Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Sự tương đồng và sự khác biệt của chính thể Việt Nam hiến pháp 1946 với chính thể của một số nhà nước trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.91 MB, 121 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
K HOA LUẬT
BÙI HUY TÙNG
S ự TƯƠNG ĐỔNG VÀ s ự KHÁC BIỆT CỦA CH ÍNH
TH Ể V IỆT NAM H IÊN PH ÁP 1946 VỚI CHÍNH THỂ
CỦA M ỘT SỐ NHÀ NƯỚC TRÊN THÊ GIỚI
C huyên n g à n h: LÝ LUẬN CHUNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP QUYỀN
M ã s ố
50501
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LUẬT
N gười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYẼN đ ả n g d u n g
I đ a i h o c
TRUNG TÂM THÒMbT ỊN .THƯ Vi: NỈ!
No V- 10/
HÀ NỘI - 2002
i-n
MỤC LỤC
Phần mở đ ầu :
CHƯƠNG 1. CHÍNH THỂ n h à n ư ớ c - NỘI DUNG c ơ BẢN CỦA HIÊN
PHÁP <
1.1. K h ái q uát về chính thể nhà n ư ớ c s
1.2. Phân loại hình thức ch ín h t h ể

1 ■
1.3. V iệc q uy định chính thể tro ng các h iến ph á p

2t
CHƯƠNG 2. CHÍNH THE VIỆT NAM HIÊN PHÁP 1946 s o SÁNH VỚI
CHÍNH THỂ MỘT s ố NƯỚC TRÊN THẾ G IÓ I 3'
2.1. K hái qu át về chính thể N hà nước V iệt N am H iến pháp
1946 y .


2.1.1. Tư tưởng về các mô hình chính thể Nhà nước ở Việt Nam trước
cách mạng tháng Tám 1945 3^
2.1.2. Cơ sở lý luận, thực tiễn và đặc điểm của chính thể cộng hòa dân
chủ nhân dân Hiến pháp 1946 3Í
2.2. Sự giốn g nhau và khác nhau củ a ch ín h th ể H iến ph áp 1946
với chính thể cộng hò a / quân chủ đại nghị và ch ín h thể cộng
h ò a tổng th ố n g 4i
2.2.1. Về Nguyên thủ quốc gia 4!
2.2.2. Về Quốc h ộ i 5(
2.2.3. Về Chính phủ 6:
2.2.4. Về Tư p h áp 8;
CHƯƠNG 3. S ự KÊ THỪA, PHÁT TRIEN c h ín h t h ể h iê n p h á p 1946
TRONG CÁC HIẾN PHÁP VIỆT NAM VÀ MỘT s ố KIÊN NGHỊ VỀ
HOÀN THIỆN C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔ HÌNH T ổ CHỨC NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM HIỆN NAY 9(
1
3.1. Sự k ế thừa và phát triển chính thể H iến pháp 1946 trong các
H iến pháp N iệt N am 90
3.1.1. Về tính chất của nhà nướ c 94
3.1.2. Về các quyền tự do, dân chủ của công dân 98
3.1.3. Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước 100
3.2. M ột số kiến ngh ị về ho àn thiện cơ sở hiến định củ a m ô
h ìn h tổ chức N h à nước V iệt N am hiện n a y 107
3.2.1. Hình thành một hệ thống lý luận độc lập về mô hình tổ chức nhà
nước 108
3.2.2. Xác định chính thể Việt Nam hiện nay 110
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức và cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
p h á p 113
Kết luận 117

Danh mục tài liệu tham khảo
119
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử tồn tại lâu đời của nhà nước, vấn đề trọng tâm của bất cứ
nhà nước nào là việc tổ chức và thực hiện quyền lực của nhà nước như thế nào.
Lý luận và thực tiễn đã chứng mình rằng, một nhà nước mà có cơ chế tổ chức
và thực hiện quyền lực dựa trên những luận cứ khoa học và phù hợp với những
đòi hỏi khách quan thì nhà nước đó sẽ tồn tại và phát triển bền vững. Ngược
lại, việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước nếu chỉ dựa trên ý chí chủ
quan không có căn cứ khoa học thì sớm hay muộn chế độ nhà nước đó cũng sẽ
bị diệt vong.
Chính vì vậy, vấn đề tìm ra một mô hình tổ chức nhà nước khoa học phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh trong nước và quốc tế là công việc chính yếu của
bất kỳ một nhà nước nào trong qúa khứ, hiện tại cũng như tương lai.
Trong tiến trình lịch sử, ở các quốc gia khác nhau, việc nghiên cứu, tìm
tòi, sáng tạo ra các mô hình, cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước
tối ưu, có hiệu qủa đã thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành và phát triển của hiến
pháp - một đạo luật cơ bản của quốc gia, có vị trí tối cao, mà chỉ trong giai
đoạn phát triển của nhà nước hiện đại thì mới hội đủ các điều kiện để hiến
pháp xuất hiện.
Trong một bản hiến pháp bao gồm nhiều chế định khác nhau quy định
những vấn đề cơ bản của việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước và
những vấn đề cơ bản khác. Trong đó, vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của bất
cứ một bản hiến pháp nào là vấn đề hình thức chính thể nhà nước. Hình thức
chính thể nhà nước là hình thức tổ chức các cơ quan quyển lực nhà nước tối
cao, cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như
mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
Ó trên thế giới, sự xuất hiện của hiến pháp đã có bề dày lịch sử, có

nhiều quốc gia đã có lịch sử lập hiến hàng trăm năm, đã có những đóng góp to
lớn cho nhân loại, đặc biệt là việc tìm ra các mô hình tổ chức quyền lực nhà
nước có hiệu qua.
So với thế giới, lịch sử lập hiến Việt Nam còn non trẻ.
Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập - một áng văn lập quốc vĩ đại, khai sinh
ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông
Nam Á, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập,
tự do và chủ nghĩa xã hội. Ngày 6/1/1946, toàn thể quốc dân đồng bào Việt
Nam đã đi bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa I, Quốc hội đã thông qua
bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Bản Hiến pháp đã đánh dấu một bước
ngoặt trên con đường phát triển của Nhà nước và pháp luật Việt Nam, mở ra
một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam.
3
Ở nước ta, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về Hiến pháp
1946 đã được các tác giả đề cập tới dưới các góc độ khác nhau, ít nhiều có đề
cập đến hình thức chính thể, có thể kể đến như: "Lịch sử lập hiêh Việt Nam”
của Tiến sĩ Luật học Thái Vĩnh Thắng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
nội 1997. Tác phẩm này chỉ đề cập một cách chung chung lịch sử lập hiến
Việt Nam; "Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến
pháp Việt Nam" của Văn phòng Quốc hội - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Nội dung tác phẩm đề cập đến các bài viết độc lập của các tác giả khác nhau,
tiếp cận dưới nhiều góc độ nên chưa phản ánh được bản chất pháp lý của vấn
đề; Luận án Tiến sĩ luật học "Lịch sử lập hiến Việt Nam” của Lẻ Hữu Thể,
Luận án nêu lên qúa trình lịch sử lập hiến của Việt Nam, đã có đề cập đến
chính thể Hiến pháp 1946 nhưng chỉ ở mức độ khái quát. Các khóa luận tốt
nghiệp bàn về giá trị Hiến pháp 1946 và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây
dựng Hiến pháp 1946. Các ấn phẩm này đã đề cập đến việc nghiên cứu chính
thể Việt Nam Hiến pháp 1946, nhưng mới chỉ dừng lại mức độ cung cấp thông

tin, tư liệu mà chưa đi sâu phân tích luận giải.
Bên cạnh đó, còn có các ấn phẩm khác bàn về tư tưởng Nhà nước và
pháp luật của Hồ Chí Minh, có thể kể đến tác phẩm: "Chủ tịch Hồ Chí Minh
sự nghiệp xây dựng Nhà nước kiểu mới và pháp luật ở Việt Nam" của Nguyễn
Ngọc Minh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội 1982; "Nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh vê Nhà nước và pháp luật" do Bộ Tư pháp là cơ quan
chủ trì, Hà Nội 1993; "Hồ Chủ Tịch trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước và
nền pháp lý dân chủ, xã hội chủ nghĩa Việt Nam" của Hội Luật gia Việt
Nam; "Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh" của vụ Vũ Đình Hoè, Nhà xuất
bản Văn hóa Thông tin.
Đặc biệt, năm 1992, u ỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã quyết định đưa
vào chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về tư tưởng Hồ Chí Minh
với đề tài: "Tư tưởng Hồ Chí Minh Nhà nước của dân, do dân, vì dân"
Ngoài ra, còn có các bài viết trên các sách báo chính trị pháp lý đề cập
đến Hiến pháp 1946, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Nội
dung của các ấn phẩm này đã phần nào lý giải những vấn đề cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước nói chung và hình thức chính thể nói riêng.
Tuy nhiên, do tiếp cận vấn đề ở các góc độ khác nhau nên bản chất pháp lý
của vấn đề chưa được soi rọi thấu đáo.
Còn về sự so sánh giữa chính thể Việt Nam trong Hiến pháp năm 1946
với chính thể các nước khác thì chưa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu một cách toàn diện, có hệ thống, mà nó chỉ được đề cập một cách rời rạc
trong các công trình, ấn phẩm, các sách báo chính trị pháp lý với nội dung
khái quát, chưa có sự đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá.
Nhìn chung, các ấn phẩm đã xuất bản chỉ đề cập một cách khái quát,
chung chung đến chính thể Việt Nam Hiến pháp 1946 và hầu như chưa nghiên
cứu nhiều đến sự so sánh chính thể đó chính thể các nước. Do đó, cần phải có
một công trình khoa học độc lập nghiên cứu về chính thể Việt Nam Hiến pháp
5
1946 và sự so sánh chính thể với các nước, trên cơ sở đó đưa ra luận cứ lý luận

nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn mới.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. C ơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về Nhà nước và pháp luật. Tuy
nhiên, chúng tôi cũng mạnh dạn nghiên cứu những tư tưởng của các học giả tư
sản và các học giả trong chế độ Sài Gòn "cũ" nhằm chắt lọc những đóng góp
của họ trên phương diện chính thể nhà nước.
Những tri thức của khoa học Lý luận về Nhà nước và pháp luật được
vận dụng trong qúa trình nghiên cứu. Những tri thức khoa học luật Hiến pháp,
đặc biệt những tri thức về hình thức chính thể nhà nước được sử dụng nhiều
nhất trong qúa trình thực hiện đề tài. Đề tài cũng sử dụng những tri thức về
luật học so sánh trong qúa trình thực hiện.
Ngoài ra, những kết qủa nghiên cứu của các ngành sử học, chính trị
học, triết học, Hồ Chí Minh học, xã hội học pháp luật cũng được sử dụng
trong qúa trình nghiên cứu. Những kết qủa nghiên cứu của các ngành khoa
học này được sử dụng làm cơ sở lý luận để đưa ra những kết luận độc lập dưới
góc độ của luật học.
3.2. Phương p h á p nghiên cứu
Trong qúa trình nghiên cứu tác giả đã vận dụng các phương pháp duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, tiếp
cận hệ thống.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đ ối tượng n ghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến chính
thể Việt Nam Hiến pháp 1946. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về hình
thức chính thể nhà nước. Nghiên cứu trong sự so sánh với chính thể các nước,
so sánh với chính thể và sự kế thừa, phát triển chính thể nhà nước trong các
Hiến pháp Việt Nam.
4.2. P h ạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi một bản luận văn cao học, đề tài chỉ tiếp cận trên
phương diện luật học chính thể Nhà nước Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh
về hình thức chính thể Nhà nước Hiến pháp 1946.
Trong nghiên cứu so sánh chính thể một số nước, đề tài chỉ nghiên cứu
lựa chọn với một số nước đại diện cho các hình thức chính thể, hệ thống pháp
luật, đường lối chính trị.
6
Các thiết chế như Quốc hội (cơ quan đại diện), Chủ tịch nước (nguyên
thủ quốc gia), Chính phủ, Tòa án chỉ nghiên cứu ở mức độ cho phép xác định
hình thức chính thể Nhà nước chứ không đi vào nghiên cứu chi tiết cụ thể.
Những kiến giải của đề tài cũng không đi vào những vấn đề cụ thể của từng
chế định chính trị mà chỉ giải quyết những vấn đề tạo cơ sở lý luận cho việc
hoàn thiện mô hình tổ chức nhà nước.
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. M ụ c đích nghiên cứu
Trong điều kiện mà chúng ta đang đổi mới hệ thống chính trị, hoàn
thiện mô hình tổ chức nhà nước thì việc nghiên cứu đề tài: "Sự tương đồng và
sự khác biệt của chính thể Việt Nam Hiến pháp 1946 với chính thê của
một sô nhà nước trên thê giới” nhằm mục đích:
- Khẳng định giá trị to lớn, đặc biệt là giá trị chính thể của Hiến pháp
1946, khẳng định sự sáng tạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng
chí của Người trong việc xây dựng Nhà nước kiểu mới.
- Nghiên cứu tìm ra sự giống nhau và khác nhau của chính thể Việt
Nam Hiến pháp 1946 với chính thể của một số nước khác nhau đại diện cho
các hình thức chính thể, chế độ chính trị, hệ thống pháp luật. Từ đó có một
cách đánh giá khách quan hơn các mô hình chính thể khác nhau, ở chừng mực
nhất định lựa chọn được mô hình tổ chức nhà nước phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh Việt Nam.
- Qua nghiên cứu chính thể Hiến pháp 1946, ta cũng thấy được sự kế
thừa, phát triển chính thể trong các Hiến pháp Việt Nam.

5.2. N h iệ m vụ nghiên cứu
Với đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài có
nhiệm vụ:
- Nghiên cứu vị trí, vai trò của chính thể nhà nước trong hiến pháp.
- So sánh chính thể Hiến pháp 1946 với chính thể của một số nước tiêu
biểu làm đại diện.
- Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thức chính thể Hiến pháp
Việt Nam.
- Nghiên cứu sự kế thừa và phát triển chính thể Hiến pháp 1946 đối với
các Hiến pháp Việt Nam.
6. Kết qủa và đóng góp của luận văn
- Luận văn đã cố gắng hệ thống hóa nội dung, tư tưởng chính thể Nhà
nước Hiến pháp 1946, làm rõ thêm những giá trị khoa học về mặt lý luận cũng
như thực tiễn chính thể Nhà nước Việt Nam Hiến pháp 1946 trên cơ sở kế thừa
có chọn lực những công trình của các tác giả đi trước, đồng thời đưa ra những
nhận xét, phân tích, đánh giá khoa học có tính độc lập.
7
- Bước đầu luận văn đã so sánh, có sự phân tích, đánh giá chính thể Việt
Nam Hiến pháp 1946 với chính thể một số nước, từ đó đưa ra kết luận khoa
học về các mô hình chính thể.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho học tập, nghiên cứu và cho những
ai quan tâm.
- Luận văn đã bước đầu tập hợp một hệ thống danh mục các tài liệu
tham khảo trong và ngoài nước nhằm cung cấp một lượng thông tin cần thiết
cho những ai quan tâm học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực này.
7. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có ý nghĩa thực tiễn góp phần hoàn thiện những tri thức,
những hiểu biết cả về lý luận và thực tiễn những giá trị chính thể của Hiến
pháp 1946 đối với việc xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức Nhà nước và
pháp luật Việt Nam.

Trên cơ sở so sánh chính thể Hiến pháp 1946 với chính thể các nước đã
góp phần bổ sung thêm tri thức về các loại hình chính thể nhà nước khác nhau,
có thể lựa chọn, tiếp thu những mặt mạnh, mặt tích cực của các mô hình chính
thể nhà nước, từ đó có thể đưa ra được mô hình tổ chức nhà nước tham khảo,
vận dụng và hoàn thiện mô hình tổ chức Nhà nước Việt Nam.
8
CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC - NỘI DUNG c ơ BẢN
CỦA HIẾN PHÁP
1.1. Khái quát về chính thể nhà nước
Nội dung và hình thức là một trong sáu cặp phạm trù cơ bản của triết
học cùng với ba quy luật cơ bản tạo nên phép duy vật biện chứng của triết học
Mác - Lênin.
Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những qúa trình
tạo nên sự vật. Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hộ
thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó [44; 185].
Hình thức nhà nước là một trong những phạm trù cơ bản của khoa học
về nhà nước và pháp luật. Hình thức nhà nước là một vấn đề quan trọng của
nhiều ngành khoa học xã hội. Hình thức nhà nước được các ngành khoa học
xã hội khác nhau quan tâm nghiên cứu như triết học, sử học, chính trị học, luật
học Đặc biệt, đối với khoa học pháp lý, hình thức nhà nước là một vấn đề cơ
bản, quan trọng mà luật học nghiên cứu. Trong các ngành khoa học pháp lý có
thể kể ra các ngành khoa học nghiên cứu vấn đề hình thức nhà nước như: Lý
luận chung về nhà nước và pháp luật; Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới,
cũng như lịch sử nhà nước và pháp luật của từng nước; luật Hiến pháp Trong
đó, khoa học luật Hiến pháp là ngành khoa học nghiên cứu vấn đề hình thức
nhà nước, và hình thức nhà nước trở thành một nội dung nghiên cứu cơ bản,
quan trọng của khoa học luật Hiến pháp.
Trong ngành luật Hiến pháp nói chung và đạo luật Hiến pháp nói riêng,
hình thức nhà nước là một nội dung cơ bản, cốt lõi tạo thành đối tượng nghiên
cứu chủ yếu của chúng. Đối tượng nghiên cứu của một đạo luật thường là đối

tượng nghiên cứu chủ yếu của ngành luật đó, hay nói cách khác, đối tượng
nghiên cứu của đạo luật gần như trùng khít với đối tượng nghiên cứu của
ngành luật mà đạo luật đó là nội dung cơ bản. Trong ngành luật Hiến pháp
cũng vậy, đối tượng nghiên cứu của đạo luật Hiến pháp là nội dung cơ bản của
đối tượng nghiên cứu của ngành luật Hiến pháp. Vậy hình thức nhà nước là
gì? Mối quan hệ giữa hình thức nhà nước với kiểu nhà nước và bản chất của
nhà nước là như thế nào?
Hình thức nhà nước là thuật ngữ chuyên ngành luật Hiến pháp nhằm
khái quát hóa mô hình nhà nước thông qua những đặc điểm thể hiện nội dung
bên trong của cơ cấu tổ chức và mối quan hệ giữa các tổ chức cấu thành nhà
nước [2;71].
Từ khái niệm trên, ta có thể thấy được các dấu hiệu của hình thức nhà
nước.
CHƯƠNG 1
9
+ Hình thức nhà nước khái quát lên một mô hình nhà nước với cách
thức tổ chức quyền lực nhà nước ấy, tức là phương thức chuyển ý chí giai cấp
thống trị thành ý chí nhà nước.
+ Hình thức nhà nước thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành
nhà nước, cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào công việc của nhà
nước.
Hình thức nhà nước do bản chất nhà nước và nội dung nhà nước quy
định. Nếu bản chất nhà nước chỉ rõ quyền lực nhà nước thuộc về ai, phục vụ
lợi ích cho giai cấp nào, tầng lớp nào trong xã hội thì hình thức nhà nước nói
lên cách thức tổ chức quyền lực nhà nước ấy, tức là phương thức chuyển ý chí
của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà nước.
Hình thức nhà nước được quy định bởi kiểu của nhà nước. Hình thức
nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, là phương thức tồn tại và
phát triển của nhà nước, là mối quan hệ giữa các yếu tố của nó. Kiểu nhà nước
là tổng thể các dấu hiệu cơ bản của nhà nước thể hiện bản chất giai cấp, vai trò

xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước trong
một hình thái kinh tế - xã hội nhất định [29;46].
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một kiểu xã hội dựa trên một phương
thức sản xuất nhất định. Tương ứng với một kiểu quan hệ sản xuất là một tổng
thể đặc thù các quan hệ tư tưởng chính trị và một kiểu thiết chế chính trị -
pháp lý nhất định. Nhà nước là một bộ phận quan trọng nhất trong kiến trúc
thượng tầng, cho nên bản chất, chức năng, nhiệm vụ, bộ máy nhà nước, hình
thức nhà nước xét đến cùng đểu được quy định bởi cơ sở kinh tế. Do đó,
tương ứng với một kiểu quan hệ sản xuất (cơ sở kinh tế) là một kiểu nhà nước
thích ứng.
Học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội chính là cơ sở của
việc phân chia các nhà nước tồn tại trong lịch sử thành các kiểu nhà nước khác
nhau. Học thuyết Mác - Lênin đã chia lịch sử hình thành và phát triển của xã
hội loài người thành năm hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Chỉ trong hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ là hình thái đầu tiên mà ở đó chưa
có các điều kiện kinh tế - xã hội để nhà nước xuất hiện. Còn bốn hình thái
kinh tế xã hội sau này, mỗi hình thái đều tương ứng với một kiểu nhà nước
nhất định thích ứng với các điều kiện kinh tế - xã hội mà nó tồn tại, phát triển.
Mỗi một kiểu nhà nước đó lại chứa đựng trong mình nó một bản chất nhà
nước. Nhưng bản chất nhà nước trong một kiểu nhà nước có thể là một, ngược
lại hình thức nhà nước thể hiện bản chất nhà nước thì lại rất đa dạng và phong
phú. Ví dụ, cùng thể hiện một bản chất của kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ
trong hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ nhưng hình thức nhà nước lại
thể hiện hết sức phong phú, như: cộng hòa dân chủ; cộng hòa quý tộc; quân
chủ;
Kiểu nhà nước quy định hình thức nhà nước, do đó, cùng một hình thức
nhà nước giống nhau nhưng tồn tại trong các kiểu nhà nước khác nhau (các
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau) thì chúng có những đặc điểm,
đặc trưng rất khác nhau. Ví dụ, trong mọi kiểu nhà nước đều có một nền cộng
10

hòa. Nhưng bản chất của nhà nước cộng hòa chủ nô tồn tại trong hình thái
kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ có những đặc điểm khác xa bản chất nhà nước
cộng hòa tư sản mà hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa là cơ sở kinh tế
cho nhà nước đó tồn tại. Như vậy, trong quan hệ giữa kiểu nhà nước và hình
thức nhà nước thì kiểu nhà nước là yếu tố quyết định. Đó là vì hình thức nhà
nước bị quy định bởi cơ sở kinh tế - xã hội của một kiểu nhà nước nhất định và
bản chất giai cấp tồn tại trong hình thái kinh tế xã hội đó.
Ngoài ra hình thức nhà nước còn phụ thuộc vào:
+ Trình độ phát triển kinh tế xã hội, do tích luỹ tư bản trong lòng xã hội
phong kiến mà phát triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành nên
kiểu quan hệ sản xuất mới - kiểu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngay
trong lòng xã hội phong kiến. Do đó, vào giai đoạn cuối của xã hội phong kiến
đã hình thành một hình thức nhà nước quân chủ chuyên chế.
+ Tương quan lực lượng giai cấp, trong cuộc cách mạng tư sản của một
số nước, do lực lượng cách mạng của giai cấp tư sản không đủ mạnh để đánh
đổ hoàn toàn giai cấp phong kiến còn chưa bị suy yếu nhiều. Để tồn tại, hai
lực lượng chính trị này đứng ra thỏa hiệp với nhau nhằm phân chia quyền lực
và hình thành nên nhà nước quân chủ lập hiến.
+ Truyền thống lịch sử và sự tác động của bối cảnh quốc tế. Các nhà
nước này từ khi được hình thành và phát triển cho đến nay vốn đã vậy mà
không có sự thay đổi nhiều về hình thức nhà nước. Ví dụ, Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Đức, khi sinh ra đã là nhà nước liên bang; các
nhà nước như Vướng quốc Anh, Nhật Bản, Thái Lan, do một truyền thống
lâu đời là nhà nước quân chủ, các hình thức truyền ngôi, thế tập đã ăn sâu vào
tiềm thức của các thế hệ người dân của các nước đó.
+ Do ảnh hưởng của các vấn đề dân tộc, sắc tộc trong một quốc gia, thì
vấn đề dân tộc, sắc tộc và việc giải quyết những vấn đề đó sẽ ảnh hưởng đến
việc lựa chọn một hình thức nhà nước thích hợp: nhà nước đơn nhất hay nhà
nước liên bang, và trong nhà nước đó có thành lập khu tự trị hay không. Điều
đó hoàn toàn phụ thuộc vào việc giải quyết vấn đề dân tộc, sắc tộc.

+ Và yếu tố cuối cùng, là do hậu qua việc xâm lược của thực dân, đế
quốc, mà các nhà nước thuộc địa sau khi giành độc lập có hình thức nhà nước
bị ảnh hưởng tác động bởi hình thức nhà nước của nhà nước mẫu quốc. Ví dụ,
sau khi giành độc lập từ thực dân Pháp thì Nhà nước Angiêria là một Nhà
nước cộng hòa đại nghị, hay sau khi giành độc lập từ Vương quốc Anh thì
Nhà nước Pakixtan vẫn duy trì chế độ quân chủ [2;75].
Như đã nói ở trên, hình thức nhà nước bị quy định bởi bản chất nhà
nước, kiểu nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội (cơ sở kinh tế) nhất
định. Nhưng hình thức nhà nước không chỉ phản ánh một cách thụ động các
điều kiện kinh tế - xã hội, mà ngược lại hình thức nhà nước tác động trở lại đối
với các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội mà nó tồn tại, phát triển. Việc tác
động trở lại của hình thức nhà nước mang tính tích cực hay tiêu cực lại phụ
thuộc vào mô hình tổ chức, cách thức tổ chức quyển lực nhà nước mà giai cấp
thống trị lựa chọn để biến ý chí của giai cấp mình thành ý chí của nhà nước.
11
Sự tác động đó là tích cực khi giai cấp cầm quyền lựa chọn được một hình
thức nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong đó nó tồn tại, khi
đó, nó sẽ tạo động lực cho đất nước phát triển. Ngược lại, khi hành thức nhà
nước đó đã lỗi thời, không còn phù hợp nữa hoặc có thể là một hình thức nhà
nước được xây dựng qúa cao so với điều kiện mà đất nước chưa đạt tới. Điều
đó, ngược lại, sẽ dẫn tới sự kìm hãm phát triển của xã hội, dẫn tới nhiều hậu
của kinh tế xã hội tiêu cực khó có thể mà lường tới. Do đó, vấn đề đặc biệt
quan trọng khi lựa chọn hình thức nhà nước, những người cầm quyền phải
xuất phát từ các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Ngoài các
yếu tố đó ra, khi lựa chọn hình thức nhà nước chúng ta phải biết kết hợp với
các yếu tố khác nữa như: trình độ phát triển kinh tế xã hội; tương quan lực
lượng giai cấp; lịch sử truyền thống dân tộc; bối cảnh quốc tế; xu hướng của
thời đại; các vấn đề dân tộc, sắc tộc;
Hình thức nhà nước bao gồm hai yếu tố: hình thức chính thể và hình
thức cấu trúc. Trong phạm vi của bài viết này, tác giả chỉ tập trung đi sâu

nghiên cứu vấn đề hình thức chính thể nhà nước, còn hình thức cấu trúc nhà
nước chỉ được xem xét, tìm hiểu ở những khía cạnh, phương diện nhất định
nhằm làm sáng tỏ hình thức chính thể nhà nước.
Vậy hình thức chính thể nhà nước là gì ? Nó chứa đựng những dấu hiệu
nào ? Xung quanh vấn đề hình thức chính thể nhà nước có nhiều khái niệm.
Sau đây, là hai khái niệm định nghĩa về hình thức chính thể nhà nước được các
nhà khoa học thừa nhận rộng rãi:
Hình thức chính thể là hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao,
cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ giữa chúng với nhau cũng như mức độ
tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này [29;58].
Hình thức chính thể là sự biểu hiện bề ngoài thành mô hình, hình dáng
của nhà nước thông qua cách thức cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí,
quyển hạn, trách nhiệm, mối quan hệ của các cơ quan nhà nước cấu tạo nên
nhà nước và bản chất, nguồn gốc của quyền lực nhà nước và mức độ tham gia
vào việc tổ chức quyền lực nhà nước của nhàn dân [2;75].
Từ khái niệm hình thức chính thể nêu trên, ta có thể đưa ra các dấu hiệu
của hình thức chính thể:
+ Đó chính là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước tối
cao, mà không bao gồm việc tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương. Cơ
cấu, trình tự thành lập, vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước cấu tạo nên bộ máy nhà nước.
+ Mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Khi xét mối quan
hệ này người ta chỉ tập trung xem xét mối liên hệ giữa các cơ quan nhà nước
trung ương bao gồm: nguyên thủ quốc gia; lập pháp; hành pháp; tư pháp.
+ Nguồn gốc của quyền lực nhà nước, hay nói cách khác, quyền lực nhà
nước xuất phát từ đâu, mức độ tham của nhân dân vào việc thành lập các cơ
quan nhà nước, vào giải quyết các công việc của nhà nước. Quyền lực nhà
nước xuất phát từ thiên định, từ nhà trời là một thứ quyền lực siêu nhiên,
huyền bí của các ông vua tồn tại trong chính thể nhà nước quân chủ chuyên
12

