Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Mở Hà Nội trong giai đoạn phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.5 MB, 115 trang )

Đ Ạ I HỌC QUỐC G ĨA HÀ NỘI
KHOA Sư PHẠM
HOÀNG LAN HƯƠNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN cứu KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
m » m
TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MỞI

LUẬN VĂN THẠC s ỉ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
Người hướng dẩn khoa học: TS. TỪ ĐỨC VĂN
:■} .‘ 1 —? f\! ÎIT-J i Htj V !C •
HÀ NỘI - 2008
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian hơn hai nãm học tập và nghiên cứu được sự giúp đỡ chỉ
bảo tận tình của các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục, các GS, PGS, TS,
cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, đề tài luận văn thạc sĩ QLGD đã
được hoàn thành.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo đã trực tiếp
giảng dạy trong thời gian qua, các thầy cô giáo: Khoa Sư phạm, Khoa sau đại
học, Phòng Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã giúp đỡ bản thân tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu về lĩnh vực khoa học quản lý giáo dục.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Từ Đức Văn đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài luận văn khoa học này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Viện Đại học Mở Hà
Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tuy đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong các thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp chỉ dẫn, góp ý.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 4 năm 2008


Tác giả
Hoàng Lan Hương
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CB, GV Cán bộ, giảng viên
CBQL Cán bộ quản ỉý
CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục

Cao đẳng
ĐH Đại học
GD&Đ T Giáo dục và đào tạo
GV
Giảng viên
KH
Khoa học
NCKH Nghiên cứu khoa học
NCKH-SV
Nghiên cứu khoa học sinh viên
QLGD Quản lý giáo dục
QTKD Quản trị kinh doanh
sv Sinh viên
SL số lượng
TB Thứ bậc
VĐH M HN Viên Đai hoc M ở Hà Nôi
• • « •
MỤC LỤC
Trang
M ỏ ĐẨU
1. Lý do chọn đề tài l
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6. Phạm vi nghiên cứu 4
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Cấu trúc luận văn 5
Chương 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VỂ VẤN ĐỂ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1. Ở nước ngoài 7
1.1.2. Ở trong nước 7
l .2. M ột số khái niệm cơ bản của đề tài 9
1.2.1. Quản lý 9
1.2.2. Quản lý giáo dục 17
1.2.3. Quản lý trường học 18
1.3. Nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học 20
1.3.1. Nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học giáo dục 20
1.3.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục 23
1.3.3. Nghiên cứu khoa học của sinh viên 27
1.3.4. Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ của giảng viên và sinh viên 29
trong các trường Đại học, Cao đẳng
1.3.5. Chức năng nghiên cứu khoa học của sinh viên 30
1.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học 32
1.4.1. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học 32
1.4.2. Các nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
1.4.3. Quản lý chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học
Chưomg 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN
c ú u KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN VIỆN ĐẠI HỌC MỞ
• • • •
TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN m ới
2.1. Sơ lược về Viện Đại học M ở Hà Nội

2.2.Thực trạng tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội
2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên Viện Đại
học Mở Hà Nội về hoạt động nghiên cứu khoa học
2.2.2. Đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa
học của cán bộ - giảng viên - sinh viên Viện Đại học M ở Hà Nội
2.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất ỉượng và hiệu quả hoạt
động nghiên cihi khoa học của sinh viên Viện Đại học M ở Hà Nội
2.3. Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học

Viện Đại học M ở Hà Nội
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN
c ú u KHOA HỌC Ở VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
3.1. Các định hướng đé xuất các biện pháp quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học của sinh viên Viện Đại học M ở hà Nội
3.1.1. Can cứ chiến lược đổi mới giáo dục đại học, mục tiêu đào tạo
của Viện Đại học M ở hà Nội
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên Viện Đại học M ở hà Nội
3.2.1. Củng cố bộ máy tổ chức quản lý nghiên cứu khoa học
3.2.2. Tăng cường kinh phí và các nguồn lực phục vụ hoạt động
nghiên cứu khoa học
3.2.3. đẩy mạnh thông tin khoa học và ứng dụng các kết quả nghiên
cứu khoa học 74
3.2.4. Tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học cho 75
giảng viên và sinh viên
3.2.5. Tăng cường sự phối hợp quản lý của các khoa, phòng, ban, 76
các đơn vị đối với hoạt động nghiên cứu khoa học

3.2.6. Đổi mới khâu nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học 77
3.2.7. Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ ỉuật hợp lý 79
3.3. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động 80
nghiên cứu khoa học của Viện Đại học M ở hà Nội
3.4. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động 84
nghiên cứu khoa học của Viện Đại học M ở hà Nội
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91
1. Kết luận 91
1.1. Về lý luận 91
1.2. Về mặt thực tiễn 92
1.3. Nguyên nhân 92
1.4. Các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học 92
2. Khuyến nghị 93
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 93
2.2. Đối với Viện Đại học M ở hà Nội 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC
ỉ. Lý do chọn đề tài
Trước những yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ đổi mới. Hội nghị lần
thứ 4 Ban chấp hành Trung ưcSìg Đảng cộng sản Việt Nam khóa IX đã giao
cho ngành giáo dục nhiệm vụ: “ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học Phát huy tinh thần độc lập
suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên để nâng cao năng lực tự học, tự
hoàn thiện” [3, tr.109].
Với trách nhiệm vổ cùng nặng nề và quan trọng đó, các trường đại học
đã xác định mục tiêu của mình là đào tạo các nhà chuyên môn giỏi, có trình
độ tri thức khoa học vững vàng, có khả năng tư duy sáng tạo để giải quyết các
vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đòi hỏi. Nhằm thực hiện mục tiêu này, các
trường đã phải không ngừng tìm tòi các biện pháp để nâng cao chất lượng đào

