ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN
TÊN ĐỂ TÀI:
NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ PHỤC v ụ CHO
QUẢN LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ Ở QUẬN TÂY H ổ - HÀ NỘI
MÃ SỐ: QT - 00 24
CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI: NGUYỄN đ ứ c k h ảCHỦ TRÌ ĐỂ TÀI: NGUYÊN ĐỨC KHẢ ,
_________
_
•
O M H Ct ruỳc *'.í . ha moi I
CÁN B ộ PHỐI HỢP: TS. Phạm Quang Anh
CN. Trần Anh Tuấn Ị N c J 2 ĩ/ - M ỉ t .
NCS. Phạm Quang Tuấn
TS. Trần Văn Tuấn
ThS. Thái Thị Quỳnh Như
TS. Trần Quốc Bình
CN. Phạm Thị Phin
HÀ NỘI, 2001
‘l
BÁO CÁO TÓM TẮT
1. TÊN ĐỂ TÀI: NGHIÊN cứu QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ PHỤC vụ
CHO QUẢN LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ Ở QUẬN TÂY H ổ - HÀ NỘI
MÃ SỐ: QT ■ 00 24
2. CHỦ TR Ì ĐỂ TÀI: NGUYẺN ĐỨC KHẢ
3. CÁN Bộ PHỐI HỢP: TS. Phạm Quang Anh
CN. Trần Anh Tuấn
NCS. Phạm Quang Tuấn
TS. Trần Văn Tuấn
ThS. Thái Thị Quỳnh Như
TS. Trần Quốc Bình
CN. Phạm Thị Phin
4. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u
4.1. Mục tiêu:
- Tổng hợp và đánh giá các biến động về tự nhiên, kinh tế, xã hội, mối
trường, của khu vực trong quá ưình đô thị hóa
- Đánh giá tốc độ và tính hợp lý của đô thị hoá ở thời điểm hiện nay
- Góp phần hoạch định các chính sách phù hợp trong quản lý và sử dụng đất đồ
thị ớ khu vực nghiên cưú
4.2. Nội dung:
- Thu thập và xây dựng bộ thông tin - tư liệu về đặc điếm tự nhiên - kinh tế -
xã hội và môi trường ở Quận Tây Hồ
- Diễn biến quá trình đô thị hoá ỡ quận Tây Hổ
- Biến động trong sử dụng tài nguyên đất ở Quận Tâv Hồ
3
- Biến động về môi trường - kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa ở Quận
Tây HỒ
- Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất đô thị
- Hoạch định các chính sách quản lý và sử dụng bền vững đất đô thị ở quận
Tây Hồ
5. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
5.1. Thành lập được 3 bản đồ hiện trạng sử dụng đất các năm 1977, 1992 và 2000
cùng tỷ lệ 1:25000
5.2. Thành lập được các bảng số liộu nhằm đánh giá biến động sử dụng đất, các yếu
tố thay đổi về kinh tế - xã hội, môi trường của quá trình đô thị hoá
5.3. Hoàn thành báo cáo tổng hợp 115 trang với 6 chương và nhiều bản đổ, hình
vẽ,
5.4. Giúp 3 sinh viên thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp với đề tài về Tây Hổ.
5.5. Đăng 02 bài báo
6. TÌNH HÌNH KINH PHÍ CỦA ĐỂ TÀI:
Tổng kinh phí: 17.000.000 đ. Thực hiện trong 2 năm : 2000 và 2001. Đã quyết
toán xong với tài vụ
XÁC NHẬN CỦA BCN KHOA CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG
L o n ị
4
Summary a report
1. Project title: A study of urbanization for urban land management in Tay Ho
Distict, Hanoi
Code number: QT - 00 -24
2. Project head: Nguyen Due Kha
3. Co-operative officals: Dr, Pham Quang Anh
Bsc. Tran Anh Tuan
Bsc. Pham Quang Tuan
Dr. Tran Van Tuan
Msc. Thai Thi Quynh Nhu
Dr. Tran Quoc Binh
Bsc. Pham Thi Phin
4. Objectives and content
4.1. Objectives:
- Evaluation of natural resouces, social and economic, environmental conditions changed
in urbanization process.
e
- Evaluation of the spedjd of urbanization process in recent year.
- Identify the methods for management and sustainable used for urban land in study area
4.2. Content:
- Create the database for natural resouces. social and economic, environmental
conditions in Tay Ho District
- Study the urbanization process.
- Evaluation of landuse change in study area
- Evaluation of environment - economic - social conditions in urbanization process.
- Evaluate the management and urban landuse in Tav Ho District
- Identify the methods for management and sustainable used for urban land in study
area
5
5. Results
5.1. Establish 3 maps of landuse in 1977, 1992 vn 2000 at the same scale 1:25000
5.2. Create the figures and data table for evaluation of landuse change, factors of social -
economic,' environment of urbanization process.
