Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Phong cách hợp đồng kinh doanh quốc tế bằng tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.32 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HẠ HỔ LIÊN
PHONG CÁCH HỢP ĐỒNG KINH DOANH

QUỐC TẾ BẰNG TIẾNG ANH
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ : 5-04-08
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TRỌNG ĐÀN
Đ A í C Q D Ò C G ia h a n Ó i
"ÍĨƯNG TÃ: I TH'/ TIN THỰ VIFN
\|-LL/a 3
HÀ NỘI - 2005
MỤC LỤC
PHẨN MỞ ĐẨU 1
1. Giới thiệu luận văn

.

1
2. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng của luận văn 2
3. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận văn 3
4. Bố cục luận văn 4
NỒI DUNG
CHƯONG I .Cơ Sơ LÝ THUYẾT VÀ ỤCH sử VẤN ĐỂ

5
1. Văn bản và văn bản Họp đồng kinh doanh quỏc tế


5
/ . / Khái niệm ván bản 5
1.2. Đặc trưng của ván bản 7
1.3. Văn bản Hợp đồng kinh doanh quốc tế 9
2. Phong cách vàn bản và phong cách hành chính công vụ

10
2.1.Phong cách văn bản 10
2.2. Phong cách ngôn ngữ gọt giũa
12
2.3. Phong cách hành chính công vụ 19
2.4. Những đặc điểm cơ bản của phong cách hành chính -
công vụ 20
3. Tình hình nghiên cứu phong cách HĐ ở Việt Nam

22
CHƯONG II - ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH VÃN BẢN HĐ

25
1. Mục đích và yéu cầu cần đạt được của H Đ

25
1.1 Bối cảnh ra đời của HĐ

25
1.2 Mục đích của HĐ
26
1.3 Yéu cầu cần đạt được của H Đ
27
2. Những yêu cầu về nội dung và hình thức của H Đ


37
2.1 Vé mặt hình thức 37
2.2 Về mặt nội dung 42
3. Qui cách trình bày văn bản HĐ
58
3.1. Cấu trúc HD 58
3.2. Quy cách thể hiện một văn bản HĐ
59
4. Phong cách HĐ
60
CHƯƠNG III - CÁC PHƯONG TIỆN NGÔN NGỮ DIỄN đạt trong HĐ 65
1.Đâc điểm của việc sử dụng từ ngữ trong văn bản HĐ

65
1.1 Dùng từ chính xác
65
L2. Từ ngữ cụ thể 67
1.3 Từ ngữ trang trọng
68
1.4. Lặp từ
69
1.5 Dùng thừa từ 71
1.6. Từ táng cường
73
1.7 Lối diễn đạt ngắn gọn

74
1.8 Tư thể hiện tính cam kết
75

1.9 Các cụm thành ngữ cố định 77
1.10 .Các cụm danh từ 77
2. Đặc điểm ngữ pháp của HĐ


79
2.1 .Cấu trúc ngữ pháp của H Đ
79
2.2 Các cấu trúc ngữ pháp thường gặp

82
2.3 .Cáu trúc bị độn g
86
3. Khảo sát văn bản H Đ 89
KẾT LUÂN 105
TÀI LIÊU THAM KHẢO VÀ PHU LUC
Trong luận văn này, cụm từ “Hợp đồng kinh doanh
quốc tế bằng tiếng Anh” được viết tắt thành HĐ.
MỞ ĐẦU
l.GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới nền kinh tế của
Đảng và nhà nước, quá trình giao lun hợp tác khu vực và quốc tế ngày càng
mở rộng, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Trong quá trình đó, việc
giao lưu và hợp tác thương mại có thể coi là dòng chính. Sự có mặt của rất
nhiều công ty nước ngoài có mặt tại Việt Nam; quyền được phép xuất nhập
khẩu và làm các dịch vụ xuất nhập khẩu của các công ty Việt Nam đã khiến
cho quá trình giao lưu để buôn bán thương mại và xuất nhập khẩu hàng hoá có
một vị trí cần thiết và quan trọng. Trong quá trình tiến hành buôn bán kinh
doanh như vậy, nhu cầu phải có các văn bản để tiến hành các thoả thuận mang
lính pháp lý là một điều chính đáng và cần thiết. Một trong những biểu hiện

chính thức của loại văn bản này là hợp đồng kinh doanh quốc tế và ngôn ngữ
thường được sử dụng để soạn thảo loại hợp đồng này được làm bằng tiếng
Anh, và do đó được gọi là “tiếng Anh hợp đồng”
Hợp đồng kinh doanh quốc tế (HĐ) là một loại văn bản đặc biệt. Điểm
đặc biệt của nó là ở chỗ đó là một văn bản khẳng định hành vi cam kết. Mục
đích của loại văn bản này là ràng buộc các bên tham gia hợp đồng phải tuân thủ
theo những điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Vì lẽ đó HĐ phải được
soạn thảo bằng một phong cách nhất định nhằm đạt được mục đích khiến cho các
bên tham gia phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ tương ứng của mình.
Nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ, khiến nhu cầu về soạn
thảo các hợp đồng kinh doanh quốc tế bằng tiếng Anh ngày càng lớn. Tuy
nhiên số người có khả năng viết và hiểu về phong cách hợp đồng kinh doanh
quốc tế nói chung còn ít. Đặc biệt là việc chỉ ra những quy tắc, sự lựa chọn sử
đụng có hiệu quả các phương tiện ngôn ngữ nhằm soạn thảo, dựng xây hợp
đồng nói riêng còn rất hạn chế. Những đặc điểm phong cách HĐ chưa được
nghiên cứu thấu đáo ở Việt nam.
Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài để nghiên cứu với tên gọi **Phong
cách hợp đồng kinh doanh quốc tế bằng tiếng A nh ”. Chúng tôi cho rằng đề
tài này là cần thiết và hữu ích cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt
Nam. Nó vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với giới nghiên
cứu và thực hành văn bản ở nước ta.
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM vụ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu CỦA LUẬN VĂN
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Chúng tôi lựa chọn đề tài này bởi nhiều nguyên nhân, về chủ quan, với
tư cách là giáo viên Anh văn, chúng tôi thực sự quan tâm đến phong cách hợp
đồng - một môn học đang được nghiên cứu đưa vào giảng dạy tại trường Đại
học Quản lý và kinh doanh Hà nôi. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng
và nhu cầu đào tạo soạn thảo hợp đồng kinh doanh quốc tế bằng tiếng Anh ở
nhà trường, về khách quan, với tư cách là đối tượng khoa học, phong cách hợp
đồng bằng tiếng Anh chưa được nghiên cứu thấu đáo ở Việt nam. Vì vậy

