Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ GTS 235 PHẦN MỀN MICROSTATION VÀ PHẦN MỀM FAMIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.09 KB, 97 trang )

Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN ĐỒ VÀ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG
TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN 3
CẢI TẠO NÂNG CẤP QUỐC LỘ 37 3
1.1. Mục đích và yêu cầu của dự án 3
1.1.1 Mục đích 3
1.1.2.Yêu cầu 3
1.2 Nội dung dự án 4
1.2.1.Quy mô dự án 4
1.2.2. Diện tích thực hiện 4
1.2.3. Vị trí thực hiện dự án 4
1.3 Điều kiện tự nhiên 5
1.3.1 Địa hình 5
1.3.2 Thực phủ 5
1.3.3 Dân cư 5
1.3.4 Khí hậu 5
1.4 Điều kiện kinh tế xã hội 6
1.4.1 Giao thông 6
1.4.2 Y tế giáo dục 6
1.4.3 Dân cư kinh tế xã hội 6
1.5. Bản đồ GPMB 6
1.5.1 Nội dung bản đồ GPMB 7
1.5.2 Độ chính xác của bản đồ GPMB 9
1.7. Các văn bản pháp quy thành lập bản đồ và hồ sơ GPMB 13
1.7.1. Căn cứ pháp lý 13
1.7.2 các văn bản pháp quy áp dụng cho dự án cải tạo nâng cấp QL 37 14
1.8. Các tư liệu đã có 15
1.8.1 Tư liệu về bản đồ 15


1.8.2 Hiện trạng hồ sơ địa chính 16
CHƯƠNG II 18
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ GTS 235 PHẦN MỀN
MICROSTATION VÀ PHẦN MỀM FAMIS 18
2.1. Giới thiệu máy toàn đạc GTS 235 18
2.1.1. Cấu tạo máy 19
2.1.2. Màn hình hiển thị 20
2.1.3. Truyền số liệu sang máy tính 23
2.2. Giới thiệu phần mền Microstation và Famis 23
2.2.1. Phần mềm Microstation 23
CHƯƠNG III 64
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ VÀ HỐ SƠ ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ GPMB DỰ ÁN CẢI TẠO
NÂNG CẤP QUỐC LỘ 37 ĐOẠN QUA TT NINH GIANG – HUYỆN NINH GIANG –
TỈNH HẢI DƯƠNG 64
3.1 Khái quát về khu vực lập hồ sơ GPMB 64
3.1.1 Vị trí địa lý 64
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
3.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 64
3.1.3 Quy mô khu vực GPMB 64
3.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ 64
3.2.1. Yêu cầu kĩ thuật lưới khống chế đo vẽ: 64
3.2.2. Đo đạc lưới khống chế đo vẽ: 66
3.2.3. Đo đạc thực tế khi thành lập lưới. 66
3.3.1 Phương pháp đo vẽ chi tiết 70
3.3.2. Đo đạc thực tế khi đo vẽ chi tiết 71
3.4. Biên tập bản đồ GPMB bằng phần mềm Famis 72
3.5. Kết quả thực hiện 91
KẾT LUẬN 92
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 95

Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
LỜI NÓI ĐẦU
Điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính xây dựng hồ sơ địa chính,
đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) là một trong
những nội dung chính của công tác quản lý nhà nước về đất đai, được quy định
trong luật đất đai 2003. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một
trong một nhu cầu cấp bách của ngành Điạ chính trong cả nước nói chung và của
tỉnh Hải Dương nói riêng. Để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng cần thiết
phải có bản đồ Địa chính chính quy theo quy định của Bộ tài nguyên môi
trường.
Đất nước ta đang trên con đường đổi mới. Chúng ta đang thúc đẩy công
cuộc xây dựng nền kinh tế đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Trong sự
phát triển nhu cầu của con người về giao thông đi lại ngày càng tăng cao, hệ
thống đường giao thông của nước ta trải qua nhiều năm sử dụng nay đã bị hư
hỏng nhiều cần được nâng cấp, cải tạo đảm bảo an toàn cho việc lưu thông.
Để thực hiện việc nâng cấp xây dựng, cải tạo hệ thống các tuyến đường
giao thông cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức với cơ quan Nhà nước
thực hiện từng bước mà trước hết là thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng
đồng thời phải đảm bảo quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho nhân dân
trong khu vực giải phóng mặt bằng. Vì vậy cần thành lập bản đồ giải phóng mặt
bằng và các tài liệu liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng.
Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay của đất nước, nhu cầu về xây dựng
về cơ sở hạ tầng để phục vụ sự tăng trưởng nhanh chóng và vững chắc càng trở nên
thiết yếu trong đó là nổi bật lên là dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 37.
Để thực hiện công tác đền bù GPMB đoạn qua thị Trấn Ninh Giang – Tỉnh
Hải Dương vấn đề đặt ra là phải điều tra khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính
xây dựng hồ sơ địa chính.
Trong bối cảnh đó việc giải phóng mặt bằng đang là vấn đề nóng bỏng bức
1
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất

