Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
LỜI CAM ĐOAN
Tên em là : Lê Trọng Tấn
Lớp : Kinh tế lao động
Khoa : Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực
Khóa : 50
Em xin cam đoan toàn bộ nội dung và số liệu được sử dụng để thực hiện chuyên đề
này là do tự em thu thập, không sao chép từ các chuyên đề nào khác ngoài các tài
liệu tham khảo đã được ghi trong phần “ Danh mục tài liệu tham khảo” . Nếu nhà
trường phát hiện ra chuyên đề của em có sự sao chép từ các chuyên đề khác em xin
chịu hoàn toàn mọi hình thức kỉ luật và nhà trường đề ra.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực tập
Lê Trọng Tấn
SV: Lê Trọng Tấn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
MỤC LỤC
ĐƠN VỊ 39
SV: Lê Trọng Tấn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
BCKQHĐSXKD : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
PTCKT : Phòng tài chính kế toán
TCT : Tổng công ty
TCLĐ : phòng tổ chức lao động
CBQL : cán bộ quản lý
CBKT : cán bộ kỹ thuật
N/m : Nhà máy
CBCNV : cán bộ công nhân viên
CCCLLĐ : cơ cấu chất lượng lao động
DT : doanh thu
HV : học viên
KH : kế hoạch
TH : thực hiện
SV: Lê Trọng Tấn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
DANH MỤC BẢNG BIỂU
ĐƠN VỊ 39
SV: Lê Trọng Tấn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo. Error: Reference source
not found
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Tổng công ty giấy Việt Nam.Error: Reference source
not found
SV: Lê Trọng Tấn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế thế giới vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng và đang trong giai đoạn
phục hồi, nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này, khủng
hoảng trong giai đoạn vừa qua tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp trong nước
gây không ít các kho khăn đối với doanh nghiệp khiến cho việc cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Nhận thấy tầm quan trọng của yếu tố con người
trong tổ chức, các doanh nghiệp đã đặt yếu tố nhân lực làm trọng tâm và lợi thế cho
việc cạnh tranh. Do đó nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là hết
sức quan trọng và cấp thiết đối với sự thành bại của doanh nghiệp.
Trong thơi gian thực tập tại Tổng công ty Giấy Việt Nam em nhận thấy hoạt
động đào tạo tại Tổng công ty được xây dựng một cách bài bản và có hệ thống tuy
nhiên chất lượng cán bộ công nhân viên chưa tương xứng với tiềm năng của công
ty. Do vậy hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty cần được trú trọng và
quan tâm hơn nữa để tạo ra lực lượng lao động chất lượng cao phục vụ hết mình
cho sự nghiệp phát triển của Tổng công ty.
Từ lý do trên em chọn đề tài : “Cải tiến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực
tại Tổng công ty giấy Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận về đào tạo và tầm quan trọng của hoạt động đào tạo
nguồn nhân lực trong tổ chức
Phân tích thực trạng hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Giấy
Việt Nam để nêu ra các giải pháp khắc phục.
Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại
Tổng công ty giấy Việt Nam.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Giấy Việt
Nam
SV: Lê Trọng Tấn
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Phạm vi nghiên cứu : Tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động
đào tào nguồn nhân lực tại Tổng công ty Giấy Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích đề tài đi từ lý thuyết đến thực tế rồi từ đó đưa ra các
nhận định, các kiến nghị hoàn thiện hơn công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh.
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: sử dụng sách tham khảo, tài liệu, các
báo cáo về vấn đề tuyển dụng rồi từ đó đưa ra các nhận xét so sánh giữa các năm,
qua đó rút ra những ưu nhược điểm còn tồn tại trong công tác đào tạo.
Phương pháp phỏng vấn cán bộ phòng tổ chức lao động, cán bộ phụ trách
mảng đào tạo của Tổng công ty giấy nhằm hiểu rõ hơn công tác đào tạo tại đây, biết
được các chính sách kế hoạch về đào tạo của Tổng công ty trong từng thời kì.
5. Kết cấu đề tài
Phần I : Lý luận về đào tạo nguồn nhân lực tại doanh nghiêp.
Phần II : Phân tích thực trạng hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công
ty Giấy Việt Nam.
Phần III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng
công ty Giấy Việt Nam.
SV: Lê Trọng Tấn
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
PHẦN I
LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Theo nghĩa rộng thì nguồn nhân lực là nguồn lực con người, nguồn cung cấp
sức lao động cho toàn xã hội, bao gồm tất cả những người có khả năng lao động,
không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực
nào.
Đối với một doanh nghiệp thì nguồn nhân lực là toàn bộ những người lao động
đang làm việc trong doanh nghiệp.
Hai mặt biểu hiện của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là số lượng và chất
lượng, hai mặt này giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Chất
lượng nguồn nhân lực bao gồm các yêu tố : năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, tính sáng tạo, chăm chỉ, sức khỏe.v.v.
1.1.2 Đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Đào tao nguồn nhân lực là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng
của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, nó là điều kiện quyết định để các doanh
nghiệp có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Do đó
trong các doanh nghiệp, công tác đào tạo phải luôn được trú trọng thực hiện một
cách có tổ chức và kế hoạch cụ thể.