phong cách hợp đồng bằng tiếng Anh cần thiết được nghiên cứu và giới thiệu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn mà chúng lôi tiến hành là phong
cách hợp đồng kinh doanh quốc tế được thể hiện bằng tiếng Anh. về mặt
ngôn ngữ học, nói đến phong cách của hợp đồng kinh doanh tức là đề cập đến
phong cách chức năng của một loại hình vãn bản. Do vậy, phạm vi nghiên cứu
là khảo sát các hợp đồng kinh doanh quốc tế bằng tiếng Anh, bao gồm các
hợp đồng mua (nhập khẩu) và bán (xuất khẩu) của các công ty xuất nhập khẩu
Viột Nam.
2.2. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu
Việc nghiên cứu lấy văn bản hợp đổng kinh doanh quốc lế bằng tiếng
Anh làm đối tượng khảo sát nhầm các mục đích sau:
- Làm rõ được đặc điểm phong cách của loại hình văn bản này
- Đặc điểm cấu tạo, chức năng và cách thức trình bày một văn bản hợp đồng
- Trên cơ sở xác định cấu trúc chức năng của HĐ và các phương tiện
ngổn ngữ thể hiện những cấu trúc chức năng này để hướng dẫn người soạn
thảo văn bản hợp đổng, các thương gia, các nhà giáo và sinh viên viết cái gì và
viết như thế nào cho có hiệu quả.
Chúng tôi cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ trên một cách thực sự
nghiêm túc, song do trình độ có hạn, sự phức tạp của đối tượng nghiên cứu,
chúng tôi không có tham vọng giải quyết được tất cả các vấn đề. Chúng tôi chỉ
hy vọng luận văn có thể góp phần nhận thức rõ hơn về đối tượng và gợi mở
một số vấn đề liên quan.
3. Tư LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu CỦA LUẬN VĂN
3.1 Nguồn tư liệu
Để tiến hành khảo sát, tư liệu thực tiễn là hết sức quan trọng. Chúng
tôi tiến hành việc thu thập tư liệu để làm cơ sở cho việc nghiên cứu từ các
nguồn sau:
- Các văn bản hợp đổng kinh doanh quốc tế bằng tiếng Anh của các
công ty.
- Các sách giáo khoa dạy về ngôn ngữ thương mại, các sách chuyên

ngữ liên quan đến diễn ngôn, phân tích phong cách chức năng, các vấn đề liên
quan đền đề tài.
- Khảo sát các nguồn tư liệu ờ trên sách báo và Internet.
- Mầu hợp đồng mua bán của Phòng thương mại Quốc tế.
Các tài liệu này cung cấp tư liệu và là hiện thực ngôn ngữ trực tiếp cho
việc kháo sát và phân tích ở chương sau.
3.2 Phương pháp nghiên cứu.
Từ viộc phân tích tư liệu để khảo sát, chúng tôi áp dụng các phương
pháp ngôn ngữ học sau đây:
- Phần lý luận chung được nghiên cứu theo phương pháp quy nạp trên
cơ sở tổng hợp, đánh giá các quan điểm về phong cách của các tác giả Cù
Đình Tú, Hữu Đạt, Galperin
- Định hướng phương pháp cho phần khảo sát đối tượng là thu thập
nguồn tư liệu đa dạng, với phương pháp phân tích miêu tả hy vọng cung cấp
bức tranh sinh động đầy đủ về đối tượng. (Hay là phương pháp thu thập các
nguồn tư liệu từ thực tế).
- Áp dụng các phưofng pháp thường dùng trong ngôn ngữ học đề phân
tích, xác định đặc điểm phong cách chức năng của văn bản, tức là so sánh đối
chiếu các loại hình phong chức năng khác nhau đễ xác định phong cách chức
năng của văn bản hợp đổng kinh doanh quốc tế.
Tóm lại, chúng tôi sử dụng các nguồn như quy nạp, phán tích định
lượng, định tính so sánh đối chiếu như là một phương pháp nghiên cứu về
ngổn ngữ học nói chung.
4. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, chính luận văn
gồm ba chương, được bố cục như sau:
Chương /. Cơ sơ lý thuyết và lịch sử vấn đề
Chương II. Đặc điểm phong cách văn bản HĐ
Chương UI. Một số đặc điểm về sử dụng ngôn ngữ trong HĐ
CHƯƠNG I

