Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

quản lý dự án dự án nuôi nhím

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 59 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC i
Tóm tắt dự án 1
Phần I. Xác định dự án 2



 !"#$
%&!##
'()#*
+", "#/
01234#/
5*6789#5
':;<789=(>?7=@ABCD9E)<F9BCG-HBA/
<789IJKLAA8MIJ89)CC,AF?J<A
7CF,NO#5
5/KG78L4#5
OPQFARST7FURST7#5
556GV4#5
Phần II. Lập kế hoạch cho dự án 19
*#,B49=*$
**H7*#
*/*#
*5WJ<*#
*@WJE)<X<-Y*#
R=8Z*[
Phần III. Quản lí thời gian và tiến độ dự án 29
Phần IV. Phân phối nguồn lực dự án đầu tư 37
Phần V. Dự toán ngân sách và quản lý chi phí 41
#\]^5#
i


R=8Z5/
1_%`a)<bX<-YBA??75[
1_%``T(BA8@$
1_%```WJ<c@[
ii
Tóm tắt dự án
Dự án chăn nuôi nhím là dự án đầu tư – kinh doanh trên đất nông nghiệp. Trên
diện tích 500m
2
, chúng tôi sẽ đầu tư, phát triển một trang trại nuôi nhím với số
lượng ban đầu là 100 cặp (nuôi 50 cặp lấy thịt, 50 cặp sinh sản). Dự án này được
phát triển dựa trên những nhu cầu của xã hội – tạo ra nguồn cung thịt nhím cho
người tiêu dùng, cung cấp nhím giống cho những hộ chăn nuôi lấy thịt. Về mặt
kinh tế xã hội, khi phát triển dự án chúng tôi sẽ tạo việc làm thường xuyên, ổn định
cho 5 lao động, giúp họ ổn định kinh tế. Qua nghiên cứu ban đầu, chúng tôi sẽ triển
khai dự án trong vòng 10 năm, với số vốn đầu tư ban đầu là hơn 1 tỷ đồng. Theo dự
kiến, sau 10 năm thực hiên, dự án sẽ cho tổng lợi nhuận là hơn 4 tỷ đồng (trung
bình mỗi năm là 400 triệu). Sau 10 năm thực hiện, nếu điều kiên thuận lợi, sẽ tiếp
tục mở rộng và phát triển dự án trên.
Dự án thành công sẽ nhân rộng cho bà con nông dân trong vùng có thêm một
ngành nghề mới tăng thu nhập. Đồng thời sẽ tạo một phần thuận lợi cho việc
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi.
1
Phần I. Xác định dự án
1. Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Hiện nay, với nền kinh tế phát triển, nhu cầu về ăn uống của con người cũng
thay đổi với yêu cầu cao hơn, trước kia chỉ cần đủ, nhưng bây giờ không chỉ đủ mà
còn phải ngon, mới lạ. những thức ăn hàng ngày là thịt lợn, bò, gà, cá đã quá quen
thuộc, hơn nữa, những dich bệnh, rồi những yêu cầu về chất lượng không đảm bảo
cũng làm cho người tiêu dùng cảm thấy nghi ngại. Vì thế mà người ta hay tìm đến

những loại thực phẩm có xuất phát từ tự nhiên nhiều hơn, một trong số đó là nhím.
Thịt nhím là loại thực phẩm khá mới lạ và hàm lượng dinh dưỡng cao, nội tạng của
nhím còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Nuôi nhím khá đơn giản mà tốn ít chi
phí, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhím là một loài vật gặm nhấm, sống hoang dã ở một số nước như Nêpan, Miến
Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc. Tại nước ta, chúng sống
dọc theo các vùng đồi núi và trung du, rừng rậm.
Thịt nhím hơi giống thịt lợn rừng, nhiều nạc, ít mỡ, là món ăn đặc sản vừa thơm
ngon vừa có giá trị dinh dưỡng cao. Bao tử nhím là loại dược liệu quí dùng để
ngâm rượu thuốc chữa bệnh đau bao tử, kích thích ăn uống, tiêu hóa tốt. Lông nhím
dùng làm đồ trang sức, chữa viêm tai giữa, đau răng. Mật nhím dùng chữa đau mắt,
đau lưng và xoa bóp chấn thương. Thịt, ruột già, gan và cả phân nhím dùng chữa
bệnh phong nhiệt. Như vậy có thể thấy được thịt nhím và các sản phẩm từ nhím
đều có nhiều công dụng.
Hiện tại, do thấy rõ thị trường tiêu thụ nhím thịt là rộng, nên người dân có nhu
cầu cao về nhím giống để phát triển sản xuất. Sản phẩm nhím giống đang ở giai
đoạn phát triển. Do đó, khi xây dựng trại nhím, chúng ta sẽ có đầu ra ổn định, đảm
bảo.
2
Bên cạnh đó, tận dụng những ưu đãi của chính phủ, chúng tôi quyết định đầu tư
xây dựng trang trại nuôi nhím, làm nguồn cung cho thị trường về nhím thịt và
nhóm giống. Nuôi nhím thực sự cho lợi nhuận cao. Làm thế nào để nắm bắt cơ hội
tuyệt vời này? Làm thế nào để nuôi nhím có hiệu quả nhất? Chúng tôi xây dựng dự
án : “Nhím” để đưa ra câu trả lời.
2. Căn cứ pháp lý
1. Các loài Nhím (Hýtriix spp.) được quy định trong phụ lục III công ước Cites
(Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp).
2. Theo quy định tại nghị định số 11/2002/NĐ-CP, ngày 22/01/2002 của Chính phủ
về việc: quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật,
thực vật hoang dã; Thông tư số 123/2003/TT-BNN, ngày 14/11/2003 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nghị định 11/2002/NĐ-CP
ngày 22/01/2002 của Ch1inh phủ; Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày
10/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ban hành quy
định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản; Công văn số 456/CV-KL-VP Cites ngày
17/5/2004 của Cục Kiểm lâm về việc: Tăng cường công tác quản lý các trại gây
nuôi sinh sản các loài động, thực vật hoang dã.
Việc mua Nhím về gây nuôi phải thực hiện các thủ tục như sau:
1. Thủ tục vận chuyển Nhím:
1.1. Nếu mua Nhím của các tổ chức:
- Hoá đơn bán hàng theo quy định của Bộ tài chính. Trường hợp vận chuyển nội bộ
thì phải có phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ của tổ chức;
- Bảng kê động vật rừng hoặc sản phẩm của chúng do tổ chức lập.
- Xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
1.2. Nếu mua của cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân:
- Bảng kê động vật rừng hoặc bảng kê sản phẩm của chúng do cộng đồng, hộ gia
đình, cá nhân lập.
3
- Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi có động vật rừng hoặc sản phẩm của chúng xác
nhận.
2. Thủ tục đăng ký gây nuôi nhím:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây nuôi Nhím phải lập thủ tục đăng ký tại Chi cục
Kiểm lâm sở tại nơi gây nuôi, gồm:
a. Tên và địa chỉ của trại nuôi, chủ trại hoặc người quản lý trại.
b. Ngày thành lập.
c. Loài được nuôi sinh sản.
d. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của những con đực và con cái trong đàn
giống sinh sản.
e. Tài iệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định
hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu đó phù
hợp với công ước Cites và luật pháp quốc gia.