1.1.3 Vai trò hoạt động đào tạo nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp
Đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là điều kiện quyết định để một
doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh. Công tác này
mà được đầu tư một cách xứng đáng sẽ góp phần đảm bảo cho tổ chức có một đội
ngũ lao động vừa giỏi chuyên môn, vừa năng động, sáng tạo thích ứng nhanh với sự
thay đổi của môi trường kinh doanh ngày một khắc nghiệt như hiện nay. Đào tạo
nguồn nhân lực giúp nâng cao năng suât lao động, và hiệu quả thực hiện công việc
SV: Lê Trọng Tấn
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
trong doanh nghiệp, nâng cao chất lượng thực hiện công việc của công nhân viên,
nó tạo điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và quản lý vào doanh nghiệp từ
đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các phát minh, máy móc hiện đại
mới ra đời ngày càng nhiều đòi hỏi đội ngũ công nhân lao động cần phải thích ứng
kịp thời với sự phát triển này, do đó đào tạo là yếu tố không thể thiếu để nâng cao
chất lượng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp.Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần bồi
dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình
1.2 Tiến trình đào tạo nguồn nhân lực
Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo có thể thực hiện theo 7 bước thể
hiện qua biểu đồ dưới đây :
Sơ đồ 1.1 Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo
SV: Lê Trọng Tấn
4
Xác định mục tiêu đào tạo
Xác định nhu cầu đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo
Xác định chương trình đào tạo và
lựa chọn phương pháp đào tạo
Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Dự tính chi phí đào tạo
Thiết lập quy trình đánh giá
Các quy trình đánh giá được xác định phần nào
bởi sự có thể đo lường được các mục tiêu
Đánh giá lại nếu cần thiết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
1.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo
Là xác định khi nào, ở bộ phận nào cần phải đào tạo, đào tạo kỹ năng nào, cho
các loại lao động nào và cần bao nhiêu người. Nhu cầu về đào tạo được xác đinh
dựa trên những phân tích nhu cầu lao động của doanh nghiệp đó, các yêu cầu về
kiến thức kĩ năng cần thiết cho việc thực hiện các công việc.
Để hoành thành được công việc và nâng cao năng xuất lao động với hiệu quả
lao động cao, yêu cầu doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét và phân tích kết
quả thực hiện công việc hiện tại mà người lao động đáp ứng thông qua hệ thống các
tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc. Qua đó tìm ra những yếu kém, những thiếu
hụt về khả năng thực hiện công việc của người lao động với những yêu cầu đưa ra
đối với công việc đó, qua đó tìm ra nguyên nhân thiếu hụt kĩ năng, trình độ của
người lao động so với yêu cầu công việc.
Đào tạo là một nhu cầu tất yếu không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Người
lao động nếu luôn được đào tạo sẽ càng ngày càng nâng cao trình độ, năng lực bản
thân từ đó có thể hoành thành tốt các công việc được giao, và phát triển cao hơn
trong tương lai. Do vậy, khi phân tích để xác định nhu cầu đào tạo thì chúng ta phải
phân tích cả nhu cầu đào tạo cá nhân và khả năng học tập của cá nhân cũng như
hiệu quả vốn đầu tư cho đào tạo.
Một số phương pháp thu thập thông tin để xác định nhu cầu đào tạo
Phỏng vấn cá nhân là phương pháp khá dơn giản và được sử dụng phổ biến.
Người phỏng vấn sẽ trao đổi với nhân viên về những khó khăn trong thực hiện công
việc và những nguyện vọng của họ về đào tạo.
Sử dụng bảng hỏi cũng là một phương pháp thông dụng để thu thập thông tin
về nhu cầu đào tạo. Nhân viên sẽ trả lời trong những câu hỏi liên quan đến công
việc, khả năng thực hiện công việc, nguyện vọng đào tạo.
Quan sát thực hiện công việc của nhân viên để đưa ra những đáng giá về kết
quả thực hiện công việc của nhân viên so với yêu cầu công việc đặt ra.
1.2.2 Xác định mục tiêu đào tạo
Là kết quả đạt được của chương trình đào tạo như :
SV: Lê Trọng Tấn
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Những kĩ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ kỹ thuật có được sau khi
kết thúc chương trình đào tạo
Số lượng cơ cấu học viên
Thời gian đào tạo
1.2.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo
Là việc lựa chọn đối tượng cần được đào tạo, dựa trên nghiên cứu, nhu cầu
động cơ đào tạo của người lao động, tác dụng của đào tạo đối với người lao động và
khả năng nghề nghiệp từng người.
1.2.4 Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo
Xác đinh các kĩ năng cần đào tạo cho nhân viên từ đó xây dựng hệ thống các
môn học phù hợp, các bài học lý thuyết cũng như thực hành, thời gian trong bao
lâu. Từ đó chọn các phương pháp đào tạo phù hợp. Dưới đây là một số phương
pháp đào tạo :
1.2.4.1 Đào tạo trong công việc
Đáo tạo trong công việc là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc,
học viên sẽ được học những kiến thức kĩ năng cần thiết cho công việc thông qua
thực tế thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn của lao động lành nghề hơn.
Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc : đây là phương pháp phổ biến dùng để
dạy các kỹ năng thực hiện công việc cho hầu hết các công nhân sản xuất và kể cả
một số công việc quản lý. Người dạy sẽ chỉ dẫn cho học viên một cách tỉ mỉ, theo
từng bước về cách quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo.
Đào tạo theo kiểu học nghề : chương trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lý
thuyết ở trên lớp, sau đó các học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của
công nhân lành nghề, được thực hiện công việc thuộc nghề cần học cho tới khi
thành thạo tất cả các kĩ năng của nghề.
Kèm cặp chỉ bảo : phương pháp này thường dùng để giúp các cán bộ quản lý
và các nhân viên giám sát có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công
việc trước mắt và công việc trong tương lai thông qua sự kèm cặp và chỉ bảo của
những người quản lý giỏi hơn.
SV: Lê Trọng Tấn
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Luân chuyển và thuyên chuyển công việc : là phương pháp chuyển người quản
lý từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ nhừng kinh
nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. Những kinh nghiệm và kiến
thực khi thực hiên luân chuyển sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiên công việc cao
hơn.
Ưu điểm của phương pháp đào tạo trong công việc : phương pháp này thường
không yêu cầu một không gian hay những trang thiết bị riêng đặc thù. Đào tạo trong
công việc có ý nghĩa thiết thực vì học viên được làm việc và có thu nhập trong khi
học. Bên cạnh đó, phương pháp này mang lại sự chuyển biến gần như ngay tức thời
trong kiến thức và kỹ năng thực hành mà tốn k nhiều thời gian đào tạo, cho phép
học viên được làm việc cùng những đồng nghiệp tương lai của họ để không bị bỡ
ngỡ khi bước vào môi trường làm việc mới.
Nhược điểm của phương pháp đào tạo trong công việc : Lý thuyết trang bị cho
học viên không có hệ thống, học viên có thể bắt chước những kinh nghiệm thao tao
không tiến bộ của người dạy.
1.2.4.2 Đào tạo ngoài công việc
Đây là phương pháp đào tạo trong đó học viên được tách khỏi sự thực hiện các
công việc thực tế
Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp : phương pháp này áp dụng cho những
nghề tương đối phức tạp, hoặc công việc có tính chất đặc thù mà kèm cặp không
đáp ứng được. Các doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với các phương tiện
và thiết bị dành riêng cho học tập. Chương trình đào tạo phương pháp này bao gồm
2 phần : lý thuyết va thực hành. Phần lý thuyết được giảng tập trung cho các kỹ sư,
cán bộ kỹ thuật phụ trách. Còn phần thực hành thì được tiến hành ở các xưởng thực
tập do các kỹ sư hoặc công nhân lành nghề hướng dẫn.
Cử đi học ở các trường chính quy : đây là phương pháp mà doanh nghiệp cử
người lao động đến học tập ở các trường dạy nghề hoặc quản lý cán bộ, ngành hoặc
do trung ương tổ chức. Phương pháp này trang bị tương đối đầy đủ các kiến thức và
kỹ năng, tuy nhiên thì phương pháp này tốn khá nhiều thời gian và kinh phí.
SV: Lê Trọng Tấn
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo : các buổi giảng bài hay hội
nghị có thể được tổ chức tại doanh nghiệp hoặc ở một hội nghị bên ngoài, có thể tổ
chức riêng hoặc kết hợp với các chương trình đào tao khác. Trong nhưng buổi thảo
luận này các học viên có thể thảo luận và trao đổi các quan điểm của mình với vấn
đề được đưa ra, qua đó học tập kiến thức kinh nghiệm kinh nghiệm cần thiết.
Đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính : đây là
phương pháp đào tạo kỹ năng tiên tiến hiện đại. Các chương trình đào tạo sẽ được
viết sẵn lên đĩa mềm máy tính người học chỉ việc thực hiện theo hướng dẫn của
máy tính. Phương pháp này có thể đào tạo rất nhiều kỹ năng cho học viên mà không
cần người dạy.
Đào tạo theo phương thức từ xa : là phươg pháp đào tạo mà người dạy và
người học không trực tiếp gặp nhau, mà thông qua các phương tiện trung gian.
Phương tiện trung gian này có thể là đĩa CD và VCD, sách , tài liệu học tập,
Internet. Phương pháp này khiến người học có thể chủ động bố trí thời gian học tập
phù hợp với kế hoạch cá nhân, học viên ở xa trung tâm đào tạo vẫn có thể tham gia
khóa học.
Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm : phương pháp này bao gồm các cuộc hội
thảo học tập sử dụng các kỹ năng : diễn kịch, bài tập tình huống, mô phỏng trên
máy tính, các bài tập giải quyết vấn đề… Nó giúp cho học viên tập giải quyết các
tình huống trong thực tế.
Mô hình hóa hành vi : Là phương pháp diễn kịch nhưng các vở kịch được thiết
kế để mô hình hóa các hành vi hợp lý trong các tình huống đặc biệt.
