Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Protech

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.43 KB, 89 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
MỤC LỤC
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
LỜI MỞ ĐẦU
Đi đôi với việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp công tác kế toán
đóng vai trò rất quan trọng. Bộ phận kế toán có nhiệm vụ tập hợp chứng từ,
hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đối tượng và từ đó
cung cấp thông tin, số liệu cho ban giám đốc, các đối tác và các cơ quan chức
năng. Thông tin kế toán giúp ban giám đốc nắm được quá trình sản xuất kinh
doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp khắc phục
những khó khăn, thiếu sót và phát huy thế mạnh nhằm thúc đẩy quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh.
Kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh và sự ổn định về cơ cấu tài chính
tổng thể mang quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Trong quá trình
sản xuất, việc xác định được chi phí nhằm tính toán kết quả kinh doanh là rất
quan trọng. Để làm được điều đó với một doanh nghiệp sản xuất, kế toán cần
tập hợp được từng loại chi phí và tính giá thành sản phẩm, cung cấp thông tin
chính xác và cần thiết giúp cho các nhà quản lý phân tích, đánh giá tình hình
thực hiện các định mức chi phí, tình hình sử dụng vật liệu, lao động, máy móc
là hợp lý hay lãng phí, từ đó tìm ra biện pháp giảm chi phí để hạ giá thành,
như vậy sản phẩm của doanh nghiệp mới cạnh tranh được trên thị trường.
Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã được học tại trường Đại
học cùng với những hiểu biết của mình trong thời gian thực tập vào hoạt động
hạch toán kế toán của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần


Prodetech"
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

1
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
Nội dung của báo cáo gồm 3 phần sau:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí
tại Công ty Cổ phần Prodetech.
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Prodetech.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Prodetech.
Do thời gian thực tập chưa được nhiều, kiến thức còn hạn chế nên bài
viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
giúp đỡ, chỉ bảo của thầy, cô hướng dẫn cùng các anh, chị kế toán trong
doanh nghiệp để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Qua đây, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Giảng viên
PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi, người đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho em
trong suốt thời gian thực tập cùng toàn thể Ban giám đốc và các cô chú, các
anh chị trong công ty đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp.
Trân trọng cám ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2011.
Sinh viên
Nguyễn Trung Thị Ngọc Chi
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

2
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT

VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
PRODETECH
1.1- Đặc điểm sản phẩm của Công ty Cổ phần Prodetech.
 Danh mục sản phẩm:
Công ty Cổ phần Prodetech chuyên chế tạo, sản xuất, cung cấp các sản
phẩm thiết bị của hệ thống cơ điện. Sản phẩm của doanh nghiệp rất đa dạng
được chia thành các nhóm chủ yếu sau:
Biểu số 1.1: Danh mục sản phẩm
STT
Nhóm sản
phẩm
Tên sản phẩm Mã hiệu
Đơn vị
tính
1 Tủ điện
Tủ điện 690x570x250 PDT0 Chiếc
Tủ điện 760x600x250 PDT1 Chiếc
Tủ điện 800x500x250 PDT2 Chiếc
Tủ điện 920x690x250 PDT3 Chiếc
2
Tủ điều
khiển
Tủ ĐK 1200x800x300 PDT-ACO-5A Chiếc
Tủ ĐK 1400x900x300 PDT-ACO-10A Chiếc
Tủ ĐK 1800x900x300 PDT-ACO-15A Chiếc
3 Tủ cứu hỏa
Tủ CH 1280x290x350 PDT-YDA-75 Chiếc
Tủ CH 1480x290x350 PDT-YDA-85 Chiếc
4 Ống gió
Ống gió tròn ROD M

Ống gió vuông RED Cái
Ống gió xoắn SPD Cái
5 Cửa gió
Cửa gió hồi có lưới lọc bụi FRG Cái
Cửa gió khuếch tán SAD Cái
Cửa gió kiểu khe SLD Cái
Cửa gió lấy gió ngoài trời WL Cái
Cửa gió một nan đơn dọc V-SAG Cái
Cửa gió một nan đơn ngang H-SAG Cái
Cửa hai lớp bầu dục DDG Cái
Cửa tôn soi lỗ PFD Cái
Van gió tròn R-VCD Chiếc
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

3
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
Van gió vuông D-VCD Chiếc
Van cửa gió AG-VCD Chiếc
Van gió một chiều CD Chiếc
Van dập lửa FD Chiếc
7
Chụp
thông gió
Chụp thông gió gắn tường SV Chiếc
Chụp thông gió gắn tường SUS Chiếc
Chụp thông gió gắn tường SUF Chiếc
Chụp thông gió gắn tường SUA Chiếc
8
Lưới lọc
bụi