chế. Ngược lại, quyền lực nhà nước xuất phát, có nguồn gốc từ nhân dân, tức
chính thể đó là cộng hòa.
Từ sự phân tích khái niệm chính thể, ta thấy chính thể là nội dung cơ
bản của mỗi bản hiến pháp - đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý tối cao của
mỗi nhà nước.
1.2. Phân loại hình thức chính thể
Khi phân tích các hình thức chính thể, chủ yếu chúng ta tập trung vào
mô hình nhà nước, trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức của các cơ quan nhà nước
ở trung ương: nguyên thủ quốc gia; lập pháp; hành pháp; tư pháp. Trong đó,
đầu tiên chúng ta xem xét nguyên thủ quốc gia, sau đó là mối quan hệ giữa
nguyên thủ quốc gia với các cơ quan nhà nước khác.
Do đó, để phân biệt các mô hình chính thể nhà nước, trước hết chúng ta
dựa vào cách thức thành lập hay là nguồn gốc của nguyên thủ quốc gia cũng
như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chức vụ đó.
Dựa trên cơ sở đó, hình thức chính thể được bao gồm hai dạng cơ bản là
chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa. Chính thể quân chủ là chính thể mà
ở đó nguyên thủ quốc gia do thế tập, quyền ngôi mà ra, quyền lực nhà nước có
nguồn gốc thần bí, từ cõi hư vô, do thượng đế định đoạt. Ở chính thể này,
quyền lực nhà nước tối cao tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người
đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế ), và nhà nước đó là nhà nước quân chủ.
Chính thể cộng hòa là chính thể mà nguyên thủ quốc gia do bầu cử (trực tiếp
hoặc gián tiếp) lập nên, và nguồn gốc của quyền lực nhà nước xuất phát từ
nhân dân. Quyền lực nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan đại diện do bầu
ra trong một thời hạn nhất định, và nhà nước đó gọi là nhà nước cộng hòa.
Chính thể quân chủ được chia thành quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn
chế. Chính thể quân chủ tuyệt đối là chính thể mà quyền lực nhà nước tập
trung vào người đứng đầu nhà nước. Vua, hoàng đế có quyền lực vô hạn
định mà không bị hạn chế bởi bất cứ một giai cấp, một thế lực quyền thế hay
một cá nhân nào. Còn trong nhà nước quân chủ hạn chế, quyển lực nhà nước
tối cao không chỉ được trao cho người đứng đầu nhà nước mà còn được trao

(được phân chia) cho các cơ quan cấp cao khác một cách hạn chế, ví dụ, nghị
viện trong chính thể quân chủ lập hiến hay hội nghị đại diện đẳng cấp thường
thấy xuất hiện trong một số nhà nước phong kiến.
Trong chính thể quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến) lại được chia ra
thành hai hình thức chính thể nhà nước: quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại
nghị.
Quân chủ nhị nguyên ỉà loại hình tổ chức nhà nước, trong đó quyền lực
nhà nước được chia đều cho hai cơ quan trong cấu trúc quyền lực nhà nước, đó
là quyền lực của cá nhân nhà vua và quyền lực của tập thể nghị viện. Đây là
loại hình chính thể nhà nước xuất hiệnO sau các cuộc cách mạng tư sản, là mô
hình tổ chức nhà nước chuyển tiếp từ nhà nước phong kiến sang nhà nước tư
13
sản, và nó tồn tại không lâu trong thực tế. Các bộ trưởng đều do vua bổ nhiệm,
vừa chịu trách nhiệm trước nhà vua, vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện.
Hình thức nhà nước quân chủ hạn chế thứ hai là quân chủ đại nghị. Ớ
chính thể này, nguyên thủ quốc gia là vị hoàng đế được thành lập theo phương
thức thế tập, truyền ngôi kế thừa cho con cháu. Bộ máy hành pháp được thành
lập và hoạt động khi nào vẫn còn có tín nhiệm của nghị viện.
Chính thể cộng hòa cũng có hai hình thức chủ yếu là cộng hòa dân chủ
và cộng hòa quý tộc. Trong nhà nước cộng hòa dân chủ, pháp luật quy định
quyền của công dân tham gia bầu cử thành lập các cơ quan đại diện của nhà
nước. Trong nhà nước cộng hòa quý tộc (dưới chế độ nô lệ và chế độ phong
kiến), quyền tham gia bầu cử để thành lập các cơ quan đại diện của nhà nước
chỉ dành riêng cho giới quý tộc và những người có của, và quyền đó được quy
định trong pháp luật.
Chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa trong những giai đoạn lịch sử
cụ thể có những đặc điểm khác nhau phụ thuộc vào các hình thái kinh tế xã
hội (cơ sở kinh tế) mà nó tồn tại với các kiểu nhà nước tương ứng, và còn phụ
thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể của từng xã hội, như: trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất; truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội; tương quan lực

lượng giai cấp; Do đó, khi phân biệt các hình thức chính thể ta không những
chỉ phân biệt chúng trong các chế độ nô lệ, phong kiến, tư bản, xã hội chủ
nghĩa mà còn có các biến dạng của chúng phụ thuộc vào các yếu tố nêu trên.
Trước khi đi vào phân loại một cách chi tiết, cụ thể các hình thức chính
thể, đầu tiên chúng ta sẽ xem xét một cách khái quát vấn đề sự lựa chọn người
cầm quyền và cơ cấu tổ chức chính quyền.
* Sự lựa chọn người cầm quyền
Giá trị của một chế độ tuỳ thuộc phần lớn vào những người cầm quyền
trong chế độ ấy. Nếu lựa chọn được những người tiêu biểu cho chế độ sẽ giúp
cho việc giữ vững và phát huy được bản chất của chế độ đó, đưa đất nước tiến
lên phía trước. Ngược lại, nếu những người cầm quyền không được lựa chọn
một cách thích hợp và phù hợp với chế độ sẽ là một lực cản lớn cho sự phát
triển của đất nước và cho sự bền vững của chế độ đó.
Trong những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những yếu tố truyền
thống lịch sử, trình độ phát triển khác nhau thì phương pháp lựa chọn người
cầm quyền là khác nhau. Do vậy, các phương pháp lựa chọn người cầm quyền
đã trở thành một trong những nền tảng của chế độ. Các phương pháp được áp
dụng cho tới nay, trên phương diện tích cực là nhằm để hạn chế quyền lực,
ngăn chặn chúng không đi đến chỗ lạm dụng, đồng thời cũng là nhằm thực
hiện những yêu sách của chủ nghĩa tự do. Xét đến cùng, sự khác biệt sâu rộng
của những chính thể, chế độ chính trị khác nhau là dựa trên phương thức, cách
thức lựa chọn những người cầm quyền có xuất phát từ những hình thức tự do,
dân chủ hay không.
Trong lịch sử đã tồn tại nhiều phương pháp, cách thức để lựa chọn
những người cầm quyền của một quốc gia: phương pháp truyền ngôi kế vị;
14
bầu cử tự do; bầu cử hội đồng tuyển trạch lựa chọn; hay do sự chinh phục
bằng võ lực, Chung quy lại, người ta có thể tập hợp những phương pháp trên
thành hai loại phương pháp cơ bản. Thứ nhất, nếu việc lựa chọn những người
cầm quyền được giao cho dân chúng (có thể bằng hình thức trực tiếp hay gián

tiếp) thì phương pháp này được gọi là dân chủ. Thứ hai là, nếu sự lựa chọn đó
đã lọt khỏi tay dân chúng mà rơi vào một hoặc một số cá nhân hay những
nhóm người có thế lực thì đó là phương pháp phi dân chủ hay được mệnh danh
là độc tài.
Những phương pháp thứ nhất (phương pháp dân chủ) phù hợp với chủ
nghĩa tự do, là cơ sở của nền tảng dân chủ bởi vì chúng làm hạn chế quyền lực
của những người cai trị, làm tiêu diệt chủ nghĩa độc đoán cá nhân. Những
phương pháp thứ nhì thì trái lại, chúng thích nghi với chủ nghĩa độc đoán,
chuyên quyền, là điều kiện cho những người cầm quyền thâu tóm quyền lực,
và làm teo tóp nền tảng tự do, dân chủ. Giữa hai phương pháp đó, người ta lại
tìm ra những phương pháp hỗn hợp trung hòa trong đó có kết hợp của sự lựa
chọn dân chủ và sự lựa chọn độc tài. Ngày nay, ở những nước còn qúa lạc hậu
hay ở những quốc gia trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, ví dụ, ở một số
nước thường thấy sự thay đổi chính quyền bằng cách dùng lực lượng quân đội
để làm đảo chính như ở Pakixtan vào năm 2000 hay năm 1999 ở Miến Điện.
Trái lại, chế độ dân chủ ngày càng phát triển hơn thể hiện tính quy luật
của sự phát triển dân chủ. v ề mặt lịch sử, chế độ dân chủ phát sinh trong
những đô thị Hy Lạp cổ đại, nhưng đó chỉ là hình thức dân chủ sơ khai, dân
chủ chỉ với một nhóm thiểu số. Đó là vì rằng, chỉ những người tự do mới được
có mặt trong các hội nghị (các thiết chế dân chủ) để tham gia lựa chọn những
người đại diện. Những người nô lệ và những người thuộc tầng lớp dưới của xã
hội không được hưởng bất cứ một quyền dân sự, quyền chính trị nào.
Cùng với sự tiến triển của lịch sử, chế độ dân chủ cũng có những bước
phát triển thăng trầm, nhưng nhìn chung chưa tạo ra được những đột biến lớn.
Chỉ đến khi nổ ra các cuộc cách mạng tư sản, từ đó đã tạo ra bước ngoặt to lớn
cho sự phát triển của chế độ dân chủ, hình thành nên một hình thức dân chủ
mới. Mà giai cấp tư sản đã tuyên bố rằng, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân,
nhân dân được quyền tham gia vào việc lựa chọn những người đại diện thành
lập nên các cơ quan nhà nước. Vì tất cả công dân không thể tham gia chính
phủ, họ sẽ phải lựa chọn những người đại diện vào trong nghị viện, do đó mới

