Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia Halida Draught của Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.96 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU
THỤ SẢN PHẨM BIA HALIDA DRAUGHT CỦA
LIÊN DOANH NHÀ MÁY BIA ĐÔNG NAM Á
Giáo viên hướng
dẫn
: ThS. Nguyễn Thanh Phong
Họ và tên sinh viên : Bùi Thị Hương
Mã sinh viên : CQ501294
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Thương mại
Lớp : TM50C
Hệ : Chính quy
Thời gian thực tập : 06/02/2012 => 21/05/2012 (Đợt 1)
Hà Nội, năm 2012
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
LỜI CAM ĐOAN
Chuyên đề thực tập được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu của bản thân
em dựa trên tài liệu, số liệu thu thập thực tế từ đơn vị thực tập và các nguồn
có liên quan, không sao chép nguyên văn từ các chuyên đề, luận văn và các
bài viết khác.
Em xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường về cam đoan này.
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Hương
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
TỔNG QUAN VỀ LIÊN DOANH NHÀ MÁY BIA 2
ĐÔNG NAM Á 2
1.3.1.10. Phân xưởng sản xuất 6
1.3.1.11. Phòng Bán hàng 7
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
TỔNG QUAN VỀ LIÊN DOANH NHÀ MÁY BIA 2
ĐÔNG NAM Á 2
1.3.1.10. Phân xưởng sản xuất 6
1.3.1.11. Phòng Bán hàng 7
Bảng 2.1. Khối lượng sản xuất kinh doanh theo thị trường 12
Bảng 2.3. Khối lượng sản xuất kinh doanh theo tháng 16
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động tài chính của công ty 18
Bảng 2.6. Doanh số bán hàng sản phẩm Halida Draught 22
Bảng 2.7. Doanh số bán hàng sản phẩm Halida Draught 22
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UBND : Ủy ban nhân dân
HĐQT : Hội đồng quản trị
DM : Draught Master
Exp : Export

TSLN : Tỷ suất lợi nhuận
N.An – H.Tĩnh : Nghệ An – Hà Tĩnh
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
LỜI CẢM ƠN
Trong bốn năm theo học chuyên ngành Quản trị kinh doanh thương
mại, khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, trường đại học Kinh tế quốc dân,
em đã được học hỏi, tiếp thu nhiều kiến thức đại cương cũng như chuyên
ngành. Đây chính là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp của em sau này.
Trên cơ sở những kiến thức đã được học, cùng với những kinh nghiệm
thực tế trong quá trình thực tập, em đã chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy hoạt
động tiêu thụ sản phẩm bia Halida Draught của Liên doanh nhà máy bia
Đông Nam Á”.
Em xin chân thành cảm ơn tới Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á và
toàn thể các anh chị, cô chú làm việc tại công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em trong thời gian thực tập, tìm hiểu thông tin và những kinh nghiệm thực tế
trong công việc.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Thương
mại và Kinh tế quốc tế, đặc biệt là ThS. Nguyễn Thanh Phong đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành
bản chuyên đề thực tập này.
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
LỜI MỞ ĐẦU
Cạnh tranh luôn là điều tất yếu của cuộc sống, ở tất cả các lĩnh vực, các mặt
của đời sống ta đều thấy. Nó chỉ khác nhau ở mức độ cao hay thấp mà thôi.
Do vậy lĩnh vực kinh tế cũng không tránh khỏi khái niệm cạnh tranh. Khi mà
nền kinh tế càng phát triển, lượng hàng hóa ngày càng nhiều, khách hàng

càng trở lên “khó tính”. Các doanh nghiệp các nhà kinh doanh muốn bán
được hàng hóa của mình thì luôn tạo ra những điểm mạnh hơn đối thủ của
mình. Đó có thể là khâu mua hàng, bảo quản, dự trữ, sản xuất… hay là khâu
cuối cùng “khâu tiêu thụ”. Dù cho doanh nghiệp có làm gì đi nữa thì mục tiêu
cuối cùng vẫn là lợi nhuận là bán được hàng hóa.
Thị trường Việt Nam đặc biệt là sau khi gia nhập WTO khi “sân chơi” kinh
tế được mở rộng cho cả những doanh nghiệp nước ngoài thì cuộc cạnh tranh
ngày càng khốc liệt. Điều này làm cho các doanh nghiệp trong nước luôn phải
tìm hiểu, nghiên cứu thị trường cũng như điểm mạnh điểm yếu của mình nếu
không thì doanh nghiệp sẽ bị quy luật tự nhiên này đào thải.
Là một sinh viên kinh tế sắp ra trường được thực tập trong Liên doanh nhà
máy bia Đông Nam Á em lựa chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy hoạt động
tiêu thụ sản phẩm bia Halida Draught của Liên doanh nhà máy bia Đông
Nam Á”.
Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á
Chương 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia Halida
Draught của Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản
phẩm bia Halida Draught của Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á
Em xin viết ra một số nhận xét về tình hình hoạt động cũng như đề ra một
số giải pháp cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia Halida Draught dưới góc
nhìn chủ quan của mình.Vì dưới góc nhìn chủ quan của em nên không thể
tránh khỏi có sai sót, em mong thầy góp ý để bài viết của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo ThS.
Nguyễn Thanh Phong, cảm ơn ban lãnh đạo cũng như các anh chị, cô chú
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
1