Lưới lọc bụi M-MV Chiếc
Lưới lọc bụi M-MI Chiếc
Lưới lọc bụi M-Box Chiếc
Lưới lọc bụi M-Wash Chiếc
Lưới lọc bụi M-DP Chiếc
9 Thang cáp Thang cáp các loại CL (G) Cái
10 Máng cáp Máng cáp các loại LCL Cái
Danh mục những nhóm sản phẩm này được sản xuất theo cùng một quy trình
công nghệ, mỗi sản phẩm được tạo ra ở giai đoạn sản xuất khác nhau nên việc
phân nhóm này cũng là cơ sở để tính giá thành sản phẩm được cụ thể.
 Tiêu chuẩn chất lượng:
Hiện tại Công ty đã xây dựng và đăng ký tiêu chuẩn chất lượng cho sản
phẩm của mình gồm hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và chứng
chỉ tiêu chuẩn chất lượng QUATEST do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất
lượng cấp. Chất lượng sản phẩm còn được căn cứ trên chất lượng vật liệu đầu
vào mà nhà cung cấp đã đăng ký và kỹ thuật sản xuất về các tiêu chuẩn quy
cách, kích thước theo yêu cầu của khách hàng.
 Tính chất của sản phẩm:
Các sản phẩm của công ty đều mang tính đơn nhất, hầu hết đều được gia
công trên một quy trình công nghệ cho ra nhiều loại sản phẩm khác nhau mà
một số ít chỉ ở khâu lắp giáp tạo hình cho sản phẩm.
 Loại hình sản xuất:
Công ty có mô hình sản xuất hàng loạt, cả đơn chiếu và chủ yếu là theo
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

4
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
đơn đặt hàng của khách hàng và đơn đặt hàng cho các công trình, trong đó:
- Các loại ống gió, cửa gió, van gió, chụp thống gió, thang cáp, máng
cáp được sản xuất hàng loạt và theo đơn đặt hàng tùy theo kích thước, số

lượng, mẫu mã do khách hàng cung cấp, sơn mạ, đột lỗ theo yêu cầu.
- Các loại tủ điện, tủ điều khiển, tủ cứu hỏa được sản xuất đơn chiếc và
theo đơn đặt hàng của khách hàng.
 Thời gian sản xuất: Sản phẩm chủ yếu sản xuất chu kỳ sản xuất ngắn,
thường không có hoặc có rất ít sản phẩm dở dang.
 Đặc điểm sản phẩm dở dang:
Do đặc điểm sản phẩm tại Công ty Cổ phần Prodetech là sản xuất đồng loạt
và theo đơn đặt hàng, việc hạch toán tách rời đơn đặt hàng riêng, quá trình sản
xuất liên tục, chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn nên sản phẩm dở dang không nhiều.
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ lớn nên sản phẩm sản xuất kinh doanh dở
dang được chọn tính theo phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp.
Tuy sản phẩm của doanh nghiệp đa dạng nhưng cũng có những đặc thù
chung nên chúng được phân thành nhóm sản phẩm và được sản xuất trên cùng
một dây chuyền công nghệ. Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm
không quá phức tạp, khép kín, liên tục từ khi đưa nguyên vật liệu về sản xuất
đến khi sản phẩm hoàn thành nhập kho. Việc tổ chức sản xuất tại Công ty là
theo nhóm và có lập kế hoạch sản xuất hàng tuần, vật liệu sản xuất cũng được
xây dựng định mức theo kinh nghiệp nhiều năm sản xuất thực tế. Sản phẩm
dở dang không nhiều và chỉ có ở một số loại sản phẩm trải qua nhiều khâu
chế tạo nên dễ theo dõi, tính toán.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Prodetech.
1.2.1- Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất. Các sản phẩm của công ty rất đa
dạng về chủng loại và chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng. Việc thực hiện
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

5
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
các giai đoạn thiết kế, chế tạo, sản xuất, kiểm tra, đóng kệ thành phẩm được tiến
hành ở từng phân xưởng có chức năng và quy trình công nghệ riêng. Quy trình

công nghệ của Công ty là quy trình công nghệ khép kín, mọi công đoạn đều
có mối quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo sản phẩm được làm đúng tiêu
chuẩn, kỹ thuật.
Nhằm đảm bảo phục vụ tối đa yêu cầu bán hàng về số lượng và chủng
loại hàng hoá cũng như thời gian giao hàng, trước khi sản xuất công ty tiến
hành lập kế hoạch sản xuất cho các dây truyền của các loại máy nhứ: máy cắt,
máy nắn, máy uốn, máy lốc, máy chấn, máy đột lỗ, máy hàn, và các dụng cụ
khác áp dụng cho các bộ phận, cá nhân có liên quan đến quá trình sản xuất
kinh doanh. Kế hoạch sản xuất được lập dựa trên các đơn đặt hàng, thời gian
giao hàng theo hợp đồng hoặc theo đơn đặt hàng của khách hàng, đồng thời
căn cứ vào lượng vật liệu tồn kho, số lượng cán bộ công nhân, các máy móc
thiết bị đang hoạt động được.
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ tổ chức sản xuất của Công ty
Cổ phần Prodetech
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

