Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông _ lâm sản của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ bình liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.06 KB, 66 trang )

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ số 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Error: Reference
source not found
Sơ đồ 2.1: công tác tổ chức thu mua của công ty Error: Reference source not
found
BIỂU
S s 1.1 S T CH C B MÁY QU N LÝ C A CÔNG TYơđồ ố ƠĐỒ Ổ Ứ Ộ Ả Ủ
7
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng đối với bất
kì một Quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc
gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động, tạo nguồn thu
ngoại tệ cho đất nước. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn,
việc làm cho lao động.
Đối với việt nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực
hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Có đẩy mạnh xuất
khẩu mở cửa nền kinh tế thì việt nam mới có điều kiện thực hiện thành công
các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội và ổn định đời sống nhân dân.
Đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc thức đẩy kinh doanh xuất khẩu,
là trách nhiệm của các doanh nghiệp việt Nam, đặc biệt là các công ty kinh
doanh xuất khẩu. Hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình công ty Cổ Phần
Thương Mại và Dịch Vụ Bình Liêu, là một công ty hoạt động điển hình trên
địa bàn huyện Bình Liêu đã tham gia xuất khẩu nhằm tăng thêm doanh thu


cũng như góp phần vào việc xây dựng, phát triển kinh tế huyện nhà nói riêng
và kinh tế đất nước nói chung. Trong quá trình tham gia xuất khẩu, các mặt
hàng nông - lâm sản được công ty hết sức chú trọng trong cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu và cũng là mặt hàng xuất khẩu chính của công ty. Trên lĩnh vực
xuất khẩu hàng nông_lâm sản, công ty đã có được những thành công nhất
định nhưng so với tiềm năng của công ty thì những thành công đó vẫn chưa
tương xứng, bởi vậy đề tài “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông _
lâm sản của công ty CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ BÌNH
LIÊU ” là đề tài em chọn làm nghiên cứu trong chuyên đề thực tập. đề tài
này nhằm phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu hàng nông - lâm sản của
công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Bình Liêu. Qua đó đưa ra giải pháp
cũng như kiến nghị để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty.
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
1
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
MẠI VÀ DỊCH VỤ BÌNH LIÊU
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 . Tên, trụ sở, nguồn vốn của công ty
a. Tên gọi : Công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Bình Liêu
b. Trụ sở : Trụ sở chính của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ
Bình Liêu: Khu Bình Quyền - Thị trấn Bình Liêu - Huyện Bình Liêu - Tỉnh
Quảng ninh. Điện thoại: 033.878269 Fax: 033.878269
Tài khoản: 421101030001 tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Giấy phép kinh doanh số 0102005298 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh
Quảng Ninh cấp ngày 13/5/2005.
Diện tích đất sử dụng: 4.000 m
2
c. Nguồn vốn của công ty

- vốn điều lệ : 1.600.000.000 đồng
- Vốn cổ đông do cá nhân đóng góp : 1.200.000.000 đồng
- Vốn cổ đông của nhà nước : 400.000.000 đồng
Vốn điều lệ ban đầu công ty mới cổ phần hóa là 1.200.000.000 đồng,
trong đó: Vốn cổ đông của nhà nước là 300.000.000 đồng, vốn cổ đông do cá
nhân đóng góp là 900.000.000 đồng. Năm 2008 do chịu tác động của khủng
hoảng kinh tế thế giới cùng với những ảnh hưởng của cơn bão số 6 cuốn trôi
nhà xưởng sản xuất của công ty nên để khắc phục hậu quả trên đại hội cổ
đông thường niên 16/2 / 2009, đã quyết định nâng tổng số vốn điều lệ công ty
lên 1.600.000.000 đồng. Để phù hợpg của với quy mô ngày càng mở rộng của
công ty thì vốn kinh doanh của công ty sẽ có những thay đổi thích hợp trong
tương lai.
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
2
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
1.1.2.Lịch sử hình thành công ty
Tiền thân của Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Bình Liêu là Cửa
hàng mậu dịch Huyện Bình Liêu hoạt động từ năm 1958 gồm những cửa hàng
nhỏ như: Cửa hàng Thực phẩm, Cửa hàng Ăn uống v.v trực thuộc sự quản
lý và chỉ đạo của Ty Thương nghiệp Quảng Ninh nay là Sở Thương mại
Quảng Ninh.
Từ năm 1965 - 1975 Ngành Thương nghiệp Việt Nam nói chung và Cửa
hàng mậu dịch Huyện Bình Liêu nói riêng làm nhiệm vụ phục vụ nhân dân và
quân đội trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.
Thời kỳ từ năm 1976-1985 trong cơ chế bao cấp, Cửa hàng mậu dịch
huyện thực hiện chức năng phân phối cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho
cán bộ, quân đội và đồng bào trong huyện, thu mua trao đổi các mặt hàng
nông sản của nông dân.
Từ năm 1986 đến năm 1993 Ngành Thương nghiệp cả nước có nhiều
biến đổi do sự thay đổi của cơ cấu quản lý của Nhà nước chuyển từ cơ chế

quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động
sản xuất - kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển hơn.
Đến năm 1993 thì Công ty Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu được
thành lập do sự sáp nhập của 03 đơn vị: Trạm Ngoại thương; Công ty Thương
nghiệp; Trạm Dịch vụ Huyện, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND
Huyện Bình Liêu, chịu sự tác động của cơ chế thị trường Công ty đã nỗ lực
không ngừng phấn đấu trở thành một Doanh nghiệp nhà nước tự hạch toán
kinh doanh và làm ăn có lãi.
Thực hiện chủ chương của Nhà nước về việc chuyển Doanh nghiệp nhà
nước thành công ty Cổ phần, Công ty Thương mại và dịch vụ Bình Liêu thực
hiện Cổ phần hoá thành Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Bình Liêu
theo quyết định số 4524 QĐ/UB ngày 11/12/2003 của UBND Tỉnh Quảng
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
3
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Ninh và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 cho đến nay.
1.1.3.Chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của công ty
* Chức năng:
- Công ty thực hiện chức năng phục vụ các mặt hàng chính sách xã hội
cho đồng bào và dân tộc trên địa bàn; Tổ chức thu mua tiêu thụ các mặt hàng
nông sản như hoa hồi, quế vỏ, ngô hạt ; Mua bán các loại máy móc, thiết bị
vật tư phục vụ nhân dân theo chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp của địa phương.
- Tổ chức hoạt động kinh doanh các mặt hàng trong nước như vật liệu
xây dựng; Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá như các mặt hàng điện tử,
hàng nội thất, máy móc thiết bị, các loại nông sản_lâm sản .v.v. đảm bảo hiệu
quả để Công ty ngày càng phát triển về vốn, quy mô kinh doanh.
- Ngoài ra Công ty còn tổ chức chế biến mặt hàng nông, lâm sản như
tinh dầu hoa hồi,tinh dầu quế với quy trình công nghệ không phức tạp lắm, sử
dụng kinh nghiệm là chủ yếu.

* Nhiệm vụ: Là một đơn vị hạch toán độc lập, Công ty có những nhiệm
vụ cơ bản sau:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm.
- Quản lý sử dụng vốn kinh doanh theo đúng chế độ, chính sách đạt hiệu
quả kinh tế cao, đảm bảo phát triển vốn và tự trang trải về tài chính.
- Thực hiện chế độ kế toán, báo cáo, thống kê theo chế độ kế toán do
Nhà nước ban hành và yêu cầu của công ty.
- Chấp hành đầy đủ những cam kết trong hợp đồng mua bán, liên doanh
hợp tác với các tổ chức cá nhân.
- Chủ động điều phối mọi hoạt động kinh doanh và quản lý các đơn vị
trực thuộc theo phương án tối ưu, thực hiện mục tiêu đề ra.
- Quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân viên Công ty theo chế độ chính sách
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
4
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
nhà nước. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.
- Thực hiện nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp khác theo quy định của
Nhà nước.
* Quyền hạn
- Được chủ động giao dịch, đàm phán, ký kết thực hiện các hợp đồng
thương mại, hợp đồng kinh tế và các văn bản hợp tác liên doanh với các bạn
hàng trong và ngoài nước theo nội dung hoạt động của công ty.
- Được vay vốn, được hợp tác với các tổ chức kinh tế thuộc các thành
phần kinh tế trong và ngoài nước theo Quy chế pháp luật hiện hành của nhà
nước.
- Được tham gia các hội chợ triển lãm, quảng cáo hàng hóa, tham gia các
hội nghị, hội thảo chuyên đề liên quan đến hoạt động của công trong và ngoài
nước.
- Được cử cán bộ đi công tác nước ngoài và mời bên nước ngoài vào
Việt Nam để đàm phán, ký kết các vấn đề thuộc nội dung hoạt động của công

ty.
1.1.4 Nội dung hoạt động của công ty
- Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản, lâm sản, công nghệ phẩm,
vật tư nông cụ, vật tư xây dựng máy móc, thiết bị, hàng kim khí điện máy và
hàng tiêu dùng
- Đại lý kinh doanh xăng dầu, ga
- xây dựng dân dựng, thủy lợi nhỏ, sửa chữa và xây dựng đường giao
thông nông thôn
- kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch
- kinh doanh kho ngoại quan, của hàng miến thuế
- sản xuất chế biến hàng nông sản, lâm sản và hàng công nghiệp tiêu
dùng
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
5
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
- kinh doanh khác sạn, nhà kho, nhà nghỉ, ăn uống giải khát
- kinh doanh dịch vụ xông hơi, xoa bóp và kinh doanh thuốc lá điếu
- dịch vụ chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất hàng hóa
- đại lý bán mô tô gắn máy
- sản xuất miễn dong
- sản xuất vật liệu xây dựng
, đầu tư cơ sỏ hạ tầng
- kinh doanh phương tiện vận tải, xuất nhập khẩu ô tô và phụ tùng ô tô
- khai thác tận thu, chế biến kinh doanh, dịch vụ xuất nhập khẩu khoáng
sản , nâng cao vị phẩm khoáng sản
- san gạt, ủi súc mặt bằng công trình xây dựng .
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Những năm trước đây cơ cấu bộ máy của Công ty mang tính chất của
một cơ quan hành chính, từ sau khi đổi mới cơ chế quản lý của nền kinh tế,

đơn vị đã tổ chức sắp xếp lại cơ cấu bộ máy phân chia rõ ràng từng bậc quản
trị theo hệ điều hành trực tuyến chức năng được thể hiện qua sơ đồ sau:
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
6
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Sơ đồ số 1.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
7
Các cửa hàng
kinh doanh
khác
Các kho
mua nông
lâm sản
Trạm kinh
doanh xăng
dầu
Các phân
xưởng sản
xuất
Phòng Tổ
chức hành chính
Phòng Tài
chính kế toán
Phó giám
đốc
Phòng
K.Doanh
Phòng

