Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Triển khai thực hiện các dự án FDI ở thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.25 KB, 53 trang )

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
LỜI CAM ĐOAN
Sinh viên thực hiện chuyên đề : Lương Thị Trà Giang
Mã sinh viên : CQ50384.
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tế
Lớp : Quản trị kinh doanh quốc tế A
Khoá : 50
Hệ : Chính quy
Em xin cam đoan chuyên đề này được viết dựa theo tình hình thực tiễn tại
bộ Kế hoạch đầu tư và những số liệu thực tế do các bộ phận, phòng ban, của Bộ
cung cấp, kết hợp với những tài liệu em thu tập được từ Giáo trình, sách tham
khảo, báo, tạp chí, các thông tin trên mạng internet, các Website của các tổ chức.
Từ những tài liệu này, em đã tổng hợp một cách có chọn lọc sau đó tiến hành
đánh giá phân tích để hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
Em xin cam đoan chuyên đề không sao chép bất kỳ luận văn, luận án nào
khác. Toàn bộ nghiên cứu của chuyên đề chưa được công bố tại công trình nào
trước đó. Nếu sai em xin chiụ hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ
luật của nhà trường.
Sinh viên thực hiện
Lương Thị Trà Giang
SVTH: Lương Thị Trà Giang
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN CÁC DỰ ÁN FDI TẠI HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2008 – 20114
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN FDI TẠI HẢI PHÒNG GIAI
ĐOẠN 2008 – 2011 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47


DANH MỤC CÁC BẢNG
1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN CÁC DỰ ÁN FDI TẠI HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2008 – 20114
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN FDI TẠI HẢI PHÒNG GIAI
ĐOẠN 2008 – 2011 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
SVTH: Lương Thị Trà Giang
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Các hình thức đầu tư FDI theo số dự án giai đoạn 2007 đến hết quý
II năm 2011 tại thành phố Hải Phòng Error: Reference source not
found
Hình 2.2. Các hình thức đầu tư FDI theo số vốn đầu tư giai đoạn 2007 đến
năm 2011 tại thành phố Hải Phòng Error: Reference source not
found
Hình 2.3: Tỷ trọng dự án FDI đang triển khai thực hiện trên tổng dự án FDI
giai đoạn 2008 – 2011 Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Tình hình giải thể trước thời hạn của các dự án FDI giai đoạn 2008
– 2011 Error: Reference source not found
Hình 2.4: Tỷ trọng dự án FDI triển khai đúng trên tổng dự án FDI đang triển
khai giai đoạn 2008 – 2011 Error: Reference source not found
SVTH: Lương Thị Trà Giang
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt Viết đầy đủ
1 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
2 GPMB Giải phóng mặt bằng
3 ĐTNN Đầu tư nước ngoài
4 UBND Ủy ban nhân dân

4 CNH-H ĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
5 FIA Cục đầu tư nước ngoài
6 VCCI Phòng thương mại công nghệ Việt Nam
7 MPI Bộ kế hoạch đầu tư
8 GSO Tổng cục thống kê
9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
SVTH: Lương Thị Trà Giang
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống và quan hệ quốc tế hiện đại, đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ là dấu hiệu phê chuẩn hội nhập
thị trường toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước
mà còn là một động lực phát triển quan hệ quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau
như chính trị, ngoại giao… thông qua đó bảo đảm lợi ích đan xen, cơ chế an
ninh đa phương mà các nước đang hướng tới.
Tầm quan trọng của FDI không chỉ ở chỗ thu hút được nhiều nguồn vốn mà
còn là kết hợp một cách hết sức hiệu quả giữa vốn, các mối quan hệ có liên quan
như an ninh quốc gia nhằm đảm bảo cho môi trường đầu tư lành mạnh, ổn định,
tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu quản lý tri thức và công nghệ hiện
đại. Đây thật sự là một đòn bẩy sắc bén cho phát triển kinh tế và chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế gắn liền với bảo đảm an ninh quốc gia trong quá trình hội
nhập khu vực và toàn cầu.
Việc thu hút đầu tư nước ngoài đang là xu hướng chung của các nước đang
phát triển, đặc biệt là Việt Nam. Nguồn vốn FDI thực sự mang lại hiệu quả phát
triển kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy đầu tư nội địa, thúc đẩy các thành
phần kinh tế trong nước mở rộng đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu, gia tăng việc làm,
tạo thu ngân sách nhà nước…, Hải Phòng với nhiều điều kiện thuận lợi về lịch
sử, vị trí địa lý, nền kinh tế, nguồn nhân lực, sự quan tâm của Chính phủ để phát
triển vượt bậc và vững vàng, phấn đấu trở thành đô thị loại đặc biệt, sau đó là

thành phố quốc tế theo như khung định hướng quy hoạch phát triển chung của
toàn thành phố. Tại Hải Phòng, các dự án FDI gia tăng hàng năm mang lại nhiều
khởi sắc cho thành phố
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động chung của kinh tế thế giới và
trong nước, nhưng Hải Phòng vẫn thu được những kết quả quan trọng, với tốc
độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao và cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế -
xã hội. Cụ thể, năm 2011, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 11,03% (gấp 1,8
lần so với bình quân chung của cả nước), cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực
(nông lâm thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chiếm tương ứng 9,38%,
37,04% và 53,13%). Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố cả năm
đạt 2,3 tỷ USD; thu hút trên 4,2 triệu lượt khách du lịch; sản lượng hàng hóa
thông qua cảng đạt 43,55 triệu tấn; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 35.000
tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm trước.
SVTH: Lương Thị Trà Giang
1
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
Đặc biệt, năm 2011 là năm rất thành công trong thu hút vốn FDI, với tổng
vốn thu hút đạt 960 triệu USD (có 30 dự án cấp mới và 30 lượt dự án điều chỉnh
tăng vốn), gấp 7 lần so với năm 2010, đạt 192,2% kế hoạch năm. Hải Phòng
được đánh giá là điểm sáng về thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực công nghệ
cao, đóng góp vào sự tăng trưởng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả
nước.Về đầu tư trong nước, có 23 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và 38
dự án đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký trên 3.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên nhìn vào thực tế, thu hút FDI tại Hải Phòng vẫn còn đó bất cập.
Đó là hệ thống hạ tầng giao thông kết nối vùng, khu vực với cảng cửa ngõ quốc
tế, dịch vụ cung cấp điện, nước, các khu công nghiệp, cảng hàng không quốc tế
còn hạn chế. Thêm vào đó là tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng, san nền, đầu
tư hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp và đầu tư hạ tầng trong khu công
nghiệp chậm so với nhu cầu phát triển chung của thành phố cũng như của các
doanh nghiệp.

