Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong việc bảo đảm pháp chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.32 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHAN THỊ KIM PHƯƠNG
CÁC c ơ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC ở ĐỊA PHƯƠNG
rRONG VIỆC BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

♦ • •
Chuyên ngành: Lý luận Nhà nước và pháp quyền
Mã số: 5 05 01
Người h ư ớng d ần k h oa học:
PGS. TS. PHẠM HỒNG THÁI
HÂ NỘI - 2003
V
。讀
n '
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương l:
1.1.
1.1.1.
Cỉ)
b)
1.1.2.
1.2.
1.2 . 1.
1.2.2.
1.2.3.
Cơ SỞ LÝ LUÂN VÊ VAI TRÒ CỦA CÁC cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC ở ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ


VỊ trí, tính chất pháp lý và vai trò của các cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương trong việc bảo đảm pháp chê
Vị trí, tính chất pháp lý của các cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương
u ỷ ban nhân dân
Các cơ quan chuyên môn tlìKỘc Uỷ ban nhân dân
Vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
trong việc bảo đảm pháp chế
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương trong việc bảo đảm pháp chế
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương trong tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thi
hành Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên
Nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra của các cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương đối với việc thi hành Hiến pháp,
pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
Nhiệm vụ, quyền hạn ban hành văn bản pháp luật của các
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Trang
1
6
6
7
8
10
16
18
23
27

1.2.4.
1.2.5.
Chương 2:
2.1.
2.2.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.4.
2.5.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương trong việc giải quyết khiếu nại, lố cáo của
công dân
K ết luận chương ỉ
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC ở ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ
Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương trong tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thi
hành Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên
Hoạt động thanh tra của các cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương đối với việc thi hành Hiến pháp,
pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
Hoạt động ban hành văn bản pháp luật của các cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương
Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ
ban nhân dân
Hoạt động ban hành văn bản cá biệt của các cơ quan hành

chính nhà nước ở địa phương
Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật
Hoạt động giải quyết khiếu nại, tỏ cáo của các cơ quan
35
42
44
44
47
50
50
54
58
hành chính nhà nước ở địa phương
K ết luận chương 2
66
81
Chương 3 :
MỘT só GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC cơ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC ở ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ 83
3.1.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.
3.2.5.
3.3.
3.3.1.
Nâng cao vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước



địa phương trong việc bảo đảm pháp chế - nhu cầu cần
thiết khách quan
Một số giải pháp chung nhằm nâng cao vai trò của các
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong việc
bảo đảm pháp chế
Cần sớm ban hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
Kiện toàn cơ cấu tổ chức Uỷ ban nhân dân và các cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp
Bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực của cán bộ, công chức
làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với các cơ quan
hành chính nhà nước ở địa ỊỶiương trong việc bảo đcUTi I^iáp chế
Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan bảo vệ pháp luật,
các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân địa phương với
các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong việc
bảo đảm pháp chế
Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động thực tiễn của các cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương trong việc bảo đảm pháp chê
Đổi mới hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương trong tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thi hành Hiến
83
88
88
89
91
94

96
98
pháp, pháp luật và các văn bán của cơ quan nhà nước cấp trên
98
3.3.2. Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra trong hệ thống
các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 99
3.3.3. Đổi mới hoạt động ban hành văn bản pháp luật của các cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương 100
3.3.4. Tăng cường hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của các
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 101
3.3.5. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 103
Kết luận chương 3 106
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
110
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tăng cường pháp chế là một trong những yêu cầu khách quan và cấp
thiết của công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội ở nước ta hiện nay. Vãn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu lên một trong những nhiệm vụ
quan trọng để thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là
“ phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế,
quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân, nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật” {21 - tr.135}. Tăng cường pháp chế còn là một
trong những yêu cầu quản lý xã hội của Nhà nước ta. Điều 12 - Hiến pháp
năm 1992 quy định: “ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” . Điều đó nói lên pháp chế xã hội chủ