6
Phê duyệt
Lưu hồ sơ
sản xuất
Chuẩn bị
sản xuất
Lập kế
hoạch SX
vµ Phª
duyÖt
Kế hoạch
SX
bổsung
Thực hiện sản

xuất
Kết quả
sản xuất
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
1.2.1.1. Lập kế hoạch sản xuất.
Phụ trách bộ phận kế hoạch sản xuất của Phòng kinh doanh chịu trách
nhiệm lập kế hoạch sản xuất hàng tuần dựa trên các yếu tố sau:
- Dự đoán nhu cầu thị trường.
- Đơn đặt hàng, nhu cầu thường xuyên của khách hàng.
- Lượng tồn kho tối thiểu cần có.
- Hoạch định chiến lược sản xuất của Công ty.
- Báo cáo tồn nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm.
- Tình trạng khuôn mẫu, máy móc, thiết bị, nhân công…
Sau khi xem xét các yếu tố nêu trên phụ trách bộ phận kế hoạch sản
xuất của phòng kinh doanh sẽ lập kế hoạch sản xuất và chuyển cho ban giám
đốc xem xét phê duyệt. Trường hợp các đơn đặt hàng phát sinh mà thời gian
giao hàng trong tuần sẽ được bổ sung vào kế hoạch sản xuất. KHSX thường
với số lượng sản phẩm sản xuất ít nhưng phải được chuyển xuống nhà máy
trước ít nhất hai ngày so với ngày đầu của kỳ kế hoạch để bộ phận sản xuất có
thời gian chuẩn bị về nguyên vật liệu, nhân công,…và lồng ghép với quá trình
sản xuất chính.
1.2.1.2. Phê duyệt kế hoạch sản xuất.
Sau khi lập xong KHSX, phụ trách bộ phận kinh doanh có trách nhiệm
trình cho Ban giám đốc xem xét phê duyệt. Nếu ban giám đốc không đồng ý
với kế hoạch đã lập thì trưởng hay phó phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh
phải lập lại. Nếu được phê duyệt thì phòng kinh doanh chuyển một bản sang
Phòng sản xuất và một bản lưu tại phòng để đối chiếu về sau.
1.2.1.3. Chuẩn bị sản xuất.
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân


7
Kiểm tra sản
xuất
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
- Chuẩn bị tài liệu: Quản lý phân xưởng và các trưởng nhóm phải chuẩn
bị tài liệu hướng dẫn vận hành máy móc thiết bị, nội dung công việc cần làm,
đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh đúng các quy định đề ra.
- Chuẩn bị máy móc thiết bị: Để thực hiện được KHSX, các máy móc
thiết bị phải trong tình trạng hoạt động tốt, các thiết bị phụ trợ, công cụ dụng
cụ phục vụ phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật.
- Chuẩn bị nhân công: quản lý phân xưởng chịu trách nhiệm bố trí lao
động trong quá trình cho hợp lý, đầy đủ, phổ biến về nội dung kế hoạch sản
xuất và phân công phân nhiệm để quá trình sản xuất được đảm bảo liên tục và
đúng kế hoạch đề ra.
1.2.1.4. Thực hiện sản xuất.
Căn cứ trên KHSX và công đoạn chuẩn bị sản xuất, quản lý của từng
phân xưởng dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Phòng sản xuất sẽ phổ biến và giao
việc cho từng nhóm trong từng phân xưởng sản xuất cụ thể. Sau đó các nhóm
sẽ tiến hành sản xuất theo kế hoạch đề ra:
• Phân xưởng cơ khí chế tạo:
- Sau khi kế hoạch được phổ biến, các nguyên vật liệu như tôn, thép,
nhựa, bản mã sẽ được vẽ tạo hình để nhóm máy cắt, máy xọc tôn, máy cắt
góc, máy nắn góc, máy cắt nhựa bao gồm số lượng các máy hoạt động, số tôn,
thép cần, tấm nhựa cần cắt, độ dày, loại dải cắt, số dải và bề rộng dải, trình tự
cắt, tạo hình cho các bộ phận theo bản vẽ chi tiết.
- Các chi tiết sau khi được tạo hình dạng cơ bản ban đầu thì nhóm chịu
trách nhiệm về chấn thủy lực, đột dập, máy lăn gân, máy lốc ống, máy gập
ống bao gồm: các chi tiết sau khi được tạo hình ban đầu cần chấn, đột dập,
nhiệt mạ, chạy mí, chạy bích, khoan bàn,…với số lượng, kích thước, độ dày,
số đo góc,…cụ thể căn cứ trên bản vẽ chi tiết trong kế hoạch sản xuất. Quá

trình này tạo ra các bán thành phẩm ban đầu để sau đó lắp giáp các chi tiết tạo
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

