Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giới thiệu chung về khu vực mậu dịch tự do asean-trung quốc và chương trình thu hoạch sớm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.37 KB, 16 trang )

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-
TRUNG QUỐC VÀ CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM
I. Giới thiệu chung về thị trường các nước ASEAN và thị trường Trung
Quốc:
1. Thị trường ASEAN:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm 10 quốc gia, là
một thị trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam cả về quy mô và chất
lượng.
Theo thống kê của Ban Thư ký ASEAN, 10 nước ASEAN có tổng cộng
541,787 triệu dân; tốc độ tăng trưởng dân số bình quân trong những năm gần đây
khoảng 1,6; 1,7%. (ASEAN Statistical Year Book 2003), tổng kim ngạch nhập
khẩu của các nước ASEAN duy trì hàng năm ở mức trên 300 tỷ USD, năm 2000
là 359,271 tỷ USD, năm 2001 là 324,022 tỷ USD, năm 2002 là 341,590 tỷ USD.
Trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, các nước ASEAN đã
duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao là 7,4%/năm (giai đoạn 1990-1995) và có
vẻ như chưa coi trọng việc tập trung vào hội nhập sâu hơn nữa sau AFTA. Sau
cuộc khủng hoảng tài chính, do phải đối đầu với một loạt vấn đề phát sinh, các
nước ASEAN đã bắt đầu có những bước đi sau AFTA, làm sâu sắc hơn quá trình
hội nhập trong khu vực, nhằm biến ASEAN thành một cơ sở sản xuất và thương
mại thống nhất hơn, tăng cường khả năng cạnh tranh và hấp dẫn đầu tư. Nhờ đó,
các nước ASEAN đã dần lấy lại đà tăng trưởng, đạt bình quân 3,2% năm 2001;
4,4% năm 2002. Để có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, hầu
hết các nước ASEAN đều có nhu cầu nhập khẩu khá lớn để phục vụ cho các
chương trình phát triển kinh tế. Đây là một dịp tốt để các nhà xuất khẩu Việt Nam
thúc đẩy xuất khẩu sang các nước ASEAN. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là hiện nay
lượng hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN còn chưa
tương xứng với tiềm năng (trung bình trong những năm gần đây khoảng 2,5 tỷ
USD/năm) do nhiều nguyên nhân, trong đó có những bất lợi thế về mẫu mã, giá
cả, dịch vụ đi kèm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của ta và ASEAN có nhiều điểm
tương đồng, v.v. các nước ASEAN lại thường có chỉ có nhu cầu nhập khẩu nhiều
máy móc thiết bị công nghệ cao từ các nước phát triển để phục vụ sản xuất trong


nước.
2. Thị trường Trung Quốc
Thị trường Trung Quốc là một thị trường có sức tiêu thụ rất lớn và tiềm
năng với tất cả các nước trong đó có Việt Nam. Nước ta lại có lợi thế về vị trí địa
lý gần gũi khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Sau khi quan hệ hai nước
được bình thường hóa năm 1991, quan hệ thương mại Việt-Trung có nhiều khởi
sắc. Việt Nam bắt đầu tăng cường xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc như
nông sản, thủy hải sản, cao su, dầu thô, khoáng sản, v.v. Tuy nhiên, tốc độ tăng
trưởng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thường không ổn
định, trong cơ cấu mặt hàng chủ yếu là nguyên liệu thô, giá cả bấp bênh, trong khi
đó Trung Quốc lại nhập khẩu nguyên liệu thô của ta và xuất sang Việt Nam hàng
tiêu dùng với chất lượng trung bình và giá rẻ và các mặt hàng máy móc có giá trị
cao.
Khu vực thị trường thu hút nhiều hàng hóa xuất khẩu nhất với Việt Nam
chính là vùng Tây Nam, giáp biên giới Việt Trung. Vùng này bao gồm 12 tỉnh,
thành phố với diện tích hơn 5 triệu km2 ( chiếm trên 60 % diện tích toàn Trung
Quốc), dân số hơn 300 triệu người. Đây là vùng miền núi, nhiều dân tộc, trình độ
sản xuất và mức sống của nhân dân chưa phát triển bằng vùng duyên hải của
Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải... Để cải thiện đời sống
nhân dân, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về giàu nghèo giữa miền Đông và
miền Tây, trong những năm gần đây Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã triển khai
chính sách “đại khai phá miền Tây”, với nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, tập
trung nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế thương mại...
cho vùng nay, do vậy nhu cầu về hàng hoá ở đây rất đa dạng, yêu cầu về tiêu
chuẩn, chất lượng hàng hoá không cao, phù hợp với trình độ sản xuất, hàng hoá
hiện có của Việt nam, là một trong những thị trường giàu tiềm năng đối với các
doanh nghiệp Việt Nam.
Trong các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nổi
lên 2 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh về kim ngạch là thủy sản và nông
sản. Đây cũng chính là 2 mặt hàng có lợi thế xuất khẩu của nước ta.

