Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Hoàn thiện chuỗi cung ứng phân phối sản phẩm của công ty cổ phần Thạch Bàn sang thị trường Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 86 trang )

1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản chuyên đề thực tập này là công trình
nghiên cứu thực sự của cá nhân , được thực hiện trên cơ sở
nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn
tại Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn và dưới dự hướng dẫn
khoa học của:
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
Các số liệu và kết quả có được là hoàn toàn trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng.
Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và mọi kỷ luật
của khoa và nhà trường đề ra
2
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô
Thương mại và Kinh tế quốc tế trường Đại học Kinh tế Quốc
dân đã truyền đạt những kiến thức quý báu để từ đó tôi có thể
vận dụng những kiến thức ấy vào chuyên đề của mình.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS.
Nguyễn Thường Lạng đã tận tình hướng dẫn, giải đáp những
khó khăn, vướng mắc giúp tôi hoàn thành chuyên đề một
cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, xin cảm ơn cô Đào Thị Quyên kế toán trưởng
công ty Thạch Bàn Miền Bắc và chị Trần Thị Hoài Tú trưởng
phòng xuất nhập khẩu công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn đã
tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên
đề được hoàn.
MỤC LỤC
Enterprise Resource Planning 3
Customer Relationship Management 3
Một số danh hiệu đạt được 13


2.1.3.1. Mohawk 28
Sản phẩm sàn gỗ tích hợp công nghệ Scotchgard™ Protector Advanced Repel
Technology, ArmorMax™ Takes Durability, Durabeauty Technology™ 30
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt
TÊN ĐẦY ĐỦ
Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
1
ERP
Enterprise Resource
Planning
Hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp
2
APS
Advanced planning
and scheduling system
Hệ thống quy hoạch
3
CRM
Customer Relationship
Management
Quản lý quan hệ khách hàng
4
TMS
Transportation
Management System
Hệ thống quản lý vận tải
5
WMS

Warehouse
Management System
Hệ thống quản lý nhà xưởng
3
6
EDI
Electronic Data
Interchange
Chuyển đổi dữ liệu điện tử
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006, 2007 và năm 2008 11
2.7 Chuỗi cung ứng gạch Granite của Thạch Bàn sang thị trường Mỹ 33
2.8
Danh mục các nguyên liệu dùng trong sản xuất gạch ốp lát-Công
ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn
34
2.11
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm gạch của công ty cổ phần Tập
đoàn Thạch Bàn sang thị trường Mỹ (USD)
40
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Tên biểu đồ Trang
1.2 Mô hình tổ chức Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn 13
4
2.1 Thị phần các sản phẩm lát sàn thông qua các kênh bán lẻ 21
2.2 Thị phần các sản phẩm lát sàn thông qua các kênh bán lẻ 22
2.12 Tăng trưởng kinh tế thế giới 2007-2013 41
2.13 Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2010-2012 42
2.14 Biến động thương mại toàn cầu 42

2.15 So sánh tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2006-2011 43
2.16 Tăng trưởng xuất khẩu, 2005-2013 (%) 44
2.17 Tăng trưởng GDP của Mỹ, 2008-2011 (%) 46
DANH MỤC HÌNH VẼ
STT Tên hình vẽ Trang
2.3
Bảng so sánh độ cứng của các loại gỗ trước và sau khi nhúng vào
nhựa
29
2.4
So sánh khả năng xử lý mùi thuốc lá và động vât của loại thảm
thông thường và loại thảm có Magic Fresh
30
2.5 Khả năng kháng khuẩn của thảm sử dụng công nghệ Silver Release 31
2.6
Các công nghệ được áp dụng trên sản phẩm của American Olean
và Daltile
32
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Tên sơ đồ Trang
2.9
Mô hình liên kết các Công ty thành viên công ty cổ phần Tập
đoàn Thạch Bàn
35
5
3.1 Các phương thức quản lý hàng tồn kho phổ biến 52
3.2 Mô hình tích hợp chuỗi cung ứng 55
3.3 Cấu trúc ERP 57
3.4 Hệ thống mở rộng của CRM 60
3.5 Hệ thống quản lý nhà xưởng 61

3.6 Cấu trúc của hệ thống APS 62
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính tất yếu
Trong dòng chảy hội nhập hiện nay của kinh tế thế giới,việc hàng hóa của
một quốc gia xuất hiện tại phần còn lại của thế giới không còn gì xa lạ ,ngoài xu
thế hội nhập là động lực chính,các doanh nghiệp của cá quốc gia cần xây dựng
chiến lược về chuỗi tiêu thụ sản phẩm của quốc gia mình trên toàn cầu,không
những mang lại lợi ích về kinh tế mà còn cả về chính trị,văn hóa và ngoại giao
chính.Tuy nhiên việc thâm nhập một thị trường không phải là một điều dễ dàng
đặc biệt đối với các doanh nghiệp của Việt Nam,khi mà kinh nghiệm,vốn,khả
năng quản lý còn kém và nhiều hạn chế
Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vẫn chưa nhìn nhận xây dựng
chuỗi cung ứng sản phẩm của mình một cách nghiêm túc,không ít thì nhiều
,không trong khâu này thì trong khâu khác,kéo theo đó là những sai lầm từ khâu
chọn nguyên liệu đầu vào,sản xuất vận chuyển và phân phối đến người tiêu
dùng,nguồn nguyên liệu đầu vào thường không được lưu ý đúng mức để tạo ra
những sản phẩm tốt nhất ,không chú ý đến việc đa dạng nguồn nguyên liệu
nhằm giảm chi phí,khâu sản xuất chưa được đầu tư công nghệ để tạo ra những
sản phẩm chất lượng tốt nhất,gây thiếu thiện cảm đối với khách hàng ,khâu vận
chuyển thiếu chuyên nghiệp,thiết bị vận tải không đủ tiêu chuẩn làm sản phẩm
có thể bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển,khâu phân phối tiếp thị ra thị
6
trường nước ngoài còn yếu,chưa xây dựng được thương hiêu cho sản phẩm của
mình,vai trò của khách hàng chưa được đánh giá đúng mức,đặc biệt ở thị trường
Mỹ rộng lớn với môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt.Do vậy việc xây dựng
chuỗi cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp sang thị trường Mỹ là một việc làm
vô cùng cần thiết,và sản phẩm gạch của công ty cổ phần Thạch Bàn cũng không
phải là ngoại lệ.Nhận thức được điều này tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài
“Xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite của công ty cổ phần tập
đoàn Thạch Bàn sang thị trường Mỹ”