có cụm từ “dân chủ đại nghị”, đó là một chế độ dân chủ. Chế độ dân chủ từ
đây có cơ sở và đồng nghĩa với những cuộc bầu cử trong một thời hạn nhất
định những người cầm quyền do dân chúng bầu lên. Những phương pháp bầu
cử cũng như số những nghị viện (cơ quan đại diện) có thể khác nhau ở những
nước khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi quốc gia, và sự tổ
chức, mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp với cơ quan hành pháp có thể không
giống nhau do các hình thức chính thể khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng
là tạo ra một chế độ dân chủ khi mà những cuộc bầu cử ấy được tổ chức một
cách tự do và thành thật. Dưới hình thức ấy, chế độ dân chủ lần đầu tiên đã trở
15
thành tiêu chí mà mọi quốc gia đều phải hướng tới, cũng lần đầu tiên nó đã
chinh phục hầu hết các nước văn minh.
Từ khi ra đời, chế độ dân chủ đại nghị đã trải qua hai cuộc biến thiên
chính: đó là sự chấp nhận phổ thông đầu phiếu và sự xuất hiện của những
đảng chính trị có tổ chức. Trong thời kỳ khá lâu sau các cuộc cách mạng tư
sản, chế độ dân chủ chỉ có tính cách cục bộ, khép kín, những người cầm
quyền được bầu lên chỉ bởi một nhóm thiểu số dân chúng (nhưng người có
của). Dần dần, cùng với sự phát triển, số cử tri được tăng lên do áp lực của
những nguyên tắc dân chủ.
Tuy nhiên, khi các chính đảng ra đời và tham gia vào bầu cử thì phần
nào những nguyên tắc bầu cử dân chủ bị xâm phạm, bởi vì những ban lãnh
đạo các chính đảng có khuynh hướng muốn thay thế cho những người được
bầu cử, hay khi sự lựa chọn những người đại diện vào viện dân biểu lại được
chuyển từ tay cử tri qua tay các chính đảng.
* Cơ cấu chính quyền
Từ khi nhà nước xuất hiện, với tư cách là một tổ chức tập trung nhất của
quyền lực chính trị, nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội. Tuỳ thuộc
vào từng giai đoạn lịch sử khác nhau, nhà nước có vai trò quản lý xã hội khác
nhau, thậm chí trong cùng một hoàn cảnh lịch sử nhất định, có những nhà
nước mở rộng vai trò quản lý xã hội của mình, lại cũng có những nhà nước thu

hẹp phạm vi quản lý xã hội trong những lĩnh vực nhất định. Ví dụ, sau các
cuộc cách mạng tư sản, nhà nước tư sản chỉ đóng vai trò là "người lính gác
đêm" cho sự phát triển của xã hội; ngược lại, trong nhận thức cũ về thời kỳ
qúa độ lên chủ nghĩa xã hội, nhà nước vừa là người quản lý mọi mặt của đời
sống xã hội, vừa là một tổ chức “siêu kinh tể”.
Nhưng nhìn chung, theo sự phát triển của lịch sử, ở trên những phương
diện khác nhau, vai trò của nhà nước ngày càng được mở rộng và được đề cao.
Đi đôi với sự gia tăng vai trò của nhà nước là những chức năng mới và nhiệm
vụ mới mà nhà nước phải gánh vác, đảm nhận. Cùng với sự phát triển của xã
hội thì chức năng, nhiệm vụ của nhà nước ngày càng nhiều thêm mãi, cơ cấu
tổ chức của chúng càng ngày càng đa dạng, phức tạp. Để giải quyết những
chức năng, nhiệm vụ đó đòi hỏi nhà nước phải có một bộ máy cai trị tương
xứng với chúng. Do vậy, trên phương diện tổ chức chính quyền, sự cấu tạo của
những cơ quan nhà nước trong hiến pháp ngày một được mở rộng và trở nên
đa dạng, phức tạp.
Dựa vào tính chất và cơ cấu của cơ quan nhà nước, người ta phân chia
thành hai loại cơ quan chính quyền cơ bản:
Thứ nhất, những cơ quan đại diện (nghị viện), tức là những cơ quan làm
việc theo chế độ tập thể, trong đó, về nguyên tắc từng cá nhân không có quyền
hành gì.
Thứ hai, những cơ quan gồm có một người, hay một uỷ ban gồm một số
người, hay do sự kết hợp của một người và một uỷ ban. Người ta gọi loại cơ
quan này là cơ quan hành pháp hay chính phủ.
16
C ơ c ấ u c h í n h p h ủ
Căn cứ vào sự cấu tạo chính phủ, người ta phân chia ra ba loại chính
phủ - hành pháp điển hình: chế độ nhất quyền; chế độ chấp chính; chế độ
lưỡng quyền. Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu, tìm hiểu từng chế độ:
C hế độ nhất quyền, trong chế độ này, ông vua, nhà độc tài, vị hoàng đế
hay vị tổng thống, , những cá nhân này thâu tóm tất cả quyền hành chính phủ

vào tay mình, v ề mục đích, chế độ này được lựa chọn nhằm tăng cường cho
công quyền quyền lực tập trung, tức là gia tăng quyền lực. Tuy nhiên, quyền
lực của chính phủ được khuyếch trương nhiều hay ít, và quyền lực đó có
nguồn gốc xuất phát từ đâu cũng như mối quan hệ của chính phủ với các cơ
quan nhà nước khác tuỳ thuộc vào chế độ nhất quyền này là chế độ quân chủ
độc tài hay chế độ tổng thống (dân chủ).
C hế độ chấp chánh, quyền lực nhà nước trong chế độ này tập trung vào
trong tay hai người được liên kết với nhau, bình đẳng về quyền hành và uy thế,
họ phải cùng nhau quyết định mới có giá trị, nếu một bên chống đối lại thì sẽ
làm tê liệt tất cả các sáng kiến của bên kia. Ngày nay, chế độ này không còn
tồn tại nữa, trước đây nó tồn tại ở Nhà nước La mã cổ đại, và tái sinh ở Nhà
nước Pháp từ tháng 6 đến tháng 11 năm 1943 khi ban giải phóng quốc gia
Pháp đặt dưới quyền hai vị tướng: De Gaulie và Giraud
Chế độ chấp chính thịnh hành hơn cả là giao phó quyền hành chính phủ
cho một nhóm ít người, và có hai đặc điểm: trước hết, là không có một người
chủ tịch trong tập thể quyền lực, không có lá thăm nào được ưu quyền, không
có đắng cấp trong tập thể đó; thứ đến, là tính tập thể, về nguyên tắc mọi cá
nhân trong nhóm không có quyền hành riêng, mọi quyết định đều dựa theo
quyết định của tập thể mới có hiệu lực.
Trong khi hành động, chính phủ chấp chánh gặp phải những khiếm
khuyết rất lớn mang tính bản chất. Bởi vì, thông thường một người trong nhóm
theo lẽ tự nhiên ưa lấn át quyền hành đối với những người khác mà có khuynh
hướng tiến tới giữ vai trò chủ tịch. Vã lại, trong chế độ này luôn luôn có sự
phân phối trách vụ theo khả năng chuyên môn của mỗi cá nhân khiến cho mỗi
người có một quyền và khả năng hành động độc lập nhiều hay ít. Chế độ này,
xét tổng quát là một nguyên nhân khách quan làm suy yếu quyền hành pháp.
Vì phải có một quyết định chung nên có sự chậm trễ. Hơn nữa, những sự cạnh
tranh cá nhân và những tranh giành nội bộ trong việc chiếm đoạt quyền lực đã
đưa đến những hậu qủa tai hại trong hoạt động của chính phủ.
C hế độ lưỡng quyền, là một thể thức hòa hiệp giữa chính phủ chấp