5.3. Full report with 115 pages and maps, figures,
5.4. Write 2 articles
6
Chương I. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực 12
1.1. Vị trí địa lý 12
1.2. Đặc điểm tự nhiên 12
1.2.1. Nền địa chất - địa hình 14
1.2.2. Khí hậu - thuỷ vãn
15
1.2.3. Thổ nhưỡng và hệ thống cây trổng 17
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 18
1.3.1. Đặc điểm dân cư, lao động
18
1.3.2. Đặc điểm các ngành kinh tế trong quận
20
Chương 2. Diễn biến quá trình đô thị hoá ờ quận Tây Hổ 22
2.1. Tây Hồ với quá trình đô thi hoá sơ khới dưới thời phong kiến 22
2.2. Tây Hồ với quá trình đô thị hoá chậm chạp dưới thòi Pháp thuộc
25
2.3. Tày Hồ với quá trình đô thị hoá xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1954 - 1988
26
2.4. Tây Hổ với quá trình đô thị hoá mạnh mẽ giai đoạn từ 1989 đến nay 32
Chương III. Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất khu vực Hồ Tây và phụ cận
(giai đoạn 1977 - 2000) bằng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý
34
3.1. ứng dụng công nghệ Hệ thông tin địa lý và viễn thám thành lập bản đồ hiện trang
sử dụng đất các năm 1977,1992 và 2000 ở Quận Tây Hổ
34
3.1.1. Giai đoạn I: Nghiên cứu trong phòng
34
3.1.2. Giai đoạn II: Khảo sát thực đ ịa 47
3.1.3. Giai đoạn III: Xây dựng cơ sở dữ liệu 47
3.2. Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu các nãm 1977, 1992 và 2000
50
3.2.1. Hiện trạng sứ dụng đất năm 1977
50
3.2.2. Hiện trạng sử dụns đất khu vực nghiên cứu nám 1992
55
3.2.3. Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu nãm 2000 60
3.3. Đánh giá biến động sử dụng đất khu vực Hổ Tây và phụ cận
66
MỤC LỤC
7
3.3.1. Tình hình biến động sử dụng đất giai đoạn 1977 - 1992
66
3.3.2. Những đặc tnmg chính của tình hình biến động sử dụng đất
giai đoạn 1992 -2000 67
3.4. Xu hướng biến động sử dụng đất khu vực Hồ Tây và phụ cận 69
Chương 4. Biến động về môi trường - Kinh tế - Xã hội trong quá trình đô thị hoá
quận Tây H ổ 71
4.1. Xuất phát từ nhận thức cho quá trình phát triển và đô thị hoá 71
4.2. Biến động về môi trường 74
4.3 . Biến động về môi trường kinh tế- xã hội 77
4.3.1 Nền kinh tế truyền thống trên lãnh thổ quận Tây Hồ 77
4.3.2. Bộ mặt kinh tế thời mở cửa và đô thị hoá 80
4.3.3. Những cái được và tổn tại về kinh tế - xã hội quận Tây Hồ 83
4.4. Đánh giá chung 85
4.5. Một vài dự báo 86
Chương 5. Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất đồ thị quận Tây Hồ
88
5.1. Công tác đăng ký đất đai và lập hồ sơ địa chính 88
5.2. Thực hiện các chính sách và pháp luật đất đai
90
5.3. Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 95
5.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất 96
Chương 6. Góp phần hoạch định các chính sách quản lý trong sử dụng bền vững
đất đô thị Khu vực nghiên cứu 100
6.1. Chiên lược trong quản lý Nhà nước về đất đai khu vực 100
6.2. Đề xuất một số chính sách cụ thể trong quản lý biền vững đất đô thị Tây Hồ
102
Kết luận 105
Tài liệu tham khảo 107
Phụ lục 112
8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc trưng một số yếu tố khí hậu khu vực Hồ Tây và lân cận
(giai đoạn 1959 - 1990) 16
Bảng 1.2. Một số đặc trưng hình thái Hồ Tây và hồ Trúc Bạch
ỉ6
Bảng 1.3. Mật độ dân số các phường thuộc quận Tây Hồ nãm 1998
18
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất khu vực Hổ Tày và phụ cận năm 1977 51
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất khu vực Hồ Tây và phụ cận năm 1992
55
Bảng 3.3. Cơ cấu đất trồng trọt khu vực Hổ Tây và phụ cận năm 2000
63
Bảng 3.4. Cơ cấu diện tích đất chuyên dùng khu vực nghiên cứu nãm 2000
65
Bảng 4.1. Hệ thống di tích vãn hoá - lịch sử - kiến trúc Quận Tây H ổ
72
Bảng 4.2. Biến động hiện trạng sử dụng đất ở Yên Phụ và Tứ Liên giữa 1972 và 1997 74
Bảng 4.3.1 78
Bảng 4.3.2: Thống kê các cơ sở dịch vụ 81
Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả cấp GCN quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu
nhà ở quận Tây Hổ giai đoạn 1998 - 2001 92
Bảng 5.2. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất quận Tây hồ nám 2001
97
9
Hình 1.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu 13
Hình 1.2. Biểu đổ thể hiện số lượng dân xuất và nhập cư ở khu vực nghiên cứu
19
Hình 2.1 27
Hình 2.2 28
Hình 2 .3 29
Hình 2.4.
.
30
Hình 2.5 31
Hình 3.1. Nguyên nhàn gây ra hiện tượng biến dạng hình học ảnh máy bay 35
Hình 3.2. Sơ đổ các bước xây dựng bản đổ hiện trạng sử dụng đất khu vực Hổ Tây
và phụ cận 49
Hình 3.3. Biểu đồ tỉ lệ diện tích của các kiểu sử dụng đất khu vực Hồ Tây
và phụ cận nãm 1977
51
Hình 3.4. Bản đổ hiện trạng sử đụng đất khu vực Hồ Tây và phụ cận nãm 1977
52
Hình 3.5. Biểu đồ tỉ lệ diện tích các loại hình sử dụng đất của khu vực Hồ Tày
và phụ cận năm 1992 56
Hình 3.6. Bản đổ hiện trạng sử đụng đất khu vực Hồ Tây và phụ cận nãm 1992
58
Hình 3.7. Biểu đồ tỉ lệ (%) diện tích các loại hình sử dụng đất khu vực Hồ Tây
và phụ cận năm 2000 60
Hình 3.8. Bản đổ hiện trạng sử dụng đất khu vực Hổ Tây và phụ cận năm 2000
61
Hình 3.9. Biểu đồ biến động một số loại hình sử đụng đất chính ở khu vực
nghiên cứu giai đoạn 1977-1992 66
Hình 3.10. Biểu đồ biến động một số loại hình sử dụng đất chính khu vực Hổ Tây
và phụ cận giai đoạn 1992 -2000
68
Hình 5.1. Biểu đồ biểu diễn tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất ò và quyển
sở hữu nhà ả quận Tây Hồ giai đoạn 1998 - 2001
90
Hình 5.2. Biểu đổ cơ cấu các loại đất của quận Tây Hổ nãm 2001
98
DANH MỤC CÁC HÌNH
LỜI NÓI ĐẨU
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, chiến lược sử dụng tài nguyên đất ở một đô thị tập
trung và có tốc độ đô thị hoá cao như Tây Hồ và phụ cận có vai trò rất quan ưọng.
Với khoảng thời gian 10 năm của thập kỷ 90, sức ép về nhu cầu sử dụng quỹ đất
luôn luôn gia tăng trong một khu vưc đô thị không lớn nhưng có điều kiện tự nhiên,
kinh tế và xã hội có nhiều ưu việt như Quận Tây Hổ. Quá trình công nghiệp hóa gắn
liền với quá trình đô thị hóa đã làm biến đổi với những mức độ khác nhau tất cả các
yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường, cùng theo một xu thế xấu đi nếu
không có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục và hoạch định kịp thời.
Đề tài “Nghiên cứu quá trình đô thị hóa phục vụ cho quản lý đất đô thị ở
Q uận Tây Hồ - H à Nội” rĩhằm mục tiêu đáp ứng một phần những bức xúc hiện nay
trong quá trình sử dụng quỹ đất hạn hẹp của đổ thị.
