Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 161 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và
chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đặng Vũ Hòa
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư -
Tiến sỹ Hoàng Văn Tiệu nguyên Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Tiến sỹ
Nguyễn Đức Trọng Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nguyên Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và viết luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo Thông tin
Viện Chăn nuôi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và viết luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, tập thể cán bộ, công nhân
viên Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại xuyên đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất,
nhân lực giúp đỡ tôi thực hiện các nội dung cũng như theo dõi các chỉ tiêu
nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Bộ môn Động vật quý hiếm và Đa
dạng sinh học đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực
chăn nuôi gia cầm, bạn bè đồng nghiệp và người thân trong gia đình
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đặng Vũ Hòa
ii
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
Đặng Vũ Hòa ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH iii
MỞ ĐẦU 1
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 3
Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3
Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3
TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG I 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẮN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1.1. Bảo tồn và khai thác nguồn gen vật nuôi 5
1.1.2. Các tính trạng khả năng sản xuất của vịt 7
1.1.2.1. Hình dáng cơ thể 8
1.1.2.2. Khối lượng cơ thể, tốc độ mọc lông và kích thước các chiều đo 9
1.1.2.3. Các tính trạng sinh sản 12
1.1.2.4. Các tính trạng cho thịt và chất lượng thịt 19
1.1.2.5. Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu 23
1.1.3. Lai và ưu thế lai 25
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 28
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 28
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 31
1.2.2.1. Các nghiên cứu về vịt nhập nội 31
1.2.2.2. Các nghiên cứu về vịt nội 34
CHƯƠNG 2 38
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 38
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 39
2.2.2.1. Nội dung 1: Một số đặc điểm sinh học của vịt Đốm và con lai
giữa vịt Đốm với vịt T14 40
iii
2.2.2.2. Nội dung 2: Khả năng sinh sản của vịt Đốm và vịt PT đã chọn lọc
42
Theo dõi, đánh giá khả năng sinh sản của vịt Đốm và vịt PT đã chọn lọc
trong 3 năm 2010 – 2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013 43
Đối với vịt Đốm: 43
Số lượng vịt mái nuôi từ 1 ngày tuổi tới lúc vào đẻ tương ứng là: 145, 71
và 112 con; số lượng vịt mái đẻ nuôi từ lúc vào đẻ đến hết 52 tuần đẻ
tương ứng là: 135, 71 và 95 con. Tỷ lệ ghép trống mái là 1/5 43
Đối với vịt PT đã chọn lọc: 43
Số lượng vịt mái nuôi từ 1 ngày tuổi tới lúc vào đẻ tương ứng là: 64, 185
và 81 con; số lượng vịt mái đẻ nuôi từ lúc vào đẻ đến hết 52 tuần đẻ tương
ứng là: 34, 140 và 38 con. Tỷ lệ ghép trống mái là 1/5 43
Hàng năm chọn trứng ấp trong khoảng tuần đẻ từ 20 đến 30 để ấp nở thay
thế đàn cho năm sau. Số lượng vịt nuôi thay thế đàn, giai đoạn trước vào
đẻ cũng như vịt đẻ qua các năm còn phụ thuộc vào một số yếu tố khách
quan như: điều kiện chuồng trại, thức ăn, nhân công theo dõi, Riêng đối
với vịt PT đã chọn lọc còn phụ thuộc vào việc chọn lọc loại thải một số
các thể có màu sắc không đồng nhất 43
2.2.2.3. Nội dung 3: Đánh giá khả năng cho thịt và chất lượng thịt của vịt
Đốm, con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 và vịt T14 45
2.2.2.4. Nội dung 4: Xây dựng đàn vịt Đốm hạt nhân và phát triển vịt PT
đã chọn lọc ra sản xuất 46
2.2.2.5. Xử lý số liệu 48
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49

3.1. Một số đặc điểm sinh học của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 49
3.1.1. Một số đặc điểm ngoại hình 49
3.1.2. Kích thước các chiều đo cơ thể 51
3.1.3. Khảo sát khối lượng vịt nuôi thịt bằng các hàm sinh trưởng 54
3.1.3.1. Khối lượng vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 54
Ngoại trừ trường hợp vịt TP lúc mới nở, sự khác biệt khối lượng giữa
trống và mái (P<0,05) chỉ xuất hiện ở tuần tuổi thứ 9 đối với vịt Đốm.
Trong khi đó sự khác biệt này bắt đầu xuất hiện từ tuần tuổi thứ 6 và duy
trì tới kết thúc nuôi thịt (tuần tuổi thứ 10) đối với con lai PT. Đối với con
lai TP, khác biệt xuất hiện từ tuần thứ 7 và duy trì tới kết thúc nuôi thịt
(tuần tuổi thứ 10) 54
3.1.3.2. Các hàm sinh trưởng 54
3.1.4. Một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu của vịt 62
3.2. KHẢ NĂNG SINH SẢN của vịt Đốm và VỊT PT ĐÃ CHỌN LỌC 66
3.2.1. Khả năng sinh sản của vịt Đốm 66
3.2.1.1. Khối lượng vịt mái qua các giai đoạn 66
3.2.1.2. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn 68
3.2.1.3. Chất lượng trứng và các chỉ tiêu ấp nở 81
iv
3.2.2. Khả năng sinh sản của vịt PT đã chọn lọc 85
3.2.2.1. Khối lượng vịt mái qua các giai đoạn 86
3.2.2.2. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn 88
3.2.2.3. Chất lượng trứng và các chỉ tiêu ấp nở 99
3.3. NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT THỊT CỦA VỊT ĐỐM, VỊT LAI pt, tp VÀ VỊT t14 103
3.3.1. Khả năng sinh trưởng của vịt nuôi thịt 103
3.3.2. Tiêu tốn thức ăn của vịt nuôi thịt 113
3.3.3. Khả năng cho thịt và chất lượng thịt của vịt nuôi thịt 115
3.4. XÂY DỰNG ĐÀN VỊT ĐỐM HẠT NHÂN VÀ PHÁT TRIỂN VỊT
PT ĐÃ CHỌN LỌC RA SẢN XUẤT 122
3.4.1. Xây dựng đàn vịt Đốm hạt nhân 122