Đào tạo kỹ năng xử lý công văn giấy tờ : Phương pháp này học viên nhận
được một loạt các tài liệu, các bản ghi nhớ, các tường trình, lời dặn dò của cấp trên
và các thông tin khác mà một người quản lý có thể nhận được khi vừa tới nơi làm
việc và họ phải có trách nhiệm xử lý nhanh chóng và đúng đắn. Phương pháp này
giúp cho người quản lý học được cách ra quyết định nhanh chóng trong công việc
hàng ngày.
SV: Lê Trọng Tấn
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Ưu điểm của phương pháp đào tạo ngoài công việc : Học viên được trang bị
đầy đủ có hệ thống các kiến thức lý thuyết và thực hành, được đào tạo bài bản nội
dung học tập đa dạng. Người học chủ động bố trí được thời gian học tập phù hợp,
một số phương pháp rất hiệu quả đối với các học viên ở quá xa.
Nhược điểm của phương pháp đào tạo ngoài công việc : Thường các phương
pháp khá tốn kém về thời gian và chi phí. Một số phương pháp yêu cầu trình độ
khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhiếu khi thiêu sự trao đổi học viên với giảng viên.
1.2.5 Dự tính chi phí đào tạo
Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương pháp đào tạo, bao gồm
các chi phí cho việc học, chi phí cho việc giảng dạy.
1.2.6 Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Có 2 nguồn để lựa chọn giáo viên bao gồm : các giáo viên là những người đã
biên chế trong doanh nghiệp hoặc thuê ngoài ( giảng viên của các trường đại học,
các trung tâm đào tạo) . Nên kết hợp giữa những người có kinh nghiệm lâu năm
trong doanh nghiệp với giáo viên thuê ngoài sẽ giúp cho cho học viên vừa tiếp cẫn
được với những kiến thức mới đồng thời không xa rời thực tiễn doanh nghiệp.
1.2.7 Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo
Đây là công đoạn cuối cùng của công tác đào tạo. Nó đo lường hiệu quả và lợi
ích có được của chương trình đào tạo, đồng thời doanh nghiệp phát hiện ra được các
nguyên nhân của những tồn tại mà công tác đào tạo và tìm ra phương pháp thích
hợp để việc đào tạo trong giai đoạn tiếp theo hiệu quả hơn.
Kết quả chương trình đào tạo bao gồm : kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của
người học đối với chươn trình đào tạo, khả nặng vận dụng những và kỹ năng lĩnh
hội được từ chương trình đào tạo, sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
Việc đánh giá hiệu quả của phương thức đào tạo chủ yếu tiến hành theo các
phương thức sau đây :
Thu thập ý kiến của những người tham gia khóa đào tạo của doanh nghiệp
thông qua bảng hỏi, phỏng vấn.
Đánh giá kết quả sau bài kiểm tra, bài thi của học viên
SV: Lê Trọng Tấn
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Quan sát người lao động thực hiên công việc trước và sau khi đào tạo và so
sánh.
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực
Những yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng rất lớn
đên công tác đào tạo trong doanh nghiệp. Mỗi nhân tố lại có tác động vào những
thời điểm khác nhau với mức độ khác nhau, do vậy doanh nghiệp cần đánh giá
chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo trong từng thời kì để tác
động kịp thời sao cho công tác đào tạo có hiệu quả nhất.
1.3.1 Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp bao gồm : Chủ trương chính sách của
nhà nước,môi trường chính trị, môi trường kinh tế, tiến bộ khoa học kĩ thuật…
Chủ trương chính sách nhà nước : chủ chương, chính sách của nhà nước có
ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp, cũng như hoạt động đào
tạo của doanh nghiệp. Những chính sách về lao động và việc làm được nhà nước
đưa ra để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, do đó doanh nghiệp phải nắm vững và
thực hiện đúng theo chủ chương chính sách mà nhà nước đã ban hành.
Môi trường chính trị : Một đất nước có nền chính trị ổn định thì lao động yên
tâm làm việc và cống hiến cho xã hội. Nó cũng đỗng nghĩa với việc các công tác
đào tạo sẽ được phát triển tốt nhất
Môi trường kinh tế : Nước ta đang ngày càng hội nhập với sự phát triển chung
của nền kinh tế thế giới, cơ hội việc làm cũng như thu nhập cho người lao động
ngày càng được nâng cao nhưng đồng thời các yêu cầu đối với người lao động cũng
cao hơn, do vậy công tác đào tạo là một yếu tố không thể thiếu để nâng cao trình độ
tay nghề cho người lao động.
Tiến bộ khoa học kĩ thuật : Khi khoa học công nghệ phát triển sẽ kéo theo việc
thay đổi hàng loạt dây truyền công nghệ các khâu sản xuất, máy móc thiết bị, thay
đổi cách quản lý, tác phong làm việc, tính chất công việc… Do vậy người lao động
cần phải được đào tạo để thích ứng được với dây chuyền công nghệ để đạt được
năng suất cao nhất.
