Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Báo in với vấn đề quyền tham gia của trẻ em hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.47 MB, 158 trang )

TE M
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN
rjc rjc rjc rjc rjc rj* rjc rj%
TRAN THỊ THÚY HẢO
BÁO IN VỚI VẤN ĐỂ
QUYỂN THAM GIA CỦA TRẺ EM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Báo chí học
M ã sô : 5 .0 4 .3 0
LU Ậ N V ĂN T H Ạ C s ĩ K HO A HỌC BÁ O CHÍ
NG ƯỜI H ƯỚ NG DẪ N K H O A HỌC:
PG S.TS. Đ IN H VĂ N HƯỜNG
ĐAI HOC QUỐC GIA HA NỌI
trứng tám thông tin thư viện
V . lã. 6 6 . 3
Hà Nội - 2005
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy em
trong suốt những năm học qua.
Em xin trán trọng cảm ơn tất cả những người có tám huyết với sự
nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục th ế hệ trẻ đã nhiệt tình giúp đỡ em trong
quá trình khảo sát thực hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo - Tiến sĩ Đinh Văn Hường
đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, 2005
rry / • 9
Tác gùi
NHŨNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỂ TÀI
Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em: Công ước
Gia đình và Trẻ em: GĐ&TE
Hoa Học Trò: HHT


Liên Hiệp Quốc: LHQ
Phóng viên nhỏ: PVN
Phóng viên tuổi hồng: PVTH
Phổ thông dân tộc nội trú: PTDTNT
Phương tiện truyền thông đại chúng: PTTĨĐC
Thiếu Niên Tiền Phong: TNTP
Thiếu Nhi Dân Tộc: TNDT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương Một: Quyền tham gia của trẻ em và tác động của báo chí trong việc
tuyên truyền, thực hiện Quyền tham gia của trẻ em 10
1.1. Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em 10
1.2. Các Nhóm Quyền trẻ em và ý nghĩa của việc thực hiện
13
1.3. Khái niệm Quyền tham gia của trẻ em trong công tác truyền thông

18
1.4. Quyền tham gia của trẻ em và các sản phẩm báo chí ở nước ta hiện nay.21
Tiểu kết chương M ột 24
Chương Hai: Kết quả khảo sát trên các báo Thiếu Niên Tiền Phong, Thiếu Nhi
Dân Tộc, Hoa Học Trò, tạp chí Gia đình & Trẻ em trong hai năm 2003,
2004 26
2.1. Vài nét về các sản phẩm báo chí được khảo sát 26
2.2. Vấn đề Quyền tham gia của trẻ em được thể hiện qua các sản phẩm báo
chí khảo sát 30
2.3. Hình thức thể hiện của các sản phẩm báo chí khảo sát trong việc tuyên
truyền, thực hiện Quyền tham gia của trẻ em

62

Tiểu kết chương Hai 74
Chương Ba: Nhận xét về ưu, nhược điểm và một số kiến nghị, đề xuất nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tuyên truyền, thực hiện Quyền tham
gia của trẻ em trên các sản phẩm báo chí khảo sát 76
3.1. Ưu, nhược điểm của các sản phẩm báo chí khảo sát trong việc tuyên
truyền và thực hiện Quyền tham gia của trẻ em
76
3.2. Các ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tuyên
truyền, thực hiện Quyền tham gia của trẻ em trên báo chí

83
Tiểu kết chương Ba 90
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHU LUC 96
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của trẻ em là điều kiện tiên quyết đối với tương lai của loài
người. Tiến bộ của trẻ em là mục tiêu chủ yếu trong sự phát triển chung của
mỗi quốc gia. Chính vì vậy, việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ lâu trở
thành mối quan tâm của cả cộng đồng quốc tế và từng nước trên thế giới.
Trên thế giới, cứ một phút, trung bình có khoảng 250 em bé chào đời.
Vào những năm đầu thế kỷ 21, tổng số trẻ em là trên 2 tỷ, chiếm hơn 1/5 dân
số thế giới. Khoảng 82% số trẻ em đang sống ở các nước đang và chậm phát
triển, riêng Châu á có khoảng 60%. Trẻ em Châu Phi chiếm tỉ lệ cao nhất:
47% dân số, tiếp đó là Mỹ La tinh 38%, Châu Đại dương 29%, Bắc Mỹ 22%,
Châu Âu 21%.
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các quyền lợi trẻ em
sẽ được tôn trọng và bảo vệ. Nói cách khác, thành công của công tác bảo vệ,

