Tải bản đầy đủ (.doc) (154 trang)

Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng cộng đồng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 154 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

Bộ giáo dục và đào tạo

<b>Trờng đại học vinh</b>

<small>- - - 000 </small>

<b>-đặng văn hoài</b>

<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CễNG TÁC QUẢN LíHOẠT ĐỘNG NGHIấN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG</b>

<b>VIấN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘIChuyờn ngành: Quản lý giỏo dục</b>

<b>Mó số: 60.14.05</b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC</b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đỡnh Huõn</b>

<b>Vinh, 2010</b>

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Được tham gia khúa đào tạo chuyờn ngành “Quản lý giỏo dục” tại Trường Đại học Vinh là một may mắn lớn cho tụi. Trong thời gian học tập tụi đó tiếp thu

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

những tri thức quý báu và thật sự cần thiết cho công tác của mình. Cũng nhờ khóa đào tạo này, tơi đã được tiếp cận với những phương pháp dạy học mới mà các thày cô đã trực tiếp áp dụng ngay trên lớp.

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đối với các thày cô, các cán bộ quản lý đã tận tình giảng dạy và hết sức giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho khóa cao học khóa 16, chuyên ngành quản lý giáo dục.

Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn thầy giáo, PGS. TS Nguyễn Đình Huân Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi trong nghiên cứu khoa học, xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn này. Cũng nhân dịp này, tôi chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh, các anh chị đồng nghiệp, đặc biệt là các thày cơ giáo Khoa sau đại học, Phịng Quản lý khoa học và thiết bị của nhà trường đã giúp đỡ tạo điều kiện rất nhiều để tơi hồn thành khóa học và nghiên cứu luận văn.

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích chính là luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. Song đây cũng là vấn đề chúng tôi (đơn vị nghiên cứu triển khai) phải nghiên cứu thực hiện. Tôi hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu của mình sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội cũng như góp phần vào sự phát triển nghiên cứu khoa học gắn với nhu cầu phát triển của Thủ đô.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 8

7.2. Những đóng góp về thực tiễn

<i><b>Chương 1: </b></i><small>CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝHOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG</small>

1.2.3. Giải pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học 33

1.3 Một số vấn đề XDGP quản lý để nâng cao hiệu quả HĐNCKH ở trường cao đẳng

1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng và hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên.

1.3.2. Xu hướng xây dựng các giải pháp quản lý hiện nay 40

<i><b>Chương 2: </b></i><small>THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HĐNCKH CỦA GIÁOVIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI</small>

2.2. Thực trạng công tác quản lý HĐNCKH của giảng viên Trường CĐCĐ Hà Nội hiện nay

2.2.1. Thực trạng nguồn lực HĐNCKH của Nhà trường 49

2.2.3. Thực trạng các biện pháp quản lý HĐNCKH của giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội

2.2.4. Kết quả HĐNCKH của giảng viên Trường Cao 73

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

đẳng Cộng đồng Hà Nội trong thời gian qua 2.3. Một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới chất

lượng và HQHĐNC cứu của giảng viên Trường CĐCĐ Hà Nội

<i><b>Chương 3<small>: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ</small></b></i>

<small>HĐNCKH CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI</small>

3.1. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống các giải pháp quản lý HĐNCKH ở Trường CĐCĐHN

3.1.1. Các giải pháp phải đảm bảo hiệu quả, và khả thi 85

3.1.4. Nguyên tắc sử dụng phối hợp toàn diện các phương pháp quản lý một cách hệ thống - biện chứng

3.1.5. Nguyên tắc quản lý theo quá trình, ĐBCL và hướng vào khách hàng theo tinh thần của các tiếp cận ISO.

3.2. Các giải pháp đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐNCKH ở Trường CĐCĐHN

3.2.1. Giải pháp 1: Quản lý chặt chẽ các nguồn lực nghiên cứu khoa học

3.2.2. Giải pháp 2: Tổ chức lại bộ máy quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học một cách hợp lý, hiệu quả

3.2.3. Giải pháp 3: Vận dụng tinh thần của ISO trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên

3.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo và các hình thức SHKH phong phú khác

3.2.5. Giải pháp 5: Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật hợp lý trong hoạt động nghiên cứu khoa học

3.2.6. Giải pháp 6: Phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu, các đơn vị bộ phận và các tổ chức trong Nhà trường về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

3.2.7. Giải pháp 7: Quản lý chặt chẽ hoạt động đối ngoại trong nghiên cứu khoa học

3.2.8. Giải pháp 8: Tin học hóa cơng tác quản lý hoạt động

<i>nghiên cứu khoa học </i>

113

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3.3. Khảo nghiệm tính hiệu quả và khả thi của các giải pháp

<b>DANH MỤC VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN</b>

<b>MỞ ĐẦU</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1. Trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước, cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt, là động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố VIII tại Đại hội đại biểu tồn quốc

<i>lần thứ IX của Đảng nêu rõ: “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát</i>

<i>triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩymạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước”[3]. Trong phương hướng, nhiệm</i>

<b>vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, Đại hội đại biểu toàn quốc lần</b>

<i>thứ X của Đảng chỉ rõ: “Phát triển mạnh, kết hợp chặt giữa hoạt động khoa học</i>

<i>và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàngđầu, tạo động lực đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển kinh tếtri thức. Thống nhất định hướng giữa phát triển khoa học và công nghệ với chấnhưng giáo dục và đào tạo, phát huy quan hệ tương tác thúc đẩy lẫn nhau giữa hailĩnh vực quốc sách hàng đầu này”[4].</i>

1.2. Nghiên cứu khoa học (NCKH) cùng với đào tạo, bồi dưỡng là những chức năng cơ bản nhất của các trường đại học và cao đẳng. Điều đó được quy định rõ tại điều 59 trong bộ Luật giáo dục 2005 hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của trường cao đẳng đã được cụ thể hóa tại chương III, điều 23 trong “Điều lệ trường cao đẳng” năm 2009. Theo đó, trường cao đẳng có nhiệm vụ

<i>“Tiến hành NCKH và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa</i>

<i>học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật khoa họcvà Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật.” [27,28].</i>

Thông tư số 37 ngày 14/11/1980 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rõ và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên trường đại học và cao đẳng. Điều lệ trường cao đẳng năm 2009 cũng đã khẳng định giảng viên trường cao đẳng có quyền và nghĩa vụ nghiên cứu khoa học bên cạnh công tác giảng dạy và các hoạt động chuyên môn khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Mặt khác, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng trong cơng tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý trường cao đẳng nói riêng. Điều 99, Luật giáo dục 2005 quy định việc tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục là một trong 12 nội dung quản lý nhà nước về giáo dục [27, 73].

1.3. Trong thời gian qua, việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội đã có những kết quả nhất định. Nhiều cán bộ, giảng viên và sinh viên đã tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và thu được kết quả khả quan. Các cơng trình nghiên cứu khoa học đã góp phần nâng cao năng lực chuyên môn của giảng viên và chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Tuy vậy, tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội cũng như nhiều trường cao đẳng địa phương khác, hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn chưa được chú ý và đầu tư tương xứng với tầm nhiệm vụ và tiềm năng của Nhà trường. Quá trình hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn cịn nhiều vướng mắc và bất cập. Nguồn lực cho nghiên cứu khoa học còn thiếu thốn. Nhiều người tham gia nghiên cứu khoa học chưa được đào tạo đầy đủ về lý luận nghiên cứu khoa học. Chưa có văn bản, tài liệu hướng dẫn cụ thể việc quản lý hoạt động này một cách đầy đủ, chi tiết.

Nói cách khác, công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội hiện nay còn những bất cập và chưa đạt hiệu quả cao.

<i><b> Từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải phápnâng cao công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viênTrường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội” để làm đề tài nghiên cứu cho mình</b></i>

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

<i><b>Đề tài này nhằm mục đích đề xuất các giải pháp nâng cao cơng tác quảnlý của Nhà trường để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nghiên cứukhoa học của giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội.</b></i>

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b> 3.1. Khách thể nghiên cứu:</b>

Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội.

<b> 3.2. Đối tượng nghiên cứu.</b>

Các giải pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội.

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Hiện nay, công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội cịn có nhiều hạn chế bất cập, chưa có sự đầu tư nguồn lực đáng kể và thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ nên kết quả nghiên cứu khoa học của Nhà trường chưa được như mong muốn. Nếu có giải pháp quản lý trên cơ sở kế thừa những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế của các biện pháp cũ; đồng thời bổ sung áp dụng cách tiếp cận quản lý hiện đại như ISO, thực hiện đầy đủ và đồng bộ các chức năng quản lý, đặc biệt là đổi mới biện pháp tổ chức quá trình nghiên cứu khoa học của giảng viên, quan tâm thỏa đáng những biện pháp điều kiện thì hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường sẽ được đẩy mạnh và đạt hiệu quả, chất lượng cao hơn.

5. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

<b> 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.</b>

<b> 5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động nghiên cứu</b>

khoa học ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội.

<b> 5.1.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng</b>

viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội hiện nay.

<b>5.1.3. Đề xuất những đổi mới và bổ sung để hoàn thiện hơn các giải pháp</b>

quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và tiến hành khảo nghiệm tính hiệu quả, tính khả thi của chúng ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội.

<b> 5.2. Phạm vi nghiên cứu.</b>

<i>Đề tài chỉ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giải pháp quản lý hoạt động</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>nghiên cứu khoa học của giảng viên ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội từ</i>

năm 2006 đến nay. Chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu công tác quản lý nhiệm vụ hoạt động nghiên cứu khoa học hàng năm của giảng viên mà không đề cập đến những nội dung khác của hoạt động khoa học và công nghệ như các hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động chuyển giao công nghệ. Hoạt động nghiên cứu khoa học của những người đi học nâng cao trình độ ở cơ sở khác (học cao học, làm nghiên cứu sinh...) hay việc tham gia nghiên cứu khoa học của các đối tượng khác như sinh viên, cán bộ quản lý, viên chức trong Nhà trường vv…cũng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

<b> 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận</b>

<i>Tác giả vận dụng nhiều phương pháp như: Phương pháp phân tích và</i>

<i>tổng hợp, mơ hình hóa, hệ thống hố lý thuyết và phương pháp giả thuyết.</i>

Thông qua việc đọc các tài liệu, tác giả phân tích, tổng hợp và hệ thống hố các vấn đề lý thuyết có liên quan thành một hệ thống lý luận để hình thành các khái niệm, nêu giả thuyết khoa học định hướng cho q trình nghiên cứu

đề tài. Chúng tơi nghiên cứu các văn kiện, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản quy phạm, quy chế về công tác quản lý giáo dục, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, về những nhiệm vụ phát triển của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội trong giai đoạn tới. Đồng thời, chúng tôi cũng nghiên cứu sách, báo, tài liệu về khoa học quản lý, cập nhật một số lý luận quản lý hiện đại, về phương pháp luận nghiên cứu khoa học và những vấn đề khác liên quan đề tài.

<b> 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn</b>

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp

<i>như quan sát, điều tra, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu sản phẩm hoạt động,</i>

<i> nghiệm vv... Sau đây là những phương pháp cụ thể mà chúng tôi đã sử dụng.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>6.2.1. Quan sát.</i>

Chúng tôi tiến hành quan sát các hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học của lãnh đạo Nhà trường và các cán bộ quản lý, tham dự các hoạt động khoa học ở Nhà trường như nghiên cứu các đề tài, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học; trên cơ sở đó phát hiện ra những việc họ làm được và chưa làm được, những vấn đề cần giải quyết để rút ra những kết luận cần thiết.

<i>6.2.2. Điều tra - khảo sát. </i>

Chúng tôi sử dụng bộ phiếu câu hỏi để điều tra giảng viên và cán bộ quản lý Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội và một số chun gia. Thơng qua đó chúng tơi khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội hiện nay. Chúng tơi trị chuyện, phỏng vấn một số giảng viên, cán bộ quản lý và các đối tượng khác để thấy được những thuận lợi và khó khăn, những vấn đề vướng mắc mà họ gặp phải trong hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học.

<i>6.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. </i>

Trên cơ sở các báo cáo tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội cùng với học tập những kinh nghiệm thành công và thất bại của một số trường đại học và cao đẳng khác trong hoạt động này, chúng tôi vận dụng để giải quyết vấn đề nghiên cứu.

<i>6.2.4. Phương pháp chuyên gia. </i>

<i> Tác giả tranh thủ ý kiến của một số nhà khoa học, một số thầy, cơ giáo có</i>

kinh nghiệm về quản lý và hoạt động nghiên cứu khoa học để xây dựng đề cương nghiên cứu, xử lý số liệu, xây dựng các biện pháp phù hợp có tính hiệu quả cao để quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội.

<i>6.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.</i>

Tác giả nghiên cứu các báo cáo cơng trình khoa học, các văn bản tổng kết công tác nghiên cứu khoa học của Nhà trường cũng như quan sát việc triển khai

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

ứng dụng kết quả của một số đề tài khoa học cụ thể vào thực tế dạy học - đào tạo của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội để rút ra những vấn đề có ích cho quá trình nghiên cứu đề tài.

<b> 6.3. Nhóm các phương pháp xử lý số liệu</b>

Chúng tơi sử dụng phương pháp tốn thống kê cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm tin học để xử lý và phân tích kết quả điều tra, khảo sát.

7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

<b> 7.1. Những đóng góp về lý luận.</b>

- Luận văn này đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về các biện pháp quản lý NCKH của giảng viên ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội.

<b> 7.2. Những đóng góp về thực tiễn.</b>

- Đánh giá thực trạng hoạt động NCKH và biện pháp quản lý NCKH của giảng viên ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội một cách hệ thống, rút ra nguyên nhân của những thành công và hạn chế của thực trạng đó.

- Bước đầu vận dụng tinh thần của một số tiếp cận quản lý hiện đại như ISO vào nâng cao, hoàn thiện dần hệ thống các giải pháp quản lý NCKH của giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH của Nhà trường.

<b>8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN</b>

Luận văn gồm 3 phần: Phần I: Mở đầu Phần II: Nội dung

<i>Chương 1. </i><small>CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG</small>

<i>Chương 2.</i><small>THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI</small>

<i>Chương 3.</i><small> MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI</small>

Phần III: Kết luận và khuyến mghị

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i><b>Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ</b></i>

<b>HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG</b>

1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU  <b> Một số nghiên cứu ở nước ngoài</b>

Tuy tác giả đề tài này chưa nghiên cứu được một cách hệ thống vấn đề quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở nước ngồi bởi vì việc tìm thấy một tài liệu đầy đủ, sát thực về việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng là hết sức khó khăn. Trong khi đó, có rất nhiều tài liệu về các phạm trù, các vấn đề liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học như về quản lý, quản lý giáo dục, phương pháp luận nghiên cứu khoa học...Sau đây là một số tài liệu chúng tôi đã nghiên cứu và vận dụng:

- <i> “Quản lý công tác nghiên cứu khoa học” K.Bexle, E.deisen, </i>

Xlasinxki do Nguyễn Văn Lân dịch từ bản tiếng Nga, Nguyễn Xuân Khoa hiệu đính, bản viết tay, 1983 tại thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội. Đây là một quyển sách phản ánh lý luận quản lý Xã hội Chủ nghĩa, mang nặng tư tưởng bao cấp, kế hoạch hóa Xã hội Chủ nghĩa trong thời kỳ trước, khi Liên xô và hệ thống các nước Xã hội Chủ nghĩa đang phát triển. Dù có nhiều điểm lạc hậu do lịch sử nhưng có nhiều vấn đề vẫn còn giá trị. Chẳng hạn các tác giả đã đề cao vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học trong sự phát triển của xã hội và chỉ ra những điểm đặc thù của công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học so với quản lý các lĩnh vực khác. Trong đó, đáng lưu ý là việc cần xây dựng chính sách ưu tiên đặc biệt về điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ thoả đáng để động viên các nhà khoa học toàn tâm toàn ý cho việc nghiên cứu.

- <i>“How to study science”, Drewes F - 2</i><small>nd</small> Edi – Dubuque:

<i>Wm.C.Brown Publisher, 2000 và “Be a scientist”, Moyer, L.Daniel, J.Hackett,</i>

Newyork: Me Graw. Hill, 2000 là những tài liệu thích hợp cho sinh viên và

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

những người bước đầu tập sự nghiên cứu khoa học. Đó là những chỉ dẫn cơ bản ban đầu về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học.

- <i>“Social research methods: Qualitative and quantitative </i>

<i>approaches”, Fourth edition, W. Lawrence Neuman Univercity of Wisconsin at</i>

Whitewater, Publisher: Aliyn and Bacon, 2000 nêu ra đặc điểm, phân tích bản chất đặc trưng của khoa học xã hội, đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn về quy trình các bước nghiên cứu của khoa học xã hội, trong đó có khoa học quản lý.

 <b> Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam</b>

Từ việc nhận thức đúng đắn về vai trị quyết định của cơng tác quản lý đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và những khó khăn vướng mắc trong q trình hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học và cao đẳng, các nhà khoa học đã có những nghiên cứu với nhiều góc độ, ở nhiều khía cạnh và cấp độ khác nhau.