Trên cơ sớ đánh giá những biến đổi toàn diện trong quá trình đô thị hóa, đề tài đã
góp phần xây dựng những chính sách cơ bản trong quản lý và sử dụng đất ở một địa
bàn cấp quận có chiến lược phát triển đặc thù như Tây Hổ.
Những nội dung nghiên cứu của đề tài có mức độ lớn hơn so với quy mò kinh phí
và thời gian thực hiện, do đề tài được thực hiện bởi một đội ngũ cán bộ có nhiều
kinh nghiệm và nhiều cồng trình nghiên cứu có liên quan.
Hoàn thành báo cáo này, các tác giả đã nhận được sự giúp đd và ủng hộ về nhiều
mặt của ban chủ nhiệm Khoa Địa lý, các cán bộ của Phòng Khoa học-Công nghệ,
Tnrờng đại học Khoa học Tự nhiên, Ban Khoa học công nghệ thuộc Đại học Quốc gia
Hà Nội và đông đảo đồng nghiệp. Các tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, nội dung và quy mô của để tài khá lớn, công trình
này không tránh khỏi những thiếu sót và nhược điểm, các tác giả rất mong nhận được ý
kiến đóng góp quý báu của các nhà nghiên cứu và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, Ngày 30 tháng 12 nãm 2001
Các tác giả
11
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM T ự NHIÊN,
KINH TẾ, XÃ HỘI KHU vực
1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu - Hồ Tãy và phụ cận nằm ở phía đông bấc trung tâm
thành phố Hà Nội, giáp với sông Hồng về phía đông đông bắc và bắc, giáp quận Ba
Đình về phía Nam, đông nam và giáp huyện Từ Liêm ở phía tây nam (hình 1.1).
Khu vực nghiên cứu có toạ độ địa lý:
21°02’ - 21°07’ Vĩ độ bắc
105°47’ - 105°50’ Kinh độ đông
Về cơ bản, Hổ Tây và phụ cận nằm ở hữu ngạn sông Hổng, trên bề mặt tam
giác châu Hà Nội, có điều kiện tự nhiên tương đối đa dạng so với vị thế của một
vùng đổng bằng.
Về mặt hành chính: Khu vực nghiên cứu là vùng đất tương đối đặc biệt, ở
giữa là Hổ Tây và hổ Trúc Bạch, xung quanh được bao bọc bởi các tuyến đường
giao thông như: Hoàng Hoa Thám, Thuỵ Khuê, Thanh Niên, Yên Phụ, Nghi Tàm và
Lạc Long Quàn. Hơn thế nữa, khu vực nghiên cứu lại có sự pha trộn giữa các
phường nội thành (Thuỵ Khuê,Yên Phụ, Bưởi) và các phường mới được nhập vào
quận Tây Hồ (Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Tứ Liên, Phú Thượng).
Nằm ở vị trí đặc thù này, Quận Tây Hổ nói riêng và khu vực nghiên cứu nói
chung được quy hoạch như một trung tâm du lịch của thủ đô Hà Nội.
Vị trí quan trọng của Hồ Tây và khu vực phụ cận nói trên có tác động mạnh
mẽ đến quá trình đô thị hoá và sự biến động sử dụng đất của khu vực cả về chất
lượng và số lượng thông qua các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. Đặc điểm tự nhiên
Khu vực nghiên cứu gắn liền với quá trình hình thành vùng châu thổ Bắc Bộ,
là kết quả tổng hợp của quá trình sụt lún “vùng trũng Hà Nội”, sự lắng đọng của
phù sa sông Hồng và thuỷ văn, địa hình, địa chất, đặc điẻm thổ nhường, mang
những nét đặc trưng của một đồng bằng tam giác châu.
12
sơ Đ ổ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KHU v ự c NGHIÊN cứ u
1.2.7. Nền địa ch â t - địa hình
Các trầm tích lắng đọng, lấp đầy “vũng trũng Hà Nội ” và tạo nên bề mật
châu thổ có tuổi rất trẻ (Neogen - Độ Tứ. N-Q) và bề dầy rất lớn (hàng ngàn mét).
Riêng phần trầm tích Độ tứ ở khu vực trung tâm có bề dầy 80m trong đó phần trên
cùng thuộc tướng tam giác châu tuổi Holocen (am Q,v).
Địa hình khu vực nghiên cứu tương đối bằng phẳng, độ cao tuyệt đối xấp xỉ 6
- 8 m ở khu nội đô và 8 - 10 m ở ngoài đê sông Hổng. Nơi có địa hình cao nhất là
tuyên đê chạy dọc sồng Hồng (14 - 15m). Điểm thấp nhất là đáv sông Hồng và đáy
hổ Tây (-6,-7m).
Do được khai phá từ lâu đời, khu vực Hồ Tây nói riêng và Hà Nội nói chung
không còn bảo tồn được nguyên vẹn hình thái địa hình tự nhiên. Sự can thiệp của
các hoạt động kinh tế - xã hội đã làm thay đổi và nhiều khi làm biến mất hẳn hình
thái của địa hình tự nhiên.
Bề mạt địa hình bị phàn cách thành các ô lớn do hoạt động đắp đê (đê sông
Hồng, đê Hoàng Hoa Thám, Lạc Long Quân) chống lũ lụt từ xưa. Theo góc độ này
có thể phàn chia địa hình của Hồ Tây và phụ cận thành hai khu chính: khu ngoài đê
và khu trong đê, lấy đê Yên Phụ từ cầu Long Biên kéo dài tới cầu Thăng Long làm
trục chính (được hình thành từ thời Nhà Lý với tên gọi là đê Cơ Xá, năm 1108).
Khu trong đê bao gồm khu vực nhỏ Hồ Tây được bao bọc bởi các đường Hoàng
Hoa Thám, Lạc Long Quân, Nghi Tàm, đường Âu Cơ mà trung tâm là Hồ Tây và
Hồ Trúc Bạch, khu tiếp theo là khu vực Phú Thượng và Xuân La - Xuân Đỉnh với
địa hình đồng bằng được sử dụng để trồng lúa, hoa màu và cây cảnh. Khu vực địa
hình ngoài đê thường ngập lụt khi nước sông Hồng lên cao và xảy ra các quá trình
bồi tụ hoặc xói lở bờ sông. Còn các ô trong đê khó tiêu nước khi mưa lớn, cần có hệ
thống tiêu, thoát nước tốt.