SV: Lê Trọng Tấn
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
1.3.2 Những yếu tố bên trong doanh nghiệp
Những yếu tố bên trong doanh nghiệp bao gồm : Mục tiêu chiến lược và chính
sách của doanh nghiệp, môi trường làm việc, nguồn nhân lực của doanh nghiệp, dây
chuyền máy móc doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp, các chính
sách phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp…
Mục tiêu chiến lược và chính sách của doanh nghiệp : Đây là vấn đề quyết
định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn phải đặt ra mục tiêu
chiến lược và các chính sách phát triển từng thời kì để bắt kịp sự phát triển của nền
kinh tế, có các chính sách khác nhau để tồn tại trong tình hình kinh tế phức tạp như
hiện nay. Do vậy với những mục tiêu chiến lược từng giai đoạn từng thời kì khác
nhau yêu cầu người lao động phải được đào tạo để thích ứng kịp với những thay đổi
đó. Mặt khác, cách quản lý nhìn nhận của người lãnh đạo về vấn đề đào tạo nguồn
nhân lực trong doanh nghiệp cũng tác động trực tiếp đên đào tạo trong doanh
nghiệp đó, một doanh nghiệp biết quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực
trong danh nghiệp thì mới có thể có được nguồn nhân lực chất lượng tốt phục vụ
mục tiêu chính sách của doanh nghiệp.
Môi trường làm việc : tác động trực tiếp tâm lý của nhân viên, một môi trường
làm việc tốt cạnh tranh lành mạnh làm cho nhân viên có hứng thú làm việc và cống
hiến hết mình cho tổ chức, ngày càng muốn nâng cao trình độ của mình.
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp : là đối tượng của hoạt động đào tạo trong
doanh nghiệp. Việc đánh giá chính xác năng lực, trình độ hiện tại, khả năng của nguồn
nhân lực giúp cho doanh nghiệp có những phương án tính toán phù hợp để đào tạo
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu của mình. Việc phân tích chất
lượng nguồn nhân lực hiện tai sẽ cho biêt ai là những đối tượng cần được đào tạo, và
đào tạo những kiến thức kĩ năng như thế nào để đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp : Quy mô của doanh nghiệp cũng tác
động trực tiếp đến công tác đào tạo, doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì các công
tác đào tạo càng phức tạp, càng chi tiết tại tất cả các khâu trong hoạt động của
doanh nghiệp.
SV: Lê Trọng Tấn
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Tình hình tài chính của doanh nghiệp : Tài chính của doanh nghiệp có lớn và
vững mạnh thì chi cho công tác đào tạo mới được đáp ứng đầy đủ. Mới có điều kiện
để học viên được đào tạo tốt nhất, nếu nguồn tài chính hạn hẹp sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến đối tượng cần được đào tạo.
Các chính sách phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp : đào tạo nguồn
nhân lực liên quan mật thiết đến các công tác quản trị nhân lực như kế hoạch hóa
nguồn nhân lực, tuyển dụng nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, phân tích công
việc… Các công tác trên có thực hiện tốt thì công tác đào tạo mới thực sự hiệu quả
và ngược lại.
1.4 Sự cần thiết công tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Công tác đào tạo nguồn nhân lực hiện nay đang đóng một vai trò hết sức quan
trọng đối với sự thành bại của doanh nghiệp, vốn nhân lực có dồi dào thì doanh
nghiệp mới có thể đứng vững và phát triển. Trong doanh nghiệp, công tác đào tạo
nếu được trú trọng và quan tâm sẽ góp phần đào tạo ra một lực lương lao động chất
lượng cao về chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần sáng tạo, tinh thần tập thể cao, có thể
thích ứng nhanh chóng với sự biến đổi của tình hình kinh tế, môi trường kinh
doanh. Do vậy, công tác đào tạo là một phần không thể thiếu trong hoạt động của
mỗi doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh hiện nay.
Ngoài ra, việc khoa học kỹ thật ngày càng phát triển mạnh mẽ, các phát minh,
cải tiến ngày càng được áp dụng nhiều vào thực tiễn, do vậy để giúp lao động có thể
bắt kịp với những máy móc kỹ thuật tiên tiến thì công tác đào tạo là không thể
thiếu. Khi mà nguồn lực con người trở thành yếu tố cạnh tranh thì việc đầu tư cho
đào tạo là hết sức cần thiết. Mặt khác, đào tạo còn có vai trò quan trọng đối với
người lao động, đối với phát triển chung của toàn xã hội. Người lao động được đào
tạo sẽ nâng cao được kiến thức, chuyên môn từ đó hoàn thành công việc được giao
tốt hơn và tiếp cận với những công việc mới phù hợp hơn với mình qua đó đóng
góp nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp. Đất nước có những cá nhân lao động được
đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tinh thần làm việc hăng say
thì sẽ ngày càng phát triển hơn, hiện đại hơn.
SV: Lê Trọng Tấn
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
PHẦN II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về Tổng công ty giấy Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Ngày 30/4/1975, Sau giải phóng Miền nam, để tiện cho việc quản lý ngành,
6/1976 Nhà nước thành lập Công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc và Công ty Giấy Gỗ
Diêm phía Nam.