Trước 1990, Viện Nghiên cứu đại học và giáo dục chuyên nghiệp có đề

<i>tài: “Tổ chức và quản lý nghiên cứu triển khai trong các trường đại học phục vụ</i>

<i>sản xuất, đời sống và quốc phịng” do GS.PTS Lê Thạc Cán chủ nhiệm, chương</i>

trình cấp Nhà nước, mã số 60A.

Năm 1991, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục hoàn thành đề tài:

<i>“Nghiên cứu những biện pháp để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động</i>

<i>khoa học và công nghệ và lao động sản xuất trong nhà trường”, mã số </i>

B91-38-14 do kỹ sư Vũ Tiến Thành làm chủ nhiệm.

Các đề tài trên đã đóng góp những lý luận và giải pháp của công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của ngành Giáo dục- Đào tạo, gắn với đặc điểm tình hình trong giai đoạn đó.

<i>Năm 1995, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục chủ trì đề tài “Điều tra</i>

<i>đánh giá hiện trạng tiềm lực khoa học và công nghệ của các trường đại học vàcao đẳng Việt Nam”, là đề tài cấp Bộ, do GSTS. Thân Đức Hiền làm chủ nhiệm.</i>

Đề tài này chỉ dừng lại ở khâu điều tra nguồn lực khoa học và công nghệ của các

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

trường đại học và cao đẳng tại thời điểm đó mà chưa đề cập đến giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.

<i>Năm 1998, tác giả Ninh Đức Nhận hoàn thành luận văn thạc sĩ “Một số</i>

<i>giải pháp đổi mới công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở trườngđại học trong giai đoạn mới”. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp đổi mới công</i>

tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở hệ thống các trường đại học nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ cho các trường đại học trong giai đoạn đó.

Trong năm 2000, có hai luận văn thạc sĩ của Cao Thị Thu Hằng và Nông Thị Hạnh đã nghiên cứu tìm hiểu thực trạng, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên và đưa ra các giải pháp nâng cao kết quả hoạt động này cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương và Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng.

<i>Năm 2001, Bùi Thị Kim Phượng có đề tài “Thực trạng và biện pháp nâng</i>

<i>cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường Cao đẳngSư phạm Ninh Bình”.</i>

<i>Năm 2005, Lê Thị Thanh Chung bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài “Biện</i>

<i>pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại họcsư phạm”. </i>

Nguyễn Thị Kim Nhung bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ chuyên

<i>ngành QLGD với đề tài “Một số biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa</i>

<i>học giáo dục của trường Cao đẳng sư phạm Hưng Yên”. Trên cơ sở phân tích</i>

thực trạng, tìm ra những ngun nhân ảnh hưởng kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên, tác giả đã đưa ra 7 biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả cho nghiên cứu khoa học giáo dục của trường này.

<i>Trên Tạp chí Giáo dục gần đây có nhiều nhà khoa học và nhà quản lý</i>

giáo dục đăng những cơng trình nghiên cứu và bài viết về hoạt động nghiên cứu khoa học ở giáo dục đại học như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

- <i>“Nghiên cứu khoa học góp phần đổi mới phương pháp dạy học </i>

<i>nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học” của TS. Đỗ Thị Châu (ĐHQG Hà</i>

Nội). Số 96/ 9- 2004.

- <i>“Sinh viên nghiên cứu khoa học - Một biện pháp quan trọng để </i>

<i>nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội” của PGS.</i>

Văn Đình Đệ (trường Đại học Bách khoa Hà Nội). Số 92/7 - 2004.

- <i>“Nghiên cứu khoa học giáo dục trong giai đoạn tới” của PGS.TS. </i>

Nguyễn Hữu Châu (Viện chiến lược và Chương trình giáo dục). Số 98/10 -2004. - <i>“Sinh viên nghiên cứu khoa học - Động lực chính để biến q trình </i>

<i>đào tạo thành quá trình tự đào tạo” của GS.TSKH. Trần Văn Nhung (Thứ</i>

trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo). Số 130/ kỳ 2, 1- 2006.

- <i>“Phương pháp đánh giá ý nghĩa và tính khả thi của các biện pháp </i>

<i>quản lý” của TS. Bùi Văn Quân (Trường Đại học sư phạm Hà Nội), số 133 (kỳ</i>

1-3 - 2006.

- <i>“Logic nội dung và các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài khoa học về giải </i>

<i>pháp quản lý giáo dục” của TS. Nguyễn Phúc Châu (Học viện Cán bộ quản lý</i>

giáo dục - đào tạo Trung ương), số143, kỳ 1- 8/2006.

<i>Tạp chí “Văn hóa Nghệ An”số 73, ra ngày 25-3-2006 có bài “Nghiên cứu</i>

<i>khoa học trong sinh viên Nghệ An – những cái thiếu” của Nguyễn Đình Long.</i>

Tác giả đã chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, chỉ đạo của các trường đại học và cao đẳng cũng như về điều kiện nghiên cứu khoa học thiếu thốn của sinh viên trên địa bàn Nghệ An dẫn đến những khiếm khuyết, phiến diện trong quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Nhìn chung, các tác giả đã đóng góp lý luận và hướng giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học và cao đẳng. Các tác giả đều đề cao ý nghĩa, vai trò của nghiên cứu khoa học đối với việc nâng cao chất lượng dạy học, đào tạo trong các nhà trường. Tuy

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

nhiên, mỗi công trình hoặc chỉ giải quyết một vài vấn đề riêng lẻ, hoặc chỉ có giá trị gắn với một nhà trường trong một giai đoạn lịch sử ngắn với những hồn cảnh chính trị, kinh tế xã hội nhất thời. Nhiều cơng trình lại mang tầm bao qt lớn với những lý luận và kiến giải quá chung chung, khó vận dụng vào thực tiễn cụ thể.

Có thể nói ở Việt Nam, chưa có một cơng trình nghiên cứu nào giải quyết tương đối đầy đủ và cụ thể vấn đề quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng. Trong các cơng trình nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng, đại đa số quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Có rất ít đề tài trực tiếp đề cập đến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên. Mặt khác ở những đề tài này, các kiến giải vẫn còn chung chung và chưa vận dụng những phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại. Phần đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn chưa xác đáng vì chỉ căn cứ vào những số liệu thống kê mà không dựa vào những tiêu chuẩn khoa học, phần giải pháp thiếu tính chỉ dẫn hành động cụ thể và ít có những cái mới thực sự.

Bối cảnh kinh tế xã hội gần đây có nhiều biến đổi nhanh chóng. Giáo dục nói chung, cơng tác quản lý giáo dục nói riêng đang đứng trước những u cầu mới cao hơn. Điều đó địi hỏi hoạt động nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học về quản lý giáo dục phải được đổi mới mạnh mẽ. Cần phải có những nghiên cứu mới thích ứng và có giá trị thực tiễn cao.

Đề tài này nhằm phát hiện những biện pháp quản lý cụ thể, phù hợp để hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội đạt kết quả cao hơn, góp phần xây dựng Nhà trường lớn mạnh. Mặc dù có nhiều khó khăn, trở ngại nhưng chúng tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp có tính chất cải tiến mạnh mẽ hiện trạng của công tác quản lý nghiên cứu khoa học vốn còn nhiều bất cập hiện nay ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội.

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

<b>1.2.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i>“Khoa học” và “hoạt động nghiên cứu khoa học” là những khái niệm </i>

được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt là trong các nhà trường đại học và cao đẳng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn tồn tại khơng ít những quan niệm khác nhau về chúng.

<i><b>1.2.1.1. Khoa học.</b></i>

<i>Thuật ngữ “khoa học” được hiểu theo nhiều góc độ và mức độ nhận thức</i>

khác nhau.

- Hướng thứ nhất quan niệm rằng khoa học là hệ thống kiến thức, tri thức của con người về thế giới mà họ đã tìm kiếm, phát hiện và tích lũy được

<i>trong lịch sử phát triển của xã hội. Họ cho rằng khoa học chính là “...tồn bộ hệ</i>

<i>thống kiến thức mà nhân loại đã tích luỹ được về những quy luật trong sự pháttriển của tự nhiên, của xã hội và tư duy, về những biện pháp tác động có kếhoạch đến thế giới xung quanh, đến sự nhận thức và làm biến đổi thế giới đónhằm phục vụ lợi ích của con người.” [21, 2]. Khoa học là quy luật của hiện</i>

thực vốn ẩn náu trong sự vật, hiện tượng nhưng đã được con người tìm kiếm, khám phá và buộc chúng phải bộc lộ dưới dạng các tri thức, khái niệm. Trang

<i>241 trong quyển XIX của Đại bách khoa tồn thư Liên Xơ có viết: “ Khoa học</i>

<i>là hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy, về những quy luật pháttriển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thức này được hìnhthành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.”</i>

[46,16].