xúc, về đất đai, tài sản trên đất.Việc thu hổi và giải quyết chính xác xã hội đối
với người sử dụng đất đai hỏi phải có sự chỉ đạo thống nhất phối hợp chặt chẽ
giữa các ban ngành cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chức năng và lợi ích
của người sử đụng đất.
Để xác định quy mô diện tích đất thuộc đối tượng đền bù hoặc không được
đền bù, mức độ đền bù hoặc trợ cấp cho từng đối tượng sử dụng đất bị thu hồi và
làm cơ sở cho việc tính toán đền bù thiệt hại, trợ cáp cho từng đối tượng thì việc
thành lập bản đồ giải phóng mặt bằng ở tỷ lệ thích hợp có đủ độ chính xác cần
thiết nhằm xác định chính xác vị trí diện tích các thửa đất, phân loại nguồn gốc
sử dụng đất làm cơ sở cho việc xác định mức đền bù giá trị đất, tài sản trên đất
có chủ sử dụng đất co diện tích nằm trong khu vực quy hoạch phục vụ cho công
tác giải phóng mặt bằng và phục vụ cho nhiệm vụ quản lý đất đai theo luật đất
đai vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng và đặt biệt là quyền lợi và nghĩa vụ của
các chủ sử dụng.
Chính vì vậy mà công tác đo vẽ bản đồ và lập hồ sơ địa chính phục vụ cho
mục đích giải phóng mặt bằng là rất cần thiết.
2
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN ĐỒ VÀ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN
CẢI TẠO NÂNG CẤP QUỐC LỘ 37
1.1. Mục đích và yêu cầu của dự án
1.1.1 Mục đích
Trong bối cảnh phát triển của đất nước hệ thống giao thông đóng vai trò
cực kỳ quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Quốc lộ 37 là tuyến đường liên tỉnh nối 8 Tỉnh, Thành phố là Sơn La, Yên
Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng và Thái
Bình. Đây là tuyến đường có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, chính trị và đảm bảo an
ninh quốc phòng.

Năm 2009 Bộ trưởng giao thông vận tải đó phải duyệt dự án đầu tư, cải tạo,
nâng cấp quốc lộ 37 (Km 23+ 200 – Km 47+888), đoạn Vĩnh Bảo (Hải Phòng) –
Gia Lộc (Hải Dương) nhằm các mục tiêu.
Xây dựng các trục giao thông nhằm đảm bảo các điều kiện về hạ tầng giao
thông vận tải, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng giữa các tỉnh Hải
Dương, Hải Phòng và Thái Bình.
Từng bước hoàn thiện hệ thống tuyến đường Quốc lộ 37 để góp phần vào
công cuộc phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
1.1.2.Yêu cầu
Bản đồ giải phóng mặt bằng phải thể hiện đầy đủ và chính xác vị trí, diện
tích bề mặt các loại đất.
Xác định rõ hiện trạng từng thửa đất để tiến hành đền bù đất cho các hộ
dân, tổ chức trong khu vực giải phóng mặt bằng.
Thống kê đầy đủ chính xác diện tích đất thu hồi phục vụ giải phóng mặt
bằng.
3
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
Đạt được độ chính xác cao phù hợp với tỷ lệ, mục đích của bản đồ cần
thành lập.
Đáp ứng được đồng bộ và hiệu quả các yêu cầu cấp bách của công tác
thống kê và đền bù đất đai.
1.2 Nội dung dự án
Theo quyết định số 513/2006/QĐ – UBND ngày 27 tháng 2 năm 2006 của
ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê điều chỉnh, chuẩn hóa số liệu
đường tỉnh.
Theo quyết định số 2082/ QĐ – BGTVT ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Bộ
trưởng BGTVT về việc cho phép lập dự án đầu tư cải tạo nâng cấp quốc lộ 37
đoạn qua địa phận thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương.
Theo quyết định số 3117/ QĐ – BGTVT ngày 30 tháng 10 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt dự án đầu tư cải tạo nâng cấp QL 37(Km

23+200 – Km 47+888), đoạn Vĩnh Bảo (Hải Phòng) – Gia Lộc (Hải Dương).
1.2.1.Quy mô dự án
Toàn tuyến có tổng chiều dài 24,69 km từ Km 23+ 200 – Km 47+880
1.2.2. Diện tích thực hiện
Tổng diện tích dự án : 139 ha trong đó:
-Diện tích chiếm đất của tuyến đường 114 ha
-Diện tích chiếm đất của khu quy hoạch hai bên đường 25 ha
1.2.3. Vị trí thực hiện dự án
Phạm vi khu vực thi công chạy theo tuyến dài và hẹp qua địa bàn các xã
Gia Tân, thị Trấn Gia Lộc, Hoàng Diệu, Hồng Hưng – Huyện Gia Lộc; Dân
Chủ, Quảng Nghiệp, Đại Hợp – Huyện Tứ Kỳ; Ứng Hòa, Nghĩa An, Tân Hương,
Ninh Thành, Vĩnh Bảo, Đồng Tâm, Thị Trấn Ninh Giang – Huyện Ninh Giang;
Thắng Thủy – Huyện Vĩnh Bảo.
4
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
1.3 Điều kiện tự nhiên
1.3.1 Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ hơn 1% và cao độ thay đổi từ
0.6 đến 3.5m. Chất đất theo kết quả điều tra của chương trình 60.B và theo hệ
thống phân loại của FAO/ UNESCO chất đất chủ yếu là đất phù sa bồi.
1.3.2 Thực phủ
Trong khu dân cư các xã thực phủ tương đối dày đặc. Hầu hết là vườn tạp
trồng cây lâu năm như Vải, Nhãn, Ổi… xen lẫn một ớt trồng hoa màu, mức độ
che khuất rất lớn, gây nhiều khó khăn cho việc đo vẽ bản đồ địa chính. Khu vực
đất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa và hoa màu, tầm thông hướng tốt.
1.3.3 Dân cư
Dân cư phân bố thành từng làng, xóm dải rác trên địa bàn xã xen lẫn với khu
vực canh tác đất nông nghiệp. Nhà ở phân bố không theo quy hoạch, tập trung dày
đặc dọc theo trục đường giao thông chính và thưa dần trong khu vực làng xóm
quanh vùng đất canh tác nông nghiệp. Hầu hết dân cư là người địa phương đời