Kỹ thuật
Đại hội đồng
cổ đông
Hội quản
trịđồng
Giám đốc
Ban giám sát
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các thành viên và các phòng ban:
* Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất
của công ty bao gồm: đại hội cổ đông thành lập, đại hội cổ đông thường niên
và đại hội cổ đông bất thường. đại hội cổ đông có quyền quyết định loại cổ
đông và tổng số cổ phần được chào bán thông qua quyết toán năm tài chính,
phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ túc thông qua báo cáo của hội đồng
quản trị về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh . Thông qua báo cáo
của ban kiểm soát. Đại hội cổ đông bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội
đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát.
* Ban kiểm soát : là tổ chức thay mặt hội đồng cổ đông để kiểm soát mọi
hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty, chịu sự lãnh đạo
trực tiếp của đại hội cổ đông. Ban kiểm soát có 3 thành viên do đại hội cổ
đông bầu và bãi miễn
* Hội đồng quản trị : là cơ quan quản trị cao nhất của công ty giữa hai
kỳ đại hội cổ đông, thành viên hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bầu và
miễn nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Thành viên hội đồng quản trị được
trúng cử với đa số phiếu bằng hình thức bỏ phiếu kín tính theo số cổ phần có
quyền biểu quyết của tất cả các cổ đông. Cơ quan thường trực của hội đồng
quản trị gồm một chủ tịch và một ủy viên hội đồng quản trị có nhiệm vụ giải
quyết công việc hàng ngày. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công
ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty phù
hợp với pháp luật trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông .

* Giám đốc: Là người đứng đầu, đại diện cho Công ty do các cổ đông và
Nhà nước bổ nhiệm. Giám đốc công ty có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động
của công ty theo chế độ thủ trưởng và chịu trách nhiệm trước toàn bộ cổ
đông và toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty.
* Phó Giám đốc: Là người hỗ trợ giúp giám đốc điều hành hoạt động,
chịu sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm chung trước giám đốc
trong việc tiến hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
8
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
* Phòng Tổ chức hành chính: Quản lý bộ máy tổ chức của công ty, quản
lý đội ngũ cán bộ công nhân viên theo quy định của nhà nước.
* Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ cung cấp số liệu, giúp cho việc
ra quyết định của ban lãnh đạo. Bộ máy kế toán được tổ chức tập trung thực
hiện chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc về mặt tài chính kế toán
của công ty, những số liệu về chi phí, doanh thu từ kinh doanh được đưa lên
phòng kế toán để hạch toán.
* Phòng Kinh doanh: Có chức năng giúp đỡ Ban Giám đốc quản lý,
giám sát mọi hoạt động kinh doanh thương mại nội địa và xuất nhập khẩu;
Thực hiện xem xét và ký kết hợp đồng dưới sự phê duyệt của giám đốc công
ty; Lập đơn hàng, cung cấp trực tiếp hàng hoá cho mọi đối tượng, tìm quan hệ
bạn hàng với các nước qua hoạt động xuất nhập khẩu, quản lý tiền hàng, cơ sở
vật chất mà công ty giao cho.
* Các phân xưởng: Trong đó phân xưởng phân loại vật liệu có chức
năng và nhiệm vụ huỷ những nguyên vật liệu hỏng và chọn những nguyên vật
liệu tốt, đủ tiêu chuẩn, sau đó chuyển sang phân xưởng sấy khô và đóng gói.
* Các cửa hàng kinh doanh; trạm kinh doanh xăng dầu: Chịu trách
nhiệm trước phòng kinh doanh về việc tiêu thụ hàng hoá và các sản phẩm ra
thị trường, lập đơn đặt hàng và tìm hiểu nhu cầu khách hàng.
* Các kho thu mua nông - lâm sản: Có nhiệm vụ thu mua và tập hợp

nguyên liệu vào kho chờ sản xuất chế biến.
Bên cạnh đó trong cơ chế tổ chức của công ty còn có các tổ chức nhỏ:
Chi bộ Đảng, Chi Đoàn, Công đoàn cơ sở.
Do cơ cấu tổ chức giản đơn nên cơ cấu tổ chức phân quyền cũng như
mệnh lệnh của giám đốc có thể truyền gián tiếp qua phó giám đốc, xuống các
phòng ban và ngược lại các trưởng phòng có thể báo cáo trực tiếp với giám
đốc tuỳ theo từng điều kiện, tình huống cụ thể.
1.3 Kết qủa kinh doanh
1.3.1 Kết quả doanh thu và lợi nhuận
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
9
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Kinh doanh trong môi trường đặc thù như huyện bình liêu, khó khăn
nhiều hơn thuận lợi, công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Bình Liêu đã
có những chiến lược phát triển phù hợp, thích ứng được với điều kiệt trên địa
bàn và đem lại nhiều thành công cũng như tạo được công ăn việc làm ổn định
cho công nhân. Kết quả hoạt động của công ty được thể hiện qua bảng báo
cáo kết quả kinh doanh sau:
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
10
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Biểu số liệu 1.1 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Đơn vị tính : 1.000 đồng
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ bình liêu )
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu
Thủy
s Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 1.Tổng doanh thu 49278163.734
48861431.733
50662913 50890253.748 51368553