2.Mục đích của đề tài
Nhằm nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite Thạch Bàn tại
thị trường Mỹ để chỉ ra những yếu kém cũng như thế mạnh để từ đó đua ra kiến
nghị nhằm xây dựng hoàn thiện hơn chuỗi cung ứng gạch granite Thạch Bàn tại
Mỹ
3.Đối tượngvà phạm vi
3.1. Đối tượng: Chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite của công ty cổ phần
tập đoàn Thạch Bàn sang thị trường Mỹ
3.2. Phạm vi: công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn
4.Phương pháp nghiên cứu
Tổng hợp và phân tích số liệu
5.Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu,kết luận,danh mục hình vẽ,tài liệu tham khảo
Đề tài được trình bày trong 3 chương :
Chương 1 : Giới thiệu về cơ sở thực tập và kinh nghiệm
Chương 2 : Thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite
Thạch Bàn vào thị trường Mỹ
7
Chương 3 : Giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng gạch granite Thạnh
Bàn tại thị trường Mỹ
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ KINH NGHIỆM
1.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THẠCH BÀN
Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn tiền thân là một đơn vị sản xuất
gạch ngói được thành lập từ năm 1959. Trải qua hơn 50 năm hoạt động, cùng
với sự trưởng thành không ngừng của ngành sản xuất vật liệu xây dựng cả nước,
xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn đã phát triển thành doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Bộ Xây dựng, Tổng công ty Viglacera và sau đó được chuyển đổi hình
thức sở hữu thành Công ty cổ phần từ tháng 1/2005.
Tập đoàn Thạch Bàn hiện có 12 đơn vị thành viên hoạt động trên địa bàn

cả nước và với nhiều đối tác nước ngoài. Sản phẩm chủ yếu: Gạch ốp lát
Granite,gạch ceramic,gạch ngói đất sét nung, gạch bán dẻo; xây lắp chuyển giao
công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng dân dụng; bất động sản.
Trong tiến trình đổi mới đất nước, Tập đoàn Thạch Bàn luôn đi tiên phong trong
mọi lĩnh vực hoạt động, phát triển bền vững và toàn diện, góp phần tích cực vào
sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại ngành sản xuất VLXD Việt Nam. Các
sản phẩm mang thương hiệu Thạch Bàn rất có uy tín trên thương trường và
được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới. Tập đoàn đã được Nhà nước và Bộ
Xây dựng tặng thưởng nhiều huân, huy chương và danh hiệu cao quý.
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Công ty là:
8
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất; sản phẩm
cơ khí và các loại vật liệu khác;
- Nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng;
- Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc nội ngoại thất đối với công trình xây dựng
dân dụng, công nghiệp phục vụ ngành vật liệu xây dựng;
- Tư vấn đầu tư, giám sát, thi công các công trình xây dựng dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi;
- Khai thác và kinh doanh khoáng sản;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các lĩnh vực: vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, phụ
gia, hoá chất, thiết bị, phụ tùng, khoáng sản và các mặt hàng khác;
- Đầu tư và kinh doanh bất động sản; Khai thác và chế biến nguyên nhiên vật
liệu.
1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn tiền thân là công ty Thạch Bàn.
Công ty Thạch Bàn được thành lập năm 1959. Trong những năm đầu thành lập,
quy trình công nghệ lạc hậu, bộ máy quản lý cồng kềnh, hoạt động kém hiệu
quả.
Trong thời gian chưa tách khỏi Công ty Thạch Bàn, Công ty thuộc Bộ
Xây Dựng. Sau khi tách khỏi và hình thành nên Công ty cổ phần gạch ngói

Thạch Bàn, Công ty có 100% là vốn cổ đông đóng góp.
1.2.1Giai đoạn 1: 1959-1990
Ngày 15 tháng 2 năm 1959, Uỷ ban hành chính Thành Phố Hà Nội ra
quyết định thành lập “ Công trường gạch Thạch Bàn” thuộc công ty sản xuất vật
liệu kiến trúc Hà Nội. Thời kỳ sơ khởi này, các khâu sản xuất trên công trường
hoàn toàn là lao động thủ công, mỗi nhóm thợ làm việc trên một mảnh sân
riêng. Quy trình công nghệ kỹ thuật lạc hậu thô sơ, chủ yếu là lao động chân
tay. Quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng toàn xí nghiệp chỉ đạt 3-4 triệu viên một
năm .
Năm 1964, hội thi năng suất cao trong ngành xây dựng do Bộ xây dựng
tổ chức như một luồng gió làm chuyển biến hoạt động sản xuất ở xí nghiệp gạch
9
Thạch Bàn. Từ đây các công cụ lao động được cải tiến thêm một bước, đội ngũ
cán bộ quản lý và gần 700 công nhân trưởng thành về tổ chức sản xuất và trình
độ kỹ thuật. Cảnh đồng gạch thủ công với công cụ khuôn – mai- kéo trở thành
dĩ vãng: giải phóng đôi vai người lao động là những băng chuyền vận chuyển
gạch ra vào lò; các xe lơ bánh lốp thay thế cho quang gánh đưa gạch mộc thô
đến chân băng tải và xếp gạch chín ra bãi thành phẩm. Quy trình sản xuất gạch
ngói của xí nghiệp Thạch Bàn mang tính công nghiệp. Bằng những nỗ lực phấn
đấu và trưởng thành trong thời kỳ chiến tranh ác liệt xí nghiệp đạt được sản
lượng cao (23 triệu viên một năm) đời sống cán bộ công nhân viên được cải
thiện đáng kể. Xí nghiệp xây dựng nhà 3 tầng với 96 căn hộ và nhiều nhà cấp 4
đáp ứng nhu cầu ở cho cán bộ công nhân viên, cảnh đèn dầu đã được thay thế
bằng ánh sáng điện. Phát huy truyền thống xuất sắc trong lao động và chiến đấu,
năm 1980, Nhà nước tặng thưởng cán bộ công nhân Công ty Huân chương Lao
động hạng nhất và cờ luân lưu của Chính phủ.
1.2.2 Giai đoạn II : 1991-1998
Cơ chế quản lý của Nhà nước bắt đầu có sự đổi mới tạo điều kiện cho DN
chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh đồng thời cũng buộc người lãnh đạo
phải năng động hơn trong công tác, chịu trách nhiệm về mọi vấn đề trong hoạt