chăm sóc, giáo dục trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào các kênh truyền thông đại
chúng. Thông qua các kênh truyền thông, thông tin tác động đến mọi tầng lớp
nhân dân, từ đó, định hướng, cổ vũ, kêu gọi những hành động trực tiếp và gián
tiếp bảo vệ Quyền trẻ em.
Hơn thế, nghiên cứu tổng thể mối quan hệ giữa trẻ em với PTTTĐC,
chúng ta nhận thấy: xem xét từ góc độ truyền thông, trẻ em vừa là đối tượng
tiếp nhận thông tin (các em là độc giả của các sản phẩm báo chí phù hợp với
lứa tuổi), vừa là người sản xuất các sản phẩm báo chí (các em có thể là cộng
tác viên của một cơ quan báo chí). Xét từ góc độ kinh tế, trẻ em cũng là đối
2
tượng cần tiếp thị như một nhóm khách hàng giàu tiềm năng tiêu thụ. Xét từ
góc độ văn hóa, trẻ em là tầng lớp cần được truyền thụ, định hướng, giáo dục
cách tiếp nhận hệ thống giá trị văn hóa của quê hương, đất nước, dân tộc Xét
từ góc độ giáo dục, trẻ em là nhóm công chúng lớn, cần được dành sự quan
tâm đặc biệt để giáo dục nhân cách, trí tuệ và đào tạo để trở thành những công
dân tốt, phục vụ và làm chủ đất nước. Và xét từ góc độ Quyền trẻ em thì trẻ
em có quyền tham gia vào các sản phẩm truyền thông.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các loại hình báo chí
(như: báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử) đều có sự cạnh tranh lành mạnh
trong việc cung cấp, định hướng thồng tin xung quanh vấn đề trẻ em. Tuy
nhiên, báo in vẫn chiếm một vị trí ưu việt đối với nhóm công chúng trẻ em.
Với tư cách là chủ thể sản xuất các sản phẩm báo chí phục vụ cho trẻ em, tác
giả nhận thấy việc tuyên truyền cũng như cổ vũ, động viên trẻ em thể hiện
Quyền tham gia của các em trên mặt báo là hết sức cần thiết vì nó ảnh hưởng
sâu sắc tới quan điểm của xã hội đối với trẻ em, định hướng suy nghĩ, tâm tư,
tình cảm của trẻ, góp phần hình thành nhân cách của trẻ em.
Báo chí viết về đề tài trẻ em chia thành hai loại: một loại viết cho trẻ em
và một loại viết vì trẻ em. Báo chí viết cho trẻ em là loại báo viết cho đối
tượng độc giả là trẻ em. Còn báo chí viết vì trẻ em là loại báo viết về đề tài trẻ
em dành cho đối tượng độc giả người lớn đọc.

Tuy nhiên, dù là ở loại báo chí viết cho trẻ em hay vì trẻ em thì ngoài
việc tuyên truyền và thực hiện tốt Nhóm Quyền tham gia của trẻ em thì ngoài
việc báo chí tạo điều kiện tối đa để trẻ em thể thực hiện Quyền tham gia của
trẻ em trên mặt báo, báo chí còn phải có khả năng tác động vào toàn thể xã
hội để những đối tượng có liên quan mật thiết tới cuộc sống và sự phát triển
3
của trẻ hiểu rõ hơn về khả năng, mong muốn, nhu cầu của trẻ em và có
những thay đổi về nhận thức, hành vi trong việc đối xử với trẻ em.
Đó chính là lý do khiến tác giả chọn đề tài: “Báo in với vấn đề Quyền
tham gia của trẻ em hiện nay” (khảo sát trên các báo: Thiếu Niên Tiền
Phong, Thiếu Nhì Dân Tộc, Hoa Học Trò, tạp chí Gia đình và Trẻ em trong
hai năm: 2003, 2004).
2. Tình hình nghiên cứu
Có thể nói, đây là một đề tài khá cụ thể. Trên thực tế, chưa có công trình
nào nghiên cứu sâu sắc và đầy đủ về vấn đề này, mặc dù cũng đã có một số đề
tài khoa học có liên quan tới trẻ em và truyền thông, như: “Báo chí với trẻ em”
(Khoa Báo chí thuộc Phân viện báo chí và Tuyên truyền - PGS. TS Nguyễn
Văn Dững chủ biên), “Trẻ em là trọng tâm - cẩm nang về nghiên cứu có sự
tham gia của trẻ em” (Save the Children, Sweeden), “Sổ tay phóng viên báo
chí vói trẻ em” (PGS.TS Nguyễn Văn Dững), “Quyền trẻ em và phương tiện
thông tin đại chúng” (Save the Children Sweeden)
Trong quá trình thực hiện khảo sát lấy tư liệu làm cơ sở nghiên cứu đề tài,
tác giả nhận thấy vấn đề Quyền tham gia của trẻ em trên báo chí là không chỉ
nhận được sự quan tâm từ phía công chúng trẻ em mà còn từ phía người lớn
(các nhà báo, thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, cán bộ Đoàn, Đội ) Điều đó
cho thấy, đề tài luận văn đã đi đúng hướng.
4
3. Đối tượng nghiên cứu
Báo chí tuyên truyền, thực hiện bốn Nhóm Quyền của trẻ em, gồm:
Quyền được sống còn, Quyền được bảo vệ, Quyền được phát triển, Quyền