tạo và một trong những biện pháp quan trọng đó là đưa sinh viên vào hoạt
động nghiên cứu khoa học. Trong Luật Giáo dục cũng đã nêu rõ nhiệm vụ của
các trường đại học, cao đẳng là: “ Đào tạo những con người có phẩm chất
chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực
hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc” . [4; tr 12].
Trong các trường đại học và cao đẳng, việc tổ chức và hướng dẫn sinh viên
nghiên cứu khoa học là những nhiệm vụ

bản của mỗi cán bộ - giảng viên.
NCKH có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho
giảng viên, tạo điều kiện cho các giảng viên có cơ hội ứng dụng các thành tựu
khoa học - kỹ thuật vào thực tiễn công tác, phát huy năng lực sáng tạo, góp
phần nâng cao chấi lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
NCKH ỉà một hình thức tổ chức dạy học đặc thù

đại học, giúp sinh viên
chủ động học tập, tìm tòi sáng tạo, vừa nắm vững tri thức mới, vừa luyện tập
vận dụng các phương pháp nhận thức, đồng thời hình thành và rèn luyện thói
quen nghiên cứu khoa học. Hình thành và phát triển tính kiên trì, nhẫn nại,
trung thực, tác phong làm việc có kế hoạch, có phương pháp Vì vậy hình
thức này có tác dụng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên nói riêng, kết
quả của toàn bộ quá trinh đào tạo nói chung. Đây cũng chính là một trong
những mục tiêu đào tạo của các nhà trường đã được cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng nhấn mạnh: “ Trong nhà trường điều chủ yếu không phải là nhồi nhét
cho học trò một mớ kiến thức hỗn độn, tuy rằng kiến thức là cần thiết, điều
chủ yếu là giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận,
phương pháp diễn tả rồi đến phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập,
phương pháp giải quyết vấn đ ề [ 9; tr 16] . Tuy nhiên hiên nay việc tổ chức
đưa sinh viên vào hoạt động nghiên cứu khoa học còn gặp không ít khó khăn

vướng mắc trong cổng tác quản lý, trong đó có việc đé xuất các biện pháp tổ
chức nghiên cứu khoa học cho sinh viên chưa đạt được hiệu quả cần thiết.
Việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động NCKH của Viện Đại học Mở Hà Nội
» ^ ■ • « •
đã có tác dụng khuyến khích, thúc đẩy cán bộ, giảng viên và sinh viên tham
gia hoạt động NCKH và chính kết quả NCKH đã góp phẩn hoàn thiện và
nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Chính vì vậy, hoạt động NCKH
của giảng viên và sinh viên trong những nãm qua đã luôn nhận được sự quan
tâm của lãnh đạo nhà trường và hoạt động NCKH được coi là một nhiệm vụ,
một nội dung quan trọng trong công tác của giảng viên và trong quy trình đào
tạo của Viện Đại học Mở. Tuy nhiên, thực tế hoạt động NCKH của giảng viôn
và sinh viên trong những năm qua còn bộc lộ nhiẻu hạn chế, đó là nhiệm vụ
NCKH chưa thực sự lôi cuốn được đông đảo mọi người cùng tham gia, việc
NCKH chưa trở thành nhu cầu tự nguyên của mỗi giảng viên, sinh viên, việc
tham gia hoạt động NCKH còn mang nặng tính chất đối phó, hình thức vừa
lãng phí thời gian vừa tiêu tốn tiền của, sức lực
Ngày 30 tháng 3 năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định
số 08/2000/QĐ-BGD&ĐT ban hành Quy chế nghiên cứu khoa học của sinh
viên các trường đại học và cao đẳng. Đè quản lý hoạt động NCKH, xây dựng
được một quy trình quản lý hiệu quả, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào
2
tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội, trước hết cần phải đánh giá đúng thực trạng
hoạt đóng NCKH của trường hiện nay. Điều quan trọng là phải đề xuất được
một số biện pháp quản lý phù hợp với từng bước đưa hoạt động NCKH vào né
nếp, tạo nên một sức sống mới trong hoạt động NCKH của một số giảng viên
và sinh viên.
'ừ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu "Biện pháp quản
lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội
trong giai đoạn phát triển m ới" với mong muốn có những đóng góp nhất định
vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nhà giáo nói chung và hoạt động NCKH

của giảng viên và sinh viên nhà trường nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá khách quan thực trạng hoạt động NCKH của sinh
viên Viện Đại học Mở Hà Nội, để xuất được một số biện pháp quản lý tối ưu
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả NCKH của nhà trường, góp phần đưa
sự nghiệp đào tạo của nhà trưòng lên một vị trí thế mới trong giai đoạn tới.
3. Khách thể và đôi tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Ọuá trình quản lý hoạt động nghiôn cứu khoa học của giáng vicn và
sinh vién Viện Đại học Mở Hà Nội
3.2. Đôi tượng nghiên cứu
Cấc biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Viện Đ ủ học M ở Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Kiện nay việc tổ chức hoạt động NCKH cho sinh viên cũng như việc
thực hUìn nhiệm vụ NCKH của giảng viên