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
đang làm việc trong Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á đã giúp đỡ em
hoàn thành chuyên đề thực tập này.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LIÊN DOANH NHÀ MÁY BIA
ĐÔNG NAM Á
1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY
Tên gọi bằng tiếng Việt của công ty: Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á
Tên giao dịch quốc tế: South – east Asia Brewety Ltd
Tên viết tắt của công ty: SEAB
Địa chỉ: 167B – Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội – Việt Nam
Điện thoại: (84 – 4) 38631871
Fax: (84 – 4) 38631307
Website:
Email:
Loại hình doanh nghiệp: công ty liên doanh
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á là công ty liên doanh giữa công ty
bia Biệt Hà và công ty Carlsberg quốc tế (Dam brew) và quỹ công nghiệp hóa
dành cho các nước đang phát triển của chính phủ Đan Mạch (IFU).
Tiền thân của Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á là hợp tác xã Ba Nhất
chuyên sản xuất các sản phẩm: dấm, mỳ, nước chấm phục vụ nhân dân Hà
Nội và các tỉnh thành lân cận trên phương thức sản xuất và giao nộp theo kế
hoạch của Nhà nước. Trải qua hơn 30 năm phát triển công ty đã từng gặp
không ít những khó khăn trở ngại nhưng công ty đã từng bước tháo gỡ những
khó khăn đó của cơ chế cũ và dần vươn lên hòa nhập với cơ chế mới, trở
thành một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. Để có được những thành
quả như ngày hôm nay công ty đã phải trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và
phát triển.
1.2.1. Giai đoạn thứ nhất (1966 – 1981)

SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
2
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
Với trang thiết bị cũng như cơ sở của hợp tác xã Ba Nhất tháng 06 năm
1966 Nhà nước quy định cho chuyển đổi hình thức sở hữu tập thể thành hình
thức sở hữu toàn dân theo quy định 1375/QĐ – TCCQ của Ủy ban hành chính
thành phố Hà Nội. Công ty đã chuyển đổi hình thức sở hữu và được mang tên
là Xí nghiệp nước chấm trực thuộc Sở Công nghiệp thành phố Hà Nội.
1.2.2. Giai đoạn hai (1982 – 1986)
Sau khi có Nghị quyết của Đại hội Đảng V, các xí nghiệp được quyền tự
chủ trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp mình. Xí nghiệp nước chấm đã chuyển từ sản xuất một mặt hàng
truyền thống sang đa dạng hóa sản phẩm với tên mới là Nhà máy thực phẩm
Hà Nội dưới sự cho phép của UBND thành phố Hà Nội (QĐ số 1625/QĐUB).
Mặc dù đã da dạng hóa sản phẩm nhưng cũng như các doanh nghiệp cùng
thời nhà máy thực phẩm Hà Nội vẫn sản xuất theo các chỉ tiêu pháp lệnh của
Nhà nước do đó sản phẩm sản xuất ra có chất lượng thấp và chi phí cao,
không hiệu quả.
1.2.3. Giai đoạn ba (1986 – 1993)
Sau Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nền kinh tế nước ta đã
dần dần chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường. Cũng theo hướng đó nhà
máy thực phẩm Hà Nội đã chuyển hướng sản xuất sang xuất khẩu đến các thị
trường Liên xô và Đông Âu với các sản phẩm chính là nước chấm và kẹo lạc.
Cuối năm 1989 khi mà tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Liên xô và các
nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng nhà máy cũng bị ảnh hưởng rất lớn và
đứng trước tình thế khó khăn. Để giải quyết vấn đề này nhà máy đã tiến hành
cải tổ lại công tác sản xuất, công tác quản lý lao động và tài chính. Với sự nỗ
lực trong đổi mới và sự giúp đỡ của Liên hiệp thực phẩm vi sinh nhà máy đã
tiến hành đổi mới mặt hàng và tìm thị trường tiêu thụ mới.

Tháng 9/1991 nhà máy đã đầu tư mua dây chuyền sản xuất bia lon của Đan
Mạch với số vốn là 291.716 triệu đồng. Trong đó:
Vay ngân hàng Đầu tư: 284.338 triệu đồng
Vay ngân hàng Nông nghiệp: 5.800 triệu đồng
Vay của tổ chức SIDA: 1.578 triệu đồng
Với tổng số vốn trên nhà máy đã nhập một dây chuyền sản xuất bia với
công suất 3.000.000 lít/năm. Sau một thời gian lắp đặt và chạy thử sản phẩm
bia lon Halida đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Đồng với việc chuyển
đổi sản phẩm và thị trường nhà máy cũng đổi tên thành nhà máy bia Việt Hà.
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
3
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
Dưới sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy sản phẩm bia
Halida đã được người tiêu dùng đón nhận và có chỗ đứng vững chắc trên thị
trường. Tháng 3/1993 sản phẩm bia Halida của nhà máy đã được trao tặng
cúp bạc của tổ chức quản lý chất lượng Liên hiệp Anh.
1.2.4. Giai đoạn bốn (1994 – nay)
Với nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng về sản phẩm
bia lon và bia chai trong khi đó khả năng đáp ứng của nhà máy bia Việt Hà có
hạn. Nhận thức được điều đó nhà máy đã tiến hành đàm phán với tập đoàn
Dam brew dưới sự cho phép của UBND thành phố Hà Nội và ký hợp đồng
thành lập Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á trên cơ sở góp vốn giữa các
bên như sau:
Nhà máy Việt Hà góp: 5.795.000 USD (40% tổng vốn góp)
Dam brew góp: 5.070.625 USD (35% tổng vốn góp)
Quỹ công nghiệp hóa dành cho các nước đang phát triển (IFU) góp:
3.621.875 USD (25% tổng vốn góp)
Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á có vốn đầu tư và vốn pháp định
bằng nhau là 14.475.000 USD. Theo hợp đồng được ký kết giữa các bên Liên