Với những lý do trên, tôi xin lựa chọn đề tài “Triển khai thực hiện các dự
án FDI ở thành phố Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là phân tích thực trạng hoạt động hỗ trợ triển khai thực
hiện các dự án FDI ở thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2008-2011, từ đó đưa ra
những kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường công tác hỗ trợ triển khai thực hiện
các dự án đầu tư FDI vào Hải Phòng
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để hoàn thành mục đích nghiên cứu cuối cùng nêu trên, chuyên đề phải
thực hiện được những nhiệm vụ quan trọng sau:
Chương 1 cần trả lời dược các câu hỏi sau:
- Tình hình triển khai thực hiện các dự án FDI của Hải Phòng giai đoạn
2008-2011 diễn ra như thế nào?
- Hiệu quả đóng góp của các dự án FDI đối với kinh tế xã hội nói chung
cũng như đóng góp ngân sách nhà nước ra sao
- Vai trò của của hoạt động triển khai thực hiện của dự án FDI đối với việc
phát triển nền kinh tế- xã hội Hải Phòng
- Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các dự án có vốn đầu
tư FDI của Hải Phòng giai đoạn 2008-2011
SVTH: Lương Thị Trà Giang
2
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
Chương 2 cần trả lời được các câu hỏi sau:
- Thực trạng hỗ trợ triển khai các dự án FDI của UBND thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2008 – 2011 diễn ra như thế nào
- Những ưu điểm và hạn chế trong triển khai thực hiện các dự án FDI tại
Hải Phòng giai đoạn 2008 – 2011 là gì?
- Nguyên nhân của những hạn chế trong việc triển khai, thực hiện đó?
Chương 3 cần trả lời được các câu hỏi sau:

- Định hướng triển khai thực hiện dự án đầu tư nước ngoài FDI vào Hải
Phòng trong giai đoạn 2015
- Cơ hội và thách thức đối với việc triển khai thực hiên các dự án FDI tại
Hải Phòng
- Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy triển khai thực hiện dự án FDI ở
Hải Phòng đến 2015
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài nghiên cứu là hoạt động hỗ trợ triển khai thực hiện các
dự án FDI tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2008-2011 trên giác độ quản
lí nhà nước của UBND thành phố Hải Phòng
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Không gian: Chuyên đề nghiên cứu tình hình hỗ trợ triển khai thực hiện
các dự án FDI trên toàn bộ địa bàn tỉnh Hải Phòng
- Thời gian:
- Chuyên đề sử dụng số liệu từ năm 2008 đến 2011
- Định hướng và giải pháp: Đến năm 2015
4. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng, hình vẽ và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tầm quan trọng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
triển khai thực hiện các dự án FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2008-2011
Chương 2: Thực trạng hỗ trợ triển khai các dự án FDI của UBND
thành phố Hải phòng trong giai đoạn 2008-2011
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường hỗ trợ
triển khai thực hiện các dự án FDI tại Hải Phòng đến năm 2015
SVTH: Lương Thị Trà Giang
3
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
CHƯƠNG 1

TẦM QUAN TRỌNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN FDI
TẠI HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2008-2011
Mục tiêu của chương 1 là nêu được tầm quan trọng của hoạt động triển
khai thực hiện các dự án FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2008 – 2011 và phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện các dự án FDI ở Hải
Phòng để nhận định những tác động thuận lợi và bất lợi của các nhân tố đó đối
với việc triển khai các dự án FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2008 – 2011.
Nhiệm vụ của chương 1 là phải trả lời được các câu hỏi: (1) Tầm quan
trọng của hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI tại Hải Phòng giai
đoạn 2008 – 2011 là gì?(2) Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai
thực hiện các dự án FDI tại Hải Phòng là gì? (3) Nhân tố nào có tác động
thuận lợi, nhân tố nào có tác động bất lợi và mức độ tác động đến việc triển
khai các dự án FDI vào thành phố Hải Phòng như thế nào?
Kết cấu của chương 1 gồm 3 phần chính: (1.1) Tầm quan trọng của hoạt
động triển khai các dự án FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2008 – 2011. (1.2)Các
nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án FDI ở Hải Phòng giai đoạn
2008 – 2011
1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN CÁC DỰ ÁN FDI TẠI HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2008 – 2011
Các hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI tại Hải Phòng giai đoạn
2008-2011 có đóng góp vai trò rất đang kể trong việc thúc đẩy nền kinh tế,
những lợi ích thu được từ các dự án FDI triển khai đúng tiến độ, những bất lợi
khi dự án FDI triển khai chậm. Qua việc phân tích lợi ích cũng như bất lợi thu
được của hoạt động triển khai các dự án FDI để thấy được tầm quan trọng của
việc tăng cường triển khai các dự án FDI trong thời gian tới.
1.1.1. Lợi ích thu được từ các dự án FDI triển khai đúng tiến độ
1.1.1.1.Tạo công ăn việc làm, nâng cao trình độ cho người lao động
Giai đoạn triển khai các dự án FDI thì doanh nghiệp phải cần một lượng
lớn lao động để phục vụ cho quá trình. Mặc dù tỷ lệ lao động giai đoạn này

không cao song nó vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo việc làm.
SVTH: Lương Thị Trà Giang
4
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
Ngoài ra nó góp phần tích cực giúp cải thiện chất lượng và kỹ năng lao động nội
địa.Theo như Báo cáo do UNIDO tiến hành trên cơ sở hợp tác với Cục Đầu tư
nước ngoài (FIA), Bộ Kế hoạch đầu tư (MPI), Phòng thương mại công nghiệp
Việt Nam (VCCI) và Tổng Cục thống kê (GSO). Báo cáo được viết dựa vào kết
quả khảo sát trong hơn 4 tháng từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011 từ 1.495
doanh nghiệp (gồm những doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài trong lĩnh vực chế biến chế tạo, xây dựng và dịch vụ công ích) tại
9 tỉnh thành phố của Việt Nam trong đó có Hải Phòng số lượng sử dụng lao
động ngày càng tăng theo các năm
Bảng 1.1. Số lượng lao động trong giai đoạn triển khai tại thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2008-2011
Đơn vị: Người
Năm
Tổng số lao
động
Số lao động Việt Nam Số lao động nước ngoài
2008 12.572 12.252 320
2009 14.483 14.369 114
2010 18.270 18.130 140
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nhìn vào Bảng 1.1. ta có thể nhận thấy rằng : Tổng số lao động trong giai
đoạn triển khai FDI từ năm 2008- 2010 có xu hương tăng, năm 2008 thì tổng lao
động là 12.572 người, đến năm 2009 thì tăng lên 14.483 người, năm 2009 là
18.270 người. Bên cạnh đó thì số lượng lao động Việt Nam ngày càng tăng theo
các năm điều đó chứng tỏ rằng tay nghề của lao động Việt Nam ngày càng tăng
do đó các doanh nghiệp FDI ngày càng sử dụng càng nhiều lao động Việt Nam