2 2.Các khoản giảm trừ 180000 181473 200763 219350 212736
3 3.D.thu thuần 49458163.734 49042904.733 50863676 51109603.748 51581289
4 4.Giá vốn hàng bán 48158332 47915000 49300000 49500000 49800000
5 5.Lợi nhuận gộp bán hàng 1299831.734 1127904.733 1563676 1609603.748 1781289
6 6.D . thu hoạt động tài chính
7 7.Chi phí hoạt động tài chính 20150 20000 21018 21650 21720
j8 8.Chi phí bán hàng 479200 420000 460000 480500 482000
9 10.Chi phí quản lý doanh
nghiệp
450740 400613 500000 510225 513000
10 11.Lợi nhuận thuần 349741.734 287291.733 582658 597228.748 764569
11 12.Thuế TNDN 41964.008 35911.466 72832.25 74653.593 95571.125
12 Lợi nhuận sau thuế 307777.72 251380.26 509825.75 522575.15 668997.88
11
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Qua bảng báo cáo cho thấy, công ty ngày càng kinh doanh tốt, tổng
doanh thu cũng như doanh thu thuần không ngừng tăng. Xét trong giai đoạn
2007_2011 thì duy có năm 2008 tổng doanh giảm chút so với năm tổng doanh
thu năm trước, tuy nhiên vẫn còn thu được lợi nhuận là 2513080260 đồng và
đóng góp cho ngân sách nhà nước từ thu nhập doanh nghiệp 35911466 đồng.
Doanh thu năm 2008 giảm cũng dễ giaỉ thích khi năm 2008 công ty cổ phần
thương mại và dịch vụ Bình Liêu nói riêng cũng như các công ty khác trên
toàn cầu nói chung đều chịu ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu. Mặt khác công ty còn chịu ảnh hưởng của cơn bão số 6, cuốn trôi đi
máy móc, nhà xưởng sản xuất của công ty.
Năm 2009 nhờ sự lãnh đạo sáng suất của ban giám đốc đã khắc phục
được hậu quả và đem lại doanh thu cao. So với 2007 tổng doanh thu năm
2009 tăng 1.383.749.270 đồng, tương đương tăng 2.8%, trong đó lợi nhuận
tăng 202047540 đồng, tương đương là 65.65%, do được giảm trừ cùng với giá
vốn thấp, vì thế sự chênh lệnh tổng doanh thu không lớn nhưng lợi nhuận sau

thuế gần tăng gấp đôi.
Trên đà phát triển của 2009 năm 2010 công ty cũng đem lại doanh thu
không thấp với 50890253748 đồng, tăng 227340740 đồng so với 2009, tương
8.85%, trong đó lợi nhuận công ty nhận là 522575150 đồng, tăng 12749400
đồng và đóng góp cho ngân sách nhà nước là 74653593 đồng từ thu nhập
doanh nghiệp.
Năm năm 2011 cũng vậy tổng doanh thu của công ty đạt 51368553000
đồng, tăng 478299260 đồng so với 2010, tương tăng 0.96% và thu lợi nhuận
là 668997880 đồng. Tăng 149422730 đồng, tương đương là 28% và nộp ngân
sách nhà nước từ thu nhập doanh nghiệp là 955711250 đồng.
1.3.2. Kết quả sản phẩm
Nằm trên địa bàn một huyện miền núi khó khăn, công ty cổ phần thương mại
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
12
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
và dịch vụ Bình liêu có chức năng cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho các
dân tộc. Tuy nhiên từ khi cổ phần hóa công ty phải tự hoạch toán độc lập và
duy trì phát triển nguồn vốn kinh doanh. Do đó chỉ dựa vào các mặt hàng thiết
yếu thì khó có thể duy trì và phát triển được. vì vậy trong khoảng thời gian
gần đây đặc biệt là từ năm 2007 đến nay công ty đã mở rộng kinh doanh
nhiều mặt hàng khác nhằm phát triển nguồn vốn, mở rộng quy mô sản xuất,
cũng như tạo công ăn việc làm ổn định cho anh em công nhân trong công ty.
Biểu số liệu 1.2 DANH SÁCH SẢN PHẨM CÔNG TY CUNG CẤP
2007_2011
stt Tên sản
phẩm
Năm
2007
Năm
2008

Năm 2009 Năm
2010
2011
1 Muối i ốt 108
( tấn)
97 (tấn ) 93 (tấn ) 87 (tấn) 80 (tấn)
2 Gạo 1007
(tấn)
1218
(tấn)
1176 (tấn) 1337
(tấn)
1416(tấn)
3 Xăng ,
dầu
800
(thùng)
872
( thùng)
915(thùng) 956
(thùng)
1003(thùng)
4 Xi măng 1102
(tấn)
1125
(tấn)
2315 (tấn) 3410
(tấn)
5570(tấn)
5 Sắt , thép

6 Miến
dong
60 (tấn) 70 (tấn) 110( tấn) 120(tấn) 140(tấn)
7 Ngô
giống
17 (tạ) 21.6(tạ) 19.2 (tạ) 20.5(tạ) 20.8 (tạ)
8 Hồi , vỏ
quế
788
(tấn)
3176
(tấn)
318(tấn) 450(tấn) 5815(tấn)
9 Thóc
giống
120(tạ) 131(tạ) 128 (tạ) 121.4(tạ) 128.5(tạ)
Lạc
nhân
Sắn
lát ,
bột
( Nguồn : bảng cơ cấu sản phẩm công ty cổ phần thương mại và dịch vụ
bình liêu )
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
13
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Ngoài các sản phẩm trên công ty còn cung cấp các dịch vụ du lịch, nhà
nghỉ nhằm góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của công ty. Qua bảng
số liệu cho thấy cơ cấu sản phẩm công ty cung cấp qua các năm có sự thay
đổi khác nhau :