chánh và chính phủ tổng thống. Trong chế độ này, người ta thấy có hai cơ
quan cùng song song tồn tại, đó là một vị quốc trưởng độc lập bên cạnh một
cơ quan tập thể. Cơ quan tập thể này thường được gọi là nội các, mà nhân viên
của nó do quốc trưởng công cử, phần nhiều trong số đó là đảng viên của đảng
phái chịếm đa số trong quốc hội.
Nội các trong chế độ này có hai đặc điểm: trước hết, nhân viên nội các
được hưởng một quyển tự trị khá rộng rãi đối với quốc trưởng, dẫu là do quốc
©AI HOC G U Ó '
TRUNoTÂMTHÓH
17
trưởng chỉ định, họ có thể dựa vào quốc hội mà chống lại quốc trưởng. Trong
hoạt động của nội các, họ còn được độc lập quyết định trong phạm vi quyền
hạn của mình chứ không phải chỉ là phụ tá mà thôi; thứ đến, nội các làm việc
theo chế độ tập thể, mỗi nhân viên có một trách vụ riêng biệt độc lập với các
nhân viên khác, song tất cả đều liên đới chịu trách nhiệm trước quốc trưởng và
trước nghị viện nên họ phải có những quyết định chung đối với các vấn đề
quan trọng, và về nguyên tắc, chính sách của mỗi cá nhân trong nội các không
được mâu thuẫn với chính sách của tập thể nội các.
Các nhân viên nội các đều có vị trí bình đẳng, đều có quyền quyết định
như nhau, tuy nhiên, thường có một người gây được ưu thế, ảnh hưởng của
mình đối với nội các, đó là vị chủ tịch nội các hay thường được gọi là thủ
tướng. Thủ tướng được quốc trưởng chỉ định, quốc trưởng không thể chỉ định
ai khác ngoài thủ lĩnh của đảng chiếm đa số trong nghị viện, nếu không có
đảng nào chiếm đa số trong nghị viện thì các đảng phải tiến hành liên minh
với nhau để thành lập chính phủ liên hiệp, chức vị thủ tướng nội các do các
đảng thỏa hiệp chọn ra. Thủ tướng thường được trao quyền lựa chọn những
nhân viên nội các rồi trình quốc trưởng chấp nhận. Đồng thời, thủ tướng được
chủ tọa các buổi họp của nội các khi quốc trưởng không tham dự, và được
nhân danh nội các phát biểu trước nghị viện.
C ơ c ấ u n g h ị v iệ n .

Sự cấu tạo của các nghị viện mang những điển hình rất phức tạp, chúng
có thể được xếp thành nhiều loại. Chúng ta chỉ đề cập tới những loại nghị viện
có tính chất đặc trưng, điển hình để giải thích nội dung các hình thức chính
thể nhà nước.
Trước hết, theo tính chất và vai trò của nghị viện trong hoạt động của bộ
máy nhà nước, ta phân biệt nghị viện thành hai loại: những nghị viện chỉ có
quyền “tư vấn” và những nghị viện có quyền “nghị quyết". Loại nghị viện thứ
nhất chỉ có thể phát biểu những ý kiến, hay đưa ra những kiến nghị tư vấn cho
hoạt động của chính phủ, mà chính phủ có thể tự do bỏ qua những ý kiến, kiến
nghị đó, trừ khi có uy tín và thẩm quyền kỹ thuật mà đưa ra được những ý kiến
có sức nặng khiến cho chính phủ vị nể không thể bỏ qua. Loại nghị viện này
xuất hiện vào thời kỳ đầu của sự hình thành chế độ nghị viện, và hiện nay nó
vẫn còn tồn tại ở một số nước kém phát triển và những nước quân chủ chuyên
chế. Loại nghị viện thứ hai mới thật sự có vai trò quan trọng trong hoạt động
của nhà nước. Hoạt động của chính phủ đều phải dựa trên cơ sở những quyết
định của nghị viện, và chính phủ chỉ được phép hoạt động cho đến khi nào vẫn
còn có sự tín nhiệm của nghị viện.
Thứ hai, theo chính thể, chúng ta phân biệt thành ba mô hình nghị viện:
nghị viện của những nước theo chính thể đại nghị cả cộng hòa lẫn quân chủ;
nghị viện của những nước theo chính thể cộng hòa tổng thống; nghị viện của
các nước theo hệ thống xã hội chủ nghĩa [18;367].
Thứ ba, theo nguồn gốc của sự hình thành nghị viện, ta phân biệt thành
hai loại: những nghị viện dân chủ (do dân bầu); và những nghị viện độc đoán
18
(bổ nhiệm, tuyển trạch, gia truyền ). Theo lịch sử, những nghị viện độc đoán
ra đời trước nhất và nó là tiêu biểu cho thế lực của giai cấp phong kiến đối với
nhà vua, mà thành phần của nghị viện bao gồm những người đại diện cho tầng
lớp quý tộc, tăng lữ, Tuy nhiên, cùng với thời gian, sự phát triển của họ đã
làm cho nhà vua phải dần dần nhượng bộ các đại biểu của chúng rồi nhóm họp
thành các nghị viện dân chủ với các phương pháp bầu cử tự do.

Thứ tư, theo cơ cấu tổ chức, nghị viện được tổ chức thành các mô hình,
một viện, hai viện, ba viện, [18;347].
Trên đây là sự đề cập chung nhất đến các mô hình chính thể, như cơ cấu
tổ chức, trình tự thành lập, mối liên hệ giữa các cơ quan nhà nước trung ương,
nguồn gốc của quyền lực nhà nước và mức độ tham gia của nhân dân vào việc
thành lập các cơ quan nhà nước. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét, đề cập tới một
số mô hình chính thể đặc trưng, điển hình nhằm mục đích xây dựng cơ sở lí
luận về các mô hình chính thể phục vụ cho công việc nghiên cứu so sánh giữa
các chính thể đó với chính thể Nhà nước Việt Nam Hiến pháp 1946. Đó là các
mô hình chính thể: chính thể đại nghị cả quân chủ lẫn cộng hòa; chính thể
cộng hòa tổng thống; chính thể cộng hòa hỗn hợp; chính thể cộng hòa xã hội
chủ nghĩa. Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt phân tích, nghiên cứu từng mô hình
chính thể.
* Chính thể cộng hòa / quân chủ đại nghị
Chính thể quân chủ đại nghị là mô hình tổ chức nhà nước phổ biến ở
các nước tư bản phát triển. Đây là mô hình áp dụng học thuyết phân chia
quyền lực một cách mềm dẻo, tức là giữa lập pháp và hành pháp không có sự
độc lập tuyệt đối mà có sự kết hợp lẫn nhau trong qúa trình tổ chức, thực hiện
quyền lực nhà nước. Ớ chính thể này, nguyên thủ quốc gia là vị vua, hoàng đế
được truyền ngôi, thế tập cho con cháu. Chính phủ hành pháp được thành lập
dựa trên cơ sở nghị viện, và được hoạt động cho đến khi nào vẫn còn có sự tín
nhiệm của nghị viện. Các bộ trưởng và người đứng đầu hành pháp phải chịu
trách nhiệm tập thể trước nghị viện. Trong trường hợp chính phủ không còn sự
tín nhiệm của nghị viện nữa, chính phủ có thể bị nghị viện lật đổ và phải ra đi
đế thành lập chính phủ mới, đồng thời kèm theo vấn đề lật đổ chính phủ, thủ
tướng có thể đề nghị nguyên thủ quốc gia giải tán nghị viện trước thời hạn.
Nhà vua, hoàng đế là nguyên thủ quốc gia thay mặt cho nhà nước về đối nội
và đối ngoại nhưng chỉ hoạt động một cách hết sức hình thức, và chủ yếu giữ
vai trò là biểu tượng cho sự bền vững, trường tồn và hòa hợp dân tộc. Chính
vai trò biểu tượng này có tác dụng tâm lý cho sự tồn tại của chế độ hiện thời.

Khi có chiến tranh, nội chiến hay khủng hoảng xã hội thì nguyên thủ quốc gia
là chổ dựa vững chắc cho giai cấp thống trị và cho cả dân tộc [2;79]. Bởi vì,
không có thực quyền nên nguyên thủ quốc gia được hầu hết hiến pháp các
nước có hình thức chính thể này quy định không phải chịu bất cứ một trách
nhiệm nào, trừ tội phản bội tổ quốc.
Trong hiến pháp của nhiều nước tư sản quy định nghị viện có quyền
luận tội các quan chức có hàm bộ trưởng, thủ tục đó được gọi là thủ tục đàn
19
hạch. Thủ tục đàn hạch ở nhiều nước được quy định trong hiến pháp tuy có sự
khác nhau, nhưng nhìn chung hạ nghị viện là cơ quan có quyền buộc tội, còn
thượng nghị viện là cơ quan có quyền luận tội. Chế độ chịu trách nhiệm của
hành pháp trước lập pháp không phải ở chỗ chế độ chịu trách nhiệm của từng
bộ trưởng trước nghị viện mà là chế độ chịu trách nhiệm chính trị của toàn bộ
chính phủ trước nghị viện, và là cơ sở cho việc chính phủ có thể bị quốc hội lật
đổ.
Sở dĩ, đây là hình thức nhà nước được nhiều nước tư bản phát triển áp
dụng là vì nó phù hợp với chế độ chính trị của nhà nước tư sản. Ớ đó, quyền
lực nhà nước thuộc về giai cấp tư sản thống trị và được thực hiện một cách đầy
đủ bởi giai cấp tư sản. Nhà vua chỉ là biểu tượng của đất nước, hoạt động một
cách hình thức, nhà vua "trị vì mà không cai trị".
Chính thể cộng hòa đại nghị, là hình thức tổ chức nhà nước mà trong
tiềm thức của nhiều người là dân chủ, văn minh của nhân loại. Bởi vì, nó là cái
đích mà các cuộc cách mạng tư sản muốn đạt tới khi giai cấp tư sản làm cách
mạng và xây dựng một nhà nước cho giai cấp mình sau khi đã lật đổ hoàn toàn
chế độ phong kiến. Do đó, quyền lực nhà nước trong chính thể này không phải
xuất phát từ thiên định, từ cõi "hư vô" mà quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ
nhân dân.
Cộng hòa đại nghị là mô hình mà ở đó áp dụng học thuyết tam quyền
phân lập một cách mềm dẻo, tức là^không có sự phân lập các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp một cách “cứng rắn”, mà là có sự phối kết hợp giữa lập