động của đơn vị, không dựa dẫm ỷ lại vào cấp trên và biết cách vượt qua khó
khăn của buổi ban đầu nền kinh tế thị trường. Để phù hợp với môi trường hoạt
động mới, công ty chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, lắp đặt đồng
bộ dây chuyền từ máy chế biến tạo hình đến cáng kính phơi gạch và hệ số lò sấy
Tuynel liên hoàn công nghệ Bungari. Với một đội ngũ cán bộ khoa học và hàng
trăm công nhân có trình độ kỹ thuật tay nghề cao,công ty Thạch Bàn đã chuyển
giao công nghệ và mở rộng hoạt động sản xuất trong lĩnh vực xây lắp góp phần
thay đổi tận gốc nghề làm gạch ở Việt Nam. Sản lượng của Công ty đã đạt 38, 5
triệu viên một năm, với nhiều loại sản phẩm đa dạng, chất lượng cao.
1.2.3 Giai đoạn 3: 1999-2003
Từ tháng 1/199 Công ty Cổ phần gạch ngói Thạch Bàn chính thức đi
vào hoạt động.Sản lượng tăng lên 4 triệu viên /năm,đa dạng hóa chủng loại sản
phẩm,doanh thu đạt 15 tỷ đồng /năm,lãi khoảng 2 tỷ đồng,chia lãi cổ tức hàng
năm từ 30-40%,sau 5 năm hoạt động công ty quyết định đầu tư thêm dây
chuyền sản xuất với công suất 15 triệu viên /năm.
10
Hoạt động thành công với Công ty Cổ phần gạch ngói Thạch Bàn tạo
tiền đề cho việc phát triển mô hình công ty mẹ công ty con.Công ty Thạch Bàn
thực hiện đa dạng hóa phương thức thu hút vốn kinh doanh thông qua việc bán
cổ phần và đa dạng hóa ngành nghề,phát triển địa bàn hoạt động.Trong vòng 3
năm từ năm 2001-2003 hình thành thêm các công ty:
-Công ty Cổ phần gạch ngói Thạch Bàn số 2 tại huyện Đan Phượng-Hà
Nội thành lập 2/2002
-Công ty Cổ phần gạch ngói Thạch Bàn số 3 tại huyện Tân Uyên-Tỉnh
Bình Dương thành lập 11/2002
-Công ty Cổ phần Đá mài Đông Đô tại xã Kiêu Kỵ-huyện Gia Lâm-Hà
Nội thành lập 11/2002
-Công ty Cổ phần gạch ngói Thạc Bàn số 4 tại huyện Ứng Hòa-Hà Nội
thành lập vào tháng 10/2003
-Công ty Cổ phần gạch Mozaic tại Thạch Bàn –Hà Nội tháng 5/2003

-Công ty TNHH Thạch Bàn-Sônikô tại tỉnh Tula-Liên Bang Nga-khởi
công xây dựng giữa năm 2004
1.2.4 Giai đoạn 4: 2004 đến nay
Năm 2004 khởi đầu bằng việc chỉ số giá tiêu dùng nhiều mặt hàng tăng
đột biến đặc biệt là vật liệu xây dựng,thêm vào đó là nhu cầu và tốc độ xây
dựng chững lại đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ của Công
ty.Trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát xuất hiện nhiều đói thủ cạnh tranh mới
làm thị trường trở nên phức tạp,sức tiêu thụ giảm sút công ty được Bộ Xây
Dựng cho phép cổ phần hóa vào năm 2004.Năm 2005 năm đầu tiên sau cổ phần
hóa,không còn được trợ cấp của Nhà nước công ty đã phải tự lo về nguồn
nguyên liệu đầu vào sao cho vứa đảm bảo chất lượng vừa đảm bao giá cả hợp
lý,lo vay vốn…Trong bối cảnh đó công ty đã tìm cho mình một hướng đi
mới:xuất khẩu kỹ thuật,Thạch Bàn đã ký kết hợp đồng với tập đoàn CCI
Groupe,đưa kỹ sư,công nhân kỹ thuật sang làm viêc tại nhà máy C.Gres tại
Angiêri.
Năm 2005 ,thành lập Công ty Cp Thạch Bàn miền Bắc và Công ty Thạch
Bàn miền Trung chủ yếu hoạt động trong lĩnh vự kinh doanh xuất nhập khẩu.
11
Năm 2006 bắt đầu đẩy mạnh hoạt động của mô hình Công ty Mẹ-Con
trong đó Công ty Thạch Bàn là công ty ty mẹ,các công ty thành viên là 8 công
ty con: Thạch Bàn 1 (hà Nội),Thạch Bàn 2 (Hà Tây),Thạch bàn 3 (Bình Dương)
,Thạch Bàn miền Bắc (Hà Nội),Xây lắp Thạch Bàn (Hà Nội),Thạch Bàn miền
Trung (Đà Nẵng),Đá mài Đông Đô,Mozaic (Hà Nội) và một chi nhánh công ty
mẹ tại thành phố HCM
Tháng 5-2007 Tổng công ty bán nốt phần vốn Nhà nước,Công ty Thạch
Bàn trở thành công ty cổ phần với 100% vốn điều lệ do các cổ đông là thể nhân
nắm giữ
- 2006: Thành lập Công ty cổ phần xây lắp Thạch Bàn. Tính đến nay,
Công ty đã xây lắp chuyển giao công nghệ hơn 120 nhà máy gạch Tuynen trong
cả nước.