So sánh với khối lượng vịt mái Đốm theo dõi được trong các năm 2010 –
2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013, khối lượng vịt Đốm đàn hạt nhân tại các
tuần tuổi tương ứng đều ở vào mức trung bình (cao hơn một ít so với 2 năm
2010 – 2011 và 2012 – 2013), nhưng thấp hơn một ít so với năm 2011 –
2012 122
Khối lượng vào đẻ của vịt Đốm hạt nhân đạt 1765,34 ± 4,21 g/con. Điều đáng
lưu ý là khối lượng vịt Đốm hạt nhân lúc 22 tuần tuổi có hệ số biến động Cv
(%) khá thấp. Đây là kết quả của chọn lọc bình ổn về khối lượng trên đàn vịt
này 122
Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn của 2 lô vịt Đốm
hạt nhân trong 10 tháng đẻ được trình bày trong bảng 3.32 123
Các số liệu về tỷ lệ đẻ cho thấy vịt Đốm hạt nhân có tuổi đẻ lần đầu là 23 tuần
tuổi, lúc này tỷ lệ đẻ trung bình của 2 đàn theo dõi là 24,69%. Cũng giống
như các đàn vịt Đốm theo dõi trong 3 năm trước, đàn vịt hạt nhân cũng có 2
chu kỳ đẻ: đạt đỉnh đẻ lần thứ nhất ở tuần đẻ thứ 12 (74,10%), sau đó tỷ lệ đẻ
giảm và đạt đỉnh đẻ lần thứ hai ở tuần đẻ thứ 36 (51,39%). So với các đàn vịt
Đốm theo dõi trong các năm 2010 – 2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013, tỷ lệ
này đạt tương ứng là 7,72; 7,24 và 10,08 (Bảng 3.10). Sau 40 tuần đẻ, tỷ lệ
đẻ trung bình của vịt hạt nhân đạt 54,45%, trong khi các đàn vịt Đốm trong 3
năm trước đạt tỷ lệ đẻ trung bình là 46,78% (thấp hơn 7,67%) 123
123
Theo dõi về năng suất trứng cho thấy: so với các đàn vịt Đốm theo dõi trong
các năm 2010 – 2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013, cùng một thời gian theo
dõi, vịt Đốm hạt nhân có năng suất trứng cao hơn từ 7,1 đến 17,7%. Sau 40
tuần đẻ, năng suất trứng của vịt hạt nhân đạt 149,16 quả/mái, trong khi các
đàn vịt Đốm trong 3 năm 2010 – 2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013 đạt
năng suất trứng trung bình là 130,98 (thấp hơn 18,2 quả/mái hoặc 13,9%).
123
v
Kết quả theo dõi tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giống cho thấy: so với các đàn

vịt Đốm theo dõi trong các năm 2010 – 2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013,
sau 40 tuần đẻ, vịt Đốm hạt nhân có mức tiêu tốn thức ăn trung bình là 4,21
kg thức ăn/10 quả trứng giống, trong khi các đàn vịt Đốm trong 3 năm trước
có mức tiêu tốn thức ăn tương ứng là 4,78; 3,82 và 5,76; trung bình là 4,79
kg thức ăn/10 quả trứng giống (cao hơn 0,68 kg thức ăn/10 quả trứng giống
hoặc 16,29%) 124
Như vậy, so với các đàn theo dõi thí nghiệm trước đây, đàn vịt Đốm hạt nhân
có khối lượng vào đẻ tương đương, nhưng hệ số biến động nhỏ hơn; tỷ lệ đẻ,
năng suất trứng cao hơn và tiêu tốn thức ăn thấp hơn một chút 124
3.4.2. Phát triển vịt PT đã chọn lọc ra sản xuất 124
Kết quả theo dõi khối lượng vịt mái PT đã chọn lọc nuôi sinh sản trong điều
kiện sản xuất được nêu trong bảng 3.33 124
Ghi chú: 22*: tuần tuổi vào đẻ 124
Kết quả bảng 3.33 cho thấy: khối lượng vịt PT đã chọn lọc nuôi trong điều
kiện sản xuất có khối lượng mới nở (0 tuần tuổi) và 8 tuần tuổi cao hơn một
chút so với các số liệu theo dõi tại Trung tâm trong các năm 2010 – 2011,
2011 – 2012 và 2012 – 2013 (Bảng 3.15). Lúc vào đẻ, khối lượng vịt nuôi
trong sản xuất bằng khối lượng vịt theo dõi tại Trung tâm trong năm 2010 –
2011 (2462,5 so với 2461,55 g/con), thấp hơn một chút so với các năm 2011
– 2012 và 2012 – 2013 (2462,50 so với 2472,55 và 2490,25 g/con). Tuy
nhiên, những chênh lệch về khối lượng này là rất nhỏ. Như vậy, không có sự
khác biệt về khối lượng vịt mái giữa các đàn PT đã chọn lọc được nuôi tại
Trung tâm cũng như trong sản xuất 124
Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ, năng suất trứng tích lũy và tiêu tốn thức ăn của vịt
PT đã chọn lọc nuôi sinh sản trong điều kiện sản xuất được nêu trong bảng
3.34 125
125
Số lượng mái bắt đầu vào đẻ là 300 con, kết thúc 52 tuần đẻ, số còn lại là 283
con, tỷ lệ hao hụt là 5,67%. Tỷ lệ này khá thấp, thấp hơn cả tỷ lệ hao hụt
trong năm 2012 – 2013 của vịt PT đã chọn lọc nuôi tại Trung tâm (7,89%).