Trung Quốc là một nước xuất khẩu thuỷ sản rất lớn trên thế giới, nhưng
đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn ước đạt 32,7 kg/người/ năm (so
với mức bình quân thế giới là 20 kg/người/ năm). Gần đây, Trung Quốc đang thực
hiện chính sách đóng cửa biển 2 đến 3 tháng mỗi năm để bảo vệ nguồn lợi thủy
sản trong nước, nên càng làm tăng lượng thuỷ sản nhập khẩu vào Trung Quốc. Thị
trường Trung Quốc lại có nhiều điều kiện thuận lợi cho hàng thủy sản của Việt
Nam như sức tiêu thụ lớn, chi phí vận chuyển thấp, yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng
đặt ra không quá cao (so với các nước Liên minh Châu Âu). Nhiều doanh nghiệp
Hồng Kông và Đài Loan đầu tư vào Trung Quốc muốn nhập hải sản của Việt Nam
để chế biến và tái xuất sang thị trường thứ 3.
Mặt hàng rau quả cũng có điều kiện rất tốt để thâm nhập vào thị trường
Trung Quốc. Việc Trung Quốc gia nhập WTO về ngắn hạn sẽ không làm thay đổi
vị thế cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Về dài hạn, rau quả Việt Nam sẽ phải
cạnh tranh gay gắt với rau quả của Trung Quốc nhưng cũng có nhiều cơ hội để
thâm nhập thị trường này. Theo thống kê, hiện nay tiêu thụ rau quả của Trung
Quốc chiếm tới 36% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam, tiếp theo là
Đài Loan (17%), Nhật Bản (12%), Mỹ (7%), Nga (4%)...
II. Kết quả đàm phán Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc:
Tiến trình đàm phán ACFTA tập trung vào 2 đầu mối là Ủy ban đàm phán
thương mại ASEAN-Trung Quốc (TNC) và Nhóm đàm phán thương mại ASEAN
(TNG). Các phiên đàm phán chính là các phiên họp của TNC và TNG. Phiên họp
toàn thể của Nhóm đàm phán thương mại ASEAN luôn diễn ra trước phiên họp
giữa các nước ASEAN và Trung Quốc 1 ngày, trong đó các nước ASEAN tiến
hành thảo luận để làm rõ và thống nhất quan điểm về các vấn đề có liên quan
trước khi đưa ra với Trung Quốc. TNC gần đây nhất là TNC 19 vừa diễn ra ngày
21-23/6/2005 tại Trung Quốc
Song song với phiên họp toàn thể là các cuộc họp của các Nhóm công tác
gồm đại diện cấp chuyên viên của các nước chuyên trách đàm phán về các vấn đề
cụ thể. Hiện nay, có 4 Nhóm công tác về dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ và cơ
chế giải quyết tranh chấp. Kết quả đàm phán tại các Nhóm công tác được báo cáo