Cơ Sỏ LÝ THUYẾT VA LỊCH sử VẤN ĐÊ
1. Vãn bản và vàn bản hợp dồng kinh doanh quốc tế.
/. LKháiniệm vàn bản.
Trong cuộc sống, con người giao tiếp với nhau không phải bằng một
câu hoặc những câu rời rạc mà bằng những câu có liên quan đến nhau- những
câu tạo thành một văn bản.
Nhiều tác giả đã đưa ra các định nghĩa khác nhau vé văn bản. Đằng sau
mỗi định nghĩa là những quan niệm, những cách hiểu khác nhau về vãn bản.
Sau đây là một số định nghĩa:
G. Brown và G. Yule (1983 - tr 128) “ Chúng ta sẽ sử dụng văn hàn như
một thuật ngữ chuyên món, để nói đến việc ghi lại hằng ngôn từ của
một hoạt động
Trần ngọc Thêm (1985 - tr 34) “Nói một cách chung nhất thì văn hàn là
một ỉìệ thống mà trong đó các cân mới chỉ Ici các phần tử . Ngoài các
câu - phẩn tử, trong hệ thống văn bản cỏn có cấu trúc. Cấu trúc của
văn bàn chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối liên hệ của nó với
những câu xung quanh nối riêng và với toàn văn bản nói chung. Sự liên
kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ áy".
Nunan(1993 - tr 32) "''Tôi sẽ sử dụng thuật ngữ vàn bản để chỉ bất kỳ
cái nào ghi hằng chữ viết cíưi một sự kiện giao tiếp”.
Diệp Quang Ban (1998 - tr 28) "Văn bản ” là chuồi nổi tiếp của các đơn
vị tìiịôn ngừ được ỉàm thành bởi một dây chuyền của các phương tiện
thế có hai trắc diện “trục dọc và trục ngang
Từ các quan điểm và nhận định về văn bản như đã trích dản ở trên, đã
giúp cho chúng tôi một cái nhìn tương đối bao quát về đơn vị cao nhất của
ngôn ngữ này.
Khi xét văn bản là đối tượng của ngôn ngữ học, Diệp Quang Ban (1998
- tr 33) đã đưa ra nhận định sau:
‘Yứ/ì bản:
- Một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do cấu trúc, đ ể tài

- chủ đề của nó, hình thành nên một đơn vị, loại như một chuyện kể,
một hài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường, ịl)
- Vân học . Trước hết được coi như một ìài liệu viết, thường đồng nghĩa
với sá ch (2)
Trong phân tích diễn ngôn, đôi khi được đánh đồng với ngôn ngữ viết,
àm diễn ngôn thì được dành cho ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn được
dùng hao gồm cả văn hán. ”(3)
Chúng tôi nhận thấy ràng định nghĩa trên mang tính khái quát cao, thể
hiện được nhiều quan điểm khác nhau. Nó vừa bao gồm cả cách hiểu văn bản
trong văn học và trong bộ môn phân tích diễn ngôn. Giả dụ, khi xét văn bản
đồng nhấl với diễn ngôn nghĩa là chúng ta không phân biệt chúng, chúng tôi
sẽ coi tất cả các ngôn phẩm mang tính thông báo hoàn chỉnh là vãn bản. Văn
bản có thể là một tiếng kêu “help !” hay có thể là một thiên tiểu thuyết (áp
dụng định nghĩa 1). Khi coi văn bản là “sự biểu hiện của diễn ngôn” hoặc văn
bản là “ sản phẩm của ngôn ngữ viết và ngôn bản là sản phẩm ngôn ngữ nói”
(Hồ Lê, tr. 51 ) ta áp dụng định nghĩa 1 và vế thứ hai của định nghĩa 3.
Với mục đích cụ thể của luận văn này chúng tôi chọn định nghĩa của
Nunan (1993 - tr 32) : 'Tôi sẽ sử dunq thuật nẹữ ván bán để chỉ hất kỳ cúi
nào íịIú hằniỊ chữ viết của một sự kiện giao tiếp' và coi định nghĩa này là cơ
sở lý luận cho đề tài của mình.
Thực tế cho thấy ràng, văn bản vừa là nơi cung cấp tư liệu, ià hiên thưc
ngôn ngữ trực tiếp cho mọi khao sát và phân tích. Vãn bản cũng là nơi thực
hành chức năng, biểu hiộn cấu trúc và chuẩn mực ngôn ngữ. Sau đây là những
đặc trưng thực tiễn cụ thể của văn bản xét ở phương diện văn bản trong bản
thân nó và trong mối quan hệ với những yếu tố khác có liên quan đến nó.
ĩ. 2. Đặc trưng của vàn bản
ì.2. ì. Chúc nàng của vởn bàn :
Theo định nghĩa như đã đẫn ở trên;
“Văn bản là một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do cấu
trúc, để tài - chủ đề của nó, hình thành nên một đơn vị, loại như một chuyện

kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường."
Ta thấy rằng ngưòi tạo văn bản dùng lời nói (miệng hay viết) để thực
hiộn một hành động nào đó nhằm tác động vào ngưòi nghe.
Ví dụ:
- Có điện thoại kìa (câu yêu cầu)
- Em đang tắm ( câu xin lỗi)
- Quý hoá quá (câu cảm 0fn)
Nói như vậy, chức năng của văn bản cũng chính là chức năng giao tiếp -
đây cũng chính là chức năng cơ bản của ngôn ngữ.
1.2.2. Nội dung của vân bản
Văn bản phải thể hiện rỏ tính thống nhất đề tài - chủ đề.
"'Những đề tài - chủ đê' xác định giúp phân biệt văn bản với chuỗi
câu nối tiếp lạc đề, hoặc xa hơn nữa, phân biệt với chuồi câu không
mạch lạc, tình cờ đứng cạnh nhau, tạo ra “chuỗi bất thường vé
nghĩa" (Diệp Quang Ban - tr 22).
Tuy nhiên trong thực tế, không phải bất cứ văn bản nào cũng có đủ
tính thống nhất giừa đề tài - chủ đề. "Tính thống nhất đề tài - chủ đề chỉ là kết
quá của mạch lạc". (Diệp Quang Ban - tr 63).
1.2.3. Các câ u trúc vởn bàn:
Đây là yếu tố quyết định việc thành văn bản.
Cấu trúc văn bản kiểu Hỏi - Đáp, Bài toán-Giải đáp, Giả định - Thực tế
có chung nhiều nét giống nhau. Mục đích của kiểu cấu trúc văn bản này là
giúp người viết đi đến một câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi của mình được
đặt ra ngay ở đầu văn bản.
Ví dụ: Luân đôn - quá đắt đỏ?
Luân đôn là thành phố đắt đỏ nhất ở Anh. Nhưng đắt là đắt như thế
nào? Theo các nhà tư vấn quốc tể, ngày nay ở Luân đôn cố rất nhiều
khách sạn thu trên 90 bảng Anh một đêm đối với phòng một giường.
T hế nhưng nếu sự lựa chọn khách sạn của bạn khiêm tốn hơn một tí bạn
vẫn phải trả gần gấp đôi so với bạn ở cấc nơi khác của Anh. (Báo