8
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
thành thành phẩm hoàn thiện.
• Phân xưởng lắp giáp kiểm tra:
- Bán thành phẩm được chuyển sang phân xưởng lắp giáp kiểm tra.
Nhưng trước khi tiến hành lắp giáp hoàn thiện sản phẩm, các bán thành phẩm
cũng đã được kiểm tra kỹ lưỡng về độ bền, độ cứng, độ chịu ẩm, chịu nhiệt.
Bán thành phẩm nào đạt tiêu chuẩn sẽ tiến hành lắp giáp hoàn thiện gồm các
công việc: sản phẩm nào đột lỗ, số lượng lỗ dột, kích thước lỗ, khoảng cách
giữa các lỗ đột có bản vẽ chi tiết kèm theo, lắp giáp hàn xì, phun keo các chi
tiết khác như dây điện, ecu, bulong, bản lề, đinh chông, bông thủy tinh, xốp
đen, vải thủy tinh, zoăng dán, nở sắt, vít sắt, vít nhựa, keo,…thành thành
phẩm hoàn thiện, sản phẩm nào sơn loại sơn nào gồm sơn chống rỉ, sơn màu,
số lượt sơn…theo mẫu thiết kế. Sau đó thành phẩm được chuyển qua khâu
kiểm tra về chất lượng, độ bền, độ cứng, tốc độ gió, độ chịu ẩm, chịu nhiệt lần
cuối để đảm bảo chất lượng và đúng tiêu chuẩn đã đăng ký của sản phẩm. Sản
phẩm nào đạt tiêu chuẩn sẽ được để riêng và tiến hành nhập kho hoặc giao
luôn cho khách hàng tại phân xưởng. Những thành phẩm không đạt yêu cầu
sẽ tiến hành xử lý theo quy định: thành phẩm không đạt yêu cầu ở bộ phận,
chi tiết nào sẽ được chế tạo xử lý lại ở đó và sau đó tiến hành hoàn thiện lại.
Phế liệu sau quá trình sản xuất được đem xử lý như bán thanh lý,…
1.2.1.5. Kế hoạch sản xuất bổ xung:
KHSX bổ sung là khi có sự phát sinh kế hoạch do nhận thêm đơn đặt
hàng từ khách hàng và cần giao hàng sớm. Phụ trách bộ phận kinh doanh
được phép phê duyệt đối với các loại sản phẩm đang sản xuất trong kỳ như bổ
xung số lượng, điều chỉnh độ dày, chiều dài, kích thước với các sản phẩm
chuẩn bị sản xuất. Khi thay đổi chủng loại mới phải được sự phê duyệt của

ban giám đốc.
Trong trường hợp đặc biệt phòng kinh doanh có thể trao đổi KHSX bổ
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

9
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
xung qua điện thoại với ban giám đốc để đảm bảo quá trình sản xuất được liên
tục và hiệu quả.
1.2.1.6. Kiểm tra công tác sản xuất.
Bộ phận kinh doanh có trách nhiệm cử người theo dõi, giám sát mà
người trực tiếp là quản đốc của từng phân xưởng về tiến độ sản xuất, xử lý
mọi tình huống phát sinh trong quá trình sản xuất để cho quá trình sản xuất
được thực hiện một cách liên tục, hiệu quả nhất, cung cấp hàng kịp thời cho
khách theo đúng thời gian đã xác nhận trên đơn đặt hàng.
Các trưởng nhóm có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ số lượng sản phẩm
sản xuất, tình hình sản xuất mỗi ca để ghi vào biểu mẫu báo cáo sản xuất hàng
ngày cho quản đốc phân xưởng. Sau đó quản đốc phân xưởng sẽ tổng hợp và
báo cáo lên bộ phận kinh doanh vào giờ làm việc sáng hôm sau. Bộ phận kinh
doanh xem xét, kiểm tra, đối chiếu các báo cáo sản xuất kết quả thực hiện sản
xuất hàng ngày, để đôn đốc quá trình sản xuất và phân công việc phân phối
vận chuyển xuất hàng cho khách nhằm đảm bảo phục vụ khách hàng tốt nhất.
1.2.1.7. Kết quả thực hiện sản xuất.
Các sản phẩm sau quá trình sản xuất được tiến hành nhập kho hoặc
được vận chuyển giao luôn cho khách hàng. Các hàng chưa sản xuất do có sự
thoả thuận thay đổi của khách hàng sẽ chuyển sang sản xuất vào tuần kế
hoạch liền kề để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục.
1.2.2- Cơ cấu tổ chức sản xuất.
Toàn bộ xưởng sản xuất được chia thành các tổ công nhân phụ trách số
máy móc nhất định, sản xuất sản phẩm theo quy trình sản xuất theo kế hoạch.
Các phân xưởng của công ty gồm:

- Xưởng cơ khí chế tạo.
- Xưởng lắp giáp và kiểm tra.
1.2.2.1. Xưởng cơ khí chế tạo:
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

10
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
Là xưởng sản xuất có nhiệm vụ chuyên gia công tạo hình các chi tiết của
sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào như sắt hộp, thép tấm, tôn các loại cùng một số
vật liệu phụ khác để tạo ra bán thành phẩm.
Trước khi thực hiện, các thiết bị máy móc và vật tư được kiểm tra kỹ lưỡng
về mặt số lượng, chất lượng và kỹ thuật, cũng như thường xuyên phải chỉnh định
trong quá trình sản xuất để đảm bảo quá trình được liên tục và ổn định chất
lượng các sản phẩm là đồng đều. Bán thành phẩm sau khi được hoàn thành ở
giai đoạn nào, công nhân sẽ tiến hành kiểm tra và phân loại ngay lần 1 để đảm
bảo yêu cầu cho giai đoạn tiếp theo được thực hiện tiết kiệm thời gian và chi phí.
Bán thành phẩm sau đó được chuyển qua phân xưởng lắp giáp để hoàn
thiện sản phẩm.
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

11
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm PX cơ khí chế tạo

1.2.2.2. Xưởng lắp giáp, kiểm tra.
Là xưởng có nhiệm vụ lắp giáp hoàn thiện sản phẩm từ các chi tiết lẻ và
bán thành phẩm của phân xưởng cơ khí thành sản phẩm hoàn chỉnh. Những bán
thành phẩm và chi tiết lẻ được kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi tiến hành
lắp giáp, nếu không đủ tiêu chuẩn sẽ được loại ra và đưa vào nơi quy định để
chờ xử lý.