pháp và hành pháp trong việc thực hiện quyền lực. Nghị viện được hình thành
một cách dân chủ thông qua việc trực tiếp bầu cử của nhân dân vào việc thành
lập, và nghị viện được hiến pháp của các nước quy định là cơ quan quyền lực
nhà nước tối cao. Chính phủ được thành lập dựa trên cơ sở của nghị viện, và
hoạt động đến đến khi nào vẫn còn có sự tín nhiệm của nghị viện. Phân tích
dấu hiệu của chính thể cộng hòa đại nghị, nhiều nhà luật cho rằng, chính thể
cộng hòa đại nghị là chính thể được tổ chức ở những nhà nước có nguyên thủ
quốc gia do nghị viện bầu ra, hoặc được bầu ra dựa trên cơ sở của nghị viện.
Chính phủ do thủ tướng đứng đầu không chỉ chịu trách nhiệm trước nguyên
thủ quốc gia, mà còn chịu trách nhiệm trước nghị viện. Nhưng trong chính thể
này, do vai trò của tổng thống cũng giống như vai trò của nhà vua, hoàng đế
trong chính thể quân chủ đại nghị, hoạt động hình thức, nên nhiều người chỉ
nhắc đến việc chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước nghị viện mà không chịu
trách nhiệm trước nguyên thủ quốc gia. Hiến pháp của các nước này thường
quy định quyền lực tối cao của nghị viện và hình thành nên chế độ đaị nghị.
Chức danh thủ tướng được thiết lập và sự tham gia một cách hình thức của
nguyên thủ quốc gia vào việc thành lập chính phủ [2;82]. Khi hoạt động của
chính phủ không còn có sự tín nhiệm của nghị viện thì chính phủ có thể bị
nghị viện lật đổ và thành lập một chính phủ mới. Đồng thời với chế định tín
nhiệm chính phủ là chế định tín nhiệm nghị viện, khi được chính phủ yêu cầu
hoặc tự mình, nguyên thủ quốc gia có thể tuyên bố giải tán nghị viện trước
thời hạn để tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu một nghị viện mới.
20
Hiến pháp của nhiều nước theo chính thể này quy định các quan chức
có hàm bộ trưởng có thể bị luận tội trước nghị viện. Thủ tục luận tội được hiến
pháp nhiều nước gọi là thủ tục đàn hạch. Ở các nước khác nhau có thể thủ tục
luận tội là khác nhau, nhưng nhìn chung, hạ nghị viện là cơ quan có quyền
buộc tội, còn thượng nghị viện là cơ quan có quyền luận tội. Tuy nhiên, cũng
có những có những nước quy định nghị viện không được luận tội các quan
chức của chính phủ.

Như sự phân tích ở trên, về nguyên tắc, hình thức tổ chức nhà nước theo
chính thể cộng hòa đại nghị hoàn toàn giống với hình thức tổ chức nhà nước
theo chính thể quân chủ đại nghị. Điểm khác biệt ở đây là, nguyên thủ quốc
gia không do thế tập, truyền ngôi mà do nhân dân bầu cử ra.
Nguyên thủ quốc gia được nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra, và
được hiến pháp gọi là tổng thống. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước,
thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại. Ở tất cả nước theo chính thể này,
thông thường hiến pháp quy định nguyên thủ quốc gia không là người đứng
đầu hành pháp và cũng không là thành viên của hành pháp. Hoặc có quy định
đi chăng nữa thì nguyên thủ quốc gia không bao giờ thực hiện được một cách
đích thực quyền này [2;83]. Tổng thống thường là người không đảng phái,
hoạt động với những quyền hạn mang tính hình thức, và chủ yếu giữ vai trò
trọng tài trong các cuộc tranh chấp, khủng hoảng chính trị, là biểu tượng cho
sự thống nhất, hòa hợp dân tộc. Tổng thống chỉ thực sự có thực quyền khi xảy
ra chiến tranh, đảo chính hay những biến cố chính trị khác, vì khi đó tổng
thống có quyền tự do hành động.
* Chính thể cộng hòa tổng thống
Cộng hòa tổng thống là mô hình tổ chức nhà nước mà ở đó áp dụng một
cách tuyệt đối học thuyết phân chia quyền lực. Ba cành quyền lực lập pháp,
hành pháp, tư pháp độc lập với nhau mà không có sự phối kết hợp lẫn nhau,
trừ một số mối quan hệ thể hiện cơ chế "kiềm chế, đối trọng" để tránh sự lạm
dụng quyền lực nhà nước từ các nhánh quyền lực nhà nước đã được phân chia.
Cơ quan đại diện quyền lực nhà nước - nghị viện do nhân dân bầu ra và cơ
quan hành pháp - chính phủ do một người đứng đầu cũng do nhân dân bầu ra.
Trong mô hình chính thể này, không có nhánh quyền lực nào cao hơn nhánh
quyền lực nào. Hành pháp không chịu trách nhiệm trước lập pháp mà chúng
cùng chiụ trách nhiệm trước nhân dân, bởi vì chúng đều do nhân dân bầu ra. Ớ
mô hình này, do lập pháp và hành pháp độc lập lẫn nhau, nên nghị viện không
có quyền lật đổ chính phủ, và ngược lại, chính phủ không có quyền giải tán
nghị viện trước thời hạn.

Đây là hình thức chính thể mà tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia
đứng đầu nhà nước thay mặt cho nhà nước về đối nội và đối ngoại, vừa là
người đứng đầu hành pháp - chính phủ. Mọi thành viên của chính phủ đều do
tổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước tổng thống, không chịu trách
nhiệm trước nghị viện, không có chức danh thủ tướng. Do là người đứng đầu
21
hành pháp và không phụ thuộc vào nghị viện nên tổng thống tự mình lựa chọn,
tự mình bổ nhiệm và tự mình bãi nhiệm nhân sự của chính phủ vào bất cứ thời
gian nào. Các bộ trưởng, về nguyên tắc, không hợp thành cơ quan bàn bạc tập
thể, mà họ chỉ là những cá nhân giúp việc cho tổng thống, thực hiện những
chính sách của tổng thống, và không được mâu thuẫn với chính sách của tổng
thống. Chính cách thức tổ chức này trên thực tế đã tăng cường quyền lực cho
tổng thống (hành pháp).
Giải thích cho quyền hạn rất lớn của tổng thống, nhiều người cho rằng
đó chính là do nguồn gốc quyền lực của tổng thống. Bởi vì, trong chính thể
này, tổng thống được nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra với một lượng
cử tri đoàn rộng rãi. Nhưng tổng thống không phải là người vô trách nhiệm
như trong chính thể đại nghị, trái lại tổng thống có thể bị luận tội trước nghị
viện theo thủ tục đàn hạch và có thể dẫn đến bị cách chức.
* Chính thể cộng hòa hỗn hợp (lưỡng tính)
Đây là mô hình tổ chức nhà nước vừa có những dấu hiệu của chính thể
cộng hòa đại nghị lại vừa có những dấu hiệu của chính thể cộng hòa tổng
thống. Tức là, bên cạnh việc thiết lập một chế độ nghị viện, còn thiết lập một
chính quyền cá nhân do tổng thống đứng đầu.
Giống chính thể cộng hòa tổng thống ở chỗ, tổng thống không phải do
nghị viện hoặc dựa trên cơ sở nghị viện bầu ra mà tổng thống do nhân dân trực
tiếp bầu ra. Do được nhân dân bầu ra nên quyền hạn của tổng thống rất lớn.
Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia thay mặt cho nhà nước về đối nội và
đối ngoại vừa là người đứng đầu hành pháp, trực tiếp lãnh đạo hành pháp.
Quyền hành của tổng thống không mang tính hình thức như trong chính thể

cộng hòa nghị viện, mà ngược lại, tổng thống là người nắm quyền hành thực
chất, trực tiếp giải quyết những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của
mình, tổng thống theo quy định không phải chịu trách nhiệm trước nghị viện.
Tổng thống trong chính thể này có quyền tự mình thành lập chính phủ,
chính phủ đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tổng thống. Tổng thống chủ tọa các
phiên họp của hội đồng bộ trưởng để quyết định các chính sách quốc gia. Thủ
tướng và các bộ trưởng phải có trách nhiệm thực hiện chính sách của tổng
thống và chịu trách nhiệm trước tổng thống. Tổng thống càng có nhiều quyền
lực hơn khi tổng thống và phe đa số trong quốc hội thuộc cùng một đảng.
Ngược lại, khi tổng thống và phe đa số trong quốc hội không cùng một đảng
thì quyền hạn của thủ tướng và nội các được gia tăng, có khuynh hướng độc
lập với quyền hạn của tổng thống, và do đó quyền hạn của tổng thống bị giảm
sut.
Một dấu hiệu khác của chính thể cộng hòa tổng thống, đó là các nghị sĩ
quốc hội không được kiêm nhiệm chức năng, đã là nghị sĩ của nghị viện thì
không thể đồng thời là bộ trưởng chính phủ và ngược lại. Đây cũng là quy
định hạn chế tính chịu trách nhiệm của bộ trưởng trước nghị viện và tăng
cường tính chịu trách nhiệm của bộ trưởng trước tổng thống.
22
Mô hình tổ chức nhà nước này giống chính thể cộng hòa đại nghị ở chỗ,
trong chính phủ có thủ tướng và nội các bao gồm thủ tướng và các bộ trưởng.
Thủ tướng và nội các được thành lập trên cơ sở nghị viện và phải chịu trách
nhiệm trước nghị viện. Nội các của chính phủ hoạt động đến khi nào còn có sự
tín nhiệm của nghị viện. Khi không còn sự tín nhiệm của nghị viện, nội các có
thể bị lật đổ để thành lập nội các mới, và đồng thời với chế định này, tổng
thống có quyền giải tán nghị viện.
Thủ tướng nội các chỉ được quyền lãnh đạo các phiên họp của chính
phủ khi được sự uỷ nhiệm của tổng thống. Thủ tướng chỉ được chủ tọa các
phiên họp nội các để chuẩn bị cho phiên họp của chính phủ, và thủ tướng lãnh
đạo chính phủ thực hiện các chính sách này.