- Như vậy, theo quan niệm này thì khoa học là một dạng sản phẩm hoạt động của con người, do con người tích lũy được.

- Hướng thứ hai quan niệm khoa học là một q trình nhận thức tìm tịi, phát hiện các quy luật của sự vật, hiện tượng và vận dụng các quy luật đó để sáng tạo ra các giải pháp tác động vào thế giới phục vụ lợi ích của con người.

- Dưới góc độ triết học, khoa học là một hình thái ý thức xã hội, một bộ phận hợp thành của ý thức xã hội. Ở đây, khoa học được hiểu như một phạm trù triết học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

- Khoa học là một hoạt động mang tính chất nghề nghiệp xã hội đặc

<i>thù. Cụ thể hơn: “Khoa học là một hoạt động có tính chất hệ thống, thơng qua</i>

<i>việc nghiên cứu, nhằm tìm kiếm ra những kiến giải mang tính khái quát, chínhxác và khách quan hóa được về hiện thực.” [31, 3]. </i>

- <i>Hay: “Khoa học là một phương thức sản sinh ra tri thức và nhận </i>

<i>thức một cách đặc biệt có tính chất hệ thống, vì:</i>

- <i>Khơng có sự mâu thuẫn trong logic trình bày</i>

- <i>Thấu suốt về lý luận</i>

- <i>Tường minh</i>

- <i>Tính phản thân</i>

- <i>Có thể phê phán được. [31, 15]</i>

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm khoa học theo định nghĩa của Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành như sau:

<i>“Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự</i>

<i>nhiên, xã hội và tư duy.” [28, 7]</i>

<i><b>1.2.1.2. Nghiên cứu khoa học.</b></i>

“Nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến hoặc biết chưa đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới có giá trị mới về nhận thức hoặc phương pháp.” [ 30, 25].

PGS. TS Phạm Viết Vượng cho rằng nghiên cứu khoa học là hoạt động nhận thức thế giới khách quan, là quá trình sáng tạo, phát hiện chân lý, phát hiện những quy luật của thế giới, do đội ngũ các nhà khoa học thực hiện, nhằm vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống.

Theo lý thuyết cơng nghệ thì “Nghiên cứu khoa học là q trình tìm tịi, phát hiện thơng tin mới, gia cơng chế biến thông tin cũ để lưu trữ và sử dụng thơng tin vào mục đích phục vụ cuộc sống và sản xuất.” [20, 249].

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>Luật Khoa học và Công nghệ 2000 quy định: “Nghiên cứu khoa học là</i>

<i>hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xãhội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. nghiên cứukhoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng.” [27, 7]</i>

Như vậy, có thể nói vắn tắt, nghiên cứu khoa học là hoạt động để sáng tạo ra khoa học, trong đó:

- Bản chất của nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức để sử dụng vào cải tạo thế giới.

- Chủ thể của nghiên cứu khoa học là các nhà khoa học với những phẩm chất trí tuệ và tài năng đặc biệt, được đào tạo chu đáo.

- Khách thể của nghiên cứu khoa học là các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy mà nhà khoa học nghiên cứu để khám phá, sáng tạo ra tri thức khoa học.

- Đối tượng của nghiên cứu khoa học là tri thức khoa học. Tri thức khoa học có những điểm khác với tri thức thơng thường. Tri thức thông thường

<i>là những tri thức mà “Bằng các giác quan, con người tri giác, cảm nhận về bản</i>

<i>thân, về thế giới và xã hội xung quanh, từ đó có những kinh nghiệm sống, nhữnghiểu biết về mọi mặt.” [46,15]. Tri thức thơng thường được hình thành trong</i>

cuộc sống hàng ngày, được con người sử dụng, trao đổi với nhau, truyền đạt lại

<i>cho nhau, chúng dần được hoàn thiện. Tri thức khoa học là “...kết quả của quá</i>

<i>trình nhận thức có mục đích, có kế họach, có phương pháp và phương tiện đặcbiệt, do đội ngũ các nhà khoa học thực hiện.”[46,16]. Tri thức khoa học và tri</i>

thức thơng thường có sự khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. - Mục đích của nghiên cứu khoa học là tìm tịi, khám phá bản chất và

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

các quy luật vận động của thế giới, tạo ra thông tin mới, nhằm ứng dụng vào sản xuất vật chất hay tạo ra các giá trị tinh thần để thoả mãn nhu cầu cuộc sống của con người .

- Quá trình nghiên cứu thường thực hiện trong một cơ quan nghiên cứu được tổ chức chặt chẽ, có chương trình chiến lược hoạt động.

<i><b>1.2.1.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học.</b></i>

Thực chất hoạt động nghiên cứu khoa học chính là các q trình nghiên cứu khoa học. Đó là hoạt động sản xuất tinh thần mà sản phẩm của nó là hệ thống tri thức khoa học tham gia ngày càng sâu sắc và đầy đủ vào quá trình sản xuất vật chất và mọi mặt của đời sống xã hội. Ở một góc độ nào đó, đứng trên quan điểm thực tiễn thì “khoa học” và “hoạt động nghiên cứu khoa học” có thể

<i>được hiểu là hai khái niệm đồng nghĩa. “Về bản chất”, người ta hiểu “hoạt động</i>

<i>khoa học”chính là nghiên cứu. Bởi thế, tiếp theo đây tôi sẽ sử dụng “khoa học”và “nghiên cứu” như hai khái niệm đồng nghĩa” [31</i>, 3]. Khi ta nói hoạt động nghiên cứu khoa học hay nghiên cứu khoa học thì lẽ tất yếu là nó sẽ tạo ra những tri thức khoa học và khi ta nói khoa học thì đó là kết quả, là sản phẩm tất yếu của hoạt động nghiên cứu khoa học. Khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học là hai mặt của một vấn đề thống nhất, không thể tách rời.

Các khái niệm “hoạt động nghiên cứu khoa học”, “nghiên cứu khoa học”

<i>đều có ngoại diên hẹp hơn khái niệm “hoạt động khoa học”. Thuật ngữ “Hoạt</i>

động khoa học” bao gồm các hoạt động khác nhau trong lĩnh vực khoa học. Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm:

- Hoạt động nghiên cứu khoa học

- Hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ - Hoạt động chuyển giao công nghệ

<i>Hoạt động nghiên cứu khoa học là một nội dung của hoạt động khoa họcvà công nghệ. Với tư cách là một nội dung của hoạt động khoa học và công</i>

nghệ, hoạt động nghiên cứu khoa học được hiểu là tổ hợp những nghiên cứu cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai được thực hiện để đạt mục tiêu của khoa học đã đặt ra. Trong một tổ chức, người ta nói “hoạt động nghiên cứu khoa học” là chỉ một lĩnh vực hoạt động đặc thù, để phân biệt với các lĩnh vực hoạt động khác như “hoạt động sản xuất”, “hoạt động giáo dục”,...

Sau đây, tác giả đề cập đến một số vấn đề quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học:

<b><small>a) Nguồn lực nghiên cứu khoa học.</small></b>

Nguồn lực nghiên cứu khoa học là tất cả các nguồn lực phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, bao gồm con người (nhân lực), nguồn lực về vật chất (vật lực), tài chính (tài lực) và nguồn thông tin (tin lực).

- <i> Nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học là chủ thể của hoạt động </i>

nghiên cứu khoa học, đó là những người có đủ phẩm chất và năng lực trí tuệ để trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học, thường là những người có tài năng, được đào tạo chu đáo.

Trong các trường cao đẳng, nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học chủ yếu là đội ngũ giảng viên và cán bộ có trình độ từ đại học trở lên.

Điều quan trọng nhất của nhân lực khoa học là khả năng sáng tạo và lòng yêu khoa học. Nguồn nhân lực khoa học có vai trò là tiền đề quyết định kết quả của hoạt động khoa học. “Nhân lực khoa học là tiềm năng của mọi tiềm năng, là nhân tố quan trọng nhất tạo ra mọi thành công không những cho khoa học, mà còn cho tất cả các lĩnh vực hoạt động khác của nhân loại”[20, 254].

- <i> Nguồn tài lực nghiên cứu khoa học</i><small> </small>là nguồn tài chính chi phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học và chi phí đầu tư cho khoa học và cơng nghệ, gồm:

+ Ngân sách của nhà nước chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học và đầu tư cho khoa học.

+ Kinh phí của tổ chức dành cho nghiên cứu khoa học.

+ Đầu tư tài trợ của các chương trình, dự án, các tổ chức và cá nhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- <i> Nguồn vật lực nghiên cứu khoa học là toàn bộ cơ sở vật chất, thiết </i>

bị, vật tư chuyên dùng trong nghiên cứu khoa học, bao gồm:

+ Cơ sở hạ tầng như trụ sở làm việc, phịng thí nghiệm, nhà xưởng nơi nghiên cứu, thực nghiệm.