hơn, mặt khác việc sử dụng lao động của Việt Nam sẽ có giá rẻ hơn là việc sử
dụng lao động từ nước ngoài, số lao động Việt Nam năm 2008 là 12.252 người,
đến năm 2009 là 14.369, và đến năm 2010 tăng lên 18.130 người. trong khi đó
số lao động của nước ngoài lại có xu hướng giảm xuống, năm 2008 là 320
người, năm 2009 là 114 người và đến năm 2010 là 140 người.
Trung bình mỗi năm có khoảng 45 dự án đang trong quá trình triển khai
thực hiện, mỗi dự án như vậy cần khoảng từ 200-300 người tham gia. Tạo công
ăn việc làm cho người lao động chiếm từ 2%-3% trong hơn 1 triệu lao động của
SVTH: Lương Thị Trà Giang
5
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
thành phố Hải Phòng. Nhìn chung trong giai đoạn triển khai FDI thì tỷ lệ lao
động có chất lượng không nhiều do một phần là khó khăn về mặt hành chính,
chính sách địa phương cũng như sự am hiểu về luật pháp chưa yêu cầu trình độ
cao như đối với giai đoạn vận hành
Thông qua làm việc cho các doanh nghiệp FDI ở giai đoạn triển khai, các
cán bộ, công nhân Việt Nam có điều kiện được tiếp cận, học hỏi kỹ thuật mới,
công nghệ mới, cách thực điều hành và quản lý triển khai của các doanh nghiệp
FDI. Với những kinh nghiệm tích lũy được cho các doanh nghiệp FDI ở giai
đoạn này sẽ trở thành nguồn lực đáng quý phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH
của thành phố. Khu vực FDI đang ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong
việc tạo việc làm và nâng cao trình độ lao động cho Hải Phòng nhưng điều quan
trọng là thành phố phải có những biện pháp tích cực để tăng cường triển khai
các dự án FDI.
1.1.1.2.Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Từ năm 2008 – 2011, Hải Phòng có nhiều những chuyển dịch cơ cấu kinh
tế đáng khích lệ, dòng vốn chảy nhiều vào ngành công nghiệp tạo điều kiện công
nghiệp hóa hiện đại hóa. Tiếp theo nữa là ngành dịch vụ du lịch và giải trí được
quan tâm nhiều: dự án sân golf quốc tế Đồ Sơn, dự án đảo Hoa Phượng (Hòn
Dáu). Xu hướng hiện nay là phải mở rộng cơ cấu dịch vụ và công nghiệp, thu

hẹp cơ cấu nông nghiệp nhưng không làm giảm mức độ đóng góp GDP của các
ngành. Tỷ trọng đóng góp GDP hiện tại ở Hải Phòng với ngành công nghiệp là
37%, ngành dịch vụ chiếm 53%, còn lại là ngành nông nghiệp.
Năm 2011, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 11,03% (gấp 1,8 lần so với
bình quân chung của cả nước), cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực (nông lâm
thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chiếm tương ứng 9,38%, 37,04% và
53,13%). Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố cả năm đạt 2,3 tỷ
USD; thu hút trên 4,2 triệu lượt khách du lịch; sản lượng hàng hóa thông qua
cảng đạt 43,55 triệu tấn; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 35.000 tỷ đồng,
tăng 10,7% so với năm trước.
Đặc biệt, năm 2011 là năm rất thành công trong thu hút vốn FDI, với tổng
vốn thu hút đạt 960 triệu USD (có 30 dự án cấp mới và 30 lượt dự án điều chỉnh
tăng vốn), gấp 7 lần so với năm 2010, đạt 192,2% kế hoạch năm. Hải Phòng
được đánh giá là điểm sáng về thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực công nghệ
cao, đóng góp vào sự tăng trưởng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả
nước. Về đầu tư trong nước, có 23 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và 38
SVTH: Lương Thị Trà Giang
6
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
dự án đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký trên 3.500 tỷ đồng.
1.1.1. Những bất lợi khi dự án FDI triển khai chậm
1.1.1.1.Gây lãng phí diện tích đất đã được giải tỏa
Sau thời kì chạy đua thu hút vốn đầu tư vào các dự án đầu tư Khu công
nghiệp nhằm thực hiện chủ trương của Nhà nước, Hải Phòng đang phải tiến
hành rà soát và rút Giấy phép đầu tư những dự án chậm triển khai nhiều năm.
Nhiều dự án có vốn đăng kí cả trăm triệu USD cũng trong diện bị thu hồi Giấy
phép vì chủ đầu tư không có khả năng tài chính.
Ví dụ như tại Khu đô thị Hồ Sen, Cầu Rào, Hải Phòng đã có đến 17 dự án
bị cơ quan chức năng đề nghị thu hồi do chậm triển khai hoặc không thực hiện
đúng quy hoạch. 9 dự án có chứng chỉ quy hoạch, 1 dự án có thông báo khảo sát

và 7 dự án chỉ có chủ trương của thành phố. Dự án của Công ty TNHH World
Top Việt Nam (liên doanh với Hàn Quốc), Công ty Phát triển Khu công nghiệp
sân Golf Đồ Sơn (liên doanh với Califonia Investment Group Ltd - British
Virgin Islands), Công ty Liên doanh TNHH May mặc Ngọc Sơn (Hồng Kông),
Công ty May - Phụ liệu may Tân Hải (Trung Quốc), Công ty Liên doanh TNHH
May mặc Kwong Hai (Hồng Kông)
Điều đó tạo nên gây lãng phí rẩt với diện tích đất được quy hoạch phục vụ
cho quá trình triển khai FDI hệ lụy là người dân phải gánh chịu do những đại dự
án quy hoạch treo nhiều năm trời. Gây lãng phí nguồn tài nguyên đất và thất thu
Ngân sách
1.1.2.2. Mất cơ hội cho những nhà đầu tư có năng lực
Công trình chậm tiến độ không chỉ ảnh hưởng đến quá trình triển khai dự
án mà còn tác động đến giai đoạn vận hành sau này. Việc những dự án FDI có
vốn đăng ký lớn nhưng chậm hoặc không triển khai như vừa qua đã gây ảnh
hưởng tới môi trường đầu tư
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính từ
đầu năm 2010 đến ngày 20/12/2010, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng
ký đạt 18,58 tỷ đô la Mỹ, trong đó vốn đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh bất
động sản đạt 6,832 tỷ đô la Mỹ (chiếm 36,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng
ký mới của cả nước).
Như vậy, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới thì kết
quả đăng ký vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2010 như đã nêu là con số
đáng khích lệ, chứng tỏ môi trường đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại Việt
Nam vẫn có sự hấp dẫn và thu hút sự quan tâm đối với các nhà đầu tư nước
SVTH: Lương Thị Trà Giang
7
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
ngoài.
Tuy nhiên, theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần
Nam, một số dự án FDI có vốn đăng ký lớn nhưng chậm triển khai hoặc không