doanh nhà máy bia Đông Nam Á độc lập tự chủ về tài chính và có tư cách
pháp nhân, được phép mở tài khoản nội tệ và ngoại tệ tại các ngân hàng trong
nước và nước ngoài. Công ty có thời gian hoạt động là 30 năm được tính từ
khi công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 12/8/1993.
Năm 2004 Dam brew đã mua lại phần vốn góp của IFU và cho đến nay tỉ lệ
vốn góp của nhà máy bia Việt Hà là 40%, Dam brew là 60%.
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.3.1.1. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất của công ty quyết định tất cả các vấn
đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Hội đồng quản
trị có 7 người bao gồm:
Chủ tịch HĐQT là ông Jesper Bjot Madsen (người Đan Mạch), phó chủ
tịch HĐQT là người Việt Nam.
HĐQT thường họp định kỳ 3 lần một năm, trong đó:
Kỳ họp thứ nhất vạch ra các mục tiêu, phương hướng, chiến lược cho công
ty trong cả năm.
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
4
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
Kỳ họp thứ hai để điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với sự biến động
của môi trường và tìm ra các biện pháp thực hiện.
Kỳ họp cuối năm để đánh giá tình hình hoạt động của cả năm.
1.3.1.2. Tổng giám đốc
Tổng giám đốc do HĐQT bầu ra để điều hành mọi hoạt động của công ty
và chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả hoạt động của công ty.
Tổng giám đốc có sự trợ giúp từ phó tổng giám đốc và các giám đốc chức
năng khác, có quyền tuyển chọn cũng như sa thải cán bộ công nhân viên dưới
quyền mình.

1.3.1.3. Các giám đốc chức năng
Các giám đốc chức năng chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các lĩnh
vực mình quản lý. Bao gồm:
- Giám đốc Marketing
- Giám đốc Kỹ thuật sản xuất
- Giám đốc Tài chính
- Giám đốc Nhân sự
1.3.1.4. Phòng Marketing
Phòng Marketing là phòng có nhân lực lớn nhất trong công ty với nhiệm
vụ:
- Nghiên cứu thị trường (thị trường đầu vào và thị trường đầu ra)
- Xây dựng các chương trình quảng bá sản phẩm
- Xây dựng các chính sách giá cả
- Thiết lập và duy trì hệ thống phân phối
- Quản lý và xây dựng các chương trình uyến mại khuyếch trương sản
phẩm
1.3.1.5. Phòng Tài chính
Phòng Tài chính có nhiệm vụ:
- Quan hệ với các tổ chức tín dụng trong việc điều động vốn
- Thực hiện cân đối tài chính, bảo đảm an toàn vốn kinh doanh cho hoạt
động sản xuất
- Lưu trữ chứng từ, tài liệu tài chính
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về hoạt động quản lý tài chính
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
5
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
1.3.1.6. Phòng Kế toán
Phòng Kế toán có nhiệm vụ:
- Xây dựng các mức chi phí dự toán cho hoạt động sản xuất

- Thực hiện hạch toán chi phí sản xuất, định giá thành và phân tích hoạt
động của sản xuất kinh doanh
- Báo cáo với giám đốc, hội đồng quản trị, cơ quan có thẩm quyền về các
bản thuyết minh, báo cáo tài chính
1.3.1.7. Phòng Kỹ thuật
Phòng Kỹ thuật bao gồm có các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài cũng như
trong nước.
Phòng Kỹ thuật có trách nhiệm xây dựng các quy trình công nghệ, an toàn
lao động đồng thời theo dõi và tiến hành tu sửa cũng như sửa chữa máy móc
thiết bị.
1.3.1.8. Phòng Hành chính
Phòng Hành chính có nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc hội họp, các cuộc hội nghị
- Mua sắm và cấp phát các vật tư văn phòng cần thiết cho các phòng ban
khác
- Thực hiện công tác chi trả tiền lương cho người lao động
1.3.1.9. Phòng Nhân sự
Phòng Nhân sự có nhiệm vụ:
- Tuyển chọn, đào tạo cũng như sắp xếp người lao động phù hợp với trình
độ và chuyên môn, năng lực của họ
- Xây dựng chế độ làm việc (khen thưởng và kỷ luật), cơ sở xác định tiền
lương và công tác bảo hộ lao động
1.3.1.10. Phân xưởng sản xuất
Phân xưởng sản xuất là nơi có nhân sự lớn nhất công ty. Phân xưởng có
nhiệm vụ sau:
- Tiến hành sản xuất sản phẩm theo đúng quy trình công nghệ
- Kết hợp với các phòng ban khác (phòng Marketing, phòng Bán hàng,
phòng Kế toán, phòng Tài chính…) để sản xuất ra sản phẩm phù hợp với yêu
cầu của khách hàng cũng như theo đúng chi phí hạch toán
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại

50C
6
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
- Nghiên cứu, tìm hiểu và sáng tạo ra những ý tưởng mới trong quá trình
sản xuất vừa tiết kiêm vừa nâng cao chất lượng sản phẩm
- Báo cáo kịp thời với cấp trên có thẩm quyền khi xảy ra sự cố làm chậm
tiến trình sản xuất hay ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
1.3.1.11. Phòng Bán hàng
Phòng Bán hàng là nơi có nguồn nhân lực lớn thứ hai trong công ty. Phòng
Bán hàng có chức năng sau:
- Thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm
- Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng và báo cáo với cấp trên để có
những giải pháp cụ thể
1.3.2. Sơ đồ tổ chức của công ty
Nguồn: Phòng hành chính của công ty
Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức của công ty
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
7
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Giám đốc
Kỹ thuật
Giám đốc
Marketing
Giám đốc
Tài chính
Giám đốc
Nhân sự
Phòng Kỹ

thuật
Phân
xưởng sản
xuất
Phòng Bán
hàng
Phòng Kế
toán
Phòng Tài
chính
Phòng
Hành
chính
Phòng
Nhân sự
Phòng
Marketing
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.4.1. Đặc điểm của sản phẩm bia Halida Draught
1.4.1.1. Đặc điểm chung của bia tươi
Khái niệm bia: Bia nói một cách tổng thể, là một loại đồ uống chứa cồn
được sản xuất bằng quá trình lên men đường lơ lửng trong môi trường lỏng và
nó không được chưng cất sau khi lên men.
Có nhiều loại bia như: bia chai, bia lon, bia hơi, bia tươi… mỗi loại bia lại
có những đặc điểm và đặc trưng khác nhau.
• Với bia chai, vì đặc trưng là phải đắng hơn bia hơi, bia tươi và bảo quản
lâu hơn, nên hàm lượng chất thô ban đầu nhiều hơn bia hơi, bia tươi khoảng
0,5%, hàm lượng hoa húc nông nhiều hơn khoảng 30%. Quá trình lên men