+ Máy móc thiết bị kỹ thuật dùng cho nghiên cứu khoa học.

+ Ngun liệu, vật tư kỹ thuật dùng trong phịng thí nghiệm, thực nghiệm, văn phịng phẩm...

- <i>Nguồn thơng tin cho hoạt động nghiên cứu khoa học bao gồm bao </i>

+ Nguồn thông tin cung cấp cho chủ thể tham gia nghiên cứu khoa học và nhà quản lý, với tư cách là đầu vào của nghiên cứu khoa học bao gồm một số loại sau:

+ Thông tin “nguyên liệu”cho nghiên cứu do người nghiên cứu thu thập được qua nghiên cứu tài liệu, khảo sát, điều tra hoặc thực nghiệm. Nguồn thông tin này gồm sách, tài liệu báo cáo khoa học trong và ngoài trường, thu thập được của các đồng nghiệp đi trước, tài liệu trong các phòng tư liệu, các kho dự trữ, số liệu thống kê, v.v...và đặc biệt từ mạng Internet.

+ Thông tin về phương pháp nghiên cứu.

+ Thông tin về phương pháp xử lý dữ liệu có hai loại: Xử lý các dữ liệu định lượng và xử lý các dữ liệu định tính.

+ Thơng tin về các nguồn lực.

+ Nguồn thông tin quản lý trong nội bộ tổ chức liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học giữa các bộ phận, cá nhân phản ánh các mối liên hệ công tác và trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ với nhau. Thông tin luôn là mạch máu, là điều kiện sống còn của quản lý.

Sức mạnh của tin lực nghiên cứu khoa học biểu hiện ở số lượng và chất lượng thông tin.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Chất lượng của thông tin được đánh giá ở tính khách quan, độ chính xác và sự kịp thời.

<b><small>b) Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học. </small></b>

Hoạt động nghiên cứu khoa học có một số đặc điểm nổi bật sau đây: - Tính mới: Nghiên cứu khoa học luôn hướng tới những phát hiện hoặc sáng tạo mới, không chấp nhận sự lặp lại cái cũ.

- Tính thơng tin: Sản phẩm của nghiên cứu khoa học có thể coi là những thơng tin mới, đó là kết quả của q trình khai thác và xử lý thơng tin.

- Tính khách quan: Để đảm bảo khách quan, người nghiên cứu không thể nhận định theo ý muốn chủ quan, không thể kết luận thiếu kiểm chứng mà phải luôn xem xét kỹ càng vấn đề nghiên cứu.

- Tính tin cậy: Kết quả nghiên cứu phải được kiểm chứng bởi thực tiễn hay những luận chứng khoa học tin cậy.

- Tính mạnh dạn, mạo hiểm: Nhà nghiên cứu phải dám đảm nhận những vấn đề chưa có ai nghiên cứu hoặc các lĩnh vực mới mẻ, thậm chí dám lật lại những thành tựu đã được xác nhận trước đây để tìm ra kết quả mới. Tất nhiên khả năng rủi ro, thất bại trong nghiên cứu khoa học là điều bình thường. Điều quan trọng là phải biết chấp nhận rủi ro và rút kinh nghiệm, biết cách học hỏi từ các sai lầm.

- Tính kinh tế: Sứ mệnh của nghiên cứu khoa học là góp phần phát triển kinh tế-xã hội, cải biến thế giới. Tuy nhiên, ở tầm vi mô, trong rất nhiều trường hợp nghiên cứu không thể coi lợi nhuận kinh tế là mục đích trực tiếp. Lao động nghiên cứu khoa học hầu như khơng thể định mức chính xác như sản xuất vật chất; hiệu quả kinh tế của nghiên cứu khoa học rất khó xác định. Trong hồn cảnh hiện nay, nhất là trong các trường cao đẳng thì chúng ta vẫn phải cân nhắc tính tốn kỹ càng khi đầu tư vào từng cơng trình nghiên cứu.

<b><small>c) Các mức độ và hình thức nghiên cứu khoa học.</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Có nhiều cách khác nhau, nhiều cơ sở khác nhau để phân loại các mức độ và hình thức của nghiên cứu khoa học. Sau đây là một số cách phân loại

thông thường:

- Nếu dựa vào nội dung và đặc điểm của công trình [21, 7] thì ta có: Báo cáo về một đề tài khoa học nào đó, bài báo, chuyên khảo, bản tổng kết về hoạt động khoa học, bài phê bình có tính khoa học, đề cương trình bày tổng qt một chủ đề gì đó và các luận án khoa học.

- Nếu dựa vào mức độ của công trình nghiên cứu trong thực tiễn. - Trong giáo dục và đào tạo thì ta có các hình thức: Bài tập nghiên cứu khoa học, khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ hoặc luận án tiến sỹ khoa học.

- Nếu dựa vào trình độ và mục đích của cơng trình nghiên cứu [46,

45] thì có các lọai hình nghiên cứu khoa học:

<i>+ Nghiên cứu cơ bản có mục đích tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức</i>

mới, những giá trị mới cho nhân loại. Nghiên cứu cơ bản đi sâu nghiên cứu bản chất và quy luật vận động của thế giới.

<i>+ Nghiên cứu ứng dụng có mục đích là tìm cách vận dụng </i>

những tri thức cơ bản để tạo ra những quy trình cơng nghệ mới, những nguyên lý mới trong quản lý kinh tế, xã hội.

<i>+ Nghiên cứu triển khai là loại hình nghiên cứu có mục đích tìm khả</i>

năng áp dụng đại trà các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế cuộc sống.

<i>+ Nghiên cứu dự báo có mục đích tìm tịi, phát hiện những triển</i>

vọng, những khả năng, xu hướng mới của sự phát triển khoa học và thực tiễn. - Nếu dựa vào chức năng của q trình nghiên cứu [21, 17] thì ta có:

<i>+ Nghiên cứu mơ tả là q trình nghiên cứu để trình bày về một hiện</i>

tượng, sự việc một cách chuẩn xác, có trình tự, có hệ thống nhằm giúp mọi người hiểu được vấn đề, để phổ biến cho mọi người hưởng ứng, làm theo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>+ Nghiên cứu giải thích là nghiên cứu để lập luận, để kiến giải một</i>

vấn đề nào đó trên cơ sở khoa học. Giải thích ở đây là làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và tính quy luật chi phối q trình vận động và phát triển của sự việc, sự vật mà ta cần giải thích.

<i>+ Nghiên cứu tiên đốn là nghiên cứu để ngoại suy thấy được trước</i>

các xu thế vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Việc tiên đốn có thể dựa vào mơ tả và giải thích.

<i>+ Nghiên cứu sáng tạo là quá trình nghiên cứu để tìm ra những nhận</i>

thức, những quy luật và các giải pháp mới.

<b> 1.2.2. Quản lý.</b>

<i><b>1.2.2.1. Một số quan niệm về quản lý.</b></i>

Quản lý là một hiện tượng xã hội đặc biệt xuất hiện từ rất sớm và là một

<i>nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. C.Mác đã nói: “Bất cứ lao động xã</i>

<i>hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đềuyêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hồ những hoạt động cá nhân. Sự chỉđạo đó phải là những chức năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sựkhác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất với những vận động cánhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó. Một nhạc sĩ độctấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạctrưởng”. (Theo Macco – Maccop. Chủ nghĩa xã hội và quản lý, NXB Khoa học</i>

Hà Nội.1978, tr 24) [23, 5].

Sự phát triển của xã hội loài người dựa vào ba yếu tố cơ bản, đó là tri thức, sức lao động và trình độ quản lý. Quản lý là sự tổ chức, điều hành, kết hợp vận dụng tri thức với việc sử dụng sức lao động để phát triển sản xuất xã hội.

Tuy tư tưởng về quản lý đã có từ rất lâu, từ khi con người được xã hội hóa nhưng khoa học quản lý lại chỉ mới phát triển thành một khoa học thực sự từ đầu thế kỷ XX. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý, tùy theo góc độ, quan điểm và phương pháp tiếp cận. Nhiều nhà nghiên cứu đã xem quản

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

lý là cai quản, cai trị, quản trị, lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo, kiểm soát, điều khiển, điều chỉnh v.v...Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu:

- Frederick Winslow Taylor (1856 – 1915) là người đề xuất thuyết “Quản lý khoa học” cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [23, 21].

- Các nhà khoa học Harold Koontz, Cyril Odonell và Heinz

Weihrich trong cuốn “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”- (NXB Khoa học & kỹ thuật Hà Nội 1994) cho rằng: “Quản lý là hoạt động thiết yếu của nhà quản lý đảm bảo sự phối hợp, sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong tổ chức nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định trong những điều kiện thời gian, cơng sức và kinh phí bỏ ra ít nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất”.

