mũi/Đường: 401LSc-
3 ;LSc-2
Kim: 130GS
9 Juki union
special
51800
Máy chuyên dụng (sử dụng
may cạp) 4kim 8chỉ mũi xích
Tốc độ may max. 4,800 spm
Dài mũi 2.1 - 2.8 mm
Kiểu mũi/đường 401SSa-4
10 Yamato
VC2603
-140M
11 Juki

LH-1152-4
12 Jamato
AZ8003H-
04DF
Máy vắt sổ
Bảng thống kê thiết bị
Stt Model Hãng Chức năng sử dụng
1. MOG-3716 JUKI
2. LH 3128 JUKI
3. LH 3128 -7 JUKI
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
4. LH 3168 JUKI
5. LH 3178 JUKI
6. LH- 1152- 4 JUKI
7. LH 3188 JUKI
8. DDL 5550N JUKI
9. AMS-210D JUKI
10. LK -1900 JUKI Thùa khuyết
11. LK- 1850 JUKI Thùa khuyết
12. LK-1900HS JUKI
13. MS -1261 JUKI
14. DDL- 9000SS JUKI
15. DDL- 5600 N JUKI
16. DDL-5550N-7 JUKI
17. 51800 JUKI Union

Special
18. 35800DN9
19. 35800 DZ36 JUKI Union
Special
20. Huntey llions USA
21. 514- E52- 133 Kansai
22. EF4- B531
23. DFB 1404
PMD
Kansai
24. Ngai shing Đính cúc
25. D- 33703 DURKOPP
ADLER
26. VC 2603-
140M
YAMOTO
27. AZ8003H-
04DF
YAMOTO Vắt sổ
28. SPS/A-
B1201M
SUNSTAR Thùa khuyết
29. ES-94A Silver star là
30. DIVA135 Philip là
4. Quá trình và thiết bị hoàn tất
Cơ cấu tổ chức : 11 người
Tổ trưởng : 1
Làm list : 1
KCS : 3
Đóng gói : 4

Đóng hòm : 2
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
Công đoạn kiểm tra:
- Tất cả các sản phẩm thoát chuyền, thu hoá phải kiểm tra 100% dựa trên
tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng.
- Những sản phẩm chưa đạt yêu cầu kỹ thuật thì ghi lỗi, đánh dấu bằng
băng dính và trả lại dây chuyền may để sửa.Với mặt hàng nào thì kiểm
tra theo phiếu công nghệ của mặt hàng đó, phát hiện kịp thời các sai sót
tránh tình trạng hàng xuất đi phải trả về tái chế.
- Các sản phẩm mắc lỗi bẩn thì tẩy bằng hoá chất (cồn), và fải được nhặt
chỉ sạch.
- Khi hàng được kiểm tra đạt chất lượng phải để riêng từng mã.
Công đoạn Gấp, bao túi:
Gấp là khâu định hình cho đóng gói. Quy cách gấp đối với từng mã phụ
thuộc vào từng loại sản phẩm, tính chất của nguyên liệu chính nhưng phải
đảm bảo tiêu chuẩn, thuận tiện cho việc triìn bày kiểu mẫu. Bao túi liên kết
các sản phẩm với nhau trước khi đóng kiện. Số lượng trong túi nilông phụ
thuộc vào mỗi mã hàng.
Công đoạn hòm hộp:
Được đóng theo lệnh có sẵn. Kích thước hòm hộp theo quy định của khách
hàng được lót giấy chống ẩm xung quanh.
VD: hòm có kích thước 80x60x30
Số lượng 13 cái/hòm
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên


Lớp: K11_CNDMTT
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
Phần II: TÌM HIỂU VÀ THỰC HÀNH NGHIỆP
VỤ KỸ THUẬT Ở XÍ NGHIỆP
I.Nội dung tài liệu thiết kế kỹ thuật cho một mẫu hàng
nói chung và cho một mẫu cụ thể nói riêng
Do đặc thù công ty may gia công là là may gia công lên phần lớn
tài liệu thiết kế kỹ thuật không thực hiện trực tiếp tại công ty. Bộ
phận kỹ thuật tại công ty và xí nghiệp chỉ nhận và xử lý tài liệu kỹ
thuật công nghệ do khách hàng chuyển đến. Nội dung tài liệu thiết kế
kỹ thuật bao gồm:
- Hình ảnh mẫu : mô tả hình ảnh trước và sau của sản phẩm, thể hiện cụ
thể cấu trúc từng chi tiết trên sản phẩm (cổ áo, túi áo, măng séc, đai,
khoá…), mặt cắt…
- Bảng nguyên phụ liệu và phối màu: định mức nguyên phụ liệu cho mã
hàng (vải chính, vải lót, cúc, khoá,…) chi tiết về kích thước, số lượng,
áp dụng cho cỡ nào, phối màu ra sao.
- Hình vẽ hướng dẫn cách đo thành phẩm và bảng thông số thành phẩm.
II. Nội dung tài liệu kỹ thuật – công nghệ cho một
mẫu hàng nói chung và một mẫu cụ thể nói riêng
Bộ phận kỹ thuật căn cứ vào tài liệu do khách hàng gửi đến cùng với các
yêu cầu thực tế tại xí nghiệp, tiến hành xây dựng tài liệu kỹ thuật- công
nghệ bao gồm:
- Tài liệu tiêu chuẩn thành phẩm : mô tả chi tiết đặc điểm của thành
phẩm, các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu lắp ráp.
- Định mức phụ liệu
- Bảng tiêu chuẩn đặt phụ liệu
- Quy trình công nghệ may bộ phận