Ngày 21/6/1978, hội đồng Chính phủ đưa ra quyết định 142/CP của về việc
đổi mới cơ chế quản lý, hợp nhất hai công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc và phía Nam
thành Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm toàn Quốc.
Ngày 6/10/1982, theo quyết định số 519/CNn – TCCB Liên hiệp các xí nghiệp
Giấy Gỗ Diêm toàn quốc được tách thành hai: Liên hiệp các xí nghiệp Giấy số I và
Liên hiệp các xí nghiệp Giấy số II.
Ngày 30/11/1987 các liên hiệp xí nghiệp Giấy số I và Giấy số II được đổi tên
lại thành Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm số I và Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số
II nhằm đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động.
Ngày 13/08/1990 theo quyết định số 368/CNn -TCLĐ hợp nhất Liên hiệp các
xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm I và Liên hiệp các xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm II thành Liên
hiệp sản xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm toàn quốc, nhằm thực hiện chủ trương tiếp
tục đổi mới tổ chức quản lý các liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh, tăng cường
quyền tự chủ cho các đơn vị cơ sở. Tên thương mại của liên hiệp là ViPiMex. Trụ
sở được đặt tại 18C Phạm Đình Hổ - Hai Bà Trưng – Hà Nội. Cơ quan thường trực
phía Nam đặt tại số 9 – 19 Hồ Tùng Mậu – Quận I – TP HCM.
Ngày 22/03/ 1993 Quyết định số 104/CNn – TCLĐ của Bộ Công Nghiệp Nhẹ
đưa ra để chuyển đổi tổ chức và hoạt động của liên hiệp sản xuất Xuất nhập khẩu
Giấy Gỗ Diêm thành Tổng Công ty Giấy Gỗ Diêm Việt Nam nhằm phù hợp hơn
với cơ chế thị trường, các thành viên có quyển tự chủ hơn trong sản xuật kinh
SV: Lê Trọng Tấn
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
doanh. Tên giao dịch đối ngoại là VINAPIMEX . Trụ sở của tổng công ty đặt tại
25A – Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Văn phòng đại diện công ty ở phía
Nam đặt tại số 9 – 19 Hồ Tùng Mậu – Quận I – TPHCM .
Vào năm 1995, Nghành giấy gửi đề nghị Nhà nước cho tách riêng nghành Gỗ
Diêm là một ngành kinh tế kĩ thuật không gắn liền với ngành giấy. Thực hiện Quyết
định số 91/TTg của thủ tướng Chính phủ về việc thí nghiệm thành lập mô hình tập
đoàn kinh doanh nhằm tập trung tài chính, thu hút các nguồn vốn đầu tư đủ sức
cạnh tranh với sản phẩm trong và ngoài nước.
Ngày 29/8/1995 theo Quyết Định 256/TTg ngày 29/4/1995 của thủ tướng
chính phủ và Nghị định số 52 /CP ngày 2/8/1995 của Chính phủ ban hành hình
thành Tổng công ty giấy Việt Nam bao gồm điều lệ tổ chức và hoạt động. Tại thời
điểm thành lập, Tổng Công ty Giấy Việt Nam có 18 đơn vị thành viên; trong đó 15
đơn vị thành viên hạch toán độc lập; tổng năng lực sản xuất 152.000 tấn giấy và
112.000 tấn bột giấy/năm; chiếm 70% năng lực sản xuất giấy và bột giấy toàn
ngành.
Ngày 01/02/2005 theo Quyết định số 29/2005/QĐ - TTg chuyển Tổng Công ty
Giấy Việt Nam sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con, theo đó Công ty mẹ - Tổng
Công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO) là công ty Nhà nước, được hình thành trên
cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng Công ty Giấy Việt Nam và Công ty Giấy Bãi
Bằng, bao gồm 09 công ty con và 05 công ty liên kết. Ngày 20/3/2006 Thủ tướng
Chính phủ ký Quyết định số 64/2006/QĐ - TTg phê duyệt, ban hành Điều lệ tổ chức
và hoạt động của Tổng Công ty Giấy Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - Công ty
con.