sống kinh tế tương đối ổn định, tình hình an ninh trật tự tương đối tốt.
1.3.4 Khí hậu
Khu vực tỉnh Hải Dương chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới gió
mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt
* Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình mùa hè là: 27,8°C.
+ Nhiệt độ trung bình mùa đông là: 19,5°C
+ Nhiệt độ trung bình năm là: 23,7°C
* Độ ẩm:
+ Độ ẩm trung bình hàng năm 84%
+ Độ ẩm trung bình cao nhất 94%
+ Độ ẩm trung bình thấp nhất 65%
5
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
* Mưa:
+ Lượng mưa trung bình hàng năm 1.829,7mm
+ Lượng mưa ngày lớn nhất 350mm
+ Lượng mưa ứng với tần suất 10%: 270mm
* Gió:
+ Tốc độ gió lớn nhất 48m/s
+ Tốc độ gió trung bình 2,4m/s
+ Hướng gió chủ đạo mùa hè: Đông Nam; mùa đông: Gió Đông Bắc
1.4 Điều kiện kinh tế xã hội
1.4.1 Giao thông
Hệ thống giao thông tương đối thuận tiện cho công tác thi công đường QL
37 chạy trùng và chạy gần khu vực thi công.
1.4.2 Y tế giáo dục
Trong khu vực các xã đều có trạm y tế phục vụ khám chữa bệnh cho nhân
dân, các trường học được xây dựng kiên cố.
1.4.3 Dân cư kinh tế xã hội

Thành phần dân cư tương đối thuần nhất, chủ yếu là dân gốc địa phương,
có truyền thống cách mạng, đời sống kinh tế ổn định, trật tự trị an tốt, nhân dân
tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Đây là một thuận lợi
để thực hiện tốt công tác đền bù và giải phóng mặt bằng.
1.5. Bản đồ GPMB
Bản đồ GPMB là bản đồ trích đo địa chính thể hiện hiện trạng khu đất bị
thu hồi hoặc trích lục bản đồ địa chính. Là tài liệu cơ bản nhất trong bộ hồ sơ
GPMB, có tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ địa chính đã có trên khu vực GPMB.
Trên bản đồ GPMB thể hiện chính xác vị trí, ranh giới, diện tích của từng
thửa đất, khu đất. Ranh giới GPMB được xác định rõ theo đường chỉ giới mặt
bằng được xác định rõ trên bản đồ.
6
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
Bản đồ GPMB được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ hiện đại nó
đảm bảo cung cấp thông tin không gian của khu đất phục vụ cho nhà nước thu
hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế , văn hoá- xã hội, an ninh.
1.5.1 Nội dung bản đồ GPMB
1. Điểm khống chế tọa độ và độ cao
Trên bản đồ GPMB thể hiện đầy đủ các điểm khống chế tọa độ và độ cao
nhà nước các cấp, lưới tọa độ địa chính và các điểm khống chế đo vẽ, khó chôn
mốc để sử dụng lâu dài, các điểm mốc GPMB mốc hành lang bảo vệ đường bộ.
Đây là yếu tố dọi điểm cầm phải thể hiện chính xác đến 0.1mm trên bản đồ các
điểm khống chế tọa độ và độ cao được thể hiện trên bản đồ theo quy định của ký
hiệu bản đồ địa chính.
2. Ranh giới thửa đất
Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ GPMB. Ranh giới thửa đất được thể
hiện chính xác và chi tiết, đúng hình dạng, kích thước và vị trị. Phải thể hiện đầy
đủ các góc ngoặt của đường ranh giới thửa đất, trường hợp độ dài của các đường
gẫy khúc và đường cong nhỏ hơn hoặc bằng 0.2mm trên bản đồ thì được phép
duỗi thẳng.

Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng viền khép kín, dạng
đường gấp khúc hoặc đường cong. Đối với mỗi thửa đất cần phải thể hiện đầy đủ
3 yếu tố là số thứ tự thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng.
Trên bản đồ thể đường ranh giới thửa đất có thể được thay thế bằng các
loại đường viền khác ( nếu ranh giới thửa trùng với các loại địa vật này) như
đường giao thông, kênh, mương bờ ruộng …
3. Công trình xây dựng trên đất
Khi đo vẽ bản đồ GPMB tỷ lệ 1/500 ở vùng đất thổ cư đặc biệt ở khu đô thị
thì trên từng thừa đất thể hiện chính xác ranh giới các công trình xây dựng cố
định như nhà ở, nhà làm việc … các công trình xây dựng được xác định theo
mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trường còn biểu hiện thị tính chất công
7
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
trình như nhà gạch, nhà bê tông, nhà nhiều tầng…
4. Loại đất
Tiến hành phân loại và thể hiện các loại đất bị thu hồi phục vụ dự án như:
đất nông nghiệp, đất chuyên dụng, đất ở.
5. Hệ thống giao thông, thủy hệ
Cần thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường trong làng ngoài
đồng, đường phố, ngõ phố … Đo vẽ chính xác tim đường mặt đường, chỉ giới
đường các công trình cầu cống trên đường. giới hạn thể hiện hệ thống giao thông
là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0.5mm thì vẽ 1 nột và ghi chì độ rộng.
Đường sắt: được thể hiện đầy đủ trên bản đồ GPMB, thể hiện chính xác chỉ
giới đường, phạm vi các nhà ga.
Đường bộ: bao gồm đường quốc lộ, tỉnh bộ, đường liên huyện, liên xóm.
Các loại đường bộ được thể hiện theo tính chất giải mặt. Trên bản đồ phải thể
hiện được mặt đường, lề đường ( đối với đường được rải mặt) và phần đất lưu
không ghi chú trên đường và chất liệu rải mặt đường.
Đường trong khu dân cư: đường trong khu dân cư bao gồm đường phố, các
loại đường đất, đường gạch … trong thôn xóm. Khi vẽ đường phố phải thể hiện