Viện Đại học Mở Hà Nội còn
nhiêu bất cập, đặc biệt là việc đánh giá chất lượng và hiệu quả nghiên cứu.
Nếu để xuất được các biện pháp quản lý phù hợp và vận dụng hợp ỉý các biện
pháp đc sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của sinh viên nói
riêng và chất lượng đào tạo của trường nói chung.
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5./. Tìm hiểu cơ sở lý luận của ván đề quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
5.2. Tìm hiểu thực trạng tô chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
của Viện Đại học Mở Hà Nội
*
* » •
5.3. Đê xuất và khảo nghiệm một sô biện pháp quản lý nhằm nâng cao

chất lượng và hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Đại học
Mở Hà Nội
6. Phạm vi nghiên cứu
- Chủ yếu đánh giá tổ chức, quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên
Viện Đại học M ở Hà Nội từ 2002-2007.
- Địa bàn nghiên cứu: Viện Đại học M ở Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc sách, thu thập tài liệu, phân tích tư liệu lý luận và các báo cáo tổng
kết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
72.1. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Khi thực hiện đẽ tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng kết kinh
nghiệm giảng dạy và tổ chức chỉ đạo hoạt động NCKH của các đơn vị trong
trưcmg (Khoa, Tổ chuyên môn) cũng như các kinh nghiệm hướng dẫn sinh
viên NCKH của các trường khác đã được đăng trên các thông tin KHGD, tạp
chí chuyên ngành vể đề tổ chức NCKH w
7.2.2. Phương pháp chuyên gia
Tổ chức các buổi thảo luận khoa học, thu thập lý kiến của các chuyên
gia về vấn để NCKH của giảng viên và sinh viên, qua đó thu thập được những
tư liệu quý báu phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
7.2.3. Phương pháp điểu tra bằng báng hỏi (ankét)
Chúng tôi dùng các bảng hỏi để kiểm tra về nhận thức, thái độ và đánh
giá của các cán bộ quản lý, giảng viôn và sinh viên trong trường VC thực trạng
4
hoạt động NCKH hiện nay, cũng như việc nghiên cứu định hướng cho hoạt
động NCKH của nhà trường trong thời gian tới để làm căn cứ xây dựng một
số biện pháp quản lý phù hợp.
Trong để tài này, chúng tôi đã sử dụng 2 loại bảng hỏi sau:
- Phiếu trưng cầu ý kiến giảng viên và cán bộ quản lý về hoạt động

NCKH của Viện Đại học M ở Hà Nội.
- Phiếu trưng cầu ý kiến sinh viên về hoạt động NCKH của Viện Đại
học M ở Hà Nội.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Chúng tôi nghiên cứu các sản phẩm khoa học của giảng viên và của
sinh viên ìừ những năm trước (từ năm 2002 - 2007) để có được các nhận xét
về thực trạng hoạt động NCKH một cách có hệ thống.
7.3. Phương pháp thống kẻ toán học
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các tư liệu
thu được từ các phương pháp điểu tra, phương pháp thực nghiệm nhằm làm
cho kết quả nghiên cứu bảo đảm chính xác, có tin cậy cao.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của các biện pháp quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học của sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên Viện
Đại học Mở Hà Nội.
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên Viện Đại học M ở Hà Nội.
5
Ch

g 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VỂ VẤN ĐỂ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ những thập niên cuối của thế kỉ X X ,cùng với sự phát triển nhanh
chóng của khoa học và công nghệ, giáo dục đại học cũng đã diễn ra rất sôi
nổi trên phạm vi toàn cầu. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ cao, quá trình đào tạo ở các trường đại học đã gắn chặt với nghiên

cứu khoa học, với thực tiễn cuộc sống.
Giáo dục đại học phát triển theo các xu hướng sau đây:
M ột là,
nâng cao chất lượng giáo dục đại học dựa trên cơ sở tăng cường
chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng tuyển sinh, chất lượng chương
trình, nội dung đào tạo, đổng thời với việc tổ chức quản lí giáo dục đại học
bằng cơ chế kiểm định chất lượng, với hệ thống văn bản pháp quy xác định
tiêu chuẩn, điểu kiện và quy trình đào tạo trên cơ sở khoa học thống nhất.
'Hai‘là,
công ngtaệ hoáiquáitrìnhiđào tạo' bằng việc-đưa eông nghệ thỏng
tin vào các trường đại học phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Với
những trang bị thiết bị k ĩ thuật dạy học hiện đại và việc thiết kế bài giảng theo
quy trình công nghệ, đã tạo ra các module để tổ chức cho người học chủ động
nắm kiến thức và rèn luyện k ĩ năng nghiệp vụ.
Ba là,
phát huy vai trò tích cực, sáng tạo của người học. Tiếp cận quan
điểm “ dạy học lấy sinh viên làm trung tâm” ,sử dụng phương pháp dạy học
tích cực và đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học để phát huy tiềm năng
sáng tạo của người học. Đây là vấn đế cốt lõi của phương pháp dạy học mới
để bồi dưỡng cho s v năng lực tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện phương pháp
tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đẻ thực tiễn.
Để đáp ứng yêu cẩu của giáo dục đại học trong giai đoạn mới, NCKH
của s v đã được coi là một hình thức trọng yếu của quá trình đào tạo chuyên
gia. Chính vì thế, việc tổ chức, rèn luyện NCKH cho s v đã trở thành vấn đề
thu hút sự quan tâm của nhiêu nhà khoa học giáo dục trong và ngoài nước.
6
1.1.1. Ở nước ngoài
Trong các trường đại học ở Liên Xô trước đây rất coi trọng các hình
thức tổ chức NCKH cho sinh viên, trong đó tổ chức cho s v làm khoá luận,
luận văn tốt nghiệp được coi là quan trọng nhất.