125
Tuần đẻ đầu tiên, tỷ lệ đẻ là 5,00%, tỷ lệ này tăng dần lên và duy trì được mức
khá cao ở các tuần đẻ thứ 12 (89,81%) và thứ 16 (89,85%). Sau đó tỷ lệ đẻ
giảm dần và kết thúc lúc 52 tuần, tỷ lệ đẻ đạt 45,21%. Trung bình trong 52
tuần, tỷ lệ đẻ đạt 65,63% thấp hơn các đàn vịt PT đã chọn lọc theo dõi tại
Trung tâm trong các năm 2010 – 2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013 lần lượt
là: 1,24; 10,71 và 6,94%, trung bình là 6,30% 125
vi
Năng suất trứng của vịt PT đã chọn lọc nuôi trong điều kiện sản xuất đạt
237,71 quả/mái/52 tuần, thấp hơn các đàn vịt PT đã chọn lọc theo dõi tại
Trung tâm trong các năm 2010 – 2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013 lần lượt
là: 4,55; 38,99 và 25,27 quả/mái/52 tuần hoặc 1,88; 14,09 và 9,61%; trung
bình là 8,83% 126
Tiêu tốn thức ăn trung bình trong 52 tuần đẻ trứng là 4,17 kg thức ăn/10 quả
trứng giống, thấp hơn các đàn vịt PT đã chọn lọc theo dõi tại Trung tâm
trong năm 2010 – 2011 là 0,67 kg thức ăn/10 quả trứng giống, nhưng cao
hơn số liệu theo dõi tại Trung tâm trong 2 năm 2011 – 2012 và 2012 – 2013
lần lượt là: 0,92 và 0,52 kg thức ăn/10 quả trứng giống. So với trung bình
của cả 3 năm theo dõi tại Trung tâm, mức tiêu tốn thức ăn này cao hơn
khoảng 6,6% 126
Như vậy, có những khác biệt nhất định giữa năng suất sinh sản của đàn vịt PT
đã chọn lọc nuôi trong điều kiện sản xuất so với các đàn PT đã chọn lọc nuôi
tại Trung tâm vịt Đại Xuyên. Tuy nhiên, những khác biệt này không lớn. Có
thể đánh giá chung là vịt mái PT đã chọn lọc nuôi sinh sản trong điều kiện
sản xuất có khối lượng vào đẻ (22 tuần tuổi) khoảng 1770 g/con, tỷ lệ đẻ
trung bình 65,3%, năng suất trứng 238 quả/mái/52 tuần, tiêu tốn 4,2 kg thức
ăn/10 quả trứng giống, tỷ lệ hao hụt của đàn mái trong 52 tuần đẻ trứng là
5,7% 126
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 127
1. KẾT LUẬN 127

2. ĐỀ NGHỊ 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO 130
1. TIẾNG VIỆT 130
2. TIẾNG NƯỚC NGOÀI Error: Reference source not found27
PHỤ LỤC Error: Reference source not found34
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
vii
cs.: cộng sự
CV.: Cherry Valey
PT: vịt lai bố Đốm x mẹ T14
SM: Super Meat
TP: vịt lai bố T14 x mẹ Đốm
T14: dòng mái của vịt CV. Super M3
: giá trị trung bình
: sai số tiêu chuẩn
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Các đặc trưng chủ yếu về ngoại hình của vịt Đốm, vịt lai PT và TP 49
Bảng 3.1. Các đặc trưng chủ yếu về ngoại hình của vịt Đốm, vịt lai PT và TP (tiếp) 50
Bảng 3.2. Kích thước các chiều đo của vịt đốm, vịt lai PT và TP nuôi thịt 50
Bảng 3.3. Khối lượng của 3 nhóm vịt qua các tuần tuổi (g) 52
Bảng 3.4. Các tham số của các hàm khảo sát ở 3 nhóm vịt 55
Bảng 3.5. Khối lượng tiệm cận, thời gian và khối lượng tại điểm uốn của các hàm
Richards, Gompertz và Logistic 57
Bảng 3.6. Hàm Richards đối với các nhóm vịt và tính biệt khác nhau 58
Bảng 3.7. Hàm Gompertz đối với các nhóm vịt và tính biệt khác nhau 60
Từ kết quả khảo sát khối lượng các nhóm vịt nuôi thịt có thể rút ra nhận xét tóm tắt
sau: Để mô tả đường cong sinh trưởng của các nhóm vịt: Đốm và con lai giữa vịt Đốm
và vịt T14, so với các hàm Brody, Bernatalanffy, Negative Exponential, các hàm
Richards, Gompertz và Logistic có hệ số xác định cao nhất. Hai hàm Richards và

Gomperts có tham số a tỏ ra phù hợp hơn. Nên sử dụng hàm Richards và hàm
Gomperts để đánh giá khả năng sinh trưởng của vịt nói riêng cũng như gia cầm nói
chung 60
Bảng 3.8. Các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu vịt 62
Bảng 3.9. Khối lượng vịt mái Đốm qua các giai đoạn (g) 66
Các theo dõi về tỷ lệ đẻ trên các giống vịt nhập ngoại như vịt hướng trứng Khaki
Campbell (Nguyễn Hồng Vĩ và cs., 2011), Star 13 (Nguyễn Thị Minh và 70
Bảng 3.10. Tỷ lệ đẻ của vịt Đốm (%) 71
Bảng 3.10. Tỷ lệ đẻ của vịt Đốm (%) (tiếp) 72
72
Bảng 3.11. Năng suất trứng tích lũy của vịt Đốm (quả/mái) 74
Bảng 3.11. Năng suất trứng tích lũy của vịt Đốm (quả/mái) (tiếp) 75
76
Bảng 3.12. Tiêu tốn thức ăn của vịt Đốm (kg thức ăn/10 quả trứng giống) 78
Bảng 3.12. Tiêu tốn thức ăn của vịt Đốm (kg thức ăn/10 quả trứng giống) (tiếp) 79
79
Bảng 3.13. Chất lượng trứng của vịt Đốm (n = 32) 82
Bảng 3.14. Các chỉ tiêu ấp nở của trứng vịt Đốm (số đợt ấp: 12) 85
Bảng 3.15. Khối lượng vịt mái PT đã chọn lọc qua các giai đoạn (g) 86
Bảng 3.16. Tỷ lệ đẻ của vịt PT đã chọn lọc (%) 88
Bảng 3.16. Tỷ lệ đẻ của vịt PT đã chọn lọc (%) (tiếp) 89
90
Bảng 3.17. Năng suất trứng tích lũy của vịt PT đã chọn lọc (quả/mái) 91
Bảng 3.17. Năng suất trứng tích lũy của vịt PT đã chọn lọc (quả/mái) (tiếp) 92
93
ix
Nguyễn Văn Duy (2012) theo dõi sau 42 tuần đẻ trứng cho biết vịt MT1 và MT2 qua 5
thế hệ chọn lọc tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên có tỷ lệ đẻ tương ứng là
68,69 – 69,92%. Từ các số liệu theo dõi được trong bảng 3.16, tỷ 94
Bảng 3.18. Tiêu tốn thức ăn của vịt PT đã chọn lọc (kg thức ăn/10 quả trứng giống) 95