- 2007: Bắt đầu triển khai Dự án di dời Công ty đến địa điểm mới tại Bắc
Giang để đầu tư một khu đô thị mới tại Thạch Bàn và Tổ hợp Thương mại, dịch
vụ, văn phòng tại 455 đường Nguyễn Văn Linh.
- 2009: Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Công ty tại nhà hát Thành phố. Nhiều
đồng chí lãnh đạo Đảng và NN đã đến chúc mừng với Công ty.
- 2010: Thành lập thêm nhiều công ty thành viên mang tên Thạch Bàn trong
đó Thạch Bàn Yên Hưng tại Quảng Ninh đang xây dựng Nhà máy gạch bán dẻo
CS 60 triệu viên /năm đầu tiên tại Việt Nam.
- 6/2011: Đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn để phù hợp
với quy mô tổ chức và tầm hoạt động.
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Doanh thu Tr.đ 20.218 22.400 26.000
2 Giá vốn hàng bán Tr.đ 14.695 16.025 18.787
3 Lợi nhuận gộp Tr.đ 5.523 6.375 7.213
5 Chi phí bán hàng Tr.đ 1.047 1.095 1.379
6 Chi phí quản lý Tr.đ 1.399 1.850 1.974
7 Chi phí tài chính Tr.đ 513 430 360
12
8 LN trước thuế Tr.đ 2.564 3.000 3.500
9
Các khoản nộp ngân
sách
Tr.đ 1.628 1.860 2.700
10 Số người lao động Người 390 360 360
11
Thu nhập
BQ/ng/tháng
1.000đ 1.350 1.586 1.696
Nguồn :Thạch Bàn
Bảng 1.1 : Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006, 2007 và năm 2008

Một số danh hiệu đạt được
1. Danh hiệu thi đua cấp Nhà nước:
- 1973: Huân chương Kháng chiến hạng Ba.
- 1977: Huân chương Lao động hạng Nhì.
- 1981 và 1995: Huân chương Lao động hạng Nhất.
Huân chương Lao động hạng Ba (Tổng Giám đốc).
- 1995: Huân chương Chiến công hạng Ba.
- 1999: Huân chương Độc lập hạng Ba.
2. Danh hiệu hàng hoá: Gạch ốp lát Granite Thạch Bàn
- 1998 đến 2007: Liên tục được bình chọn hàng Việt Nam chất lượng
cao
- 2002 đến 2011: Cúp vàng thương hiệu ngành Xây dựng Việt Nam
Vietbuild.
3. Hội đồng quản trị
- Chủ tịch HĐQT - TGĐ Tập đoàn: Kỹ sư Nguyễn Thế Cường
- Phó chủ tịch HĐQT, Phó TGĐ Tập đoàn: Thạc sĩ Phạm Đức Phú
13
- Các uỷ viên HĐQT:
+ Thạc sĩ Nguyễn Trọng Kiên , Phó TGĐ Tập đoàn, TGĐ Công ty
CP Thạch Bàn Land.
+ Cử nhân Đỗ Đình Thảo, Giám đốc Công ty CP Thạch Bàn Đan
Phượng.
4. Mô hình tổ chức Công ty
Mô hình tổ chức của Công ty hiện nay là mô hình Tập đoàn, trong đó
Công ty Mẹ là Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn, 12 Công ty thành viên là
các Công ty con, chịu sự điều phối hoạt động chung của Hội đồng Giám đốc và
Ban Kiểm soát Nội bộ.
Hình1.2:Mô hình tổ chức Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn.
* Văn phòng Công ty:
Công tác Tổ chức và cán bộ; lao động và tiền lương; đào tạo và phát triển

nguồn nhân lực; thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động theo
quy định của pháp luật; công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật. Công tác hành
chính quản trị, y tế và bảo vệ an ninh. Hỗ trợ các Công ty con xây dựng nguồn
nhân lực ban đầu và hướng dẫn công tác quản lý nghiệp vụ thuộc lĩnh vực Văn
phòng.
14
- Công tác hành chính: Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị và quản lý tài sản
văn phòng cho các đơn vị trong Công ty. Tiếp đón khách tới thăm và làm việc,
tổ chức các cuộc họp hội nghị, công tác văn thư lưu trữ hồ sơ tài liệu của công
ty…
- Công tác tổ chức lao động: tuyển chọn, theo dõi, quản lý nhân sự toàn
Công ty. Ban hành đôn đốc kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế giữ gìn kỷ
cương, nền nếp trong Công ty. Tổ chức đào tạo thi nâng bậc cho công nhân…
- Công tác lao động, tiền lương : Tổ chức xây dựng và quản lý định mức
lao động. Xây dựng đơn giá tiền lương trên cơ sở định mức lao động, phân bổ
đơn giá tiền lương cho các đơn vị thành viên. Xây dựng quy chế trả lương trả
thưởng…
- Công tác thư ký giám đốc: Ghi chép các tài liệu, tham gia vào việc soạn
thảo các văn bản, nghị quyết…
- Công tác y tế và kiểm tra vệ sinh công nghiệp.
- Công tác an ninh công nghiệp.
* Phòng tài chính kế toán:
Là bộ phận tham mưu giúp Tổng giám đốc thực hiện việc quản lý các lĩnh
vực: Tài chính, kế toán, tín dụng, kiểm tra kiểm soát nội bộ và phân tích hoạt
động kinh tế của Công ty.
- Lập kế hoạch tài chính đảm bảo cho nội dung hoạt động kinh doanh của
DN.
- Lập kế hoạch và có biện pháp quản lý các nguồn vốn, kiểm tra giám sát
việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của
Công ty.