nghĩa là nguyên tắc cơ bản nhất thông qua đó Nhà nước thực hiện sự quản lý
của mình đối với xã hội.
Trong bộ máy nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm pháp chế. Các cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương là những cơ quan gần dân, trực tiếp chuyển tải
mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương những năm qua đã được quan tâm đổi mới, nâng cao vai trò trong việc
bảo đảm pháp chế ở địa phương, phát huy được bản chất dân chủ của bộ máy
nhà nước và hoàn thành về cơ bản những công việc thuộc thẩm quyển của
mình. Tuy nhiên, trước biến động của đời sống xã hội, bộ máy nhà nước nói
chung và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng còn có những
khiếm khuyết, bất cập, chưa theo kịp với thay đổi của cuộc sống. Hoạt động
bảo đảm pháp chế của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thời gian
qua chưa thực sự đạt hiệu quả cao, còn tổn tại tình trạng: một số cán bộ, công
chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham nhũng, tiêu cực làm giảm lòng tin của
nhân dân vào hệ thống chính trị; tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân ở
các địa phương còn diễn ra phức tạp, có chiều hướng gia tăng, cần được giải
quyết kịp thời; ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ trong các tầng lớp
nhân dân còn nhiều hạn chế; vi phạm pháp luật còn xảy ra nhiều;
Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa vai trò của các cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương với việc bảo đảm pháp chế nhằm góp
phần thực hiện sự nghiệp đổi mới của đất nước, góp phần xây dựng Nhà nước
pháp quyển xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân,
chúng tỏi chọn đề tài: “ Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong
việc bảo đảm pháp chế*’ làm luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong việc bảo
đảm pháp chế đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm ở những khía cạnh
khác nhau. Chẳng hạn, bài viết: “ Đại hội lần thứ V III của Đảng và vấn đề cải

cách nền hành chính Nhà nước Việt Nam” - tác giả Bùi Xuân Đức; ‘Tìm hiểu
các quan điểm cải cách Bộ máy nhà nước theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V III” trong cuốn “ Đại hội V III Đảng
Cộng sản Việt Nam và những vấn đề cấp bách của khoa học về Nhà nước và
pháp luật” ,NXB Khoa học xã hội, 1997, Hà Nội; “ Cải cách hành chính địa
phương: Lý luận và thực tiền” - Tô Tử Hạ, Nguyên Hữu Trí, Nguyễn Hữu Đức
đổng chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, 1998; “ Vấn đề giải quyết đúng đắn
mối quan hệ giữa dân chủ và pháp chế trong quá trình đổi mới ở nước ta” -
GS. TS. Hoàng Văn Hảo, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2

1992; “ Thực
hiện công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp
2
chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay” - tác giả Uông Chu Lưu -
trong Chuyên đề: “ Bàn về thẩm quyền, thủ tục và trình tự ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyển địa phương” - tập thể tác giả, Viện
Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ tư pháp - Thông tin Khoa học pháp lý, số 3,
1999; ‘‘

ổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương” trong
cuốn “ Tìm hiểu về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo
Hiến pháp năm 1992” ,NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1994; “ Một số ý kiến
xung quanh việc đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND xã hiện nay” - tác
giả Trần Nho Thìn, “ Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền
địa phương” - tác giả Vũ Thư, “ Bàn về mô hình tổ chức chính quyền địa
phương” - lác giả Dương Quang Tung, “ Một số vấn đề về cải cách bộ máy
Nhà nước” - tác giả Nguyễn Cửu Việt - trong “ Một số vấn đề về hoàn thiện tổ
chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001; “ cải cách hành chính nhà
nước: thực trạng, nguyên nhân và giải p h á p,,- TS. Thang Văn Phúc, NXB

Chính irị Quốc gia, Hà Nội, 2001;
Về cơ bản, các tác giả nói trên tập trung nghiên cứu các quy định của
pháp luật hiện hành về chính quyền địa phương và đưa ra những giải pháp đổi
mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung, bao gồm cả
Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban
nhân dân các cấp, mà chưa đề cập một cách toàn diện về vị trí, vai trò của cơ
quan hành chính nhà nước

địa phương thể hiện trên các phương diện: hoạt
động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong việc tổ chức thực
hiện và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; hoạt động thanh tra;
hoạt động ban hành văn bản pháp luật; hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo
và vai trò của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong việc phổ biến,
giáo dục pháp luật - là những mặt hoạt động cơ bản nhằm bảo đảm và tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện việc bảo đảm pháp chế của
các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là một việc làm cần thiết nhằm
tăng cường hơn nữa hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động bảo đảm thi hành Hiến
pháp và pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước Ư địa phương.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
M ục đích nghiên cứu của luận văn:
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương trong việc bảo đảm pháp chế, trên cơ sở đó kiến
nghị những giải pháp nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương trong việc bảo đảm pháp chế.
Luận văn
có các
nhiệm vụ:
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của các cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương trong việc bảo đảm pháp chế;

- Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong việc bảo đảm pháp
chế;
- Đưa ra một số giải pháp về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương nhằm tăng cường vai trò của các cơ quan này
trong việc bảo đảm pháp chế.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lên in và tư tưởng Hồ Chí Minh VC Nhà nước và pháp luật.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp
phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh
và một số phương pháp khác để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề.
5. G iới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn là vấn đề có nội dung rộng, phức tạp. Trong khuôn khổ
của luận văn thạc sỹ luật học, chúng tôi tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản
- Vị trí, tính chất pháp lý, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương trong việc bảo đảm pháp chế;
- Thực trạng hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương trong việc bảo đảm pháp chế những năm gần đây;
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương trong việc bảo đảm pháp chế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý
luận về vai irò của các cơ quan hành chính nhà nước

địa phương trong việc
bảo đảm pháp chế;
- Luận văn đưa ra một số giải pháp vé tổ chức và hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương góp phẩn tăng cường pháp chế ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay.

7. Kết cấu luận văn:
Luận văn gồm:
- Mở đầu;
- Ba chương;
- Kết luận;
- Danh mục tài liệu tham khảo.
5
Chương 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VỂ VAI TRÒ CỦA CẢC c ơ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ
1.1. Vỉ TRÍ. TÍNH CHẤT PHÁP LỸ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC ở ĐIA PHƯƠNG TRONG VIÊC BẢO ĐẦM PHÁP CHẾ
1.1.1. VỊ trí, tính chất pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương:
Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là một bộ plĩận của bộ
máv hành chính nhà nước, bao gồm Ưỷ ban nhân dân cúc cấp, các cơ quan
chuyên môn thuộc Uy ban nhân dân, là cơ quan chấp hành và hành chính nhà
nước (/ cìịa phương, được thành lập rư để thi hành Hiến pháp, luật, vãn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên, nglìị quyết của cơ quan quyển lực nhà nước
cùní> cấp, chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và
trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và ủy ban nhân dân năm 1994( sửa đổi, bổ sung) các đơn vị hành chính
của nước ta được phân định như sau:
Nước chia thành tính, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tính và thị xã; thành phố trực
thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã (gọi chung là cấp huyện);
Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành
phường và xã; quận chia thành phường (gọi chung là cấp xã).
Điều 118 - Hiến pháp 1992 và Điều 4 - Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân

và ủy ban nhân dân năm 1994 quy định, mỗi đơn vị hành chính đều thành lập
Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
6
Cần lưu ý rằng, ớ nước ta, chính quyền địa phương là một thổ thống nhất
gồm Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân. Trong đó, Hội đồng nhân dân có
Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân; ủy ban
nhân dân có các cơ quan chuyên môn. Nhưng khi đề cập tới các cơ quan hành
chính nhà nước

địa phương thì chỉ nói tới các cơ quan chấp hành và hành
chính nhà nước ở địa phương, tức là ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan
chuyên môn của chúng.
9
a) Uy ban nhân dân
ủ y ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu, là cơ quan chấp hành của
Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước â địa phương, chịu trách
nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các vân bán của các cơ quan nhà nước cấp
trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân (Điều 123 - Hiến pháp năm 1992

Điều 2 - Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủ y ban nhân dân năm 1994).
ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân cỉân cùng cấp bầu ra bằng cách bỏ
phiếu kín theo danh sách đề cử chức vụ từng người. Kết quả bầu cử này phải
được Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Đối với ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải được Thủ tướng Chính
phủ phê chuẩn.
Uỷ ban nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính
nhà nước vừa do Hội đồng nhân dân cùng cấp giao, vừa do cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên giao và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ; là
cơ quan hành chính nhà nước hoạt động thường xuyên ở địa phương, thực hiện
việc chỉ đạo, điều hành hàng ngày công việc hành chính nhà nước ở địa

phương. Với vị trí như vậy, ủy ban nhân dân có hai tư cách thống nhất:
7
- Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân chịu
trách nhiệm thi hành những nghị quyếl của Hội đồng nhân dân, chịu trách
nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân;
- Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, ủ y ban nhân dân chịu
trách nhiệm không chỉ chấp hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân
mà cả những quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên, thi hành pháp luật
thống nhất của Nhà nước. Uỷ ban nhân dân chịu Irách nhiệm và báo cáo công
tác vừa trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, vừa trước ủ y ban nhân dân cấp
trên; đối với cấp tỉnh thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chính
phủ. Uỷ ban nhân dân các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ là
cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
•>
Với hai tư cách trên, Uy ban nhân dân được xác định là cơ quan hành
chính nhà nước có thẩm quyển chung ở địa phương,chịu trách nhiệm trực tiếp
quản lý và tổ chức, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành quản lý cụ thể, thường
xuyên, liên tục trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an
ninh, quốc phòng, ở địa phương.
9
b) Các cơ quan chuyên môn thuộc Uy ban nhân dán
Cơ quan chuyên môn thuộc ủ y ban nhân dân là cơ quan được lập ra đ ể
giúp ủ v ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở đ ịa