lên phiên họp TNC/TNG xem xét và quyết định.
Các kết quả chính trong tiến trình đàm phán Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN-Trung Quốc đến nay như sau:
1. Hàng hoá:
Theo quy định của ACFTA, lộ trình tự do hóa thuế quan của các nước
ASEAN-Trung Quốc được chia thành 4 loại danh mục hàng hóa, bao gồm: danh
mục loại trừ hoàn toàn, danh mục thu hoạch sớm, danh mục nhạy cảm và danh
mục thông thường. Trong quá trình đàm phán ACFTA chia làm 2 khối nước, khối
thứ nhất sẽ thực hiện tự do hóa nhanh hơn bao gồm ASEAN 6 và Trung Quốc,
trong khi khối thứ 2 bao gồm ASEAN 4 (CLMV) sẽ tiến hành tự do hóa với thời
giam chậm hơn.
1.1. Danh mục loại trừ hoàn toàn:
Đây là danh mục các nước không cam kết tự do hoá thương mại. Theo quy
định của WTO và Hiệp định khung, danh mục này bao gồm các nhóm mặt hàng
ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, quốc phòng, đạo đức xã hội, môi trường, sức
khoẻ con người và động thực vật, và các sản phẩm có giá trị cổ học. Các nước
thành viên sẽ tự xác định những mặt hàng cụ thể thuộc phạm vi các nhóm mặt
hàng nêu trên để đưa vào Danh mục GEL và sẽ không cam kết cắt giảm thuế nhập
khẩu. Hiện nay Việt Nam đang nghiên cứu và chuẩn bị cung cấp cho các nước
danh mục loại trừ hoàn toàn trong ACFTA
1.2. Danh mục Thu hoạch sớm:
ASEAN và Trung Quốc đã hoàn tất đàm phán danh mục này cùng với nội
dung Hiệp định khung. Hiện nay đã có 4 nước hoàn thành các thủ tục pháp lý
trong nước và đã triển khai thực hiện EHP: Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và
Việt Nam. Danh mục Thu hoạch sớm của Việt Nam bao gồm các mặt hàng nông
sản và thủy sản thuộc phân loại hàng hóa từ Chương 1 đến Chương 8 của Biểu
thuế nhập khẩu. Danh mục Thu hoạch sớm được thực hiện tự do hoá thương mại
sớm hơn các danh mục khác. Nội dung chi tiết về danh mục này và Chương trình
Thu hoạch sớm sẽ được trình bày cụ thể hơn ở phần sau.
1.3. Danh mục nhạy cảm