Bảng 3.18. Tiêu tốn thức ăn của vịt PT đã chọn lọc (kg thức ăn/10 quả trứng giống)
(tiếp) 96
Bảng 3.19. Chất lượng trứng vịt PT đã chọn lọc (n = 100) 99
Bảng 3.21. Khối lượng của 4 nhóm vịt qua các tuần tuổi (g) 103
Bảng 3.22. Kết quả phân tích phương sai 2 yếu tố 105
đối với khối lượng qua các tuần tuổi 105
Bảng 3.23. Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của 4 nhóm vịt qua các tuần tuổi
(g/con/ngày) 106
Các xử lý thống kê cho thấy: Ngoại trừ ở các tuần tuổi: 5 – 6 và 7 – 8, khác biệt về
tăng khối lượng trung bình hàng ngày giữa các nhóm vịt là có ý nghĩa thống kê
(P<0,001). Khác biệt về tính biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở các tuần tuổi 7 – 8 và 8 – 9.
Tương tác giữa 2 yếu tố giống và tính biệt cũng chỉ thể hiện ở tuần tuổi 1 – 2. Kết quả
phân tích tăng khối lượng trung bình hàng ngày trong toàn bộ thời gian nuôi thịt cho
thấy: sai khác giữa các nhóm vịt cũng như sai khác về tính biệt là có ý nghĩa thống kê
(P<0,0001), không có tương tác giữa yếu tố giống và tính biệt (P>0,05) 108
Bảng 3.24. Kết quả phân tích phương sai 2 yếu tố 109
đối với tăng khối lượng trung bình hàng ngày 109
Bảng 3.25. Sinh trưởng tương đối của 4 nhóm vịt qua các tuần tuổi (%) 109
Các yếu tố tính biệt cũng như tương tác giữa nhóm giống và tính biệt không ảnh
hưởng tới độ sinh trưởng tương đối của 3 nhóm vịt (P>0,05) 111
Bảng 3.26. Kết quả phân tích phương sai 2 yếu tố 111
đối với sinh trưởng tương đối 111
Bảng 3.27. Ưu thế lai về khối lượng qua các tuần tuổi 112
Bảng 3.28. Tiêu thụ và tiêu tốn thức ăn của 4 nhóm vịt 114
Bảng 3.29. Kết quả mổ khảo sát 4 nhóm vịt 115
Bảng 3.30. Chất lượng thịt 4 nhóm vịt 118
Bảng 3.31. Khối lượng vịt mái Đốm hạt nhân qua các giai đoạn 122
Bảng 3.32. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn của vịt Đốm hạt nhân 123
Bảng 3.33. Khối lượng vịt mái PT trong sản xuất qua các tuần tuổi 124
Bảng 3.34. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn của vịt PT trong sản xuất. 125

(n = 300 mái) 125
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Đặc điểm chủ yếu về màu sắc lông của 3 nhóm vịt lúc trưởng thành 50
Màu sắc lông của 3 nhóm vịt Đốm, vịt lai PT và TP lúc trưởng thành được miêu tả
trong hình 3.1 51
Hình 3.2. Khối lượng của vịt Đốm quan các tuần tuổi 53
Hình 3.3. Khối lượng của vịt PT qua các tuần tuổi 53
Hình 3.4. Khối lượng của vịt TP qua các tuần tuổi 54
Hình 3.5. Đồ thị của các hàm Richards và Gompertz đối với các nhóm vịt 61
và tính biệt khác nhau 61
Hình 3.6. Khối lượng vịt mái Đốm qua các giai đoạn 67
Hình 3.7. Tỷ lệ đẻ của vịt Đốm 72
Hình 3.8. Năng suất trứng của vịt Đốm 76
Hình 3.9. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giống của vịt Đốm 79
Hình 3.10. Khối lượng vịt mái PT đã chọn lọc qua các giai đoạn 87
Hình 3.11. Tỷ lệ đẻ của vịt PT đã chọn lọc 90
So với vịt Đốm, tỷ lệ đẻ của vịt PT đã chọn lọc cao hơn rõ rệt. Tại đỉnh đẻ, vịt Đốm
chỉ đạt mức từ 60 tới 72%, trong khi đó vịt PT đạt từ 83,58 đến 92,65%. Ở tuần đẻ
thứ 52, vịt Đốm chỉ đạt tỷ lệ đẻ từ 17,21 đến 30,96%, trong khi đó vịt PT đã chọn lọc
có tỷ lệ đẻ lúc này là 63,05 – 75,59% 91
Hình 3.12. Năng suất trứng vịt PT đã chọn lọc 93
Hình 3.13. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giống của vịt PT đã được chọn lọc 97
Hình 3.14. Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của 4 nhóm vịt 107
Hình 3.15. Sinh trưởng tương đối của 4 nhóm vịt 110
iii
MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Các giống vật nuôi bản địa là một bộ phận quan trọng của đa dạng sinh
học và có khả năng tiềm tàng đối với các hướng sử dụng trong tương lai. Trải

qua một quá trình phát triển lâu dài, các giống vật nuôi bản địa của nước ta đã
thích nghi tốt với điều kiện sinh thái kinh tế của địa phương, có sức chống
bệnh cao, cho được các sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng
thời gắn liền với văn hoá vùng miền, tạo thành những hệ sinh thái bền vững.
Tuy nhiêu, trước những đòi hỏi của một xã hội đang trên đà tăng trưởng,
không chịu đựng được áp lực cạnh tranh của các giống ngoại cũng như các
con lai có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn, nhiều giống vật nuôi bản địa
đang dần dần bị mai một. Trước nguy cơ đó, Chương trình bảo tồn đa dạng
sinh học, trong đó nhiều đề tài liên quan đến bảo tồn nguồn gen vật nuôi đã
được triển khai. Các đề tài này đã có những đóng góp tích cực về khoa học và
kinh tế cho sản xuất, cung cấp được một nguồn thực phẩm quý cho xã hội.
Nằm trong chương trình bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm do Viện
Chăn nuôi chủ trì, vịt Đốm - còn được gọi là Pất Lài hoặc vịt Nàng - là giống
vịt có nguồn gốc từ Lạng Sơn đã được công nhận là một trong 59 giống vật
nuôi được bảo tồn và phát triển. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của vịt
Đốm, Nguyễn Đức Trọng và cs. (2006) cho rằng: vịt Đốm và vịt Bầu thương
phẩm có khối lượng cơ thể vừa phải, tỷ lệ thịt xẻ cao, tỷ lệ mỡ bụng thấp, da
mỏng, thịt rất thơm ngon, các chỉ tiêu về khả năng cho thịt thấp hơn vịt siêu
thịt nhưng cao hơn vịt Cỏ. Vịt Đốm được nuôi giữ nguồn gen tại Trung tâm
Nghiên cứu vịt Đại Xuyên cho năng suất trứng 160 - 170 quả/mái/năm, tỷ lệ
đẻ bình quân 48 - 52%, tỷ lệ trứng có phôi trên 90% và tỷ lệ nở trên 85% đối
với trứng có phôi (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011h). Doãn Văn Xuân và cs.
(2011) đã mô tả đặc điểm ngoại hình và theo dõi khối lượng từ mới nở tới lúc
vào đẻ cũng như khả năng đẻ trứng của các đàn vịt Đốm nuôi tại Trung tâm
1
Nghiên cứu vịt Đại Xuyên từ 2006 tới 2008. Nguyễn Đức Trọng và cs.
(2011g) đánh giá: vịt Đốm là một giống vịt kiêm dụng trứng thịt, có khả năng
tự kiếm mồi rất tốt, vịt có sức sống cao, có khối lượng vừa phải, thịt ăn rất
thơm ngon, vịt có nhiều đặc điểm quý cần phải lưu giữ và phát triển. Nguyễn
Đức Trọng và cs. (2011i) đã chọn lọc vịt Đốm PL2, đánh giá sau 3 thế hệ về