f. Thông tin về tỷ lệ chết trung bình hàng năm của loài động vật nuôi và lý do.
g. Sản lượng sản xuất hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.
h. Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cường nguồn giống
sinh sản nhằm phát triển nguồn gen.
i. Loại sản phẩm xuất khẩu hay bán ra thị trường (động vật sống, da, xương, huyết
thanh, các bộ phận hay dẫn xuất khác).
j. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: Diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp
thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức lưu trữ thông tin.
3. Tiêu chuẩn trại nuôi;
a. Diện tích chuồng trại phù hợp với loài vật nuôi, phù hợp với năng lực sản xuất
đã đăng ký.
b. Những loài động vật hoang dã được cơ quan thẩm quyền khoa học Cites Việt
Nam xác nhận có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong điều kiện nuôi
nhốt.
4
c. Bảo đảm an toàn cho người nuôi và vật nuôi.
d. Có cán bộ chuyên môn để quản lý, chăm sóc vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.
e. Có xác nhận của cơ quan quản lý môi trường địa phương.
Cơ quan Kiểm lâm (Chi cục Kiểm lâm) chỉ chấp nhận và mở sổ đăng ký đầu vật
nuôi cho các trại và hộ gia đình cung cấp đầy đủ hồ sơ và đáp ứng các điều kiện
chuồng trại như đã hướng dẫn nêu trên.
3. Nghiên cứu tiền khả thi
a. Phân tích thị trường:
Càng ngày đời sống càng nâng cao, những người sành ăn càng khắt khe, chọn
lọc. Và những món ăn từ động vật hoang dã càng được ưa chuộng. Tuy nhiên,
muốn thưởng thức nhũng món ăn đó, dù có tiền, cũng rất khó khăn. Đó là do tính
chất khan hiếm của nguồn hàng, và do cần phải tuân thủ những rào cản pháp luật.
Nắm bắt nhu cầu đó, nghề nuôi nhím ra đời. qua nghiên cứu và khỏa sát thị trường,
chúng tôi sẽ cung cấp sản phẩm nhím thịt và nhím giống.
+ Nhím giống: Bán cho người dân muốn phát triển nghề nuôi nhím. Bán theo