được tham gia. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian, dung lượng của một luận
văn thạc sĩ và đặc biệt là với suy nghĩ: trẻ em cũng là những con người, thành
viên của xã hội, của gia đình, là một cá thể phát triển, một chủ thể tích cực có
quyền với những tình cảm và suy nghĩ riêng, vì vậy các em có quyền tự do bày
tỏ ý kiến và cần được mọi người lắng nghe, tôn trọng và khi cần thiết, các em
cũng cần được nghe những lời hướng dẫn tác giả chỉ tập trung vào Nhóm
Quyền tham gia (là những Quyền cho phép trẻ em tham dự vào những công
việc ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ).
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn là tìm hiểu, đánh giá việc
tuyên truyền và thực hiện Nhóm Quyền tham gia của trẻ em trên báo TNTP,
TNDT, HHT, tạp chí GĐ&TE. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả của việc tuyên truyền và thực hiện Quyền tham gia của
trẻ em trên 4 sản phẩm báo chí trên. Những giải pháp này sẽ góp phần tạo môi
trường thuận lợi nhất để trẻ em có cơ hội thể hiện suy nghĩ, tâm tư, nguyện
vọng và mục đích tác động tới các đối tượng có liên quan mật thiết với trẻ em.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn được hình thành trên cơ sở tiếp thu và vận dụng lý luận về
chuyên ngành báo viết, ứng dụng những tri thức khoa học về tâm lý trong việc
nhận biết khả năng tiếp nhận của nhóm đối tượng để đưa ra những luận điểm
5
về phương pháp giáo dục nhân cách, chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên các
PTTTĐC nói chung và báo in nói riêng. Và quan trọng hơn cả là tìm hiểu việc
tuyên truyền, thực hiện Quyền tham gia của trẻ em trên 4 sản phẩm báo in:
TNTP, TNDT, HHT, GĐ & TE. Cung cấp cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề viết
cho trẻ em và viết vì trẻ em.
Về mặt thực tiễn, với tư cách ỉà phóng viên Báo Thiếu Niên Tiền Phong-
tờ báo viết cho trẻ em - việc thực hiện luận văn (về đề tài đã nói ở trên) cũng
là cơ hội để tác giả nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và rút ra những kinh
nghiệm để soi sáng cho công việc của chính mình và các đồng nghiệp.

6. Phạm vi nghiên cứu và khảo sát
Do yêu cầu và tính chất của đề tài là tìm hiểu về việc tuyên truyền, thực
hiện Quyền tham gia của trẻ em trên báo in nên tác giả tập trung chọn lựa 3 tờ
báo cấp Trung ương có đối tượng độc giả là trẻ em, được trẻ em đặc biệt yêu
mến, gắn bó, đó là: báo TNTP, TNDT, HHT và 1 tờ tạp chí viết vì trẻ em là
GĐ &TE khảo sát trong thời gian hai năm: 2003, 2004.
7. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được tiến hành bằng nhiều phương pháp nghiên cứu, nhằm xem
xét, nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, trên nhiều bình diện khác nhau.
* Sử dung phương pháp luân của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hổ Chí
Minh, dường lối của Đảng Cổng sản Viẽt Nam vé sự nghiệp thông tin báo chí
với các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp
6
* Phương pháp anket (bảng hỏi): đây là phương pháp nghiên cứu định lượng,
thu thập thông tin gián tiếp thông qua bảng hỏi.
Tác giả tiến hành thăm dò ý kiến bằng bảng hỏi với kích thước mẫu là 3
đối tượng: Học sinh Tiểu học, Học sinh THCS và THPT. Tổng số học sinh trả
lời các phiếu hỏi ở 7 trường là 500 em, gồm: TH Hoàng Trù (huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An), THCS Lê Lợi (TP Vinh, tỉnh Nghệ An), THPT Kim Liên
(TP Hà Nội), THCS Lê Quý Đôn (TP Hà Nội), THPT Đào Duy Từ (TP Hải
Phòng), THPT Thái Phiên (TP Hải Phòng), PTDTNT Lục Nam (tỉnh Bắc
Giang). Những phiếu hỏi này tập trung vào việc nhận xét, đánh giá việc tuyên
truyền và thực hiện Quyền tham gia của trẻ em trên báo chí dành cho trẻ em
và vì trẻ em, những góp ý, mong muốn được thể hiện Quyền tham gia trên các
sản phẩm báo chí dành cho lứa tuổi của mình
* Phương pháp phỏng vẩn sâu: đây là phương pháp thu thập thông tin khi đi
sâu tìm hiểu kỹ về một vấn đề bằng việc tiếp xúc trực tiếp với những câu hỏi
trực tiếp, đi sâu vào nguyên nhân, động cơ cũng như lý giải những vấn đề
sâu xa dẫn đến việc hình thành cảm xúc, quan điểm của người được phỏng vấn
với vấn đề báo chí tuyên truyền và thực hiện Quyền tham gia của trẻ em.

Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành những cuộc phỏng vấn sâu đối với
những người có liên quan mật thiết, có trách nhiệm đối với sự phát triển của
trẻ em, gồm: nhà quản lý (tổng biên tập, hiệu trưởng), những nhà báo viết cho
trẻ em và vì trẻ em, thầy cô giáo, phụ huynh học sinh, cán bộ Đoàn, Đội.
Tổng số phỏng vấn sâu là 70 cuộc ( học sinh: 50 , nhà báo: 05, giáo viên:
05, phụ huynh: 08, cán bộ Đoàn, Đ ộ i: 02).
7
* Phương pháp nghiên cứu trường hơp: phương pháp này miêu tả, phân tích
một đối tượng cụ thể mang tính điển hình, đại diện cho cả một nhóm đối
tượng.
Tác giả áp dụng phương pháp này đối với em Võ Hoàng Tuấn (học sinh
lớp 10, trường THPT Kim Liên, Hà Nội). Đây là học sinh có những điều kiện
phát triển bình thường, học lực khá. Những nhận xét của em (tập trung vào
Nhóm Quyền tham gia của trẻ em được thể hiện trên báo Hoa Học Trò - tờ
báo điển hình dành cho lứa tuổi của em, được chính em tập hợp thành “Nhật
ký chuyên mục tôi yêu: Voice of Teen (Tiếng nói của dân Teen)”.
* Phương pháp phỏng vấn nhanh, bất ngờ (tại trường học, hội nghị, trên đường
phố, qua điện thoại gia đình ): phương pháp này nhàm mục đích thu được
những kết quả nhanh, nóng hổi về vấn đề được người phỏng vấn quan tâm.
Tổng số cuộc phỏng vấn nhanh là 100 (học sinh: 65, nhà báo: 09, phụ huynh:
12, thầy cô giáo: 10, cán bộ Đoàn, Đội: 04).
* Phương pháp nghiên cứu tác đồng: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm
tìm hiểu sự tác động của báo chí đối với việc tuyên truyền và thực hiện Quyền
tham gia của trẻ em hiện nay, cũng như nhận xét, đánh giá của các em về
những cách thức, tuyên truyền vấn đề này. Để thực hiện phương pháp này, tác
giả đề nghị một nhóm 05 học sinh khối lớp 8, gồm: Trương Đắc Dũng,
Nguyễn Hải Nam- THCS Giảng Võ, Hà Nội; Phạm Hà My, Đinh Phương Nga,
Hoàng Đào Chi - THCS Ngô Sĩ Liên, TP Hà Nội cùng đọc, thảo luận và nhận
xét 04 bài báo và 01 chuyên mục có thể hiện sự tham gia của trẻ em. Sau đó,
tác giả tiến hành phỏng vấn các em để làm rõ nguyên nhân của những nhận

xét đó.
8
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, còn
có 3 chương sau đây:
Chương Một: Quyền tham gia của trẻ em và tác động của báo chí trong
việc tuyên truyền, thực hiện Quyền tham gia của trẻ em.
1.1. Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
1.2. Các nhóm Quyền trẻ em và ý nghĩa của việc thực hiện.
1.3. Khái niệm Quyền tham gia của trẻ em trong công tác truyền thông.
1.4. Quyền tham gia của trẻ em và các sản phẩm báo chí ở nước ta hiện nay.
Chương Hai: Kết quả khảo sát trên các báo: Thiếu Niên Tiền Phong,
Thiếu Nhi Dân Tộc, Hoa Học Trò, tạp chí Gia đình và Trẻ em trong hai
năm 2003, 2004.
2.1. Vài nét về các sản phẩm báo chí được khảo sát.
2.2. Vấn đề Quyền tham gia của trẻ em được thể hiện qua các sản phẩm báo
chí khảo sát.
2.3. Hình thức thể hiện của các sản phẩm báo chí khảo sát trong việc tuyên
truyền, thực hiện Quyền tham gia của trẻ em.
8. Kết cấu của luận văn
9
Chương Ba: Nhận xét về ưu, nhược điểm và một số kiến nghị, đề xuất
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tuyên truyền, thực hiện
Quyền tham gia của trẻ em trên các sản phẩm báo chí khảo sát.
3.1. Ưu, nhược điểm của các sản phẩm báo chí khảo sát trong việc tuyên
truyền và thực hiện Quyền tham gia của trẻ em.
3.2. Các ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tuyên
truyền, thực hiện Quyền tham gia của trẻ em trên báo chí.
Kết luận
10