Muối i ốt mà công ty bán ra trên thị trường bình liêu ngày càng giảm qua
các năm mặc dù số lượng giảm không lớn nhưng chứng tỏ nhu cầu về muối
đã giảm. Một phần do có sản phẩm thay thế được sử dụng nhiều hơn. Như
súp, nước mắm, nước muối lọc
Ngược với xu hướng của muối i ốt thì nhu cầu về gạo lai co xu hướng
tăng vì gọa là lương thực thiết yếu, cùng với sự gia tăng về dân số trong
huyện cũng như sự du nhập của lực lượng lao động ngoài huyện. Năm 2008
lượng gạo bán tăng 20,1% tương đương là 211 tấn so với 2007 và giảm xuống
còn 169 tấn năm 2009, một tỷ lệ giảm không đáng kể và đã hồi phục lại vào
năm tiếp theo ( 2010 ) là 1337 tấn và tăng lên 1416 tấn năm 2011. Vốn dĩ
lượng gạo bán ra trong trong 2 năm 2010 và 2011 tăng cao hơn là do lượng
lao động xây dựng cở sở hạ tầng tăng . Bởi vậy công ty cần phải dự báo chính
xắc lượng cầu trong năm 2012 để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
Cùng với xu hướng phát triển chung của đất nước, kinh tế huyện bình
liêu cũng đã có những bước phát triển nhất định, lượng xe gắn máy tăng lên.
nông nghiệp phần lớn đã được cơ khí hóa do vậy lượng xăng dầu dùng cho
máy móc cũng tăng lên. Theo bảng số liệu trên thì xăng dầu chiếm tỷ trọng
lớn thứ 3 trong cơ cấu sản phẩm của công ty và đóng vai trò quan trọng trong
doanh thu của công ty. So với 2007 thi nhu cầu xăng dầu năm 2011 tăng 203
thùng, tương đương 25%
Do sự phát triển kinh tế nên nhu cầu xây dựng rất lớn vì vậy xi măng
được công ty coi như một sản phẩm đầu ngành nhằm cung cấp trên địa bà
huyện và là một trong những hàng hóa được công ty chú trọng đầu tư vốn
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
14
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
trong những năm gần đây. Theo bảng số liệu ta thấy năm 2009 nhu cầu xi
măng nhảy vọt lên so với 2007 và 2008, một phần là do nhu cầu cho xây dựng
nông thôn mới bao gồm: Công trình thủy lợi, đương giao thông, nhà dãn dân
đăc biệt là xây dựng đường giao thông biên giới. Có thể thấy 2009 so với

2008: 2315 – 1125 = 1190 tấn tương đương 100,3 % . Năm 2010 so với 2009
tăng: 3410 – 2315 = 1095 tấn, tương đương tăng 51%. Năm 2011 so với 2010
tăng: 5570-3410 = 2160 tấn tương đương tăng 67.2%.
Miến dong là một sản phẩm truyền thống của huyện bình liêu và là sản
phẩm được công ty đăng kí bản quyền đầu tiên, hiện nay công ty đang có
trách nhiệm quảng bá cũng như mở rộng thị trường cho loại sản phẩm này.
Năm 2007 miến dong được trao cúp vàng thương hiệu uy tín việt nam và
được kiểm nghiệm là sản phẩm có dinh dương cho súc khỏe người tiêu dùng .
Do vậy công ty đã nâng cao năng suất sản xuất và giảm thiểu chi phí với giá
bán, ngày càng được người tiêu dùng chấp nhận. do đó thức đẩy công ty sản
xuất và tiêu thụ trên thị trường ngày càng tăng: Năm 2011 so với 2007 tăng:
140 – 60 = 80 tấn tương đương 130 %
Cây hồi, cây quế là cây kinh tế dài ngày của huyện do đó công ty đã
đăng ký kinh doanh hồi, vỏ quế ngay từ đầu tiên thành lập. Tuy nhiên do đặc
tính sai quả theo mùa vụ của cây hồi nên sản lượng cung cấp cho thị trường
không đồng điều cụ thể như trên bảng số liệu chúng ta có thể thấy năm 2008
la 3176 tấn gấp 4 lần so với 2007. Đến 2009 và 2010 lại giảm xuống còn 300
đến 400 tấn. Do vậy quế, hồi không thể kinh doanh thường niên được.
1.3.3. Kết quả thị trường
Thị trường đống vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa của công
ty, vì vậy mở rộng thị trường là một trong nhưng mục tiêu chiến lược của
công ty cổ phần thương mại và dịch vụ bình liêu. Từ khi thành lập công ty cổ
phần thương mại và dịch vụ chủ yếu cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
15
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
đồng bào dan tộc trên địa bàn huyện . Đến nay công ty đã mở rộng thị trường
ra hầu kháp đất nước. Đặc biệt là công ty mở rộng thị trường sang nước làng
giềng(trung quốc ) với hình thức liên kết với nhiều công ty bên nước bạn
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông _ lâm sản, xăng dầu và nhập khẩu vật