cặp, xuất chuồng khi nhím bắt đầu vào giai đoạn phát triển mạnh ( khoảng 2 tháng
sau khi sinh). Là sản phẩm chủ yếu trong giai đoạn đầu của dự án.
+ Nhím thịt: Chủ yếu bán cho các nhà hàng đặc sản. Nhím nuôi bán thịt được
nuôi theo chế độ riêng, xuất sau khi sinh khoảng 8 tháng. Là sản phẩm thay thế
nhím giống, được bán trong giai đoạn bão hòa nhím giống. Khi thị trường nhím
giống suy thoái, dự án sẽ tập trung chủ yếu vào sản xuất kinh doanh nhím thịt.
b. Phân tích kĩ thuật
Nhím là loài vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng cũng rất
đơn giản. Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc, nhưng nuôi nhím
còn dễ hơn cả nuôi lợn, thậm chí có thể nuôi cả trên sân thượng nhà cao tầng.
5
c. Phân tích nguồn lực
Sử dụng nguồn lực sẵn có của nhóm
d. Phân tích tài chính
Sử dụng vỗn sẵn có của mỗi thành viên, kết hợp với vay vốn ngân hàng hoặc
vay tín dụng
e. Phân tích kinh tế - xã hội
- Dự án mang lại lợi nhuận cho chúng tôi, bên cạnh đó phát triển loại hình
trang trại, hiện nay loại hình này chưa được phát triển nhiều ở nước ta. Việc phát
triển nuôi nhím sẽ tạo một phần thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp
từ trồng trọt sang chăn nuôi. Ngoài ra, ở các vùng nông thôn, một bộ phận dân cư
đang di dân ra thành thị để tìm việc làm. Đặc biệt, thanh niên nông thôn thường có
xu hướng dời bỏ nông nghiệp. Việc phát triển và nhân rộng mô hình sẽ có khả năng
lôi kéo được một bộ phận thanh niên trở về quê hương lao động, góp phần cân bằng
cơ cấu dân số và cơ cấu sản xuất.
- Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với những loại thực phẩm mới lạ, dinh
dưỡng, chất lượng tốt, đảm bảo.
4. Nghiên cứu khả thi
4.1 Nghiên cứu kĩ thuật công nghệ
Dưới đây là đặc tính của nhím và kĩ thuật nuôi nhím bờm

a. Nhận dạng
• Nhím Bờm là loại lớn nhất trong bộ gặm nhấm, nặng trung bình từ 13-15kg,
thân và đuôi dài từ 80-90cm. Hình dáng nặng nề, mình tròn đầu to, mõm
ngắn có 4 răng cửa dẹp và rất sắc, mắt nhỏ, tai nhỏ, chân ngắn (4 chi) 2 chi
sau ngắn hơn 2 chi trước, móng chân nhọn sắc. Trên lưng lông biến thành gai
cứng, nhọn nhất là nửa lưng phía sau, dài từ 10- 30cm. Đuôi ngắn, có những
sợi lông phía đầu phình ra thành hình cốc rỗng ruột màu trắng.
6
• Nhím đực có mõ dài hơn, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn, tính
tình hung dữ, hay lùng sục, đánh lại con đực khác để “bảo vệ lãnh thổ”.
• Khi gặp kẻ thù thì nhím rung đuôi, những lông chuông này tạo thành một
tiếng kêu “lách cách”, “lè xè” để doạ nạt kẻ thù và thông báo với những con
vật cùng đàn.
• Lúc nhỏ, lỗ sinh dục con đực có “gai”, và con cái không có. (Để phân biệt,
chúng ta có thể vật ngửa nhím con, vạch lỗ sinh dục để xem).
• Lúc trưởng thành: Con đực có dương vật và dịch hoàn nhô ra phía bụng, cách
lỗ hậu môn khoảng 2-3 cm. Con cái có “lỗ sinh dục” cũng cách hậu môn 2-3
cm.
• Nhím cái có 6 vú nằm ở 2 bên sườn. Khi cho con bú nhím mẹ nằm úp bụng
xuống đất.
b. Sinh trưởng của nhím
Khối lượng cơ thể của nhím khá dao động.
Sơ Sinh 0,32 ± 0,06 (kg)
3 tháng 3,25 ± 0,48 (kg)
6 tháng 4,72 ± 1,02 (kg)
9 tháng 6,96 ± 0.32 (kg)
12 tháng 8,75 ± 0.42 (kg)
Nhìn chung từ sơ sinh đến 1 năm tuổi, nhím sinh trưởng đều , mỗi tháng có thể
đạt 1kg,. Sau tuổi này sự phát triển bắt đầu chậm lại.
Như vậy, nếu nuôi nhím vỗ béo, thì kéo dài quá một năm, tốc độ tăng trọng

không còn tốt nữa. Lúc này ta phải tính toán kinh tế, liệu kéo dài thời gian vỗ béo
sẽ có lãi hay không.
Tuy nhiên đối với nhím hậu bị (nuôi sinh sản), chúng ta không nên vỗ béo. Hãy
hạn chế lượng thức ăn sao cho tăng trọng 0.8 kg / tháng là vừa đủ.
Tỉ lệ thịt xẻ so với khối lượng sống chiếm từ 62% đến 69%. Tỉ lệ thịt đùi so với
thịt xẻ là 20%. Thịt nhím 1 năm tuổi rất ít mỡ.
c. Tập tính
Tính bầy đàn / gia đình “máu mủ”.
Nhím là loài động vật có tính gia đình rất cao, con đực chỉ chấp nhận ở cùng
những nhím con mà chính do chúng đẻ ra. Những con nhím cái mà đã mang thai
với đực khác khi ghép đôi với đực mới thì khi đẻ ra con đực sẽ cắn chết ngay
7
những con con này. Nhưng ở lứa đẻ sau thì chúng lại sống với nhau bình thường,
nhím con đẻ ra phát triển tốt.
Với nhím nuôi thả theo lô tập thung chúng tôi thấy nhím khó có khả năng thân
thiết nhau, chúng hay đánh nhau gặm cụt lông của nhau thậm chí chúng còn giết
chết nhau, những lô nhím ghép một đực với vài con cái thì chưa thấy nhím cái sinh
sản.
Kết hợp với những kinh nghiệm thu được qua các đàn khác, chúng tôi nhận thấy
rằng không nên nuôi thả từng bầy đàn. Nên ghép chúng thành từng đôi nuôi riêng
từng ô, và có thể đổi đực giống.
Chính vì thế, trong các chuồng nuôi, nếu được quây bằng lưới sắt thưa, chân
chuồng phải được xây kín, để nhím con không thể thò chân, người sang chuồng bên
để đề phòng con khác cắn.
d. Chọn nhím giống
Người mua cần chú ý phải mua nhím ở những địa chỉ tin cậy, bảo đảm là loại
nhím đã được thuần hoá, tránh mua phải nhím rừng vì nhím rừng rất khó chăm sóc
và sinh sản. Đặc biệt, nhím pahỉ có lý lịch, nguồn gốc rõ ràng và phải có giấy kiểm
dịch, chứng nhận của kiểm lâm ( nhím là động vật thuộc đối tượng bảo tồn ), vì
vậy, nếu mua nhím mà không có giấy chứng nhận là vi phạm pháp luật và sẽ bị thu