của bia chai lâu hơn bia hơi. Bia chai lên men chính khoảng 7 - 8 ngày, lên
men phụ khoảng 4 ngày, rồi lọc các tạp chất (các nấm bia), làm lạnh rồi nạp
C02 để bảo quản bia tốt. Còn bia hơi, bia tươi thì lượng đường ít hơn khoảng
2%, lượng cồn ít hơn khoảng 1,5% và quá trình lên men nhanh hơn, chỉ
khoảng 8 ngày.
• Bia hơi: Bia hơi sau khi lên men không lọc các nấm men như bia chai
mà cho vào các thùng chứa được làm sạch bằng khí nén, nước thường, nước
nóng (80độC), dung dịch xút (2 - 3%) và được thanh trùng bằng hơi nóng
(khoảng 135độC), sau đó được làm lạnh bằng COVnPalatino2.
• Bia tươi quy trình gần giống bia hơi, nhưng khác ở chỗ lên men ở nhiệt độ
cao hơn, đậm đặc hơn, và lọc hết các nấm men, do đó không có vi sinh vật, tạp
chất và được rót ở thùng ủ bia rồi uống luôn, nên rất mát. Quá trình lên men dài,
ngắn này không ảnh hưởng tới chất lượng bia mà ảnh hưởng tới thời gian bảo
quản. Bởi lẽ, bia tươi, bia hơi thường sử dụng 1 - 2 ngày, còn bia chai dùng vài
tháng
Đặc điểm chung của bia tươi:
- Không dự trữ được lâu, phải có điều kiện bảo quản lạnh trong các thùng
hoặc boong vì vậy cần phải lưu ý trong khâu vận chuyển cũng như bảo quản
của loại bia này.
- Bia tươi uống rất mát vì vậy tiêu thụ nhiều nhất vào mùa hè.
- Vì thời gian sử dụng ngắn thường tiêu dùng ngay nên kênh phân phối
của bia tươi là kênh phân phối trực tiếp (các shop, cửa hàng của công ty) và
kênh phân phối gián tiếp ngắn (đến các nhà hàng và quán nhỏ).
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
8
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
1.4.1.2. Đặc điểm riêng của bia Halida Draught
Bia tươi Halida ra đời năm 2006 sử dụng công nghệ Draught Master của
Carlsberg quốc tế, đây là một phát minh có bản quyền được nghiên cứu bởi

nhóm dự án của tổng công ty đặt trụ sở tại Copehagen - Đan Mạch. Công
nghệ Draught Master là một chuỗi chu trình khép kín, được ứng dụng thử
nghiệm trên 12 nước châu Âu và Á, Việt nam là nước đầu tiên ứng dụng công
nghệ hiện đại này vào sản xuất bia Halida Draught Master.
Ngoài những tính chất chung của bia tươi, bia Halida Draught còn có
những ưu điểm nổi trội riêng:
a. Với nhà phân phối
• Tính kinh tế cao, tiết kiệm chi phí, thời gian và diện tích:
- Hệ thống Draught Master sử dụng công nghệ đột phá đã loại bỏ hoàn
toàn việc sử dụng CO
2
do vậy các điểm tiêu thụ tiết kiệm được chi phí, không
tốn diện tích để bình CO
2
hay gặp rắc rối khi hết CO
2
.
- Với hệ thống này hiện đại này, bom bia và ống dẫn bia là loại dùng một
lần nên các điểm tiêu thụ không mất thời gian bảo dưỡng và làm sạch như các
hệ thống khác đang được sử dụng trên thị trường, đồng thời đảm bảo tính vệ
sinh tối đa cho bia tươi Halida.
- Hệ thống vận hành dễ dàng (khi thay bom và khi rót bia).
- Bom bia được cấu tạo bằng nhựa PET cao cấp, giữ nhiệt, nhẹ, chắc chắn,
dễ di chuyển, tháo lắp, phù hợp cho mục đích sử dụng một lần. Sau khi sử
dụng, vỏ bom bia có thể bán cho các cơ sở tái chế nhựa.
• Lợi nhuận cao:
- Giá bán cho các điểm tiêu thụ là 208.000 đồng/keg 20 lít. Giá bán gợi ý
tại các điểm tiêu thụ là 7000-8000 đồng/cốc 330ml. Lợi nhuận thu về trên mỗi
lít bia bán ra lớn hơn khi bán bia tươi Halida so với các loại bia khác trên thị
trường.