CHƯƠNG MỘT: QUYỂN THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN, THỰC HIỆN
QUYỂN THAM GIA CỦA TRẺ EM
1.1. Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự
nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê
chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990 vì nội dung
nhân đạo và tiến bộ của Công ước phù hợp với truyền thống đạo lý tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam, với chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với trẻ
em. Sau khi phê chuẩn Công ước, Việt Nam liên tục tiến hành các chương
trình hành động thiết thực và kịp thời để thực hiện các cam kết cùng cộng
đồng quốc tế bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
“Vì tương lai con em chúng ta”, “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” là
tâm niệm của dân tộc Việt Nam, là quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước, là
tình cảm thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là mối quan tâm hàng đầu
của toàn thể nhân dân ta.
Vì vậy, trong chiến tranh cũng như trong hoà bình, trẻ em luôn được chú
ý, bảo vệ. Pháp luật Việt Nam khi được ban hành đã dành sự quan tâm sâu sắc
đối với trẻ em, cụ thể tại Điều 14, Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
năm 1946: “Trẻ em được săn sóc về mặt giáo dưỡng” và Điểu 15: “Nền sơ học
cưỡng bức và không học phí học trò nghèo được Chính phủ giúp”.
11
Tháng 9 năm 1972, u ỷ ban thường vụ Quốc hội đã phát động phong trào
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo khẩu hiệu “Tất cả vì tương lai con em
chúng ta”. Ngày 14/11/1979, nhân dịp năm Quốc tế trẻ em của LHQ, Uỷ ban
Quốc tế thiếu nhi của Việt Nam đã được thành lập và Uỷ ban thường vụ Quốc
hội thông qua Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Pháp lệnh này chỉ
ra rằng chăm sóc trẻ em là trách nhiệm không chỉ của gia đình mà còn là trách
nhiệm của Nhà nước, xã hội. Pháp lệnh đã xác định 6 quyền cơ bản và 3
nhiệm vụ cơ bản của trẻ em. Nghị định 293 Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn

việc thực hiện pháp lệnh này. Đây là mốc đánh dấu sự phát triển của sự nghiệp
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam.
Như vậy, lần đầu tiên, truyền thống đạo lý của nhân dân ta, nghĩa vụ của
gia đình, của các đoàn thể, của các cơ quan Nhà nước đối với trẻ em được thể
chế hoá bằng Pháp lệnh. Mọi người có trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý thực
hiện vì các quyền lợi của trẻ em.
Năm 1989, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân qui định: trẻ em có quyền
được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, xã hội và Nhà nước có nhiệm vụ bảo đảm
cho trẻ em được hưởng Quyền đó. Chương 8 đề cập đến vấn đề sức khoẻ trẻ
em nói chung và chăm sóc trẻ em bị tàn tật. Ngày 25/7/1981, Hội đồng Bộ
trưởng ra quyết định củng cố tổ chức Uỷ ban thiếu niên nhi đồng Việt Nam.
Hai năm 1989, 1990 được coi là Năm thiếu nhi của Việt Nam. Trong thời gian
này, diễn ra Hội nghị quốc gia tổng kết 10 năm (1979-1989) thực hiện Pháp
lệnh bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam. Hội nghị thảo luận Dự thảo
Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em để lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân
dân và được Quốc hội thông qua vào tháng 8 năm 1991. Luật phổ cập giáo
dục cũng được thông qua trong thời gian đó.
12
Năm 1994, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em các cấp đã được thiết lập
và hoàn thiện. Uỷ ban chính là cơ quan đầu mối, phối hợp hoạt động bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em giữa các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội có
liên quan nhằm bảo đảm việc thực hiện các mục tiêu vì trẻ em. Cơ chế phối
hợp hoạt động liên ngành giữa các cơ quan thành viên của u ỷ ban ở các cấp
được thiết lập và hoàn thiện. Với cơ chế phối hợp này, Uỷ ban Bảo vệ, Chăm
sóc và Giáo dục trẻ em Việt Nam tạo nên sự phối hợp đồng bộ trong việc kiến
nghị Nhà nước ban hành những văn bản luật pháp, chính sách liên quan đến
trẻ em. Năm 2002, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em sát nhập với Uỷ ban
Dân số và Kế hoạch hoá Gia đình thành uỷ Ban Dân số Gia đình và Trẻ em.
Ở Việt Nam, Công ước đã được dịch sang tiếng Việt (tiếng phổ thông)
và một số tiếng dân tộc thiểu số (Thái, H ’Mong, Êđê, Bana). Nội dung của

Công ước được tuyên truyền rộng rãi trên các PTTTĐC. Trong những nãm
qua, Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Hội đồng Đội Trung ương, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt
Nam tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu Công ước và Luật pháp Quốc gia, in và
phát hành 150.000 bản giới thiệu Công ước, hướng dẫn thực hiện Quyền trẻ
em, bảo vệ Quyền trẻ em, tư pháp chưa thành niên Các thông tin về Luật
pháp Quốc gia và Công ước thường xuyên được tuyên truyền tại các trường
học và cộng đồng. Nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, các cơ quan truyền
thông tiến hành cải tiến nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với từng
nhóm đối tượng. Các văn kiện về Quyền trẻ em được đăng tải trên báo chí
Trung ương và địa phương.
Từ Trung ương đến địa phương, Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em, Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức nhân
đạo đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện Công
13
ước thông qua việc phân phát các vãn bản của Công ước, tổ chức các diễn đàn
trẻ em, vận động cộng đồng hỗ trợ các chương trình vì trẻ em và các công việc
khác. Tại các trường phổ thông, Quyền trẻ em bắt đầu được đưa vào nội dung
hoạt động ngoại khóa.
Bên cạnh đó, Việt Nam luôn coi trọng hợp tác song phương, đa phương
và khu vực nhằm huy động thêm các nguồn lực thực hiện nhóm mục tiêu vì trẻ
em.
1.2. Các Nhóm Quyền trẻ em và ý nghĩa của việc thực hiện
Định nghĩa về trẻ em trong Công ước đưa ra một qui định chung mang
tính chất quốc tế: "Trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp Luật
pháp Quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn
Luật Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em của Việt Nam qui định trẻ em là công
dân Việt Nam dưới 16 tuổi, thấp hơn tuổi qui định trong Công ước hai tuổi.
Sự khác biệt này bắt nguồn từ việc xác định độ tuổi của trẻ em ở mỗi
quốc gia phụ thuộc vào điều kiện thực tiễn của từng quốc gia. Đó là những