Cũng giống như chính thể đại nghị, việc bổ nhiệm thủ tướng thuộc
quyền của tổng thống, tuy nhiên tổng thống không được hoàn toàn tự do trong
việc lựa chọn thủ tướng. Khi lựa chọn thủ tướng, tổng thống không thể lựa
chọn người nào khác ngoài thủ lĩnh của đảng (hoặc liên minh của đảng) chiếm
đa số ghế trong nghị viện. Theo đề nghị của thủ tướng, tổng thống bổ nhiệm
các thành viên của chính phủ. Các bộ trưởng trong chính phủ hợp lại thành nội
các, nội các phải chịu trách nhiệm về hoạt động của minh trước nghị viện. Các
bộ trưởng khi chịu trách nhiệm trước nghị viện không phải ở chỗ có chế độ
trách nhiệm hình sự của từng vị bộ trưởng mà là chế độ chịu trách nhiệm
chính trị của toàn bộ tập thể nội các trước nghị viện. Đây cũng là cơ sở cho
việc nội các của thủ tướng có thể bị nghị viện lật đổ [30;79].
* Chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Hình thức chính thể của các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều là cộng hòa
dân chủ. Tuy nhiên, do điều kiện, hoàn cảnh của các quốc gia vào từng giai
đoạn lịch sử nhất định, chúng được thể hiện dưới những mô hình (hình thức)
khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt đề cập tới ba hình thức khác nhau của
các nhà nước xã hội chủ nghĩa mang tính đặc trưng, điển hình. Đó là, hình
thức Công xã Pari, hình thức cộng hòa Xô Viết, hình thức nhà nước dân chủ
nhân dân.
Công xã Paris, đây là mô hình nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên
trên thế giới, v ề vai trò của công xã Paris, C.Mác đã viết: "về thực chất, nó là
một chính phủ của giai cấp công nhân, là kết qủa của cuộc đấu tranh của giai
cấp của những người sản xuất chống lại giai cấp chiếm đoạt, là hình thức
chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực hiện được việc giải
phóng lao động về mặt kinh tế" [9;97].
Hình thức tổ chức nhà nước Công xã Pari có một số đặc điểm sau:
+ Sau khi giành chính quyền từ tay quân đội của chính phủ Thiers,
Công xã Paris đã xoá bỏ chế độ đại nghị thành lập nên các cơ quan đại diện
mới được gọi là Hội đồng công xã. Hội đồng công xã là cơ quan quyền lực
cao nhất, mà thành phần chủ yếu của nó là các uỷ viên xuất thân từ giai cấp

công nhân do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
23
Các uỷ viên này có thể bị bãi miễn nếu họ không còn uy tín hoặc không hoàn
thành được nhiệm vụ.
+ Công xã Paris đã xây dựng một Nhà nước mới của giai cấp công
nhân. Công xã đã xác lập các nguyên tắc mới về tổ chức của bộ máy nhà nước
của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, do bộ máy nhà nước mới đang được hình
thành nên việc phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước chưa được
phân định rõ ràng, cụ thể. Nhà nước mới đã tiến hành xóa bỏ quân đội và cảnh
sát, thay thế vào đó là lực lượng nhân dân được vũ trang và lực lượng an ninh
mới, giải tán tòa án và viện công để thành lập tòa án và viện công tố mới.
+ Công xã Paris đã thiết lập một chế độ dân chủ mới, trong đó đề ra
nhiều biện pháp bảo vệ lợi ích của người lao động, và tạo điều kiện cho nhân
dân lao động tham gia vào công việc của nhà nước, như tham gia vào việc
thành lập các cơ quan chính quyền, được ứng cử và bầu cử vào các cơ quan
nhà nước, được tham gia quản lí các xí nghiệp Đồng thời, Công xã Paris
thực hiện nhiều biện pháp chuyên chính đối với những phần tử bóc lột, những
phần tử phản cách mạng, như: thành lập tòa án đặc biệt để xét xử các phần tử
chống đối cách mạng; cấm cúp lương đối với người lao động;
Cộng hòa Xô Viết, là hình thức nhà nước được Nhà nước Liên bang
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết áp dụng để tổ chức và thực hiện chính
quyẻn của giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền. Cộng hòa Xô Viết
là mô hình tổ chức nhà nước, ở đó không áp dụng nguyên tắc phân chia quyền
lực mà áp dụng nguyên tắc tập quyền. Tất cả quyền lực nhà nước tập trung vào
tay nhân dân thông qua các Xô Viết của công - nông - binh do công nhân,
nông dân và binh sĩ bầu ra. Tất cả quyền lực nhà nước đều tập trung vào tay
Xô Viết, bao gồm cả quyền lập pháp và hành pháp. Xô Viết tối cao và các Xô
Viết địa phương thành lập ra các uỷ ban chấp hành. Uỷ ban chấp hành chỉ là
những cơ quan thừa hành của Xô Viết và phải chịu trách nhiệm trước Xô Viết.
Các Xô Viết là các tổ chức quyền lực của quần chúng, thể hiện ý chí và

nguyện vọng của họ. Trong tổ chức và hoạt động của mình, Xô Viết thể hiện
được các đặc điểm của quản lý nhà nước và vai trò tự quản của nhân dân.
Các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở của nguyên
tắc tập trung dân chủ. Cách thức tổ chức của các Xô Viết thể hiện: tất cả các
cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương được thành lập trên
cơ sở bầu cử; các cơ quan này trực thuộc và phải báo cáo trước nhân dân; các
quyết định của các cơ quan cấp trên có hiệu lực bắt buộc đối với các cơ quan
cấp dưới; kết hợp sự lãnh đạo tập trung với sáng kiến và hoạt động sáng tạo ở
cơ sở; thực hiện chế độ trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và cá nhân đối
với các công việc được giao [29; 150].
Nhà nước Cộng hòa Xô Viết được xây dựng trên cơ sở sự lãnh đạo của
một đảng duy nhất (Đảng cộng sản) mà không có sự thỏa hiệp giữa các đảng
phái chính trị trong việc tham gia chính quyển. Nhà nước thể hiện công khai
tính giai cấp và không khoan nhượng. Đối với các phần tử chống đối, bóc lột
không những bị tước quyền bầu cử mà còn bị tước những quyền dân sự và
chính trị khác.
24
Nhà nước dân chủ nhân dân, hình thức nhà nước cộng hòa dân chủ nhân
dân ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II. Các nhà nước xã hội chủ nghĩa này
là thành qủa của qúa trình cách mạng không ngừng: từ cách mạng dân chủ tư
sản kiểu mới, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến thẳng lên cách mạng
xã hội chủ nghĩa, từ chính quyền chuyên chính công nông chuyển sang làm
nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản.
Trong nhà nước dân chủ nhân dân đã thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi
hơn so với chế độ dân chủ trong hình thức nhà nước xô viết. Tham gia vào
chính quyền nhà nước không chỉ có đại diện của giai cấp công nhân, nông
nhân và binh lính mà còn có đại diện của các tầng lớp và các cá nhân yêu
nước. Biểu hiện cụ thể là trong các nước đều thực hiện nguyên tắc bầu cử bình
đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín, chỉ có những phần tử chống đối
mới không có được quyền này.

Trong các nước đều tồn tại hình thức tổ chức mặt trận đoàn kết dân tộc là
cơ sở chính trị - xã hội của nhà nước, trong đó bao gồm nhiều đảng phái,
nhiều lực lượng xã hội khác nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
1.3. Việc quy định chính thể trong các hiến pháp
Hình thức chính thể nhà nước là vấn đề cơ bản của hiến pháp. Hiến
pháp quy định mô hình tổ chức, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước, chủ yếu là các cơ quan nhà nước trung ương. Quy định mối quan hệ
giữa các cơ quan nhà nước với nhau cũng như nguồn gốc của quyền lực nhà
nước (mức độ tham gia của nhân dân trong việc giải quyết công việc của nhà
nước).
Với vấn đề quan trọng như vậy, nên tất cả hầu hết các hiến pháp của
các nước đều quy định hình thức chính thể vào trong đạo luật Hiến pháp. Nội
dung của các hiến pháp khi được xem xét đều toát lên vấn đề hình thức chính
thể nhà nước. Trên thực tế, cũng không ít các quốc gia mà hiến pháp không
những chỉ quy định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, mà còn quy định
các vấn đề khác ngoài việc tổ chức quyền lực nhà nước. Nhưng dù cho hiến
pháp có quy định thêm vấn đề nào ngoài việc tổ chức quyền lực nhà nước đi
chăng nữa, thì điều đó cũng chỉ là sự bổ trợ cho việc quy định cách thức tổ
chức quyền lực nhà nước [18;23].
Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của mỗi bản hiến pháp là phải lựa chọn
được mô hình cơ cấu tổ chức nhà nước phù hợp với các điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội của đất nước, cũng như phải phù hợp với các yếu tố khác,
như: truyền thống lịch sử; xu hướng của thời đại; tương quan lực lượng giai
cấp; trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Nhưng chúng ta phải thấy
rằng, mọi mô hình tổ chức nhà nước chỉ đúng ở mức độ tương đối. Có mô hình
thích hợp với nhà nước này, nhưng khi vận dụng vào nhà nước khác thì nó lại
cản trở sự phát triển của đất nước. Trong một đất nước, ở trong thời kỳ này,
việc áp dụng mô hình đó là phù hợp, nhưng trong giai đoạn khác, cũng mô
25

×