liệu xây dựng như: Gạch men, xi măng, công nghệ phẩm …
1.3.4 Kết quả đóng góp cho ngân sách nhà nước
Đóng góp cho ngân sách nhà nước vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi
của mỗi doanh nghiệp .
Do đó công ty cổ phần thương mại và dịch vụ bình liêu đã thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ cảu mình và là một công ty có khoản đóng góp lớn cho ngân sách
nhà nước trên địa bàn huyện .
Biểu số liệu 1.2 BẢNG DANH SÁCH THUẾ CÔNG TY ĐÓNG
NGÂN SÁCH
đơn vị : tr. Đồng
Stt Tên thuế Năm 2007 NămN
2008
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 TNDN 41.964,00
8
35.911,466 72.832,25 74.653,593 95.571125
2 Xuất_nhập
khẩu
15.652 16.221,5 16.821 17.03 18.05
3 VAT 21.351 20.153 22.35 23.512 24.155
4 Môn bài 0.52 0.52 0.672 1.75 1.75
5 Tổng 79.487,00
8
72.805,966 112.675,25 115.945,59 138.52613
( Nguồn : công ty cổ phần thương mại và dịch vụ bình liêu )
Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thuế mà công ty đóng góp cho
ngân sách nhà nước chiếm tỷ trộng lớn nhất . cùng với sự phát triển của công
ty ngày càng lớn mạnh số thuế đóng góp ngày càng tăng : duy có 2008 do
công ty bị thiệt hại do thiên tai nên số đóng giảm hơn 2007 nhưng cũng là một
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy

16
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
kết quả đóng góp không nhỏ với 35911466 đồng giảm 6052542 đồng tương
ứng 14.4% . năm 2009 so với 2008 số thuế công ty đóng góp cho ngân sách
tăng gấp đôi là tương đương 36920784 đồng , ứng với 100.25% . riêng thuế
thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2009 đã bằng tổng thuế mà công ty
nộp cho ngân sách nhà nước trong năm 2008 điều đó cho thấy 2009 kết quả
kinh doanh của công ty tăng rất cao so với 2008 .
Năm 2011 tổng số thuế mà công ty đóng góp là 138526130 đồng trong
đó thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm 87.4% . nhìn chung khoản đóng góp
ngân sách chủ yếu từ thu nhập doanh nghiệp . Các khoản thuế mà công ty
đóng góp đều tăng qua các năm mặc dù khoảng biến động không lớn nhưng
thể hiện được sự gia tăng và phát triển của công ty .
Một điểm tăng nổi bật trong thuế môn bài từ năm 2010 là do công ty mở
rộng sử dụng đất làm bãi đỗ xe tại cửa khẩu hoành mô .
1.4 Một số đặc điểm kỹ thuật ảnh hưởng đến xuất khẩu nông_lâm
sản của công ty.
- Đặc thù của hàng nông _lâm sản là dễ ẩm, mốc, thời hạn ngắn do đó
công ty đã xây được phòng sấy và các thiết bị phục vụ công tác bảo quản
- Nông_lâm sản là hàng hóa được nhà nước khuyến khích xuất khẩu vì
vậy các thủ tục xuất khẩu được đơn giản hóa, dễ tiếp cận nguồn vốn kinh
doanh
- Đường giao thông được xây dựng tận nông thôn trong địa bàn huyện,
thuận lợi trong việc thu mua và vận chuyển hàng hóa xuất khẩu kịp thời về
các kho bảo quản và kho bãi xuất khẩu.
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
17
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG _LÂM SẢN CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ BÌNH LIÊU
2.1. Kết quả xuất khẩu nông _lâm sản của công ty
Sau nhiều năm nỡ lực đổi mới, nền kinh tế huyện Bình Liêu đã có những
bước phát triển nhất định. Từ vị trí địa lí và địa hình nên nền kinh tế huyện
bình liêu chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, do đó sự phát triển kinh tế
trên địa bàn huyện không thể không kể đến sự đóng góp của nông_lâm
nghiệp. Bên cạnh đó huyện còn là một huyện biên giới giáp với Trung Quốc
nên cũng là một điều kiệt thuận lợi trong việc kinh doanh xuất khẩu đặc biệt
là xuất khẩu hàng nông _lâm sản. Kết hợp với nền chủ lực là nông _lâm
nghiệp và lợi thế Biên Giới, Huyện đã chủ trương khuyến khích các đơn vị,
các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện tổ chức thu mua và xuất khẩu hàng
nông _lâm sản. Hưởng ứng chủ trương trên công ty Cổ Phần Thương Mại và
Dịch Vụ Bình Liêu là công ty hoạt động điển hình và cũng là công ty đầu tiên
tham gia xuất khẩu hàng nông _lâm sản trên địa bàn huyện đã có nhiều thành
tích với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng.
2.1.1, Kim ngạch xuất khẩu hàng nông _lâm sản của công ty
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của công ty Cổ Phần Thương
Mại và Dịch Vụ Bình Liêu. Trong thời gian qua nền kinh tếTrung Quốc đã có
những bước phát triển vượt bậc nhưng cũng là một thị trường khá dễ tính với
các mặt hàng nông _lâm sản của nước ta, do đó không khó khăn lắm trong
việc thâm nhập thị trường nhưng cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các
nước xuất khẩu cùng mặt hàng này. Tuy nhiên công ty đã có chiến lược phù
hợp và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong thời gian gần đây.
Xét giai đoạn 2007 đến 2011 để thấy rõ kết quả xuất khẩu của công ty.
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
18
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Biểu số liệu 2.1KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG_LÂM SẢN
CỦA CÔNG TY
Đơn vị: tr.đồng

Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Giá trị 14.307,00
4
29.940,195 11.475,62 14.006,65
2
30.553,81
Tốc độ TT 109% -62% 22,1% 118%
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2007-2011)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy sự tăng giảm kim ngạch xuất khẩu của
công ty rất khác thường. Nếu giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt
14.307,004 triệu đồng thì năm 2011 là 30.553,81triệu đồng, tăng về mặt giá
trị tuyệt đối là16.246,806 triệu đồng tương đương 113,5%. Xét tổng quát ta
nhận thấy giá trị xuất khẩu của công ty phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu hàng
hàng xuất khẩu, đặc biệt là lượng xuất khẩu hồi, quế, lý giải cho điêù đó ta có
thể xem xét năm 2008 và 2011, trong hai năm này có giá trị xuất khẩu cao
nhất và cũng có số lượng hồi xuất khẩu tăng cao. Vậy hồi và quế đóng vai trò
cực kì quan trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên xét
từng năm ta thấy:
Năm 2008 tuy đầy rẫy những khó khăn đối với công ty nhưng kim ngạch
xuất khẩu của công ty vẫn đạt được kết quả rất đáng khích lệ và đứng thứ 2
trong 5 năm 2007-2011với giá trị xuất khẩu là 29940,195 triệu đồng, tăng
15.633,191 triệu đồng tương đương 109% so với 2007. nhìn vào bảng cơ cấu
các mặt hàng xuất khẩu số lượng hồi, quế năm 2008 cũng đứng vị trí thứ nhất
nhì, như vậy có thể nói công ty có được kết quả kim ngạch khả quan như vậy
là nhờ số lượng hồi, quế xuất khẩu tăng.
Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 11.475,62 triệu đồng, là kết quả
thấp nhất trong 5 năm nghiên cứu 2007-2011, giảm 18464,575 triệu đồng
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
19
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập

tương ứng giảm 62% so với 2008 và giảm 19,8% so với năm 2007. kim ngạch
giảm mạnh như vậy là do hàng xuất khẩu chủ lực giảm như hồi giảm 1100 tấn
tương đương với giá trị 17600 triệu đồng so với giá năm 2009 và giảm 14850
triệu đồng so với giá năm 2008. đây là một sự giảm sút đáng tiếc đối với công
ty, tuy nhiên chưa có cánh để khác phục vì đặc thù của cây hồi là sai quả theo
thời vụ và thường cách 1 đến 2 năm mới được mùa một lần do vâỵ để khác
phục tình trạng trên công ty cần mở rộng thêm thị trường thu mua tạo hàng
xuất khẩu trong những năm tới để đảm bảo lượng hàng xuất khẩu ổn định và
thức đẩy kim ngạch ngày càng cao. Bên cạnh đó lượng quế cũng giảm xuống
558 tấn tương ứng giá trị xuất khẩu năm 2008 là 6528,6 triệu đồng. Thêm vào
đó công ty cũng nên đẩy mạnh kim ngạch xuấtkhẩu các mặt hàng khác như
sắn lát, bột sắn, hạt sở để ổn định kim ngạch xuất khẩu đồng thời đảm bảo
được giá trị xuất khẩu không bị ràng buộc nhiều vào cây hồi, quế.
Năm 2010 giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty đã có xu hướng hồi
phục nhiều so với 2009 với giá trị là 14.006,652 triệu đồng, tăng 2351,032
tương tăng 22,05 %, về mặt giá trị tương đối so với năm 2007 thì giá trị chênh
lệnh không lớn chỉ thấp hơn 300,543 triệu đồng tương giảm 2%, đây là một
dấu hiệu cho thấy sự cố gắng của công ty trong việc khắc phục sự phụ thuộc
nhất định vào một loại hàng hóa xuất khẩu nào đó, tuy nhiên hồi, quế trong cơ
cấu xuất khẩu ta cũng thấy có dấu hiệu tăng lên mặc dù tỷ lệ tăng không đáng
kể nhưng cũng cho thấy rằng vai trò của hồi, quế trong tổng kim ngạch xuất
khẩu là cực kì lớn.
Năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt ở mức cao nhất trong vòng 5
năm trở lại đây với giá trị xuất khẩu đạt 30.553,81 triệu đồng, tăng
165447,158 triệu đồng tương đương với 118% so với 2010. so với năm 2008
tăng 613,615 triệu đồng tương đương 2%, và cũng là năm có tốc độ tăng
trưởng năm sau so với năm trước cao nhất trong các năm được xem xét. Tuy
nhiên cũng như các năm khác hồi, quế cũng là mặt hàng đóng góp kim ngạch
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy
20

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu, có được kết quả xuất khẩu cao
những năm trước như vậy cũng do số lượng hồi, quế xuất khẩu cao hơn. Nhìn
vào bảng cơ cấu ta dễ ràng nhận thấy hồi, quế là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ
nhất trong brang xếp hạng và thứ 2 là quế. Trong đó giá trị xuất khẩu hồi đạt
17.428,146 triệu đồng và chiếm hơn 50% tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu còn
vỏ quế có giá trị xuất khẩu là 8.418,017 triệu đồng tương đương chiếm gần
30% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng xuất khẩu trong năm. Có
thể thấy công ty không chỉ nên mở rộng thị trường thu mua hồi, quế mà còn
phải đầu tư ngay từ cây giống đến hỗ trợ kĩ thuật trồng cho người trồng để có
được nguồn thu tạo hàng xuất khẩu kịp thời nhất. Vì đây là mặt hàng chủ lực
và đóng góp rất lớn cho kim ngạch xuất khẩu.
2.1.2. Cơ cấu hàng nông _lâm sản xuất khẩu của công ty.
Bảng số liệu 2.2CƠ CẤU HÀNG NÔNG _LÂM SẢN XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY
Đơn vị: tấn
Năm
Mặt hàng
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Gạo 515 604 657 692 685
Sắn lát 35,7 46 48,5 49,06 51
Bột sắn 22 21,6 24 26.3 27,5
Đỗ tương 5,2 6,7 6,3 6,9 6
Khoai môn 10,4 9,6 11,6 13 11,42
Quả hồi 450 1200 100 112 1600
Vỏ quế 338 776 218 341 615
Hạt quế 6,72 5,65 6,2 4,38 4,19
Hạt sở 18 18,2 21,43 17,8 17,3
(nguồn: công ty cổ phần thương mại và dịch vụ bình liêu)
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy

21
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Qua bảng cơ cấu trên ta dễ nhận thấy sự biến động các mặt hàng xuất
khẩu của công ty trong năm năm gần đây không giống nhau, cụ thể như:
- gạo thì có xu hướng tăng
Năm 2008 so với 2007 tăng 89 tấn, tăng tương ứng 17,28%, là mặt hàng
xuất khẩu đứng thứ 3 về số lượng trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sau
quả hồi và vỏ quế
Năm 2009 số lượng gạo xuất khẩu đạt 657 tấn, là mặt hàng xuất khẩu
đứng vị trí thứ nhất trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty và tăng
53 tấn so với năm 2008, tương ứng tăng 8,7%. So sánh giữa 2008 với 2007 và
2009 với 2008 thì tỷ lệ gia tăng trong năm 2008-2009 thấp hơn 8,58%, gảm
một nửa so với 2007-2008.
Năm 2010 vẫn giữ vị trí thứ nhất trong bảng cơ cấu các mặt hàng xuất
khẩu, với số lượng là 692 tấn, tăng 35 tấn so với năm 2009, tương ứng là
5,32%. Tuy nhiên tỷ lệ gia tăng giảm 3,26% so với tỷ lệ gia tăng năm 2008-
2009 và giảm 11,96% so với giai đoạn 2007-2008
Sau 2 năm giữ vị trí thứ nhất trong tỷ trọng cơ cấu hàng xuất khẩu thì
năm 2011 gạo lại tụt xuống vị trí thứ 3 với tổng lượng xuất khẩu đạt 685 tấn,
giảm 7 tấn so với năm 2010, tương ứng 1%
Nhìn về mặt số lượng thì ta thấy số lượng gạo xuất khẩu năm sau luôn
cao hơn năm trước nhưng so về mặt tỷ lệ gia tăng giữa các năm thì hai xu
hướng này hoàn toàn trái chiều. Điều đó thể hiện sự cạnh tranh của các đối
thủ ngày càng mạnh và thị trường cũng ngày càng khó tính trong việc tiếp
nhận gạo của công ty. Qua bảng cơ cấu trên ta thấy gạo đóng vai trò cực kì
quan trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty Vì vậy trong những
năm tới công ty cần phải có giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo không chỉ tăng
về số lượng mà cả về chất lượng thì mới đảm bảo được đúng vai trò của nó.
- Sắn: Sắn là loại cây nông nghiệp dễ tính, phù hợp với địa hình huyện
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy

22
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập
Bình Liêu nói riêng và địa hình việt nam nói chung. Trước kia, sắn là loại cây
được người dân trên địa bàn huyện trồng chủ yếu để phục vụ cho chăn nuôi
trong gia đình, nay là một trong những sản phẩm được công ty Cổ Phần
Thương MẠI và Dịch Vụ Bình Liêu thu mua để xuất khẩu và chiếm tỷ trọng
khá lớn, số lượng xuất càng tăng:
Năm 2008 tăng 10,3 khẩu ngày tấn so với 2007, tương đương với
28,85%, tỷ lệ gia tăng cao hơn tỷ lệ gia tăng của gạo trong cùng kì. Điều đó
càng khuyến khích công ty chú trọng hơn loại sản phẩm này trong cơ cấu
hàng xuất khẩu và tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu.
Năm 2009 tăng 2,5 tấn so với 2008, tương đương 5,6%, tỷ lệ thấp nhưng
công ty vẫn giữ được mức xuất khẩu bình ổn. So với mức tăng của gạo thì
thấp hơn nhưng nhìn tổng thể sắn là một trong nhữg mặt hàng xuất khẩu ổn
định.
Năm 2011 tổng lượng xuất khẩu đạt 51 tấn, tăng gần 2 tấn so với 2010,
tỷ lệ gia tăng so với giai đoạn 2008-2009 gần như nhau.
- Các mặt hàng như đỗ tương, khoai môn, hạt quế chiếm tỷ trọng khá
nhỏ nhưng cũng là các mặt hàng mà công ty rất quan tâm. Đặc biệt là hạt quế
hạt quế được nước bạn thu mua nhân giống trong các công ty lâm trường. Đây
là mặt hàng dễ tiêu thụ, tuy nhiên quá trình thu mua khó khăn.
- quả hồi: Cây hồi là một trong những cây công nghiệp chính trên địa
bàn huyện bình liêu. Trước đây quả hồi chủ yếu do các nhà buôn Trung quốc
sang thu mua nhưng nay phần lớn do công ty cổ phần thương mại và dịch vụ
bình liêu thu mua để xuất khẩu. Nhưng do đặc tính của cây hồi sai quả không
ổn định. Năm 2008 công ty thu mua và xuất khẩu 2100 tấn chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, gấp 4 lần so với năm 2007. nhưng
năm 2009 chỉ còn 100 tấn. Là một cây công nghiệp chính nhưng phụ thuộc
vào thời vụ do đó kết quả xuất khẩu bất ổn.
SV: Chìu Văn Phúc GVHD:Th.S Nguyễn Thu Thủy

23

×