phươniị và bảo đảm sự thống nhất quản lý của n^ành hoặc lĩnh vực công tác
từ Trung ương đến cơ sở (Điều 53 - Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy
ban nhân dân năm 1994).
Cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhàn dân không phải là cơ quan
Hiến định. Hiến pháp chỉ gián tiếp nói tới cơ quan này. Luật Tổ chức Hội
đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 1994 cũng chỉ dừng ở mức những

8
quy định chung về vị trí, tính chất của cư quan chuyên môn Ihuộc ủy ban
nhân dân. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban
nhân dân do Chính phủ quy định dưới hình thức Nghị định và cơ quan chuyên
■y
•»
môn thuộc Uy ban nhân dân do Uy ban nhân dân quyết định thành lập.
Cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân đa phần được tổ chức và
hoạt động theo nguyên tắc “ hai chiều trực thuộc
”:
- Cơ quan chuyên môn thuộc ủ y ban nhân dân chịu sự chỉ đạo và quản
lý về tổ chức, biên chế và công tác của ủy ban nhân dân cấp mình, đồng thời
chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ
quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công
tác trước cơ quan chuyên môn cấp trên và khi cẩn thiết thì báo cáo công tác
trước Hội đồng nhân dân.
- Người đứng đầu cơ quan chuyên môn do Chủ lịch Uy ban nhân dân
cùng cấp bổ nhiệm, nhưng trước khi bổ nhiệm có sự thoả thuận với người
đứng đầu cơ quan chuyên môn cấp trên. Trong trường hợp, người đứng đầu cơ
quan chuyên môn cấp trên không nhất trí thì Chủ tịch ủ y ban nhân dân vẫn có
quyên quyết định bổ nhiệm và chịu trách nhiệm về quyết định bổ nhiệm đó.
Cần phân biệt cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân với các cơ
quan quản lý Nhà nước khác ở địa phương. Đó là các cơ quan thuộc ngành
dọc ở Trung ương đặt tại địa phương (như Ngân hàng Nhà nước, Bưu điện,
Thuế, Công an, Quân sự, Thống kê, Đầu tư phát triển, Cục quản lý vốn và tài
sản doanh nghiệp Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, ) hay cơ quan được tổ chức
ra để thực hiện (hoặc giúp thực hiện) một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước nào
đó (như các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, ). Những cơ quan
này có cách tổ chức và hoạt động tương tự nhưng không phải là cơ quan
chuycn môn thuộc ủy ban nhàn dân.

9
Các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhan dân là các cơ quan thẩm
quyền riêng, thực hiện chức năng quản lý trong phạm vi một hoặc một số
ngành, lĩnh vực nhất định. Các cơ quan chuyên môn thực hiện hoạt động quản
lý hành chính với tư cách là cơ quan giúp việc Uỷ ban nhân dân, chứ không
phải nhân danh mình. Nói cách khác, cơ quan chuyên môn không phải ỉà một
pháp nhân công quyền.
Tuy trực thuộc vào Ưỷ ban nhân dân cùng cấp, nhưng cơ quan chuyên
môn vẫn có tính độc lập nhất định bởi vì cơ quan chuyên môn là một thực thể
pháp lý, một cơ quan có những mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác.
Với Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn chịu sự chỉ đạo và quản lý về
tổ chức, biên chế và công tác của Ưỷ ban nhân dân cấp mình. Uỷ ban nhân
dân có quyền đình chỉ hoặc bãi bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan
chuyên môn. Với cơ quan thẩm quyền riêng ở cấp trên, cơ quan chuyên môn
chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ. Với Hội đồng nhân
dân cùng cấp, thủ trưởng của cơ quan chuyên môn thuộc Ưỷ ban nhân dân khi
cần thiết thì báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Với các cơ quan
chuyên môn cùng một cấp, đây là quan hệ phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau trong
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa các chủ thể có cùng địa vị pháp lý.
Các cơ quan chuyên môn thuộc ủ y ban nhân dân là các sở, Ban, Ngành
(cấp tính, thành phố trực thuộc Trung ương); Phòng, Ban (cấp huyện, quận);
Ban (cấp xã, phường). Có thể có một số tên gọi khác như ủ y ban,
1.1.2. Vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong
việc bảo đảm pháp chế:
Điều 12 - Hiến pháp 1992 quy định: “ Nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ n g h ĩa ,,. Điều này
khẳng định pháp chế là một trong những phương pháp quản lý của Nhà nước
10
đối với xã hội. “ Không ngừng tăng cường pháp chế*’ có nghĩa là phải thường
xuyên coi tăng cường pháp chế là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước. Tăng