Là danh mục các nước cần có thêm thời gian để bảo hộ sản xuất trong
nước. Danh mục này có lộ trình tự do hóa chậm hơn và linh hoạt hơn so với danh
mục EHP và danh mục thông thường. Danh mục này không có lộ trình cắt giảm
cụ thể, chỉ quy định mức thuế suất cuối cùng (lớn hơn 0%) và đạt được ở thời
điểm sau 2012/2015. Mỗi nước sẽ được quyền lựa chọn mặt hàng để đưa vào
Danh mục nhạy cảm, tùy vào yêu cầu bảo hộ của nước mình, nhưng phải dưới
một mức trần mà các nước thoả thuận.
1.4. Danh mục thông thường:
Danh mục thông thường bao gồm các mặt hàng còn lại trừ các mặt hàng
thuộc các danh mục nêu trên. Hiện nay, về cơ bản các nước ASEAN 6 và Trung
Quốc đã thống nhất được về mô hình giảm thuế. Theo quy định của Hiệp định
khung, các nước CLMV sẽ được hưởng sự đối xử đặc biệt và khác biệt khi tham
gia giảm thuế trong ACFTA và sẽ giảm tất cả các dòng thuế về 0% vào năm 2015
(các nước ASEAN 6 là 2010).
3. Dịch vụ:
Bên cạnh các phiên đàm phán về thuế quan, các cuộc đàm phán về mở cửa
thị trường dịch vụ cũng đang diễn ra trong Nhóm công tác về dịch vụ ASEAN-
Trung Quốc. Hiện nay, dự thảo Hiệp định dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định
khung đã được định hình và các nước đang bắt đầu trao đổi các yêu cầu và bản
chào để đàm phán gói cam kết ban đầu. Theo dự kiến, đàm phán dự thảo Hiệp
định dịch vụ và gói cam kết ban đầu sẽ được hoàn thành trước tháng 9/2005 để Bộ
trưởng kinh tế các nước ASEAN có thể ký kết vào Hội nghị Bộ trưởng kinh tế
ASEAN (AEM) 37 vào cuối tháng 9/2005.
4. Đầu tư:
Cho tới TNC 14, các nước vẫn đang tiếp tục thảo luận những nguyên tắc
cơ bản của dự thảo Hiệp định đầu tư ASEAN-Trung Quốc. Quan điểm của Trung
Quốc là Hiệp định ASEAN-Trung Quốc chỉ nên bao gồm "bảo hộ và tạo thuận lợi
cho hoạt động đầu tư". Các nước ASEAN cố gắng thuyết phục Trung Quốc chấp
nhận việc bổ sung nội dung "tự do hóa hoạt động đầu tư". Nguyên nhân của việc
Trung Quốc còn lưỡng lự trong việc bổ sung nội dung tự do hóa là Trung Quốc

chưa thực sự coi trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ ASEAN, không đánh
giá cao tiềm năng của các nhà đầu tư xuất xứ ASEAN. Trong khi đó, các nước
ASEAN (đặc biệt là Singapore) muốn biến ASEAN trở thành điểm đến của các
tập đoàn nước ngoài, từ đó đầu tư vào Trung Quốc để hưởng các ưu đãi về đầu tư
trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc
Nhìn chung, thái độ dè dặt của Trung Quốc khiến các phiên đàm phán tiến
triển chậm chạp, tuy nhiên các bên nhất trí tăng cường gặp gỡ và trao đổi ở cấp
chuyên gia, tiến tới hoàn thành Hiệp định đầu tư vào cuối năm 2004.
5. Cơ chế giải quyết tranh chấp và quy tắc xuất xứ:
Nhóm đàm phán về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa ASEAN và Trung
Quốc đã gần tiến tới thoả thuận về một số nội dung chính trong Hiệp định về giải
quyết tranh chấp như cách thức thực hiện hòa giải, thủ tục thiết lập cơ quan xét
xử, chỉ định ban trọng tài. Hiện còn nhiều vấn đề khác còn đang được các bên
tranh cãi như mối quan hệ giữa cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN-Trung Quốc
với các cơ chế khác, điều khoản bồi thường, khung thời gian cho các thủ tục pháp
lý, tranh chấp khi có nhiều bên tham gia đồng thời .... Các bên nhất trí sẽ tiếp tục
thảo luận vấn đề này trong các phiên TNC sắp tới để hoàn thiện dự thảo Hiệp định
trong năm 2004.
ASEAN đề xuất áp dụng thêm quy tắc xuất xứ đặc thù, bên cạnh các quy
tắc xuất xứ đã được các bên áp dụng là quy tắc xuất thuần túy và quy tắc xuất xứ
theo giá trị gia tăng. Với quy tắc xuất xứ đặc thù, mục tiêu của ASEAN là mở
rộng các cơ hội trao đổi cho các hàng hoá của hai bên, đặc biệt là với những sản
phẩm khó đáp ứng được yêu cầu về giá trị gia tăng. Trung Quốc tỏ ra thận trọng
với vấn đề mở rộng quy tắc xuất xứ vì ngại mất thời gian, nhưng sẵn sàng cùng
ASEAN nghiên cứu tính khả thi của đề xuất này.

×