- Tỷ lệ bia lãng phí rất thấp (khoảng 2-3%).
b. Với người tiêu dùng: Chất lượng hoàn hảo, ổn định
• So với các bia tươi khác trên thị trường, bia tươi Halida sử dụng công
nghệ Draught Master có độ lạnh sâu hơn, bọt mịn hơn và chất lượng giữ được
ổn định trong thời gian dài hơn.
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
9
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
• So với bia chai, bia tươi Halida luôn có thể phục vụ ở thể ngon nhất, tươi
và mát lạnh, không cần tủ ướp riêng, không phải uống với đá.
• Hương vị của bia không bị thay đổi trong 21 ngày kể từ ngày đầu tiên sử
dụng, đảm bảo các điểm tiêu thụ luôn phục vụ khách hàng của mình với bia
tươi Halida có chất lượng cao nhất.
1.4.2. Thực trạng thị trường bia tươi Việt Nam hiện nay
1.4.2.1. Thị trường bia nói chung
Từ lâu người dân Việt Nam đã biết đến sản phẩm bia, những năm gần đây
với việc thu nhập người dân ngày càng tăng cao cùng việc du nhập nét văn
hóa uống bia từ các đại lục châu Âu, châu Mỹ hơn nữa việc “mở cửa” đối với
các doanh nghiệp nước ngoài sau khi gia nhập WTO càng làm cho thị trường
bia sôi động cả về lượng cung cũng như lượng cầu.
Trên thực tế, sản lượng bia ở Việt Nam đã tăng nhanh trong thời gian qua
từ 1,29 tỷ lít năm 2003 tăng lên 1,37 tỷ lít năm 2004 (gấp 2 lần so với năm
1997); 1,5 tỷ lít năm 2005; 1,7 tỷ lít trong năm 2006; 1,9 tỷ lít trong năm năm
2007 và trên 2 tỷ lít năm 2008.
Với mức tiêu thụ 2,7 tỷ lít bia trong năm 2010 (khoảng 24 lít trên/đầu
người/năm, bằng 1/10 so với châu Âu), Việt Nam đã trở thành nước thứ ba có
sản lượng tiêu thụ bia cao nhất châu Á, sau Nhật và Trung Quốc.
Điều này là nhờ triển vọng nền kinh tế đất nước đang nhanh chóng thoát
dần khỏi khủng hoảng, mức thu nhập của người dân tăng lên cộng với sự thay

đổi tập quán uống (chuyển từ uống rượu tự nấu sang uống bia) của người dân
ở nhiều vùng nông thôn… Bên cạnh đó, dự báo quy mô dân số của Việt Nam
sẽ tăng lên 100 triệu người vào năm 2023 và ổn định ở mức 120 triệu dân.
Điều này cũng góp phần khiến ngành công nghiệp bia của Việt Nam tăng quy
mô thị trường, từ đó đẩy mạnh lượng và doanh số tiêu thụ.
Ngành bia là một trơng những ngành đem lại lợi nhuận tương đối cao và
thời gian quay vòng vốn nhanh. Do đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham
gia vào thị trường này bao gồm cả doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp
nước ngoài và cả doanh nghiệp liên doanh, nhiều nhà máy bia được mở ra,
ngày càng nhiều doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối các loại bia trên thị
trường.
Hiện nay doanh nghiệp lớn nhất trong thị trường bia Việt Nam là Sabeco,
Habeco và VBL. Cả ba doanh nghiệp này đang chiếm đến 95% thị phần trong
cả nước mà đứng đầu là Sabeco (51,4%), kế đến là VBL (29,7%) và Habeco
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
10
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
(13,9%). Nếu chia thị trường bia theo phân khúc, Sabeco đang dẫn đầu dòng
bia phổ thông và chiếm 35% lượng bia bán ra trên toàn thị trường. Trong khi
đó, VBL đang nắm giữ 70% thị trường ở phân khúc cao cấp với nhãn hàng
Heineken.
Ngoài ra, thị trường bia Việt Nam hiện cũng có sự phân khúc địa lý cụ thể.
Bia Habeco chủ yếu chiếm lĩnh ở các tỉnh phía Bắc (từ Quảng Trị trở ra); bia
của Sabeco lại tập trung ở phía Nam và một số tỉnh thành khác trong cả nước;
bia Huế chủ yếu dành cho thị trường Huế và các tỉnh miền Trung. Riêng thị
trường bia hơi tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung.
1.4.2.2. Thị trường bia tươi
Cùng với xu hướng phát triển của ngành bia, thị trường bia tươi cũng
không kém sôi động. Bia tươi với hương vị riêng ngon, tươi, mát kết hợp với

đồ nhắm tạo nên nét “văn hóa uống bia” của nhiều người. Nắm bắt được xu
hướng này của người tiêu dùng một số doanh nghiệp đã tiến hành sản xuất
những loại bia tươi, bia tươi đóng chai.
Nhìn chung bia tươi có 3 nguồn: Nhập khẩu, sản xuất công nghiệp và được
nấu/cung cấp ngay tại các nhà hàng mini. Tùy theo nguồn gốc của bia tươi mà
tạo nên sự khác nhau về giá thành. Bia tươi tại thị trường Việt Nam nói chung
và thị trường Hà Nội nói riêng rất hiếm bia tươi nhập khẩu. Nguyên nhân là
do đặc thù trong sản xuất cũng như tiêu thụ của bia tươi nên các doanh nghiệp
thường ít nhập khẩu loại bia này do lợi nhuận ít thậm chí là lỗ. Đây cũng
được coi là một lợi thế cho ngành công nghiệp sản xuất bia tươi trong nước.
Hiện nay thị trường bia tươi đang có một số sản phẩm được tiêu dùng và
ghi nhận là Heneiken, Hà Nội, hay gần đây là Halida với công nghệ Draught
Master.
Với nhu cầu bia tươi lớn trong khi đó số lượng doanh nghiệp cung cấp vẫn
còn ít thị trường bia tươi được coi là một thị trường hấp dẫn cho Liên doanh
nhà máy bia Đông Nam Á nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất bia khác
nói chung.
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
11
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BIA
HALIDA DRAUGHT CỦA LIÊN DOANH NHÀ MÁY BIA
ĐÔNG NAM Á
2.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1.1. Khối lượng sản xuất kinh doanh
Bảng 2.1. Khối lượng sản xuất kinh doanh theo thị trường
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Xuất khẩu 8.879.421 12.153.761 2.653.473
Hà Nội 1 39.615.493 69.186.431 30.096.309
Hà Nội 2 37.648.920 51.463.749 25.867.851
Hà Nội 3 35.643.796 37.198.327 23.063.168
Hà Nội 4 34.641.652 39.462.087 23.640.643
Hải Phòng 35.218.962 46.980.120 10.661.892
Khách sạn 26.493.315 25.216.302 11.804.331
N.An – H.Tĩnh 64.641.972 75.621.654 51.268.268
Miền Bắc 1 41.629.346 67.502.379 33.416.542
Miền Bắc 2 39.654.982 46.215.098 27.908.660
Miền Bắc 3
26.648.620 30.624.845 14.878.771
Miền Bắc 4 20.954.026 31.057.095 17.997.454
Các tỉnh khác 27.963.198 49.541.215 25.251.423
Thái Nguyên 51.620.032 74.248.193 49.109.145
Thanh Hóa 67.232.189 85.319.372 59.250.195
Tổng
558.485.924 741.790.628 406.868.125
Nguồn: Phòng bán hàng của công ty
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
12
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
Qua Bảng 2.1 ta thấy rằng khối lượng sản xuất kinh doanh của công ty vào
năm 2009 là 558.485.924 nghìn đồng trong đó các khu vực Hà Nội, Nghệ An
– Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Thanh Hóa là những nơi chiếm tỷ trọng cao nhất
trong cơ cấu khối lượng sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể:
Khu vực Nghệ An – Hà Tĩnh là 64.641.972 nghìn đồng (chiếm 11,574%
trong tổng khối lượng sản xuất kinh doanh của năm 2009)
Khu vực Thái Nguyên là 51.620.032 nghìn đồng (chiếm 9,242% tổng khối