thương mại, 2003).
Trong văn bản trên tình huống được thiết lập bao gồm một câu hỏi chưa
có câu trả lời. Sau đó là câu trả lời với những chứng lý của nó.
Một loại cấu trúc văn bản khác nữa là cấu trúc từ khái quát dẫn đến cụ
thể. Cấu trúc này được mô hình hoá như sau:
Ví dụ cùa những kiểu cấu trúc này có thể thấy trong các văn bản của
những đại lý, những người cho thuê nhà, thư chào hàng của các thưcmg nhân.
Câu khái quái được tiếp nối bằng các câu mô tả chi tiết, mang tính đặc trưng,
cuối cùng quay lại câu khái quát ban đầu. Ví dụ:
Lạc nhân của chúng tôi bán rất chạy. Tháng 6 chúng tôi bán được 200
tấn cho thị trường Hồng Kông.Tuần qua chúng tôi lại nhận được đơn
đặt hàng của một cồng ty của Đức hỏi mua tám ngàn tấn giao vào dịp
Giáng sinh năm nay. Nhu cầu của khách hàng nước ngoài về lạc nhân
của chúng tôi rất lớn.
Qui mô (độ dài) của văn bản không cố định tính theo chữ số hay đoạn văn
bản. Điểm đáng lưu ý là bất kỳ một văn bản nào cũng đều có thể có từ một đến
nhiều kiểu cấu trúc và đôi khi kiểu cấu trúc nọ đan xéo kiểu cấu trúc kia.
Ĩ.3. Vàn bán hợp đồng kinh doanh quốc tế
1.3.1, Khái niệm về hợp dồng kinh doanh quốc tế
Về cơ bản, hoạt động thưcfng mại ở tất cả các quốc gia đều diễn ra dưới
hai hình thức: mua bán nội địa và mua bán quốc tế. Các hoạt động mua bán
quốc tế thường là các hoạt động mua bán xuyên biên giới, nghĩa là hoạt động
giữa các bên kinh doanh hàng hoá và dịch vụ thuộc các quốc gia khác nhau.
Hoạt động này được tiến hành theo ý chí của các chủ thể đàm phán và ký kết
hợp đồng. Một hoạt động thưcfng mại quốc tế thông thường diễn ra ba giai
đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn tiến hành đàm phán và giai đoạn ký kết
hợp đồng (hợp đồng kinh doanh quốc tế - HĐ).
Hợp đồng kinh doanh quốc tế là sự thoả thuận bằng văn bản được ký
kết giữa hai bên hoặc nhiều bên (trong đó có nhân tố nước ngoài) để cùng
nhau tiến hành các hoạt động kinh doanh theo những thoả thuận được thể

hiện qua hình thức các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây
dụng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình.
10
ĩ.3.2 Hợp đồng kinh doanh quốc tế có những đặc điểm sau
Về nội dung;
HĐ được ký kết nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh. Kinh doanh là chức
năng, nhiệm vụ, là mục tiêu của các hoạt động kinh tế, vì vậy mục đích kinh
doanh luôn được thể hiện hàng đầu trong các hợp đồng mà các chủ thể kinh
doanh ký kết, nhằm xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
Về chủ thể của hợp đồng:
Theo điều 2 của pháp lệnh hợp đồng kinh tế, thì hợp đồng kinh doanh
quốc tế được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân hay pháp nhân với cá
nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Như vậy, trong mối
quan hệ hợp đồng kinh tế, ít nhất phải có một bên là pháp nhân, còn phía bên
kia có thể là pháp nhân, cũng có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật và phải ký kết trong phạm vi nghề nghiệp kinh doanh
đã đăng ký. Và một điều có tính hiển nhiên là HĐ phải có sự tham gia của
nhân tố nước ngoài
Về hình thức:
HĐ phải được ký kết bằng văn bản. Ngôn ngữ thường là tiếng Anh. Bản
hợp đồng có chữ ký xác nhận nội dung văn bản đã ký kết của các bên tham gia.
2. Phong cách ván bản và phong cách vàn bàn hành chính
2. /. Phong cách và phong càch chức nàng
Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu là văn bản HĐ, việc phân biệt
giữa phong cách và phong cách chức năng đối với chúng tôi cũng là một sự
cần thiết.
Trong khoa học ngôn ngữ, theo cuốn “Đại từ điển tiếng Việt” phong
cách được hiểu là:
"Phiên dạng cùa ngôn ngữ cớ những đặc điểm trong việc lựa chọn, kết
hợp và tổ chức các phương tiện ngôn ngữ liên quan đến nhiệm vụ giao

11
tiếp". “Phong cách cũng là toàn bộ các thủ pháp sử dụng phương tiện
ngôn ngữ đặc trưng cho từng thể loại ngôn ngữ.
Phong cách thường đi liền với thể loại. Ví dụ : chuyện vui thường có
giọng đùa cợt, lời chia buồn thì có giọng thông cảm
Halliday(1983 - tr 63) định nghĩa phong cách chức năng như sau:
“ Phạm trù phong cách chức năng được đưa ra để giải thích cho các
hoạt động mà con người tiến hành bằng ngôn từ. Khỉ chúng ta quan sát
hoạt động ngôn ngữ ở những khía cạnh khác nhau, chúng ta phát hiện
các khác biệt trong lựa chọn kiểu loại ngôn ngữ cho phù hợp với kiểu
loại ngữ cảnh trong đó nó được sử dụng ”
Cuốn Dẫn luận ngôn ngữ (tr.l39) phân biệt phong cách và phong cách
chức năng như sau:
"Trong khi phong cách (style) là các biến thể ngôn ngữ bị quy định chủ
yếu bởi cách xử lý ngôn ngữ của người nói và người nghe!người đọc, đối
với chủ đề hoặc đối với mục đích của giao tiếp, phong cách chức
năngịregister) là thuật ngữ được dùng cho một biến thể ngôn ngữ bị
quy định bài chủ đề. Thông thường việc chuyển sang một phong cách
chức năng náo đó bao giờ cũng liên quan đến việc chuyên sang một hệ
thống các thuật ngữ liên quan đến chủ đề đang bản và có th ể , cả các
cấu trúc cú pháp, như trong ngôn ngữ luật”.
Do vậy khi xét đặc điểm các loại văn bản về hình thức và nội dung thì
người ta phân ra nhiều loại phong cách chức năng khác nhau. Ví dụ: phong
cách khẩu ngữ tự nhiên, phong cách ngôn ngữ gọt giũa.
Dựa theo định nghĩa về văn bản của Nunan (1993 - tr 32) như đã trích
dẫn ở trên ‘Tó/ sẽ sử dụng tlììiật ngữ văn bản để chỉ bát kị' cái nào ghi bằng
chữ viết của một sự kiện giao tiếp'' và của G. Brown và G. Yule (1983 - tr 128)
''chúng ta sẽ sử dụng văn bản như một thuật ngữ chuyên môn, để nói đến việc
12
ghi lại bằng ngôn từ của một hoạt động giao tỉếp’\ Theo tác giả Cù Đinh Tú