- Pall Hersey và Ken Blanc Hard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” (NXB Chính trị quốc gia, 1995): Quản lý như là một q trình làm việc cùng và thơng qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích của tổ chức.

Theo Đại bách khoa tồn thư Liên Xơ, 1977, quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảo tồn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động [23, 7].

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý đều nhấn mạnh các yếu tố: Chủ thể quản lý, khách thể và mục tiêu quản lý, đồng thời khẳng định rằng: Quản lý là một hoạt động mà trong đó con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý. Trong cuốn “Tâm lý học trong quản lý nhà nước”- Học viện hành chính quốc gia 1993, tác giả Mai Hữu Khuê nêu rõ “ Hoạt động quản lý là một dạng lao động đặc biệt của người lãnh đạo, mang tính tổng hợp của các dạng lao động trí óc liên kết bộ máy thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà,

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

phối hợp các khâu quản lý và các cấp quản lý hoạt động nhịp nhàng đưa đến hiệu quả cao”.

Theo tác giả Nguyễn Bá Sơn: “ Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý” 2000 - NXB chính trị quốc gia Hà Nội thì “Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý, đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng, phục vụ mục đích của con người”[12, 5].

Như vậy, khi bàn về quản lý, các tác giả đều có quan điểm thống nhất

<i>chung là: Quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý đối với</i>

<i>khách thể (đối tượng) quản lý về mặt chính trị, văn hoá, kinh tế xã hội…bằngmột hệ thống các luật lệ, chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và cácbiện pháp có thể nhằm tạo ra mơi trường và điều kiện cho sự phát triển của đốitượng.</i>

Có thể thấy quản lý bao giờ cũng là quản lý một hệ, một đơn vị cụ thể. Trong quản lý bao giờ cũng bao gồm các thành phần cơ bản: Chủ thể quản lý, đối tượng và khách thể quản lý, mục tiêu quản lý, các công cụ quản lý. Hoạt động quản lý về bản chất là tác động (bằng tổ chức, điều khiển và chỉ huy) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến đối tượng và khách thể quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt mục tiêu đã đề ra với hiệu quả mong muốn. Hoạt động quản lý được thể hiện qua sơ đồ 1 dưới đây.

Trong sơ đồ 1.1:

- <i> Khách thể quản lý: Các đối tượng được quản lý. </i>

- <i>Công cụ quản lý: Các quyết định quản lý, thông tin quản lý.</i>

- <i>Phương pháp quản lý: Các cách thức tác động của chủ thể lên </i>

khách thể quản lý.

- <i>Mục tiêu quản lý: Là trạng thái được xác định trong tương lai của </i>

đối tượng quản lý.

- <i>Chủ thể quản lý: Có thể là một cá nhân, một nhóm, một tổ chức.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i><small>Sơ đồ1.1: Mơ hình hoạt động quản lý.</small></i>

Tiếp cận trong quản lý là đường lối xem xét hệ thống quản lý, là cách thức thâm nhập vào hệ thống quản lý, là đường lối xử lý các vấn đề của quản lý. Trên thực tế có một số cách tiếp cận thông dụng: Tiếp cận lịch sử/lôgic; tiếp cận phân tích/tổng hợp; tiếp cận mục tiêu và tiếp cận hệ thống. Gần đây nhiều tiếp cận hiện đại đã được nghiên cứu và áp dụng thành công ở nhiều nước phát triển như: “tiếp cận theo lý thuyết khoa học hành vi”, “tiếp cận dựa vào tổ chức”, “tiếp cận theo ISO”,...

Tiếp cận hệ thống cho phép xem xét các hoạt động quản lý như một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm những nhân tố và mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố để đạt được mục tiêu xác định.

Mỗi loại hệ thống đều có tính độc lập tương đối, có những chức năng và nhiệm vụ riêng, vận hành và phát triển bởi những tác động qua lại theo những quy luật riêng của những nhân tố bên trong của hệ thống đó, đồng thời nó cũng chịu sự chi phối và tác động qua lại của các hệ thống đồng cấp.

Các hệ thống (tổ chức hay cơ quan nói chung) đều có các nhân tố sau:

- Mục đích/ mục tiêu (nhân tố nền tảng) mà hệ thống hướng tới và

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

- Các nguồn lực cần thiết.

- Cán bộ quản lý (chủ thể quản lý) tiến hành các hoạt động quản lý giúp cơ quan, tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra.

- Trên cơ sở phương pháp tiếp cận hệ thống, qua việc xem xét, phân tích các khái niệm về quản lý có thể sử dụng các khái niệm quản lý dưới đây trong hoạt động quản lý giáo dục:

- “Quản lý là một quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra”.

- “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu cụ thể”.

<i><b>1.2.2.2. Chức năng của quản lý.</b></i>

Chức năng quản lý là tập hợp các nhiệm vụ khách quan mà chủ thể quản lý phải thực hiện để đạt mục đích và mục tiêu quản lý đề ra. Các nhà nghiên cứu về quản lý đã đưa ra nhiều quan điểm về nội dung của các chức năng. Song, về cơ bản họ đều thống nhất có bốn chức năng quản lý cơ bản sau đây:

<b><small>a) Kế hoạch hố.</small></b>

Kế hoạch hố có nghĩa là công việc hoạch định, gồm xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và xác định các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hoá là:

+ Xác định (hình thành) mục tiêu đối với tổ chức.

+ Xác định và đảm bảo các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

+ Quyết định những hoạt động cần thiết, tối ưu để đạt được các mục tiêu đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Trước khi xây dựng kế hoạch, bất cứ một tổ chức nào cũng phải xác định sứ mệnh của tổ chức mình. Đó là loại mục tiêu có tính chiến lược cao nhất, dựa trên những tiền đề kế hoạch hoá, những tiền đề này là những giả định cơ bản về mục đích tồn tại của tổ chức, những giá trị của tổ chức, đặc trưng chuyên biệt cũng như vị trí của tổ chức trong xã hội.

<b><small>b) Tổ chức.</small></b>

Khi người quản lý tổ chức đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hoá những ý tưởng khá trừu tượng đó thành hiện thực. Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, các bộ phận trong tổ chức, nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực sử dụng các nguồn lực hợp lý và khoa học của người quản lý.

Quá trình tổ chức sẽ lơi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận, các phịng ban cùng các cơng việc của chúng. Sau đó là vấn đề nhân sự, cán bộ được bố trí, sắp xếp phù hợp với năng lực chun mơn và phẩm chất đạo đức với các cương vị và vị trí nhất định trong tổ chức.

<b><small>c) Chỉ đạo, điều hành.</small></b>

Chỉ đạo là điều khiển, điều hành, tác động, huy động và giúp đỡ con người và các bộ phận trong hệ thống thực hiện nhiệm vụ. Đó chính là quá trình tác động, liên kết các thành viên trong tổ chức, là tập hợp, động viên họ hoàn thành những công việc nhất định để đạt được những mục tiêu của tổ chức. Hiển nhiên, việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hồn tất, mà nó thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng tổ chức và lãnh đạo.

<b><small>d) Kiểm tra.</small></b>

Kiểm tra là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới các mục tiêu của tổ chức. Kiểm tra trong quản lý là quá trình xem

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

xét thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực trạng, khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp các đối tượng hồn thành nhiệm vụ góp phần đưa tồn bộ hệ thống được quản lý đạt tới một trình độ cao hơn. Chức năng kiểm tra là một chức năng quan trọng khơng thể thiếu được trong q trình quản lý. Kiểm tra phải thể hiện rõ bốn bước cơ bản, đó là:

- Xác định chuẩn kiểm tra.

- Đo lường, thu thập thông tin về kết quả đạt được. - So sánh kết quả với chuẩn mực đã đề ra.

- Đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết.

Tóm lại, chức năng quản lý là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận quản lý, giữ vai trò to lớn trong thực tiễn quản lý. Thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý và các giai đoạn của chu trình quản lý là cơ sở đảm bảo cho hệ thống được quản lý một cách có hiệu quả mà trong đó yếu tố thơng tin là điều kiện tất yếu, là phương tiện quan trọng để thực hiện hoạt động quản lý.

Trong quản lý, thơng tin chính xác, kịp thời sẽ đem lại chất lượng, hiệu quả của các quyết định quản lý. Thơng tin có ý nghĩa, vai trị quan trọng và có quan hệ chặt chẽ với các chức năng quản lý.

Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý có thể được biểu diễn qua sơ đồ

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i><b>1.2.2.3. Vai trò của quản lý</b></i>

Quản lý là nhân tố cơ bản, quyết định sự tồn tại, phát triển hay diệt vong của mọi tổ chức. Trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đều có hoạt động quản lý, như quản lý kinh tế, quản lý giáo dục, quản lý văn hố...Tuy mỗi lĩnh vực đều có những nét đặc thù riêng song chúng đều có những điểm chung nhất về bản chất của hoạt động quản lý. Hoạt động quản lý ln ln góp phần quyết định nâng cao chất lượng, hiệu quả của từng tổ chức, từng con người trong một hệ thống nhất định. Quản lý là một nhân tố tất yếu của sự phát triển. Nó vừa là hệ quả, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng năng lực quản lý (chất xám quản lý) được xếp trong hệ thống năm yếu tố tạo thành sức mạnh của nền kinh tế của một quốc gia, đó là: Lao động; vốn; cơng nghệ; năng lực quản lý và tài nguyên (sơ đồ 1.3). Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả của trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lý thì trong thời đại khoa học cơng nghệ ngày nay, việc nghiên cứu và áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới vào thực tiễn quản lý là xu hướng của quản lý hiện đại, nên quản lý cịn được xem là cơng nghệ - cơng nghệ điều hành, phối hợp, sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) và thông tin của một tổ chức để đưa tổ chức đạt tới mục tiêu. (Đặng Quốc Bảo và tập thể các tác giả: Khoa học tổ chức và quản lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>1.2.3. Giải pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học.</b>

<i><b>1.2.3.1. Khái niệm “Giải pháp”</b></i>

Trong cuốn "Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng", tác giả

<i>Nguyễn Văn Đạm cho rằng : "Giải pháp là cách làm, cách hành động, đối phó</i>

<i>để đi tới một mục đích nhất định" [15, 66]. </i>

<i> "Từ điển Tiếng Việt" do Hoàng Phê (chủ biên) đưa ra khái niệm "giải</i>

<i>pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể" [36, 64]. Theo “Từ điển</i>

<i>Tiếng Việt” của Phan Canh, NXB Mũi Cà Mau, 1999 thì “Giải pháp là cách xử</i>

<i>liệu đối với một việc gì”, ví dụ “Dùng giải pháp ôn hòa”, hay “Giải pháp an</i>

ninh, biện pháp phòng vệ”.

Như vậy, nghĩa chung nhất của giải pháp là cách làm để thực hiện một cơng việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra.

Chúng ta cần phân biệt giải pháp với một số khái niệm tương tự như: Phương pháp, giải pháp, cách thức. Điểm giống nhau của các khái niệm này là đều nói về cách làm, cách tiến hành một cơng việc. Tuy vậy, giữa các khái niệm cũng có những điểm khác nhau. Giải pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể. Phương pháp nhấn mạnh đến trình tự các bước có quan hệ với nhau (tạo nên một hệ thống) để tiến hành một cơng việc có mục đích.Về khái niệm giải pháp, tác giả Hoàng Phê nhấn mạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề. Tác giả Nguyễn Văn Đạm nhấn mạnh ý khắc phục khó khăn. Tuy vậy, khái niệm giải pháp khơng chỉ nói đến cách hành động mà cịn nói đến tư tưởng hành động. Chẳng hạn, Nguyễn Văn Đạm cho rằng : "Giải pháp là toàn bộ những ý nghĩ có hệ thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phục một khó khăn”[15, 325]. Về khái niệm cách thức, tác giả Nguyễn Văn Đạm quan niệm, đó là đường lối phải theo để làm một việc gì đó.

Tóm lại, khái niệm biện pháp có những điểm giống so với các khái niệm nói trên, song có điểm riêng là nhấn mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể. Biện pháp phải xuất phát từ các giải pháp và sử dụng các phương pháp cụ thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i><b>1.2.3.2. Giải pháp quản lý.</b></i>

Theo cách hiểu khái niệm về giải pháp trên đây thì biện pháp quản lý chính là cách triển khai thực hiện hoạt động quản lý một đối tượng cụ thể trong những hồn cảnh cụ thể. Ví dụ “giải pháp quản lý trẻ cơ nhỡ ở địa bàn thành phố Vinh từ nay đến 2010”; “biện pháp quản lý tài sản trường X trong mùa hè năm nay”; v.v...

Theo TS. Bùi Văn Quân [37, 15], nghiên cứu về các giải pháp quản lý tại các cơ sở giáo dục được thực hiện theo nhiều mục tiêu khác nhau: Nhằm phát triển đội ngũ giảng viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhằm quản lý hoạt động dạy và học, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học v.v...Các giải pháp quản lý có thể được xác định theo nhiều cách tương ứng với tiếp cận nghiên cứu để đề xuất giải pháp như xác định giải pháp tương ứng với các phương pháp quản lý; xác định giải pháp tương ứng với các thành tố cấu trúc của đối tượng quản lý; xác định giải pháp theo các chức năng quản lý; xác định phức hợp các biện pháp theo nhiều tiếp cận,...

Trong luận văn này, chúng tôi đề cập đến giải pháp quản lý của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội hiện nay và những năm trước mắt.

<i><b>1.2.3.3. Giải pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học.</b></i>

<i>a) Các nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường.</i>

1) Quản lý các nguồn lực nghiên cứu khoa học

2) Xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học 3) Xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học

4) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, bao

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

- Cung cấp, hỗ trợ kinh phí,

- Hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện, tài liệu, thông tin, điều kiện làm việc.

- Quản lý tiến độ thực hiện đề tài. - Đánh giá, nghiệm thu.

5) Tổ chức phổ biến, lưu trữ, ứng dụng sản phẩm nghiên cứu khoa học. 6) Tổ chức các loại hình sinh hoạt khoa học trong nhà trường.

<i>b) Giải pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học</i>

Giải pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học chính là cách triển khai thực hiên các nội dung quản lý trên đây trong thực tiễn cụ thể. Từ các khái niệm trên, chúng tôi xác định:

<i>“Giải pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học” là cách thức cụ thể</i>

<i>mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý để thực hiện nhiệm vụ, hoànthành mục tiêu của hoạt động nghiên cứu khoa học trong những hoàn cảnh,điều kiện cụ thể”. </i>

Trong một tổ chức, chủ thể quản lý là thủ trưởng cơ quan và các cá nhân, bộ phận chức năng được phân công quản lý lĩnh vực hoạt động nghiên cứu khoa học. Đối tượng quản lý là hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức. Trong đó có các đối tượng con người là các nhà khoa học, những người cung cấp các dịch vụ nghiên cứu khoa học... Các đối tượng quản lý khác là nguồn lực nghiên cứu khoa học, các yếu tố liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học. Hồn cảnh, điều kiện cụ thể tức là khơng gian, thời gian, môi trường vật chất và xã hội mà quá trình hoạt động nghiên cứu khoa học diễn ra.

<i>Cần lưu ý các khái niệm “chủ thể quản lý” và “đối tượng quản lý” mang</i>

tính tương đối. Một người có thể là chủ thể quản lý của cấp dưới, nhưng đồng thời, lại vừa là đối tượng quản lý của cấp trên. Thậm chí mỗi người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của chính mình trong công việc của bản thân.

Trong đề tài này, chủ thể quản lý chính là hiệu trưởng và các cá nhân, bộ

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

phận lãnh đạo, điều hành hoạt động nghiên cứu khoa học ở Trường Cao đẳng Cộng đồng như các trưởng khoa, trưởng phòng, tổ trưởng, Hội đồng khoa học, phòng Đào tạo - phòng Khoa học & Đối ngoại.. v.v...

Đối tượng quản lý là đội ngũ giảng viên nhà trường tham gia nghiên cứu khoa học và các nguồn lực, các yếu tố liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Giải pháp quản lý chính là sự vận dụng các phương pháp quản lý vào thực tiễn cụ thể. Trong mối quan hệ biện chứng giữa mục đích, nội dung và phương pháp của bất kỳ hoạt động nào thì phương pháp hoạt động phụ thuộc vào đặc điểm của nội dung hoạt động. Vì vậy giải pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học phải phù hợp với những đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học, có những khác biệt với giải pháp quản lý các loại hoạt động khác như: Quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh vv...Trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, nhà quản lý phải nắm được khoa học và nghệ thuật quản lý; không được áp đặt quyền lực thuần túy mà phải kết hợp dùng nhiều giải pháp như: Giải pháp hành chính, giải pháp tâm lý, giải pháp kinh tế... khích lệ động viên, tạo ra mơi trường thích hợp để đối tượng quản lý (người nghiên cứu khoa học - nhà khoa học, những người phục vụ...) tích cực tự giác làm việc.