triển khai buộc các địa phương đã đình chỉ giấy phép đầu tư song không có chế
tài xử lý. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng tới môi trường đầu tư cũng như tại
khu vực dự kiến phát triển dự án. Bên cạnh đó, việc huy động vốn của các nhà
đầu tư nước ngoài cũng được áp dụng như với các doanh nghiệp trong nước như
pháp luật hiện hành quy định là chưa phù hợp, dẫn đến các nhà đầu tư nước
ngoài không mang đủ số vốn đã đăng ký vào đầu tư mà phần vốn này thực chất
được huy động từ khách hàng và đối tác trong nước.
Một ví dụ có thể thấy là từ 2001 tới nay, UBND TP Hải Phòng đã giao đất
cho khoảng 700 dự án. Trong đó có 20 dự án FDI lớn đầu tư vào lĩnh vực bất
động sản với số vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Đáng nói cho tới thời điểm này, nhiều
dự án diện tích đều rất lớn nhưng triển khai chậm, thậm chí "giẫm chân tại chỗ"
cả chục năm ròng mặc dù đã được chính quyền miễn giảm 100% tiền sử dụng
đất. Điển hình là dự án khu đô thị "Our city" của Công ty TNHH Hiệp Phong
trên đường Phạm Văn Đồng dẫn ra khu du lịch Đồ Sơn. Dự án này có diện tích
43,46ha, vốn đầu tư giai đoạn 1 là 85 triệu USD. Thời gian đầu mới được cấp
giấy phép, nhà đầu tư ráo riết hối thúc giải phóng mặt bằng thật nhanh để thi
công.
Cả bộ máy chính quyền địa phương đã phải vào cuộc đôn đốc, vận động
dân bàn giao đất. Tháng 5/2008, dự án chính thức được khởi công. Nhà đầu tư
cam kết đến hết năm 2009 sẽ hoàn thành giai đoạn 1 bao gồm 80.000m 2 sàn
xây dựng, trong đó có 10.000m 2 căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại, câu
lạc bộ đa năng, biệt thự sẽ hoàn thành vào năm 2013. Tuy nhiên, sau lễ khởi
công cũng là lúc dự án "đắp chiếu". Cũng trên đường Phạm Văn Đồng, dự án
Trung tâm thương mại của Công ty TNHH Đông Thăng, vốn đầu tư 26 triệu
USD, được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 8/2008.
Với cam kết, sau khi đi vào hoạt động, mức đầu tư sẽ lên đến 200 triệu
USD (chủ yếu là giá trị hàng hóa). Dự kiến, được khởi công quý IV-2008, đi vào
hoạt động năm 2010. Nhưng sau khi nhận được giấy chứng nhận đầu tư, dự
án… "bất động" luôn cho đến nay. Và "kỷ lục" nhất là dự án Khu vui chơi giải
trí Đồ Sơn 40ha, kéo dài từ phường Tân Thành (quận Dương Kinh) qua phường

Ngọc Hải (quận Đồ Sơn) có thời gian "ngủ" đến nay tới hơn chục năm. Khu đất
này vốn là đầm thủy sản được giao cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
SVTH: Lương Thị Trà Giang
8
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
Nam (VCCI) làm khu vui chơi giải trí.
Sau đó, cho điều chỉnh thành dự án nhà ở, qua hai lần chuyển nhượng
"hoành tráng" là thế nhưng đến giờ nó vẫn đang bị bỏ hoang, cỏ mọc ngập đầu
người. Tương tự ở vị trí kế bên là dự án Khu công nghiệp Đồ Sơn (quận Đồ
Sơn) hiện chỉ có một phần diện tích được sử dụng, còn lại vẫn là bãi cát khổng
lồ bỏ trống như khu chung cư cao cấp Cozy Vyll. Hay như dự án Trung tâm
thương mại của Công ty Thương mại Đầu tư và Phát triển đô thị vẫn đang triển
khai cầm chừng. 2 dự án khác là Trung tâm thương mại đa chức năng Hải Phòng
Plaza (Công ty cổ phần Thương mại Hải Phòng Plaza) và Trung tâm thương mại
dịch vụ và khách sạn cao cấp chưa có hạng mục nào được xây dựng.
Chính điều đó đã tạo nên tình trạng chung là những nhà đầu tư có năng lực
muốn đầu tư vào hải Phòng không có cơ hội, trong khi đó những nhà đầu tư kém
thì lãng phí tài nguyên, mất cơ hội cho những nhà đầu tư có năng lực thật sự
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
CÁC DỰ ÁN FDI TẠI HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2008 – 2011
Mục tiêu nghiên cứu của mục này là hệ thống được những nhân tố ảnh
hưởng cùng với những tác động của chúng đến triển khai thực hiện các dự án
FDI tại Hải Phòng trong thời gian từ năm 2008 tới năm 2011.
Chuyên đề sẽ tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thực hiện các dự
án FDI tại Hải Phòng theo hai hướng là các nhân tố bên ngoài Hải Phòng và các
nhân tố bên trong của Hải Phòng. Từ việc phân tích cơ chế tác động của các nhân tố
khi có chiều hướng thay đổi, chuyên đề sẽ rút ra kết luận các nhân tố đó đã tác động
theo hướng thuận lợi hay bất lợi tới thực hiện triển khai các dự án FDI vào thành phố
Hải Phòng, để nhận xét về việc tận dụng hiệu quả những điều kiện thuận lợi, và hạn
chế những bất lợi ảnh hưởng tới thực hiện triển khai các dự án FDI tại Hải Phòng

giai đoạn 2008 – 2011. Đồng thời thấy được sự ảnh hưởng lớn của các nhân tố bên
trong tới việc hỗ trợ các dự án FDI triển khai tại Hải Phòng
1.2.1. Các nhân tố bên ngoài Hải Phòng giai đoạn 2008-2011
1.2.1.1. Những biến động trong nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 2008-2011
• Kinh tế thế giới
- Khủng hoảng kinh tế thế giới năm cuối năm 2007 đầu năm 2008
Bắt đầu xảy ra từ Mỹ dẫn đến việc ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia trên
thế giới, đặc biệt là các trung tâm tài chính và các công ty tập đoàn đa quốc gia
lớn, bởi vậy mà nền kinh tế thế giới và của riêng từng nước bị suy thoái trầm
trọng. Hệ lụy nghiêm trọng nhất là hàng loạt các công ty lớn trên thế giới phá
SVTH: Lương Thị Trà Giang
9
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
sản hoặc gặp khó khăn về tài chính do sự thay đổi của lãi suất, sự mất cân bằng
về cán cân thanh toán cùng những hỗn loạn của tỷ giá những đồng tiền mạnh
nên các doanh nghiệp hạn chế bỏ vốn đầu tư vào các quốc gia khác. cuộc khủng
hoảng tài chính đã không chỉ dừng lại ở Mỹ mà đã lan sang các nước phát triển
khác, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia có đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam. Các nước châu Á, nơi chiếm tới 80% dòng vốn đầu tư vào
Việt Nam, cũng đang chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng. Việc huy động
vốn trên thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn.
Khủng hoảng tài chính ở Mỹ hiện nay cũng có những tác động nhất định đến thị
trường tài chính - tiền tệ Việt Nam, vì kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn chiếm 30%
tổng sản lượng, chu chuyển vốn thị trường thế giới nhất là hiện nay trong điều
kiện tất cả các quốc gia đều đã hội nhập điều này sẽ ảnh hưởng bất lợi đến Việt
Nam đồng thời sẽ tạo nên bất lợi rất lơn đến tình hình thu hút cũng như triển
khai FDI tại Việt Nam nói chung cũng như Hải Phòng nói riêng
- Cuối năm 2009 một số ít các dự án FDI đã được cấp phép tại Việt Nam
bị ảnh hưởng bởi nguồn vốn từ công ty mẹ. Hoặc là bị rót vốn chậm hoặc là bị
giảm bớt vốn cam kết ban đầu. Sau khoảng thời gian tạm ngưng triển khai ấy