các chỉ tiêu: tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi và vào đẻ, tỷ lệ
đẻ, chất lượng trứng, khả năng ấp nở và một số chỉ tiêu mổ khảo sát thịt.
Nguyễn Đức Trọng (2011k) đã nghiên cứu lai giữa vịt Đốm với vịt
Super M tạo con lai PT có tỷ lệ nuôi sống 96 - 97%, nuôi thịt đạt 2225g/con
lúc 10 tuần tuổi, chất lượng thịt thơm ngon, nuôi lấy trứng đạt 247 - 249
quả/mái/năm. Nghiên cứu lai thuận nghịch giữa vịt Đốm và vịt SM cho thấy:
con lai PT (trống Đốm, mái SM) và TP (trống SM, mái Đốm) muôi sinh sản
có tỷ lệ đẻ: 67,8 và 68,3%, năng suất trứng 52 tuần đẻ: 246,9 và 248,6 quả, tỷ
lệ ấp nở/trứng ấp: 78,62 và 79,87%; con lai nuôi thịt lúc 10 tuần tuổi đạt khối
lượng: 2690,9 và 2749,4g, tỷ lệ thịt xẻ: 70,9 và 71,2% (Nguyễn Đức Trọng và
cs., 2011k).
Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên còn chưa mô tả các đặc điểm chi tiết
về màu sắc lông, sự phát triển về khối lượng và các chiều đo qua các tuần
tuổi; chưa xác định các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu; chưa đánh giá phân tích
về khả năng sinh trưởng, cho thịt cũng như chất lượng thịt; chưa theo dõi chi
tiết về khả năng sinh sản của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14.
Nghiên cứu lai giữa vịt Đốm với vịt T14 mới mang tính chất thăm dò, chưa
định hướng cho việc khai thác sử dụng con lai PT để sản xuất trứng.
Để bảo tồn và khai thác nguồn gen vịt Đốm nhằm xây dựng phương
hướng phát triển vịt Đốm theo hướng chọn lọc nhân giống thuần chủng và lai
với vịt Super M, cần có những nghiên cứu bổ sung thêm về các đặc điểm sinh
học, các nghiên cứu đánh giá khả năng sinh sản qua một số thế hệ, cũng như
các nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của con
lai giữa vịt Đốm với vịt T14.
2
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Một số đặc điểm sinh
học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt
T14 (CV. Super M3)”.
MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện nhằm bổ sung thêm một số đặc điểm sinh học,

đánh giá khả năng sản xuất trứng, khả năng cho thịt, phẩm chất thịt của vịt
Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14, góp phần khai thác hợp lý nguồn
gen vịt Đốm trong sản xuất chăn nuôi.
Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
- Bổ sung thêm các kết quả về đánh giá ngoại hình, hàm sinh trưởng,
các chỉ tiêu sinh lý – sinh hóa máu, chất lượng thịt của vịt Đốm, làm phong
phú thêm cơ sở dữ liệu về các giống vịt nội địa của Việt Nam;
- Các kết quả thu được về tính năng sản xuất của vịt Đốm, khả năng
lai tạo là căn cứ khoa học cho các hướng nghiên cứu tiếp theo và là nguồn tư
liệu phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu về chăn nuôi.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Góp phần bảo tồn vịt Đốm trên cơ sở phát triển và lai với các giống
khác để có hiệu quả kinh tế. Công tác bảo tồn sẽ có ý nghĩa khi phát triển
được vịt lai trong sản xuất.
TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Lần đầu tiên đánh giá đầy đủ về ngoại hình, tính năng sản xuất của vịt
Đốm trong điều kiện nuôi nhốt và chuyển vị (ex-situ);
- Xác định được các chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa máu, các tham số của
hàm sinh trưởng đối với vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14;
- Đánh giá được khả năng sản xuất của con lai giữa vịt Đốm với vịt
T14;
3
- Đánh giá được chất lượng thịt của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm
với vịt T14.
4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẮN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Bảo tồn và khai thác nguồn gen vật nuôi
Kết quả điều tra toàn cầu đã phân loại được 27% (390/1433) các giống