cường pháp chế không phải là công việc nhất thời mà là công việc lâu dài, đặc
biệt khi chúng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thì yêu cầu tăng cường pháp chế
càng được đặt ra cấp bách hơn.
Vé khái niệm pháp chế, trong khoa học pháp lý nước ta có những quan
điểm khác nhau. Theo Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật -
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: Pháp ch ế chính là sự đỏi hỏi các cơ
quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân phải
thực hiện đúng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong hoạt động của mình.
Pháp chế là một phạm trù thể hiện những yêu cầu, đòi hỏi đối với các chủ thể
pháp luật phải tôn trọng và thực hiện đúng các yêu cầu của pháp luật {24 -
tr.354Ị. Nội dung cốt lõi của pháp chế theo quan điểm này là sự thực hiện
nghiêm chỉnh pháp luật trong hoạt động của các chủ thể pháp luật trên thực tế.
Theo chúng tôi nếu quan niệm như vậy chưa phản ánh được các mặt của pháp
chế với tư cách là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp.
Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật - Học viện Hành
chính Quốc gia quan niệm: Pháp chế xã hội chủ nghĩa là ch ế độ pháp luật
troníỊ đó đồi hỏi phái tôn trọng, thực hiện một cách nghiêm chỉnh, thường
xuyên đôi với các quy phạm pháp luật của các cơ quan nhả nước, tổ chức xã
hội, cán bộ, công chức, các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, của mọi
công dân; đấu tranh phờtỉíỊ ngừa và chống các tội phạm, vi phạm Hiến pháp
và pháp luật, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật. Ở đây, pháp chế xã
hội chủ nghĩa là nguyên lắc cơ bản nhất thông qua đó Nhà nước thực hiện sự
quản lý của mình đối với xã hội {30 - tr.401 Ị. Khái niệm pháp chế trong Giáo
trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật - Học viện Hành chính Quốc
gia được hiểu theo nghĩa rộng, pháp chế vừa là phương pháp, nguyên tắc quản
lý nhà nước vừa là sự thực hiện nghiêm chính, thường xuyên đối với pháp luật
của tấl cả các chủ thể pháp luật. Chúng tôi đồng ý với quan diểm hiểu pháp
chế theo nghĩa rộng này.
Để pháp chế trở thành hiện thực trong cuộc sống cần có các bảo đảm.

Những bảo đảm này trước hết thuộc về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước.
N hững bảo đảm đối với pháp c hế Ị à những điều kiện khách quan của sự
phát ìriển xã hội và những phương tiện do Nhà nước và các tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúnỊỊ tạo ra nhằm báo đảm cho các
chủ th ể pháp luật thực hiện nghiêm chình, thườiiịỉ xuyên, liên tục pháp luật, sử
dụng đúng đắn các quyển và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lý, bảo đảm sự
ổn định các quan hệ pháp luật {30 - tr. 408}.
Những bảo đảm đối với pháp chế gồm: những bảo đám kinh tế, những
bảo đảm chính trị, những bảo đảm tư tưởng, những bảo đảm pháp lý và những
bảo đảm xã hội.
Bảo đảm kinh tế: Nền sản xuất xã hội phát triển tạo ra những điều kiện
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhún dân là cơ sở vững chắc để mọi
chủ thể pháp luật thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ của họ. Nền kinh tế
phát triển vững mạnh sẽ hạn chế dần dần và loại bỏ những nguyên nhân của
nhiều vi phạm pháp luật. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước {21 - tr.188} ở nước ta hiện nay là
bảo đảm cơ bản đối với pháp chế. Những bảo đảm kinh tế là cơ sở của tất cả
những bảo đảm khác đối với pháp chế.
Bảo đảm chính trị: đó là sự ổn định chính trị, sự phát triển của nền dân
chủ xã hội. Ở nước ta, yếu tố đặc biệt quan trọng trong những bảo đảm chính
trị là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là trung tâm của hệ thống chính trị, hảo đảm pháp
chế bằng hoạt động có tổ chức trên cơ sở pháp luật của bộ máy nhà nước,
bằng sự giáo dục cán bộ, công chức ý thức pháp luật, ý thức chính trị, ý thức
12
đạo đức và tinh thần tôn trọng pháp luật. Sự phát triển toàn diện nén dân chủ
xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở, trong các cơ quan nhà nước, tổ
chức, sự tham gia của quần chúng nhân dân lao động, các tổ chức xã hội vào
quản lý những công việc của nhà nước và xã hội, đấu tranh phòng chống các
tệ nạn xã hội, tham nhũng cũng góp phần quan trọng trong việc củng cố pháp