- Tổ chức hạch toán kế toán và phân tích các hoạt động kinh tế của công
ty theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Kiểm tra việc giám sát việc tiêu thụ thành phẩm.
- Tổ chức thu hồi vốn theo kế hoạch.
- Thực hiện báo cáo thống kê theo chế độ của Nhà nước.
* Phòng kế hoạch kỹ thuật:
15
Xây dựng và quản lý việc chấp hành quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm gạch ốp lát Granite và Mosaic. Quản lý công tác kỹ thuật, KCS, chế thử
sản phẩm , sáng kiến cải tiến hợp lý hoá sản xuất. Phối hợp xây dựng và quản
lý quy trình vận hành và bảo dưỡng máy móc thiết bị, các quy phạm kỹ thuật,
an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
- Công tác đầu tư và phát triển: Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển trên
cơ sở chủ trương của lãnh đạo và chiến lược phát triển dài hạn của Công ty.
Tham gia lập các dự án, đầu tư phát triển các mặt hàng mới, sản phẩm mới.
- Công tác xây dựng và điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh: Lập kế
hoạch cung ứng vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng, phụ tùng trình giám
đốc ký. Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc lập và thực hiện kế hoạch sửa chữa
lớn, kế hoạch bảo dưỡng máy móc thiết bị hàng năm.
- Hợp đồng kinh tế: Xây dựng quy trình lựa chọn, đánh giá các nhà thầu.
Đôn đốc thực hiện các hợp đồng đã ký.
- Công tác thống kê, báo cáo: thường xuyên cập nhật số liệu sản xuất tiêu
thụ của toàn Công ty. Lập báo cáo hàng tuần, tháng, quý, năm, theo định kỳ…
- Kiểm tra sản xuất, kiểm tra chất lượng các loại nguyên vật liệu khi nhập
kho. Kiểm tra chất lượng mộc trước khi vào lò nung, kiểm tra chất lượng sản
phẩm khi ra lò.
- Theo dõi công nghệ máy móc thiết bị: Lập kế hoạch theo dõi kiểm tra
tình hình máy móc, công nghệ ở công ty, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc theo
định kỳ.
- Nghiên cứu chế thử, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS).

- Lập kế hoạch bảo hộ quản lý môi trường.
- Công tác đào tạo: chuẩn bị nội dung chương trình học, thi nâng bậc, an
toàn lao động cho công nhân viên.
* Phòng kinh doanh:
Tổ chức mạng lưới tiêu thụ các sản phẩm do Công ty và các công ty
thành viên sản xuất trên phạm vi các tỉnh Miền Bắc (đến hết địa giới tỉnh Hà
Tĩnh ); Tổ chức theo dõi, thống kê, lập báo cáo bán hàng, công nợ toàn
16
Công ty phục vụ cho công tác hoạch định chính sách & trợ giúp cho công tác
tiêu thụ. Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng & thực hiện các chính sách marketing
bao gồm: chính sách sản phẩm; chính sách giá & quy chế tiêu thụ; chính sách
phân phối; chính sách quảng cáo, khuyếch trương & xúc tiến thương mại. Công
tác phục vụ tiêu thụ: Điều phối & vận chuyển hàng hoá của Công ty cho Chi
nhánh Miền Nam, các nhà phân phối và các khách hàng.
- Tiêu thụ toàn bộ sản phẩm do Công ty sản xuất.
- Quản lý mạng lưới cửa hàng, đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Cung cấp các thông số kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm khi khách hàng yêu
cầu.
*Nhà máy gạch ốp lát Granite:
Sản xuất các loại gạch ốp lát Granite cao cấp phục vụ thị trường VLXD
trong nước và xuất khẩu. Sản xuất sản phầm gạch Mosaic theo kế hoạch sản
xuất của công ty cổ phần Mosaic. Tham gia đào tạo và chuyển giao kỹ thuật về
công nghệ sản xuất gạch ốp lát Granite.
* Xí nghiệp xây lắp - Phân xưởng cơ điện:
Lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp, mua sắm
thiết bị; Tư vấn đầu tư, giám sát, thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị; Nghiên
cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng.
* Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ:
Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc nội ngoại thất: đối với công trình xây
dựng dân dụng, công nghiệp phục vụ ngành vật liệu xây dựng; Lập báo cáo

nghiên cứu khả thi và thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công
nghiệp; Nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng.
*Ban quản lý các Dự án:
Tiến hành khảo sát, nghiên cứu tìm cơ hội đầu tư. Lập báo cáo đầu tư,
báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi trình cấp có thẩm quyền thẩm định. Tiến
hành triển khai các bước thực hiện đầu tư dự án và tổ chức giám sát thực hiện.
Tổ chức đưa dự án vào khai thác sử dụng; đánh giá hiệu quả dự án sau đầu tư.
1.2.5. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
17
Dây chuyền sản xuất gạch Granite của Công ty cổ phần Thạch Bàn là dây
chuyền sản xuất tự động, đồng bộ khép kín do hãng Nassetti (Italia) cung cấp.
Các khâu trong dây chuyền sản xuất đều được kết nối với nhau bằng hệ thống
các băng tải, gàu nâng và xe goòng.
Các nguyên vật liệu chính để sản xuất gạch Granite bao gồm đất sét
trắng, Caolanh, Fenspat và Đôlômít. Những nguyên vật liệu này được khai thác
và sản xuất ở trong nước như Cao lanh và Fenspat Yên Bái, Cao lanh và
Fenspat Vĩnh Phúc, đất sét trắng Trúc Thôn - Chí Linh - Hải Dương Một số
vật liệu phụ khác như đĩa vát cạnh, đá mài, bi nghiền, quả lô phải nhập từ Italia
và Trung Quốc. Phần lớn lượng bột màu dùng để sản xuất được sản xuất và khai
thác ở trong nước, chỉ có một số loại bột màu đặc chủng Công ty phải nhập từ
nước ngoài.
Quy trình sản xuất sản phẩm gạch ốp lát Granite có thể tóm tắt như sau:
Các nguyên liệu trước hết được đưa vào máy cấp liệu thùng theo đúng công
thức đã đề ra, tiếp đó được hệ băng tải đưa vào nghiền thành bột trong hệ máy
nghiền bi, sau đó được bơm nước, khuấy đều trong bể khuấy Elip tạo thành hỗn
hợp hồ và được chứa vào bể hồ. Hỗn hợp này sau khi đã được khử từ và sấy khô
sẽ lần lượt được đưa vào các Silo đơn màu và đa màu rồi được ép trong các
khuôn tạo hình.
Tiếp đó chúng được sấy khô và phủ một lớp men khô và đưa vào lò nung
Tuynel với nhiệt độ khoảng 1200°C. Sản phẩm sau đó được làm nguội và được