Sản phẩm sau đó được kiểm tra về chất lượng, độ bền, độ chịu nhiệt,
theo đúng tiêu chuẩn của công ty. Phế liệu sau quá trình được đem xử lý theo
quy định.
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

12
Chi tiết lẻ và
bán thành
phẩm
Sắt, thép, tôn vụn,
khói, xỉ than,…
Kho
công
ty
Cắt, uốn,
phay, tiện,
bào, đột
dập,khoan,
mài, hàn,
Sắt hộp, thép tấm,
tôn, bản mã, ván
ép các loại,…
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
Sơ đồ 1.3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại PX lắp giáp kiểm tra

Sau quá trình thành phẩm hoàn thành sẽ được đóng gói, dán mác theo quy
định và tiến hành nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hành tại xưởng.
1.3- Quản lý chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Prodetech.
Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm là chí tiêu kinh tế quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Một thực trạng mà hầu hết các doanh nghiệp nói
chung và Công ty Cổ phần Prodetech nói riêng đang vấp phải là việc thực
hiện kế hoạch giá thành như thế nào để nhằm thu được lợi nhuận cao nhất cho
công ty. Vì giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu hiệu quả, muốn nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh thì biện pháp tối ưu là doanh nghiệp phải có biện
pháp giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm sản xuất. Đây cũng là tiền đề
trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, từ
đó tăng tích luỹ cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao đời sống cho người lao
động. Để đạt được điều đó trước hết doanh nghiệp cần phải kiểm tra và quản
lý được chi phí sản xuất, lực chọn phương án sản xuất có chi phí thấp nhất mà
vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Tổ chức quản lý chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Prodetech được
phân công tại các bộ phận trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp và có sự
liên kết, kiểm tra, đối chiếu giữa các bộ phận nhằm sư dụng chi phí một cách
hiệu quả nhất. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

13
Kho công
ty
Kiểm tra, thử
bền, chịu nhiệt,
chịu lực,
Thành
phẩm
Bu lông, bản lề,
cao su, keo dính,
que hàn, sơn CN,
ốc vít,…bán TP
và chi tiết lẻ.

Lắp giáp, hàn
điện, sơn phun,
xì keo,…
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
trực tiếp gồm các bộ phận theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1. 4: Mô hình tổ chức bộ máy của công ty CP Prodetech
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong công việc xây
dựng, phê duyệt kế hoạch sản xuất, dự toán, cung cấp thông tin chi phí
và kiểm soát chi phí sản xuất như sau:
 Hội đồng quản trị: gồm 4 thành viên, là hội đồng gồm những người
thành lập ra công ty, giữ vai trò chỉ đạo mọi hoạt động của công ty, trong đó
có nhiệm vụ phê duyệt những kế hoạch sản xuất, dự toán hay định mức chi
phí để cho các bộ phận liên quan thực hiện.
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

14
HĐQT
TGĐ
PGĐ dự án, kỹ
thuật
PGĐ kinh
doanh
Kế toán trưởng
Phòng
kỹ thuật
Phòng
sản xuất
Phòng
tài chính
kế toán

Phòng
kinh
doanh -
dự án -
đấu thầu
Phòng
hành
chính
nhân sự
Phòng
xúc
tiến
kinh
doanh
Phòng kế
hoạch,
xuất
-nhập
khẩu
Px cơ
khí
chế
tạo
Px lắp
giáp
kiểm
tra
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
 Tổng Giám đốc Công ty: TGĐ kiêm Chủ tịch HĐQT của Công ty là
ông Nguyễn Xuân Tài, là người đại diện trước pháp luật của Công ty và điều hành

mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc có thể bị Hội đồng
quản trị miễn nhiệm trong trường hợp điều hành Công ty không đúng mục tiêu,
nhiệm vụ đề ra hoặc vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tài chính, kế toán và các
văn bản hiện hành của Nhà nước. Là người thay mặt HĐQT trực tiếp phê duyệt
các kế hoạch chi phí do cấp dưới trình lên.
 Phó giám đốc: Công ty có 3 Phó giám đốc: một Phó giám đốc kinh
doanh chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh và hai Phó giám
đốc dự án - kỹ thuật chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, phụ trách các dự án,
đấu thầu và các công việc khác của công ty như vấn đề nhân sự, hành chính.
Phó giám đốc có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra các công việc thuộc thẩm quyền
phụ trách của mình, thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc khi Giám
đốc đi vắng. Các PGĐ sẽ là người xem xét, tính toán lại các kế hoạch, dự
toán, định mức chi phí trước khi cung cấp và trình lên cho TGĐ phê duyệt.
 Phòng hành chính nhân sự: gồm 4 người, trong đó có 1 trưởng phòng
và 3 nhân viên, có nhiệm vụ: cung cấp các thông tin về người lao động, nhân
sự trong quá trình làm việc, lên kế hoạch và dự toán và kiểm soát chi phí theo
yêu cầu của ban lãnh đạo đề ra trong quá trình quản lý doanh nghiệp như mua
sắm thiết bị văn phòng, tiếp đón khách, kế hoạch thi đua khen thưởng, giải
quyết vấn đề về chế độ liên quan đến người lao động,…
 Phòng kinh doanh - dự án - đấu thầu: gồm 18 người, 1 trưởng
phòng, 2 phó phòng và 15 nhân viên có nhiệm vụ trực tiếp lập, xây dựng các
kế hoạch chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
dựa trên yêu cầu của Ban Giám đốc đưa ra, đồng thời đảm bảo về tiêu chuẩn
chất lượng, mức tiết kiệm chi phí tối đa, thường xuyên báo cáo lên cho người
trực tiếp quản lý là các PGĐ để xem xét và cân đối lại cho hợp lý trước khi
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