Thực hiện Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua, ngày 25 tháng 6 năm
2010 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 983/QĐ - TTg Chuyển Công ty mẹ -
Tổng Công ty Giấy Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do Nhà nước làm chủ sở hữu với vốn điều lệ là 1.213 tỷ đồng, trên cơ sở kế thừa
các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Giấy Việt Nam trước khi
chuyển đổi. Hiện nay, Tổng Công ty Giấy Việt Nam bao gồm 28 đơn vị hạch toán
SV: Lê Trọng Tấn
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
phụ thuộc; 10 phòng ban chức năng; 06 đơn vị hạch toán báo sổ; 02 công ty con;
03 đơn vị sự nghiệp và 17 công ty liên kết. Tổng Công ty Giấy Việt Nam có 9.754
CBCNV- LĐ (trong đó trình độ trên Đại học có: 31 người; Đại học và Cao đẳng:
1.330 người; Trung cấp: 524 người; Công nhân: 7.869 người). Năng lực sản xuất tại
Nhà máy Giấy Bãi Bằng là 78.000 tấn Bột giấy/năm và 125.000 tấn Giấy/năm; tại
Công ty Giấy tissue Sông Đuống: 20.000 tấn Bột Giấy/năm và 10.000 tấn Giấy
Tissue/năm; Nhà máy bột, giấy Thanh Hoá với công suất 100.000 tấn bột giấy và
100.000- 120.000 tấn giấy/năm (gồm giấy in, giấy viết và giấy in báo); Nhà máy
Bột giấy Phương Nam, công suất: 100.000 tấn bột giấy/năm và đang triển khai xây
dựng nhà máy bột giấy 250.000 tấn/năm tại Bãi Bằng - Phù Ninh- Phú Thọ với chất
lượng sản phẩm và môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Tổng công ty Giấy Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công
nghiệp và chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nghiệp, các Bộ, cơ quan trực thuộc
chính phủ , UBND tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng công ty Giấy là
doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản
tại ngân hàng và có con dấu giao dịch theo quy định của Nhà nước.
- Tên công ty: Tổng Công Ty giấy Việt Nam
- Tên viêt tắt tiếng anh:VINAPACO
- Trụ sở chính : 25A – Lý Thường Kiệt – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
- Điện thoại: 04 8 247 773
- Fax : 04 8 260 381
- Mã số thuế : 0101439900
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty giấy Việt Nam
Chức năng : Trực tiếp thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh bên cạnh chức
năng quản lý và đầu tư vốn Nhà nước ở các công ty con công ty liên kết. Tổng công
ty có quyền tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, đàm phán, kí kết với các doanh
nghiệp nước ngoài các hợp đồng kinh tế và xuất nhập khẩu. Tổng công ty có quyền
đầu tư liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, đồng thời có quyền chuyển nhượng
cho thuê các tài sản thuộc quyền sở hữu của Tổng công ty.
SV: Lê Trọng Tấn
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Nhiệm vụ : Không chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và
lưu chuyển hàng hóa trong và ngoài nước mà còn tham gia xây dựng kế hoạch và
đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào ngành giấy cho có hiệu quả hơn.
Đồng thời Tổng công ty đàu tư thực hiện các nhiệm vụ chủ sở hữu, cổ đông, thành
viên góp vốn tại các công ty con, công ty liên kết.
2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh Tổng công ty Giấy Việt Nam giai đoạn
2009 – 2011
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng công ty Giấy Việt
Nam giai đoạn 2009 - 2011
Năm
2009 2010 2011
So sánh 2011 với
2010
Tuyệt đối
Tương
đối %
Giá trị tổng sản lượng
công nghiệp (1000 đ)
1,900,453,221 2,392,754 2,883,234 490,480 20,5
Doanh thu (1000đ) 1,742,324,654 2,035,788,557 2,323,378,832 487,590,275 26,56
Số lượng lao động 7292 6816 6211 -605 -8.8
Thu nhập bình quân
( người / tháng)
4,034,000 4,420,000 4,755,000 335,000 7.5
( Nguồn : BCKQHĐSXKD – Phòng TCKT – Tổng Công Ty)
Qua bảng trên cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 đạt
kết quả tốt với doanh thu 1,900 tỉ đồng lương bình quân công nhân toàn công ty
4.034 triệu. Tuy nhiên giai đoạn 2009 – 2010 ảnh hương của khủng hoảng kinh tế
nên lượng công nhân bị cắt giảm, tuy nhiên tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty vẫn khá ổn định. Lương bình quân công nhân toàn công ty năm 2011 đạt
mức khá cao so với các ngành nghề khác.
Năm 2011 mặc dù sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn song Tổng
SV: Lê Trọng Tấn
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
công ty Giấy Việt Nam từng bước khắc phục những ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế, sản xuât kinh doanh tăng trưởng so với năm trước, đảm bảo đủ việc
làm và ổn định thu nhập cho người lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn
Tổng công ty đạt 2,883 tỷ đồng, bằng 91% kế hoạch năm và bằng 121% so với thực
hiện cùng kỳ năm trước. Doanh thu toàn Tổng công ty đạt 2,323 tỷ đồng, bằng
106% kế hoạch năm và bằng 127% so với thực hiện cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận
dự kiến đạt 114 tỷ đồng, doanh thu xuất khẩu đạt 36 triệu USD, nộp ngân sách nhà
nước đạt 216 tỷ đồng. Bản báo cáo đã chỉ ra phương hướng nhiệm vụ năm 2012 với
các chỉ tiêu sát thực tế, trọng tâm 4 nội dung chính: phát triển sản xuất kinh doanh,
làm tốt công tác xã hội từ thiện, tái cấu trúc doanh nghiệp và đầu tư phát triển.
Với vị trí là doanh nghiệp chủ đạo trong ngành công nghiệp giấy, TCT GVN
có trách nhiệm phát triển đầu tư các dự án sản xuất bột giấy và giấy có quy mô lớn.
Trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2012-2016, TCT GVN đã đặt ra mục tiêu phát
triển TCT GVN trở thành một tập đoàn kinh tế lớn, để thực hiện mục tiêu trên, bám
sát với quy hoạch phát triển của ngành giấy, TCT GVN đã xác định phương hướng
phát triển trong những năm tới của doanh nghiệp là tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần trong nước, mở rộng thị
trường xuất khẩu, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Về định hướng đầu tư thì TCT GVN tập trung đầu tư mở rộng vùng nguyên
liệu giấy ở tất cả những vùng có nhà máy của Tổng công ty, xác định trọng điểm là
vùng nguyên liệu phía bắc. Đối với đầu tư vào nhà máy sản xuất thì trong giai đoạn
trước mắt sẽ chỉ tập trung đầu tư xây dựng mới các nhà máy sản xuất bột giấy nhằm
cân đối cung – cầu bột giấy trong Tổng công ty để giảm thiểu khối lượng bột giấy
phải nhập khẩu.
SV: Lê Trọng Tấn
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Tổng công ty giấy Việt Nam
SV: Lê Trọng Tấn
18
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Hội đồng quản trị
Phòng
Tổ
chức
lao
động
Phòng
Tài
chính
kế
toán
Phòng
Kế
hoạch
Phòng
Xây
dựng
cơ bản
Phòng
Kỹ
thuật
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
XNK
và
TBPT
Phòng
Lâm
sinh
Tổng kho
Nhà
máy
giấy
Nhà
máy
điện
Nhà
máy
hóa
chất
Xí
nghiệp
dịch
vụ
Xí
nghiệp
bảo
dưỡng
Xí
nghiệp
vận
tải
Các đơn vị hạch toán phụ thuộc
3 Chi nhánh
BQLDA Bãi Bằng giai đoạn 2
- 18 Công ty
16 Lâm trường
Văn phòng
P.TG
Đ
P.TGĐ
P.TGĐ
P.TGĐ
P.TGĐ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
3 Chi nhánh tại: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội.
18 Công ty, Nhà máy
- Công ty giấy Việt Trì
- Nhà máy giấy Vạn Điểm
- Nhà máy giấy Hòa Bình
- Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ
- Viện công nghệ giấy và xenluylo
- Trường đào tạo nghề giấy
- Công ty in và văn hóa phẩm Phúc Yên
- Trung tâm nghiên cứu nguyên liệu giấy
- Công ty Văn phòng phẩm Hồng hà
- Công ty Diêm Thống Nhất
- Công ty giấy Tân Mai
- Công ty giấy Đồng Nai
- Công ty giấy Viễn Đông
- Công ty Diêm Hòa Bình
- Công ty Gỗ Đồng Nai
- Công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú
- Công ty nguyên liệu giấy Đồng Nai
- Nhà máy giấy Bình An
16 Lâm trường: Cầu Ham, Vĩnh Hảo, Ngòi Sảo, Tân Thành, Hàm Yên, Tân
Phong, Đoan Hùng, Thanh Hoà, Sông Thao, Yên Lập, A Mai, Tam Sơn, Xuân Đài,
Tam Thanh, Tam Thắng, Lập Thạch.)
Chức năng của các bộ phận:
Văn phòng:
Chức năng thực hiện chức năng rà soát, kiểm tra việc thực hiện các loại văn
bản tại Tổng công ty được phép ban hành.
Chức năng Tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực hành chính, quản lý
tài sản, phương tiện và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên trong Tổng
công ty.
SV: Lê Trọng Tấn
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Phòng Tổ chức lao động:
Chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: Tổ
chức, cán bộ, lao động, lao động, các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, tiền lương,
thanh tra, kỷ luật, thi đua khen thưởng.
Phòng kế hoạch:
Chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực:
kế hoạch sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển của Tổng công ty.
Phòng Tài chính kế toán:
Chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức các lĩnh vực tài chính và
kế toán,kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm của
Tổng công ty, chi phí sản xuất. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác kế toán, hạch
toán kinh tế ở các đơn vị thuộc Tổng công ty, hạch toán phụ thuộc và hạch toán báo
sổ; thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tài chính theo đúng qui định pháp luật của
Nhà nước.
Phòng kỹ thuật:
Chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: quản
lý kỹ thuật công nghệ và môi trường, bảo dưỡng kĩ thuật mấy móc thiết bị, bảo hộ lao
động, chất lượng sản phẩm, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ sản xuất và
bảo vệ môi trường.
Phòng xây dựng cơ bản:
Chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc và thực hiện các lĩnh vực: quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản và triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong phạm vi toàn
Tổng công ty.
Phòng xuất nhập khẩu và thiết bị phụ tùng:
Chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực:
nhập khẩu và mua sắm thiết bị máy móc, phụ tùng, vật liệu đáp ứng yêu cầu bảo
dưỡng, sửa chữa và thay mới, bảo đảm các dây chuyền sản xuất của Tổng công ty
và các đơn vị trực thuộc Tổng công ty, xuất khẩu các mặt hàng của Tổng công ty.
Phòng kinh doanh:
SV: Lê Trọng Tấn
20