hồi.
Có nhiều cách chọn nuôi nhím giống tuỳ vào điều kiện kinh tế gia đình. Nhưng
thông thường thường bắt nhím 2 tháng tuổi hoặc nhím bắt đầu sinh sản. Cách chọn
nhím giống cũng rất đơn giản, nên chọn Nhím có lông mượt, bóng, Nhím khoẻ,
không còi cọc. Cách đơn giản để biết là khi vào thăm chuồng nhím bạn lấy một
mẩu thức ăn có thể là bí đỏ, khoai lang hay thứ gì bỏ vào chuồng, nếu thấy nhím ra
ăn chứng tỏ nhím đã nuôi thuần, mạnh dạn và có thể bắt làm giống. Bạn nên chú ý
8
chọn như vậy tốt hơn bởi có nhiều trại Nhím có Nhím rừng mua trôi nổi từ ngoài
vào và họ ghép lại với nhau để bán cho khách.
Nhím thường mua theo cặp gồm một đực một cái, Nhưng không nhất thiết phải
như vậy mà bạn có thể kết hợp một đực với 2 hay 3 cái, điều này sẽ giúp bạn tiết
kiệm được con cái. Con đực nên chọn con nào năng động, mạnh mẽ, có thế nó mới
phối giống hăng hơn. Khi chăn nhím kết hợp như vậy bạn phải có chuồng dự phòng
để khi có con nào đẻ là phải tách riêng không có những con cái khác sẽ cắn chết
con con.
e. Cách cho phối giống:
Nên cho con cái phối giống khi 10 - 12 tháng tuổi. Thời gian động đực thường
kéo dài 3 - 4 ngày, thời điểm phối thích hợp là 2 ngày sau khi nhím cái động dục.
Khi động dục con cái thường có các biểu hiện: đi loanh quanh trong chuồng, hít
ngửi liên tục. Nếu ta động vào người, chúng đứng yên và cong đuôi lên, đôi khi bỏ
ăn. Còn con đực củng nhảy lăng xăng và hít ngửi liên tục, chân cào liên tục xuống
nền chuồng rồi rít lên.
Khi thấy nhím cái có biểu hiện động dục thì bắt nhím đực thả vào ô nhốt nhím
cái cho chúng phối trong thời gian 4 - 6 ngày. Nếu nhím cái đang nuôi con thì bắt
nhím con ra chỗ khác để trách nhím đực cắn chết nhím con. Sau mỗi lần phối giống
cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, chất béo và giá đỗ cho nhím đực . Mỗi con đực
chỉ nên cho giao phối với không quá 8 con cái và luôn luân chuyển đực cái để tránh
cận huyết.
f. Xây dựng chuồng trại

Mặc dù được con người nuôi dưỡng nhưng Nhím vẫn mang nặng tính hoang dã
và còn nguyên vẹn các phản xạ tự nhiên.
Yêu cầu chuồng trại của Nhím phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Có rất nhiều kiểu xây dựng chuồng trại khác nhau
9
Hệ thống chuồng Bao gồm nhiều ô để nhốt, Khu nuôi nhốt có thể làm 1 hay
nhiều dãy như bàn cờ. Giữa các dãy có lối đi rộng 1 m. Có mương thoát nước
(nhưng không nằm trong ô nhốt) và tốt nhất là nằm hai bên chuồng.
Đối với nhím đực giống và cái giống: Diện tích chuồng ít nhất 1.5 m2 cho một
gia đình (bố / mẹ và 2-4 con nhím con).
Đối với chuồng nhím hậu bị (từ 2 tháng đến lần phối giống đầu tiên, có thể nuôi
thành nhóm, hàng chục con cũng được. Tuy nhiên nên phân theo từng nhóm tuổi để
dễ bề chăm sóc, cho ăn hợp với lúa tuổi, trọng lượng
Độ cao của chuồng từ 1 – 1,5 m. Chớ quá thấp, vì nhím có thể nhảy ra, nhưng
chớ quá cao, vì khó chăm sóc, và tốn vật liệu.
Nếu nhím hung dữ, hoặc mới bắt về chưa quen, ta có thể dùng các tấm ván,
phên, piro ximăng để đậy.
Nên có cửa sau để dọn phân, có cửa trước (cỡ 30 x 40 cm) để có thể lùa nhím đi
từ ô này tới ô khác.
Nền chuồng láng xi măng, nhưng chớ láng quá trơn, đặc biệt là chuồng nhím
sinh sản, để chúng khỏi bị trượt chân khi nhảy phối giống, hoặc trượt ngã lúc chửa
đẻ. Cũng có thể làm bằng gạch… Tuy nhiên chớ làm bằng đất, vì nhím rất hay đào
bới và có thể đào hầm để trốn và khó làm vệ sinh. Có lỗ thoát nước đủ rộng để có
thể rửa chuồng.
Thành chuồng: có thể xây gạch, hoặc khung lưới sắt. Nếu là khung lưới sắt thì
chân thành chuồng phải xây kín cao 20 – 30cm, để đề phòng chân con này thò sang
chuồng con kia và bị con kia cắn, mẳt lưới chớ quá rộng để nhím con đi thoát.
g. Thức ăn cho Nhím
Nhím là loài ăn tạp, vì thế, thức ăn cho nhím rất đa rạng như: côn trùng, giun,
ốc, cá, rễ, lá, mầm cây, rau, củ, quả, kể cả những loài chát, đắng