các dự án đã bắt đầu khởi động trở lại nhưng chắc chắn bị rơi vào tình trạng
không đi kịp tiến độ dự án và nhiều dự án bị cảnh cáo, và nặng nhất là bị rút
GCNĐT điều này gây bất lợi đối với tình hinh triển khai FDI của Việt Nam nói
riêng cũng như đôi với thành phố Hải Phòng nói riêng
- Đầu năm 2010 nhiều dự án FDI trong lĩnh vực bất động sản được tích cực
triển khai, do thị trường bất động sản của Việt Nam vẫn hứa hẹn đầy tiềm năng
khai thác. Nhờ nguồn vốn FDI thực hiện đạt cao mà cán cân vốn thặng dư khá
lớn, do đó cán cân thanh toán tổng thể được cải thiện hơn, góp phần ổn định
kinh tế vĩ mô điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các
dự án FDI
- Năm 2011 đến nay, nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi trở lại, các
doanh nghiệp bắt đầu tìm kiếm các môi trường đầu tư hấp dẫn, những quốc gia
có những ưu đãi cho một số ngành nghề trọng điểm, chính sách thông thoáng và
tạo điều kiện cho nhà ĐTNN, trong đó có Việt Nam mà đặc biệt là tại thành phố
cảng Hải Phòng có thể đáp ứng được điều kiện trên tạo điều kiện thuận lợi cho
việc triển khai các dự án FDI vào Việt Nam nói chung cũng như đối với Hải
Phòng nói riêng
• Kinh tế trong nước
- Năm 2007: Việt Nam gia nhập WTO, tuân theo quy luật cũng cho những
SVTH: Lương Thị Trà Giang
10
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
điều kiện của tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam bắt đầu hội nhập và mở
cửa thị trường, đón nhận nhiều nhà ĐTNN hơn hơn bởi vậy mà sẽ thu hút nhiều
vốn FDI số vốn đăng kí từ năm 2007 tăng rất nhanh, và nhanh chóng trở thành
điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN tạo điều kiện thuận lợi cho việc
triển khai thực hiện các dự án FDI
- Năm 2008 vốn đăng ký dự án FDI lên tới 59,3 tỷ USD gấp 6 lần số vốn
đăng ký năm 2007, hầu hết là các dự án liên quan đến bất động sản, xây dựng
các khu công nghiệp, khu chế xuất, cùng các dự án liên quan đến ngành công

nghiệp nặng. Năm 2008 cũng có thể được coi là năm có nhiều biến động nhất vì
tạo ra khá nhiều các xu hướng đầu tư vào Việt Nam nói chung và vào Hải Phòng
nói riêng tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dựa án FDI
- Năm 2009-2010: Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới. Sản xuất nội địa bị đình trệ, nhiều đơn đặt hàng, hợp đồng XNK
bị hủy, các doanh nghiệp FDI phải thu hẹp sản xuất dẫn đến khối lượng trao đổi
thương mại quốc tế sụt giảm làm cho hoạt động XNK giảm mạnh. Điều này đã
ảnh hưởng bất lợi đối với việc thu hút FDI việc triển khai FDI cũng sẽ gặp khó
khăn
- Năm 2011, lạm phát ở nước ta tăng cao kéo theo đó là giá cả các loại mặt
hàng đồng loạt tăng mạnh. Cùng với đó là giá xăng dầu trong nước luôn ở mức
cao và tỷ giá giữa VNĐ/USD liên tục tăng đã ảnh hưởng bất lợi đến chi phí hoạt
động, thực hiện các dự án FDI tăng cao, đặc biệt là các dự án liên quan đến xây
dựng, sử dụng nhiều đến nguyên nhiên vật liệu như các dự án của công nghiệp
nặng, bất động sản
1.2.1.2. Môi trường chính trị của Việt Nam và thế giới giai đoạn 2008-2011
Môi trường chính trị trong nước giai đoạn 2007 đến năm 2011 nhìn chung
là ổn định. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tình hình chính trị - xã hội
ở nước ta trong giai đoạn này luôn diễn ra tốt đẹp, yên ổn. Ở Hà Nội và ở một số
tỉnh có cộng đồng công giáo lớn có diễn ra một vài xung đột nhỏ giữa giáo phái
với chính quyền đại phương, hay có sự chống đối của một số phần tử phản động
từ nước ngoài nhưng không gây ra bất ổn xã hội và đã nhanh chóng được giải
quyết nhờ sự can thiệp kịp thời và đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng sự quả
cảm quyết liệt của phía công an, và bộ đội. Với việc môi trường chính trị - xã
hội của Việt Nam trong giai đoạn này ổn định như vậy đã tạo điều kiện thuận
lợi cho đầu tư của các nhà ĐTNN, họ không phải lo lắng về những tình huống
rất manh nha của các cuộc chống đổi như đốt phá nhà xưởng, đình công, làm
giảm tiến độ dự án như tại một số nước trên thế giới như các nước vùng Trung
SVTH: Lương Thị Trà Giang
11

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
Đông hay như tại một nước có môi trường đầu tư rất hấp dẫn nhưng lại có sự bất
ổn định về mặt chính trị như Thái Lan
- Tuy nhiên cũng trong giai đoạn 2007-năm 2011 này, tình hình chính trị
thế giới diễn ra hết sức phức tạp, đặc biệt là ở trong một số quốc gia là đối tác
quen thuộc của Việt Nam, nên vấn đề này có thể coi là bất lợi đối với phía Việt
Nam trong việc thu hút FDI cũng như đối với việc triển khai các dự án FDI
1.2.2. Các nhân tố bên trong của Hải Phòng giai đoạn 2008-2011
1.2.2.1.Các cơ chế, chính sách của thành phố Hải Phòng trong việc hỗ
trợ triển khai thực hiện các dự án FDI
Cơ chế một cửa đã và đang được triển khai sâu rộng tới tất cả các cấp
ngành và áp dụng cho tất cả các đối tượng tạo sự đơn giản hóa trong thủ tục
hành chính, giải quyết các vấn đề trên giấy tờ của các doanh nghiệp được nhanh
chóng hơn, là điều kiện thuận lợi để rút ngắn thời gian triển khai các dự án FDI,
đảm bảo triển khai đúng tiến độ.
Chính sách minh bạch hóa thông qua việc xây dựng website điện tử của
thành phố Hải Phòng, của Sở Kế hoạch Đầu tư và nhiều website riêng của các
quận, huyện. Thông qua các trang này, các thông tin về tình hình triển khai các
dự án, tiến độ thực hiện, việc giám sát thực hiện dự án hay những bất cập phát
sinh trong quá trình triển khai đều được cập nhật một cách đầy đủ. Qua đó,
chính những người dân cũng có thể tham gia vào việc kiểm soát hoạt động của
các dự án FDI trên địa bàn thành phố. Website này cũng đăng tải đầy đủ chức
năng, nhiệm vụ của các phòng, ban giúp các nhà ĐTNN xác định rõ các công
việc cần tiến hành trong từng giai đoạn để nhanh chóng đưa dự án vào vận hành,
khai thác.
Các quy định về thuê đất, thuê mặt nước để thực hiện dự án đầu tư đều
được xây dựng thành văn bản rõ ràng gửi đến các cấp, ngành địa phương để áp
dụng và thực hiện cho đúng. Khung giá này do thành phố đưa ra, tuân thủ các
quy định của luật pháp và dựa trên thực tế giá thị trường phân theo loại đất, địa
bàn thuê đất, đặc tính khai thác sử dụng đất cho dự án của doanh nghiệp FDI.