Năm 1971

M.T.Lubixưna và A.A.Gơrôxepxki trong chuyên khảo
Tổ

chức công việc tự học của sv
[10] cho rằng NCKH của sv đại học là một
trong những hình thức hoàn thiện nhất vé mặt đào tạo khoa học, có hiệu quả
thiết thực đối với việc nâng cao trình độ của sv .
Năm ỉ 972 P.T. Prikhodko trong tác phẩm
Tổ chức và phươìĩỊỊ pháp

công tác NCKH
[25] đã giới thiệu những nét đặc trưng cơ bản của hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên, tác giả đánh giá tầm quan trọng của việc
tổ chức cho sinh viên làm tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp, coi đây là những
hình thức tập dượt NCKH, nhờ đó mà s v có khả năng tự học suốt đời.
Năm 1979 S.I Ackhanghenxki trong
Những bài giảnịĩ về lí luận dạy

học ở đại học
[5] cho răng NCKH của s v là một trong những con đường để
phát triển hứng thú nhận thức và hình thành k ĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn. Năm 1982

S.I.Zinôviev trong tác phẩm
Quá trình dạy học ở trường

dại học Xô viết
[32] đã nhấn mạnh ý nghĩa NCKH của s v đối với quá trình

đào tạo. Theo các tác giả, qua NCKH giúp s v hình thành những quan điểm,
thái độ đối với khoa học và những phẩm chất, năng lực của nhà chuyên môn.
Các ông cho rằng khi tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học cần quan
tâm đúng mức đến việc rèn luyện các kT năng nghiên cứu với những quy trình
chặt chẽ.
Tóm lại,

nước ngoài qua nhiều công trình khoa học cho thấy các tác
giả quan tâm không chỉ về phương diện phương pháp luận mà còn rất quan
tâm đến các vấn để vé tổ chức và các chi tiết kỹ thuật cụ thể cần được huấn
luyện cho sinh viên trong quá trình tổ chức NCKH cho sinh viên.
•>
1.1.2. ơ trong nước
Có khá nhiều bài viết về hoạt động NCKH của s v có hai nội đung: một
7
là khẳng định tầm quan trọng của NCKH đối với s v , hai là đề xuất các giải
pháp để nâng cao hiệu quả của các hoạt động này.
Theo hướng thứ nhất có thể kể đến bài viết
Hoạt độtĩịị nghiên cíùi khoa

học của sinh viên
của Nguyễn Thạc. Theo tác giả, “ Công tác nghiên cứu
khoa học của sinh viên là phương pháp có hiệu quả nhất trong việc đào tạo
chuyên gia có chất lượng” [27

tr.23】.
Theo hướng thứ hai, các tác giả đẻ xuất các biện pháp nâng cao hiệu
quả của các hoạt động NCKH của s v . Các tác giả cho rằng cần đưa vào quá
trình học tập của s v với các yếu tố nghiên cứu khoa học [27]. Các tác giả
nhấn mạnh cần đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống về phương pháp

nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngay từ năm học thứ nhất.
Có một số bài viết khác như :
Công tác nghiên cứu khoa học với việc

nâng cao chất lượng đào tạo
của Nguyên Tấn Phát [24] tác giả cho rằng việc
đưa NCKH vào trường học là một vấn đề quan trọng sẽ thúc đẩy sự phát triển
NCKH, đem lại những tiến bộ vững chắc cho công tác dạy học và giáo dục,
đồng thời nâng cao hiệu quả đào tạo ở các trường đại học.
Tác giả Nguyễn Vãn Lê trong tài liệu
Phương pháp luận nghiên cứi(

khoa học
[18] đã giúp sinh viên biết cách chọn đề tài, chuẩn bị nghiên cứu và
có kiến thức về các phương pháp dùng để NCKH.
Năm 1999, Phạm Trung Thanh trong tài liệu
Phương pháp học tập và

nghiên cứu của sinh viên cao đẳng, đại học
[28] đã nhấn mạnh việc tập dượt
NCKH là một nhiệm vụ quan trọng của s v ở trường cao đẳng và đại học. Tác
giả cũng đề cập đến các hình thức NCKH của s v như làm tiôu luận, khóa
luận, luận văn hoặc tham gia nghiên cứu tập thể vể một đề tài nào đó cùng
thầy cô hoặc do thầy cô hướng dẫn. Ngoài ra tác giả cũng trình bày sơ lược về
quy trình thực hiện các hình thức nghiên cứu cũng như những đòi hỏi về
phẩm chất của s v khi tham gia NCKH.
Để phù hợp với hoàn cảnh mới Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết
định số 08/2000/QĐ ngày 30/3/2000 [1 j về việc ban hành Quy chế về NCKH
8
của s v các trường đại học và cao đảng trong cả nước. Quy chế có 4 chương

và 14 điẻu, gồm những quy định chung vấn đề quản lí NCKH của s v , trách
nhiệm, quyền lợi của s v tham gia NCKH và cán bộ hướng đẫn, các đicu
khoản thi hành về NCKH của s v .
Công văn số 7483/KHCN, của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày
30/7/2000 vể việc tổ chức xét tặng giải thưởng
“Sinh viên nghiên cứu khoa