chế và trật tự pháp luật.
Những báo đảm tư tưởng đối với pháp clìếìầ hệ tư tưởng Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, những giá trị tư tưởng và đạo đức, truyền thống của
dân tộc, sự thống nhất của chính trị, đạo đức và pháp luật, tình hữu nghị đoàn
kết giữa các dân tộc, sự phát triển trình độ văn hoá nói chung, đặc biệt là văn
hoá pháp lý của mọi tầng lớp nhân dân lao động.
Những bảo đám pháp lý đối với pháp chế là những hoạt động của cơ
quan chuyên trách bảo vệ pháp luật nhằm đấu tranh với các hành vi vi phạm
pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội, quyền, tự do của công dân. Ở
nước ta các cơ quan bảo vệ pháp luật gồm: Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án
nhân dân, các cơ quan nội chính, thanh tra nhà nước, thanh tra nhà nước
chuyên ngành,
Những bảo đảm xã hội đối với pháp chế là tổng thể những hoạt động,
biện pháp, cách thức do các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức quần chúng thực hiện nhằm đấu tranh chống những vi phạm pháp luật,
những tiêu cực trong đời sống xã hội. Công tác phòng ngừa, ngăn chặn các vi
phạm pháp luật, công tác giáo dục của các tổ chức xã hội nhằm cải tạo người
vi phạm, sự kiểm tra và giám sát của các tổ chức xã hội đối với việc thực hiện
pháp luật.
Những bảo đảm pháp chế do tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng tạo ra. Trong phạm vi luận
văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương đối với việc bảo đảm pháp chế.
13
Nhiệm vụ của Nhà nước là quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa được thực hiện bởi tất cả các cơ quan
Nhà nước, các cấp, các ngành ở Trung ương lẫn địa phương. Tuy nhiên, do
xuất phát từ vị trí, tính chất pháp lý, chức năng, thẩm quyền của các cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương, nên các cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm pháp chế.

Điều 123 - Hiến pháp năm 1992 và Điều 41 - Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1994 quy định: Uỷ ban nhân dân “chịu
trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước
cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân” .
Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
các cấp là những cơ quan có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhân dân, chịu trách
nhiệm trực tiếp quản lý các lĩnh vực ở địa phương. So với các cơ quan nhà
nước ở Trung ương và cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương cũng như các
cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương (Toà án và Viện kiểm sát), hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong việc bảo đảm pháp
c h ế là trực tiếp,cụ thể, thường xuyêtt, liên tục nhất.
Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong
việc bảo đảm pháp chế là trực tiếp nhất vì hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương được quyết định bởi chức năng trực tiếp tổ chức
và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an
ninh - quốc phòng, trật tự - an toàn xã hội ở địa phương. Để bảo đảm pháp
chế, trước hết chính các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phải chấp
hành nghiêm chỉnh các quy định của Hiến pháp, luật và các văn bản của các
cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp trong
tổ chức và hoạt động của mình.
Hơn nữa, cùng với CƯ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, các cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương còn chịu trách nhiệm chính trong việc
14
áp dụng các biện pháp và tạo mọi điều kiện cần thiết để các cơ quan, tổ chức
và các cá nhân ở địa phương thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật.
Hoạt động bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương luôn gắn liền với chức năng quản lý các lĩnh vực
của đời sống xã hội ở địa phương - là chức nâng chủ yếu của các cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương.
Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong

việc bảo đảm pháp chế mang tính cụ th ể hơn so với các cơ quan nhà nước ở
Trung ương và cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Trên cơ sở các chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, luật, văn bản của các cơ
quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, các cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương phải tiến hành các biện pháp triển
khai thực hiện, chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện đặc thù của địa
phương để đạt được hiệu quả cao nhất. Các biện pháp đó có thể là ban hành
văn bản pháp luật cụ thể hoá, chi tiết hoá các văn bản pháp luật của cơ quan
nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định
của pháp luật; có thể là tổ chức tập huấn các văn bản của cơ quan cấp trên,
giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc thực
hiện văn bản của cấp trên; Trong đó, một hoạt động điển hình cho thấy cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện việc bảo đảm pháp chế một
cách cụ thể là ban hành các văn bản cá biệt. Số lượng các văn bản cá biệt do
các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ban hành rất lớn, cao hơn
nhiều lần so với Hội đồng nhân dân, Viện kiểm sát, Toà án ở địa phưcrng.
Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong
việc bảo đảm pháp chế được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục nhất.
Trong phạm vi thẩm quyền của minh, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương có trách nhiệm hoạt động thường xuyên, hàng ngày một cách chủ
động và sáng tạo đổ đáp ứng yêu cầu và diễn biến nhanh chóng, phức tạp và
15
đa dạng của hoại động quản lý. Hoạt động quản lý ở địa phương rất phong
phú, nhiều công việc cụ thể, diễn ra liên tục đã làm cho hệ thống các cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương có số lượng lớn hơn rất nhiều lần so với hệ
thống các cơ quan nhà nước khác.
1.2. NHIÊM VU. QUYỀN HAN CỦA CẤC cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ở ĐỈA
PHƯƠNG TRONG VIÊC BẢO ĐẢM PHÁP CHẼ
Để bảo đảm pháp chế, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình dưới các hình thức quản lý khác

nhau. Căn cứ vào mức độ cụ thể được quy định trong pháp luật, các hình thức
quản lý này được chia thành những hình thức quản lý mang tính pháp lý và
những hình thức quản lý ít mang tính pháp lý.
Những hình thức quản lý mang tính pháp lý là những hình thức được
pháp luật quy định cụ thể gắn với việc ban hành và áp dụng các quy phạm
pháp luật. Những hình thức này thể hiện rõ nét tính chất quyền lực trong hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước, đem đến sự biến đổi trong cơ chế
điều chỉnh pháp luật, tức là làm nảy sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ
pháp luật hành chính. Những hình thức mang tính pháp

ý bao gồm: Ban hành
các quyết định có ý nghĩa chung, chủ đạo; ban hành các quyết định quy phạm
pháp luật; ban hành những văn bản cá biệt.
Những hình thức quản lý íl mang tính pháp lý được các cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương sử dụng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
minh rất phong phú, bao g(5m: Tiến hành các hoạt động tổ chức trực tiếp
(nghicn cứu, tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến, áp dụng các
biện pháp cụ thể nhằm ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào
quản lý, tổ chức điều tra, điều phối hoạt động, tổ chức hội thảo, tổ chức phong
trào thi đua
, );
Thực hiện các hoạt động mang tính chất tác nghiệp vật chất -
kỹ thuật (chuẩn bị tư liệu, dữ kiện, thông tin cho việc ban hành các quyết
16
định; lập báo cáo, nhập trình công việc; chứng thực văn bằng, cấp chứng
chỉ, )- Đây là những hình thức quản lý không đem đến sự thay đổi trong cơ
chế điều chỉnh pháp luật, khổng làm phát sinh các quan hệ pháp luật hành
chính.
Trong việc bảo đảm pháp chế, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương sử dụng cả hình thức quản lý mang tính pháp lý lẫn hình thức quản lý

ít mang tính pháp lý. VI những hình thức quản lý nói trên được thể hiện dưới
nhiều hoạt động khác nhau, rất đa dạng nên trong phạm vi của luận văn này,
chúng tôi không thể nghiên cứu hết các hoạt động đó, mà chỉ tập trung nghiên
cứu những hoạt động thể hiện rõ nét nhất nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương trong việc bảo đảm pháp chế.
Căn cứ vào các quy định của Hiến pháp 1992 và pháp luật hiện hành về
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong
việc bảo đảm pháp chế và thực tiễn hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương, có thể chia thành năm nhóm nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu:
/. Nhiệm vụ, quyền hạn d id cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
tron^ việc tổ chức thực ì li ệ tì và kiểm tra việc thi hàììh Hiến pháp, pháp
luật và các văn bản của cơ quan nhà mtớc cấp trên;
2. Nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra của cơ qitan hành chính nhà nước ở địa
phương đôi với việc ílìi lìùnlì Hiến pháp, plĩáp luật và các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên;
3. Nhiệm vụ, quyền hạn ban hành văn bán pháp luật của cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phươnịỊ