thì viộc ghi lại bằng chữ viết hay bằng ngôn từ của một hoạt động giao tiếp đã
cho ta thấy rằng sự liên quan đến mối quan hệ của phong cách khẩu ngữ tự
nhiên và phong cách ngôn ngữ gọt giũa.
Phong cách văn bản trong phạm vi luận văn này đề cập là phong cách
trong các văn bản viết nhằm phân biệt với phong cách khẩu ngữ . Phong cách
viết được thể hiện bằng vãn bản được cố định trên loại hình văn tự nhất định,
văn tự ấy thưcmg là ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Ví dụ trong vãn bản
tiếng Việt thì được viết bằng chữ quốc ngữ, khác với văn bản thời Pháp thuộc
đều được viết bằng tiếng Pháp và ở thời kỳ phong kiến, các văn bản lại được
viết bằng chữ Hán; đối với cộng đồng nói tiếng Anh thì văn bản lại được soạn
thảo bằng tiếng Anh, tuy nhiên bản thân tiếng Anh cũng có nhiều biến thể
khác nhau ở những nước khác nhau, ví dụ tiếng Anh - Anh, tiếng Anh - Mỹ ,
tiếng Anh - úc.
Phong cách viết được nghiên cứu ở luận văn này- qua những phân tích trên
- theo nhận định của chúng tôi là thuộc về nhóm phong cách ngôn ngữ gọt giũa.
Sau đây chúng tôi xin đi sâu vào khái niệm phong cách ngôn ngữ gọt giũa.
2 .2. Phong cách ngôn ngữ gọt giũa.
Cù Đình Tú trong cuốn “ Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”
đã đưa ra định nghĩa sau:
'’"Pìiong cách ngôn ngừ gọt giũa là hệ thống các phương tiện biểu hiện
của ngôn ngừ toàn dán được dùng trong giao tiếp mang tính chính thức
xã hội. Đó là phong cách ngồn ngữ được dùng trong sách báo, công
vân, dùng trong tập thể lớn, các tổ chức xã hội như nhà trường, cơ
quan, chính quyền đoàn ílĩé^\{tT 81)
Tuy nhiên ông cũng lưu ý rằng phong cách ngôn ngữ gọt giũa không
phải là hoàn toàn khác biệt và không có quan hệ gì với phong cách khẩu ngữ
13
tự nhiên. “Có thể xem phong cách ngôn ngữ gọt giũa có tác dụng "gọt giũa
hoá ” và “văn hóa hoá ” phong cách khẩu ngữ tự nhiên; mặt khác phong cách
khẩu ngữ tự nhiên luôn là cội nguồn phong phú tiếp sức cho phong cách ngôn

ngữ gọt giũa'\ tr 83).
2.2.1. Đặc dìểm của phong cách ngôn ngữ g ọ t giũa
Chức năng của ngồn ngữ là giao tiếp, nhu cầu giao tiếp trên tất cả các mặt
hoạt động của xã hội đòi hỏi phong cách ngôn ngữ gọt giũa phải có sự thống nhất
để giao tiễp xã hội mang tính hiệu lực cao. Bên cạnh đó, phải phát triển phong
cách ngôn ngữ này để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của xã hội. Vói mong muốn đó,
các nhà phong cách học đã chỉ ra được những đặc điểm lớn nhất chi phối việc
xây dựng cũng như việc sử dụng phong cách ngôn ngữ gọt giũa.
2.2. L ỉ Về phương tiên naữ âm
Khác với phong cách khẩu ngữ tự nhiên - người trong một vùng cùng
sử dụng thổ âm với nhau thì không trở ngại gì cho giao tiếp cả - thì ở phong
cách ngôn ngữ gọt giũa, việc dùng thổ âm, biến âm địa phương sẽ gây trở ngại
cho sự giao tiếp vì đây là sự giao tiếp mang tính chính thức xã hội diễn ra giữa
tất cả các vùng của đất nước. Qio nên, có nhu cầu về chuẩn mực, hướng về
chuẩn mực trong phát âm là đặc điểm nổi bật nhất trong sử dụng các phưcmg
tiện ngữ âm ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Sự giao tiếp mang tính chính
thức xã hội cũng có tác dụng hạn chế những yếu tố tự phát trong sử dụng ngữ
điệu. Bởi tính đa dạng của những biến thể ngữ âm tại các địa phương, bởi tập
quán phát âm địa phương không thể một sớm một chiều thay đổi nên việc thực
hiện âm tiêu chuẩn trong phong cách ngôn ngữ gọt giũa là một công việc khó
khăn. Để hưófng ngay theo âm chuẩn mực ở đây cần vai trò của chữ viết.
Phong các ngôn ngữ gọt giũa yêu cầu phải thống nhất chữ viết, cách viết.
Ngoài ra còn yêu cầu cả về cách trình bày chữ viết: chữ viết phải rõ ràng, phải
là công cụ góp phần biểu thị nội dung, phải mang tính thẩm mỹ.
14
2.2.12 Vê Dhươna tiên tùnaữ
Tính phức tạp về nhiều mặt của đề tài giao tiếp và mục đích giao tiếp
khiến cho ở phong cách này bên cạnh việc sử dụng vốn từ ngữ đa phong cách,
người ta còn phải sử dụng nhiều lớp từ ngữ khác nhau như: thuật ngữ khoa
học, từ ngữ hành chính, từ ngữ chính trị, từ ngữ gọt giũa nói chung,