học”
trong các trường đại học và các học viện [2]. Nội dung công văn gồm
các tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá, xếp loại các công trình NCKH của s v ,
phân cấp việc đánh giá, xét thưởng.
Đây là những văn bản chỉ đạo cùa Bộ Giáo dục và Đào tạo về NCKH
của s v ở tất cả các khâu nhằm giúp các nhà quản lí, cán bộ hướng dẫn và sv
thực hiện đúng các yêu cầu đối với công tác NCKH của s v.
Tóm lại, qua tất cả các văn bản và công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước, có thể thấy các tác giả rất quan tâm tới các vấn đề về phương pháp luận
và phương pháp tổ chức quản lí công tác NCKH của s v , cũng như những kĩ
thuật và thủ tục tổ chức cho sinh viên NCKH. Những kết quả nghiên cứu trên
đã góp phần to ló ĩi vào việc nâng cao chất lượng NCKH của s v trong các
trường cao đẳng, đại học.
Tuy nhiên, để chất lượng, hiệu quả hoạt động NCKH của s v được
nâng cao hơn nữa, chúng ta cần tăng cường nghiên cứu các biện pháp cụ thể
phù hợp với thực tế đào tạo của các trường đại học ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý
ì .2.1.ì . Một sốíịuan niệm về quản lý
Quản lý là một thuộc tính lịch sử của mọi công trình lao động. Nó là
hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm, đúng như C.Mác đã nói "Bất cứ lao
động xã hội trực tiếp hay lao động chung chung nào mà tiến hành trên một

quy mô lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điểu hoà những hoạt động
cá nhân" [2

;tr 24]
9
Ngày nay, nhiều người nhận rằng quản lý trở thành một nhân tố của sự
phát triển xã hội. Sự phát triển của xã hội loài người dựa vào ba yếu tố cơ bail, đó
là tri thức, sức lao động và trình độ quản lý. Tri thức

à sự hiếu biết của con
người vể thế giới, lao động là sự vận dụng tri thức để tác động vào thế giới đem
lại của cải, vật chất, còn quản lý bao gồm cả tri thức lao động. Quản lý là sự tổ
chức, điều hành kết hợp vận dụng tri thức với việc sử dụng sức lao động để phát
triển sản xuất xã h ộ i. Việc kết hợp đó tốt thì xã hội phát triển, ngược lại kết hợp
không tốt thì xã hội sẽ trì trệ, sự phát triển sẽ bị chậm lại.
Khi bàn về quản lý, có rất nhiều quan điểm khác nhau, tuỳ thuộc vào
cách tiếp cận của mỗi nhà nghiên cứu.
Có thể điểm qua một vài quan điểm của các nhà nghiên cứu như sau:
- Frederick Winslow Taylor (1856 - 1915) là người đề xuất thuyết
"Quản lý khoa học" F.W.Taylor cho rằng "Quản lý là biết được chính xác
điều mình muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành
công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất [16; tr 21]
Các nhà khoa học Harold Koontz Cyril Odonell và Heinz Weihrich trong
cuốn "Những vấn đề cốt yếu của quản lý" cho rằng "Quản lý là hoạt động thiết
yếu của nhà quản lý đảm bảo sự phối hợp, sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong tổ
chức nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định trong những điều kiện thời gian,
công sức và kinh prfii bỏ ra ít nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất" [12; tr23]
Pall Hersey và Ken Blanc Hard trong cuốn "Quản

ý nguồn nhân lực"

thì xem xét "Quản lý như là một quá trình làm việc cùng và thông qua các cá
nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích của
tổ chức [23; tr52]
Như vậy, khi bàn về quản lý, các tác giả đều có quan điểm thống nhất
chung là:
Quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý dối

với khách thể ị đối tượng quản lý) về mặt chính trị, vân hoá, kinh tế, xã hội

bằng một hệ thốn^ các luật lệ, chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp

và các biện pháp có thể nhằm tạo ra mỏi trườtìg và điêu kiện cho sự phát

triển của đỏi tượng.
10
Cũng như các tác giả nước ngoài, các nhà nghiên cứu về khoa học quản
lý ở Việt Nam đéu nhấn mạnh đến các yếu tố: Chủ thể quản lý, khách thể và
mục tiêu quản lý. Đồng thời khẳng định rằng:
Quản lý là một hoạt động mà

trong dó con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý.
Trong cuốn "Tâm
lý học trong quản lý Nhà nước " tác giả Mai Hữu Khuê nêu rõ: "Hoạt động
quản lý là một dạng lao động đặc biệt của người ỉãnh đạo, mang tính íổng
hợp của các dạng lao động trí óc liên kết bộ máy thành một chỉnh thể thống
nhất, điều hoà, phối hợp các khâu quản lý và các cấp quản lý hoạt động nhịp
nhàng đưa đến hiệu quả cao " [15; tr 37].
Theo tác giả Nguyễn Bá Sơn."Quản lý là tác động có mục đích đến tập
thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình
lao động [26 ;trl5 ].