Về khía cạnh địa chất công trình, ở xung quanh Hồ Tây và đặc biệt ở khu
ngoài đê, lớp đất yếu - trạng thái từ dẻo cứng sang chảy do sức chịu tải yếu, tính
nén lún lớn, nhất là đối với các lớp đất sét và sét pha, bùn cát ỉà đặc trưng của toàn
14
bộ khu vực nói chung (Nguyễn Văn Bức, 1996). Vì vậy có ảnh hưởng không tốt tới
việc thi công các công trình xây dựng có quy mô lớn.
1.2.2. Khí hậu - thuỷ vỡn
a) Khí hậu
Nằm trong thành phố Hà Nội, khí hậu của khu vực Hồ Tây và phụ cận có
những nét rất đặt trưng của khí hậu đồng bằng sông Hổng.
Mặc dù, khí hậu có tính mùa rất rõ, nhưng ở đây có mùa đông lạnh hơn nhiều
so với điểu kiện trung bình vĩ tuyến, mùa đông chi có thời kỳ đầu tương đối khô,
còn nửa cuối thì cực kỳ ẩm ướt, mưa nhiều, khí hậu biến động mạnh, nhiệt độ trung
bình mùa khô khoảng 16,4 - 18°c so với nhiệt độ trung bình năm (23,4°C) thấp hơn
6-7°C, Lượng mưa rơi vào mùa khô rất ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chỉ
chiếm khoảng 15% của tổng lượng mưa (1967 mm/năm).
Vào mùa hè nhiệt độ cao, truns binh 27 - 28,9°c, mưa rơi 1852 mm chiếm
85% tổng lượng mưa nãm. Tháng mưa nhiểu nhát là tháns 7,8 trung binh 366 - 404
mm/tháng, (bảng 1.1).
Tính nhịp điệu mùa của thiên nhiên, mà cụ thế là khí hậu của khu vực qui
định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và ảnh hường tính nhịp điệu đu khách
tới Hổ Tây. Điểu này cũng tác động gián tiếp tới việc hình thành các cơ sở phục vụ
du khách.
b) Thuỷ vãn
Điểm nổi bật của khu vực nghiên cứu là diện tích mặt nước khá lớn. Nằm ở
giữa khu vực là Hổ Tày và Hồ Trúc Bạch, phía đông và đông bắc là sông Hổng,
ngoài ra còn nhiều ao đầm hồ phân bố rộng khắp trong vùng.
15
Bảng 1.1. Đặc trưng một số yếu tố khí hậu khu vực Hổ Tây và lân cận
(giai đoạn 1959 -1990)
\ Tháng
Các y ế u \
tố khí hậu ^ s .
I n m
IV
V
VI
v n
v m
IX X XI x n
I
Lượng mưa trung
bình nãra (mm)
18.8
24.5
32.4
199 2000 299
366 40.4 258
12.6 28,3 10.9
1967
Nhiệt độ trung
bình tháng ("C)
16.4
17.0
20.2
23.7
27.3
28.8 28,9
28,2 27.2 24,6
21.4
18.2
Độ ẩm trung bình
(%)
71,4
59.7
56.9 65.2 98,2
97.5 100.6
84.1
84.4
95.6 89.9 85
Nguồn: Nguyễn Văn Cư, 1996
Bảng 1.2. Một số đặc trưng hình thái Hổ Tây và hồ Trúc Bạch
Tên hổ Diện tích bể
m ật(ha)
Dung tích
(m' nư ớc)
Độ sáu trung
bình (m)
Mưc nước hó
thấp nhát (m)
Nguón gổc
Hồ Tây
526.16 104* 10“
2-4
6.6 Hổ tự nhién
Hổ Trúc Bạch
26 312*10’
(Công suất điểu
tiết)
1.5-2 6.9
Được lách ra khói Hổ
Tây do đắp đường
Nguổn: Nguyễn Văn Cư, 1996
HỒ Tây là hồ lớn nhất (diện tích khoảng 526,16ha, rộng: 2 km) không những
chỉ đối với khu vực nghiên cứu, mà đối với toàn bộ nội ngoại thành Hà Nội. Sau đó
là Hổ Trúc Bạch (26 ha), như một bộ phận cấu thành của hộ thống cảnh quan hồ
trong khu vực.
Số liêu điều tra (Nguyễn Văn Bức, 1996) cho thấy dao động mực nước hồ
trong các năm không lớn: Mực nước lớn nhất + 6,3 lm (tháng 8/ 1992) và mực nước
nhỏ nhất +5,28m (tháng 11/1989). Nguyên nhân của hiện tượng này là do nguồn bổ
cập cho Hồ Tây cơ bản từ mưa khí quyển, ngoài ra chỉ có một phần từ các dòng
cháy bề mặt lưu vực bồn thu nước vùng xung quanh Hồ Tây.
Ngoài Hổ Tây và Hồ Trúc Bạch, hộ thống ao, đầm, hổ ờ khu vực ngoài đê và
các khu vực Phú Thượng, Xuân La được hình thành theo các nguvên nhân khác
16
nhau: khu vực ngoài đê do các quá trình tự nhiên, số còn lại một phần do tự nhiên
một phàri do hoạt động của con người. Các hồ này đang bị lấp dần để xây dựng
công trình (nhà ở, cửa hàng).
Nước mật trong khu vực nghiên cứu là nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ
cho sừ dụng đất đai (hoạt động du lịch, thả cá, tưới tiêu, trồng hoa) của nhân dân.
Một điều đáng chú ý là hoạt động bồi tụ, xói lở của sông Hổng có tác động
mạnh tới việc khai thác và mở rộng đất khu vực ngoài đê. Những năm nước lũ lên
cao, có thể tràn ngập khu ngoài đê. Hai quá trình bồi tụ, xói lở và ngập lụt có ảnh
hưởng tới định hướng và tính thời vụ của sử dụng đất ở khu vực này.
1.2.3. Thổ nhưỡng và hệ thống câ y trồng
a) Thổ nhưỡng
Trong khu vực nghiên cứu có hai loại đất chủ yếu sau:
- Đất phù sa không được bổi trong đê.
- Đất phù sa được bồi ngoài đê.
Đất phù sa không được bồi trong đê phân bố ở xung quanh Hồ Tây, phường
Phú Thượng, Xuân La. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, nhiều nơi bị ngâp nước do
chế độ tiêu nước trong quá trình canh tác. Những nơi này đất bị gỉây hoá ở các mức
độ khác nhau.
Đất phù sa được bồi ngoài đê có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tơi
xốp phàn bố ở phường Nhật Tân, Tứ Liên. Tổng diện tích loại đất này trong khu vực
khoảng 3.60ha. Đất giàu mùn (1%), Lân 0,1%, Kali 1,8-2%, Lân và Kali dễ tiêu
không cao, pH = 7.