dỡ ở cuối hệ thống dây chuyền. Hệ thống dỡ và phân loại sản phẩm sẽ tự động
xếp dỡ sản phẩm, đồng thời loại và huỷ các sản phẩm hỏng. Tuỳ theo kế hoạch
sản xuất của Công ty mà các sản phẩm có thể được đóng hộp (đối với sản phẩm
là gạch nhám) hoặc tiếp tục đưa vào dây chuyền mài bóng, vát cạnh ( đối với
sản phẩm là gạch bóng). Sản phẩm sau khi đóng hộp phải được Tổ KCS kiểm
tra chất lượng, đóng dấu rồi mới được nhập kho thành phẩm.
1.2 KINH NGHIỆM VÀ MINH HỌA
1.2.1 Kinh nghiệm
1.2.1.1. Kinh nghiệm xây dựng chuỗi xung ứng gạch sang thị trường Mỹ của
Viglacera
18
Được thành lập năm 1974, trải qua trên 35 năm phát triển, từ những đơn
vị sản xuất đất sét nung thủ công, Tổng Công Ty Thủy Tinh và Gốm xây dựng
(Viglacera) đã trở thành Tổng công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu
xây dựng tại Việt Nam và có những bước tiến táo bạo trong lĩnh vực phát triển
hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và kinh doanh bất động sản.
Viglacera là bạn hàng của nhiều hãng cung cấp thiết bị và chuyển giao
công nghệ nổi tiếng thế giới trong công nghiệp vật liệu xây dựng từ các nước
CHLB Đức, Italia, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Mỹ, và các nước trong khu vực
như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Các tên tuổi lớn này đã góp phần đáng
kể cho công cuộc đổi mới công nghệ , nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa
thương hiệu Viglacera trở thành thương hiệu mang tầm vóc quốc tế.
Viglacera không ngừng đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế trong các lĩnh
vực:
- Nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng.
- Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất
- Chuyển giao công nghệ, trợ giúp kỹ thuật.
- Hợp tác sản xuất kinh doanh dưới các hình thức liên doanh, hợp doanh,
cổ phần.
- Xuất khẩu vốn, công nghệ, chuyên gia, công nhân kỹ thuật trong lĩnh

vực sản xuất gạch ốp lát ceramic, sứ vệ sinh và gạch ngói đất sét nung cao cấp.
- Xây dựng và kinh doanh siêu thị vật liệu xây dựng, các trung tâm thương
mại
Để học hỏi kinh nghiệm và cập nhật những tiến bộ kỹ thuật mới, Viglacera
thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm tổ chức hàng năm ở trong nước và
quốc tế về chuyên ngành máy móc, công nghệ và sản phẩm vật liệu xây dựng;
tham gia tài trợ chính thức cho các sự kiện văn hóa thể thao lớn.
Viglacera luôn chú trọng phát triển tăng thị phần, mở rộng thị trường xuất
khẩu sản phẩm mũi nhọn như: Kính xây dựng, Sứ vệ sinh, Gạch ốp lát Ceramic,
Granite và cotto, Gạch ngói đất sét nung chất lượng cao, đồng thời xây dựng
các kênh phân phối sản phẩm ở các khu vực thị trường trọng điểm và đăng ký
bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình tại các nước: Đức, Italia, Tây Ban Nha,
19
Nga, Ucraina, các nước Đông Âu, Nhật, Hàn Quốc, Australia, Mỹ và một số
nước trong khu vực Châu Á.
Trong quá trình phát triển của mình, Viglacera luôn chú trọng đến công tác
nghiên cứu và phát triển để ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, phát huy
sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phát triển các loại sản phẩm vật liệu xây dựng chất
lượng cao. Chính chiến lược nghiên cứu - phát triển đúng đắn đã giúp
VIGLACERA không ngừng tăng trưởng ổn định và đang trở thành một tập đoàn
kinh tế đa ngành ở Việt Nam và trong khu vực.
Chiến lược nghiên cứu và phát triển của Viglacera:
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9001-2000 trong sản xuất kinh
doanh.
Nghiên cứu ứng dụng và làm chủ công nghệ tiên tiến trong sản xuất kính
xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát ceramic và granite, vật liệu chịu lửa cao nhôm,
gạch cotto.
Đầu tư sản xuất các loại sản phẩm mới thay thế hàng nhập khẩu và đang
mở rộng thị trường xuất khẩu: kính nổi, gương, kính cán và kính mài, vật liệu
chịu lửa xốp tỷ trọng thấp, các loại gạch ốp lát ceramic, granite, cotto, sứ vệ

sinh.
Chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung chất lượng cao,
gạch ceramic, sứ vệ sinh.
Để hiện thực hóa chiến lược nghiên cứu phát triển của mình, Viglacera đã
mở rộng hợp tác về kỹ thuật và công nghệ với các hãng của Italia, Đức, Anh,
Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Xây dựng Trường Cao đẳng nghề Viglacera. Liên kết
với các trường đại học chuyên ngành trong và ngoài nước để đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực.
1.2.1.2. Kinh nghiệm xây dựng chuỗi xung ứng gạch sang thị trường Mỹ của
công ty cổ phần Đồng Tâm
Tại công ty Đồng Tâm, sản phẩm gạch men & gạch granite luôn đa dạng về kích
thước và màu sắc với những nhiều mẫu mã sáng tạo độc đáo. Hiểu rõ nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng, sản phẩm gạch Đồng Tâm còn được thiết kế
đồng bộ thành những bộ sưu tập từ gạch ốp tường đến lát nền, kết hợp với gạch
20
len – viền – góc – điểm. Bên cạnh đó chúng tôi còn sản xuất các sản phẩm gạch
cắt thủy lực với hình ảnh đa dạng, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cao nhất của khách
hàng cho các công trình công cộng, khách sạn, phòng khách… Đó là nền tảng
giúp chúng tôi luôn đáp ứng tốt nhất thị hiếu và nhu cầu sử dụng của khách hàng
cho bất kỳ nhu cầu sử dụng gạch trong trang trí nội thất và ngoại thất.
Năm 2007 Đồng Tâm đầu tư ra nước ngoài để liên doanh thành lập Công
ty Cổ phần Floor & Home Decor tại Hoa Kỳ (nay được đổi tên thành I85
Flooring Corporation), với lĩnh vực kinh doanh chính: Vật liệu xây dựng và
trang trí nội thất,đặc biệt là gạch ceramic. Tổng vốn đầu tư của dự án
1.500.000USD, trong đó, Công ty Cổ phần Đồng Tâm tham gia góp vốn
500.000USD (30%).
1.2.1.3. Kinh nghiệm xây dựng chuỗi xung ứng gạch sang thị trường Mỹ của
Tập đoàn Prime
Prime là tập đoàn đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động trên nhiều
lĩnh vực trong đó vật liệu xây dựng và bất động sản là một trong những sức