là mặt đường, hè phố và chỉ giới đường. Mép hè phố có thể bằng đường ranh
giới thửa đất ghi chú tên đường (nếu có) các công trình cầu cống, phân biệt cầu
sắt, cầu bê tông, cầu treo, ghi chữ trên cầu, chiều rộng, trọng tải.
Thể hiện hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao hồ … Đo vẽ theo mực nước
cao nhất tại thời điểm đo vẽ. Độ rộng kênh mương lớn hơn 0.05mm trên bản đồ
phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhở hơn 0.5mm thì vẽ 1 nột theo tim của nó. Khi đo
vẽ trong các khu dân cư thì phải vẽ chính xác rãnh thoát nước công cộng. Sông
ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy.
6. Địa vật quan trọng
Trên bản đồ GPMB phải thể hiện các địa vật có ý nghĩa định hướng, các
địa vật có ý nghĩa chính trị, văn hóa như bia tưởng niệm, tượng đài, cổng làng
8
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
Khi thể hiện trên bản đồ cần xác định chính xác ranh giới và tên.
7. Mốc GPMB và ranh giới thu hồi của dự án
Mốc GPMB được định vị chính xác ngoài thực địa theo hồ sơ cấp đất được
sở TN và MT bàn giao cho chủ đầu tư, bản đồ GPMB thể hiện chi tiết mốc và
ranh giới GPMB phục vụ cho công tác tính diện tích thu hồi và diện tích còn lại
của mỗi thửa đất làm cơ sở cho lập phương án GPMB.
1.5.2 Độ chính xác của bản đồ GPMB
1. Độ chính xác điểm không chế đo vẽ
Khi đo vẽ bản đồ địa chính theo phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa phải
xây dựng lưới khống chế đo vẽ. Quy phạm quy định sai số trung phương vị trí mặt
phẳng của điểm khống chế đo vẽ sau bình sai so với điểm khống chế tọa độ nhà
nước gần như không vượt quá 0.1mm tính theo tý lệ bản đồ cần thành lập, ở vùng
ẩn khuất sai số nói trên không vượt quá 0.15mm .Đối với khu vực đô thị, sai số
mói trên không vượt 6mm trên thực địa áp dụng chung cho mọi tỷ lệ đo vẽ.
2. Độ chính xác vị trí điểm chi tiết
- Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản
đồ GPMB số so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ ( hoặc điểm khống chế ảnh

ngoại nghiệp) gần nhất không được vượt quá:
5 cm đối với bản đồ GPMB tỷ lệ 1:200
7 cm đối với bản đồ GPMB tỷ lệ 1:500
15 cm đối với bản đồ GPMB tỷ lệ 1:1000
30 cm đối với bản đồ GPMB tỷ lệ 1:2000
150 cm đối với bản đồ GPMB tỷ lệ 1:5000
300 cm đối với bản đồ GPMB tỷ lệ 1:10000
Quy định sai số nêu trên ở tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000 áp dụng cho
trường hợp đo vẽ đất đô thị và đất khu vực có giá trị kinh tế cao; trường hợp đo
vẽ thửa đát khu dân cư nông thôn ở tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000 các sai số nêu
trên được phép tới 1,5 lần; trường hợp đo vẽ đất nông nghiệp ở tỷ lệ 1:1000 và
9
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
1:2000 các sai số nêu trên được phép tới 2 lần.
Sai số trung bình vị trí các điểm ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ
GPMB in trên giấy ( sau khi đã cải chính độ biến dạng của giấy in bản đồ ) so
với vị trí của điểm khống chế đo vẽ ( hoặc điểm khống chế ảnh) gần nhất không
được vượt quá 0,3 mm đối với bản đồ tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000
và không vượt quá 0,4 mm đối với bản đồ tỷ lệ 1:10000.
Sai số trung bình độ dài giữa các điểm trên cùng cạnh thửa đất, sai số trung
bình độ dài cạnh thửa đất, sai số tương hỗ trung bình các điểm trên hai cạnh thửa
đất trên bản đồ GPMB số và trên bản đồ GPMB in trên giấy không vượt quá 1,5
lần quy định đối với sai số vị trí điểm nêu trên.
Sai số trung bình về độ cao của đường bình độ, độ cao của điểm đặc trưng
địa hình, độ cao của điểm ghi chú độ cao biểu thị trên bản đồ địa chính (nếu có
yêu cầu biểu thị) so với độ cao của điểm khống chế độ cao ngoại nghiệp gần nhất
không quá 1/3 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng đồng bằng và
không vượt quá 1/2 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng đồi núi, núi
cao, vùng ẩn khuất
3. Độ chính xác tính diện tích.

Diện tích thửa đất trên BĐGPMB được tính chính xác đến 0,1m2 và được
tính hai lần, độ chênh kết quả giữa hai lần tính phụ thuộc vào diện tích thửa đất.
Sai số tính diện tích cho phép là:
∆Pgh = 0,4 P (m2)
Trong đó: P là diện tích thửa đất
∆Pgh: Là sai số giới hạn tính diện tích.
1.6. Phương pháp thành lập bản đồ GPMB.
Bản đồ GPMB được thành lập giống như bản đồ địa chính.Công việc quan
trọng nhất của việc thành lập bản đồ GPMB là đo vẽ chi tiết đến từng thửa đất.
Đây là một khối lượng công việc đồ sộ, cần tân dụng mọi nguồn lực, thiết bị và
tài chính để hoàn thành.
10
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
Hiện nay có nhiều phương pháp để thành lập bản đồ GPMB, nhưng việc
lựa chọn phương pháp phải căn cứ vào: đặc điểm loại đất, vùng đất cần đo, tỷ lệ
bản đồ cần vẽ, máy móc thiết bị sẵn có và tư liệu bản đồ, ảnh hàng không có thể
sử dụng. Sau đây là một số phương pháp thành lập bản đồ GPMB đang được ứng
dụng rộng rãi hiện nay:
- Thành lập bản đồ GPMB bằng phương pháp toàn đạc.
Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa thường được sử dụng kỹ thuật
cơ bản là toàn đạc có kết hợp các phương pháp đo chi tiết khác.Đây là phương
pháp cơ bản để thành lập bản đồ GPMB. Phương pháp này sẽ tận dụng được tất
cả các loại thiết bị như máy toàn đạc điện tử, máy đo GPS, các loại máy kinh vĩ,
thước dây và mia sẵn có. Việc đo đạc tiến hành trên thực địa, số liệu sẽ xử lý tiếp
ở trong phòng để biên tập bản đồ.
Ta có thể tóm tắt quy trình công nghệ theo sơ đồ sau
Công tác chuẩn bị
Thành lập lưới
khống chế đo vẽ
Tính toán lưới khống chế