- Bảng phối màu nguyên phụ liệu
- Bản quy trình cắt
- Bản tiêu chuẩn cắt
- Kiểm tra định mức nguyên liệu, giác lại sơ đồ (nếu cần), nhảy mẫu và
tiến hành in sơ đồ cắt (phòng kỹ thuật của công ty). Tiến hành kiểm tra
và bổ sung những thiếu sót trên sơ đồ cắt ( vị trí chấm dấu, vị trí kiểm
tra…)
- Bản tiêu chuẩn đặt thùng carton
- Tiêu chuẩn đặt túi PE
- Tiêu chuẩn là gấp, bao gói
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
III. Nội dung tài liệu tổ chức - điều hành sản xuất cho
một mẫu hàng nói chung
- Lệnh sản xuất theo quý, theo ngày do phòng kế hoạch thị trường lập
- Bảng theo dõi tiến độ sản xuất tại phòng giám đốc xí nghiệp
IV. Tìm hiểu công tác sáng tác thiết kế mẫu công ty
Đối với những đơn hàng phải thiết kế mẫu
- Thiết kế một cỡ chuẩn để may mẫu theo yêu cầu của khách hàng
- Khi đã có nhận xét của khách hàng phải nghiên cứu và điều chỉnh mẫu
cỡ gốc hoàn chỉnh
- Nhận bản thử độ co từ tiêu chuẩn để điều chỉnh mẫu, nhảy mẫu các cỡ,
định vị bảo đảm thông số của khách hàng.
- Kết hợp với tiêu chuẩn kiểm tra thông số sản phẩm mẫu điều chỉnh mẫu
thiết kế khi khách hàng góp ý, khi duyệt mẫu hoặc thay đổi.
- Nhảy mẫu, định vị các vị trí mẫu may, thêu in cơ bản trên mẫu thiết kế

của các cỡ theo hàng.
Công tác thiết kế mẫu được các nhân viên kỹ thuật trong phòng kỹ thuật
của công ty đảm trách. Sử dụng phần mềm: Gerber, Lectra để thiết kế dưới
dạng môđun (thiết kế kỹ thuật).
THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ KỸ THUẬT
1. Ra mẫu, phương pháp nhảy mẫu, giác sơ đồ
* Ra mẫu:
Đặc điểm chi tiết cấu trúc hình dáng của mẫu cùng công nghệ kế thừa từ
tài liệu của khách hàng gửi về. Xem xét và kiểm tra lại chi tiết, kĩ càng,
dịch ra tiếng Việt cho sản xuất.
Phối màu : Dựa trên bảng phối màu từ tài liệu thiết kế của khách hàng,
xây dựng một bảng hướng dẫn và làm tiêu chuẩn cho mẫu sản xuất.
Bảng phối màu thể hiện tất cả các thông tin phối màu của sản phẩm, mã,
vị trí phối, màu chỉ ,nhãn, mác sản phẩm.
2. Xây dựng quy trình công nghệ
Qui trình công nghệ của sản phẩm là kết hợp với bảng tính định mức thời
gian của sản phẩm.
Phương pháp và cách làm:
Dựa trên kinh nghiệm của nhân viên: qua việc phân tích kết cấu, cấu
trúc các chi tiết, các lớp, toàn bộ các phần trên sản phẩm đưa ra qui trình
may cho từng cụm chi tiết.
3. Tính định mức về nguyên phụ liệu, thời gian gia công sản
phẩm
* Thời gian gia công sản phẩm
Dựa vào việc :
+ bấm giờ
+ kế thừa thống kê kết quả của nhiều lần thực hiện tính thời gian.
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT

22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
+ nghiên cứu và phân tích kết cấu sản phẩm của khách hàng
+ dựa vào kinh nghiệm.
* Định mức phụ liệu : do tài liệu của khách hàng đưa, phòng kỹ thuật
kiểm tra. Rồi sau khi may mẫu, định mức phụ liệu được chính xác lại.
Định mức chỉ : đo trực tiếp trên sản phẩm, từ việc tính toán đường may của
một màu chỉ, cộng với qui định độ dài lại chỉ 2 đầu đường may và nhân với
hệ số đường may tính toán được định mức chỉ.
* Định mức nguyên liệu: dựa vào tài liệu của khách hàng
Sau khi may mẫu, định mức nguyên liệu cũng được tính lại và chính xác
với sản xuất. Sau đó đưa lại cho khách hàng để thống nhất.
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
Phần III: TÌM HIỂU CHUNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ VÀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
I. Giới thiệu chung về nhà máy
Giới thiệu về Công ty:
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long
Bộ môn CN May-Thời trang
 Tên Công ty: Công ty Cổ phần May Thăng Long

 Tên tiếng Anh: Thăng Long Garment Joint Stock Company
 Tên viết tắt: THALOGA,JSC
 Biểu tượng của Công ty:
 Vốn điều lệ: 23.306.700.000 đồng
(Hai mươi ba tỷ ba trăm linh sáu triệu bảy trăm nghìn đồng).
 Trụ sở chính: Số 250 phố Minh khai, phường Minh Khai,
quận Hai bà Trưng, Hà Nội.
 Điện thoại: (84-4) 8623372- 8623054
 Fax: (84-4) 8623374
 Website:
 Giấy phép thành lập: Quyết định số 165/TCLĐ-BCN ngày
14/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước
Công ty May Thăng Long trực thuộc Tổng
Công ty dệt may Việt Nam thành Công ty
Cổ phần may Thăng Long
 Giấy CNĐKKD: Số : 0103003573 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 15 tháng 01 năm
2004.
 Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng các sản phẩm may
mặc, các loại nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc
nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành Dệt
May;
Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên

Lớp: K11_CNDMTT
25

×