Việc minh bạch hóa các chính sách về đất tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong
việc giải phóng mặt bằng, đền bù thỏa đáng cho người dân bị thu hồi đất phục
vụ dự án.
1.2.2.2.Thái độ của các nhà lãnh đạo Hải Phòng đối với việc triển khai
thực hiện các dự án FDI
SVTH: Lương Thị Trà Giang
12
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
Để dự án được triển khai một cách thuận lợi thì các nhà đầu tư và các nhà
lãnh đạo phải có thái độ hợp tác một cách tích cực nhất. Đa phần các cán bộ lãnh
đạo tại phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng là những
người liên quan trực tiếp đến hoạt động triển khai các dự án FDI tại Hải Phòng
đều là những nhà lãnh đạo trẻ, nhiệt huyết với công việc luôn sẵn sàng giúp đỡ
các doanh nghiệp khi dự án gặp vướng mắc. Phòng Pháp chế và Giám sát đầu tư
có một bộ phận trực đường dây nóng, luôn sẵn sàng nhận tất cả những phản hồi
từ phía nhà đầu tư, những kiến nghị, yêu sách của các nhà đầu tư trong việc hỗ
trợ triển khai để tổng hợp, xem xét, đánh giá, và sẵn sàng có mặt khi nhà ĐTNN
cần. Thêm nữa, điện thoại cá nhân của các cán bộ quản lý cũng được sử dụng
trong việc hỗ trợ các nhà ĐTNN trong thái độ hòa đồng, cởi mở. điều này tạo
điều kiện thuận lợi đối với việc triển khai thực hiện các dự án FDI tại thành phố
Hải Phòng
Nhưng bên cạnh những thành quả tốt đẹp trong việc nỗ lực cải cách hệ
thống nhân sự thành phố thì hiện tại Hải Phòng vẫn còn tồn tại bộ phận rất nhỏ
hệ thống quan liêu, hách dịch, làm giá với các nhà đầu tư, yêu cầu các nhà đầu
tư phải bỏ ra những khoản chi phí bôi trơn để hỗ trợ doanh nghiệp trong triển
khai dự án FDI, nếu doanh nghiệp FDI không hiểu những vấn đề này dễ dẫn tới
sự trì trệ không đáng có, không rõ nguyên nhân. Những khoản chi phí bôi trơn
này là những điều mà các doanh nghiệp FDI ngán nhất khi đưa ra quyết định bỏ
vốn đầu tư cũng như tiếp tục bỏ vốn đầu tư điều nay gây bất lợi đối với các dự
án FDI đang muốn triển khai thai thực hiện của các nhà đầu tư

1.2.2.3.Nguồn lực nhân công có trình độ của Hải Phòng
Theo thống kê sơ bộ của tổng cục thống kê thì dân số tự nhiên của Hải Phòng
tính đến năm 2011 là 1857,8 nghìn người chiếm 2,1% dân số cả nước, mật độ dân
số toàn thành phố là 1232,3 người/km
2
. Trong đó có 858,8 nghìn người thành thị,
1062,7 nghìn người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ số lao động đã qua đào tạo là
60% thông qua hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và nghề trên địa
bàn Hải Phòng. Bên cạnh đó, Hải Phòng còn tiếp nhận hơn 10.000 lao động nhập
cư từ các địa phương khác làm gia tăng tổng số lao động.
Nguồn nhân lực ở Hải Phòng dồi dào và đa dạng cùng lực lượng lao động
nhập cư lớn từ các địa phương khác, giúp gia tăng cơ hội lựa chọn đối tượng lao
động phù hợp nhất với việc triển khai các dự án FDI. Chất lượng đào tạo nhân
lực của Hải Phòng cũng tăng đáng kể sau những nỗ lực cải cách và đầu tư cho
giáo dục và đào tạo của thành phố, đặc biệt phải kể đến khả năng ngoại ngữ
được nâng cao hơn, điều mà trước đây là một trong những hạn chế đối với triển
SVTH: Lương Thị Trà Giang
13
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
khai các dự án FDI. Điều này làm giảm đáng kể rủi ro của các dự án FDI. Có
một nhân tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai các dự án FDI tại Hải Phòng
chính là sự am hiểu luật pháp, đặc biệt là am hiểu về khung pháp lý và chính
sách đầu tư của Hải Phòng thực sự còn rất yếu kém tác động bất lợi tới tiến độ
triển khai của các dự án FDI.
Tóm lại, chương 1 đã trình bày vai trò của các việc triển khai các dự án
FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2008 – 2011 để thấy được vì sao phải tăng cường
hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI, đồng thời phân tích các nhân tố
tác động đến triển khai thực hiện các dự án FDI tại Hải Phòng để có những giải
pháp phù hợp với từng nhân tố và chiều hướng tác động. Từ đó, sang chương 2,
chuyên đề sẽ tập trung nghiên cứu và đánh giá thực trạng triển khai các dự án

FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2008-2011
SVTH: Lương Thị Trà Giang
14
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỖ TRỢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC DỰ
ÁN FDI CỦA UBND TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2008 – 2011
Mục tiêu của chương 2 phải làm rõ thực trạng triển khai thực hiện các dự
án FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2008 – 2011, từ đó đưa ra các nhận xét, đánh
giá dựa trên những ưu điểm và những tồn tại trong quá trình triển khai các dự
án FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2008 – 2011 để thấy được những ưu điểm,
những mặt tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó làm cơ sở cho những đề
xuất định hướng và giải pháp ở chương 3.
Nhiệm vụ của chương 2 là phải làm rõ được những câu hỏi (1) Thực
trạng triển khai các dự án ở Hải Phòng diễn ra như thế nào? (2) Những ưu
điểm và những mặt còn hạn chế của triển khai các dự án FDI tại Hải Phòng
giai đoạn 2008 – 2011 như thế nào? (3)Nguyên nhân của những hạn chế trong
quá trình triển khai các dự án FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2008 -2011 là gì?
Kết cấu của chương 2 gồm 3 phần chính: (2.1) Thực trạng triển khai thực
hiện các dự án ở Hải Phòng giai đoạn 2008 – 2011. (2.2) Thực trạng thực hiện
các công việc hỗ trợ trong giai đoạn triển khai thực hiện các dự án FDI ở Hải
Phòng giai đoạn 2008-2011. (2.3) Các chỉ tiêu phản ánh đánh hoạt động triển
khai thực hiện các dự án FDI tại Hải Phòng. (2.4) Đánh giá thực trạng hoạt
động triển khai thực hiện các dự án FDI tại Hải Phòng
2.1. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN FDI TẠI HẢI
PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2011
Mục tiêu của mục 2.1 là cung cấp cho người đọc những số liệu cụ thể,
được cập nhật trong giai đoạn 2008- 2011 về thực trạng triển khai thực hiên
các dự án FDI tại thành phố Hải Phòng. Nhiệm vụ của mục là giúp người đọc
trả lời các câu hỏi sau. (1) Cơ cấu các dự án triển khai theo hướng các nhà dâu