vật nuôi đang ở mức bị đe dọa và nguy hiểm. Có khoảng 5.000 giống đã bị
tuyệt chủng, khoảng 1.200 đến 1.600 giống đang bị đe dọa. Thống kê toàn
cầu cũng cho biết, hàng năm có khoảng 50 giống bị mất đi, tức mỗi tuần mất
đi một giống. Trong khi đó, nhiều giống bị giảm số lượng và bất an trong
tương lai, số khác sắp gặp nguy hiểm tuyệt chủng nếu không có hành động để
bảo tồn chúng (Scherf, 1995).
Nguyên nhân chủ yếu làm cho tính đa dạng sinh học bị mất đi ở mức
độ toàn cầu ngày càng cao, đó là xu hướng chỉ dựa vào một số ít những giống
phù hợp với nhu cầu về đầu vào - đầu ra của kinh doanh nông nghiệp. Xu
hướng này gây ra khoảng 50% biến đổi về mức độ số lượng giữa các giống. Ở
các nước phát triển, tiến bộ về công nghệ nhân giống đã tạo ra được nhiều tổ
hợp gen mong muốn. Sự thành công ở nhóm này lại gây hại cho nhóm khác,
do chương trình cải tiến này tập trung vào một số ít giống có năng suất cao
trong mỗi loài và cũng chỉ tập trung vào một hoặc 2 tính trạng nhất định. Các
kỹ thuật sinh sản, chủ yếu là thụ tinh nhân tạo, các ứng dụng công nghệ sinh
học như cấy truyền phôi và nhân bản vô tính cũng có thể làm cho tình hình
xấu đi nếu như không được cảnh báo một cách đầy đủ.
Ở các nước đang phát triển, có một số yếu tố làm mất đi tính đa dạng di
truyền của động vật:
- Nhập ngoại các vật liệu di truyền, nhân giống với tốc độ nhanh thông
qua lai tạo không có định hướng tốt, dẫn đến một số giống địa phương bị mất
hay bị thay thế;
5
- Thay đổi sự ưu tiên của các nhà chọn giống đối với các giống khác
do ảnh hưởng kinh tế - xã hội nhất thời. Những ảnh hưởng này phát sinh do
chính sách về nông nghiệp yếu kém, đã gây nên sự xáo trộn không bền vững
xét về lâu về dài, cũng như thay đổi nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm;
- Hệ sinh thái bị đe dọa do các mục đích sử dụng đất, rừng, ao hồ, sông
ngòi khác nhau;
- Bệnh tật và thiên tai;

- Chiến tranh hay chính sách không lâu dài, nhất quán.
Để giảm thiểu tình trạng trên, bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen
động vật đang là một đòi hỏi cấp bách và cũng là một thử thách đối với lịch
sử phát triển của xã hội loài người trong giai đoạn hiện tại. Mục đính của bảo
tồn nguồn gen động vật liên quan tới các vấn đề về tài nguyên di truyền động
vật, kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường, giảm thiểu rủi ro, nghiên cứu và đào
tạo. Các mục đích này đã được Henson (1992) tổng kết.
Bảo tồn nguồn gen vật nuôi là một vấn đề cấp bách có tính chất toàn
cầu (Hoffman, 2009). Sự cần thiết để bảo tồn nguồn gen động vật đã được
chấp nhận bởi nhiều nước qua việc phê chuẩn về công ước đa dạng sinh học
(). Kế hoạch toàn cầu về hoạt động để bảo tồn nguồn
gen động vật đã được phê chuẩn với sự tham gia của 109 nước (FAO, 2007a).
Sự thống nhất giữa các quốc gia này có vai trò quan trọng trong việc thiết lập
mạng lưới bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen động vật toàn cầu một
cách có hiệu quả (FAO, 2007b). Những nỗ lực hợp tác đa quốc gia để bảo tồn
nguồn gen vật nuôi toàn cầu cũng được thể hiện một cách rõ ràng. Một ngân
hàng thông tin toàn cầu về nguồn di truyền động vật của 205 nước trên thế
giới đã được xây dựng và cập nhật thường xuyên ( Đây là
cơ sở dữ liệu quan trọng cung cấp thông tin về giống. Dựa trên cơ sở dữ liệu
này các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế có thể tiến hành việc khai
thác và phát triển giống có tính trạng quý hiếm, đặc biệt theo hướng đặc sản
hoặc phát triển thành hàng hóa.
Các chiến lược bảo tồn bao gồm: Bảo tồn in-situ nhằm phục hồi và duy
trì loài, giống ở nơi cư trú gốc để chúng tiếp tục phát triển, đây cũng là chiến
6
lược được ưu tiên hàng đầu. Bảo tồn in-situ kết hợp với khai thác phát triển
đang trở thành mục tiêu đặt ra cho nhiều giống vật nuôi. Bảo tồn ex-situ nhằm
duy trì quần thể nhỏ, quản lý chặt chẽ môi trường thích nghi của chúng bằng
phương thức nhân tạo hoặc bán nhân tạo. Bảo tồn ex-situ gồm các biện pháp
đông lạnh các vật chất di truyền (tinh dịch, phôi, DNA, tế bào hay buồng

trứng). Bảo tồn ex-situ không cho phép các loài, giống động vật tiếp tục tiến
hóa và phát triển.
Vấn đề khai thác phát triển bền vững đã được FAO (2007b) định nghĩa
và các nước đã ủng hộ khái niệm này đó là: Phát triển bền vững là quản lý,
bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, hướng tới sự thay đổi của kỹ thuật và tổ
chức nhằm đảm bảo được và tiếp tục thỏa mãn nhu cầu con người của thế hệ
hiện nay và cả mai sau. Phát triển bền vững để bảo vệ môi trường, tạo nền
kinh tế sống động và được xã hội tiếp nhận.
1.1.2. Các tính trạng khả năng sản xuất của vịt
Tính trạng số lượng là các tính trạng có thể đo lường được bằng các
đơn vị đo lường và thường là các chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhằm đánh giá
phẩm chất của một giống. Hầu hết các tính trạng khả năng sản xuất của vịt
bao gồm: sinh trưởng, sản xuất thịt, sản xuất trứng, đều là các tính trạng
số lượng. Nhìn chung, các tính trạng số lượng đều do nhiều gen quy định và
mỗi gen chỉ có các hiệu ứng nhỏ.
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), các tính trạng số lượng do giá trị kiểu
gen và sai lệch môi trường quy định và chịu tác động lớn bởi môi trường.
P= G + E
Trong đó: P: là giá trị kiểu hình (phenotype value)
G: là giá trị kiểu gen (genotype value)
E: sai lệch môi trường (environmental deviation)
Giá trị kiểu gen hoạt động theo 3 phương thức: Cộng gộp, sai lệch trội
và át chế gen (tương tác giữa các gen). Do đó, giá trị kiểu gen được biểu diễn
thông qua mô hình sau:
G = A + D + I
Trong đó: G : giá trị kiểu gen
7
A : giá trị cộng gộp (còn được gọi là giá trị giống)
D : sai lệch trội
I : sai lệch do tương tác giữa các gen