về bản
chất đây là những từ ngữ biểu thị những khái niệm trìu tượng trong đời sống
tinh thần của con người. Tóm lại, hướng tới những từ ngữ trừu tượng, trung
hoà là quy luật cơ bản trong sử đụng từ ngữ ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa.
2.2. ì.3 Về Dhuơna tiên cú pháp.
Các kết cấu tỉnh lược và kết cấu có yếu tố dư - thường được đùng trong
đối thoại với mục đích truyền tin - không phải là phương tiện dùng để diễn đạt
của phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Đặc điểm nổi bật trong sử dụng các
phương tiện cú pháp ở phong cách ngôn ngữ gọt giũa là ưa dùng những câu có
kết cấu hoàn chỉnh không thừa khồng thiếu thành phần. Người ta không muốn
và không được phép tạo nên tình trạng ngờ vực nội dung câu nói vì phải
phỏng đoán phần tỉnh lược. Tính chất nghiêm chỉnh trong giao tiếp không cho
phép người ta dùng những yếu tố dư.
Quy luật sử dụng các phương tiện cú pháp của phong cách ngổn ngữ gọt
giũa là sự hướng tới những câu văn có kết cấu hoàn chỉnh, có quan hệ cú pháp
bên trong rõ ràng giữa các thành phần, nhằm biểu hiện thật sáng rõ, thật chính
xác nội dung.
2.2.1.4 Về diễn đ a t của phong cách ngôn ngủ a o f giũa
Như đã trình bày, khuynh hướng diễn đạt được quy định bởi nội dung
và mục đích. Nội dung đề tài ở phong cách ngồn ngữ gọt giũa là những vấn đề
trìu tượng trong đời sống vật chất, tinh thần của xã hội; mục đích diễn đạt ở
đây nhằm thông báo, nhằm tác động, nhằm trao đổi ý kiến cho nhau biết
những nhận xét, những kết luận về nhừng vấn đề nêu ra. Sự diễn đạt ở đáy
15
luôn hướng vé trìu tượng, khái quát, hướng về sự trình bày mạch lạc, hợp
lôgic. Chính trong sự diễn đạt của phong cách ngôn ngữ gọt giũa, người ta
nhận rõ mối quan hệ mật thiết giũa ngôn ngữ và tư duy. Trình độ diễn đạt của
một người gắn liền với sự phát triển trí tuệ và tâm hồn của người đó. Bởi vậy,
khi nói đến sự diễn đạt của phong cách ngôn ngữ gọt giũa ta phải gắn nó với
các vấn đề tư duy.

Một văn bản gọt giũa cần phải đạt được các yêu cầu ngắn gọn, chính
xác và giản dị bởi vì với mục đích nhằm cho sự giao tiếp mang tính chính thức
xã hội thu được kết quả cao nhất trong giới hạn về thời gian, về để tài, nói viết
ngắn gọn mà có vẫn đảm bảo về nội dung chính là một yêu cầu quan trọng
cần đạt được. Hcm nữa, trong các hoạt động giao tiếp việc hiểu rõ, hiểu đúng ý
kiến của các bên tham gia giao tiếp, trên cơ sở đó có những ý kiến trao đổi
tiếp theo là yêu cầu quan trọng nhất cần phải đạt được. Do vậy, đòi hỏi sự diễn
đạt ỏ phong cách ngôn ngữ gọt giũa phải chính xác. Phong cách ngôn ngữ gọt
giũa không chấp nhận lối diễn đạt tuỳ tiện, không mạch lạc, do suy nghĩ
không định hướng, không chặt chẽ. Nói, viết phải giản dị để người nghe có thể
nhanh chóng và dễ dàng tiếp nhận. Càng diễn đạt giản dị bao nhiêu mà vẫn khiến
cho ngưòi nghe dễ dàng hiểu và tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng chính
là sự thể hiện năng lực tổng hợp giữa nhận thức và sử dụng ngôn ngữ.
Ba yêu cầu trên gắn bó chặt chẽ và bổ xung cho nhau khi diễn đạt văn
bản mang phong cách ngôn ngữ gọt giũa.
Cũng về vấn đề này, Tiến sĩ Hữu Đạt trong cuốn '"Phong cách học tiếng
Việt hiện cìạr cho rằng cơ sở phân chia phong cách chức năng và hoạt động
của phong cách chức năng cũng được dựa trên phạm vi giao tiếp thể hiện.
Dựa trên cơ sở đó, ông cũng phân ra thành hai loại phong cách nói và phong
cách viết. Qua so sánh đối chiếu giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, chúng
tôi nhân thấy phong cách của ngôn ngữ viết có những đặc điểm khác với ngôn
ngừ nói. Xin được sử dụng hai ví dụ sau đây để tiến hành khảo sát.
16
Ngôn ngữ nói
Người nói l: Chị đo đúng cho em nhé
Người nói 2: (nguýt) ối giời ơi yên tâm đi!
Người nói 1: Lại chổng biết nặn đâu ra mấy chục phân
Người nổi 2: Em không phải nghĩ về chuyện đó,. Bán đ ể lấy khách chứ
giầu gì một hai trăm hả em!
(Đây là cuộc hội ứioại ghi được tại một cửa hàng bán vải ở chợ Thành Công j