mạnh của chúng tôi. Từ công suất thiết kế ban đầu là 2 triệu m
2
sản phẩm năm
2000 đến cuối năm 2007, Prime đã đạt công suất thiết kế lớn nhất cả nước là 83
triệu m
2
sản phẩm, chiếm 30% thị phần sản xuất gạch ốp lát của cả nước và
đứng thứ 3 thế giới về năng lực sản xuất gạch ốp lát (Nguồn Hiệp hội gốm sứ
Việt Nam 2006). Thông qua hệ thống hơn 80 nhà phân phối cấp một và hàng
trăm đại lý, cửa hàng, những sản phẩm gạch ốp lát nhãn hiệu Prime đã có mặt
tại 64 tỉnh thành của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới như Mỹ ,Hàn
Quốc,Nhật Bản Sự lớn mạnh của Prime không chỉ mang lại lợi ích cho người
tiêu dùng được sử dụng sản phẩm gạch ốp lát Việt Nam thật sự có chất lượng
cao, lựa chọn đa dạng, giá thành cạnh tranh mà còn tạo một dấu son đỏ chói trên
bản đồ năng lực sản xuất gạch ốp lát thế giới. Nhà máy sản xuất ngói lớn nhất
Đông Nam Á với công suất thiết kế là 1 triệu m
2
sản phẩm mỗi năm vừa được
đưa vào hoạt động đã góp phần tạo thêm thế và lực cho Prime trong lĩnh vực
sản xuất vật liệu xây dựng.
1.2.2 Bài học
Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng các công ty và tập đoàn trên đều đang
đầu tư đa lĩnh vực,thậm chí cõ những lĩnh vực không hề liên quan đến lĩnh vực
chính,hoặc liên quan ít. Những kiểu đầu tư ngoài ngành như thế này có vẻ sinh
21
lợi cao,đúng là như vậy nhưng chỉ trong một thời gian ngắn như kiểu làm ăn
thời vụ,các lĩnh vực này vô hình chung đã lấy đi những nguồn lực đáng ra được
sử dụng cho lĩnh vực chính là sản xuất gạch,cuối cùng các công ty này chẳng có
thế mạnh thật sự về một lĩnh vực nào cả,các sản phẩm thì trầy trật cạnh tranh
với hàng nước ngoài đặc biệt là từ Trung Quốc,khi sản phẩm ra nước ngoài thì

chẳng chẳng bắt nạt được ai. Các sản phẩm làm ra không nắm bắt được nhu cầu
thật sự của khách hàng,mẫu mã không đổi mới liên tục,đây chính là hậu quả của
việc nắm bắt thông tin về thị trường yếu kém,luồng thông tin từ thị trường được
đưa về ban lãnh đạo bị tắc,do vậy họ thiếu thông tin để đưa ra quyết định.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM
GẠCH THẠCH BÀN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
2.1.ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG MỸ
Thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn đối với các sản phẩm
gạch,cùng với đó là những yêu cầu khắt khe về chất lượng cũng như mẫu mã
của sản phẩm. Theo số liệu của Bộ Thương Mại Mỹ doanh số bán của các sản
phẩm lát sàn nói chung tại Mỹ năm 2010 là 17,13 tỷ USD tăng 3,1% so với năm
2009 với con số là 17,12 tỷ USD giảm mạnh so với năm 2008 ở mức 21,28 tỷ
USD.Thị phần tính theo diện tích của các sản phẩm lát sàn tại Mỹ được thống
kê như sau,đứng đầu là thảm với 59,9%,tiếp sau là các tấm chất dẻo tổng hợp
với 17,1% ,gạch lát tường và sàn ceramic là 11,2 %,gỗ cứng là 4,6% ,sàn nhiều
lớp là 5,4 %, sàn đá (đá tự nhiên và đá nhân tạo) là 1,5 %, sàn cao su là 0,3
%,tương ứng với con số thị phần về mặt doanh thu là 54,7% với thảm, các tấm
chất dẻo tổng hợp với 12,1%, sàn ceramic với 11,6%,gỗ cứng là 9,4%, sàn
nhiều lớp là 5,1%, sàn đá là 6,2 %,sàn cao su là 0,9 %.
Theo số liệu của Bộ Thương Mại Mỹ năm 2010 doanh số bản sản phẩm
gạch ceramic đạt 2,015 tỷ USD tăng 9,2% so với năm 2009 ,trong khi đó năm
2009 doanh thu chỉ đạt 1,85 tỷ USD giảm đến 25,8 % so với năm 2008 với
doanh thu 2,48 tỷ USD. Tính theo diện tích thì năm 2010 bán được với diện tich
hơn 185 triệu m2 tăng 6,9 % so với năm 2009 với diện tích đạt gần 172 triệu
m2,tuy nhiên năm 2009 lại giảm tới 18,2 % so với năm 2008 với diện tích gần
210 triệu m2 .Gạch ceramic vẫn là vật liệu lát sàn cứng được ưa chuộng nhất tại
Mỹ về cả doanh số lẫn diện tích với thị phần lên đến 24,9%(bao gồm doanh
22
số,nhân công,lắp đặt sản phẩm) trong năm 2010 ,tăng 3,75% so với năm 2009