điều kiện về nhân chủng học, văn hóa, khả năng nhận thức, sự phát triển tâm,
sinh lý, những quan niệm truyền thống, đạo đức, pháp lý của dân tộc và đặc
biệt là điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia
Văn kiện đầu tiên về Quyền trẻ em là Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ về Quyền
trẻ em năm 1924 do Hiệp hội quốc tế các Quỹ cứu trợ trẻ em khởi thảo dựa
trên Hiến chương về Quyền trẻ em năm 1923. Từ đó, Quyền trẻ em trở thành
một khái niệm được khẳng định và thừa nhận. Ngày 20/11/1959, Đại hội đồng
14
LHQ nhất trí thông qua một bản tuyên ngôn khác về Quyền trẻ em, “Tuyên
ngôn về quyền trẻ em” với 10 Điều có nội dung tiến bộ hơn, trong đó Quyền
trẻ em được mở rộng hơn. Tuy nhiên, hai bản Tuyên ngôn này mới chỉ là
những tuyên bố có giá trị về đạo đức mà không có giá trị pháp lý ràng buộc
các nước thực hiện.
Năm 1978, LHQ thông qua Nghị quyết soạn thảo Công ước về Quyền trẻ
em trên cơ sở Tuyên ngôn về Quyền trẻ em năm 1959 và hai Công ước quốc tế
về các Quyền kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và dân sự. Sau nhiều lần chỉnh
lý trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhiều nước và các tổ chức quốc tế về Quyền
trẻ em, các nước cùng ký Công ước vào ngày 26/01/1990. Công ước là văn bản
đầu tiên đề cập toàn diện và chính xác về mặt pháp lý các Quyền trẻ em theo
hướng tiến bộ và nhân đạo, trên cơ sở thừa nhận trẻ em có quyền được chăm
sóc, giúp đỡ, bảo vệ đặc biệt. Công ước bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày
2/9/1990. Đến ngày 31/3/1998, 191 quốc gia phê chuẩn hay tham gia Công
ước (tức là chịu sự ràng buộc của Công ước).
Công ước là văn kiện quan trọng nhất về Quyền con người của trẻ em
trong hệ thống luật pháp quốc tế về Quyền con người, tổng hợp mọi Quyền
con người, ví dụ: Quyền dân sự, Quyền chính trị cũng như Quyền về kinh tế,
xã hội và văn hoá. Công ước trở thành cơ sở cho chương trình hành động của
nhiều quốc gia trên thế giới trong công tác về trẻ em.
Công ước gồm lời mở đầu và 3 phần chính bao gồm 54 Điều:
* Lời mở đáu: Nêu lên những nguyên tắc cơ bản của LHQ thể hiện trong

Tuyên ngôn, tuyên bố và Công ước về Quyền con người, về sự công nhận
phẩm cách vốn có cùng các Quyền bình đẳng và không thể tước đoạt của mọi
15
thành viên trong cộng đồng con người là nền tảng của tự do, công lý và hoà
bình trên thế giới. Tuyên ngôn và Công ước Quốc tế về Quyền con người thoả
thuận rằng, tất cả mọi người đều được hưởng mọi Quyền và tự do nêu trong
Tuyên ngôn và Công ước mà không chịu bất cứ sự phân biệt đối xử nào.
• Phần 1: Từ Điều 1 đến Điều 41: Qui định các Quyền của mọi trẻ em.
Các Quyền con người của trẻ em (gọi tắt là Quyền trẻ em) mang tính phổ
quát, là bộ phận hợp thành Quyền con người bao quát toàn bộ các lĩnh vực dân
sự và chính trị; kinh tế, xã hội và văn hoá.
• Phẩn 2: Từ Điều 42 đến Điều 45: Qui định các cơ chế giám sát và thực
hiện Công ước.
Công ước qui định các quốc gia thành viên phải cam kết phổ biến rộng
rãi các nguyên tắc và điều khoản của Công ước tới người lớn và trẻ em và phải
có trách nhiệm đệ trình báo cáo đầu tiên về Công ước cho u ỷ ban Công ước
Quyền trẻ em sau hai năm phê chuẩn Công ước và sau đó, cứ 5 năm báo cáo
một lần. Uỷ ban về Quyền trẻ em có thể đề nghị tiến hành những nghiên cứu
đặc biệt về các vấn đề cụ thể liên quan đến Quyền trẻ em và nêu lên những gợi
ý và khuyến nghị chung tới các quốc gia thành viên có liên quan. Công ước
không phải là một khung hình phạt mà góp phần tìm ra những kẽ hở giữa dịch
vụ và các chương trình, chính sách để từ đó đưa ra khuyến nghị hỗ trợ các
quốc gia trong sự nghiệp vì trẻ em.
• Phẩn 3: Từ Điều 46 đến Điều 54: Qui định về phê chuẩn, gia nhập, sửa
đổi, bổ sung, bảo lưu và hiệu lực của Công ước.
16
Trong đó, có bốn Nhóm Quyền:
- Quyền được sống còn: Đây là một trong nhũng Quyền cơ bản nhất của con
người. Mỗi trẻ em (cũng bình đẳng như mọi thành viên khác trong xã hội) đều
có nhu cầu được hưởng những dịch vụ cơ bản để đảm bảo Quyền được sống,