đo vẽ
Xác định ranh giới
thu hồi đất, vẽ lược
đồ chi tiết, điều tra
thuộc tính thửa đất
Xử lý số liệu ngoại
nghiệp, biên tập bản đồ
bằng MicroStation và
Famis
11
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
Phương pháp đo vẽ là phương pháp cơ bản để thành lập bản đồ GPMB ở
các vùng dân cư, đặc biệt là khu đô thị có mật độ nhà cửa, công trình dày đặc.
Phần đo đạc ngoài trời có thể dùng máy kinh vĩ thông thường kết hợp với thước
dây hoặc máy toàn đạc điện tử.Kết quả đo có thể được ghi chép vào sổ sách
thông thường hoặc sổ ghi điện tử.Sử dụng các phần mềm đồ họa chuyên dùng để
biên tập bản đồ số GPMB.
Ưu điểm của phương pháp: Độ chính xác cao đáp ứng được các yêu cầu kỹ
thuật thành lập bản đồ GPMB tỷ lệ các loại. Đo đạc trực tiếp đến tong điểm chi
tiết trên đường ranh giới thửa đất, đo đạc khá nhanh ở thực địa, có thể đo cả
trong điều kiện thời tiết không thuận lợi
Công tác chuẩn bị
Thành lập lưới
khống chế đo vẽ
Tính toán lưới khống chế
đo vẽ
Xác định ranh giới
thu hồi đất, vẽ lược
đồ chi tiết, điều tra
thuộc tính thửa đất

Đo vẽ chi tiết
Kiểm tra đối soát,
ký biên bản XĐRG
thửa đất
Xử lý số liệu ngoại
nghiệp, biên tập bản đồ
bằng MicroStation và
Famis
In bản đồ kiểm tra, in
biên bản XĐRG thửa đất
12
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
Hạn chế của phương pháp: do tiến hành ngoài thực địa nên khối lượng công
việc lớn, tốn kém nhiều công sức và tiền của. Quá trình vẽ bản đồ thực hiện ở trong
phòng dựa vào số liệu đo và bản sơ họa, không có điều kiện quan sát trực tiếp các
đối tượng bản đồ trên thực địa, dễ bỏ sót các chi tiết, làm sai lệch các đối tượng bản
đồ. Vì vậy khi vẽ xong phải đối soát thực địa để sửa chữa những thiếu sót.
1.7. Các văn bản pháp quy thành lập bản đồ và hồ sơ GPMB
1.7.1. Căn cứ pháp lý
* Luật và các văn bản của Nhà nước
- Luật Đất đai ban hành năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ
về thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ
quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
* Các văn bản quy định về kỹ thuật
[1] Qui phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000,
1/2000, 1/5000 và 1/10000 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm

2008 theo quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008.
[2] Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000, 1/10000
và 1/25000 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban
hành năm 1999 theo quyết định số 719/1999/QĐ-ĐC ngày 30/12/1999.
[3] Thông tư số: 973/2001/TT-TCĐC do Tổng cục Địa chính (nay là Bộ
Tài nguyên và Môi trường) ban hành ngày 20/6/2001 về việc hướng dẫn áp dụng
hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000.
[4] Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01/6/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình,
sản phẩm địa chính.
13
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
[5] Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính
1.7.2 các văn bản pháp quy áp dụng cho dự án cải tạo nâng cấp QL 37
1. Nghị định 88/CP ngày 15/7/1994 của Chính Phủ về quản lý sử dụng đất
đô thị.
2. Nghị định 60/CP ngày 15/7/1994 của Chính Phủ về quyền sở hữu nhà ở
và quyền sử dụng đất đô thị.
3. Thông tư 05 – 13XD/DDT ngày 9/2/1993 về cấp nhà ở
4. Căn cứ nghị định số 17/2006/NĐ – CP ngày 27/01/2007 của Chính Phủ
về sửa đối, bổ sung 1 số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai,
nghị định số 197/ND – CP ngày 03/12/2004 và nghị định số 84/2007/ NĐ – CP
ngày 25/5/2007 của Chính Phủ “ Quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu
hồi đất, thực hiện QSDĐ, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất.
Căn cứ quyết định số 513/2006/QĐ UBND ngày 27/01/2006 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt điều chỉnh, chuẩn hóa số liệu đường.
Căn cứ Quyết định số 2802/QĐ – BGTVT ngày 28 tháng 9 năm 2009 của
bộ trưởng giao thông vận tải về việc cho phép lập dự án đầu tư tự cải tạo nâng