Ngôn ngữ viết
" Theo hợp đồng số 7178 ký kết giữa quí tổng công ty với Liên hiệp
chúng tôi ngày 25 tháng 12 năm 1988 Liên hiệp chúng tôi đã thu mua
và tuyển chọn đươc 250 tấn lạc nhân cổ đủ qui cách phẩm chất đã thoả
thuận trong hợp đồng nói trên. Chúng tôi dề nghị quí cồng ty cử cán bộ
đến kiểm tra chất lượng, và cho chúng tôi biết ỷ kiến về việc đóng gói
bao bì, thời gian và điạ điểm giao hàng cụ thể. Chúng tôi cũng xin đề
nghị quí công ty thanh toán trước một phần ba tổng giá trị của hợp
đồng là 46.000 đô la Mỹ vào tài khoản của chúng tôi tại ngán hàng
Ngoại thương Việt Nam. ”
fThư của Liên hiệp các công ty xuất nhập khẩu Vĩnh phúcj
Với hai ví dụ trên, chúng tôi xin chọn ra một số tiêu chí để tiến hành
đối chiếu:
- Về hoàn cảnh sử dụng
- Về chất liệu
- Về từ ngữ
- Về câu
- Về lính tình thái
- Về khả năng lác động đền người nhận thông tin
17
Qua đối chiếu dựa trên những tiêu chí nêu trên, dựa trên những quan
điểm về lý thuyết của các tác giả đã trình bày ở trên, chúng tồi đã thu được
những điểm khác biệt sau:
Ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ nói
Về hoàn cảnh sử đụng
Có sự chuẩn bị trước, (đây là một lá
thư, người viết có sự chuẩn bị chu
đáo về nội dung và lựa chọn từ ngữ
thích hợp)

Không có / ít sự chuẩn bị trước. (Hội
thoại hoàn toàn tự nhiên, không hề có
sự chuẩn bị trước. Hội thoại này xảy
ra trong tình huống mua vải tại chợ).
Về chất liệu
Chữ viết trải ra trong không gian.
Có hệ thống dấu câu đặc thù.
Không có hành vi hỗ trợ.
Có ít nét dư, nét rườm về sử dụng
ngôn ngữ. Câu ngắn gọn, xúc tích
Có thể dùng câu ghép dài, nhiều
bộ phận. "Chúng tôi đê nghị quí
công ty cử cán bộ đến kiểm tra
chất lượng, và cho chúng tôi biết
ý kiến về việc đóng gói bao bì,
thời gian và điạ điểm giao hàng
cụ thểr.
Câu có tính liên tục, chặt chẽ
(không bị gián đoạn).
Có sự hỗ trợ của các hành vi phi ngôn ngữ
như cử chỉ điệu bộ, nét mặt, ánh mắt
(nguýt ).
Về từ ngữ
Cho phép sử dụng những từ ngữ của riêng
phong cách hội thoại (ối giời ơi ).Có nhiều
nét dư, nét rườm về sử dụng ngôn ngữ.
Về câu
Dùng câu ngấn gọn, có câu tính lược vài
bộ phận. “Lạ/ chẳng biết nặn đáu ra mấy
chục phán (tĩnh lược bộ phận chủ ngữ).

Không có tính liên tục chặt chẽ.
18
Về tính tình thái
Tính lựa chọn cao. Có mức độ nhất
định về tính hình thái (thư yêu cầu).
Tính tự nhiên cao. Giàu sắc thái tình
thái tính, (chấn an, tự sự )
Khả năng tác động đền người nhận thông tin
Thông tin tác động gián tiếp (qua
hình thức đọc)
Thông tin tác động trực tiếp (qua hình
thức nghe trực tiếp)
Từ nguyên tắc trên ta thấy có sự đối lập tương đối rõ ràng giũa hai
phong cách chức năng ở phưcmg diện về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ: phong
cách ngôn ngữ nói và phong cách ngôn ngữ viết. Còn trong thực tế người ta có
thể sử dụng hình thức này để biểu hiện phong cách chức năng kia. Một số hoạt
động như ghi lại biên bản các cuộc họp, tóm tắt luận văn là hình thức biểu
hiện ngổn ngữ viết để biểu hiện phong cách chức năng ngôn ngữ nói. Ngược
lại, cũng có thể dùng ngôn ngữ nói để biểu hiện phong cách ngôn ngữ viết như
ngâm thơ, đọc bản tin
Từ kết quả thu được ở phần phân tích trên, chúng tôi nhận định rằng
phong cách văn bản hợp đồng kinh doanh quốc tế bằng tiếng Anh trong phạm
vi luận văn này đề cập là phong cách chức năng trong các văn bản viết.
Theo cách phân chia phong cách chức năng của Tiến sĩ Hữu Đạt, phong
cách ngôn ngữ viết được phân chia gồm: phong cách Hành chính công vụ;
phong cách Khoa học; phong cách Chính luận; phong cách Báo chí; phong
cách Văn học nghệ thuật.
Qua phần tìm hiểu quan điểm của các nhà phong cách học điển hình
nêu trên, ta thấy các tác giả đều thống nhất phong cách ngôn ngữ viết là
phong cách ngôn ngữ gọt giũa trong văn viết, sử dụng các phương tiện ngôn