Trong việc khai thác sử dụng đất, ngoài đất thổ cư, đất được sử dụng để phát
triển nông nghiệp trồng lúa, hoa màu và cây cảnh là chính.
b) Hệ thống cây trồng
Tập đoàn cây trổng bao gồm các loại cây trổng nông - lâm nghiệp: lúa + hoa
màu + cây ăn quả (hồng xiêm, bưởi) + cây cảnh (đào quất) và các loại cây lâm
nghiệp trên hai bên đường phố.
Lúa + màu, cày cảnh - quất và đào, cây ăn quả - hồng xiêm, là những loại cây
truyền thống của khu vực. Các loại cây này phân bố chủ yếu ờ các phường ven đê
17
r
cũ. Lúa - màu ở Phú Thượng, Xuân La, cây cảnh - Tứ Liên, Nhật Tân, Phú Thượng,
càn cây ăn quả ở Xuân La, nhưng diện tích đã giảm nhiểu.
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
■ ■
Do nằm ở vị trí khá đặc biệt, vừa tiếp giáp với sông Hồng, vừa bao quanh hai hồ
lớn là Hồ Tây và Trúc Bạch, lại là nơi tiếp giáp giữa nội thành và ngoại thành Hà Nội
đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, khu vực Hổ Tây và phụ cận mang nhiều đặc
điểm kinh tế - xã hội khác biệt so với các khu vực khác của thành phố Hà Nội.
1.3.1. Đ ặc đ iểm d ở n CƯ, lao d ộ n g.
Tây Hồ là một quận mới được thành lập trên cơ sở tách ra từ 3 phường thuộc
Quận Ba Đình và 5 xã thuộc huyện Tứ Liêm theo Nghị định 69/CP của Chính phủ
ban hành ngày 28/10/1995.
Quận Tây Hồ bao gồm 8 phường với tổng số dân là 86.791 người (1998) và
mật độ dân số trung bình là 3.669 người/km2 \ So với các quận nội thành khác, mật
độ dân số của quận Tây Hồ có phần thấp hơn do diện tích mặt nước và diện tích đất
nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Dân cư trong khu vực phân bố không đều, các
phường thuộc nội thành cũ mật độ dân số khá cao: phường Yên Phụ, phường Bưới
trung bình 11,000-12.000 người/ha, phường Thuỵ Khuê trên 6000 người/km2, Nhật
Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng khoảng 1.700-3.300 người / km2 (bảng 1.3).
Bảng 1.3. Mật độ dân số các phường thuộc quận Tây Hổ năm 1998
STT
Phường
Mật độ dân số (người/km2)
1 Bưởi
12.046
2 Yên Phụ
11.392
3 Thuỵ Khuê 6.172
4
Xuân La
3.304
5 Quảng An 2.153
6
Nhật Tân
2.082
7
Tứ Lièn 2.029
8 Phú Thượng 1.732
Nguồn: UBND quận Tày Hồ, 1998
Sô liệu năm 2 0 0 0 : tón e sò dãn là 9 4 . 8 0 0 người và mãt đ ô dãn số là 3 9 5 0 nẹưởi/k m : (N iên Slain thốns kẻ Hà NỎI
2000)
18
Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá trong thời gian vừa qua (từ năm 1996),
số lượng dân cư từ nơi khác chuyển đến cư trú trong quận khá đông: trung bình
1884 người / năm. Trong khi đó, số lượng dân xuất cư ra khỏi khu vực chỉ chiếm
1/2 số dân nhập cư (khoảng 814 người/năm). Như vậy, dân sô' quận Tây Hồ trung
bình mỗi năm tăng cơ học trẻn dưới 1000 người (hình 1.2).
2500
2000
1500
1000
500
0
1996 1997 1998 1999
Hĩnh 1.2. Biểu đồ thể hiện số lượng dân xuất và nhập cư ở khu vục nghiên cứu
Tính theo tổng số dân, tỷ lệ tãng dân số cơ học trên địa bàn quận Tây Hồ khá
cao: năm 1996-14,73%, năm 1997-12,16%, năm 1998-11,12%, trong đó một số
phường có tỷ lệ tăng dân số cơ học rất cao:
1996 1997 1998
- Phường Tứ Liên 30,23% 27,36%
- Phường Quảng An - 50,07% 21,95%
Những nãm gần đây, nhu cầu về đất ở đối với dân cư thành thị ngày càng
tăng, đối -với khu vực nghiên cứu nhu cầu này càng lớn vì Hổ Tây và phụ cận là khu
vực còn nhiều diện tích đất phù hợp để phát triển đất thổ cư, thêm vào đó, cảnh
quan khu vực khá đẹp thu hút số lượng lớn dân cư định cư trong khu vực. Như vậy,
tỷ lệ tăng dân số cơ học cao củng là một trong những nguyên nhân gây biến động sử
dụng đất (chủ yếu là chuyển nhượng đất thổ cư, thay đổi mục đích sử dụng đất).
2055
1795
^— 71
58
105)
182
-85t
□ Xuát cư
□ Nhặp cư
19
1.3.2. Đ ặ c điểm cá c ngành kinh tế trong quận
a) Ngành thương nghiệp dịch vụ
Đây là ngành phát triển rộng rãi hơn cả trong quận Tây Hổ. Năm 1998 tổng
số hộ tham gia kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ là 2.485 hộ với 3.044 lao động.
Trong số này có 1.388 hộ kinh doanh thương nghiệp, chủ yếu là các mặt hàng như
lương thực, thực phẩm, may mặc và đồ dùng gia đình; 680 hộ kinh doanh nhà hàng
như các quán ăn, quán cà phè giải khát và 467 hộ kinh doanh các dịch vụ sinh hoạt
và sửa chữa vật phẩm tiêu dùng.
Nằm ở trung tâm của quận với diện tích mặt nước rộng 526,16ha, Hồ tây là
một điểm du lịch lý tưởng có thể thu hút trung bình mỗi ngày 3.000-4.000 lượt
người tới đây nghỉ ngơi. Các cơ sở vui chơi giải trí ờ đây gồm có: du thuyền Hồ
Tây, câu lạc bộ câu cá Quảng Bá, Hồ bơi Tây Hổ, hồ bơi Quảng Bá, làng vãn hoá
Việt Nhật, Công viên nước Hổ tây
Quanh Hổ Tây còn có một hệ thống gồm 64 di tích lịch sử - văn hoá - nghệ
thuật có giá trị góp phần làm phong phú cho các hoạt động du lịch ở đây. Trong số
64 di tích này có 21 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biếu hơn cả là đền
Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên, chùa Quảng Bá, phủ Tây Hổ, đình
Nhật Sách, chùa Tào Sách, đình Quán La, chùa Quán La, chùa Vạn Liên, đền Yên
Thái, đềrĩ Vệ Quốc, đền Đồng cổ, đền Voi Phục. Vào những ngày nghỉ, tết hoặc
ngày rằm', mùng một hàng tháng, số lượng người đến các di tích trẻn rất đông (Công
ty Khai thác Hổ Tây, 1998).