cấp QL 37 đoạn địa phận thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương.
Căn cứ quyết định số 3177/QĐ – BGTVT ngày 30/10/2009 của Bộ trưởng
giao thông vận tải về việc phê duyệt dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp QL 37( Km
23+200 – Km 47+888) đoạn Vĩnh Bảo ( Hải Phòng) – Gia Lộc ( Hải Dương)
Căn cứ quyết định số 635/QĐ – UBND ngày 03/10/2009 quyết định số
84/QĐ – UBND ngày 24/10/2009 và Quyết định số 16/QĐ – UBND ngày
8/11/2009 của UBND TT Ninh Giang về việc bổ sung thành viên hội đồng bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư TT Ninh Giang để thẩm định các phương án cái tạo
nâng cấp QL 37 đoạn qua TT Ninh Giang – Huyện Ninh Giang.
14
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
1.8. Các tư liệu đã có
1.8.1 Tư liệu về bản đồ
Trên địa bàn các xã cần thi công đó có các loại bản đồ sau:
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 lưới chiếu UTM kinh tuyến trung ương
105
0
do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản năm 2002 phủ trùm toàn bộ khu
đo, được dùng để theo dõi thi công.
- Bản đồ địa giới hành chính (thực hiện theo chỉ thị 364/CP) được thể hiện
trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5000. Bản đồ này hiện được lưu ở cả ba cấp chính
quyền địa phương.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/5000 thành lập năm 2005 dùng để
tham khảo.
- Bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/2000 khu vực đất nông nghiệp được thành
lập bằng phương pháp điều vẽ ảnh hàng không năm 1996; Lưới chiếu UTM kinh
tuyến trung ương kinh tuyến trục 106
o
, mỳi chiếu 3
o

đến nay sau khi thực hiện
công tác dồn lô đổi thửa đó bị biến động hoàn toàn.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 khu vực đất nông nghiệp được thành lập
năm 2003-2005 bằng phương pháp thành lập từ bản đồ địa chính cơ sở. Để đảm
bảo độ chính xác cho công tác đền bù GPMB thì đối với khu vực có bản đồ này
dùng phương pháp thành lập mới bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000.
- Bản đồ giải thửa khu vực đất dân cư được thành lập trên hệ tọa độ giả
định, tỷ lệ 1/1000 đến nay ranh giới thửa cũng đó bị biến động rất nhiều không
đảm bảo độ chính xác cho công tác đền bù GPMB. Khu vực này dùng phương
pháp thành lập mới bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500.
- Bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1/500 khu vực đất dân cư của hai thị trấn
Gia Lộc và Ninh Giang được thành lập bằng công nghệ số. Trong đó: bản đồ thị
trấn Ninh Giang được thành lập năm 2001 trên hệ tọa độ HN-72; bản đồ thị trấn
Gia Lộc được thành lập năm 2004 trên hệ tọa độ VN-2000. Đối với khu vực đó
cú bản đồ tỷ lệ 1/500 sử dụng phương pháp đo đạc, chỉnh lý bản trích lục bản đồ
15
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
địa chính.
Nhìn chung tất cả các loại bản đồ trên cho đến nay đó bị biến động rất
nhiều độ chính xác không cao, không thể dùng để sử dụng cho công tác đền bù
giải phóng mặt bằng.
1.8.2 Hiện trạng hồ sơ địa chính.
1. Hiện trạng bản đồ:
Hiện trạng về bản đồ của các xã như đó thống kê cụ thể tại phần tư liệu bản đồ.
Để phục vụ cho công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng nhất thiết phải
thành lập bộ bản đồ địa chính số tỷ lệ 1/500 khu vực đất dân cư và thành lập bản
đồ tỷ lệ 1/1000 khu vực đất nông nghiệp theo hệ toạ độ VN-2000 cho toàn bộ
diện tích trong khu vực dự án, theo đúng hiện trạng về diện tích, loại đất và tên
chủ sử dụng.
2. Hiện trạng về sổ mục kê đất đai:

Sổ mục kê đất được lập nhằm liệt kê toàn bộ các thửa đất trong phạm vi địa
giới hành chính mỗi xã để phục vụ yêu cầu thống kê diện tích đất và tra cứu bản
đồ, sổ địa chính. Đối với khu vực đất nông nghiệp thì sổ mục kê đó được lập lại
tuy nhiên sổ được lập ở giai đoạn chưa có Thông tư 08 và 09 nên đến nay về
phân loại đất không còn phù hợp.
3. Hiện trạng về sổ địa chính:
Mục đích của việc lập sổ địa chính để đăng ký quyền sử dụng đất hợp pháp
của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và đăng ký đất chưa giao, chưa cho thuê sử
dụng, làm cơ sở để Nhà nước thực hiện quản lý đất đai theo pháp luật. Nhưng do
việc xắp xếp lại ruộng đất và cấp lại GCN QSDĐ nông nghiệp và đất ở cho tất cả
các hộ gia đình nên sổ địa chính cũ cũng không thể sử dụng, sổ mới thì chưa lập
do chưa thực hiện công tác cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Hiện trạng sổ theo dừi biến động đất đai:
Sổ theo dõi biến động đất đai được lập để theo dõi tình hình đăng ký biến
động về sử dụng đất và làm cơ sở để thực hiện thống kê diện tích đất đai hàng
16
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
năm. Nhưng do quá trình biến động người dân không khai báo, trình độ chuyên
môn của các xã cũng hạn chế nên việc theo dõi, cập nhật biến động đất đai chưa
kịp thời.
5. Hiện trạng sổ cấp GCN QSDĐ:
Sổ cấp GCN QSDĐ: Sổ được lập để cơ quan địa chính thuộc UBND cấp có
thẩm quyền cấp GCN QSDĐ theo dõi, quản lý việc cấp GCN QSDĐ ở cấp
mỡnh. Nay do việc xắp xếp lại ruộng đất nên phải cấp lại toàn bộ GCN QSDĐ
nông nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay công việc cấp GCN QSDĐ chưa được triển
khai vì vậy chưa có sổ cấp GCN QSDĐ.
6. Hiện trạng GCN QSDĐ:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu vực thi công cho đến nay đối
với đất nông nghiệp sau khi dồn lô đổi thửa chưa thực hiện việc cấp đổi lại
GCN; đối với đất dân cư một số ít hộ gia đình cá nhân đó có nhưng cấp theo tài