15
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
tiến hành thực hiện. Khi kế hoạch sản xuất được phê duyệt bộ phận này phải

chuyển ngay cho bộ phận sản xuất để tiến hành sản xuất kịp thời. Cán bộ điều
động sản xuất ước tính khối lượng vật liệu cho từng lô sản phẩm cần sản xuất
và phân công công việc cho các trưởng nhóm để thực hiện sản xuất, đồng thời
chịu trách nhiệm giám sát quá trình sản xất, lập báo cáo về khối lượng sản
xuất hàng ngày chuyển về bộ phận để có kế hoạch xuất hàng cho khách.
Sau khi kết thúc tuần sản xuất, bộ phận điều động sản xuất phải lập báo
cáo sản xuất, đối chiếu với kế hoạch sản xuất, định mức chi phí đã xây dựng
để xác định xem việc thực hiện tuần kế hoạch sản xuất là hiệu quả hay lãng
phí nhằm tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.
 Phòng sản xuất: gồm 8 nhân viên (1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 2 quản
đốc phân xưởng và 4 nhân viên) có nhiệm vụ quản lý trực tiếp 2 phân xưởng sản
xuất, kết hợp với phòng kinh doanh để theo dõi các phân xưởng trong quá trình hoạt
động; kiểm tra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của các hợp đồng đã ký kết,…trực
tiếp thu thập số liệu về quá trình sản xuất để cung cấp, phối hợp với các phòng ban
liên quan trong kiểm soát chi phí.
 Phòng kỹ thuật: gồm 4 nhân viên, có nhiệm vụ:
- Ứng dụng những tiến bộ Khoa học-kỹ thuật để phục vụ ngành sản xuất
Thép, giúp Giám đốc quản lý các dự án, đề án khoa học kỹ thuật, công nghệ
trong toàn Công ty.
- Xây dựng tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và làm thủ tục đăng ký
chất lượng, bản quyền với các cơ quan Nhà nước liên quan.
- Quản lý và cung cấp vật tư kỹ thuật theo kế hoạch sản xuất cho các
phân xưởng của Công ty.
- Làm các thủ tục về Hợp đồng quảng cáo.
 Phòng tài chính kế toán: gồm 7 nhân viên (1 trưởng phòng và 6 nhân
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

16
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
viên), có nhiệm vụ:

- Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp những thông tin tài
chính cho ban giám đốc một cách chính xác, kịp thời trong đó nhiệm vụ quan
trọng nhất của phòng kế toán là thu thập số liệu.
- Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài
chính, sử dụng tiền vốn theo đúng pháp lệnh thống kê kế toán và các văn bản
Nhà nước quy định.
- Đề xuất lên Giám đốc các phương án tổ chức kế toán, đồng thời thông
tin cho lãnh đạo những hoạt động tài chính để kịp thời điều chỉnh quá trình
sản xuất kinh doanh của Công ty, giúp Ban giám đốc ra những quyết định
đúng đắn và kịp thời.
- Hạch toán các hoạt động sản xuất kinh doanh, thanh toán tài chính với
khách hàng. Cuối tháng lập Báo cáo quyết toán để trình lên Giám đốc và cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt.
- Trong công tác sản xuất, kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm tổng hợp chi
phí và tính giá thành sản phẩm. Công việc này đòi hỏi phải tập hợp được từng loại
chi phí, so sánh được định mức chi phí với định mức chi phí đã xây dựng, so sánh
được chi phí giữa các kỳ sản xuất với nhau và báo cáo ban giám đốc.
- Kế toán phải cập nhật hàng ngày về khối lượng thành phẩm hoàn thành
nhập kho và thành phẩm xuất bán, đối chiếu với các đơn đặt hàng nhằm đảm
bảo xuất hàng đúng yêu cầu về chủng loại, số lượng …
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN PRODETECH
2.1- Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Prodetech.
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