Sai lệch của môi trường bao gồm: Sai lệch môi trường chung (Eg), là
sai lệch do các yếu tố môi trường tác động đến quần thể. Sai lệch môi trường
riêng (Es), là các sai lệch do các yếu tố môi trường tác động đến từng cá thể
trong quần thể.
Nếu kiểu hình của cá thể được chi phối bởi các gen nằm tại hai locus
trở lên, giá trị kiểu hình của cá thể đó được biểu thị như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Điều này có nghĩa là muốn cải tiến khả năng sản suất của vật nuôi, cần
phải tác động vào kiểu gen (G) bằng cách tránh giao phối cận huyết, vào hiệu
ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc, vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I)
bằng cách lai giống, tác động vào môi trường (E) bằng cách cải thiện điều
kiện chăn nuôi như chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, chuồng trại
1.1.2.1. Hình dáng cơ thể
Màu sắc da, lông
Màu sắc da, lông là một đặc điểm quan trọng để phân biệt giống, dòng.
Màu lông có liên quan tới một số chỉ tiêu chất lượng của giống, như tính
kháng bệnh, khả năng sản xuất. Màu sắc da lông là một chỉ tiêu chọn lọc:
thông thường màu sắc đồng nhất là giống thuần, nếu không đồng nhất là
không thuần. Tính trạng màu sắc da lông do một số ít gen kiểm soát và ít chịu
ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Ở gia cầm còn có gen liên kết với giới
tính về màu sắc lông.
8
Mỏ và chân
Mỏ được tạo thành từ lớp sừng (stratum corneum). Ở vịt, mỏ có nhiều
nhánh thần kinh (ceroma), chứa nhiều thể xúc giác, nhờ đó có thể mò được
thức ăn trong nước. Mỏ có nhiều màu khác nhau: vàng, đen, xám, xanh lục…
là đặc trưng cho giống. Màng bơi là phần cấu tạo không có lông của da giữa
các ngón chân. Màu của chân thường phù hợp với màu của mỏ. Màng bơi
giúp vịt bơi lội một cách dễ dàng.
1.1.2.2. Khối lượng cơ thể, tốc độ mọc lông và kích thước các chiều đo

Khối lượng cơ thể
Khối lượng cơ thể là tính trạng số lượng, được quy định bởi các yếu tố
di truyền, đồng thời biến đổi mạnh dưới tác động của môi trường bên ngoài.
Các giống vịt hướng thịt có khối lượng gần gấp đôi so với vịt hướng trứng.
Thường ở gia cầm, con trống có khối lượng lớn hơn con mái từ 20 đến 30%.
Khối lượng khi mới nở của gia cầm có liên quan đến khối lượng trứng và khối
lượng gia cầm mẹ ở thời điểm đẻ trứng, nhưng hầu như không ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng ở các giai đoạn sau (Trần Đình Miên và cs., 1994). Hệ số di
truyền khối lượng: h
2
= 0,33 - 0,60 (Brandsch và Biichel, 1978).
9
Tốc độ sinh trưởng về khối lượng cơ thể là chỉ tiêu quan trọng đánh giá
khả năng sinh trưởng của vật nuôi. Trên cơ sở theo dõi khối lượng cơ thể qua
các thời điểm, người ta tính được độ sinh trưởng tích lũy, độ sinh trưởng tuyệt
đối và độ sinh trưởng tương đối. Tuy nhiên, trên thực tế, để đánh giá sinh
trưởng của vật nuôi, người ta không thể thực hiện các phép đo trên con vật
một cách liên tục. Việc sử dụng các hàm toán học mô tả đường cong sinh
trưởng là một giải pháp hữu hiệu. Giải pháp này không những lấp đầy được
các khoảng trống không cân đo, tránh được các sai số khi cân đo và điều quan
trọng là trên cơ sở các tham số tính được có thể nội suy các kết quả không thể
theo dõi được. Để mô tả đường cong sinh trưởng, từ năm 1825 người ta đã
biết đến hàm Gompertz. Verhulst (1838) đã đề nghị sử dụng hàm Logistic,
một số nghiên cứu đã thử nghiệm các hàm Brody (1945), hàm Bertalanffy
(1957) và hầu hết các nghiên cứu sau này đều sử dụng hàm Richards (1959).
Knízetová và cs. (1985, 1995) đã sử dụng hàm Richards nghiên cứu
đường cong sinh trưởng của 5 giống gà khác nhau và so sánh sinh trưởng của
gà, gà tây, vịt và ngỗng.
Tốc độ mọc lông
10

Giữa tốc độ mọc lông và tốc độ sinh trưởng có sự liên quan chặt chẽ
với nhau. Sai khác chủ yếu về tốc độ mọc lông được quy định bởi cặp gen
liên kết với giới tính. Những con trống mọc lông chậm, có 2 nhiễm sắc thể
giới tính và do đó có 2 yếu tố mọc lông chậm hơn con mái (Siegel, 1962).
Trong một dòng, tính biệt khác nhau có tốc độ mọc lông khác nhau, con mái
lại mọc lông đều hơn con trống. Gia cầm con một ngày tuổi mọc lông rất
nhanh, có 6 lông cánh, đây chính là tiêu chuẩn về sự mọc lông nhanh và cũng
là sinh trưởng nhanh.
Để xác định tốc độ mọc lông, người ta căn cứ vào thời gian thay lông tơ
bằng các lông chính thức, giữa tốc độ mọc lông và khối lượng cơ thể vịt ở 28
ngày tuổi có mối tương quan rất cao (Majna và cs., 1971). Trong chăn nuôi
vịt, người ta thường quan sát tốc độ mọc lông ở 20 ngày và 50 ngày tuổi. Ở
20 ngày tuổi, vịt có lông vai và 30 ngày tuổi vịt có lông cánh. Pingel (1976)
xác định tốc độ mọc lông của vịt bằng cách đo chiều dài lông cánh thứ 4 hàng
thứ nhất, tuổi giết thịt thích hợp khi chiều dài lông cánh đạt 13cm. Ở nước ta,
theo kinh nghiệm cổ truyền, người ta thường xác định tốc độ mọc lông vịt
theo các giai đoạn được gọi là răng lược, nửa lưng, chấm khấu, chéo cách…
11
Kích thước các chiều đo cơ thể
Kích thước các chiều đo của cơ thể có mối tương quan với khối lượng
cơ thể và hướng sản xuất của vật nuôi. Nghiên cứu về các chiều đo của dòng
bố và dòng mẹ đối với vịt Bắc Kinh, Negm và cs. (1981) đều thống nhất rằng:
mọi kích thước chiều đo cơ thể đều có tương quan rõ nét với khối lượng cơ
thể (0,27 - 0,99) và khối lượng trứng (0,39 - 0,67) ở phần lớn các lứa tuổi. Ở
nước ta, các nhà chăn nuôi thường đo dài thân, dài lườn, vòng ngực, dày lườn,
cao chân để nghiên cứu, đánh giá tốc độ sinh trưởng và là cơ sở để chọn lọc
thủy cầm.
1.1.2.3. Các tính trạng sinh sản
Tuổi đẻ quả trứng đầu
Tuổi đẻ quả trứng đầu là chỉ tiêu đánh giá sự thành thục sinh dục, cũng