Qua các định nghĩa nêu trên, có thể thấy quản lý bao giờ cũng là quản lý
một hệ, một đơn vị cụ thể. Trong quản lý bao giờ cũng bao gồm các thành phần
cơ bản, chủ thể quản lý, khách thể quản lý, mục tiêu quản lý, các công cụ quản
lý. Hoạt động quản lý vé bản chất là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển và
chỉ huy) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho
tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt được mục tiêu đã đề ra.
Hoạt động quản lý được thể hiện qua sơ đồ sau:
Công cụ
Quản ly
Phirơng pháp
Quản lý
Sứ đổ 1: Mồ hình hoạt động quản lý.
11
- Chủ thể quản lý: Có thể là một cá nhân, một nhóm, một tổ chức.
- Khách thể quản lý: Con người, các mối quan hộ của con người
- Công cụ quản lý: Các quyết định, thông tin quản lý.
- Phương pháp quản lý: Cách thức tác động của chủ thể lên khách thể
quản lý.
Tuỳ theo đặc điểm của từng tổ chức mà có những cách thức quản lý
riêng. Do vậy, chúng ta cần lựa chọn cách tiếp cận tiếp cận để thâm nhập vào
hộ thống quản lý cho phù hợp. Tiếp cận trong quản lý là đường lối xem xét hệ
thống quản lý, là cách thức thâm nhập vào hộ thống quản lý, là đường lối xử
lý các vấn đề của quản lý. Trên thực tế có một số cách tiếp cận thông dụng:
Tiếp cận lịch sử/lôgic; Tiếp cận phân tích/tổng hợp; Tiếp cận mục tiêu và tiếp
cận hệ thống.
Tiếp cận hệ thống cho phép xem xét các hoạt động quản lý như một hệ
thống hoàn chỉnh bao gồm những nhân tố và mối quan hệ tương tác giữa các
nhân tố để đạt được mục tiêu xác định.
Hộ thống Giáo dục và Đào tạo, theo lý thuyết hệ thống bao gồm những
hệ thống nhỏ (gọi là phân hệ). M ỗi loại hệ thống đểu có tính độc lập tương

đối, có những chức năng và nhiệm vụ riêng, vận hành và phát triển bởi những
tác động qua lại theo những quy luật riêng của những nhân tố bên trong của
hộ thống đó, đồng thời nó cũng chịu sự chi phối và tác động qua lại của các
hệ thống đổng cấp.
Các hệ thống tổ chức hay cơ quan nói chung đẻu có các nhân tố sau:
- Mục đích/ mục tiêu (nhân tố nền tảng) mà hệ thống tới và đó cũng là
lý do tồn tại của hệ thống.
- Các chương trình, phương pháp hoạt động để đạt tới mục đích, mục
tiêu của hộ thống.
- Các nguồn nhân lực cần thiết.
• Cán bộ quản lý (Chủ thể quản lý) tiến hành các hoạt động quản lý
giúp cơ quan, tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra.
Trên cơ sở phương pháp tiếp cận hệ thống, qua việc xem xét, phân tích
12
các khái niệm về quản lý có thể sử dụng các khái niệm dưới đây trong hoạt
động quản lý giáo dục.
* Quản lý là quá trình lập kê hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra
những nỗ lực của các thành viên trong tổ chức và sử dụng các nguồn tực
của tổ chức để đạt được các mục tiêu cụ thể,
* Quản lý là một quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách
vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoáy tổ chức, chỉ đạo (lãnh
đạo) và kiểm tra.
ỉ .2.1.2. Chức năng quản lý
Chức năng quản lý là tập hợp các nhiệm vụ mà chủ thể quản lý phải
thực hiện để đạt mục đích và mục tiôu quản lý đề ra.
Các nhà nghiên cứu về quản lý đã đưa ra nhiều quan điểm vể nội dung
của các chức năng. Song cơ bản các nhà nghiên cứu đều thống nhất có bốn
chức năng quản lý cơ bản sau đây:
(a). K ế hoạch hoá
Kế hoạch hoá có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành

tựu tương lai của tổ chức cũng như việc xác định các con đường, biện pháp,
cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó.
Có ba nội đung chủ yếu của chức năng kế hoạch hoá, đó là:
+ Xác định (hình thành) mục tiêu đối với tổ chức
+ Xác định và đảm bảo các nguồn lực của tổ chức để đạt được các
mục tiêu đề ra.
+ Quyết định những hoạt động cẩn thiết, tối ưu để đạt được các mục
tiêu đã đề ra.
Trước khi đi vào xây dựng kế hoạch, bất cứ một tổ chức nào cũng
phải xác định sứ mệnh của tổ chức mình. Đó ỉà loại mục tiêu rộng, dựa trên
những tiền đề kế hoạch hoá. Những tiẻn để này là các giả định cơ bản về
mục đích tồn tại của tổ chức, các giá trị của tổ chức, đặc trưng chuyên biệt
cũng như vị trí của tổ chức trong xã hội .
(b). Tổ chức
Khi người tổ chức đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa những
ý tưởng khá trừu tượng đó thành thực hiện.
Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu
trúc các quan hệ giữa các thành viên, các bộ phận trong tổ chức, nhằm làm
cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của
tổ chức.
Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối
tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc
rất nhiều vào năng lực sử dụng các nguồn lực hợp lý và khoa học của người
quản lý.
Quá trình tổ chức sẽ lôi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận,
các phòng ban cùng các công việc của chúng. Sau đó là vấn đề nhân sự, cán
bộ được bố trí, sắp xếp phù hợp với năng lực chuyên mồn và phẩm chất đạo
đức với các cương vị và vị trí nhất định trong tổ chức (cơ quan)
(c). Lãnh đạo
Sau khi kế hoạch đã được xác lập, cơ cấu bộ máy đã được hình thành,