tư trong giai đoạn 2008-2011 như thế nào ?. (2)Số lượng các dự án được triển
khai trong giai đoạn 2008-2011 như thế nào?.(3) Tình hình triển khai thực hiện
các dự án FDI trong giai đoạn 2008-2011 ra sao
2.1.1. Tình hình triển khai thực hiện các dự án Fdi tại Hải Phòng trong
giai đoạn 2008-2011
Thực chất triển khai dự án FDI bao gồm 2 loại công việc là công việc mang
tính chất thủ tục hành chính và các hoạt động thực hiện đầu tư. Trong 2 loại
SVTH: Lương Thị Trà Giang
15
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
công việc này thì các nhà đầu tư thường gặp khó khăn trong vấn đề hành chính.
Vấn đề hành chính phải được thực hiện trước vì muốn thực hiện các công việc
tiếp theo thì chủ đầu tư phải được các cơ quan có thẩm quyền cho phép. Thực
trạng Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng đó là vẫn tác động làm chậm
trễ triển khai dự án FDI do thủ tục vẫn còn khá rườm rà và mất thời gian.
Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 20011đã có khoảng 8867dự
án đầu tư trực tiếp nước nước ngoài (FDI) được cấp phép đăng ký đầu tư
trựctiếp nước ngoài (FDI) đựợc cấp giấy phép đăng ký đầu tư tại Việt Nam với
tổng sốvốn đăng ký 142401.9 triệu USD. Trong đó tổng số vốn được thực hiện
là 29394.9triệu USD chiếm 20.64% tổng số vốn đăng kí
Trong đó tại Hải Phòng Tính đến hết tháng 9/2011, Hải Phòng có 312 dự
án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 4,85 tỷ USD, trong đó 231 dự án đang
triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 75,9%, 30 dự án đang trong quá
trình triển khai và xây dựng cơ bản hoặc vừa được cấp phép chiếm 7,6%, 14 dự
án đang trong quá trình thanh lý chiếm 4,3%, 11 dự án không triển khai chiếm
3,6%, 12 dự án chậm triển khai chiếm 3,9%, 4 dự án xin tạm ngừng hoạt động
chiếm 1,3%, và 10 dự án đã triển khai sản xuất nhưng gặp nhiều khó khăn đang
trong tình trạng ngừng hoạt động chiếm 3,3%.
- Vốn đầu tư thực hiện lũy kế đến 30/6/2011 ước đạt 2.473,25 triệu đô la
Mỹ, tính riêng quý II năm 2011 ước đạt 41,5 triệu đô la Mỹ, tăng gấp 1,7 lần so

với quý I năm 2011 vàbằng 97,12% so với quý II năm 2010.
Tổngvốn đầu tư thực hiện 6 tháng đầu năm ước đạt 84,23 triệu đô la Mỹ,
tăng 12,77%so với cùng kỳ năm 2010.
Tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư dối với các dự án FDI tại Hải Phòng
giai đoạn 2008 – 2011: Trong 4 năm xây dựng và phát triển thành phố Hải
Phòng từ năm 2008 đến đết tháng 10/2011, thành phố đã cấp mới 106 dự án FDI
với số vốn đăng ký khoảng 1.317 triệu USD, số dự án đăng ký tăng vốn là 80 dự
án với số vốn tăng thêm khoảng 1.117 triệu USD. Như vậy tổng số vốn đăng ký
mới và tăng thêm là 2.434 triệu USD
SVTH: Lương Thị Trà Giang
16
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
Bảng 2.1: Dự án FDI cấp mới và tăng vốn đầu tư tại Hải Phòng giai
đoạn 2008 - 2011
Năm 2008 2009 2010 2011 Tổng
Số dự án cấp mới 46 15 20 25 106
Số vốn đăng ký (triệu
USD)
915,484 38,005 73,983 289,040 1.316,512
Số dự án tăng vốn đầu

28 8 23 21 80
Số vốn tăng thêm (triệu
USD)
699,971 76,000 72,619 268,578 1.117,168
Tổng số dự án đk mới +
tăng thêm
74 23 43 46 186
Tổng vốn đk mới +
tăng thêm (triệu USD)

1.615,455 114,005 146,602 557,618 2.433,680
(Nguồn: cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư)
Nhìn vào Bảng 2.1. ta thấy Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm
tạo chuyển biến mới trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN), trong
năm qua, môi trường đầu tư của nước ta đã tiếp tục được cải thiện.Tiếp theo đà
tăng trưởng cao liên tục của các năm 2008, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam tiếp
tục tăng cao trong năm 2008-2011. Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước
ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn ĐTNN đăng ký trong năm 2008 đạt
915,484 triệu USD, năm 2009 là 38,005 triệu USD, năm 2010 là 73,983 triệu
USD, và tới năm 2011 là 289,040 triệu USD điều đó cũng tỷ lệ thuận với số dự
án cấp mới của các năm, năm 2008 là 46 dự án, năm 2009 là 15 dự án, năm
2010 là 20 dự án và đến năm 2011 là 25 dự án. Số dự án tăng vốn đầu tư vào
năm 2008 là 28 dự án, năm 2009 là 8 dự án, năm 2010 là 23 dự án và năm 2011
là 21 dự án,. Số vốn tăng thêm trong các năm có xu hướng tăng : năm 2008 là
699,971 triệu USD, năm 2009 là 76,000 triệu USD, năm 2010 là 72,619 triệu
USD và đến năm 2011 là 268,578 riệu USD. Tuy nhiên tổng số vốn đăng ký
SVTH: Lương Thị Trà Giang
17
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
mới+ tăng thêm lại có xu hướng giảm trong các năm: năm 2008 là 1.615,455
triệu USD, năm 2009 là 114,005 triệu USD, năm 2010 là 146,602 triệu USD,
năm 2011 là 557,618 triệu USD, có thế thấy rằng năm 2009 có dấu hiệu giảm
xuống nhiều hơn so với các năm khác có thể do một phần nền kinh tế Việt Nam
chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
2.1.2. Số lượng các dự án được triển khai trong giai đoạn 2008-2011
Bảng 2.2.Số lượng các dự án FDI được triển khai trong giai đoạn 2008-
2011 của thành phố Hải Phòng
STT Dự án
Số dự án
Tổng số dự án hiệu lực