Theo thống kê của quận Tây Hồ, hàng năm số lượng khách đến du lịch
khoảng 15-20 nghìn lượt người, trong số đó khách nước ngoài gần 10 nghìn người.
Để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tãng, đặc biệt là những nãm gần đây,
khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường và thực hiện chính sách “mở cửa”
trong quan hệ quốc tế, số lượng khách sạn, nhà hàng trong quận tâng lên nhanh
chóng. Riêng số khách sạn, nhà nghỉ đã lên tới 166 cơ sở. Số nhà hàng các loại là
1017, trong đó số quán ăn, tiệm ăn là 553, quán cà phê giải khát 359 và các loại
dịch vụ khác 105 cơ sở. Các nhà hàng, khách san loại này tập trung chủ vếu trên
các trục đường chính của quận, như đường Thanh Niên, đường Nghi Tàm, Yên Phụ,
Lạc Long Quân, Thuỵ Khuê và đặc biệt là khu bán đảo Tây Hồ.
20
b) Ngành nông nghiệp
Nằm ở vùng giáp ranh giữa nội và ngoại thành, ngành nông nghiệp của Tây
Hồ chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là 5 xã của huyện Từ Liêm cũ.
Theo số liộu thống kê, diện tích đất nông nghiệp hiện nay khoảng 1.159,7 ha
chiếm 49% tổng diện tích đất đai của toàn quận. Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu
ở 5 phường là: Phú Thượng, Xuân La, Nhật Tân, Tứ Liên, và Quảng An, 3 phường
còn lại chỉ có một diện tích nhỏ.
Trong tổng số 831,5 ha đất gieo trồng hàng năm, cây lương thực chiếm 514,3
ha (61,9%). Người dân trồng hai loại cây lương thực chính là lúa và ngô ở hai
phường Xuân La và Phú Thượng. Cây thực phẩm gồm rau, đậu chiếm diện tích
không đáng kể 4,2%, diện tích trổng hoa lại chiếm một diện tích khá lớn 33,9%,
diện tích đất trồng hoa liên tục tăng trong nhũng năm gần đây. Điều này cũng cho
thấy tính chất đặc thù nông nghiệp của một quận phát triển du lịch, hoa và cây cảnh
là một nghề truyền thống của người nòng dân trong quận.
c) Ngành công nghiệp
Tây Hồ không phải là quận phát triển công nghiệp vì các cơ sở công nghiệp
chủ yếu phát triển trên quy mỏ nhỏ và thuộc thành phần kinh tế tập thể, tư nhân,
hỗn hợp.
Doanh thu từ sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận chỉ đạt 48.942 triệu đồng
năm 1998. Trong đó một số ngành chiếm tỷ trọng lớn như ngành chế biến thực phẩm,
sản xuất đồ uống chiếm 10,1% tổng doanh thu, may mặc, thuộc da, lổng thú chiếm
7,1%, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy chiếm 8,0%, sản xuất cao su, plastic chiếm
38,5%, các sản phẩm từ kim loại chiếm 14,1%, sản xuất đổ gỗ chiếm 10%.
d) Các ngành thủ công nghiệp
Ngoài công nghiệp nêu trên trong quận còn giữ gìn một sốngành nghề thủ
công truyền thống như nghề làm giấy (Hổ Khẩu, Yên Thái, ) nghề dệt lĩnh, dột lụa
(Bưởi, Nghi Tàm) song chiếm tỷ trọng không đáng kể
21
CHƯƠNG 2. DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH ĐỒ THỊ HOÁ Ở QUẬN TÂY Hổ
Đô thị hoá là quá trình chuyển dịch từ hoạt động sản xuất nông nghiệp phân
tán sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên những khoảng không gian thích
hợp, là một quá trình biến đổi toàn diện về kinh tế - xã hội - nhân văn và không gian
gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó diễn ra sự hình thành các ghề
mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự thay đổi lối sống, văn hoá và sự tổ chức lại
bộ máy quản lý và hành chính. (Nguyễn Đức Khả và nnk, 2000).
Tuỳ thuộc vào mức độ biến đổi về kinh tế - xã hội - nhân văn và không gian
mà quá trình đô thị hoá được phân hoá thành các giai đoạn khác nhau, từ thấp tới
cao, trong đó những tiến bộ của khoa học và công nghệ là những động lực cơ bản.
Có thể chia quá ưình đô thị hoá thành 3 thời kỳ tương ứng với 3 mức độ phát triển
khác nhau (Đàm Trung Phường, 1995).
* Thời kỳ đô thị hoá tiền công nghiệp với chiếc xa quay biểu trưng của nền
vãn minh nông nghiệp (còn gọi là cách mạng thủ công nghiệp).
* Thời kỳ đô thị hoá công nghiệp với chiếc máy hơi nước biểu trưng của nền
văn minh công nghiệp (còn gọi là cách mạng công nghiệp).
* Thời kỳ đô thị hoá hậu công nghiệp với chiếc máy điện tử biểu trưng của
nền văn minh khoa học - công nghệ (còn gọi là cách mạng khoa học kỹ thuật)
Như vậy, quá trình đổ thị hoá bắt đầu phát sinh ngay từ trong vãn minh nông
nghiệp (thời kỳ đô thị hoá sơ khởi) và được phát triển từng bước qua một thời gian rất dài.
2.1. Tây Hồ vói quá trình đô thị hoá sơ khởi dưối thời phong kiến
Nhận xét về quá trình đô thị hoá ở Hà Nội dưới thời phong kiến, tác giả Đàm
Trung Phường cho rằng: “Thăng Long tuy là đô thị lớn nhất thời phong kiến ở Việt
Nam nhưng mãi đến đầu thế kỷ x v n - XIX vẫn chỉ mang tính chất của một đô thị
- chợ phiên lớn nhất mà thôi, vẫn còn nhiều làng tồn tại xen kẽ và vẫn còn chia
thành huyện, tổng, trại, thôn, phường như cơ cấu tổ chức nông thôn” (Đàm Trung
Phường, 1995).