nhân sự đã được tuyển dụng, bố trí, sắp xếp thì cần phải có người lãnh đạo,
dẫn dắt tổ chức (cơ quan).
Lãnh đạo là điều khiển, điểu hành, tác động, huy động và giúp đỡ con
người và tổ chức trong hộ thống thực hiện nhiệm vụ. Đó chính là quá trình tác
động, liên kết các thành viên trong tổ chức, là tập hợp, động viên họ hoàn
thành nhũng công việc nhất định để đạt được những mục tiêu của tổ chức.
Hiển nhiên, việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết
kế bộ máy đã hoàn tất, mà nó thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức
năng tổ chức và lãnh đạo.
(d). Kiểm tra
Chức năng kiểm tra là quá trinh đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm báo
cho các hoạt động đạt tới các mục tiêu của tổ chức.
Kiểm tra trong quản lý là quá trinh xem xét thực tiễn để thực hiện các
nhiệm vụ đánh giá thực trạng, khuyến khích những nhân tố tích cực, phái hiện
những sai lệch và đưa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp các đối
14
tượng hoàn thành nhiệm vụ, góp phần đưa toàn bộ hộ thống được quản lý đạt
tới một trình độ cao hơn.
Chức năng kiểm tra là một chức năng quan trọng không thể thiếu được
trong quá trinh quản lý. Kiểm tra phải thể hiện rõ bốn bước cơ bản đó là:
- Xác định chuẩn kiểm tra.
- Đo lường, thu thập thông tin vể kết quả đạt được.
- So sánh kết quả với chuẩn mực đã để ra.
- Đưa ra các quyết định điểu chỉnh cần thiết.
Tóm lại : Chức năng quản lý là một trong những vấn đề cơ bản của lý
luận quản lý, nó giữ vai trò to lớn trong thực tiễn quản lý. Thực hiện đầy đủ các
chức năng quản lý và các giai đoạn của chu trình quản lý ỉà
cơ sở
đảm bảo cho
hệ thống được quản lý một cách có hiệu quả mà trong đó yếu tố thông tin là điêu

kiện tất yếu, là phương tiện quan trọng để thực hiện hoạt động quản lý.
Trong quản lý, thông tin chính xác, kịp thời sẽ đem lại chất lượng, hiệu
quả của các quyết định quản lý. Thông tin có ý nghĩa, vai trò quan trọng và có
quan hệ chặt chẽ với các chức năng quản lý. M ối quan hệ giữa các chức năng
quản lý có thể được biểu diỗn qua sơ đồ sau:
Sơ đổ 2: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý.
15
1.2.1.3. Vai trò của quản lý
Quản lý là nhân tố cơ bản, quyết định sự tồn tại, phát triển hay diệt vong
của mọi tổ chức. Trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đẻu
có hoạt động quản lý, như quản lý kinh tế, quản lý giáo dục, quản lý văn hoá
Tuy mỗi lĩnh vực đểu có nhũng nét đặc thù riêng, song chúng đéu có những
điểm chung nhất vổ bản chất của hoạt động quản lý. Hoạt động quản lý luôn
luôn góp phần quyết định nâng cao chất lượng, hiệu quả của từng tổ chức, từng
con người trong một hộ thống nhất định.
Quản lý là một nhân tố tất yếu của sự phát triển. Nó vừa là hệ quả, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển xã h ộ i.
Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng năng lực quản lý (chất xám
quản lý) được xếp trong hộ thống năm yếu tố tạo thành sức mạnh của nền kinh
tế của một quốc gia, đó là: lao đông; vốn; công nghệ; năng lực quản lý và tài
nguyên. Theo PGS.TS. Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả của trung tâm nghiên
cứu khoa học tổ chức quản lý thì trong thời đại khoa học công nghệ ngày nay,
việc nghiên cứu và áp dụng những thành tựu khoa học - công nghê mới vào
thực tiẽn quản lý và xu hướng của quản lý hiên đại, nên quản lý còn được xem
là công nghệ - công nghệ điều hành, phối hợp, sử dụng các nguồn lực (nhân
lực, tài lực, vật lực) và thông tin của một tổ chức để đưa tổ chức đạt tới mục
tiêu [6; tr72]
16
1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục
Khoa học quản lý giáo dục là một bộ phân chuyên biệt của khoa học

quản lý nói chung, nhưng là một khoa học tương đối độc lập, đồng thời nó
cũng là một bộ phận của khoa học giáo dục.
Vậy quản lý giáo dục là gì? Theo giáo sư Nguyên Ngọc Quang: Quản
lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy
luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành theo đường lối,
nguyên lý giáo dục của Đảng, thể hiện được các tính chất của nhà trường
XHCN V iệt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học. Cũng theo Giáo sư
Nguyễn Ngọc Quang, khái niệm quản lý giáo dục là khái niệm quản lý đa
cấp, nghĩa là có sự phân cấp quản lý giáo dục từ cấp trung ương đến cấp tỉnh,
cấp huyên (thị). Quản lý giáo dục bao hàm cả quản lý hệ thống giáo dục
quốc dân và quản lý các phân hệ của nó, đặc biệt là quản lý trường học. Cơ
quan tối cao quản lý giáo dục là Bộ Giáo dục & Đào tạo, đứng đầu là Bộ
trưởng với tư cách là chủ thể quản lý ngành giáo dục của cả nước.
Hệ thống giáo dục từ trung ương đến địa phương bao hàm tất cả các
ngành học, bậc học ở cấp tỉnh, trong đó có sở Giáo dục và Đào tạo là chủ
thể quản lý, còn