Chi phí trung bình cho mỗi m2 gạch ceramic tại Mỹ năm 2008 là 1.08
USD/m2,tuy nhiên giảm 5,9% vào năm 2009 với 1,00 USD/m2,và tăng trở lại
vào năm 2010 với 1,01USD/m2.Nhìn chung giá trung bình gạch ceramic tại Mỹ
biến động không lớn trong khoảng thời gian từ 1997-2010 mức giá dao đọng
trong khoảng 0,92-1,08 USD.
Đối với sản phẩm sàn đá doanh thu năm 2009 là 6 tỷ USD giảm 30 % so
với năm 2008,năm 2007 doanh thu đạt 8 tỷ USD,trong các sản phẩm sàn đá
granite là sản phẩm được ưa chuộng nhất chiếm 53,9 % doanh thu sản phẩm sàn
đá năm 2009 ,so với con số 49,9 % năm 2008,giá trung bình mỗi m2 sàn đá là
7,04 USD giảm so với năm 2008 là 7,33 USD,năm 2009 giá trị sàn đá nhập
khẩu là 2,12 tỷ USD giảm 37% so với năm 2008 là 3,37 tỷ USD chiếm 42 %
doanh thu toàn thị trường.
Với sản phẩm thảm doanh thu tiêu thụ của sản phẩm này năm 2010 đạt
8,533 tỷ USD giảm 11,6 % so với năm 2009 là 8,633 tỷ USD,giảm đến 15,36 %
so với năm 2008 với 10.081 tỷ USD.
Với sản phẩm chất dẻo tổng hợp doanh thu tiêu thụ của sản phẩm này
năm 2010 đạt 2.930tỷ USD.
Với sản phẩm sàn gỗ doanh thu tiêu thụ của sản phẩm này năm 2010 đạt
0,787 tỷ USD.Với sản phẩm sản nhiều lớp doanh thu tiêu thụ của sản phẩm này
năm 2010 đạt 0,873 tỷ USD.
Mặc dù số nhà mới xây giảm 14,2 % so với năm 2009.Thống kê cho thấy
số lượng nhà mới xây trong năm 2010 giảm đến 74% so với năm 2005 là mức
nhỏ nhất trong vòng 7 năm ,diện tích nhà trung bình thì giảm 10%
2.1.2.Thị hiếu của người Mỹ
Có thể nói người tiêu dùng Mỹ vừa là người tiêu dùng dễ tính nhất vừa là
người tiêu dùng khó tính nhất.Khó tính nhất vì đây là một trong những thị
trường khó tính hàng đầu về chất lượng không những xuất phát từ phía người
tiêu dùng,họ có thể tẩy chay đồng loạt các sản phẩm lát sàn nếu hàng hóa có
chất lượng kém có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của họ,mà còn từ phía chính
phủ Mỹ họ quy định rất chặt chẽ về chất lượng sản phẩm lát sàn,các sản phẩm

không đạt tiêu chuẩn có thể bị phạt rất nặng như phạt tiền mà số tiền đôi khi còn
23
lớn hơn cả giá trị lô hàng hoặc có thể bị cấm nhập khẩu,đánh thuế. Nhưng một
khi đã vượt qua những yêu cầu về chất lượng thì thị trường Mỹ lại thuộc loại dễ
tính nhất,nếu như ở các thị trường lớn khác như Trung Quốc,Hàn Quốc hay
Châu Á nói chung khác hàng thường có tinh thần dân tộc có phần vị kỷ làm họ
thường ưu tiên dùng hàng trong nước thay vì dùng hàng nước ngoài mặc dù họ
biết chất lượng không thể bằng và giá cả cũng không chênh lệch nhau bao
nhiêu.Bảng dưới đây sẽ cho thấy rõ điều đó.
Các yếu tố hàng đầu quyết định đến việc tiêu dùng sản phẩm lát sàn của
người Mỹ đó là yêu cầ về bảo dưỡng, bảo hành,yêu cầu về sự thoải mái khi sử
dụng, yêu cầu về việc tăng giá trị ngôi nhà của họ chiếm từ 46-62 % số lượng
khác hàng. Trong khi yêu cầu về tên tuổi thương hiệu chỉ chiếm khoảng
10%.Rõ ràng đây là một thị trường mở có tính cạnh tranh cao,và có đầy cơ hội
cho các doanh nghiệp mới gia nhập ngành.
Nguồn: Floor Focus Research
Hình 2.1: Các nhân tố quyết định việc sử dụng vật liệu sàn của người Mỹ
Hơn 60 % quyết định mua hàng của khách hàng Mỹ được thực hiện tại
các cửa hàng bán sản phẩm lát sàn Flooring stores và 35% thông qua Home
center, gần 5% còn lại được thực hiện qua các kênh khác,và một đặc điểm nữa
cần lưu ý là hơn 75 % số khách hàng tìm hiểu vầ sản phẩm trên mạng trước khi
họ đưa ra quyết định cuối cùng ,các hệ thống tìm kiếm khách hàng Mỹ hay sử
dụng nhất đó là Google,Yahoo và Bing.
24
Ngoài ra các mạng xã hội như Facebook, Twitter,LinkedIn cũng có ảnh
hưởng khá lớn đến quyết định mua sản phẩm lát sàn của người tiêu dùng
Mỹ,thông qua các mạng xã hội này các ý kiến về tất cả các ưu nhược điểm của
sản phẩm sẽ được nêu lên,những điều này còn gia trị hơn cả những mẩu tin
nhắn quảng cáo hay việc quảng cáo trên ti vi.
Blog cũng là một nhân tố khá quan trọng cần được nhắc đến,thông tin về

sản phẩm sẽ trở nên khách quan và đáng tin cậy hơn,sâu sắc hơn nếu khách
hàng tìm thấy chúng trên các blog cá nhân.
Nguồn: Báo cáo điều tra bán lẻ tại Mỹ
Hình 2.2: Thị phần các sản phẩm lát sàn thông qua các kênh bán lẻ
2.1.2.1.Thảm
Đây là loại vật liệu người Mỹ ưa chuộng nhất để lát sàn .Có hai loại thảm
chính tại Mỹ là thảm làm bằng tay,được làm từ các loại sợi thiên nhiên như sợi
bông,lụa,len được làm theo phong cách cổ xưa hoặc hiện đại,còn loại thảm dệt
bằng máy được sản xuất ở quy mô lớn với phần lớn vật liệu cũng là sợi tự nhiên
tuy nhiên còn kết hợp them các loại sợi nhân tạo như nylon,olefin.
Thị hiếu về thảm của người Mỹ có thể được phân chia theo nguồn gốc
xuất xứ của thảm:
Thảm Ba Tư:Một chiếc thảm Ba Tư(ngày nay là Iran) thực thụ phải có
cách thắt nút đặc trưng của loại thảm này mà không một loại thảm nào có
25

×