được coi là yếu tố cấu thành năng suất trứng (Khavecman, 1972). Pingel
(1976) tính được hệ số di truyền của tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của vịt là 0,34
- 0,49. Có mối tương quan nghịch giữa tuổi đẻ quả trứng đầu và năng suất
trứng, tương quan thuận giữa tuổi đẻ quả trứng đầu và khối lượng trứng. Tuổi
đẻ quả trứng đầu phụ thuộc vào bản chất di truyền, chế độ nuôi dưỡng, các
yếu tố môi trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng, thời gian chiếu sáng dài sẽ
thúc đẩy gia cầm đẻ sớm hơn (Khavecman, 1972). Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên
phụ thuộc vào giống, chăm sóc nuôi dưỡng và tuổi thành thục liên quan đến
khối lượng cơ thể của gia cầm. Điều này thể hiện ở những giống thủy cầm
tầm vóc nhỏ, thể trọng nhẹ, phần lớn bắt đầu đẻ sớm hơn những giống thể
12
trọng cao. Trong cùng một giống, cá thể nào được chăm sóc nuôi dưỡng tốt,
điều kiện khí hậu thời tiết phù hợp sẽ thành thục sớm so với nuôi dưỡng kém
(Brandsch và Biichel, 1978; Pingel, 1976)
Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ
Năng suất trứng là số lượng trứng mà gia cầm mái đẻ ra trong một vòng
đời, phụ thuộc vào tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tần số thể
hiện bản năng đòi ấp, thời gian nghỉ đẻ và thời gian đẻ kéo dài. Theo
Brandsch và Biichel (1978), năng suất trứng được tính trong vòng 365 ngày
kể từ ngày đẻ quả trứng đầu tiên. Các hãng công nghiệp gia cầm tính năng
suất trứng đến 70 - 80 tuần tuổi.
Năng suất trứng của gia cầm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng và chịu
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
- Các yếu tố di truyền:
+ Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố (dòng, giống,
hướng sản xuất, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý…). Để đạt năng suất
trứng cao, gia cầm ở tuổi thành thục sinh dục phải phù hợp với tiêu chuẩn của
giống và giữ được sức bền đẻ trứng bằng cách cho ăn hạn chế (khống chế
được khối lượng gia cầm theo tiêu chuẩn của giống).

+ Cường độ đẻ trứng
Các nhà khoa học đã xác định cường độ đẻ thông qua tỷ lệ % số trứng
đẻ trung bình của một đầu mái trong một đơn vị thời gian. Tỷ lệ đẻ mang tính
đại diện cho quần thể đàn. Nhược điểm của phương pháp này là không xác
định được chính xác cá thể nào đẻ cao, cá thể nào đẻ thấp để nhân giống hay
loại thải. Cường độ đẻ là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất trứng.
+ Thời gian kéo dài, chu kỳ đẻ trứng sinh học
Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học là yếu tố quyết định sức đẻ
trứng của đàn vịt. Chu kỳ đẻ trứng sinh học càng dài, sức đẻ trứng càng cao
và ngược lại.
Chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với tuổi thành thục
sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng, vì vậy chu kỳ
đẻ trứng sinh học sẽ ảnh hưởng đến sản lượng trứng.
13
Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học, gia cầm nghỉ và thay lông. Trong
điều kiện bình thường, thay lông lần đầu tiên là thời điểm quan trọng để đánh
giá gia cầm tốt hay xấu. Thời điểm kéo dài sự thay lông nói lên chất lượng gia
cầm mái. Những gia cầm tốt thường thay lông muộn (sau tháng đẻ 10, 11,
12), thời gian thay lông kéo dài 1 - 2 tháng sau đó đẻ lại. Gia cầm có phẩm
chất kém thay lông sớm (sau tháng đẻ 7, 8, 9), thay lông chậm có thể kéo dài
1 - 2 tháng (Bùi Hữu Đoàn và Nguyễn Văn Lưu, 2006). Hiện nay người ta sử
dụng biện pháp thay lông cưỡng bức nhằm rút ngắn thời gian thay lông và
điều kiện thay lông hàng loạt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
+ Tính ấp bóng
Tính ấp bóng hay bản năng ấp liên quan đến khả năng đẻ trứng và là
phản xạ không điều kiện của gia cầm. Bản năng đòi ấp của gia cầm nhằm bảo
vệ nòi giống để sản xuất ra thế hệ con cháu. Bản năng đòi ấp càng mạnh, thời
gian nghỉ đẻ càng lớn. Vì vậy, để tăng hiệu quả chăn nuôi, người ta phải chọn
lọc dần và loại bỏ bản năng đòi ấp nhằm rút ngắn thời gian nghỉ đẻ.
+ Dòng, giống gia cầm

Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất của gia cầm. Các dòng,
giống gia cầm khác nhau có khả năng đẻ trứng khác nhau. Trong chăn nuôi
hiện nay, các giống gia cầm có sức sản xuất tốt được nhân lên, lai tạo, chọn
lọc thành các giống chuyên thịt, chuyên trứng và kiêm dụng. Những dòng
được chọn lọc có hiệu quả thường đạt chỉ tiêu cao hơn những dòng chưa được
chọn lọc khoảng 15 - 35% về năng suất trứng.
- Tuổi gia cầm
Tuổi gia cầm ảnh hưởng năng suất trứng. Vịt có năng suất trứng năm thứ
nhất cao hơn năm thứ hai.
- Thức ăn và dinh dưỡng
Thức ăn và dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ đến sức đẻ trứng của gia
cầm. Muốn cho gia cầm có sức đẻ trứng cao, chất lượng trứng tốt phải đảm
bảo khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng. Nếu trong
khẩu phần ăn thiếu hay thừa một hoặc vài chất sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến
tỷ lệ nuôi sống cũng như năng suất trứng, vì vậy cần đặc biệt chú ý đến loại
14

×