như: được ăn uống đầy đủ, được hưởng giáo dục, được chăm sóc y tế khi cần
thiết, được giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp Những nhu cầu đó chỉ rõ,
“tồn tại” chưa đủ, mà chất lượng cuộc sống là vô cùng quan trọng.
- N hóm Quyền p h á t triển: Là những Quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự
phát triển toàn diện. Khái niệm “phát triển” không chỉ đơn thuần là chuẩn bị
cho các em một cuộc sống làm người lớn, mà còn bao hàm việc cung cấp
những điều kiện tối ưu cho cuộc sống hiện tại của trẻ em. Sự phát triển của các
em được khái quát toàn diện, bao gồm các biện pháp nhằm tạo ra một môi
trường có lợi cho sự tồn tại và phát triển của trẻ em, chẳng hạn: sự phát triển
thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, tâm lý xã hội.
Công ước đề cập đến sự “phát triển” của trẻ em thông qua những Quyền
có một cuộc sống đầy đủ, Quyền được học tập, được bảo vệ chống lại sự bóc
lột và lạm dụng, Quyền được nghỉ ngơi, giải trí, Quyền được chăm sóc sức
khoẻ, được tham gia các hoạt động văn hoá kể cả sự cần thiết phải hỗ trợ
cho các gia đình có khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu để trẻ em phát
triển.
- Nhóm Quyền được bảo vệ: Là những Quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi
hình thức bị bỏ rơi và lạm dụng. Trong thực tế, trẻ em là đối tượng ít có khả
năng tự bảo vệ mình nhất, vì thế, tất cả các em cần được bảo vệ đặc biệt mà
không có sự phân biệt giới tính, quốc tịch, văn hoá và những yếu tố khác.
17
Công ước đưa ra các biện pháp đặc biệt bảo vệ trẻ em khỏi sự phân biệt
đối xử: Nhà nước phải có nghĩa vụ bảo vệ trẻ em chống lại bất kỳ hình thức
phân biệt đối xử nào, nghĩa là Nhà nước phải có những biện pháp thích hợp
đảm bảo mọi dịch vụ xã hội cơ bản, như: giáo dục, y tế, pháp lý phải đến được
với mọi trẻ em, kể cả những em không có khả năng tài chính.
- Nhóm Quyền tham gia: Là những Quyền cho phép trẻ em tham dự vào
những công việc ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Trẻ em là con người, thành
viên của xã hội, của gia đình, là một cá thể phát triển, một chủ thể tích cực có
Quyền với những tình cảm và suy nghĩ riêng. Vì vậy, các em có quyền tự do

bày tỏ ý kiến và cẩn được mọi người lắng nghe, tôn trọng và ngược lại, khi cần
thiết, các em cũng cần được nghe những lời hướng dẫn.
Các Quyền con người trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền được
phân loại dựa vào đặc điểm của các Nhóm Quyền con người nhất định và tính
chất tác động của quyền lực Nhà nước.
Trong Công ước, một giải pháp toàn diện được thông qua yếu tố cơ bản
trong việc xảc định Quyền trẻ em là hoàn cảnh của tuổi thơ và những nhu cầu
cần thiết cho sự phát triển và sống còn của trẻ. Điểm quan trọng cần chú ý là
trong khi chia Quyền trẻ em thành 4 Nhóm trên thì các nhóm này không tách
biệt nhau. Cuộc sống của trẻ em là một diễn biến liên tục chứ không phải là
những sự kiện tách rời, chính vì vậy, tất cả các Nhóm Quyền này có quan hệ
và gắn bó với nhau. Mỗi mặt của đời sống trẻ em được đề cập đến trong các
Nhóm Quyền đều liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau, mặt này ảnh
hưởng đến mặt khác.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM THÕNG TIN THƯ VIÊN
V - LẦ/lbb 5
18
Việc thực hiện các Quyển trong Công ước phải tuân theo các nguyên tắc:
Tất cả các Quyển và Nghĩa vụ nêu trong Công ước đều được áp dụng bình
đẳng cho tất cả trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử. Tất cả những hoạt
động được thực hiện đều phải tính đến lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em có
quyền được tham gia: mọi ý kiến của trẻ em đều cần được lắng nghe và tôn
trọng.
Như vậy, những động cơ kinh tế gắn liền với động cơ đạo đức và xã hội
là những lý do xác đáng cho tất cả các Chính phủ dành cho trẻ em một sự ưu
tiên hàng đầu và sự quan tâm đặc biệt. Đó chính là nguyên nhân thúc đẩy việc
xây dựng và thực hiện Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em.
1.3. Khái niệm Quyền tham gia của trẻ em trong công tác truyền thông
Như chúng ta đã biết, trong thời đại bùng nổ thông tin, trẻ em có nhiều cơ