Bình thường nhím ăn 2kg thức ăn/con/ngày
Các loại thức ăn dành cho nhím
10
Nhím tiêu thụ thức ăn khá đa dạng:
Ăn nhiều (>80): Bí đỏ, chuối tây, củ dong riềng, đậu tương, đu đủ, khoai lang,
khoai tây, đậu phộng, Mía cây, bắp hạt, khoai mì, sắn dây củ, su hào, cây chuối,
cây ngô, quả sung, quả vả, khoai sọ, táo quả, quả roi, quả ổi, xương động vật, sắn
lát khô, cám gạo
Ăn khá (60-80): Cỏ voi, ghi nê, du zi, rau muống, dây khoai lang
Ăn Trung bình (40-60): Chàm bông vàng, chàm tai tượng, lá dâu
Ăn kém (<40): Lá sung
Các loại thức ăn dạng bột là thứ mà nhím không thích sử dụng trong bữa ăn của
mình. Nếu khi ta cho cùng một lúc hai loại thức ăn dạng củ quả và dạng bột vào thì
bao giờ Nhím cũng ăn loại thức ăn củ quả trước.
h. Về cách cho ăn
Nhím là động vật ăn đêm, ban ngày chúng thường ngủ nghỉ và đêm đến mới hoạt
động. Cũng bởi vậy Nhím thường chỉ ăn nhiều vào buổi tối. Mỗi ngày cho
Nhím ăn theo hai bữa, lúc buổi chiều cho ăn khoảng 30% lượng thức ăn,
và buổi tối cho ăn khoảng 70% lượng thức ăn còn lại. thay đổi thức ăn cho
Nhím để đảm bảo Nhím ăn ngon miệng, tuy nhiên tập trung nhiều vào loại
thức ăn mà Nhím ăn mạnh vì điều đó sẽ giúp Nhím sinh trưởng và phát
triển tốt nhất.
Trong quá trình thay đổi thức ăn thì chỉ cho ăn thức ăn lạ với lượng hạn chế và
theo dõi phân thường xuyên để phát hiện xem Nhím có bị tiêu chảy hay không.
Nếu thức ăn đã ôi thiu hay không hợp Nhím sẽ bị đi ngoài. Nếu nhím bị đi ngoài thì
dừng việc cho ăn thức ăn mới lại, nhím sẽ tự khỏi. ngoài ra cho thêm xương vào
chuồng cho Nhím gặm vừa để mài răng và vừa cung cấp khoáng canxi nếu không
Nhím sẽ gặm tường. nên dùng xương ống của trâu bò, lọc hết thịt, luộc kĩ, cạo bỏ
lớp thịt còn lại, phơi khô trong 3 ngày để hết mùi và chảy hết lớp mỡ trong tuỷ, rồi
mới vứt vào cho Nhím. Vài ngày sau lấy bỏ xương cũ ra phơi lại và thay bằng

11
xương mới để đảm bảo vệ sinh xương không bị thối mốc. Xương cũ lại lấy phơi lại
rồi lại bỏ vào chuồng khi nào hết thì thôi.
Nhím ăn rau, củ, quả nên ít uống nước, nhưng cũng phải có đủ nước sạch cho
nhím uống tự do. Trung bình 1lít/5con/ngày. Nhím thương uống nước vào buổi
sáng và buổi trưa. Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt nhím sẽ rùng mình
và vung lông liên tục không tốt.
Sau khi phối giống có chửa phải lập lịch sinh đẻ cho Nhím để tiện chăm
Sóc. Nhím mang thai từ 95 - 105 ngày. Khi Nhím đẻ, hạn chế tối đa sự xuất hiện
của con người. khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều chất đạm, chất
béo, chất bột, đường để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết
sữa nuôi con vừa mang thai. Dưới đây là hàm lượng thức ăn dành cho nhím chửa
đẻ và nuôi con:
• Thức ăn thô xanh: 0,3 - 0,5 kg/con/ngày
• Thức ăn tinh (củ quả, các loại hạt): 0,3 - 0,5 kg/con/ngày
• Khoáng bổ sung (xương động vật): 0,1 kg/con/ngày
• Muối bổ sung: 1 gram/con/ngày
i. Sinh sản
Nhím mang thai 90-95 ngày. Bụng nhím thường to ra hai bên. Trong thời gian
này nên tách hẳn đực giống để nhím cái được yên và không ăn tranh quá nhiều dễ
bị to thai và khó đẻ.
Thường nhím đẻ vào ban đêm, nhưng cũng có nhiều con đẻ ban ngày. Sau khi
đẻ chúng để lại nhiều máu trên sàn chuồng. Số con đẻ từ 1 đến 5, trung bình là 2
con. Nếu đẻ 3-4 con, thì 1-2 con nào đó sẽ khó tranh bú với con nhím khác mạnh
hơn. Vì thế nên tách từng cặp và cho bú luân phiên. Được 10 ngày có thể nhốt
chung trở lại. Luôn theo dõi nhím mẹ có đủ sữa nuôi con hay không để có chế độ
bồi dưỡng thêm cho nhím mẹ
12
Có thể tách con lúc được 2 tháng. Tuy nhiên có thể rút ngắn xuống còn 30 – 45
ngày nếu nhím con khoẻ mạnh và nhím cái không có nhiều sữa nữa (có thể xem vú