cấp quận, huyện (thị) thì Phòng Giáo dục và Đào tạo là
chủ thể quản lý, ngoài ra còn một số cơ quan trục thuộc khác tham gia
quản lý giáo dục.
Quản lý giáo dục là một hiện tượng xã hội mang bản chất xã hội. Đó
là loại hình chuyên biệt nhưng lại có ảnh hưởng tới toàn xã hội nói chung, tới
mỗi bộ phận cấu thành của nó nói riêng. Do tính đa cấp, quản lý giáo dục là
loại hình quản lý được đông đảo thành viên tham gia và hơn nữa, bản thân nó
là hoạt động mang tính xã hội - nhân văn. Vì vậy, trong quản lý giáo dục cần
phải quan tâm đặc biệt đến mối quan hộ giữa người dạy và người học, giữa
cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) với người học, người được giáo dục và
rộng hơn nữa là mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình và xã hội.
Quản lý giáo dục không chỉ đơn thuần là loại hình quản lý có tính xã
hội mà điều cơ bản ỉà nó phải thực hiên chức năng quản lý Nhà nước đối với

•• , - Á 卜 A
TIN ỈHL? V ! ^
V - 1.
l o / ẳ ^ ì
17
toàn bộ hệ thống giáo dục. Điéu 99 - Luật Giáo dục (2005) có quy định nội
dung quản lý nhà nước về giáo dục, bao gồm:
- Xây đựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển giáo dục.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật VC
giáo đục, ban hành Điều lệ nhà trường, ban hành quy định tổ chức và hoạt
động của các cơ sở giáo dục khác. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung
giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sờ vật chất và thiết bị trường học.
• Quản lý việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa,
giáo trình, quy chế thi cửa và cấp phát vãn bằng chứng chỉ.
- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục; tổ chức chỉ đạo việc đào tạo, bồi
dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bô QLGD.

Huy động quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp
giáo dục. Tổ chức, quản lý cồng tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong
ngành giáo dục.

Tổ chức quản lý công tác quan hộ quốc tế về giáo dục. Quy định việc
tặng danh hiệu vinh dự cho những người có nhiều công lao đối với sự nghiệp
giáo đục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi, vi phạm pháp luật
về giáo dục.
1.2.3. Quản lý trường học
Trường học là tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước và xã hội
trực tiếp làm công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, trực tiếp tham gia vào
quá trình thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng

nhân tài cho đất nước.
Nhà trường là tế bào chủ chốt của bất kỳ hệ thống quản lý giáo dục nào
từ trung ương đến địa phương. Vì vậy, trường học nói chung là khách thể cơ
bản của tất cả các cấp quản lý, vì xét đến cùng việc quản lý trong các hệ
thống giáo đục ở tất cả các cấp đều nhằm mục đích là tạo điều kiên thuận lợi,
tối ưu cho việc đạt mục tiêu chất lượng và hiệu quả của các trường học.
18
Theo GS. Viện sĩ. TS. Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường là thực hiện
đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa
nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu
đào tạo đối với ngành GD, với thế hộ trẻ và với từng học sinh [ 11 ; tr 61 ]
Theo PGS.TS. Phạm Viếl Vượng "Quản lý trường học là hoạt động của
các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên,
học sinh và các lực lượng giáo dục khác cũng như huy động tối ưu các nguồn
lực giáo dục để nâng cao chất lưẹmg giáo đục và đào tạo trong nhà trường"
[30; tr 205]
Quản lý nhà trường bao gồm nhiều nội dung, nhiều mặt: quản lý giảng
viên; quản lý sinh viên; quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học, quản lý tằi
chính; quản lý quá trình dạy học - giáo dục Tiêu điểm của quản lý nhà trường
là quản lý quá trình đào tạo, trong đó quản lý con người (đội ngũ giảng viôn,
công nhân viên và sinh viên) là việc làm phức tạp, nó bao gồm các nội đung vé
nhân sự, vể tư tưởng, tinh thần, về chuyên môn và vé đào tạo, bồi dưỡng Quản
lý con người vừa là một khoa học vừa là một nghê thuật. Chính đội ngũ giảng
viên có chất lượng, có phương pháp quản lý giáo dục sẽ làm nân mọi thành quả
của giáo dục nhà trường. Mạt khác, trong quản lý giáo đục điều quan trọng nhất
là quản lý chuyên môn, bao gồm quản lý chương trình, quản lý thời gian, quản
lý chất lượng thông qua các biện pháp quản lý: theo dõi và điẻu hành công việc,
tổ chức kiểm tra, thanh tra thường xuyên, kịp thcrt.
Yêu cầu đối với việc quản lý nhà trường là phải tập hợp và tổ chức hợp
lý, khoa học các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả tối ưu, chất lượng mong

muốn. Đổng thời thông qua công tác quản lý, chủ thể quản lý (nhà trường và
từng giảng viên) phải khai thác, tận dụng được các nguổn lực từ các tổ chức
Nhà nước để thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất mục tiêu giáo dục mà điểm
hội tụ ỉà đảm bảo chất lượng của quá trình đào tạo, đổ cung cấp cho đất nước,
cho xã hội nguồn nhân lực - Đó là những con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khoẻ, có thẩm mỹ, phát triển các năng lực
của cá nhân, những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng
19

×