lượng sản xuất kinh doanh của năm 2009)
Khu vực Thanh Hóa là 67.232.189 nghìn đồng (chiếm 12,038% tổng khối
lượng sản xuất kinh doanh của năm 2009)
Khu vực Hà Nội được chia làm bốn khu vực nhỏ là khu vực Hà Nội 1, Hà
Nội 2, Hà Nội 3 và Hà Nội 4 với tổng khối lượng sản xuất của cả khu vực là
147.549.861 nghìn đồng chiếm 26,419% tổng khối lượng sản xuất kinh doanh
của năm 2009. Trong đó:
Khu vực Hà Nội 1 (bao gồm các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ) có
khối lượng sản xuất kinh doanh lớn nhất là 39.615.493 nghìn đồng.
Khu vực Hà Nội 2 (bao gồm các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh
Xuân, Hoàng Mai, Hà Tây 1) có khối lượng sản xuất kinh doanh là
37.648.920 nghìn đồng.
Khu vực Hà Nội 3 (bao gồm các quận Cầu Giấy, Từ Liêm, Hà Đông, Hà
Tây 3) có khối lượng sản xuất kinh doanh là 35.643.796 nghìn đồng.
Khu vực Hà Nội 4 tuy có diện tích lớn nhất trong bốn khu vực nhỏ của Hà
Nội (bao gồm các quận Long Biên, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Mê Linh)
nhưng lại có khối lượng sản xuất kinh doanh thấp nhất là 34.641.652 nghìn
đồng. Điều này cho thấy con số tiêu thụ sản phẩm của công ty không chỉ có
sự chênh lệch theo địa lý giữa các vùng, miền khác nhau, giữa các tỉnh thành
khác nhau mà ngay cả trong một khu vực thành phố cũng có sự khác nhau.
Bước sang năm 2010 khối lượng sản xuất kinh doanh của công ty tăng cao
rõ rệt với con số là 741.790.628 nghìn đồng tăng 32,821% so với năm 2009.
Trong đó các khu vực Hà Nội 1, Hà Nội 2, Hải Phòng, miền Bắc 1, Thái
Nguyên, Thanh Hóa tăng cao hơn các khu vực khác:
Hà Nội 1 có khối lượng sản xuất kinh doanh là 69.186.431 nghìn đồng tăng
74,645% so với năm 2009.
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
13
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong

Hà Nội 2 có khối lượng sản xuất kinh doanh là 69.186.431 nghìn đồng tăng
36,693% so với năm 2009.
Miền Bắc 1 có khối lượng sản xuất kinh doanh là 67.502.379 nghìn đồng
tăng 62,150% so với năm 2009.
Thái Nguyên có khối lượng sản xuất kinh doanh là 74.248.193 nghìn đồng
tăng 43,836% so với năm 2009.
Thanh Hóa có khối lượng sản xuất kinh doanh là 85.319.372 nghìn đồng
tăng 26,902% so năm 2009.
Ngược lại với xu hướng tăng cao về khối lượng sản xuất kinh doanh của
năm 2010, năm 2011 xuất hiện sự giảm sút mạnh khối lượng sản xuất kinh
doanh chỉ còn 406.868.125 nghìn đồng giảm 45,150% so với năm 2010. Vẫn
với cơ cấu tỷ trọng của các khu vực tượng tự như năm 2009, 2010 với Hà
Nội, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An – Hà Tĩnh là những thị trường trọng
điểm nhưng mức độ sụt giảm của các thị trường này cũng rất khác nhau:
Khu vực thị trường có sự sụt giảm mạnh nhất là Hải Phòng giảm 77,305%
so với năm 2010.
Khu vực thị trường có sự sụt giảm thấp nhất là Thanh Hóa là 30,555% so
với năm 2010.
Năm 2011 nền kinh tế khó khăn với sự gia tăng của lãi suất, lạm phát, giá
xăng dầu… làm tăng chi phí sản xuất cùng với việc cạnh tranh ngày càng
khốc liệt của thị trường bia làm cho khối lượng sản xuất kinh doanh của công
ty giảm sút rõ rệt trên tất cả các thị trường với các mức độ khác nhau.
Xét theo dòng sản phẩm khối lượng sản xuất kinh doanh cũng có sự biến
động khác nhau giữa các dòng sản phẩm khác nhau của công ty.
Qua Bảng 2.2 ta thấy khối lượng sản xuất kinh doanh của công ty theo
dòng sản phẩm chính là Carlsberg, Halida, EVE, Halida Thăng Long.
Halida có khối lượng sản xuất biến động mạnh nhất: khối lượng sản xuất
kinh doanh của dòng Halida năm 2009 là 517.740.251 nghìn đồng và năm
2010 là 696.193.263 nghìn đồng. Như vậy năm 2010 khối lượng sản xuất
kinh doanh tăng 44,596% so với năm 2009. Khối lượng sản xuất kinh doanh