4. Nhiệm vụ, quyển hạn của cơ quan hành chính nhà nước ỏ địa phương
".ong việc ph ổ biến, giáo (lục pháp luật:
5. Nhiệm vụ, quyển hạn củư cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
trong việc gidi quyết khiếu nại, tố cáo ciỉa công dãn.
17
miiro
1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cư quan hành chính nhà nước ở địa
phương trong tổ chức thực hiện và kỉếni tra việc thi hành Hiến pháp,
pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập để thực hiện chức
năng quản lý hành chính nhà nước, tức là thực hiện hoạt động chấp hành và
điều hành. Chấp hành là sự thực hiện trên thực tế các luật, các văn bản mang

tính luật của Nhà nước (một số Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh), các văn
bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên nói chung. Điều hành là chỉ
đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý. Đặc trưng của hoạt động
điều hành là ra văn bản dưới luật mang tính chất pháp lý - quyền lực được bảo
đảm bằng khả năng áp dụng cưỡng chế, trong đó chủ yếu là văn bản cụ thể -
cá biệt.
Với chức năng như vậy, các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và
các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng có vai trò rất quan
trọng trong tổ chức thực hiện việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương. Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là cầu
nối trực tiếp nhất đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Điều
41- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1994 quy định:
“ Uỷ ban nhân dân tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn
bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng
c ấ p ,’ .
Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm tổ
chức ch ỉ đạo và thực hiện H iến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên ở nhiều lĩnh vực quán lý hành chính nhà nước:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, bảo đảm thực hiện
đúng việc phân bổ ngân sách cho từng lĩnh vực ở địa phương;
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lựi trcii cơ sở quy hoạch thống nhất của
18
Trung ương; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình khuyến nông,
khuyên lâm, khuyến ngư;
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp ở địa phương;
- Chỉ đạo việc xây dựng, tổ chức quản lý công trình giao thông ở địa
phương theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức quản lý, phát triển mạng lưới kinh doanh, thương mại và kế

hoạch phát triển du lịch ở địa phương;
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo; bảo
đảm điều kiện vật chất cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình phát triển sự nghiệp
văn hoá, thông tin, thể dục, thể Ihao của địa phưcfng;
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch, biện pháp chăm lo đời sống của nhân dân
địa phương, thực hiện các chính sách xã hội;
- Thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể phát triển khoa học, công
nghệ và bảo vệ môi trường ở địa phương;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng lực lượng vũ trang và quốc
phòng toàn dân ở địa phương;
- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chỉ đạo công tác đấu
tranh phòng ngừa, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác;
- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật và chính sách dân tộc, chính
sách tôn giáo;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội
đồng nhân dân theo quy định của pháp luật;
- Thành lập, sáp nhập, giải thể, quyết dịnh nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể
của các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân theo
quy định của Chính phủ.
19
Đổ thực hiện dược nhiệm vụ cỊLian lý nhà nước Irong các lĩnh vực nêu
trên, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương tiến hành các hoạt động
tổ chức thực hiện như: thành lập các ban chỉ đạo để lãnh đạo và phối hợp hoạt
• • • 1 • , 「 • J | •
động của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hữu quan trên địa
bàn quản lý của mình; tổ chức các hội nghị tập huấn triển khai thi hành các
văn bản pháp luật mới ban hanh, xây dựng các chương trình hành động; phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân để thực hiện
một nhiệm vụ chung;

Bên cạnh nhiệm vụ tổ chức trực tiếp thực hiện việc thi hành Hiến pháp
• • • •<!••• 1 X
và pháp luật, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương còn chịu trách
nhiệm kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và vàn bản của các cơ
quan nhà nước cấp trên ở địa phương. Điểu 43 - Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và uỷ ban nhân dân năm 1994 quv định về nhiệm vụ, quyển hạn của
u ỷ ban nhân dân, trong đó 11CU lõ Uỷ ban nhàn dân có irách nhiệm: ‘‘… kiểm
tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bủn của cơ quan Nhà nước cấp
trên và nghị quyết của Hội đổng nhân dân cùng cấp trong cơ quan Nhà nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tlưn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa
p h ư ơn g,,( K h o ả n 2).
Phạm vi kiểm tra của u ỷ ban nhân dân bao hàm mọi vấn đề thuộc mọi
ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của minh. Uỷ ban nhân dân có
thể kiểm tra bất kỳ một hoạt động nào của dối tượng bị quản lý, có thể tiến
hành thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất khi phát hiện những vi phạm.
Hoạt động kiểm tra của cúc cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
được tiến hành dưới nhiều hình thức: nghe báo cáo, đánh giá báo cáo của đối
tượng bị kiểm tra, tự tổ chức các tloàn thanh ira tổng hợp hoặc về từng vấn đề,
hoặc thông qua thanh ira nhà mróc, thanh ira chuyên ngành, hoặc thông qua
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
2 0

×