17
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
* Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Công ty Cổ phần Prodetech sản xuất nhiều loại sản phẩm phục vụ cho
lĩnh vực cơ điện như: tủ điện, tủ điều hòa, tủ cứu hỏa, thang cáp, máng cáp,
cửa gió, ống gió, lọc gió,…đa dạng về chủng loại, giá thành. Các sản phẩm
mang tính chất đơn nhất, dễ sản xuất, được trải qua các công đoạn từ thiết kế,
tạo hình, rèn đập, gia công cơ khí đến lắp ráp. Mỗi công đoạn được thực hiện
ở từng phân xưởng tương ứng. Do đó, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản
xuất trong công ty là từng phân xưởng và chi tiết cho từng loại sản phẩm.
* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
Tại công ty CP Prodetech, đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng
và chi tiết cho từng loại sản phẩm. Do đó, để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán
sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp, việc tổ chức ghi chép
ban đầu theo đúng đối tượng tập hợp chi phí, trên cơ sở đó kế toán tập hợp
theo đúng đối tượng ban đầu và ghi trực tiếp vào các tài khoản, các sổ chi tiết,
thẻ kế toán chi tiết theo đúng đối tượng chi phí đó.
Quy mô sản xuất của Công ty là sản xuất tập trung tại 2 xưởng sản xuất
của có vị trí gần nhau nên quá trình sản xuất khá thuận lợi. Đặc điểm khách
hàng của doanh nghiệp là các đơn vị xây lắp, các công trình xây dựng, phục
vụ xây dựng dân dụng do vậy công tác kinh doanh phân phối sản phẩm cũng
liên tục và đồng đều.
Để phục vụ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,
chi phí sản xuất trong công ty được phân thành:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung.
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

18
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
2.1.1- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
2.1.1.1- Nội dung:

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá. Khi
sử dụng thì giá trị nguyên vật liệu sẽ chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Chi phí NVL trong công ty bao gồm các khoản chi phí như:
- Vật liệu chính như: thép tấm bản mã, thép tấm không rỉ, tôn mạ kẽm,
tôn lạnh, sắt hộp, inox chiếm tỷ trọng từ 80-85% giá trị sản phẩm.
-Vật liệu phụ như: sơn, xốp đen, dây điện, dây hơi, ốc vít, nở đóng, vải
thủy tinh, bông thủy tinh, đinh chông, keo, gioăng dán, băng dính bạc, ống
mềm bảo ôn, bulong, ecu, long đen, giáp xếp, hạt công tắc,
- Nhiên liệu như dầu, xăng,
- Công cụ dụng cụ như: găng tay, bạt kẻ, khẩu trang, kính hàn, kéo, mũi
khoan thước lá, đá cắt, đá mài, chổi sơn, súng bắn keo,
- Bán thành phẩm mua ngoài như: cầu chì, ổ cắm điện, bản lề,
Để phản ánh các khoản chi phí về NVL trực tiếp, công ty sử dụng TK
1541 "Chi phí NVL TT". Song do đặc điểm quy trình mà chi phí NVL được
bỏ vào sản xuất ở các công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn lại được làm tại
từng phân xưởng riêng nên để thuận tiện cho việc tập hợp chi phí, TK 1541
được mở cho từng phân xưởng và từng loại sản phẩm, sau đó được tập hợp
cho toàn công ty.
Phục vụ cho công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu tại công ty CP
Prodetech có sử dụng các loại chứng từ sau:
- Phiếu nhập kho.
- Phiếu xuất kho.
- Hoá đơn GTGT (vật liệu mua dùng thẳng).
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Khi thu mua NVL công ty xem xét từng lô hàng trước khi chất lượng,
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

19
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
người bán phải cung cấp đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ của lô hàng vì

khâu thu mua NVL này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định giá thành
của sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu tại Công ty gồm vật liệu chính được mua theo lô nhập
kho và xuất dùng dần vào sản xuất, ít khi phát sinh chi phí vật liệu mua dùng
thẳng vào sản xuất, nếu có thì thường là vật liệu phụ và công cụ dụng cụ. Giá
trị nguyên vật liệu mua vào nhập kho theo giá thực tế của chứng từ đầu vào,
được xác định như sau:
Giá thực
tế vật liệu
nhập kho
=
Giá mua
ghi trên
hoá đơn
+
Chi phí
thu mua
+
Các khoản
thuế không
được hoàn
-
Các khoản
giảm trừ
(nếu có)
Tại Công ty CP Prodetech, giá trị vật liệu chính xuất dùng cho sản xuất
được xuất theo phương pháp giá bình quân gia quyền (theo tháng). Do vậy,
khi xuất vật liệu dùng sản xuất, kế toán vật tư nhập số liệu vào phần mềm kế
toán theo số lượng vật liệu xuất, sau đó phần mềm sẽ tự động cập nhật giá trị vật
liệu xuất theo giá bình quân tự động tính theo đã cài đặt theo công thức sau:

Đơn giá xuất
bình quân gia
quyền (tháng)
=
Trị giá vốn thực tế vật
liệu tồn đầu kỳ
+
Trị giá vồn thực tế vật
liệu nhập trong kỳ
Số lượng vật liệu tồn đầu
kỳ
+
Số lượng vật liệu nhập
trong kỳ
Trị giá vật liệu xuất
dùng
=
Đơn giá xuất bình
quân gia quyền
x Số lượng xuất
Còn đối với vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, nhiên liệu, bán thành phẩm
xuất kho để sản xuất sản phẩm trong kỳ do giá trị không lớn và ít thay đổi
trong kỳ nên được tính giá xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh.
2.1.1.2-Tài khoản sử dụng.
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