năm 2011 là 375.688.957 nghìn đồng giảm 44,297% so với năm 2010. Halida
đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi sản phẩm bia Hà Nội đây là sản phẩm của
Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội đang được ưa chuộng trên thị
trường phân khúc phổ thông. Ngoài lợi thế cạnh tranh về mặt giá cả bia Hà
Nội còn có điểm mạnh về kênh phân phối. Chính vì sự trải rộng trong phân
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
14
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
phối mà bia Halida đã mất một số thị trường cho bia Hà Nội làm sản lượng
tiêu thụ năm 2011 giảm mạnh.
EVE mặc dù có khối lượng nhỏ trong tổng sản phẩm của công ty nhưng có
sự biến động lớn nhất tăng (58,333%) năm 2010 so với năm 2009 giảm mạnh
45,969% vào năm 2011. EVE là sản phẩm thường được dùng kèm theo các
chương trình và hoạt động khuyến mại của công ty nên có sự tăng giảm theo
doanh số sản xuất kinh doanh của các sản phẩm khác.
Dòng sản phẩm Carlsberg cũng có sự biến động lớn giữa các năm. Năm
2009 khối lượng sản xuất kinh doanh là 30.904.435 nghìn đồng, năm 2010 là
33.469.648 nghìn đồng tăng 8,300% so với năm 2009. Năm 2011 công ty có
khối lượng sản xuất kinh doanh về dòng sản phẩm này là 22.982.387 nghìn
đồng giảm 31,333% so với năm 2010. Hiện nay dòng sản phẩm này đang bị
cạnh tranh chính bởi sản phẩm Heneiken.
Halida Thăng Long được ra đời từ năm 2009 để phục vụ cho dịp lễ kỷ niệm
nghìn năm Thăng Long – Hà Nội khẳng định nét riệng của người Hà Nội
cũng rất được ưa chuộng trong năm 2010. Cụ thể:
Khối lượng sản xuất kinh doanh của Halida Thăng Long năm 2009 là
9.794.317 nghìn đồng, năm 2010 là 11.992.371 nghìn đồng (tăng 22,442% so
với năm 2009), năm 2011 là 8.123.653 nghìn đồng (giảm 32,259% so với
năm 2010).
Bảng 2.2. Khối lượng sản xuất kinh doanh theo dòng sản phẩm

Đơn vị: Nghìn đồng
Dòng sản phẩm Năm 2209 Năm 2010 Năm 2011
Carlsberg 30.904.435 33.469.648 22.982.387
Halida 517.740.251 696.193.263 375.688.957
EVE 91.921 135.346 73.128
Halida Thăng
Long
9.794.317 11.992.371 8.123.653
Tổng số 558.485.924 741.790.628 406.868.125
Nguồn: Phòng bán hàng của công ty
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
15
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
Một mặt khác cho ta hiểu rõ thêm sự biến động của khối lượng sản xuất
kinh doanh của công ty là các con số cụ thể của các tháng trong năm được thể
hiện trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Khối lượng sản xuất kinh doanh theo tháng
Đơn vị: Nghìn đồng
Tháng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
01 96.514.925 118.497.549 74.249.297
02 26.348.189 32.950.480 20.576.698
03 27.481.234 33.553.867 17.839.964
04 31.598.425 36.304.162 16.779.374
05 24.723.756 35.084.026 19.369.286
06 23.156.287 35.697.168 22.384.518
07 33.498.214 38.990.708 26.430.475
08 37.156.257 42.817.640 31.671.806
09 45.268.487 47.691.463 31.310.690
10 42.478.321 45.347.664 35.019.598

11 89.478.415 115.396.119 67.929.401
12 121.483.414 159.459.782 56.826.018
Tổng số 558.485.924 741.790.628 406.868.125
Nguồn: Phòng bán hàng của công ty
Bảng 2.3 cho ta thấy khối lượng sản xuất kinh doanh của công ty không chỉ
biến động theo năm mà nay trong các tháng của cùng năm cũng có sự biến
động lớn.
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
16
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
Nhìn chung tất cả các tháng đều có xu hướng biến động cùng chiều so với
biến động của cả năm tăng vào giai đoạn 2009 – 2010 và giảm vào giai đoạn
2010 – 2011.
Năm 2009 tháng 1 có khối lượng sản xuất kinh doanh là 96.514.925 nghìn
đồng (chiếm 17,281% trong tổng số khối lượng sản xuất kinh doanh của cả
năm 2009) tháng 11 là 89.478.415 nghìn đồng (chiếm 16,021%) và tháng 12
là 121.483.414 nghìn đồng (chiếm 21,752%). Đây là 3 tháng có khối lượng
sản xuất kinh doanh cao nhất trong cả năm bởi đây là những tháng gần dịp lễ
tết âm lịch do đó lượng bia lon và bia chai được tiêu thụ với số lượng lớn.
Năm 2010 có sự gia tăng khá đồng đều giữa các tháng 1, 11 và 12 vẫn giữ
con số khối lượng sản xuất kinh doanh cao nhất trong cả năm. Trong đó tháng
6 có sự gia tăng cao nhất từ 23.156.287 nghìn đồng (năm 2009) lên
35.697.168 nghìn đồng (năm 2010) tăng 54,157% so với năm 2009.
Năm 2011 một số tháng có sự biến động mạnh hơn như tháng 4 có khối
lượng sản xuất kinh doanh là 16.779.374 nghìn đồng (giảm 53,78%), tháng 5
là 19.369.286 nghìn đồng (giảm 44,791%), tháng 12 là 56.826.018 nghìn
đồng (giảm 64,363%) so với những tháng cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân là
do các chương trình khuyến mại cho bia tươi vào đầu mùa hè (tháng 4, tháng
5) và cho bia lon vào dịp tết (tháng 12) bị cắt giảm so với năm trước do đó