ngữ, các chuẩn mực ngôn ngữ toàn dân để đạt hiệu quả cao trong các văn bản
khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ tiến hành phân loại phong cách ngôn ngữ gọt
giũa nhằm mục đích tìm ra được loại hình phong cách chức năng của hợp
đổng kinh doanh quốc tế.
19
2.2.3 Phân loợi c à c loại phong cách ngôn ngủ g ọ t giũa
Dựa vào chức năng cụ thể của phong cách ngôn ngữ gọt giũa, ta có thể
chia nó ra thành các phong cách ngôn ngữ gọt giũa bộ phận sau đây:
Theo Cù Đình Tú gồm có: phong cách khoa học, phong cách chính
luận, phong cách hàng chính.
Theo T.s Hữu Đạt gồm có: phong cách hành chính công vụ, phong cách
khoa học, phong cách chính luân, phong cách báo chí, phong cách vàn học
nghộ thuật.
Trong luận văn này đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là hợp đồng
kinh doanh, những văn bản hợp đồng này- qua tìm hiểu các phong cách chức
năng bộ phận, chúng tôi thấy nó thuộc về phong cách hành chính công vụ.
Chúng tôi xin liệt kê các tiểu loại của vãn bản thuộc phong cách hành
chính công vụ:
- Hiến pháp, luật, điểu lệ, nội quy
- Nghị quyết, thông cáo, sắc lệnh, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ
thị, lệnh.
- Bằng khen, văn bằng, giấy chứng nhận các loại
- Đơn từ các loại
- Hoá đơn, biên nhận và đặc biệt là hợp đồng
2.J. Phong cách hành chỉnh công vụ:
"'Phong cách hành chính công vụ là phong cách được sử dụng để trao
đổi những công việc hành chính sự vụ hàng ngày giữa các cơ quan hành
chính đoàn thể từ cấp Trung ương xuống địa phương với các thành viên
và bộ phận xã hội có liên quan ” ( Hữu Đạt - tr 105).
Phong cách hành chính công vụ tồn lại dưới dạng văn bản viết, chức

nàng của phong cách này là thông báo. Nó thông báo bằng các giấy tờ, vãn
kiện nghiêm chỉnh.
20
Theo Galperin (1981- tr 312), phong cách hành chính công vụ được thể
hiộn qua ngồn ngữ của các văn bản lài liệu kinh doanh, ngôn ngữ của những
văn bản pháp luật và ngôn ngữ của những chính sách ngoại giao và cuối cùng
là ngôn ngữ của những tài liệu quân sự.
2.4.Nhữig đặc đ iể m cơ bản của phong câch hành chính - công vụ
Trên những đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ gọt giũa, phong
cách hành chính cồng - vụ có các đặc điểm riêng sau:
2.4.1. Về quan hệ của ngưòi tham gia giao tiếp
Như ta đã thấy văn bản hành chính công - vụ có rất nhiều tiểu loại,
chiếm đa số trong những văn bản ấy là nghị quyết, thông cáo, sắc lệnh, nghị
định, quyết định, thông tư, chỉ thị, lệnh Do vậy đặc điểm nổi bạt của phong
cách hành chính công vụ là tính không binh đẳng trong quan hệ của những
người tham gia giao tiếp. Tính không bình đẳng trong quan hộ giao tiếp được
thể hiện ở tính trên dưới (lệnh- người ra lệnh/ người thực hiện; quyết định,
kiến nghị- người kiến nghị, đề nghị; người được kiến nghị, đề nghị; tổ chức-
cá nhân (thông báo) với mục đích nhầm thực thi công việc.
2.4.2 Về phuơng diện chữ viết
Các văn bản thuộc về giấy tờ hành chính các loại phải được trình bày
dưới dạng chữ viết in và chữ viết đúng chuẩn chính tả thống nhất toàn dân nhằm
đảm bảo tính chất nghiêm túc của công việc hành chính đòi hỏi. Hiện tượng viết
tắt trong phong cách hành chính thường xảy ra Ví dụ: $ (đô la); Ltd (hữu hạn);
VINACONEX (Tổng cồng ty xây dựng Viêt nam). Tứih khuôn mẫu của mỗi loại
văn bản hành chính là do các tổ chức chính quyền, đoàn thể quy định.
2. 4.3 Về cá c phương diện tù ngữ
Với chức năng chính là thông báo, viêc lựa chọn những từ ngữ thật
chính xác về mạt nội dung và từ ngữ trang trọng hoặc trung hòa đứng về mặt
sắc thái biểu cảm là một việc làm luôn cần được coi trọng. ''Không sử dụng

21
các từ, các câu tình thái nhằm biểu lộ tinh cảm chủ quan phục vụ cho mục
đích cá nhân"' (Hữu Đạt, tr.l 15). Phong cách hành chính có lớp từ vựng riêng:
từ vựng hành chính. Lớp từ vựng này góp phần tạo nên vẻ riêng nghiêm chỉnh,
có thể chế của sự diễn đạt hành chính.
2. 4. 4. Về phương diện cú pháp
Các kiểu câu cảm thán, nghi vấn không thích hợp với yêu cầu thông tin
của phong cách này. Câu tường thuật được dùng chủ yếu ở phong cách này.
’’''Phong cách hành chính cần dùng những kiểu câu có kết cấu phức hợp để
trình bày trọn vẹn nội dung nhiều mặt gồm nhiều ý gắn bó với nhau của những
quyết định, điều lệnh, chỉ thị. Xét vê' mặt cú pháp thì bất cứ một quyết định
hành chính nào dù nội dung nhiều bao nhiêu cũng chỉ được trình bày trong
giới hạn một câu. Tính hộ thống, đồng bộ và thống nhất không cho phép sử
dụng những câu trong đó quan hệ cú pháp giữa các thành phần không rỏ ràng
khiến nội dung câu văn bị hiểu theo nhiều cách.
Một số văn bản hành chính như văn bằng, giấy chứng nhận, biên nhận,
hợp đồng người ta dùng các khuôn câu riêng bao gồm hai phần: phần có sẵn là
thống nhất cho mọi văn bản cùng loại; phần để trống cho người viết điền vào
khiến cho văn bản được hoàn chỉnh, nhằm đảm bảo tính thống nhất theo thể
thức hành chính.
2.4.5. Về phương pháp diễn đ ạt
Trong một văn bản có chức năng thông báo như văn bản hành chính
công vụ, việc sử dụng những câu có lượng tin cao, ngắn gọn, xúc tích làm
phương tiện diễn đạt là một yêu cầu bắt buộc đối với người soạn thảo. Một
biểu hiện cụ thể của khuynh hướng nói trên là việc diễn đạt theo những mẫu
đã quy định cho mối loại văn bản. Văn bản hành chính thuộc loại giấy tờ có
quan hệ trực tiếp đến sự thực hiện thống nhất trong xã hội. Bởi vậy trong cách
trình bày, văn bản hành chính phải luôn luôn thể hiện tính được xác định của

×