20
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
Do thực hiện chế độ sổ sách, tài khoản kế toán ban hành theo Quyết
định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính nên doanh

nghiệp sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, tài
khoản cấp 2- 1541 “Chi phí vật liệu sản xuất” để hạch toán trực tiếp nguyên
vật liệu thay cho tài khoản 621 “Nguyên vật liệu”. Kết cấu tài khoản như sau:
- Bên Nợ: Chi phí vật liệu xuất dùng sản xuất, mua dùng thẳng cho sản
xuất sản phẩm.
- Bên Có: + Chi phí vật liệu nhập lại kho do không sử dụng hết;
+ Phế liệu thu hồi làm giảm chi phí sản xuất;
+ Thành phẩm hoàn thành nhập kho.
- Dư Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác liên quan như: TK
152, 153, 133, 331, 111, 112,
Công ty CP Prodetech là công ty chuyên về sản xuất nên lượng NVL sử
dụng là khá lớn (chiếm từ 80-85% giá trị sản phẩm). Vì vậy công ty sử dụng
tài khoản 152 và tài khoản 153 chi tiết để phán ánh sự biến động và tình hình
tăng giảm của từng loại NVL, CCDC trong kỳ theo giá thực tế.
- TK 152 "Nguyên vật liệu" được công ty chi tiết thành các TK cấp 2
để tiện cho việc hạch toán chi tiết gồm:
TK 1521- Nguyên vật liệu chính
TK 1522- Nguyên vật liệu phụ
TK 1523- Nhiên liệu
TK 1524- Phụ tùng thay thế
TK 1526- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản
TK 1528- Vật tư kho (Phân xưởng cơ khí)
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

21
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
- TK 153 "Công cụ dụng cụ" được sử dụng để phản ánh sự biến động
tăng giảm của CCDC trong kỳ. TK 153 cũng được công ty chi tiết thành các
TK cấp 2 để tạo sự thuận tiện trong việc hạch toán chi tiết do CCDC sử dụng

trong quá trình sản xuất cũng có rất nhiều loại như: đá mài, đá đánh bóng,
chổi sơn, găng tay, thước lá, kính hàn, khẩu trang, bạt kẻ…Các TK cấp 2
gồm:
.TK 1531- Công cụ dụng cụ
.TK 1532- Bao bì luân chuyển
.TK 1533- Đồ dùng thi công
2.1.1.3-Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết.
Kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty CP
Prodetech trong sản xuất kinh doanh là thực hiện ghi sổ chi tiết TK1541 cho
từng loại sản phẩm sản xuất. Loại sản phẩm của Công ty là các sản phẩm
cùng tên, cùng loại, khác nhau về kích thước nhưng cùng đơn vị tính (thường
dùng: chiếc). Kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu theo sơ đồ sau:
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

22
Chuyên đề tốt nghiệp GVDH:PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ hạch toàn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp










Chứng từ hạch toán ban đầu là phiếu xuất kho. Hàng ngày, căn cứ vào
lượng sản phẩm cần sản xuất theo kế hoạch sản xuất theo kế hoạch sản xuất
đã duyệt, các phân xưởng có nhu cầu lĩnh vật tư sẽ viết vào sổ xin lĩnh vật tư,

trong sổ phải có chữ ký của quản đốc phân xưởng. Quản đốc sẽ cử nhân viên
phân xưởng mang phiếu xin lĩnh vật tư lên phòng sản xuất để yêu cầu lĩnh.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và yêu cầu của từng phân xưởng, cán bộ phòng
sản xuất sẽ viết phiếu xuất kho và mang lên phòng kinh doanh để ký duyệt.
Phiếu xuất kho phải có đủ chữ ký của trưởng phòng sản xuất, trưởng phòng
kinh doanh, quản đốc phân xưởng, người lĩnh vật tư và thủ kho. Nhân viên
phân xưởng cầm phiếu xuất kho xuống kho đưa cho thủ kho và lĩnh vật tư.
Phiếu xuất kho được viết thành 3 liên:
- 01 liên người lĩnh vật tư giữ để đối chiếu trong quá trình sử dụng
- 01 liên lưu tại phòng kinh doanh
- 01 liên thủ kho giữ để ghi thẻ kho, cuối ngày chuyển lên cho phòng kế toán.
Phiếu xuất kho thể hiện thời gian xuất NVL, địa điểm xuất, mục đích
sử dụng, nơi nhập trong ngày, chủng loại, số lượng NVL yêu cầu và số lượng
thực xuất, xuất ra cho sản xuất trong 1 ngày. Dựa vào giấy đề nghị thủ kho
SVTH: Nguyễn Trung T. Ngọc Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

23
TK 152, 153
NVL xuất dùng sản xuất
TK 1541
NVL dùng không hết
nhập kho, phế liệu bán
TK 152, 153, 111
TK 111, 112, 331
NVL mua dùng thẳng cho SX
TK 133.1
Thuế GTGT
KC vào thành phẩm
hoàn thành nhập kho
TK 155

×