tiêu dùng có sự sụt giảm tại các tháng này vào năm 2011.
2.1.2. Các thông số tài chính
Cùng với chỉ tiêu khối lượng sản xuất kinh doanh, các thông số tài chính
cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của
công ty.
Nếu như khối lượng sản xuất kinh doanh phản ánh mức độ hoạt động của
công ty về mặt lượng thì các thông số tài chính có thể được coi là chỉ tiêu
phản ánh về mặt chất tình hình hoạt động của công ty.
Các thông số tài chính đánh giá mức độ hoạt động của công ty trên cả các
con số đầu vào cũng như đầu ra, xem xét tỷ trọng tăng giảm giữa các chỉ tiêu
để xác định hiệu quả kinh doanh…
Các thông số tài chính của công ty qua các năm gần đây được thể hiện qua
các Bảng số liệu 2.4 sau:
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
17
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động tài chính của công ty
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu:
- Doanh thu bán
hàng
- Doanh thu từ hoạt
động khác
598.560.911
558.485.924
74.987
741.832.806
741.790.628

42.178
406.935.606
406.868.125
67.481
Thuế tiêu thụ đặc
biệt
279.145.633,7 370.766.040,8 203.363.156,9
Doanh thu thuần 319.415.277,3 371.066.765,2 203.572.449,1
Giá vốn hàng bán 156.376.058 227.701.375 133.923.074
Tổng chi phí khác 67.018.310 90.014.874 56.127.945
Lợi nhuận thuần 96.020.909,3 53.350.516,2 13.521.430,1
Nguồn: Phòng tài chính của công ty
Qua Bảng 2.4 ta thấy rõ sự tăng giảm của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí,
lợi nhuận.
Doanh thu năm 2009 là 598.560.911 nghìn đồng trong đó doanh thu chính
từ hoạt động bán hàng là 558.485.924 nghìn đồng và doanh thu từ hoạt động
khác là 74.987 nghìn đồng.
Doanh thu năm 2010 là 741.832.806 nghìn đồng trong đó doanh thu từ hoạt
động bán hàng là 741.790.628 nghìn đồng tăng 32,821% so với năm 2009 và
doanh thu từ hoạt động khác của công ty giảm còn 42.178 nghìn đồng.
Doanh thu năm 2011 của công ty là 406.935.606 nghìn đồng giảm 45,144%
so với năm 2010 trong đó doanh thu từ hoạt động bán hàng là 406.868.125
nghìn đồng giảm 45,150% so với năm 2010.
Doanh thu thuần năm 2009 là 319.415.277,3 nghìn đồng. Doanh thu thuần
năm 2010 là 371.066.765,2 nghìn đồng tăng 16,170% so với năm 2009. Năm
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
18
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
2011 doanh thu giảm xuống còn 203.572.449,1 nghìn đồng giảm 45,138% so

với năm 2010.
Cùng với xu hướng biến động của doanh số bán hàng và doanh thu tiêu thụ
giá vốn hàng bán và các chi phí khác cũng tăng vào năm 2010 và giảm vảo
năm 2011.
Giá vốn hàng bán vào các năm 2009, 2010 và 2011 lần lượt là 156.376.058
nghìn đồng; 227.701.375 nghìn đồng; 133.923.074 nghìn đồng. Năm 2010 giá
vốn hàng bán tăng 45,611% so với năm 2009 trong khi đó năm 2011 giá vốn
hàng bán giảm xuống 63,143% so với năm 2010.
Tổng chi phí khác vào năm 2009 là 67.018.310 nghìn đồng vào năm 2010
là 90.014.874 nghìn đồng tăng 34,313% so với năm 2009. Chi phí khác vào
năm 2011 là 56.127.945 nghìn đồng giảm 37,645% so với năm 2010.
Tổng chi phí tuy có xu hướng giảm giữa năm 2009, 2010 với năm 2011 về
mặt số lượng nhưng nếu xét sự giảm sút này với sự biến động của con số sản
lượng tiêu thụ thì tổng chi phí tương đối tăng qua các năm.
Chính việc biến động không cùng chiều giữa doanh thu tương đối (doanh
thu/sản lượng tiêu thụ) và chi phí tương đối (chi phí/sản lượng tiêu thụ) đã
làm cho lợi nhuận giảm qua các năm.
Lợi nhuận năm 2010 giảm 42.670.393,1 nghìn đồng (44,438%) so với năm
2009.
Lợi nhuận năm 2011 giảm 39.829.086,1 nghìn đồng (74,655%) so với năm
2010.
Ngoài các chỉ tiêu tài chính tỷ suất lợi nhuận cũng là một chỉ tiêu cơ bản
khi xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty. Ta có các loại chỉ
tiêu sau:
Tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận 1 (lợi nhuận thuần/doanh thu)
Tỷ suất lợi nhuận 2 (lợi nhuận thuần/chi phí)
Tỷ suất lợi nhuận 3 (lợi nhuận thuần/tổng nguồn vốn)
Qua Bảng 2.5 ta thấy TSLN giảm dần qua các năm. Cụ thể:
Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận của doanh thu là 16,041%. Như vậy cứ 100

doanh thu thì thu được 16 đồng lợi nhuận. Đây cũng được coi là tỷ số khá cao
khi mà thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào mặt hàng của công ty là khá lớn.
SV: Bùi Thị Hương Lớp: QTKD thương mại
50C
19

×