Trong bối cảnh đó, khu vực Tây Hồ vào cuối thời kỳ phong kiến vẫn chỉ ở
thời kỳ sơ khởi hình thành đồ thị, mặc dù trước khi Vua Lý Công u ẩn rời đô ra
Thăng Long (1010) ờ đây đã có cư dân sống tập trung ven Hổ Tây. Tốc độ đô thị
22
hoá ở thời kỳ sơ khởi rất chậm chạp mặc dù những nền tảng cơ sở về kinh tế - xã
hội đã có từ rất sóm.
Từ khoảng giữa thế kỷ V, từ vai trò một làng cổ ở ven sông Tô Lịch, trung
tâm Hà Nội cổ đã phát triển thành một đơn vị hành chính cấp huyện mang tên Tống
Bình trong hệ thống cai trị của phong kiến Trung Quốc (Đời Hiếu Vũ Đế, thời Lưu
Tống năm 454 - 456). Trải qua nhiều thế kỷ, trung tâm Hà Nội cổ dần dần trở nên
một đô thành quan trọng bậc nhất vùng Bắc Bộ dưới thời thuộc Đựờng (thế kỷ IX)
với tên gọi là Đại La thành.
Trên nền tảng phần “thành” đá ổn định đó, phần “thị” cũng được phát triển
mạnh với sự quần tụ của các điểm dân cư và sự phát triển của sản xuất nông nghiệp,
thủ công ‘nghiệp, Các điểm dân cư tập trung ven Hồ Tây tạo thành các làng, thôn,
ấp Ngay từ thế kỷ X đã là những khu vực kinh tế khá phát triển có những điều
kiện kinh tế - xã hội rất tốt để làm nền tảng cho việc xây dựng kinh đô mới của Lý
Thái Tổ, có thể kể tên các làng cổ ở thời kỳ này như Nhật Chiêu, Nghi Tàm, Thuỵ
Chương, Hà Tân, Trích Sài, Bười, Yên Thái,
Sau khi định đô ở Thăng Long (1010), vùng xung quanh Hồ Tây (tên cũ là
Dâm Đàm) trở thành một nơi thắng cảnh bậc nhất của kinh thành, từ vua chúa tới
các tầng lớp nhân dân đều tới du ngoạn.
Trên cơ sở các điểm dân cư tập trung này mà ở các phường Yên Thái -
phường Thuỵ Chương được chọn làm nơi diễn ra hội thề Đền Đổng cổ, dưới thời
Vua Lý Thái Tông (1028 - 1054), phường Bưởi được vua Lý Công uẩn tới thăm và
đặt tên là chữ Bái  n (Đinh Xuân Vịnh, 1996).
Các làng, thôn, phường phân bố quanh Hồ Tày vẫn chủ yếu chỉ có nền sản
xuất tiểu nông, tự cung tự cấp với các nghề trồng trọt, đánh cá, chăn tằm Trải qua
các thời Lý, Trần, Lê do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phong kiến và
nhu cầu cung cấp hàng hoá cho kinh thành mà một bộ phận lao động nông nghiệp
đã tách thành lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đồng thời cũng
hình thành một bộ phận lao động thương nghiệp ngay trong lòng các thôn, phường
nông nghiệp. Đó là trường hợp các phường Bưởi với nghề làm giấy gió, giấy gió - lụa,
phường Yên Thái với nghề giấy và dột lĩnh, nhiễu, phường Trích Sài với nghề dệt gấm,
làng Trúc Bạch với nghề dột lụa, làng Hà Tân (Thạch Khối) với nghề nung vôi
23
Ở các phường, làng trên tuy có sự hình thành nghề nghiệp mới và song song
với nó là sự chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp sang làm nghề khác,
song ở đây chỉ là sự chuyển dịch tại chỗ ngay trong lòng nông thôn với hai lối sống
nông thôn và thành thị hoà đồng với nhau, mang đặc điểm “ly nồng bất ly hương”,
không phá vỡ cấu trúc cư dân và kết cấu kinh tế truyền thống vốn có của làng xã
Việt Nam.
Tuy nhiên, vẫn có một dòng nhập cư theo nghĩa hiện đại của quá trình đô thị
hoá, từ nông thôn vào của một bộ phận thợ thủ công, thương nhân, hình thành nên
những điểm thương mại và dịch vụ, những cảng thị có tiếng ở ven Hổ Tây. Đó là
trường hợp hình thành làng nghề đúc đồng ờ Ngữ Xã (ven hồ Trúc Bạch) từ khi nhà
Lê huy động 5 hiệp thợ thủ công ở huỵộn Thuận An, Trấn Kinh Bắc đến kinh thành,
mở lò đúc tiền cho Nhà nước, là trường hợp hình thành cảng chợ tấp nập thuyền
buôn bán một thời ở làng Nhật Chiêu (Nhật Tân) ven sông Hổng.
Thời Hậu Lê, đơn vị phường đã được xác định chính thức là một đơn vị hành
chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long. Theo tác giả Trần Hùng và Nguyễn Quốc
Thông (1945) “Phường vừa là một đơn vị hành chính cơ sở, tương đương với xã ở
nông thổn vũng vừa là nơi tập họp những người cùng nghề”. Tác giả Nguyẻn Vinh
Phúc (1979) còn phân biệt rõ ràng khái niệm phường và phố” Phường nhà Lê, ngoài
nội dung chỉ tổ chức của những người cùng làm một nghề, còn được dùng để chỉ
đơn vị hành chính cấp cơ sở của kinh thành, còn phố là để chỉ nơi bán hàng, dãy các
gian của nhà hàng Trong 36 phường ở Thăng Lòng thời Hậu Lè, riêng khu xung
quanh Hồ Tây, được xác định là phần ngoại vi của kinh thành (hình 2.1) đã tập hợp
tới 13 phường, thuộc huyện Quảng Đức. Theo tác giả Nguyễn Thừa Hỷ đó là các
phường: Nhật Chiêu, Quảng Bá, Tây Hồ, Nghi Tàm, Yên Hoa, Thạch Khối, Trích
Sài, Bái Ân, Yên Thái, Võng Thị, Hộ Khẩu, Thuỵ Chương (ở phần phía tây của Hồ).