hội tiếp cận với các PTTTĐC. Do đó, những người làm công tác truyền thông
cần hiểu rõ: Công ước qui định “Nhóm Quyền tham gia là Nhóm Quyền cho
phép trẻ em tham dự vào những công việc ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.
Nhóm Quyền này được quy định bởi các Điều:
- Điều 12: Trẻ em có quyển tự do trình bày ý kiến của mình, những ý kiến đó
phải được tôn trọng và xem xét.
Thực tế cho thấy, không phải những gì người lớn nghĩ rằng là vì quyền
lợi của trẻ” đều thực sự tốt cho trẻ, đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của
trẻ. Vì vậy, trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về mọi mặt trong đời sống liên quan
đến các em, từ việc học tập, chăm sóc sức khỏe, các mối quan hệ trong gia
đình, xã hội đến các vấn đề nảy sinh hàng ngày. Người lớn phải lắng nghe
19
và tôn trọng ý kiến của các em. Dĩ nhiên, không phải ý muốn nào của các em
cũng buộc người lớn phải thực hiện nếu như điều đó không hợp lý.
Bên cạnh đó, Quyền tham gia được áp dụng bình đẳng với mọi trẻ em,
không phân biệt đối xử.
- Điều 13: Trẻ em có quyền tự do biểu đạt, tìm kiếm và tiếp nhận mọi loại
thông tin và tư tưởng.
Điều 12 và Điều 13 có mối liên quan mật thiết vì Điều 13 nhấn mạnh đến
Quyền trẻ em được tham gia các hoạt động của các PTTTĐC. Điều 13 qui
định rõ: “Quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin
và tư tưởng không kể biên giới; hoặc qua truyền miệng, bản viết hay bản in,
dưới bất kỳ hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào
khác mà trẻ em lựa chọn”.
Rõ ràng, trong lĩnh vực truyền thông dành cho lứa tuổi mình, trẻ em bình
đẳng với người lớn. Người lớn có trách nhiệm khuyến khích, cổ vũ, động viên,
tạo điều kiện để trẻ em tham gia vào quá trình truyền thông.
- Điéu 14: Trẻ em có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo.
- Điều 15: Trẻ em có quyền tự do kết giao và hội họp hòa bình.
- Điều 17: Trẻ em có quyền tiếp xúc với thông tin và tư liệu phù hợp với lợi

ích xã hội, tinh thần đạo đức cũng như sức khỏe về thể chất và tinh thần của
trẻ em.
2 0
Đây là điều trọng tâm nhất qui định về Quyền của trẻ em được tiếp cận
với những thông tin thích hợp, các quốc gia thành viên công nhận chức năng
quan trọng của PTTTĐC và phải đảm bảo rằng trẻ em được thu nhận thông tin
và tư liệu từ nhiều nguồn quốc gia và quốc tế khác nhau, đặc biệt là những
thông tin tư liệu nhằm mục đích cổ vũ lợi ích cho xã hội, tinh thần và đạo đức
cũng như sức khỏe và tinh thần của trẻ em. Điều 17 quy định rõ vai trò cơ bản
của các phương tiện truyền thông là cung cấp cho trẻ em những thông tin về
các Quyền và trách nhiệm của trẻ theo qui định của Công ước. Đồng thời
khuyến khích sự phát triển các biện pháp phù hợp trong việc bảo vệ trẻ em
khỏi các thông tin hay tư liệu có hại cho lợi ích và sự phát triển của các em.
- Điéu 30: Trẻ em có quyền hưởng đòi sống văn hóa, theo tôn giáo của mình
và sử dụng ngôn ngữ riêng nếu trẻ em thuộc những cộng đồng thiểu số hoặc
bản địa.
Điều này xác định Quyền của trẻ em được sử dụng tiếng nói, ngôn ngữ
riêng của mình nếu là dân tộc thiểu số và như vậy đồng nghĩa với việc kêu gọi
các PTTTĐC phải có trách nhiệm hỗ trợ các em sử dụng tiếng nói riêng của
mình, ví dụ: có những tờ báo riêng, trang báo riêng, các chương trình riêng
cho trẻ em dân tộc thiểu số.
Như vậy, Công ước chính là cơ sở pháp lý đảm bảo các PTTTĐC phải
thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc cung cấp thông tin đầy
đủ, phù hợp, cũng như đảm bảo Quyền của trẻ em được tiếp cận thông tin,
nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết. Và nhiệm vụ của các PTTTĐC không chỉ
là thực hiện những Quyền trên cho trẻ mà còn có chức nãng cơ bản trong việc
giám sát và bảo vệ các Quyền của mỗi cá nhân, trong đó có trẻ em.

×