/ số dự án
1 Số dự án đang triển
khai hoạt động sản xuất
kinh doanh
231 75,9%
2 Số dự án trong quá
trình triển khai và xây
dựng cơ bản hoặc vừa
được cấp phép
23 7,6%
3 Số dự án đang trong
quá trình thanh lí
13 4,3%
4 Số dự án không triển khai 11 3,6%
5 Số dự án chậm triển
khai
12 3,9%
6 Số dự án tạm ngừng
hoạt động
4 1,3%
7 Số dự án đã triển khai
sản xuất nhưng gặp
nhiều khó khăn đang
trong tình trạng ngừng
hoạt động
10 3,3%
SVTH: Lương Thị Trà Giang
18
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
(Nguồn:Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng)

Tínhđến 20/6/2011, tổng số dự án còn hiệu lực là 304 dự án với vốn đầu
tư 4.622.928.676,28 đô la Mỹ, vốn pháp định/điềulệ: 1.712.219.798,65 đô la
Mỹ.
- Số dự án đang triển khai hoạt động sảnxuất kinh doanh: 231 dự án chiếm
75,9%.
- Số dự án đang trong quá trình triểnkhai và xây dựng cơ bản hoặc vừa
được cấp phép: 23 dự án chiếm 7,6%.
- Số dự án đang trong quá trình thanhlý: 13 dự án chiếm 4,3%.
- Số dự án không triển khai: 11 dựán chiếm 3,6%.
- Số dự án chậm triển khai: 12 dự ánchiếm 3,9%.
- Số dự án xin tạm ngừng hoạt động: 04 dựán chiếm 1,3%.
- Số dự án đã triển khai sản xuất nhưnggặp nhiều khó khăn đang trong tình
trạng ngừng hoạt động: 10 dự án chiếm 3,3%.
2.1.3 . Cơ cấu triển khai các dự án FDI tại thành phố Hải Phòng giai
đoạn 2008-2011
2.1.3.1. Cơ cấu theo ngành, lĩnh vực
Đây là một vấn đề rất có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong hoạt động thu
hút vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vì nó có tác động to lớn đến quá trình dịch
chuyển cơ cấu kinh tế của Hải Phòng.Ta có bảng cơ cấu vốn đầu tư FDI theo cơ
cấu ngành kinh tế của 10 lĩnh vực thu hútvốn FDI chủ yếu trong năm 2008-2011
(tỷ trọng tính theo vốn đầu tư tăng dần) như sau:
SVTH: Lương Thị Trà Giang
19
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
Bảng 2.3. Cơ cấu theo ngành, lĩnh vực tại Hải Phòng
Đơn vị (%)
STT Ngành Tỷ trọng theo
dự án
Tỷ trọng theo
vốn đầu tư

1 Nông-lâm nghiệp 10.9 5.32
2 Công nghiệp dầu khí 1.00 6.0
3 Xây dựng khu đô thị mới 0.08 6.52
4 Công nghiệp thực phẩm 5.28 6.54
5 Giao thông vận tải- Bưu điện 4.04 8.0
6 Xây dựng 8.7 9.3
7 Khách sạn-du lịch 5.45 10.48
8 Công nghiệp nhẹ 23.55 10.55
9 Xây dựng văn phòng - căn hộ 5.12 11.92
10 Công nghiệp nặng 22.68 18.22
(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)
Thời điểm bắt đầu giai đoạn 2008-20011 là thời kỳ mà cơ cấu kinh tế đang
được coi là một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu trong quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta. Không thể phủ nhận vai trò của FDI đã đóng
góp đáng kểvào việc gia tăng tốc độ phát triển kinh tế của đất nước nói chung
cũng như đối với Hải Phòng nói riêng. Thực tế số liệu vốn FDI đầutư theo cơ
cấu ngành kinh tế cho ta thấy FDI tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và
xây dựng, tiếp theo đó là lĩnh vực dịch vụ, số vốn còn lại vào ngànhnông lâm
ngư nghiệp. Công nghiệp nặng luôn là ngành hấp dẫn các nhà đầu tưnhiều nhất
với tỷ trọng vốn đầu tư là 18.22%. đây chính là mục tiêu đầu tiên củanước ta
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Có thể thấy qua bảng 2.2 thì thấy ngành, lĩnh vực đầu tư tại thành phố Hải
Phòng còn khá ngheo nàn. Như đối với ngành công nghiệp dầu khí không thu
SVTH: Lương Thị Trà Giang
20
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
hút được dự án có vốn FDI trong khi các lĩnh vực đang nổi lên hiện nay là lĩnh
vực dịch vụ, thương mại (có thể kể đến là các dự công nghiệp nặng, dự án văn
phòng –căn hộ,…). Cơ cấu FDI theo ngành tại Hải Phòng như vậy là chưa phát
huy đầy đủ những lợi thế

2.1.3.2. Cơ cấu theo quy mô
Có thể tổng hợp một cách định lượng quy mô các dự án FDI mà thành phố
Hải Phòng đã thu hút trong giai đoạn 2007-2010 vừa qua qua bảng số liệu 2.3
sau đây
Bảng 2.4. Số liệu triển khai FDI tại thành phố Hải Phòng giai đoạn
2007-2010
STT
Năm
Số
DA
VĐT (USD)
Số dự
án ĐC
tăng
vốn
Tổng vốn
đầu tư ĐC
tăng vốn
(USD)
Tổng vốn đầu
tư cấp mới và
ĐC tăng vốn
(USD)
1 2007 37 156,168,253 33 41,642,168 197,810,421
2 2008 43 297,623,940 25 133,746,993 431,370,933
3 2009 46 915,484,127 23 699,971,867 1,615,455,994
4 2010 18 46,005,556 11 79,936,645 125,942,201
Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Hải Phòng
Tổng số dự án thu hút được trong 4 năm là 178 dự án với tổng vốn đầu tư
đạt 1.666.392.168 USD; trong quá trình hoạt động, số dự án trên còn 166 dự án

nhưng các dự án hoạt động hiệu quả, mở rộng sản xuất đã tăng lên, do đó vốn
đầu tư của các dự án đã đạt 2.461.068.960 USD. + Nói chung, các chủ đầu tư
FDI tại Hải Phòng mới chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có nhiều
nhà đầu tư có tiềm năng mạnh về công nghệ và tài chính. Mặc dù vậy, hoạt động
đầu tư nước ngoài trong thời gian qua cũng đã đóng vai trò rất quan trọng cho
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Tính từ đầu năm 2011 đến hết ngày 30/6/2011, số dự án cấp mới trên địa
bàn thành phố Hải Phòng là 20 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 73.983.872 đô
la Mỹ, so với cùng kỳ năm 2010, số dự án cấp mới tăng 11,11%, số vốn đầu tư
đăng ký mới tăng 60,79%. Dự án điều chỉnh tăng vốn có 23 lượt dự án, trong đó
SVTH: Lương Thị Trà Giang
21

×