liệu bản đồ cũ cũng chưa thực hiện việc cấp đổi lại nên độ chính xác không cao.
7. Hiện trạng sử dụng đất đai:
Tình hình sử dụng đất đai của nhân dân địa phương khu vực thi công trong
những năm gần đây diễn ra tương đối phức tạp do tình hình kinh tế xã hội ở địa
phương có nhiều thay đổi.
- Trong khu vực đất dân cư những năm gần đây ranh giới sử dụng đất luôn
biến động, các thửa đất luôn bị chia nhỏ; việc mua bán chuyển nhượng đất đai
cũng diễn ra thường xuyên không theo quy định của pháp luật.
17
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ GTS 235
PHẦN MỀN MICROSTATION VÀ PHẦN MỀM FAMIS
2.1. Giới thiệu máy toàn đạc GTS 235
Để nâng cao chất lượng đo đạc, nhiều hãng sản xuất máy đa đạc đã nghiên
cứu và chế tạo các máy toàn đạc điện tử ( Total Station ) và các thiết bị ghi tự
động như sổ đo điện tử ( Electronic Fieldbook), card nhớ điện tử ( Electronic
Card).
Máy toàn đạc điện tử là một loại máy trắc địa đa năng cho phép giải quyết
rất nhiều bài toán của ngành ngoài thực địa. Các máy toàn đạc điện tử có hình
dạng, kích thước và tính năng kỹ thuật khác nhau.
Các máy toàn đạc điện tử đều có bộ nhớ đảm bảo ghi nhận các số liệu gốc
và các kết quả đo đạc. Có máy ghi được hàng chục nghìn kết quả đo. Khi bộ nhớ
của máy đầy số liệu thì nối máy toàn đạc điện tử với máy tính để trút số liệu sang
máy tính
Hiện nay, phần lớn các máy toàn đạc điện tử đều có bộ nhớ trong lớn và có
phần mềm điều hành cho phép đo kèm theo nên hầu hết không sử dụng sổ đo
điện tử tách rời nữa.
Các máy toàn đạc điện tử cho phép cài đặt và ghi nhận mã ( Code ) điểm
đo. Với qui trình đo thích hợp, các điểm đo được gán mã ngay trong quá trình đo

ở thực địa thì khi trút số liệu sang máy tính, các phần mềm chuyên dụng vẽ bản
đồ sẽ xử lý mã để tự động vẽ được phần lớn các đối tượng bản đồ.
Như vậy, máy toàn đạc điện tử làm cho công tác đo đạc được tiến hành
thuận lợi hơn so với đo thủ công rất nhiều, nâng cao độ chính xác, làm tăng năng
suất lao động, cũng như nâng cao chất lượng của các sản phẩm đo đạc.Vì vậy
trong đồ án này em đã tìm hiểu việc sử dụng một trong những loại máy toàn đạc
điện tử thông dụng hiện nay là máy toàn đạc điện tử GTS 235
18
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
2.1.1. Cấu tạo máy
Máy toàn đạc điện tử GTS 235 do hãng TOPCON của Nhật Bản sản xuất.
Các thông số kỹ thuật của máy như sau:
- Độ chính xác đo góc: 5

- Độ chính xác đo cạnh:( 2mm + 2ppm x D ) m.s.e
- Máy GTS 235 có thể lưu trữ số liệu 24000 điểm đo.
- Độ phóng đại ống kính là 30 lần, phạm vi nhìn từ 1
0
30


- Máy có dọi tâm quang học.
- Màn hình hiển thị kết quả đo góc: 5

/ 1

- Máy GTS 235 có 2 màn hình hiển thị cùng với 2 bàn phím
- Thời gian đo: nhỏ hơn 0.3 sec
- Cân bằng máy bằng bọt thủy tròn và bọt thủy ngang
- Chiều cao máy: 176mm ( chiều cao máy tính từ đế máy đến tâm của viễn

vọng kính
- Cân nặng máy: 4.9kg ( tính cả khối lượng pin )
4.6kg ( không có pin )
- Máy hoạt động tốt trong nhiệt độ: +10
o
C tới +40
0
C ( +50
0
F tới +104
0
F ).
- Máy dùng pin BT-52QA, không chứa thủy ngân với điện áp 7.2V, khi
được sạc đầy pin hoạt động lâu nhất ở nhịêt độ +20
0
C ( +68
0
F ):
+ Bao gồm cả đo khoảng cách: 10h ( tương đương với 12000 điểm đo ) .
+ Chỉ đo góc: máy đo được 45h.
- Sạc pin: BC-27:
+ Điện áp hoạt động: 100-240V.
+Tần số : 50/60Hz.
+ Thời gian sạc 1.8h.
- Màn hình hiển thị LCD có 4 dòng với 20 ký tự/ dòng
- Khoảng cách khi đo 1 gương từ 3000m đến 3500m tuỳ điều kiền thời tiết,
đo 3 gương từ 4000m đến 4700m, đo 9 gương từ 5000m đến 5800m
19
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
2.1.2. Màn hình hiển thị

Máy có 3 kiểu màn hình hiển thị kết quả đo:
V :90
0
10

12

HR:134
0
12’58”
OSET HOLD HSET
P1
HR:90
0
18

49

HD
*
89.234m
VD: 1.567m
MEAS MODE S/A
P1
N:149.324m
E:56.145M
Z: 78.987
MEAS MODE S/A
P1


Mode đo góc Mode đo khoảng cách Mode đo tọa độ
Ký hiệu hiển thị trên màn hình:
V : góc đứng SD : khoảng cách nghiêng
HR : góc ngang phải N : tọa độ Bắc
HD : khoảng cách ngang E : tọa độ Đông
VD : độ cao tương đối Z : độ cao
Phím chức năng
Phím cứng
Phím Tên phím Chức năng