Đến thời Nhà Nguyễn, với sự cải tổ bộ máy hành chính của Vua Minh Mạng
(1831) Thăng Long được chuyển thành tỉnh thành Hà Nội có tổng số 239 phường,
thôn, trại, trong đó kinh thành Thăng Long cũ vẫn gồm 2 huyện là Vĩnh Thuận và
Thọ Xương (hình 2.2). Do không còn là đô thành của quốc gia nên khu vực “thị”
của Thăng Long - Hà Nội đã thoát khỏi tình trạng lệ thuộc vào phần “thành” mà đã
trở nên một yếu tố phát triển độc lập, tuy nhiên yếu tố phát triển độc lập này không
làm cho tốc độ đồ thị hoá tăng lên vì nói chung toàn bộ kinh thành Tháng Long từ
24
đầu thế kỷ XIX cho đến trước khi Pháp xâm lược và chiếm đóng nãm 1883, vẫn
không có gì thay đổi về văn bản” (Trần Hùng, Nguyễn Quốc Thông, 1995).
2.2. Tây Hồ với quá trình đô thị hoá châm chạp dưới thời Pháp thuộc
Mầm mống sơ khai của nền kinh tế hàng hoá với sự hình thành các làng
nghể, các hiệp thợ thủ công, cảng thị, các chợ làng có từ thời phong kiến, không
phát triển thêm bao nhiêu dưới chế độ cai trị của người Pháp. Trung tâm đô thị hoá
của Hà Nội được người Pháp xác định là khu phố Tây hay khu nhượng địa
(consessíòn) và khu vực 36 phố phường cổ, còn Tây Hồ chỉ là vùng ven ngoại ô
(hình 2.3, 2.4 và 2.5). Các cơ sở hoạt động kinh tê' thủ công nghiệp (làm giấy, dệt
lụa, đúc đồng, cảng chợ, ) ven Hổ Tây với kỹ thuật sán xuất truyền thống tuy là
tinh tế nhưng hoàn toàn thủ cổng, không tạo nên sự thúc đẩy cho quá trình phát
triển kinh tế - xã hội cho khu vực, không đáp ứng được nhu cầu hàng hoá đã thay
đổi do sự can thiệp của kỹ thuật phương tây vào thị trường còn non yếu ở Việt Nam.
Vì vậy, thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công truyền thống tiêu giảm, tốc độ
tăng trưởng đô thị rất chậm chạp.
Điều đáng chú ý là trong các thôn, phường nòng nghiệp ờ ven Hồ Tây bắt đầu
xuất hiện, xu thế chuyển dịch lao động mới - dù còn sơ khai - từ nông nghiệp sang
phi nông nghiệp, từ nông dân trở thành công nhân hoặc công chức nhà nước, đi làm
việc ở các khu trung tâm của Hà Nội. Tuy đây vẫn là tình trạng “ly nông bất ly
hương” - các công chức này ngoài giờ làm việc vẫn trở lại sinh sống ở nông thôn,
phường cũ - nhưng là một xu thế hoàn toàn hiện đại của quá trình đô thị hoá thời
thuộc địa, khác về chất so với sự chuyển dịch lao động thời phong kiến. Bên cạnh
đó, người Pháp cũng chú ý ưu tiên đẩy nhanh quá trình đổ thị hoá ớ khu vực phía
nam và đông nam của Hồ Tây so với các khu vực ven hồ khác.
Trong bối cảnh đó, diện tích đất canh tác ở khu vực Thuỵ Khuê, Yên Phụ vốn
đã ít ỏi đã chuyển sang đất sản xuất công nghiệp và chuyên dùng. Người Pháp đã
cho xây dựng m ột số xí nghiệp, nhà máy, công trình với quy mô vừa và nhở như
xưởng đóng tầu điện Thuỵ Khuê, tuyến đường tàu điện Yên Phụ - Kim Liên, tuyến
đường tàu điện Bờ Hồ - Bưởi, nhà máy điện Yên Phụ, trường Trung học Bảo hộ
(trường Chu Văn A n) ở các khu vực ven Hồ Tày còn lại, quá trình đồ thị hoá chủ
yếu thể hiện ở sự phát triển chậm chạp của các hoạt động xây dựng cơ bản, giao
25
thông vận tải, dịch vụ với quy mô nhỏ, không làm biến đổi bao nhiêu hình thái
các thôn, phường tiểu nông tự cung, tự cấp có từ thời phong kiến.
2.3. Tây Hồ với quá trình đô thị hoá xã hội chủ nghĩa giai dòạn 1954 -1988
Trên cơ sỏ phân hoá về mức độ đô thị hoá và nếp sống thành thị hình thành từ
giai đoạn phong kiến - Pháp thuộc, Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã
phần chia Hồ Tây thành 2 đơn vị hành chính cấp quận, huyện. Các phường Bưởi,
Thuỵ Khuê, Yên Phụ thuộc nội thành Hà Nội (quận Ba Đình), còn các xã Xuân La,
Quảng An, Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên thuộc ngoại thành Hà Nội (huyện Từ
Liêm).
Ở 3 phường nội thành (quận Ba Đình), diện tích đất sản xuất nông nghiệp vốn
đã suy giảm tiếp tục chuyển thành đất chuyên dùng với tốc độ nhanh và lao động
nông nghiệp tiếp tục chuyển sang làm công nhân các nhà máy, xí nghiệp hoặc viên
chức nhà nước. Một số xí nghiệp, nhà máy quy mô nhỏ được xây dựng tại chỗ như
nhà máy giấy Trúc Bạch, xí nghiệp giấy Trúc Bạch, nhà máy da giầy Thuỵ Khuê,
Đổng thời một hệ thống công trình phúc lợi công cộng khá hoàn chỉnh như nhà trẻ,
mảu giáo, trường học, bệnh viện, câu lạc bộ, sân vận động, rạp chiếu phim, khu tập
thể, trụ sở cơ quan, khách sạn cũng được xây dựng. Tuy nhiên, trong cơ chế bao
cấp nặng nề và hoàn cảnh ác liệt của cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
(1966-1972), việc xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng chỉ giới hạn trong quy mô
nhỏ, hạn chế.
Ở 5 xã ngoại thành (huyện Từ Liêm) xẩy ra xu hướng thoái hoá dần các nghề
thủ công truyền thống, của các hoạt động thương nghiệp và dịch vụ do chính sách
tập thể hoá sản xuất nông nghiệp và hạn chế thủ công nghiệp cá thể, hoạt động dịch
vụ cá thể, Mức độ đô thị hoá ở giai đoạn ban đầu dần dần suy thoái và lại hoà
đổng vào nông thôn với nền sản xuất nhỏ tự cung, tự cấp với lối sống nông nghiệp
như trước đây.
Tuy nhiên, trong nội bộ các xã ngoại thành đã diễn ra một số bước chuyển
biến mới, làm tiền đề cho quá trình đồ thị hoá mạnh mẽ xảy ra ở giai đoạn sau này,
đó là hoạt động của các hợp tác xã ở các cấp khác nhau:
26