nhím). Trong trường hợp này phải cho nhím con bồi dưỡng tốt.
j. Nuôi dưỡng Nhím con
Đối với Nhím con mới sinh ra sẽ tự tìm vú mẹ để bú sữa đầu và hoàn thiện các
chức năng của cơ thể. Sau khoảng 1 tuần tuổi Nhím bắt đầu tập ăn, cho ăn các thức
ăn dễ chịu như lá rau muống sẽ dễ dàng hơn cho Nhím con. Sau nửa tháng tuổi
Nhím bắt đầu ăn các loại thức ăn hiện có. Sau 2 tháng tuổi Nhím con dần bú mẹ ít
hơn, cũng vì lượng sữa mẹ đã ít dần và Nhím bắt đầu làm quen với cuộc sống độc
lập.
k. Phòng bệnh
Nhím có khả năng đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh, nhưng củng có mắc một số bệnh
thông thường:
- Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng
thuốc bôi hoặc nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta
nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1 - 2 lần.
- Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không gây đủ như ngoài
thiên nhiên nên nhím có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc
trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ rau, rễ
dừa Để phòng bệnh tiêu chảy, ta nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím,
không nên cho nhím ăn các loại thức ăn ẩm mốc, hôi thối, bẩn thỉu
13
4.2 Lao động
Sử dụng lao động có sẵn của nhóm: gồm 5 thành viên. Một quản lí, một nhân viên
thị trường và 3 lao động trực tiếp. Để dự án hoàn thành đúng tiến độ phải
thuê thêm nhân công ngoài, chủ yếu là các thanh niên, nông dân trong xã.
4.3 Địa điểm thực hiện dự án
Xã Dĩnh, thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang.
4.4. Lịch trình thực hiện dự án
- Giai đoạn 1: thiết kế, quy hoạch và chọn địa điểm thực hiện dự án, xử lí mặt
bằng
- Giai đoạn 2: xây dựng hệ thống chuồng trại

- Giai đoạn 3: mua giống nhím và tiến hành chăn nuôi
- Giai đoạn 4: bán nhím giống và cung cấp nhím thịt cho các nhà hàng đặc sản
5. Nghiên cứu tài chính dự án
5.1Chi phí mua giống
- 50 cặp nhím nuôi thịt 2 tháng: 3 triệu/cặp
- 50 cặp nhím giống 8 tháng tuổi: 10 triệu/cặp
Chi phí chuồng trại:
- Xử lý mặt bằng 5 triệu
- 1 triệu/chuồng: bao gồm cả hệ thống điện, nước, vệ sinh…
- Chi phí khoan giếng, nhà chứa thức ăn + Chi phí phụ trợ khác: 25 triệu
- Chi phí dụng cụ khác: 20 triệu
Tổng chi phí cố định 800: triệu
Nguồn vốn:
- Do các thành viên góp: chi trả cho chi phí biến đổi của năm đầu tiên
- Vay ngân hàng 800 triệu
Dự tính thời gian hòa vốn: 2 năm
Sau thời điềm hoàn vốn: kể từ năm thứ tư
- Chi phí nuối 1 con nhím/năm khoảng: 700000
14
- Tổng chi phí thức ăn: 150 triệu/năm, tăng khoảng 8% mỗi năm
- Chi phí nhân công: 120 triệu, tăng khoảng 10% mỗi năm
- Chi phí điện nước: 6 triệu/năm
- Chi phí lãi vay ngân hàng: 60 triệu/năm
Tổng chi phí phải trả hàng năm:
Năm
1
Năm
2
Năm
3

Năm
4
Năm
5
Năm
6
Năm
7
Năm
8
Năm
9
Năm
10
Thức ăn 150 162 175 189 204 220 238 257 278 300
Nhân
công 120 132 145 160 176 193 213 234 257 283
Điện
nước 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
Lãi vay 120 120
Tổng 396 420 326 355 386 420 457 497 541 589
- Thu về hàng năm
+Năm đầu
Bán 50 đôi nhím giống 2 tháng tuổi: thu hồi 150 triệu
Bán nhím thịt: 500 triệu/năm
Tổng thu: 650 triệu/năm
+ Từ năm thứ 2
Bán 50 đôi nhím giống: thu 150 triệu
Bán nhím thịt: 2 lứa thu 1000 triệu
15