Phím sao
Phím sao đã được cài đặt trước hoặc hiển thị
như sau:
1. điều chỉnh độ tương phản màn hình hiển thị
2. điều chỉnh cường độ chiếu sáng màn hình
hiển thị
3. đặt chế độ âm thanh
4. cài đặt cân bằng
5. bật tắt ( ON/ OFF ) đèn màn hình
ANG Phím đo góc Mode đo góc
Phím đo tọa độ

Mode đo tọa độ
Phím đo xa Mode đo xa
Chuyển Mode Menu và Mode bình thường. Để
20
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
MENU Phím menu thiết lập cho phép đo ứng dụng và điều chỉnh
trong mode menu

ESC Phím thoát Quay về Mode đo hoặc mode trước đó
POWER Phím nguồn điện Tắt mở (ON/ OFF ) nguồn điện
F1~ F4 Phím mềm Tương ứng với thông tin được hiển thị
Phím mềm
Thông tin về các phím được hiển thị tại dòng dưới cùng của màn hình.
Chức năng theo các thông tin được hiển thị.
Mode đo góc
Trang Phím mềm Hiển thị Chức năng
1
F1 OSET Góc ngang được đặt đến 00
0
00

00”
F2 HOLD Giữ góc ngang
F3 HSET Đặt góc ngang yêu cầu ( nhập số liệu)
F4 P1 Chức năng của các phím được giới thiệu
trên trang tiếp theo
2
F1 TILT
Đặt sửa độ nghiêng trục
Nếu ON, màn hình hiển thị giá trị chỉnh
sửa độ nghiêng trục
F2 REP Mode đo góc lặp
F3 V% Mode tỷ lệ % góc đứng
F4 P2 Chức năng các phím trên trang tiếp
3
F1 H-BZ Đặt còi kêu cho mỗi khi góc ngang 90
0
F2 R/L Công tắc đo góc ngang phải/ trái

F3 CMPS Công tắc ON/OFF của góc đứng
F4 P3 Chức năng các phím trên trang tiếp P1
Mode đo xa
21
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất

F1 MEAS Bắt đàu đo
F2
MODE Đặt Mode: đo chính xác/ đo tiêu chuẩn/đo
nhanh
F3 S/A Chọn đặt mode, audio
F4 P1 Chức năng các phím trên trang tiếp (P2)

F1 OFFSET Chọn đặt mode đo off-set
F2 S.O Chọn đặt mode đưa điểm ra hiện trường
F3 m/f/i Chọn đơn vị đo: mét, fit, hoặc inch
F4
P2 Chức năng các phím trên trang tiếp theo
( P1)
Mode đo tọa độ
F1 MEAS Bắt đầu đo
F2 MODE Đặt Mode đo: chính xác/ đo tiêu chuẩn/ đo
nhanh
F3 S/A Chọn đặt mode audio
F4 P1 Chức năng các phím trên trang tiếp
F1 R.HT Đặt chiều cao gương bằng cách nhập giá trị
F2 INSHT Đặt chiều cao máy bằng cách nhập giá trị
F3 OCC Đặt tọa độ trạm máy bằng cách nhập giá trị
F4 P2 Chức năng các phím trên trang tiếp (P3)


3
F1 OFSET Chọn mode đo khoảng cách thẳng góc với
đường chính ( off- set )
F3 m/f/i Công tắc chọn đơn vị: met, fit, inch
F4 P3 Chức năng các phím trên trang tiếp
. Cổng nối máy tính RS-232C
Cổng nối máy tính RS-232 là đầu cắm để kết nối máy GTS – 235 với máy
tính hoặc bộ thu thập số liệu TOPCON phục vụ truyền số liệu.
Các số liệu sau có thể đưa ra tuỳ theo mỗi mode đo

Mode Lối ra
22
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
Mode đo góc ( V, HR hoặc HL ) V, HR hoặc HL
Mode đo khoảng cách ngang ( HR, HD, VD ) HR, HD, VD
Mode đo khoảng cách nghiêng ( V, HR, SD ) V, HR, HD
Mode đo tọa độ N, E, Z
Ngoài các chức năng chính như trên, máy GTS – 235 còn thực hiện một số
phép đo đặc biệt như:
- Đo bù góc ( Angle offset measurement)
- Đo bù khoảng cách ( Distance offset measurement)
- Đo bù mặt phẳng ( Plane offset measurement)
- Đo bù cột ( Columoffset measurement)
- Đo độ cao từ xa ( Remote elevation measurement)
- Đo gián tiếp ( Missing line measurement)
- Phép tính diện tích ( Calculator area)
- Phép đo điểm đến đường ( Point to line measurement)
- Đưa điểm ra thực địa ( layout)
- Đo giao hội nghịch ( Resection)
2.1.3. Truyền số liệu sang máy tính

Máy tính PC có thể nhận số liệu đo từ GTS 235 hoặc truyền số liệu đã soạn
thảo trước trên máy tính sang máy GTS 235. Kết quả đo ở ngoài thực địa được
lưu giữ ở bộ nhớ trong của máy GTS 235 có thể trút vào máy tính qua cáp nối
máy tính RS- 232C qua phần mềm trút số liệu của Tôpcon như Topconlink 7.1
2.2. Giới thiệu phần mền Microstation và Famis
2.2.1. Phần mềm Microstation
MicroStation là một phần mềm đồ hoạ trợ giúp thiết kế ( CAD ) và là môi
trường đồ hoạ rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể
hiện các yếu tố bản đồ. Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc
23

×