<b> 1.2.4. Hiệu quả và hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học.</b>

<i><b>1.2.4.1. Hiệu quả.</b></i>

<i>Hiệu quả là "Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại” [36, 440] hay:"Khái niệm hiệu quả phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa chi phí và kết quả mang</i>

<i>lại trong những điều kiện về không gian và thời gian xác định, quan hệ giữa giátrị và giá trị sử dụng của một sản phẩm hay một giải pháp nào đó" [19, 572]. </i>

Hiệu quả là một khái niệm đặc trưng cho mức độ thành công của hoạt động, đo bằng tỷ lệ kết quả đạt được (đầu ra) trên chi phí sức lực, của cải và thời gian...(đầu vào).

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Căn cứ vào mục đích của hoạt động mà có các loại hiệu quả khác nhau như hiệu quả kinh tế, hiệu quả giáo dục đạo đức, hiệu quả văn hóa xã hội vv...; nếu đánh giá về nhiều mặt thì hiệu quả của hoạt động mang tính tổng hợp. Cũng giống như khái niệm chất lượng, khái niệm hiệu quả cũng cần phải xem xét ở nhiều mức độ và góc độ khác nhau.

Muốn biết hiệu quả của một hoạt động nào đó phải xác định được kết quả hoạt động đem lại và các chi phí bỏ ra. Đối với một hoạt động thì khi kết quả đạt được cao mà chi phí các nguồn lực thấp thì hoạt động đạt hiệu qủa cao. Nếu kết quả đạt được cao nhưng phải chi phí các nguồn lực cao thì hoạt động đạt hiệu khơng cao. Hiển nhiên, khi chi phí đầu vào nhiều mà kết quả đầu ra thấp thì hoạt động khơng có hiệu quả.

<i><b>1.2.4.2. Hiệu quả quản lý. </b></i>

Hiệu quả của quản lý là kết quả lao động của bộ máy quản lý được biểu hiện trong những kết quả cuối cùng mà hệ thống đạt được.

<i>PGS.TS. Trần Kiểm cho rằng: “Hiệu quả lao động quản lý giáo dục là kết</i>

<i>quả do lao động của chủ thể quản lý mang lại, có tác dụng trong tồn bộ qtrình quản lý.” [23</i>

,

256]. Như vậy:

- Hiệu quả mang tính mục tiêu.

- Hiệu quả bao hàm chất lượng lao động quản lý.

- Hiệu quả có tác động đến q trình quản lý và đối tượng bị quản lý.

<i><b>1.2.4.3. Hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học.</b></i>

Theo cách hiểu như trên ta có thể định nghĩa: Hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học là kết quả do lao động của chủ thể quản lý mang lại, có tác dụng trong tồn bộ q trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học.

Để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học chúng ta phải đánh giá các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của hoạt động nghiên cứu khoa học. Nếu cùng một hiện trạng về các nguồn lực và hồn cảnh mơi trường (đầu vào)

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

mà những tác động quản lý của chủ thể quản lý mang lại kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học (đầu ra) cao thì hiệu quả quản lý cao và ngược lại, kết quả thấp thì hiệu quả quản lý thấp.

Kết quả nghiên cứu khoa học là những thơng tin - tri thức ln mang tính mới. Đó có thể là những tri thức mới về các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng, tri thức về các giải pháp mới, công nghệ mới hay vật liệu mới. Tuy nhiên, chúng ta không thể tiếp xúc trực tiếp với các tri thức khoa học mà chỉ có thể tiếp xúc với vật mang tri thức khoa học như sách vở, màn hình, băng từ, các loại đĩa CD, VCD, DVD, vv...mà tri thức đã được mã hóa trong đó dưới một dạng nào đó. Về cơ bản có 3 loại vật mang tri thức khoa học là:

- Vật mang vật lý: Các loại ấn phẩm như bài báo, báo cáo khoa học, mẫu vật thu được từ trong các công cuộc tìm kiếm, điều tra và các băng âm, băng hình, đĩa âm, đĩa hình…

- Vật mang cơng nghệ: Đây là những hình mẫu thu được từ kết quả triển khai thực nghiệm, chẳng hạn như mẫu của một vật liệu mới, mẫu của một sản phẩm mới, mẫu của một cơng cụ, máy móc, phương tiện mới hay mơ hình mẫu của một ngun lý cơng nghệ mới...

- Vật mang xã hội có thể là cá nhân một chuyên gia, một người thợ được huấn luyện tay nghề, một nhóm tác giả nghiên cứu ...

Trong 3 loại vật mang tri thức khoa học nói trên, chỉ có vật mang vật lý, vật mang công nghệ thường là những loại vật mang có thể đem ra xem xét, đánh giá.

Điều đó cho thấy, khi muốn đánh giá một kết quả nghiên cứu khoa học, nguyên tắc đầu tiên cần phải tơn trọng là phải bóc tách phần tri thức khoa học ra khỏi các vật mang bất kể các vật mang đó là vật mang vật lý hay vật mang công nghệ. Để việc đánh giá được chính xác thì chúng ta phải xây dựng các tiêu chí (định lượng và định tính), các chỉ số làm căn cứ đánh giá một cách khoa học.

<i> Các yếu tố đầu vào của hoạt động nghiên cứu khoa học gồm vật tư,</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

phương tiện nghiên cứu, nhân lực, tài chính và thơng tin. Thơng tin cho nghiên cứu khoa học gồm:

+ Thông tin “nguyên liệu” của hoạt động nghiên cứu khoa học. + Thông tin về các nguồn lực.

+ Thông tin về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. + Thông tin về quản lý.

+ Thông tin về môi trường làm việc.

<i> Các yếu tố đầu ra của hoạt động nghiên cứu khoa học gồm :</i>

- Kết quả nghiên cứu khoa học theo đúng kế hoạch đã vạch ra. - Kết quả ngoại biên.

- Kết quả tăng cường năng lực quản lý của cán bộ, năng lực nghiên cứu của những người tham gia nghiên cứu và năng lực làm việc nói chung của mọi đối tượng liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học.

1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG

<b>1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng và hiệu quả của hoạt độngnghiên cứu khoa học của giảng viên.</b>

Muốn xác định đúng các biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, nhà quản lý phải tìm cách trả lời câu hỏi: Những yếu tố nào có tác động và chi phối chất lượng và hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, những yếu tố đó thể hiện ở các tiêu chí nào và vì sao? Nói cách khác là tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng và hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học với các yếu tố chủ quan và khách quan của quản lý. Nghiên cứu về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên ở trường cao đẳng, tác giả thấy rằng những nhân tố có tác động và chi phối chất lượng và hiệu quả của hoạt động

<b>nghiên cứu của giảng viên là: </b>

- Nguồn lực nghiên cứu khoa học, bao gồm nhân lực, tài lực, vật lực và nguồn thông tin phục vụ nghiên cứu khoa học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

- Cấu trúc và cơ chế tổ chức, điều hành của hệ thống quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở nhà trường.

- Các nội dung và quy trình quản lý, gồm các bước, các khâu cụ thể và cách thức, trình tự tác động quản lý vào đối tượng và khách thể quản lý.

- Trình độ năng lực nghiên cứu khoa học, tâm thế và nỗ lực của giảng viên để tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Sự chỉ đạo điều hành của các cấp quản lý nhà trường như Bộ Giáo dục và Đào tạo và chính quyền địa phương.

- Môi trường vật chất và mơi trường văn hóa mà trong đó diễn ra hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên. Môi trường kinh tế xã hội bên ngoài nhà trường và văn hóa của tổ chức nhà trường đều có ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên.

Trong các yếu tố trên thì chỉ có sự chỉ đạo điều hành của cấp trên và môi trường là có tính khách quan đối với sự quản lý của nhà trường, chủ thể quản lý có thể làm thay đổi các nhân tố còn lại bằng các tác động quản lý, cố nhiên là tác động chủ quan phải tuân thủ các quy luật khách quan của khoa học quản lý.

<b>1.3.2. Xu hướng xây dựng các giải pháp quản lý hiện nay.</b>

Khơng bao giờ có một cơng thức chung vạn năng cho mọi nhà quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý của mình trong thực tiễn cụ thể. Tuy nhiên, dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống một cách biện chứng và quan điểm thực tiễn, chúng tơi thấy rằng trong hồn cảnh hội nhập tồn cầu ngày nay, nếu không muốn tụt hậu các nhà quản lý cần vận dụng các phương pháp quản lý tiên tiến đã được kiểm nghiệm trên thế giới như “Quản lý chất lượng tổng thể”, “Quản lý dựa vào nhà trường”,...Về mặt lý thuyết, khi xây dựng biện pháp quản lý có một số “kỹ thuật” thường được sử dụng như phương pháp khung logic, phương pháp phân tích SWOT, vv...

<b><small>Giới thiệu sơ lược về một số tiếp cận hiện đại: ISO.</small></b>

<i>ISO là ký hiệu viết tắt của cụm từ tiếng Anh International Organization </i>

</div>

×