Tổng thu: 1150 triệu
+ Năm thứ 3: giống năm đầu, ta chỉ bán một lứa nhím thịt và 1 lứa nhím
giống, dự tính, trong năm này, giá nhím thịt giữ nguyên, giá nhím giống tăng
nhẹ:
Bán 50 đôi nhím giống: thu 200 triệu
Bán nhím thịt: 2 lứa thu 500 triệu
Tổng thu: 700 triệu
ROI=(700-326)/800*100%=46.75%
+ Tính toán cho các năm khác. Dự toán, từ sau năm thứ năm, giá nhím thịt và
nhím giống sẽ giảm dần do lượng cung nhiều
Bảng giá nhím thịt và nhím giống
Giá/SL
Năm
1
Năm
2
Năm
3
Năm
4
Năm
5
Năm
6
Năm
7
Năm
8
Năm
9

Năm
10
Nhím
thịt 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.48 0.46 0.45 0.43 0.3
SL 100 200 100 200 100 200 100 200 100 200
Nhím
giống 3 3 4 4 4 3.5 3.5 3.2 3.2 3
SL 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50
Tổng
thu 650 1150 700 1200 700 1135 635 1060 590 750
Cân nặng trung bình mỗi con nhím
thịt là 10kg
16
Giá nhím giống: kg;
Giá nhím thịt: cặp
Bảng thu – chi – ROI
Năm
1
Năm
2
Năm
3 Năm 4
Năm
5
Năm
6
Năm
7
Năm
8

Năm
9
Năm
10
Tổng
chi 396 420 326 355 386 420 457 497 541 589
Tổng
thu 650 1150 700 1200 700 1135 635 1060 590 750
Thu-
Chi 254 730 374 845 314 715 178 563 49 161
ROI 46.73
105.6
6 39.28 89.42 22.3
70.3
8 6.14 20.15
5.2Giá trị hiện tại ròng (hệ số chiết khấu 15%)
Hệ số
CK 15%
P0 800
Năm
0 Năm 1
Năm
2
Năm
3
Năm
4
Năm
5
Năm

6
Năm
7
Năm
8
Năm
9
Năm
10
Dòng
tiền 650 1150 700 1200 700 1135 635 1060 590 750
NPV 3195.04
17
18
Phần II. Lập kế hoạch cho dự án
Dự án của chúng tôi là một dự án chăn nuôi được thực hiện ở quy mô trang
trại chăn nuôi nhỏ với nguồn lao động trực tiếp từ địa phương. Dự án được chia
làm ba giai đoạn chính, thứ nhất là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình nuôi nhím
(chuẩn bị chuồng trại, con giống, tìm hiểu đầu ra ), thứ hai là giai đoạn thực hiện
nuôi nhím, giai đoạn này đòi hỏi nguồn lao động thường xuyên và những kỹ thuật
chăn nuôi bài bản và cuối cùng là giai đoạn xuất bán sản phẩm, nhím là một loại
vật nuôi mới nên đầu ra các sản phẩm của nhím là không ổn định, đòi hỏi phải có
những bước đi cụ thể, quảng bá và phân phối sản phẩm.
1. Mục tiêu của dự án:
Càng ngày đời sống càng nâng cao, những người sành ăn càng khắt khe,
chọn lọc. Và những món ăn từ động vật hoang dã càng được ưa chuộng. Tuy nhiên,
muốn thưởng thức nhũng món ăn đó, dù có tiền, cũng rất khó khăn. Đó là do tính
chất khan hiếm của nguồn hàng, và do cần phải tuân thủ những rào cản pháp luật.
Nắm bắt nhu cầu đó, nghề nuôi nhím ra đời. Qua khảo sát thị trường, chúng tôi lập
ra dự án này với định hướng sẽ cung cấp sản phẩm nhím giống và nhím thịt chất

lượng.
+ Nhím giống: Bán cho người dân muốn phát triển nuôi nhím. Được bán theo đơn
vị cặp, xuất chuồng khi nhím bắt đầu vào giai đoạn phát triển mạnh ( khoảng 2
tháng sau khi sinh). Là sản phẩm chủ yếu trong giai đoạn đầu của dự án.
+ Nhím thịt: Chủ yếu bán cho các nhà hàng đặc sản. Nhím nuôi bán thịt được nuôi
theo chế độ riêng, xuất sau khi sinh khoảng 8 tháng. Là sản phẩm thay thế nhím
19
giống, được bán trong giai đoạn bão hòa nhím giống. Khi thị trường nhím giống
suy thoái, dự án sẽ tập trung chủ yếu vào sản xuất kinh doanh nhím thịt.
Ngoài những mục tiêu về cung cấp các sản phẩm về nhím như trên, dự án
của chúng tôi còn có một số mục tiêu khác, đó là:
+ Tạo ra lợi nhuận hàng năm
+ Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho một bộ phận lao động ở nông thôn.
+ Phát triển việc chăn nuôi nhím, phân phối các sản phẩm của nhím đến nhiều nơi
trên đất nước.
+ Tạo ra mô hình chăn nuôi nhím mới đầy hiệu quả, cung cấp thông tin và kinh
nghiệm nuôi nhím, hướng dẫn kỹ thuật, cũng như tạo đầu ra cho các hộ gia đình
mới chăn nuôi hoặc các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khác.
2. Một số kế hoạch chi tiết cho dự án:
2.1 Các công việc thuộc dự án gồm có
• Chuẩn bị các thủ tục pháp lí:
 Xin quyết định được phép mở khu chăn nuôi tại khu đất thuê
 Xin giấy đảm bảo cho chất lượng đầu ra
• Chuẩn bị mặt bằng:
 Thuê mặt bằng
 San lấp mặt bằng
 Tiến hành xây dựng chuồng trại
• Chuẩn bị con giống
 Mua nhím giống,nhím thịt đã qua kiểm định: đảm bảo không có bệnh
dịch

• Chăm sóc nhím
 Đảm bảo đủ thức ăn hàng ngày cho nhím
20
 Quan tâm chăm sóc nhím thời kì sinh sản
 Luôn theo dõi sự phát triển của nhím để đảm bảo không bệnh dịch,
phát triển bình thường
• Đầu ra cho nhím
 Giữ đầu mối với các lái buôn và các nhà hàng để có đầu ra ổn định
 Quảng cáo trên mạng để bán nhím cho các hộ tiêu thụ nhỏ lẻ
2.2 Thời gian cho dự án
• Chuẩn bị chuồng trại sẽ được hoàn tất trong vòng 1 tháng
• Tiến hành đưa nhím vào nuôi
• Sau 8 tháng sẽ bán được lứa nhím thịt đầu tiên
• Sau 12 tháng sẽ có nhím con để bán cho thị trường
2.3 Chi phí cho dự án
• Trên diện tích 500m2, dự tính bước đầu nuôi khoảng 200 nhím giống, 200
con nhím thịt thì tổng chi phí sẽ khoảng 1,5 tỷ đồng
• Chí phí xây dựng 400 ô chuồng cùng hệ thống máng nước uống cho nhím là
khoảng 300 triệu
• Chi phí thức ăn cho nhím trong 1 năm ước tính khoảng 400 triệu
• Với chi phí phải bỏ ra bước đầu là như vậy thì ước tính sau 1 năm sẽ thu hồi
vốn, những năm tiếp theo sẽ thu lãi ròng
2.4 Kế hoạch nhân lực
• Với quy mô tương đối như vậy thì dự tính trang trại sẽ cần 6 người để đảm
bảo nuôi nhím: 1 người sẽ phụ trách đầu vào và đầu ra cho nhím, 1 người có
chuyên môn chịu trách nhiệm kĩ thuật, 4 người còn lại sẽ đảm bảo nguồn
thức ăn hàng ngày cho nhím
2.5 Kế hoạch quản lí chất lượng
• Phải luôn đảm bảo nhím đến thời kì xuất chuồng được khỏe mạnh, không
bệnh tật

• Trong trường hợp nhím đến tuổi xuất chuồng nhưng tạm thời chưa xuất được
thì phải đảm bảo cho nhím không hụt cân
21
• Trước khi nhím được xuất chuồng cần phải được kiểm đinh của cơ quan
chức năng để đảo bảo nhím không bệnh tật tránh lây lan ra các vùng khác.
3. Sơ đồ kế hoạch
3.1 Kế hoạch phân tách công việc
3.2 Kế hoạch tổ chức quản lí dự án
Chú thích: các nhân viên trực tiếp sẽ phụ trách các việc như: chăm sóc nhím, vệ
sinh chuồng trại,
22
4. Lập kế hoạch chi tiết cho dự án:
4.1 Xác lập mục tiêu dự án:
Dự án có những mục tiêu chung đã nêu ở phần tổng quan về dự án. Và một số
mục tiêu cụ thể như sau:
- Thời gian dự án bắt đầu: 1/6/2012 . Thời gian dự án hoàn thành: công việc
chuẩn bị nuôi nhím được thực hiện trong vòng khoảng 2 tháng, sau 8 tháng
thì sẽ có nhím để xuất bán và dự án chăn nuôi được dự tính thực hiện trong
vòng 10 năm.
- Mức chi phí dự toán: được nêu kỹ tại chương 6 dự toán ngân sách và quản lý
chi phí dự án.
- Các kết quả cần đạt được: Tạo ra nguồn lợi nhuận hàng năm là hơn 600 triệu
đồng trong năm đầu và tiếp tục sẽ tăng trong các năm tiếp theo, hàng năm
xuất bán được nhím giống và nhím thịt, tạo nguồn thu nhập ổn định trung
bình khoảng hơn 2 triệu đồng 1 tháng cho lao động làm việc.
4.2 Phát triển kế hoạch
Dự án được xác định là có 3 giai đoạn chính: chuẩn bị chăn nuôi nhím, thực
hiện nuôi nhím, xuất bán sản phẩm nhím. Các nhiệm vụ và công việc chủ yếu được
thể hiện tại bảng phân tách công việc dưới đây:
Bảng phân tách công việc (Work Break Down Structure)

STT WBS Tên nhiệm vụ Thời gian
thực hiện
1 1 Thủ tục pháp lí 15
2 2 Chuẩn bị mặt bằng 2
3 2.1 Thuê nhân công
4 2.2 Xử lí mặt bằng
5 3 Xây dựng chuồng trại 30
6 3.1 Chuẩn bị nguyên vật liệu xây dựng
7 3.2 Lợp mái
23

×